Jump to content

Advertisements




Xem quẻ "Nợ Công"

lục nhâm

166 replies to this topic

#61 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/03/2016 - 11:55

ĐBQH Đỗ Văn Đương: Chi lương 1 triệu tỷ đồng, lấy đâu cho đầu tư phát triển?


Phát biểu tại QH sáng 29-3, ĐB Đỗ Văn Đương nói ngân sách tính riêng cho việc chi lương cả khối viên chức, lực lượng vũ trang thì tới 1 triệu tỷ đồng/năm, bằng ngân sách cả một năm của đất nước, thế thì ăn hết rồi lấy đâu ra mà đầu tư phát triển?
Sáng 29/3 Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao. Các đại biểu đã thẳng thắn cho ý kiến về các vấn đề cần tinh giản biên chế; ngăn chặn vấn nạn mua bán chức quyền…

Bộ máy cồng kềnh

Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh), Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế nói hạn chế của Chính phủ là bộ máy vẫn cồng kềnh, nhiều trùng lắp, chồng chéo các lĩnh vực quản lý giữa các bộ như Bộ Nông nghiệp với Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Thông tin – Truyền thông với Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch; Bộ Giáo dục – Đào tạo với Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội…

Ông Phúc đề nghị nhiệm kỳ tới phải tinh giản bộ máy quản lý trên cơ sở ngân sách do Quốc hội quyết định, không nên cứ “đẻ” ra bộ máy rồi lại trình duyệt ngân sách nuôi bộ máy ấy. Chính phủ nhiệm kỳ mới cần phải lập lại kỷ cương kỷ luật, ý thức chấp hành, thượng tôn pháp luật, xử lý nghiêm minh công chức vi phạm.

Còn đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng “hiện tượng “phình” ra, số người sống dựa vào ngân sách là từ các khối cơ quan khác nhau. Ngân sách tính riêng cho việc chi lương đã khoảng 400.000 tỷ đồng/năm, tính chung cả khối viên chức, lực lượng vũ trang thì tới 1 triệu tỷ đồng/năm, bằng ngân sách cả một năm của đất nước, thế thì ăn hết rồi lấy đâu ra mà đầu tư phát triển?”- ĐB Đương đặt câu hỏi.

Theo ĐB Đỗ Văn Đương, cần phải cắt giảm bộ máy hành chính bằng nhiều biện pháp; nhất thể hoá một số cơ quan Đảng với chính quyền, chẳng hạn như ở Lào là huyện trưởng, tỉnh trưởng để nói đi đôi với làm, tránh nói một đằng, làm một nẻo, không sợ quyền lực tập trung vào một người. “Tôi chỉ sợ nói không đi đôi với làm và sợ trách nhiệm. Đấy là cái người ta sợ nhất” – ông Đương nói.

Mặt khác, nên giảm bớt các tổ chức đoàn thể, nhất là các đoàn thể sử dụng ngân sách nhà nước bằng cách hợp nhất lại, bớt cán bộ trung gian, cán bộ phong trào. “Trực tiếp làm ra sản phẩm, làm lấy mà ăn, không làm được thì thôi, đừng có dựa dẫm ăn bám nhà nước”– ĐB Đương nói thẳng.

Ông Đương dẫn chứng, riêng việc thực hiện luật tổ chức chính quyền địa phương đã làm phát sinh thêm hàng chục ngàn biên chế ở Hội đồng nhân dân các cấp. Trong khi đó, việc rà soát để tinh giản biên chế lại chỉ đưa ra con số 1% cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ mà dư luận vẫn hiểu rằng có tới 1/3 công chức “cắp ô”, không làm gì. Đó chính là những nghịch lý khiến bộ máy không ngừng phình ra và tiền chi lương vẫn ngốn lớn.

Chạy chức, chạy quyền dễ dẫn đến tham nhũng

Về chạy chức chạy quyền, theo ông Đương, người dân đang đặt những câu hỏi nghi vấn, đó có phải là sự thật, vì sao người ta thích chạy và vì sao chạy được đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp.

“Chạy dẫn đến nhiều bất công rất lớn, cần xem lại xem có việc chạy chức, chạy quyền không vì đó không chỉ là chỗ tham nhũng lớn mà còn là nơi “đẻ” ra tham nhũng vì khi đã bỏ tiền “chạy”, đầu tư ban đầu thì người đầu tư sau đó ắt phải vơ vét để bù lại. Tệ nạn này như vi khuẩn, virus đã xâm chiếm nhiều quá rồi, nếu không bốc thuốc đúng, virus kháng thuốc thì còn phát triển hơn nữa” – ông Đương ví von.

-----------------

Làm công chức là sướng nhất, tới tháng lĩnh lương, còn mọi việc thì đã có Đảng và Nhà Nước lo...

Chỉ có dân đen mà không cày là đói nhe thôi.


#62 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 14/05/2016 - 08:06

BONG BÓNG KINH TẾ VIỆT NAM SẮP VỠ TUNG

Ai cũng biết, vay nợ mới để trả nợ cũ chưa bao giờ là biện pháp giải quyết hay, nó chỉ là “giật gấu vá vai” cấp thời cho các chủ nợ khỏi phải “siết nợ”, không bao giờ trả được hết nợ mà về lâu về dài số nợ vay sẽ ngày càng lớn hơn, cuối cùng dẫn đến kết cục tất yếu được báo trước là vỡ nợ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#63 nqtrung

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 232 Bài viết:
  • 203 thanks

Gửi vào 14/05/2016 - 16:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

yên tâm, VN ko vỡ nợ được. Khi giật gấu vá vai ko đủ thì sẽ giật cả ống quần để vá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#64 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 19/05/2016 - 09:50

10 năm tới nợ công của VN sẽ tăng gấp đôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


19/05/2016 07:51 GMT+7
TTO - VN có tổng nợ vay 2,7 triệu tỉ đồng và với mức lãi suất vay như hiện nay, trong 10 năm tới nợ công của VN sẽ tăng gấp đôi. Khả năng trả nợ công đang bị đe dọa.

Tại hội thảo “Nhận diện nợ công ở VN và những vấn đề đặt ra” được tổ chức hôm 18-5, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, chủ nhiệm khoa tài chính Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, cho rằng chi phí trả nợ công ngày càng cao đang đe dọa đến khả năng trả nợ của Chính phủ.
“Với tổng nợ vay 2,7 triệu tỉ đồng và với mức lãi suất vay (1,7%/năm với ODA và trong nước là 7,1%/năm), trong 10 năm tới nợ công của VN sẽ tăng gấp đôi” - ông Nghiệp lo ngại.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cũng bày tỏ lo lắng khi cho rằng nợ công của VN tăng quá nhanh, đến năm 2015 đã tăng gấp đôi so với năm 2010.
Riêng nợ chính phủ đã vượt ngưỡng cho phép 50,3% GDP. Thu ngân sách không đủ bù chi thường xuyên...
Do đó, để giảm nợ công, các chuyên gia đề nghị Chính phủ cần phải giảm thâm hụt ngân sách xuống ở mức 4% GDP.
“Chính phủ cần phải có bản đề án tái cơ cấu ngân sách, thông tin minh bạch và tính đúng, tính đủ số nợ công của VN là bao nhiêu. Đặc biệt VN cũng cần phải xây dựng phương án dự phòng đối với kịch bản xấu khi vỡ nợ” - ông Doanh kiến nghị.
-------------------------
HỠI CÁC CON DÂN SỨ ĐẠI CỒ VIỆT, CHÚNG TA HÃY GIAO NỘP VÀNG VÀO ĐỂ NHÀ LƯỚC TRẢ LỢ - HÃY YÊU LƯỚC THƯƠNG LÒI!
Đến lúc huy động vàng trong dân, lập Sở giao dịch quốc gia

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



LOẠT BÀI VỀ HUY ĐỘNG VÀNG TRONG DÂN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi vietnamconcrete: 19/05/2016 - 09:51


Thanked by 4 Members:

#65 nqtrung

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 232 Bài viết:
  • 203 thanks

Gửi vào 19/05/2016 - 11:36

Nhà mình bắt đầu tiến hành tháo "quần" để bịt chỗ rách trên vai rồi đó.Vàng sẽ phải tăng, xăng và điện cũng thế + đòn lãi suất như vậy mới rút đc vàng trong dân. Điều này là tất yếu

Lập sở giao dịch huy động vàng còn có 1 mục đích "nào đó" nữa

#66 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/05/2016 - 16:47

Nợ công gấp đôi GDP, "quả bom" nợ sắp phát nổ ở Trung Quốc

Câu hỏi là khi phát nổ, quả bom này sẽ gây ra khủng hoảng tài chính như ở Mỹ năm 2008 hay tình trạng giảm phát kéo dài như ở Nhật Bản.

Tỷ lệ nơ/GDP chạm mức cao kỷ lục

Theo Financial Times, nợ công Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục là 237% GDP trong quý I năm nay, vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Các chuyên gia cảnh báo điều này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính hoặc tăng trưởng trì trệ kéo dài ở Trung Quốc.

Trước đó, Bắc Kinh đã phải bơm tiền vào hệ thống tín dụng để duy trì tăng trưởng kinh tế, nâng tổng số nợ công lên 163 nghìn tỷ nhân dân tệ (25 nghìn tỷ USD).

Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đang cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác, và tương đương với ở Mỹ và khu vực eurozone. Mặc dù quy mô nợ công Trung Quốc là một nguy cơ lớn, điều đáng lo hơn là tốc độ phình to của khối nợ này. Nợ công Trung Quốc mới chỉ chiếm 148% GDP tính đến cuối năm 2007.

“Những nước lớn có tốc độ nợ công gia tăng nhanh đều gặp phải khủng hoảng tài chính hoặc nền kinh tế trong thời gian kéo dài”, Ha Jiming, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư của Goldman Sachs nhận định.

Theo dữ liệu năm ngoái của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các nước mới nổi có tỷ lệ nợ công trên GDP trung bình là 175%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 249%, tương đương với mức 270% ở eurozone và 248% ở Mỹ.

Bắc Kinh đã cố xoay xở để thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn và giảm nợ nhằm ngăn chặn các rủi ro tài chính trong dài hạn. Tuy nhiên, trước nguy cơ hạ cánh cứng, nước này đã buộc phải bổ sung các gói kích thích kinh tế mới.

Các khoản tín dụng mới đã tăng thêm 6,2 tỷ nhân dân tệ trong ba tháng đầu năm 2016, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng theo quý cao nhất từ trước đến nay.

Nền kinh tế Trung Quốc khó mà hấp thụ số tín dụng lớn như vậy trong một thời gian ngắn. Với việc khả năng sinh lời của các dự án mới ngày càng giảm, số vụ vỡ nợ ở Trung Quốc sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.

Khủng hoảng sẽ giống Mỹ hay Nhật?

Các chuyên gia đều cho rằng sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rủi ro lớn, mặc dù họ vẫn chưa thống nhất về hậu quả khi quả bom nợ công của nước này bùng phát.

Một số chuyên gia nhận định Trung Quốc sẽ gặp phải khủng hoảng tài chính lớn, giống như từng xảy ra ở Mỹ năm 2008 khi các ngân hàng phá sản và làm tê liệt thị trường tín dụng. Trong khi đó, các chuyên gia khác dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái như Nhật Bản, khi tăng trưởng trì trệ trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.

Jonathan Anderson, kinh tế gia trưởng của Emerging Advisors Group cho rằng Trung Quốc sẽ rơi vào trường hợp thứ nhất. “Với tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện tại, chỉ là vấn đề thời gian trước khi các ngân hàng Trung Quốc cạn vốn. Đến lúc đó, khủng hoảng tài chính là điều không thể tránh khỏi”, Anderson nói.

Một số chuyên gia khác thì tin rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) có đủ khả năng để ngăn chặn khủng hoảng. Bằng cách bơm tiền cho hệ thống ngân hàng, PBOC có thể đảm bảo được tính thanh khoản của các ngân hàng, ngay cả khi số nợ xấu đang gia tăng nhanh chóng. Rủi ro của việc làm này sẽ chỉ giống như trường hợp của Nhật Bản: nhiều năm tăng trưởng chậm và giảm phát.

Michael Pettis, giáo sư của Trường Quản lý Guanghua thuộc Đại học Peking cho biết nợ công phình to sẽ gia tăng sức ép tài chính lên người đi vay. Điều này sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng trong dài hạn trước khi vỡ nợ thực sự xảy ra.

“Không phải lúc nào nợ công phình to cũng dẫn đến khủng hoảng tài chính. Ví dụ điển hình nhất là Nhật Bản sau năm 1990. Khi nợ công của Nhật Bản tăng quá cao, nước nảy đã rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài trong nhiều năm”, ông nói.

Long Nam
Theo Trí thức trẻ/FT
--------------------------------------
Chủ nhật, 29/5/2016 | 16:03 GMT+7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ngân sách bội chi 3 tỷ USD sau 5 tháng
Bội chi 5 tháng đã tăng lên 66.400 tỷ đồng trong bối cảnh ngân sách phải chi trả nợ và viện trợ khoảng 55.000 tỷ đồng.
Hải Phòng đòi nợ ngân sách hơn 2.000 tỷ đồng cho sân bay Cát Bi / Nền kinh tế vẫn thấp thỏm với nợ công, thu chi ngân sách
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách 5 tháng đạt 346.200 tỷ đồng, bằng 34% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 284.200 tỷ đồng, thu từ dầu thô 13.900 tỷ đồng, từ xuất - nhập khẩu đạt 47.800 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng chi đạt 412.600 tỷ đồng, bằng 32,4% dự toán năm. Ngân sách chỉ có thể dành 64.300 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển, trong khi chi cho kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính hết 293.400 tỷ đồng. Do nợ công tăng cao khiến nghĩa vụ trả nợ cũng đè nặng. Ngân sách đã phải chi tới 55.000 tỷ đồng để trả nợ và viện trợ.

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã bội chi ngân sách 66.400 tỷ đồng (3 tỷ USD). Đây là mức bội chi tương đối lớn trong bối cảnh các hàng rào thuế quan đang dần được cắt giảm, thu ngân sách ngày càng khó khăn. Bội chi cao cũng một lần nữa đặt nặng áp lực lên nợ công.

Ông Sandeep - Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc dành quá nhiều tiền ngân sách để trả nợ sẽ tạo ra một rủi ro lớn cho việc đầu tư, hạn chế nguồn tiền đầu tư phát triển kinh tế. Nếu nghĩa vụ trả nợ nhiều sẽ gây rủi ro cho những khoản chi tạo ra năng suất lao động, giảm chi vào giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần ổn định chi tiêu thường xuyên, có phương án thu chi ngân sách hợp lý.

Dự báo của Ngân hàng Thế giới đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên mức 63,8% GDP, năm 2017 là 64,4%, năm 2018 lên 64,7%. Như vậy, nợ công của Việt Nam sẽ chạm trần mức khả năng trả nợ của Chính phủ là 65%.

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2016 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng nhận định Việt Nam không chỉ là nước có mức thâm hụt ngân sách lớn, mà tỷ lệ nợ công/GDP cũng thuộc diện cao nhất trong khu vực ASEAN.

CIEM dẫn lại số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Triển vọng kinh tế thế giới (WEO), năm 2015, thâm hụt ngân sách của Việt Nam là 6,9% GDP, trong khi của Thái Lan là 1,2% GDP, Indonesia 2,3% GDP, Philippines 0,12% GDP và Campuchia 2% GDP.

Tổ chức này dự báo, đến năm 2020, mức bội chi so với GDP của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các nước ASEAN và là nước duy nhất có nợ công/GDP tiếp tục tăng đến gần 68% GDP năm 2020.

Từ đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã dự báo thu ngân sách năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn do giá dầu thô vẫn chưa hồi phục, tham gia các FTA nên cắt giảm nhiều loại thuế. Dự báo, năm 2016 tổng thu ngân sách đạt hơn một triệu tỷ đồng, tổng chi là 1,27 triệu tỷ đồng, bội chi 254.000 tỷ đồng (4,95% GDP).

Bạch Dương.
----------------------------------------

Nghe sao giống cảnh "dậu đổ thì bìm leo"...

Thanked by 2 Members:

#67 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1942 Bài viết:
  • 5361 thanks

Gửi vào 30/05/2016 - 18:08

ngày nhâm tý giờ mậu thân nói chuyện tiền quả thật là bi ai! khi mà tiền bị gặm, nhấm, mối, mọt, bệnh dịch và một bền kền kền chỉ chờ xác thối thì sao bi thương cho được.
nếu như anh vietnam mà làm ăn thuận lợi mà không bị bế tắc quả cũng là kỳ tích của số phận!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#68 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/05/2016 - 22:04

tui ng* d*t chưa biết, xin được chỉ giáo.

#69 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 07/06/2016 - 13:14

Chính phủ trả nợ hơn 12 tỷ USD năm 2016

Chính phủ cũng dự kiến vay 452.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD trong năm nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016. Theo đó, cơ quan điều hành dự kiến dành 273.300 tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ USD) để trả nợ năm nay, gồm: trả trực tiếp đã bố trí trong dự toán ngân sách năm (154.000 tỷ đồng), trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại (24.000 tỷ), đảo nợ (95.000 tỷ).
Cũng trong năm nay, Chính phủ có kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD. Trong đó, khoản vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng…

Về nguồn huy động vốn, bên cạnh vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu, vay từ quỹ bảo hiểm xã hội và SCIC, vay nước ngoài từ nguồn vốn ODA, ưu đãi..., Chính phủ còn giao Bộ Tài chính theo dõi, xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: Phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong cân đối ngân sách Nhà nước, nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chi thường xuyên tiếp tục tăng cao, từ khoảng 50% tổng chi trước đây lên khoảng 65%. Chi đầu tư phát triển bị giảm từ 30% tổng chi, xuống còn 17%. Với khả năng thu hiện nay, tổng thu ngân sách sẽ không đủ để chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn bội chi, vốn vay của Chính phủ.

Trong khi đó, nguồn ODA sẽ giảm dần, thay vào đó là các khoản vốn vay với mức ưu đãi thấp hơn, thời hạn vay ngắn và lãi suất cao hơn. Nguồn vay trong nước cũng rất khó khăn. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc chủ yếu dựa vào các tổ chức tài chính của nhà nước, như: các ngân hàng thương mại, bảo hiểm xã hội… và cũng đạt kết quả rất thấp.

-------------

Trả 12 tỷ, vay vào 20 tỷ -> "cái nợ phong trần trả lại vay"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#70 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 09/06/2016 - 16:50

Cần “khoán 10” để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


VietTimes -- “Hiện nay số người hưởng lương và mang tính chất lương đã lên tới 11 triệu. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy. Đã đến lúc cần có một “khoán 10” trong việc giảm số người ăn lương nhà nước mới có nguồn để đầu tư phát triển đất nước”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy như vậy!

Bà Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.

Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp 4 lần, nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.

Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức. Đó là chưa kể người dân chúng ta phải gánh chịu tình trạng quan liêu, sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ trong số 2,8 triệu công chức này.

Hàng năm trung bình chi thường xuyên của Việt Nam ở mức 68-69% tổng chi ngân sách, có lúc lên đến 72% tổng chi ngân sách. Năm nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt chi thường xuyên có ít hơn đôi chút, nhưng vẫn ở con số 65%. Khoảng 30% dùng để trả nợ. Đầu tư cho phát triển năm nay chỉ vào khoảng 17%.

Đội ngũ công chức, viên chức của chúng ta đông như vậy, nhưng theo nhiều người thì chất lượng lại không cao. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?

- Khi còn ở cương vị Phó thủ tướng Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc nói: “Đội ngũ công chức của chúng ta hiện nay chỉ có khoảng 30% là đáp ứng được nhu cầu công việc”. Tôi bổ sung thêm là 30% nữa là “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Khi còn là Bộ trưởng Bộ TT&TT ông Lê Doãn Hợp còn thêm: “30% còn lại không chỉ không làm được việc mà còn vòi vĩnh, nhũng nhiễu, đòi hối lộ”.

Vấn đề cải cách hành chính, giảm biên chế, giảm số người hưởng lương từ NSNN đã nhiều lần được nói tới. Tuy nhiên qua 4 lần cải cách, số CBCC không những không giảm mà còn phình to hơn. Chẳng lẽ chúng ta bó tay?

- Tôi hỏi nhiều người là liệu có thể giảm biên chế được không, họ đều nói là không thể giảm được.

Chỉ có một cách thôi. Đó là bỏ hẳn biên chế đi. Chuyển sang chế độ hợp đồng lao động. Đây không phải là vấn đề gì mới mẻ. Trong vòng 20 năm trở lại đây các chuyên gia đã nói nhiều rồi. Công chức suốt đời sẽ là vật cản cho phát triển. Cần phải chuyển đổi hình thức biên chế, hợp đồng suốt đời trên cơ sở luật công chức mới. Thay vào “biên chế suốt đời” phải xác định vị trí, việc làm trên cơ sở đó đặt chuẩn cho người làm việc ở vị trí ấy.

Trong chế độ công chức hiện đại, công chức khi vào một vị trí nào đó, họ phù hợp với vị trí ấy về trình độ đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn của họ. Chúng ta phải hướng tới một nền công vụ hiện đại như vậy. Nhiều nước người ta đã làm như vậy rồi. Ví dụ như từ những năm 2000, New Zealand đã thực hiện rồi. Họ chỉ có hợp đồng công chức chứ không có biên chế suốt đời. Thậm chí, từ cấp Thứ trưởng trở xuống cũng chỉ hợp đồng thôi.

Một nền hành chính công vụ hiện đại, chuyên nghiệp phải bảo đảm được sự năng động, thay đổi, không phải “anh” vào công chức rồi thì cứ ung dung “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” cũng chả ai làm gì được.

Nếu thực hiện được như bà nói thì quỹ lương sẽ được phân bổ như thế nào, theo bà?

- Thực hiện chế độ khoán quỹ lương gắn với giao nhiệm vụ. Ví dụ: Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, Vụ trưởng, Cục trưởng cần bao nhiêu người thì ký hợp đồng bấy nhiêu, ai giỏi trả lương cao họ sẽ làm, không giỏi thì tự bỏ, hoàn thành nhiệm vụ mới trả lương, không thì không trả, như vậy chỉ có cán bộ giỏi, không có cán bộ yếu kém. Và như vậy thì cán bộ giỏi mới không bỏ cơ quan ra làm cho các Công ty tư nhân hay Công ty nước ngoài.

Thủ trưởng cơ quan toàn quyền quyết định việc lương cao hay lương thấp. Nếu nhiệm vụ giao không hoàn thành thì xuất toán. Như thế thì con ông cháu cha, hay ê kíp này nọ cũng không quan trọng nữa, miễn là cạnh tranh lành mạnh, thi nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hội đoàn phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kinh phí

Thưa bà, ai cũng biết các tổ chức chính trị, tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội cũng đang là “gánh nặng” cho NSNN, nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận “gánh nặng” đó như thế nào. Bà có thể cho biết khái quát được không?

- Theo Dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2016 được Bộ Tài chính công khai trên website của bộ này thì, tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (92,435 tỉ đồng); Trung ương Đoàn TNCS H. #.. #... (551,505 tỉ đồng); Trung ương Hội LHPN Việt Nam (158,685 tỉ đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng); Hội CCB Việt Nam (80,830 tỉ đồng); Tổng LĐLĐ Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đây mới là phần thông tin chi cho các hội, đoàn thể được công khai. Còn rất nhiều hội đặc thù, ở cả Trung ương và địa phương cũng được ngân sách tài trợ một phần, nhưng chưa được công khai trong dữ liệu của Bộ Tài chính, từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đến Hội Đông y, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi, Hội Người mù và rất nhiều hội đoàn khác.

Một trong những nghiên cứu hiếm hoi về ngân sách cho các hội, đoàn thể của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), ngân sách (ước tính) chi khoảng 14.000 tỉ đồng cho toàn bộ khối này, tức là lớn hơn dự toán ngân sách năm 2016 của Bộ NN&PTNT (khoảng 11.000 tỉ đồng), một bộ được coi là siêu bộ, gần gấp đôi ngân sách của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế, chỉ thua Bộ LĐTB&XH, và Bộ Tài Chính.

Nghiên cứu này cũng ước tính, nếu tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội, tức là gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác, chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này hàng năm dao động từ 45.600 - 68.100 tỷ đồng, tương đương 1-1,7% GDP. Hầu hết các hệ thống hội đoàn, trong đó đặc biệt là các tổ chức chính trị- xã hội, được tổ chức theo mô hình hành chính, có biên chế, nhà cửa, trụ sở, xe cộ, với hệ thống tổ chức và mô hình hoạt động hầu như không thay đổi từ thời bao cấp đến nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng (Ảnh minh họa: NV)


Để giảm gánh nặng cho NSNN, đồng thời cũng “trả lại” vai trò thực chất của các tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội như thời kỳ ban đầu mà Chủ tịch H. #.. #... chủ trương là “Hội đoàn thể thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động”. Theo bà, phải chăng đã đến lúc phải nghiêm túc thực hiện chủ trương này?

-Từ nhiều năm nay các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã đặt ra những yêu cầu xác đáng về chuyển các hội đoàn thành những tổ chức tự nguyện, phục vụ nhu cầu của các nhóm cộng đồng. Hội đoàn phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động, bằng cách gây quỹ từ cộng đồng, tìm tài trợ, hội phí. Nhà nước có thể tài trợ một phần kinh phí hoạt động, nhưng là tài trợ dựa trên các tiêu chí rõ ràng và minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh và xét đến hiệu quả hoạt động của từng hội đoàn cụ thể.

Ở nhiều quốc gia khác các tổ chức chính trị có thể phải khai thuế và nộp nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách, hoặc phải dựa vào nguồn thu được cung cấp từ khu vực xã hội dân sự.

Đã đến lúc chúng ta phải quyết tâm thực hiện cho được vấn đề này, nhất là trong bối cảnh nợ công đang ngày càng gia tăng, nguồn thu lại eo hẹp, hết sức khó khăn, chi thường xuyên lại ngày một gia tăng.

Nếu thực hiện điều này thì sẽ có hàng triệu cán bộ của các khối đoàn thể, hội, hiệp hội mất việc làm. Liệu đây có là “áp lực chính trị” đối với xã hội không, thưa bà?

- Cán bộ khối đoàn thể cũng giống như những CBCC ở các tổ chức nhà nước khác thôi. Tại sao CBCC thì giảm biên chế được mà cán bộ của khối đoàn thể thì không? Nếu họ thực sự là vì Đảng, vì dân, vì đất nước thì họ phải biết hy sinh quyền lợi của mình như những công dân khác. Còn đương nhiên, khi chuyển sang chế độ tự chủ như vậy phải có lộ trình để các tổ chức này thích nghi dần với việc không còn được bấu víu vào “bầu sữa” NSNN nữa. Để thực hiện được vấn đề này phải có một quyết tâm chính trị rất cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng.

Ở thời điểm cực kỳ khó khăn về lương thực thì ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (thường gọi là khoán 10) đã làm nên bước đột phá trong nông nghiệp nước nhà, từ chỗ thiếu ăn Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn. Có thể nói hiện nay chúng ta cũng đang ở thực trạng của những năm 80 về thu, chi NSNN. Liệu chúng ta có cần một “Khoán 10” trong giảm bộ máy hưởng lương từ NSNN?

- Ngày 17/4/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã nhận được quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước.

Bộ Chính trị, Trung ương đã đánh giá một cách toàn diện và thực chất vấn đề về đội ngũ CBCC, viên chức của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cần đẩy mạnh, đẩy nhanh hơn nữa cuộc cải cách này. Nợ công tăng cao, nguồn thu đang gặp rất nhiều khó khăn, đầu tư thì thất thoát lớn… Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách một cách triệt để công cuộc CCHC và giảm số người hưởng lương từ NSNN và có nguồn từ NSNN. Và rất có thể, cần một “Khoán 10” như đã nói.

Xin cám ơn bà!

----------------

Xem ra đảng và nhà nước cũng đang xem xét việc xa thải bớt nhân công...


Thanked by 2 Members:

#71 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 09/06/2016 - 18:21

tbác VN concert vẫn miệt mài copy paste và suy ngẫm về các vấn đề vĩ mô của đất nước., thiệt là phục bác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#72 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/06/2016 - 15:52

Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách... à mà thôi. Tui đâu có được như chú Ma - là người học rộng hiểu nhiều, không thể có ý kiến riêng gì đc. Thành ra chỉ biết copy & paste thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#73 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 12/06/2016 - 07:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lãnh đạo gây nợ ngân sách 400 tỷ: Sai do nóng vội

Ông Trần Hoàng Duyên, nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Long, tỉnh Bạc Liêu bị kỷ luật vì mắc nhiều sai phạm trong chỉ đạo, điều hành xây dựng “Nông thôn mới”.
Chiều 10/6, ông Lê Minh Khái, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, cho biết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã họp vào sáng cùng ngày để kiểm điểm ông Trần Hoàng Duyên, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Long. Kết quả bỏ phiếu thống nhất kỷ luật ông Duyên với hình thức cảnh cáo về mặt Đảng.
Ông Duyên cho biết không có ý kiến gì về kết luận của cơ quan cấp trên.
"Tôi đã bị kỷ luật vì những sai phạm của mình, đồng thời đã nhận khuyết điểm về những cái sai do nóng vội trong lúc thực hiện", ông nói.
Sai phạm của ông Duyên được cho là khi chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản và quản lý ngân sách đã cùng với Ban Thường vụ Huyện ủy và 3 Thường trực chủ trương triển khai ồ ạt nhiều dự án khi chưa cân đối được nguồn vốn. Nhiều nơi, mặc dù chưa bố trí vốn nhưng vẫn được cho nhà thầu ứng vốn trước để thi công,…
Việc làm này trái quy định pháp luật, làm cho nợ đọng liên tục tăng và khó khắc phục được. Cụ thể, năm 2013, nợ đọng của huyện lên đến gần 125 tỉ đồng và đến cuối năm 2015 con số này đã gần 400 tỉ đồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Trần Hoàng Duyên (bìa phải), nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Long. Ảnh: Báo NLĐ
Ngoài ra, ông Duyên cùng với các lãnh đạo huyện còn vận động một số cá nhân có tài sản đem thế chấp ngân hàng lấy tiền cho Quỹ an sinh xã hội nông thôn mới vay, rồi chỉ đạo tạm ứng ngân sách trả. Hình thức huy động vốn này trái quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, gia đình ông Duyên cho ngân sách vay hơn 13 tỉ đồng, hiện huyện đã tạm ứng ngân sách trả trên 11 tỉ đồng, còn nợ gia đình ông Duyên 2 tỉ đồng, trong đó lãi suất 267 triệu đồng.
Hai thuộc cấp của ông Duyên là ông Lâm Thành Sáo (nguyên Phó chủ tịch UBND huyện) cho ngân sách huyện vay 5,3 tỉ đồng, lấy lãi 216 triệu đồng; nguyên Chủ tịch UBND huyện Phan Thành Đông cho vay 1,4 tỉ đồng, lấy lãi 80 triệu đồng.
Ngoài ra, được biết, trong thời gian ông Trần Hoàng Duyên làm Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Phước Long, đã có nhiều khoản tiền tỉ chế độ không đến được tay người nghèo, gia đình chính sách…
Trong đó, có gần 2 tỉ đồng quỹ học sinh nghèo; 6,8 tỉ đồng chế độ người dân tộc nghèo; hơn 10 tỉ đồng tiền hỗ trợ bơm tát cho nông dân sản xuất trong 2 năm qua; 4 tháng tiền trợ cấp người già trên 80 tuổi… đã chưa đến được đối tượng.
Ngoài ra, còn nhiều khoản tiền như: 6 tỉ đồng trích 10% tuyến quảng lộ Phụng Hiệp; 8 tỉ đồng giải phóng mặt bằng tuyến lộ thị trấn Phước Long – Chủ Chí… không rõ hiện nằm ở đâu. Đặc biệt, một lãnh đạo của huyện này nhận 8 tỉ đồng từ Công ty Địa ốc Bạc Liêu trong quá trình xây dựng Khu thương mại chợ Phước Long nhưng không chuyển vào kho bạc…
Theo báo cáo của UBND huyện Phước Long, 5 năm qua địa phương này đã huy động gần 5.194 tỉ đồng để xây dựng nông thôn mới. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước trên 682 tỉ đồng, còn lại là vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất (2.190 tỉ), vốn nhân dân (2.223 tỉ) và huy động của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được gần 97 tỉ đồng.
Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đúng kế hoạch, nhiều dự án được lãnh đạo huyện cho xây dựng trước, đấu thầu sau, do không cân đối được vốn, một số công trình đang xây dang dở.
Ông Đặng Tiến Út, Bí thư Huyện ủy Phước Long cho biết ngay thời điểm ông đảm nhận chức vụ (cuối năm 2015), huyện đã nợ lương giáo viên, cán bộ công chức hơn bốn tháng với tổng số tiền khoảng 100 tỉ đồng, ngoài ra còn nợ tiền xây dựng cơ bản hơn 200 tỉ đồng.
Thanh Giang (Tổng hợp)
---------------------

Ngồi trên núi tiền to như thế, với nhiệm kỳ ngắn như thế, thì tâm lý nóng vội là việc rất dễ hiểu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

... chậc chậc...

Sửa bởi vietnamconcrete: 12/06/2016 - 07:28


#74 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 13/06/2016 - 16:37

ta mà vào nhà nước leo lên được chức ấy mà ta thấy luật pháp lỏng lẻo, thi hành luật rừng là ta nhất định phải ăn nhiều cho bằng bạn bằng bè.

chẳng qua ông chủ bí thư huyện ủy chỉ nóng lòng giúp người dân thoát đói nghèo nên làm cấp tốc thôi, khiển khách rồi huề cả làng là được. sao phải truy cứu trách nhiệm làm chi.

Thanked by 1 Member:

#75 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/06/2016 - 09:43

Kiểm toán Nhà nước tiếp tục “bối rối” với nợ công


Việc Kiểm toán Nhà nước chưa thể xác định được số nợ công của 2014 rõ ràng là rất đáng lo ngại...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc chỉ ra vô số những sai sót từ lập dự toán đến, thu, chi...

Không có đủ cơ sở để xác định chính xác con số thực, Kiểm toán Nhà nước thêm một lần bối rối với nợ công.

“Nợ trong giới hạn”

Tiếp tục phiên họp thứ 49, sáng 15/6 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước 2014. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tính đến 31/12/2014, so với GDP thực tế, dư nợ Chính phủ bằng 46,4%, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 38,3%, nợ công bằng 58,0%.

Đây là tỷ lệ trong giới hạn theo quy định của Chính phủ và của Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định.

Năm 2014, về chi trả nợ và viện trợ, Chính phủ dự toán 120.000 tỷ đồng, quyết toán 131.940 tỷ đồng, tăng 11.940 tỷ đồng so với dự toán.

Số tăng chủ yếu do ngân sách địa phương trả nợ khoản huy động vốn trong nước 12.392 tỷ đồng, ngân sách Trung ương trả nợ 118.750 tỷ đồng, theo đúng dự toán Quốc hội quyết định.

Báo cáo kết quả kiểm toán liên quan đến nội dung quyết toán ngân sách, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã chỉ ra vô số những sai sót từ lập dự toán đến, thu chi...

Riêng về nợ công, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ nợ công tăng nhanh, dư nợ tăng đến 17,1% so với năm 2013.

Theo kết quả kiểm toán thì danh mục nợ công có thể bị trùng lắp hoặc chưa đầy đủ khoản nợ công của chính phủ, công tác tổ chức quản lý nợ công phân tán, thiếu sự đối chiếu thống nhất trước khi tổng hợp báo cáo.

Bất cập quản lý

Bộ Tài chính chưa cung cấp đầy đủ bằng bằng chứng để làm cơ sở cho Kiểm toán Nhà nước xác định số nợ công đến 31/12/2014, Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết.

Kết quả kiểm toán cho thấy, Bộ Tài chính ghi thu, chi vốn vay nước ngoài chưa kịp thời, chưa phản ánh đầy đủ số liệu của quỹ tích luỹ trả nợ và chưa sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ để mua trái phiếu chính phủ theo quy định.

Hầu hết các dự án thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản được hình thành từ vốn vay do Chính phủ bảo lãnh nhưng chưa thế chấp tài sản, các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh chưa thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về tỷ gía và lãi suất.

Bên cạnh đó, nhiều dự án vay lại được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ, phải dừng sản xuất giải thể, phá sản. Một số địa phương không lập kế hoạch vay nợ và trả nợ bố trí đầy đủ ngân sách để trả nợ.

Trong bối cảnh nợ công đang là gánh nặng của quốc gia thì việc Kiểm toán Nhà nước chưa thể xác định được số nợ công của 2014 rõ ràng là rất đáng lo ngại.

Càng đáng lo hơn là từ 2014, khi xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2012, Tổng kiểm toán Nhà nước khi đó là ông Nguyễn Hữu Vạn cũng đã từng nêu thực tế: “Do đặc điểm tổ chức quản lý và công tác kế toán, lập báo cáo thông tin về nợ công phân tán, Kiểm toán Nhà nước không đủ cơ sở xác nhận số liệu nợ công năm 2012”.

Kiểm toán Nhà nước khi đó cũng đã “phê”việc ghi thu ghi chi chậm chưa được khắc phục theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước các năm 2010, 2011 nên tình trạng các chủ dự án nhận nợ chậm, thu hồi gốc, lãi về quỹ tích lũy không kịp thời còn khá phổ biến.

Như vậy, bất cập trong quản lý nợ công đã khiến Kiểm toán Nhà nước “bối rối” từ nhiều năm nay.
------------------
NỢ TỚI MỨC KHÔNG BIẾT MÌNH NỢ BAO NHIÊU NỮA

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |