Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#61 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/03/2017 - 21:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa, chuyện cũ: Nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam

07:04 AM - 18/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Ankroet Ảnh: Anh Đinh Viết Hòa cung cấp
Sâu trong thung lũng Đankia - Suối Vàng, thuộc vùng rừng núi ở H.Lạc Dương (Lâm Đồng) còn tồn tại một nhà máy thủy điện trông như một biệt thự cổ giữa rừng thông.

Công trình Nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng từ năm 1942 và đến năm 1945 thì hoàn thành đi vào hoạt động. Nhà máy phát điện đưa về Đà Lạt hòa điện với Nhà máy điện diesel Đà Lạt, chủ yếu cấp điện cho TP.Đà Lạt, nơi được ví là Paris thứ hai của người Pháp ở VN lúc bấy giờ.
Anh Đinh Viết Hòa (49 tuổi), quản đốc phân xưởng Nhà máy thủy điện Ankroet, nói rằng hầu hết những tư liệu về nhà máy thủy điện này đã bị thất lạc, chỉ còn 2 bản vẽ thiết kế đập bằng tay do người Pháp vẽ từ bên nước họ rồi gửi bưu điện sang nhà máy là đang còn được lưu giữ.
Công xây nên muôn thuở không quên
Nhìn từ xa, Nhà máy thủy điện Ankroet trông như một ngôi biệt thự hiền hòa ẩn mình dưới tán thông xanh ngắt với phong cách giống như nhiều biệt thự Pháp khác ở xứ sương mù. Điều khác biệt là xung quanh “ngôi biệt thự” này có những nấm mộ vô danh nằm rải rác, khiến cho khung cảnh nên thơ nơi đây đượm vẻ tịch liêu.
“Hầu hết các hạng mục công trình được xây dựng bằng đá chẻ và liên kết bằng mạch vữa. Lúc bấy giờ, việc thi công công trình này hầu như dùng sức người là chủ yếu. Hàng ngàn lao động là những dân phu từ miền Bắc, miền Trung nước ta được người Pháp tuyển mộ đưa vào xây dựng công trình. Công phu nhất là công trình đường hầm xuyên núi được đào thủ công với muôn ngàn hiểm nguy rình rập. Những vật tư, thiết bị nào có thể tháo rời được đều được tháo rời, rồi “tận dụng” sức dân phu luồn rừng, lội suối kéo, cõng vào. Công việc nặng nhọc, ăn uống kham khổ, dịch bệnh, giá rét… đã làm không ít dân phu bỏ mạng trên công trường này, xác họ được vùi dưới lòng đất quanh nhà máy”, anh Hòa cho biết.
Vào năm 2005, một đài tưởng niệm đã được dựng lên để ghi nhớ công ơn của những người đã xây dựng, vận hành nhà máy. Vào những dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm ngành, anh em nhà máy đều dọn cỏ, thắp nhang cho các nấm mộ để tưởng nhớ tiền nhân. Tấm bia đá dựng trong đài tưởng niệm ghi rõ 2 câu đối: “Ơn góp sức ngàn năm vẫn nhớ/Công xây nên muôn thuở không quên”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà máy thủy điện như ngôi biệt thự Ảnh: Gia Bình


Điểm tham quan thú vị

Theo thiết kế ban đầu của người Pháp, đập - hồ Ankroet là đập tự tràn xây bằng đá chẻ dài 97 m, cao 10 m, dung tích hồ chứa 1 triệu m3 nước. Cửa nhận nước và đường hầm xuyên núi dài 536 m hình móng ngựa với đường kính 1,65 m và có giếng thủy áp cuối đường hầm cao 44 m (đường kính 4 m). Đường ống thủy lực nối xuống nhà máy bằng thép dài 160 m. Tại nhà máy lắp đặt 2 tổ máy, mỗi máy 300 kW, tuốc bin hiệu BELL, máy phát hiệu CEM-LEHAVRE do Mỹ sản xuất Đầu những năm 1960, để có nguồn điện phục vụ xây dựng thủy điện Đa Nhim (tại huyện Đơn Dương và Sông Pha), Nhà máy thủy điện Ankroet được tiến hành cải tạo, nâng cấp để đáp ứng thêm nhu cầu mới.
Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà máy thủy điện Ankroet được tiếp quản, Sở Quản lý phân phối điện Lâm Đồng (nay là Điện lực Lâm Đồng) quản lý. Qua thời gian, những máy móc cũ, đập tự tràn, đường hầm bị hư hỏng nên dần dần được thay thế, nâng cấp. Cùng với đó, công nghệ cũ từ vận hành bằng tay và bán tự động theo nguyên lý cơ - điện - từ được thay đổi sang công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, điều khiển bằng công nghệ tiên tiến.
Cho đến nay, thủy điện Ankroet là thủy điện duy nhất trong nước có đập tràn xây bằng đá chẻ. Ngoài ra, điều thú vị là nhà máy, hiện tại vẫn rất kiên cố, có kiến trúc rất hài hòa với thiên nhiên, tựa như một biệt thự nghỉ dưỡng chứ không hề mang dáng dấp một công xưởng. Anh Đinh Viết Hòa cho hay: “Dù hiện tại nhà máy đã được áp dụng công nghệ hiện đại, cán bộ, nhân viên quản lý, vận hành cũng được trẻ hóa nhưng những gì thuộc “dấu xưa”, chúng tôi vẫn lưu giữ. Ngoài một số thiết bị và một trong hai tổ máy đầu tiên đã được vận chuyển ra Hà Nội trưng bày trong nhà truyền thống của Tập đoàn điện lực VN, thì tổ máy còn lại và một số thiết bị, vật liệu nhỏ khác, chúng tôi đang lưu giữ, trưng bày trong khuôn viên nhà máy”.
Ngày nay, mỗi năm Nhà máy Ankroet đón cả ngàn lượt du khách đến tham quan. Do đặc thù, nhà máy sẽ không tiến hành nâng công suất nữa. “Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng nơi đây thành điểm đến du lịch, phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu về nhà máy thủy điện xưa nhất VN có tuổi đời hơn 70 năm vẫn đang còn hoạt động”, anh Hòa nói.

Gia Bình



#62 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/03/2017 - 21:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa, chuyện cũ: Người xây Sở Địa dư Đông Dương

06:13 AM - 04/03/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sở Địa dư Đông Dương (nay là Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt) Ảnh: Tư liệu
Ngay khi đang làm giám thị công trường đường bộ B’lao - Đà Lạt cho hãng thầu Eiffel nổi tiếng của Pháp, chàng thanh niên Nguyễn Văn Tiếng đã ấp ủ mơ ước mở công ty riêng để xây dựng các công trình tại Đà Lạt.

Ông Nguyễn Văn Tiếng sinh năm 1900 tại Thừa Thiên-Huế. Giữa thập niên 20 thế kỷ trước, khi người Pháp tuyển mộ lao động để xây dựng Đà Lạt trở thành thủ phủ của Đông Dương, ông đưa gia đình vào Đà Lạt lập nghiệp.
Buổi ban đầu ông xin việc tại hãng thầu xây dựng Eiffel của Pháp, trong giai đoạn hãng đang thi công nhiều công trình khắp Đông Dương. Nhờ có trình độ học vấn tương đối cao, lại thông minh lanh lợi nên ông được tuyển dụng làm giám thị (surveillant) công trường xây dựng đường bộ từ B’lao đến Đà Lạt, từ đó ông có tên “Xu Tiếng”.
Lúc đó đoạn đường hơn 100 km từ B’lao lên Đà Lạt phải qua toàn núi đồi hoang vu, đầy thú dữ nhưng Nguyễn Văn Tiếng vẫn chấp nhận lăn lóc với nắng mưa, giá lạnh và cả căn bệnh sốt rét hoành hành để vừa làm vừa học. Ông học cách điều hành quản lý của người Pháp, học cách làm sổ sách, ghi nhật ký công trường…, bởi lúc đó chàng trai này đã ấp ủ ước mơ khi có cơ hội thuận tiện sẽ mở công ty xây dựng riêng. Là người có ý thức trong công việc, ham mê học hỏi và luôn tuân thủ kỷ luật công trường, nên ông được hãng thầu Eiffel chuyển về Đà Lạt đảm nhận công việc có trách nhiệm và quyền hạn cao hơn.
Xây Sở Địa Dư Đông Dương
Cụ Đinh Thị Hiển (89 tuổi, em dâu của vợ ông Tiếng) cho biết năm 1937 khi cụ theo gia đình vào Đà Lạt đã nghe danh ông Tiếng là một nhà thầu xây dựng nổi tiếng. Cụ không biết rõ ông Tiếng bắt đầu thầu xây cất biệt thự cho người Pháp từ năm nào, chỉ nhớ cùng thời ông có nhà thầu Võ Đình Dung xây cất nhà ga xe lửa Đà Lạt và nhiều dãy phố ở Đà Lạt. Còn ông Nguyễn Thái Hai (một người sống lâu năm tại Đà Lạt, nay định cư tại Mỹ) cho biết thêm nhờ có kinh nghiệm và uy tín trong thời gian làm với hãng thầu Eiffel, nên năm 1937 ông Tiếng được chính quyền Pháp giao cho xây khu cư xá Saint Benoit và năm 1942 xây dựng khu Cité Decoux gồm 51 căn nhà dành cho công chức Pháp lương thấp và đông con.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Xu Tiếng Ảnh: Lâm Viên chụp lại


Vào năm 1939, ông Tiếng trúng thầu xây dựng Sở Địa dư Đông Dương. Đây là một công trình lớn, khi hoàn thành sẽ in ấn và phát hành bản đồ cho cả 3 nước Đông Dương. Với kinh nghiệm và kiến thức học được từ người Pháp, ông Tiếng đã hoàn tất dự án vào năm 1943. Tòa nhà uy nghi, đồ sộ này có kiến trúc mang phong cách Pháp với tường xây hoàn toàn bằng đá chẻ, hài hòa kiến trúc công trình Trường Grand Lycée Yersin (nay là Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) nằm gần đó. Năm 1955, nơi đây được đổi thành Nha Địa dư quốc gia của VN cộng hòa, và nay là Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt. Cho đến nay, tòa nhà này vẫn là một trong những di sản kiến trúc tiêu biểu của thành phố hoa.
Theo ông Nguyễn Thái Hai, khi vừa xây xong Sở Địa dư, do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ 2 gia đình ông Tiếng cùng nhiều gia đình gốc Huế khác phải tản cư về Huế mà chưa kịp lãnh tiền công xá, vật liệu. Năm 1947 ông Tiếng hồi cư Đà Lạt. Thật may mắn, lúc đó ông Baillon, chỉ huy trưởng các công trình xây dựng ở Đà Lạt, vẫn còn tại chức. Baillon biết ông Tiếng xây xong Sở Địa dư nhưng chưa kịp lãnh tiền nên cấp giấy chứng nhận để ông Tiếng được truy lãnh. Nhờ đó ông Tiếng có vốn để tiếp tục phát triển nghề cũ.
Từ sau năm 1945, người Pháp hạn chế xây cất dinh thự mà chỉ tân trang nội thất các dinh thự cũ. Nhờ uy tín và kỹ lưỡng, người Pháp giao cho ông Tiếng nhiều công trình để thay thế các trang thiết bị mới từ Pháp như bếp sắt, bồn tắm hay thay sàn gỗ mới, bình phong…
Hãng cưa hiện đại
Cụ Đinh Thị Hiển nhớ lại: Để tự chủ trong việc thầu xây dựng, ông Tiếng mở nhà máy đúc gạch và ngói xi măng ngay tại Đà Lạt, thay vì phải đánh xe xuống tận La Ba (Đức Trọng) hoặc Di Linh chở lên mất thêm phí chuyên chở. Từ năm 1948, ông Tiếng mở hãng cưa xẻ gỗ với tên gọi Thiện Nghĩa, tên của người con trai trưởng, để kỷ niệm người con đã giúp ông nhiều trên đường lập nghiệp nhưng mất sớm.
Năm 1953, ông Tiếng nâng cấp xưởng cưa, thay vì xẻ gỗ bằng tay ông nhờ người con đang du học ở Pháp đặt mua một số máy cưa, máy xẻ gỗ và bộ dụng cụ ngành mộc, một số catalogue… cho nên Thiện Nghĩa trở thành hãng cưa hiện đại nhất Đà Lạt thời đó. Ông Tiếng còn nghiên cứu tự sản xuất ván ghép sàn nhà để cung cấp cho việc xây dựng các biệt thự kiến trúc Pháp.
Từ ngày vào Đà Lạt lập nghiệp, gia đình ông Tiếng thường xuyên giúp đỡ chùa Linh Sơn, một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Đà Lạt. Ông là một trong số những sáng lập viên Hội Phật học Đà Lạt.

Lâm Viên

Bạn đọc phản hồi

doan trung
TP .. ... .... - 04/03/2017
Xưa là Sở Địa Dư Đông Dương... nay là Xí nghiệp Bản Đồ,đặt tên hay quá há.
6 thích

nguyễn Thanh
Lâm Đồng - 04/03/2017
Thông tin thêm Xưỡng cưa Thiện Nghĩa nằm trên đường Phan Đình Phùng, gần Ngã 3 Chùa. Sau 1975, xưỡng cưa được nhà nước quản lý tiếp tục hoạt động; Sau này trở thành khu dân cư Nguyễn Lương Bằng, trụ sở UBND phường 2 Đà Lạt cũng nằm trong khuôn viên của xưỡng cưa này.
4 thích

#63 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/03/2017 - 19:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

/

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

/

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

/ France 2017


Một buổi sáng đi trên đường, chợt nhìn thấy người bảo vệ già cầm cái chổi chà quét những lá me và hoa me vàng rơi vung **** trên mặt đường sau những làn gió, tôi ngẩng đầu lên nhìn những tán cây, thì ra là cây me đang ra hoa, hoa me mầu vàng đậm như mầu hoa mai, đẹp không kém. Suốt một con đường trồng toàn cây me, có cây già cao ngất ngưởng, có cây non thâm thấp, mới trồng sau này thay thế cây đã gẫy đổ. Tháng ba mùa cây me ra hoa, đưa tôi về lại tuổi ấu thơ trên thành phố. Đi ngang qua hai căn nhà cũ của cha mẹ tôi, trước nhà là những cây me xòe tán lá xanh, lúc nào tôi cũng thấy buồn. Thế mà tôi lại quên đi, cây me có hoa vàng.
Thời gian, ôi thời gian. Lúc mười tám, mười chín tuổi tôi thấy đời dài vô tận. Cứ sống hòai mà không bao giờ nghĩ đến ngày mai mình có thể chết, hăm hở lao đầu vào phía trước, ngày qua ngày, năm lại qua năm. Lo ăn, lo mặc, lo chồng, lo con. Cuộc đời nghĩ lại, thấy nó gắn liền với một chữ „ lo „. Bây giờ, bạn tôi bảo „ bớt lo đi mà sống „, tôi vẫn chưa tỉnh ngộ, thấy mình vẫn còn cứ lo mãi, lo hoài. Cuộc đời tôi rồi qua đi, sống có ích gì cho ai ?!
Thành phố còn nhiều cây xanh. Máy bay lượn lờ trên thành phố, sát cả những mái nhà lổn nhổn cái cao cái thấp cái mầu xanh cái mầu đỏ để đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, những hàng cây xanh như chìm ngập trong biển mái nhà vì cây còn thấp hơn những nhà đã mọc cao hơn. Những người trồng cây, trồng hoa ngày hôm nay có nghĩ là mình trồng cây cho hôm nay và ngày mai, một công việc đang phải làm dưới ánh nắng chang chang, tưởng như là một „cọt vê“ nhưng thật là ích lợi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đi ngang qua một trường học, nhằm giờ ra chơi, tôi đứng lại. Một số em bé gái, không đủ chỗ trong sân trường, ra hẳn ngoài vỉa hè, chơi nhẩy dây. Các em thách nhau ai nhẩy được bao nhiêu bận. Tôi nhìn các em mà lòng rất cảm động. Các em còn biết chơi nhẩy dây, đánh bóng chuyền hồn nhiên như tôi ngày xưa, cách đây cả nửa thế kỷ, chưa bị ai pát, ai phôn xâm chiếm. Nhìn các em bé gái đang vui đùa trên sân trường, tôi như nhìn lại hình ảnh ngày tôi bằng tuổi các em.
Trường cũ của tôi, thì một trường đã bị phá sập, trường mới mọc lên trên nền cũ với cái tên mới, chỉ có trường nữ trung học Gia Long là còn tồn tại, được sửa sang bảo trì thật đẹp và hầu như mỗi ngày một lớn thêm ra, nhưng cũng mang tên mới.
Nói chuyện với một vài người trẻ, thế hệ 8x trở lên, tôi thất vọng vì cái hiểu biết về lịch sử cận đại của Việt Nam quá yếu kém. Các em cũng chẳng tha thiết gì đến môn học „ Sử“ mà các em cảm thấy quá khô khan, nào ngày nào tháng nào năm và những câu kinh điển. Những trang báo về Sử cũng không thu hút được tuổi trẻ. Vậy thì làm cách nào cho các em học Sử một cách hấp dẫn và ích lợi ?
Có người nói phải „đi“, và đi nhiều thì học Sử mới hấp dẫn. Nhưng phải có điều kiện mới đi được, và đi đâu ?
Thành phố ngày một mới hơn. Tôi lại không thích cái mới ấy. Làm mới thì dễ, cứ đập nát ra trong vài ngày là tiêu tan hết cả, rồi xây mới lại, những cái nhà cao tầng hình cột chĩa thẳng lên trời mà người ta thường cho đó là một biểu tuợng của phalus. Bảo tồn cái cũ mới là khó. Nói về mặt bảo tồn cảnh quan thì thành phố Hà Nội còn nhiều may mắn hơn là Sài gòn. Mới trong tuần này một khu câu lạc bộ thể tháo trên đường Công Lý cũ bị đập nát để xây mới một cái gì không biết. Người Saigon thích trồng nhà cao tầng ngay trong trung tâm thành phố. Rồi đường métro mới chạy ngang qua trung tâm. Một lúc nào đó, những tâm trạng hoài cổ có trở lại để con người nuối tiếc những kỷ niệm cũ ? Như tôi có lúc đã quên cây me có hoa vàng. May mà nó còn đó, trong đời tôi và có thể những đời sau.
MTT

#64 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/03/2017 - 13:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nguyễn Thị Thụy Vũ trở lại với 10 tác phẩm tái bản

19/03/2017
TTO - Nhân 10 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ - một trong những nhà văn nữ nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975 - vừa được tái bản, PV Tuổi Trẻ trò chuyện ngắn với người phụ nữ đã sống lặng lẽ mấy mươi năm nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nguyễn Thị Thụy Vũ tên thật là Nguyễn Thị Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. Nhân 10 cuốn sách vừa được Phương Nam và NXB Hội Nhà Văn tái bản, nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ sẽ giao lưu với bạn đọc vào 17h ngày 19-3 tại Đường sách TP..... - Ảnh: N.HOA
* Với loạt sách tái bản lần này, cảm giác của bà thế nào?
- Tôi rất vui vì sách in đẹp, trình bày trang nhã và NXB Hội Nhà Văn có làm công tác chú thích rõ ràng các từ ngữ, lời ăn tiếng nói của người miền Nam mà tôi đã sử dụng.
Từ nhiều năm trước đây, do quý mến tôi nên nhà thơ Ý Nhi đã nhiệt tình xin tái bản nhưng không được cấp phép. Nay mọi việc đã tốt đẹp hơn. Với tôi là một tín hiệu đáng mừng.
* Trong các tác phẩm đã viết, bà thích quyển nào nhất?
- Đó là quyển Khung rêu. Chỉ có 30% là hư cấu, còn lại là sự thật. Tiểu thuyết là tưởng tượng, ai cũng biết vậy nhưng có tưởng tượng nào không bắt nguồn từ một phần sự thật?
Từ hồi còn nhỏ, tôi đã phải chịu đựng một ám ảnh thường xuyên: sự suy sụp, bệ rạc của một gia đình thịnh mãn ở miền Nam (cái thịnh mãn của hàng điền chủ ở miền Nam trước đây đã là tục ngữ...).
Nguyên nhân chính của sự suy sụp, bệ rạc này thì ai cũng biết: chiến tranh. Một cuộc chiến tranh dằng dai 25 năm, khoảng thời gian gần bằng số tuổi của tôi lúc đó.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một dòng dõi đã đến hồi ly tán. Những cảnh sống huy hoàng, vương giả của một thành phần xã hội chỉ còn trong trí nhớ ao tù của những ông già bà lão, những cảnh sống mà tôi chỉ được nghe kể lại như một chuyện hoang đường trong những lần giỗ chạp...
Khi bắt đầu quyển truyện này, tôi đặt trước cho mình một chủ định: ghi lại cái ám ảnh từ thời nhỏ dại đó của tôi, trong ước vọng một lần nữa giải tỏa nó cho xong.
Ban đầu tôi viết Khung rêu đăng feuilleton (nhiều kỳ) trên nhật báo Bút Thép, sau mới in thành sách. Năm 1971, em ruột tôi là nhà văn Hồ Trường An tự ý đem gửi dự thi. Lúc vào bệnh viện sinh đứa con thứ hai, tôi hay tin Khung rêu đã được trao giải thưởng Văn học miền Nam.
* Trong đời viết văn của bà, có kỷ niệm nào đáng nhớ?
- Khi viết truyện dài Cho trận gió kinh thiên đăng từng kỳ trên nhật báo, lúc đó tôi ở gần đình Phú Thạnh trên đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám).
Một ngày nọ, có người hàng xóm cầm lựu đạn qua nhà đe dọa buộc tôi phải ngừng viết vì đã ám chỉ gia đình họ. Tôi trả lời đây là sự trùng hợp, chớ nên suy diễn. Về sau họ mới hiểu ra.
* Kể từ tác phẩm cuối cùng Cho trận gió kinh thiên xuất bản lần đầu vào năm 1973, từ đó đến nay không thấy bà viết nữa. Bà có lý do nào không?
- Từ năm 1980 tôi về hẳn ở Lộc Ninh và không còn viết gì thêm. Tôi nghĩ mình không còn sung sức như trước, nếu viết thêm mà không hay hơn, lại viết bậy thì độc giả chửi cho (cười).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#65 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/03/2017 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


​Đại minh tinh Hong Kong Lý Lệ Hoa qua đời ở tuổi 93

20/03/201
TTO - Ngày 20-3, nữ minh tinh Lý Lệ Hoa, một tên tuổi được khán giả châu Á yêu thích trên màn bạc Hong Kong thập niên 1940, 1950, 1960, đã qua đời tại Singapore, do tuổi già sức yếu, hưởng thọ 93 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lý Lệ Hoa

“Phong hoa tuyệt đại - Lý Lệ Hoa” là cụm từ mà giới báo chí dành để xưng tụng sự nghiệp diễn xuất 40 năm của nữ nghệ sĩ Hong Kong - Lý Lệ Hoa, với những tác phẩm điện ảnh được Trung tâm tư liệu điện ảnh Paris (Pháp), Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan lưu trữ.
Lý Lệ Hoa sinh ngày 17-7-1924 ở Thượng Hải, cha mẹ đều là diễn viên Kinh kịch. Năm 16 tuổi, Lý Lệ Hoa gia nhập công ty điện ảnh Nghệ Hoa (Thượng Hải), thành danh từ bộ phim đầu tay Tam tiếu (1940).
Từ những ngày đầu học hát Kinh kịch, giọng ca và tài nghệ của Lý Lệ Hoa đã thu hút được sự chú ý của đạo diễn, bà nhanh chóng được chọn làm đào chính trong gánh hát Kinh kịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 1969, với bộ phim Dương Tử Giang phong vân, Lý Lệ Hoa tiếp tục đoạt danh hiệu Ảnh hậu - LHP Kim Mã Đài Loan tại lần thứ lần thứ 7 - Ảnh tư liệu On.cc
Chẳng mấy chốc, sắc đẹp và tài hoa của Lý Lệ Hoa đã vang danh khắp Thượng Hải, nhiều sân khấu lớn ở đây tranh nhau mời bà về biểu diễn, nhưng Lý Lệ Hoa lại thích đóng phim cổ trang hơn nên bà rẽ hướng sang lĩnh vực điện ảnh.
Năm 1948, Lý Lệ Hoa chuyển hướng sang Hong Kong phát triển, sự nghiệp của bà có những chuyển biến mới từ Xuân Lôi (1949) - bộ phim mở lối cho bà tấn công màn bạc Hong Kong.
Tài năng diễn xuất của Lý Lệ Hoa không ngừng được khẳng định qua các bộ phim như Tiểu Phụng Tiên, Đề tiếu nhân duyên, Thiên lý tống kinh nương, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi…
Thập niên 50, Lý Lệ Hoa từng sang Mỹ tham gia diễn xuất trong bộ phim China Doll, do Frank Borzage đạo diễn, từng đoạt giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc. Lý Lệ Hoa trở thành nữ minh tinh Hoa ngữ đầu tiên tấn công màn bạc Hollywood.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lý Lệ Hoa và người chồng thứ hai Nghiêm Tuấn trong phim Dương Quý Phi (1962) - Ảnh tư liệu On.cc
Năm 1964, Lý Lệ Hoa nhờ bộ phim Cố đô xuân mộng đăng quang Ảnh hậu Kim Mã Đài Loan lần thứ 3, tiếp đó bà nhờ phim Dương Tử Giang phong vân (1969), một lần nữa đoạt danh hiệu Ảnh hậu Kim Mã Đài Loan lần thứ lần thứ 7.
Năm 1973, Lý Lệ Hoa tuyên bố giã từ màn ảnh, bà rời Hong Kong sang Mỹ định cư.
Về cuộc sống gia đình, Lý Lệ Hoa có hai cuộc hôn nhân, năm 1943, bà kết hôn với thương gia Trương Tự Phổ, hai người có với nhau một đứa con gái, nhưng cuộc hôn nhân này chỉ duy trì 5 năm đã đổ vỡ.
Năm 1956, Lý Lệ Hoa kết hôn với diễn viên Nghiêm Tuấn, hai người sống với nhau đến khi Nghiêm Tuấn qua đời vào năm 1980.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thập niên 50, Lý Lệ Hoa trở thành nữ minh tinh Hoa ngữ đầu tiên tấn công màn bạc Hollywood với bộ phim China Doll của đạo diễn Frank Borzage - Ảnh tư liệu On.cc
Sau khi người chồng thứ hai qua đời, Lý Lệ Hoa đã gá nghĩa cho Ngô Trung Nhất, vốn là ông chủ tơ lụa nổi tiếng ở Thượng Hải, đồng thời cũng là fan trung thành của bà từ cuối thập niên 40.
Vì cảm động trước tấm chân tình của Ngô Trung Nhất, Lý Lệ Hoa đã quyết định cùng ông sang Singapore định cư. Trong những năm tháng sống chung, Lý Lệ Hoa và Ngô Trung Nhất thường xuyên qua lại giữa Hong Kong, Mỹ, Đài Loan và Singapore, cuộc sống rất an nhàn, hạnh phúc.
Năm 2015, Lý Lệ Hoa được ban tổ chức LHP Kim Mã Đài Loan lần thứ 52 trao giải thưởng Thành tựu sự nghiệp, Thành Long từng đóng vai con của Lý Lệ Hoa trong phim Tần Hương Liên, đã lên sân khấu trao giải cho bà. Thành Long phát biểu, đối với anh mà nói Lý Lệ Hoa mãi mãi là đại minh tinh, mãi mãi là nữ thần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Con gái của Lý Lệ Hoa thay mẹ nhận giải thưởng Thành tựu sự nghiệp tại LHP Kim Tượng Hong Kong lần thứ 35 - Ảnh tư liệu On.cc
Năm 2016, Lý Lệ Hoa được ban giám khảo LHP Kim Tượng Hong Kong lần thứ 35 trao giải thưởng Thành tựu sự nghiệp, nhưng vì tuổi cao sức yếu, nên con gái của bà là Maggie đã thay mẹ lên sân khấu nhận giải.
Trong sự nghiệp diễn xuất 40 năm, Lý Lệ Hoa đã đóng 140 bộ phim điện ảnh, thể loại vai diễn của bà khá phong phú, từ vai nữ hiệp đến phản xuyến (nữ cải nam trang), nữ hoàng, quý phi…
Có thể nói, Lý Lệ Hoa là nữ minh tinh có sức ảnh hưởng trong lịch sử phát triển của điện ảnh Hoa ngữ nói chung và điện ảnh Hong Kong nói riêng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lý Lệ Hoa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 1964, Lý Lệ Hoa nhờ bộ phim Cố đô xuân mộng đăng quang Ảnh hậu Kim Mã Đài Loan lần thứ 3 - Ảnh tư liệu On.cc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 2015, tại LHP Kim Mã Đài Loan lần thứ 52, Thành Long đã lên sân khấu trao giải Thành tựu sự nghiệp cho Lý Lệ Hoa - Ảnh tư liệu On.cc


THỤC NGHI - tổng hợp

#66 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/04/2017 - 21:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những điều ít biết về phim hoạt hình 'Tom and Jerry'

09:18 AM - 13/04/2017 Thanh Niên Online


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Tom and Jerry' là bộ phim hoạt hình đoạt nhiều giải Oscar nhất

Bộ phim hoạt hình Tom and Jerry đã đi vào tuổi thơ của biết bao thế hệ khán giả trên khắp thế giới. Tuy nhiên, đằng sau sự thành công của siêu phẩm hoạt hình kinh điển vẫn còn những điều ít ai biết được.

1. Tom and Jerry đã được 77 tuổi
Tập phim đầu tiên của Tom and Jerry mang tên Puss Gets the Boot được ra rạp vào ngày 10.3.1940. Tính đến thời điểm hiện tại, bộ phim đã ra đời được 77 năm.
2. Cha đẻ của Tom and Jerry là ai?
Hai nhà sản xuất phim truyền hình của hãng MGM là William Hanna và Joseph Barbera chính là người đầu tiên đã lên ý tưởng và sản xuất ra bộ phim hoạt hình này. Hanna và Barbera viết kịch bản kiêm đạo diễn cho 114 tập phim Tom and Jerry tại xưởng phim MGM trong thời gian từ năm 1940 đến năm 1957.
Và cũng chỉ có những tập phim vào những thập niên 1940-1960 của cặp đôi đồng sản xuất này là được các nhà phê bình và khán giả đánh giá cao. Những bản làm lại, hoặc sản xuất sau này được cho là không đặc sắc như bản gốc.
3. Tên gốc của Tom là Jasper và Jerry là Jinx
Thuở mới ra đời, chú mèo Tom có tên là Jasper đuổi theo con chuột tinh quái Jinx. Sau đó ê kíp làm phim đã có cuộc thi nội bộ để đặt tên lại cho hai nhân vật, họa sĩ phim hoạt hình John Carr đã giành chiến thắng với giải thưởng 50 USD khi đề xuất tên gọi Tom and Jerry.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một số hình ảnh trong phim từng bị cho là cổ vũ bạo lực



4. Phim hoạt hình ngắn đoạt được nhiều giải Oscar nhất
Phiên bản gốc của Tom and Jerry đã 13 lần được đề cử và 7 lần đoạt giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. Tom and Jerry cũng là phim hoạt hình đoạt nhiều giải Oscar nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, năm 2000, tạp chí Time công bố Tom and Jerry là một trong những chương trình truyền hình hay nhất mọi thời đại
5. Tom and Jerry từng bị chỉ trích là phim hoạt hình khuyến khích bạo lực
Theo một thống kê trong 163 tập phim, Jerry đã giành chiến thắng 123 lần còn Tom giành chiến thắng chỉ 8 lần. Có 32 lần cả hai bắt tay nhau để chiến đấu với nhân vật khác với 20 lần giành chiến thắng và 12 lần thất bại. Và 5 là số lần mà Tom đã chết đi sống lại.
Thật khó để lí giải sức hút lạ kì của một bộ phim mà cả hai nhân vật mèo và chuột cố giết nhau bằng nhiều hình thức tàn bạo nhất có thể: chặt đuôi, ném bom, đập đầu… Thời điểm bộ phim mới ra đời đã bị một số bậc phụ huynh cho là truyền bá tư tưởng bạo lực cho trẻ em.
6. Tom and Jerry từng vướng nghi án phân biệt chủng tộc
Tom and Jerry bị chỉ trích thậm tệ khi xuất hiện hình ảnh các nhân vật trong phim khi bị cháy là biến thành tạo hình tóc xoăn, môi dày và da đen. Mặc khác nhân vật người giúp việc là người da màu cũng khiến tác phẩm bị lên án là phân biệt chủng tộc.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tom and Jerry bản gốc có sự xuất hiện của nhân vật người giúp việc da màu


7. Có một tình bạn giữa Tom và Jerry
Dù trong cả hàng trăm tập phim, Tom và Jerry đều coi nhau là kẻ thù và thường xuyên rượt đuổi nhau không ngừng nghỉ. Nhưng trong một tập phim trình chiếu năm 1975, cả hai đã trở thành bạn bè. Họ đã cùng nhau đi du lịch thế giới, chơi thể thao và chia sẻ mọi điều với nhau như những người bạn thân thiết.
8. Tom and Jerry và các phiên bản khác nhau
Bộ phim hoạt hình Tom and Jerry vẫn tiếp tục sản xuất cho đến tận ngày nay với nhiều phiên bản khác nhau. Có thể kể đến những phiên bản sau này như Tom and Jerry Show (1975 - 1977), The Tom and Jerry Comedy Show (1980 - 1982), Tom and Jerry Kids (1990 - 1994), Tom and Jerry Tales (2006 - 2008) và The Tom and Jerry Show (2014 đến nay).
Hiện tại, hai phiên bản Tom and Jerry Tales Tom and Jerry Show được sản xuất bởi hãng Wanner Bros. đang được phát hành trên POPS Kids Việt Nam.

Hồng Nhi
Nguồn chụp màn hình



#67 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/04/2017 - 19:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: 'Bài Tây theo điệu ta'

06:33 AM - 17/04/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bìa tờ nhạc gấp bản 'Dạ khúc' (Sérénade) và 'Chiều tà' (Serenata) do Phạm Duy soạn lời Việt

Thời kỳ thịnh hành của nhạc nước ngoài lời Việt là vào những năm cuối thập niên 1960 vì chúng luôn được phát qua làn sóng điện, đĩa hát, băng nhạc; được biểu diễn ở phòng trà, chương trình truyền hình với những giọng ca nổi tiếng.

Hiện nay, trình độ ngoại ngữ của ca sĩ và khán giả ngày càng được nâng lên cùng với những khó khăn về bản quyền nên việc chuyển ngữ phần lời ca khúc quốc tế sang tiếng Việt không còn nhiều. Tuy nhiên, hàng trăm ca khúc nhạc Anh, Pháp, Hoa, Nhật... được viết lời Việt từ những thập niên trước theo từng trào lưu vẫn còn in đậm trong ký ức người nghe.
“Đồng xanh là chốn đây thiên đàng cỏ cây, là nơi bầy thú hoang đang vui đùa trong nắng say... Đây những bờ suối vắng im phơi mình bên lùm cây, đây những giòng nước mát khẽ vươn tay về thung lũng, và những đôi nhân tình đang thả hồn dưới mây chiều...”. Ai từng nghe ban Brother Four hát Green Field rồi thả hồn theo tiếng hát ban Phượng Hoàng trong bản Đồng xanh mới thấy hết sự tài tình của nhạc sĩ Lê Hựu Hà khi đặt lời Việt cho bài hát này.
Nhạc nước ngoài lời Việt có từ khi nào?
Thật bất ngờ khi biết việc đặt lời Việt cho nhạc nước ngoài đã có từ đầu thế kỷ 20, thời kỳ chưa có “nhạc cải cách”, cụ thể hơn là chưa có nhạc Việt được viết theo ký âm Tây phương. Theo Lịch sử tân nhạc Việt Nam của Giáo sư Trần Quang Hải, lúc ấy các bài hát châu Âu, Mỹ được phổ biến mạnh mẽ ở VN với các đĩa hát 78 vòng và qua những bộ phim.
Ngạc nhiên nhất là việc đặt lời Việt cho nhạc Tây, thường được gọi là "bài Tây theo điệu ta" lại bắt nguồn từ một số nhạc sĩ cổ nhạc. Soạn giả cải lương Tư Chơi - Huỳnh Thủ Trung trong một vài vở cải lương đã cho hát nhạc Tây được đặt lời Việt như: Marinella trong vở Phũ phàng, Pouet Pouet trong Tiếng nói trái tim, Tango mystérieux trong Đóa hoa rừng, La Madelon trong Giọt lệ chung tình...
Cũng theo Lịch sử tân nhạc Việt Nam, trong giới thanh niên yêu nhạc cũng có phong trào chuyển ngữ các bài hát của Tino Rossi, Rina Ketty, Albert Préjean, Georges Milton... mà họ yêu thích. Những nghệ sĩ sân khấu như Ái Liên, Kim Thoa đã được các hãng đĩa của người Pháp như Odéon, Béka thu âm các bài ta theo điệu Tây. Khoảng thời gian từ 1935 tới 1938, rất nhiều bài hát của Pháp như Marinella, C'est à Capri, Tant qu'il y aura des étoiles, Un jour loin de toi, Celle que j'aime éperdument... mà phần lớn là sáng tác của nhạc sĩ người Pháp Vincent Scotto và của Mỹ như Goodbye Hawaii, South of The Border... đã được phổ biến mạnh mẽ với lời ca tiếng Việt, soạn bởi một nhà báo trẻ tên là Mai Lâm và bởi những tác giả vô danh khác.
Rất tiếc thời ấy chưa xuất hiện những tờ nhạc gấp nên những bản nhạc nước ngoài đặt lời Việt đã thất truyền và không chắc có người còn nhớ lại những bài nhạc ấy.
Dấu xưa trên tờ nhạc gấp
Thời kỳ thịnh hành của nhạc nước ngoài lời Việt là vào những năm cuối thập niên 1960 vì chúng luôn được phát qua làn sóng điện, đĩa hát, băng nhạc; được biểu diễn ở phòng trà, chương trình truyền hình với những giọng ca nổi tiếng. Tuy nhiên ngay từ đầu những năm 1950, nhạc nước ngoài lời Việt đã sôi động và để lại dấu tích trên những tờ nhạc gấp. Những tờ nhạc gấp được xem là phát kiến của ông Tăng Duyệt, Giám đốc NXB Tinh Hoa (sáng lập năm 1943).
Không biết tờ gấp nhạc nước ngoài lời Việt đầu tiên ra đời vào năm nào. Trong những tờ gấp nhạc nước ngoài lời Việt mà tôi còn lưu giữ thì bài Le Beau Danube Bleu mà Phạm Duy đặt là Dòng sông xanh của Johann Strauss được NXB Đón Gió ấn hành năm 1952. Một bản nhạc được viết lời Việt tuyệt hay, và đi vào lòng bao người yêu nhạc qua giọng ca Thái Thanh: “Một dòng tràn mông mênh. Một dòng nồng ý biếc. Một dòng sâu mấy kiếp…”. Năm sau, NXB Đón Gió còn in của nhạc sĩ Phạm Duy một loạt ca khúc nhạc nước ngoài lời Việt: Dạ khúc (Sérénade), Mối tình xa xưa (Celebre Valse), Chiều tà (Serenata), Trở về mái nhà xưa (Come back to Sorrento)... Đáng chú ý là trong thời gian này, tờ gấp in nhạc chỉ với lời Việt chứ không có lời bản gốc.
Không để cho NXB Đón Gió một mình một chợ, các NXB khác cũng đua nhau ấn hành tờ gấp nhạc nước ngoài lời Việt với các bài hát Mỹ, Pháp, Nhật, Ý, Trung Quốc, Cuba, Nga nổi tiếng lúc đó. Phải kể đến NXB Hoa Thủy Tiên với các tác giả Huỳnh Anh, Huyền Vân, Anh Hoa, Huyền Xuân... đã cho ra đời Vũ khúc mambo (Mambo Italiano), Bông hồng Trung Quốc (Rose de Chine), Cánh buồm lướt gió (Voyage à Cuba), Tàn nhịp liên hoan (Tabou), Tình xưa (Comédi), Cánh buồm xa xưa (La Ploma), Mối tình đầu (Bambino)... với các tác giả đặt lời việt như Thương Hoài, Tô Huyền Vân, Mộng Tiên, Vương Huyền...
Có những tác giả đặt lời Việt bám theo nội dung chính của lời gốc và cũng có những tác giả đặt theo cảm xúc của mình chứ chẳng cần theo nguyên tác. Một tác giả là Quỳnh Sơn đã dùng ý của bài thơ Hai sắc hoa ti gôn để đặt lời Việt cho bài Histoire D’un Amour với tựa đề là Một chuyện tình Hai sắc hoa ti gôn (năm 1960): “... Nhớ hôm nào khi người ấy về thăm, vuốt tóc em như bao lần. Khẽ thở dài trông em rồi bảo: Dáng hoa như tim vỡ tàn, anh e tình ta cũng sẽ vỡ tan...”.
Và thú vị là chính nhà thơ Thế Lữ đã đặt lời Việt cho bài nhạc bằng tiếng Hoa do nhạc sĩ La Hối viết nhạc (phần lời tiếng Hoa do Diệp Truyền Hoa soạn) Xuân và Tuổi trẻ (NXB Đón Gió - 1954): “Ngày thắm tươi bên đời xuân mới. Lòng đắm say bao nguồn vui sống. Xuân về với ngàn hoa tươi sáng. Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…”. Đến nay, bài hát với giai điệu rộn rã và ca từ tươi sáng này vẫn luôn vang lên mỗi dịp xuân về.

Lê Văn Nghĩa



TRẦN QUANG DINH
- 17/04/2017
* Thật ra, nhiều vị có thể quên hay chưa rõ , nhạc phẩm Serénade (cố NS Phạm Duy soạn lời Việt tên Dạ khúc - sóng radio TP .... - mảng ca nhạc quốc tế nhiều năm trước dịch là Chiều tà) do Hùng Cường hát rất thành công và có thu âm trên đĩa 45 vòng. Sau đó, tôi có nghe danh ca Lệ Thu trình bày (cũng hay ) . Sau 75, Họa Mi hay hát & được Đài TNND TP .... thu âm - thường xuyên phát vào sáng chủ nhật lúc 8h. Đó là các ca sỹ hàng đỉnh rồi. Tuy nhiên, một nghệ sỹ thể hiện còn bất hủ hơn nữa chính là Thái Thanh. Khó lẫn lộn, khó chê vì quá nồng nàn, da diết, ngây ngất - giai điệu đẹp mà người nghệ sỹ hát còn đẹp, thăng hoa hơn nhiều.
Bambino ( Mối tình đầu ) - một trong các nghệ sỹ trình bày đầu tiên là Trúc Mai .( còn lưu giữ trên mạng ). Sau 75, Nhã Phương, Lệ Thu ( Nguyễn ) cũng đình đám không kém. Song, nổi danh hơn hết là ca- diễn xuất của Nữ danh ca Thanh Lan. Ca nhạc quốc tế Đài TNND TP .... thời đó, bài này là một trong ca khúc được yêu cầu nhiều nhất. Lúc ở Bông Sen 2, Ca nhạc nhẹ Bông Sen , Thanh Lan cũng thường được khán giả yêu cầu. Rose de Chine cũng do Thanh Lan trình bày trong băng nhạc ngoại lời Việt cùng Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Elvis Phương.. Còn Xuân & tuổi trẻ ( La Hối) dân Sài Gòn này nghe cố ca sỹ Quỳnh Giao , Hà Thanh , Thái Thanh , Mai Hương thể hiện ( tuyệt ) . Sau đó, Thanh Lan " ngự trị " nhiều năm liền. Khánh Ly , Cẩm Vân , Ánh Tuyết ...đều hát và mỗi người đã có những nét hay khi thể hiện.
Xuân & tuổi trẻ với Hà Thanh , Thái Thanh , Quỳnh Giao , Ánh Tuyết hát theo phong cách bán cổ điển. Còn Thanh Lan , Khánh Ly , Cẩm Vân hát theo phong cách nhạc nhẹ- theo tôi
Từ Le Beau Danube Bleu=> Dòng sông xanh , người yêu nhạc nghĩ ngay nghệ sỹ Thái Thanh. Thật vậy, nhịp nhạc trong bài trúc trắc, ca từ - tình cảm cũng thay đổi liên tục. Ca sỹ yếu nhạc lý dễ " rớt" chẳng chơi. Đáng mừng , sau Thái Thanh lại có Khánh Ly, Thanh Lan, Ngọc Lan, Họa Mi , Kiều Nga ..hát đâu thua kém Diva Thái Thanh ! Còn hiện nay , quả thật tìm ca sỹ hát bài trên cho ra CHẤT thì không dễ
Trở về mái nhà xưa ( Come black to Sorrento ) lần lượt theo thời gian , các nghệ sỹ Hùng Cường , Sỹ Phú, Lệ Thu, Thanh Lan, Họa Mi, Ngọc Lan, Kiều Nga, Lệ Thu ( Nguyễn ) . ..thể hiện. Đây là bài hát buồn man mác , khơi gợi nhiều kỷ niệm vui buồn. Trong kệ nhạc của dân hâm mộ , có lẽ khó thiếu nó. Kỷ niệm

Thanked by 1 Member:

#68 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/04/2017 - 21:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Trào lưu Việt hóa nhạc trẻ

06:38 AM - 18/04/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thanh Lan và Duy Quang (phải) - hai giọng ca hát nhạc ngoại lời Việt được yêu thích Ảnh: T.L

Thập niên 1960 - 1970, các ca khúc Pháp, Mỹ, Ý... ồ ạt du nhập vào VN, trong đó nhạc Mỹ, Pháp rất được giới trẻ Sài Gòn ưa thích. Những bài hát này có giai điệu hiện đại, nội dung gần gũi được liên tục phát trên đài phát thanh, truyền hình, đã ảnh hưởng đến cách nghe nhạc của giới trẻ Sài Gòn.

Các ca khúc The house of the rising sun, Reviens la nuit, Tous les garçons et les filles, Capri c'est fini, Bang Bang, Besame mucho, Only you, My prayer, Be bop be lu la, Love story, Yesterday, Michelle… được nghe nhiều nhất thời ấy. Các ca sĩ, nhóm nhạc thập niên 1960 - 1970 của Mỹ như The Platters, Paul Anka, Elvis Presley; của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida; của Anh như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones.... được giới trẻ Sài Gòn thần tượng, say mê.
Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng (người chuyển ngữ gần 100 ca khúc ngoại sang tiếng Việt) được coi là một trong những “thủ lĩnh” của phong trào chuyển ngữ nhạc ngoại tại Sài Gòn thập niên 1960 - 1970. Ông biết các thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, hiện sống ở TP..... và là biên tập - đạo diễn cho phòng trà Tiếng Xưa. Nhắc tới thời kỳ sôi động của nhạc ngoại ở Sài Gòn, nhạc sĩ cho biết đây cũng là thời điểm hàng loạt ca sĩ, ban nhạc VN mang tên Tây ra đời như: The Enterprise, C.B.C, The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Strawberry Four (ban nhạc Việt đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ thời điểm đó), The Apple's Three, Peanuts Company, Vampires… Các ca sĩ nổi tiếng cũng lấy nghệ danh vừa Việt, vừa Mỹ như: Elvis Phương, Prosper Thắng, Julie Quang, Carol Kim, Pauline Ngọc, Cathy Huệ… Họ thường biểu diễn các ca khúc nước ngoài và nhạc Việt ở các quán bar, sân khấu, có thu nhập rất cao.
Lo ngại giới trẻ sẽ chạy theo phong trào nhạc ngoại quá mức, năm 1972 nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, nhạc sĩ Trường Kỳ, nhà văn Mai Thảo đã chủ động mời gọi các nhạc sĩ bạn bè cùng thời để thảo luận vấn đề Việt hóa nhạc trẻ tại tòa soạn tập san Kịch Ảnh. “Chúng tôi còn mời các ca sĩ nổi tiếng như Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Đức Huy, Tùng Giang, Thanh Lan, Pauline Ngọc, Kim Anh, Thúy Hà, Anh Tú… đến dự. Chúng tôi nói với họ rằng tại sao chúng ta phải hát lời Mỹ, Tây mà không hát lời Việt được soạn cho ca khúc ngoại? Chúng ta cũng nên lấy tên VN làm nghệ danh cho mình hay ban nhạc…”, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng kể.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng Ảnh: T.X


Sau buổi làm việc ấy, ban nhạc Phượng Hoàng ra đời, chỉ trình diễn những bản nhạc Việt do chính họ sáng tác. Một số nhóm nhạc lấy tên ngoại như The Cats Trio, The Apple three, The Golden Bells, The Blue Stars... cũng chuyển tên của mình sang tiếng Việt, lần lượt là Ba Con Mèo, Ba Trái Táo, Ba Quả Chuông, Sao Xanh...
Các ca khúc nước ngoài được nhạc sĩ VN soạn lời Việt được trình diễn rầm rộ khắp nơi và được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng: nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng có Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Chuyện phim buồn (Sad Movies), Xin em gõ 3 tiếng (Knock Three Times), Ngày xưa yêu dấu (Yesterday Once More), Nếu không có em bên đời (Et Si Tu N'existais Pas), Dòng sông tuổi nhỏ (La Maritza), Nói sao cho em hiểu (How can I tell her)…Nhạc sĩ Phạm Duy có Khi xưa ta bé (Bang Bang), Em đẹp nhất đêm nay (La Plus Belle Pour Aller Danser), Những nụ tình xanh (Tous Les Garcons Et Toutes Les Filles), Ôi! Giàn thiên lý đã xa (Chèvrefeuille Que Tu Es Loin), Tình yêu mùa đông (J'aime Bien L'Hiver), Chàng (Lui), Nàng (Elle Etait Belle); nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên có Thôi ta xa nhau (Adieu, sois heureuse)… Các ca sĩ hát nhạc ngoại lời Việt được yêu thích nhất thời đó có thể kể đến Thanh Lan, Duy Quang, Chánh Tín, Jo Marcel…
Khi được hỏi về chuyện bản quyền ca khúc chuyển ngữ trong giai đoạn bùng nổ tại Sài Gòn trước 1975, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng cho biết: “Hồi ấy tôi không phải xin phép tác giả bài hát hay trả tiền bản quyền, vì lúc đó VN chưa áp dụng Công ước Berne về bản quyền. Khi xin phép ra băng đĩa hay tờ nhạc gấp có nhạc chuyển ngữ thì phải qua cơ quan chức năng duyệt. Sau khi nghe qua, xem qua bài hát không có vấn đề gì thì họ sẽ duyệt cho mình mang đi in và phát hành”.

Dạ Ly

Nguyễn chí Công
TP .. ... .... - 18/04/2017
Tôi còn nhớ bài nhạc nước ngoài có tựa đề tiếng Việt là ( NHỮNG MÙA NẮNG ĐẸP ) , câu đầu bài nhạc là ( Thôi chia tay nầy bạn thân ơi, ta quen nhau khi mới lên năm hoặc mười.....) đoạn thứ hai là ( Con xin thưa ba cầu nguyện cho con , khi xưa con hư, con khiến cho ba thật buồn ...) bài nhạc nầy rất hay và lời nhạc dể thương nửa . Xin chào
22 thích 12 thích Trả lời 16 thích

#69 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/04/2017 - 19:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: 'Bố già nhạc trẻ' Phạm Duy

06:33 AM - 19/04/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bìa tờ nhạc Đồng xanh, lời Việt của Lê Hựu Hà Ảnh: L.V.N

Năm 1971, sau khi phim Love Story (Chuyện tình) làm mưa làm gió tại rạp Rex ở Sài Gòn thì giai điệu bài nhạc Love Story của Francis Lai cũng trở nên “mốt”.
Lúc ấy, chỉ một số dân nghe nhạc biết ngoại ngữ mới dám ngâm nga lấy le bài Love Story: “Where do I begin to tell the story of how great a love can be...”. Nhưng một thời gian ngắn sau, lời tỏ tình bằng Anh ngữ có vẻ không hiệu nghiệm bằng tiếng Việt khi chàng cất lên: “Biết dùng lời rất khó. Để mà nói rõ. Ôi biết nói gì, cuộc tình lớn quá...”. Lời tiếng mẹ đẻ thì dễ dàng đi vào trái tim các nàng hơn.
Người đặt lời nhạc Việt, theo sát ý của bài hát Love Story ấy, chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Từ cuối thập niên 1960 qua đầu những năm 1970, ngoài việc sáng tác, nhạc sĩ Phạm Duy là người đặt lời Việt cho rất nhiều bài nhạc nước ngoài. Ông đặt lời Việt cho nhạc Pháp, nhạc Mỹ đang nóng sốt trên các bảng xếp hạng âm nhạc nước ngoài. Với tay nghề điêu luyện của một nhạc sĩ, tâm hồn đầy chất thơ ca nên lời nhạc Việt do ông phổ vừa rất hợp với giai điệu bài hát vừa rất thâm trầm sâu sắc. Đơn cử Cứ yên vui (Let It Be), Trong nắng trong gió (Dans Le Soleil Et Dans Le Vent), Tay trong tay (Main Dans La Main), Hai khía cạnh cuộc đời (Both Sides Now), Em đẹp nhất đêm nay (La Plus Belle Pour Aller Danser)...
Xuất hiện một đội ngũ nhạc sĩ mới đặt lời Việt
Các nhạc sĩ trẻ xuất thân từ dòng nhạc trẻ cũng đã xuất hiện trong những nhạc phẩm nước ngoài lời Việt. Một Lê Hựu Hà với Đồng xanh (Green Fields của Brothers Four) là bài hát được ưa thích nhất của anh cùng những bài khác như Hát lên đi (Sing), Nỗi đau dịu dàng (Killing Me Softly with His Song), Đêm trắng (Nights in White Satin)... Nam Lộc với Mây lang thang (A Cowboy’s Work Is Never Done), Chỉ là giấc mơ qua (Yellow Bird)... Trường Kỳ với Biệt ly (Which Way You Goin’ Billy), Mùa tình yêu (Le Temps De L’amour), Cám ơn người yêu dấu (Merci Cherie)... Sau này, Trường Kỳ còn in riêng một tuyển tập Tình ca nhạc trẻ với 13 nhạc phẩm. Vũ Xuân Hùng là Búp bê không tình yêu (Poupee De Cire, Poupee De Son), Dòng sông tuổi nhỏ (La Maritza)... Ngoài những tác giả trên còn có Nguyễn Duy Biên, Doanh Doanh, Tuấn Dũng, Trung Thành, Thu Vân...
Trong khi một số nhạc sĩ trẻ viết lại lời cho những ca khúc nước ngoài vừa xuất hiện thì Tiến Bách lại viết lời Việt cho một dòng nhạc riêng, khó “nhằn” hơn nhiều vì thuộc loại kinh điển. Đó là đặt lời Việt cho những “tổ sư” nhạc cổ điển. Trong tuyển tập 4 Những tình khúc muôn đời của nhân loại mà tôi đang có trong tay thì thấy Tiến Bách thực hiện rất chuyên nghiệp. Không chỉ viết lời Việt, ông còn giới thiệu tiểu sử tác giả và lời nhạc gốc cũng như lời nhạc tiếng Anh. Mối tình bất diệt (I Love Thee - Ich Liebe Dich) của Ludwig van Beethoven, Tình khúc (Love Song - Minnelide) của J.Brahms và nhiều tác phẩm của Liszt, Tchaikovsky, Ciro Pinsuti...
Thời ấy, do chưa có công ước về bản quyền nên một bản nhạc nước ngoài đứng đầu các top hit hay bảng xếp hạng Billboard thường được các tác giả đặt lời Việt ngay. Việc đặt lời, dù sao cũng dễ hơn viết một ca khúc mới mà sự ăn khách của ca khúc mới thì chưa có câu trả lời chính xác. Đặt lời cho ca khúc nước ngoài đa số theo khuynh hướng là thoát ly khỏi lời nhạc của bài hát gốc. Thí dụ như bài The End of the World, tác giả Thu Vân đặt tựa là Chiều mưa thương nhớ và câu “Trong cơn mưa chiều thương nhớ một người. Cô em ngoan hiền như đóa hoa” thay thế lời nhạc gốc là: “Why does the sun go on shining? Why does the sea rush to shore?”, nếu dịch sát nghĩa là “Vì sao mặt trời lại chiếu sáng? Vì sao biển tràn vào bờ?”. Đặt lời kiểu này không cần phải theo ý chính mà chỉ làm sao phù hợp với các nốt nhạc, làm sao hát được mà không bị chỏi. Hay Nam Lộc từ Yellow Bird với câu hát đầu: “Yellow bird, up high in banana tree” (tạm dịch: Chim vàng anh, đậu trên ngọn cây chuối), ông đã chuyển thành: “Như làn mây, tình yêu thôi giờ đây lững lờ”. Hát nghe cũng êm tai nên dễ được chấp nhận. Chứ không như nhạc sĩ Phạm Duy khi đặt lời cho nhạc nước ngoài thường theo ý của lời gốc. Cụ thể như bài Love Story với điệp khúc: “She fills my heart. With very special things. With angel songs, with wild imaginings”, ông đã đặt lại là: “Lòng ta đầy kín! Là muôn ngàn chuyện yêu đương. Câu hát thần tiên và những mộng huyền mênh mang...” vừa sát âm điệu, vừa gần với nội dung bài gốc. Quả là một sự khó nhọc khi hiểu và tìm lời. Đâu phải nhạc sĩ nào cũng làm được, chỉ có Phạm Duy “bố già nhạc trẻ” thôi.
Nội dung lời Việt của những bản nhạc nước ngoài đều nói về tình yêu nam nữ, tình yêu giữa người với người và người với thiên nhiên với ca từ rất nên thơ. Dù sao cũng không thể chối bỏ dòng nhạc nước ngoài lời Việt trong lịch sử âm nhạc VN khi nó đã tồn tại một thời gian rất dài, chí ít từ những năm 1950.

Lê Văn Nghĩa


TRẦN QUANG DINH
- 19/04/2017
* Những ca khúc mà tác giả Lê Văn Nghĩa nêu trên hầu như nằm trong top ca khúc hay hoặc bất hủ mọi thời đại. Riêng nhắc Love Story ( Chuyện tình ), Thú đau thương, chỉ nghe hòa tấu cảm thấy " đã, áp phê", huống hồ có lời. Mỗi ca khúc gắn liền với tên tuổi , ca sỹ rất nổi tiếng. Và khi đặc biệt , Phạm Duy thường soạn lời Việt cho nhiều tình khúc với các nghệ sỹ : Thanh Lan, Thái Thanh, Elvis Phương, Duy Quang, Thái Hiền, Julie Quang , ...Khánh Ly, Lệ Thu cũng hát vài ca khúc ngoại lời Việt rất chất lượng như Hạ vàng biển xanh( hồi trước dịch là Tình yêu trong đời ) , Serenade ( Dạ khúc) . Có thể nói âm nhạc miền Nam- Sài Gòn thuở trước đã có một chặng đường phát triển mạnh mẽ, chất lượng về dòng nhạc quốc tế - lời Việt. Tôi may mắn được sống, thưởng thức của quãng thời gian dài đó .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


93 thích Trả lời 45 thích

Thanked by 1 Member:

#70 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/04/2017 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Lắng trầm tiếng chiều ngân

07:00 AM - 20/04/2017
Trong khi các nghệ sĩ thời bấy giờ chọn nhạc bình dân Pháp để soạn lời thì Phạm Duy chọn nhạc cổ điển Âu - Mỹ. Và ông được xem là một trong những nhạc sĩ đầu tiên soạn lời Việt cho nhạc cổ điển.

Thông qua những tư liệu mà nhạc sĩ Duy Cường, con trai nhạc sĩ Phạm Duy, cung cấp có thể thấy Phạm Duy đã soạn lời cho rất nhiều thể loại, từ nhạc cổ điển, dân ca cho đến nhạc tân kỳ của Âu, Mỹ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Do Thái, Mexico...
Nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu soạn lời bằng tiếng Việt từ khi ông mới khoảng 15, 20 tuổi. Khi mà các nghệ sĩ lúc bấy giờ chọn nhạc bình dân Pháp để soạn lời thì Phạm Duy đi một hướng khác, đó là nhạc cổ điển Âu - Mỹ. Và ông bắt đầu với những tác phẩm của Johann Strauss (người Áo) mà theo ông, nhạc valse của Johann Strauss tuy là nhạc cổ điển nhưng có bài được phổ biến dưới hình thức ca khúc phổ thông. Ngoài bài valse bất hủ là Le beau Danube bleu (Dòng sông xanh), Johann Strauss có một bài valse khác cũng được nhiều người biết đến là When we were young. Bài này được Phạm Duy viết lời Việt có tựa Khúc hát thanh xuân cũng để “hát chơi trong đám bạn bè” với những ca từ tươi vui: “Ngày ấy khi xuân ra đời, một trời bình minh có lũ chim vui/Có lứa đôi yêu nhau rồi hẹn rằng còn mãi không nguôi…”.
Trong tư liệu để lại, ông cho biết mình may mắn có một người anh đi du học 7 năm ở Pháp, khi về nước, người anh mang về nhiều đĩa hát là nhạc cổ điển. Theo lời ông: “Tôi đã nghe và đã thuộc lòng nhiều bài được coi như bất tử, chẳng hạn bài Serenata (Chiều tà) của Toselli. Bản nhạc Ý này thì quá đẹp, lại có thêm lời tiếng Pháp rất hay. Tôi hát bài này từ khi mới 14, 15 tuổi nhưng mãi tới năm 1942 hay 1943 tôi mới soạn lời Việt: Lắng trầm tiếng chiều ngân/Nhạc dặt dìu ái ân/Người ôi! Nhớ mãi cung đàn/Năm tháng phai tàn/Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng…”. Phạm Duy cho biết sau này trong sáng tác, nếu ông hay nói đến những buổi chiều thì đó là vì ông bị ảnh hưởng bởi các bản mộ khúc, dạ khúc của các nhạc sĩ cổ điển.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bìa bản nhạc Sầu (Tristesse) do nhạc sĩ Phạm Duy viết lời Việt


“Thêm chút không khí Bồ Tùng Linh vì tôi là người Á Ðông”
Giai đoạn Phạm Duy bỏ nhà đi theo gánh hát rong (khoảng 1944 -1945), ông đánh guitare trong ban nhạc của gánh Ðức Huy - Charlot Miều. Thông thường, ban nhạc phải tấu nhạc trong lúc hạ màn và có khi phải đệm đàn cho tài tử đánh kiếm trên sân khấu... Lúc đó, ông được làm quen với loại nhạc khiêu vũ và soạn lời cho những bài như La paloma, La cumparsita... Bài La cumparsita là một bài nhạc tango không lời nổi tiếng trên thế giới của nhạc sĩ người Uruguay Gerardo Matos Rodríguez, và theo Phạm Duy: “Dù nó không phải là nhạc cổ điển nhưng tôi cũng cho vào mục này vì nó nằm trong dĩ vãng cổ điển của tôi và nó sẽ dẫn tới bài về tình kỹ nữ mà tôi soạn sau này có tên Vũ nữ thân gầy để ghi lại mối tình giang hồ giữa tôi và một vũ nữ: Ðàn đã khơi rồi, trong lúc đêm tàn rơi/Ðàn khóc ai hoài, cho héo hon lòng tôi/Ðàn nhớ nhung người, như sắc hương tàn phai...”.
Năm 1949, ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng. Theo lời ông: “Vì Thái Thanh (em Thái Hằng) lúc đó còn bé lắm, thích hát nhạc cổ điển cho nên tôi soạn lời cho những bài Dạ khúc - Serenade (Schubert), Dòng sông xanh (Johann Strauss), Sầu - Tristesse (Chopin)… để cho cả hai chị em hát”. Back to Sorriento (Curtiss) cũng được ông đặt lời Việt trong giai đoạn này, với tựa đề Trở về mái nhà xưa. Bài hát nói lên ước mơ được về với những điều bình thường nhất của mỗi người, và theo ông khi soạn lời Việt, bài ca nổi danh của Ý này đã được “thêm chút không khí Bồ Tùng Linh vì tôi là người Á Ðông”.
Năm 2014, nhân kỷ niệm một năm ngày mất của ông, Phương Nam Phim đã giới thiệu hai album nhạc cổ điển và dân ca quốc tế được Phạm Duy viết lời Việt, do các ca sĩ sau này, cũng là những giọng hát được ông đánh giá cao, thể hiện: Tấn Minh, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Hồng Vy, Ngọc Tuyền, Khánh Linh…


Giai điệu cổ điển pha trộn với pop, hip hop


Hơn 50 năm, kể từ khi những bản nhạc cổ điển được công chúng biết đến với lời Việt của Phạm Duy, một album nhạc cổ điển lời Việt khác được phát hành chính thức - Chat với Mozart (2005).
Album gồm những giai điệu cổ điển được nhạc sĩ Dương Thụ viết lời Việt: Intro Chat với Mozart (W.A.Mozart), Ave Maria (J.S.Bach), Gió và lá cây (E.W.Elgar), Ngày xa anh (P.I.Tchaikovsky), Mùa đông (A.Vivaldi), Sớm nay mùa xuân (A.Borodin), Mộng mơ (R.Schumann)..., do ca sĩ Mỹ Linh thể hiện. Ca từ giàu cảm xúc cộng với phần hòa âm hiện đại, trẻ trung của nhạc sĩ Huy Tuấn, Anh Quân đã khiến album tạo được sự hứng khởi với người nghe khi các giai điệu cổ điển được pha trộn với pop, R&B, hip hop.

Nguyên Vân



#71 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/04/2017 - 21:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Vàng son một thuở nhạc Hoa lời Việt

04:13 AM - 21/04/2017
Đã có một thời, những ca khúc nhạc Hoa lời Việt trở nên phổ biến, rộ lên như một trào lưu nghe nhạc, thậm chí đã tạo nên tên tuổi cho cả một thế hệ ca sĩ ngôi sao trong nước lẫn hải ngoại.

Mùa thu lá bay qua giọng hát Kim Anh
Năm 1973, lần đầu tiên bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao là Thái Vân Phi (tựa Anh The Young Ones) của Đài Loan được chiếu tại Sài Gòn đã tạo nên một cơn sốt khi nhiều khán giả đặc biệt ưa thích bài hát trong phim do ngôi sao Đài Loan Đặng Lệ Quân thể hiện. Bài hát trong phim được nhanh chóng dịch sang tiếng Việt với tựa Mùa thu lá bay, do nhạc sĩ Nam Lộc chuyển ngữ. Tựa gốc của bài hát này là Thiên ngôn vạn ngữ (tạm dịch Ngàn lời nói, vạn câu thề) được đặt lời Việt: Một ngày sống bên em sẽ muôn đời/Dẫu cho mưa rơi đá mòn tháng năm/Lạy trời được yêu mãi nhau người ơi/Đừng mang trái ngang chia lìa lứa đôi… từ nguyên tác tiếng Hoa tạm dịch như sau: Ngàn lời nói, vạn câu thề/Tôi không biết tại vì sao/Ưu sầu vây xung quanh tôi/Hằng ngày tôi đều cầu nguyện/Tình yêu cô đơn nhanh ra khỏi… Ngoài ca khúc Mùa thu lá bay, còn nhiều ca khúc nhạc Hoa được chuyển ngữ sang lời Việt được giới trẻ thời đó ưa thích, có thể kể đến: Ánh trăng nói hộ lòng tôi, Phi trường, Hải âu phi xứ, Ngọt ngào...
Những năm 1980, ca sĩ Kim Anh nổi tiếng ở hải ngoại với ca khúc Mùa thu lá bay. Cuộc đời bà đã trải qua nhiều biến cố, gắn liền với tai nạn, ma túy và sự cô đơn, nhưng bà đã nỗ lực vượt qua để mãi mãi giữ danh hiệu giọng ca Mùa thu lá bay trong lòng công chúng. Bà là người Việt gốc Quảng Đông, Trung Quốc, sinh tại Lai Vung, Đồng Tháp, sang Mỹ du học từ năm 1969. Năm 1989, lần đầu tiên bà về nước, sau đó từ 2007 bà thường xuyên đi lại giữa Mỹ và VN để biểu diễn.
Những năm đầu thập niên 1990, nhiều giọng hát hải ngoại làm mê đắm lòng người qua ca khúc nhạc Hoa lời Việt như Ngọc Lan với Chìa khóa tình yêu, Mộng tình; Lưu Bích - Tô Chấn Phong với Tình nồng, Chiếc lá mùa đông, Một thuở yêu người, Dĩ vãng nhạt nhòa; Jimmy Nguyễn với Tình như lá bay xa, Nhớ về em, Tình xưa nghĩa cũ, Chiếc nhẫn ngày xưa...; Anh Tú với Những lời dối gian, Hoài mong...; Lâm Thúy Vân với Dòng sông kỷ niệm… Mãi đến giữa thập niên 1990, một làn sóng ca sĩ mới tại VN như Sỹ Ben, Cảnh Hàn, Minh Thuận - Nhật Hào, Lam Trường, Đan Trường, Cẩm Ly… chọn hát nhiều ca khúc nhạc Hoa lời Việt và nhanh chóng được khán giả trong nước yêu thích. Trong quãng thời gian đó, những ca khúc nhạc Hoa được chuyển thể sang lời Việt có lẽ hiếm ai thuộc thế hệ 7X, 8X mà chưa biết tới, như: Tình nhạt phai, 999 đóa hồng, Mộng uyên ương hồ điệp, Nụ hôn biệt ly, Tiếng sáo phiêu bồng, Tình đầu chưa nguôi, Người đến từ Triều Châu, Xa em kỷ niệm, Người cùng cảnh ngộ, Ảo mộng tình yêu, Kiếp ve sầu, Mưa trên cuộc tình, Tâm hồn xao động…
“Ông vua” nhạc hoa lời Việt
Trong số những nhạc sĩ nổi tiếng chuyên đặt lời Việt cho những ca khúc Hoa ngữ phải kể đến những tên tuổi như Nhật Ngân, Lữ Liên, Khúc Lan, Chu Minh Ký…
Những năm 1990, nhạc sĩ Chu Minh Ký được biết đến như một người chuyên đặt lời Việt cho các ca khúc nhạc Hoa. Thời điểm phim Hồng Kông thịnh hành ở VN, Chu Minh Ký chính là người đầu tiên đặt lời Việt cho các ca khúc nhạc Hoa trong phim Bao Công, Anh hùng xạ điêu… Minh Thuận, Nhật Hào, Lam Trường hay Đan Trường cũng là những cái tên gắn liền với nhạc Hoa lời Việt của Chu Minh Ký, với các ca khúc quen thuộc như Những lời dối gian, 999 đóa hồng… Riêng Lam Trường khi thực hiện album nhạc Hoa lời Việt có tên Mãi mãi, anh đã mời Chu Minh Ký viết lời Việt cho 15 ca khúc nhạc Hoa mà anh thích nhất, trong đó có Tuyết lạnh, Tuyết sơn phi hồ, Vầng trăng khuyết… Album này đã nhanh chóng trở thành album được yêu thích nhất của Lam Trường vào năm 1998. Ca sĩ Lam Trường nhận xét: “Với tôi, nhạc sĩ Chu Minh Ký chính là ông vua nhạc Hoa lời Việt tại VN. Tất cả ca sĩ hát nhạc Hoa lời Việt trước đây, không ai không từng hát lời Việt của ông và nhờ ông sáng tác lời cho những ca khúc nhạc Hoa”.
Với gia tài hơn 200 ca khúc chuyển lời Việt cho nhạc Hoa, nhạc sĩ Chu Minh Ký cho biết: “Tôi làm công việc đặt lời là chính chứ không chỉ là dịch lời. Dựa trên giai điệu có sẵn, tôi đưa cảm xúc của mình vào để viết lời Việt”. Hiện nhạc sĩ Chu Minh Ký 59 tuổi, đang sinh sống tại TP...... 3 buổi mỗi tuần ông vẫn đi hát như một ca sĩ nhạc rock chuyên nghiệp tại các bar nhạc sống ở TP...... Ông vui vẻ cho biết: “Viết lời Việt cho nhạc Hoa chỉ là một phần cuộc sống của tôi thôi, chứ đam mê thật sự của tôi là nhạc rock và cả nhạc Pháp, Mỹ. Tính đến nay, tôi hát rock được hơn nửa tuổi đời. Vì thế, gọi tôi là ông vua nhạc Hoa lời Việt, tôi cũng ngại lắm!”.

Đỗ Tuấn - Phan Cao Tùng


TRẦN QUANG DINH
- 21/04/2017
* Theo tôi biết, Mùa thu lá bay - ca khúc đó ở Việt Nam, danh ca Lệ Thu là một trong những nghệ sỹ trình bày, thu âm đĩa đầu tiên. Kế đến, phải nhắc Hương Lan khi ở hải ngoại . Cả hai tất nhiên trình bày làm người nghe thích , muốn nghe lại. Khi Kim Anh tung ra album có ca khúc trên - lại một dịp Mùa thu lá bay như sống lại . Cách hát & chất giọng khàn khàn của Kim Anh đaz đẩy bài hát trên trở thành hít đình đám của nhạc nhẹ thập niên 80.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


67 thích thu gọn
Báo nội dung xấu

Nhớ nhé
- 21/04/2017
Lời nhạc mà Lệ Thu hát không phải bản do Nam Lộc viết
0 thích

#72 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/04/2017 - 21:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghệ sĩ Thanh Sang - giọng ca cải lương lừng danh qua đời

21/04/2017

TTO - Sau nhiều năm chống chọi với những căn bệnh tuổi già, NSƯT Thanh Sang qua đời lúc 0h25 rạng sáng 21-4 tại nhà riêng, hưởng thọ 74 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Thanh Sang trong trích đoạn Tiếng Trống Mê Linh (tháng 3-2014) - Ảnh: T.T.D.
Nếu đã là khán giả hâm mộ cải lương, có lẽ không ai là không biết đến nghệ sĩ Thanh Sang. Ông tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại Phước Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cha ông người Bình Định, mẹ gốc Phú Yên.
Trong thời gian cha tham gia kháng chiến chống Pháp, mẹ ông ở nhà vất vả chăm sóc 4 người con trong đó chỉ có Thanh Sang là trai.
Vì vậy năm 8 tuổi ông tập đi biển để phụ giúp gia đình. Gia đình gần rạp hát nên cậu bé Thu nghe riết rồi ghiền cải lương lúc nào không hay.
Ban đầu chỉ tập tành hát theo những giọng ca tài danh ông mến mộ, nhưng sau đó cậu bé Thu ngày càng chứng tỏ mình có nhiều triển vọng với nghề hát. Xem lại trích đoạn trong Tiếng trống Mê Linh với diễn xuất của Thanh Nga - Thanh Sang - Nguồn: Youtube
Những năm 1960 khi đoàn Ngọc Kiều về quê ông hát, thỉnh thoảng ông được nhờ thế vai các anh kép bị ốm. Thời điểm quan trọng là khoảng năm 1962, khi ông bầu đoàn Ngọc Kiều dám kêu ông thế vai Đông Nhật của Hùng Cường trong vở Tuyết phủ chiều đông.
Lần “mạo hiểm” đó giúp ông chứng tỏ khả năng mình và trở thành kép chánh, chính thức bước vào nghiệp hát với nghệ danh Thanh Sang.
Năm 1964, ông nhận huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long.
Với chất giọng mùi mẫn, nhiều tâm sự, Thanh Sang trở thành giọng hát rất đặc biệt trong nhiều anh kép sáng giá thời bấy giờ. Lối diễn xuất điềm đạm, tinh tế giúp ông có nhiều vai diễn để đời.
Đặc biệt nhất trong cuộc đời đi hát của ông có lẽ là khi hát cặp cùng Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga. Họ được xem là cặp đào kép ăn ý và rất xứng trên sân khấu. Nhắc đến Thanh Nga là người ta nghĩ đến Thanh Sang, và nói đến Thanh Sang có lẽ người hâm mộ không thể quên Thanh Nga.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Thanh Sang chụp ảnh cùng người hâm mộ - Ảnh: T.T.D.
Thanh Nga - Thanh Sang đã có những vai diễn để đời và là mẫu mực cho các nghệ sĩ cải lương trẻ sau này học tập như Trần Minh - Quỳnh Nga trong vở Bên cầu dệt lụa, Trưng Trắc - Thi Sách trong vở Tiếng trống Mê Linh, Dương Vân Nga - Lê Hoàn trong Thái hậu Dương Vân Nga...
Những năm gần đây dù sức khỏe yếu nhưng tranh thủ khỏe chút ông lại bước lên sân khấu. Như hồi ông diễn vở Nửa đời hương phấn cách đây vài năm, dù huyết áp đột ngột tăng cao nhưng ông vẫn cương quyết ra sân khấu để hoàn thành vai diễn.
Xem ông diễn lúc đó cả nghệ sĩ và khán giả vừa hồi hộp vừa xúc động, nhìn ông đi không vững mà vẫn cố bấu vào diễn để ca, để hát... mới thấy đời nghệ sĩ dù có chết trên sân khấu cũng là hạnh phúc.
Vẫn biết sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình nhưng có lẽ người hâm mộ sẽ luôn ngậm ngùi khi tiếng hát trầm ấm, da diết của ông và Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga vẫn còn mãi trong bài Mê Linh biệt khúc (vở Tiếng trống Mê Linh): “Trong giây phút chia tay…”
Tang lễ nghệ sĩ Thanh Sang tổ chức tại nhà riêng đường số 17, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. .. ... .....

Thanked by 1 Member:

#73 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/04/2017 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xem những hình ảnh đáng nhớ của đạo diễn Jonathan Demme

27/04/2017
TTO - Đạo diễn đại tài Jonathan Demme với những bộ phim lừng lẫy như Sự im lặng của bầy cừu, Philadelphia... vừa qua đời ngày 27-4 ở tuổi 73 vì ung thư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Jonathan Demme (trái) cùng Jodie Foster (giữa) và Anthony Hopkins nhận giải Oscar cho phim Sự im lặng của bầy cừu - Ảnh: Daily Mail

Đỉnh cao sự nghiệp của Jonathan Demme - nhà biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất - chính là năm 1991 với phim Sự im lặng của bầy cừu. Bộ phim đã giúp Demme đoạt Oscar đạo diễn đồng thời đem về cho Jodie Foster Oscar diễn xuất thứ hai trong sự nghiệp và cho Anthony Hopkins Oscar nam chính.
Một năm sau, đại tài tử Tom Hanks có Oscar diễn xuất đầu tiên trong sự nghiệp với phim Philadelphia do Jonathan Demme đạo diễn.

#74 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/05/2017 - 21:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Roger Moore - Tạm biệt chàng điệp viên hào hoa nhất trong các thế hệ James Bond

Nguyễn Vân, Theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nam diễn viên được mệnh danh là chàng Bond "sát gái" nhất trong các phiên bản về 007 đã gục ngã trong trận chiến với căn bệnh ung thư vào ngày 23/5.

Tin buồn về việc Roger Moore qua đời đã được các con của ông chia sẻ trên tài khoản twitter: "Với một trái tim nặng trĩu, chúng tôi buộc lòng phải thông báo rằng người cha yêu dấu, Sir Roger Moore, đã từ trần vào ngày hôm nay tại Thụy Sỹ sau một cuộc chiến ngắn nhưng dũng cảm chống lại căn bệnh ung thư".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tin tức cũng cho biết tài tử Anh trải qua ngày cuối cùng của cuộc đời trong tình yêu thương của gia đình cùng bạn bè.
Là người già nhất khi nhận vai Bond ở tuổi 45, đồng thời cũng là người lớn tuổi nhất khi rời khỏi loạt phim Bond khi "nghỉ hưu" ở tuổi 58, Roger Moore còn được xem là người đã mang lại hình ảnh James Bond độc đáo và khác biệt nhất trong số các diễn viên từng đóng vai này.
Người hào hoa nhất trong các thế hệ điệp viên 007
Sau khi George Lazenby hoàn tất vai trò 007 trong tập phim On Her Majesty’s Secret Service (1969), Roger Moore là người tiếp quản hình tượng Bond trong các tập tiếp theo. Ông đã đóng tổng cộng là bảy phần phim về chàng điệp viên hào hoa này trong suốt 13 năm. Bao gồm: Live and Let Die (1973). The Man with the Golden Gun (1974), The Spy Who Loved Me (1977), Moonranker (1979), For Your Eyes Only (1981), Octopussy (1983) và A View to a Kill (1985).
Cùng với Sean Connery, Roger Moore là hai diễn viên từng đóng vai 007 nhiều nhất trên màn ảnh. Thế nhưng, so với các đời Bond trước đó và sau này, Bond của Roger Moore có phần khác biệt hơn hẳn.
Hình tượng Bond của Roger thiên nhiều về khía cạnh quyến rũ hơn là hành động

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Tính cách của tôi hoàn toàn khác với Bond. Tôi không phải là kẻ sát thủ giết người máu lạnh. Đó là lý do tại sao tôi muốn thể hiện vai này một cách vui vẻ hơn". Bond của Roger Moore nổi tiếng với hình ảnh nụ cười lạnh lùng cùng hàng chân mày thanh mảnh, khác hẳn với hình tượng chiến binh của Sean Connery trước đó.
Bảy phần phim về 007 của Roger Moore đã thu về khoảng 1 tỷ USD doanh thu phòng vé. Trong suốt 7 tập đó, ước tính James Bond của ông đã "lên giường" cùng với 19 người đẹp.
Thế hệ "nam thần" Anh Quốc đầu tiên
Roger George Moore sinh ngày 14/10/1927 tại Stockwell, nằm ở phía nam sông Thames, Anh Quốc. Ông là con trai duy nhất của một viên cảnh sát chuyên đảm trách phần phác họa chân dung các tội phạm.
Trước khi khởi nghiệp diễn viên, Roger Moore từng làm rất nhiều công việc, từ chạy vặt, làm trà hay đánh máy văn bản. Sau khi bị sa thải, một người bạn đã khuyên ông tìm kiếm việc làm trên phim trường Caesar and Cleopatra (1945). Và vai diễn một chàng lính La Mã trong đám đông chào đón hai ngôi sao Claude Rains và Vivien Leigh đã mở ra cánh cửa mới trong cuộc đời chàng thanh niên Roger.
Sau vài khóa học diễn xuất ngắn, cùng với vẻ điển trai ưa nhìn, Roger Moore nhanh chóng có được những vai diễn đầu tiên. Từ vai nhỏ trên các phim truyền hình như Ivanhoe, The Alaskans, The Sins of Rachel Cade… cho tới vai diễn Simon Templar trong loạt phim The Saint đã đưa Moore trở thành ngôi sao nổi tiếng.
Roger Moore còn đóng nhiều phim điện ảnh khác như: Shout at the Devil (1976), The Wild Geese (1978), The Sea Wolves (1980) hay hóa thành Sherlock Holmes trong bản phim Sherlock Holmes in New York (1976). Tuy nhiên, Bond vẫn là dấu ấn quan trọng và lớn nhất trong sự nghiệp diễn xuất của ông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông từng phát hành bốn quyển sách, trong đó có một tự truyện kể về thời kỳ vào vai 007 của mình. Trong số các phim Bond đã đóng, Roger thích nhất là bản phim The Spy Who Loved Me (1977).
Đẹp trai, hào hoa và quyến rũ chẳng kém gì Bond, Roger Moore cũng trải qua nhiều cuộc tình và lần lượt có tới 4 cuộc hôn nhân. Ba người con của ông là Geoffrey Moore, Christian Moore cùng Deborah Moore đều tham gia ngành công nghiệp điện ảnh với các vai trò khác nhau.
Bên cạnh đóng phim, Roger Moore còn để lại dấu ấn trong xã hội bằng nhiều năm tham gia từ thiện với tư cách là Đại sứ thiện chí của UNICEF. Năm 1999, ông đã được trao tặng huân chương CBE danh giá cùng tước vị Hiệp sỹ vào năm 2003 bởi Nữ hoàng Elizabeth II.
Hài hước đậm chất Anh, khi được hỏi ai là James Bond hay nhất, Roger Moore ngay lập tức trả lời rằng ông chỉ là Bond tốt thứ 4 sau Sean Connery, Daniel Craig và Lazenby. Đặc biệt là ông còn chẳng dám nói xấu Daniel Craig vì sợ bị "ám sát".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những diễn viên đóng vai Bond nhiều nhất trên màn ảnh
Dù vậy, bằng sự thông minh tinh tế, Roger Moore cũng khéo léo "nhấn mạnh" vì sao Bond của ông lại là kẻ đặc biệt nhất: "Tôi không quan tâm mình có được nhớ đến là Bond duy nhất hay không. Tôi chỉ muốn luôn được nhớ đến như là người đã trả đủ món nợ của chính mình".
Và ông đã hoàn thành "món nợ" James Bond và sống một cuộc đời trọn vẹn.

#75 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/06/2017 - 20:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vĩnh biệt tác giả ‘Đêm lạnh chùa hoang’

06:52 AM - 07/06/2017 Thanh Niên
Trái tim của soạn giả những tuồng cải lương nổi tiếng: Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Áo vũ cơ hàn... đã không còn đập nữa.
Dẫu biết ngày này rồi cũng đến nhưng gia đình, bạn bè soạn giả Yên Lang tại Mỹ đều bàng hoàng.
Người đo ni đóng giày cho Lệ Thủy
Soạn giả Yên Lang ra đi lúc 8 giờ 55 ngày 5.6 (khoảng gần 23 giờ ngày 5.6 giờ VN) tại Bệnh viện Garden Grove (California, Mỹ) vì căn bệnh suy thận và ruột bị biến chứng nặng. Ông qua đời ở tuổi 78 sau thời gian hôn mê sâu khi nhập viện.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Soạn giả Yên Lang lúc sinh thời Ảnh: CTV


Nghệ sĩ Phượng Liên vừa đi sô tại Chicago về, gặp chúng tôi, bà nói ngay: “Tôi biết tin anh Yên Lang mất rồi. Nhanh quá, thương quá. Anh ở Mỹ vẫn sinh hoạt trong các hội đoàn, thu băng đĩa và là soạn giả lớn về cải lương sống hiếm hoi ở đây...”. Tình cờ dịp này, nghệ sĩ Lệ Thủy cùng con trai Đình Trí cũng hiện đang có chuyến lưu diễn tại Mỹ. Lệ Thủy mỗi lần sang lưu diễn phần lớn ở nhà Phượng Liên. Tên tuổi Lệ Thủy đã gắn với những vở tuồng của soạn giả Yên Lang vài chục năm qua, vậy nên sự ra đi của ông đã lấy nhiều nước mắt của bà.
Lệ Thủy tâm sự ngay khi vừa đáp chuyến bay từ North Carolina trở về lại California: “Nghe tin anh Yên Lang nhập viện hôn mê sâu, hấp hối, cả đêm tôi không ngủ được vì bàng hoàng. Cứ mong trời mau sáng bay về kịp đến thăm anh lần cuối. Nhưng giờ thì không kịp nữa rồi nên tôi buồn quá. Hai hôm nữa tôi lại về VN nên không thể đến viếng anh vì đến ngày 14.6 người ta mới cho vào thăm. Tới bệnh viện cũng không thể gặp anh được rồi. Tôi quyết định ngày mai sẽ đến thăm vợ anh đang ở viện dưỡng lão tại Quận Cam”.

Kể về những kỷ niệm với một trong những soạn giả cải lương “đại thụ”, Lệ Thủy bảo: “Hầu như các vở tuồng nổi tiếng của anh tôi đều diễn hết như: Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Đêm lạnh chùa hoang...
Những tuồng nổi tiếng khi tôi tham gia anh đều viết “đo ni đóng giày” cho giọng hát của tôi. Những lần lên giọng ở dấu sắc, ngã đặc trưng giọng hát của tôi anh đều hiểu rõ, viết rõ nên khi tôi cất giọng khán giả luôn vỗ tay. Phải nói rằng có Lệ Thủy ngày hôm nay là nhờ công sức của anh Yên Lang.
Tôi mang ơn anh như một người thầy hướng dẫn tận tình. Anh hiền lành ít nói. Tôi nhớ mãi năm 2001 - 2002 khi sang Mỹ lưu diễn, chính anh đã đi tìm tôi để chở đi ăn uống, rồi anh em trò chuyện rất vui. Anh về VN làm tiệc cũng mời tôi có mặt. Về chuyện gia đình hay cuộc sống riêng thì anh ít tâm sự nên tôi không tiện hỏi nhiều”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Lệ Thủy và Vũ Linh trong vở Đêm lạnh chùa hoang Ảnh: T.L


Giúp thế hệ trẻ tại Mỹ hiểu cải lương
Dù không là nghệ sĩ cải lương nhưng ca sĩ hải ngoại Quang Thành biết khá rõ về soạn giả Yên Lang khi còn sinh hoạt trong Đoàn nghệ thuật Văn Lang (đoàn nghệ thuật sân khấu hiếm hoi ở Quận Cam dành cho cải lương, tuồng cổ thành lập năm 2008.
Đó cũng là thời điểm cực thịnh của cải lương VN tại hải ngoại). Vừa lưu diễn tại Canada về, hay tin ông mất, anh buồn cho biết: “Lúc còn khỏe, ông vẫn dựng tuồng và hướng dẫn cho thế hệ nghệ sĩ trẻ chúng tôi biểu diễn tại hải ngoại. Ông hôn mê từ tháng 5, sau thời gian bị bệnh về thận, ruột rồi tai biến.
Nhà ông ở TP.Garden Grove, California, Mỹ. Những dịp giỗ tổ sân khấu, ông cùng với nghệ sĩ Văn Chung đại diện cho cổ nhạc, là 2 người giữ lửa cho cải lương VN tại Mỹ. Dù lớn tuổi nhưng ông vẫn sinh hoạt cộng đồng và hướng dẫn nghệ sĩ trẻ. Ông phụ trách các nhóm cổ nhạc bên này và dựng tuồng cổ cho đoàn Văn Lang. Ông là người rất uy tín”.

Soạn giả Yên Lang tên thật là Nguyễn Ngọc Thanh, sinh tại Cầu Kè, Bạc Liêu. Ông được biết đến với hơn 30 kịch bản cải lương nổi tiếng, đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ lên đài danh vọng như: Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Áo vũ cơ hàn (viết chung với soạn giả Nguyên Thảo), Khi rừng thu thay lá, Người đẹp Tây Thi, Bão biển, Bão cát, Nắng thu về ngõ trúc, Người phu khiêng kiệu cưới, Tình bằng hữu, Tình hận trên băng hồ, Hỏa Sơn thần nữ, Khi trời lạnh sương khuya, Nhất kiếm bá vương... Con trai của Yên Lang là soạn giả Lam Tuyền đã nối nghiệp cha đi theo con đường sáng tác. Con dâu là nghệ sĩ Giang Bích Phượng.
Tang lễ của soạn giả Yên Lang sẽ diễn ra tại nhà quàn Peek Funeral Home, đường Bolsa, TP.Westminster, California bắt đầu từ 10 giờ ngày 14.6. Lễ di quan lúc 11 giờ ngày 16.6, sau đó đưa đi hỏa táng. Trong ngày 14 và 15.6, các nghệ sĩ sẽ đến nhà quàn để hát và đưa tiễn ông lần cuối.

Dạ Ly
(từ California, Mỹ)






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |