Jump to content

Advertisements




Đường về Vô Cực


31 replies to this topic

#1 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 22/07/2011 - 10:59

Nguồn gốc Âm Dương:
Vì không gian 3 chiều, mặt phẳng trong thế giới thực khá phức tạp cho phép mô tả nên tôi dùng một tập xác định đơn giản hơn là đường tròn (không phải hình tròn). Đường tròn giãn rộng và thu gọn vô tận có thể biến hình thành mặt phẳng, mặt phẳng liên tiếp xếp lớp có thể biến hình thành không gian 3 chiều. Cho nên hình đơn giản nhất thể hiện sự tuần hoàn là đường tròn.
Đường tròn là vô cực khi không có vật thể chuyển động trên đường tròn, không có gì để phân biệt các điểm khác nhau trên đường tròn. Khi xuất hiện vật thể a chuyển động trên đường tròn. Vẫn không thể mô tả mọi điểm của đường tròn qua điểm a, vì a trên mọi điểm của đường tròn là như nhau. Cần một điểm mốc để xác định vị trí của a trên đường tròn, từ đó có thể xác định mọi điểm của đường tròn. Điểm mốc đơn giản nhất là một điểm Ao, quy ước là vị trí của a tại thời điểm a xuất hiện trên đường tròn, thời gian lúc đó quy ước là t=0, tại thời điểm t, vị trí của a gọi là At. Ao và At tạo thành một cặp âm dương. Ao tĩnh còn At động. Khi đó có thể mô tả mọi điểm của đường tròn. Nói cách khác khi có âm dương, có thể mô tả vạn vật bằng âm dương. Thời gian là lưu ảnh của không gian và ngược lại không gian là mô tả của thời gian. Không Thời tạo thành một cặp âm dương.
Đây là tiền đề quan trọng để mô tả bản chất của can chi phía dưới.
Vạn vật quy tâm:
Một câu hỏi xuất hiện là khi nào a thoát khỏi sự tồn tại của mình. Trả lời đơn giản là khi a thoát khỏi tất cả mọi sự mô tả của a. Nói cách khác, không có gì có thể mô tả được a, không có lưu ảnh của a thì không có thời gian. Không có thời gian thì không có không gian.
Khi đó a chuyển động song song cùng mô tả của a, hay a chuyển động song song cùng Ao. Điều này là không thể vì Ao là cố định. Chỉ có một cách duy nhất là a thoát khỏi đường tròn và đứng vào đúng tâm O của đường tròn, khi đó a là đồng đẳng với mọi điểm trên đường tròn, nói cách khác đường tròn không thể mô tả a. Phía trên đã giới hạn tập xác định là đường tròn, nay lại cho a thoát khỏi đường tròn đứng về tâm, nghe chừng có vẻ vô lý. Nhưng do phép biến hình đã mô tả phía trên, tâm O có thể đạt được nếu thu nhỏ phía trong của đường tròn (vành tròn) đến vô tận. Nói cách khác, vạn vật có thể quy về một tâm O nếu chuyển động của vũ trụ là tuần hoàn quanh tâm O đó.
Tóm lại: Động Tĩnh, Không Thời hay các cặp Âm Dương khác có thể mô tả toàn bộ vũ trụ. Không Gian và Thời Gian là một và hoán đổi cho nhau, mô tả lẫn nhau.
Nguồn gốc Ngũ Hành:
Khi con người quan sát thế giới, nhận biết 4 phương Đông Tây Nam Bắc trong không gian, nhận biết 4 mùa luân chuyển của thời gian. Do không thời là một cặp âm dương hỗ, mô tả không gian sau đó dùng lưu ảnh của không gian thì có thể mô tả được thời gian. Nên trước hết không gian được mô tả theo quan sát của con người. Lúc này Không Gian được giới hạn là một mặt phẳng vô tận. Muốn mô tả mặt phẳng vô tận này trước hết có Đông Tây Nam Bắc, trong đó Nam Bắc là một cặp âm dương (phương Nam nóng, phương Bắc lạnh), Đông Tây là một cặp âm dương (phương Đông là rừng xanh, phương Tây là núi cao). Như vậy vẫn chưa đủ một đơn vị để mô tả mặt phẳng với 4 hình vuông đơn vị ở 4 phương, muốn đầy đủ phải có 1 hình vuông đơn vị nửa ở Trung Ương. 5 hình vuông này tạo thành hình chữ thập cân +. Hình chữ thập + này là đơn vị nhỏ nhất, xếp liên hoàn cạnh nhau có thể mô tả toàn bộ mặt phẳng. Một vấn đề nảy sinh là: Đông Tây, Nam Bắc là 2 cặp âm dương nên thỏa lý âm dương, nhưng Trung Ương liệu có đứng ngoài âm dương ? nếu TW đứng ngoài âm dương thì coi như thuyết ngũ hành này độc lập hoàn toàn với âm dương. Nhìn kỹ lại, TW hoàn toàn có thể biểu diễn qua Đông Tây Nam Bắc, nói cách khác TW là giao điểm của hai trục ĐT và NB, nói cách khác TW là một hàm f(Đông, Tây, Nam, Bắc), hay TW đã hàm chứa âm dương. Nói cách khác Ngũ Hành là cách biểu diễn khác của Âm Dương, Ngũ Hành và Âm Dương là một.
Can Chi:
Vậy thế nào là Can và Chi ?
Nối tiếp phần trên, sau khi đã mô tả được không gian bằng ngũ hành. Cho ngũ hành lưu chuyển để mô tả thời gian. Bản khí phương Bắc lạnh, quy là thủy. Phương Nam nóng quy là hỏa. Phương Đông quy là mộc. Phương Tây quy là kim. TW quy là thổ. Từ lập luận phía trên có thể thấy Thổ là tập hợp của 4 khí còn lại.
Khí là a. Khí là gì ? Khí là sự tồn tại.
Phần khí động (chính là At mô tả bên trên) gọi là Can lưu chuyển 5 phương tạo nên 4 mùa, phần tĩnh đồng thời xuất hiện cùng với phần động gọi là Chi trụ ở 5 phương là điểm sinh ra, là điểm mốc của khí (chính là Ao mô tả bên trên). Do có sự lưu chuyển của khí mà tạo thành thời gian, thành 4 mùa.
Nhất khí lưu chuyển 5 phương dùng lưu ảnh tại 5 phương để mô tả nhất khí. Nên nhất khí có thể biến thành ngũ khí là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, nên tuy 5 nhưng là một khí lưu chuyển 5 phương mà ra.
Ngũ khí Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ để thỏa tính âm dương của chính nó (chính ngũ khí) nên có thập thiên can, trong đó Giáp là dương mộc, Ất là âm mộc, Bính là dương hỏa, v.v... đến Nhâm Quý. Vậy thập thiên can chẳng qua chỉ là âm dương của ngũ khí, là 10 lưu ảnh của nhất khí trên 10 thời điểm mà ra.
Chi là gì ? chi là 5 phương Đông Tây Nam Bắc TW ban đầu biến hình thành vòng tròn, để thỏa tính âm dương của 4 phương mà ra con số tối giản là 12, Thổ là sai số được cài vào 4 phương.
Chi là 5 phương tại thời điểm khai sinh ban đầu Ao của ngũ khí.
Lục thập hoa giáp là lưu ảnh chuyển động của thập thiên can trên thập nhị địa chi mà thành. Giáp Dần là khí dương mộc tại điểm Dần (phương khai sinh của Bính hỏa). Nên lục thập hoa giáp tưởng là ngũ hành kép nhưng thực chất cũng chỉ là ngũ hành đơn được mô tả trên 12 phương mà thành.
Giáp Ất tưởng là hai khí nhưng chỉ là âm dương của mộc khí mà thành.
Ngũ khí tưởng là 5 khí độc lập nhưng cũng chỉ là lưu ảnh của khí lưu hành ngũ phương mà thành.

Tóm lại nhất khí (sự tồn tại) lưu hành 5 phương hay nói cách khác lưu hành khắp vũ trụ mà thành can chi và lục thập hoa giáp.

Phần tới tôi sẽ trình bày tiếp cái lý của: Ngũ Dương tòng khí bất tòng thế, Ngũ Âm tòng thế vô tình nghĩa. Và ngũ hành nạp âm của lục thập hoa giáp.
Hình minh họa sẽ được up sau.
Quên không trích nguồn:
Nguồn: nơ ron của thatsat
Tài liệu tham khảo: nothing

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi thatsat: 22/07/2011 - 11:15


Thanked by 2 Members:

#2 ryan88

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7111 Bài viết:
  • 19142 thanks
  • LocationĐa Tình Tự

Gửi vào 22/07/2011 - 11:26

Sát ka dạo này đánh trận nơi đâu mà nay mới thấy làm tiểu đệ ngày nhớ đêm mong...đề nghị ka ka làm vài quả "oh no" khuấy động phong trào bên tử vi...tiểu đệ hứa sẽ tận lực giúp sức

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#3 dinhman

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 310 Bài viết:
  • 322 thanks

Gửi vào 22/07/2011 - 11:33

Đường về vô cực xa quá ha!
...Thôi ở lại đây chơi đi...về mà chi...he he...

Thanked by 1 Member:

#4 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 22/07/2011 - 12:43

Hóng hớt xem bài viết! Khi nào tác giả viết xong, mỗ muốn chất vấn vài điều!
Rất hoan ngênh tinh thần của tgiả!

Thanked by 1 Member:

#5 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 22/07/2011 - 15:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ryan88, on 22/07/2011 - 11:26, said:

Sát ka dạo này đánh trận nơi đâu mà nay mới thấy làm tiểu đệ ngày nhớ đêm mong...đề nghị ka ka làm vài quả "oh no" khuấy động phong trào bên tử vi...tiểu đệ hứa sẽ tận lực giúp sức

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dạo này bận quá, họp hành suốt còn cơ cấu các cấp nên phải chuyên tâm xay lúa một thời gian.

Thanked by 1 Member:

#6 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 22/07/2011 - 15:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 22/07/2011 - 12:43, said:

Hóng hớt xem bài viết! Khi nào tác giả viết xong, mỗ muốn chất vấn vài điều!
Rất hoan ngênh tinh thần của tgiả!
Đoạn trên tôi viết hơi vội nhưng người đã quen với bát tự không cần hình vẽ cũng hiểu được.
Tôi sẽ up hình lên rõ ý tránh anh em hiểu lầm, sau này anh em còn phát triển đao pháp đến đăng phong tạo cực như Lưu Bá Ôn đại ca.

Thanked by 1 Member:

#7 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 22/07/2011 - 16:00

A có tấm lòng thật đáng qúy!! Đáng lý ra Nam mỗ xen vô topic.
Nhưng vấn đề huynh đài bàn luận mang tính chất nền tảng nên mỗ sẽ chất vấn huynh đài vài vđề trên tinh thần học hỏi, trao đổi.
Dĩ nhiên khi nào huynh đài trình bày xong!
Xin lỗi vì đã xen ngang chủ đề!

Thanked by 1 Member:

#8 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 22/07/2011 - 16:59

@thatsat: hihi thất sát gì mà toàn ngâm cứu học thuật. Đánh trận trên giấy thế này là sát xương khúc hay sát không vong.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#9 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 22/07/2011 - 19:22

Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa:
Phần trước đã nói về lý Can động lưu chuyển khắp nơi tương sinh hình tròn tượng cho trời tròn, Chi tĩnh có 4 phương khác biệt không hoán chuyển không thay đổi mang thế vững chãi của đất tượng là hình vuông. Can Chi cùng sinh cùng diệt, vận chuyển hòa hợp mà sinh ra vạn vật. Vạn vật mang cái động của thiên can cái tĩnh của địa chi, thuận thế thì sống nghịch thế thì chết.
Ngũ khí tuy năm khí mà là một khí di chuyển biến hóa qua ngũ phương nên còn gọi là ngũ hành. Khi gọi ngũ khí tức là đã hàm chứa ngũ phương ở trong đó. Ngũ khí phần động là Can, phần tĩnh là Chi.
Trong ngũ can lại chia thành phần âm và dương gọi là âm can dương can, tuy âm dương nhưng là nhất khí. Phần dương do chuyển động sinh hóa mà thành. Giáp mộc sinh ở Hợi, lộc ở Dần nên sinh Bính hỏa, Bính hỏa sinh Mậu thổ, Bính Mậu đến Tỵ sinh Canh kim, Canh kim đi đến Thân mà sinh Thủy, Thủy đi đến Hợi mà sinh Mộc. Ngũ dương can do ngũ hành chuyển hóa tương sinh mà thành, do 5 phương luân chuyển mà nên, khí chuyển hóa hoàn toàn. Từ thủy vượng sinh mộc, mộc vượng sinh hỏa thổ, hỏa thổ vượng sinh kim, kim vượng sinh thủy. Cho nên nói: Ngũ dương tòng khí bất tòng thế là vậy.
Chi là phần tĩnh của nhất khí là mốc khai sinh ra nhất khí nên tàng chứa nhân tố để tạo thành can, còn gọi là các can tàng trong chi. Ngũ dương tòng khí nên tại Dần Tỵ Thân Hợi tàng chứa khí ngũ dương. Ngũ dương tàng trong chi luôn ở thế Trường Sinh, Lâm Quan.
Nhìn ngũ âm, lấy ví dụ Ất can âm mộc. Ất tàng trong Mão, Thìn, Mùi là những vị trí Đế Vượng, Suy, Mộ của Giáp tức dương mộc, tức phần dương của mộc. Như vậy Ất tàng chi tại các vị trí Giáp vượng nhất (Mão), sau khi Giáp cường vượng (Thìn), và khi Giáp nhập mộ. Chứ Ất không từ Nhâm thủy vượng sinh ra, Ất không từ Quý thủy vượng sinh ra như các chuyển hóa ngũ dương can phía trên. Cho nên nói: Ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa. Thế ở đây là thế vượng thế quy tàng mộ của can dương đồng khí với nó. Tình nghĩa là chuyển hóa tương sinh ngũ hành. “Vô tình nghĩa” có nghĩa là: không do chuyển hóa tương sinh ngũ hành mà ra. Nói cách khác, ngũ dương tòng khí nghĩa là có tình nghĩa.
Đến đây thì bản chất âm dương của can lộ rõ. Dương đi trước thiết lập và do khí chuyển hóa mà thành, bất kể khí sinh ra nó có vượng, nó cũng không theo, có hóa thì mới có dương. Còn Âm xuất hiện khi dương cực. Theo Dịch Lý dương cực sinh âm, và âm cực thì sinh dương. Như vậy, một khí có hai phần âm dương. Phần Dương thể hiện thời xuất hiện, thời hành động, thời thịnh của khí đó. Phần Âm chính là mô tả thời suy thời quy tàng của khí. Dương chủ tán thì âm chủ hợp.
Nhậm Thiết Tiều đại ca bình chú Trích Thiên Tủy làm cho đàn em phía sau đọc mà phát chán. Mới đọc còn nghĩ đời sau giấu bài nhưng đọc đến phần Nhậm Thiết Tiều kêu oai oái vì sao Ất lại tử địa ở Hợi đất thủy vượng thì thấy thà không đọc bình chú còn đỡ nhầm, bất kể do Nhậm đại ca u tối hay đời sau chơi xấu. Ất mộc đâu do thủy sinh thành mà phải kêu oai oái vậy.
Lướt qua phần Luận Thiên Can thì thấy tinh thần dụng ý của Lưu Bá Ôn đại ca cho các can âm, rất rõ ràng: không ngại khắc chế, chỉ sợ thế yếu.

Giáp mộc tham thiên
Thoát thai yếu hỏa
Xuân bất dung kim
Thu bất dung thổ
Hỏa sí thừa long
Thủy đãng kỵ hổ
Địa nhuận thiên hòa
Thực lập thiên cổ.

Ất mộc tuy nhu
Khuê dương giải ngưu
Hoài đinh bão bính
Khóa phượng thừa hầu
Hư thấp chi địa
Kỵ mã diệc ưu
Đằng la hệ giáp
Khả xuân khả thu
Giả sử đây là nguyên bản, xem Lưu Bá Ôn đại ca dùng từ thế nào cho hai can âm dương. Với Giáp: tham, bất dung, bất dung, thực lập, toàn những động từ mạnh chủ động của can dương. Với Ất không thấy khắc, không thấy không tha, không thấy sáng lập chỉ thấy: khuê, giải, hoài, bão, khóa, thừa, và câu đằng la hệ giáp (buộc theo Giáp, gắn với Giáp) thể hiện rõ nhất “ngũ âm tòng thế”. Âm can cũng không có vị trí Kình Dương cũng là vậy.
Tóm lại Dương theo khí sinh ra, Âm theo Dương mà có, quy về đúng Dịch Lý.
Vậy mới thấy cách luận âm can dương can sinh khắc chế hóa thoải mái như nhau quả là kinh dị trong kinh dị.
Bổ sung thêm:
Vì sao người ta nói Dương Tử Âm Sinh, Dương Sinh Âm Tử, phía trên lại không nhắc đến. Thứ nhất, thuyết này nghe thì hay nhưng ngẫm ra không có cơ sở. Về Dịch Lý thì đúng vậy, nhưng là xét cho một cặp đôi âm dương sinh tử thuần túy, tức là không sinh thì tử không tử thì sinh. Nhưng hai vị trí Sinh và Tử trên vòng trường sinh thì không phải một cặp đôi âm dương hoàn toàn, mà chỉ là 2 trong 12 trạng thái của vòng trường sinh nên không thể hiện hoàn toàn Dịch Lý.
Hơn nữa, về Dịch Lý thì dương cực sinh âm âm cực sinh dương, tức dương chưa tử âm đã sinh trong dương và ngược lại. Âm và Dương không có ranh giới rõ rệt như sống chết. Ngoài ra, dụng Trường Sinh của can âm cần lưu ý thủ pháp khác biệt với can dương.

Sửa bởi thatsat: 22/07/2011 - 19:36


Thanked by 1 Member:

#10 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 22/07/2011 - 19:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 22/07/2011 - 15:37, said:

Đoạn trên tôi viết hơi vội nhưng người đã quen với bát tự không cần hình vẽ cũng hiểu được.
Tôi sẽ up hình lên rõ ý tránh anh em hiểu lầm, sau này anh em còn phát triển đao pháp đến đăng phong tạo cực như Lưu Bá Ôn đại ca.
Tôi vốn định up hình minh họa nhưng đọc lại thấy không cần thiết nữa, tôi viết còn dễ hiểu gấp trăm lần Lưu Bá Ôn đại ca và hàng triệu lần anh Nhậm Thiết Tiều hoa mắt. Phần ngũ hành của Lục thập hoa giáp cũng chỉ là biến hóa kỹ thuật tầm thường sau khi biết bản chất vẫn là ngũ khí lưu khắp các phương, can nào đến thời chi nào thì lưu hành nào, Giáp Tý Ngọ và Giáp Dần Thân qua các phương tương sinh còn Giáp Tuất Thìn đi qua các phương tương khắc đối đỉnh. Cho nên dừng loạt bài căn nguyên âm dương ngũ hành can chi tại đây.

Thanked by 1 Member:

#11 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 23/07/2011 - 09:51

Bổ sung:
Ngũ hành tương sinh, sinh thành, sinh hóa, hay sinh mà không sinh
Năm xưa đọc sách thấy ngũ hành tương sinh Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ tuần hoàn, trong đầu đột nhiên có ý nghĩ phải tìm điểm khởi nguyên của ngũ hành, hành nào có trước sau đó mới sinh ra các hành khác. Sau này trong 0.93 sát na đốn ngộ ra rằng 5 hành cùng sinh cùng diệt chuyển hóa không ngừng nhưng không có trước sau đầu cuối tạo thành thế viên mãn của tự nhiên vậy, rồi từ đó tiệm ngộ ra vô số chiêu thức, đao chiêu lệ không hư phát liên miên bất tuyệt như dòng thời gian vậy.
Vậy vì sao người xưa nói rằng: Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi, Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi, Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi, Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi, Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi. Đọc lời vậy mà đi theo lời như vậy thì không tài nào hiểu nổi ý người xưa.
Trước tiên, quay lại vì sao có thứ tự thủy trước rồi hỏa rồi mộc rồi kim, năm xưa theo dòng sinh khắc ngũ hành luận mãi không ra, sau này mới biết lúc này ngũ hành chưa có sinh khắc. Ngũ hành mô tả 5 phương, có mặt đất là có 5 phương, 5 phương cùng xuất hiện, không phương nào trước sau. Nhưng dòng thời gian tuôn chảy không ngừng, nếu để 5 phương đứng yên cứng đơ thì không thể mô tả được cái gì, yêu cầu bức thiết phải đưa thời gian vào thể hiện sự thay đổi của 5 phương, thời gian đại diện là thứ tự trước sau, nên phải đặt thứ tự cho ngũ phương để mô tả vậy. Do đó mà có số 1. Còn vì sao 1 quy cho thủy hoàn toàn là yếu tố kỹ thuật. Nếu có đầu tiên 1 trong 5 phương phải là đầu tiên. Phương nào làm đầu không thay đổi bài toán, vấn đề là đặt tiền đề một cách hợp Lý, nên không bàn ở đây.
Từ Thiên nhất sinh thủy, nhảy ngay sang Địa lục thành chi càng không hiểu gì. Từ từ quay lại thứ tự rồi mới thấy: từ 1 thủy đi đến 2 hỏa đến 3 mộc đến 4 kim, khi đó đầy đủ khí của 4 phương đã xuất hiện. Đây gọi là lúc Sinh. Bốn phương khi đó mới quy về trung ương gọi là nhập Thổ, sau khi nhập Thổ mới Thành. Sau khi nhập thổ Khí mới thành Chất, Thể mới thành Dụng. Sau khi nhập thổ mới có 6 7 8 9, 4 phương hình thành. Vậy mới có thể hiểu.
Lưu ý là thưở này ngũ hành đã thành nhưng vẫn chưa có sinh khắc. Thổ đóng vai trò TW, đóng vai trò cơ sở sản xuất chung cho cả 4 khí thành 4 chất. Không chỉ Hỏa khí quy tàng ở Thổ mà toàn bộ 4 khí đều quy tàng ở Thổ. Vì nhu cầu biểu diễn ngũ hành theo vòng tròn tuần hoàn mới đặt ra sinh khắc. Khi đưa thổ từ TW vào vòng tròn, lập tức có sinh khắc luân chuyển, nhưng cũng đồng thời với việc đó mà Thổ thành sai số của ngũ hành, Thổ thành sai số của 4 phương.
Cho nên sau này khi hậu học luận sinh khắc ngũ hành thỉnh thoảng lại gặp ngoại lệ, phải đặt là phản sinh phản khắc ngoại sinh ngoại khắc là vậy. Vì sinh khắc không phải bản chất của ngũ hành mà là mô tả tuần hoàn của ngũ hành. Bản chất của ngũ hành là 4 phương và TW.
Sai số sinh khắc này về sau thể hiện trên vòng 12 địa chi tại vị trí Hỏa Kim, theo bốn phương luân chuyển Đông Nam Tây Bắc thì sau Nam đến Tây không trái với tự nhiên, nhưng sau Hỏa đến Kim là sai lý tương sinh ngũ hành, nên mới có biệt lệ phải chấp nhận Kim Trường Sinh ở đất Hỏa là vậy. Đây là ngoại lệ duy nhất của nhà Ngũ Hành, cha mẹ (Thổ) đi vắng (về TW) mà ông bà (Hỏa) phải chăm sóc con cháu (Kim) vậy.
Bản chất âm dương của thiên can
Quay lại phần Sinh Thành để nói lên bản chất âm dương của Thiên Can. Nói ngắn gọn, 10 con số từ 1 đến 10 chính là 10 thiên can (tạm bỏ qua vấn đề thứ tự ở đây). Khí một phương phải do sinh rồi mới thành. Thiên can mô tả khí nên cũng phải sinh rồi mới thành, nên thiên can phải chia thành âm dương hai phần, phần đại diện cho sinh và phần thể hiện thành. Vậy bản chất âm dương của thiên can là SINH và THÀNH chứ không phải sinh tử sinh diệt. Phần Sinh là dương can, phần Thành là âm can. Nên dương can tòng khí, chủ động sáng lập 4 phương, sau đó quy tàng về thổ mà thành chất là âm can. Âm can xuất hiện do dương can quy tàng thổ mà có chứ không phải đợi dương can chết đi mới có. Âm Dương ở đây là SINH THÀNH chứ không phải SINH TỬ, là KHÍ THẾ chứ không phải SINH DIỆT.
Nhìn lại 12 chi tàng can thì thấy rõ biểu hiện này. Đất tứ mộ ngoài Mậu Kỷ sai số của thổ đặt vào còn lại tất cả đều chứa âm can, tức phần THÀNH của khí, phần TĨNH của khí, phần DỤNG của khí. Khí đã nhỏ đi mà thành Chất.

Bài viết có tham khảo Hà Đồ (nhìn 2 lần)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Sửa bởi thatsat: 23/07/2011 - 09:52


Thanked by 1 Member:

#12 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 25/07/2011 - 21:31

Đường về vô cực quả xa xăm mờ ảo!
Huynh đài đã trăn trở suy nghĩ về căn nguyên nguồn cội quả là kẻ thông minh ham học
Nhưng đường về căn nguyên quả là khó khăn

Tiền nhân để lại hậu nhân tiên thiên và hậu thiên, hà đồ lạc thư mà ko 1 lời giải thích.

Nếu tiền nhân biết dc khái niệm đường tròn, chuyển động, không gian 3 chiều... thì có lẽ khoa học phương đông ngày nay ko để khoa học phương tây bỏ xa như bây h!

Nói lang man hơi nhiều nếu ai hửu duyên sẽ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Tìm về ng cội nên bắc-thủy, nam-hỏa cũng là căn nguyên. Vậy xin hỏi thực tế!

Nếu mỗ ở nam bán cầu thì nam lạnh do gần nam cực, bắc nóng do gần xích đạo.

Vậy theo hảo hữu bắc lạnh là thủy, nam nóng là hỏa.

Vậy trường hợp ở trên, nam lạnh, bắc nóng thì sao?

Dĩ nhiên bắc-thủy, nam-hỏa là đúng nhưng đó là công nhận từ tiên thiên, hà đồ mà thôi!

Thân ái!

Thanked by 1 Member:

#13 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 25/07/2011 - 23:50

TranTienNam said:

Đường về vô cực quả xa xăm mờ ảo!
Huynh đài đã trăn trở suy nghĩ về căn nguyên nguồn cội quả là kẻ thông minh ham học
Nhưng đường về căn nguyên quả là khó khăn

Tiền nhân để lại hậu nhân tiên thiên và hậu thiên, hà đồ lạc thư mà ko 1 lời giải thích.

Nếu tiền nhân biết dc khái niệm đường tròn, chuyển động, không gian 3 chiều... thì có lẽ khoa học phương đông ngày nay ko để khoa học phương tây bỏ xa như bây h!

Nói lang man hơi nhiều nếu ai hửu duyên sẽ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Tìm về ng cội nên bắc-thủy, nam-hỏa cũng là căn nguyên. Vậy xin hỏi thực tế!
Đường về Vô Cực thì không xa, ở ngay dưới chân thôi.
Tiền nhân để lại Hà Đồ Lạc Thư không giải thích vì không cần giải thích, thêm lời cho thừa, hậu thế cười cho. Vòng tròn hai con cá âm dương cắn đuôi nhau là đặc sắc nhất của mô tả âm dương. Hà Đồ là mô tả đặc sắc 4 phương với sự ảnh hưởng của TW mà thành ngũ hành đồng thời đã ẩn chứa lý âm dương trong đó. Lạc Thư mô tả chuyển động liên hoàn của 4 phương và TW mà có bát quái.

Người xưa dư sức biết các khái niệm toán học cơ bản tôi trình bày phía trên. Khoa học Đông Tây lại là chuyện khác.
Nói thêm, người xưa học mệnh lý dễ hơn đời nay, vì ít man thư hơn đời nay.

TranTienNam said:


Nếu mỗ ở nam bán cầu thì nam lạnh do gần nam cực, bắc nóng do gần xích đạo.

Vậy theo hảo hữu bắc lạnh là thủy, nam nóng là hỏa.

Vậy trường hợp ở trên, nam lạnh, bắc nóng thì sao?

Dĩ nhiên bắc-thủy, nam-hỏa là đúng nhưng đó là công nhận từ tiên thiên, hà đồ mà thôi!

Thân ái!

Nam lạnh Bắc nóng thì bài toán trên sai. Nếu cố đi tiếp thì đảo ngược Nam Bắc lại, 360 độ là 1 năm, đảo ngược 180 độ thì sai số 6 tháng. Lá số Nam bán cầu sẽ tiến hoặc lùi đúng 6 tháng so với lá số Bắc bán cầu.

Đồ và Thư chỉ có thể mô tả một điển hình, còn lại người học phải tự tư duy trên cơ sở đó. Mệnh lý chỉ là bài toán xây dựng tiên đề và phát triển tiên đề bằng những quy luật hợp lý.

Có câu hỏi nào mạnh hơn không ?

Thanked by 1 Member:

#14 toahuongqui

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 122 Bài viết:
  • 388 thanks

Gửi vào 26/07/2011 - 06:15

Diễn đàn có ai là Việt Kiều tại Úc (sinh ra và lớn lên ở Úc) hay Việt Kiều Nam Mỹ (sinh ra và lớn lên ở Nam Mỹ - trừ Columbia, Venezuela, Guyana, Ecuador) có thể làm ơn post lá số của mình lên được không ạ?

Thanked by 1 Member:

#15 dinhman

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 310 Bài viết:
  • 322 thanks

Gửi vào 26/07/2011 - 09:42

Lá số bất cứ ai trên trái đất này...Xem lấy đúng giờ địa phương thì đều chuẩn....Mấy ông thầy Trung Quốc cũng tính theo giờ địa phương...

Tuy nhiên vì TQ gồm nhiều quốc gia bị Bắc Kinh đồng hóa...Nên sợ loạn...Ép buộc phải viết vào sách là giờ Bắc Kinh chuẩn mới cho xuất bản...Cá biệt có ông Thiệu Vĩ Hoa xung phong...Viết là: Tất cả Các quốc gia trên trái đất phải đổi ra giờ Bắc Kinh mới chuẩn....He he...

Thử hỏi ngày Tử Bình ra đời kinh đô nhà Tống nằm ở đâu...he he...

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |