Jump to content

Advertisements




Lá số Napoleon Bonapart không tính Sóc


139 replies to this topic

#91 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 10:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 05/09/2015 - 10:34, said:

Cô Linna. Cô tình cờ xử dụng một dạng của cái vòng nghịch lý về “thời điểm” mà ông Zenon làm khổ các triết gia Hy Lạp mấy ngàn năm trước rồi.
Nhưng thực ra đáp án rất giản dị. Tạm gọi điểm Sóc là kinh tuyến 0.00, đương nhiên nó trùng với kinh tuyến 24:00. Đây là singular point (tiếng Việt là gì?) của bài toán Sóc, muốn nghĩ nó là mùng 1 hay mùng 2 đều được (và tha hồ cãi nhau đến ngày tận thế!). Nhưng ngoài điểm singular point đó ra, luật “ ngày có Sóc = mùng 1” khiến mọi nơi khác đều có tính độc nhất.

Tại sao dám nói vậy? Cách hay nhất là giả sử một trường hợp rồi tính ra sẽ thấy ngay. Giả sử một nơi A, một bà thiên văn gia biết là thời điểm Sóc vừa xảy ra tức thì, so lại đồng hồ thấy là lúc 2:03 giờ sáng. Bà tức thì ghi xuống “Sóc xảy ra lúc 2:03 ngày mùng 1”, không thể nào có chuyện ghi xuống ngày 30 tháng trước, hoặc mùng 2.

Tương tự, ở nơi B, một ông thiên văn gia biết là thời điểm Sóc vừa xảy ra, xem đồng hồ thấy là 23:03 giờ, tất ghi xuống “Sóc xảy ra lúc 23:03 giờ mùng 1”, không thể nào có chuyện ông này ghi xuống ngày 30 hoặc mùng 2 được.
Và đây chính là ưu điểm to lớn của khoa Tử Vi, vì Tử Bình quả là có vấn đề ngày như cô nói.

Tôi khẳng định lại: Cách định giờ phút khai sinh của Tử Vi (bằng thời điểm Sóc) khiến nó không hề bị cái vấn nạn ngày (như cô đề ra) mà khoa Tử Bình sẽ mãi mãi chẳng bao giờ giải quyết thỏa đáng được. Lý này tôi đã viết trong TVHTKH2.

(Riêng nơi ứng với 0:00 và trùng với 24:00 giờ thì là điểm singular point, giải quyết bằng cách lấy cả hai lá số rồi so sánh).

Các phần khác cô viết tôi chưa kịp xem kỹ nên chưa có ý kiến.



Cháu không nghĩ nó giản dị bác ạ.

Không giản dị ở cái điểm này: anh Alexphong nói là dùng cách của bác thì không có cái quy chuẩn gì để quy đối từ ngày Dương lịch sang Âm lịch, chính thực cái mà anh ấy đang nghĩ đến không phải là bị trói vào Dương lịch như anh Ngoa Long nói đâu, nhưng lại khó mà diễn đạt ra được.


Bác tương tượng thế này: Sóc ở London xảy ra vào 0 giờ ngày 23 thì cùng lúc cũng ở London, nó là 24 giờ ngày 23, 0 giờ ngày 24 đúng không ạ?


Vậy cháu ở Há Nội, ngày 23, cháu có thể lý luận rằng ở Hà Nội (cứ cho là cách London đúng 7 múi giờ về phía Đông đi), ngày 23 là ngày Sóc và Sóc xảy ra vào 7 giờ ngày 23 tại Hà Nội.

Nhưng đến ngày 24 dương lịch, cháu cũng có thể lý luận rằng, đâu có mà, Sóc xảy ra vào 7 giờ ngày 24 đó chứ.


Cách của bác đương nhiên sẽ cho ta biết chính xác ngày mùng 1, nhưng cái ngày mùng 1 này nó chỉ tồn tại trên lý thuyết mà thôi, vì khi ta dán nó vào mặt cái thực tế mang tên trái đất, thì ta sẽ dán vào 23 hay 24 dương lịch vậy?

Cái trò thời gian quay vòng, đương nhiên là đau đầu, nhưng có thể nó mới phản ánh đúng thực tế: chúng ta đang không sống trên một mặt phẳng.

Nói một cách khác: khi áp lý bình đẳng vào, kể cả loại yếu tổ dương lịch ra, thì một cách "hoàn toàn khoa học mà nói" thì một ngày có thể là Sóc mà cũng đồng thời không phải ngày Sóc. Vì ngày đó có là Sóc hay không thì nó vẫn đồng thời là X và X+1 - Với tư cách là X thì nó là Sóc mà với tư cách X+1 thì nó ko phải Sóc.

#92 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 11:29

Cô Linna,

1) Dương lịch chỉ là một quy ước nhân tạo, công thức giản dị.

2) Tính ngày âm lịch (theo sóc) từ dương lịch chỉ là một bài toán đại số, không phức tạp gì, và không dính líu gì đến vấn đề 1 hoặc 2 ngày đâu. Rõ hơn, bài toán dương sang âm lịch theo sóc chỉ có một lời giải, không bị cảnh 2 ngày như cô lo ngại đâu.

Thí dụ: Sinh ra ở Congo, ngày 15 tháng 7 dương lịch, 2015 lúc 3 giờ 20 chiều. Cứ theo lịch astro calendar của Hồ Ngọc Đức (theo kinh tuyến ứng với Congo) đọc xem 15 tháng 7, 2015 ứng ngày âm lịch nào. Giản dị vậy thôi là đã gần đúng với lịch Tử Vi lý tưởng rồi, chỉ sai (ước lượng) khoảng vài phần trăm trường hợp thôi.

Góp ý vài lời.

Sửa bởi VDTT: 05/09/2015 - 11:41


Thanked by 1 Member:

#93 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 11:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

…Trên thực tế quản lý cuộc sống, người ta bỏ cái điểm phiền toái này = cách... cứ đặt ra quy ước thôi (là cái gì xảy ra ở kinh tuyến gốc thì chỉ thuộc về 0 giờ ngày X thôi), nhưng đã khoa học thì phải khoa học đến nơi chứ ạ?

Hay phân tích từ 1 góc độ khác (cũng ra kết quả y chang):

Bác nói lý "bình đẳng", tức là London chạy sau Bắc Kinh 8 giờ hay chạy trước 16 giờ đều được.

Nhưng đã bình đẳng thì nó phải bình đẳng nguyên cục chứ. Tháng với ngày, năm vốn là những đơn vị đo thời gian tương đối độc lập. Không ngẫu nhiên mà trong mọi hệ thống lịch pháp xưa giờ thì đơn vị tháng là dễ bị suy xuyển căn chỉnh nhất.
Ghi lại phần này để độc giả theo dõi không bị ngắt quãng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 04/09/2015 - 23:39, said:

Vì giờ giả sử ko có Mặt trăng thì không có tháng mà vẫn có ngày, năm như thường, và London vẫn "bình đẳng" với Bắc Kinh như thường. Như vậy đã bình đẳng thì phải nói là: lúc nào London cũng chạy sau Bắc Kinh 8 tiếng và chạy trước Bắc Kinh 16 tiếng cùng lúc.
Nên chừng nào bác còn dùng giờ và ngày của Trái đất, của cái thực thể hình củ khoai tây tự quay chung quanh mình này, để định ra mốc tháng thì tháng còn phụ thuộc vào Mặt trời và Trái đất, do đó luôn có hai giá trị thỏa mãn mốc định tháng.

Hễ kinh tuyến gốc chạy qua London thì vào bất cứ thời điểm nào cũng có 2 giá trị a+8 (giờ) của ngày X và a-16 của ngày X-1 phù hợp với Bắc Kinh
Tương tự London nằm ngay trên kinh tuyến gốc nên luôn chạy sau kinh tuyến gốc 0 giờ và chạy trước nó 24 giờ, nên cũng luôn có 2 giá trị a+0 của ngày X và a-24 của ngày X-1 phù hợp với London
Đây chính là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng xảy ra khi chỉ dùng mặt trời và trái đất trong bài toán mệnh lý. Tôi đã viết về vấn đề này trong TVHTKH2. Đại khái y hệt ý cô viết trên. Trong trường hợp Bắc Kinh và Luân Đôn (nếu chỉ dựa theo mặt trời và trái đất) sẽ không thể nào kết luận nơi này chạy trước, nơi nào chạy sau.

Chính vì vậy mà đưa mặt trăng vào bài toán số mệnh là một phát kiến vĩ đại! Nó giúp khoa Tử Vi có lý độc nhất về giờ (dĩ nhiên giả sử dùng Sóc), và kéo theo lý độc nhất về ngày (trừ điểm singular point) trong khi đó giờ và ngày sẽ mãi mãi là vấn nạn của những khoa chỉ dựa trên mặt trời và trái đất, mà Tử Binh là thí dụ sắc nét hơn hết.

#94 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 12:09

LinnaeaBorealis càng bàn thì càng làm vấn đề thêm phức tạp!


Trích dẫn

Chính thế. Nhưng khác chứ. Đã 24:00 thì anh đang coi nó là thuộc về ngày X mà đã nói 00:00 thì nó thuộc X+1 rồi.
Cái em nói đây là, vì Trái đất hình củ khoai tây chứ ko phải là 1 mặt phẳng, nên đã "khoa học cho đến hết nhẽ" thì phải nhận thấy rằng đường kinh tuyến "gốc" cũng trùng lặp với đường kinh tuyến đánh dấu mốc 24:00 của cùng ngày đó và 00:00 của ngày tiếp theo.

Tức nếu Sóc xảy ra ở London vào 00:00 ngày mùng Một Âm lịch thì nhiên dĩ nhiên nó cũng xảy ra ở London vào 24:00 ngày Mùng Một Âm lịch và 00:00 ngày mùng Hai Âm lịch.

Nói phải "chấp nhận" là anh đang áp quy chế mà anh muốn áp chứ cái đó không gọi là khoa học.

Đơn giản: anh coi London là thuộc kinh tuyến gốc (00:00), để Sóc xảy ra vào 00:00 ngày X thì Paris (cứ coi như là cách đúng 1 múi giờ đi) đang 01:00 ngày X. Điểm A cách London 1 múi giờ về phía Tây thì lại thuộc 23:00 ngày X.


Còn anh vẫn lấy kinh tuyến gốc đấy, nhưng anh coi như Sóc xảy ra 24 giờ ngày X thì Paris đang 01:00 ngày X+1, còn điểm A thì 23 giờ ngày X+1.


Có đơn giản, khoa học vậy thôi!

Cảm thấy hình như LB không liên kết những bài thảo luận trước lại với nhau để bàn luận.

Việc 24:00, 0:00 hoặc 23:59, 00:01 thì nó giao giờ nên không tránh khỏi việc có thể lệch 1 giờ, 1 ngày. Điều này NL cũng có đề cập rồi mà! Cũng như chính Ngọ là 12:00, vậy 7:00 giờ thì thuộc giờ Mão hay Thìn? Bởi thế nên trong post #70 trước đây NL có nói

"Nếu LB nói về việc giao giờ thì như bác VDTT đã nói, đó là việc không thể tránh khỏi, việc hiển nhiên rồi nên không có gì phải bàn cả. Như trong Tử Vi, sinh vào khoảng 6:55, 7:05 vậy, giữa Mão và Thìn. Bởi vậy nên trước đó NL có nói, cách giao giờ khoảng 10 phút, nếu kỹ cơ để cho chắc ăn thì xét luôn cả 2. Nếu theo quy tắc 24:00 thì Sóc mà rơi vào giữa khoảng 11:50 - 00:10 thì check luôn cả 2 ngày. Nếu Sóc rơi vào trường hợp giao giờ, thành ra giao ngày mà bị nhầm thì cả tháng bị lệch 1 ngày (nhưng Âm Lịch tự có thể sửa sai sau mỗi tháng). Điều này tồn tại xưa nay, nhưng sai số cũng không cao lắm, chỉ khoảng 2%."


Cũng như bác VDTT nói, thời điểm Sóc xảy ra thì chỉ có 1 phần nhỏ đọc theo đường kinh tuyến của địa cầu rơi vào trường hợp lưỡng lự giữa ngày trước ngày sau thôi. Còn lại, có thể nói là hơn 98%, thì không bị ảnh hưởng gì cả.

LB nên đơn giản hóa vấn đề một chút!

#95 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 12:20

Anh vẫn không hiểu em đang nói cái gì à? Thực ra ở chỗ cái kinh tuyến gốc đấy là giao điểm của 3 ngày đấy chứ ko phải 2 đâu nhé: 24:00 ngày X-1; 00:00 ngày X; 24:00 ngày X; và 00:00 ngày X+1.

Vì nó đã là gốc là nó bị "lưỡng trùng tọa độ" như thế thì mọi điểm từ nó quy chiếu ra đều lưỡng trùng hết.

---

Dạ, cháu nghĩ nói như này là đơn giản nhất này. Bỏ qua hoàn toàn Dương lịch và chỉ áp dụng lý bình đẳng thì:


Lúc nào cũng có 2 giá trị (thuộc 2 ngày X và X+1) thỏa mãn cái thời điểm cháu ra đời bất kể kinh tuyến gốc ở đâu đúng không ạ? (Tại sao thì cháu giải thích ở trang trước)

Đùng rồi, cứ rút đồng hồ ra thì tính được Sóc. Vì vậy X hay X+1 thì cũng coi là Mùng Một được, chỗ này cháu hiểu bác.

Nhưng: Ví dụ cháu sinh ở Hà Nội vào lúc 7 giờ ngày X thì cháu cũng vẫn đồng thời sinh ở Hà Nội vào 7 giờ ngày X+1 (thuộc đồng thời 2 kinh tuyến mà).
Giả sử quy X thành ngày Sóc - mùng Một thì cháu vẫn có quyền tính cho cháu thêm một lá số nữa, lá số của 7 giờ ngày X+1, như vậy cháu có thêm 1 lá số mà trong đó cháu sinh mồng 2.

Đơn giản hóa vấn đề thì cháu nhắc lại điều cháu nói ở trang trước

Trích dẫn



Vì giờ Tý "sớm nhất có thể" sẽ luôn là 00:00 ngày X và ta có toàn bộ các giá trị thuộc 2 ngày X và X+1 đều thỏa mãn tiêu chí "ngày sóc" nên mọi lá số vẫn được tính theo cách "không Sóc" xưa giờ đều phù hợp với "Sóc" hết.
Chỉ khác một điều: cách đó giữ cho sai số về ngày, năm, Mặt trời... ổn định ở mức nhỏ hơn.


Cháu e là dùng Hồ Ngọc Đức thì hóa ra ta "chưa thoát ra khỏi tư duy lấy lịch Dương làm trung tâm".

Sửa bởi LinnaeaBorealis: 05/09/2015 - 12:35


#96 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 12:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 05/09/2015 - 11:57, said:

Ghi lại phần này để độc giả theo dõi không bị ngắt quãng.


Đây chính là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng xảy ra khi chỉ dùng mặt trời và trái đất trong bài toán mệnh lý. Tôi đã viết về vấn đề này trong TVHTKH2. Đại khái y hệt ý cô viết trên. Trong trường hợp Bắc Kinh và Luân Đôn (nếu chỉ dựa theo mặt trời và trái đất) sẽ không thể nào kết luận nơi này chạy trước, nơi nào chạy sau.

Chính vì vậy mà đưa mặt trăng vào bài toán số mệnh là một phát kiến vĩ đại! Nó giúp khoa Tử Vi có lý độc nhất về giờ (dĩ nhiên giả sử dùng Sóc), và kéo theo lý độc nhất về ngày (trừ điểm singular point) trong khi đó giờ và ngày sẽ mãi mãi là vấn nạn của những khoa chỉ dựa trên mặt trời và trái đất, mà Tử Binh là thí dụ sắc nét hơn hết.
Vì Sóc được định nghĩa là mốc cho ngày đầu tháng ( mớí) nên ngầm nghĩa chiều thời gian tiến tới . Tại điểm singular point nếu kết hợp chiều thời gian thì sẽ không bị kẹt vào lý luận của định nghĩa sóc tại điểm singular point như trên .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 05/09/2015 - 12:30


#97 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 12:30

Dạ thưa bác Vô Danh Thiên Địa, vì ngầm thích cái ý nghĩa nó là tiến tới nên cháu mới chỉ tính có 2 ngày cho kinh tuyến gốc thôi đấy bác ạ.

#98 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 12:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 05/09/2015 - 12:30, said:

Dạ thưa bác Vô Danh Thiên Địa, vì ngầm thích cái ý nghĩa nó là tiến tới nên cháu mới chỉ tính có 2 ngày cho kinh tuyến gốc thôi đấy bác ạ.
Đây là vấn đề khác với vấn đề 24 giờ và 0 gio*` tại điểm singular point .

#99 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 12:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 05/09/2015 - 12:20, said:

Anh vẫn không hiểu em đang nói cái gì à? Thực ra ở chỗ cái kinh tuyến gốc đấy là giao điểm của 3 ngày đấy chứ ko phải 2 đâu nhé: 24:00 ngày X-1; 00:00 ngày X; 24:00 ngày X; và 00:00 ngày X+1.

Vì nó đã là gốc là nó bị "lưỡng trùng tọa độ" như thế thì mọi điểm từ nó quy chiếu ra đều lưỡng trùng hết.

Với NL thì đơn giản là Sóc rơi vào giữa cái sau 23:59 giờ ngày X và trước 00:01 ngày X+1 thì nhích lên 1 tí là ngày X+1, thụt lại 1 tí là ngày X. Không lệ thuộc vào thuật ngữ 24:00 hay 0:00 gì cả mà thêm phức tạp!

Sửa bởi NgoaLong: 05/09/2015 - 12:49


#100 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 12:59

Thuật ngữ đấy là nói cho anh hình dung được chứ đến thế anh còn kêu phức tạp thì cũng chịu thôi.
Em có thấy phức tạp ở cái đoạn nào đâu trời??
Chỉ đơn giản là các cụ ngày xưa ko biết Trái đất hình cầu, ngày nay ta biết thì ta tìm cách điều chỉnh lại âm lịch cho phù hợp với các điểm khác của Trái đất. Và em cho là phép điều chỉnh của bác VDTT với anh còn lệch hơn cả cái phép dùng "không Sóc", vậy thôi



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 05/09/2015 - 12:42, said:

Đây là vấn đề khác với vấn đề 24 giờ và 0 gio*` tại điểm singular point .


Đúng rồi.
Dưng mà cũng thế bác ạ.
Sóc xảy ra ở 0 giờ ngày X tức 24:00 ngày X-1. Vì ưu tiên chiều tiến tới nên Sóc thuộc ngày X.
Nhưng vì ở đó Sóc cũng xảy ra 24:00 ngày X và 00:00 ngày X+1. Vì ưu tiên tiến tới nên Sóc thuộc X+1.


Cơ mà có lẽ cũng ko biết được.
Ở điểm hợp Sóc, thì chu kỳ mới chưa bắt đầu nhưng quá trình "chết dần đi" của Mặt trăng đã ngừng.
Ngay đoạn cãi nhau của vua tôi Đường Thái Tông 2 trang trước cũng cho thấy điều đó: họ đồng ý với nhau là cứ phải qua mốc "Tý bán" thì mới coi là ngày mới. Nhưng Sóc là phải nhìn thấy Mặt trăng đang rời Mặt trời ra hay cứ ngay điểm chạm nhau đã tính rồi?
Văn hóa phương Đông (và các phương khác) nhiều khi cũng coi trọng cái điểm khởi đầu "tiềm tàng", ví như cách mà người ta vẫn ứng xử với thời điểm Đông chí, với "nhất dương sinh".

#101 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 13:08

Quan niệm của tôi về Sóc mà người xưa dùng là thời điểm X phẳng tại địa phương và đơn vị tho*`i gian của Sóc là ngày . So'c X+1 thi` đo' la` do đi.nh nghi~a So'c cua?ngu+o+`i xu+a gioi+' ha.n cho kho^ng gian pha(?ng nhu*ng điê?m kho*i? nguye^n chi? co' 1 kho^ng co' hai trong kho^ng gian 3 chie^`u cho du` trai' đa^'t tu+o+ng lai co' bie^'n tha`nh nhu=~ng qua? tru+'ng lie^n tu.c đê? co' X+1 , X+2, X+3, ...., X+ n đie^?m đi.nh nghi~a cua? So'c . Y' nghi~a tho+`i gian lie^n tu.c theo tri thu+'c se~ be^' ta('c khi phai? giai? thi'ch ta.i sao gio*` Ty' thuo^.c thuy? gio*` su+u? thuo^.c tho^? ....cho du` tri thu+'c co^' giai? thi'ch chia ra ba'n ty' so* ty' ....

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 05/09/2015 - 13:35


#102 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 13:42

Nghe thì Sóc phẳng có vẻ đơn giản hóa vấn đề, nhưng thực ra nó chí áp dụng được nếu như:


-Trái đất là mặt phẳng

Hoặc


-3 thiên thể chuyển động kiểu gì để bất cứ một điểm nào trên Trái đất, Sóc cũng xảy ra vào cùng một giờ X ngày Y theo lịch Mặt trời (chả hạn Sóc ở London 2h ngày mùng 3 thì ở Hà Nội cũng 2h ngày mùng 3)


Ta biết 2 điều đó ko xảy ra, vì có sự không đồng bộ giữa giờ, ngày, năm, tháng ở các nơi khác nhau trên Trái đất, nên bất cứ phép "là thế nào cho Trái đất tròn trở thành phẳng lý" cũng phải chấp nhận sai số thôi.

#103 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 13:57

Dùng 3 chiều cho trái đất hình cầu thì đi.nh nghĩa đơn giản ngày Sóc là ngày co' vi. tri' trời trăng và vi. tri' mặt trái đất cu`ng phi'a vo*i' mặt trăng thẳng hàng.

PS :Ngu+o+i` xu+a du`ng nga`y so'c , ho. kho^ng du`ng gio*` so'c ne^n ti'nh so'c theo gio+` se~ phai? co' sai so^' theo đi.nh nghi~a cua? ngu+o=`i xu+a ..

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 05/09/2015 - 14:15


#104 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 21:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 05/09/2015 - 12:20, said:

Cháu e là dùng Hồ Ngọc Đức thì hóa ra ta "chưa thoát ra khỏi tư duy lấy lịch Dương làm trung tâm".
Lịch Hồ Ngọc Đức chỉ là một công cụ, một phương tiện lợi ích, không dính líu gì đến tư duy.

Dùng lịch Hồ Ngọc Đức không hề có nghĩa “chưa thoát ra khỏi tư duy lấy lịch Dương làm trung tâm”. Ta dùng lịch Hồ Ngọc Đức chỉ vì người ta đưa ngày sinh dương lịch, ta không có cách gì khác hơn là tìm cách chuyển ngày từ dương lịch sang Âm lịch (mới xem số được), lịch Hồ Ngọc Đức lại ghi cả hai loại ngày cho ta tha hồ đối chiếu nên ta dùng lịch Hồ Ngọc Đức chuyển ngày dương lịch sang ngày Âm lịch, giản dị thế thôi.

Giả như không hề có dương lịch, thì người ta sẽ không đưa cho ta ngày dương lịch, và ta sẽ chẳng cần nghĩ đến dương lịch, và dĩ nhiên trong lịch của ông Hồ Ngọc Đức cũng không có ngày dương lịch. Ta vẫn xem Tử Vi được như thường!

Đưa một thí dụ: Ông A chỉ đường ông B như sau: “Khi ông thấy tòa nhà cao cỡ 20 thước ở góc đường thì quẹo trái, đi cỡ trăm thước là đến nhà tôi” không hề có nghĩa trong tư duy phải có tòa nhà cao 20 thước ấy, nó (toà nhà cao 20 thước) chỉ là một công cụ giúp cho việc tìm nhà dễ dàng hơn thôi. Giả như ông B không hề chú ý đến tòa nhà cao 20 thước ấy (hoặc xui xẻo cho ông ngày ông tìm đến nhà ông A tòa nhà ấy đã bị phá hủy), chỉ theo địa chỉ rồi xem bản đồ GPS thì vẫn tìm ra nhà ông A như thường.

Dương lịch cũng tương tự tòa nhà cao 20 thước ấy!

Sửa bởi VDTT: 05/09/2015 - 21:25


#105 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 05/09/2015 - 21:36

'LinnaeaBorealis'

Đúng rồi.
Dưng mà cũng thế bác ạ.
Sóc xảy ra ở 0 giờ ngày X tức 24:00 ngày X-1. Vì ưu tiên chiều tiến tới nên Sóc thuộc ngày X.
Nhưng vì ở đó Sóc cũng xảy ra 24:00 ngày X và 00:00 ngày X+1. Vì ưu tiên tiến tới nên Sóc thuộc X+1.

/////////////////

Tôi nghĩ nên viết như vầy :
a/ Sóc xảy ra ở 0 giờ ngày X tức 24:00 ngày X-1. Vì ưu tiên chiều tiến tới nên Sóc thuộc ngày X.
b/ Nhưng vì ở đó Sóc cũng xảy ra 24:00 ngày X-1 và 00:00 ngày X. Vì ưu tiên tiến tới nên Sóc thuộc X.
hay
a/Sóc xảy ra ở 0 giờ ngày X tức 24:00 ngày X-1. Vì ưu tiên chiều tiến tới nên Sóc thuộc ngày X.
b/Nhưng vì ở đó Sóc cũng xảy ra 24:00 ngày Y và 00:00 ngày Y+1. Vì ưu tiên tiến tới nên Sóc thuộc Y+1.

Thì sẽ thấy a và b là một .


Vấn đề dương lịch và mốc giơ` 0 độ tạo ra ngày dương lịch lệch nhau tuỳ theo múi giờ không ảnh hưởng đến ngày sóc khi đối chiếu sang Âm lịch . Bất kể dương lịch là ngày nào thì âm lịch vẩn là mùng 1 khi sóc xảy ra trong ngày đó.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 05/09/2015 - 21:43







Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |