Jump to content

Advertisements




Xem quẻ "Nợ Công"

lục nhâm

166 replies to this topic

#46 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 18/02/2016 - 18:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 18/02/2016 - 17:57, said:

để anh chỉ chú Ma một chút binh pháp: trong Tôn Tử binh pháp có kế chỉ cây hòe mà mắng cây dâu, tiếng Anh cũng có câu "read between the line". Chú đọc thì phải suy nghĩ, nợ công là ai nợ ai:
  • Chủ nợ nó mà an ổn, thì nó mới dễ dãi với con nợ, nó uýnh nhau đói kém thì nó phải truy nợ chú.
  • Đã nợ, mà tình hình kinh tế tốt thì dễ kiếm tiền trả nợ. Kinh tế xấu thì khó kiếm tiền, ăn uống hoang phí, nợ nhiều, không kiếm ra tiền, bị chủ nợ truy sát...
Chú hiểu chứ?

nhưng mà mục tiêu vẫn là "xem quẻ nợ công".

để cho gần mục tiêu có lẽ bác VN concert nên phân tích xem nợ công bao gồm những khoản nợ nào? vừa gần mục tiêu, vừa có thêm kiến thức.

#47 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 06:02

@ chú Ma: anh dốt kinh tế, phân tích một cách chủ quan (không có số liệu thống kê) thế này:
  • Việt Nam hiện có 100 triệu dân, tỷ lệ người lao động có lẽ xấp xỉ 45% (1/2 là người già, trẻ em, phụ nữ sinh nở...vv... theo con số của CIA factbook năm 2016). Trong đó người làm việc trong bộ máy nhà nước chắc khoảng 20 - 30%. Mà bộ máy nhà nước chủ yếu là tiêu tiền thuế của dân để điều hành đất nước... có nghĩa là khoảng 30% dân số đang phải lao động để nuôi 70% dân số còn lại.
  • Chủ yếu, nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đi từ khai thác khoáng sản: dầu mỏ, than đá, bo xít... mà dầu mỏ mấy năm nay xuống giá thảm hại. Việt Nam là một nước nông nghiệp mà rau cũng phải nhập của Trung quốc, trái cây nhập của Thái, gạo nhập của campuchia, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập 100% từ các nước Ấn độ, Brazil... tóm lại là nhập khẩu toàn tập
  • Hệ thống nông nghiệp đang gặp thách thức lớn, như diện tích đất bỏ hoang hóa, bị đô thị hóa, sử dụng sai mục đích. Thời tiết biến đổi không thuận lợi..vv...
  • Chúng ta có một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên về hưu, sỹ quan nghỉ hưu, rất nhiều hệ thống phúc lợi cần phải nuôi (ví dụ: lương hưu cấp tá nghe nói khoảng 7 triệu/tháng)
  • Đầu tư công không hiệu quả, sử dụng vốn ODA là chính (nghĩa là đi vay, rồi đẻ con ra và hi vọng chúng sẽ trả nợ, con cái chúng ta sẽ đẻ đời cháu ra và hi vọng chúng sẽ trả được nợ).
Một đống người thất nghiệp ngồi ăn không, lèo tèo vài người thực sự làm ra sản phẩm (30% thực sự đang sản xuất và kiếm tiền, 70% ngồi tiêu tiền)... Nói cách khác, Việt Nam chúng ta đang phải đi vay tiền để ăn xài...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chú Ma là người có đào tạo, hay là thử phân tích theo ý chú nói xem?

-----------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nói Việt Nam và Malaysia là những nước châu Á bị ảnh hưởng tiêu cực nhất khi giá dầu giảm mạnh, theo tin của một số hãng tin quốc tế hôm 16/2.
Một phúc trình mới đây của Fitch cho thấy đến ngày 11/2 dầu thô Brent giảm giá 44% so với năm trước, và giảm 75% so với đầu năm 2013. Sự kiện này đã có những ảnh hưởng khác nhau đối với các nước ở châu Á. Ngược lại với Việt Nam và Malaysia, Thái Lan là nước được hưởng lợi nhiều nhất.
Tuy là một nước xuất khẩu dầu mỏ, Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á rơi vào tình trạng chi phí nhập khẩu ròng về dầu tăng lên, chiếm 1% GDP, do lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hồi tháng 12 năm 2015 cho biết mức giảm đến 43 đôla/thùng khiến ngân sách nhà nước hụt thu 63.000 tỉ đồng từ dầu thô và các khoản thu nội địa liên quan đến dầu thô.
Fitch nhận xét rằng đối với những nước xuất khẩu ròng hoặc có ngân sách phụ thuộc quá nhiều vào dầu thô, giá dầu giảm sẽ là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến mức xếp hạng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí Việt Nam mới đây, xét đến khả năng giá dầu tiếp tục giảm xuống mức 30 đôla/thùng trong năm 2016, tiến sĩ Lương Văn Khôi, một chuyên gia cao cấp về dự báo kinh tế-xã hội thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận định trong năm 2016 GDP của Việt Nam có thể sẽ sụt giảm mạnh.
Ông nói: “Trong bối cảnh tiền đồng tăng giá (3,78 điểm %) và chi tiêu Chính phủ giảm mạnh do thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô giảm, nên GDP của Việt Nam có thể giảm 2,28% trong năm 2016”. Ông cảnh báo thêm tình trạng giảm thu ngân sách còn có thể làm GDP suy giảm mạnh trong 3 năm của giai đoạn 2016-2020.
TS. Khôi nói: “Một khi kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng giảm phát nặng, Tiến sỹ Khôi cho rằng nếu điều kiện vĩ mô cho phép, nhà nước cần nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhà nước cũng cần “cân nhắc giảm giá xăng dầu, giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng kinh tế”.
Về tác động của giá dầu giảm, trong một cuộc phỏng vấn khác, tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nói rằng giá giảm là cơ hội để Việt Nam tính đến hai biến số vĩ mô quan trọng là tỷ giá và lãi suất. Ông cho rằng lạm phát 2016 sẽ thấp và đó là cơ hội để Việt Nam điều chỉnh tỷ giá cân bằng hơn mà không gây ra cú sốc. Ông cũng đề xuất phải tính đến việc giảm một phần lãi suất cho doanh nghiệp. Ông nói: “Đây là vấn đề tôi cho rằng sẽ tác động cơ bản và chủ yếu tích cực lên nền kinh tế mà chính sách ta phải tính đến”.
Giá dầu thế giới liên tục giảm đã giúp giá xăng ở Việt Nam đi xuống. Mức bán lẻ của loại xăng phổ thông RON 92 đã giảm còn 13.750 đồng/lít vào ngày 18/2. Đó là lần giảm giá bán lẻ xăng thứ 4 liên tiếp từ đầu năm 2016. Tính nửa cuối năm 2015 đến nay, giá xăng Việt Nam giảm 16 lần, tổng cộng gần 7.000 đồng một lít.
Tuy nhiên do thuế nhập khẩu cao và nhiều loại phí khác vẫn được áp vào giá xăng nên hiện giá xăng Việt Nam vẫn cao hơn nhiều nước, trong đó có Mỹ. Giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ hôm 15/2 quy ra tiền Việt Nam chưa đến 10.300 đồng/lít.
Theo Lanka Business, Hellenic Shipping News, Thanh Nien, VOV, Saigon Times.

Sửa bởi vietnamconcrete: 20/02/2016 - 06:13


#48 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 17:52

Trích dẫn

@ chú Ma: anh dốt kinh tế, phân tích một cách chủ quan (không có số liệu thống kê) thế này:
  • Việt Nam hiện có 100 triệu dân, tỷ lệ người lao động có lẽ xấp xỉ 45% (1/2 là người già, trẻ em, phụ nữ sinh nở...vv... theo con số của CIA factbook năm 2016). Trong đó người làm việc trong bộ máy nhà nước chắc khoảng 20 - 30%. Mà bộ máy nhà nước chủ yếu là tiêu tiền thuế của dân để điều hành đất nước... có nghĩa là khoảng 30% dân số đang phải lao động để nuôi 70% dân số còn lại.
  • Chủ yếu, nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đi từ khai thác khoáng sản: dầu mỏ, than đá, bo xít... mà dầu mỏ mấy năm nay xuống giá thảm hại. Việt Nam là một nước nông nghiệp mà rau cũng phải nhập của Trung quốc, trái cây nhập của Thái, gạo nhập của campuchia, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập 100% từ các nước Ấn độ, Brazil... tóm lại là nhập khẩu toàn tập
  • Hệ thống nông nghiệp đang gặp thách thức lớn, như diện tích đất bỏ hoang hóa, bị đô thị hóa, sử dụng sai mục đích. Thời tiết biến đổi không thuận lợi..vv...
  • Chúng ta có một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên về hưu, sỹ quan nghỉ hưu, rất nhiều hệ thống phúc lợi cần phải nuôi (ví dụ: lương hưu cấp tá nghe nói khoảng 7 triệu/tháng)
  • Đầu tư công không hiệu quả, sử dụng vốn ODA là chính (nghĩa là đi vay, rồi đẻ con ra và hi vọng chúng sẽ trả nợ, con cái chúng ta sẽ đẻ đời cháu ra và hi vọng chúng sẽ trả được nợ).
Một đống người thất nghiệp ngồi ăn không, lèo tèo vài người thực sự làm ra sản phẩm (30% thực sự đang sản xuất và kiếm tiền, 70% ngồi tiêu tiền)... Nói cách khác, Việt Nam chúng ta đang phải đi vay tiền để ăn xài...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




nói không có số liệu thống kê thì nói làm gì, không còn là kinh tế mà là câu chuyện tán nhảm ở vỉa hè, là câu chuyện của mấy bà bán rau, bán cá. Không phải là câu chuyện của người làm kinh tế. Kinh tế định lượng phải có con số cụ thể rõ ràng chính xác, kinh tế định tính phải khách quan. chứ không phải là "theo ý chủ quan không có liệu thống kê" thì chẳng nói lên được điều gì, ngược lại còn làm cho câu chuyện khó mà phân định tính đúng sai, mù mờ. Cũng may là giới quan chức bây giờ cũng báo cáo có số liệu thống kê rõ ràng chứ không phải là theo cảm nhận chủ quan, lấy báo cáo năm trước mang ra đọc cho năm nay.

theo con số ở trên thì cứ 10 người thì lại có 2,3 người làm trong bộ máy nhà nước !!! một con số đáng kinh ngạc, không biết bác Vnconcert quê ở đâu? bác tính thử ở quê bác, cụ thể là xã/phường có bao nhiêu dân, trong xã/phường đó có khoảng bao nhiêu người làm trong bộ máy chính quyền? Người VN từ quan chức tới thường dân có vẻ thích những con số phóng đại, bảo sao không phát triển được.

nguồn thu ngoại tệ ở đây được hiểu như thế nào? cái từ nguồn thu ngoại tệ nó khá rộng, thôi thì ta cứ tạm nói nó là nguồn thu từ hoạt đông xuất khẩu đi, còn những thứ như cán cân thanh toán, tài khoản vãng lai nó rộng quá ( bao gồm hoạt động đầu tư ra nước ngoài, kiều hối, hoạt động phi hàng hóa như dịch vụ, vận tải....

ở trên bác VNconcert ghi cái nguồn thu ngoại tệ đi từ khai thác khoáng sản? thế các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu đâu? da dày, dệt may, điện tử, hàng tiêu dùng, nông sản....ngoại trừ dầu thô xuất đi, vì khai thác lên không để ở đâu được cả, mới chỉ có nhà máy lọc dầu Dung Quất không đủ, còn những khoáng sản khác VN đang dần dần hạn chế xuất khẩu.

Việt Nam nhập khẩu hàng nông sản mặc dù VN là nước công - nông nghiệp, nói là công - nông nghiệp vì công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều nông nghiệp trong GDP. Vấn đề đặt ra là hàng nông sản nhập khẩu chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng hàng nông sản được tiêu thụ của Việt nam ( bao gồm sản xuất trong nước + nhập khẩu ), một khi đã có con số tỷ lệ bao nhiêu % thì sẽ không còn thắc mắc nữa, bởi vì nho, táo Mỹ ngon, không lẽ cấm nhập khẩu không cho người dân VN ăn táo, nho Mỹ mà để dân ăn táo nho vườn của Nông dân VN. Hay là hàng nông sản Thái rẻ mà chất lượng, không lẽ người tiêu dùng trong nước không được ăn hàng Thái, phải cấm nhập khẩu? TPP, FTA...là những khu vực mậu dịch thương mại, mà đã là thương mại chắc chắn bất kỳ ngành nào cũng sẽ có hoạt động xuất nhập khẩu, mà đã có hoạt động xuất nhập khẩu thì câu VN là nước nông nghiệp phải nhập khẩu nông sản sẽ là câu hỏi vô cùng ngây thơ và thiếu hiểu biết.

thức ăn chăn nuôi nhập khẩu 100% là một câu nói rất thiếu kiến thức, bởi rất ít có mặt hàng nào VN nhập khẩu 100%, nếu có thì có lẽ là máy bay...theo số liệu thống kê VN sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước.

đến cái tiếp theo là đầu tư công sử dụng ODA là chính mới khó hiểu, bởi ODA chỉ là một trong số những nguồn vốn đầu tư phát triển mà thôi, nguồn vốn phát triển bao gồm tiền thu ngân sách tức là thuế, phát hành trái phiếu chính phủ, hợp tác đầu tư dự án với tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài...

tóm lại mặc dù rất thích bác VNconcert bàn luận kinh tế, vì tôi là dân kinh tế, nhưng phải nói thực tôi rất sợ đa phần người dân VN nói chuyện thế giới, quốc gia đại sự bởi những lý do như trên. Nói kinh tế nhưng lại không hiểu về kinh tế thì làm sao mà nói.

Sửa bởi KimCa: 20/02/2016 - 17:56


Thanked by 1 Member:

#49 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 18:12

chú Ma nổi tiếng học rộng tài cao ở trên diễn đàn này rồi. Anh xin cam bái hạ phong.

#50 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 18:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 20/02/2016 - 17:52, said:

thức ăn chăn nuôi nhập khẩu 100% là một câu nói rất thiếu kiến thức, bởi rất ít có mặt hàng nào VN nhập khẩu 100%, nếu có thì có lẽ là máy bay...theo số liệu thống kê VN sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước.

Riêng phần này anh phải cãi chú cho bằng được, bởi vì hiện nay tất cả các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đều nhập hàng nguyên liệu về cả. Nghề anh kiếm ăn có liên quan tới nông sản nhập khẩu, anh có biết chút ít. Dĩ nhiên là hàng nông sản trong nước có, nhưng các nhà máy rất ít khi nhập (không đáng kể, không tính) vì các lý do sau:
  • Nguồn hàng vào không ổn định, không thể lập được kế hoạch kinh doanh và sản xuất dựa vào đầu vào trong nước.
  • Các tập đoàn kinh doanh nông sản lớn như CP, Cargill, Sojitz... là những hệ thống lớn trên thế giới, và mặt hàng nông sản được hệ thống này kinh doanh, buôn bán giống như dầu mỏ, vàng...etc... có nghĩa là đã được định hướng rõ ràng. Họ có vùng nguyên liệu đầu vào theo chiến lược dài hạn. Có thể giá nhập tương đối cao so với trong nước, nhưng đó là trò chơi price transfer để chuyển lợi nhuận về công ty mẹ...

Nói chung anh ít kiến thức, có khi đọc không lọt tai chú Ma được, nhưng bởi diễn đàn này là diễn đàn bói toán, cho nên phương pháp phỏng đoán chủ quan cũng không phải mới lạ gì.

Thanked by 1 Member:

#51 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 19:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 20/02/2016 - 18:48, said:

Riêng phần này anh phải cãi chú cho bằng được, bởi vì hiện nay tất cả các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đều nhập hàng nguyên liệu về cả. Nghề anh kiếm ăn có liên quan tới nông sản nhập khẩu, anh có biết chút ít. Dĩ nhiên là hàng nông sản trong nước có, nhưng các nhà máy rất ít khi nhập (không đáng kể, không tính) vì các lý do sau:
  • Nguồn hàng vào không ổn định, không thể lập được kế hoạch kinh doanh và sản xuất dựa vào đầu vào trong nước.
  • Các tập đoàn kinh doanh nông sản lớn như CP, Cargill, Sojitz... là những hệ thống lớn trên thế giới, và mặt hàng nông sản được hệ thống này kinh doanh, buôn bán giống như dầu mỏ, vàng...etc... có nghĩa là đã được định hướng rõ ràng. Họ có vùng nguyên liệu đầu vào theo chiến lược dài hạn. Có thể giá nhập tương đối cao so với trong nước, nhưng đó là trò chơi price transfer để chuyển lợi nhuận về công ty mẹ...

Nói chung anh ít kiến thức, có khi đọc không lọt tai chú Ma được, nhưng bởi diễn đàn này là diễn đàn bói toán, cho nên phương pháp phỏng đoán chủ quan cũng không phải mới lạ gì.

theo bác VNconcert thì VN có nên trồng ngô thay lúa để làm thức ăn chăn nuôi không? bớt xuất khẩu gạo để lấy diện tích đất đai trồng ngô? như vậy thay vì xuất khẩu gạo lấy đô la để nhập khẩu ngô thì nay ta sản xuất ngô dùng tại chổ?

cái nào hơn nhỉ? bác VNconcert làm hàng liên quan nông sản có thể đưa ra giải pháp được không?

#52 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 19:27

Anh xin thua, anh chỉ là người làm ăn nhỏ lẻ, kiểu buôn thúng bán mẹt. Lâu lâu bất đắc chí lên đây chửi đổng mấy câu ra vẻ tí thôi, chứ bảo anh trị quốc là anh không biết.

Thanked by 1 Member:

#53 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 19:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 20/02/2016 - 19:27, said:

Anh xin thua, anh chỉ là người làm ăn nhỏ lẻ, kiểu buôn thúng bán mẹt. Lâu lâu bất đắc chí lên đây chửi đổng mấy câu ra vẻ tí thôi, chứ bảo anh trị quốc là anh không biết.

người làm kinh doanh thành công vẫn thường có câu là "giải pháp quan trọng hơn giải thích", trước khi đưa ra vấn đề gì đó là đã có giải pháp rồi, dù nó đúng hay sai thì vẫn còn tốt hơn là chẳng có giải pháp nào.

bác Vnconcert làm kinh doanh thì tôi nghỉ bác cũng thành công ít nhiều trên thương trường, chắc bác cũng có vài tỷ, thì cũng phải hiểu biết rộng hơn về vấn đề ngành mình làm chứ...ví dụ có chính sách nào về nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu không? ...

CP, Cargill chiếm thị phần cao trong miếng bánh mấy tỷ đô la thức ăn chăn nuôi, có nhiều nhà máy, nhưng đó là việc của họ, tôi nghỉ bác chắc cũng quan tâm sản xuất thay vì nhập khẩu thì có giảm được giá không nhỉ?

Thanked by 1 Member:

#54 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 19:54

ấy, chú Ma đừng đề cao anh quá kẻo anh sợ. Anh chỉ hy vọng kiếm cho cháu nó tí sữa thôi, còn về giải pháp kinh tế thì anh chịu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Việc ra chính sách đã có đảng và chính phủ lo. Việc của anh là lo kiếm ăn, và trong phạm vi pháp luật cho phép, nếu có ức chế vì stress, thua lỗ, bị ức hiếp... vv... thì có thể lên đây lảm nhảm tí chắc không ai trách.

Có điều như chú Ma là tinh hoa của lớp trẻ, hay là chú thử đưa lên giải pháp theo ý chú xem?

Thanked by 2 Members:

#55 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 20/02/2016 - 22:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 20/02/2016 - 19:54, said:

ấy, chú Ma đừng đề cao anh quá kẻo anh sợ. Anh chỉ hy vọng kiếm cho cháu nó tí sữa thôi, còn về giải pháp kinh tế thì anh chịu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Việc ra chính sách đã có đảng và chính phủ lo. Việc của anh là lo kiếm ăn, và trong phạm vi pháp luật cho phép, nếu có ức chế vì stress, thua lỗ, bị ức hiếp... vv... thì có thể lên đây lảm nhảm tí chắc không ai trách.

Có điều như chú Ma là tinh hoa của lớp trẻ, hay là chú thử đưa lên giải pháp theo ý chú xem?

tôi nói thật chứ tôi thấy mình chẳng còn trẻ nữa, mà tôi mới chỉ có chút kinh nghiệm, ít vốn, vài mối quan hệ...nhiều người bằng tuổi tôi đã khởi nghiệp thành công rồi. Tôi giờ chỉ muốn chạy đua với thời gian.

sao tôi không thấy mình là tinh hoa của lớp trẻ ở chổ nào cả?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#56 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 21/02/2016 - 14:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nếu ngân sách chi tiêu năm 2015 của văn phòng Quốc hội là 1400 tỉ, của văn phòng chính phủ là 1300 tỉ thì ước tính (số liệu không được phép công bố) của văn phòng Trung ương đảng không dưới 2000 tỉ, chưa kể chi tiêu của 64 văn phòng các thành ủy, tỉnh ủy, hơn 500 huyện ủy và hơn 6000 xã ủy (ước tính chừng 8000 tỉ nữa).
Nếu ngân sách nhà nước không phải chi cho các khoản không đáng có dưới đây:
- Hệ thống cơ quan quản lí đảng từ trung ương tới địa phương: 10000 tỉ
- Học viện chính trị quốc gia H-C-M: 612 tỉ
- Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản H.C.M: 552 tỉ
- Hội Nông dân VN: 347 tỉ
- Ban Quản lí lăng chủ tịch H.C.M: 319 tỉ
- Tổng liên đoàn lao động VN: 274 tỉ
- Ủy ban dân tộc: 210 tỉ
- Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ VN: 159 tỉ
- Liên minh Hợp tác xã VN: 112 tỉ
- Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam: 92 tỉ
- Hội cựu chiến binh VN: 81 tỉ


CỘNG: 12758 tỉ, chia tỷ giá USD ngày 21/2 (22,330) được USD 571,339,005/năm
-----------------------
NGUỒN: FACEBOOK

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi vietnamconcrete: 21/02/2016 - 14:37


Thanked by 2 Members:

#57 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 21/02/2016 - 15:54

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Việt Nam ghi nhận mức thâm hụt ngân sách của Chính phủ bằng 4,40 phần trăm sản phẩm quốc nội của nước này trong năm 2014. Ngân sách nhà nước ở Việt Nam trung bình -3,65 phần trăm của GDP từ năm 1988 đến năm 2014 , đạt mức cao nhất mọi thời đại của 1,30 phần trăm GDP trong năm 2006 và mức thấp kỷ lục của -9,90 phần trăm của GDP trong năm 1988. Ngân sách nhà nước ở Việt Nam được báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Ngân sách nhà nước" là phép tính so sánh giữa mức thu vào (các loại thuế và lệ phí) và mức chi ra/và các khoản thanh toán được thực hiện bởi chính phủ ( mua hàng và thanh toán chuyển giao) . Thâm hụt ngân sách xảy ra khi một chính phủ chi nhiều tiền hơn mức tiền thu vào. . Ngược lại với thâm hụt ngân sách là thặng dư ngân sách. Trang này cung cấp - Ngân sách của Chính phủ Việt Nam - các giá trị thực tế , dữ liệu lịch sử , dự báo, biểu đồ , thống kê , lịch kinh tế và tin tức. Ngân sách của Chính phủ Việt Nam - dữ liệu thực tế , biểu đồ lịch sử và lịch của ấn phẩm - được cập nhật lần cuối vào tháng Hai năm 2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





NỢ CÔNG SO SÁNH VỚI TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Việt Nam ghi nhận nợ Chính phủ so với GDP tới 50,50 phần trăm sản phẩm quốc nội của nước này trong năm 2014. Nợ của chính phủ so với GDP ở Việt Nam trung bình 39,28 phần trăm từ năm 2001 đến năm 2014, đạt mức cao nhất của 54,98 phần trăm trong năm 2013 và mức thấp kỷ lục của 31.90 phần trăm trong năm 2008. nợ của chính phủ so với GDP ở Việt Nam được báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .
--------------------

MỘT VÀI ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN


Thâm hụt ngân sách là gì
Một tình trạng sức khỏe tài chính , trong đó các khoản chi vượt quá thu . Thuật ngữ " thâm hụt ngân sách " là phổ biến nhất được sử dụng để tham khảo chi tiêu chính phủ chứ không phải là kinh doanh hay chi tiêu cá nhân . Khi đề cập đến thâm hụt ngân sách liên bang tích lũy , thuật ngữ " nợ quốc gia " được sử dụng .

Ngược lại với một mức thâm hụt ngân sách là một thặng dư ngân sách , và khi thu = chi , ngân sách được cho là cân bằng.

---

Trong những năm đầu thế kỷ 20, một số ít các nước công nghiệp đã có thâm hụt ngân sách lớn. Điều này đã thay đổi trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng thời gian mà các chính phủ vay mượn rất nhiều và cạn kiệt nguồn dự trữ tài chính. Các nước công nghiệp giảm những khoản thâm hụt cho đến những năm 1960 và 1970 mặc dù nhiều năm tăng trưởng kinh tế ổn định.

Thâm hụt ngân sách như là một tỷ lệ phần trăm của GDP có thể giảm trong thời gian thịnh vượng kinh tế, như:
  • tăng doanh thu thuế,
  • tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và
  • tăng trưởng kinh tế làm giảm nhu cầu đối với các chương trình của chính phủ như bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu nhà đầu tư cho rằng tỷ lệ lạm phát cao hơn, cái sẽ làm giảm giá trị thực của khoản nợ (họ cho chính phủ vay), họ có thể yêu cầu mức lãi suất cao hơn các khoản cho vay trong tương lai cho các chính phủ.

Các nước có thể đối phó với thâm hụt ngân sách bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế. Bằng cách giảm quy định lựa chọn hợp lý và đơn giản hóa chế độ thuế, một quốc gia có thể cải thiện niềm tin kinh doanh, qua đó thúc đẩy điều kiện kinh tế được cải thiện khi tăng dòng vốn quỹ từ thuế. Giảm chi tiêu chính phủ, bao gồm các chương trình xã hội, quốc phòng, và cải cách chương trình được hưởng, như lương hưu nhà nước, có thể dẫn đến vay ít hơn.

Thanked by 2 Members:

#58 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 21/02/2016 - 16:02

Bộ Tài chính "chốt" nợ công năm 2015 ở 61,3% GDP
Bộ Tài chính cho biết, dự kiến nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3% GDP, tăng so với con số 59,5% GDP vào năm 2014.

Báo cáo tại hội nghị tổng kết ngành tài chính diễn ra chiều ngày 30/12, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3% GDP, tăng so với con số 59,5% GDP vào năm 2014.

Theo Bộ Tài chính, các chỉ tiêu khác như nợ Chính phủ khoảng 48,9% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP. Năm 2015 được ngành tài chính đánh giá là đã đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép, không tác động lớn tới kinh tế vĩ mô.

Về cân đối ngân sách, bội chi ngân sách năm 2015 ở mức 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP, trong phạm vi Quốc hội quyết định. Đáng lưu ý, mặc dù giá dầu thô giảm mạnh khiến thu ngân sách từ dầu thô chỉ đạt 73,1% dự toán nhưng thu ngân sách cả năm vẫn vượt dự toán 5% nhờ tăng thu nội địa.

Quay trở lại với con số nợ công, mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép (dưới 65% GDP), tuy nhiên trong thời gian qua, nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá, áp lực nợ đã bắt đầu đè nặng lên nợ công Chính phủ.

Một báo cáo được công bố tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam mới công bố hồi đầu tháng 12 cho thấy, nếu như các nền kinh tế thu nhập thấp thường có tỷ lệ nợ công giảm thì tại Việt Nam xu hướng này lại ngược lại. Nợ công và các khoản nợ do nhà nước đảm bảo gần như tăng gấp đôi kể từ năm 2000 và cao hơn mức trung bình trong khu vực và giữa các nền kinh tế có thu nhập thấp.

Việc tăng nợ công là kết quả của một nền tài chính lỏng lẻo, phản ánh thâm hụt ngân sách lớn và gần đây là khoảng trống về ngân sách. Tăng nợ công kéo theo chi thường xuyên cao hơn cùng thời kỳ trong khi nguồn vốn chi đầu tư vẫn hầu như không thay đổi, tính theo tỷ lệ GDP.

Một báo cáo của IMF đánh giá, kinh nghiệm các quốc gia cho thấy, nợ công của Việt Nam đang nhanh chóng đến mức độ không an toàn (mức an toàn nên trong khoảng 40-50% GDP).

Theo báo cáo chuyên đề nợ công do Công ty chứng khoán Bảo Việt công bố cũng cho hay, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng liên tục với tốc độ khá nhanh, từ mức 51,7% năm 2010 lên mức 59,6% năm 2014 và ước tính sẽ đạt mức 64,3% trong năm 2017 (áp sát mức trần 65% mà Quốc hội cho phép).

Cũng theo nhận xét của BVSC, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đang ở mức cao hơn khá nhiều so với một số nước khác, có điều kiện phát triển tương đồng trong khu vực. Điểm đáng chú ý là kể từ năm 2006, trong khi tỷ lệ này có xu hướng giảm dần hoặc khá ổn định tại các nước khác thì ở Việt Nam lại tăng khá rõ nét, điển hình giai đoạn từ năm 2009 cho đến nay, và khoảng cách đang dần nới rộng.

Trong văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hôm 24/12, Thủ tướng Chính phủ cho biết, cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ, Chính phủ sẽ giảm dần hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ, rà soát, loại bỏ các dự án không hiệu quả.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh Chính phủ, các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ xây dựng cơ bản của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay về cho vay lại, để giảm thiểu phát sinh các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ…

Phương Dung

Sửa bởi vietnamconcrete: 21/02/2016 - 16:05


Thanked by 3 Members:

#59 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/03/2016 - 16:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

KimCa, on 20/02/2016 - 17:52, said:


theo con số ở trên thì cứ 10 người thì lại có 2,3 người làm trong bộ máy nhà nước !!! một con số đáng kinh ngạc, không biết bác Vnconcert quê ở đâu? bác tính thử ở quê bác, cụ thể là xã/phường có bao nhiêu dân, trong xã/phường đó có khoảng bao nhiêu người làm trong bộ máy chính quyền? Người VN từ quan chức tới thường dân có vẻ thích những con số phóng đại, bảo sao không phát triển được.


SỰ VÍ VON CỦA ÔNG ĐƯƠNG RA SAO?

Mấy ngày qua, trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu Quốc hội đã có những phát biểu rất “ấn tượng.” Nhiều người hỏi, sắp hết nhiệm kỳ nên các vị ấy mạnh miệng lên hay sao?

Ông Đỗ Văn Đương, đại biểu Quốc hội đoàn Tp. H.., ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cũng đã nổi danh với việc nói “quyền im lặng không phải là quyền con người.” Ông cũng bảo lạm phát ở Việt Nam không cao năm 2011 vì ông so sánh: 1 đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 ngàn đồng còn ở Việt Nam chỉ 5 ngàn thậm chí 2 ngàn đồng một mớ; vì thế nhiều người đã gọi vui ông là “nghị sĩ rau muống”.

Mấy ngày qua báo chí lại nóng lên với phát biểu rất “ấn tượng” của ông: “một nông dân ‘cõng’ bốn ông công chức béo thì chết”.
Phát biểu này có vẻ được nhiều người tán thưởng. Thiển nghĩ, một đại biểu Quốc hội chuyên trách, có chức sắc của Quốc hội thì phát biểu phải có cơ sở, dẫu là ví von.

Lực lượng lao động (số người ở độ tuổi lao động) ở Việt Nam năm 2014, theo Tổng cục Thống kê, là 53,75 triệu người, trong đó ở khu vực nông thôn khoảng 37,2 triệu. Tỷ lệ lao động làm nông nghiệp chắc không dưới 50% ở nông thôn, nói cách khác số “nông dân” không ít hơn 18,6 triệu lao động. Theo cách tính của ông Đương, “1 nông dân ‘cõng’ 4 công chức béo” thì phải suy ra số công chức béo phải là 74,4 triệu (đó là chưa kể công chức không béo!) lớn hơn tổng lao động khá nhiều!

Tôi nghĩ Quốc hội không phải là chỗ để “ví von cho vui”. Trong danh sách 197 người được Trung ương giói thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV này tên của ông Đỗ Văn Đương xuất hiện ở vị trí 20.


-----------


Nguồn:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#60 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 27/03/2016 - 14:26

Tại sao lại cứ phải copy paste ở đâu đó, người nào nói làm gì, cái chính là anh Vietnamconcert ở đây nói có số liệu, có cơ sở thì sẽ tốt hơn....nó tốt cho anh và tốt cho người đọc, vì người đọc họ hiểu và nắm bắt được những điều anh nói.

anh muốn người đọc hiểu đúng hay sai ý anh? nếu hiểu đúng thì anh phải nói logic, phải có cơ sở...nếu nói không có cơ sở thì người đọc sẽ tự suy diễn lời nói của anh thành nhiều ý khác nhau.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |