Jump to content

Advertisements




Lá số Napoleon Bonapart không tính Sóc


139 replies to this topic

#121 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 07/09/2015 - 11:09

Chào cụ Vô Danh Thiên Địa
Ý cụ nói đều đúng cả, vì Vũ trụ là vô thuỷ vô chung vô cùng tận nhưng khi chúng ta xem xét 1 sự vật, sự việc mà tách rời hoàn cảnh cụ thể của nó thì không bao giờ tìm được bản chất vấn đề.
Thời gian mà cháu đề cập ở đây để chúng ta xem 1 lá số tử vi gắn với trái đất, mặt trăng và mặt trời trong hệ mặt trời này chứ ko phải thời gian của Vũ trụ nên nó sẽ đúng trong hệ quy chiếu cụ thể đó
Cảm ơn cụ

#122 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 07/09/2015 - 11:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:


Nếu lấy giờ Tý từ 24 đến 2 giờ thì cháu thấy có các vấn đề sau:

-Cứ cho là Tử vi có luật riêng của Tử vi đi. Nhưng thông lệ từ thời mùa quít người ta đã dùng 23 giờ làm mốc giờ Tý, và đã có khái niệm bán Tý (giữa Tý), tảo Tý (Tý đầu ngày), dạ Tý (Tý cuối ngày).... Sao Trần đoàn ko dùng khái niệm bán Tý, dạ Tý, tảo Tý có sẵn đó mà lại phải đi bịa ra nội hàm mới cho những khái niệm quá quen làm gì?
Tôi không biết ông Trần Đoàn đã làm gì, và từ góc độ của một người nghiên cứu Tử Vi bằng phương pháp hiện tại, nếu biết ông Trần Đoàn đã làm gì tôi chỉ xem đó là dữ liệu tham khảo, cần được đánh giá theo phương pháp hiện đại để xem nên theo hoặc bỏ.

Nhưng giả như ông Trần Đoàn thấy bán Tí, dạ Tí, tảo Tí v.v.. không áp được cho khoa Tử Vi thì dĩ nhiên ông phải bỏ chúng đi, và “bịa ra nội hàm mới” (dùng lại nhóm từ của cô), vì việc ấy bắt buộc phải làm. Đây cũng như Einstein “bịa ra nội hàm mới” cho “những khái niệm quá quen” (dùng lại nhóm từ của cô) của vật lý Newton; chỉ là chuyện phải làm khi người ta tìm ra chân lý mới và biết là “những khái niệm quá quen” đã phạm sai lầm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

-Khi ông ta dùng như thế, đương nhiên ông ta sẽ thường xuyên gặp vấn đề: vì "người ta", kể cả vua chúa (đến như Thanh thực lục, Ngọc phả nhà Thanh là ghi chép vào loại cẩn thận hết mức rồi, họ cũng chỉ ghi giờ Thìn, giờ Mão... chứ ko thấy ghi giờ Thìn ba khắc, giờ Mão một khắc...) quen dùng cái khái niệm phổ quát kia rồi, chứ lúc đẻ con thì chả ai có phân biệt đây là giờ Tý phổ quát, đây là giờ Tý dành cho bát tự, đây là giờ Tý Tử vi... mà ghi chép cụ thể. Suy ra nếu ông ta cứ thế bưng khái niệm giờ Tý "chuyên ngành" ra ngoài đời thì ông ta luôn gặp rắc rồi và sẽ thường xuyên phải xem 2 lá số.
… và đương nhiên nếu làm thế thì ông Trần Đoàn sẽ gặp rất nhiều vấn đề, giống như cô nói vậy. Nhưng đây là vấn đề mà mọi người khám phá ra cái mới đều gặp phải, chẳng lạ gì.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:


-Mà trong sách cổ có nói luật Tam thời đoán, tức là xem giờ a thấy ko đúng thì xem giờ a+1 và a-1 để tham khảo.
Với cách dùng dị biệt như trên, thì ông ta phải đặt luật Nhị thời đoán và Tứ thời đoán mới phải. Vì dụ người ta bảo sinh giờ Ngọ (11:00-13:00 theo quy ước thông thường) thì xem cả Tỵ lẫn Ngọ, còn cẩn thận thì xem Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi.
Chứ Tam thời đoán, thì cái giờ thứ ba kia là giờ trước hay giờ sau vậy? Chỗ này là chỗ lý tưởng để Trần Đoàn và các vị lý số cổ đả động cái chuyện "giờ Tý của tôi không giống như giờ Tý các vị thường dùng đâu nhá", nhưng họ không hề đề cập.

Luật tam thời đoán tự nhiên hơn nhị thời đoán, tứ thời đoán. Phương pháp của kỹ thuật hiện đại cũng thế: Giờ giả định cộng trừ một thành 3 giờ, tức “tam thời đoán”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

-Một số cách dùng hình ảnh, ví dụ: Thái Dương cư Ngọ gọi là Nhật lệ trung thiên, vậy trong tâm tưởng các nhà đẩu số đời đầu thì Ngọ vẫn là lúc Mặt trời cao nhất, dương khí tột cùng.
Nếu mà 24 giờ mới là Tý thì suy ra giữa Tỵ và Ngọ là điểm "trung thiên", nhưng chẳng thấy ai gọi Thái Dương cư Tỵ là Nhật lệ trung thiên cả?! Cháu chắc là không phải do Thái Dương cư Tỵ thì dịu dàng hiền lành không chuyên quyền đâu ạ. Ngọ thì cung Dương, Đế cung nhưng Tỵ được Bát Thuần Càn, và quan trọng mặt trời đang lên.
Ngọ chứa điểm cao nhất, rồi từ đó đi xuống vẫn ứng vì trong thập nhị chi cung Ngọ tính dương hợp tính Dương của Nhật. Tị không gọi là “nhật lệ trung thiên” vì cung Tị tính âm không hợp tính dương của Nhật, và hết giờ Tị rồi mặt trời vẫn chưa ở điểm cao nhất (điểm ấy chứa trong giờ Ngọ). Thành thử không thể dùng cách này để khẳng định người đặt ra nó muốn nói giữa trưa là giữa giờ Ngọ.

Nhưng ngay cả khi có bằng cớ (viết tay để lại) bảo rằng “tôi đặt ra cách ấy vì tôi muốn nói giữa trưa là giờ Ngọ” thì sự kiện này vẫn chỉ có giá trị tham khảo. Bởi người xưa chưa chắc đã đúng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

Về việc thư tịch thì đọc kỹ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



論人生時要審的確

如人生子亥二時最難定,準要仔細推祥,
如子時有十刻,上五刻屬昨夜亥時,下五刻屬今日子時[

Cháu thấy quả có vấn đề thật!
Vì ko có nguyên bản cổ chữ Hán nên cũng khó đoán, nhưng mà sách Hán-Nôm xưa của ta và tàu thì phần lớn không có dấu chấm, dấu phẩy đâu ạ, nên chấm phẩy đây 99% là do người biên soạn thời hiện đại tự ngắt câu. Thế nên trong giới Hán-Nôm có câu là "50% công đoạn dịch thuật nằm ở chấm câu. Ai chấm câu đùng thì dịch sẽ đúng."

Nếu ngắt câu như trên thì nghĩa là: Giờ Tý thì có mười khắc. năm khắc "đầu" (ở đây sẽ hiểu là "dạ Tý", 23:00-24:00) thuộc về giờ Hợi đêm hôm trước (tức giờ Hợi tương đương 21:00 đến 24:00), còn năm khắc "sau" thì tính vào là giờ Tý ngày hôm sau.

Còn ngắt câu như này
如子時有十刻,上五刻屬昨夜,亥時下五刻屬今日子時

Thì lập tức ý nghĩa biến thành :

Giờ Tý có mười khắc, năm khắc "đầu" (có thể hiểu là "tảo Tý", 00:00-01:00) thuộc về đêm hôm trước (tức là sinh vào 00:30 ngày X thì sẽ tính là sinh giờ Tý, ngày X-1), còn năm khắc mà tiếp nối sau giờ Hợi thì coi là giờ Tý của ngày hôm nay (tức là sinh vào 23:30 của ngày X thì coi là giờ Tý ngày X)
Dùng lý “tự nhiên” và lý cân xứng của cách đặt câu sẽ thấy cách ngắt câu thứ nhất hợp lý, cách ngắt câu thứ hai không hợp lý.
Sau đây tôi ghi lại âm Hán Việt để mọi độc giả tiện bề tham khảo:
1) Như Tí thời hữu thập khắc / thượng ngũ khắc thuộc tác dạ Hợi thời / hạ ngũ khắc thuộc kim nhật Tí thời.
2) Như Tí thời hữu thập khắc / thượng ngũ khắc thuộc tác dạ / Hợi thời hạ ngũ khắc thuộc kim nhật Tí thời.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

Còn Sách Thiên Thập bát phi tinh Tử vi đẩu số của NXB Tập văn 集文書局 thì dạ Tý lấy làm giờ Tý của "bản nhật" thì đúng rồi (chả hạn trong vòng ngày X thì 00:00 đến 01:00 và 23:00-24:00 đều coi là "giờ Tý của ngày X")

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì lấy y như Sách thiên Thập bát phi tinh:


关于子时的分割,尚有争论。有以晚上十一时至午夜一时,统归为当日之子时,即一交入十一时便作为新一日的开始,而中州派以十二时(零时)始为一天新的开 始。例如十五日晚上十一点至零点,为晚子时,该子时归十五日,零点至一点为早子时,该子时归十六日。若以十一点为分界,则统归十六日。


"Trung châu phái thì lấy mốc 24:00/00:00 làm khởi đầu của ngày mới, ví dụ đếm ngày 15, thì 23:00 đến 00:00 sẽ coi làm "vãn Tý" và quy về giờ Tý ngày 15, còn từ 00:00 thì tính mốc Tảo Tý và quy về Tý của ngày 16"

Trước giờ quả thật tôi không hề biết là phái Trung Châu của Vương Đình Chi dùng Tí trước Tí sau cho hai ngày khác nhau (giờ thì đã biết); có lẽ vì phái Trung Châu không được chú ý mấy ở Đài Loan.

Ở Đài Loan thì các phái nhắc đến Tí trước Tí sau (chỉ đọc thấy vài ba lần) tôi thấy đều nói là Tí trước Tí sau đều tính là thuộc ngày sau.

Tôi cũng chưa từng gặp một lá số nào an theo giờ Tí trước, thành thử chẳng mấy chú ý đến vấn nạn này mặc dù biết là nó hiện hữu trên lý thuyết.

Nhưng rốt ráo thì tất cả những điều này với tôi chỉ là dữ liệu. Tôi nghiên cứu Tử Vi bằng phương pháp khoa học nên chỉ đánh giá mọi quan điểm theo hai tiêu chuẩn:

1) Tiên quyết: Dữ liệu đủ nhiều để thỏa tính thuyết phục của khoa thống kê. (Tiếc rằng đa số các thuyết đòi giải quyết vấn nạn đều không thỏa điều kiện này).
2) Nếu 1 kể trên không được thỏa, thì theo thuyết nào không mâu thuẫn thực tế, không mâu thuẫn nội tại và không mâu thuẫn với nền tảng âm dương.

Trong trường hợp khoa Tử Vi, tôi thấy nền tảng phải là lý khai sinh, từ lý ấy cho giờ Tí trước ngày trước có vấn đề, thậm chí tôi cho rằng cho nửa đêm là giữa giờ Tí là đã không phù hợp với lý khai sinh rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

Còn cháu mạn phép bác nêu ý kiến riêng ạ: cháu cho là cho đến giờ, không đủ cơ sở để kết luận về các quy tắc được sử dụng trong Tử vi đẩu số là có tính chất khoa học hay là cần phải dựa theo lý luận của một ngành khoa học nào ạ.
Dĩ nhiên là không đủ cơ sở. Nên tôi chỉ xiển dương phong trào nghiên cứu Tử Vi bằng phương pháp khoa học hiện đại, nhưng không hề đả phá các phương pháp “phi khoa học”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

Cùng lắm thì theo một vài nghiên cứu cháu được biết, có thể chứng minh là những người sinh đầu năm và giữa năm thì thường thuộc những nhóm số phận khác nhau và đại loại vậy, như theo một thống kê cháu được biết thì sinh vào cuối Đông đầu Xuân dễ điên, tội phạm hơn (Không Kiếp/Scorpio, đại loại vậy... Cháu còn thấy các lá số giáp KK có khi cũng tai hại chả kém mệnh ở đấy tùy trường hợp, nhất là nếu vẫn còn hạn Scorpio). Nhưng đó mới là hiện tượng thôi, chưa thể nào chứng minh được nguyên nhân, cơ chế hoạt động đâu.

Cơ sở nào chứng minh được số phận những người sinh từ 23:00 - 00:00 là phải theo quy tắc toán học/lịch học nhất định nào đó, nếu căn cứ vào khoa học với những giới hạn nó hiện có ngày nay ạ? Có thể nó nghe "không hợp lý" theo cái ta đang cho là "khoa học", nhưng nhỡ... nó đúng thì sao ạ?

Thực ra khoa Tử Vi tây phương chưa có thống kê nào đáng gọi là “khoa học” cả. Ông phân tâm học gia lừng danh lịch sử Gustav Jung đã từng bắt đệ tử thu thập cả ngàn lá số mà rồi cuối cùng cũng đành bỏ hết, (một phần) vì nhận ra rằng cách thu thập lá số của mình không thỏa đòi hỏi bất định của khoa xác xuất thống kê. Sự kiện lịch sử này có thể google ra.
“Khoa học” là một từ bị lạm dụng rất nhiều. Ngay cả giới khoa học, nhiều khi phát ngôn bừa bãi, thậm chí lên án người khác, chỉ vì không hiểu (hoặc chạy trốn sự thật) rằng khoa học có giới hạn nghiêm trọng của nó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

Như kiểu một số "vật" (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) mà "lý thuyết khoa học hiện đại" bảo vô lý không thể tồn tại được vì nó quá lớn so với cái mà vũ trụ như con người đang hiểu về nó có thể sản sinh ra, nhưng nó vẫn cứ tồn tại.
Xem trên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:


Cháu sinh đúng ngày cuối của Cancer cháu biết, vẫn ảnh hưởng Leo nhiều ra phết.

Nên cháu cho là dù gì ta vẫn cứ nên coi trọng việc tìm tòi xem cổ nhân nói thế nào và cũng chưa thể gạt bỏ hẳn cái "ngộ" (không khoa học) ra khỏi khoa Tử vi được. Còn để tiến gần đến sự thực thì chỉ có nước thực nghiệm nhiều.
Cô rõ ràng có ảnh hưởng Leo (đã ra chiêu nhất định phải thắng mới được)! Nhưng ảnh hưởng lớn hơn của Cancer giúp cô dễ thành công trong huyền học. Và dù cô sinh ngày cuối tuổi Cancer thì cô vẫn có cái cốt của Cancer là ngoài cứng trong mềm, luôn luôn cần nơi ẩn náu.

Thanked by 1 Member:

#123 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 07/09/2015 - 11:49

Phương Đông cho rằng mọi thứ khởi đầu là nước, cho nên Thiên nhất mới sinh ra thủy.
Phương tây cho rằng mọi thứ bắt nguồn từ lửa, cho nên Lửa và ánh sáng là sức mạnh của chính nghĩa.
Kì thực, quả đất được tạo ra bằng quầng lửa (Đốt cháy những kim loại khiến chúng nóng đỏ và khếch tán nhiệt, từ trường..) có độ sâu khoảng vài ngàn km, thứ mà nguyên tắc hoạt động giống hệt như mặt trời. Quá trình tích tạo vật chất, đi kèm với dung nham khuyếch đại của nó đã tạo ra lớp vỏ trái đất (Thứ mà chỗ dày nhất cũng không quá 70km).

Hãy thử tượng tưởng Trái đất là một quả táo cắn dở, thì đương nhiên lớp vỏ chúng ta đang sống cũng mỏng không khác gì lớp vỏ của quả táo.
Và, cần phải xem lại thuyết 12 địa chi, bởi vì lục địa (Đại địa) chúng ta đang sống thực ra chia làm 14 mảnh (Hay là vì lý do này nên có thêm Tuần triệt). Chúng liên tục di chuyển, khi nhập vào nhau thì tạo ra các đợt tạo sơn (Long mạch) khi tách nhau ra thì t*o lên các dòng sông lớn các khe nứt (cũng thuộc Long mạch và huyện vị). Khoảng 10 triệu năm nữa, chúng ta có thể đi từ hai đầu nước mĩ bằng ô tô trong vòng 1h với tốc độ khoảng 100km/h. Vì chúng sẽ sớm sát gần vào nhau.
Khi nhiệt lượng của hạt nhân (Thiếu dương là đây chăng) phát xạ, phun trào thì bị làm lạnh bởi không khí xung quanh (Rất lạnh đó, ví như chúng ta bay cao khoảng 10.000m bằng Boeing 777 sẽ thấy báo nhiệt độ bên ngoài toàn âm 10 độ c). Khiến 2 nguyên tố Oxy (Cần cho sự cháy) và H2. cần cho sự lưu chuyển dòng khí kết hợp lại tạo thành H20, hay còn gọi là nước. Đó là quá trình kết tinh (Kết tủa đó) của phản ứng hóa học đơn giản nhất. Nhưng phương đông cho rằng nó là khởi đầu nên Thiên nhất sinh thủy.
Kì thực, lửa là thứ tồn tại trước nhất, lửa hun đốt thui rèn đến mức dung nham (Kim loại) nhão mềm ra và thành Đá sói, rồi nước bào mòn đá sỏi để ra đất.
Do đó, Tứ Nguyên Tố: Lửa - Khí - Đất - Nước khởi nguồn của chiêm tinh phương tây cho rằng: Bạch Dương là ngọn lửa bắt đầu cho 12 cung hoàng đạo là hoàn toàn xác đáng.

Tôi sẽ làm 1 câu hỏi tìm giới hạn như lẽ thường của những vấn nghi:

"Qua đây, tôi cũng đặt một dấu hỏi to đùng cho "Mệnh đề" của Dịch. Thiên Nhất sinh thủy.".

Đôi khi những thứ tưởng là mệnh đề (tiền đề) cần được phá bỏ. Phả bỏ chúng để xác lập một giới hạn khác, bao hàm cả những cái đã được mệnh đề cũ bao quát. Đơn giản vậy thôi.

Sửa bởi Vô Thường: 07/09/2015 - 11:51


Thanked by 1 Member:

#124 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 07/09/2015 - 12:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quangdct, on 07/09/2015 - 11:09, said:

Chào cụ Vô Danh Thiên Địa
Ý cụ nói đều đúng cả, vì Vũ trụ là vô thuỷ vô chung vô cùng tận nhưng khi chúng ta xem xét 1 sự vật, sự việc mà tách rời hoàn cảnh cụ thể của nó thì không bao giờ tìm được bản chất vấn đề.
Thời gian mà cháu đề cập ở đây để chúng ta xem 1 lá số tử vi gắn với trái đất, mặt trăng và mặt trời trong hệ mặt trời này chứ ko phải thời gian của Vũ trụ nên nó sẽ đúng trong hệ quy chiếu cụ thể đó
Cảm ơn cụ
Ý tôi không phải như cái ý trên của quangdct. Nó là đời thường "thực tại" nhưng xin miển bàn thêm như đã viết .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 07/09/2015 - 11:49, said:

Phương Đông cho rằng mọi thứ khởi đầu là nước, cho nên Thiên nhất mới sinh ra thủy.
Phương tây cho rằng mọi thứ bắt nguồn từ lửa, cho nên Lửa và ánh sáng là sức mạnh của chính nghĩa.
Kì thực, quả đất được tạo ra bằng quầng lửa (Đốt cháy những kim loại khiến chúng nóng đỏ và khếch tán nhiệt, từ trường..) có độ sâu khoảng vài ngàn km, thứ mà nguyên tắc hoạt động giống hệt như mặt trời. Quá trình tích tạo vật chất, đi kèm với dung nham khuyếch đại của nó đã tạo ra lớp vỏ trái đất (Thứ mà chỗ dày nhất cũng không quá 70km).

Hãy thử tượng tưởng Trái đất là một quả táo cắn dở, thì đương nhiên lớp vỏ chúng ta đang sống cũng mỏng không khác gì lớp vỏ của quả táo.
Và, cần phải xem lại thuyết 12 địa chi, bởi vì lục địa (Đại địa) chúng ta đang sống thực ra chia làm 14 mảnh (Hay là vì lý do này nên có thêm Tuần triệt). Chúng liên tục di chuyển, khi nhập vào nhau thì tạo ra các đợt tạo sơn (Long mạch) khi tách nhau ra thì t*o lên các dòng sông lớn các khe nứt (cũng thuộc Long mạch và huyện vị). Khoảng 10 triệu năm nữa, chúng ta có thể đi từ hai đầu nước mĩ bằng ô tô trong vòng 1h với tốc độ khoảng 100km/h. Vì chúng sẽ sớm sát gần vào nhau.
Khi nhiệt lượng của hạt nhân (Thiếu dương là đây chăng) phát xạ, phun trào thì bị làm lạnh bởi không khí xung quanh (Rất lạnh đó, ví như chúng ta bay cao khoảng 10.000m bằng Boeing 777 sẽ thấy báo nhiệt độ bên ngoài toàn âm 10 độ c). Khiến 2 nguyên tố Oxy (Cần cho sự cháy) và H2. cần cho sự lưu chuyển dòng khí kết hợp lại tạo thành H20, hay còn gọi là nước. Đó là quá trình kết tinh (Kết tủa đó) của phản ứng hóa học đơn giản nhất. Nhưng phương đông cho rằng nó là khởi đầu nên Thiên nhất sinh thủy.
Kì thực, lửa là thứ tồn tại trước nhất, lửa hun đốt thui rèn đến mức dung nham (Kim loại) nhão mềm ra và thành Đá sói, rồi nước bào mòn đá sỏi để ra đất.
Do đó, Tứ Nguyên Tố: Lửa - Khí - Đất - Nước khởi nguồn của chiêm tinh phương tây cho rằng: Bạch Dương là ngọn lửa bắt đầu cho 12 cung hoàng đạo là hoàn toàn xác đáng.

Tôi sẽ làm 1 câu hỏi tìm giới hạn như lẽ thường của những vấn nghi:

"Qua đây, tôi cũng đặt một dấu hỏi to đùng cho "Mệnh đề" của Dịch. Thiên Nhất sinh thủy.".

Đôi khi những thứ tưởng là mệnh đề (tiền đề) cần được phá bỏ. Phả bỏ chúng để xác lập một giới hạn khác, bao hàm cả những cái đã được mệnh đề cũ bao quát. Đơn giản vậy thôi.
Nếu hiểu theo thứ tự thuỷ sinh đầu tiên thì thuỷ ở đâu ra? Tương tự cho Hoả .

#125 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 07/09/2015 - 15:21

Ông Vô Danh Thiên Địa hình như chưa đọc kĩ lắm bài viết của tôi: Thủy là do 2H2+ 02= 2H20.

Lửa sinh ra từ nhiệt lượng khuyếch tán do chuyển động ma sát từ khối kim loại ở hạt nhân trái đất.

Tôi tin rằng ông sẽ hỏi Khối Kim loại sinh ra từ đâu. Đố ông biết nó sinh ra từ đâu?

Đố luôn ông vỏ trái đất được tạo ra theo cách nào?

#126 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8839 thanks

Gửi vào 07/09/2015 - 15:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 07/09/2015 - 12:40, said:

Nếu hiểu theo thứ tự thuỷ sinh đầu tiên thì thuỷ ở đâu ra? Tương tự cho Hoả .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thất chính gồm có Nhật Nguyệt và ngũ tinh. Theo thứ tự hướng tâm thì Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất (thổ), Kim tinh, Thủy tinh. Đó là chiều tương sinh mộc hỏa thổ kim thủy. Trái đất chính là thổ trung ương. Quan điểm thổ trung ương sau này được quán triệt sâu sắc trong đường lối các môn thuật số. Nhiều người nghĩ Trung Quốc họ thích vậy. Kỳ thực do trái đất là trung tâm.

Nói ngũ hành là gì có thể trả lời chính là ngũ tinh. Hỏi ngũ tinh là gì ? Trỏ lên trời bảo quy ước vậy. Hỏi vì sao gọi là kim là thủy ? Thì bảo quy ước vậy dựa trên sự quan sát phương hướng các sao. Đồng thời gán luôn Đông mộc Tây kim. Vì Sao mộc mọc ở phương đông, sao Kim mọc ở phương tây.

Tiên đề cho mọi môn đẩu số chính là bố trí tinh đẩu trên trời.

Vì sao có con số 12 năm, vì sao Mộc quay quanh mặt trời 12 năm trái đất. Cho nên có thể dùng sao Mộc để đo các khoảng 12 năm một.

Vì sao có chu kỳ 60 Hoa Giáp, vì Saturn quay quanh mặt trời lâu gấp 30 lần thời gian Trái Đất quay quanh mặt trời. Cho nên có thể dùng Saturn làm thước đo khoảng thời gian 30 năm. Con người từ quan sát thiên tượng mà lập ra các môn thuật số. Chứ con người không dựa vào "sự hợp lý" chủ quan mà bày bố tinh đẩu trên bầu trời.

Cho nên nguồn gốc của ngũ hành rất giản dị. Nó chỉ là mô tả năm hành tinh trên trời. Còn vì sao có ngũ tinh. Thì Chúa sắp xếp vậy.

Vì sao ngũ tinh và thất chính ảnh hưởng số mệnh con người ? Trả lời là vì nó bao quanh trái đất và gần cận trái đất nên ảnh hưởng tới con người trước. Các hành tinh xa xôi xét sau.

Vì sao không phải 13 mà là 12. Rồi vì sao không phải 31 mà là 30 thì trả lời rằng trên bầu trời thấy vậy thì mô tả vậy.

Sửa bởi AlexPhong: 07/09/2015 - 15:52


#127 Atula07

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 477 Bài viết:
  • 639 thanks

Gửi vào 07/09/2015 - 16:46

Sở dĩ Trung Hoa là cái nôi của tử vi đẩu số, vì khu vực địa lý của nó rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chiêm tinh học
Ngồi trên những đỉnh núi cao chọc trời, ng ta có thể dùng kính thiên văn quan sát quy luật di chuyển của các chòm sao
Bên Ý thì có Galileo Galilei là ng đưa nền khoa học vũ trụ lên tầm cao mới
Tuy nhiên, tây phương phát triển vượt bậc hơn, vì họ không dấu dốt, sẵn sàng đón đầu mọi thử thách để bảo vệ luận điểm của mình. Và những sáng kiến của họ đc mọi ng trân trọng và công nhận.
Á đông thì đủ thứ phái, phái A, phái B, phái C, phái ABC kết hợp, phái lùm xùm, tào lao phái, siêu nhân phái, vv..vv

Quay về với chiêm tinh học vũ trụ là trở về đúng với cội nguồn của tử vi đẩu số

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#128 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2509 thanks

Gửi vào 07/09/2015 - 18:03

Theo ý kiến cá nhân.
Nên xem Trung Quốc là nơi lưu giữ, tổng hợp và phát triển của nhiều nền văn hoá tổng hợp lại do nguồn gốc du mục, giao thương, chinh phục nên có cơ hội thu thập nhiều.

Chứ muốn bắt đầu chiêm tinh và hệ thống lại thì phải thuộc 1 nền văn minh ở yên 1 chỗ kinh độ vĩ độ 1 thời gian dài.
Hoàng Đế được xem như thuỷ tổ của Trung Quốc vốn thuộc các bộ lạc du mục (văn hoá du mục trải dài từ Châu Âu đến Hàn Quốc, nên lâu lâu nổi lên khi có vua của các vua thảo nguyên như Hung Nô Atila hay Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn rồi tan rã nhanh chóng). Mà mấy bộ lạc này di chuyển theo đàn gia súc, dựa vào khí hậu hay nguồn nước cứ đi loanh quanh lên xuống ngang dọc,tránh mùa đông... 1 vùng thảo nguyên rộng lớn sao đo và so sánh chính xác được bóng nắng mặt trời, mực nước sông... để thống kê rồi xác định mùa màng, năm( Muốn dùng thiên văn làm la bàn thì phải hệ thống được mấy cái này trước. Muốn lấy số liệu thì phải ở yên 1 chỗ rồi lấy.)

Chắc là học được đâu đó trong quá trình chăn thả, buông bán, chinh phục rồi khi biết đóng đô ở 1 chỗ rồi thì gom lại tổng hợp, phát triển lên. (ít nhất còn biết phát triển lên chứ ko nhái như hiện nay).

Nói về đô thị cổ có tiềm năng hệ thống được chiêm tinh đầu tiên rồi lan toả ra khắp thế giới (bao gồm TQ cổ) thì phải là Ai Cập, Ấn Độ hay Lưỡng Hà ( Ko tính Nam Mỹ).

#129 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 07/09/2015 - 21:24

VDTT said:

LinnaeaBorealis said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì lấy y như Sách thiên Thập bát phi tinh:


关于子时的分割,尚有争论。有以晚上十一时至午夜一时,统归为当日之子时,即一交入十一时便作为新一日的开始,而中州派以十二时(零时)始为一天新的开 始。例如十五日晚上十一点至零点,为晚子时,该子时归十五日,零点至一点为早子时,该子时归十六日。若以十一点为分界,则统归十六日。


"Trung châu phái thì lấy mốc 24:00/00:00 làm khởi đầu của ngày mới, ví dụ đếm ngày 15, thì 23:00 đến 00:00 sẽ coi làm "vãn Tý" và quy về giờ Tý ngày 15, còn từ 00:00 thì tính mốc Tảo Tý và quy về Tý của ngày 16"

Trước giờ quả thật tôi không hề biết là phái Trung Châu của Vương Đình Chi dùng Tí trước Tí sau cho hai ngày khác nhau (giờ thì đã biết); có lẽ vì phái Trung Châu không được chú ý mấy ở Đài Loan.

Vụ này thấy cũng lạ!

Sách Tử Vi Trung Châu của Vương Đình Chi cũng được dịch sang tiếng Việt và tư liệu của phái này cũng được dịch rãi rác trên các diễn đàn nhưng cũng khá bất ngờ với việc VDC lấy Tí trước Tí sau như trên. Vị nào có sách có thể nào cho biết trong sách VDC lấy giờ ra sao.

Sửa bởi NgoaLong: 07/09/2015 - 21:43


Thanked by 1 Member:

#130 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 08/09/2015 - 04:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 07/09/2015 - 15:21, said:

Ông Vô Danh Thiên Địa hình như chưa đọc kĩ lắm bài viết của tôi: Thủy là do 2H2+ 02= 2H20.

Lửa sinh ra từ nhiệt lượng khuyếch tán do chuyển động ma sát từ khối kim loại ở hạt nhân trái đất.

Tôi tin rằng ông sẽ hỏi Khối Kim loại sinh ra từ đâu. Đố ông biết nó sinh ra từ đâu?

Đố luôn ông vỏ trái đất được tạo ra theo cách nào?
Vothuong hình như không hiểu cách đặc vấn đề của câu hỏi và cách lập thuyết của người xưa từ hàng ngàn năm trước thì nó khác hẳn cái nhìn bây giờ theo cái nhìn khoa học. Câu đố thì tui không biết ( đúng hơn là không còn nhớ chi tiết vì học nó thời trung học mấy chục năm rồi nhưng đó cũng chỉ là giả thuyết của các nhà khoa học) nên Vothuong chịu khó google vậy .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 08/09/2015 - 04:22


#131 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 08/09/2015 - 08:41

Ông lại kết luận võ đoán, quote lại bài của tôi và hỏi tôi một câu rất bâng quơ. Muốn người khác tiếp tục mình cần phải show ra chứ nhỉ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài viết của tôi là một góc nhìn khác, đơn giản là tôi nêu đầy đủ luận cứ luận chứng rõ ràng. Tôi không thích "Thiên nhất sinh thuỷ" đấy (Cứ cho là vậy đi). Và tôi chứng minh là Lửa sinh ra trước tiên.

Hay ông định chơi chiêm tinh học với tôi? Tôi có thể ngồi bàn với ông về Galaxy Map và một số giả thuyết còn hay hơn cả cái ông bô lô ba la lung tung xưa nay.

Còn ông thích nói về "cách lập thuyết" thì tôi cũng tiếp ông được. Với điều kiện ông viết một bài cho ra hồn ông nhé.

#132 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 08/09/2015 - 11:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 08/09/2015 - 08:41, said:

Ông lại kết luận võ đoán, quote lại bài của tôi và hỏi tôi một câu rất bâng quơ. Muốn người khác tiếp tục mình cần phải show ra chứ nhỉ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài viết của tôi là một góc nhìn khác, đơn giản là tôi nêu đầy đủ luận cứ luận chứng rõ ràng. Tôi không thích "Thiên nhất sinh thuỷ" đấy (Cứ cho là vậy đi). Và tôi chứng minh là Lửa sinh ra trước tiên.

Hay ông định chơi chiêm tinh học với tôi? Tôi có thể ngồi bàn với ông về Galaxy Map và một số giả thuyết còn hay hơn cả cái ông bô lô ba la lung tung xưa nay.

Còn ông thích nói về "cách lập thuyết" thì tôi cũng tiếp ông được. Với điều kiện ông viết một bài cho ra hồn ông nhé.
Gì mà nghiêm trọng thế . Chúng ta hảy bàn cái câu "Thiên nhất sinh thuỷ" và "Địa nhị sinh hoả" xem ý của người xưa họ nói như thế nào , có phải là thuỷ có trước rồi mớí có hoả theo ý nghĩa của số 1 và 2 là số thứ tự hay không thôi còn khoa học ngày nay giải thích như thế nào thì google hay đọc mấy báo science hay research chuyên ngành chứ đâu vào chổ này mà bàn làm gì .
Các câu này đều có hai mệnh đề , đầy đủ là :
"Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi
Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi
Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi
Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi
Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi"
Vậy nếu hiểu theo số 1,2,3,4,5 là số thứ tự thuỷ có trước rồi đến hoả rồi đến mộc rồi đến kim rồi đến thổ sau cùng thì khi dịch nghĩa nó có hợp với' mệnh đề thứ 2 không ?
Kế đến lý thuyết ngũ hành sinh khắc là một vòng kín như vậy nó có mâu thuẩn với cách hiểu số 1,2,3,4,5 theo số thứ tự trước sau không ?
Đe6'n đây Vothuong hiểu cách đặc vấn đề của câu hỏi của tôi rồi chứ ? Đáp án thì tu+. chính mình trả lờ theo hiểu biết suy xét của mình .

#133 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 08/09/2015 - 14:20

Vấn đề ông nói tôi đã đề cập khá nhiều lần về cách dụng Âm/Dương cho số, và dụng ngũ hành đề phân trước sau.

Thiên nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.
Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.
Nghĩa Là:

Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Ðất 6.
Số Ðất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.
Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Ðất 8.
Số Ðất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.
Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Ðất 10.
1/3/5 là Dương và 2/4 là Âm.
Như vậy Kim/Hỏa dụng âm trước Dương sau. Chính là bí quyết của cách Kim Hỏa phùng không huyền thoại. Cũng là bí quyết của nhiều tuyệt chiêu dụng phản cách/ điều này thể hiện ở lá số Khang Hi.
Xin được bình tiếp số ông.

Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuViLySo.Org



Như vậy:



Số trời (Dương) là 1,3,5,7,9


Số đất (Âm) là 2,4,6,8, 10 (0).



Thủy <-> hỏa - mộc <> kim - Thổ.



Để ý thấy rằng: Khi ghép ngũ hành sẽ phân được trước sau cho Âm Dương. Và 2 hành khắc nhau (Thủy Hỏa, Mộc Kim) là nơi dụng âm trước dương sau. (2-4).



Nên nó hoàn toàn không có gì là bất hợp lý cả.



Hơn nữa hành khí đi từ trái qua phải, đi từ ngoài vào trong hình xoắn ốc



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghĩa là nó không phải là một "vòng" kín như ông lầm tưởng. Nó là hình xoắn ốc, xoắn ốc mới có trước sau.



Nhân đây, ông thích bàn về ngũ hành hỏi ông luôn đoạn này:



Ví dụ: Thổ khắc Thủy.



Thủy 1-6


Thổ 5-10.(0)



Vậy ông có biết 1 với 5 khắc nhau khác với 1- 10 (0) hay 6 - 5 khác với 6 - 10 (0) như thế nào không?




Và hơn hết, việc ông nêu ra Thiên Nhất Sinh thủy nghĩa là ông vẫn coi nó là mệnh đề.


Còn cái thứ giả tưởng mà tôi viết bên trên kia về địa cầu, tôi đã đi ra khỏi mệnh đề đó. Bao hàm và phá bỏ nó. Cũng như Einstein đã làm với thuyết của Newton vậy.



Thưa ông kính mến.



Thanked by 1 Member:

#134 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 09/09/2015 - 02:26

Vothuong đi xa rồi . Cái lý trên là Vothuong lấy từ sách xưa hay tự mình suy ra ? Nếu lấy từ sách xưa thì xác định nguồn gốc rồi tôi sẽ suy nghĩ về nó còn từ thuyết vothuong suy ra thì tôi không ý kiến . Tôi không chế ra ngũ hành mà nó là vòng kín theo sách xưa ghi thuật lại nên không có lầm tưởng gì hết . Thuye6^t của vothuong cho nó là sai thì đó là chuyện của vothuong, tôi căn cứ vào những gì lưu truyền lại và hiểu đúng theo những gì họ muốn nói chớ chẳng phe^ bi`nh đúng hay sai cua? thuye^'t , vothuong nên hiểu rõ điều này .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 09/09/2015 - 02:31


#135 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 09/09/2015 - 08:53

Tôi không có điều nào tự đưa ra ở trên cả. Nếu ngay cả những điều tôi nói bên trên ông không biết nó bắt nguồn tự đâu. Thì nghĩa là chúng ta khó dung hợp để giao lưu thêm. Ông giữ sức khỏe nhé. Chào ông ạ.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |