Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#151 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/08/2021 - 19:39

Tưởng nhớ một 'suối tóc' – danh ca Châu Hà

26/08/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong mùa đại dịch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, ai cũng có thể bất ngờ ra đi nhưng cái tin nữ danh ca Châu Hà qua đời - dù đến muộn vẫn làm nhiều người từng yêu mến tiếng hát của bà bàng hoàng xúc động...
Châu Hà được coi là lớp ca sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam nổi lên giữa thập niên 1950. Bà cùng với 2 người bạn thân là các nữ ca sĩ Mộc Lan và Kim Tước đã làm nên một ban tam ca vang bóng một thời. Ba giọng ca mang 3 cá tính khác nhau nhưng nhờ giọng hát thiên phú và kỹ năng hát bè điêu luyện của mỗi người mà phần hòa thanh của họ trở nên độc đáo, mỗi ca khúc họ trình bày đều là những “sản phẩm chất lượng cao”. Họ thường trình diễn trên đài phát thanh và truyền hình.
Ngoài phần tam ca, bộ ba này còn đảm nhận phần hát bè để ghi âm (đĩa nhạc) cho nhiều ca sĩ cùng thời hoặc đàn em như: Thái Thanh, Khánh Ly, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Thanh Vũ... Tuy vậy, Ban tam ca Mộc Lan-Kim Tước-Châu Hà chưa từng thu thanh chung với nhau trong một đĩa nhạc nào. Không chỉ là ca sĩ nổi tiếng, Châu Hà còn là niềm cảm xúc, là “nhân vật chính” trong rất nhiều ca khúc của nhạc sĩ Văn Phụng: Suối tóc, Mưa trên phím ngà, Tôi đi giữa hoàng hôn...



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nhạc sĩ Văn Phụng và vợ Châu Hà

ẢNH: T.L


Châu Hà tên thật là Trần Thị Hồng Tâm, sinh năm 1935. Bố của bà vốn là một thương gia gốc Hải Phòng, còn mẹ người miền Nam (dòng họ bên ngoại của bà rất mê cổ nhạc, có nhiều cậu dì ca vọng cổ rất hay). Thuở nhỏ Hồng Tâm theo học trường dòng của các nữ tu tại Sài Gòn và quen hát Thánh ca. Ngoài ra, bà còn học đàn piano với thầy Nguyễn Văn Dung nổi tiếng nghiêm khắc. Ông giỏi đủ mọi thể điệu: nhạc Mỹ, nhạc Tây phương, nhạc Âu châu... Ông bắt bà học piano, đàn 4 tiếng một ngày, cho nên Hồng Tâm rất vững về nhạc lý.
Cuộc gặp gỡ định mệnh

17 tuổi (1952), Hồng Tâm về quê bố sống tại Hải Phòng. Chính nơi đây đã tạo nên “cuộc gặp gỡ định mệnh” với một con người mà sau này gắn bó với bà cho đến khi cả hai cùng từ giã cõi đời.
Một buổi sáng trong một căn nhà 2 tầng. Ở tầng trên, cô tiểu thư Hồng Tâm đang say sưa lướt mười ngón tay búp măng trên phím đàn dương cầm, bỗng cô thấy một bóng người thấp thoáng ở khung cửa. Cô ngưng đàn, nhìn ra. Đó là một chàng thanh niên trẻ tuổi, anh ta lúng túng: “Xin lỗi cô! Tôi tên là Văn Phụng, con cụ Bảng đang thuê tầng dưới nhà của ba cô. Tôi đến thăm ông cụ, nghe tiếng đàn hay quá, tò mò nên đánh liều lên làm quen”.
Văn Phụng lúc đó dù chỉ mới 22 tuổi nhưng cũng đã nổi tiếng trong làng nhạc bởi khi mới 15 tuổi anh đoạt giải nhất độc tấu piano trong một cuộc thi tại Nhà Hát Lớn ở Hà Nội với nhạc phẩm La prière d’une vierge (Lời nguyện cầu của một trinh nữ). 18 tuổi có sáng tác đầu tay là ca khúc Ô mê ly bất hủ... Thế nhưng, lúc đó cô tiểu thư 18 tuổi Hồng Tâm chẳng hề biết Văn Phụng là ai, bởi trước đó cô sống ở miền Nam và mới chuyển ra Hải Phòng quê bố...
Văn Phụng hỏi: “Vừa rồi cô đánh bài gì mà tôi nghe hay lắm?”. “Dạ, bản nhạc tên là It's a Sin to Tell a Lie của một nhạc sĩ Mỹ mà tôi học được ở miền Nam”. Văn Phụng ngỏ ý: “Vậy cô có thể cho tôi đàn nhờ một tí?”. Rồi thì nhìn bản nhạc đặt trên giá đàn, Văn Phụng chơi một cách xuất thần mà không hề vấp váp dù mới “gặp” bản nhạc này lần đầu.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




1. Mộc Lan 2. Như Thủy 3. Thái Thanh 4.Hà Thanh 5. Châu Hà 6. Mai Hương 7.Quỳnh Giao

ẢNH: T.L


Hồng Tâm lúc đó cảm thấy vừa rồi mình đã “múa rìu qua mắt thợ” và cô phải “tâm phục, khẩu phục” chàng trai. Được cô gái khen rất thực lòng, Văn Phụng tràn đầy cảm hứng, anh sáng tác ngay tại chỗ một bản nhạc rồi đàn cho cô gái nghe. Cả hai rất tương đắc nhưng Văn Phụng lại không biết đặt tên cho bản nhạc ấy là gì. Rồi bỗng anh nhìn mái tóc dài chấm đất của cô gái và nói: “Mái tóc cô đẹp quá, thật là suối tóc. Đặt tên bản nhạc là Suối tóc nhé!”.
Ca khúc Suối tóc ra đời từ buổi đó, sau này Văn Phụng mới đặt lời: “Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi...”. Ca khúc Suối tóc chính là xuất phát điểm cho một mối tình thật đẹp, dù họ phải vượt qua muôn vàn sóng gió để có nhau đến trọn đời...
Nhiều người nhầm tưởng là Văn Phụng và Châu Hà đã yêu nhau từ buổi ấy, nhưng sau này bà Châu Hà kể lại: “Sau đó chúng tôi không gặp nhau nữa là vì đó là năm 1952 mà mãi đến năm 1954 mới di cư. Từ 1952 đến 1954 chúng tôi không gặp nhau vì có quen nhau đâu, có bạn bè gì đâu. Ông đã lấy vợ rồi. Tôi đâu có màng đến người có vợ. Lúc đó tôi mới 17 tuổi, còn trẻ quá. Nhà ông cụ, bà cụ tôi khá giả thành ra cụ cứ phải chọn lựa người đúng cho mình. Người ta lầm, người ta tưởng thời gian đó chúng tôi lấy nhau rồi hay đã yêu nhau rồi bị gián đoạn. Cái đó không đúng đâu”.

Sau khi di cư vào Sài Gòn sinh sống, năm 1955 Hồng Tâm được người anh nuôi là Đoàn Văn Cừu, Tổng giám đốc Đài phát thanh Việt Nam, dành cho 1 giờ mỗi ngày để hát trên đài phát thanh khi đài tăng cường giờ phát sóng từ 8 tiếng lên thành 24 tiếng mỗi ngày. Vì phải trốn nhà đi hát, sợ bố mẹ biết nên cô lấy nghệ danh là Châu Hà. Rồi nhạc sĩ Hoàng Trọng phát hiện khả năng của các ca sĩ từng hợp tác với ông nên lập ban tam ca Mộc Lan-Kim Tước-Châu Hà...
Gặp lại cố nhân

Cũng khoảng năm 1955, ca sĩ Châu Hà gặp lại nhạc sĩ Văn Phụng khi ông từ Nha Trang vào Sài Gòn. Gặp lại nhau nhưng “phải” coi nhau như là bạn vì lúc này Châu Hà đã có chồng... Văn Phụng cũng lập ra ban tam ca nam với Nhật Bằng và Ngọc Giao, vậy là 2 nhóm tam ca này thường hội họp sinh hoạt văn nghệ. Chính trong khoảng thời gian này, tình cảm giữa hai người càng thêm sâu đậm dù mỗi người đều yên bề gia thất.
Bà Châu Hà kể lại, thời gian đó Văn Phụng có sáng tác bài Mưa trên phím đàn lời lẽ thê thiết với những câu: “Còn nhớ chăng chốn xưa nơi đây mỗi chiều mưa/ Bạn khẽ ngân tiếng ca, tôi say sưa trên phím ngà/ Biết đâu đường đời sương gió đành chia lìa/ Thời gian qua ngàn hoa úa, xuân vui không về/ Bạn hỡi, nay thấy đâu tình thương mến/ Nơi cũ mưa đang rơi triền miên/Mình tôi lặng lẽ ôm phím đàn/ Lời ca xưa chìm lắng trong phai tàn...”. Viết xong ông đưa cho người bạn thân là nhà văn Thanh Nam nhờ góp ý. Ông Thanh Nam bèn truy hỏi người có giọng ca trong bài hát là ai? Văn Phụng bèn thú thật là yêu một phụ nữ đang... có bầu ! Thanh Nam hết hồn, gặng hỏi. Văn Phụng đáp: “Không phải vậy, cô ấy đang có chồng!”.
Vậy rồi trong một lần họp mặt, Thanh Nam cầm bàn tay của Châu Hà và viết vào đó 2 mẫu tự “V.P” , Châu Hà đã hiểu được tấm chân tình của Văn Phụng. Vậy là, tuy không được sống bên nhau nhưng họ vẫn “yêu nhau trong tiếng ca, tiếng đàn” hoặc với những nhớ nhung, đớn đau. Và với tâm trạng đớn đau, Văn Phụng đã sáng tác Tôi đi giữa hoàng hôn: “Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa, hay những đường xa. Thường thường hai đứa dắt nhau tươi cười, mắt say sưa thắm mộng đời... Nhớ đêm nao, trên bến tìm sao, hai đứa nhìn nhau không nói một câu. Như thầm mơ ước, ước mơ dạt dào. Như thầm hẹn nhau mùa sau...”.

Và cái “hẹn nhau mùa sau” đã đến, năm 1963 họ đã “góp gạo thổi cơm chung” sau khi đã cùng nhau vượt qua mọi trở ngại. Hai người không rời xa nhau cho đến khi nhạc sĩ Văn Phụng qua đời vào ngày 17.12.1999 tại bang Virginia (Mỹ) trong sự tiếc thương vô hạn của vợ con và bạn bè. Trước khi qua đời, Văn Phụng đã viết ra 3 ca khúc gửi lại cho vợ là Vĩnh Biệt Châu Hà, Em ở lại Anh đi...
Bà Châu Hà nói sau khi ông Phụng mất, nhiều năm liền bà không dám nghe nhạc của chồng sáng tác vì niềm đau khôn nguôi. “Tôi nghe nhạc, tôi bị hoảng sợ ngay lập tức, suốt 7 năm trời. Nghe nhạc là bị, thế là đi nhà thương, tìm không ra bệnh lại về. Bảy năm như thế, không dám nghe nhạc của Phụng nữa bởi vì nó đau quá. Mình mất tình yêu của mình đau quá không muốn nghĩ tới nữa. Nghĩ tới vẫn còn thấy đau”.
Bà Châu Hà đã khắc lên bia mộ của chồng tên bài hát Tiếng hát với Cung đàn (Tiếng hát là Châu Hà, Cung đàn là Văn Phụng). Bà còn cho khắc tên mình vào đó, nhiều người cho là điềm gở, nhưng bà mặc kệ, nói rằng nếu là điềm gở thì cũng may mắn cho bà vì được đi theo chồng...
Sau 22 năm “vọng phu”, vào lúc 3 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 15.8.2021 tại Vienna (Virginia, Mỹ) danh ca Châu Hà đã thỏa được ước nguyện “Tiếng hát” nương theo “Cung đàn”. Bà giã từ trần thế, bỏ lại sau lưng một thiên tình sử tuyệt đẹp cùng những ca khúc bất hủ của Văn Phụng thấp thoáng dáng hình của bà.





Thanked by 3 Members:

#152 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/09/2021 - 18:22

Vĩnh biệt họa sĩ bậc thầy tranh thủy mặc Việt Nam Trương Hán Minh

- 21/09/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Họa sĩ gốc Hoa Trương Hán Minh - một bậc thầy về tranh thủy mặc ở Việt Nam hiện nay, vừa qua đời vì bạo bệnh sáng 21.9, thọ 70 tuổi. Ông ra đi để lại thêm khoảng trống lớn cho giới mỹ thuật phương Nam.

Trong giới hội họa, Trương Hán Minh là một tên tuổi lớn được cả Việt Nam và thế giới vinh danh, với danh hiệu Kỷ lục gia Việt Nam và châu Á của dòng tranh thủy mặc. Bằng bút pháp điêu luyện, xuất thần, cách thể hiện hài hòa, sự kết hợp tài tình giữa ánh sáng và màu sắc, có thể nói tranh thủy mặc của họa sĩ Trương Hán Minh luôn đạt đến sự hoàn hảo.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Một số tác phẩm của họa sĩ Trương Hán Minh

Ảnh: T.L


Nhắc về những kỷ niệm với người vừa ra đi, ông Lê Trần Trường An - Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, xúc động nói: “Họa sĩ Trương Hán Minh là một cây đại thụ trong hội họa, một người anh lớn của tôi cả trong cách sống nhân nghĩa, hào hiệp và nghề nghiệp. Anh cũng là nhà từ thiện lớn, cống hiến hết sức mình cho nhiều cuộc hành trình của Việt Nam vươn ra thế giới, khẳng định sự tài hoa của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khiến quốc tế cũng phải nể phục”. Từ năm 1977 đến năm 2013, ước tính khoảng 200 bức tranh thủy mặc đặc biệt do chính họa sĩ Trương Hán Minh vẽ đã được tổ chức bán đấu giá để

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Ngày 21.9.2013, ông được công nhận kỷ lục châu Á là Họa sĩ vẽ tranh thủy mặc có số lượng tranh được bán đấu giá để làm từ thiện nhiều nhất.
Cả buổi sáng nay, khi hay tin họa sĩ Trương Hán Minh mất, ông Lê Trần Trường An cứ ngồi lặng im bần thần. Ông An nhớ mãi những cuộc đàm đạo thân mật, vừa ngắm tranh vẽ vừa uống trà, cả hai anh em say sưa chia sẻ nhiều trăn trở cũng như những dự định mới. “Bà xã anh Trương Hán Minh đặc biệt nấu ăn rất ngon nên anh hay mời tôi đến chơi cùng thưởng thức ẩm thực với anh. Có lần, hình như lúc ấy vào năm 2010, họa sĩ Trương Hán Minh đã dành hết tâm huyết để vẽ bức tranh thủy mặc Phú quý trường xuân có kích thước chiều dài 4,1m, cao 1,25m, hoàn thiện trong vòng nửa tháng. Sau này Phú quý trường xuân được ghi nhận kỷ lục là Bức tranh thủy mặc về hoa dài nhất Việt Nam. Lúc đó, anh muốn tôi là người xem tác phẩm này đầu tiên, với ước mong sẽ mang ra nước ngoài bán tranh làm từ thiện. Bức tranh sau đó đã được anh đấu giá được số tiền gần 2 tỉ đồng để giúp trẻ em nghèo khuyết tật trên cả nước. Anh làm việc thiện và lao động

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cứ thầm lặng như con tằm rút ruột nhả tơ, khiến tôi quý và phục anh lắm. Vậy mà giây phút lúc anh lâm chung cuối đời, do dịch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lại không có tôi bên cạnh. Buồn quá! Đời đúng là vô thường!”, ông Lê Trần Trường An nghẹn ngào.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trong giới mỹ thuật, Trương Hán Minh là một tên tuổi lớn với danh hiệu Kỷ lục gia Việt Nam và châu Á của dòng tranh thủy mặc

Ảnh: T.L


Sửa bởi tuphuongsg: 21/09/2021 - 18:23


Thanked by 3 Members:

#153 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/09/2021 - 20:27

Ca sĩ Phi Nhung qua đời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


28/09/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

qua đời trưa nay 28.9, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.H.C.M). Trước đó, hôm 24.9, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc phẫu thuật lớn để kiểm tra tổn thương phổi. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực cứu chữa nữ ca sĩ đã trút hơi thở cuối cùng trưa nay.
Wendy, con gái Phi Nhung đã trực tiếp nhắn tin thông báo cho người thân bạn bè của nữ ca sĩ rằng mẹ cô qua đời lúc 11 giờ 57 hôm nay (giờ Việt Nam).

Theo người thân nữ ca sĩ Phi Nhung, sau ba ngày cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.H.C.M, sức khỏe của nữ ca sĩ có chuyển biến tốt. Phi Nhung được điều trị tại phòng ICU, hỗ trợ thở máy và lọc máu, dù vẫn còn nguy hiểm nhưng bác sĩ báo tình hình tốt hơn khi mới nhập viện.
Tuy nhiên, dù được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa nhưng trưa ngày 28/9 Phi Nhung đã không qua khỏi.
Trước khi mất, ca sĩ Phi Nhung được chẩn đoán bị biến chứng nặng của COVID-19, đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi; kèm cơn bão Cytokyne, suy đa cơ quan. Bệnh nhân được chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu liên tục.
“Tất cả các loại thuốc cao cấp nhất đã được bệnh viện sử dụng để điều trị cho ca sĩ Phi Nhung. Tất cả các y bác sĩ đã nỗ lực hết mình nhưng đã không thể cứu sống được ca sĩ và rất đáng tiếc trước sự ra đi này” - nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Người thân của Phi Nhung chia sẻ thêm, tháng trước, nữ ca sĩ đi từ thiện về và bị cảm. Cô nghi ngờ bản thân bị bệnh nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra. Xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính với nCoV.
Phi Nhung nhập viện Gia An 115 điều trị Covid-19 từ ngày 19/8 nhưng bệnh chuyển biến nặng nên phải chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy vào tối 26/8.
Trước khi mắc Covid-19, Phi Nhung tham gia vào một số Bếp ăn từ thiện tại TP.H.C.M, trong đó có hỗ trợ mọi người nấu suất cơm tại chùa gửi tới các y bác sĩ tuyến đầu. Nữ ca sĩ mắc Covid-19 vì có tiếp xúc gần với vài ca F0.
Phi Nhung tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện trong giai đoạn dịch bệnh. Dù vướng phải những ồn ào trước đó về công tác thiện nguyện vẫn không làm nữ ca sĩ chùn bước. Cô còn đứng ra kêu gọi mọi người hỗ trợ mua máy thở tặng bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Ngoài hoạt động thiện nguyện, Phi Nhung cũng thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc chăm chỉ luyện tập

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, rèn luyện tại nhà để có sức khỏe.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ca sĩ Phi Nhung qua đời vì Covid-19 lúc 11h57 trưa 28/9.



Thanked by 2 Members:

#154 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6852 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 29/09/2021 - 00:54

Thầy Chân Tính nói về 3 ƯỚC MƠ của Ca Sĩ Phi Nhung KHI CÒN SỐNG (rất xúc động).
Sep 28, 2021

Pháp Thoại Khai Tâm







Theo thầy Chân Tính nói: ca sĩ Phi Nhung sanh ngày 10/04/1970 tại Pleiku. Như vậy nhằm ngày mùng 5 tháng 3 năm Canh Tuất [Canh Tuất Canh Thìn Canh Thân].

Thanked by 1 Member:

#155 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 02/10/2021 - 20:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SongHongHa, on 02/10/2021 - 20:14, said:

Xin tuphuongsg kể lại cho mọi người biết đoạn clip trên "Phi Nhung rớt nước mắt kể về tuổi thơ bất hạnh mất mẹ sớm" từ lúc 6'.00'' tới 6'.30'' ca sĩ Phi Nhung nói cái gì ?

Tôi xin thay mặt mọi người cám ơn trước.
Tôi gõ lại nguyên văn cho SongHongHa và các hội viên khác biết, cũng như cho rõ thông tin, đoạn từ 6'00'' tới 6'34'':

Phi Nhung hồi tưởng lại trong nước mắt:

“Lúc đó càng ngày em càng lớn, em không có biết, em chưa bao giờ kêu má.
Em không có được gặp, được kêu, má chỉ có gởi tiền về cho em, cho ngoại em thôi.
Khi em được 8 tuổi, lúc đó má em có em bé nhiều lắm, thì má kêu em về ở với má.
Em về ở với má em được 2 năm thì má em chết.
Em rất là thận tượng má của em…”

Tôi có hỏi rằng thông tin "má PN mất năm 1982" là lấy nguồn ở đâu, có khả tín không. Nếu khả tín thì mới có thể dùng để suy ngược lại.

Sự thực, có rất nhiều thông tin khác nhau về năm sinh của PN. Nhưng hiện tại ta nên tin theo bản cáo phó mà con gái và gia đình PN lập. Vì về nguyên tắc đó có thể là thông tin khả tín nhất hiện nay.

Ngoài ra, còn có 1 thông tin khác, được cho rằng khả tín, nhưng chưa xác thực, đó là từ 1 vị hòa thượng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hy vọng lần này là lần chót chúng ta bàn đến việc này, bởi tôi nghĩ sẽ tốn thời gian khi những thông tin chúng ta có được không có gì gọi là chắc chắn, mà tôn trọng người đã khuất nên cũng không nên tranh cãi thêm.

Thanked by 4 Members:

#156 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 02/10/2021 - 20:44

BDH tạm khoa mục nầy một thời gian .

Thanked by 2 Members:

#157 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 03/10/2021 - 01:55

Xin chấm dứt đề cập đến Phi Nhung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#158 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/11/2021 - 20:23

CỤ BÙI DIỄM, CỰU ĐẠI SỨ VNCH, ĐÃ QUA ĐỜI

Cụ Bùi Diễm, một trong những chứng nhân cuối cùng của lịch sử hiện đại VN, vừa từ trần vào sáng CN 24-10-2021 (giờ Mỹ) tại tư gia ở thành phố Rockville, tiểu bang Maryland, Mỹ, thọ 98 tuổi.
Cụ Bùi Diễm sinh năm 1923, quê ở Hà Nam. Thân phụ của cụ là nhà nho Ưu Thiên Bùi Kỷ, tác giả sách hiệu khảo “Truyện Thúy Kiều” (cùng với cụ Trần Trọng Kim). Người cô ruột của cụ Bùi Diễm là bà Bùi Thị Tuất, phu nhân của học giả Trần Trọng Kim - Thủ tướng của Đế quốc VN (1945). Cụ hoạt động chính trị từ thời học trường Bưởi, vận động cho chính phủ Trần Trọng Kim và vào Đảng Đại Việt năm 1944 do lời giới thiệu của một người bạn là cụ Đặng Văn Sung. Năm 1945 cụ tham gia Trường Lục Quân tại Yên Bái, được nửa chừng thì bỏ dở khi trường chuyển về Sa Pa.
Cụ Bùi Diễm là chủ nhiệm Vietnam Post, tờ báo tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam (1954-1963). Cụ cũng là người thành lập hãng phim Tân Việt, nơi sản xuất bộ phim “Chúng Tôi Muốn Sống”.
Cụ là một trong những nhân vật dấn thân vào chính trường Nam VN. Thời Thủ tướng Phan Huy Quát, cụ giữ chức Tổng trưởng Phủ Thủ tướng (1965). Trong Nội các của Ủy ban Hành pháp Trung ương, là Ủy viên Ngoại giao (1965-67). Thời Đệ nhị VNCH, cụ được bổ nhiệm làm Đại sứ ở Washington, D.C. Cụ giữ chức vụ này từ 1967-1972 thì chuyển làm Đại sứ lưu động cho đến năm 1975.

Sau năm 1975, cụ sang Hoa Kỳ. Tại đây cụ là học giả tại Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson và Viện Doanh nghiệp Mỹ, cũng là giảng viên Đại học George Mason. Tại Mỹ, cụ từng là thành viên trong Ban Cố vấn của National Congress of Vietnamese Americans (NCVA, Nghị hội Toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ).
Cụ viết cuốn hồi ký “In The Jaws of History”, thoạt đầu in bằng tiếng Anh rồi sau đó được dịch ra tiếng Việt là “Gọng kìm lịch sử”. Cuốn thứ hai là “Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System” xuất bản năm 2004. Cụ Bùi Diễm từng xuất hiện với vai trò nhân chứng trong bộ phim tài liệu “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns do đài PBS sản xuất vào năm 2017.
Nguyện cầu hương linh cụ vãng sinh miền cực lạc.

P/S:
Trong hồi ký "Gọng kìm lịch sử", cụ Bùi Diễm viết về xuất thân của mình (trích):
“Ông thân tôi tên tục là Bùi Kỷ. Ông vốn vừa là học giả, vừa là một nhà nho phóng khoáng, phóng khoáng đến độ chẳng coi gì là quan trọng cả. Đối với ông cụ thì trời có sập cũng chẳng thành vấn đề. Sống trong truyền thống nho sĩ Việt Nam, ông đã chọn một bút hiệu để nói lên nỗi lòng mình: Ưu Thiên, có nghĩa là “Kẻ lo trời đổ” nhưng thường thì được hiểu theo nghĩa bóng: “Kẻ chẳng chú ý gì đến chuyện trời đổ”. Ông thân tôi vẫn thường nói: “Những kẻ lúc nào cũng để tâm lo âu mọi chuyện là những kẻ dại”. Trong một bài thơ nhiều người biết đến ông đã viết rằng:
Lo như ai cũng là ngốc thật
Lo trời nghiêng, lo đất chông chênh
Lo chim bay lạc tổ nhầm cành
Lo cá lội xa ghềnh lạ nước
Hão huyền thế đố ai lo được
Đem gang tay đánh cuộc với cao dày!
Khi còn trẻ ông thân tôi đã khước từ làm quan với triều đình dưới chánh quyền thực dân. Ông đã sang Ba Lê để gặp cụ Phan Chu Trinh và những lãnh tụ quốc gia thời đó. Nhưng sau hai năm, thay vì làm cách mạng, ông lại trở về Việt Nam mở trường dạy học. Đã có lần ông bảo tôi: “Những lãnh tụ quốc gia đều có lý tưởng tốt, những hoài bão của họ đều được đặt vào chiều hướng đúng. Cha đứng về cùng hướng với họ”. Nhưng mặc dầu ông cùng chung suy nghĩ với những người quốc gia, mặc dầu ông ghét Tây, bản tính khách quan cố hữu đã ngăn ông hành động.
Tính khách quan là tính nết chung đã ăn sâu thành cội rễ trong gia đình tôi từ lâu. Ông Cố tôi vốn là quan trong triều. Đã có lần ông được mời chọn lấy một cánh hoa trong vườn Thượng uyển và sau đó được vua ban cho một cánh hoa đã chọn tạc lại bằng vàng để dùng như biểu tượng chức tước. Mặc dù vậy, khi Pháp vào Việt Nam ông đã bỏ triều đình về làng dạy học. Ông nhất quyết không chịu bắt tay với Pháp. Ông nội tôi cũng thế, tuy đã đậu tiến sĩ là một bằng cấp cao nhất của nho sĩ thời bấy giờ, ông cũng noi theo ông cố, một lòng từ chối hàm tước triều đình. Như thế, trước đời ông thân tôi đã có nhiều khuôn mẫu để chính ông có thể noi theo khi ông chối bỏ bổng lộc của Pháp trong chính quyền thuộc địa để ra đi tìm gặp những lãnh tụ quốc gia ở Pháp…”
(st)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#159 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/11/2021 - 20:32

'Mẹ anh Điệp' trong vở cải lương Lan và Điệp qua đời

02/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chị Như Thanh - con gái nghệ sĩ Kim Thủy - đau buồn cho biết mẹ chị vừa qua đời lúc 15h ngày 2-11 tại nhà riêng ở quận 8, TP.H.C.M. Trước đó, giữa tháng 10, bà nhập viện do mắc COVID-19.

Nghệ sĩ Kim Thủy tên thật là Trần Thị Thu Thủy, sinh năm 1956 tại TP.H.C.M. Gia đình cho biết do mắc COVID-19 nên ngày 15-10 bà nhập viện ở Q.8. Đến ngày 17-10, bà được chuyển sang Bệnh viện Nguyễn Trãi (Q.5). Dù đã được xét nghiệm âm tính nhưng do sức khỏe yếu nên bà trút hơi thở cuối cùng lúc 15h ngày 2-11 tại nhà riêng.
Nghệ sĩ Kim Thủy được người trong giới biết đến với nhân vật bà Cử, mẹ anh Điệp trong vở cải lương Lan và Điệp của soạn giả Loan Thảo. Vở được thâu âm năm 1974 với các nghệ sĩ nổi tiếng như Hữu Phước, Chí Tâm, Thanh Kim Huệ, Hùng Minh, Mai Lan, Tú Trinh, bé Thành Tâm (nghệ sĩ Thành Lộc)…
Sau 1975, bà đi hát ở các đoàn tỉnh như Tháp Mười, Cao Lãnh, Khánh Hồng - An Giang…

Sau khi giã từ nghiệp hát, bà mở quán bánh xèo ở Q.8.
Soạn giả Hoàng Song Việt cho biết anh không có điều kiện xem bà hát nhiều, chỉ biết đến bà qua tuồng Lan và Điệp. "Với chất giọng mùi, hiền lành, chị Thủy khiến khán giả yêu mến nhân vật bà Cử, một người phụ nữ trí thức phải sống chật vật, nghèo khó. Sau này, tình cờ nghệ sĩ chúng tôi thường đến ăn quán bánh xèo của chị và có dịp trò chuyện với chị nhiều hơn. Chị hiền lành và rất vui vẻ!".
Tang lễ nghệ sĩ Kim Thủy được tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm. Lễ động quan lúc 14h ngày 4-11, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Nghệ sĩ Kim Thủy - Ảnh gia đình cung cấp

Thanked by 1 Member:

#160 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/11/2021 - 21:56

Vĩnh biệt anh Lê Văn 'tiếng nói ấm áp của đài VOA' với nhiều thế hệ VN
  • Đỗ Vẫn Trọn

27 tháng 10 2021

Cuối cùng, rồi tôi cũng tiễn biệt Nhà truyền thông Lê Văn - Cựu Chủ biên Ban Việt ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) - cây Đại thụ của truyền thanh, là người anh khả kính của chúng tôi.

Anh Lê Văn, một nhà báo - một nhà truyền thông quốc tế, có một giọng nói âm hưởng miền Bắc - giọng đọc đặc biệt trầm/bổng, du dương thu hút người nghe từ bao thập niên qua.

Người miền Nam, từ thôn quê đến thành phố, có thể nói những ai có radio đều đã từng nghe Đài phát thanh VOA và Đài BBC Việt ngữ mà Lê Văn và Đỗ Văn là hai giọng nói tiêu biểu.

Lê Văn, sinh ngày 28/04/1937 tại Nam Định. Tên thật là Lê Lai. Tên Thánh là An Tôn, ra đi về miền đất mới lúc 6 giờ sáng ngày 23/10/2021, tại Houston - Texas, sau 85 năm tại thế.

Trước khi mệnh chung anh đã tự làm cáo phó và dặn dò người vợ mẫu mực là chị Virginia Lê-Xuân Lan: "Đừng bao giờ đưa anh vô bệnh viện. Anh sống như vậy là quá đủ. Hãy để anh ôm giữ lấy em như níu kéo những ngày còn lại trong suốt 54 năm hạnh phúc - thủy chung mà chúng ta có được ..." Và anh Lê Văn đã có một giấc ngủ dài, ra đi trong thanh thản bên vòng tay yêu thương của người vợ hiền.

Học tại Hoa Kỳ và ở lại

Anh Lê Văn được học bổng quốc gia, du học tại Mỹ năm 1960. Anh theo học ngành Bang giao Quốc tế tại trường Đại học Georgetown, Washington D.C.

Sau khi tốt nghiệp, người bạn của anh là tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có ý mời anh về Việt Nam để tham chính, với một chức vụ quan trọng hàng Thứ trưởng. Nhưng anh từ chối, tiếp tục dấn thân và cống hiến cho truyền thông. Năm 1964, khi còn ở ghế nhà trường, anh đã cộng tác với Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), đến năm 1967 thì anh Lê Văn chính thức làm việc tại đây và giữ chức vụ Chủ biên chương trình tiếng Việt trong một thời gian dài. Năm 2001 thì anh về hưu.

San Francisco, San Jose, Orange County, Bangkok, Paris... là những nơi anh đắn đo lựa chọn, nhưng rồi Houston là nơi ươm giữ phần đời của anh.

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) được thành lập ngày 1/02/1942, như tiếng nói chống lại các đối thủ của Hoa Kỳ: Nhật Bản ở Thái Bình Dương và Đức Quốc Xã ở châu Âu.

Ngày 15/06/1943, chương trình Việt Ngữ được ra đời có tên là chương trình Annamese, Giám đốc là Walter Roberts.

Năm 1946 chương trình này tạm ngừng. Năm 1951 hoạt đông trở lại. Người Việt đầu tiên nắm giữ phần điều hành quan trọng của Đài là bà Lê Thị Bài.

Những xướng ngôn viên kỳ cựu có thể nhớ được là Huyền Trang (Trưởng ban Việt ngữ), Phạm Trần, Hoàn Châu, Minh Phượng, Nguyễn Văn Khanh... sau này, có Hồng Hoa, Trà My... Trưởng ban Việt ngữ VOA hiện giờ là nhà báo Phạm Phú Thiện Giao (trước đây là Chủ bút báo Người Việt)

Đài VOA thời đó, có đến 236 triệu người nghe hàng tuần. Về các kênh Việt ngữ từ Phương Tây thì hai Đài VOA và BBC là món ăn tinh thần không thể thiếu trong lòng người nghe.

Nó như là món điểm tâm buổi sáng, món ăn khuya buổi tối. Sức ảnh hưởng và khả tín của hai Đài này bao trùm hết bầu trời Việt Nam, và bây giờ còn lan rộng đến Hoa Kỳ, Úc, Canada... Ở các cộng động Việt trên thế giới, đài phát thanh Việt Ngữ do người Việt chủ xướng đều tiếp vận Đài VOA và Đài BBC.

Ở Việt Nam, sau 1975 hai Đài này bị cấm nghe, nhưng người ta vẫn lén lút để nghe cho bằng được. Tin tức của thế giới - Việt Nam, của những người Việt ra đi, định cư ở nước thứ ba là nhu cầu thiết thực để thính giả tìm đến.

Chủ biên Lê Văn đã có sáng kiến, mở ra chuyên mục: "Người Việt Hải Ngoại" đáp ứng sự khao khát của người nghe. Từ đó, những sáng tác của văn nghệ sĩ, của những giọng ca quen thuộc được bay bổng về quê nhà như bài hát: "Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển" - Thơ Du Tử Lê - Nhạc Phạm Đình Chương/ Sài Gòn Vĩnh Biệt - Nhạc Nam Lộc qua tiếng hát Khánh Ly..." Cùng nhiều câu chuyện thương tâm vượt biển - băng rừng - vượt núi... được thuyền nhân - bộ nhân kể lại bằng máu và nước mắt khi vượt thoát.

Đại dương là một nấm mồ vĩ đại. Rừng sâu còn im ỉm những bóng ma hờn tủi. Cái bóng của đau thương, của biền biệt... vẫn còn trong tâm trí của giống nòi.

Chương trình ODP (Ra Đi Có Trật Tự), H.O (Cựu Tù Nhân Chính Trị) được ông Lê Văn thông tin - hướng dẫn tỉ mỉ, cách làm thủ tục xin xuất cảnh trên làn sóng điện VOA đem lại hy vọng cho bao người.

Có lần, tôi chứng kiến một gia đình H.O chờ Lê Văn ở sau sân khấu, để được gặp anh bày tỏ lòng biết ơn, khi họ còn ở quê nhà, chính nhờ những bản tin mà anh Lê Văn loan tải đã giúp họ thôi ý định quyên sinh.

Nhiều người thương tiếc

Chỉ một ngày qua được tin cựu Chủ biên Lê Văn mất, nhiều người thương tiếc chia xẻ trên Facebook, Xin điểm qua:

Facebooker Một Giòng Sông: "Giống như người ở địa ngục được nghe lời an ủi của thiên thần..."

Diễm Duyên: "Vô cùng thương tiếc. Một người cả đời phục vụ cho tiếng nói của cả triệu con tim. Chúc Người an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng..."

Trịnh Vĩnh Phúc: "Ông là một nhà báo quốc tế kỳ cựu, là nhân chứng của lịch sử Dân tộc trong hơn nửa thế kỷ...! Vẫn nhớ giọng đọc đầy cuốn hút của ông..."

Thanh Nga: "Em thường nghe chú đọc lúc chiều và tối từ năm 1990, lúc đó em 11 tuổi. Toàn nghe lén và hai cha con cùng nghe..."

Không những thính giả bày tỏ sự kính mến đến Chủ biên Lê Văn, mà giới văn nghệ sĩ cũng nợ anh một ân tình. Nhờ anh mà những tác phẩm, nhạc phẩm được đến sâu rộng với thính giả ở quê nhà.

Tôi may mắn được thân quen với anh Lê Văn 40 năm qua. Năm 1982, tôi rất cảm động và ngạc nhiên khi anh Lê Văn từ Hoa Thịnh Đốn bay đến San Jose để dự buổi ra mắt sách của tôi. Và từ đó, hai anh em càng gắn bó thân thiết với nhau hơn. Dù ở rất xa nhau nhưng hai anh em đều tạo điều kiện găp nhau. Gần như, những buổi ra mắt sách, những buổi văn nghệ, những chuyến Hội Ngộ Trùng Dương… do tôi tổ chức, anh chị Lê Văn có tham dự.

Anh Lê Văn làm việc ở Orange County nhiều hơn San Jose, nhưng mỗi lần về quận Cam, anh rủ nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhạc sĩ Phạm Đình Chương lên San Jose chơi thăm tôi một vài ngày.

Rất nhiều người ngưỡng mộ và yêu thích giọng đọc của anh. Những chỗ ngắt quãng từ dấu chấm-phẩy-hỏi-ngã rất mạch lạc - rõ ràng. Học cách làm của anh nên mỗi khi viết bài cho xướng ngôn viên đọc Radio thì tôi dùng nhiều dấu phẩy, TV thì tôi dùng dấu chấm ngắn gọn, cô đọng… để xướng ngôn viên khỏi bị vấp váp.

Mặc dù tôi đang đảm trách bảy đài phát thanh và thời gian làm việc đã 40 năm nhưng so với chủ biên Lê Văn thì tôi như một người học trò còn non nớt. Anh Lê Văn là bậc thầy của ngành truyền thanh.

Tôi giống anh Lê Văn một điểm là rời Việt Nam khi còn quá trẻ, thời gian sống ở Mỹ nhiều hơn nhưng chúng tôi đã cố gắng gìn giữ và thăng hoa tiếng Việt. Tôi bước vào truyền thông - văn chương lúc còn ngỡ ngàng với đời sống ở Mỹ. Vậy mà đã hơn 40 năm rồi.

Ngôi nhà của anh chị Lê Văn ở Virginia, ở Houston, tôi và nhà văn Mai Thảo, tài tử Kiều Chinh đã lưu lại ở đó nhiều lần. Căn nhà của tôi vẫn còn phảng phất bóng dáng anh.

Một Lê Văn nhân cách, đôn hậu, lịch lãm, tử tế, thủy chung với bạn hữu.

Một Lê Văn ngoại hạng trong cách sống. Một Lê Văn: "Món Quà Của Thượng Đế" đằm thắm như cuốn sách anh viết: "Rượu Vang - Món Quà Của Thượng Đế".

Nếu nói về tài thử rượu vang, anh Lê Văn là một chuyên gia thượng thặng xuất chúng. Chỉ cần ngửi mùi rượu bốc lên, anh thẩm định được loại rượu này ngon/dở/ giá cả/sản xuất năm nào/ở đâu... Anh phân tích rất chi ly. Anh hài lòng với loại rượu vang mà nhà tôi mới sản xuất năm nay.

Những lần ngồi uống rượu với anh, tôi học được từ anh rất nhiều.

Khó tìm thấy Lê Văn giận dữ. Lúc nào cử chỉ của anh cũng thân mật và giọng nói từ tốn, âm vực cao thấp như diễn tả trước máy vi âm.

Tôi hay nói: "Anh Lê Văn nói chuyện như là hát vậy, mà khi anh hát còn hay hơn..." Tôi nghĩ, nếu anh chọn nghề ca hát chắc chắn anh phải là một ca sĩ nổi tiếng...

Anh chị Lê Văn rất biết tận hưởng cuộc sống. Nhà hàng nào ngon, rượu nào tuyệt, cảnh nào đẹp… dù ở nơi nào trên thế giới, anh chị cũng muốn đến trải nghiệm.

Thật là một hồng nhan tri âm tri kỷ, với 54 năm hạnh phúc - thủy chung, chưa bao giờ có một sự rạn nứt.

Cách đây 3 tháng, ngày 6 tháng Bảy năm 2021, anh chị Lê Văn từ Houston đến San Francisco để thăm cô con gái là Lê Lan Anh, định thể sẽ về San Jose lưu lại nhà tôi một ngày, nhưng sau đó anh Lê Văn mệt nên tôi chỉ đưa anh chị đi ăn ở một quán nhỏ nấu thức ăn miền Bắc ở San Francisco.

Quán ăn bình thường nhưng nhắc nhớ anh Lê Văn về nơi anh sinh trưởng là Nam Định, mà đã lâu anh không được về thăm lại quê cũ. Buổi trưa hôm đó, tôi có mời thêm vợ chồng bác sĩ Bùi Duy Tâm, vợ chồng Phương-Lưu, Nguyễn Hữu Cúc, Đinh Thùy.

Anh Lê Văn lúc này cũng đã hơi yếu đi, giọng buồn buồn anh nói:

"Anh đã xa Nam Định 68 năm, Sài Gòn 61 năm, và bây giờ, anh sắp rời San Francisco, không biết ngày nào anh em mình còn gặp lại nhau."

Tôi lặng người, San Jose - San Francisco, nơi tôi và anh có rất nhiều kỷ niệm. Những đêm khăn choàng, áo dạ cùng nhau thả bộ trên những con dốc, đến những nhà hàng trên đỉnh đồi nhìn toàn cảnh thành phố San Francisco chìm đắm trong màn sương dày đặc, nổi bậc cây cầu Golden Gate ẩn hiện mờ/ảo, một tuyệt tác của con người.

Thành phố vừa yên bình, vừa rực rỡ những ngọn đèn hoa đăng. Dòng xe cộ bịn rịn không rời nối tiếp qua cây cầu Oakland, những thành phố mà chúng tôi lưu luyến, ở lại và in đậm tình thân.

Tối đó, chúng tôi đón anh chị Lê Văn, trông anh rất mệt nhưng cố gắng gặp tôi... Anh nhắc lại những kỷ niệm với nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, tài tử Kiều Chinh, và tôi…

...
Tôi rời Houston trong nỗi buồn vô tận. Ngày trở lại của tôi sẽ là một ngày đau thương - chia lìa. Bóng dáng chủ biên Lê Văn sẽ không còn nữa. Trên những làn sóng phát thanh sẽ không còn giọng nói truyền cảm, thao thao bất tuyệt của anh.

Ngậm ngùi tiễn biệt anh. Tiễn anh một đoạn đường mà xa xôi vạn dặm. Mai này, có còn một Lê Văn nữa hay không? Lòng chúng em buồn man mác nỗi nhớ anh.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Đỗ Vẫn Trọn, nhà văn hiện sống tại California, Hoa Kỳ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Lê Văn, sinh ngày 28/04/1937 tại Nam Định tạ thế hôm 23/10/2021, tại Houston, Hoa Kỳ

Sửa bởi tuphuongsg: 03/11/2021 - 21:58


Thanked by 3 Members:

#161 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/11/2021 - 20:51

Giáo sư Vũ Quốc Thúc (1920-22/11/2021), Cựu Thống Đốc ngân hàng Quốc Gia Việt Nam, vừa qua đời sáng hôm qua, 22/11/2021, tại Pháp, Hưởng đại thọ 101 tuổi.
Ông sinh ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm 1920 tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Ông từng theo học Trường Cao đẳng Luật học (École Supérieure de Droit) tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và tốt nghiệp tại đây năm 1942.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc là một kinh tế gia và một chính khách, không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển....

Đặc biệt, giáo sư Vũ Quốc Thúc còn là đồng tác giả hai bản phúc trình Stanley-Vũ Quốc Thúc (1961) và Phúc trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968) về tái thiết Việt Nam thời hậu chiến. Ông còn viết rất nhiều sách và khảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Ông định cư tại Pháp năm 1978, sống tại Nanterre, ngoại ô Paris và làm giáo sư môn kinh tế tại Đại học Paris từ năm 1978 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1988.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#162 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/12/2021 - 20:37

Cô Lan - Thanh Kim Huệ qua đời

Nghệ sĩ Thanh Điền đau đớn cho Tuổi Trẻ Online biết tin vợ ông - NSƯT Thanh Kim Huệ đã qua đời lúc 13h50 ngày 23-12 do bệnh ung thư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tên thật là Bùi Thị Huệ, sinh năm 1955 tại Sài Gòn trong một gia đình có hai chị em gái. 7, 8 tuổi đã lên sân khấu Hằng Xuân - An Khương với các vai đào con, tì nữ, múa hát…
Thanh Kim Huệ đã trải qua các đoàn Dạ Minh Châu, Thiên Hương, Hoa Phượng, Kim Chung, Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang, Sài Gòn 1, 2, 3…
Thanh Kim Huệ là giọng ca ngọt ngào đã được khán giả say đắm qua nhiều băng đĩa, tuồng tích như Yêu lầm, Sao chưa thấy anh về, Chợ mới, Chị Sáu Giồng Trôm, Hoa mua trắng, Lan và Điệp, Ngao Sò Ốc Hến...
Trong thế hệ nghệ sĩ cải lương trưởng thành trong giai đoạn giao thời ở cột mốc 1975, NSƯT Thanh Kim Huệ được xem là một trong những giọng ca nữ nổi bật với chất giọng cao vút, ngọt lịm không lẫn với bất cứ ai…
Gia đình không ai theo nghiệp hát nhưng do ba mẹ chuyên cho các gánh hát thuê âm thanh nên cứ mỗi đêm bà đều theo ba vô rạp.
Đến rạp hát riết mà tự nhiên thấm, tự nhiên ghiền rồi Thanh Kim Huệ cứ thế mê mẩn ngắm ông chúa, bà hoàng trên sân khấu, rồi lẩm nhẩm hát theo hồi nào không hay. Khi đọc chạy chữ thì Thanh Kim Huệ đã biết chạy ra chợ mua tập bài ca về hát nhại theo giọng của Lệ Thủy, Mỹ Châu…
Thấy Huệ lanh lẹ nên kép chánh Hoàng Siêu kêu lại chỉ cho hát. 8, 9 tuổi bé Huệ đã leo lên sân khấu đoàn Hằng Xuân - An Khương đóng đào con. Từ đoàn hát ban đầu, bà đi qua các đoàn Dạ Minh Châu, Hoa Phượng.
Sự nghiệp của Thanh Kim Huệ bắt đầu khởi sắc hơn khi về đoàn Kim Chung được nâng lên đào nhì, đào ba, lúc đó cô mới 13, 14 tuổi. Trong đoàn, có rất nhiều tài danh như Lệ Thủy, Mỹ Châu, Diệu Hiền, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Chí Tâm…
Khác với các nghệ sĩ thường được các bậc tiền bối gợi ý đặt nghệ danh, Huệ tự tìm cái tên trên sân khấu cho mình.
Ban đầu bà lấy tên Ngọc Huệ, sau đó thấy không ăn thua bà nghĩ ra nghệ danh Thanh Kim Huệ, không lý giải rõ ý nghĩa cái tên chỉ đơn giản vì cô gái trẻ thích vậy. Một cái tên sáng sủa và mong đợi thời hoàng kim cho chất giọng đẹp.






Thanh Kim Huệ có một giọng hát thật sự ấn tượng. Năm 1973, bà được hãng đĩa Việt Nam ký độc quyền với số tiền 200.000 đồng, bài tân cổ đầu tiên là Yêu lầm thâu chung với NSND Minh Vương.
Đĩa phát hành được khán giả ủng hộ rần rần, vậy là cô bé Huệ bắt đầu những ngày tháng quần quật trong phòng thu. Sáng vô thu từ 9h tới 5h chiều, buông ra là chạy lẹ về rạp để chuẩn bị cho suất hát tối.
Cuối năm 1974, soạn giả Loan Thảo cho thâu tuồng Lan và Điệp. Ban đầu vai Lan tính giao cho NSND Lệ Thủy nhưng rồi không biết sao ông kêu Huệ tới thử, ông nói: "Con cỡ tuổi nhân vật Lan chắc hợp hơn!".
Trong tuồng, Chí Tâm hát vai Điệp, còn Thanh Kim Huệ vô vai Lan, dàn bao là các nghệ sĩ Hữu Phước, Tú Trinh, Hùng Minh, Mai Lan… Tuồng Lan và Điệp phát hành, không ngờ khán giả khắp nơi mê mệt.
Tên tuổi Chí Tâm - Thanh Kim Huệ nổi như cồn. Tên hai nhân vật đã được dùng để gọi Chí Tâm - Thanh Kim Huệ kể từ ngày ấy.
Khoảng năm 1978, 1979, Thanh Kim Huệ và Trọng Hữu thâu bài Chợ mới của soạn giả Trọng Nguyễn. Bài ca cổ đó sau này trở thành bài "tủ" của nhiều người dân Nam Bộ trong các cuộc liên hoan, bên ly trà, trên bàn nhậu…
Thanh Kim Huệ kết hôn với nghệ sĩ Thanh Điền. Cuối năm 1974, gia đình Thanh Điền lập gánh hát Xuân Liên Hoa, Thanh Kim Huệ về đoàn làm đào chánh, tại đoàn cô còn phát triển thêm khả năng viết tuồng.
Cứ đi coi phim Hong Kong nào thấy hay bà lại về phóng tác với khá nhiều kịch bản cải lương như Quỷ kiến sầu, Nắng đẹp muôn màu, Tiếng hát rừng hoang
Vợ chồng Thanh Điền - Thanh Kim Huệ từng gây dấu ấn với công chúng khi vào vai Thị Hến - Quan Huyện trong vở cải lương kinh điển Ngao Sò Ốc Hến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người phụ nữ chuẩn mực của gia đình

Nói đến Thanh Kim Huệ, người ta phải công nhận đó là một người phụ nữ của gia đình. 14 tuổi, bà thọ ơn của NSƯT Thanh Điền cứu mạng mẹ con bà khi đi lưu diễn, thế là nảy sinh tình cảm, rồi lớn lên yêu nhau, cưới nhau, sống bên nhau cho tới bây giờ. Bà không mang tiếng mang tai gì cả, chỉ chăm chăm lo làm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và lo cho chồng con. Ở nhà, bà rất giản dị, ăn mặc, cười nói nhẹ nhàng, chăm sóc từng bữa ăn, từng góc nhà xinh xắn, rảnh thì đi chùa, viết lách.
Giai đoạn đoàn Sài Gòn 1 của hai ông bà lâm vào nợ nần, khó khăn thì bà cùng chồng dốc sức làm thêm, mở studio chụp ảnh, không than thở câu nào. Bà cũng không than thở khi hai vợ chồng phải bán nhà trả nợ, giải tán đoàn. Rồi hai ông bà lại phất lên, lại mua nhà mới, lại làm bầu dàn dựng tuồng quy tụ anh em cùng biểu diễn.
Cô con gái mất sớm, bà vượt qua đau khổ, lại sống hiền hòa, phúc hậu hơn nữa. Bà thăng trầm khá nhiều trong đời, nhưng với bản chất hiền hậu, ít than vãn, bà lặng lẽ vượt qua và lặng lẽ tỏa sáng. Mấy năm gần đây, hai ông bà đi đâu cũng có nhau, nụ cười tươi tắn, ai cũng chúc mừng. Không ngờ… Một tiếng chuông ngân… Mà không, cô Lan đã cắt đứt dây chuông vĩnh viễn. Khán giả tan nát cõi lòng…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ ghi dấu ấn với khán giả qua các vở diễn như Ngao Sò Ốc Hến, Lan và Điệp…

TL

Thanked by 2 Members:

#163 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/12/2021 - 21:33

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương của 'còn gặp nhau thì hãy cứ vui' qua đời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




“Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời…”, tác giả của những câu thơ tài hoa ấy là nữ thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương vừa qua đời.
Nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương trút hơi thở cuối cùng vào 4 giờ sáng ngày 24.12 đã làm nhiều người bất ngờ và khóc hết nước mắt, dù bà lâm trọng bệnh tuổi già cũng khá lâu.
Nhà thơ tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh năm 1935 (trên giấy tờ khai năm 1937) tại Vỹ Dạ (Huế). Từ 1964 đến nay, bà đã xuất bản nhiều tập thơ Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Bâng khuâng tình khúc (2001), Thơ tình và tình thơ (2006), Thơ dâng Cha M(2007),... và tập văn xuôi Hồi ức về cha tôi: Ưng Bình Thúc Gia thị (1996, tái bản bổ sung 2002). Nhà thơ Hỷ Khương từng sinh hoạt trong t*o đàn Bạch Nga và t*o đàn Quỳnh Dao, là 2 t*o đàn nổi tiếng trước đây.
"Chung nòi nghệ sĩ vốn đa tình"

Thời còn đi học, hẳn những câu thơ của Ưng Bình Thúc Giạ Thị từng khiến nhiều người nao lòng mỗi khi nhắc đến Huế: Chiều chiều trước bến Văn Lâu/Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm/Ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông/Thuyền ai thấp thoáng bên sông/Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non…, thì thật bất ngờ Ưng Bình chính là cha ruột của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, tác giả bài thơ nổi tiếng Còn gặp nhau sau này.
Bài thơ Còn gặp nhau của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương ra đời vào năm 1999, lưu truyền rộng rãi khắp nơi nhưng lâu nay cứ tưởng của dân gian nên thường để khuyết danh tên tác giả, ít ai biết đến nữ thi sĩ đã làm nên những câu thơ tài hoa: Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời… lại là Tôn Nữ Hỷ Khương.
Sinh ra trong một gia đình 5 đời trực hệ về thơ văn, nhà thơ Hỷ Khương gọi vua Gia Long là Tằng, vua Minh Mạng là Cao. Vì dòng dõi vua chúa nên ngay từ năm 8 tuổi, bà đã được cha dạy cho cách gieo vần thơ Đường luật. Lớn lên, Hỷ Khương vào học trường Quốc Gia âm nhạc Sài Gòn nhưng phải bỏ dở vì cụ Ưng Bình không thể xa cô con gái rượu. Đến năm 1961, khi ông mất thì Hỷ Khương mới rời quê hương định cư ở Sài Gòn. Bà tham gia t*o Đàn Bạch Nga, t*o đàn Quỳnh Dao và cộng tác với nhiều tờ báo danh tiếng thời bấy giờ, trong đó Phổ thông tạp chí là nơi bà in thơ nhiều nhất, hầu như số nào cũng đăng thơ Hỷ Khương.
Hiện công việc hậu sự đang được ông Trần Bá Thùy, chồng của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương lo lắng chu tất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Chân dung nhà thơ lúc trẻ

MINH LÊ chụp lại từ tl gia đình

Thanked by 1 Member:

#164 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 25/12/2021 - 04:57

Hỷ Khương ngang hàng với Bảo Đại . Ưng là con của Hồng hay Hường .
Vua Minh Mạng có 2 người con nổi tiếng : Ông Hoàng 10 Tùng Thiện Vương, Ông Hoàng 11 Tuy lý vương .
Tuy Lý vương sinh ra Ngài Hồng (tôi nhớ không rõ vì hệ Vỹ dạ), Ngài Hồng sinh ra Cụ Ưng Bình .
Tùng thiện Vương sinh ra Ngài Hồng Khảng, Ngài Hồng Khảng sinh ra Cụ Ưng Trình Thượng thơ thời Bảo Đại .
Cụ Ưng Trình thời làm Phủ Doãn Thừa thiên đã thả Ông Võ Nguyên Giáp năm 1930 tư Lao Thừa phủ .
Madama Huế tức là Công tằng Tôn Nữ Khánh Nam (1929) vưa mới mất cách đây mấy tháng, tôi có giới thiệu trong đây .

Thanked by 5 Members:

#165 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/12/2021 - 21:02

GS-TS dân tộc nhạc học Trần Quang Hải qua đời

29/12/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo thông tin từ gia đình, GS-TS dân tộc nhạc học Trần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(con trai trưởng cố GS Trần Văn Khê) đã qua đời tại Pháp, vào 0 giờ ngày 29.12.2021 (giờ địa phương).
Kiến trúc sư Trần Quang Minh, em của GS Trần Quang Hải, thông tin anh trai ông qua đời sau thời gian điều trị nhiều bệnh nền: ung thư máu, tiểu đường, bệnh phổi, suy thận và nhiều lần đột quỵ. GS Trần Quang Hải đã qua đời tại tư gia khi đang ngủ.
Trong dịp Giáng sinh mới đây, những ai theo dõi trang Facebook cá nhân của GS Trần Quang Hải vẫn thấy ông đăng tải những video chúc mừng Giáng sinh do ông thể hiện bằng nhiều thứ tiếng và chơi đàn hạc của người Do Thái (Jew’s harp)...
GS Trần Quang Hải sinh năm 1944 tại tỉnh Gia Định (nay là TP.H.C.M). Ông là bậc thầy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

về đồng song thanh, đàn môi, đàn muỗng và tiếp nối con đường phụng sự âm nhạc dân tộc Việt Nam của cha ông.
Năm 2017 GS.TS Trần Quang Hải trao tặng sách, băng đĩa tư liệu nghiên cứu âm nhạc của ông cho Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam tại Hà Nội.
Năm 2019, ông đã xuất bản 2 quyển sách gồm 50 năm nghiên cứu nhạc truyền thống Việt NamHát đồng song thanh tại Mỹ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vợ chồng GS Trần Quang Hải - danh ca Bạch Yến

fbnv

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |