Jump to content

Advertisements




Chat với Hệ Từ


39 replies to this topic

#31 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 01/08/2015 - 07:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 29/07/2015 - 23:43, said:

Trước tiên, chúng ta đều công nhận một sự thực rõ ràng trong 64 lời Thoán và 384 lời Hào của Chu Dịch đều không hề đề cập đến khái niệm Âm Dương hay Ngũ Hành gì cả.
Thứ đến, đoạn trích của anh annhien, tôi thấy cần đặt ra 2 vấn đề là "tính truyền thuyết" và "khái niệm cụ thể về ngũ hành" trong bài viết/đoạn trích ấy.

Đã là truyền thuyết thì tôi cho rằng không thể dùng làm căn cứ xét lịch sử. Bởi vì dân Tàu có thói quen vu cho thánh nhân cổ nhân, thần bí hóa, cổ xưa hóa, bất cứ cái gì mà họ muốn huyền bí hay là đề cao nó lên, để nhằm tăng phần long trọng của bề dày lịch sử.
Bên cạnh đó, khi nói đến khái niệm Ngũ Hành thì đoạn trích hay chứng liệu ấy nói cụ thể nó như thế nào hay chỉ nêu lên cái tên, thì mới biết mức độ tin cậy mà xét nguồn gốc lịch sử của nó.

Theo các tài liệu văn bản học, khảo cổ học, thì đề cập tới Ngũ Hành sớm nhất là ở trong Cửu Trù Hông Phạm. Điều này, ông Phùng Hữu Lan có đề cập qua trong cuốn Lịch Sử Triết Học Trung Quốc. Mặc dù vẫn tồn tại một số mốc thời gian chưa rõ hẳn, thí dụ như tác giả của Cửu Trù Hồng Phạm là ông Cơ Tử (vốn là đại thần của Trụ vương, sau bị Trụ tống giam và giáng làm nô lệ. Khi Tây Chu lật đổ Ân Thương, thì Vũ Vương mến tài Cơ Tử, muốn trọng dụng, Cơ Tử dâng Cửu Trù Hồng Phạm cho Vũ Vương) và kể cả khi Cơ Tử thực sự là tác giả của Cửu Trù Hồng Phạm, thì Ngũ Hành vẫn cứ xuất hiện sau cổ văn Chu Dịch và khi đó nó tồn tại độc lập bên ngoài Chu Dịch.

Rất hay ! Chắccâu trả lời đã thỏa mãn cho câu hỏi của annhien.
"hữu thức phi nan nan đáo thức", phần lớn người học hay bị rơi vào lớp sương mù của huyền học mà không thoát ra được để rồi đôi khi tự mâu thuẫn với chính mình.
Cái "khí" của Quách tiên sinh khá giống với huynh Nam phong, nhưng không phải là 1 người.

Xin lỗi đã chen ngang, mời Quách tiên sinh tiếp tục công việc của mình.

Thanked by 4 Members:

#32 annhien6183

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 60 Bài viết:
  • 75 thanks

Gửi vào 01/08/2015 - 09:58

Cảm ơn Bác Quách Ngọc Bội đã trả lời!

Đúng là giai đoạn Annhien đưa trên chỉ là mới manh nha về Ngũ Hành chứ chưa thành hệ thống, học thuyết. Thời gian gần đây khi tìm hiểu về Ngũ Hành, Can Chi quả thật như đang lạc giữa biển mênh mông, thật là khó hiểu,giống như Bác Vovivo nói, tìm hiểu mấy môn này như bị rơi vào lớp sương mù không thoát ra được.

Thanked by 3 Members:

#33 MINHMAI

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 22 Bài viết:
  • 11 thanks

Gửi vào 01/08/2015 - 10:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SonNu, on 31/07/2015 - 22:00, said:

-Thánh Nhân làm ra quẻ , xem tượng , đưa từ vào để rõ cát hung

- Cứng và mềm dời đẩy nhau mà sinh ra sự biến hóa ( dương động biến thành âm - âm động biến thành dương )

- Cát hung là tượng của sự được và mất , hối tiếc là tượng của sự lo ngại
Tại tiết 1, cháu hiểu thế này có vẻ thuận hơn: Thánh nhân xem tượng, làm ra quẻ, đưa từ vào để rõ cát hung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 31/07/2015 - 23:36, said:

Như vậy ta liền hiểu "Hệ Từ" là các lời được ghép thêm để chú thích cho rõ tính chất cát hung của Tượng, chúng được các vị thánh hiền đặt ra sau khi xem xét kỹ về các Tượng của các Quẻ. Thế nào thì coi là cát, thế nào thì coi là hung, thì còn tùy thuộc vào Vũ Trụ quan và Nhân Sinh quan vậy.

Người nào từng học phép Thôi Thủ trong Thái Cực quyền hay phép Thính Kình trong Vịnh Xuân quyền thì sẽ hiểu rất rõ câu: Cương với Nhu cứ du đẩy qua lại lẫn nhau mà sinh ra biến hóa.
Ở các phần trước, ta đã được biết về sự cọ xát qua lại (tương ma) của Cương-Nhu, giờ lại biết đến sự du đẩy qua lại (tương thôi) có chúng. Tức là trong sự vận động không chỉ có những va chạm và mâu thuẫn vô tình, đối lập thẳng thừng với nhau. Mà còn có sự va chạm và mâu thuẫn hữu tình, có đối lập nhưng có sự nương tựa lẫn nhau, anh co thì tôi duỗi, anh kéo thì tôi nương theo lực ấy mà tiến lên, anh đẩy thì tôi nương theo lực ấy mà lui lại.
Ở phần trước ta đã biết về Biến-Hóa là theo Hình với Tượng ở Trời ở Đất, kỳ này lại biết Biến - Hóa còn sinh ra theo sự vận động đổi trao, đối lập và nương tựa.
Bác QuachNgocBoi cho cháu được hỏi đây có phải là quy luật tương đắc và hữu hợp không ạ?

Thanked by 2 Members:

#34 MINHMAI

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 22 Bài viết:
  • 11 thanks

Gửi vào 01/08/2015 - 10:33

Cũng với thắc mắc về thuyết âm dương, cháu thấy tác giả Nguyễn Như Ý có viết trong cuốn Truyền thuyết Hà đồ Lạc thư: học thuyết về âm dương có trước Hà đồ.
Cháu nghĩ đã là thuyết hay định luật hay hệ quả là kết quả của yếu tố Nhân tạo dựng qua quan, quán thiên địa nhân và có thời gian nghiệm, được nhiều người cùng nghiệm xác nhận, nên với thông tin bác QuachNgocBoi đưa ra là xác thực hơn.
Cháu rất vui khi hệ từ được nhiều bác, chú vào luận đàm, rất tốt cho những người mới bước chân vào nghiên cứu Chu dịch như cháu.

Sửa bởi MINHMAI: 01/08/2015 - 10:39


Thanked by 2 Members:

#35 MINHMAI

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 22 Bài viết:
  • 11 thanks

Gửi vào 01/08/2015 - 11:03

Bác QuachngocBoi đã đưa lên tiết 4, tại đây bác giảng giải thêm về lục hào ứng Tam Tài thì hay quá ạ, kính bác!

Thanked by 1 Member:

#36 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29125 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 01/08/2015 - 12:44

Các bạn đừng gọi Bác và xưng Cháu với tôi, xưng Tôi hay tên nick của mình là được rồi. Thứ nhất vì tôi còn trẻ, thứ hai là tôi cho rằng đại từ nhân xưng "Tôi" là một đại từ phù hợp nhất và xã giao nhất khi chúng ta giao lưu lưu trên mạng ảo mà đều chưa rõ tuổi tác của nhau.

Chủ đề là "Chat", nói theo ngôn từ các cụ ngày xưa hay dùng là "phiếm đàm", cho nên mỗi người tự do bày tỏ cách hiểu của mình lại là cái hay, bởi bản thân tôi không bảo thủ và nhiều khi vẫn học hỏi được rất nhiều từ những bạn trẻ hơn mình hoặc từ chính các câu hỏi và ý kiến của các học trò của mình.

Trong một số bài viết, đôi lúc tôi thả hồn mình theo dòng suy tưởng của bản thân nên có thể gây cho một số bạn đọc sự khó hiểu, xin thông cảm vậy.

Về Số với Tượng, Đồ và Thư, nếu ai có điều kiện thì nên tham khảo 2 bộ sách rất có giá trị là Đại Tượng Dịch Số Câu Thâm Đồ và Dịch Tượng Đồ Thuyết (của Trương Lý, thời Nguyên) cùng Hà Lạc Tinh Uẩn (của Giang Vĩnh, thời Thanh).

Thanked by 2 Members:

#37 MINHMAI

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 22 Bài viết:
  • 11 thanks

Gửi vào 01/08/2015 - 17:40

Chà, gặp mấy quyển tiếng Hán làm khó cho MINHMAI rồi.

Thanked by 1 Member:

#38 MINHMAI

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 22 Bài viết:
  • 11 thanks

Gửi vào 02/08/2015 - 17:38

Tiếp theo MINHMAI đưa lên 02 tiết cuối của chương 2:
- Tiết 5: Thị cố quân tử sở cư nhi an giả, dịch chi tự dã; Sở lạc nhi ngoạn giả, hào chi từ dã.
- Tiết 6: Thị cố quân tử cư tắc quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ, động tắc quan kỳ biến nhi ngoạn kỳ chiêm. Thị dĩ tự thiên hựu chi, cát, vô bất lợi.
mời các bác vào luận đàm tiếp.

Thanked by 1 Member:

#39 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/08/2015 - 13:19

Xin chép đoạn kiến giải của sư Trí Húc:
  • Thánh nhân thiết quái quan tượng, hệ từ yên nhi minh cát hung
  • Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa
  • Thị cố cát hung giả, thất đắc chi tượng dã
  • Hối lận giả, ưu ngu chi tượng dã
  • Biến hóa giả, tiến thoái chi tượng dã
  • Cương nhu giả, trú dạ chi tượng dã
  • Thị cố quân tử sở cư nhi an giả, Dịch chi tự dã
  • Sở lạc nhi ngoạn giả, hào chi từ dã
  • Thị cố quân tử cư tắc quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ, động tắc quan kỳ biến - nhi ngoạn kỳ chiêm.
  • Thị dĩ thiên hựu chi: cát, vô bất lợi
​Dùng dịch lý mới quán sát được khắp trong trời đất... cho nên Phục hy mới bày ra quẻ để làm sáng rõ ý nghĩa đó. Văn vương lại xét đến tượng, buộc thêm lời mà làm rõ chuyện cát hung để bảo cho mà biết. Thuận theo lý là cát, nghịch với lý là hung. Phàm dịch lý có đủ cái dụng của cương nhu, mà cương nhu đều có thể làm nên điều thiện ác. Cương thì có thể khởi xướng lúc ban đầu, nhưng quá cứng thì bị gãy; nhu thì có thể vâng thuận làm theo, nhưng quá mềm yếu thì thành ra ủy mị; song cương nhu đều vốn có cái lý đầy đủ của cương nhu. Cho nên kẻ ngộ sự lý sẽ đạt đến lẽ "cương nhu tương thôi sinh biến hóa".

Do đó cát hung tức là biểu tượng của việc mất lý hay được lý, hối lận là biểu tượng của sự lo buồn khi sự việc chưa xảy đến. Biết được biểu tượng của sự cát hung ắt biết cách tiến thoái chứ không chịu cảnh khốn cùng, cho nên sự biến hóa bày rõ cho con người thấy tượng của sự tiến thoái. Biết nguyên nhân của hối lận ắt thông suốt được hiện tượng của ngày đêm mà thấy đạt được công dụng của chúng, cho nên cương nhu bày rõ cho con người thấy tượng của ngày đêm.

Như vậy, sáu hào biến động là chỉ để hiển thị toàn bộ đạo lý tam cực thôi vậy (tam cực là Thiên, địa, nhân). Đạo lý tam cực là Dịch lý tiên thiên, không tiến không thoái mà có thể tiến, có thể thoái; không ngày không đêm mà có thể ngày, có thể đêm. Trời được nó thì lập cực ở trên, đất được nó thì lập cực ở dưới, người được nó thì lập cực ở giữa - cho nên gọi là đạo lý tam cực: tức là cái lý rốt ráo tuy một mà ba, tuy ba mà một vậy.

Phàm Dịch lý, ở tại trời thành trời ở tại đất thành đất, ở tại người thành người. Cho nên cứ tùy theo chỗ cư xử mà không trái với đạo Dịch. Chỉ cần tùy ngôi vị mà yên. Dù chỉ là một ngôi vị trong 64 quẻ cũng là toàn thể tam cực, là toàn thể Dịch lý. Không cần phải hướng ngoại mà tìm cầu, mà chỉ cần tìm đến với một ngôi vị thì cũng đầy đủ vô lượng vô biên biến hóa, thống nhiếp trọn vẹn lời hào của 364 hào, không nơi nào là cùng tận. Đó gọi là vui thích mà nghiền ngẫm vậy.

Ngày thường nhờ khéo vui thích mà nghiền ngẫm cho nên tùy nghi hành động mà hợp với lý. Giả sử có gặp sự biến bất ngờ, thì tinh thần vẫn luôn ổn định không rối loạn, tự mình có thể đến với chỗ tốt đẹp mà lìa xa điều hung hiểm. Đây chính là tự khế hợp với thiên lý, cho nên được thiên lý giúp đỡ, há có nhờ tới thuật số đâu?

--------
trích: Chu Dịch thiền giải.

Sửa bởi vietnamconcrete: 04/08/2015 - 13:24


Thanked by 3 Members:

#40 vothuong236

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 8 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 10/08/2015 - 22:45

Chương I: Việt ngữ, phần tổng thể

"Trời thì cao, đất thì thấp , hai quẻ Càn, Khôn được định ra như vậy (Càn là trời, Khôn là đất).

Hiểu rõ ràng được sự cao thấp trên dưới trong trong quẻ là hiểu được sự sang hèn của ngôi vị trong thiên hạ và vạn vật vậy.(Khi tìm Dịch hãy cố gắng xem sự cao, thấp theo thứ tự của từng hào trong quẻ để biết được ngôi vị của quẻ)

Sự biến đổi của trời đất là theo lẽ thường ứng với sự sang hèn theo ngôi vị bởi vậy mà lấy lẽ cương nhu theo từng giai đoạn để hành xử vậy. (Khi tìm Dịch hãy cố gắng xem lấy sự động tĩnh của từng hào trong quẻ mà biết lẽ cương nhu...)

Thứ cùng tính chất thì tụ họp với nhau do vậy vạn vật được phân thành từng nhóm, bởi lẽ đó mà xem được điều lành, điều xấu vậy (nhìn thấy cát hung được sinh ra). (Khi tìm Dịch hãy cố gắng xem hào nào ứng nhóm với hào nào là biết nó tốt hay xấu để mà biết lẽ cương nhu...)

Nếu nhìn trên trời sẽ thấy nó được biểu hiện bằng tượng, mà nhìn duới đất sẽ thấy nó biểu hiện bằng hình. Biến hóa khôn lường. (Khi tìm Dịch, để hiểu được lẽ biến hóa khôn lường hãy tìm cả tượng lẫn hình bao gồm: tượng, thoán, hào là hiểu được lẽ biến hóa của Dịch)

Chú giải I: Dịch sinh ra để làm gì: Để chỉ ra ngôi vị trong đất trời của vạn vật và sự biến đổi theo lẽ thường của nó, từ đấy mà con người biết lẽ cương nhu để ứng xử. Ứng xử thế nào? - Dịch đã chỉ ra những vật cùng tính chất thì được góp lại với nhau thành từng nhóm có chung ngôi vị (các tiết chương sau này sẽ chỉ ra các nhóm gốc và phương vị của từng nhóm) bởi vậy mà con người ở nhóm nào, hướng về nhóm nào sẽ biết được là lành hay dữ, sự biến đổi và vận động của điều lành, điều dữ này như thế nào. Muốn biết được điều này và sự biến đổi này thì nhìn lên trời mà xem tượng (thiên tượng), nhìn xuống đất mà xem hình (địa hình) là thông hiểu lẽ biến hóa lành, dữ này thôi. Sự biến hóa các quẻ trong Dịch chính là nói lên sự biến hóa này. Mà mỗi quẻ là một nhóm...

Chú giải II: Dịch bản thể là sách bói, hệ từ thực chất là giải thích cho cuốn sách bói này, cụ thể là phần tượng, thoán và hào.
Chú giải III: Giờ chúng ta lại đi giải thích cho hệ từ, cụ thể là giải thích xem hệ từ này giải thích tượng, thoán và hào như thế nào (giải thích cho Dịch mà Dịch thực chất là không lời được thoán và hào giải thích đầu tiên)... qua rất nhiều sự giải thích, rút ra một kết luận là vẫn chưa có cái gì giải thích cái gì thấu đáo cả.

Sửa bởi vothuong236: 10/08/2015 - 22:55







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |