Jump to content

Advertisements




Sưu tầm về Dịch thuyết.


119 replies to this topic

#16 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 08/06/2011 - 06:50

VuiVui said:


Chứ không phải hỏi Vật mà ra âm dương ngũ hành.


Cảm ơn anh Vuivui



HaUyen

#17 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1498 thanks

Gửi vào 08/06/2011 - 23:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 08/06/2011 - 06:50, said:

"...Chứ không phải hỏi Vật mà ra âm dương ngũ hành...."

Cảm ơn anh Vuivui
HaUyen

"ngồi buồn nghĩ quẩn" góp ý: Thì, ngược lại - Trong Dịch, từ ý đến lý ...có tượng, có vật, mới có ý, - Lấy vật, lấy tượng để giải lý từ ý của vật... thấy viên sỏi, viên đá, gợi ý vì cảm nhận sự cương cứng, thấy đất bùn, cảm nhận sự nhão mềm - một sự gợi ý !!! có ý thì mới giải lý cho ý ấy - thấy quả bưởi liên tưởng đến vị chua chát, thấy quả ớt thì liên tưởng đến vị cay nóng, từ đó mới có ý mà giải lý qua lý âm dương và ngũ hành định thể ... Nếu không có cam, không có quít, không có vật ...thì chẳng thể phân loại, chẳng thể biết vỏ với ruột, chẳng thể định giải âm dương, chẳng thể định đặt ngũ hành ...Vì thế, thấy vật mà hỏi, dùng vật để hỏi vật là điều xác đáng và là điều cần có, vì có vật mới có ý, mới có lý để giải thích ... và sự giải thích thì do tư duy cá nhân, và khả năng cùng sự lãnh hội cũng như quan niệm của mỗi người trong sự giải thích hoặc chiêm hỏi về lý, ý ấy ...!!!

Bởi thế, muốn giải lý về lý thuyết âm dương... thì, người xưa đã phải đặt ra nét liền, nét đứt dùng làm biểu tượng cho Dương và Âm, sự khởi nguyên của vạn vật ... rồi xếp đặt thành các "quái tượng" như hình thể (vật) để gợi ý và giải thích về sự tao tác từ âm dương cùng những tác động của ngũ hành trong sự sinh, thành, suy, diệt, với sự biến hóa trong tiến trình của sự "đào thải và tái tạo" ...

Vài hàng góp vui !

Sửa bởi DiakyTai: 08/06/2011 - 23:57


Thanked by 1 Member:

#18 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 09/06/2011 - 04:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DiakyTai, on 08/06/2011 - 23:51, said:

"ngồi buồn nghĩ quẩn" góp ý: Thì, ngược lại - Trong Dịch, từ ý đến lý ...có tượng, có vật, mới có ý, - Lấy vật, lấy tượng để giải lý từ ý của vật... thấy viên sỏi, viên đá, gợi ý vì cảm nhận sự cương cứng, thấy đất bùn, cảm nhận sự nhão mềm - một sự gợi ý !!! có ý thì mới giải lý cho ý ấy - thấy quả bưởi liên tưởng đến vị chua chát, thấy quả ớt thì liên tưởng đến vị cay nóng, từ đó mới có ý mà giải lý qua lý âm dương và ngũ hành định thể ... Nếu không có cam, không có quít, không có vật ...thì chẳng thể phân loại, chẳng thể biết vỏ với ruột, chẳng thể định giải âm dương, chẳng thể định đặt ngũ hành ...Vì thế, thấy vật mà hỏi, dùng vật để hỏi vật là điều xác đáng và là điều cần có, vì có vật mới có ý, mới có lý để giải thích ... và sự giải thích thì do tư duy cá nhân, và khả năng cùng sự lãnh hội cũng như quan niệm của mỗi người trong sự giải thích hoặc chiêm hỏi về lý, ý ấy ...!!!

Bởi thế, muốn giải lý về lý thuyết âm dương... thì, người xưa đã phải đặt ra nét liền, nét đứt dùng làm biểu tượng cho Dương và Âm, sự khởi nguyên của vạn vật ... rồi xếp đặt thành các "quái tượng" như hình thể (vật) để gợi ý và giải thích về sự tao tác từ âm dương cùng những tác động của ngũ hành trong sự sinh, thành, suy, diệt, với sự biến hóa trong tiến trình của sự "đào thải và tái tạo" ...

Vài hàng góp vui !

Góp ý của anh Địa là dùng Tượng để diển đạt Lý, phưo*ng pháp mà Dịch thường dùng . Lý hay Khí cái nào hiện hữu trước hoặc Lý hay Số ( hoặc Tượng) cái nào có trước...cũng là đề tài mà ngày xưa từng có những tranh luận gay go và dỉ nhiên là bế tắc mạnh ai nấy theo quan niệm của mình (cũng như con gà và quả trứng cái nào có trước)
Có thể phân Ý thức làm hai phần, phần nổi thì định kiến đã có tức là Lý của Sự/Vật đã định. Ví như khi nói Cam thời trong ý thức đã có cái gọi là Cam là gì rồi, tức là cái Lý của Cam nó đã có và đã thành định kiến để phân biệt Sự/Vật mà gọi nó là Cam rồi. Phần chìm của Ý thức thì chưa có định kiến, cái Lý của Sự/Vật chưa có, khi đó Ý thức dựa vào ở Tượng để thấu cái Lý của Sự/Vật và qua sự kết tập phần chìm Ý thức trở thành phần nổi để thành định kiến tức cái gọi là Cam .

Sửa bởi daicoviet: 09/06/2011 - 04:28


#19 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1498 thanks

Gửi vào 09/06/2011 - 23:11

Mời anh Đại Cồ Việt một ly cà phê đen nóng cho ấm lòng !!! Tôi không bàn về chuyện cái gì có trước và có sau - Chỉ là trong sự nhận thức về một câu hỏi mà tôi góp ý ... cho vui - Có lẽ anh hiểu nhầm ý tôi viết, hoặc chưa đọc kỹ lời tôi viết ....hihihi

Tôi đã viết, trích lại ý chính:

Trích dẫn

thấy quả bưởi liên tưởng đến vị chua chát, thấy quả ớt thì liên tưởng đến vị cay nóng, từ đó mới có ý mà giải lý qua lý âm dương và ngũ hành định thể ... Nếu không có cam, không có quít, không có vật ...thì chẳng thể phân loại, chẳng thể biết vỏ với ruột, chẳng thể định giải âm dương, chẳng thể định đặt ngũ hành ...Vì thế, thấy vật mà hỏi, dùng vật để hỏi vật là điều xác đáng và là điều cần có, vì có vật mới có ý, mới có lý để giải thích ...

Thân và chúc vui,

Địa Kỳ Tài

Sửa bởi DiakyTai: 09/06/2011 - 23:13


#20 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 09/06/2011 - 23:21

Chúng ta nên lưu ý anh Hà Uyên trích câu:

Trích dẫn

"...Chứ không phải hỏi Vật mà ra âm dương ngũ hành...."

Chứ không phải là câu:

Trích dẫn

Vì thế, thấy vật mà hỏi, dùng vật để hỏi vật ...
là hai câu có ý nghĩa khác nhau. Nhưng cũng nên thấy rằng muốn hiểu vật theo âm dương ngũ hành, thời phải cách vật trí tri mới được. Mà nói, dùng vật để lấy ý, rồi từ ý lấy tượng (hay có tượng) dần dà dùng dịch mà luận ngũ hành thì sai. Sai ở lấy Ý vậy. Nhưng mà nếu nói, thấy vật để thấy Tượng, dùng tượng mà lấy lý, là lý âm dương ngũ hành, ấy là Dịch vậy thì được. Song cần hiểu bản chất là, Có vật là có hình - như tự nhiên vậy - dùng tượng là "bắt hình - vốn có của vật" để diễn giải Dịch - lý của âm dương ngũ hành. Cho nên, hỏi vật mà hiểu được âm dương ngũ hành của vật là phải thấy được hình của nó - diễn Dịch bởi Tượng - rôid mới nói đến Khí, tức là thấy Lý của Dịch. Như thế, theo ngôn ngữ Dịch mà nói. Nhưng một cách tổng quát thì lại chẳng nói được thế, mà phải, từ vật thấy hình, có hình thì có khí, mà khí thì có khí âm dương, khí ngũ hành.
Thân ái.

#21 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 10/06/2011 - 00:26

Trích dẫn

Nhưng cũng nên thấy rằng muốn hiểu vật theo âm dương ngũ hành, thời phải cách vật trí tri mới được.
Câu "cách vật trí tri" có thể hiểu là "cách ly với sự vật mà vẫn biết" không bác ?

Trích dẫn

Mà nói, dùng vật để lấy ý, rồi từ ý lấy tượng (hay có tượng) dần dà dùng dịch mà luận ngũ hành thì sai. Sai ở lấy Ý vậy. Nhưng mà nếu nói, thấy vật để thấy Tượng, dùng tượng mà lấy lý, là lý âm dương ngũ hành, ấy là Dịch vậy thì được.

Trích dẫn

Song cần hiểu bản chất là, Có vật là có hình - như tự nhiên vậy - dùng tượng là "bắt hình - vốn có của vật" để diễn giải Dịch - lý của âm dương ngũ hành. Cho nên, hỏi vật mà hiểu được âm dương ngũ hành của vật là phải thấy được hình của nó - diễn Dịch bởi Tượng - rôid mới nói đến Khí, tức là thấy Lý của Dịch. Như thế, theo ngôn ngữ Dịch mà nói.

Trích dẫn

Nhưng một cách tổng quát thì lại chẳng nói được thế, mà phải, từ vật thấy hình, có hình thì có khí, mà khí thì có khí âm dương, khí ngũ hành.

Phần này đã thừa nhận phải có một chủ thể A đang quan sát thế giới, thì mới có lý "từ vật thấy hình", phải có chủ thể mới có "thấy" nếu không thì ai thấy ?

Nhưng đến đoạn "có hình thì có khí" lại không có chủ thể nào nữa, vì việc "có" là tự nhiên là chuyện muôn thuở: hằng có vốn có và tự có không cần chủ thể mới có, ở đây là "có" chứ không phải "thấy". Nhưng "có hình thì có khí" đến đây là giả thuyết chưa được chứng minh khách quan. Biết đâu có khí thì mới có hình. Hoặc hình khí cùng xuất hiện.

Phải có chủ thể A quan sát thì mới có "thấy", vì sao A thấy hình trước rồi mới đến khí, nếu đổi lại là B thì có khác không ?
Chủ thể A chỉ quan sát thế giới ngoài A hay quan sát toàn vũ trụ (tức là A+ngoài A), nếu A chỉ quan sát thế giới ngoài A thì A đã bỏ qua Hình Lý Khí của chính bản thân mình. Còn nếu A quan sát toàn vũ trụ, thì A không khác B hay bất cứ điểm nào thời nào trong vũ trụ. Như vậy, mọi diễn biến của vũ trụ là tự nhiên hằng có vốn có và tự có. Vậy thì làm sao quan sát xảy ra được. Và cũng không có "thấy". Như vậy, không thấy thì toàn vẹn tuyệt đối, mà muốn "thấy" phải bỏ qua chính mình, vậy thì "thấy" đâu có đúng.

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ.
Là chuyện mưa tháp và các liên quan. Nhưng nếu không có Tâm, thì không có thấy. Có tâm mới có thấy.

Làm sao em biết bia đá không đau ?
Làm sao mà biết vật kia có tâm hay không từ quan sát ngoài ? Không bao giờ biết. Chỉ có bia đá mới biết nó có đau hay không mà thôi.

Vậy thì làm sao "thấy" được cả vũ trụ hả bác, không thấy được cả vũ trụ thì làm sao có Dịch bằng "thấy".

#22 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 00:41

Trước tôi dùng câu: Vật thì Hữu hình !, nay dùng từ Thấy, không nói đến cái gọi là cái nhìn để thấy, mà chỉ là lối nói, thấy nó phải như thế, phải có - như là sự tự nhiên phải vậy, đó là khách quan.
Thân ái.

#23 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 01:00

Anh Địa, đương nhiên là hiểu ý anh chớ. Những gì tôi viết là đào sâu thêm vào căn gốc chớ không phải góp ý ngược lại góp ý của anh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ẩn trong những gì anh Vuivui viết và góp ý của anh là vấn đề cố hửu từng tranh biện của ngưo`i xưa, đó là điều mà tôi muốn nói ra. Mo8`i anh ly cà phê sáng hihi .

#24 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 10/06/2011 - 01:34

"thấy" "nhìn" "nghe" "cảm" "biết" hay bất cứ động từ nào của Tâm đều như nhau, vì:

Nếu vũ trụ toàn bộ là "vật" cứ lặng lẽ trôi, các hiện tượng xảy ra tự nhiên. Và có một "tâm" đứng ngoài vũ trụ để "biết" vũ trụ đó thì vũ trụ có thể biết bằng tâm.

Nhưng mấu chốt ở chỗ vũ trụ đã bao hàm cả tâm rồi, không có tâm nào có thể đứng ngoài vũ trụ. Một niệm khởi, niệm đó vẫn trong vũ trụ. Một ý lóe lên ý đó vẫn trong vũ trụ. Điểm này thường bị bỏ qua, nhiều người mặc định vũ trụ là vũ trụ vật chất. Nhưng vũ trụ là toàn vẹn nên phải chứa cả "tâm" "ý" và "niệm". Tự nhiên thì có, khách quan thì không. Khái niệm "khách quan" không tồn tại vì không có tâm nào có thể đứng ngoài vũ trụ. Khái niệm vật và tâm cũng chỉ là phân chia tương đối. Vật chất và ý thức không tách rời cùng biến hóa, vật có thể thành tâm và ngược lại tâm có thể thành vật.

Vật tâm có thể chuyển hóa lẫn nhau và quy định sự tồn tại của nhau, khi đó tâm ý hay niệm cũng chỉ là một dạng vật chất, có thể là trường năng lượng. Nó tồn tại tùy theo cấu trúc vật chất mang theo nó. Người có ý thức của người, thú có ý thức của thú. Bia đá có ý thức của bia đá. Nghiệp sẽ là trường năng lượng bao quanh vật chất. Khi Hít le chết và phân rã cấu trúc vật chất, các vật chất đó mang theo trường năng lượng tức là Nghiệp. Một nguyên tử carbon nào đó của Hít le đi vào nguồn nước rồi vào cây táo rồi vào quả táo, người phụ nữ mang bầu ăn quả táo đó và carbon tạo thành đứa trẻ. Đứa trẻ đó mang một phần Nghiệp của Hít le. Tập hợp trường năng lượng sẽ quy định hành động và số phận của đứa bé. Tốt hưởng xấu chịu, không sai chạy.

Vũ trụ không có lúc nào đứng yên. Nếu khái niệm đơn vị thời gian nhỏ nhất là sát na không tồn tại, thời gian dù chia nhỏ mãi vũ trụ vẫn chuyển động. Dẫn đến hệ quả: tồn tại chuyển động có tốc độ vô hạn trong vũ trụ. Đó phải chăng là chuyển động của Tâm ? Ngược lại nếu Tâm bất động thì vũ trụ cũng bất động, Tâm động vũ trụ động.

Tóm lại, không thể biết Dịch lập Dịch bằng Tâm hay bằng bất cứ thứ nào khác trong vũ trụ. Dịch là toàn vũ trụ.

#25 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1498 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 03:00

Anh Đại Cô Việt thân:

...hihihi ...Tôi đồng ý những điều anh viết về những cố sự tranh luận của xưa, và tôi không bàn về chuyện ấy - Hơn nữa, nếu được có anh góp ý "ngược" lại với tôi, thì đó cũng là điều hay, điều tốt để mà chúng ta hiểu nhau hơn, và có thể đó là cơ hội cho chúng ta học hỏi lẫn nhau và tìm hiểu thêm trong môn học này, với sự tôn trọng trong tinh thần học thuật, bổ túc và cùng xây dựng- Ít nhất là chúng ta có thêm được một quan niệm, một lối nhìn khác, một sự giải thích khác từ kinh nghiệm cùng cách tư duy của anh, và của tôi - Đó là điều trân quý ...phải không anh...???

Tôi cũng hiểu anh Đại Cô Việt nói gì, và anh Vuivui giải thích ra sao, và anh HaUyen viết trích thế nào ....và riêng những điều anh viết, tôi cũng đã từng đọc qua và xét tới ... và đồng ý với anh, với anh Vuivui với anh UyenHa "phần nào" - Tuy nhiên vẫn có một điểm anh VuiVui viết ở trên về "Đúng với Sai" ...thì riêng tôi, tôi không đồng ý mấy - Vì thú thật, anh VuiVui có dám chắc thế nào đúng với sai ngoại trừ sự suy diễn của riêng anh cùng với quan niệm và sự hiểu biết của riêng anh Vuivui ...??? Theo tôi, chỉ có việc "hợp lý hay không hợp lý" để có thể chấp nhận cho sự suy diễn hợp lý và phủ nhận cho sự vô lý ...trong sự diễn giải ...chứ chẳng thể cưỡng quyết lý này đúng, lý này sai ...trong môn học này "Đạo bất khả ngôn, Tâm bất khả diệt" ...phải thế không anh ?

Cách giải lý của anh VuiVui - Tôi hoàn toàn không cho là sai hoặc dùng để phản biện về vấn đề này vì tôi chẳng quan tâm ...Nhưng sự nhận xét thì khi cùng đứng về phía góc cạnh của các anh để cùng chung một "lối nhìn" ...và lối nhìn đó là lối nhìn của các anh là những "hiểu Dịch, hiểu ý, hiểu lý" ..v.v. ..tôi không có ý kiến ....Trong mục này, với câu hỏi đặt ra ...Nếu đứng từ phía người muốn tìm hiểu khi họ chưa biết ...để mà đặt câu hỏi ...."hạt cát, viên sỏi, que củi, vỏ cam ...có phải là ngũ hành không ?" (tôi chỉ giả thử người hỏi chưa biết gì và muốn tìm hiểu về lý thuyết này - chứ không quả quyết là người hỏi không biết gì) ...thì đứng về quan niệm của người hỏi - thì dùng vật, chỉ vật để đặt hỏi là môt sự xác đáng, và cần có ...!!! ... Và sự giải thích, thì cũng nên dùng vật dùng tượng để giải thích cho dễ hiểu, và người hỏi dễ thu nhận ... hơn là những câu "giải lý" ...cao sâu - thì sự giải lý (cao sâu) này chưa chắc đã thuyết phục hoặc truyền đạt được mục đích trong sự diễn giải đó mà còn, có thể, trở nên "mơ hồ" và huyền hoặc thêm đối với người hỏi....Đó là ý của tôi muốn trình bày trong sự góp ý - Mong anh Đại Cồ Việt hiểu như thế ...chứ tôi không bàn, và không góp ý đúng hay sai về câu trả lời của anh Vuivui được anh Uyen Ha trích dẫn !!! Và, nếu công tâm, anh thử xét, đứng về phía của người hỏi - thì câu trả lời "...chứ không phải hỏi vật mà ra âm dương ngũ hành" ...thì có lẽ người hỏi cũng sẽ chẳng hiểu gì thêm, nếu có, chỉ là là một sự hiểu theo lối suy tưởng ...mường tượng trong câu trả lời ấy - Hơn nữa, chính anh Vuivui trong lúc trả lời để diễn giải thì cũng phải mang "vật tượng" như trái cam, trái quít, để dùng trong sự giải thích ...thì đó có phải là sự mâu thuẫn cho câu giải thích ..."không phải hỏi vật mà ra âm dương, ngũ hành" ...? - Đó, là nếu ta đứng về phía không biết gì để đặt câu hỏi ... ý của tôi là thế, chứ chẳng phải "phản biện" với anh Vuivui hoạc với riêng anh Đại Cô Việt !!!

Điển hình hơn - Ngày xưa, "các cụ" ngộ được đạo lý ... vì muốn lưu truyền lại cho đời sau - thì các cụ, cũng phải dùng tượng, dùng vật để giải thích ... nếu không có, thì có lẽ bây giờ chúng ta có gì học được để có dịp bàn luận ...? Ông Trần Đoàn, ngộ được lý của trời đất ...cũng phải lập ra Lá Số để giải thích ... Người sau, học cũng phải nhìn vào lá số để suy diễn, để hỏi ... Lại nữa, họ phải vẽ hình, tròn, vuông, dài .v.v. để giải tính về ngũ hành qua hình tượng, cùng mầu sắc, xanh, đỏ đen trắng ....v.v. để định ngũ hành qua những vật thể đó ... nếu không, thì có lẽ tôi với anh cũng chẳng có dịp mời nhau cà phê để tán dóc như thế này ...Phải vậy không ??? Cũng như, chuyện thực tế, sau bữa ăn, tôi mời người bạn Mỹ ly "sinh tố mẵng cầu" ...họ uống vào, họ khen ngon, và họ hỏi "món gì" ... tôi trả lời là nước trái cây - cái ý, cái lý luôn luôn có - họ hỏi trái cây gì ... tôi nói, "mãng cầu" ...họ không hiểu ..tôi tra tìm tiếng Anh, và nói đó là trái "soursop" , họ cũng không biết ...cho đến khi tôi đưa tấm hình, họ xem ...xem xong, họ cũng không biết ...hihhi ...nhưng sau này, họ có thể tự giải thích với một người Mỹ khác, đó là trái cây miền nhiệt đới, có vỏ xanh, gai ...v.v. xay ra thành nước uống rất ngon ...hihii

Trở lại vấn đề chính yếu với câu hỏi được đặt ra: ..." ...Hạt cát, viên sỏi, que củi, vỏ cam ...có phải là ngũ hành không ?" .... đối với nhận xét của riêng tôi, thì đây là câu hỏi rất hay vì tính thực tế, ve6` "triết lý" thì lại càng hay hơn nữa khi đã được đặt ra để hỏi - So với sự giải thích ...và, câu kết trong sự giải thích là " chứ không phải hỏi vật mà ra âm dương ngũ hành", thì đối với tôi, là người "không biết gì" ... cảm thấy không "thỏa đáng" cho sự hiếu tính trong việc tìm hiểu , còn mơ hồ và chẳng có sự giải đáp rõ ràng, hoặc không thì cũng chẳng có "dề hiểu" là có hay không có phải là ngũ hành, Và, tại sao có, hoặc tại sao không phải ...ngũ hành trong câu trả lời này !!! Đó là sự công tâm, và sự nhận xét trong xây dựng của riêng tôi, chứ không phải dùng để "phản biện" ... nhất là việc đúng với sai cho câu trả lời của anh VuiVui !!!

Hy vọng anh Đại Cồ Việt hiểu những điều tôi "góp ý" hơn là bài trước, tôi viết !

Thân và chúc vui

Địa Kỳ Tài

TB: Và nếu chúng ta không moi óc, tâm trí để tìm cách, khai phá, và giải thích sao cho dễ hiểu mà cứ ...mơ hồ trong việc "tâm" với "đạo" - "ngộ" với thức" ...cao với sâu ..thì có lẽ - chẳng đi đến kết quả nào ... rồi ai lại về nhà nấy ..hihhi ..thì chán ....chết ! ...hihihi

Sửa bởi DiakyTai: 10/06/2011 - 03:31


#26 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1498 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 03:24

Lời Tôi Viết: ...

Trích dẫn

"ngồi buồn nghĩ quẩn" góp ý: Thì, ngược lại - Trong Dịch, từ ý đến lý ...có tượng, có vật, mới có ý, - Lấy vật, lấy tượng để giải lý từ ý của vật... thấy viên sỏi, viên đá, gợi ý vì cảm nhận sự cương cứng, thấy đất bùn, cảm nhận sự nhão mềm - một sự gợi ý !!! có ý thì mới giải lý cho ý ấy - thấy quả bưởi liên tưởng đến vị chua chát, thấy quả ớt thì liên tưởng đến vị cay nóng, từ đó mới có ý mà giải lý qua lý âm dương và ngũ hành định thể ... Nếu không có cam, không có quít, không có vật ...thì chẳng thể phân loại, chẳng thể biết vỏ với ruột, chẳng thể định giải âm dương, chẳng thể định đặt ngũ hành ...Vì thế, thấy vật mà hỏi, dùng vật để hỏi vật là điều xác đáng và là điều cần có, vì có vật mới có ý, mới có lý để giải thích ... và sự giải thích thì do tư duy cá nhân, và khả năng cùng sự lãnh hội cũng như quan niệm của mỗi người trong sự giải thích hoặc chiêm hỏi về lý, ý ấy ...!!!

Bởi thế, muốn giải lý về lý thuyết âm dương... thì, người xưa đã phải đặt ra nét liền, nét đứt dùng làm biểu tượng cho Dương và Âm, sự khởi nguyên của vạn vật ... rồi xếp đặt thành các "quái tượng" như hình thể (vật) để gợi ý và giải thích về sự tao tác từ âm dương cùng những tác động của ngũ hành trong sự sinh, thành, suy, diệt, với sự biến hóa trong tiến trình của sự "đào thải và tái tạo" ...

Lời anh VuiVui viết qua lời trích dẫn:

Trích dẫn

Chúng ta nên lưu ý anh Hà Uyên trích câu: Quote


"...Chứ không phải hỏi Vật mà ra âm dương ngũ hành...."


Chứ không phải là câu: Quote

Vì thế, thấy vật mà hỏi, dùng vật để hỏi vật ...

là hai câu có ý nghĩa khác nhau. Nhưng cũng nên thấy rằng muốn hiểu vật theo âm dương ngũ hành, thời phải cách vật trí tri mới được. Mà nói, dùng vật để lấy ý, rồi từ ý lấy tượng (hay có tượng) dần dà dùng dịch mà luận ngũ hành thì sai. Sai ở lấy Ý vậy. Nhưng mà nếu nói, thấy vật để thấy Tượng, dùng tượng mà lấy lý, là lý âm dương ngũ hành, ấy là Dịch vậy thì được. Song cần hiểu bản chất là, Có vật là có hình - như tự nhiên vậy - dùng tượng là "bắt hình - vốn có của vật" để diễn giải Dịch - lý của âm dương ngũ hành. Cho nên, hỏi vật mà hiểu được âm dương ngũ hành của vật là phải thấy được hình của nó - diễn Dịch bởi Tượng - rôid mới nói đến Khí, tức là thấy Lý của Dịch. Như thế, theo ngôn ngữ Dịch mà nói. Nhưng một cách tổng quát thì lại chẳng nói được thế, mà phải, từ vật thấy hình, có hình thì có khí, mà khí thì có khí âm dương, khí ngũ hành.
Thân ái.

Có lè anh VuiVui chẳng bắt được ý tôi viết - mà ngược lại còn cắt đoạn và "chế" thêm ra, thêm chữ trong điều tôi viết ...để thành sai ý - thật là đáng tiếc - trong việc quyết đoán Đúng với Sai ... !!! Rất tiếc !!!

Sửa bởi DiakyTai: 10/06/2011 - 03:29


#27 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 04:06

Anh Địa thân, nếu để trả lời câu "."hạt cát, viên sỏi, que củi, vỏ cam ...có phải là ngũ hành không ?" thì tôi sẽ phải tìm hiểu xem ý ngừoi hỏi câu này muốn ám chỉ điều gì vì câu này có thể diển giải theo nhiều ý khác nhau và nếu không đúng ý người hỏi thì câu giải thích của mình sẽ cũng không thoả mản người hỏi. Còn về Đạo, Tâm, Thức hay Dịch, Vật, Tượng ...tất cã đều là những chữ mà trong đời sống hàng ngày chúng thường luôn hie6.n hữu trong Đời Thường của chúng ta thôi, chẳng nên cho cái nào là cao sâu, cái nào là nông cạn mà phải dè dặt không nói đến, chỉ có là có diển tả những cái này rõ ràng để người đọc hiểu được hay là dùng nó một cách mù mờ chẳng rõ thì khi đó mới thấy buồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Anh Địa đồng ý không ?

PS: Anh Địa đừng bận tâm đến cách phát biểu đúng/sai trong cách viết của anh Vuivui. Đọc bài anh ta viết bấy lâu nay thì hiểu tánh ý và cách viết của anh Vuivui

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#28 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1498 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 05:24

ThâtSat viết:

Trích dẫn

Vũ trụ không có lúc nào đứng yên. Nếu khái niệm đơn vị thời gian nhỏ nhất là sát na không tồn tại, thời gian dù chia nhỏ mãi vũ trụ vẫn chuyển động. Dẫn đến hệ quả: tồn tại chuyển động có tốc độ vô hạn trong vũ trụ. Đó phải chăng là chuyển động của Tâm ? Ngược lại nếu Tâm bất động thì vũ trụ cũng bất động, Tâm động vũ trụ động.
Thất Sát Thân: Lại cho thêm vui, tôi góp ý với riêng Thất Sát - Càn và Khôn - Dụng Càn: hữu Dụng của Dương: Nhất tĩnh chi vi phục: Tâm đặng phục - Nhất động chi vi cấu, Tâm đặng khởi sinh !!! Dụng Khôn: hữu Dụng của Âm - Nhất tĩnh chi vi cấu, Tâm đặng hợp "gặp" - Nhất động chi vi phục, Tâm đặng quy !

Góp ý: Phục và Cấu là hai quái tượng chuyển tiếp, kết hợp từ Càn đến Khôn - đó là 2 quái thứ 32 và 33 mốc dấu chuyển tiếp giao thoa giữa Càn và Khôn !!!

Trích dẫn

Tóm lại, không thể biết Dịch lập Dịch bằng Tâm hay bằng bất cứ thứ nào khác trong vũ trụ. Dịch là toàn vũ trụ.


Giả Thử như Thất Sát viết, Dịch là toàn vũ trụ - Vũ Trụ được hiểu là thời gian và không gian - vậy thì Thời Gian với Không Gian Có hay Không ? Vũ Trụ Quan - quan niệm về thời gian và không gian - Vậy thì, muốn giải thích quan niệm ấy thì trước nhất thời gian và không gian cần phải được định tính - vì có định tính mới rõ quan niệm (cho là đã thông lý) để có thể dùng đó để có thể giải thích được - thì Ta (nhân) phải đặt ra cái Thời Gian tính bằng quả lắc đồng hồ ...hihihi, một giờ, 1 phút 2 giây .v.v.,Bằng tứ thời, Xuân Hạ Thu Đông, chia tính thành 24 tiết khí, cho rõ tính khí ảnh hưởng qua Ngũ Hành cùng với niên, nguyệt nhật thể hiện cùng với Thiên Can và Địa Chi cho rõ tính chất tao tác bởi âm dương và ngũ Hành - Đồng Thời, cũng đặt ra, tứ phương hợp cùng thành tám hướng, thể hiện bằng 8 quái tượng - Đông Tây Nam Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc Tây Nam cùng với Trời Đất Nước Lửa, Sấm Chớp, Gió, Đầm Trạch và Núi Non !!! Tất cả đều thể hiện bằng hình, tượng, vật dùng để giải thích quan niệm ấy ... Mặc dù, Đạo Lý trời đất sẵn có, Lý Dịch sẵn có - Đồng ý !!! nhưng chẳng thể bảo "ngộ", bảo "thấy" mà thấu triệt - cho dù, có thấu triệt, thì chỉ Ta tự Biết, tự hiểu, tự ngộ ...tự giác ... mà có được thế thì đã không nói, không giải thích, không truyền tải ... "Đạo Bất Khả Ngôn" ... nhưng đã nói, tức là muốn truyền tải quan niệm, tri thức, ý thức, kiến thức trong sự "quán thông" ấy, nói cho có vẻ là ...sự "ngộ đạo lý" - thì mục đích không ngoài là truyền giảng đến người thụ nhận sự thấu hiểu của sự giải thích đó ...thì không thể không dùng tượng để, gợi ý, (đến với người ta muốn giải thích), người học hỏi thu nhận được ý rồi, thì Ta dùng lời mà giải lý ...giải lý xong, tất mong họ hiểu ..Khi họ hiểu rồi thì mới bỏ lời, bỏ tượng, bỏ ý, thì kết quả của sự giải thích đã truyền đạt mà người thu nhận tất đã cảm nhận và thông ngộ cái lý thường hằng sẵn có mà ta đã muốn trình bày, hay giải thích!!! Còn nói tới tâm tới thức ...thì vô cùng vô tận ... giải lý bằng tâm thức, bằng tri thức ... không nói, không tượng, không hình, không vật ...thì ...khó có ai hiểu nổi ...nếu ai ai cũng hiểu được ...thì tất cả đều đã "ngộ đạo" cả ... Còn có ai, hỏi với han, để mà giải với thích ....? Người xưa, cũng phải lấy cái "Thân Ta" so với Trời Đất mới ngộ, Lấy Thân Mình làm chuẩn cho với vạn vật - gần thì bảo gần - xa thì nói xa - Ngẩn mặt trông lên cao, thấy trời mà lập ra quẻ Càn làm biểu tượng, nhìn xuống thấp, mà lập thành Quẻ Khôn dùng làm biểu tượng, thấy sông ngòi, sấm, chớp, gió, núi, ...v.v.v cũng thế, cũng chỉ để giải lý - Tất cả cũng là Hình, là Tượng" dùng để giải thích ...gần xa, nội ngoại, chủ khách, suy vượng, biến hóa trong sự chuyển vận ... .v.v. Vì thế, không thể chỉ giải thích "đạo bất khả ngôn" ...phải ngộ, phải cao siêu mới hiểu nổi âm dương, ngũ hành ...chứ khổng thể nói khó giải thích ...và đòi hỏi người cần có đủ hoặc "phải đủ trình độ mới "thấu hiểu" ...!!! Cứ kiểu Ngộ, với Tri, với Thức ... miết ... thì ... người hỏi muôn đời lơ tơ mơ ..trong cái mù mờ ... Rồi lại tưởng đã "thông", đã "ngộ", đà thấu triệt- rồi cứ thế tranh biện, tranh cãi biết bao giờ ngừng dứt ???

Vài hàng trình bày, chúc vui !

Địa Kỳ Tài

Sửa bởi DiakyTai: 10/06/2011 - 06:23


#29 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1498 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 05:46

Trích dẫn

Anh Địa thân, nếu để trả lời câu "."hạt cát, viên sỏi, que củi, vỏ cam ...có phải là ngũ hành không ?" thì tôi sẽ phải tìm hiểu xem ý ngừoi hỏi câu này muốn ám chỉ điều gì vì câu này có thể diển giải theo nhiều ý khác nhau và nếu không đúng ý người hỏi thì câu giải thích của mình sẽ cũng không thoả mản người hỏi. Còn về Đạo, Tâm, Thức hay Dịch, Vật, Tượng ...tất cã đều là những chữ mà trong đời sống hàng ngày chúng thường luôn hiện hữu trong Đời Thường của chúng ta thôi, chẳng nên cho cái nào là cao sâu, cái nào là nông cạn mà phải dè dặt không nói đến, chỉ có là có diển tả những cái này rõ ràng để người đọc hiểu được hay là dùng nó một cách mù mờ chẳng rõ thì khi đó mới thấy buồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Anh Địa đồng ý không ?

Hoàn Toàn Đồng ý !!! - với câu hỏi trên có nhiều nghĩa .... ! Còn chuyện đời thường thì cái gì mà chẳng có ... có gì đâu để mà tôi bận tâm anh ạ !!! Trong đời, sự hiếm quý là nụ cười, là sự cảm thông, là sự chia sẻ, mừng vì biết nhau, có quý nhau mới viết, mới mời nhau ly cà phê nhâm nhi và cùng tán chuyện - có cái anh đúng, có nhiều sự với tôi sai, thì có gì nghĩa gì đâu ... anh đúng thì tôi mừng và hãnh diện với anh... và "nâng ly" tán chuyện tiếp ...hihihi ... Mời anh ly cà phê chiều nữa nhá cho đủ cữ ...hihihi ...Một ngày, ít nhất tôi phải có 3 cữ cà phê đó anh Cồ Việt !!

Trích dẫn

PS: Anh Địa đừng bận tâm đến cách phát biểu đúng/sai trong cách viết của anh Vuivui. Đọc bài anh ta viết bấy lâu nay thì hiểu tánh ý và cách viết của anh Vuivui

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



.....hihihi .... tính tôi không có bận tâm đâu anh ạ, thích thì vào viết, viết thẳng theo ý nghĩ với sự trình bày ... chứ không dùng để phản biện một ai - Còn việc tôi viết đúng hay sai, trật trái thì đó là quyền của người đọc nhận xét ... thấy sai thì bỏ, thấy vô lý thì đừng quan tâm - thế thôi !!!

#30 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4964 thanks

Gửi vào 10/06/2011 - 08:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tinhyeuvoboben, on 28/04/2011 - 10:49, said:

Xin hỏi Bác, hạt cát, que củi, viên sỏi, vỏ cam,... có phải ngũ hành không?


Chào anh ĐiakyTai

Câu hỏi được nêu ra, không phải là Tôi có ý không trả lời, vì rằng Tôi đang trong tình trạng níu kéo thêm thời gian, để lựa chọn bắt đầu từ đâu mà trả lời. Cũng theo với Dịch, đó là "đối" tượng đưa ra câu hỏi, mình chưa hiểu gì về "đối" tượng, thì khi giao lưu nên chăng mà chọn giải pháp bình dị và đơn giản để có được tiếng nói chung.

Sau đó, bạn Tinhyeuvoboben có đưa ra thêm lời đề nghị, nhưng rồi không hiểu tại sao lại không thấy bài viết đó nữa !

Bạn Tinhyeuvoboben viết: hạt cát => que củi => viên sỏi => vỏ cam = (A)

Khi viết: hạt cát => viên sỏi => que củi => vỏ cam = (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xét về bề mặt chữ viết, theo thứ tự, thì cách viết (A) có cách thức trả lời khác, cách (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có cách thức trả lời khác

Cách (A) ... có phải ngũ hành không ? Đây nói "hạt cát" với "que củi" - "hạt cát" thì nhiều, "que củi" thì ít - nhiều thắng ít - cũng được hiểu là ngũ hành. "Hạt cát" thì nhỏ, "que củi" thì lớn - nhỏ thì ở dưới lớn thì ở trên - nhỏ tiếp nối lớn, mùa Hạ tiếp nối mùa Xuân, mùa Đông tiếp nối mùa Thu - đây là trạng thái "tiếp nối" (thông). Hạt cát thì kết tinh (lý sương), que củi thì "vật dụng" (tiềm long), tới đây thì lại phản tư - cái ở ngoài hình tượng dẫn tới ý khởi, thì câu hỏi ...có phải ngũ hành không? được trả lời rằng "có" hoặc "không". Tại sao vậy ?


Xin lỗi, Bs đến khám bệnh rồi, tôi viết tiếp sau.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |