Jump to content

Advertisements




Sưu tầm về Dịch thuyết.


119 replies to this topic

#46 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 07/10/2011 - 16:08

Cảm ơn anh PhapVan thật là nhiều

Vậy mà, từ trước tới nay, Tôi vẫn cứ cho rằng cái học Hư Huyền không phải là lịch sử !!!

Huyền chi hựu huyền - "đã huyền rồi lại huyền" mà có lịch sử chăng?

Vật chi sơ - "cái có trước vật" đã có lịch sử của nó ! Ngày nay nhiều người tạm đưa ra con số mấy chục tỷ năm ...

Sửa bởi HaUyen: 07/10/2011 - 16:44


#47 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 07/10/2011 - 23:56

Bác HaUyen kính mến,
PV cháu trộm nghĩ người ta nghĩ gì và làm gì thì, phần đa do cái được học và nghề nghiệp trực tiếp ảnh hưởng chi phối- đấy là sự chi phối trong đời sống hiện tại.Do vậy, một tư tưởng hay một học thuyết có tích cực hay tiêu cực cũng mang tính lịch sử tương ứng theo đó, quan trọng hơn nữa là mục đích của người lập thuyết và khả năng chứng ngộ của người ấy về thuyết họ lập. Các đại sư Nho gia từ trước cho tới Đạo học gia đời Tống trước tác kinh điển đều hướng về tổ chức cai trị xã hội một cách trật tự tốt đẹp nhất theo thế giới quan Nho gia. Do vậy Kinh dịch do Nho gia chú giải đều hướng về thế tục, do đó Dịch của Nho gia là Dịch cai trị chính là tiền đề đầu mối cho sự suy thoái Dịch học về sau, người đọc vào dễ bị ảnh hưởng "Thiên kiến" đó.

Còn theo tư tưởng của Phật gia và Đạo gia xu hướng thoát luân hồi, nên kinh điển đọc thấy xa rời thực tế. Vì khuynh hướng thoát ly Sinh-hoại-trụ-diệt nên trước tác nặng về thuyết nghiệp báo luân hồi. Các môn Huyền học đa số do Đạo gia và Phật gia truyền ra, nên vô tư và khách quan. Do vậy, người thâm nhập vào còn nặng tư tưởng Nho gia thế tục không tránh khỏi khập khiễng. Ví dụ tính lịch sử có thể ví như tính nhân quả nghiệp báo đối với Đạo giáo và Phật giáo; còn Nho gia là dòng dõi. Cụ thể theo thuyết luân hồi của Đạo giáo thì gọi là Tiền Căn, cái Tiền Căn ấy được quy định bằng các bộ sao, truyền tinh, cách cục trong Tử Vi - nếu tốt thì gọi là Thiên Căn sẽ có Ngộ tính cao. Còn Phật giáo gọi là Chủng tử nghiệp báo.

Cháu trộm nghĩ vậy, mong Bác thông cảm !

#48 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 08/10/2011 - 04:23

Nào, hãy để cổ nhân tự lên tiếng !

Lục Tượng Sơn nói: "Nếu tinh thần con người ở bên ngoài, thì tới chết cũng lao nhọc. Phải gom tinh thần vào bên trong và hãy tự làm chủ. Lúc phải trắc ẩn thì trắc ẩn, phải tu ố thì tu ố. Ai khinh được anh? Ai lừa được anh? Sau khi thấy được đầu mối thì thường hàm dưỡng nó, thật là tuyệt diệu".

Sợ cái khổ lụy cha con, nên chạy trốn quan hệ cha con. Sợ cái khổ lụy vua tôi, nên chạy trốn quan hệ vua tôi. Sợ cái khổ lụy của vợ chồng, nên chạy trốn quan hệ vợ chồng. Tại sao Phật giới lại có quan niệm như vậy?

Quan hệ cha con thì lấy lòng nhân mà đối đãi. Quan hệ vua tôi thì lấy nghĩa mà đối đãi. Quan hệ vợ chồng thì lấy sự phân biệt mà đối đãi. Tại sao Nho giới lại có quan niệm như vậy?

Chân lý là đối tượng của Trí, cảnh là đối tượng của Thần. Trí và Thần là chủ thể, chân lý và cảnh là đối tượng. Trí hòa lẫn với chân lý, cảnh hợp nhất với thần, có nghĩa là chủ thể và đối tượng hòa lẫn, bất phân. Bất phân mà lại tự biết là bất phân.

Cho nên mới nói: "Như người uống nước, lạnh nóng tự mình biết" !

Thanked by 1 Member:

#49 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 08/10/2011 - 20:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 08/10/2011 - 04:23, said:


Sợ cái khổ lụy cha con, nên chạy trốn quan hệ cha con. Sợ cái khổ lụy vua tôi, nên chạy trốn quan hệ vua tôi. Sợ cái khổ lụy của vợ chồng, nên chạy trốn quan hệ vợ chồng. Tại sao Phật giới lại có quan niệm như vậy?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 08/10/2011 - 04:23, said:

Nào, hãy để cổ nhân tự lên tiếng !

Phật nói : KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT CHO TRƯỞNG GIẢ
Việt dịch : Thích Chánh Lạc
Hán dịch : Đời Tùy, Dương Xuyên Quận Thủ Cù Đàm Pháp Trí

“Đức Phật bảo Thủ Ca :”
“…Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo đoan chánh :
3. Thương yêu cha mẹ.”

“Lại có mười nghiệp báo hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh vào dòng họ thấp kém:
1. Không biết kính cha.
2. Không biết kính mẹ.”

“Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh vào dòng họ cao thượng:”
1. Khéo kính cha .
2. Khéo kính mẹ.
8. Đối với cha mẹ thì kính thọ lời giáo huấn.”
(Kinh này Phật nói cho hàng cư sĩ)


PHẬT NÓI KINH PHÂN BIỆT
Dịch giả: Thích Thiện Trì
Bản chữ Hán của Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đại Tạng quyển 14 kinh tập bộ 1.

A Nan thưa Phật :
Sao gọi là làm con cái để đền trả ?
Phật nói ….
Sao gọi là làm cha mẹ để đền trả ?
Phật nói …

“Sở dĩ ai cũng chịu đựng như vậy, là vì họ cảm nhận được phần nào nhân duyên nghiệp báo đời trước mà đành cam chịu, không trách ai cả. thế nhưng những kẻ phải trả nợ cho nhau ấy, nhân duyên đưa đẩy gặp nhau trong một thời gian, sau khi trả xong lại phải chia ly, chứ không thể nào chung sống mãi.
Người trí biết rõ lẽ đó cho nên không gây ra nghiệp duyên để phải đền trả.

Chỉ có đạo đức mới được tồn tại. Như ta (Phật), thủa quá khứ cũng từng phải làm cha mẹ, con cái, tôi tớ nhiều đời không thể tính kể. Tất cả đều do nhân duyên một thời phải chịu, mà không làm sao chạy khỏi. Và cha mẹ của ta có được hiện thời là do nhân duyên đạo đức nhiều đời, chứ không do nhân duyên nghiệp báo. Nhiều đời cha mẹ ta đã để cho ta tự do học đạo. Chính nhờ công ơn đó ta đã tinh tấn tu hành trải qua nhiều kiếp nay mới được thành Phật. Vậy nên ngươi muốn học đạo không thể không tinh tấn lo sao cho tròn chữ hiếu. Chớ để một khi đọa mất than người, muôn kiếp khó bề trở lại !”
(Kinh này Phật nói cho hàng Tỳ Kheo)
(Trích trong Các Kinh Về Nhân Quả ; Niệm Phật Đường LoDon. Ontario. Canada ấn tống Năm 2006. Phật lịch 2550)

Sửa bởi PhapVan: 08/10/2011 - 20:08


#50 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 01:49

Hãy để cổ nhân tự lên tiếng: U mê thì cho là phàm, giác ngộ thì cho là thánh !

Người tu học, trước tiên phải cần có cái gì? Sự giác ngộ chăng ! Phải làm như thế nào để có được sự giác ngộ? Đọc kinh, đọc sách, thiền ... Vậy mà, Hữu Tử thật chi ly, chẳng đúng theo ý của Khổng Tử. Khi Hữu Tử đọc sách, được sách giải thích là Bốn phương và trên dưới gọi là Vũ, từ xưa tới nay gọi là Trụ. Bất chợt tỉnh ngộ, Hửu Tử nói: Sự việc trong vũ trụ, là sự việc trong chức phận của mình. Vũ trụ tức là tâm ta, tâm ta tức là vũ trụ. Sự tỉnh ngộ này, là nói theo cách tỉnh ngộ của Thiền.

Quay về xem xét bản thân thì đạt được sự chân thành (phản thân nhi thành). Nếu quay về xem xét bản thân mà chưa đạt được sự chân thành, thì điều đó giống như có hai vật đối nhau. Như vậy, nếu đem Ngã hợp với phi Ngã, rốt cuộc sẽ không hợp được, thế thì làm sao được gọi là tỉnh ngộ? làm sao mà nói được là giác ngộ đây?

Huệ Minh cầu pháp ở Lục tổ Huệ Năng, Huệ Năng nói: Tạm thời, ông hãy tập trung tư tưởng, chớ nghĩ đến thiện hay ác. Sau khi Huệ Minh đã chuẩn bị, rồi Huệ Năng lại nói: Không nghĩ đến thiện, không nghĩ đến ác. Hãy nhớ lại bản lai diện mục của ông trước khi cha mẹ sinh ra. Nghe thấy lời này, Huệ Minh đột nhiên lặng thinh, rỗi lễ bái Huệ Năng và nói: "Giống như người uống nước, tự biết lạnh hay nóng" ! Sự giác ngộ này, là nói theo cách giác ngộ của Thiền.

Minh báo ứng luận, Huệ Viễn nói: Do đó, chúng ta cưỡi lên sự xoay chuyển tự nhiên giữa đi và đến, giữa sinh và tử. Tuy nhân duyên tụ tán mà nó không phải là ta. Chúng ta chú ngụ ở vô vàn hình thể, trong suốt giấc mộng lớn, tuy chúng ta thực sự ở trong hữu, nhưng chúng ta đồng nhất với vô. Vậy, lẽ nào ta phân biệt cái xảy đến cho ta? Lẽ nào ta tự ràng buộc vào tham ái?. Nhưng, đã là con người, thì ai cũng đôi lúc bị Tình che lấp, nên thường xem bên ngoài là Sai, bên trong là Đúng, vẫn còn chấp trước và chấp sau. Cho nên "lui tới ở cõi trong", ứng phó việc đời, thì chủ ở động, bởi vậy cứng thì bị gãy. Còn "rong chơi ở cõi ngoài", lìa thế tục, tiến xa vào hư huyền, thì chủ ở tĩnh, bởi vậy sắc bén thì bị cùn. Như vậy, thì cho đến bao giờ mới tỉnh ngộ, mới được giác ngộ !!!

Cho nên, không tạo nghiệp mới, không có nghĩa là chẳng làm gì cả, mà có nghĩa là làm với sự vô tâm. Được như vậy, cũng có thể được gọi là hải ấn tam muội rồi !

Qua đó thì thấy, đọc sách hay thiền, cũng mang lại sự tỉnh ngộ và giác ngộ, tỉnh hay giác chỉ là bề mặt của chữ, giá trị đem lại là ở sự ngộ vậy.

Sửa bởi HaUyen: 09/10/2011 - 02:29


Thanked by 1 Member:

#51 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 10:19

NỘI CHỨNG CHÂN NHƯ
ĐẠO NỘI CHỨNG CHÂN NHƯ

Bồ tát Chỉ Cái bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn ! Trong pháp này hiện chứng thế nào là tự nội chứng.
Phật nói:
- Thiện nam tử! Nên dùng Bát nhã xuất thế gian để tự nội chứng.

Bồ tát Chỉ Cái bạch Phật :
Bạch Thế Tôn: Nếu dung văn sở thành huệ, sở thành huệ, các chứng pháp đó làm nội chứng được chăng ?

Phật nói :
Không phải. Không phải chỉ dung văn sở thành huệ làm nội chứng. Thiện nam tử! Do nhân duyên này ta sẽ nói thí dụ cho ông nghe. Ví như đi trên cánh đồng trời nóng bức từ hướng đông qua tây. Lại có người khác từ hướng tây đi qua đông, người ấy nóng bức khát nước mới hỏi người phương đông rằng : tôi nay nóng nực khát nước lắm, nhờ ông chỉ chỗ nào có suối rừng ao hồ có nước trong mát. Nếu tôi uống được thì sự nóng bức khát nước sẽ hết. “Người từ phương đông đến nói với người phương tây”. Tôi biết đường đi, biết chỗ có nước, tôi đã từng uống. Từ đây qua hướng đông cách chẳng bao xa có hai đường, bò đường bên trái, theo đường bên phải. Nếu thấy núi xanh, nơi đó có suối nước trong mát có thể giải khát. Ông nên qua đó sẽ được hết khát.

Thiên nam từ ! Ý ông nghĩ sao ? Người nóng bức khát kia, chỉ nghe danh từ nước, chỉ nghĩ đến nước, có trừ được nóng bức khô khát chăng ?

Bồ tát Chỉ Cái bạch Phật :
- Bạch Thế Tôn ! Người nóng bức khát nước kia cần phải nội chứng sự mát mẻ của nước, rồi sau mới trừ được cái khổ nóng bức khát nước.

Phật nói :
- Thiện nam tử ! Đúng thế, đúng thế. Chẳng phải chỉ căn cứ vào văn tư liền có thể chứng được pháp chân như chứng được tự bên trong. Thiện nam tử ! Nói cánh đồng là dụ cho sanh tử. Nói nóng lực khát nước là dụ cho tất cả loài hữu tình ở trong các cảnh giới bị phiền não làm khô khát. Người chỉ đường tức là chư Phật, Bồ tát và thiện tri thức. Tự mình đã uống tức là khéo léo biết được đạo nhất thiết trí, nội chứng được thắng pháp tánh. (Kinh Bảo Vũ -quyển 6)
(Phật Giáo Thánh Điển – tg Thái Đạm Lư; Hân Kính dịch; Lăng Nghiêm Thiền Viện phát hành)

Sửa bởi PhapVan: 09/10/2011 - 10:21


#52 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 12:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 22/09/2011 - 09:36, said:

Đại tượng truyện của quẻ Khuê trong Kinh Dịch: "Thượng hỏa hạ trạch, Khuê. Quân tử dĩ đồng nhi dị". Nghĩa là: Trên là Hỏa, dưới là trạch. Tính lửa bốc lên, tính đầm trầm xuống có tượng trái lìa nhau.



Dịch - Tự quái viết: Gia đạo cùng tất quai, cố thụ chi dĩ Khuê. Khuê giả, quai dã.

Gia đạo khốn cùng ắt ngang trái chia lìa. Cho nên kế tiếp quẻ Gia nhân là quẻ Khuê.

Là quẻ có thứ tự là 38 trong kinh, do thượng Ly hạ Trạch hợp thành. Khuê là ngang trái, chia lìa. Gia đạo cần có tiết chế. Mất tiết chế thì khốn cùng. Khốn cùng thì tan tác chia lìa.

Sửa bởi HaUyen: 09/10/2011 - 12:53


#53 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 13:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 08/10/2011 - 20:05, said:

Phật nói : KINH NGHIỆP BÁO SAI BIỆT CHO TRƯỞNG GIẢ
Việt dịch : Thích Chánh Lạc
Hán dịch : Đời Tùy, Dương Xuyên Quận Thủ Cù Đàm Pháp Trí

“Đức Phật bảo Thủ Ca :”
“…Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo đoan chánh :
3. Thương yêu cha mẹ.”

“Lại có mười nghiệp báo hay khiến cho chúng sanh bị quả báo sanh vào dòng họ thấp kém:
1. Không biết kính cha.
2. Không biết kính mẹ.”

“Lại có mười nghiệp hay khiến cho chúng sanh được quả báo sanh vào dòng họ cao thượng:”
1. Khéo kính cha .
2. Khéo kính mẹ.
8. Đối với cha mẹ thì kính thọ lời giáo huấn.”
(Kinh này Phật nói cho hàng cư sĩ)


PHẬT NÓI KINH PHÂN BIỆT
Dịch giả: Thích Thiện Trì
Bản chữ Hán của Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đại Tạng quyển 14 kinh tập bộ 1.

A Nan thưa Phật :
Sao gọi là làm con cái để đền trả ?
Phật nói ….
Sao gọi là làm cha mẹ để đền trả ?
Phật nói …

“Sở dĩ ai cũng chịu đựng như vậy, là vì họ cảm nhận được phần nào nhân duyên nghiệp báo đời trước mà đành cam chịu, không trách ai cả. thế nhưng những kẻ phải trả nợ cho nhau ấy, nhân duyên đưa đẩy gặp nhau trong một thời gian, sau khi trả xong lại phải chia ly, chứ không thể nào chung sống mãi.
Người trí biết rõ lẽ đó cho nên không gây ra nghiệp duyên để phải đền trả.

Chỉ có đạo đức mới được tồn tại. Như ta (Phật), thủa quá khứ cũng từng phải làm cha mẹ, con cái, tôi tớ nhiều đời không thể tính kể. Tất cả đều do nhân duyên một thời phải chịu, mà không làm sao chạy khỏi. Và cha mẹ của ta có được hiện thời là do nhân duyên đạo đức nhiều đời, chứ không do nhân duyên nghiệp báo. Nhiều đời cha mẹ ta đã để cho ta tự do học đạo. Chính nhờ công ơn đó ta đã tinh tấn tu hành trải qua nhiều kiếp nay mới được thành Phật. Vậy nên ngươi muốn học đạo không thể không tinh tấn lo sao cho tròn chữ hiếu. Chớ để một khi đọa mất than người, muôn kiếp khó bề trở lại !”
(Kinh này Phật nói cho hàng Tỳ Kheo)
(Trích trong Các Kinh Về Nhân Quả ; Niệm Phật Đường LoDon. Ontario. Canada ấn tống Năm 2006. Phật lịch 2550)

Bình : Đức Phật giảng về Đạo cho đệ tử Ngài là loài người . Có hai dạng đệ tử : đệ tử tại gia và đệ tử xuất gia (xuất gia trong tăng đoàn gọi là Tỳ kheo; ngoài Tăng đoàn là Sa môn).

Đối với đệ tử tại gia: thực hành tứ ân
- Ân nuôi dưỡng của cha m ẹ và Tổ tiên.
- Ân Thầy tổ và Đạo m ình theo : thực hành giới cấm với người phật tử, và những lời dậy cư s ĩ.
- Ân Quốc gia bảo hộ thân mình đang ở : thực hành phải tôn trọng Vương pháp - pháp lu ật nơi mình đang sống.
- Ân người giúp mình công ăn vi ệc làm (người nuôi dưỡng mình, sống bằng nghề của m ình) - tùy theo vị trí mình là người đi làm công hay làm chủ.

Đức Phật nhìn nhận các quan hệ xã hội bằng lý Nhân duyên sanh do nghiệp báo vậy, để thoát khỏi nghiệp báo thì, mỗi đệ tử Phật phải thực hành tốt, trọn vẹn đời sống hiện tại, tức phải hoàn thành Nhân đạo. Hoàn thành kiếp nhân sinh tự nguyện trên cơ sở nhận thức thấu hiểu lý nhân duyên sinh, đồng thời thực hành và tập luyện bằng tấm lòng từ-bi-hỷ-xả để, đặt nền tảng nhân duyên đạo đức cho kiếp sau. Phật dậy không trốn tránh hiện tại, trốn tránh hiện tại là khước từ nghiệp báo, không chịu trả nợ. Thực tư tưởng Phật rất dũng mãnh. Nếu mỗi người thực hiện tốt như lời Phật dạy đệ tử của mình thì xã hội an ninh, Vương pháp (nhà nước) vững mạnh, Quốc gia thái bình, nhà nhà ấm no (liên hệ nhà Lý, Trần).

Người hỏi : giặc đến nhà cũng chịu sao ?

Trả lời: sẵn sàng tòng quân bảo vệ quốc thổ, để hoàn thành ân quốc qia - chấp hành vương ph áp, ân tổ tiên giữ gìn nòi giống nhân duyên có thân mình.

Nếu nhân đạo không hoàn thành và hoàn th ành nhưng không có nền tảng nhân duyên đạo đức thì kiếp sau cũng không có cơ hội tái sinh vào gia đình tốt để có điều kiện học đạo và xuất gia sống đời phạm hạnh vào dòng Thánh đạo - nếu cố xuất gia thì sau vẫn bị trở lại để hoàn thành nghiệp báo, hoàn thành nhân quả cõi nhân sinh.

Khi người phật tử đã thấu hiểu lý nhân duyên sinh thì không cần phải nói Trung-hiếu-tiết-nghĩa như Nho gia đặt ra trói buộc lòng người. Nhưng Nho gia nhìn nhận về đạo Nhân, đạo làm người (cũng như phương tây chế độ quả đầu) rất cần thiết cho trật tự xã hội, an ninh con người nói chung
Cùng nói về đạo làm người giữa Phật gia và Nho gia có Đồng và có Dị. Mục tiêu của Phật gia đối với Phật tử hoàn thành Nhân đạo là nền tảng ban đầu. Đỉnh cao của nhân đạo là bước khởi đầu của Thánh đạo.

#54 giakhoa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 730 Bài viết:
  • 571 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 14:52

Con mạn phép chen ngang,Con thấy nói bác hạ uyên bảo đang mệt,giao mùa nên sức khỏe không tốt,Bác giữ gìn sức khỏe,tránh cảm lạnh ,Thời tiết này con cũng khó chịu lắm
Con đang tranh thủ đọc về Mai hoa,khi nào bác khỏe bác cho phép con hỏi vài câu nha

#55 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 09/10/2011 - 19:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 22/09/2011 - 09:36, said:

Đại tượng truyện của quẻ Khuê trong Kinh Dịch: "Thượng hỏa hạ trạch, Khuê. Quân tử dĩ đồng nhi dị". Nghĩa là: Trên là Hỏa, dưới là trạch. Tính lửa bốc lên, tính đầm trầm xuống có tượng trái lìa nhau.



Quái từ: Khuê, tiểu sự cát.

Lời quẻ: Quẻ Khuê tượng trưng cho sự ngang trái chia lìa, biết thận trọng xử sự thì thu được tốt lành.

Tự quái truyện giải thích Khuê là quai = ngang trái. Thuyết văn giải tự - Hứa Thận giải thích là "Mục bất tương thích", tức là hai mắt không nhìn nhau, có nghĩa là chống trái, không hòa thuận với nhau.

Tiểu
, chỉ về âm nhu, hàm nghĩa cẩn thận, thận trọng. Lời quẻ chỉ ra rằng: phàm sự vật ở vào thời chống trái nhau, thì phải dùng phương pháp mềm mỏng, nhu thuận, thận trọng tìm ra cách xử lý thích hợp, thì mới có thể chuyển mâu thuẫn thành hài hòa được. Nếu cứ cương cứng một cách thái quá, khiên cưỡng mong cầu hòa hợp, thì khó mà vượt qua khuê ly được. Vì vậy, Lời quẻ mới nói là Tiểu sự cát.

Cổ nhân nói:

Trịnh Khang Thành giảng: "Khuê tức là đối lập nhau, lửa thì muốn bay lên, (nước) ao hồ thì muốn thấm xuống, cũng như con người đồng cư tâm ý khác nhau, nên gọi đó là Khuê" (Khuê, quai dã. Hỏa dục thướng, Trạch dục hạ. Do nhân đồng cư nhi chí dị dã, cố vị chi Khuê).

Ngu Phiên chú giảng: "Hai quái Ly Đoài tượng trưng cho hai thiếu nữ vậy" (Nhị nữ Ly Đoài dã).

Quách Dương chú giảng: "Tám quẻ Văn Vương lập ra, Ly là con gái giữa, Đoài là con gái út. Cả hai đều là tượng âm nhu, cho nên đối lập nhau chứ không tương ứng. Ly ở trên, là tượng dính bám vào trời. Đoài ở dưới là hồ nước, tượng trưng cho khả năng dung hòa. Lấy nhu tiến lên phía trên, đến hào Ngũ đắc vị. Trên ứng với Thượng, nên gọi là đắc trung ứng cương. Lại thêm hào âm nhu chiếm vị trí ngôi tôn, là bề tôi mà chiếm vị của vua, cùng tương ứng với Nhị, là vuâ phải ứng theo bề tôi, cho nên chỉ thành tựu được việc nhỏ" (Văn Vương bát quái, Ly vi trung nữ, Đoài vi thiếu nữ, gia vị âm tượng, cố tương khuê nhi bất tương ứng. Đoài tại hạ, Ly tại thượng. Ly giả, lệ vu thiên chi tượng, Đoài giả, trạch tại hạ năng dung chi tượng. Dĩ nhu nhi thượng tiến, chí lục ngũ đắc vị, thượng ứng thượng cửu, cố xưng vi đắc trung ứng cương. Hựu nhân âm hào lục ngũ chiếm cửu ngũ chi vị, vi thần chiếm quân vị; dữ cửu nhị tương ứng, vi quân ứng vi thần, chỉ năng thành tựu tiểu sự).

Chu dịch tập giải dẫn lời Ngu Phiên nói: "Tiểu là chỉ hào Ngũ. Âm cũng gọi là tiểu. Hào này đắc trung ứng cương nên được tốt".

Chu dịch chiết trung dẫn lời Hà Khải nói: "Việc đã chống trái nhau rồi, thì không thể lấy cái tâm nóng giận mà giải quyết được. Chỉ có cực kỳ bình tĩnh, từ từ chuyển hóa. Đó là mẹo hay để hòa hợp vậy. Cho nên mới nói Tiểu sự cát. Tiểu sự là chỉ việc xử sự mềm mỏng. Không phải đại sự là không tốt, mà chỉ sự thận trọng thì được tốt vậy".

Chu dịch chính nghĩa - Khổng Dĩnh Đạt nói: "Một khi vật tình đã chống trái nhau, thì không thể làm việc đại sự được. Làm việc đại sự là phải huy động nhiều người, việc đó chỉ có ở thời đại đồng mới làm được. Tiểu sự là những việc như ăn uống, quần áo, không phải đợi sức đông, tuy chống trái mà vẫn có thể làm được".

Sửa bởi HaUyen: 09/10/2011 - 20:10


Thanked by 1 Member:

#56 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 10/10/2011 - 05:01

Trích dẫn

Quái từ: Khuê, tiểu sự cát.

Lời quẻ: Quẻ Khuê tượng trưng cho sự ngang trái chia lìa, biết thận trọng xử sự thì thu được tốt lành.

Tự quái truyện giải thích Khuê là quai = ngang trái. Thuyết văn giải tự - Hứa Thận giải thích là "Mục bất tương thích", tức là hai mắt không nhìn nhau, có nghĩa là chống trái, không hòa thuận với nhau.

Tiểu
, chỉ về âm nhu, hàm nghĩa cẩn thận, thận trọng. Lời quẻ chỉ ra rằng: phàm sự vật ở vào thời chống trái nhau, thì phải dùng phương pháp mềm mỏng, nhu thuận, thận trọng tìm ra cách xử lý thích hợp, thì mới có thể chuyển mâu thuẫn thành hài hòa được. Nếu cứ cương cứng một cách thái quá, khiên cưỡng mong cầu hòa hợp, thì khó mà vượt qua khuê ly được. Vì vậy, Lời quẻ mới nói là Tiểu sự cát.

Cổ nhân nói:

Trịnh Khang Thành giảng: "Khuê tức là đối lập nhau, lửa thì muốn bay lên, (nước) ao hồ thì muốn thấm xuống, cũng như con người đồng cư tâm ý khác nhau, nên gọi đó là Khuê" (Khuê, quai dã. Hỏa dục thướng, Trạch dục hạ. Do nhân đồng cư nhi chí dị dã, cố vị chi Khuê).

Ngu Phiên chú giảng: "Hai quái Ly Đoài tượng trưng cho hai thiếu nữ vậy" (Nhị nữ Ly Đoài dã).

Quách Dương chú giảng: "Tám quẻ Văn Vương lập ra, Ly là con gái giữa, Đoài là con gái út. Cả hai đều là tượng âm nhu, cho nên đối lập nhau chứ không tương ứng. Ly ở trên, là tượng dính bám vào trời. Đoài ở dưới là hồ nước, tượng trưng cho khả năng dung hòa. Lấy nhu tiến lên phía trên, đến hào Ngũ đắc vị. Trên ứng với Thượng, nên gọi là đắc trung ứng cương. Lại thêm hào âm nhu chiếm vị trí ngôi tôn, là bề tôi mà chiếm vị của vua, cùng tương ứng với Nhị, là vuâ phải ứng theo bề tôi, cho nên chỉ thành tựu được việc nhỏ" (Văn Vương bát quái, Ly vi trung nữ, Đoài vi thiếu nữ, gia vị âm tượng, cố tương khuê nhi bất tương ứng. Đoài tại hạ, Ly tại thượng. Ly giả, lệ vu thiên chi tượng, Đoài giả, trạch tại hạ năng dung chi tượng. Dĩ nhu nhi thượng tiến, chí lục ngũ đắc vị, thượng ứng thượng cửu, cố xưng vi đắc trung ứng cương. Hựu nhân âm hào lục ngũ chiếm cửu ngũ chi vị, vi thần chiếm quân vị; dữ cửu nhị tương ứng, vi quân ứng vi thần, chỉ năng thành tựu tiểu sự).

Chu dịch tập giải dẫn lời Ngu Phiên nói: "Tiểu là chỉ hào Ngũ. Âm cũng gọi là tiểu. Hào này đắc trung ứng cương nên được tốt".

Chu dịch chiết trung dẫn lời Hà Khải nói: "Việc đã chống trái nhau rồi, thì không thể lấy cái tâm nóng giận mà giải quyết được. Chỉ có cực kỳ bình tĩnh, từ từ chuyển hóa. Đó là mẹo hay để hòa hợp vậy. Cho nên mới nói Tiểu sự cát. Tiểu sự là chỉ việc xử sự mềm mỏng. Không phải đại sự là không tốt, mà chỉ sự thận trọng thì được tốt vậy".

Chu dịch chính nghĩa - Khổng Dĩnh Đạt nói: "Một khi vật tình đã chống trái nhau, thì không thể làm việc đại sự được. Làm việc đại sự là phải huy động nhiều người, việc đó chỉ có ở thời đại đồng mới làm được. Tiểu sự là những việc như ăn uống, quần áo, không phải đợi sức đông, tuy chống trái mà vẫn có thể làm được".

Khổng Tử nói: Thoán truyện: Quẻ Khuê tượng trưng cho sự chống trái chia lìa, ví như lửa cháy bốc lên cao, nước đầm chảy xuống dưới. Lại như hai người con gái cùng ở một nhà, nhưng có chí hướng khác nhau và hành vi ngược nhau. Ở vào thời này, nên vui vẻ và nương tựa vào đức sáng, dùng phương pháp nhu thuận mà tiến tới, lại cần phải xử sự thích trung mà ứng hợp với người dương cương. Đó tức là đạo lý thận trọng xử sự thì mới thu được tốt lành. Trời đất trên dưới chống trái nhau, nhưng sự lý hóa dục vạn vật thì giống nhau. Nam Nữ tuy là âm dương đối lập nhau, nhưng tấm lòng mong mỏi hòa hợp thì là như nhau. Muôn vật trong trời đất dù là chống trái chia lìa, khác biệt nhau, nhưng tình hình bẩm thụ khí chất âm dương của trời đất thì vẫn giống nhau. Công dụng chờ đợi sự hội hợp của thời vận quai khuê thật là to lớn biết bao!


ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN: Thượng hỏa hạ trạch, Khuê. Quân tử dĩ đồng nhi dị.

Quẻ Khuê có tượng, ở trên Ly là hỏa, ở dưới Đoài là đầm, chỉ việc lửa bốc lên cao, nước chảy xuống dưới, xu hướng là chống trái nhau. Chính là tượng trưng cho sự chống trái chia lìa. Sau đó, suy diễn việc người quân tử nhìn tượng đó, thì phải giác ngộ lẽ chia ly mà rồi vẫn có thể hội hợp, thì mới có thể mưu cầu cái "đại đồng" của sự vật, mà vẫn giữ được cái "tiểu dị" khác nhau.

Lời cổ nhân:

Trình Di lấy câu hòa nhi bất lưu trong Lễ Ký - Trung Dung, để giải thích nguyên tắc "đồng nhi dị" như sau: "Ở trong chỗ giống chung, mà vẫn thấy được cái khác riêng vậy" (Ư đại đồng nhi trung, nhi tri sở đương dị dã)

Chu dịch tập giải dẫn lời Tuân Sảng: "Tính của hỏa là bốc lên cao, tính của đầm là thấm xuống dưới, cho nên mới nói là Khuê". Lại nói: "Cái lớn tuy quy về chỗ giống, nhưng việc nhỏ thì nên khác. Trăm quan chức vụ khác nhau, văn võ đều dùng, uy đức khác nhau nhưng cùng trở về chỗ thịnh trị cả. Vì vậy mới nói là quân tử dĩ đồng nhi dị dã".

Thái Hiên Dịch truyện - Lý Trung Chính giảng: "Lời Thoán nói dị nhi đồng, là để thành tựu công năng hóa giải được tính chất đối kháng. Còn lời Đại tượng nói đồng nhi dị, là để làm sáng nguyên lý hoạt dụng trong sự đối lập". Lời chú giải nhấn mạnh tính chất cá biệt (đồng nhi dị), với mối quan hệ hài hòa (dị nhi đồng).

Trùng dịch Chu dịch Phí thị học - Mã Kỳ Sưởng nói: "Nắm lấy một học thuyết, xây dựng thành một tôn giáo, thì phải bắt ép người khác giống với mình, gây ra đảng phái oán giận công kích, có thể gây thành chiến tranh. Đó là do không biết cái lý quân tử dĩ đồng nhi dị vậy".

Sửa bởi HaUyen: 10/10/2011 - 05:05


Thanked by 1 Member:

#57 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 11/10/2011 - 21:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 10/10/2011 - 05:01, said:


Lời cổ nhân:

Trình Di lấy câu hòa nhi bất lưu trong Lễ Ký - Trung Dung, để giải thích nguyên tắc "đồng nhi dị" như sau: "Ở trong chỗ giống chung, mà vẫn thấy được cái khác riêng vậy" (Ư đại đồng nhi trung, nhi tri sở đương dị dã)


Bác HaUyen kính mến,

Qua bài của Bác, cháu nghiệm chữ Hòa phổ dụng hơn chữ Đồng - xin Bác vui lòng giảng thêm chữ Hòa ạ ?

Cháu cảm ơn Bác!

#58 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 13/10/2011 - 05:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 11/10/2011 - 21:34, said:


Qua bài của Bác, cháu nghiệm chữ Hòa phổ dụng hơn chữ Đồng - xin Bác vui lòng giảng thêm chữ Hòa ạ ?



Anh PhapVan

之体 = thuần hòa chi thể !

Xét về bề mặt chữ viết, thì chữ hòa khiến cho sức gợi ý thật là không có giới hạn. Tiền Hán Thư - Lưu Hâm (khoảng 46 ~ 23 tr.CN) cùng cha là Lưu Hướng, đã xếp bách gia làm mười nhóm chính.

Người trong Nho gia, chủ lưu về điều nhân nghĩa, ... cũng giảng về chữ hòa. Người trong Đạo gia, ghi lại đạo thành bại, tồn vong, họa phúc xưa nay, ... cũng giảng về chữ hòa. Người trong Âm Dương gia, coi về thiên văn, ... cũng giảng về chữ hòa. Người trong Pháp gia, giữ nghiêm việc thưởng phạt, ... cũng giảng về chữ hòa. Người trong Danh gia, chủ lưu về danh - vị bất đồng, ... cũng giảng về chữ hòa. .v.v...

Bách gia được phân theo 10 nhóm này, khi chú giảng về chữ hòa, cũng có thể viết thành một cuốn sách được. Trên Diễn đàn, có lẽ ta nói về khuôn khổ của chữ hòa, đối với nhận thức và năng lực không đồng bộ, có nghĩa là nói về nhận thức và đạo đức không tách rời nhau, tập trung chủ yếu xoay quanh Nho gia và Đạo gia, vì nó thiết thực với tiêu chí của chủ đề: Sưu tầm về Dịch thuyết.

Ý tôi là vậy, anh PhapVan có ý định nói về chữ hòa ở góc độ nào?

#59 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/10/2011 - 16:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 13/10/2011 - 05:52, said:

Anh PhapVan

之体 = thuần hòa chi thể !

Xét về bề mặt chữ viết, thì chữ hòa khiến cho sức gợi ý thật là không có giới hạn. Tiền Hán Thư - Lưu Hâm (khoảng 46 ~ 23 tr.CN) cùng cha là Lưu Hướng, đã xếp bách gia làm mười nhóm chính.

Người trong Nho gia, chủ lưu về điều nhân nghĩa, ... cũng giảng về chữ hòa. Người trong Đạo gia, ghi lại đạo thành bại, tồn vong, họa phúc xưa nay, ... cũng giảng về chữ hòa. Người trong Âm Dương gia, coi về thiên văn, ... cũng giảng về chữ hòa. Người trong Pháp gia, giữ nghiêm việc thưởng phạt, ... cũng giảng về chữ hòa. Người trong Danh gia, chủ lưu về danh - vị bất đồng, ... cũng giảng về chữ hòa. .v.v...

Bách gia được phân theo 10 nhóm này, khi chú giảng về chữ hòa, cũng có thể viết thành một cuốn sách được. Trên Diễn đàn, có lẽ ta nói về khuôn khổ của chữ hòa, đối với nhận thức và năng lực không đồng bộ, có nghĩa là nói về nhận thức và đạo đức không tách rời nhau, tập trung chủ yếu xoay quanh Nho gia và Đạo gia, vì nó thiết thực với tiêu chí của chủ đề: Sưu tầm về Dịch thuyết.

Ý tôi là vậy, anh PhapVan có ý định nói về chữ hòa ở góc độ nào?

Cháu cảm ơn bác HaUyen nhiều!

Xin Bác vui lòng giảng về chữ Hòa ở góc độ Nho gia.

Chúc bác HaUyen luôn mạnh khỏe

#60 VoLy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

Gửi vào 16/10/2011 - 15:13

Dụng Hóa vậy !
- Dụng của Tâm là hành , Hành lấy nhân là gốc ,lấy thức là quả , Nhân quả là dụng của Tâm . Từ Thể khởi dụng , dụng trở về Thể , Thể dụng cùng Thông là đệ nhất nghĩa đế . Thể là Bản Giác , Dụng là Thủy Giác , Thể thì tịnh , dụng thì động , động thường biến , biến thì trôi mãi. Nên Dụng nghĩa tốt nhất là Hòa .






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |