Jump to content

Advertisements




Luật nghiệp quả


2 replies to this topic

#1 toibibengnick

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 17 thanks

Gửi vào 16/08/2015 - 17:29

Luật nghiệp quả

Sharon Salzberg

Diệu Nguyệt dịch

(Trích trong "Từ bi - Một nghệ thuật cách mạng để sống hạnh phúc" / Lovingkindness - The Revolutionary Art of Happiness của bà Sharon Salzberg. )
Lý do: đủ thân phận để cho lão VongKiep một bài học.

Chúng ta không có lý do gì để phải có cảm giác xa cách với bất cứ một việc gì hay một ai bởi vì chúng ta đã từng là tất cả và đã từng làm tất cả những điều đó. Làm sao chúng ta có thể tự cho là mình lúc nào cũng đúng hay được loại trừ không giống một ai đó hay không hề làm một hành động nào đó? Không có một chỗ nào trên trái đất này mà chúng ta đã không cười, khóc, sinh ra và chết đi. Vì vậy ở một khía cạnh nào đó, mỗi nơi mà chúng ta đi qua đều là nhà.
Mọi người chúng ta gặp chúng ta đều có quen. Mỗi việc đã được làm ta đều có khả năng làm điều đó. Đó là lý do tại sao chúng ta không được hiểu nghiệp quả một cách hạn hẹp. Nó là một tầm nhìn vô cùng rộng rãi về cuộc đời. Nếu trong một giây phút nào đó mà chúng ta phải hái cái quả của một hành động trong quá khứ, cho dù là quả lành hay dữ, kinh nghiệm đó của chúng ta chính là kinh nghiệm của tất cả chúng sinh. Nếu chúng ta thấy một kinh nghiệm xảy ra bên ngoài chúng ta, chúng ta hiểu rằng đây cũng chính là kinh nghiệm của chúng ta, tựa như trong một giấc mơ mà trong đó mỗi một nhân vật đều là phản ảnh của tâm chúng ta.

Nếu bạn không cảm nhận được giáo lý về nhiều kiếp sống này, bạn vẫn có thể hiểu được tính chất rất căn bản này về việc con người không thể tách biệt ra khỏi mọi con người đang tổn tại và mọi việc đang diễn biến bằng cách nhìn vào bên trong con người bạn. Cho dù bạn có tin vào luân hồi hay không, bạn có thể thấy tất cả những trạng thái đang xảy ra bên trong con người bạn. Bạn không cần phải cảm thấy tách biệt khi chúng xảy ra bên trong bạn; bạn không cần phải sợ hãi. Và bạn cũng không cần phải cảm thấy tách biệt khi chúng xảy ra bên ngoài bạn; tất cả chỉ phản ánh cái tâm với tất cả mọi thứ mà tâm có khả năng tạo ra. Cho dù bất cứ điều gì xảy ra, bên ngoài hay bên trong, cho dù bạn gặp bất cứ ai, tất cả cái đó chỉ là thêm một cách khác mà bạn tự nhìn chính mình.

Cách đây nhiều năm tôi đang là một sinh viên y tá, và trong một buỗi thực tập tại bệnh viện, có một đứa trẻ bị bố mẹ ngược đãi được mang vào săn sóc cùng đi với bà mẹ đã ngược đãi nó. Lúc nó có mặt khoảng 30 sinh viên y tá và các nhân viên bệnh viện. Các sinh viên và nhân viên đa số đã đối xử với bà mẹ một cách lạnh nhạt và cao ngạo, như thể muốn nói "Ồ, cách cư xử của bà thật là thú vật, làm sao bà có thể làm một điều như vậy được?". Cùng ngày sau đó, khi các sinh viên y tá tụ họp lại, có người phê bình với một cách tương tự. Tôi đã trả lời, "Ồ, tôi có thể hiểu được tại sao bà ta làm như vậy. Tôi cũng đã từng thấy những cơn giận dữ, sợ hãi và tức bực nỗi lên trong trí óc tôi mà có thể đưa đến một hành động khủng khiếp như vậy. Tôi chắc chắn là tôi sẽ không làm điều đó, bởi vì tôi có những khả năng, như sự tỉnh thức, mà tôi có thể sử dụng để chịu đựng những giây phút như vậy, nhưng tôi cảm thấy không hoàn toàn tuyệt đối khác xa với bà mẹ đó". Sau khi tôi nói điều này, ba mươi cặp mắt đã quay về phía tôi và mọi người hoàn toàn im lặng. Tôi ngồi đó và tự hỏi, "Có phải tôi đã nói sai điều gì chăng?". Nhưng hiển nhiên rằng cho dù cả nhóm có phật lòng, thì đó vẫn là sự thật.

Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta và vì vậy chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về định mệnh của chúng ta - điều này đã đặt cuộc đời chúng ta trong một vị trí có sức mạnh. Nếu chúng ta hiểu rằng tất cả mọi thứ, tất cả không chừa một việc gì, đều xảy ra do từ một nguyên nhân thì chúng ta sẽ hiểu thế nào là an toàn. Như vậy, khi có một sự đau khỗ, mâu thuẫn, hiểm nguy, đau đớn, hay một vấn đề xảy ra trong cuộc đời chúng ta, chúng ta không chỉ đơn thuần tìm cách tiêu diệt nó. Tốt hơn là chúng ta nên can đảm thay đỗi những điều kiện tạo môi trường cho việc đó xảy ra và nuôi dưỡng hay duy trì sự tồn tại của nó.

Thanked by 4 Members:

#2 toibibengnick

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 17 thanks

Gửi vào 16/08/2015 - 18:08

Kinh Ba mắt


Hòa thượng Thích Thiện Châu

Giới thiệu

Bài kinh này rút từ kinh "Phật thuyết như vậy" (Itivuttaka), 1 trong 15 quyển thuộc Tiểu Bộ (Khuđaka Nikâya), Pâli Text Society, trang 52; HT Minh Châu đã dịch, Tu Thư Phật học, Vạn Hạnh ấn hành năm 1982. Nội dung nói về ba loại mắt: Nhục nhãn, Thiên nhãn và Tuệ nhãn.

Nhục nhãn là mắt thường không bệnh tật của người đời, thấy được màu sắc và hình tướng, như chúng ta thường thấy. Không có gì cần phải nói về loại mắt này. Phật chỉ nêu ra như một sự thật trong đời.

Thiên nhãn (dibba-cakku) là loại mắt thanh tịnh thấy xa, nhất là thấy được chúng sanh qua lại, lên xuống trong vòng sống chết chết sống:chúng sanh tạo nghiệp nhân xấu ác thì phải chịu lấy quả báo đau khổ trong các cảnh giới thấp kém, chúng sanh nào tạo nghiệp nhân tốt lành thì được hưởng quả báo an vui. Như vậy có thiên nhãn tức là có trí thức, biết được đâu là con đường đi lên, con đường giải thoát:

"Thiên nhãn thấy được đạo
từ đó trí thức sanh ".

Song Thiên nhãn mới chỉ kiến đạo mà chưa đạt đạo.

Tuệ nhãn (pãnnã-cakku) là loại mắt vừa thấy đạo vừa đạt đạo. Trí tuệ không chỉ là trí thức. Mà trí thức thì gồm trong trí tuệ.

Tuệ nhãn thấy rõ ba pháp ấn: Khổ (dukka), Vô thường (anicca) và Vô ngã (anatta) thể hiện trong cuộc đời, và sống theo tám chánh đạo (Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định); do đó thực hiện được giải thoát qua bốn quả vị niết bàn:Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn và Giải thoát (Alahan) như kinh nói:

"Tuệ nhãn là hơn hết
Ai chứng được mắt ấy
Giải thoát mọi khổ đau"

Tuệ nhãn là mắt của Phật mà mỗi người có thể phát triển bằng cách nghe học, suy tư và thực nghiệm theo kinh nghiệm giác ngộ của Phật.


Chánh kinh

Ðiều này do Thế Tôn nói, bậc A la hán nói và tôi được nghe:

-- Này các Tỳ kheo, có ba loại mắt. Những gì là ba? Ba loại mắt là nhục nhãn, thiên nhãn và tuệ nhãn.

Thế Tôn đã nói về ý nghĩa này. Ðây là điều được nói:

Nhục nhãn và thiên nhãn
Tuệ nhãn là hơn hết
Ba loại con mắt này
Vô thượng nhân nói ra.
Nhục nhãn (thường) sanh khởi
Thiên nhãn thấy được đạo.
Từ đó trí thức sanh.
Tuệ nhãn là hơn hết
Ai chứng được mắt ấy
Giải thoát mọi khổ đau.

Ý nghĩa này do Thế Tôn nói và tôi được nghe.

Source: Người Cư Sĩ

Thanked by 3 Members:

#3 toibibengnick

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 17 thanks

Gửi vào 16/08/2015 - 18:16

Hãy để tâm bình yên

Tỳ kheo Na Tiên

Chúng ta có được bình yên không? Tâm chúng ta có được hạnh phúc an lạc không? Nếu không thì chúng ta hãy đưa tâm trở về với bình yên. Thế nào là bình yên? Tâm bình yên là tâm không bị căng thẳng, lo sợ hay buồn khổ bức bách. Tâm bình yên là tâm thanh tịnh, nhẹ nhàng, mát mẻ, an vui. Khi bình yên thì chúng ta không bị đốt cháy vì lửa ái dục, sân hận hoặc sầu bi. Chúng ta cần đưa tâm trở về với bình yên. Ðó là trạng thái tỉnh lặng, nhẹ nhàng của tâm. Ðức Phật được bình yên vì Ngài đã được hoàn toàn thanh tịnh. Tâm Ngài mát mẻ an vui vì đã giải thoát ra khỏi mọi phiền não ô nhiễm. Là người con Phật, chúng ta cần phải sống theo cách hướng dẫn của Ngài, đó là có thực hành bố thí, trì giới và tham thiền để được hạnh phúc bình yên.

Trở về với bình yên, không phải là chúng ta sống một cách thụ động, bạc nhược. Không phải chúng ta vì sợ hãi mà tránh né cuộc đời. Chúng ta đưa tâm trở về với bình yên bởi vì chúng ta hiểu rằng, con tâm vọng động bất an, con tâm bị co thắt hay nóng bỏng vì phiền não, là con tâm đau khổ. Cái tâm ấy rất đau khổ, đau khổ nhiều, bởi vì trên đời này không có cái khổ nào mà to lớn và sâu thẳm, nóng cháy và dễ sợ bằng cái khổ tâm. Chúng ta hãy nghe câu Kinh Pháp Cú Ðức Phật dạy:

Lửa tham ghê lắm ai ơi!
Hận sân cũng vậy, đốt người, đốt ta!
Lưới nào bằng lưới si mê,
Sông nào sánh được ái hà sông sâu?
(Kinh Pháp Cú, câu 251)

Vậy, chúng ta hãy làm cho tâm mát mẻ bình yên trở lại. Bằng cách tập làm cho tâm được an tịnh tỉnh lặng. Chúng ta đã đau khổ quá nhiều. Bây giờ chúng ta hãy sống. Sống với tỉnh thức, với hạnh phúc và bình yên.

Tuy nhiên, muốn được an tịnh tỉnh lặng, chúng ta cần phải cẩn thận suy xét xem những việc làm và lời nói của mình có đưa lại sự bình an cho tâm không. Chẳng hạn, trước khi đi đánh bài ở casino, chúng ta cần xét xem đi chơi như vậy có đem lại bình an cho tâm không, hay sẽ đưa tâm vào trạng thái tham lam, sân hận và si mê? Hoặc nếu chúng ta thích nói chuyện nhiều - và thích nghe nhiều - thì những điều mà chúng ta nói và nghe ấy có đem lại sự bình an trong sạch cho tâm không, hay càng nói càng nghe thì tâm càng dao động bất an? Tâm bất an dao động là tâm không sáng suốt. Tâm không sáng suốt sẽ đưa đến lời nói và việc làm không sáng suốt. Và như vậy thì sự đau khổ sẽ càng tăng. Vậy là chúng ta đang tự nhảy vào hầm lửa tội lỗi của đau khổ tham sân si. Ðức Phật dạy:

Con đường phóng dật nguy nan!
Con đường tỉnh thức: vinh quang đời đời.
Buông lung là kẻ chết rồi.
Pháp mầu bất tử đợi người cần chuyên.
(Kinh Pháp Cú, câu 21)

Khi thất niệm là chúng ta để cho ô nhiễm phiền não làm chủ tâm mình. Những lúc ấy, chúng ta còn tệ hơn là đã chết, vì chúng ta mặc dù đang "sống" nhưng lại tự hành hạ lấy mình. Với ô nhiễm đang bốc lửa trong tâm, chúng ta hướng ngoại, thích nghe - thích nói - thích làm những điều không an tịnh, để tạo nghiệp bất thiện bằng khẩu, bằng thân hay bằng ý rồi phải gặt hái đau khổ về sau.

Các pháp do Ý dẫn đầu
Ý chủ, Ý tạo bắt cầu đưa duyên.
Nói, làm với ý chẳng hiền
Bánh xe, bò kéo khổ liền theo sau!

Các pháp do Ý dẫn đầu
Ý chủ, Ý tạo bắt cầu đưa duyên.
Nói, làm với ý tốt hiền,
Như hình dọi bóng, vui liền theo sau!
(Kinh Pháp Cú, câu 1-2)

Là con Phật, chúng ta phải sáng suốt biết cách sống an vui và ngưng hành hạ lấy mình. Chúng ta có thể ngưng đốt cháy mình. Bằng cách đưa tâm trở về với bình yên.

Trở về với bình yên có nghĩa là trở về với nguồn sống tâm linh. Chúng ta sẽ thắp sáng tâm mình bằng chánh niệm và trí tuệ, tắm mát tâm mình bằng hỉ lạc, làm nhẹ tâm mình bằng thư thái và cụ thể là tâm định, sẽ làm chúng ta rất hạnh phúc, bình yên.

Nhưng trước hết, muốn trở về với bình yên, chúng ta cần thấy rõ những điều bất toàn và đau khổ của thế gian mà chúng ta đã nhiều lần phải trải qua. Ồ, thế gian này là bất toàn! Thế gian này là như vậy đó. Song song với những hạnh phúc nhỏ nhoi là sự phiền muộn sâu dày! Chúng ta không bi quan đâu! Chúng ta chỉ can đảm nhìn nhận sự thật đó thôi.

Kinh nghiệm quá nhiều sự bất toàn và thay đổi của cuộc đời, những hạnh phúc tầm thường và não phiền dai dẳng, khi nhìn lại, chúng ta thấy một kiếp nhân sinh chẳng có gì ngoài tấm thân tàn tạ và con tâm mang đầy những lằn sẹo đau thương.

Nhìn kia! thể xác mê hồn
Một đống thịt thối, một hòm đớn đau!
Bận tâm tính chuyện đâu đâu
Có chi bền vững mà cầu trường sanh?

Thân này sẽ bị suy già
Thường hay tật bệnh, lại hòa uế nhơ.
Mỏng manh mạng sống từng giờ
Tử thần bên cửa, đợi chờ mang đi.
(Kinh Pháp Cú, câu 147-148)

Chỉ khi nào thấy rõ những điều bất toàn ấy, chúng ta mới quyết định làm một cái gì đó để thay đổi nó đi. Chúng ta sẽ có khả năng từ chối, thường thì mới đầu, chúng ta chỉ từ chối tạm thời, từ chối những hạnh phúc nhỏ nhoi của thế gian để đổi lấy cái hạnh phúc vĩ đại, sâu dày hơn. Chúng ta sẽ từ chối nghe và thấy những gì bất thiện bên ngoài. Chúng ta sẽ chọn bạn mà chơi. Sẽ chọn bạn mà nghe. Chúng ta sẽ đến với những gì bình an thanh tịnh. Nếu khước từ ô uế và đến với bình an thanh tịnh thì chúng ta sẽ được thanh tịnh bình an. Và sự hạnh phúc vĩ đại, sâu dày ấy chỉ được tìm thấy ở tâm định tỉnh, an lạc, và trí tuệ sáng suốt trong thiền.

Khéo thay! tu tập giác chi!
Lành thay! chánh hạnh, nhiếp trì bền tâm.
Người không ô nhiễm dục trần
Sống đời sáng chói, Niết-bàn ở đây.
(Kinh Pháp Cú, câu 89)

Vậy là chúng ta hành thiền. Có nghĩa là chúng ta sống với bình yên. Bằng cách đưa tâm trở về với thân. Tâm nằm trong thân, tâm an trú tỉnh lặng nơi thân. Lắng tâm theo dõi, nhìn vào tiến trình chuyển động của hơi thở, tâm chúng ta nằm yên, chìm sâu vào nơi đó. Tâm chúng ta được định tỉnh, cảm giác mát mẻ, hỉ lạc, thư thái, nhẹ nhàng, bình yên thấm nhuận toàn thân tâm. Chúng ta cảm nghe thật nhiều hạnh phúc. Hạnh phúc cao thượng của thiền định. Và đây chỉ là mới bắt đầu. Trong kinh điển Pali, Ðức Phật gọi lối thực hành quán niệm này là Niệm Thân (Kayanupassana-satipatthana), một cách niệm để đem lại hạnh phúc và trí tuệ của pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ.

Khi để tâm nằm yên chánh niệm nơi thân thì chúng ta sẽ được an lạc hạnh phúc. Tâm chánh niệm định tỉnh là tâm an lạc hạnh phúc. Ðó là điều tự nhiên. Sống được 30 phút như vậy thì thật là đáng sống. Sống được một giờ, hay một ngày như vậy, thì thật là giá trị. Bởi vì chúng ta đang sống với hạnh phúc cao thượng, hạnh phúc hoàn toàn.

Thiền thất Quán Minh là một nơi để các bạn đạo cùng đến để hành thiền hầu đem sự bình yên, hạnh phúc về cho nội tâm. Chúng tôi mến chúc quí độc giả và đạo hữu luôn được hạnh phúc an vui trên đường đạo.

Trăm năm sống có ích gì
Buông lung, phóng dật, ác tri, ác tà!
Một ngày trong cõi người ta
Giới định, thiền tuệ - thật là tốt hơn.
(Kinh Pháp Cú, câu 110)

Tỳ kheo Na Tiên

Thiền thất Quán Minh

Falls Church, Virginia, USA

tháng 5-1999



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |