Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#136 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/01/2021 - 16:55






Thanked by 2 Members:

#137 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/01/2021 - 17:05






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·





Hơn 10 năm trước làm Marketing cho PNC. Thời đó PNC có cty thành viên là Hãng phim Phương Nam (PNF) làm mưa làm gió trong ngành giải trí truyền thông. Nghệ sĩ mà PNC hợp tác toàn "top list", cả trong nước và hải ngoại.

Mỗi khi PNF làm show lớn ở những nơi như Nhà hát Hoà Bình, Nhà hát lớn HN,... xong là phòng Mkt của mình phụ trách tiếp phần 2, đưa các "sao" đi mini-show giao lưu 1 vòng khán giả Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ. Cứ đều đều 1-2 tháng là mình có 1 tour 5 tỉnh như vậy. Nghệ sĩ lừng danh từ 2010 trở về trước, hầu như mình đã gặp qua gần hết.

Nhưng, như chị PAM hay ghẹo: tên này cứ hay tỏ vẻ ta không thèm đu người nổi tiếng nhé, gặp là cứ vênh váo quay ngoắt đi!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mình không bao giờ chủ động xin chụp ảnh chung, xin chữ ký, xin đĩa... này nọ. Thực ra mình vô danh, có gì để vênh váo? Mình chỉ nghĩ người nổi tiếng cần nhất là không gian riêng tư. Rời khỏi sân khấu, công việc, mình hạn chế tiếp xúc tối đa, tránh làm phiền, để ngta còn nghỉ ngơi, thư giãn.

Nhưng cô Lệ Thu là 1 trong những nghệ sĩ hiếm hoi mình thoải mái đến gần cô, gặp gỡ nhiều bên ngoài công việc, dần dần quý mến cô. Còn xin cô ký vô đĩa để mình mang về quê cho dì mình - fan ruột của cô. Nhớ bữa đó ở cty, chị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kêu: ê, qua idol cho mày cái đĩa nè! Le te chạy qua, cô nắm tay mình cười: sao tay lạnh ngắt vậy?
Dạ, con hồi hộp!
Cô càng cười: thôi nhé! Diễn còn hơn tôi lên sân khấu. Hôm trước ở Đà Lạt uống rượu vào nói năng hùng hổ như ăn thịt ngta. Nay lại hồi hộp?
Hì hì, tại sáng nay chưa có uống rượu, nên con nhát!
Cô nói: ừ, không tin nổi, nhưng cuối tuần nhớ dắt tôi đi ăn ốc, giới thiệu sách cho tôi nhé.

Cô rất thích đọc sách. Lúc rảnh chờ người này việc nọ là lôi sách trong giỏ ra đọc. Còn nhờ mình giới thiệu sách hay để mua. Có 2 nhân viên của mình luân phiên đi theo cô suốt qua các tỉnh vì đợt đó về VN cô kẹt không có trợ lý. Về SG cô mua quà cho tụi nó, cách cô đối xử làm tụi nó rất vui. Sau nghe nói cô còn làm mai cho 1 đứa lấy chồng Việt kiều.

Hồi đợt diễn ở Đà Lạt tính ra cô đã hơn 60 tuổi, nhưng bước lên sân khấu vẫn bừng bừng, rạng rỡ. Có 1 cô khán giả lesbian trẻ cực ngầu, cực đẹp si mê đi theo đến tận cuộc rượu của đoàn mình để tìm cách tỏ tình với cô. Cô sững sờ trong giây lát, xong thật dịu dàng điềm tĩnh an ủi, khuyên nhủ bạn ấy bình tĩnh lại. Những gì xảy ra trong đêm đó, đến giờ mình vẫn nhớ như in, về vẻ đẹp nội tâm của 1 người nghệ sĩ.

Sáng nay nghe bạn bè nói cô đang nguy kịch vì Covid. Biết rằng dù không Covid thì đến đi cũng chỉ là chuyện sớm muộn của cuộc đời, nhưng vẫn ngậm ngùi, nhớ những ngày ngông nghênh cũ, với biết bao người, gặp gỡ rồi ly biệt. Mà không biết, lần gặp nào sẽ chính là lần cuối!

Thanked by 1 Member:

#138 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/01/2021 - 10:48

TIẾC NHỚ MỘT GIỌNG CA VÀNG

Thế là sau bao nhiêu hồi hộp, đồn đoán, tin về sự ra đi của ca sĩ Lệ Thu đã trở thành sự thật! Một giọng ca vàng sẽ không bao giờ tìm thấy lại nữa.
Thế hệ của tôi, trưởng thành tại miền Nam vào thập niên 1960, với cuộc sống tinh thần gắn chặt với 3 giọng ca vàng: Thái Thanh, Khánh Ly và Lệ Thu. Đó là những giọng ca biết tìm cho mình một không gian âm nhạc lý tường phù hợp với chất giọng trời cho. Thái Thanh tìm đến Phạm Duy, với những bản tình ca sâu lắng, luyến láy những tình tự dân tộc và buồn mênh mang; Khánh Ly tìm đến Trịnh Công Sơn, một phù thủy của ngôn ngữ âm nhạc, mà từng giai điệu, từng lời ca tưởng như viết ra chỉ để dành riêng cho chất giọng liêu trai của chị.
Lệ Thu không tìm đến một không gian âm nhạc nào nhất định, song chị vượt trội hơn nhiều giọng ca cùng thời ở chỗ chọn đúng âm nhạc cho chất giọng sâu lắng, mượt mà của chị. Còn nhớ vào nửa đầu thập niên 1960, chị đã làm cho mọi người phải chú ý đến chị qua ca khúc Ngậm Ngùi (Phạm Duy phổ thơ Huy Cận):
Nắng chia nửa bãi chiều rồi,
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu,
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi, hãy ngủ anh hầu quạt đây …
Sang đến bản Tình Khúc Thứ Nhất (Nhạc Vũ Thành An – lời Nguyễn Đình Toàn) thì giọng ca Lệ Thu đã cưa đổ hoàn toàn một gã con trai khó tính như tôi. Một giai điệu lạ lẫm, ngôn từ kỳ thú tưởng như chỉ có Lệ Thu là diễn tả được hết tất cả sự tinh tế của nó:
Tình vui trong phút giây thôi,
Ý sầu nuôi suốt đời,
Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi, mấy tuổi xa người,
Ngày thần tiên em bước lên ngôi
Đã nghe son vàng tả tơi …
Thế rồi, đến những Hoài Cảm, Hương Xưa của Cung Tiến, Mùa Thu Trong Mưa, Xin Còn Gọi Tên Nhau của Trường Sa, Thu Hát Cho Người của Vũ Đức Sao Biển ….. giọng hát của Lệ Thu như chất vữa gắn kết những tâm hồn đồng điệu, tìm thấy ở âm nhạc chị thể hiện cái đẹp đích thực của nghệ thuật.
Tôi không thể nào quên một kỷ niệm về chị. Giữa năm 2008, tôi tình cờ ra Huế đúng vào lúc vừa diễn ra Festival, những ngày vui sắp tàn. May mắn sao, còn lại đêm nhạc ngày 22.6.2008 của chị với sự phụ họa của ca sĩ Hà Thành Mai Lan, một giọng ca nền nã, mượt mà không son phấn, không chạy theo thị hiếu của đám đông. Đêm “hát mộc” diễn ra trong thành nội, trên khoảnh sân rộng của một ngôi nhà cổ, hàng trăm người yêu giọng hát của chị ngồi trên những tấm chiếu trải trên nền xi-mãng. Chị và Mai Lan đã đứng cạnh mọi người, dung dị, thân tình, hát lên những ca khúc mà mọi người mong đợi nhất. Đến khi chị cất lên tiếng hát ca khúc Thuyền Viễn Xứ thì lần nào cũng vậy, trái tim tôi như ngừng đập. Tựa như Tình Khúc Thứ Nhất của Vũ Thành An, khó mà tìm thấy một chất giọng nào thay thế nổi giọng hát Lệ Thu trong Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy:
Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người….
Sáng nay, tin chị vĩnh viễn ra đi không quá bất ngờ, như một định mệnh được báo trước, song chắc hẳn tấm lòng của mỗi chúng ta vẫn trào dâng một niềm tiếc nhớ mênh mang. Chị đã sống một cuộc đời đáng sống, đã cống hiến cho đời những giá trị nghệ thuật đích thực, đã vượt lên trên những dung tục, bát nháo của đời thường để tìm cho mình một chỗ đứng xứng đáng nhất.
Sáng nay, có một khách ly hương bệnh hoạn, nhận tin buồn, chồm dậy, lắng nghe Tình Khúc Thứ Nhất, Hoài Cảm, Thuyền Viễn Xứ…. do chị hát, hai giọt nước mắt nóng hổi ứa ra từ những hốc mắt khô khốc. Sợ không còn đủ tỉnh táo để viết nên điều gì ra hồn, chỉ mong đây là những cảm nghĩ rất thật về một giọng hát mà người đời sẽ tiếc nhớ khôn nguôi

Lê Nguyễn
16.1.2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong giới học thuật, tên tuổi nhà nghiên cứu Lê Nguyễn đã trở nên quá quen thuộc nhưng kỷ niệm cảm động của ông với danh ca Lệ Thu rất ít người được biết, nếu không có dịp nghe chính "người trong cuộc" tiết lộ.

Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn tên thật là Lê Văn Cẩn. Ông còn có nhiều bút danh khác như Lê Cẩn, Minh Chiếm, Hoàng Chi, Nhật Nam… Ông là tác giả của những tác phẩm đã xuất bản như: Thành cổ Sài Gòn và các vấn đề về triều Nguyễn (1998, 2005); Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc (2004, 2016, 2017); Đất Sài Gòn và sinh hoạt của người Sài Gòn xưa (2017); Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn (2019)…



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Hai giọng hát Lệ Thu (trái) - Mai Lan trong đêm nhạc 22.6.2008 tại Huế

Ảnh: Lê Nguyễn






Thanked by 2 Members:

#139 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/01/2021 - 11:15

Legendary Vietnamese Singer Le Thu Passes Away at 78 After Getting COVID-19



[img]https://s.yimg.com/ny/api/res/1.2/Vlrlnm1DEav8JUE6AxsmuA--/YXBwaWQ9aGlnaGxhbmRlcjt3PTcwNTtoPTM3NC41MzEyNQ--/https://s.yimg.com/uu/api/res/1.2/vOBjbERw1._J2rOJowr9dw--~B/aD00MjU7dz04MDA7YXBwaWQ9eXRhY2h5b24-/https://media.zenfs.com/en/nextshark_articles_509/eb0baa296720d8701e5997773bd4e1fb[/img]

Carl Samson
Wed, January 20, 2021, 12:32 AM
Le Thu, a

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

who rose to fame in the 1960s and 70s, died at the age of 78 after suffering from COVID-19.
Thu was reportedly admitted to Orange Coast Memorial Hospital in Fountain Valley, California and placed in the intensive care unit as early as Jan. 3. The diva remained in a coma until her death around 7 p.m. on Friday, according to

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Thu, whose real name is Bui Thi Oanh, was born in Vietnam's Hai Phong City on July 16, 1943. She launched her career in 1959, singing love songs from famous composers in the country. Along with contemporaries Thai Thanh and Khanh Ly, Thu became one of Vietnam's leading vocalists at the time. She moved to the U.S. after 1975 following the Vietnam War. Thu recorded 24 solo albums and multiple collaborations with other Vietnamese artists. She also performed at concerts in and outside the U.S. Thu returned to Vietnam in 2007 following the death of composer Trinh Cong Son. She continued to appear in concerts and served as a judge for several TV shows. By 2014, Thu hosted her first live show in Vietnam, according to

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
[indent]
A famous Vietnamese singer named Lệ Thu passed away three hours ago due to complications from COVID-19. My deepest condolences to her family and loved ones. ������������������

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


— Kenny Uong (@_KennyUong_)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[/indent]
Thu's funeral will not take place until several weeks later as services in her area remain overwhelmed amid the COVID-19 pandemic, according to singer Quang Thanh, one of her juniors. Feature Image Screenshots via

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







Sửa bởi tuphuongsg: 24/01/2021 - 11:19


Thanked by 2 Members:

#140 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/01/2021 - 11:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·


Gia đình của nữ Danh Ca Lệ Thu đã tạo ra trang web dưới này, để chúng ta có thể vào ghi lại kỷ niệm và những dòng tưởng nhớ cô. Xin chia sẻ cùng các cô chú, anh chị và các bạn.
Để chia sẻ lời tưởng nhớ, các bạn cần đăng nhập bằng facebook hay google account, và viết lời chia sẻ ở phần “Leave A Tribute” trong mục "About".
Để chia sẻ câu chuyện, các bạn nhấn vào mục "Stories", và gửi một câu chuyện bạn có với cô Lệ Thu!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#141 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/01/2021 - 11:56

Con gái đầu của vua Bảo Đại qua đời tại Pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hoàng hậu Nam Phương và 5 người con: Hoàng thái tử Bảo Long, công chúa Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử Bảo Thăng khi mới sang Pháp. Ảnh chụp tại lâu đài Thorenc khoảng 1950 (Nguồn: Ảnh tư liệu)
Bà là con gái lớn của Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam với người vợ đầu tiên - hoàng hậu Nam Phương. Công chúa Phương Mai qua đời vào thứ Bảy, ngày 16/1, hưởng thọ 83 tuổi, tại Louveciennes - nơi bà đang cư trú.
Tang lễ của bà được cử hành vào hôm thứ 5 ngày 21/1. Cáo phó được đăng trên tờ Le Firago của Pháp. Trong cáo phó, ngoài tên của hai người con và hai cháu của bà còn có tên của hai em gái bà là công chúa Phương Liên và Phương Dung, cùng hai người anh đã mất là hoàng tử Bảo Long và Bảo Thắng.
Năm 1947, công chúa Phương Mai theo mẹ sang Pháp. Năm 1971, bà kết hôn với Pietro Badoglio l, công tước xứ Addis Abeba thứ nhì và hầu tước xứ Sabotino thứ nhì.
Ông cũng là cháu trai của Thủ tướng thứ 28 của Ý Pietro Badoglio. Ông qua đời vào năm 1992.
Họ có với nhau 2 người con là Don Flavio Badoglio (sinh năm 1973) và Donna Manuela Badoglio (sinh năm 1979).
Hải Linh (Theo Paris Match)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#142 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/01/2021 - 20:14

'Vua truyền hình' Larry King qua đời ở tuổi 87

23/01/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông vua truyền hình Larry King đã qua đời ở tuổi 87 sau khi gặp cú sốc về sức khỏe cuối cùng: mắc COVID-19. Trong sự nghiệp của mình, ông đã phỏng vấn hơn 60.000 người, gồm Tổng thống Mỹ Bill Clinton và George W. Bush.

Ngày 23-1, truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin "ông vua truyền hình" Mỹ Larry King đã qua đời ở tuổi 87. Theo Đài CNN, Chance, con trai của ông Larry King, đã xác nhận thông tin này.
"Với sự đau buồn sâu sắc, Ora Media xin thông báo ông Larry King - đồng sáng lập, người dẫn chương trình và là người bạn của chúng tôi - đã qua đời sáng 23-1 (giờ Mỹ) ở tuổi 87 tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai Medical ở thành phố Los Angeles" - Ora Media, một công ty sản xuất mà ông Larry King đã thành lập cùng ông trùm truyền thông Carlos Slim của Mexico, cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố nhắc lại trong 63 năm qua và trên khắp các nền tảng radio, truyền hình và truyền thông số, ông Larry King đã có hàng ngàn cuộc phỏng vấn, giải thưởng và danh tiếng toàn cầu.
Trước đó, truyền thông Mỹ cho biết ông bị mắc COVID-19 và được đưa tới bệnh viện ở thành phố Los Angeles, bang California để điều trị.
Sự nghiệp kéo dài hơn 60 năm của ông vua truyền hình Larry King - nằm trong số những người phỏng vấn nổi tiếng nhất của Mỹ - gắn với nhiều giải thưởng quan trọng, gồm hai giải Peabody (trong lĩnh vực truyền hình, phát thanh và phương tiện truyền thông kỹ thuật số) và một giải Emmy (giải thưởng truyền hình).
Ông Larry King sinh ra ở Brooklyn, bắt đầu sự nghiệp trên đài phát thanh ở Miami vào cuối thập niên 1950 trước khi chuyển sang truyền hình và báo. Đặc biệt ông được biết đến với Larry King Live - chương trình truyền hình nổi tiếng về đêm của Đài CNN, dẫn trong 25 năm. Theo tính toán của ông Larry King, ông đã phỏng vấn hơn 60.000 người.
Trước khi mắc COVID-19, ông đã gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoại trừ vượt qua được cơn đau tim vào năm 1987 và trải qua 5 lần phẫu thuật, ông Larry King còn bị đột quỵ suýt mất mạng vào tháng 3-2019.
Người dẫn chương trình nổi tiếng này từng hôn mê trong vài tuần sau khi trải qua thủ thuật can thiệp tim mạch - đặt stent.
Trong cuộc phỏng vấn với trang People năm ngoái, ông Larry King chia sẻ cơn đột quỵ đã ảnh hưởng tới cách nhìn của ông về cái chết ra sao cũng như lý do ông nộp đơn ly hôn với người vợ thứ 7 của ông, bà Shawn Southwick King. Ông đã kết hôn với 7 người phụ nữ và ly hôn 8 lần.
"Giờ thì nỗi sợ cái chết của tôi đã ít đi. Trời kêu ai nấy dạ. Tôi chỉ muốn tiếp tục làm việc cho đến giờ phút chót. Tôi muốn chết trong công việc và tôi sẽ 'về hưu' ngay tại đó" - ông Larry King tâm sự.
Mùa hè năm ngoái, ông Larry King đau khổ khi chứng kiến sự ra đi liên tiếp của hai người con của ông là Andy và Chaia King.
Ông cho biết Andy (65 tuổi) qua đời đột ngột do cơn đau tim vào ngày 28-7-2020, và cô Chaia King (51 tuổi) qua đời ngày 20-8 cùng năm, chỉ một thời gian ngắn sau khi được chẩn đoán bị ung thư phổi.
Theo Đài CNN, việc gặp nhiều vấn đề y tế của bản thân đã truyền cảm hứng để ông Larry King lập Quỹ tim mạch Larry King nhằm giúp những người không có bảo hiểm y tế được chăm sóc sức khỏe.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn















"Vua truyền hình" Mỹ Larry King - Ảnh: Getty Images

Thanked by 1 Member:

#143 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/01/2021 - 19:54



Thanked by 2 Members:

#144 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/05/2021 - 21:56

Nữ họa sĩ Bé Ký

"Tôi tên là Nguyễn Thị Bé, ông bố nuôi tôi bảo:Bé, mày ký vào đấy, tức là Bé Ký!”
Nữ họa sĩ đã giới triệu vắn tắt như thế về bút hiệu của mình.

Có lẽ cái tên Bé Ký không xa lạ gì với người Saigon cũ, nhất là những ai yêu thích hội họa. Tiềm thức của V còn lờ mờ bóng dáng một con bé trèo lên chiếc bàn gỗ kê sát vách, cốt để dán mắt vào
tấm hình vẽ mẹ bồng con mà bố con bé đã cắt ra từ một cuốn lịch rồi lộng kiếng treo lên tường. Con bé đó còn dí ngón tay trỏ lên từng chữ viết xiên xiên bên góc phải phía dưới, rồi hãnh diện chỉ tới đâu đọc to tới đó "Bé Ký".

Nếu ai đã một lần xem tranh của Bé Ký thì lần sau, không thể lầm tranh của bà với tranh của người khác. Không thể lầm vì tranh của Bé Ký đơn giản, đơn sơ lắm. Vài nét bút than hay mực tàu thôi, vậy mà đủ để khắc họa tình cảm của nhân vật. Ít nét vậy đó, nhưng nét nào nét ấy sống động, đặc sắc tạo nên hồn của bức tranh.

Tưởng cũng nên nhắc qua đôi chút về tiểu sử của bà để từ đó có thể hiểu thêm về khuynh hướng sáng tác của bà.
Bà sinh năm 1938 tại Hải Dương, Bắc Việt.
Vốn mồ côi từ thuở tấm bé, bà được họa sĩ Trần Đắc nhận làm con nuôi đồng thời là học trò tại Hải Phòng rồi theo gia đình cha nuôi cùng di cư vào Nam. Họa sĩ Trần Đắc đã mang kinh nghiệm của mình, dạy cho Bé Ký phương pháp vẽ bằng chì than rồi đi dần qua màu sắc trên lụa. Màu sắc bà dùng để vẽ là màu lấy từ vỏ sò, từ tro than của tre già, từ đất
Mê vẽ từ thuở còn lên 4, lên 5, cô Bé bước vào hội họa một cách tự nhiên theo năng khiếu, không hề qua một trường lớp nào. Khởi đầu bằng những nét vẽ nguệch ngoạc và cho đến khi thành danh cũng chỉ bằng những nét đơn sơ, không cầu kỳ.
Ngoài họa sĩ Trần Đắc, Bé Ký còn được các họa sĩ Trần Văn Thọ, Văn Đen chỉ dẫn ít nhiều ở các xưởng vẽ riêng.

Có thể nói chủ đề nổi bật nhất của Bé Ký là Mẹ và con. Vốn là trẻ mồ côi, bao ấp ủ thầm kín, bao nỗi niềm sâu lắng, bao khát khao cháy bỏng được bà thể hiện một cách nồng nàn trên tranh.

Trong mắt người trong giới hội họa, những tác phẩm ký họa của Bé Ký đã từng được xem như một hiện tượng rất hiếm: “Mẹ con”, “Mẹ chải tóc cho con” là những bức tranh đặc sắc cho bộ sưu tập có chủ đề “Mẹ và Con” của Bé Ký.

Bên cạnh chủ đề Mẹ và con, tranh Bé Ký còn phác họa cảnh sinh hoạt tươi sáng, đời sống thanh thản trong nhịp điệu bình thường: người đàn bà bán hàng rong, bán trái cây, người đàn ông đẩy chiếc xe bán phở dạo giữa cơn gió lạnh của một buổi chiều mùa đông. Hay hình ảnh của một ông cụ già chống gậy đi qua đường, người phu xích lô đang gò lưng trên chiếc xe, mấy đứa trẻ chơi đá cầu, đá kiện, đánh bi đánh đáo trên hè phố…
Chính vì thế, tranh của Bé Ký rất được người ngoại quốc ưa chuộng. Họ mua tranh mang hồn của một xứ Đông Dương của bà như để kỷ niệm cho một chuyến du hành tới Hòn Ngọc Viễn Đông.

Từ năm 1957 đến năm 1975, Bé Ký đã mở 18 cuộc triển lãm tranh, trong đó có 16 lần tại Sài Gòn, 1 lần tại Pháp và 1 lần tại Nhật Bản. Trong đó, cuộc triển lãm thành công về mặt tài chính năm 1957 tại Pháp không những đánh dấu bước ngoặt trong đời của Bé Ký, mà còn là sự khẳng định tài năng của Bé Ký, “Nữ Họa sĩ của Vỉa hè Đô Thành”.Danh hiệu được dành cho Bé Ký thời cuối thập niên 50.

Nếu chúng ta đã có những nguồn tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống ở miền Bắc, có tranh làng Sình ở Huế, thì chúng ta còn có thêm một nguồn tranh dân gian quý giá không kém chính là thế giới tranh Bé Ký ở mảnh đất phương Nam.

Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, Bé Ký cũng đã có 8 lần triển lãm để khẳng định tên tuổi của người họa sĩ dân gian của miền Nam Việt Nam.

Ngày 12 tháng 5 năm 2021, nữ hoa sĩ tài danh đã từ giã cuộc đời, thọ 83 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#145 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/05/2021 - 21:33

Nữ ca sĩ, tài tử Khánh Ngọc - Giai nhân một thuở của nền văn nghệ Việt Nam vừa tạ thế vào ngày 14 tháng 5 năm 2021 tại California. Hưởng thọ 85 tuổi.

Cô tên thật là Hàn Thị Lan Nam, sinh năm 1936
Từ nhỏ, lúc còn đi học, Khánh Ngọc đã rất thích ca nhạc, năm 12 tuổi , cô bé Khánh Ngọc đã theo học nhạc với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang, lúc đó cặp nghệ sĩ này giữ phần ca nhạc ở Đài Phát Thanh Pháp Á. Cuộc đời nghệ thuật của Khánh Ngọc bắt đầu từ đó. Bản nhạc đầu tiên mà người nữ ca sĩ khả ái này trình diễn là bản “Tiếng Hát Lênh Đênh” của nhạc sĩ Tử Phác & Lương Ngọc Châu, hát ở rạp Nam Việt, Sài Gòn.

Sau đó Khánh Ngọc gia nhập Ban Gió Nam trong đó có Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung và Hoài Bắc, rồi ra Bắc thì có Trần Văn Trạch, Nhạc sĩ Võ Đức Thu và ban ca nhạc nhảy múa là Lưu Hồng, Lưu Bình.
Năm 1953, Khánh Ngọc lập gia đình với ca sĩ Hoài Bắc (tức là nhạc sĩ Phạm Đình Chương), cả hai chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
Nhờ khả năng diễn xuất hiện đại, tự nhiên của mình, Khánh Ngọc đem diễn xuất vào diễn tả những bản nhạc mà cô trình bày rất hấp dẫn.

Vào năm 1955 có phái đoàn ngoại quốc đến Sài Gòn để tìm các diễn viên cho phim “Ánh Sáng Miền Nam”. Đạo diễn phim này là người Phi Luật Tân cũng chọn nhiều diễn viên, nhưng qua một chương trình nhạc cảnh “Được Mùa” của Ban Hợp ca Thăng Long trình diễn tại rạp Việt Long, Đạo Diễn Phi Luật Tân “chấm” Khánh Ngọc và cô đã đóng vai cô thôn nữ là vai chính trong phim này. Với bộ phim “Ánh Sáng Miền Nam” nữ diễn viên Khánh Ngọc đã đoạt giải tại Đại hội điện ảnh Phi Luật Tân vào năm 1956. Vinh quang trong điện ảnh đến với Khánh Ngọc một cách thật bất ngờ.
Phim thứ hai của Ca sĩ Khánh Ngọc là “Đất Lành” của Hãng Đông Phương.
Phim này dài 90 phút, do Đạo diễn Ramon Eatells thực hiện theo kịch bản của Cear Amigo và Phạm Duy.
Phim thứ ba của Khánh Ngọc là “Ràng Buộc”- hãng phim Alpha.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#146 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/05/2021 - 20:11





Thanked by 1 Member:

#147 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/06/2021 - 21:10

Thay mặt cho gia đình ca nhạc sĩ Trường Hải, Jimmy xin thông báo cùng quý văn nghệ sĩ, quý thân hữu và quý khán giả khắp nơi
Ca nhạc sĩ Trường Hải đã trút linh hồn lúc 5 giờ 5 phút sáng Thứ sáu hôm nay, ngày 11 tháng 6 năm 2021. Hưởng thọ 83 tuổi.
Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Giuse Tạ Trường Hải sớm hưởng Thánh Nhan Chúa
Thành tâm chia buồn cùng cô Hạnh - phu nhân ca nhạc sĩ Trường Hải, cũng như chia buồn cùng anh Vũ và chị Thy cùng toàn thể gia quyến.
Ca sĩ Trường Hải được yêu thích trước năm 1975 với các ca khúc Hận Đồ Bàn, Tình Như Mây Khói, Tôi Đưa Em Sang Sông… Ngoài ra ông cũng là nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc quen thuộc đã trở thành bất tử là Những Chiều Không Có Em, Mimosa, Tình Ca Người Đi Biển… Đặc biệt, ông cũng là người thực hiện những cuốn băng nhạc Trường Hải Không Chủ Đề từ trước năm 1975, cũng như đã thực hiện những cuốn băng video đầu tiên tại hải ngoại từ đầu thập niên 1980.
Ca – nhạc sĩ Trường Hải tên thật là Tạ Trường Hải, sinh ngày 3/10/1938 tại Sóc Trăng, là người bạn cùng tuổi và cùng quê với nhạc sĩ Thanh Sơn. Vì cùng mê nhạc từ nhỏ, đến năm 18 tuổi, hai người bạn thuở thiếu thời này cùng lên Sài Gòn để tìm kiếm cơ hội để bước vào làng văn nghệ.
Nhạc phẩm đầu tay của Trường Hải mang tên Còn Nhớ Tôi Không, viết để kỷ niệm tình bạn, tình lính cùng nhạc sĩ Thanh Sơn khi ông đang ở trong quân ngũ và phục vụ ban Văn Nghệ của Quân Vận. Được biết rằng ca khúc nổi tiếng Mười Năm Tái Ngộ của nhạc sĩ Thanh Sơn cũng được viết tặng cho người bạn cùng quê và cùng chí hướng là Trường Hải
Ca khúc tiếp theo của nhạc sĩ Trường Hải là Những Chiều Không Có Em, được ông viết cho mối tình buồn năm 17 tuổi khi ông mới học đệ nhị. Bài hát này được ca sĩ Hùng Cường hát lần đầu và trở thành một hiện tượng, đưa tên tuổi nhạc sĩ Trường Hải đến gần hơn với công chúng yêu nhạc.
Năm 1979 Trường Hải rời Việt Nam đến Nam Dương và sau đó định cư tại Quận Cam năm 1980. Với đầu óc và tầm nhìn kinh doanh tinh tường, chưa đầy 1 năm sau khi sang đến Hoa Kỳ, Trường Hải liền lập trung tâm băng nhạc Trường Hải hải ngoại, được coi là trung tâm nhạc sớm nhất, và cũng là nơi đầu tiên sản xuất băng nhạc video tại hải ngoại với 2 cuốn băng mang tên Không 1 và 2 rất ăn khách.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Thanked by 1 Member:

#148 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6851 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 13/06/2021 - 00:46

Năm 1979 ông tới đảo Air Raya - Nam Dương (Indonesia). Ở đây ông đã sáng tác bài nhạc: Mưa Trên Đảo Air Raya




Thanked by 1 Member:

#149 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/08/2021 - 20:45

Thi sĩ Nhất Tuấn
Trung tá Phạm Hậu (tức: Thi sĩ Nhất Tuấn) qua đời vào khuya Thứ Bảy, ngày 31 tháng 7 năm 2021. Tại thành phố Bothell, Washington. Hưởng thọ 86 tuổi
Thi sĩ Nhất Tuấn là tác giả của nhiều bài thơ được phổ thành ca khúc như bài “Cầu Nguyện” được nhạc sĩ Phạm Duy chọn phổ nhạc đổi tựa thành “Con Quỳ Lạy Chúa Trên Trời” và Mimosa Thôi Nở, được n/s Đan Thọ chọn phổ nhạc và giữ nguyên tên gốc vào năm 1956. Bài thơ là một hồi ức về một chuyện tình buồn …
Bài thơ “Hoa Học Trò” của nhà thơ Nhất Tuấn được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành bài hát “Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không”.
NHẤT TUẤN tên thật là PHẠM HẬU. Sinh trưởng tại Nam Định. Quê ngoại quê nội ở Ninh Bình. Di cư vào Nam năm 1954. Tham gia quân đội và được theo học ở trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, năm 1955, Khóa XII.
Rồi từ 1969từng làm Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội, Giám đốc Nha Nghiên Cứu Kế Hoạch Bộ Thông Tin, Giám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh và Tổng Giám Đốc VN Thông Tấn Xã …
Ông được biết đến nhiều qua những tập thơ “Truyện Chúng Mình” (xuất bản năm 1956) và những tập truyện “Đời Lính” (xuất bản 1965). Trên 50 bài thơ trong “Truyện Chúng Mình” đã được phổ nhạc bởi nhiều nhạc sĩ trong khoảng từ 1956 - 2008.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanked by 1 Member:

#150 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 05/08/2021 - 01:20

Hồi đó có 2 Ông Phạm Hậu .
1 Ông Thiếu tá Phạm Hậu năm 1954 đã là Chỉ huy Trương Trung tam Huấn luyện số 2 (Camp d'Instruction No 2).
Ông Phạm Hậu nầy 1954 mới di cư vô Nam.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |