Jump to content

Advertisements




Giáo sư Trần Văn Khê qua đời


14 replies to this topic

#1 TRANDINHLONG

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 127 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 09:00

Rạng sáng 24/6, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt Nam qua đời tuổi ở 94 sau gần một tháng chữa trị tại bệnh viện.
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê qua đời vào khoảng hai giờ sáng 24/6 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP H.C.M. Theo đúng ý nguyện của giáo sư, thi hài ông được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Tang lễ của ông diễn ra ở ngôi nhà này.
Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân cho biết, lễ tang của Giáo sư Khê được thực hiện theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

do ông lập ra vào ngày 5/6 khi nằm trên giường bệnh.
Theo di nguyện của Giáo sư, khi ông qua đời, con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải sẽ là chủ tang. Tuy vậy, do Giáo sư Hải đang ở Pháp, chưa trở về kịp, một tiểu ban tang lễ được lập ra gồm những người thân thiết của ông như: nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy (chồng của nữ thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương)... Ngoài ra, có các thành viên trong gia đình, môn sinh và bạn bè cùng chung lo hậu sự cho giáo sư.
Từ tháng tư, cảm nhận về việc mình sắp ra đi, Giáo sư Khê liên lạc với bạn bè thân thiết, trong đó có nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân ở Huế để gửi gắm về việc lo giúp mình hậu sự. Ngay khi nghe tin Trần Văn Khê nhập viện nguy kịch, ông Nguyễn Đắc Xuân bay từ Huế vào TP H.C.M và sát cánh bên gia đình giáo sư đến ngày ông mất.
Từ ngày 9/6, khi hay tin cha đang hấp hối, Giáo sư Trần Quang Hải cũng từ bay Pháp về Việt Nam. Trong giai đoạn này, sức khỏe Giáo sư Khê nhiều lúc rơi vào nguy kịch khiến gia đình, người thân lo lắng. Ban tang lễ dự kiến được lập ra từ lúc này để Giáo sư Hải kịp họp bàn chuyện hậu sự cho cha.
Trong một tháng nằm viện, có lúc tưởng như Giáo sư Khê

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khi sau nhiều ngày hôn mê. Ngày 18/6, ông mở mắt nhìn con trai và có phản ứng tỏ vẻ hiểu khi nghe trò chuyện. Ngày 21/6, do bận việc, Giáo sư Hải bay về Pháp. Tuy vậy, chỉ ba ngày sau, Giáo sư Trần Văn Khê tiếp tục rơi vào hôn mê và không vượt qua được thử thách về sức khỏe lần này. Ông mất khi chỉ còn đúng một tháng nữa là ngày sinh nhật mừng thọ 94 tuổi của mình. Giáo sư Khê sinh ngày 24/7/1921.
Ông Trần Văn Khê mong muốn linh cữu của ông được quàn tại tư gia và tang lễ thực hiện theo nghi thức Phật giáo. Thượng tọa Thích Lệ Trang là người chủ tế cho các nghi thức.
Sau thời gian quàn tại tư gia để bạn bè, môn sinh và khán giả đến tưởng nhớ ông lần cuối, Giáo sư Trần Văn Khê sẽ được hỏa táng. Di nguyện, tro cốt của Giáo sư được đặt dưới bàn thờ ông bà ở tư gia đường Huỳnh Đình Hai. "Nếu vì một lý do gì không cho để hũ tro ở tư gia của tôi được thì các con tôi cùng ban tang lễ quyết định nơi nào lưu trữ thuận tiện nhất", Giáo sư bày tỏ mong ước cuối đời.
Tại tang lễ, sẽ có một ban nhạc đờn ca tài tử gồm những người bạn thân và môn sinh của ông hòa tấu một buổi đặc biệt. Về khoản tiền phúng điếu cho tang lễ, giáo sư bày tỏ mong muốn ban tang lễ dùng số tiền này lập một quỹ học bổng hoặc giải thưởng mang tên ông để hàng năm trao cho người được giải về nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Giáo sư Khê

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vào ngày 27/5 và được đưa vào bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP H.C.M vì suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Ông bị suy hô hấp khiến không thể tự thở và tim bị rối loạn nhịp chậm. Trước tình huống nguy kịch, ông được các bác sĩ đặt nội khí quản cho thở máy và tiến hành đặt máy tạo nhịp tim.
Giáo sư Khê quay về nước định cư từ năm 2003 ở tuổi 82. Từ đó đến nay, ông nhiều lần phải vào ra bệnh viện cấp cứu vì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Từ trẻ, ông đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhưng lần nào ông cũng kiên cường chiến đấu với bệnh tật và hồi phục sức khỏe ngay sau đó để trở lại với công việc quảng bá, giảng dạy âm nhạc. Lần nhập viện cuối cũng là lần nằm viện lâu nhất của ông. Ông chống chọi với bệnh tật cho đến phút cuối cùng.
Giáo sư - Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê là Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc, UNESCO... Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
Trong hơn nửa thế kỷ sống và nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc dân tộc ở Pháp, Giáo sư Khê luôn tranh thủ những chuyến về nước ngắn ngủi để tìm hiểu và giao lưu với các nghệ nhân trong nước về nhạc truyền thống. Từ năm 2003, ông quyết định về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Năm 2004, ông chuyển về nước hàng nghìn cuốn sách, những công trình nghiên cứu, băng video... Tất cả tư liệu được ông tích góp trong hàng chục năm nghiên cứu âm nhạc được đóng gói trong hơn 460 kiện hàng đi theo đường biển chở từ Pháp về Việt Nam. Khối lượng tư liệu này được lưu trữ tại Viện Bảo tàng TP H.C.M. Tháng 10/2005, Ủy Ban Nhân Dân TP H.C.M bàn giao căn biệt thự nhỏ nằm trên đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh làm nơi lưu trú cho Giáo sư Khê. Ngôi nhà này còn là nơi lưu trữ toàn bộ hiện vật liên quan đến đời sống cá nhân và nghề nghiệp của ông.
Trong bài phỏng vấn với VnExpress vào năm 2006 - thời điểm ông đón cái Tết đầu tiên ở ngôi nhà mới - Giáo sư Khê tâm sự: "Ở Pháp, tôi được bảo hiểm xã hội 100%, lại có bổng hưu trí, đau bệnh không mất tiền, được chăm sóc, đãi ngộ tận tình. Nhưng sống bình yên thoải mái không có nghĩa là ngồi yên rồi ôm đống tư liệu bao năm mình đã tích cóp. Như vậy thì quá uổng công.
Tôi luôn mong ước được về Việt Nam, có một ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi để làm việc. Đó là nơi tập trung và giữ gìn những tư liệu mà cả đời tôi gom góp được, để sau này cho thế hệ trẻ Việt Nam đến xem, để các bạn có thể đối thoại với các nền văn hóa âm nhạc trên thế giới. Sống ở nước ngoài, một năm dăm ba lần mới có vài sinh viên đến tìm gặp trao đổi. Thỉnh thoảng mới có dịp gặp gỡ những bạn trẻ, những gì tôi nghiên cứu được cứ giữ đó không có nhiều dịp để truyền đạt".
Giáo sư Trần Văn Khê đã nhận nhiều giải thưởng quốc tế về đĩa hát và hoạt động nghiên cứu, quảng bá âm nhạc dân tộc. Vài giải thưởng ông đạt được:
- Năm 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
- Năm 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada).
- Năm 1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO - CIM de la Musique).
- Năm 1991: Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (Officier de l'Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l'Information du Gouvernement français).
- Năm 1993: được cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
- Năm 1995: Giải thưởng quốc tế về Dân tộc nhạc học KOIZUMI Fumio (Nhật).
- Năm 1998: Huy chương Vì Văn hóa Dân tộc của Bộ Văn hóa Việt Nam.
- Năm 1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương trao. Cũng trong năm này ông được Đại học Moncton (Canada) trao bằng Tiến sĩ danh dự nhờ học vị và công trình nghiên cứu về âm nhạc học.
- Năm 2011: Giáo sư Khê được trao giải thưởng "Thành tựu trọn đời trong âm nhạc" do Ủy ban kết nghĩa Việt - Mỹ của hai thành phố San Francisco và TP H.C.M trao tặng. Cùng năm này ông được trao Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu.
- Năm 2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
- Năm 2013: Ủy ban Nhân Dân TP H.C.M trao tặng Huy hiệu TP H.C.M cho Giáo sư Khê.
Ông là thành viên danh dự suốt đời của hội đồng Quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO.
Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc tại Pháp, Mỹ, Trung Quốc...

Nguồn vnexpress.net

Các Bác có lá số của giáo sư xin đưa lên nghiệm lý.

Thanked by 4 Members:

#2 phuongmai06

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1154 Bài viết:
  • 2596 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 10:29

Chết đi có ban nhạc đờn ca tài tử đưa tiễn cuộc đời giáo sư thật mãn nguyện cả đến lúc chết

#3 Minh Huyền

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2344 Bài viết:
  • 3567 thanks
  • LocationĐào Hoa Island

Gửi vào 24/06/2015 - 10:57

Vô cùng thương tiếc giáo sư .Nguyện cầu hương linh cụ tiêu diêu miền cực lạc.
Về thông tin về ngày tháng năm sinh của giáo sư có thể có sự sai lệch nhất định
Theo thông tin từ blog của giáo sư Trần Quang Hải ( con trai giáo sư ) :
Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trần Quang Hải : TRẦN VĂN KHÊ : THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

TRẦN VĂN KHÊ : THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

Trần Quang Hải (Paris, Pháp)




Tran Van Khe chu[1].p 3 june.JPG (17441 bytes)



Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.



I. Thời thơ ấu



Đêm rằm tháng 6 âm lịch năm Tân Dậu (1921), chú bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình bốn đời nhạc sĩ .

Cụ cố Trần Quang Thọ trước kia là nhạc công Triều đình Huế . Ông nội là Trần Quang Diệm, tục danh là Ông Năm Diệm, biết đàn kìm, đàn tranh nhưng chuyên đàn tỳ bà theo phong cách Thần kinh . Cha là Trần Quang Triều, mà giới tài tử trong Nam thường gọi là Ông Bảy Triều biết đờn nhiều cây, mà đặc biệt nhứt là đờn độc huyền (đàn bầu), và đờn kìm (đàn nguyệt). Với đờn độc huyền, Ông Bảy Triều đã bắt chước tiếng đào thán, tiếng ca nỉ non, nũng nịu của một người con gái, và ông đã chế ra cách lên dây đờn kìm mà ông gọi là «dây Tố Lan», thuộc hò nhì, lấy chữ xự làm hò mà dây Tồn cao bằng giọng hò trầm, thường dùng để đờn Văn Thiên Tường và Tứ đại oán, mà giới tài tử trong Nam đều biết và còn sử dụng . Người cô thứ ba Bà Trần Ngọc Viện, tục gọi là Cô Ba Viện, trước dạy nữ công tại trường áo tím, năm 1926 vì để tang Cụ Phan Châu Trinh nên bị sa thải , về Vĩnh Kim lập gánh hát Đồng Nữ Ban, toàn diễn viên con gái, con nông dân vùng Vĩnh Kim, Đông Hòa, Long Hưng, đàn tranh rất hay và đã truyền ngón cho Trần Văn Khê trong những bài Nam Xuân, Nam Ai .

Cụ cố ngoại là Nguyễn Tri Phương, đã làm đến chức Khâm sai Kinh Lược Nam Kỳ, tuyệt thực tử tiết khi Pháp chiếm thành Hà Nội lúc Cụ đang giữ chức Tuyên sát đồng sức Đại thần miền Bắc . Ngoại tổ là Nguyễn Tri Túc, lúc sinh thời đã nuôi rất nhiều nhạc sĩ danh tiếng vùng Cần Đước, Vĩnh Kim để cho hai người con là Nguyễn Tri Lạc và Nguyễn Tri Khương học các thứ đờn . Ông Nguyễn Tri Khương, cậu thứ năm của Trần Văn Khê mà cũng là thầy dạy Trần Văn Khê đánh trống nhạc lễ và trống hát bội, đã sáng tác nhiều bản nhạc theo truyền thống như «Yến tước tranh ngôn», «Phong xuy trịch liễu» mà Trần Văn Khê đã ghi âm vào dĩa hát CD OCORA số C 56005. Mẹ là Nguyễn Thị Dành không được Cha cho học nhạc, nhưng thường thích nghe hòa nhạc trong gia đình .



Tran Van Khe & Me 1924.JPG (10659 bytes)

Trần Văn Khê và thân mẫu (1924)



Trần Văn Khê chẳng những được may mắn sanh trong một gia đình mà hai bên nội ngoại đều là nhạc sĩ , mà lại được «thai giáo» một cách rất đặc biệt. Nhà phía bên nội ở gần lò heo, nên người cậu thứ năm làÔng Nguyễn Tri Khương đã xin phép nội tổ được đem mẹ Trần Văn Khê về dưỡng thai trong miếng vườn riêng có trồng nhiều thứ hoa đẹp lại xa lò heo, không nghe tiếng heo kêu la khi bị thọc huyết . Mỗi ngày ông lại thổi sáo và đàn tranh cho người em gái là thân mẫu Trần Văn Khê nghe mỗi sáng, trưa, chiều . Mắt không xem hát bội, không xem đá gà, chỉ thường đọc những sách như «Nhị Thập Tứ Hiếu», «Gia Huấn Ca». Sau khi chào đời, mỗi ngày Trần Văn Khê vẫn tiếp tục được nghe đàn sáo của cậu Năm Nguyễn Tri Khương, và cậu Mười Nguyễn Tri Ân cũng là người thổi ống tiêu rất hay .

Sau khi cúng thôi nôi, được ông nội rước về ở gần Ông và hàng ngày nghe ông đờn tỳ bà, cha đờn độc huyền, cô đờn tranh, chú bé đã sống trong một không khí đầy nhạc . Khách tới, ông nội đờn bài Lưu Thủy, để cho chú bé Trần Văn Khê nhảy cà tưng trong tay người cô hay người khách, cho thấy chú bé biết theo nhịp , hễ ông đờn mau, thì nhảy mau, ông đờn chậm thì nhảy chậm .

Sáu tuổi đã biết đờn kìm (đàn nguyệt) , đờn mấy bản dễ như «Lưu Thủy», «Bình Bánvăn», «Kim Tiền», «Long Hổ Hội» .Bảy tuổi đã tập cho các chị diễn viên gánh Đồng Nữ Ban của cô Ba Viện hát bài «La Madelon» để chưng màn đầu cải lương . Tám tuổi biết đờn cò. Mười hai tuổi biết đờn tranh và đánh trống nhạc, biết cùng với người anh họ, anh Ba Thuận, con của cậu Năm Khương chơi trò làm chai, xô giàng, khai xá, đề phang .

tvk 10-19 tuoi.JPG (16764 bytes)



Nhưng Trần Văn Khê lại bị mồ côi rất sớm. Ba tuổi ông ngoại qua đời . Năm tuổi đến phiên ông nội . Mẹ mất năm 9 tuổi, và năm sau 10 tuổi cha từ trần . Cô Ba Viện nuôi ba anh em Trần Văn Khê, Trần Văn Trạch và Trần Ngọc Sương đến ngày khôn lớn. Tuy mới lên 10 tuổi, mà cô ba đã lo việc đào tạo con người cho cháụ Trước hết phải biết đi xe đạp, phải đa.p đi lần từ nhà ra ngả ba chim chim, rồi đi đến Xoài hột, rồi tới Mỹ Tho cách nhà 14 cây số. Phải biết lội . Hàng ngày cô nhờ mấy anh em bà con tập cho lội lần đến lúc bỏ bập dừa lội sang sông, cô mới cho tắm sông . Rồi cho học võ Thiếu Lâm với anh Ba Thuận, với mấy thày dạy võ trong vùng . Cho học để tự vệ, để khỏi sợ ma, mà không cho đi đấu . Cô lại mua cho một cây đờn kìm nhỏ vừa tay như bên Châu Âu con nít phải đờn violon 2/4 để khỏi hư ngón . Lúc nào đờn chơi, cô cũng nghe và vừa sai là sửa liền .



II. Thời kỳ học tập



Sơ học



10 tuổi đậu Tiểu học . Sang Tam Bình Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi . Đến Tam Bình , Trần Văn Khê được học chữ Hán trong ba năm với Nhà thơ và nhà nho Thượng Tân Thị và trong kỳ Sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu Sơ Học có phần Hán Văn . Cả tỉnh chỉ có Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đâ.u bằng chữ Hán .

Trung học

Vào trường trung học Trương Vĩnh Ký năm 1934, được cấp học bổng. Năm nào cũng đứng đầu lớp, và năm thứ tư học Pháp văn với ông Champion, được chấm đậu kỳ thi tuyển một học sinh xuất sắc nhứt trong năm đệ tứ để được du lịch trên chiếc xe lửa xuyên Việt năm 1938 từ Saigon đến Hà nội, ghé qua Phan Thiết, Tourane (Đà Nẳng), Nha Trang, Huế. Thêm một cái may trong đời học sinh là được học Việt văn và Hán văn với Giáo sư Phạm Thiều .

Đậu tú tài phần nhứt năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, và nhờ vậy được Giải thưởng đặc biệt của Đô Đốc Decoux, để đi viếng cả nước Cao Miên (Kampuchea) xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng Đế Thiên Đế Thích và trên đường vềViệt Nam, ghé Hà Tiên. Nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, được nhà thơ Đông Hồ tiếp đãi trong một tuần, dẫn đi xem thập cảnh mỗi nơi được nghe một bài thơ hay do thi sĩ Đông Hồ đọc để vịnh cảnh đẹp .

Trong lúc học tại trường trung học Trương Vĩnh Ký, đã cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong Câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của Hội SAMIPIC (Đức Trí Thể Dục Nam Kỳ) . Trần Văn Khê chỉ huy hai dàn nhạc đó, vừa phối khí dàn nhạc dân tộc có chen đàn Tây như mandoline, ghi-ta (guitar), vừa diễn trong khuôn khổ dàn nhạc Scola Club, những bài hát Tây loại «Les Gars de la Marine», «Sunset in Vienna», vv…làm trưởng ban tổ chức lễ Ông Táo trước ngày lễ nghỉ vào dịp Tết Ta, Tổng thư ký hội Thể Thao, và giữ tủ sách của trường trong ba năm Tú Tài .

Được học bổng của chánh phủ thuộc địa, lại được bổng đặc biệt của hội SAMIPIC , Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa .



Đại Học



Tại Đại Học Hà Nội, cùng với các bạn Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng Hội Sinh Viên mà Chủ tịch là Dương Đức Hiền và sau này là Phạm Biểu Tâm.

Trần Văn Khê đứng trong ban tổ chức đêm hát trường đại học hằng năm, không được học nhạc Tây phương bao giờ, chỉ học dương cầm (piano) vài giờ với Bình Minh , con gái của Đốc Công Đức, sau tự học piano, mà dám phê bình các nhạc sĩ trong dàn nhạc trường đại học, mà phê bình đúng, nên được các nhạc sĩ cử làm chỉ huy dàn nhạc trường đại học . Trần Văn Khê thừa dịp đó để có thể , ngoài những bản thông thường của nhạc Tây phương như «La Veuve Joyeuse», «Marche Turque», «Monument Musical»,v.v. giới thiệu những bài hát thanh niên và lịch sử của Lưu Hữu Phước .

Trần Văn Khê và Lưu Hữu Phước tập cho học sinh trường Thành Nhân hát bài hát «Thiếu Sinh», các cô trường Đồng Khánh hát bài «Thiếu Nữ Việt Nam», sinh viên Đại Học Hà Nội hát bài «La Marche des Etudiants», và đầu năm 1943, dựng ca nhạc kịch «Tục Lụy» (Thơ của Thế Lữ, nhạc phổ Lưu Hữu Phước) với nữ sinh trường Đồng Khánh Hà Nội, hè 1943, dựng ca kịch «Tục Lụy» với nữ sinh trường áo tím Nữ học đường (sau đổi thành trường Gia Long cho tới năm 1975 đổi thành trường Nguyễn Thị Minh Khai) .

Trần Văn Khê tham gia phong trào «Truyền bá quốc ngữ» trong ban của Bà Hoàng Xuân Hãn, «Truyền bá vệ sinh» của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến «Đi Hội Đền Hùng», và đi viếng sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà .



III. Lập Gia Đình và Hoạt Động Xã hội



Năm 1943 , Trần Văn Khê lập gia đình với Nguyễn Thị Sương, người bạn gái học cùng lớp Triết ở trường Pétrus Ký. Bà Sương là một trong bốn nữ sinh học ban Tú Tài của trường con trai Pétrus Ký vì lúc đó trường Áo Tím không có lớp trình độ trung học nhị cấp như bây giờ. Nguyễn Thị Sương rất giỏi về triết lý, bài viết đã từng được trên đài phát thanh . Lúc đó còn đang học trường thuốc, Trần Văn Khê nghe lời người cô Trần Ngọc Viện, người đã lo cho ăn học từ nhỏ tới lớn, để lập gia đình, với hy vọng có con trai nối dòng họ Trần . Trong gia đình họ Trần, thân phụ Trần Văn Khê đã qua đời sớm , để lại hai trai là Trần Văn Khê và Trần Văn Trạch (từ trần năm 1994 tại Paris, Pháp) . Nếu không may hai cậu trai ấy qua đời mà chưa có con trai nối dòng thì dòng họ Trần sẽ tuyệt . Nghe theo lời của cô , Trần Văn Khê chịu lập gia đình. Trần Văn Khê yêu cô Nguyễn Thị Sương, bạn học cùng lớp Tú tài ở trường Pétrus Ký, người con gái thùy mị, dễ thương, học giỏi nhứt bên phía nữ, con gái đầu lòng của ông Hanh (Nguyễn Văn Hanh), giáo viên tại Saigon và sau đó làm đốc học tại Thủ Đức . Vào mùa hè năm 1943, sau mấy năm đeo đuổi hình bóng người con gái miền Nam kiều diễm, hiền hòa, Trần Văn Khê đã cùng Nguyễn Thị Sương sánh duyên, mang lại cho dòng họ Trần 4 đứa con: hai trai (Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở Saigon) và hai gái (Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nữ nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris) . Sự hy sinh cao cả của người vợ hiền suốt thời gian tranh đấu cho đất nước đã giúp cho Trần Văn Khê làm tròn sứ mạng của một thanh niên yêu nước có đủ thì giờ tranh đấụ Từ 1949 khi Trần Văn Khê lên đường sang Pháp để lại quê nhà một vợ, 3 con thơ dại và một đứa con còn nằm trong bụng mẹ , người vợ đã trở thành cô giáo dạy Pháp văn vàAnh văn để nuôi và dạy dỗ 4 con cho tới ngày trưởng thành . Sự hy sinh đó đã được đền bù xứng đáng là các con ngày nay đều thành danh, mang lại cho đất nước những tiếng thơm tốt đẹp qua những thành quả gặt hái khắp năm châu bốn biển của con trai đầu lòng Trần Quang Hải .

Dam cuoi Tran Van Khe 1943.jpg (21809 bytes)

Hình cưới Trần Văn Khê và Nguyễn Thị Sương (1943)



Mùa thu năm 1943, sau khi thi đậu đầu từ năm thứ nhứt đến năm thứ nhì trường Thuốc, đã bắt đầu chuẩn bị thi ngoại trú (Externe des Hơpitaux) thì nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về Nam . Thứ nhứt là tại vấn đề sức khỏe: bị rét rừng rất nặng. Trần văn Khê không có vi trùng lao trong cơ thể thử theo cách tiêm dưới da (intra dermo) cũng không thấy có vi trùng, thì khi học đến những bịnh truyền nhiễm , thì không đủ sức để kháng cự

Thứ hai là lúc đó có phong trào «Xếp bút nghiên». Lưu Hữu Phước đặt nhạc và Huỳnh Văn Tiểng viết lời bản nhạc «Xếp bút nghiên» đã được các sinh viên thời đó hát hăng say .

….Lúc quê hương cần người
Dứt là tơ vương
Giã trường lên yên …


Nhiều bạn trong đó có Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiểng đã rời nhà trường, không phải lên yên ngựa mà lên xe đạp đi về Nam bằng xe đạp . Trần Văn Khê lúc đó đau rét rừng mới hết, còn yếu, nên về Nam bằng xe lửa .

Lý do thứ ba là lúc ấy bắt đầu có nạn đói tại miền Bắc . Trần Văn Khê và Lưu Hữu Phước định về Nam để lập một gánh hát sinh viên đi các tỉnh vừa giới thiệu bài hát thanh niên, lịch sử của Lưu Hữu Phước, vừa góp tiền mua gạo gởi ra cứu đói ngoài Bắc . Và gánh hát không chuyên nghiệp và lưu động của sinh viên đã đi trong mấy tháng tại các tỉnh miền Đông và miền Tây để hát .

Về Nam, cùng với các bạn sinh viên , Trần Văn Khê tham gia tổ chức «Đêm Lam Sơn» tại Saigon, để ủng hộ học sinh trại «Suối Lồ Ồ». Rồi tham gia phong trào «Thanh Niên Tiền Phong»

Đầu năm 1944, Trần Văn Khê dạy học tại hai trường tư lớn nhứt tại Saigon: trường Lê Bá Cang và trường Nguyễn Văn Khuê .

Ngày 13 tháng 5 dương lịch, năm 1944, Trần Quang Hải , con trai đầu lòng của Trần Văn Khê ra đời tại nhà bảo sanh Thủ Đức . Lưu Hữu Phước đã viết một ca khúc «Trần Quang Hải bao nỗi mừng» để chào mừng con trai đầu tiên của người bạn chí thân của mình .

Tran Van Khe Nguyen THi Suong 1949.jpg (14485 bytes)

Trần Văn Khê và Nguyễn Thị Sương (1949)



Ba tháng sau, cô Ba Viện, người cô và cũng là người ơn đã nuôi nấng, dạy dỗ Trần Văn Khê từ lúc mới mồ côi đến khi trưởng thành, qua đời, chưa kịp thấy mặt đứa cháu trai nối dòng họ Trần .

Các trường tản cư xuống tỉnh. Trường Pétrus Ký do Giáo sư Đặng Minh Trứ làm Giám đốc, được chuyển về Bến Tre. Trần Văn Khê trong khi chuẩn bị dạy trường ấy, dạy học trường tư thục của bác sĩ Nguyễn Văn Còn .

Lúc ấy, ngoài việc dạy học, còn tham gia Ban tuyên truyền của tỉnh Bến Tre cùng với Đặng Ngọc Tốt, đi các nơi trong tỉnh Bến Tre, Sa Đéc. Anh Đặng Ngọc Tốt diễn thuyết, Trần Văn Khê hát các bài nhạc của Lưu Hữu Phước để nhắc lại những trang lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam .

Sau ngày 9 tháng 3, năm 1945, Nhựt đảo chánh, Trần Văn Khê cùng các bạn sinh viên Đại Học Hà nội, ủng hộ «Chánh phủ cá", «Chánh phủ cách mạng lâm thời " và thành lập nhóm «Hoàng Mai Lưu» (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước) . Lúc đó Trần Văn Khê bắt đầu quen biết Phạm Duy, và giới thiệu Phạm Duy cho Lưu Hữu Phước .



IV. Tham Gia Kháng Chiến



Từ tháng 8, năm 1945, Ông Phạm Văn Bạch lúc ấy làm chánh chủ tỉnh Bến Tre đã ký giấy cho Trần Văn Khê lên chợ Thiên Hộ gặp Huỳnh Văn Tiểng, lúc đó làm Phó Chủ tịch ủy ban kháng chiến Nam bộ.

Trước khi vào khu kháng chiến , Trần Văn Khê đưa gia đình về Vĩnh Long. Tại đó gặp Phạm Duy lúc Duy theo gánh hát cải lương «Đức Huy – Charles Miều» đêm đêm hát tân nhạc giữa hai màn cải lương. Mỗi đêm sau khi vãn hát, Trần Văn Khê và Phạm Duy gặp nhau nói chuyện về nhạc mới .

Đến chợ Thiên Hộ, Trần Văn Khê được Huỳnh Văn Tiểng ký tên bổ nhậm làm «Nhạc trưởng quân đội Nam bộ» với cấp Đại đội trưởng trong Cộng hòa vệ Binh.

Lưu Hữu Phước đã cùng Trần Văn Khê đặt các điệu kèn cho quân đội để thay thế các giọng kèn Tây thổi lúc sáng thức dậy, lúc chào cờ, lúc đi ngủ , v.v. Lưu Hữu Phước tình nguyện đi làm thuốc súng và lựu đạn với Nguyễn Mỹ Ca tại Hỏa Lựu (Rạch Giá). Trần Văn Khê đi kháng chiến, mà hiếu hòa, không ưng cầm súng, nên đi khắp nơi thay đổi các điệu kèn quân đội, tổ chức đoàn quân nhạc gồm các nhạc sĩ công giáo làng Lương Hòa. Đi khắp vùng Đồng Tháp, Chợ Thiên Hộ , đi đến Hậu giang, các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, đi đến Cà Mau, Năm Căn, Cái Nước vừa giúp ban tuyên truyền Nam bộ trong việc huy động toàn dân kháng chiến, vừa thâu tiền lẻ để giúp nhà thương quân y, như nhà thương ở Lẫm Biện Tú, vùng Cái Nước do bác sĩ Nguyễn Tú Vinh cai quản . Ủy lạo chiến sĩ ngay mặt trận, đàn và hát cho thương binh nghe những điệu hát câu hò dân gian, và nhứt là những bài nhạc của Lưu Hữu Phước .

Tháng 3, năm 1946, đứa con trai thứ nhì Trần Quang Minh ra đời . Như vậy là Trần Văn Khê đã làm cho cô ba Viện an lòng nơi chín suối . Gia đình họ Trần đã có con trai nối dòng rồi! Và lúc ấy cả gia đình của Trần Văn Khê đều tản cư đến Cái Nước, nên chưa lo xong việc nhà, không cùng đi ra Bắc với Lưu Hữu Phước, và bác Tôn Đức Thắng được .

Vì thế, cuối năm 1946, thay vì ra Bắc , Trần Văn Khê trở về thành. Nhưng về để tham gia với nhóm «kháng chiến tại thành» do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, sau Mai Văn Bộ chỉ huy, bằng cách viết báo cho nhóm Thống Như't, liên lạc với các giới nghệ sĩ cải lương. Lúc ấy Trần Văn Khê vừa viết cho báo Thần Chung, Việt Báo, tạp chí Sông Hương, tạp chí Mai, vừa dạy Anh Văn tại hai trường Huỳnh Cẩm Chương, Ngô Quang Vinh, và mở lớp dạy tư Anh văn tại nhà . Được phái cho phận sự phê bình âm nhạc và sân khấu , Trần Văn Khê lúc ấy gặp gỡ rất thường càc đào kép cải lương như Tư Chơi, Năm Châu, Bảy Nhiêu , Duy Lân, và hằng tháng gặp các anh có cả anh Tư Trang để bàn về sự phát triển của cải lương .

Năm 1948, các tổ kháng chiến tại thành bị lộ, Trần Văn Khê bị bắt vàgiam tại khám Catinat cùng một lúc với các giáo sư tư thục Nguyễn Văn Hiếu (sau này là Bộ trưởng Văn Hóă, Trần Thọ Phước (sau này là Giám Đốc Air Vietnam ở Đông Nam Á ). Năm ấy vào mùa thu , con gái đầu của Trần Văn Khê chào đời .



V. Những Năm Đầu Tiên trên đất Pháp



Năm 1949, vì bị lộ nên Trần Văn Khê, sau khi bàn với các bạn, rời nước Việt Nam sang Pháp, vừa «lánh nạn», vừa du học .



tvk+ma+hai4t+minh2tuoi Tan Dinh Saigon 1949.jpg (8444 bytes)

Trần Văn Khê cùng phu nhân với ba người con (Tân Định Sài Gòn 1949)



Tới Pháp với hai bàn tay trắng, một bộ đồ vải tropical, và bản hợp đồng với các báo kể phía trên để làm «phóng viên». Trần Văn Khê lúc ấy thành ký giả chuyên nghiệp , có được thẻ nhà báo chuyên nghiệp do sở Thông tin Pháp cấp cho .

Vừa tới Pháp tháng 5, thì tháng 8 cùng đi với học sinh Việt Nam tham dự Liên hoan thanh niên tại Budapest (HungGia Lợi) . Cùng với anh Nguyễn Ngọc Hà (hiện giữ chức Phó trưởng ban Việt kiều trung ương), tổ chức chương trình văn nghệ giới thiệu nước Việt Nam đang tranh đấu dành tự do . Trần Văn Khê dự thi nhạc cụ dân tộc, với hai cây đàn cò và đàn tranh, được Giải nhì , sau Liên Xô , đồng hạng với Mông Cổ, trước Hung Gia lợi và Bảo Gia lợi . Đồng thời Trần Văn Khê được anh đại diện Kháng chiến Việt Nam từ chiến khu sang Miến Điện để đi Bupadest, tặng «Lá cờ thi đua» vì đã giới thiệu có hiệu quả nhứt trong đoàn, tinh thần kháng chiến anh dũng của dân tộc Việt Nam cho thanh niên nhiều nước biết . Sau chuyến đi Budapest, Trần Văn Khê mất học bổng sắp được để học Khoa báo chí tại đại học Michigan, và không được thẻ tạm trú tại Pháp, mỗi ba tháng phải lên sở cảnh sát Paris trình diện .

Tự làm việc để sinh sống, từ năm 1949 tới 1951 đọc các báo Pháp để viết tiết mục «Điểm báo», làm phóng viên về các sinh hoạt Việt kiều, và viết du ký, phóng sự, và cắt gởi về tòa soạn những bài báo xã thuyết về chánh trị quốc tế, và chánh trị liên hệ đến Việt Nam . Nhân làm báo, mới thi vào trường chánh trị nổi tiếng là «Sciences Po» Paris thử chơi . Được đậu vào năm thứ nhì của trường, Trần Văn Khê học hai năm trong môn Giao dịch quốc tế, và học thêm Anh văn tại Đại học văn khoa Paris .

Tiền học nhờ báo bên nhà hàng tháng chuyển ngân . Nhưng báo thường bị đóng cửa . Trần Văn Khê phải đi đờn mỗi tối thứ năm, và tối chủ nhựt tại hiệu cơm «La Paillote» của bà Từ Bá Hòa để được một bữa cơm ngon và chút ít tiền túi . Trong năm sau, mỗi cuối tuần, giới thiệu đờn cò, đờn tranh tại nhà hàng «Bồng Lai» của ông Bùi Văn Tuyền, tại vùng Champs Elysées. Ghi âm cho hãng dĩa hát ORIA, hơn 30 bài nhạc mới của Lưu Hữu Phước, Phạm Duy, Võ Đức Thu, Nguyễn Hữu Ba, Lê Thương, Hùng Lân, với bí danh là Hải Minh (têên của hai đứa con trai ghép lại ) .

Ngày 10 tháng giêng năm 1950, con gái út của Trần Văn Khê ra đời. Trần thị Thủy Ngọc sanh tại tỉnh Vĩnh Long. Lúc ấy Trần Văn Khê đã ở Pháp hoạt động văn nghệ cho Hội Ái hữu Việt Kiều do GS Pha.m Huy Thông làm hội trưởng, chơi thân với nhà viết báo Khuông Việt, nhà thơ Nguyễn Văn Cổn, Lê Văn Sáu, lúc ấy là sinh viên trường Chánh trị và Đại học văn khoa (cựu giáo sư đại học sư phạm Thành Phố H-C-M). Trần Văn Khê khi rời Việt Nam đi sang Pháp thì vợ mới cấn thai có 10 ngày. Đứa con gái út mở mắt chào đời không thấy mặt cha và cũng không biết cha cho tới năm 1969 mới đươ.c sang Pháp để nhìn thấy mặt cha lần đầu .



4 anh em 1954 Vinh Long.jpg (9548 bytes)

Bốn người con của Trần Văn Khê (Vĩnh Long1954)





4anh em +ma Vinh Long1954b.jpg (6942 bytes)

Bốn người con của Trần Văn Khê và phu nhân (Vĩnh Long1954)



Mùa hè năm 1950, Trần Văn Khê sang La Haye, Hòa Lan học về luật quốc tế, một khóa với Lê Thành Khôi (từng làm giáo sư đại học Paris, người viết quyển Histoire du Vietnam được nổi tiếng)

Hè năm 1951, thi đậu ra trường Chánh trị Khoa giao dịch quốc tế. Nhờ đậu hạng 5, nên được tuyển vào ngạch thư ký quốc tế cho Liên Hiệp Quốc, năm ấy họp Đại hội tại Paris .

Trong khi chờ đợi nhậm chức vào mùa thu 1951, thì tháng 8, hai tháng sau khi đậu bằng Chánh trị, bị đưa vào nhà thương Cochin, bị giải phẩu gấp và từ đó đến tháng 10 năm 1954, phải bị sống «bên lề cuộc đời», đi từ bịnh viện này, đến trung tâm dưỡng bịnh nọ , bị giải phẩu 4 lần, và đã phải uống, và bị tiêm bao nhiêu thứ thuốc có thể chữa bịnh này gây bịnh khác . Ba năm hai tháng, mới được trở về cuộc sống bình thường . Nhưng cũng nhờ bị «nhốt» trong nhà thương mà Trần Văn Khê có cơ hội, có thì giờ đọc bao nhiêu sách tại thư viện Paris. Ghi tên soạn luận án Tiến sĩ đại học Paris năm 1952, Trần Văn Khê được các ủy viên văn hóa (délégué culturel) của các nhà thương dành cho sinh viên như Centre de Cure Universitaire tại Aire sur l'Adour, Postcure Universitaire tại vùng Sceaux, ngoại ô Paris, lo việc mượn, và trả sách .

Từ năm 1954, ra khỏi nhà thương, cho đến 1958, theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án Tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone, và André Schaeffner .

Ngoài ra Trần Văn Khê làm nhiều công việc để mưu sống . Đáng kể nhứt là bốn việc sau đây:

1. Thực hiện 52 buổi nói chuyện bằng tiếng Việt cho đài BBC Luân Đôn với các đề tài âm nhạc kịch nghệ và chuyện cổ tích Việt Nam

2. Đóng phim cho hãng «Arthur Rank Corporation» bên Anh . Phim tên là «A Town Like Alice» (Một thành phố giống như Alice Springs, một thành phố giữa sa mạc bên châu Úc). Phim dựa theo tiểu thuyết của Nevil Shute, Pháp dịch tên phim là «Ma vie commence en Malaisie» (Đời tôi bắt đầu từ Mã Lai ). Đóng vai đại úy Nhựt Sugaya, cai quản trại tù binh Anh và Úc . Đóng chung với Peter Finch và Virginia Mac Kenna. Phim được lựa chiếu tại Liên hoan phim Cannes năm 1957 .

3. Trong phim Pháp «La Rivière des Trois Joncques» (Ba chiếc thuyền trên con rạch) , phim gián điệp. Trần Văn Khê đóng hai vai: vai chánh cảnh sát trưởng Việt Nam trong cơ quan phản gián điệp, vai phụ: ông già Tàu bán đồ cổ. Đóng với Jean Gaven và Dominiques Wilms.

4. Lồng tiếng phim «Gengis Khan» trong vai Thừa tướng Kao Linh. Vai do tài tử Mỹ James Mason đóng. Tiếng Pháp do Trần Văn Khê nói .

Còn lồng tiếng cho phim «Tarzan nổi giận» trong vai Rokov do dược sĩ Nguyễn Trọng Thu, người tiền phong trong việc lồng tiếng phim ngoại quốc ra tiếng Việt chủ trương, và hai phim Mễ Tây Cơ do Vạn Ý Phim phát hành. Giám đốc: ông Huỳnh Tấn Đốc .

Lồng tiếng phim cho mấy chục phim Mỹ chuyển sang tiếng Pháp cho các hãng Kikoine, Henz, vv…. Đóng phim quảng cáo cho xe Renault 4, cho hãng rượu Martini, v.v.

Tháng 6 năm 1958: đậu Tiến sĩ Văn Khoa (Môn Nhạc Học) Đại học Sorbonne. Tối ưu với lời ban khen của giám khảo (Mention Très Honorable avec félicitations du Jury). Luận án chánh: Âm nhạc truyền thống Việt Nam (La musique vietnamienne traditionnelle / The Traditional Vietnamese Music). Đề tài phụ: 1. Khổng Tử và âm nhạc (Confucius et la Musique / Confucius and Music). 2. Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam (Place de la musique dans la société viêtnamienne / Place of Music in the Vietnamese Society).



VI. Sau khi đậu Tiến sĩ Văn Khoa



Tháng 8 năm 1958: dự hội nghị quốc tế đầu tiên tại trụ Sở UNESCO Paris. Tham luận và Hòa nhạc chung một chương trình với Ravi Shankar (Ấn độ), Ebadi và Hossein Malek (Ba Tư), Yuize Shinichi (Nhựt Bổn) và Yehudi Menuhin (Mỹ gốc Ngă danh cầm thế giới về vĩ cầm (violon/violin)

TVK et TQH Unesco 1973b.JPG (22530 bytes)

Trần Văn Khê và con trai Trần Quang Hải (Unesco 1973)



Năm 1959: Hội Singer Polignac cho học bổng một năm để nghiên cứu và phổ biến nhạc Việt Nam và nhạc châu Á tại Paris . Sáng lập Trung Tâm Nghiên cứu nhạc Đông Phương (Centre d'Etudes de Musique Orientale / Center of Studies for Oriental Music). Giữ chức Giám đốc học vụ và Giáo sư nhạc Việt Nam . Từ năm 1979 chủ tịch Trung tâm kiêm Tổng giám đốc học vụ đến năm 1989. Trung tâm này giải tán khi Trần Văn Khê hưu trí, sau 30 năm hoạt động .



Từ khi đậu Tiến sĩ đến lúc về hưu năm 1987, các hoạt động đi vào 5 hướng chánh:



1. Nghiên cứu âm nhạc

Năm 1960, được bổ nhiệm vào Trung Tâm nghiên cứu khoa học Pháp (Centre National de la Recherche Scientifique / National Center for Scientific Research) với chức Tùy viên (attaché de recherche), 1964 lên chức Chuyên viên nghiên cứu (chargé de recherche), năm 1968 lên chức nghiên cứu sư (mai^tre de recherche), và từ năm 1971 lên chức Giám đốc nghiên cứu (Directeur de recherche) .

Đề tài nghiên cứu: trước hết là âm nhạc truyền thống Việt Nam rồi đi lần đến đề tài «Đối chiếu nhạc cụ, nhạc lý và ngôn ngữ âm nhạc các nước Châu Á». Trong mỗi đề tài đi dài trong thời gian và rô.ng trong không gian . Trong thư viện tìm thư mu.c, trong các Bảo tàng viện nghe các băng từ, dĩa hát làm phiếu, và nhứt là đi diền dã (recherche sur le terrain / field research), và tự ghi âm , chụp ảnh trên thuộc địạ Mỗi năm báo cáo kết quả và phải có ít nhiều bài đăng trong các tạp chí chuyên môn .



tn+tvk hoi dien o Vicenza (Y).JPG (61361 bytes)


Trần Văn Khê và con gái Trần Thị Thủy Ngọc

đang dự đại hội liên hoan nhạc tại Vicenza, Ý (1971)




Phải tham gia giảng trong các trường đại học, và tham luận tại các hội nghị quốc tế .

Không thể đi sâu vào chi tiết, nhưng chỉ đưa ra vài con số điển hình:

Trần Văn Khê đã đăng trong 27 năm làm việc, gần 200 bài đa số viết bằng tiếng Pháp, một số nhỏ bằng tiếng Anh có mô.t số bài được dịch ra tiếng Đức, tiếng Trung quốc, tiếng Ả Rạp trong đó có hơn 130 bài đăng trong từ hai ba chục đến cả trăm trang đánh máy, và những bài đăng trong tạp chí Le Courrier de l'Unesco được dịch ra hơn 15 thứ tiếng .
Trần Văn Khê được các nước mời hay được Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp và UNESCO phái đi dự gần 200 hội nghị quốc tế trên 67 nước trên thế giới .
Đã tựghi âm trên 600 giờ âm nhạc và trao đổi với nghệ nhân, nghệ sĩ Viê.t Nam, trên 300 giờ âm nhạc Châu Á, châu Phi, chụp hơn 8.000 tấm ảnh, dương bản, ảnh màu hoặc đen trắng về sinh hoạt âm nhạc tại Việt Nam và tại nhiều nước đãđi qua, thu thập được gần 500 dĩa hát của các nước trên thế giới, thực hiện được hơn 15 dĩa hát về âm nhạc truyền thống Việt Nam, 4 dĩa được 5 giải thưởng lớn của Hàn lâ m viện dĩa hát Pháp, năm 1960, 1970, dĩa hát Đức quốc năm 1969, Diapason d'or của tạp chí chuyên về giới thiệu và phê bình dĩa hát tại Pháp, và Giải các nhà phê bình dĩa hát tại Đức quốc năm 1994 .
Đã thực hiện nhiều phim ngắn dài về dân tộc nhạc học như phim vềlối hát cổ điển Dhrupad( Ấn độ), vềống Sheng Trung quốc (Sanh hầu), đàn Gu Qin (cổ cầm Trung quốc), đàn tranh Việt Nam.


2. Giảng dạy trong các trường đại học



Từ năm 1963 dạy trong Trung Tâm Nghiên cứu nhạc Đông Phương , dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc Học Paris (Institut de Musicologie de Paris / Institute of Musicology) môn thực tập đàn tranh và lớp lý thuyết, ngôn ngữ âm nhạc các nước Châu Á đến năm 1980 chỉ lo vềhành chánh và tổ chức chương trình giảng dạy .

Từ năm 1965 được mời dạy một lớp về âm thanh, thang âm điệu thức trong các truyền thống tại châu Á .

Từ năm 1970 đến sau dạy môn dân tộc nhạc học cho lớp cử nhân và Cao học . Có cả Séminaire cho các thí sinh Tiến sĩ . GS Trần Văn Khê chỉ đạo nghiên cứu, đỡ đầu và làm giám khảo cho hơn 50 thí sinh bảo vệ tiểu luận án cao học và luận án tiến sĩ về nhạc châu Á châu Phi . Trong số đó chỉ có mô.t tiến sĩ Việt Nam là Nguyễn Thuyết Phong là có thời gian được dạy âm nhạc Việt Nam tại trường đại học Kent bên Mỹ .

Ngoài ra còn giảng ba năm cho trường Cao học Khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales), giảng nhiều lần tại Nhạc viện Paris lớp về nhạc cụ Châu Á của bà bá tước Genivieve de Chambure, và được thỉnh giảng trên 15 đại học năm châu, chỉ nhắc đến một vài nơi như Hàn Lâm viện Listz tại Budapest, Đại học Varsovie, Đại học Vicenza, Venise, Téhéran (Ba Tư), Tây Nam Úc châu, Perth, Trường nhạc Algerie, 3 lần tại Đại học Hawaii, 2 lần UCLA, Los Angeles, Carbondale (Southern Illinois), 3 lần tại Nhạc Viện Hà nội, và nhiều lần tại lớp thể nghiệm dạy nhạc dân tộc trên cấp đại học của Viện Nghiên cứu âm nhạc và múa do cố GS Lưu Hữu Phước làm Viện trưởng, v.v.


GS Trần Văn Khê thường nói trong 20 năm vừa qua đã «đốt đuốc tìm học trò». Và trong nhiều buổi thuyết trình Giáo sư có nhắc đến người môn sinh theo dõi và thực hiện được một số công trình mà

Thanked by 3 Members:

#4 Minh Huyền

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2344 Bài viết:
  • 3567 thanks
  • LocationĐào Hoa Island

Gửi vào 24/06/2015 - 11:12

Dựa vào thông tin trên Đêm rằm tháng 6 âm lịch năm Tân Dậu (1921), chú bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình bốn đời nhạc sĩ .
Theo ý riêng ,thì lá số giờ tý có sự ứng hợp cao với đa số sự kiện xảy ra
Vài dòng góp vui chờ lá số đúng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#5 aioidungchom

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 314 Bài viết:
  • 249 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 12:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh Huyền, on 24/06/2015 - 11:12, said:

Em đọc trên mạng thấy mênh thân VCD thì it người thọ lâu .đây lại hội k-k ,hỏa mà thọ được 94 tuổi ? e lập luận thế sai chỗ nào bác co time giải thích qua hộ em

#6 Minh Huyền

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2344 Bài viết:
  • 3567 thanks
  • LocationĐào Hoa Island

Gửi vào 24/06/2015 - 14:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

aioidungchom, on 24/06/2015 - 12:40, said:

Em đọc trên mạng thấy mênh thân VCD thì it người thọ lâu .đây lại hội k-k ,hỏa mà thọ được 94 tuổi ? e lập luận thế sai chỗ nào bác co time giải thích qua hộ em
Trong trường hợp lá số này chuẩn , thì do
1 phúc đẹp
2 , Có nhiều bệnh trong người ,kéo dài từ trẻ( Đồng + không kiếp + bệnh phù) ,bệnh phù + thai (chủ về luôn trong trang thái ủ bệnh ,kéo dài,nhưng khi phát nhanh ( hỏa linh) ,bệnh phù không kiếp ( chủ phải mổ xẻ),nên thành ra sống dai ,Cứ hỏi bác Minh Minh cũng VCD mổ tai qua nạn khỏi ,hehe ,có yểu đâu,
dù có hỏa linh không kiếp ,mạng VCD sức khỏe kèm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


3. ông đâu có giàu có lắm ( tặng toàn bộ bộ sưu tập cho nhà nước ,biệt thư là được phân ,sau dễ làm nhà lưu niệm ( lộc không kiếp nên cũng chả yểu được ,


4 .Ông ăn tham lang cung tật ,về già ăn vào thiên đồng ,toàn mấy ông sống dai
Vận trình thuận , hơn nửa đời sống ở nước ngoài thì điều kiện cũng tổt hơn về nhiều mặt

.....
nên nói trường hợp mệnh VCD rất khó xem
Vậy thôi .dù sao đó là quan điểm riêng mà lá số thì đâu phải dạng A
nên bàn vui ,tán nhảm chơi

Sửa bởi Minh Huyền: 24/06/2015 - 15:06


Thanked by 2 Members:

#7 Anvui

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 911 Bài viết:
  • 909 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 15:52

Chào cả nhà,
Cháu xin lấy chủ cung mệnh ông Giáo Sư là thanh long giống ông PBM nên không sợ k-k lắm.

#8 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7364 Bài viết:
  • 16948 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 17:48

Ai lấy lá số thì phải lưu ý điều nầy . Theo Tiểu sử trên, con gái Út 19 tuổi mới thấy mặt cha tức là Bà vợ không góa cũng như góa, không những 19 năm mà 50 năm . Bà dạy trường Gia Long Saigon, nuôi con . Có người đàn bà nào chịu nỗi như vậy không . Bà nhiều lần xin ly dị ở Saigon và phải ly dị .

Thanked by 2 Members:

#9 suti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 54 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 18:33

cụ Khê phải chăng thân cư Di ngộ Tuần nên cuối đời hồi hương, về với quê cha đất tổ

#10 Minh Huyền

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2344 Bài viết:
  • 3567 thanks
  • LocationĐào Hoa Island

Gửi vào 24/06/2015 - 20:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 24/06/2015 - 17:48, said:

Ai lấy lá số thì phải lưu ý điều nầy . Theo Tiểu sử trên, con gái Út 19 tuổi mới thấy mặt cha tức là Bà vợ không góa cũng như góa, không những 19 năm mà 50 năm . Bà dạy trường Gia Long Saigon, nuôi con . Có người đàn bà nào chịu nỗi như vậy không . Bà nhiều lần xin ly dị ở Saigon và phải ly dị .
Hihi ,con cảm ơn bác Tân .Bác cho con biết thêm thông tin về bà vợ ,con không được rõ về năm ly hôn ( nếu được)
) tự truyện của Giáo sư rất dài ,con chưa dành thời gian đọc nổi
Còn về chi tiết trên bác nhắc

Lưỡng đầu: TÂN - MẬU

Giờ Mậu Tý: CHIỂU LÂN NHẬP HẢI
Dịch: Cá lân trong ao ra bể ( người có tài thành công ở nơi đất khách)
Giải: Nhất triêu đắc chí đại hữu tác vi
Dịch: Một ngày nào đắc chí thành sự nghiệp lớn

HÔN NHÂN (Vợ chồng)
Uyên ương sơ độ y ngư thủy
Phong cấp trì đường diệc hữu ba
Ngô Việt tiêu tương yên thủy khoát
Tái tầm âu lộ thính ngư ca
Dịch:
Lúc mới đầu cặp uyên ương vui cá nước
Gió dữ ao chuôm cũng nổi sóng
Nước Ngô nước Việt bến tiêu tương khói sóng bao la
Tìm đến cò vạc nghe tiếng ca ngư phủ

Rất ứng hợp ,uyên uơng vốn là 1 cặp ,nên nhiều lúc thường là bạn bè ,người quen cũ ( bạn học cùng khoa triết

vợ chồng xa cách một người một nơi ,do hoàn cảnh bất ngờ ( đã viết ở trên)

ông chồng có nhiều người thương ,tìm đến cò vạc nghe tiếng ngư phù ( ở đây trong hoàn cảnh là ở xa ,nhớ quê mà khó về .Xưa kia Ngô Việt cách nhau 1 dòng sông ,mà ngư phủ kéo lưới thường chỉ lúc chiều muộn ( xế chiều ) khá ứng ,

Về cung tử tức cũng khá ứng hợp :

Cách tường đào lý cạnh phân phương
Cánh tự điền viên quế tử hương
Long hổ dương hầu chung hoạch phúc
Môn đình vinh vượng hữu khuê chương
Dịch:
Cách tường đào lý đua tranh tỏa mùi hương
Từ chốn điền viên quả quế cũng thơm ngát
Rồng Cọp Dê Khỉ sẽ được hưởng phúc (1)
Cửa nhà vinh vượng có cả ngọc khuê ngọc chương
(1) Có thể những người con sinh trong các năm
Thìn, Dần, Mùi, Thân là con quí tử.

Đủ cả nếp cả tẻ

Từ chốn điền viên ( Quê nhà) ,quả quế cũng thơm ngát ( con gái),cách tường đào lý ( cũng chỉ sự xa cách ,khuất mặt,vắng bóng )

Năm Giáp Thân (1944) ,sinh trưởng năm Trần Quang Hải

Năm Canh Dần ( 1950 ) sinh cô út Trần Thị Thủy Ngọc

Hai người này đều nối nghiệp cha và giỏi về nhạc cụ dân tộc ứng câu :Môn đình vinh vượng hữu khuê chương

Kính bác ,đây là phần trả lời theo quỷ cốc toán mệnh ,tử vi cũng có nét tương đồng về cung thê và tử

Mong bác chỉ bảo thêm cho con

Kính bác

Con khua chiêng trống ,cũng được bác Tân "nhắc" bài cho AA

Mong nhận được nhiều ý kiến để tìm thấy chỗ hổng,và hi vọng có người cung cấp lá số Â


Sửa bởi Minh Huyền: 24/06/2015 - 20:42


Thanked by 2 Members:

#11 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7364 Bài viết:
  • 16948 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 21:03

1968 .
Lá số trên lấy ngày sinh là 19/7, nhưng trong tiều sử nói sinh ngày 24/7 . Ngày 19 hay 24, giờ Tý đều là Nhâm Tý (không phải Mậu Tý) .

Thanked by 3 Members:

#12 Minh Huyền

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2344 Bài viết:
  • 3567 thanks
  • LocationĐào Hoa Island

Gửi vào 24/06/2015 - 22:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 24/06/2015 - 21:03, said:

1968 .
Lá số trên lấy ngày sinh là 19/7, nhưng trong tiều sử nói sinh ngày 24/7 . Ngày 19 hay 24, giờ Tý đều là Nhâm Tý (không phải Mậu Tý) .
Vâng .lưỡng đầu là Tân -Mậu (do sai sót khi nhập liệu , nên con đã nhận sự sai sót nên con đã xin xóa theo thông tin đã in đỏ dựa theo nguồn đã in đỏ ( thông tin trên Đêm rằm tháng 6 âm lịch năm Tân Dậu (1921), chú bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình bốn đời nhạc sĩ . Rằm tháng 6 là ngày 15 ,nếu lấy mốc giờ tý thì cùng là VCD nhưng ngày 19 thì là Âm Dươn xung ,còn ngày 25 là Cự Đồng xung
Theo quỷ cốc toán mệnh( phần hôn nhân) thì đều là :
Trên không muôn dặm ánh sáng trong biếc
Vầng trăng lại sáng do mây tan
Uyên ương bay đi lại cùng về
Cò vạc lố nhố đứng đầy ao
Đều chỉ hôn nhân có sự cách trở xa cách ,trăng ( bị mây che ) .Nguyệt thường chỉ người phái nữ ,bị che ( ở đây bị đặt qua 1 bên , khuất dạng dùng dằng mãi mới ly hôn ( bay đi lại cùng về ) ,có nhiều bống hồng vây quanh
Xét trên tử vi
Cung thê : Thiên lương ngộ long phượng q hổ cái ,quan phúc : Vợ hiền dịu,giỏi giang , đứng đắn .tình nghĩa gia đình có truyền thống nghề giáo ,sau bà cũng làm giáo viên ,vợ chồng cùng học ,cùng ngành ( Đồng lương) , Chông xa nha ( Thiên lương ngộ mã trường sinh) , thêm Lương cô tang khốc ngộ trường sinh : sống 1 mình 1 thời gian dài ,nhờ quang quý tràng sinh ,có lẽ cũng do con út ( Thiên đông cư quan) mà đợi chờ vậy
Đại vận 24 -33 : Thiên lương triệt. mã không kiếp .nhẵn túi chạy trốn,năm Kỷ sửu ( 1949 ) lưu thái tuế đóng di âm dương ,tiểu hạn năm sưu .Đồng lương ngộ mã nên thành ra xuất dương

#13 Khongtuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 1765 thanks

Gửi vào 25/06/2015 - 10:42

Phóng tầm mắt giữa một vùng cây trái xanh tươi được bao quang bởi sông nước mênh mông của đồng bằng châu thổ, nơi đây có lẽ là làng khoa bảng duy nhất tại đất miền nam, đó là xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Lục lại kho tư liệu kim cổ cho thấy vùng đất này thật xứng với câu: “Chợ Giữa nhiều trang danh điện ngọc/ Vĩnh Kim lắm kẻ học liên trì/Tài ba đời cổ chưa ai sánh/ Lỗi lạc thời kim ít kẻ bì” của nữ thi sĩ Đỗ Liên.

Vĩnh Kim là một làng Tiến sĩ của đất phương Nam đã sản sinh ra những tên tuổi như: Tiến sĩ Phan Hiển Đạo, đậu tiến sĩ năm 1856, đời vua Tự Đức, được bổ chức Đốc học tỉnh Định Tường, Giáo sư, Viện sĩ Trần Văn Khê; GSTS Trần Quang Hải , GSTS - nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, là nhạc sĩ có hai bằng Tiến sĩ, PGS -TS Nguyễn Tấn Phát và PGS - TS Phạm Đình Hùng,... đó là các văn nhân tài tử. Vĩnh Kim còn là vùng đất đã sinh ra ông Ngô Tấn Nhơn, vị Bộ trưởng hai Bộ Canh nông và Kinh tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai cô con gái của cụ Nhơn là Tiến sĩ Ngô Kiều Nhi và Ngô Kiều Oanh.Gia đình của ông Trần Năng Lựa có ba người con đều làm bác sĩ rất nổi tiếng: bác sĩ Trần Nam Hưng, bác sĩ Trần Khải Siêu, bác sĩ Trần Hữu Di. TS Lâm Chí Hùng, con của ông Lâm Ba, ấp Vĩnh Hòa đậu tiến sĩ tại Canada và TS Phạm Xuân Quang, con ông Phạm Xuân Thới ấp Vĩnh Thạnh thi vào đại học đậu thủ khoa, ra trường cũng thủ khoa và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Mỹ.

Điều dễ nhận ra là hầu hết những người nổi danh tại đây đều thành tài ở nơi đất khách quê người, một điều tưởng chừng như bình thường ít ai để ý…

Một nơi nhỏ bé của cả một vùng châu thổ mênh mông mà lắm người tài như vậy chắc không ngoài cái lý của thiên địa! Xưa nay chốn châu thổ là nơi của các ông Hội Đồng, công tử Bạc Liêu lắm tiền nhiều của thì hẳn là Vĩnh Kim phải có điều đặc biệt? Thủy quản tài lộc, sơn quản nhân đinh thì ra là vậy!

Một vùng sông nước đất bằng như tấm da trâu, lần tìm được long mạch là điều thật khó nhưng khó không có nghĩa là không thể… Dòng sông Rạch Gầm- Xoài Mút (sông Tiền) hiền hòa, yên bình, lặng lẽ trôi được tiếp sức bởi các con lạch uốn éo chín khúc là minh chứng cho sự kết phát của các tài tử danh nhân…

Bài viết để tưởng nhớ con người tài hoa đất phương nam vừa về cõi vĩnh hằng!

Thanked by 1 Member:

#14 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29124 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 25/06/2015 - 11:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh Huyền, on 24/06/2015 - 22:51, said:

Đêm rằm tháng 6 âm lịch năm Tân Dậu (1921), chú bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình bốn đời nhạc sĩ .

Minh Huyền chú ý, các cụ cao tuổi dùng từ ngữ thì thường rất chuẩn. Khi nói là "Đêm rằm tháng 6 âm lịch" thì nên hiểu là thời gian thuộc Ban Đêm của ngày 15/6 âm lịch, tức là rơi vào khoảng [cuối giờ Dậu / giờ Tuất / giờ Hợi] của ngày 15/6 âl, và có thể rơi vào khoảng giờ Tý của ngày 16/6 âl.

#15 babyteencry

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 25/06/2015 - 20:16

Dường như cùng cách cục, ít nhiều sẽ có nhiều điểm giống nhau. Ở đây cụ thể là tuổi thọ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |