Jump to content

Advertisements




Sách mới: Kinh Dịch hoàn toàn khoa học tập 1


39 replies to this topic

#31 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 29/12/2014 - 11:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ConLuan, on 29/12/2014 - 10:40, said:

Hào Dương quẻ Phục không lấn quần Âm được mà chỉ là niềm hy vọng mới. Giống như ánh sáng mới ló ra , hiện tại mây vẫn còn che.
Hào Âm quẻ Cấu cũng không lấn quần Dương được mà là mối họa mới. Sự hư hại mới bắt đầu mầm mống , kỷ cương vẫn còn.

Quẻ Phục vẫn là Âm , Quẻ Cấu vẫn là Dương.
Tôi không muốn tranh cãi ý nghĩa âm dương, vì người ta tranh cãi ý nghĩa hai chữ này cả mấy nghìn năm rồi, có lẽ còn tranh cãi thêm vài nghìn năm nữa.

Chỉ xin gợi ý bằng chữ "dịch" theo nghĩa "biến đổi" (là một trong ba nghĩa của chữ "dịch"). Hãy nghĩ về chữ "dịch" (hoàn cảnh hiện tại ra sao, yếu tố "dịch" là gì) trong hai quẻ Phục, Cấu rồi tự kết luận âm dương theo ý của mình.

#32 ConLuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 275 Bài viết:
  • 415 thanks

Gửi vào 29/12/2014 - 12:33

Viết vài dòng cho vui , không nhằm vào sách , tác giả nào hay ý kiến của ai.

Áp dụng quẻ vào xem vận hạn. Thấy Dương sinh vội mừng thì hơi sớm. Thấy Âm hiện đã bỏ cũng hơi vội. Chữ Âm Dương dùng cho đúng cũng khó. Dùng sớm hay trễ thì lạc thời trật vị .

#33 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 29/12/2014 - 13:08

Các quẻ rõ nét gồm có (theo thứ tự hào từ dưới lên trên):

A/ Nhóm hào dương lấn nhóm hào âm:
1 dương 5 âm: Địa Lôi Phục
2 dương 4 âm: Địa Trạch Lâm
3 dương 3 âm: Địa Thiên Thái
4 dương 2 âm: Lôi Thiên Đại Tráng
5 dương 1 âm: Trạch Thiên Quải (Quyết)
6 dương 0 âm: Thuần Càn

B/ Nhóm hào âm lấn nhóm hào dương:
1 âm 5 dương: Thiên Phong Cấu
2 âm 4 dương: Thiên Sơn Độn
3 âm 3 dương: Thiên Địa Bĩ
4 âm 2 dương: Phong Địa Quán
5 âm 1 dương: Sơn Địa Bác
6 âm 0 dương: Thuần Khôn

Thanked by 1 Member:

#34 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 29/12/2014 - 14:01

Đây chỉ là vấn đề quan niệm.Anh VDTT theo quan niệm xưa lấy tiết khí làm trọng , bắt đầu dương hiện là dương và bắt đầu âm hiện là âm vì vậy ta lấy ngày Tết âm lịch/ tháng dần vào khi Trời còn ở mùa Đông (tết âm lịch luôn rơi trong khoảng 21/1 _ 20/2 dl) ,lại lấy ngày 05/ tháng 2 dương lịch làm ngày lập xuân của nông lịch .Còn cái nhìn của bạn ConLuan là cái nhìn thường tình ai nhiều thì coi trọng , hơi như phương Tây lấy 21/3 làm ngày đầu mùa Xuân ( lúc đó đã là Xuân phân theo phương Đông).

#35 pphoamai

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 73 Bài viết:
  • 51 thanks

Gửi vào 22/03/2015 - 09:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BinhYen, on 12/09/2011 - 04:58, said:

Cuốn sách này đọc dễ hiểu và có tính khoa học vì dẫn giải theo logic. Hoan nghêng bác có công nghiên cứu và soạn cuốn sách này . Đây là một bước tiến lớn so với những sách về dịch từ trước tới nay .
Tôi có thắc mắc: ở trang 42, phần đọc thêm I, đặc tính thứ nhất của bát quái :
Tại sao ta phải làm tính trung bình cộng hoặc trung bình nhân ? Nếu một hào dương, mười hào âm , đó không phải là quái âm sao ? Nếu một hào dương ở dưới, mười hào âm ở trên, nếu làm trung bình cộng mười hào âm, dĩ nhiên vẫn đâu bằng hào dương, vậy sẽ là quẻ dương, nhưng rõ ràng là âm thịnh dương suy . Đó chỉ là thí dụ, vì một quẻ thật ra chỉ có 3 hào .
Nhưng đó chỉ là tiểu tiết, nhìn chung là một quyển sách rất hay .

Xin được tóm tắt định nghĩa trong sách về “cường độ Âm Dương” của Bát quái theo “cường độ Âm Dương” của 3 hào của nó: Để làm cho 2 quái Càn, Khôn có “cường độ Âm Dương” luôn thấp nhất và gần zero, chúng ta chỉ có thể chọn trung bình cộng hoặc trung bình nhân của “cường độ Âm Dương” của 3 hào của 1 quái nào đó làm “cường độ Âm Dương” của quái đó.

Theo ý kiến tôi thì chúng ta chỉ chọn duy nhất trung bình cộng làm “cường độ Âm Dương” của Bát quái mà thôi.

Bởi vì theo mô hình logic trong sách, thì mỗi quái chính là 1 “tổng thể” gồm 3 hào. Do “tổng thể” này là 1 hiện hữu tuân theo Định Lý Giới Hạn Trung Tâm, nên dù 3 hào có “cường độ Âm Dương” bất kì và lộn xộn, nhưng khi chúng xếp thành 1 quái làm thành 1 “tổng thể” thì “tổng thể” này sẽ có “cường độ Âm Dương” phân phối theo hình chuông lật úp (phân phối Gauss). Vì vậy, sẽ tồn tại 1 giá trị m mà “cường độ Âm Dương” của “tổng thể” là m là có xác suất lớn nhất. Nghĩa là, với bất kì x khác m, “cường độ Âm Dương” của “tổng thể” là x luôn có xác suất là số nhỏ hơn.

Các nhà toán học đã chứng minh là, trong phân phối Gauss thì giá trị m này có ước lượng tốt nhất là trung bình cộng của các thành phần trong nó. Áp dụng vào trường hợp “tổng thể” gồm 3 hào thì m có ước lượng tốt nhất là trung bình cộng của “cường độ Âm Dương” của 3 hào.

Vì m là có xác suất lớn nhất, nên thật vô cùng hợp lý khi chúng ta chọn m là “cường độ Âm Dương” của 1 quái gồm 3 hào đó.

Tóm lại, chúng ta nên định nghĩa như sau: “Cường độ Âm Dương” của 1 quái là trung bình cộng của “cường độ Âm Dương” của 3 hào của nó.

Sau đó, chúng ta sẽ lập luận để chứng minh là: “Cường độ Âm Dương” của 2 quái Càn, Khôn luôn là thấp nhất và gần zero.

Hi vọng bài luận này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn quyển sách Kinh Dịch hay này nhé.
Trân trọng.

Sửa bởi pphoamai: 22/03/2015 - 09:57


#36 trancuoi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 31 Bài viết:
  • 6 thanks
  • LocationHo tram

Gửi vào 22/03/2015 - 18:44

**** cho nhà các bác!
Tôi ứng dụng tới tận chân trời! Giờ các bác vẫn hoài nghi.

#37 CHUBBYCAT

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1264 Bài viết:
  • 2306 thanks

Gửi vào 24/03/2015 - 19:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trancuoi, on 22/03/2015 - 18:44, said:

**** cho nhà các bác!
Tôi ứng dụng tới tận chân trời! Giờ các bác vẫn hoài nghi.
Có biết đọc không đấy mà bảo người ta hoài nghi ?

#38 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 4067 Bài viết:
  • 7496 thanks

Gửi vào 25/03/2015 - 15:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

meobeo1988, on 24/03/2015 - 19:30, said:


Có biết đọc không đấy mà bảo người ta hoài nghi ?
Trancuoi nói, ngẫm nghĩ thấy có lý !

Thanked by 1 Member:

#39 MayManHanhPhuc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 100 Bài viết:
  • 118 thanks

Gửi vào 17/09/2016 - 23:44

cuốn sách này có xuất bản tại Việt Nam ko thưa tác giả??

#40 tranthevu

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1269 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 10/10/2016 - 16:31

cuốn này đã bị cho vào kho quên lãn






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |