Jump to content

Advertisements




Thủ tướng Võ Văn Kiệt


48 replies to this topic

#1 KingPlace

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 Bài viết:
  • 1983 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 09/06/2014 - 11:29

Hiện Tượng Võ Văn Kiệt


Huy Đức



Một chiều cuối năm 2001, có hai người đàn ông tìm đến nhà ông Nguyễn Tấn Phát trên đường Bà Hạt, Quận 10: “Thưa, đây phải nhà chú Mười Đương?”. Nghe nhắc đến cái tên ít ai biết này của ông Phát, cả nhà lặng đi. Con gái út của ông, chị Hồng, không cần hỏi hai người lạ là ai, mở cửa mời vào. Út Khao, tên một trong hai người nói: “Cho anh gặp ba có chút việc”. Hai người hỏi chuyện với ông Phát một lúc rồi xin phép coi phía sau vai ông Phát. Khi thấy ở đó có một vết thẹo làm dấu, dài bằng đốt ngón tay, Út Khao và Hữu, người đàn ông đi cùng, đứng dậy, nói: “Thưa chú Mười, chúng con là người nhà chú Chín”.

Sáng hôm sau, nhiều người sống trên đường Bà Hạt, Quận Mười TP H-C-M ngạc nhiên thấy Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tới khu phố họ, vô thăm nhà một người đàn ông nghèo. Ông Kiệt chính là “Chú Chín”, 80 năm trước cùng bú chung một bầu sữa mẹ với ông Phát- tức Mười Đương, cái tên do ba mẹ ông Võ Văn Kiệt đặt cho. Niềm vui hội ngộ không thể nào kể xiết, ông Mười cứ luýnh quýnh, trong khi ông Kiệt ngồi xuống giường, thân thiết… Bằng lối nói như là đã ấm ức từ lâu lắm, ông Kiệt “mét” với hai người con gái ông Mười: “Bà Nội ngày xưa cưng ba m*y hơn t*o”.

Ông Mười Đương và ông Võ Văn Kiệt cùng sinh tháng 11 năm 1922, có hơn kém nhau ít ngày. Mẹ của Mười Đương là một phụ nữ xinh đẹp, con một nhà khá giả ở Trà Vinh, có bà con xa bên mẹ ông Kiệt. Bà lỡ có bầu với anh rể là một ông cử nhân- chuyện động trời vào thời đó ở những gia đình danh giá. Để giữ tiếng, trong thời gian mang thai, gia đình đưa bà đi gửi ở nhà một người bà con. Sanh xong, qua năn nỉ má ông Kiệt nuôi giùm đứa bé. Má ông Kiệt ráng nuôi vì cũng muốn giữ thể diện cho người trong giòng họ.

Ông Võ Văn Kiệt quê ở ấp Bình Phụng, một ấp nghèo thuộc xã Trung Lương huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long. Trong ấp lúc ấy, chỉ có vài hương chức có nhà ngói, dân làng phần lớn phải thuê đất, thuê ruộng. Cha ông, ông Phan Văn Dựa, cũng nghèo như số đông trong làng, từ đất ở, đất ruộng, đến trâu cày đều đi thuê hết. Tên khai sinh của ông Võ Văn Kiệt là Phan Văn Hoà, con út trong một gia đình có năm anh trai và hai chị gái. Gọi theo thứ bậc trong các gia đình Nam Bộ là Chín Hoà. Mẹ ông, bà Võ Thị Quế, phải nuôi hai đứa trẻ, do đó, bữa thì ông Kiệt bú mẹ, bữa phải đi bú nhờ.

Trong xóm, có một ông chú họ tên là Phan Văn Chi, Hai Chi, không con, không vợ, về gia cảnh thì còn nghèo hơn cả gia đình ông Dựa. Ông Hai Chi, phần thấy chị dâu mình vất vả, phần cũng lo nghĩ tới tuổi già, bèn sang xin Chín Hoà về nuôi. Ông bà Phan Văn Dựa bấm bụng đồng ý. Mỗi bữa Chín Hoà khát sữa, ông Hai Chi lại cõng lòng vòng khắp xóm, ai cho thì bú, người dân quê gọi là “bú thép”. Kể đến đây, ông Võ Văn Kiệt cười: “Có lẽ máu xã hội của tôi có từ đó”. Nhà ông già nuôi cũng ở cùng một ấp. Chín Hoà và Mười Đương vẫn qua lại chơi với nhau. Mỗi khi đi chợ, má ông vẫn mua quà cho cả hai đứa trẻ.

Theo như những gì mà bên nhà ông Kiệt biết thì khi Mười Đương khoảng sáu, bảy tuổi, bên nhà mẹ ruột sang xin lại. Nhưng vì ông bà Phan Văn Dựa đã “mến chân, mến tay”, không chịu cho. Sau đó, họ lân la sang chơi rồi đánh cắp đứa bé. Còn theo Mười Đương, thì câu chuyện phức tạp hơn nhiều. Lần đó, không phải cậu được đưa về nhà mà bị gia đình mẹ đẻ đưa lên tận Bến Tre, lưu lạc thêm mười mấy năm nữa. Mười Đương không bao giờ giải thích được sự zic zắc của câu chuyện đó, chỉ biết nó xảy ra sau khi mẹ cậu đi lấy chồng.

Theo ông Hai Mẹo, một người cháu gọi ông Kiệt là chú nhưng lớn tuổi hơn, thì sau năm 1975, mấy lần về quê, ông Võ Văn Kiệt đều có nhờ người tìm Mười Đương, nhưng không kết quả. Dù, việc tìm kiếm đó có đến tai ông Mười. Năm 1991, khi ông Kiệt trở thành Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, căn cứ vào những thông tin được công bố trong Tiểu sử, ông Mười biết “Võ Văn Kiệt chính là Chín Hoà”. Mấy người con ông Mười cũng có lần đã tính đi tìm “Bác Chín” nhưng rồi đắn đo. Chị Hồng nói: “Có lẽ nếu Bác không phải là Thủ tướng thì chúng tôi đã đi gặp Bác”.

Quãng thời gian Mười Đương ở trong nhà ông Võ Văn Kiệt là không dài, nhưng cũng rất đủ để hình thành tình mẫu tử. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: Khi Mười Đương bị đưa đi rồi, má ông, cứ nhắc đến là khóc. Mỗi khi nhớ quá, má ông lại sang nhà ông Hai Chi xin đưa ông về ngủ với bà. Út Khao, Phan Văn Út, con người anh trai thứ Bảy của ông Kiệt, kể: Năm 1993, trước khi ông Bảy mất, có dặn: “Ngày xưa Nội làm một cái thẹo dấu ở phía sau cổ chú Mười”. Khi tìm được ông Mười, Út Khao thấy vết thẹo đúng như lời trăn trối đó. Cho đến tận sau này, ông Võ Văn Kiệt vẫn không sao hiểu được, bằng cách nào, linh tính của một bà mẹ có thể mách bảo, để mẹ ông tiên liệu được số phận long đong của đứa con nuôi, mà làm dấu để anh em ông có được cuộc hội ngộ này. Cuộc hội ngộ diễn ra đúng vào khi ông Võ Văn Kiệt dự định thôi giữ các chức vụ, khiến ông cảm thấy như là một sự tưởng thưởng của số phận. Ông hết sức nâng niu và lại một lần nữa chia sớt với Mười Đương những điều mình có, như ngày xưa, ông đã chia bầu sữa mẹ của mình. Sau khi “nghỉ theo chế độ”, ông về quê nhiều hơn, và chợt nhận ra, cái chợ Vũng Liêm “lớn tuổi hơn ông” giờ vẫn chỉ nhỏ như hồi trước. Đình làng xưa, nay vắng lặng, tiêu điều. Trên một chuyến đi về Vĩnh Long, ông nói: “Khi tại chức tôi chưa làm được gì cho quê hương, chỉ sau khi về nghỉ mới xoá đói giảm nghèo được cho ông Thành Hoàng”. Năm 2001, ông về quê, xin phép chính quyền, cùng với các vị bô lão, trùng tu lại đình làng.

Đình làng Bình Phụng, nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ của ông, nơi, với ông, có một vị trí tinh thần đặc biệt. Đến tận bây giờ, cho dù, trong suốt cuộc đời mình, ông đã đặt chân đến nhiều nơi trên Thế giới; cho dù ông đã từng có mặt trong những đêm diễn lớn, trong lòng ông dường như vẫn còn rộn lên, mỗi khi nhớ lại tiếng trống dập ngoài Đình. Ông kể: “Lâu lâu lại có gánh hát về xã, họ bắc đèn ngoài Đình và buổi chiều, khi họ nổi trống lên là bọn trẻ tụi tôi không còn thể nào nhấc nổi chén cơm lên nữa”. Những gánh hát về làng sau mùa gặt là hoạt động văn hoá thỉnh thoảng mới xảy ra và là món ăn tinh thần được mong mỏi nhất của những người dân quê ông. Những đêm hát tiều, hát bội, hát cải lương…, đã kéo già trẻ, trai gái đến Đình làng chật kín.

Từ năm lên sáu, lên bảy tuổi, vào mùa gặt, Chín Hoà thường theo cha nuôi lênh đênh đi gặt mướn cho các điền chủ dọc sông Tiền, sông Hậu. Công việc của cậu là giữ ghe hoặc “mót” lúa. Mỗi mùa như thế, Chín Hoà cũng kiếm thêm cho cha nuôi được vài giạ. Sông nước Miền Tây, khắp Cà Mau, Bạc Liêu… cậu rành từ hồi đó. Năm tám tuổi, cậu được đi học. Lớp học do những gia đình trung nông, địa chủ, sau ngày mùa, cất trại, rước thầy về dạy, dạy mùa, nên tiền học chỉ phải trả “rất nhẹ”. Ông Hai Mẹo, một trong hai người thầy “dạy mùa” của ông, kể: “Năm 1932, lấy được cái certificat, tôi về Đình, ông chú thấy tôi có chữ, kêu tôi dạy cho trẻ con lối xóm. Chín Hoà, thông minh và ăn nói lễ độ lắm. Nhưng dạy được hai năm thì tôi cũng hết chữ, rồi thôi”.

Mấy năm sau, Những người truyền giáo cho cất một trường học nhỏ dọc theo con đường đi qua ấp Bình Phụng. Ông Hai Chi thấy Chín Hoà khát chữ lại nhân có trường, ông nói: “Cho m*y đi học tiếp”. Nhưng ở những lớp học này, các thầy chủ yếu tranh thủ truyền đạo. Thấy Chín Hoà “học đạo”, mấy ông nông dân nhậu mỗi khi có Chín Hoà ngồi cạnh lại hạch hỏi: “Đạo của m*y thế nào?”. Chín Hoà kể chuyện Thiên đường, Địa ngục, và giải thích: “Người vô đạo hoặc có đạo mà làm điều ác sẽ xuống Địa ngục, còn người có đạo đến Thiên đàng”. Mấy ổng hỏi: “Vậy, nghĩa là m*y sẽ lên Thiên đàng, còn tụi t*o xuống Địa ngục phải hông?”. Chín Hoà hồn nhiên: “Dạ”. Mấy ổng cười, chọc: “Để khi nào t*o chết, t*o kêu vợ t*o cho cái búa vô hòm, m*y lên Thiên đàng thì thôi, đặng m*y xuống địa ngục như mấy thằng nhậu tụi t*o, t*o cho m*y biết”. Thật khó định lượng những gì Chín Hoà học được trong các trường làng. Nhưng, chính những lớp học đó đã giúp cậu đọc thông viết thạo, thắp cho cậu ngọn lửa hiểu biết, tạo nền tảng cho cậu tiếp tục con đường đi tìm tri thức trong suốt chặng đường hoạt động về sau.

Năm Chín Hoà 13 tuổi, ông Phan Văn Dựa thuê được hai con trâu, ông Dựa kêu Chín Hoà về chăn, coi thêm cả trâu cho hai ông anh ruột. Những việc khó như sửa chuồng dọn phân, ông Dựa làm cho con, phần Chín Hoà chỉ đưa trâu ra đồng. Tới vụ, ông Phan Văn Dựa lại thanh toán tiền công, hoặc trả lúa cho ông Hai Chi rất đầy đủ. Chín Hoà biết cách cư xử của cha mẹ mình. Bản thân Chín Hoà vẫn nhớ những lời chòm xóm kể về cái thời ông Hai Chi cõng đi cùng xóm tìm người cho cậu “bú thép”. Từ lâu, cậu đã nghĩ, sau này phải làm gì đó để chăm sóc ông. Dạo đó, khi nghe có người chọc “lá rụng về cội”, ông Hai Chi rồi cũng chỉ một mình, Chín Hoà tức lắm, vì cậu rất thương ba nuôi. Để phủ nhận những lời dèm pha đó, có khi, cả tháng Chín Hoà không về bên nhà. Má cậu nhớ quá, gặp hỏi. Chín Hoà kể thật. Bà ôm lấy con, nói: “Thôi, con cứ về chơi, người ta nói bậy, đừng nghe”. Có tới hai người cha và cùng sẻ chia với Mười Đương một người mẹ. Càng về sau, Chín Hoà càng nhận thấy trong sự chia sẻ ấy, niềm day dứt và đức hy sinh to lớn của bà. Sự tinh tế của mẹ đã giúp Chín Hoà nhận ra ở bà biết bao tình cảm mà một đứa trẻ như cậu khao khát. Khi cần đặt tên mới để hoạt động, Chín Hoà lấy họ Võ của mẹ, và Võ Văn Kiệt từ đó đã được dùng như là tên chính thức của ông. Một cái tên, bắt đầu và gắn liền với một sự nghiệp mà chắc chắn sẽ còn được nhắc tới.

Cũng từ đám tang của mẹ, Chín Hoà gặp ông Hà Văn Út, rể của một người bà con cô cậu. Ông Út nói chuyện với mấy anh lớn, chuyện áp bức, chuyện bình đẳng… Ở làng không ai nói chuyện như thế. Chín Hoà nghe, cứ như nuốt từng lời. Ông Hà Văn Út thấy, lần sau về, tìm cậu. Chín Hoà lại nghe và lại càng thêm hứng thú. Sau vài lần gặp, Chín Hoà bắt đầu được giao việc, vừa kết hợp gặp các anh chị, vừa đưa tài liệu. Chín Hoà rất thích, có khi đi hai ba ngày. Thỉnh thoảng anh em còn kéo về nhà Chín Hoà cơm nước. Chín Hoà cũng không còn mấy thời gian giúp ông Hai Chi. Một lần, ông than thở: “t*o lớn tuổi rồi, chỉ nhờ m*y đỡ đần, m*y đi thế, t*o không biết rồi sao”. Chín Hoà thương lắm, nhưng lại mê hoạt động không rứt ra được nên quyết định nói thật với ông Hai Chi. Ông nói: “Con đi với anh em là phải”. Chín Hoà thưa: “Chú cho con đi ở một mùa, đỡ đần chú. Phần còn lại con đi làm việc”. Ông chịu. Ông Hai Chi hiền lắm. Chín Hoà báo với “lãnh đạo”. Các anh cũng đã đến nhà, mấy lần thấy Chín Hoà đãi cơm, gạo phải đi mượn từng lon, khạp lúa thì trống trơn… biết hoàn cảnh Chín Hoà, mấy anh đồng ý. Những ngày hoạt động ấy, đã biến Chín Hoà trở thành một con người khác.

Ông Hai Mẹo nhớ lại sự thay đổi nhanh chóng này của Chín Hoà: “Mới mười mấy tuổi, chả họp dân, nói, ai cũng há hốc mồm nghe. Chả vận động đi cướp Chính quyền, người ta xách rựa đi hết”. Năm 1940, Quận uỷ Vũng Liêm chủ trương làm một cuộc mít-tin thật vang dội để bắt mạch phong trào chuẩn bị “khởi nghĩa”. Diễn giả chính trong cuộc mít-tin là chị Năm Hồng, Bí thư Quận uỷ. Năm đó, chị mới hai mươi tuổi, theo ký ức của ông Võ Văn Kiệt, chị Hồng là “một người tình cảm mà đầy bản lĩnh”. Chị Hồng nói về ruộng đất, nói về tương lai mỗi nông dân sẽ có được một mảnh ruộng của mình… Nghe, ai nấy đều vô cùng sung sướng. Ông Võ Văn Kiệt lúc đó, là Bí thư xã, được phân công học thuộc một bài do trên gửi xuống về “Thanh niên phản đế”. Khi nói đến “đánh đuổi đế quốc thực dân, đánh đổ phong kiến địa chủ, giành bình đẳng tự do…”, thanh niên bật dậy, hô to khẩu hiệu. Quần chúng cảm tình Đảng và những đảng viên trẻ hát vang “Bài ca Xích vệ”. Sau cuộc mít-tin đó, tề xã báo lên Quận, Quận xuống, lùng vô Đìa Chảo, thấy “mấy mươi công đất cỏ lác bị giẫm nát”. Chính quyền sửng sốt trước cuộc mít-tin. Dân chúng thì xôn xao về vụ “Cộng sản diễn thuyết quốc sự”.

Sau đó, cũng chính ông Võ Văn Kiệt là một trong những người chỉ huy cuộc dấy binh đêm 23-11-1940 ở Vĩnh Long: Đêm “Cộng Sản dậy”, theo cách nói của dân chúng lúc đó; và “Nam Kỳ Khởi Nghĩa” theo cách gọi của Lịch sử Đảng Cộng sản sau này. Đêm đó, Chín Hoà dẫn lực lượng hai xã gần trăm người đi “lấy” đồn Bắc Nước xoáy. Anh em, toàn thanh niên, trong tay chỉ có giáo mác, gậy gộc và một ống loa làm bằng thùng sắt. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Trong đầu chỉ có một cách đánh thô sơ, hết sức ấu trĩ vì chỉ tính có một tình huống là thắng”. Đoàn quân đi cướp đồn mà như đi hội, lội bộ 10 km, cứ thẳng đường cái mà đi. Đến bên bờ con sông Măng Thít trong xanh, đồn lính ở bên kia, thuộc quận Tam Bình, phải qua bằng phà. Vừa lúc, có một chiếc xe du lịch từ Vũng Liêm lên, xe của một ông Chánh tổng nhưng không có chủ ngồi. Đoàn quân của Chín Hoà chặn xe, bắt kêu phà qua rước. Xe rọi đèn, phà qua ngay. Cả trăm người theo chiếc xe con xuống “bắc”. Lên bờ, đèn xe rọi vô, thấy trong đồn, lính ngủ la liệt; bên ngoài, vài tên đứng gác lớ ngớ. Toàn bộ lực lượng xáp vô, lính ngủ trở tay không kịp, chạy tán loạn. Đoàn quân vây bắt lại, tước súng, phân công người xuống đục chìm phà, thả theo nước lớn. Một số anh em khác thì leo lên lấy giáo mác chặt đứt hết dây thép, cắt đường thông tin liên lạc. Rồi, ông Kiệt trèo lên cổng đồn, bắc loa kêu gọi đồng bào “Nổi dậy đánh đổ ách thống trị của thực dân đế quốc, phong kiến địa chủ”. Lấy xong đồn Bắc Nước Xoáy đội quân của ông Kiệt ung dung lắm, đinh ninh giờ đó, Sài Gòn, thị xã Vĩnh Long cũng đều đã khởi nghĩa xong.

Nhưng đêm ấy Sài Gòn không “Khởi nghĩa”, Vĩnh Long cũng không. Sau này, những người còn sống nghe nói: “Trung ương phân tích tình hình, ra lệnh ngừng cuộc khởi nghĩa”. Nhưng chính ông Quảng Trọng Hoàng, Bí thư Liên Tỉnh uỷ, cũng không biết, khi đó ông Hoàng đã tưởng, đêm ấy những người Cộng sản sẽ “cướp được chính quyền”. Ông Kiệt nhớ lại: Khi trời vừa hửng sáng, đã thấy xe từ Vĩnh Long chạy xuống, chở toàn lính! Hết xe này đến xe khác. Biết Vĩnh Long hỏng. Anh Hoàng nói: “Ta không đối phó nổi rồi”. Các nghĩa binh bảo nhau chôn mấy khẩu súng vừa lấy được, hoá trang, trở ra. Lúc đó, khắp xóm làng dậy lên tiếng trống, tiếng mõ kêu “bắt cộng sản”. Anh Hoàng bảo: “Mọi người về nhà, tìm cách bắt liên lạc sau”.

Tối hôm đó về làng, mới biết, anh em đi đánh Bắc Nước Xoáy chỉ lẻ tẻ có đôi ba người về tới nơi. Số đông bị bắt, bị giết, trong đó có người anh thứ ba của ông Võ Văn Kiệt. Theo ông Kiệt, bà con hoang mang dữ lắm, nhiều người oán trách, nhất là sau khi Quận ra lệnh đốt hết ấp Bình Phụng vì những người bị bắt khai Bình Phụng là “ổ cộng sản dậy”. Các ấp mà Quận cho là “làm loạn” khác đều lần lượt bị đốt. Ông Kiệt thu mình ngồi suy nghĩ. Bà chị Dâu thứ ba than: “Mấy ông lớn tuổi đi nghe lời thằng con nít”. Nghe, mà ứa nước mắt. Trong khi đó, Quận tiếp tục truy tìm những người cộng sản. Lính Quận bắt anh trai ông Kiệt phải đi lùng bắt thằng em làm loạn. Một tối, ông Kiệt về nhà. Ba ông không nói gì, chỉ lặng lẽ mài đi mài lại một lưỡi mác; lặng lẽ liếc đám lông trên ống quyển, thử dao. Trước khi ông Kiệt đi, ba ông trao cho ông cây mác, nói: “Thằng anh m*y nó sợ, nó doạ bắt m*y. m*y cầm cái mác, đứa nào bắt thì cứ đâm cho t*o”. Ông Phan Văn Dựa chỉ là một nông dân, không biết chữ, toàn bộ thái độ của ông về hành động theo cách mạng của con trai út, ông chỉ thể hiện như vậy. Ông Kiệt hiểu cha và hiểu tính khốc liệt của cuộc dấn thân này. Ít lâu sau, Chị Năm Hồng biết ông Kiệt còn, tìm cách nhắn ông vô Đìa Chảo tập hợp lực lượng lại. Anh em trao đổi với nhau, nhận định: “Thất bại là tạm thời”. Mấy người trẻ dứt khoát: Cách mạng chưa thành quyết không về xứ. Rồi Liên Tỉnh uỷ có chủ trương gom các cơ sở cũ vào rừng U Minh. Tỉnh uỷ cho người vô Đìa Chảo, đón nhóm ông Kiệt. Đầu năm 1942, giữa rừng U Minh, ông Kiệt cùng các đồng chí của mình nhận được tin Đảng đã thành lập Mặt Trận Việt Minh. Cũng tại đây, lần đầu tiên ông nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của Mặt Trận, lần đầu tiên ông nghe cái tên Việt Bắc xa xôi.

Năm 1951, ông Võ Văn Kiệt ra Việt Bắc. Ông, lúc bấy giờ là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu, cùng Đoàn đại biểu Nam Bộ ra Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ II, sau đó dự lớp “Hoa Nam” tại trường Nguyễn Ái Quốc III, khoá 6 tháng. Trường đóng tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. H-C-M trực tiếp chỉ đạo lớp, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh… trực tiếp giảng giạy. Một số cán bộ vừa tập huấn ở Hoa Nam, Trung Quốc về, tham gia hướng dẫn thảo luận, thấy lý lịch Võ Văn Kiệt là Bần nông, có đi ở đợ, rất “cốt cán”, thích lắm. Các thầy chọn ông tham gia một tiết mục kịch, ông vào vai địa chủ. Đêm diễn vở kịch đó, có Tổng Bí thư Trường Chinh dự. Ông Kiệt nhớ lại: Mặc dù được liệt vào loại “gan to”, nhưng có ông Trường Chinh, ông cũng thấy “ớn” lắm. Trước khi bắt đầu, ông Kiệt phải xung phong làm một màn múa lân cho nóng người để lấy can đảm. Hết vở kịch, các khách mời đều khen, động viên. Ông Trường Chinh bắt tay ông: “Đồng chí diễn khá lắm, nhưng đấy là địa chủ Nam Bộ chứ không phải địa chủ Bắc Bộ”.

Ông Kiệt lúc ấy không thể hiểu hết ý nghĩa lời nhận xét của ông Trường Chinh. Nhưng trước sau quan điểm về giai cấp của ông cũng bắt đầu từ những người địa chủ, trí thức mà ông biết: trí thức, địa chủ Nam Bộ. Những ngày đi ở đợ ông thấy, giàu hay nghèo thì cũng có người tốt, người xấu; người giàu cũng có người rộng rãi, người keo kiệt; tá điền cũng có người ngay thẳng, có người nịnh bợ, ton hót, hại nhau… Ông địa chủ sau cùng Chín Hoà ở, ông Mười Phái, người đứng đầu hội bóng đá trong xã, nơi Chín Hoà- một thanh niên phải đi ở đợ- cũng là một thành viên, hăng hái đi bó lá chuối làm banh. Mỗi khi Chín Hoà xay lúa, giã gạo, “địa chủ Mười Phái” còn lên phụ.

Trong số những người Kháng chiến ở Nam Bộ, ông Kiệt biết, có những địa chủ rất giàu có như vợ chồng ông Bùi Thiện Lộc cũng đã ra Bưng theo Kháng chiến. Cựu Bí thư Bạc Liêu, ông Nguyễn Thành Nhơn cũng là một địa chủ. Năm 1950, khi ông Lê Đức Thọ, ông Lê Toàn Thư từ Xứ uỷ Nam Bộ xuống Tỉnh uỷ bàn với ông Kiệt về quyết định để ông Võ Văn Kiệt làm Bí thư thay ông Nhơn chỉ vì ông Nhơn là địa chủ, ông Kiệt đã không chịu. Ông Lê Đức Thọ nói: “Hoặc là cậu làm Bí thư, hoặc là cậu chịu kỷ luật?”. Ông Kiệt đã chọn nhận kỷ luật Đảng cảnh cáo, chứ không thể nào đồng ý với lý do kỷ luật ông Nhơn. Ông biết lúc đó, cả về học vấn lẫn khả năng lãnh đạo, ông Nhơn đều có nhiều mặt hơn mình. Trước khi theo kháng chiến, những nông dân như ông Kiệt chỉ có cái “quần đùi”. Khái niệm về Tổ quốc lúc đó của ông cũng hết sức đơn giản. Thời ấy, những người dân quê ông, thấy ai nói giọng Đàng Ngoài đều cho là “Đám người Huế”. Sau này, dự những cuộc họp của Uỷ Ban Kháng chiến Nam Bộ, nghe những bậc trí thức như Nguyễn Văn Hưởng, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thuần…. nói, ông thấy có một khoảng cách rất rõ giữa mình và những bậc trí thức đó. Ông biết, nếu mình có gì hơn họ thì cũng chỉ hơn cái “cấp uỷ” chứ không thể hơn họ về lòng yêu nước, sự hiểu biết và khả năng thu hút quần chúng được. Trước khi gặp “Cách mạng” , ước mơ lớn nhất của ông là thoát khỏi đồng ruộng lam lũ, tù túng. Có lúc ông chỉ mong được làm anh lơ xe, được làm anh thợ cắt tóc. Ông “có ý kiến” với mấy thầy trợ giảng ở lớp Hoa Nam: “Tôi biết địa chủ Nam Bộ. Ở Việt Nam không có Bạch Mao Nữ”.

Một trong những thầy trợ giảng của lớp chỉnh huấn về từ Hoa Nam, giáo sư Đào nguyên Cát, hiện là Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhớ lại: Tôi được phân công giúp anh Kiệt tìm “Tư tưởng Chủ đạo”. Theo những gì tôi được học ở lớp “Chỉnh Phong” bên Trung Quốc thì vào Đảng, phải giác ngộ lập trường giai cấp công nhân. Do đó, mỗi người, phải tìm xem “lập trường cũ” của mình là gì để mà từ bỏ. Khẩu hiệu viết trên tấm băng đen của lớp chỉnh huấn nhấn mạnh: Thành khẩn bộc lộ khuyết điểm của mình là thước đo độ trung thành với Đảng. Kết quả, anh Kiệt “thành khẩn” nhận: Khi vào Đảng anh mới chỉ vì để “giải phóng dân tộc” chứ chưa phải vì “giai cấp”, cũng có lúc anh “dao động”; “Nhận thức không rõ ràng về tội ác của địa chủ” là một ví dụ. Nên tôi kết luận: Tư tưởng Chủ đạo của anh Kiệt là “Tiểu tư sản” dù anh là con của một người bần nông. Những màn “đấu tố”, “căm thù địa chủ” được diễn tập ở lớp Hoa Nam làm ông Kiệt nhớ lại hồi ở nhà học võ, nhớ chuyện “Tổ nhập”.

Hồi ấy, có những ông thầy dạy võ về ấp Bình Phụng và các làng lân cận mở lò. Đêm đêm, Chín Hoà thường ra các lò võ học lóm. Mấy ông thầy thấy, hỏi: “m*y thích à?”. Chín Hoà không chần chừ: “Dạ, ham lắm”. Mấy ông bảo: “Vậy m*y thử đi”. Chín Hoà thử và các ông thầy thấy cậu múa võ còn hay hơn cả học trò của mấy ổng thế là cho Chín Hoà vô học. Cùng dạy võ có mấy ông thầy dạy bùa. Họ nói: Có bùa, “Tà bổn thân” thoát ra, “Tổ nhập” thì bị đòn không đau nữa. Chín Hoà thích lắm, ra sức học gồng, học “vô Tổ”. Nhưng không hiểu sao, nhiều bạn võ tuyên bố đã được “Tổ nhập”, mà Chín Hoà luyện riết, “Tổ” vẫn không vào. Cuối cùng, mấy ông thầy bùa nói: “Tà bổn thân m*y nặng quá, giờ chỉ còn cách ăn bóng đèn mới mong giải được”. Nghĩ tới việc cho cái bóng đèn vô miệng, ớn tới xương sống, nhưng Chín Hoà, phần vì muốn thành tài, phần vì muốn theo đến cùng để biết sự thật, nên bằng lòng. Ông thầy lấy bóng đèn, đặt trên một cái đĩa, đưa ra trước mặt, Chín Hoà hơi run, bảo: “Nếu thầy cắn bể được cái bóng đèn, thì con làm”. Ông thầy cắn cái bóng đèn bể ra rồi ngồi đọc thần chú trong khi Chín Hoà cho hết vô mồm nhai. Đêm về, Hoà kể lại cho mẹ nghe, bà già sợ con lủng ruột, khóc ầm lên. Những mảnh thuỷ tinh trong bụng Chín Hoà, sau đó không hề gây hại gì, còn “Tổ” thì không biết có nhập không mà mỗi khi bị đánh, cậu vẫn còn thấy đau lắm. Sau này, Chín Hoà hỏi, đám bạn được “Tổ nhập” thú nhận, thực ra họ cũng chỉ “gồng” lên. Ở lớp tập huấn Việt Bắc, những người tập đấu tố cũng vậy, họ cũng thấy những địa chủ như Mười Phái và thực ra họ cũng phải “gồng” lên như mấy anh bạn “Tổ nhập” trong lớp học võ của Chín Hoà. Sau lớp học ở Việt Bắc, Trung ương có ý định đưa ông Võ Văn Kiệt đi đào tạo ở Trung Quốc, nhưng lấy lý do vừa phạm khuyết điểm về quan hệ trong thời gian ra Bắc, ông Kiệt xin trở lại Miền Nam.

Năm 1952, ông Võ Văn Kiệt lại đi bộ trở lại Miền Nam. Đến Tam Kỳ, Quảng Nam, vào Đoàn Giải phóng, nghe nói ông Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ vừa ra Bắc, đi qua đấy. Ông Kiệt rất tiếc. Ông Kiệt gặp ông Lê Duẩn lần đầu tiên vào cuối năm 1949, trong Hội Nghị Xứ uỷ mở rộng, tổ chức tại Đồng Tháp Mười. Lần gặp đó, ông Kiệt có một ấn tượng mạnh về ông Duẩn, ấn tượng về một con người đầy sức sống, uyên bác và có sức thu hút mạnh mẽ. Cũng trong Hội nghị đó ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ biết ông Kiệt. Hai nhân vật về sau sẽ trở thành những người có ảnh hưởng lớn trong Đảng này, từ đấy bắt đầu chú ý và đánh giá cao về ông Võ Văn Kiệt. Năm 1955, sau Hiệp định Geneve, ông Võ Văn Kiệt lại có thêm nhiều kỷ niệm với ông Lê Duẩn. Năm đó, trên Cửa Sông Đốc, Cà Mau, chuyến tàu tập kết cuối cùng đợi sẵn, ông Kiệt cũng chia tay mọi người ra đi. Nhưng chiều ấy ông không xuống bến mà ém chờ ông Lê Duẩn. Ông Lê Duẩn lúc chạng vạng tối, cùng với ông Lê Đức Thọ, trước mặt báo chí và Uỷ ban Giám sát, đã lên tàu để rồi lúc gần nửa đêm, một chiếc xuồng con bí mật đón ông quay lại. Khuya, ông Võ Văn Kiệt đưa ông Duẩn về một căn cứ ở Bạc Liêu, nơi ông Duẩn rất thích: một cái trại nằm giữa đồng, xung quanh là sông nước. Đêm ấy, bà chủ nhà thấy ông Kiệt, lúc đó là Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu, quay về cùng một ông, “cỡ ông Kiệt mà còn phải chăm sóc”, bà nghĩ, chắc to lắm.

Sáng, ông Kiệt ra giúp bà chủ nhà nhổ lông vịt làm cơm, bà hỏi: “Có phải ông Duẩn?”. Ông Kiệt giựt mình nhưng phản ứng mau lẹ: “Đâu có, ổng đi hồi hôm rồi”. Bà dứt khoát: “Ông Duẩn! Cậu không tin, tôi lấy hình cho coi”. Nói rồi bà lên trang thờ lấy hình ông Duẩn xuống. Ông Kiệt thấy khó lòng chối mãi, bèn dặn: “Thì ông này giống ông Duẩn nhưng chị không được nói với bất cứ ai nhé”. Buổi sáng hôm ấy ông Kiệt cứ phân vân, nhưng rồi ông quyết định phải thú thật với “Anh Ba”. Ông kêu ông Duẩn ra vườn, nói: “Bà già phát hiện ra anh”. Ông hỏi: “Ai nói?”. “Không, bà còn giữ hình anh trên trang”. Ông Duẩn lắc đầu: “Lại Trần Bạch Đằng!”. Hồi đó, ông Trần Bạch Đằng làm thông tin, cho chụp hình ông Lê Duẩn rồi cơ quan nào cũng treo. Ông Kiệt giải thích: “Nhưng bà già có ý thức lắm, anh cứ yên tâm”. Ông Duẩn suy nghĩ rất căng rồi nói: “Chỉ cần bả mừng, bả nói với con bả là đủ lộ”. Rồi ông lệnh: “Chuẩn bị, tối đi”.

Đó là những ngày cực kỳ căng thẳng của “Cách mạng Miền Nam”. Những nhà lãnh đạo Kháng chiến như ông Duẩn, ông Kiệt, vừa phải đối phó với sự ruồng bố gắt gao của chính quyền Ngô Đình Diệm, với cái chết trong từng gang tấc; vừa chịu sức ép lớn từ phía cơ sở và những người dân ủng hộ Cách mạng. Những người dân trong vùng kháng chiến thấy Chính quyền Ngô Đình Diệm “truy lùng Cộng sản” mà Cách mạng vẫn không dám phản ứng gì, nhiều người tìm gặp lãnh đạo, hỏi: “Vậy Bác Hồ có biết không?”. Từ các địa phương, những người Cộng sản viết thư cho Xứ Uỷ: “Ở đây chỉ còn một số ít cơ sở, nếu không cho chúng tôi đánh hoặc rút ra thì chúng tôi xin vĩnh biệt Đảng, vĩnh biệt các đồng chí”. Cho phép họ nổ súng lúc đó là có thể bùng phát một cuộc chiến, trong khi Đảng chưa có chủ trương. Ông Kiệt nhớ lại: “Những anh em viết thư này sau đều hy sinh hết”. Ông Duẩn cũng có lúc bị bật ra đảo Hòn Khoai. Năm 1956, từ Bến Tre, ông lên Sài Gòn, tại đây, cơ sở tiếp tục bể, thêm một số Uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ bị bắt. Ông Duẩn quyết định đưa Xứ uỷ Nam Bộ sang Phnompênh. Năm 1957, ông Duẩn ra Bắc, tạm giao quyền lãnh đạo Xứ uỷ cho ông Nguyễn Văn Linh. Từ Miền tây, ông Kiệt lên thay ông Linh làm Bí thư Khu uỷ Sài Gòn.

Từ Campuchia ông Kiệt về Tây Ninh rồi lần mò tiếp cận với Sài Gòn. Hầu hết những cơ sở cũ mà ông nhận “bàn giao” đều vỡ hết. Nhiều Khu uỷ viên vừa nối được liên lạc đã bị bắt. Ông Kiệt quyết định xây dựng hoàn toàn cơ sở mới, ra lệnh không được móc nối với cơ sở cũ, phòng địch để lại cài bẫy. Cũng trong giai đoạn này, ông đưa ra một đề nghị được Xứ uỷ chấp nhận: lấy Gia Định làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn- Chợ Lớn, thành lập Khu uỷ Sài Gòn- Gia Định. Sài Gòn- Gia Định từ sự liên kết có ý nghĩa kháng chiến đó, sau trở thành một khu vực hành chính chung. Trong suốt những năm 1959-1970, Ông Võ Văn Kiệt lúc thì nằm dưới địa đạo Củ Chi, lúc vào hẳn trong Thành phố, vừa xây dựng các phong trào đấu tranh ở Nội Thành, vừa xây dựng lực lượng vũ trang chiến đấu Vùng ven Đô. Ông Lê Đức Anh nhớ về giai đoạn này của ông Kiệt: Năm 1963, ông Lê Đức Anh được cử vào Nam, về Bộ Chỉ huy Miền, sau khi ông báo cáo với Trung ương Cục ý kiến chỉ đạo, mà cho tới hôm nay, ông Anh vẫn chú ý nhấn mạnh là “Ý kiến của anh Lê Duẩn và anh Văn Tiến Dũng”, theo đó: Phải xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang cả trong đô thị và vùng ven, Tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Miền nói: “Vấn đề đô thị phải mời anh Sáu Kiệt”. Ông Kiệt khi đó đang ở Củ Chi, được mời ngay lên Miền để nghe chủ trương mới. Đó là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa ông Lê Đức Anh và ông Võ Văn Kiệt, ông Kiệt, kể từ Đại hội III, năm 1960 đã là Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng. Ấn tượng của ông Lê Đức Anh về ông Kiệt là: “Tôi thấy anh nói các kế hoạch mới với một niềm tin vững chắc và tôi cũng rất tin anh”. Theo ông Lê Đức Anh, ông Kiệt từ trước đó đã lãnh đạo Khu uỷ xây dựng các cơ sở trong nội thành, xây dựng lực lượng biệt động và một phần lực lượng đặc công cho không chỉ Sài Gòn mà cho cả Miền. Trong con đường sự nghiệp của mình, ông Kiệt và ông Anh còn gặp nhau nhiều trong những năm sau đó.

Năm 1970, ông Kiệt được điều trở lại Miền Tây, làm Bí thứ Khu uỷ Khu IX. Tình thế chiến trường Miền Nam khi đó hết sức khó khăn. Sau Chiến dịch Mậu Thân, Khu uỷ Khu IX kiểm điểm: Do “chăm bẵm vào khả năng giải phóng hoàn toàn đô thị”, Khu uỷ đã tập trung toàn lực tấn công vào đầu não đô thị, trong khi yếu tố bất ngờ không còn. Địch quân lại lại tiến hành “Bình định đặc biệt”, “Bình định cấp tốc” gom dân vào ấp, cán bộ đảng viên bị dạt ra khỏi dân. Quân đội Sài Gòn đóng thêm 1000 đồn bót. Trong số 250 xã Miền Tây Nam Bộ, cuối năm 1968, có 50 xã đảng viên phải ly hương, 40 xã khác chỉ còn một hoặc hai đảng viên. Các trung đoàn chủ lực cũng bị đánh dạt vào sâu về Trà Vinh, U Minh. Trong khi số lượng du kích sụt, tân binh lại không tuyển được ngay cả trong những “xã giải phóng”… Ông Kiệt hiểu được tình trạng đó. Trong Chiến dịch Mậu Thân, ông Võ Văn Kiệt ở Sở chỉ huy Tiền Phương, vào sát cửa ngõ Sài Gòn. Tiền phương của Sài Gòn cũng nhận được những lệnh liên tiếp tập kích vào đô thị để “giành thắng lợi tối đa”. Mậu Thân quả là đã gây được những tiếng vang chính trị trong lòng nước Mỹ, nhưng những người trực tiếp ở chiến trường như ông đã phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn. Ông nói: “Lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc”. Hơn 11 vạn quân giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường. Phần lớn căn cứ địa Quân Giải phóng ở nông thôn đã trở thành “đất trắng”.

Nhưng, ông Võ Văn Kiệt không quá lo lắng về tình hình đã qua. Miền Tây là “đất” của ông. Ông sẽ đường hoàng đến Khu IX bằng con đường bất ngờ nhất. Ông xuống Châu Đốc theo đường bí mật và lệnh cho chị Sáu Trung, giao liên công khai lên Sài Gòn kêu Sáu Hoa mang xe xuống. Từ Châu Đốc, ông ngồi trên chiếc xe du lịch của ông Sáu Hoa, cơ sở của ông ở Sài Gòn, về Rạch Giá, ông ở chơi nhà bà con bên vợ mấy ngày trước tai mắt của chính quyền Sài Gòn rồi mới ra Bưng. Theo nguyên tắc, mỗi lần di chuyển địa bàn hoạt động, những người lãnh đạo như ông lại chọn một tên mới. Trên đường đi, ông có cảm giác, mọi việc có vẻ thuận, ông tin tình hình rồi sẽ tốt lên, vì thế ông lấy bí danh mới cho mình là Tám Thuận. Đại tá Lê Đức Anh cũng đã được điều về làm Tư Lệnh Khu IX trong dịp đó. Trước khi đi, Đại tá lấy bí danh mới là Chín Hoà. Khu IX dưới sự lãnh đạo của ông, sau đó nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu, và đến Hiệp định Paris năm 1973 thì ông Kiệt bắt đầu mang danh “Tướng Xé rào”.

Sau Hiệp định Paris năm 1973, tình hình chiến sự Miền Nam được Thượng tướng Trần Văn Trà mô tả trong cuốn Hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm: “Ở các Chiến trường khác ta bị lấn mất đất, mất dân rất nhiều, riêng ở Quân khu IX, Quân khu Miền Tây Nam Bộ, nơi lúc bấy giờ, địch tập trung quân đông nhất, ta vẫn giữ được các vùng của ta. Sở dĩ được như vậy vì Khu uỷ Khu IX lúc ấy do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư đã thống nhất với Bộ Tư lệnh Quân Khu do đồng chí Lê Đức Anh làm Tư lệnh, nhận định rằng kẻ địch không bao giờ chịu thi hành Hiệp định, chiến tranh vẫn là chiến tranh, mọi hoạt động vẫn như cũ không có gì thay đổi cả”. Nhưng cũng theo Tướng Trà: “Éo le thay hành động cụ thể ấy[của Khu IX] lại ngược hẳn với một loạt chủ trương lúc ấy”. Chủ trương lúc ấy về Thi hành Hiệp định Paris được thể hiện trong Nghị Quyết 21 của Bộ Chính trị và được Tố Hữu vào tận Miền Nam phổ biến là: “Hoà hợp dân tộc và thi đua hoà bình” đồng thời coi “đấu tranh chính trị là chủ yếu”, tranh thủ thời cơ “gò cương vỗ béo” lực lượng vũ trang. Từ tinh thần Nghị quyết mà ông Tố Hữu phổ biến đó, Hội nghị Binh vận Miền tháng 4-1973 triển khai “năm cấm chỉ”: Cấm tấn công địch; cấm đánh địch đi càn quét; cấm bắn pháo vào đồn địch; cấm bao vây đồn bót; cấm xây dựng ấp xã chiến đấu. Ông Kiệt và Thường vụ Khu uỷ ra lệnh Binh vận Khu không phổ biến chủ trương này của Binh vận Miền.

Thực tế luôn luôn đưa lại cho ông Võ Văn Kiệt những cảm nhận chính xác và ông đã cùng với Thường vụ và Đại tá Lê Đức Anh đưa ra “Kế hoạch Thời cơ” ngay khi Hiệp định Paris đang được chuẩn bị ký kết, kịp thời bẻ gãy Chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ” của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu. Một kế hoạch mà ông Thiệu dự định sẽ chiếm 85% đất đai và kiểm soát 95% dân chúng Miền Nam 45 giờ trước khi Hiệp Định Paris có hiệu lực. Ngày 2-2-1972, tức là 4 ngày sau khi ký Hiệp định Paris, ông Kiệt triệu tập Hội nghị Thường vụ Khu uỷ, xác định “Không mơ hồ ảo tưởng” và “Kiên quyết giữ vững thành quả cách mạng”.

Ngày 3-3-1973, Quân đội Sài Gòn dùng 30 tiểu đoàn đánh vào Chương Thiện, dự kiến trong 7 ngày sẽ chiếm xong các mục tiêu, bịt cửa ngõ U Minh. Nhưng các mũi tiến công đều bị chặn đứng, Khu IX, ngay sau đó tổ chức tấn công trên toàn địa bàn Quân Khu. Nhiều nơi cho rằng “Khu uỷ Tây Nam Bộ xé Hiệp định Paris”. Trung ương Cục điện yêu cầu “Khu IX phải thấy tình hình mới”. Bộ Tư lệnh Miền phê bình và thông báo toàn Miền. Tướng Trần Độ, thay mặt Bộ Tư lệnh Miền ra lệnh cho Đại tá Anh rút hai trung đoàn chủ lực về phía sau rèn luyện nếu không sẽ “đưa đại tá Lê Đức Anh ra Toà án binh”. Đại tá Anh cứng, trả lời Bộ Tư lệnh: “Cho phép Quân khu IX thi hành chủ trương của Thường vụ Khu uỷ”. Lúc đó, ông Kiệt tuyên bố: Mệnh lệnh tối cao lúc này là phải giữ đất, giữ dân. Ông điện cho Trung ương Cục và Bộ Chính trị: Nếu không chống địch lấn chiếm, để mất đất, mất dân lúc này là mất tất cả. Bộ Chính trị sau đó đã triệu tập đại diện các Khu, đại diện Trung ương Cục, đại diện Bộ Tư lệnh Miền ra Hà Nội. Sau nhiều tuần tranh luận, Chiến trường Khu IX đã là một thực tế có sức thuyết phục cao, chủ trương sau Hiệp định Paris được Bộ Chính trị xác định lại: Tiếp tục con đường bạo lực cách mạng. Trong thời gian đó, Đại tá Lê Đức Anh ở lại chiến trường, chỉ huy Khu IX, chặn đứng cuộc tấn công thứ II vào Chương Thiện của 75 tiểu đoàn Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Ông không những không phải “ra Toà án Binh” mà còn được vinh thăng vượt cấp quân hàm lên Trung tướng. Mấy chục năm sau sự kiện này, ông Lê Đức Anh nhớ lại: “Anh Kiệt lúc đó là chỗ dựa cho các quyết định của chúng tôi”. Từ năm 1972, ông Kiệt là Uỷ viên chính thức Trung ương Đảng. Trong Hồi Ký của mình, Tướng Trà đánh giá rất cao vai trò của Khu IX, ông viết: “Nếu như từ năm 1973, chúng ta tin rằng bằng cách này hay cách khác, Hiệp định Paris sẽ được thi hành giống như chúng ta đã tin hai năm sẽ có Tổng tuyển cử hồi Hiệp định Geneve… thì tình hình đã không như bây giờ”. “Bây giờ” mà Tướng Trà đề cập trên đây là “Chiến thắng 30-4-1975”.

Sau ngày 30-4-1975, từ một nhà lãnh đạo kháng chiến xuất sắc, ông Võ Văn Kiệt, lúc bấy giờ 53 tuổi, trở thành người đứng đầu chính quyền dân sự của Thành phố Sài Gòn. Ông sẽ phải bắt đầu ở đây nhiều công việc mà ông chưa từng được biết đến. Ông đã từng là một người hăng hái áp dụng những chuẩn mực của thời “Cả Nước đi lên Chủ nghĩa xã hội”. Để rồi, bằng sự mẫn cảm chính trị của một Võ Văn Kiệt luôn có mặt ở nơi cuộc sống thực tế đang diễn ra, ông nhận ra những rào cản của cơ chế. Ông trở thành chỗ dựa cho các doanh nghiệp “xé rào”, vượt qua cơ chế quan liêu bao cấp.

Cơ chế được coi như là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế Việt Nam bị kiệt quệ vào cuối những năm 70, đầu 80. “Xé rào” trong sản xuất kinh doanh ở Thành phố H-C-M vào cuối những năm 70 là khởi đầu của hàng loạt những cuộc “xé rào” khác trong nông nghiệp, trong phân phối lưu thông, góp phần làm thay đổi tư duy của Đảng về kinh tế và là cơ sở lý luận cho đường lối đổi mới trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI.

Khi trở về Thành phố sau 30-4, ông Kiệt mang theo một vốn liếng chính trị đầy ấn tượng, nhưng ông đã không chỉ sử dụng số vốn đó. Trong môi trường mới ông đã tận dụng nhiều cơ hội để tri thức, để tự hoàn thiện mình. Tháng 12-1981, ông được điều ra Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ Nhiệm Uỷ ban Kế Hoạch. Năm đó, ông đã 59 tuổi, thế nhưng theo ông Việt Phương, một “sỹ phu” có tiếng của “Bắc Hà”, người nhiều năm làm Trợ lý cho Thủ ttướng Phạm Văn Đồng và sau đó là Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Khi đó sức bật của ông vẫn mạnh. Ông làm Kế hoạch chỉ sau một thời gian, anh em trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa rất chịu”.

Mười năm sau khi ra Hà Nội, năm 1991, ông Võ Văn Kiệt trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, người đứng đầu Chính phủ theo cách gọi của Hiến Pháp 1980. Đường hướng phát triển kinh tế lúc đó vẫn đang còn phải mò mẫm. Tốc độ tăng trưởng rất thấp, lạm phát vẫn còn ở mức 67%. Cũng năm đó, Liên Xô tan rã, nguồn ngân sách mất 1/3 từ viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu cũ; thị trường truyền thống mất. Thật khó đánh giá sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ lúc đó là một bi kịch hay thời cơ. Khối SEP tan rã; nước XHCN Trung Quốc khi đó vẫn chưa bình thường hoá quan hệ với Việt Nam; Mỹ và Phương Tây vẫn còn cấm vận… Lần đầu tiên, Việt Nam phải tự mình quyết định mọi công việc và quyền lợi cho chính đất nước mình. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đóng một vai trò rất lớn. Ông tích cực xoá quan liêu bao cấp, tích cực xây dựng những thể chế pháp lý theo hướng thị trường. Và, với một gương mặt hết sức thân thiện, với một nụ cười hết sức cởi mở, ông mang ra Thế Giới những thông điệp mới về Việt Nam, một Việt Nam cầu thị và khát khao phát triển. Năm 1992, Mỹ bỏ cấm vận, năm 1994, Mỹ bình thường hoá quan hệ; năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN… Khi ông thôi Thủ tướng, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 8%. Việt Nam huy động được 8,5 tỷ ODA và 28 tỷ đầu tư nước ngoài. Ông Việt Phương kể: Lúc sinh thời, nhiều lần ông Phạm Văn Đồng, người chính thức có 32 năm làm Thủ tướng Việt Nam, nói: “Đánh giá đúng mức và khách quan thì, trong các đời Thủ tướng của Việt nam, kể cả tôi, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người làm được nhiều việc và làm được nhiều việc tốt nhất”.

Quả thực, ông Võ Văn Kiệt đã để lại nhiều dấu ấn trên khắp miền đất nước. Những dấu ấn có thể từ những công trình lớn mà ông đã quyết định đầu tư; từ những phong trào mà ông đã khởi xướng; và đặc biệt, từ những “nguồn cảm hứng phát triển” mà ông đã khơi dậy, gieo mầm. Ông Võ Văn Kiệt nói: “Có thể vì tôi làm Thủ tướng vào một thời điểm mà đất nước ở trong một tình thế buộc Chính phủ phải nhanh chóng hành động; tình hình Thế Giới cho phép Việt Nam tiếp cận rộng rãi với cộng đồng Quốc tế hơn”. Nếu chỉ xét những gì đạt được trong Thập niên 90, Việt Nam có thể được đánh giá cao và ông Kiệt có thể bằng lòng, phấn khởi. Nhưng, đã có một thời gian rất dài, theo ông Kiệt: Những khó khăn do Chế độ cũ để lại, khó, nhưng chỉ vài năm là giải quyết được; nhưng, những vướng mắc do các chính sách mới gây ra thì phải mất nhiều năm mò mẫm, bó tay. Trong cuốn “Hồi Ký” của mình, Cựu Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu viết: “Năm 1975, Thành phố H-C-M có thể cạnh tranh ngang với Băngkok; còn năm 1992, tôi nghĩ, có lẽ nó đã tụt hậu 20 năm”. Tuy ông Lý Quang Diệu chỉ dùng từ “có lẽ” khi đưa ra nhận định này, nhưng những so sánh của ông đã làm cho ông Kiệt nhức nhối: “Tôi đau không thể tưởng được”. Sau năm 1975, theo ông Kiệt: “Mình có một thời cơ vô cùng lớn nhưng mình đã bỏ mất”. Có lẽ tụt hậu so với Khu vực là một trong những điều mà ông day dứt nhất. Nhưng, năm 1997, ông đã 75 tuổi, đã đến khi ông từ giã chính trường.

Khi đang còn đương chức ông Kiệt hay nói với một người bạn già ở Hà Nội, đại tá Trần Tấn Nghĩa: “t*o thèm được như m*y, lâu lâu ra đầu phố ăn tô phở, uống chén chè, nói dóc quá”. Đại tá Trần Tấn Nghĩa là người phá vụ án “Số 7 Ôn Như Hầu” hồi năm 1945 và là người hùng trong vụ “Hoạt động phỉ và phản loạn ở Đồng Văn” hồi năm 1960. Ông Nghĩa từng làm Quận trưởng Công an Đặc biệt, bảo vệ An Toàn Khu[ATK] hồi ông Kiệt ra Việt Bắc, rồi cùng dự Đại hội Đảng lần thứ II, cùng học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc III với ông. Thỉnh thoảng, khi cần nghe những lời nói thật, ông lại gọi Đại tá Nghĩa tới, hỏi: “Ngoài Phố họ nói t*o thế nào, m*y?”. Ông Kiệt cũng chỉ mới gặp lại Đại tá Nghĩa vào một ngày cuối năm 1991.

Hôm đó, Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng mới nhận chức Võ Văn Kiệt đang chuẩn bị đi đón một vị khách quốc tế thì bảo vệ đưa cho ông một lá thư. Mở ra đọc, ông thấy cái giọng thư không lẫn vào đâu được: “t*o biết m*y ở đây. Người xưa nói, ‘giàu đổi bạn, sang đổi vợ’. Không biết m*y có thế không. t*o về hưu rồi, không tìm m*y để nhờ vả, kiếm chác gì nữa. t*o già, người già thích gặp bạn cũ, thế thôi. m*y biết t*o ‘Giang hồ quen thói vẫy vùng’ rồi”. Ký tên: Nghĩa, Trần Tấn Nghĩa. Kèm theo lá thư là một tấm hình nhỏ, chụp một ông Kiệt thời trẻ, trong bộ quân phục “Bát Lộ Quân”. Phía sau tấm ảnh ghi nắn nót: “Mến tặng Nghĩa để kỷ niệm những ngày học tập ở Trường Đảng và cũng là những ngày không thể quên nhau. VB[Việt Bắc] ngày 13-2-1952”. Ký tên: “Kiệt. Kiệt Nam Bộ”. “Thằng Nghĩa!”. Ông kêu lên và giao cho bảo vệ đi đón ông Nghĩa, chở ngay tới nơi ông tiếp khách. Vừa tiễn khách về nơi nghỉ, ông chạy ra gặp bạn, hai người ôm nhau, “ồn ào” vài câu, rồi lại “theo chương trình trong ngày của người đứng đầu Chính phủ”, ra Hàng Đẫy dự một trận khai mạc bóng đá. Gặp quan khách trên khán đài, ông giới thiệu: “Đây là ông bạn Việt Bắc của mình”. Tối hôm đó về nhà, bà Phan Lương Cầm đã chuẩn bị một bữa tiệc: nửa cái đùi bê non thui, chấm tương; cá thu kho… Ông Kiệt bảo: “m*y cứ bốc tay như dạo trước”. Rồi, nhân lúc vợ ông, bà Cầm đi xuống bếp, ông hạ giọng: “m*y nhớ cô Hạ quán Cây Đa Nước Chảy không?”. Ông Nghĩa: “Cô Hạ ‘Máy Chém’ chứ gì. t*o nhắc m*y là cổ, bây giờ có chắt rồi đấy nhé”. Cả hai cùng cười thoải mái, sống lại những ngày của 40 năm cũ. Ngày đó, cạnh trường Nguyễn Ái Quốc, có một quán nước, cô Hạ, chủ quán, rất xinh, nhưng giá bán thì mắc như “máy chém”. Học viên, toàn là cán bộ cao cấp, vẫn hay “lượn lờ” ở đấy, dù chẳng ai có nhiều tiền. Ngày 23-11-1997, bảy năm sau ngày gặp lại, và ngày mà ông Kiệt nói với đại tá Nghĩa: “t*o trả cái chức Thủ tướng rồi m*y ạ”; ông Võ Văn Kiệt rủ đại tá Trần Tấn Nghĩa về lại Việt Bắc. Họ cùng ghé “Cây Đa Nước Chảy”, cùng ghé nơi ngày xưa có bà Mé hay cho sắn và hỏi ông Kiệt: “m*y là người dân tộc ở trong Nam à?”. Hai người ôn lại rất nhiều kỷ niệm Việt Bắc. Rồi, ông Kiệt bảo đại tá Nghĩa: “m*y nhớ những gì học hồi ở Trường không? Thế giới ngày nay phải được hiểu theo cách mới, m*y ạ”.

Cuối năm 2001, ông Kiệt làm đơn trả lại ngôi biệt thự công vụ trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Nơi ông đã ở đó từ những năm 80. Ông bàn với vợ, bà Phan Lương Cầm, về sống ở Thành phố H-C-M, nơi gia đình người con gái của ông, Võ Hiếu Dân và gia đình người con trai của ông, Phan Thanh Nam, đang sống và làm việc. Nơi, trong thẳm sâu của ký ức, có một hình ảnh mãi mãi không phai về người vợ yêu dấu Trần Kim Anh đã từng chung thuỷ chờ đợi ông, đã từng tần tảo nuôi các con, và đã hy sinh cùng với hai đứa con nhỏ năm 1966, trên đường lên căn cứ Khu uỷ thăm chồng.

Rời ngôi biệt thự công vụ trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội, ông nhận ra là mình sẽ để lại một khoảng trống nho nhỏ nơi anh lái xe, anh bảo vệ, chị bếp… những người “làm nhiệm vụ Nhà nước”, nhưng cuộc đời đã mấy chục năm gắn bó với ông. Ông thu xếp để họ được bố trí một công việc mới, ổn định. Ông về quê những sỹ quan cận vệ, những người đã đi với ông hàng chục năm, cảm ơn những “gia đình đã sinh ra họ, những người con tận tuỵ với ông, với công việc”. Theo Bác sỹ Đinh Trần Nhưng, bác sỹ riêng của ông: Ông sống với nhóm phục vụ như với những người trong gia đình. Ông chia sẻ mọi thứ với họ, trừ… “chức vụ”. Từ khi làm Bí thư Khu uỷ Kháng chiến cho tới ngày làm Thủ tướng, chưa có ai trong “gánh phục vụ” được ông “đẩy lên cao”. Nhưng họ, cho đến bây giờ, vẫn như những “người nhà chú Sáu”, vẫn tự hào vì đã từng được làm việc, chiến đấu bên ông. Họ giờ đây cũng là một mối quan tâm của ông khi trở lại Sài Gòn.

Lần đầu tiên ông Võ Văn Kiệt lên Sài Gòn là năm 1940, sau Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Lần đó, khi người chỉ huy của ông, Bí thư Liên Khu uỷ Quảng Trọng Hoàng nói với những đồng đội sống sót: “Thôi tụi bây về nhà”. Trong những ngày chưa bắt được liên lạc với Tổ chức, ông Kiệt theo ghe cá lên Bến Bình Đông, Sài Gòn, rồi từ đó theo những người bán cá lên Thủ Dầu Một. Lần thứ hai, vào khoảng năm 1956, lúc ông Kiệt đang là Xứ uỷ viên kiêm Phó Bí thư Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang, ông được Xứ uỷ gọi lên Sài Gòn làm việc. Thay mặt Xứ uỷ, ông Lê Toàn Thư và ông Nguyễn Văn Linh[Mười Cúc] tiếp ông. Làm việc xong, ông Mười Cúc giao nhiệm vụ cho người phụ trách giao liên của Xứ uỷ chở ông Kiệt bằng xe Honda đi tham quan Thành phố. Đó là lần đầu tiên ông xuống đến Bến Bạch Đằng, ra Ngã Tư Hàng Xanh, vào Trung tâm Thành phố… Hôm đó, lần đầu tiên trong đời, ông Kiệt được ăn món thịt bê non thui còn tươi rói, chấm với nước tương gừng dậy mùi ở phố thợ mộc, nơi cư ngụ của những bà con người Bắc. Món bê thui do ông Nguyễn Văn Linh, người 30 năm sau đó trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt nam, đãi. Mấy năm sau, ông Kiệt được điều về làm Bí thư Khu uỷ Sài Gòn thay ông Mười Cúc. Từ Củ Chi, ông đi thẳng vô Thành bằng một chuyến xe du lịch sang trọng, do ông Sáu Hoa lái, chạy theo đường công khai. Lần đó, ông Kiệt ở lại Sài Gòn ba tháng, đóng vai thơ ký cho nhà thầu khoán Sáu Hoa. Ngày 30-4-1975 ông có mặt ở Sài Gòn, và sau đó, trở thành người lãnh đạo cao nhất của một Thành Phố, kể từ đó, mang tên H-C-M; một thành phố, kể từ đó lưu lại không ít dấu ấn Võ Văn Kiệt; một thành phố, kể từ đó, trải qua những năm tháng đầy biến động, được ghi sâu trong ký ức của mỗi con người.


Thử lấy lá số theo dữ kiện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhớ những quyết định lớn của Võ Văn Kiệt (Osin Huy Đức)

- Trong bức điện chia buồn được gửi đi ngay trong sáng ngày ông Võ Văn Kiệt từ trần, 11/6/2008, ông Lý Quang Diệu viết: “Ông Kiệt sẽ được tất cả mọi người nhớ đến”.

LTS: Bee xin đăng bài viết để tưởng nhớ Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, 2 năm sau ngày mất của ông (11/6/2008 - 11/6/2010).
Tên tuổi của Thủ tướng Võ Văn Kiệt thường được gắn với những công trình lớn: Có những công trình mang dấu ấn của ông từ khi ra quyết định, thi công, cho đến khi phát huy tác dụng, như Đường dây 500 KV, Kênh T 5 - thoát lũ từ Tứ Giác Long Xuyên ra Biển Tây; Có những công trình, ông “chịu trách nhiệm về mặt chủ trương” như Dung Quất; Có những công trình khi đương quyền, ông chỉ mới đưa ra sáng kiến như “Đường Trường Sơn Công Nghiệp Hóa”, về sau được gọi là Đường H-C-M…
Tuy nhiên, những quyết định có ảnh hưởng lớn nhất của ông không chỉ là các công trình mà còn có những chủ trương, chính sách quan trọng. Trong đó, có những chủ trương làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh ở miền Nam; phá vỡ cơ chế quan liêu bao cấp, nuôi dưỡng những nhân tố “Đổi mới”; và, những chính sách đưa một nền kinh tế tập trung quan liêu chuyển sang kinh tế thị trường và đưa một Việt Nam bị cấm vận hội nhập với phần còn lại của thế giới.
Chủ trương “không mơ hồ ảo tưởng” trước Hiệp định Paris
Sau lần ra Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ II, năm 1951, ông Võ Văn Kiệt trở lại miền Nam và liên tục bám trụ trên Chiến trường cho đến ngày hòa bình. Năm 1957, sau một tháng dự họp Xứ ủy ở Phnompênh, dưới sự chủ trì của Bí thư Lê Duẩn, bàn về “Đường lối Cách mạng miền Nam”, ông được điều từ miền Tây lên Sài Gòn.
Từ Campuchia ông Kiệt về Tây Ninh để tìm cách tiếp cận địa bàn khi mà hầu hết những cơ sở cũ ông vừa nhận “bàn giao” đều vỡ hết. Nhiều Khu ủy viên vừa nối được liên lạc đã bị bắt. Ông Kiệt quyết định xây dựng hoàn toàn cơ sở mới, ra lệnh chưa được móc nối với cơ sở cũ, phòng địch để lại cài bẫy. Cũng trong giai đoạn này, ông đưa ra một đề nghị được Xứ ủy chấp nhận: lấy Gia Định làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn - Chợ Lớn, thành lập Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Sài Gòn - Gia Định từ sự liên kết để kháng chiến, sau này hợp nhất thành một đơn vị hành chính.
Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh kể, năm 1963, khi ông được cử vào công tác tại Bộ Chỉ huy Miền, sau khi báo cáo với Trung ương Cục ý kiến chỉ đạo “của anh Lê Duẩn và anh Văn Tiến Dũng” về việc “xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang cả trong đô thị và vùng ven”, Tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Miền nói ngay, “Vấn đề đô thị phải mời anh Sáu Kiệt”.
Ông Kiệt khi đó đang ở Củ Chi và theo ông Lê Đức Anh, từ trước đó đã lãnh đạo Khu ủy xây dựng các cơ sở trong nội thành, xây dựng lực lượng biệt động và một phần lực lượng đặc công cho không chỉ Sài Gòn mà cho cả Miền. Những trận đánh trong lòng Sài Gòn từ nửa cuối thập niên 60 đã thực sự tạo ra một địa vị mới cho Quân Giải phóng miền Nam và chính những lực lượng này đã có những mũi đột phá chấn động Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968.
Nhưng, đóng góp có ý nghĩa nhất làm thay đổi cục diện chiến tranh của ông Võ Văn Kiệt là chủ trương “không mơ hồ ảo tưởng” trước Hiệp định Paris. Chủ trương này được đưa ra sau hai năm ông trở lại miền Tây làm Bí thư Khu ủy Khu IX.
Ngày 2/2/1973, tức là gần một tuần sau khi ký Hiệp định Paris, ông Kiệt triệu tập Hội nghị Thường vụ Khu ủy, xác định quyết tâm “giữ vững thành quả cách mạng”. Ngày 3/3/1973, Quân đội Sài Gòn dùng 30 tiểu đoàn đánh vào Chương Thiện, dự kiến trong 7 ngày sẽ chiếm xong các mục tiêu, bịt cửa ngõ U Minh. Nhưng, các mũi tiến công đều bị chặn đứng, Khu IX, ngay sau đó tổ chức tấn công trên toàn địa bàn Quân khu.
Trong cuốn Kết thúc chiến tranh 30 năm, do nhà xuất bản Văn nghệ TP.H.C.M xuất bản năm 1982, Tướng Trần Văn Trà viết: “Khu IX từ chỗ xem như không có Hiệp định, không có gì mới, cứ đánh như cũ. Đó là một nhận thức không đúng về Hiệp định Paris, về giai đoạn chiến lược mới. Nhưng, nó lại đúng ở chỗ đánh giá được sự ngoan cố, lật lọng của địch” (trang 88).
Tướng Trà viết tiếp: “Éo le thay, hành động cụ thể ấy lại ngược hẳn với một loạt chủ trương lúc ấy” (trang 88). Chủ trương “Thi hành Hiệp định Paris” được đại diện của Ban Bí thư Trung ương Đảng trực tiếp vào Trung ương Cục phổ biến lúc ấy là: “Hòa hợp dân tộc và thi đua hòa bình”, coi “đấu tranh chính trị là chủ yếu”, đồng thời tranh thủ thời cơ “gò cương vỗ béo” lực lượng vũ trang.
“Lĩnh hội tinh thần” này, Hội nghị Binh vận Miền tháng 4/1973 triển khai “năm cấm chỉ”: Cấm tấn công địch; cấm đánh địch đi càn quét; cấm bắn pháo vào đồn địch; cấm bao vây đồn bót; cấm xây dựng ấp xã chiến đấu. Ông Võ Văn Kiệt và Thường vụ Khu ủy ra lệnh Binh vận Khu không phổ biến chủ trương này của Binh vận Miền.
Nhiều nơi cho rằng “Khu ủy Tây Nam Bộ xé Hiệp định Paris”. Trung ương Cục điện yêu cầu “Khu IX phải thấy tình hình mới”. Bộ Tư lệnh Miền phê bình, thông báo toàn Miền và ra lệnh cho Đại tá Lê Đức Anh, Tư Lệnh Khu IX, rút hai trung đoàn chủ lực về phía sau rèn luyện nếu không sẽ “đưa đại tá ra Tòa án binh”.
Đại tá Lê Đức Anh trả lời Bộ Tư lệnh: “Cho phép Quân khu IX thi hành chủ trương của Thường vụ Khu ủy”. Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt tuyên bố: “Mệnh lệnh tối cao lúc này là phải giữ đất, giữ dân”. Ông điện cho Trung ương Cục và Bộ Chính trị: “Nếu không chống địch lấn chiếm, để mất đất, mất dân lúc này là mất tất cả” (1).
Trong cuốn Hồi ký đã dẫn, Thượng tướng Trần Văn Trà viết: “Ở các Chiến trường khác ta bị lấn mất đất, mất dân rất nhiều, riêng ở Quân khu IX, nơi lúc bấy giờ, địch tập trung quân đông nhất, ta vẫn giữ được các vùng của ta”. Từ thực tế Khu IX, Bộ Chính trị đã cho triệu tập đại diện các Khu, đại diện Trung ương Cục, đại diện Bộ Tư lệnh Miền ra Bắc.
Trong thời gian ấy, khi ông Võ Văn Kiệt đang báo cáo “kinh nghiệm Khu IX” thì ở chiến trường, quân dân Khu IX đã chặn thành công cuộc tấn công thứ II vào Chương Thiện của 75 tiểu đoàn Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau giai đoạn này, Đại tá Lê Đức Anh được thăng vượt cấp quân hàm lên Trung tướng. Chiến trường Khu IX trở thành một thực tế có sức thuyết phục cao tại Hội nghị Trung ương đang nhóm họp ở Hà Nội và Đồ Sơn.
Sau nhiều tuần tranh luận, Hội nghị Trung ương 21 đã thông qua Nghị quyết khẳng định: “Tiếp tục con đường bạo lực cách mạng ở miền Nam”. Đánh giá vai trò của Khu IX sau Hiệp định Paris, Tướng Trà viết: “Nếu như từ năm 1973, chúng ta tin rằng bằng cách này hay cách khác, Hiệp định Paris sẽ được thi hành giống như chúng ta đã tin hai năm sẽ có Tổng tuyển cử hồi Hiệp định Geneve… thì tình hình đã không như bây giờ” (sách đã dẫn, trang 125).
Chiếc xe tăng “đỡ đạn” cho những người “xé rào”
Sau ngày 30/4/1975, từ một nhà lãnh đạo kháng chiến xuất sắc, ông Võ Văn Kiệt, lúc bấy giờ 53 tuổi, trở thành người đứng đầu chính quyền dân sự của Thành phố Sài Gòn. Ông sẽ phải bắt đầu ở đây nhiều công việc mà ông chưa từng được biết đến. Ông đã từng là một người hăng hái áp dụng những chuẩn mực của thời “Cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội”. Để rồi, bằng sự mẫn cảm chính trị của một Võ Văn Kiệt luôn có mặt ở nơi cuộc sống đang diễn ra, ông nhận ra hậu quả của những chính sách thực hiện sau những ngày “say sưa chiến thắng” ấy.
Sau khi Nhà nước “đánh tư sản mại bản” (tháng 9/1975) và tiến hành “cải tạo công thương nghiệp” (tháng 3/1978), sản xuất đi xuống, thương mại đình đốn. Trong khi đó, “hợp tác hóa nông nghiệp” một cách ồ ạt cũng khiến cho Nam Bộ, từ một vựa lúa lớn ở châu Á, trở thành một vùng khan hiếm lương thực. Có thời gian, những người dân mua lương thực theo sổ, đặc biệt là người dân sống trong các đô thị miền Nam đã phải ăn bo bo thay gạo. Ở TP.H.C.M nhiều nhà máy sau khi được nhà nước “thống nhất quản lý”, máy móc bị bỏ bê, hư hỏng, nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân phải đến các vùng kinh tế mới trồng trọt để có thêm lương thực.
Trong tình cảnh ấy, một số giám đốc nhà máy, xí nghiệp, thay vì chờ nguyên liệu rót xuống theo kế hoạch, chờ nhà nước thu mua sản phẩm và thanh toán tiền lương cho công nhân… đã chủ động khai thác các nguồn nguyên liệu, tự cân đối nguồn hàng để khôi phục sản xuất. Hàng hóa làm ra nhiều hơn, đời sống công nhân được cải thiện. Nhưng, làm như vậy là đụng đến cơ chế, là phá vỡ các “nguyên tắc kinh tế xã hội chủ nghĩa”, đặc biệt là cơ chế “kế hoạch hóa tập trung”. Số phận các giám đốc năng động bị đe dọa cả về chính trị và pháp luật.
Ông Võ Văn Kiệt đã đến với họ, lắng nghe, ủng hộ và cùng các giám đốc, các ngành du lịch, lương thực, ngân hàng… tìm cách tháo gỡ. Đặc biệt, ông Võ Văn Kiệt đã giao cho bà Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi) lập Công ty Lương Thực, thay vì đợi nhà nước rót gạo xuống cấp cho người dân, Công ty của bà trực tiếp về các tỉnh mua lúa sát giá thị trường mang về Thành phố xay xát và bán lại cho người dân theo giá “đảm bảo kinh doanh”, không lấy lãi. Cách làm này của bà Ba Thi là “xé rào” cả về giá và cơ chế.
Đầu thập niên 80, nhằm để thực tiễn tác động đến các cấp ban hành chính sách, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã cùng với Liên hiệp Dệt tổ chức một Hội nghị tại Phước Long, để Giám đốc Dệt Thành Công báo cáo những kinh nghiệm “tháo gỡ”. Những kết quả cụ thể của Thành Công đã có tác động rất lớn tới các vị lãnh đạo cấp cao có mặt như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng Phạm Hùng, Phó Thủ tướng Đỗ Mười…
Tất nhiên, cũng có những người nhận thấy và ủng hộ, nhưng cũng có những người phản đối. Đầu năm 1982, sau khi chính thức vào Bộ Chính trị tại Đại hội V, ông Võ Văn Kiệt được điều ra Bắc, giữ chức Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng. Theo ông Đặng Xuân Kỳ, con trai của ông Trường Chinh, lúc ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và từ giữa năm 1986 làm Tổng Bí thư thay ông Lê Duẩn qua đời: “Kể từ khi ra Bắc, anh Sáu Dân dành rất nhiều thời gian nói chuyện với cha tôi và ông luôn đề nghị cha tôi đi nhiều hơn xuống cơ sở”.
Ở thời điểm ấy, “Trung ương” vẫn cử nhiều đoàn thanh tra vào TP.H.C.M để “lập lại trật tự”. Tuy nhiên, chính những cán bộ Thanh tra Chính phủ đã không thể làm ngơ trước thực tiễn, thấy rõ chính cái “sai” so với những chuẩn mực mà họ định bảo vệ đã cứu vớt xí nghiệp, công nhân và vực dậy nền kinh tế.
Cùng thời gian ấy, ông Nguyễn Văn Linh trở lại thành phố thay thế ông Võ Văn Kiệt làm Bí thư Thành ủy. Ông Nguyễn Văn Linh không những tiếp tục bảo vệ những vị giám đốc xé rào từ cuối thập niên 70 này, mà khi các nhà lãnh đạo Trung ương nổi tiếng “cứng rắn” đến TP.H.C.M, ông đã tạo điều kiện tốt để họ lắng nghe cơ sở.
Theo ông Mai Chí Thọ, khi ấy là Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân TP.H.C.M, thì thực tế mà ông Trường Chinh nghe và thấy đã khiến ông phải thốt lên: “Trước đây, tôi đã nghe nhiều báo cáo sai lầm”. Một trong những sự kiện có ý nghĩa tác động lớn đến quyết định của ông Trường Chinh là Hội Nghị Đà Lạt, tháng 7/1983. Ông Nguyễn Văn Linh đã đưa đến Hội nghị này những vị “Giám đốc xé rào” và phát biểu của Giám đốc Thuốc lá Vĩnh Hội, Dệt Thành Công, Công ty Lương thực TP… đã khiến cho ông Trường Chinh về sau nhìn nhận: “Kể từ hôm đó, tôi buộc phải suy nghĩ lại một loạt vấn đề”.
Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với chủ trương “xé rào” của ông Võ Văn Kiệt tại TP.H.C.M, nhiều địa phương cũng có một số hành động trái với chính sách đương thời trên nhiều lĩnh vực: Hải Phòng và Vĩnh Phú cho “khoán chui”; An Giang, cho xóa bỏ các trạm kiểm soát hàng hóa, tổ chức bán vật tư và thu mua lúa theo giá thị trường cho nông dân; Long An cho bán lương thực thực phẩm theo giá thị trường đồng thời “bù giá vào lương” cho cán bộ công nhân viên chức…
Theo giáo sư Đặng Phong, tác giả bộ sách Tư duy kinh Tế Việt Nam: “Ở miền Nam khi đó, Võ Văn Kiệt có vai trò như một chiếc xe tăng “đỡ đạn” cho những người “xé rào”. Ông tiếp xúc, tìm hiểu kinh nghiệm từ các chuyên gia về kinh tế thị trường ở lại sau ngày 30/4, nhưng, có lẽ nhờ sự lão luyện của một nhà lãnh đạo chiến tranh nhân dân mà Võ Văn Kiệt không dựa vào lý thuyết để giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra.
Ông lắng nghe dân, tìm hiểu thực tiễn từ cơ sở, nắm bắt kịp thời những kinh nghiệm tốt trong cuộc sống để tìm ra giải pháp và thuyết phục người khác bằng kết quả trên thực tế. Không có ông thì không có Dệt Thành Công, Việt Thắng, Bột giặt Viso, Thuốc lá Sài Gòn, Công ty Lương thực của bà Ba Thi… Ông Kiệt còn là chỗ dựa cho những đổi mới của ông Nguyễn Văn Hơn ở An Giang, ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính) ở Long An…”
Giáo sư Đặng Phong cho rằng, ở Việt Nam, cải cách không bắt đầu từ tư tưởng của một nhà lãnh đạo nào đó mà bắt đầu từ cuộc sống. Năm 1978, khi xuống tận xí nghiệp để lãnh đạo “xé rào”, ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là bản thân ông cũng chưa nhận thấy nguồn gốc của những sai lầm, chưa ý thức đầy đủ về kinh tế thị trường, mà nhờ ở nguyên tắc “không thể coi một việc làm là sai khi nó mang lại nhiều lợi ích hơn cho công nhân, cho nhà máy và cho đất nước”.
“Xé rào” mà ông khởi xướng và được lặng lẽ hưởng ứng ở nhiều nơi, thoạt đầu, theo cách nói của ông Trần Phương, Phó Thủ tướng, là “xuyên một lỗ nhỏ qua bức tường”, để rồi, “khi đã được phép xuyên một lỗ nhỏ cho dễ thở, thì người ta mở nó thành một cửa sổ. Đến khi được chấp nhận mở cửa sổ thì người ta phá nó ra thành một cửa ra vào”. Chính “cuộc sống” được mở ra ấy là cơ sở để ông Trường Chinh và những nhà nghiên cứu có tư duy đổi mới mà ông tập hợp được thời bấy giờ, đúc rút và chuẩn bị các quan điểm cơ bản cho đường lối đổi mới được bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng, tháng 12/1986.
"Nụ cười Võ Văn Kiệt"
Năm 1991, ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông Lê Xuân Trinh, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (tên gọi từ năm 1992), nhớ lại: “Khi đó, phần lớn quan chức Chính phủ vẫn còn đến cơ quan bằng… dép lê. Một trong những chỉ thị đầu tiên của ông Võ Văn Kiệt trên cương vị người đứng đầu Chính phủ là yêu cầu công chức đến nhiệm sở phải đi giày hoặc dép có cài quai hậu”. Đó không chỉ là một thay đổi đơn thuần về hình thức.
Chính phủ trong nhiệm kỳ của ông Võ Văn Kiệt, ngay từ những ngày đầu đã hoàn chỉnh soạn thảo trình Quốc hội thông qua và ban hành bản Hiến pháp đổi mới, Hiến pháp 1992; trình Luật Đất đai 1993, theo đó trao “5 quyền” cho “người sử dụng đất”. Đặc biệt, nhiều hành vi mà luật pháp trước đó coi là “tội hình sự” kể từ những năm đầu thập niên 90 được coi là những “giao dịch dân sự”. Nền tảng pháp lý cho một nền kinh tế thị trường vận hành từng bước được hình thành, quyền của người dân về tài sản được thể chế hóa trong Bộ Luật Dân sự năm 1995 và trong nhiều đạo luật khác.
Cơ sở để Chính phủ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tiến hành mạnh mẽ việc xây dựng nền tảng pháp lý cho một nhà nước pháp quyền là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII. Tuy nhiên, ông Võ Văn Kiệt đã không lãnh đạo Chính phủ triển khai những chương trình quan trọng ấy như một người thừa hành mà bằng tất cả nhiệt huyết của một người nhận ra vai trò của kinh tế thị trường đối với việc phát triển của quốc gia dân tộc và vai trò của luật pháp như là một điều kiện tiên quyết cho nền kinh tế vận hành.
Những năm làm Bí thư Thành ủy TP.H.C.M, ông Võ Văn Kiệt đã chứng kiến nhiều trí thức ở Sài Gòn đã phải bỏ nước ra đi dù ông biết đó là những người yêu nước. Phải đặt những nỗ lực của Chính phủ trong bối cảnh vừa làm vừa phải tìm kiếm sự đồng thuận trước sự co kéo giữa “nguy cơ chệch hướng” và “nguy cơ tụt hậu” mới thấy, có rất nhiều lý do để vị Thủ tướng giữ chức vụ lâu nhất Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, có lời nhận xét vào cuối thế kỷ 20: “Võ Văn Kiệt là Thủ tướng làm được nhiều việc nhất”. (2)
Không phải đến khi Chính thức giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Võ Văn Kiệt mới quan tâm đến vấn đề trang phục của những người phục vụ trong bộ máy công quyền. Năm 1990, khi đến Davos tham gia Diễn đàn Kinh tế thế giới và cũng là lần đầu tiên công du đến một nước phương Tây, ông Võ Văn Kiệt đã tham vấn cơ quan ngoại giao và người thân, lựa chọn cẩn thận từ chiếc cà-vạt cho tới bộ âu phục.
Việc làm này của ông đã nhận được không ít “xì xào”, nhưng ông nhận thức đây không phải là vấn đề cá nhân mà là trách nhiệm của ông phải giới thiệu với thế giới một hình ảnh Việt Nam mới, một Việt Nam sau Đại hội VII, “muốn làm bạn với tất cả”. Khi ông Kiệt chọn những bộ trang phục lịch lãm, cùng với một nụ cười hết sức thân thiện mà về sau được gọi là “nụ cười Võ Văn Kiệt”, cũng là khi thế giới nhận thấy Việt Nam đã sẵn sàng thực hiện những tuyên bố đó của mình. Ông Nguyễn Trung, một nhà ngoại giao kỳ cựu, hồi giữa thập niên 90 là Trợ lý Thủ tướng, nói: “Không có ai nhiều bạn thủ tướng như ông Kiệt”.
Một trong những nhà lãnh đạo cư xử với ông Võ Văn Kiệt như bạn là Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Họ gặp nhau lần đầu ở Davos và khi đó trên diễn đàn, ông Lý chỉ trích gay gắt việc Việt Nam từng đóng quân ở Campuchia. Thay vì ác cảm với ông Lý, tại Davos, ông Kiệt đã chủ động bắt chuyện và, ngay từ cách cư xử ấy, ông Kiệt đã chiếm được cảm tình của ông Lý Quang Diệu.
Trong lần đến Malaysia, Thủ tướng Mahathia cũng đã “khẩn thiết” kêu gọi ông Võ Văn Kiệt xử lý vấn đề thuyền nhân Việt Nam, khi đó đang trở thành gánh nặng cho Malaysia, ông Võ Văn Kiệt đã đáp lại bằng cách ôn tồn nhìn nhận: “Điều đó cũng là nỗi đau mà chúng tôi đang tìm cách khắc phục”.
Thủ tướng Thái Lan khi ấy là Chatichai, ngay trong lần đầu gặp ông Võ Văn Kiệt ở Hà Nội, biết ông Kiệt chơi tennis đã cho tùy tùng bay về Bangkok mang vợt sang để cuối ngày sau giờ làm việc, ông Chatichai mời ông Kiệt ra sân “thi đấu”. Thái độ thân thiện một cách chân thành của ông Võ Văn Kiệt đã tìm được sự chia sẻ của những người đồng nhiệm ở các nước trong ASEAN, một cánh cửa ngoại giao mà Việt Nam đang nhắm đến. Năm 1992, Việt Nam trở thành quan sát viên ở ASEAN và được hứa là 5 năm sau sẽ kết nạp Việt Nam. Nhưng, tới năm 1994, họ đã mở lời, nếu Việt Nam sẵn sàng thì năm 1995 sẽ kết nạp.
Năm 1995: Năm Võ Văn Kiệt
Cuối thập niên 80, đầu 90, nhất là sau khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, “tình hình xuống tận đáy”, Việt Nam không có lựa chọn nào khác là phải quan hệ đa phương. Nhưng, cho dù, “làm bạn với tất cả” đã trở thành Nghị quyết của Đảng, việc thực hiện cũng không đơn giản, dễ dàng.
Bộ trưởng Ngoại giao lúc ấy, ông Nguyễn Mạnh Cầm kể: “Đúng vào ngày Bộ trưởng các nước ASEAN họp để nghe Việt Nam trả lời về việc gia nhập ASEAN, buổi sáng trước khi tôi đi, Thường vụ Bộ Chính trị nhóm họp lần cuối, vẫn có một thành viên không đồng ý, kiên quyết bảo lưu ý kiến. Đến giờ tôi phải ra máy bay, anh Đỗ Mười dặn, anh cứ sang nhưng chờ điện thoại của Bộ Chính trị”.
Tổng Bí thư Đỗ Mười ngay sau đó cử Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan bay vào TP.H.C.M gặp ông Võ Văn Kiệt, thành viên không tham dự phiên họp này của Thường vụ. Khi nghe ông Vũ Khoan báo cáo, ông Kiệt trả lời tức thì: “Điện ngay cho anh Cầm trả lời ASEAN là Việt Nam đồng ý”. Ông Võ Văn Kiệt giải thích: “Nếu khi ấy Việt Nam do dự thì sẽ rất bất lợi, họ sẽ nghĩ Việt Nam chỉ thăm dò chứ không thành thật và như vậy thì cơ hội bỏ mất không biết đến bao giờ”.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm nhớ lại, thời kỳ hoạt động đối ngoại dưới quyền Thủ tướng Võ Văn Kiệt là “một giai đoạn cực kỳ sôi nổi”. Ông nói: “Anh Kiệt luôn là người mở nút bên trên, nhất là những vấn đề gay cấn”.
Cũng trong những năm 1993, 1994 khi đàm phán đã gần dẫn đến ký kết Hiệp định với EU thì gặp phải một điều kiện, đó là điều khoản về nhân quyền mà “ở nhà” bàn rất nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng EU đưa vấn đề nhân quyền ra như một điều kiện chính trị là không thể chấp nhận. Trước khi bay đi Châu Âu, ông Võ Văn Kiệt bàn với Tổng Bí thư Đỗ Mười: “Tôi đề nghị anh đồng ý cho tôi về mặt nguyên tắc: nếu những hiệp định mà EU ký với các nước khác không có vấn đề nhân quyền mà chỉ áp dụng riêng cho Việt Nam thì ta sẽ thuyết phục họ rút lại điều khoản này; nếu đấy là thông lệ của EU thì anh cho tôi quyết định vì mình cũng không nên đặt mình như là một ngoại lệ”. Tổng Bí thư Đỗ Mười nhất trí.
Một số nhà ngoại giao Việt Nam đề nghị coi năm 1995 là “Năm Võ Văn Kiệt”, năm ấy, Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Đó là một mốc cực kỳ quan trọng, Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ với tất cả các nước đang chi phối thế giới này”. Cũng trong năm 1995, ông Võ Văn Kiệt giao cho Bộ Thương mại xúc tiến đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ.
Trong mỗi quyết định mà ông Võ Văn Kiệt đưa ra ở từng thời điểm khác nhau đều có những dấu ấn của thời điểm ấy và dấu ấn của chính con người ông. Nó phản ánh tiến trình phát triển nhận thức của cá nhân ông đồng thời cũng thể hiện những ràng buộc của lịch sử. Càng về sau, những quyết định của ông Võ Văn Kiệt càng dựa trên những nền tảng tư duy, lý luận mà ông thực sự tích lũy được trong quá trình lắng nghe, học hỏi và đối chiếu từ những cuộc thảo luận nghiêm túc với lực lượng trí thức mà ông tiếp xúc thường xuyên ở cả hai miền và từ nhiều nguồn đào tạo.
Cùng với sự trải nghiệm qua những thành bại của đất nước trong suốt hơn nửa thế kỷ mà ông tham gia, ông nhận ra lý do thất bại, lý do thành công, nhận ra đâu là con đường để huy động được sức mạnh từ mọi nguồn của dân tộc. Càng nhận ra, càng sốt ruột, nhưng, âu cũng là quy luật, có rất nhiều việc ông đã không đủ thời gian để nhìn thấy chúng trở thành hiện thực, có nhiều việc khác ông thậm chí đã không có đủ thời gian để kịp nói ra.
Trong bức điện chia buồn được gửi đi ngay trong sáng ngày ông Võ Văn Kiệt từ trần, 11/6/2008, ông Lý Quang Diệu viết: “Ông Kiệt sẽ được tất cả mọi người nhớ đến”. Ông Võ Văn Kiệt thường nói: “Có những người có chức quyền mà không có sự nghiệp, có những người mất hết chức quyền mà sự nghiệp vẫn còn”.
Trong cuộc đời làm cách mạng của mình, ông Võ Văn Kiệt đã không ngần ngại đưa ra các quyết định, trong đó có những quyết định đe dọa trực tiếp đến cái ghế của chính ông, có lẽ đó là điều, như Thủ tướng Lý Quang Diệu nói, làm cho ông Võ Văn Kiệt càng được nhiều người nhớ đến.
Chú thích:
(1) Theo Ấn tượng Võ Văn Kiệt, NXB Trẻ; Đại tướng Lê Đức Anh, NXB QĐND; Kết thúc chiến tranh 30 năm, NXB Văn Nghệ
(2) Theo ông Việt Phương, thư ký của ông Phạm Văn Đồng
Huy Đức


#2 KingPlace

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 Bài viết:
  • 1983 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 09/06/2014 - 12:28

Theo như năm tuổi và nơi mệnh thân đóng thì TT VVK được yếu tố địa lợi và nhân hoà nhưng yếu tố thiên thời yếu nên chỉ làm được đến đó, nhưng với những gì ông đã làm được thì cả dân tộc VN phải nhớ ơn ông.

Thanked by 1 Member:

#3 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2634 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 09/06/2014 - 12:55

theo nguồn tin thông thạo VVK ở thế quan võ TPVT hem phại CNĐL hê hê

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#4 TramMimh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 186 Bài viết:
  • 128 thanks

Gửi vào 09/06/2014 - 14:28

Cung an thân bác Kiệt đc cách "thanh long khôi việt tấu(nhị hợp) hồng. Trai cận cửu trùng gái tắc cung phi"
gọt như thế đc hem?

Thanked by 2 Members:

#5 KingPlace

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 Bài viết:
  • 1983 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 09/06/2014 - 15:33

Tôi theo sự kiện gọt để cho vui, cũng là để có cái để nói... còn đúng sai chắc khó nói. Cung Phụ mẫu ứng việc đi làm con nuôi từ nhỏ, xa cha mẹ ruột, vất vả, cung phu thê ứng việc Vợ chết do bị bom trên sông ( Hà Sát Hoả Tinh Thiên Không, Hoả Linh Việt), Con Chết 4 trong chiến tranh (Vũ đà kị, hình...), Công trình dấu ấn đường điện 500 (Hoả Linh, thiên không Việt, phi liêm ...) và nhiều chi tiết khác thấy hợp, còn đúng thì chưa biết.

Thanked by 2 Members:

#6 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 09/06/2014 - 22:56

Ông Kiệt từng tâm sự rằng tiếc nuối và ân hận nhất trong đỉnh cao sự nghiệp TT của ông là
VN đã bỏ lỡ cơ hội gia nhập vào tô chức kinh tế thế giới WTO trước TQ,do các bác trong bộ chính trị ở nhà nhất địng ngăn cản,ý là nhường TQ vào trước để làm vừa lòng cũng như học kinh nghiệm vào WTO trước của TQ !?
Sâu xa có lẽ cũng là chính trị nhạy cảm ,thật đang tiếc vì TQ nhân cơ hội vào WTO phát triển kt như vũ bão,còn VN đên khi vào WTO thì gần trùng vối năm khủng hoảng kinh tế thế giới.
Thế là ngươi ằn ốc còn vn đi sau làm kẻ đổ vỏ.

Thanked by 6 Members:

#7 conmuamuaha

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 47 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 09/06/2014 - 23:13

VN có vào WTO trươc hay sau thì cũng vậy thôi, khi mà một bộ máy chính quyền sâu mọt, đục khoéc, ăn hối lộ từ trên xuống. Ra đường gặp cảnh sát giao thông thì bị bắt phạt đủ kiểu dù có lỗi hay không, chính bản thân tôi từng vài lần bị thổi phát và những chú cảnh sát giao thông ưu tú bảo đưa tiền đây anh lấy rẻ cho, nghe mà nực cười. Rồi mỗi lần làm giấy tờ gì thì dẫn cả đám chính quyền đi nhâu thì mới xong. Cái lũ chính quyền gì mà ai cũng bụng phệ là sao, phải chăng là do ăn nhậu quá nhiều. Tôi nói chân thành câu này, Bộ máy chính quyền nước mình thực sự là thối và rất là nát, tôi quan sát thì đâu đâu cũng là tham quan, ai cũng tham........ người ta muốn đầu tư vào VN thì phải nói là rất nản phải qua nhiều khâu. Bản thân tôi không muốn sống ở 1 đất nước mà đi đâu cũng là mấy thèn tham lam , ăn chia của dân....1 đất nước thật là suy và tàn nếu cứ như thế này.

Thanked by 5 Members:

#8 KingPlace

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 Bài viết:
  • 1983 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 09/06/2014 - 23:18

Rồi sẽ có ngày thay đổi thôi, không có gì là bất biến cả.

Thanked by 4 Members:

#9 Monday

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1100 Bài viết:
  • 1634 thanks
  • LocationTrái đất.

Gửi vào 10/06/2014 - 00:03

"Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập."
- Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu


#10 haonguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 115 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 05:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghe xong đoạn này thấy càng buồn cho đất nước

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi haonguyen: 10/06/2014 - 05:23


#11 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1550 thanks
  • Location0

Gửi vào 10/06/2014 - 06:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttd, on 09/06/2014 - 22:56, said:

Ông Kiệt từng tâm sự rằng tiếc nuối và ân hận nhất trong đỉnh cao sự nghiệp TT của ông là
VN đã bỏ lỡ cơ hội gia nhập vào tô chức kinh tế thế giới WTO trước TQ,do các bác trong bộ chính trị ở nhà nhất địng ngăn cản,ý là nhường TQ vào trước để làm vừa lòng cũng như học kinh nghiệm vào WTO trước của TQ !?
Sâu xa có lẽ cũng là chính trị nhạy cảm ,thật đang tiếc vì TQ nhân cơ hội vào WTO phát triển kt như vũ bão,còn VN đên khi vào WTO thì gần trùng vối năm khủng hoảng kinh tế thế giới.
Thế là ngươi ằn ốc còn vn đi sau làm kẻ đổ vỏ.

Tôi nhớ không lầm thì khi đó Hoa Kỳ đã dành cho VN những khoản đãi đặc biệt trong hiệp định song phương trước khi họ sang đàm phán ký kết với TQ nhưng VN đã ngần ngại chờ đợi TQ. Sau khi Hoa Kỳ ký kết hiệp định song phương với TQ thì những khoản đãi đặc biệt dành riêng cho VN cũng đã mất đi, đó là lý do tại sao ông Kiệt tiếc nuối và ân hận.

#12 KingPlace

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 Bài viết:
  • 1983 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 10/06/2014 - 20:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sowhat, on 10/06/2014 - 06:26, said:

Tôi nhớ không lầm thì khi đó Hoa Kỳ đã dành cho VN những khoản đãi đặc biệt trong hiệp định song phương trước khi họ sang đàm phán ký kết với TQ nhưng VN đã ngần ngại chờ đợi TQ. Sau khi Hoa Kỳ ký kết hiệp định song phương với TQ thì những khoản đãi đặc biệt dành riêng cho VN cũng đã mất đi, đó là lý do tại sao ông Kiệt tiếc nuối và ân hận.

Bởi những con người thời đó và ngay cả bây giờ vẫn còn tồn tại, họ kiềm hãm đất nước ta, dân tộc ta trở lên cường thịnh, cũng chưa hẳn là họ là tay sai cho trung cộng, có thể những điều họ làm chỉ để bảo vệ chỗ đứng, vị trí, quyền lợi riêng, lợi ích nhóm, phe phái của mình mà không muốn thay đổi, nhưng vì những cá nhân đó mà đất nước ta như ngày hôm nay, lạc hậu, tham nhũng, dân trí thấp, kém phát triển ...

Thanked by 4 Members:

#13 nhatquanq1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 387 Bài viết:
  • 451 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 20:50

Phải học cho thấu đáo môn địa lý, phong thủy thì sẽ thấy tâm trí ổn định và không còn bức xúc nữa, việc xảy ra chỉ như trời định mà thôi. Cứ chê chế độ tham ô tham nhũng rồi ... gì gì gì đi nữa thì cứ nhìn lại cả ngàn năm dân tộc Việt có khác chế độ bây giờ không?
Cũng 10% dân số cai trị, cũng đi đêm, đút lót, mua quyền mua chức chứ khác gì?
Đất nào sinh con người đó, còn dĩ nhiên trong cái chung sẽ có cái riêng và như vậy sẽ có 1 số được gọi là bất đồng chính kiến.
Đâu cũng vào đó cả thôi. Ai cũng tin mình có thể cải mệnh được mà.
Thời của nước Việt sắp tới rồi, bàn chi mà nuối tiếc ba cái chuyện "nhỏ"!

Thanked by 3 Members:

#14 hamara

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 21 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 22:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhatquanq1, on 10/06/2014 - 20:50, said:

Phải học cho thấu đáo môn địa lý, phong thủy thì sẽ thấy tâm trí ổn định và không còn bức xúc nữa, việc xảy ra chỉ như trời định mà thôi. Cứ chê chế độ tham ô tham nhũng rồi ... gì gì gì đi nữa thì cứ nhìn lại cả ngàn năm dân tộc Việt có khác chế độ bây giờ không?
Cũng 10% dân số cai trị, cũng đi đêm, đút lót, mua quyền mua chức chứ khác gì?
Đất nào sinh con người đó, còn dĩ nhiên trong cái chung sẽ có cái riêng và như vậy sẽ có 1 số được gọi là bất đồng chính kiến.
Đâu cũng vào đó cả thôi. Ai cũng tin mình có thể cải mệnh được mà.
Thời của nước Việt sắp tới rồi, bàn chi mà nuối tiếc ba cái chuyện "nhỏ"!
lần đầu tiên nghe cách học phong thuỷ, địa lý để tâm trí ổn định, không bức xúc.
Tại sao mọi người lại hay nói chê tham nhũng, chê nhà nước thi cũng chả giải quyết được gì. 1,2 người chê đúng là không giải quyết được gì nhưng vài triệu người chê thi khác nha.

Thanked by 3 Members:

#15 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 863 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 22:35

Nhớ ông Kiệt,cũng nên xem một bài viết của Lý Quang Diệu,nhà tư tưởng và cấi cách của ột đất nước ko co tham nhũng và nghe nói VN cần 130 năm nữa mới đuổi kịp!!!
Nhận định về Hoa kỳ.
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới.
Mỹ nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số một

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.
LyQuangDieu
Ông Lý Quang Diệu
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờ Foreign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin , Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này

Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam . (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.

Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.

Ví dụ như Việt Nam , là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.

Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam . Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.

Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.

Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.

Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.

Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.

Cuộc cạnh tranh cuối cùng

Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.

Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.

Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.

Tại sao tôi lại tin vào thành công dài hạn của Hoa Kỳ

Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.

Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.

Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore . Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.

Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.

Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.

Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York . Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge ). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.

Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.

Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York , bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.

Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.

Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.

Lý Quang Diệu

Thứ Sáu, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Dịch: Nguyễn Việt Vân Anh

Bà chị PMK nên đọc kỹ bài này để cập nhật thời cuộc,và nâng cao nhận thức chính trị trong tình hình mới.Dạo nạy PMK còn đi họp định kỳ không?Chúc sức khoẻ bà chị luôn luô nhiệt huyết cách mạng.

Sửa bởi ttd: 10/06/2014 - 22:39


Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |