Jump to content

Advertisements




Cách Tứ Hóa An Theo Vận Đúng Không?


193 replies to this topic

#181 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 878 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 03:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 11/05/2011 - 02:13, said:


Đồng ý. Vì thế xưa nay tôi chưa từng nói rằng phải bỏ phần tâm linh mà chỉ theo khoa học thôi khi nghiên cứu Tử Vi. Tôi chỉ muốn nói rằng khoa học là một bộ phận trước nay chưa có trong Tử Vi, và là một bộ phận không thể không có của Tử Vi. Nếu thiếu bộ phận khoa học, tối thiểu phần phổ biến của Tử Vi sẽ mãi mãi dậm chân tại chỗ.

Tôi muốn xiển dương phương pháp "hoàn toàn khoa học" để khảo sát Tử Vi là vì lý do đó.

Cái hay của việc dùng phương pháp khoa học để khảo sát tử vi là hệ thống lại bộ phận khoa học của Tử Vi. Với bộ phận khoa học, Tử Vi dể hiểu hơn, và đạt được nhiều tiến bộ khi giới thiệu ra bên ngoài. Tuy nhiên Tử Vi là môn học khảo sát về con người nên không thể chỉ dùng các công thức để xác định mà phải dùng Tâm mà định, có những bí truyền không nên tiết lộ.

#182 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 05:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

htruongdinh, on 11/05/2011 - 03:35, said:

Cái hay của việc dùng phương pháp khoa học để khảo sát tử vi là hệ thống lại bộ phận khoa học của Tử Vi. Với bộ phận khoa học, Tử Vi dể hiểu hơn, và đạt được nhiều tiến bộ khi giới thiệu ra bên ngoài. Tuy nhiên Tử Vi là môn học khảo sát về con người nên không thể chỉ dùng các công thức để xác định mà phải dùng Tâm mà định, có những bí truyền không nên tiết lộ.

Ngu*o8`i xu*a dùng âm du*o*ng ngũ hành đê? suy luận nhu* vậy có khoa học không ?

#183 htruongdinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 878 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 12:42

HTD tóm tắt lại vài ý :

1/ Tử Vi là môn lý học đông phương dựa trên nền tảng Dịch học mà Dịch là biến đổi...

2/ Tử Vi có hai bộ phận : Khoa học và Huyền học.

- Dựa vào Âm Dương, ngũ hành ... để suy luận là khoa học. Hiện nay, VDTT và whitebear đang phát triển bộ phận khoa học của Tử Vi.

- Huyền học là phần bí truyền trong Tử Vi. Phần này thường được người xưa giữ kín vì nếu người xấu sử dụng sẽ làm hại nhiều người. Do bí truyền nên Tử Vi ngày càng bị dẩm chân tại chỗ và rơi vào tình trạng mê tín dị đoan.
Ví dụ : Phái Đông A chú ý đến phá cách ,trợ cách. Loại người có cách nào, ở với người có cách nào thì tan nát hoặc sẽ thành công. Muốn giúp hay muốn phá 1 người có cách nọ thì phải làm sao ? Ngoài ra còn cách cải số hay Di cung hoán số, ....

#184 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 13:29

Theo to^i huye^`n ho.c kho^ng phai? bi' truye^`n vi` so*. ngu*o*`i xa^'u xu*? du.ng . Huye^`n ho.c kho^ng phai? la` con dao hay ca^y su'ng ma` ai cu~ng xu*? du.ng đu*o*.c , no' đo`i hoi? ca(n duye^n no*i ngu8o8`i ho.c ho*n la` bi' truye^`n chi? vi` so*. ke? xa^'u la.m du.ng. Ne^'u ma` ngu8o8`i xa^'u ho.c tie^u hoa' đu*o*.c huyê`n ho.c thi` co' thê? cai? ho'a tha`nh to^'t , co`n ho.c ma` kho^ng tiêu ho'a đu*o*.c thi` ta^u? hoa? nha^.p ma tu*. diê.t mi`nh . Ngu*o8`i to^'t ho.c thi` du` kho^ng tie^u ho'a cu~ng kho^ng sao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



No'i ro~ ho*n huye^`n ho.c co' hai pha^`n la` Thua^.t va` Đa.o . Thua^.t la` khoa ho.c, ai thi'ch cu~ngho.c đu*o*.c co`n Đa.o thi` ca^`n co' Ta^m tu*'c ca(n co* đê? tha^'u hiê?u. Ke? xa^'u kho^ng co' ta^m thi` ho.c ca~ đo*`i cu~ng cha(?ng hiêu? Đa.o .

Sửa bởi daicoviet: 11/05/2011 - 13:50


#185 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 14:14

Theo to^i huye^`n ho.c kho^ng phai? bi' truye^`n vi` so*. ngu*o*`i xa^'u xu*? du.ng . Huye^`n ho.c kho^ng phai? la` con dao hay ca^y su'ng ma` ai cu~ng xu*? du.ng đu*o*.c , no' đo`i hoi? ca(n duye^n no*i ngu8o8`i ho.c ho*n la` bi' truye^`n chi? vi` so*. ke? xa^'u la.m du.ng. Ne^'u ma` ngu8o8`i xa^'u ho.c tie^u hoa' đu*o*.c huyê`n ho.c thi` co' thê? cai? ho'a tha`nh to^'t , co`n ho.c ma` kho^ng tiêu ho'a đu*o*.c thi` ta^u? hoa? nha^.p ma tu*. diê.t mi`nh . Ngu*o8`i to^'t ho.c thi` du` kho^ng tie^u ho'a cu~ng kho^ng sao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



No'i ro~ ho*n huye^`n ho.c co' hai pha^`n la` Thua^.t va` Đa.o . Thua^.t la` khoa ho.c, ai thi'ch cu~ng ho.c đu*o*.c co`n Đa.o thi` ca^`n co' Ta^m tu*'c ca(n co* đê? tha^'u hiê?u. Ke? xa^'u kho^ng co' ta^m thi` ho.c ca~ đo*`i cu~ng cha(?ng hiêu? Đa.o cho ne^n ngu8o8`i xu*a no'i hu*u? ta^m vo^ thua^.t thua^.t tu*. nhie^n đê'n (ba(`ng con đu*o*`ng Đa.o). Hu*u? thua^.t vo^ ta^m thua^.t tu*. ma^'t (ta^u? ho?a nha^.p ma) .

#186 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 16:00

Không hiểu sao có gì mà mọi người tranh luận tới mười mấy trang liền.
Ta có thể thấy rằng Vật Chất và Ý Thức là một cặp Âm Dương, tồn tại song song với nhau. Đó cũng là lý do Triết học duy vật và triết học duy tâm tồn tại song song, đồng thời, và đều là sự nghiên cứu giới tự nhiên.

Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Không thể tách rời được Vật Chất và Ý Thức và ngược lại.

PP KH là một công cụ rất mạnh của phạm trù vật chất, và vì ý thức tồn tại song song cùng vật chất nên chắc chắn nó phải có tác động, nhưng không phải là toàn diện, hoàn hảo.
Theo lý thuyết của Goldel, mọi hệ gồm một số hữu hạn các tiên đề đều không đầy đủ.


PP Khoa học hay phương pháp tâm linh do đó cũng phải tồn tại song song với nhau. Việc cực đoan hóa bất cứ một phương pháp nào thì cũng sẽ dẫn đến mâu thuẫn và khía cạnh đối lập sẽ phát sinh và thể hiện, theo nguyên lý cơ bản của Dịch.

Tất cả PP KH, PP TL cũng chỉ là công cụ để tìm hiểu tự nhiên mà thôi. Ai tiện cái gì thì dùng cái đó.
__________________________________
Tuy nhiên, cần phải phân biệt, Tâm Linh và nhảm nhí khác nhau rất xa.

Cũng như có rất nhiều người đồng nhất một cách hay ho Tâm Linh với Phật Giáo.


Rồi lại đi gán ghép một cách nhảm nhí Đạo-một đối tượng bất biến tồn tại trước cả trời đất với Đạo Đức-một đối tượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu cá nhân. (Như một ai đó, H. C. M. là một ví dụ, cả triệu triệu người chửi bới là gian hùng tội ác nọ kia, nhưng cả mấy chục triệu người ca ngợi nâng ngang tầm thánh.)

Sửa bởi Whitebear: 11/05/2011 - 16:17


#187 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 17:15

Gấu Trắng học Dịch cực nhanh. Học lý học đông phương ngộ tính cực cao !
Hoan hỉ !!! Hoan hỉ !!!

Trích dẫn

Xem ra thì cái nhìn của ông là khoa học tây phương không có vai trò gì trong việc khảo sát Tử Vi nói riêng và lý học đông phương nói chung?

Có phải vậy không hay là tôi lại đặt chữ vào mồm ông?

Cũng không hẳn là đặt chữ vào mồm tôi ! Nhưng khá võ đoán.
Viết thì dài dòng. Nhưng tóm lược thì cũng có thể - chấp nhận sơ sài - là Tôi thấy theo phương pháp của anh Hoàng Phương là hợp lý. TÍCH HỢP ĐÔNG - TÂY !

#188 Transporter

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 18:18

@ WB: Bạn có thể nói rõ hơn về Phương pháp tâm linh? Thế nào là phương pháp tâm linh? ưu điểm và hạn chế của nó là gì? <BR>Theo tôi hiểu có phải phương pháp tâm linh là phương pháp mà ông X tự dưng ngộ ra "cái gì đó" và ghi chép lại, truyền lại cho mọi người bằng niềm tin mà chẳng cần phải giải thích vì sao nó thế? Giờ giả sử như có một ông Y cũng ngộ ra cái trái ngược và mâu thuẫn với cái mà ông X ngộ ra thì làm thế nào?

#189 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 22:41

Thật ra, chứng minh sự tồn tại của Tứ hóa Đại vận không quá khó. Ta chỉ cần công nhận một số tiên đề sau:

1-Tính giáp: Được biết rằng, khi hai cung giáp nhau thì các sao ảnh hưởng lên nhau. Vì cung là kết quả của việc nhúng không gian vào thời gian, nên hai cung cạnh nhau có thể coi là giáp nhau về mặt không gian.
Sao có thể ảnh hưởng không chỉ tới cung giáp nó, mà còn có thể ảnh hưởng tới cung cách nó 2 cung, nhưng cường độ tác động sẽ giảm theo bình phương khoảng cách. (4 lần).

2-Đối ngẫu Langland:
Không gian--Thời gian là một cặp đối ngẫu Âm Dương. Khi ta nhúng Kg vào thời gian, ta thu được cung, khi ta nhúng thời vào không gian, ta thu được sao. Hệ quả:
Sao----Cung là một cặp đối ngẫu Âm Dương.

3-Hệ quả: Áp dụng 1 và 2, ta có trong thời gian cũng có tính giáp. Cụ thể hơn, thiên can của đơn vị thời gian có tính giáp lên thiên can của đơn vị thời gian gần nó nhất.


4-Ta coi lá số tử vi nguyên thủy là cung vận có chiều dài 120 năm. Tứ hóa nguyên thủy sẽ có chiều dài tác động 120 năm, được an theo thiên can của năm sinh thì ai cũng biết rồi.
Bởi vì, Cục- được an dựa theo NHNA của thiên can địa chi cung mệnh, nên cục sẽ thay đổi sau mỗi 120 năm. Hệ quả, bởi vì Cục có tác dụng thực sự (so với lá số), nên hiển nhiên Tứ Hóa Mệnh cung cũng có tác dụng.

Từ đây, tôi có thêm một kết quả nhỏ xuất hiện, tôi không biết liệu CHSN đã phát minh ra hay chưa: Tứ Hóa mệnh cung là biến đổi của môi trường (hành khí), so với tứ hóa nguyên thủy như là biến đổi của tâm thế (12 cung đều là ta- Tử Vân). Tứ hóa mệnh cung so với tứ hóa nguyên thủy tương tự như cục so với mệnh.

Hệ quả: áp dụng lý thuyết giáp về thời gian, ta có thể suy ra Tứ Hóa Đại Vận chính là Tứ Hóa 12 cung và tác động lên cung giáp về thời gian, tức là giáp Nguyên Thủy-Đại Vận,


Tính liên tục cũng được giải quyết, vì không có ai nghi ngờ tính liên cục của Thiên Can cung nguyên thủy, khi ta sử dụng nó để qua NHNA tìm cách an cục.

Done.

#190 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 11/05/2011 - 23:59

Trích dẫn

1-Tính giáp: Được biết rằng, khi hai cung giáp nhau thì các sao ảnh hưởng lên nhau. Vì cung là kết quả của việc nhúng không gian vào thời gian, nên hai cung cạnh nhau có thể coi là giáp nhau về mặt không gian.
Thực ra trong quá trình xây dựng cấu trúc số tử vi, thì mệnh đề này đã tư nhiên được xác định rồi. Chỉ có điều đem nó áp dụng vào bài toán hóa vận thì khá khiên cưỡng. Song ở mức độ nhất định, có thể xem đó là lời giải gần đúng yếu.

Trích dẫn

2-Đối ngẫu Langland:
Không gian--Thời gian là một cặp đối ngẫu Âm Dương. Khi ta nhúng Kg vào thời gian, ta thu được cung, khi ta nhúng thời vào không gian, ta thu được sao. Hệ quả:
Sao----Cung là một cặp đối ngẫu Âm Dương.


Quy trình cấu trúc tử vi, tự nhiên đã xác định đối ngẫu "Langland", nhưng là đủ cặp K - T và S - C, chứ không tách ra và không có sự suy diễn ra S - C là đối ngẫu. Bởi cho dù không lý đến cấu trúc, cũng tự nhiên thấy rõ rằng nói đối ngẫu K - T mà không gắn với đối ngẫu S - C sẽ vô nghĩa.

Trích dẫn

4-Ta coi lá số tử vi nguyên thủy là cung vận có chiều dài 120 năm. Tứ hóa nguyên thủy sẽ có chiều dài tác động 120 năm, được an theo thiên can của năm sinh thì ai cũng biết rồi.
Bởi vì, Cục- được an dựa theo NHNA của thiên can địa chi cung mệnh, nên cục sẽ thay đổi sau mỗi 120 năm. Hệ quả, bởi vì Cục có tác dụng thực sự (so với lá số), nên hiển nhiên Tứ Hóa Mệnh cung cũng có tác dụng.

Từ đây, tôi có thêm một kết quả nhỏ xuất hiện, tôi không biết liệu CHSN đã phát minh ra hay chưa: Tứ Hóa mệnh cung là biến đổi của môi trường (hành khí), so với tứ hóa nguyên thủy như là biến đổi của tâm thế (12 cung đều là ta- Tử Vân). Tứ hóa mệnh cung so với tứ hóa nguyên thủy tương tự như cục so với mệnh.

Hệ quả: áp dụng lý thuyết giáp về thời gian, ta có thể suy ra Tứ Hóa Đại Vận chính là Tứ Hóa 12 cung và tác động lên cung giáp về thời gian, tức là giáp Nguyên Thủy-Đại Vận,



Sự suy diễn này giống như là "đếm cua trong lỗ, mỗi lỗ hai cua' vậy. Khó chấp nhận lắm.



#191 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 12/05/2011 - 00:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Whitebear, on 11/05/2011 - 16:00, said:

Không hiểu sao có gì mà mọi người tranh luận tới mười mấy trang liền.
Ta có thể thấy rằng Vật Chất và Ý Thức là một cặp Âm Dương, tồn tại song song với nhau. Đó cũng là lý do Triết học duy vật và triết học duy tâm tồn tại song song, đồng thời, và đều là sự nghiên cứu giới tự nhiên.
-----------------
Không phải tranh luận về Vật chất và Ý thu*'c mu*o8`i mấy trang liền .


----------------------------------
Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Không thể tách rời được Vật Chất và Ý Thức và ngược lại.

PP KH là một công cụ rất mạnh của phạm trù vật chất, và vì ý thức tồn tại song song cùng vật chất nên chắc chắn nó phải có tác động, nhưng không phải là toàn diện, hoàn hảo.
Theo lý thuyết của Goldel, mọi hệ gồm một số hữu hạn các tiên đề đều không đầy đủ.


PP Khoa học hay phương pháp tâm linh do đó cũng phải tồn tại song song với nhau. Việc cực đoan hóa bất cứ một phương pháp nào thì cũng sẽ dẫn đến mâu thuẫn và khía cạnh đối lập sẽ phát sinh và thể hiện, theo nguyên lý cơ bản của Dịch.

Tất cả PP KH, PP TL cũng chỉ là công cụ để tìm hiểu tự nhiên mà thôi. Ai tiện cái gì thì dùng cái đó.
-------------------

Không phải tiện cái gì thì dùng cái đọ Chẳng the6? dùng PPKH đê? hiêu? tâm linh cũng nhu* chẳng thê? dùng tâm linh đê? cân đo tính toán vật chất . Tâm linh không phải là phu*o*ng pháp . Cũng không phải là vật chất hay ý thu*'c để qui về một cặp âm /du*o*ng .


__________________________________
Tuy nhiên, cần phải phân biệt, Tâm Linh và nhảm nhí khác nhau rất xa.

Cũng như có rất nhiều người đồng nhất một cách hay ho Tâm Linh với Phật Giáo.

Rồi lại đi gán ghép một cách nhảm nhí Đạo-một đối tượng bất biến tồn tại trước cả trời đất với Đạo Đức-một đối tượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu cá nhân. (Như một ai đó, H. C. M. là một ví dụ, cả triệu triệu người chửi bới là gian hùng tội ác nọ kia, nhưng cả mấy chục triệu người ca ngợi nâng ngang tầm thánh.)
-----------------------

Đạo khác vo*'i luân lý đạo đu*'c xã hội .

Sửa bởi daicoviet: 12/05/2011 - 00:42


#192 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1874 thanks

Gửi vào 12/05/2011 - 00:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 27/04/2011 - 17:18, said:

CẶP TIỀN ĐẠO KHÔNG-THỜI
Phi lộ
Chúng ta không đổ nước vào nước để quan sát dòng chảy, chúng ta đổ nước vào sỏi để quan sát dòng chảy.
Chúng ta không ném sỏi vào sỏi để quan sát chuyển động của sỏi, chúng ta ném sỏi xuống nước để quan sát chuyển động của sỏi.
Chúng ta không ném dương vào dương, không ném âm vào âm.
Chúng ta ném dương vào âm, âm vào dương.
Chúng ta không đưa một bà cụ vào nhóm 4 bà cụ khác, để các bà ấy buôn dưa lê từ làng trên đến xóm dưới.
Chúng ta dẫn cụ ra bến sông, tại đó cụ sẽ ném đá rơi vài cái phản lực.
Chúng ta không ném thời gian vào thời gian để quan sát, chúng ta ném thời gian vào không gian để quan sát, chúng ta có Tử Vi.
Chúng ta không ném không gian vào không gian để quan sát, chúng ta ném không gian vào thời gian để quan sát, chúng ta có Tử Bình.

Sau bài post trước, không có bạn nào hỏi vậy thời gian của Tử Vi nằm ở đâu, không gian trong Tử Bình nằm ở đâu. Bất cứ môn nào nếu thiếu một trong 2 đều không thể dụng.

Không ai có thể tách thời gian ra khỏi không gian và ngược lại không ai có thể đồng nhất thời gian và không gian.

A. ĐỊA BÀN:
Trong Tử Vi, như đã nói trên, 12 cung là 12 phương vị trên mặt đất nên gọi là Địa Bàn. 10 can và 12 chi là thời gian, không cần bàn cãi. 60 năm hoa giáp cũng đại diện cho thời gian. Nhưng 12 cung trong tử vi tuy là Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi nhưng là cung, cung Tý cung Sửu v.v…cung Hợi, là phương vị Tý phương vị Sửu phương vị Dần,v.v…,phương vị Hợi chứ không phải 12 chi thời gian. Nói rõ hơn ở phần F.

Cho nên tiên quyết 12 cung địa bàn là không gian chủ phương vị, chứ không phải thời gian.

B. VÌ SAO CAN CHI LÀ THỜI GIAN:
Quay lại, vì sao can chi là thời gian. Rất đơn giản, khi xét 2 năm khác nhau không thể phân biệt giữa không gian năm này và không gian năm khác từ vị trí tương đối giữa mặt trời mặt trăng và trái đất. Vì mỗi năm trái đất xoay quanh mặt trời một vòng. Lấy mặt trời làm cố định (người xưa lấy trái đất) rồi thì sao có thể phân biệt hoàn cảnh năm nay và năm khác, mặt trời đâu có di chuyển theo một mốc chuẩn khác. Rõ ràng dòng thời gian không quay lại. Cho nên phải đặt can chi cho năm. Hai năm khác nhau không khác nhau trong không gian, nhưng phân biệt bởi can và chi. Năm Giáp Tý khác năm Ất Sửu ở các chữ Giáp, Tý, Ất, Sửu.

Cho nên can chi đại biểu cho thời gian.

Đem can chi gieo xuống địa bàn là đem thời gian gieo xuống không gian mà thành sao. Sao là đánh dấu của thời gian trên không gian.

Đem thời gian gieo xuống thời gian không thể thành sao, nhầm lẫn 12 cung tử vi thành 12 thời chi là hết sức nguy hiểm, xâm hại nghiêm trọng đến nền móng tử vi.

C. LƯU NIÊN THÁI TUẾ:

Trong tử vi, còn yếu tố nào chủ thời gian đứng ngoài 12 phương vị của lá số. Yếu tố đó chắc chắn phải gây ảnh hưởng rất mạnh lên lá số. Có thể coi như dòng thời gian trườn qua không gian lá số. Đó chính là lưu niên Thái Tuế. Là sự phân biệt năm này và năm kia, không có lưu niên Thái Tuế thì năm nào cũng giống năm nào.

D. YẾU TỐ KHÔNG GIAN TRONG TỬ BÌNH:
Sang Tử Bình, thời điểm sinh là một điểm trên đường thẳng, là một vết chém trên khúc gỗ. Một điểm này trượt trên dòng thời gian thì sao xem được số. Cho nên phải tạo không gian cho điểm này.

Chúng ta biết rằng năm chứa tháng tiết lệnh, tháng tiết lệnh chứa ngày, ngày chứa giờ.

Để biểu diễn thời điểm sinh thì:

Nếu dùng đơn vị năm thì không thể biểu diễn tháng.
Nếu dùng đơn vị tháng có thể biểu diễn năm = 12 tháng
Nếu dùng đơn vị ngày. Lúc đó không cần dùng đơn vị tháng và năm, tháng và năm có thể biểu diễn qua ngày, tháng = 30 ngày, năm = 365 ngày.
Nếu dùng đến đơn vị giờ, thì không cần đơn vị năm tháng ngày.

Vậy tại sao Tử Bình phải giữ lại cả 4 yếu tố năm tháng ngày giờ ?

Câu trả lời là để tạo không gian cho tử bình, tạo ra 4 trụ (cột) để tương tác, phân ngôi vị ta và ngoài ta như Quan Sát Ấn thụ v.v… để tương tác. Phân trên dưới để xét tương tác. Đó là không gian, chứ không phải thời gian. Không gian mới có trước sau trên dưới trong ngoài, thời gian chỉ có một mạch trước sau là hết.

Vậy Tử Bình cho cả khối không gian 4 cột trượt trên dòng thời gian mà ra số.

E. DỊCH:
Ở đây, ta còn thấy Tử Bình mượn thời gian tạo không gian (4 cột). Còn tử vi mượn không gian tạo thời gian (các cung đại vận). Đó chính là Dịch, là Âm Dương, là một cặp tương hỗ Không-Thời. Vì Dịch bao quát Không Thời nên áp dụng Dịch nên Tử Vi giống như áp dụng Dịch lên Tử Bình thì khó tránh khỏi sai lầm. Dịch lý là một nhưng tất cả các môn khác nhau xét trên Dịch đều phải khác nhau. Nếu giống nhau thì các môn đâu còn khác nhau.

F. SỰ NGỘ NHẬN 12 ĐỊA CHI LÀ 12 CUNG VỊ:
Lá số dùng để biểu diễn Không Gian còn Thời Gian không cần biểu diễn trên lá số (tử vi biểu diễn 12 cung và hơn 100 sao, tử bình biểu diễn 4 trụ), chỉ có lưu ảnh của thời gian trong tử vi là sao và trong tử bình là thần sát cần biểu diễn trên lá số.

(Thiên can + Địa chi) = Thời gian

Thời gian + Cung vị = (Thiên can+Địa chi)+Cung vị.

+ ở đây là tương tác đối ngẫu âm dương.

Người xưa dùng 12 chi biểu diễn 12 thời của cung vị phối hợp với 10 can mà thành lục thập hoa giáp. Do cung vị tuần hoàn năm nào cũng giống năm nào nên buộc phải dùng Can vì nếu không dùng Can sẽ không phân biệt được thời của 12 cung vị, chỉ dùng 12 chi gán lên 12 cung vị thì một cung vị sẽ mãi mãi gắn với 1 chi, việc biểu diễn thời của cung vị là vô nghĩa.

Thời gian được biểu diễn bằng cả hai trục Can và Chi, thiếu một trục không thành thời gian. Nếu muốn biểu diễn thời gian thành cung thì phải có 60 cung mới đủ.

Trong thời gian thì can chi là một cặp âm dương nhưng khi xét tương tác Thời Gian và Không Gian thì Can Chi được bao hàm và xuất hiện đồng thời trong Thời Gian. Khi nói 10 can gieo lên 12 chi, có nghĩa là xét tương tác âm dương nội hàm trong thời gian mà sinh ra 60 hoa giáp. Đó là chuyện nội bộ thời gian chứ không phải tương tác trên lá số tử vi. Tất cả các biểu diễn tương tác 10 can lên 12 chi đều là chuyện nội bộ trong yếu tố thời gian kể cả việc gieo 10 Can là thiên để gieo lên yếu tố Chi là địa. Trong thời gian thì Thiên là Thiên Can, Địa là Địa Chi. Còn trong tương tác thời gian và không gian thì Thiên là thời gian còn Địa là cung vị. Nói cách khác 12 chi thời là thuộc tính thời gian của 12 cung vị, 12 thời chi là hình chiếu của 12 cung vị lên trục thời gian (nếu biểu diễn thời gian bằng trục).

Có lẽ nhiều bạn ngộ nhận tại chỗ này. Mang tương tác nội bộ can chi gán lên địa bàn là không thể và không cần thiết. Không cần thiết vì kết quả của tương tác này chỉ là 60 năm hoa giáp. Không thể vì nếu 12 cung là 12 chi thì không lẽ xét tương tác chi lên chi ? để an các sao.
Bài này đọc xong tôi phải cám thán đúng là "Hậu sinh khả úy", "sông dài sóng sau đè sóng trước"!

Các bạn trẻ đều nên đọc kỹ.

Văn phong của anh Thất Sát nhắc tôi đến ông Tuệ Canh, một nhân tài kiệt xuất của thời Tử Vi trăm hoa đua nở của Đài Loan. Tiếc rằng sau khi bùng vỡ với một số kiệt tác trong một thời gian ngắn, ông Tuệ Canh đã ngừng viết hẳn, dù bạn thân của ông là Liễu Vô cư sĩ nài nỉ cũng nhất định không viết. Tôi thỉnh thoảng tự hỏi nếu ông Tuệ Canh tiếp tục viết thì phong trào trăm hoa đua nở ở Đài Loan sẽ biến chuyển ra sao? Dĩ nhiên đặt lại mọi chữ "nếu" để tìm cách lùi về thời quá khứ đều là việc làm vô nghĩa, nhưng vì ông Tuệ Canh có xử dụng Tuần Triệt khi luận mệnh, tôi cho rằng ông rất có thể đã trở thành một lực đối trọng chống lại phong trào bỏ Tuần Triệt mà chúng ta biết là cuối cùng đã ưu thắng ở Đài Loan.

Tại sao không thể dùng lý liên tục của thời gian để định can tứ Hóa của đại hạn?

Trở lại vấn đề. Bài trên của anh Thất Sát đã hàm chứa cái lý mà tôi muốn trình bày kế tiếp đây.

Một khi đã nhìn nhận rằng lá số Tử Vi là một mô hình không gian của bài toán số mệnh thì sẽ thấy mỗi phương vị "ứng chính" với một tháng, nên mỗi phương vị sẽ chứa hai tính can và chi của tháng tương ứng. Như tháng giêng năm Giáp Tí về chi ta biết ứng với cung Dần, nhưng tháng giêng năm Giáp Tí là tháng Bính Dần, nên cung Dần là phương có can Bính.

Xét trường hợp một người mệnh an ở cung X. Dương nam âm nữ thì các đại hạn lần lượt là các cung X, X+1, X+2, X+3 v.v… Nếu là âm nam dương nữ thì ngược lại là X, X-1, X-2, X-3 v.v… Tạm không bàn tại sao lại có chuyện chuyển từng cung một để tính hạn, ở đây chúng ta chỉ đặt câu hỏi là khi vào một cung thì bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gì ở cung đó. Câu trả lời hiển nhiên là: bị ảnh hưởng bởi can và chi.

Ảnh hưởng của chi: Cho phép chúng ta áp dụng các luật tam phương tứ chính vào cách cục. Đây là cách xem hạn truyền thống. Chú ý rằng cách xem tam phương tứ chính chỉ có lý nếu các cung ứng với không gian (lý cộng hưởng phương vị) mà không ứng với thời gian. Nếu các cung ứng với thời gian thì không thể nào có chuyện cách cục ở các cung khác nhau cộng hưởng với nhau được (bởi chẳng lẽ tháng Dần lại cộng hưởng với tháng Thân là một tháng chưa xảy ra?).

Ảnh hưởng của can: Là vấn đề mà các sách xưa không bàn đến, ta hoàn toàn không thấy can của cung được nhắc đến trong việc luận hạn trong Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư cũng như Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập. Ngay cả hai bộ sách kinh điển tương đối mới là Đẩu Số Tuyên Vi (tập 1 ra năm 1928, tập 2 năm 1935) và tập giáo trình “Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa” của ông Lục Bân Triệu thuộc một chi của Trung Châu phái cũng không nói đến việc dùng can cung hoặc can tháng để luận hạn. “Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa” có lẽ là đã được viết trong thập niên 1950s (nhưng mãi đến thập niên 1980s mới được phổ biến ra ngoài bởi chưởng môn một chi phái khác của Trung Châu phái là ông Vương Đình Chi).

Thế nên mặc dù không rõ phép dùng can để an tứ Hóa cho đại hạn bắt đầu bao giờ, ta có thể khẳng định rằng phép này chỉ được phổ biến ra ngoài sớm nhất là từ thập niên 1960s trở đi, tức là theo mốc thời gian hôm nay (2011) thì chỉ trong vòng 50 năm trở lại thôi.

Theo lời tự thuật của ông Tử Vân thì ông bắt đầu học Tử Vi với thầy ông là cụ Hà Mậu Tùng từ thập niên 1960s, và vì ông Tử Vân cho rằng cách dùng can để an tứ Hóa cho đại hạn là “cách xem truyền thống” (sách “Đẩu Số luận nhân sinh”) ta cần biết thêm dữ kiện nữa, cũng do ông Tử Vân tự thuật, là trước khi học với cụ Hà ông hoàn toàn không biết một chút xíu gì về mệnh lý. Từ những dữ kiện này, có thể đoán là cụ Hà đã xử dụng thành thục phép dùng can để an tứ Hóa cho đại hạn và truyền phép này cho các môn đồ của cụ (trong đó có ông Tử Vân) từ thập niên 1960s. Điểm đáng lưu ý ở đây là cụ Hà không hề nhận là cụ, hoặc phái của cụ bày ra phép này. Và cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết phép dùng can để định đại hạn tứ Hóa do môn phái nào sáng chế ra hoặc xử dụng đầu tiên.

Phép này có lý hay không đòi hỏi một cuộc nghiên khảo khác, nhưng ta biết một điều là mô hình không gian của lá số Tử Vi đòi hỏi phép này phải dùng can của tháng trong năm sinh tương ứng với phương vị, mà không thể áp dụng lý liên tục của thời gian để định can khi chuyển từ Sửu sang Dần hoặc ngược lại.

Cách hay nhất là xét một thí dụ. Thí dụ sau đây cho người sinh năm Mậu hoặc năm Quý. Các tháng và 12 cung tương ứng là

Tháng < > Can chi cung tương ứng

Giêng < > Giáp Dần

Hai < > Ất Mão

Ba < > Bính Thìn

Tư < > Đinh Tị

Năm < > Mậu Ngọ

Sáu < > Kỷ Mùi

Bảy < > Canh Thân

Tám < > Tân Dậu

Chín < > Nhâm Tuất

Mười < > Quý Hợi

Một (11 ta) < > Giáp Tí

Chạp < > Ất Sửu

Khi muốn định can đại hạn thì nhất luật theo bảng trên, mà bất chấp lý liên tục của thời gian khi qua ải Sửu/Dần.

Như mệnh ở Tí, dương nam âm nữ tất 4 hạn đầu là Giáp Tí, Ất Sửu, Giáp Dần, Ất Mão mà không phải là Giáp Tí, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão. Ấy bởi vì Bính Dần, Đinh Mão ứng với tháng Giêng và tháng 2 năm Kỷ Mùi, tức thuộc về năm kế của năm Mậu Ngọ, mà không thuộc về năm Mậu Ngọ.

Tương tự, mệnh ở Mão, âm nam dương nữ tất 4 hạn đầu là Ất Mão, Giáp Dần, Ất Sửu, Giáp Tí mà không phải là Ất Mão, Giáp Dần, Quý Sửu, Nhâm Tí. Ấy bởi vì Quý Sửu, Nhâm Tí ứng với tháng Chạp và Một (11 ta) của năm Đinh Tị, tức thuộc về năm trước của năm Mậu Ngọ mà không thuộc về năm Mậu Ngọ.

Sửa bởi VDTT: 12/05/2011 - 01:36


#193 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 12/05/2011 - 05:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 11/05/2011 - 23:59, said:

Thực ra trong quá trình xây dựng cấu trúc số tử vi, thì mệnh đề này đã tư nhiên được xác định rồi. Chỉ có điều đem nó áp dụng vào bài toán hóa vận thì khá khiên cưỡng. Song ở mức độ nhất định, có thể xem đó là lời giải gần đúng yếu.
Quy trình cấu trúc tử vi, tự nhiên đã xác định đối ngẫu "Langland", nhưng là đủ cặp K - T và S - C, chứ không tách ra và không có sự suy diễn ra S - C là đối ngẫu. Bởi cho dù không lý đến cấu trúc, cũng tự nhiên thấy rõ rằng nói đối ngẫu K - T mà không gắn với đối ngẫu S - C sẽ vô nghĩa.
Sự suy diễn này giống như là "đếm cua trong lỗ, mỗi lỗ hai cua' vậy. Khó chấp nhận lắm.
Thật ra thì trong lý luận trên của cháu thì cháu đã công nhận một kỹ thuật chưa được chứng minh và phát triển, đó là đối ngẫu Sao-Cung, vì được lấy từ đối ngẫu K-T. Và vì S,C chỉ là một phần của K-T, nên đúng là nó chưa được develop đầy đủ để chứa toàn bộ đối ngẫu. Tuy nhiên, cái cần nhìn nhận ở đây, mặc dù là chưa được phát triển, nhưng chúng ta không cần nhiều quá đến thế để chứng minh sự tồn tại của Tứ Hóa Đại Vận, ngoài việc áp dụng tính giáp về thời gian. Full machinery chưa được phát triển, nhưng chúng ta chỉ cần áp dụng một vài mẩu nhỏ là đủ.

Lật lại lịch sử, có nhiều tranh cãi, bất đồng về chính vấn đề này. Một trong những xung đột đầu tiên chính là "Vận-Mệnh phân ly", tức là tứ hóa ở đơn vị thời gian này có thể tác động lên đơn vị thời gian khác hay không? Nói cách khác, thiên can này có thể tác động lên đơn vị thời gian khác hay không? Ví dụ, khi xem vận thì có xét tứ hóa nguyên thủy hay ta xét lưu tứ hóa?
+Tác giả VDTT khẳng định, tứ hóa có thể tác động lên cung cách nó một đơn vị thời gian, ví dụ tứ hóa NT tác động được lên ĐV.
+Liễu Vô hình như bác bỏ tính giáp về đơn vị thời gian, nhưng Tử Vân thì công nhận.

Tiếp theo, như đã khẳng định, Tứ Hóa Đại Vận chính là Tứ Hóa 12 cung (tác động trong thời gian 120 năm), được cảm sinh lên đơn vị thời gian gần nó nhất là các đại vận. Bởi vì đây là tác động cảm sinh (induce), nên không cần thiết đến tính liên tục về thời gian để lý giải tứ hóa đại vận.

Tóm lại, giả thuyết Vận mệnh kết hợp+ lý thuyết CỤC kéo theo lý thuyết Tứ Hóa Đại Vận.

___________________________________
Cuối cùng, bàn ngoài lề, có lẽ phải sử dụng lý thuyết diện Riemann để giải quyết chặt chẽ vấn đề thời gian trong tử vi chăng? Chứ nếu không thì deal với tính liên tục kiểu gì?
Đây là cái mà toàn bộ các cao thủ ở đây đang tranh luận ầm ĩ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Blow up lá số tử vi để bảo toàn tính liên tục.


Vẽ một cái hình ra một cái thì ai ai ở đây cũng nhận ra thôi. (chú ý, nó ngược chiều với tử vi, vì người ta thường coi chiều ngược kim đồng hồ là chiều dương, khác với quy ước trong tử vi.

Sửa bởi Whitebear: 12/05/2011 - 06:07


#194 Thienkyquy

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 300 Bài viết:
  • 617 thanks

Gửi vào 12/05/2011 - 11:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT said:

Hãy xét trường hợp người dương nữ sinh nămMậu Ngọ. Hãy giả sử người ấy sinh tháng 10 âm lịch. Xét cách an cung mệnh cho các giờ sinh từ Tí đến Hợi.

Giờ < > Can chi cung mệnh

Tí < > Quý Hợi
Sửu < > Nhâm Tuất
Dần < > Tân Dậu
Mão < > Canh Thân
Thìn < > Kỷ Mùi
Tỵ < > Mậu Ngọ
Ngọ < > Đinh Tị
Mùi < > Bính Thìn
Thân < > Ất Mão
Dậu < > Giáp Dần

Tuất < > Ất Sửu
Hợi < > Giáp Tí

Câu hỏi: “Tại sao sinh giờ Tí đến giờ Dậu,cứ mỗi giờ can cung mệnh giảm một, nhưng khi chuyển đến giờ Tuất cung Mệnh lại không giảm một thành Quý (Sửu), mà tăng một thành Ất (Sửu)?”

Sau khi uống xong ly trà thì chúng ta có thể gợi ý vài điều cho nhau, biết đâu trong lúc "trà dư" lại giúp nhau có cái nhìn khác hơn cũng nên. Chú ý, đây chỉ là nói chuyện trong lúc trà dư tửu hậu mà thôi.

Theo tôi câu hỏi "Tại sao sinh giờ Tí đến giờ Dậu, cứ mỗi giờ Can cung Mệnh giảm một,nhưng khi chuyển đến giờ Tuất cung Mệnh lại không giảm một thành Quý (Sửu), mà tăng thành Ất (Sửu)?", là cách suy luận sai lạc không đúng với cách lập lá số Tử Vi, mà chỉ là sự NGỘ NHẬN.

Chúng ta biết rằng, cung an Mệnh được lập tương ứng với 12 tháng của một năm nào đó, trong trường hợp này là năm Mậu Ngọ. Chính vì vậy mà bất kể cung Mệnh đóng ở bất kỳ cung nào trong 12 cung của Địa Bàn thì nó tương ứng với tháng của năm đó (Mậu Ngọ) thành ra mới có Can gá vào tháng đó mà dệt thành từ tháng Giêng đến tháng 12 (tương ứng từ cung Dần đến Sửu) như sau:

Tháng 1 là Giáp Dần, tháng 2 là Ất Mão, tháng 3 là Bính Thìn, tháng 4 là Đinh Tỵ, tháng 5 là Mậu Ngọ, tháng 6 là Kỷ Mùi, tháng 7 là Canh Thân, tháng 8 là Tân Dậu, tháng 9 là Nhâm Tuất, tháng 10 là Quý Hợi, tháng 11 là Giáp Tí, và tháng 12 là Ất Sửu.

Đó là thời gian chuyển thuận của 12 tháng trong 1 năm, chỉ có thể đi tới không thể đi lui, nhưng không có nghĩa là khi thời gian qua rồi thì chúng ta không thể biết được Can của tháng Giêng năm trước Mậu Ngọ là Đinh Tỵ là Can gì, hoặc Can tháng Giêng năm sau năm Mậu Ngọ là Kỷ Sửu dù là chưa tới thuộc Can gì... Nên chi cho dù có sinh tháng 10 giờ Tí hay 1 trong 12 tháng hay 12 giờ ấy hay không, thì Can của 12 tháng của năm Mậu Ngọ ở mỗi cung vẫn như vậy không thể nào khác. Đó là cái Thể của Can 12 tháng trong thế giới tự nhiên của năm Mậu Ngọ. Chứ không phải là vì sinh tháng 10 nên:

Giờ <> Can chi cung mệnh

Tí < > Quý Hợi
Sửu < > Nhâm Tuất
Dần < > Tân Dậu
Mão < > Canh Thân
Thìn < > Kỷ Mùi
Tỵ < > Mậu Ngọ
Ngọ < > Đinh Tị
Mùi < > Bính Thìn
Thân < > Ất Mão
Dậu < > Giáp Dần

Tuất < > Ất Sửu
Hợi < > Giáp Tí

Chúng ta thấy rõ ràng làm gì có chuyện sinh giờ Tí là Quý Hợi, hay giờ Sửu là Nhâm Tuất, giờ Dần là Tân Dậu... Thật ra là vì do có cung an Mệnh ở Hợi gá theo Can tháng Hợi (10) là Quý Hợi, gá theo Can tháng Tuất (9) là Nhâm Tuất, và gá theo Can tháng Dậu (8) là Tân Dậu... Nếu như vốn giờ Tí Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi đều cho ra cùng đáp số như viện dẫn thì mới có lý, nhưng thực tế tỷ như tháng 11 thì giờ Tí là Giáp Tí, giờ Sửu là Quý Hợi, giờ Dần là Nhâm Tuất... điều này cho thấy rõ ràng cung an Mệnh gá vào Can của 12 tháng trong năm, không dính dáng gì đến 12 giờ sinh như viện dẫn ở trên.

Thành ra đặt tiền đề theo giờ sinh như trên để viện dẫn không cần tính liên tục là không đúng nguyên lý từ nguyên thuỷ khi thành lập lá số Tử Vi. Ngược lại, trên thực tế thì nó chính là sự liên tục của 12 tháng của năm Mậu Ngọ bắt đầu từ Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn... đến Giáp Tí, Ất Sửu.

Điểm chúng ta cần chú ý là trong Tử Vi rõ ràng nói về một Hoa Giáp 60 năm. Lại vì sao có sao an theo Tuần Giáp 10 năm một như sao Tuần Không chẳng hạn. Vậy thì rõ ràng Tử Vi đâu chỉ nói đến một năm, làm sao lại lấy 12 tháng của một năm cá biệt nào dựng lên làm Đại Vận mà xong được. Thật ra Đại Vận là thuộc cung, mà Cung thì không có Can lưu động, chỉ có tháng của mỗi năm mới có Can lưu động, mà nếu tháng Can đó gá vào cung thì khi chuyển về tháng 12 của năm trước hay tháng 1 của năm sau đó phải khác Can với tháng 1 hay tháng 12 của năm hiện tại vậy!

Để giải quyết vấn đề này, sao không dùng thử cách an theo tính liên tục xem thế nào??? (Đây chỉ là góp ý, vì tôi không dùng nên mới góp ý).

Vài hàng trong lúc "trà dư tửu hậu".

Thiên Kỷ Quý






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |