Jump to content

Advertisements




Phuơng pháp học và nghiên cứu tử vi


1 reply to this topic

#1 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 28/04/2011 - 08:19


Phương pháp học và nghiên cứu Tử Vi

URL:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chủ đề: Phương pháp học và nghiên cứu Tử Vi
Đã gửi bởi: yakblack
Tựa đề: Phương pháp học và nghiên cứu Tử Vi
Ngày gửi: 12 April 2011 lúc 2:20pm

Cháu chào các bác ở diễn đàn TVLS,
Cháu rất thích môn Tử Vi. Cháu hiện đang chập chững học tập và nghiên cứu môn này. Kính mong các bác cho cháu vài lời khuyên để cháu có thể đi đúng hướng được không ạ?
Cháu xin cám ơn ạ.



Trả lời:
Đã gửi bởi: nowayman
Ngày gửi: 12 April 2011 lúc 4:34pm

Biết vài thứ để tán phét thì ok nhưng tôi khuyên không nên vào tử vi vì bạn sẽ chẳng bao giờ đủ giỏi để coi bói cả. Nó rất là khó. Ở đây cũng vậy, có nhiều người học hàng năm trời mà coi vẫn sai be bét.




Đã gửi bởi: LuuHuyenDuc
Ngày gửi: 12 April 2011 lúc 7:30pm

Tôi không dám làm thầy, chỉ hơn bạn vài tuỗi .Muốn học tữ
vi giõi phãi biết lấy lá số trên bàn tay thật thuộc lòng
sau đó học đến ngũ hành và âm dương cuối cùng thì đến ý
nghĩa các sao . Nhiêu đó là đũ rồi ...

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 12 April 2011 lúc 8:16pm

Khuyên bạn một câu chân thành, nếu mà bạn chưa tam thập, ổn
định vị trí công tác, kinh tê... thì không nên học tử vi.
Còn nếu bạn bắt đầu sau năm 30 tuổi, thì nên nghĩ rằng học
tử vi cũng y như học ngoại ngữ, Học từ vựng, học ngữ pháp,
luyện kỹ năng nghe nói đọc viết.
Nếu như tôi có điều kiện học lại tử vi, tôi sẽ không học
như bây giờ, không học theo tử vi việt vì có quá nhiều man
thư, mà học kỹ theo Vương Đình Chi, sau đó mới quay lại
VDTTL.

Đã gửi bởi: PhaQuan
Ngày gửi: 12 April 2011 lúc 11:33pm

nhận ai đó làm sư phụ là hay nhất, chỉ yêu cầu sư phu đưa mấy trăm lá số mà sư phu giải đúng rồi luận giải lại,sau đó đi hởi lại nếu sai thì lấy sách ra coi lại , nếu giải lại mà còn sai thì lại nghiên cứu lại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. nói chung la " lại " nhiều lần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



-------------
@-@

Đã gửi bởi: khochu
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 2:59am

Whitebear đã viết:
Khuyên bạn một câu chân thành, nếu mà bạn chưa tam thập, ổn
định vị trí công tác, kinh tê... thì không nên học tử vi.
Còn nếu bạn bắt đầu sau năm 30 tuổi, thì nên nghĩ rằng học
tử vi cũng y như học ngoại ngữ, Học từ vựng, học ngữ pháp,
luyện kỹ năng nghe nói đọc viết.
Nếu như tôi có điều kiện học lại tử vi, tôi sẽ không học
như bây giờ, không học theo tử vi việt vì có quá nhiều man
thư, mà học kỹ theo Vương Đình Chi, sau đó mới quay lại
VDTTL.

Hoàn toàn đồng ý với ý kiến anh Whitebear
- Học Tử Vi như học ngoại ngữ: từ vựng, ngữ pháp, luyện kỹ năng
- Học Vương Đình Chi trước để nắm được tính chất tinh đẩu & tinh hệ (nhưng e rằng phải biết tiếng Trung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Thân!


-------------
Tận Nhân lực, Tri Thiên mệnh!
Life is too short to be small!

Đã gửi bởi: kiwi
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 4:03am

Whitebear đã viết:...

Đụng chạm ghia Kiwi toàn học theo TỬ VI VIỆT chỉ tham khảo tử vi Đài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn









#2 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 28/04/2011 - 09:08

Thật ra câu hỏi của bạn ấy rất là tối nghĩa, vì bạn ấy hỏi "học và nghiên cứu" tử vi. Học tử vi thì kỹ năng một khác, nghiên cứu tử vi thì kỹ năng một khác. Một đằng là tạo ra cái mới, một đằng là học cái biết rồi, làm sao có thể gộp chung vào với nhau được.

kiwi đã viết:
Đụng chạm ghia

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kiwi toàn học theo TỬ VI VIỆT chỉ tham khảo tử vi Đài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thì đầu tiên ở đây ai chả bắt đầu bằng Tử Vi việt. Nhưng mấy ai dám khẳng định mình không ôm phải man thư hay không, khi học tử vi việt ít có chuyện học trò được quyền phản biện thầy.

Nhắn với chủ topic rằng, dù học theo bất cứ một phương pháp nào đi nữa thì critical thinking/ tư duy phản biện/creativity phải được đặt lên hàng đầu.

Như có môn phái nào đó có trò "bấm khắc để định lá số", đại ý là tại thời điểm mình gặp đối phuơng thì trên lá số của mình sẽ hiện ra bộ sao của người đó. Bản chất là xem vận đến từng 10 phút một.
Lúc đầu tiên tôi không biết, nhìn sợ tái hết cả mặt mũi khi thấy cả môn phái bấm khắc cứ như phù thủy. Nhưng khi hiểu vấn đề rồi thì thấy tức cười vì họ dùng đồng hồ đeo tay để lấy giờ, nhưng kiến thức căn bản là khi tính đến khắc và tính giờ theo đồng hồ đeo tay thì phải xét thêm khái niệm "vị trí"/ giờ tương đối trên quả địa cầu. 1 canh giờ= 12 khắc=292 km trên quả địa cầu, vậy nếu như không nằm ở đầu múi giờ thì hiển nhiên là sẽ sai lệch hoàn toàn và phải cộng thêm vị trí nữa. Bấm giờ ở HN ra một kết quả, bấm giờ ở HP ra một kết quả, đó là hiển nhiên.

Tư duy rất tầm thường, trình độ lớp 4, nhưng vì là thầy dạy thế nên cả vài chục đứa học trò không hiểu gì hết cũng hùng hục bấm khắc như ma nhập, đến giờ vẫn bấm. Tức cười lắm, nhưng tôi không dám comment vì sợ bị ném đá "xúc phạm đức tin người khác, học huyền học thì phải tin".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)


Đã gửi bởi: lilylilac
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 4:15am

Đọc nhiều sách TV không khéo giống như sức dầu thơm. Sức
nhiều loại chưa chắc đã thơm hơn có khi còn khó ngửi !

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 4:31am

lilylilac đã viết:
Đọc nhiều sách TV không khéo giống như sức dầu thơm. Sức nhiều loại chưa chắc đã thơm hơn có khi còn khó ngửi !

Thế nhỡ chỉ học một thứ, sau đó thì không biết cái gì khác trên đời, lại vơ phải man thư do thầy "tâm truyền" như tôi vừa ví dụ, cả thầy trò môn phái vài chục người cùng nhau dắt díu đi xuống vực thì sao?

Và cũng không phải là thầy không tốt, vì chính ông ấy cũng sai, nên "món ngon phần học trò cưng" thì sao? Kiểu đổi chỗ tốn khôn đóa.


Đã gửi bởi: khochu
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 4:40am

Quan điểm của mình là cứ đọc càng nhiều càng tốt, tránh kiểu "tự sướng", hay bị "áp đặt". Đọc nhiều rồi nếu giỏi thì tự tổng hợp, xây dựng được phương pháp riêng, kém thì tự tẩu hỏa nhập ma.

Đã giỏi, có duyên, đọc càng nhiều, tiếp xúc càng nhiều trường phái, càng giỏi, tựa Quách Tĩnh, Lệnh Hồ Sung. Đã kém, không có duyên, đọc bao nhiêu sách, gặp bao nhiêu thầy thì cũng chỉ ở một mức. Nhưng để biết giỏi hay không, khó lắm, nên cứ đọc nhiều rồi chọn lọc thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Túm lại, nó như học võ thôi, phụ thuộc vào ngộ tính, đam mê và phương pháp học

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nói vui thế thôi, chứ mình cũng... mới học thôi ah

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đã gửi bởi: minhminh
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 8:02am

KHÔNG CÓ GÌ LÀ HOÀN HẢO TRÊN CÕI ĐỜI NÀY CẢ , SÁCH NÀO THÀY NÀO THÌ CŨNG CÓ NHƯNG SAI LẦM HAY THIẾU SÓT . CÓ KHI TRONG MỘT QUYỂN SÁCH MÌNH CHỈ CÓ THỂ DÙNG ĐƯỢC VÀI TRANG , NHƯNG NHƯ THẾ CŨNG LÀ TỐT LẮM RỒI VÌ HỌC ĐƯỢC CÁI MÌNH CÂN VÀ NHƯ VẬY QUYỂN SÁCH ẤY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỒ BỎ ĐI , NGƯỜI HẬU HỌC PHẢI BIẾT GẠN ĐỤC KHƠI TRONG , VÀ ĐÚNG NHƯ WB NÓI PHẢI CRITICAL THINKING , NHƯNG PHẢI NGHIÊM TÚC TRONG TINH THẦN CẦU TIẾN CHỨ KHÔNG PHẢI LÝ SỰ CÙN ...



Đã gửi bởi: TranNhatThanh
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 8:04am

Về cách học tử vi, tóm gọn lại chỉ có một chữ là Nhớ, bạn phải cần có một trí nhớ tốt để nhớ hết ý nghĩa âm dương ngũ hành, can chi, tính chất của các sao.
Nếu có chí học tử vi thật sự thì thay vì lúc rảnh rỗi ta hay có thói quen cứ nói thì thầm suốt là tôi buồn quá, tôi khổ sao, nhớ chuyện này chuyện nọ, hay tiền tiền tiền,.... thì nhớ đến ý nghĩa của các sao trong tử vi vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




-------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 8:47am
Hic, cho tôi xin.
Mới nói mem mém tuyệt chiêu môn phái nọ kia man thư là đã có người YM trách móc rồi.
Tốt nhất không nên nói gì cả, vì dẫn chứng cái này nó tế nhị lắm, đặc biệt khi mình lật cả môn phái nhà người ta. Lo phòng thân vẫn hơn.
Thôi thì cứ lấy tạm mấy cuốn "lịch vạn sự", trong đó có những khẳng định kiểu như tất cả những ai sinh năm tân dậu đều lấy chồng năm nay, đọ tuổi vợ chồng.... cho nó lành.
Học thuộc lòng cũng là một ý kiến rất đáng học hỏi, vì nó nhanh đạt thành tựu, nhưng nhỡ học thuộc lòng phải man thư thì sao, sau 30 năm nghiên cứu?
Như trong bộ kiếm pháp "gấu bay" tôi nghĩ ra có 1 chiêu tôi viết nhầm, phải đính chính lại, nhưng lười, bảo cứ để đó, đi chơi đã. Giờ có một cậu học 10 chiêu, trong đó có 1 cái chưa kịp cải chính, thế là dạy cho ông thầy bói B đầu ngõ 3 chiêu rồi bảo rằng "đừng nói cho ai nhé". Trànnhatthanh đến xem bói được bác bói B quý lắm, lại thêm uy tín 40 năm trong nghề, thế là dạy cho bảo là đồ gia truyền. Thế là TNT học thuộc lòng, tâm hồn phơi phới vì vớ được "kỳ chiêu gia truyền".
Truyện thì đùa,nhưng có cái thật. Đấy là những cái các bạn mới học sẽ đối mặt hàng ngày khi bắt đầu học tử vi.

Đã gửi bởi: minhthuanA
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 10:50am

Nói chung học tử vi cũng như học các môn khác,tinh đã rồi nói đến ĐA.

Đầu năm có thầy thư pháp tặng mình 1 chữ "tinh", thấy rất hay!!!

Thuộc lòng cách an tử vi mới xem hay được. Ví dụ:mệnh an cung tý,sinh giờ ngọ biết ngay họ được tả hữu chiếu,xương khúc cư quan và thê,mệnh an phủ vũ biết ngay các chính tinh khác ở đâu.thoáng mấy chục giây là nắm đại cục lá số.Thế mới nói chuyện sao bay sao nhảy gì đó được.

Nhớ được vậy mới nắm được lá số "chết",muốn xem được phải nắm được cái "thần" của đương số. Cung trọng điểm,sao trọng điểm hay gì gì đó tùy sở trường.Hiểu thật rõ tính chất,bản chất của từng chính tinh,sát tinh xem đương số giống sao nào.Nhìn được ls là mới nắm được bối cảnh, phải xem đương số chủ động hay bị động trước bối cảnh đó.Nếu bối cảnh "ghê gớm" mà đương số điều khiển được nó,chứng tỏ chủ nhân của ls ghê gớm.Tất nhiên khi sát tinh quần tụ thì có "phát" cũng gây ra "sát". Phát gì? Sát gì? phải phân biệt rõ.

Khi xem tử vi mà không quan sát đương số,xem thêm chỉ tay hay môn khác thì kém rất nhiều.

Nói chung "tri thiên mênh" là việc khó,quá nhiều kiến thức. Mình chỉ biết chút chút nên đưa ra ý kiến cùi cùi vậy thôi. Mỗi người một quan điểm,ai thấy hợp thế nào thì học kiểu đó phải ko các bác!!



Đã gửi bởi: minhminh
Ngày gửi: 13 April 2011 lúc 11:24am

ĐÚNG THẾ . GIỐNG NHƯ HỌC TOÁN MÀ KHÔNG THUỘC BẢNG CỬU CHƯƠNG KHÔNG THUỘC LOGARIT THÌ SAO MÀ LEN CAO ĐƯƠC , HƠI TÍ CHÚT LÀ LỆ THUỘC VÀO MÁY THÌ ĐẦU ÓC SẼ KHÔNG CÒN BÉN NHẠY NHANH NHEN NỮA , KHÔNG BÉN NHẠY NHANH NHEN THÌ SAO MÀ BIẾN HOÁ ĐƯỢC .

Đã gửi bởi: Tauthu
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 4:41am

Học Tử vi mới học thì hay bị rối vì thắc mắc đắc hãm, ngũ hành, âm dương,... Thế nên tôi support cuốn Tử vi chân thuyên cho các bạn mới học. Cuốn này vẫn giữ lối tử vi truyền thống có điều giản lược đi cách xem thứ tự như truyền thống để dễ xem hơn. Một số phát biểu hay quan điểm riêng của tác giả cũng được chú thích là quan điểm riêng. Khi đọc nên phân biệt các quan điểm riêng này. Chú ý đọc cùng Tử vi đẩu số toàn thư Vũ Tài Lục dịch hoặc lôi phú Lê Quí Đôn ra sẽ thấy tính chất kết hợp của các bộ sao mà chưa nói gì đến đắc hãm vội cả. Đầu tiên cứ thế đã rồi đọc mấy cuốn khác thì dần dần mới phân biệt. Tử vi chân thuyên có nhiều lỗi, nhất là lỗi đánh máy, chính tả, có đính chính bên vietlyso.com

Đã gửi bởi: thấtsát
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 7:47am

Tử Vi Chân Thuyên là một quyển kinh thánh.

-------------
Tìm, rồi sẽ thấy
Nghĩ, rồi sẽ hiểu

Đã gửi bởi: Tauthu
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 10:07am



Ý thất sát như nào? Định nói ngược đấy à?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Kinh thánh??


Đã gửi bởi: thấtsát
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 10:20am

Bạn phải có Đức Tin mới dùng được.

Đã gửi bởi: Tauthu
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 12:09pm

thấtsát đã viết:
Bạn phải có Đức Tin mới dùng được.

Nói như thất sát thì đọc sách nào chả hoang mang ko biết đây là kỳ thư hay man thư. Có điều cứ lấy một cuốn đơn giản và cơ bản đọc cái đã. Rồi dần dần đi vào nghiệm lý thì mới thấy điểm nào giữ lại điểm nào bỏ. Nhưng thất sát có công nhận là khi luận tử vi, ban đầu thì chỉ dùng tính chất sao mà ko ngó ngũ hành hay không. Ví dụ cứ thấy đào hồng thì luận ngay tính chất. Còn nếu xem sâu hơn nữa thì mới xem đào hồng có đắc địa hay không. Đa phần các bài luận của mọi người trên diễn đàn cũng đều không màng đến đắc hãm âm dương đầu tiên, mà là điểm chỉ các bộ sao cái đã. Nếu muốn định lượng thì mới xem đắc hãm.

Xem sâu hơn thì những người mới học đâu có cần. Tử vi chân thuyên tôi cho là cuốn học để mà có một cách xem và phương pháp luận này học tử vi thực dụng và nhanh.

Vài dòng chia sẻ.


Đã gửi bởi: HoaCai01
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 12:15pm

Trong luợng định tốt xấu và tính cách biểu hiện ra sao, lý số gia cần phải chú trọng ngũ hành hơn âm duơng . Nên nhớ mệnh đặt đâu thì cung đó quan hệ tới mình, đâu có thể cho rằng mình lệch AD mà không làm nên chuyện . Có quá nhiều lá số thành công vuợt bực vẫn lệch A D đó chớ .



-------------
Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .

Đã gửi bởi: Tauthu
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 12:22pm

HoaCai01 đã viết:
Trong luợng định tốt xấu và tính cách biểu hiện ra sao, lý số gia cần phải chú trọng ngũ hành hơn âm duơng . Nên nhớ mệnh đặt đâu thì cung đó quan hệ tới mình, đâu có thể cho rằng mình lệch AD mà không làm nên chuyện . Có quá nhiều lá số thành công vuợt bực vẫn lệch A D đó chớ .



Cám ơn chú hồi đáp. Để hiểu mấy dòng trên của chú thôi thì cháu nói thật may ra thì có mấy thần đồng tử vi hoặc là được học với cao thủ chân truyền thì mới biết chứ phần đông tự học qua sách vở thì chắc phải mất vài năm mới hiểu được điều trên (vì ngoài thời gian học tử vi còn đi sưu tầm lá số, tập xem, nghiệm lý và làm ăn, sống,...). Thời buổi giờ nếu không hành nghề tử vi hoặc gia truyền thì mấy ai theo học tử vi như một môn chính của đời mình?


Đã gửi bởi: truong_giang
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 12:46pm


Học Tử Vi theo tôi có nhiều người học , nhiều mục đích học khác nhau vì vậy cũng thành tựu khác nhau ! Tuy nhiên đạt đến đẳng cấp " Lý Số Gia " có đựoc mấy người, tuy nhiên phàm về nguyên tắc thì âm dương thuận lý sẽ khác với nghịch lý , Âm Dương thuận thì lá số có giầu sang hoặc quan quyền mới bền .....đến lúc chết ! Âm Dương lệch lạc chắc chắn biết lá số sẽ có vấn đề , vấn đề sẽ phải đi tìm xem nó là cái gì và ảnh hưởng đến đâu và giai đoạn nào của đương số !

Tuy nhiên Gấu cũng chưa đưa ra đuọc dẫn chứng cụ thể là sách vở : man như thế nào , man đến mức độ nào........

Trong cuộc sống ai cũng biết rằng màu Trắng và màu Đen là hai mầu đối lập, sợ nhất sách viết theo kiểu màu Nâu ......Hiện nay riêng về tử vi mà nói thì cũng có đến vài chục trường phái , sách cỡ vài ngàn cuốn. Ai cũng kêu mình là chân thuyên, tân biên , giảng nghĩa , đại toàn........

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sợ nhất là loại sách không đúng nhưng cũng không sai...hoàn toàn vì nó luôn đứng giữa đúng và sai , một kiểu nhờ nhờ màu Nâu... Hiện tượng này còn diễn ra đủ các lĩnh vực khác như âm nhạc VN , KHVN , nữa là sách tử vi VN ( không nhà Xuất bản - Không rõ ràng tác giả - Không địa chỉ rõ ràng ) nói tóm lại nó là một loại nồi tả pí lù , một chảo thắng cố sôi sùng sục......

Việc phân tích sách nào là man , sách kia là tinh túy theo tôi là ......thừa ! Lý do : KHHB nó thục ra là 1 thứ nghiệp , nó chọn người , người thường không học được nó đâu , cho nên sách man chỉ bịp được người đọc không bịp đuọc các BẬC THẦY chân chính đâu , Gấu đừng lo nhé !

Còn theo tôi thì ngừoi nào chưa biết gì về tử vi bói toán ...thì không biết luôn cho nó nhẹ .....nợ ( NGHIỆP ) ! Cần biết điều gì thì dò hỏi mọi người sẽ tìm được các Thầy thực sự để tư vấn ....

Vài lời góp vui - Tùy lòng người hiểu

Trường Giang

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 7:01pm


Về Tử Vi, trước kia tôi cứ nghĩ rằng chỉ có mỗi một con đường, xuất phát điểm từ việc học các cách cục như là của Nam Phái chúng ta, và càng học càng thấy bế tắc vì tôi không hiểu tại sao người ta lại nghĩ ra các cách cục. Toàn những khẳng định như thánh sống "Bạch Hổ+tấu Thư=Con hổ tha cuộn giấy văn bằng", "Phá Quân+Liêm Trinh=Phá Trinh, Thất Sát+Liêm Trinh=Thất trinh" tràn lan.
Tử Vi Nam Phái còn được gọi là phái Tam Hợp, rất chú trọng cách hội sao, do đó yêu cầu phải thuộc rất nhiều cách cục. Cái cơ sở để phát minh ra các cách cục thì bị dấu tiệt đi mất.

Theo Tin tử vi thì: các trọng điểm của Môn phái này như sau:

• Trọng thị Chư tinh lạc hãm Tinh diệu cư Hãm địa có ảnh hưởng lực không đồng đều, Thập CAN niên sinh nhân (mỗi người có Niên CAN năm sinh khác nhau) thì TỬ VI tại 12 Cung có tác dụng BẤT ĐỒNG (Chẳng hạn GIÁP niên sinh nhân Tử vi cư MÃO là Hung, hoặc người sinh năm Giáp gặp Tử vi tại Mão, ắt nhập Mão niên thì Hung !), nhưng ẤT niên sinh nhân có Tử vi tại Mão thì Cát (tốt), như vậy Giáp niên sinh nhân có Tử vi tại Mão nếu hành Ất Mão niên thì luận là có Cát lẫn Hung.
• Tiểu Nhi khắc Thân: Chẳng hạn, con nít sinh vào các Năm: THÌN, TỴ, MÙI, SỬU mà sinh ra nhằm những giờ: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU, TỴ, HỢI, THÂN thì bị khắc Mẹ. Ngoài ra còn có Đồng Hạn và giờ Kim xà...
• Nam Bắc Đẩu và Nam Bắc Hạn Luận Đoán: Dương nam âm nữ lấy NAM ĐẨU làm Cát, khi nhập hạn thì Nam đẩu chủ 5 năm về sau. Nếu là LƯU NIÊN thì chủ về hạ bán niên. Âm Nam Dương nữ lấy BẮC ĐẨU làm Cát, nhập Hạn chủ 5 năm trước, Lưu niên thì Thượng bán niên.
• Trọng Cách cục: Tử vi CÁCH CỤC lớn nhỏ lên đến mấy trăm Cách, đây là 1 món "gân gà" (khó nuốt) của môn Tử Vi, học Tử Vi thì không thể không biết Cách cục, nhưng biết rồi thì cũng không có chỗ đại dụng. Để tóm lược Nam phái cuối cùng phân làm 6 ĐẠI CÁCH, lại lấy 6 đại cách phối hợp trên 12 Cung tạo thành 1 Tổ hợp 144 CUỘC và hệ thống thành 1 dạng đồ biểu, đây là chỗ Tinh hoa của Nam phái.
• Mệnh Cung Cung Khí: 60 Giáp Tý khi lập Mệnh tại 12 Cung có chỗ Cát Hung bất đồng, chẳng hạn như Lập Mệnh tại THÌN cung, thì MẬU THÌN Mộc tam cục KỴ nhập NGỌ Hạn và CANH THÌN Kim tứ cục KỴ nhập TÝ Hạn. (Tại Việt Nam vấn đề Cung Khí cũng như Tinh diệu di cung Miếu Lạc dường như được giữ kín không cho tiết lộ thì phải.?.)
• Tổ Hợp Tinh Diệu Luận Hung Cát: Chẳng hạn Tử vi kiến Phủ - Tướng thì tốt, kiến Hỏa - Linh / Không - Kiếp là Hung...
• Tiểu Hạn: Thập Can sinh nhân khi nhập 12 Cung địa chi kiến 14 CHỦ TINH đều có những chỉ dẫn minh xác về mặt Cát Hung. (Tử vi Việt Nam không thấy nói đầy đủ về mặt này, như vậy là có sự dấu nghề?)
• Trọng Thị Tinh Tính, Không Trọng Tứ Hóa: Chỉ trọng Niên Can Tứ Hóa đối với Mệnh Tài Quan luận đoán mà thôi, dối với các Cung Can TỨ HÓA cũng như vận hạn tứ hóa thì rất giản lược. Đối với Đại vận cũng vậy, chỉ dùng Chư Tinh Nhập Hạn làm chủ phối hợp với Tứ Hóa mà đoán.
(tác giả Kimhac)
_________________________________________________
Theo đoạn viết trên thì sách tử Vi việt Nam Man thư gần hết. Theo đó, thì cái quan trọng nhất của Nam Phái là 144 cách cục (thập nhị huyền đồ) thì không thấy ai viết ra một cách chỉnh chu mà toàn xé lẻ ra mỗi chỗ một mẩu. Mãi về sau, gần đây tôi mới đọc được bài viết chi tiết một cách chỉnh chu từ cuốn Cổ Đồ Thư về công phu quan trọng này của Nam Phái.

Tử Vi Chân Thuyên chưa biết đúng sai thế nào, nhưng rõ ràng là vất bỏ hết các cách cục đi, nó là tư tưởng "Thoát Á Luận", giúp thoát ra khỏi tử vi việt nam, cũng là thể hiện của sự dũng cảm. Còn đúng hay sai thì phải có đức tin.


Đã gửi bởi: minhminh
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 8:59pm

-- NGƯỜI XƯA ẢNH HƯỞNG BỞI LỐI HỌC TỪ CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU , THUỘC LÒNG TRƯỚC , RỒI MỚI LÝ LUẬN SAU < NẾU CÓ > . NÊN MỚI ĐẶT RA NHỮNG PHÚ NHỮNG CÁCH CỤC CHO DỄ NHỚ , CŨNG ĐỂ GỢI Ý ĐỂ LƯU TAM TỚI NHỮNG PHỐI HỢP ẤY LÀ NHƯ THẾ , NHƯ THẾ .... VÌ SÁCH VỞ NGÀY XƯA LA VÔ CÙNG HIẾM CÓ ., KHÔNG NHƯ NGÀY NAY CÓ VÔ VÀN SÁCH , NHẤT LÀ TRÊN INTERNET
-- NHƯNG NẾU HIỂU BIẾT CÁCH TƯỜNG TẬN HỆ THỐNG AN SAO , VA TÍNH LY CỦA CÁC SAO THÌ DẦN DẦN SẼ KHÔNG CẦN NHỚ PHÚ LÀM CHI , TỰ MÌNH SẼ TÌM RA CÁCH PHỐI HỢP , NHỮNG CÂU PHÚ CHỈ LÀ HƯƠNG VI , LÀ NHỮNG LỜI ĐỌC RA ĐỂ NHÁT NGƯỜI ĐI XEM TỬ VI , ĐỂ ĐỌC RA CHO MÁT TAI THÔI .
-- KHI CÁC TIỀN BỐI VN VIÉT SÁCH TỬ VI THÌ LÚC ẤY MỌI PHƯƠNG TIỆN GIAO LƯU VỚI BÊN NGOÀI CÒN VÔ CÙNG HẠN CHẾ VÀ THỜI ẤY NHỮNG SÁCH ĐÀI CẢNG CŨNG CHƯA XUẤT BẢN , CHO NÊN CÁC CỤ CÓ GÌ , BIẾT TỚI ĐÂU THÌ VIẾT RA TỚI ĐÓ , SÁCH NÀO NGƯỜI NÀO THÌ CŨNG KHÔNG HOÀN HẢO PERFECT NGƯỜI HẬU HỌC PHAI BIẾT , KHÔNG BIẾT THÌ NHỜ NGƯỜI ĐI TRƯỚC CÓ KINH NGHIỆM ĐỂ BIẾT GẠN ĐỤC KHƠI TRONG .
-- KHI CHƯA THẤM NHUẦN CĂN BẢN MÀ ĐỌC NHIÊÙ SÁCH , ÔM ĐỒM QUÁ SỨC < LỰC NHƯỢC NHI NHIỆM TRỌNG > THÌ SẼ BỊ RỐI TUNG LÊN NHƯ KIỂU NÓI CỦA TRUYỆN CHƯỞNG LÀ TẨU HOẢ NHẬP MA , THÍ DỤ NHƯ MỘT NGƯỜI MÀ KHẢ NĂNG CHỈ CÓ THỂ LÀ MỘT ANH CÔNG NHÂN MÀ LEO LÊN ĐẾN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA THÌ HẬU QUẢ THẾ NÀO ?

Đã gửi bởi: VDTT
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 10:33pm

@ WhiteBear Những cái "tin Tử Vi" này đừng tin làm gì, khoảng 30% đúng đã là may.

Ngoài VN nạn man thư, man thầy, man trò, man phê bình, man giải thích kinh hồn lắm. Anh mà có dịp ở đó lại chịu khó tìm tòi mới có thể tưởng tượng ra được.

Phải đãi lọc trước rồi hẵng dịch, hoặc là dịch với lời cảnh cáo người đọc là phải tự đãi lọc. Bằng không thì thành trò hề cho kẻ viết bậy phá đời chơi.

(Chuyện ông Tam Thai phê bình ông Vương Đình Chi vài năm trước, anh tìm đọc thêm, sẽ hiểu rõ hơn về nạn... man lung tung ở Đài Cảng).



Đã gửi bởi: Whitebear Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 10:37pm Chào bác Cam Vũ Được một người như bác vào đây để truyền kinh nghiệm cho giới hậu học, đó là điều rất may mắn. -Cháu đồng ý với bác, người xưa thích học thuộc, ngày nay mọi người thích lý luận. Chính vì vậy, những môn học ngày xưa đều bị thất truyền ít nhiều. Cháu đồng ý với bác một cách tuyệt đối, cấu trúc cách an sao/ nguồn gốc tinh đẩu là cực kì quan trọng, không thể bỏ qua. Nó là cái quan trọng nhất của tử vi, và cháu cũng đang rất quan tâm, nhưng học không thể vô đựoc. Đọc được một ít rồi lại dội ra. Cái khó là, không có một ai viết một cách cụ thể và tường tận về hệ thống an sao một cách có hệ thống cả. Đúng là dành khoảng 3-40 năm cuộc đời để nghiền ngẫm lại cách an sao thì sẽ thu đựoc một thành tựu nào đó, nhưng thời nay mấy ai làm điều đó. Người A đi vào, phí 3-40 năm hiểu được cách an sao rồi quy tiên, người B đi vào, lại phí tiếp 40 năm thì lại bằng người A. Cùng một trí tuệ như nhau, 40 năm nghiên cứu thì có thể trở thành một nhà bác học hàng đầu. Hiểu được cái chốt, cách an sao thì ai ai cũng thích, ai ai cũng mê. Nhưng một con chim ở trong tay còn hơn 5 con chim ở trong bụi. Thậm chí còn không có chim mà bắt. Như trong cái tóm tắt của tác giả Kim Hạc, có nhiều chiêu thức rất quan trọng và hoàn toàn không có trong bất cứ một tài liệu tiếng việt nào cả. Cháu sẵn sàng bỏ một năm đóng cửa luyện công, nếu như thực sự có một tài liệu cụ thể về cấu trúc tử vi, nguồn gốc tinh đẩu như bác đề cập. Trong trường hợp đó, sự chỉ dẫn của người đi trước là rất đáng quý. Nhưng nếu không có thì bảo cháu bỏ 30 năm công ăn việc làm, chỉ ngồi ngẫm cách an sao một mình không người hướng dẫn, rồi hi vọng có sự đột phá nào đó, tự mình ngộ ra thì chắc là cháu sẽ ko làm. Và cháu cũng tin, các bác chẳng bao giờ khuyên con cháu mình làm như vậy. Làm GS, bác sĩ sướng hơn. Trích dẫn: -- khi các tiền bối vn viét sách tử vi thì lúc ấy mọi phương tiện giao lưu với bên ngoài còn vô cùng hạn chế và thời ấy những sách đài cảng cũng chưa xuất bản , cho nên các cụ có gì , biết tới đâu thì viết ra tới đó, sách nào người nào thì cũng không hoàn hảo perfect người hậu học phai biết , không biết thì nhờ người đi trước có kinh nghiệm để biết gạn đục khơi trong . Như vậy, thời nay cần phải nhờ những người đi trước, một mặt chỉnh lý những tài liệu đã có sẵn, mặt khác học theo sách Đài Cảng để bổ sung chiêu thức. Như vậy, chúng ta có nên mở một mục "Man Thư Chí Bảo" để tập hợp danh sách các man thư lại để hậu học nhìn theo và tránh? Rất mong các bác đi trứoc đứng ra chỉ bảo cho lớp trẻ. @bác VDTT: Bác nói rất chính xác, cái tin Tử Vi cháu mất công ngồi đãi lọc cả buổi chiều, thấy man thư nhan nhản. Nhìn đống môn phái tử vi đài loan/HK xong, tự mình thấy rợn tóc gáy. Biết đâu chính những cái mình đang đọc, đang tin như chân lý hiện nay lại là man thư thì sao, một khi tử vi Việt Nam chỉ là một trong rất nhiều phái. Theo đó, hai thư tịch quan trọng hàng đầu của tử vi nam phái là Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư và Thập Bát Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập, thì theo kiến văn của người viết, cuốn thứ hai hoàn toàn không thể accessible.

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 14 April 2011 lúc 11:45pm

Bác VDTT có thể viết một bài giới thiệu cuốn sách thật bùi tai vào, rồi cháu sẽ mang đi các forum để quáng cáo khắp nơi cho cuốn sách của bác. Chắc nên bình chọn, đó là most wanted book of the year.


Lại quay lại tử vi Việt. Theo Kimhac, hai thư tịch quan trọng hàng đầu của tử vi nam phái là Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư và Thập Bát Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập, thì theo kiến văn của người viết, cuốn thứ hai hoàn toàn không được biết bởi giới hậu học VN.

Cuốn thứ 1 thì được phát triển trở thành Tử Vi Đẩu Số Tân Biên như hiện nay.

CHính vì khuyết mất phần phi tinh, nên số lượng phi tinh của tử vi Nam Phái rất ít và không mạnh, hoặc ít ra là ko public. Võ công của Nam Phái do đó bị khuyết mất một nửa phần động

Tôi tìm theo nguồn thì thấy được nửa thứ 2 của tử vi Nam Phái, song song với nửa đầu.

合并十八飞星紫&a mp;# 25968;全集
Hợp Tịnh Thập Bát Phi Tinh Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhưng tôi không đọc được vì nó không dịch được bằng phần mềm.

Hiện nay đang được bổ sung thêm các sao bay, phi tinh từ một số tác giả như Tử Vân, Liễu VÔ...
Mỗi người có một con đường khác nhau, nhưng cá nhân tôi thì cho rằng, võ công mà khuyết 50% thì có dùng cũng bị hạn chế.

Vì vậy, có các cách khác nhau để bù vào:

1-Bỏ hẳn tử vi việt, học tử vi phái khác, như Tử Vân, Liễu Vô, CHSN....

2-ráp một nửa phần động của phái khác, như lý thuyết phi tinh của Chính Huyền Sơn Nhân vào chung với tử vi việt.

3-Phát minh ra một lý thuyết phi tinh/ sao bay độc lập để bù vào trên cơ sở hiểu biết về các phái khác.

4-Học mỗi phần tĩnh của tử vi việt, còn tất cả các môn phái khác cứ gọi nó là man thư cho chắc ăn.

Đã gửi bởi: VDTT
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 12:34am

@WhiteBear: Nói thật tình ông Kim Hạc tôi đoán là người có lòng, thỉnh thoảng tìm thấy gì ông nghĩ đáng dịch thì dịch ra. Vấn đề là làng tử vi bên ngoài Việt Nam có rất nhiều dối trá (độ dối trá trắng trợn hơn Việt Nam nhiều). Ngay cả các bài xưng là tóm lược các phái cũng chẳng thể nào tin được. Dò trên mạng lâu lắm tôi mới thấy một bài khả tín (chẳng hạn như các bài tôi đã dịch).

Chuyện thật:

1) Tôi dễ gạn lọc hơn nhiều vị khác chỉ vì dù sao tôi cũng ở vùng Đài Cảng nhằm lúc Tử Vi trăm hoa đua nở (có xem cả những chương trình Tử Vi trên TV, đọc các bài Tử Vi trên báo và tạp chí v.v...) vậy mà sau khi rời Đài Cảng mấy năm tôi mới tiếc là mình đã bỏ quá nhiều thì giờ nghiên cứu các ông như CHSN, Thẩm Bình Sơn, Phan Tử Ngư, Liễu Vô Cư Sĩ v.v... trong khi lại hoàn toàn bỏ sót ông Tử Vân (mặc dù có mua sách để đó) và những người thiên về khuynh hướng của ông như Tuệ Canh, Trần Thế Hưng, Phúc Canh v.v... Thế mới biết chuyện gạn lọc khó khăn như thế nào. (Tôi mới đọc kỹ các vị sau này từ 6 năm trước thôi).

2) Nghe mãi cuối cùng tôi cũng tìm được quyển thập bát phi tinh xách thiên tử vi đẩu số, thấy là một quyển sách dạy đoán mệnh nửa Tử Bình nửa Tử Vi hết sức thô sơ. Chắc chắn không thể nào là "bí kíp" được. Nhưng vì nạn man thư đến giờ tôi vẫn chẳng dám chắc bản trong tay mình chính là quyển thập bát phi tinh mà người ta từng nói tới.

Đó là chưa kể đến hai câu hỏi khá lớn:

3) Tử Vi trong tứ khố toàn thư? Huyền thoại hay sự thật.

4) Quyển "Tử Vi đại toàn" đời Thanh thu thập tinh hoa của các nhà? Huyền thoại hay sự thật.

Mới biết trò man thư (man sách, man lịch sử, man tường thuật) nó làm người ta sợ hãi và nghi ngờ đến thế nào.





Đã gửi bởi: khochu
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 1:03am

Các vị cho tôi hỏi, làm thế nào nhận biết một tài liệu là "man thư"? Làm thế nào để biết cái "hệ thống kiến thức" trong đầu mình là đúng hay sai, hay nói một cách khác là đang hợp lý, hay đang vô lý. Tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống kiến thức đúng đắn là gì?

Vậy cuốn sách, tài liệu nào đáng tin cậy nhất (trong số các sách hiện có) để làm cơ sơ lý luận.

Mong quý vị chia sẻ,
Thân!


-------------
Tận Nhân lực, Tri Thiên mệnh!
Life is too short to be small!

Đã gửi bởi: VDTT
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 1:14am

khochu đã viết:
Các vị cho tôi hỏi, làm thế nào nhận biết một tài liệu là "man thư"? Làm thế nào để biết cái "hệ thống kiến thức" trong đầu mình là đúng hay sai, hay nói một cách khác là đang hợp lý, hay đang vô lý. Tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống kiến thức đúng đắn là gì? Hỏi lại: Làm sao biết văn bằng giả? Thật chẳng dễ gì, nhất là khi người làm giả có tay nghề. Thành ra chỉ có cách vỏ quýt dày móng tay nhọn, nhiều kinh nghiệm với man thư thì dễ nhận ra man thư. Trích lời tựa do chính tôi viết (phần in đậm trong nguyên tác in thường): Tình cờ có duyên được ở ngay tại Đài Loan và ghé Hồng Kông gần như hàng tháng trong khoảng thời gian 1995-2001 bản thân tôi học được nhiều cách xem Tử Vi hết sức lạ lùng, lạ lùng đến độ khiến tôi sợ hãi; bởi tôi chắc chắn đa số các cách xem đó không có cơ sở gì cả, chỉ là người viết vô tình hoặc cố ý bỏ đường chính theo đường tắt mà thôi. Trong học thuật, đa số các con đường tắt đều dẫn đến bế tắc.

Có điểm kỳ cục là rất nhiều sách loại này được viết bởi những người có khả năng học thuật cao thâm. Nhiều sách tôi đọc say sưa cả tuần, có khi cả tháng rồi mới biết là có vấn đề. Tôi thú thật chẳng hiểu tại sao lại có những vị học thuật cao thâm bỏ công lao ra viết những sách loại này. Họ muốn phá đời chơi như những anh “graffiti artists” chuyên sơn bậy trên tường ở nước Mỹ hay chăng? Thế nhưng hiện tượng kỳ cục đó khiến tôi phải tự đặt ra câu hỏi “Có phương pháp nào để phân biệt các sách Tử Vi đáng đọc và không đáng đọc hay không?” Kết luận của tôi là chỉ có phương pháp của khoa học mới may ra làm được chuyện đó.


khochu đã viết:

Vậy cuốn sách, tài liệu nào đáng tin cậy nhất (trong số các sách hiện có) để làm cơ sơ lý luận. Mọi sách của Tử Vân và Liễu Vô cư sĩ đều đáng tin cậy, mặc dù họ có suy nghĩ khác nhau. Ông Liễu Vô cư sĩ không hề giả dạng ai cả. Khi nào muốn bỏ sao, ông nói thẳng: Sao này Tử Vi có nhưng tôi cố ý bỏ đấy!

Còn ông VĐC: Tôi chưa chắc lắm!




Bác VDTT nghiên cứu lý thuyết CHSN/Thẩm Bình Sơn tới mấy năm trời, giờ bỏ đi học theo LVCS thì quá phí. Mất toi mấy năm vô ích.

Hay bây giờ bác viết lại một số kỹ thuật chính của họ thì có phải đỡ phí không bác?

Ví dụ, bác viết về cách xem sử dụng phi tinh của CHSN mà giờ bác không dùng, thì rất có thể người nào mà chuyên chơi đòn sao bay khi sử dụng các chiêu ấy thì sẽ chính xác, hiệu quả cao hơn. Bác không dùng nữa, để đấy cũng quên đi, mấy năm vô ích. Ví dụ như, các chiêu thức trường sinh đo độ cường của tứ hóa, Nạp Âm/Ngũ hành của tứ hóa, nếu khi kết hợp với kỹ thuật sao bay/sao rung thì sẽ rất mạnh.


Hay đơn giản hơn, Lý thuyết Phi tinh pháp của Thẩm Bình Sơn hay một dạng semiclassical của nó là lý thuyết Tinh Tinh Hổ Đạp của VDC, để nguyên sẽ rất yếu, nhưng nếu suy rộng nó lên, rồi áp dụng sang tử vi việt, thì có thể dự đoán sẽ là một advancement trong lý thuyết mệnh chủ/sao trọng điểm. Như vậy Thấtsát sẽ rất thích lý thuyết này.
Đã gửi bởi: Tauthu
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 5:09am

Man thư hay không nhiều khi khó nói. Khởi điểm của Tử vi về cách an sao đã có chuyện sao rung hay sao bay chưa? Hay các an sao Tử vi như trước giờ vẫn tuân thủ là đầu vào: Giờ, ngày, tháng, năm. Còn thì định Cục trước, xác định địa bàn Cung Mệnh rồi an các vòng Tử, Phủ,... Như vậy bản thân cách an sao làm gì có chuyện treo sao hay rung sao. Sau này nhiều học giả mới sáng tạo nên. Sao ta không nhìn về nguyên khởi của nó.

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 5:26am

Chào bác Tấu thư
Bác dùng máy tính hiệu gì đấy? Vất nó đi, cho em cũng được, bác lướt web bằng bàn tính Abacus cho nó nhanh, tìm về nguyên khởi của nó,, bảo đảm không bị virus, không bao giờ treo, lại khỏe tay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đã gửi bởi: vuivui
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 6:45am

Trích.

Man thư hay không nhiều khi khó nói. Khởi điểm của Tử vi về cách an sao đã có chuyện sao rung hay sao bay chưa? Hay các an sao Tử vi như trước giờ vẫn tuân thủ là đầu vào: Giờ, ngày, tháng, năm. Còn thì định Cục trước, xác định địa bàn Cung Mệnh rồi an các vòng Tử, Phủ,... Như vậy bản thân cách an sao làm gì có chuyện treo sao hay rung sao. Sau này nhiều học giả mới sáng tạo nên. Sao ta không nhìn về nguyên khởi của nó.

(hết trích)

Tôi nghĩ là đã có rồi. Có từ nguyên khởi ấy. Song le, sao treo, rung thuộc về lĩnh vực giải đoán, nên nó không được đề cập tới trong phần an sao. Và rồi, cũng có thể khi La Hồng Tiên biên soạn thì không còn thấy, hoặc nhận ra điểm mấu chốt của nó mà cất nó đi chăng ? Chứ tôi tin Trần Đoàn cũng có ghi chép. Có thế thì đời Tống và đời Trần mới có nó để dùng vào giải đoán chứ. Cứ xem lại mấy cái truyền thuyết – cho dù không mấy tin, và không nên lấy nó làm cơ sở khoa học để chứng minh bất cứ một khẳng định nào – nhưng nó cũng cho phép ta mơ hồ nhận ra bóng dáng của sao treo sao rung rồi !

Như trong dân gian vẫn hay truyền tụng những câu như: sinh ra dưới ngôi sao mạng ... nào là thiên khôi thì thế nào cũng sẽ là trạng nguyên, thiên việt thì dễ là thủ khoa. Được tử vi chiếu mạng thì phúc đức bao đời, con gái được thái âm chiếu mạng thì xinh đẹp tuyệt trần, được cần kề quân vương ? Được Hồng loan chiếu mạng thì khéo léo, công dung ngôn hạnh tuyệt vời. ...

Thân ái.

Đã gửi bởi: HoaCai01
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 7:44am



Một lá số Tử Vi bình thường chứa hơm 100 sao . Nay giản lược chỉ còn 28 sao thì khó lòng coi trúng cho nhiều người trùng sô' .

Lấy ví dụ sao Đào Hoa chủ TÌNH và YỂU . Đó là định nghĩa của sách Nguyễn Mạnh Long, 1 cuốn tưởng man thư vì nội dung đơn giản và lập lại các thứ của các cuốn khác nhưng nhìn kỹ có những thứ vi diệu được trình bày ngắn gọn nhưng đi vào điểm chánh .

Một lá số trong sách của Nguyễn Phát Lộc cho thấy ds chết trong hạn Đào Hoa chứ không không phải hạn kỳ trước đó có rất nhiều sát tinh .

Các sát tinh tuy có dữ dằn nhưng chúng phải có cơ hội mới ra tay hiêu quả vì thế các sao hiền lành như XK đu.ng sát tinh cũng như Đào Hoa phất phới rơi va`o tay tướng cướp râu ria xồm xoàm thì chết đời liễu yếu đào tơ ,

Vất đi cả sao Đào Hoa à, thiệt tình không tin nổi Liễu cư sĩ lại có thể nổi danh, chắc ông hên lựa các thân chủ chưa đánh đã khai nên không cần sao siếc cũng trúng tủ ..





Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 7:44am


Trích dẫn:
Hai chuyện đó theo tôi khác nhau. Hồi trước cũng có nghĩ như thế nhưng sau tự dưng tôi thấy rằng: Nếu đã cách tân hoàn toàn tử vi như vậy thì tương tác sao cũng khác đi. Chi bằng bỏ hết sạch câu phú đi lập một loạt câu phú mới. Thế tử vi có còn là tử vi? Máy tính giờ chạy ngon, không lạch cạch bằng gỗ nữa. Hehe, có mỗi quả virus (man thư hiện đại) thì hơi mệt nhỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vấn đề đặt ra đầu tiên, tại sao người ta sáng tác ra phú, cụ thể hơn, sáng tác ra các tính chất sao? Và tại sao vô khối phú tử vi áp dụng vào thực tế lại sai lè? (NBC cự môn tại hợi gặp lộc tồn chém đẩu ngưu tinh).
Ngay cả cái "tìm về nguồn gốc của tử vi", vậy cái mà mình biết có thực sự đúng là tử vi gốc hay cũng chỉ là man thư, do ai đó viết lại?


Và như tôi đã chỉ ra có tới hàng đống phái tử vi khác nhau, và tử vi Nam Phái của ta chỉ là một trong rất rất nhiều phái, hoàn toàn chưa chắc đã có tiếng tăm trên thế giới bằng Tử Vân, Liễu Vô, Chính Huyền Sơn Nhân với lý thuyết sao bay...Chính họ cũng khẳng định họ cũng "về nguồn", khẳng định còn giỏi hơn ta.

Giờ, có rất nhiều lộ phái võ công khác nhau, và đúng là mỗi người phù hợp với một cách luyện công khác nhau. Tôi mạn phép, bằng kiến văn hạn hẹp của mình, so sánh một số lộ phái chính:

Tử Vi Nam Phái trọng cách cục với hàng trăm hàng ngàn cách cục khác nhau với đủ loại phú, do đó yêu cầu người đọc phải nhớ rất nhiều phú và cách cục (đó là cơ bản với phái này). Có rất nhiều ý kiến của các bậc tiền bối bảo tôi phải học thuộc các cách cục, nhưng tôi không thể học được, vì đơn giản là tôi không hiểu tại sao các cách cục được phát minh ra, và một khi không hiểu thì khả năng của tôi không thể học được. Kiếm quyết chính đã bị lost rồi còn đâu? Chắc chắn tôi sẽ không hăng hái học, ít nhất cho đến khi đọc xong cuốn tập 2 TVHTKH, hiểu được ý nghĩa cách an sao, và kiếm quyết của việc phát minh ra các cách cục.
Như tôi đã chỉ ra ở đây, Tử vi Nam phái nổi danh có hai phần chính là phần tĩnh và phần động, phần tĩnh là La Hồng Tiên, Hi Di và phát triển là VDTTL. Phần Động là pho 18 phi tinh TVDS... thì một bản của pho này lại vừa được tác giả VDTT review là đồ rởm. Kiểu như Cửu Âm Chân Kinh có hai nửa, giờ quyển Thượng đã mất.
Tôi không phủ nhận, Tử vi Nam Phái xem rất nhanh, cách cục rất rất chi tiết, theo kiểu Chích Kim Thấy Máu.

Tôi ví dụ một sao nhỏ thôi, là sao Đẩu Quân, trong bao nhiêu sách vở thì nói nào là cô khắc, ít bạn nọ kia. Nhưng, nghiên cứu cách an sao Đẩu Quân, thì nó đơn giản chỉ là chỉ vị trí tháng 1 của năm sinh trên thiên bàn, vậy tại sao lại gán ý nghĩa sao được cho nó?

Tại sao Đẩu Quân gặp Lộc Tồn lại biến thành cái đấu đong thóc, có tài sản? Địa vị tôi, tôi bỏ luôn đi cho nó sướng. Và bao nhiêu sao còn lại cũng rơi vào tình trạng đó?


Tử Vi Tứ Hóa Phái, điển hình là Tử Vân và Chính Huyền Sơn Nhân... là cái kỹ thuật rất động, cụ thể hơn là rất nhiều sao bay. Tử Vân cho bay ít ít+nhập quái, CHSN cho lưu ào ào, tứ hóa 12 cung, đaị tiểu vận hóa, ngợp trời tứ hóa, một người nào đó còn cho tiếp Đào Hoa Bay, lộc tồn bay, Hồng Loan Bay, Gấu Bay bay, Tứ Hóa Bay thái tuế...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tôi hiểu đơn giản nó là nghiên cứu vận hành của khí trong lá số, được điều khiển bởi nhân tố Trụ, tương tác với Vũ, là 18 chính tinh. Trụ Động, Vũ Tĩnh, Trụ là time, Vũ là Space, một cặp ÂM Duơng.

Tôi chưa dám bình luận cái bay đó là đúng hay sai, nhưng có thể nó help được cho phần Động của Nam Phái đã bị thất truyền, thứ nữa nguyên lý nó rất rõ ràng và khoa học, không phải học thuộc lòng hàng ngàn cách cục mà không hiểu tại sao. Liễu Vô cho rằng, cái gì rắc rối không cần thiết, bỏ bớt đi, cũng là một ý kiến không tồi, và ông đã thực hiện bỏ bớt rất nhiều thần sát vì các lưu cung/phi tinh/sao bay đã quá nhiều rồi (tất nhiên, ông ta mà đòi bỏ pho Gấu Bay thì tôi không thích vì tôi thấy nó logic và thuyết phục hơn nhiều so với Đẩu Quân). Nó nhiều sao bay, nhưng vẫn hiểu hơn là đống man thư, ít ra là với tôi.
______________________________________

Tấuthu hỏi các tương tác sao vậy có bỏ đi hay không? Tôi dự đoán với hiểu biết hạn hẹp của tôi, Tinh Tinh hổ đạp của Vuơng ĐÌnh Chi, Phi Tinh Pháp của Thẩm Bình Sơn, bản chất chính là tuơng tác tinh đẩu (interaction theory), vậy nếu kết hợp song song với lý thuyết Di cung+ sao trọng điểm của hai tác giả người Việt là Vuivui và Thất sát, sức mạnh sẽ không biết bao nhiêu mà lần.

Tauthu nói sao rung, treo là Tử vi hiện đại, không phải về nguồn. Tauthu cứ hỏi chú Vuivui xem, có phải đó chính là tử vi cổ điển, được phát triển bởi Đông A Phái từ vài trăm năm hay không? Nếu cần thì Tauthu cứ nhờ chú Vuivui trình diễn cho vài phát. Nếu tôi không nhầm thì Lý thuyết sao trọng điểm/mệnh chủ chính là dạng tinh tế của sao treo đấy.
Giờ tại sao lại mất: có 2 pho Tĩnh và Động, giờ pho Động đã mất hoặc là dấu nghề , thì mấy cái kỹ thuật mang tính động đã mất đi. Sử dụng đối ngẫu Langland Cung---Sao, thì giống như bên lý thuyết cung trọng điểm, cái kia là lý thuyết sao rung đấy.

Tử vi Đông A dùng vòng trường bay để định cường độ gia giảm của chính tinh, Chính Huyền Sơn Nhân cũng phát minh ra trường sinh bay để gia giảm tứ hóa. Hỏi chúng có liên hệ hay không, đó là câu hỏi tuy rất cổ điển, về nguồn (Đông A), nhưng cũng rất hiện đại, và hoàn toàn mở (Chinh Huyền Sơn Nhân trong thời trăm hoa đua nở).

Tôi thì có đọc qua Tử Vi Chân Thuyên, đươc cái thấy nó rất chân thuyên, rất vui, có về nguồn, nhưng là nguồn gì?

@Kiwi: Cứ sang bên Huyenkhonglyso thì biết chú vuivui có thực giải lá số hay không? Chỉ sợ đọc xong thấy kiếm khí thì run thôi.

Đã gửi bởi: vuivui
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 9:35am
Khác với triết học, sử học, ... thì thuật số là một học thuật phi chính thống. Nó được nghiên cứu hầu hết bởi các thuật sỹ giang hồ và nhiều nhà bác học, triết gia ở thuở hàn vi do phải dùng thuật số như một cái "nghề" để kiếm cơm, hoặc nghiên cứu vì một thú vui, sở thích. Tóm lại, nó là môn học thuật phi chính thống, nên nhiều người khi thành đạt đã không dám công khai phát triển nó, mà dùng nó như một nhu cầu lợi ích riêng. Vì thế, không thể so sánh nó với các môn học chính thống được ghi chép cẩn thận. Có khi cẩn thận đến nỗi cũng thừa. Trong khi đó, thuật số được lưu truyền cho hậu thế trong nhân gian. Lẽ đương nhiên, tam sao thất bản, man thư không thể tránh khỏi. Nhưng có một điểm, để tránh man thu, phân biệt chân giả, tuy là khó khăn thật. Nhưng cũng chẳng khác gì mấy so với khoa học các môn khoa học khác về hình thức. Chỉ khác là ở mức độ mà thôi. Như khoa học hiện đại. Nếu ai đó làm việc ở cục cấp phát bằng phát minh ở bất kỳ quốc gia nào thì sẽ rõ. Hàng tháng, hàng năm, các công trình "khủng bố" nhiều vô kể. Nhưng nó nhanh chóng bị loại trừ, vì những phương pháp đánh giá khoa học đã được phổ biến, những người có trình độ cao trong từng lĩnh vực chuyên môn rất nhiều, lại được thảo luận đánh giá trong bầu không khí minh bạch, được tài chính, vật chất nâng đỡ. Nên chúng ta phân biệt được chân giả một cách nhanh chóng và nhiều khi thấy đương nhiên. Nhưng có biết đâu, đó cũng phải có lịch sử phát triển cam go mới được như ngày nay. Trong khi đó, huyền học không được may mắn như vậy, nên chúng ta cảm thấy khó khăn mà thôi.

Chứ theo tôi, bản chất của hai nền khoa học này là tương tự như nhau. Đánh giá chân giả trên các tiêu chuẩn cũng như nhau mà thôi. Như có nhiều người khi học huyền học, đụng đến khái niệm Khí. Thực ra khái niệm này đâu có khó hiểu. Chỉ có là ta không hiểu bởi vì ta tư duy theo tây phương. Chứ còn lô gíc và sự chiêm nghiệm,tiên nghiệm – tương ứng như thực nghiệm khoa học – thì cũng như nhau cả thôi. Cổ nhân, như Chu Hy, Trình Di chẳng hạn, đã có công giảng nghĩa, lý luận đã cơ bản hết sức rồi. Nhưng vì Hậu học cứ mãi không hiểu, rồi lại tự phăng chế, lâu dần man thư thành "chân thư" để rồi hậu học đời thứ kế tiếp mới khủng hoảng. Đó là "lỗi" do một số "sư tổ" gây ra, rồi phát dương quang đại. Thế mới khủng !!! Chứ đâu có huyền bí gì mấy nếu ta bám gót được theo các vị như Chu Hy, Trình Di, Lão tổ, Đổng trọng Thư, Trâu diễn, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, trần Nhân Tông, ... Đương nhiên, cũng có một số bế tắc, một số khó hiểu. Nhưng khoa học nào mà chả vậy. Song về cơ bản, lý học đong phương rất hệ thống. Tuy không hoàn chỉnh, nhưng đủ sức phát triển theo hình thái kim tự tháp. Khác gì tây phương học đâu.

Nay tây phương họ đã đắp những "bậc thang" cho hậu học từng bước bước lên. Nhưng bên lý học thì không được như vậy. Kim tự tháp đó, nhưng không có bậc thang. Các mặt đều trơn tuột. Trèo lên ! Cẩn thận, té ngã gãy cổ vỡ đầu có ngày !

Thân ái.



Đã gửi bởi: VDTT
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 1:12pm

thấtsát đã viết:
Hôm nay, tôi vừa định sao trọng điểm cho một cặp song sinh, tất nhiên tuổi cha mẹ nhập quái vào một lá số cũng như nhau. Trường hợp này để định sao trọng điểm, tôi dùng thêm một dữ kiện nữa, đó là tên gọi. Tôi có giải thích với 2 vị phụ huynh đó rằng: tên gọi tuy là anh chị thuận miệng đặt ra hay anh chị thích là đặt, nhưng với tạo hóa, nó ẩn chứa bên trong muôn vàn điều huyền diệu, nó là định mệnh, là lịch sử. Dùng tên gọi áp vào, mới thấy nó liên hệ lá số một cách lạ kỳ. Nói cách khác: Tử vi phải đúng.

Anh Thất sát đã đưa ra một điểm hết sức quan trọng: Tên Gọi.

Theo tôi đây là một yếu tố có thể khiến hai lá số y hệt nhau có cuộc đời khác hẳn nhau.

Đài Cảng có khá nhiều người phối hợp Tử Vi + Tính Danh, Tử Bình + Tính Danh v.v... Thú thật khi ở đó tôi không hề để ý đến các loại sách này.

Nhưng gần đây chợt nghĩ về lý do tại sao ông Liễu Vô cư sĩ dùng Tử Vi giản lược mà lại đoán thần sầu như thế, mới nhớ lại một sở trường của ông là tính danh học (đã xuất bản sách trước khi chuyển sang Tử Vi). Sau ông lại theo nhân vật lừng danh là Thiết Bảng Đạo Nhân học Thiết Bảng thần số. Có thể nào ông đã vô tình phối hợp các khoa Tử Vi + tính danh + thiết bảng trong tiềm thức rồi dùng chúng mà đoán hay chăng.

Có thể lắm.

T.B. Mà lại quên, ông Liễu lại là chuyên gia Tử Bình nữa. Đã ra sách và thành danh với khoa này trước khi nhảy vào Tử Vi.



Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 15 April 2011 lúc 5:30pm

Một vấn đề nên được đặt ra:
1-Có hay không việc Liễu Vô Cư Sỹ xem tất cả các thứ bằng tử vi? Xem bằng tâm linh thì sao?
2-Câu hỏi ngược lại, có nhất thiết phải sử dụng các sao khác hay không? Ví dụ, có cần phải Đào Hoa nhập hạn hay chỉ cần tứ hóa bay kích vào cung lưu thê là đủ? (nhưng bí kíp đó bị giấu đi).

Thêm nữa, tôi muốn hỏi, các bác nghiên cứu tử vi kiểu gì? Nếu theo kiểu phái tử vân thì tôi có thể hiểu được vì nó rất logic, ví dụ đống sao bay xuất hiện rất tự nhiên. Nhưng với các tính chất của chính tinh, các bộ sao thì các bác nghiên cứu sao được?
Ví dụ, các bác không thể nào tự ngộ ra thêm một vài chính chất của thái âm hay Thái Âm gặp đẩu quân thành ra abc được.

Hay ví dụ phuơng pháp nào mà sáng tạo ra được ý nghĩa của Đẩu Quân, khi anh ta đơn giản chỉ là sao chỉ tháng 1 của năm sinh?

Nếu như thế thì tôi bịa ngay thêm sao chỉ giờ sinh của ngày sinh của tháng sinh của năm sinh, (từ Đẩu Quân, tôi an thuận số ngày, rồi an tiếp đến giờ, rồi đặt Gấu Trắng vào đó) đặt ngay cho nó tên là sao Gấu Trắng-Bạch Hùng rồi gán tính chất abc cho nó, rồi đút lót vài admin/người viết trình an sao tử vi. Vài trăm năm sau, nó trở thành chính thư. Rồi lại có ông cao thủ tử vi Bửu Đỉnh triết lý "Thiên Đồng là Đồng bọn" "Từ bi là hòn bi lăn từ từ", "Gấu trắng thủ mệnh, thân thể to lớn, trắng trẻo lông nhiều".

Đã gửi bởi: LinhLinh
Ngày gửi: 16 April 2011 lúc 12:39am

thấtsát đã viết:
Whitebear đã viết:
Rồi lại có ông cao thủ tử vi Bửu Đỉnh triết lý "Thiên Đồng là Đồng bọn".
Ông Bửu Đình có công lực cao về cách cục, mượn từ ngữ để diễn ý của cách cục, ví dụ: Thất Sát là đánh mất sự quan sát nên lầm lạc, ý lầm lạc là đúng với: việc làm muốn chóng một phen cho rồi, nóng vội tất dễ lầm lạc. Bắt chước ông ấy suy diễn mà không nắm được ý nghĩa của cách cục trước thì chỉ có sai.

Thêm một điểm nữa, ông ấy nhận thấy có "liên hệ kỳ diệu" giữa tên sao và ý nghĩa, kể cả nghĩa Hán và nghĩa Việt, như BẠCH HỔ là xấu hổ. Việc làm này rất hay, tạo bản sắc Việt cho tử vi.

Tóm lại, tiên quyết phải nắm vững cách cục, sau đó có thể luận theo ông Bửu Đình thoải mái. Chính xác mà dễ nhớ, dễ hiểu.


Thật ra đôi khi cũng có ý "bênh" bác BĐ trước WB nhưng vì L thấy trình độ mình kém hẳn em nó, bênh chỉ là bênh, không có lập luận gì vững chắc thì chả ai nghe. Biết không thắng thì không đánh. Lời L nói không có trọng lượng, cái ni hợp lý, nhưng lời ThatSat ắt hẳn WB sẽ để tâm.
Mà đúng là cái gì mới lạ thì dễ vấp dư luận. Có lần bên blog bác BĐ, có người gởi cho bác xem thử cuốn TVHTKH của bác VDTT. Bác BĐ công khai xem đó là "man thư"...hic...L uất lắm nhưng cũng im, vì mình không phải là bác, k có công lực như bác nên không hiểu dựa vào đâu mà bác nói thế. Nhưng đến khi thấy 1 vài bạn comment nói rằng nhờ bác BĐ mà lọai hẳn cuốn sách của bác VDTT, khỏi đọc mất thời gian...thì L không nhịn nổi. Thế là L viết thôi rồi trên blog bác, cũng nhận pm trách móc dữ lắm nhưng đó là thứ mà mình đã lường trước khi làm nên "thây kệ". Dù sao bác BĐ rất tốt, bác chả giận hay để bụng L. Nếu có gì thắc mắc, bác vẫn ân cần giải thích cho L hiểu và tránh xa cái xấu. Hy vọng WB cũng thấy được tài năng của bác BĐ


Chào Bạn Linhlinh
Tôi cũng là một người mới bắt đầu học tử vi trong thời gian gần đây thôi, và hơn nữa, trong tranh luận tôi không bao giờ nhằm mục đích phân thắng thua. Cái quan trọng là mục đích của mình khi tranh luận làm nhằm sáng tỏ các vấn đề trong tử vi chứ không phải đánh hay hàng.

Trước hết, vì chủ đề này, chủ topic đặt câu hỏi "PP học tập và nghiên cứu tử vi", vì vậy nên trước khi lạc đề, cần phải rõ ràng khi phân định mức độ thành tựu/ tài năng trên hai khía cạnh này.

1-Từ quan điểm của một nhà xem bói, thì ai biết nhiều, sử dụng thành thạo các chiêu thức một cách thành thạo để giải đoán đúng, đó là người giỏi.

2-Từ quan điểm của một nhà nghiên cứu, ai sáng tạo ra được một lý thuyết mới có ứng dụng, thay đổi được hiểu biết của nhân loại về lãnh vực, đó được xem là tài năng.

Ví dụ, Einstein phát minh ra thuyết tương đối là một big advancement, dù rằng kiến thức của ông về lãnh vực đấy không mấy ai biết là bao nhiêu. Tạ Phồn Trị thay đổi hiểu biết của nhân loại về nguồn gốc chính tinh, chỉ dựa vào một câu "Thái Dưong chủ giờ, thái Âm chủ tháng". Một số người khác, không có khả năng làm ra cái gì mới, nhưng như một cuốn từ điển tổng kết lại đủ thứ thông tin trong lãnh vực từ A đến Z. Một số người khác, không cần biết tạo ra cái mới, cũng không cần biết cách an sao, nhưng vẫn xem đúng, như là các gọi hồn gia, vong linh gia. Một số người khác, kiến thức trong đầu chả có cái gì, độ sáng tạo =0, nhưng lại giỏi khả năng đào tạo, như ông Nguyễn Cảnh Toàn. Hay một số người, tư chất bình thường thôi, nhưng ăn may vớ được cục linh chi tự nhiên chui vô người, thế là thành thiên hạ đệ nhất nhân.
Tùy vào quan điểm, mà có sự đánh giá tài năng cho phù hợp. Bạn hi vọng tôi công nhận Tài Năng của tác giả Bửu Đỉnh, vậy ta phân tích.

Tử vi là một lãnh vực mà được tạo thành bởi rất nhiều lãnh vực nhỏ khác nhau, nghe nói là tầm 35 môn, một số môn đã thất truyền. Ví dụ, Đăng Hạ Thuật (đèn rơi) cũng gần như thất truyền, chỉ còn lại dòng kiếm tông chích kim thấy máu của Phan Tử Ngư với những luận đoán rất không có cơ sở khoa học, Kỳ Môn, Thái Ất.. cũng bị thất truyền ít nhiều. Hệ quả, mỗi người với một background khác nhau sẽ hiểu tử vi một cách khác nhau. Kỳ Môn bị thất truyền, ít ai học, nên mọi người mới cãi nhau ủm tỏi về Tuần Triệt.

Bây giờ, xem xét lại tác giả Bửu Đỉnh. Tôi chưa hề gặp tác giả này, nhưng rất nể phục ông, vì ông là một great educator. Dưới sự hướng dẫn của ông thì rất nhiều người từ chưa biết gì đã thành công trong tử vi, dù họ toàn nhân viên văn phòng.

Ông đóng cửa blog, không tranh luận, nhưng lại mang cuốn TVHTKH ra phê phán, gọi đó là man thư, nhưng không có giải thích hợp lý. Khi phản biện mà phản biện ở nhà mình, không cho người ta có cơ hội hồi đáp, đồng thời dựa trên việc đọc một kết quả một cách hời hợt (vừa download vừa đọc trong vòng 1 h), thú thực tôi đánh giá rất thấp việc này, coi đó là hành động vô trách nhiệm.

Cá nhân tôi thấy TVHTKH cũng có khiếm khuyết, không phải là hoàn chỉnh, nhưng giá trị thì rất lớn. Ông bửu đỉnh chỉ nhìn nó theo khía cạnh văn học, thì hiển nhiên là không đủ khả năng đánh giá.


Được biết, Bửu Đỉnh là một nhà văn, và do đó ông rất tốt về khả năng ngôn ngữ. Ông có đóng góp rất lớn trong việc phiên dịch tên sao ra tiếng việt để đưa tử vi đến với tầng lớp bình dân. Đó là một sáng tạo của ông, tôi đánh giá cao điều này, theo nghĩa nó dùng rất ổn, nhưng có vô khối khiếm khuyết. Ví dụ "Thiên Đồng= Đồng bọn".


Ông Bửu Đỉnh là nhà văn, và tôi không tin rằng ông đủ năng lực đầu óc để đánh giá một cuốn sách khoa học thông qua việc đọc trong vòng 1 tiếng đồng hồ.TVHTKH là một big advancement trong việc nghiên cứu nguồn gốc chính tinh.

Ông Bửu Đỉnh có kiến giải rất khá về tên gọi của sao, nhưng cách kiến giải nông cạn, cũng như hoàn toàn chưa hề có thành tựu gì về nguồn gốc chính tinh. Tất nhiên, không nên ngạc nhiên vì trường phái của ông là Tử Vi Ứng Dụng, còn của tác giả VDTT là Tử Vi Lý Thuyết, và scale hai bên khác nhau. Một bên làm lý thuyết, một bên là kiểu chích kim thấy máu như là Hạ Đăng Thuật. Nó khác nhau.

Về ý nghĩa cách an sao, tôi không nhìn thấy được gì ở trường phái của BĐ, dù có thể là ông không hề viết ra. Mọi sáng tạo về tính chất, tên gọi của sao, phải được dựa trên cơ sở ý nghĩa của sao và do đó cách an sao, chứ không phải là đặt bừa kiểu chơi chữ.

Ông Bửu Đỉnh chê người ta "Thất Sát"="thủ lĩnh phe đối lập", nhưng ông thì gọi là "kiếm sĩ kéo lê mã tấu đi ăn cướp", "thất sát= sát trùng" , Phá quân+Liêm trinh= Phá Trinh, Thất Sát+Liêm trinh= mất trinh. Có khác gì?


Ví dụ, tôi dịch Địa Không sang tiếng anh-Nullity, hoặc ai đó dịch sang tiếng Đài, chắc chắn các chiêu thức của Bửu Đỉnh sẽ xịt. Đố ai dạy được cho Tử Vân "Thiên Đồng=Đồng Bọn", "Thất Sát=sát trùng", "khảo sát", để Tử Vân hiểu được.


Vậy impact của ông có lớn bằng TVHTKH hay không, tôi để mọi người bình luận.

Tất nhiên, tôi phê phán/ đánh giá/ khen ngợi là trên quan điểm học thuật, vì tôi cũng ko biết ngoài đời ông là ai, cũng không có cơ hội tiếp xúc với ông.

Tài năng có năm bảy loại tài năng, như tôi đã phân biệt ở trên. Và quan điểm của tôi khác với quan điểm của nhiều người, vì tôi rất dốt văn, cũng như quan tâm đến tử vi lý thuyết chứ không quan tâm đến tử vi ứng dụng, nên rất có thể các "vẻ đẹp văn học" tôi không thẩm thấu đựoc.
Một tôn sư học thuật, trứoc hết phải có năng lực đánh giá học thuật dù không cùng lãnh vực nghiên cứu.
<br style="font-weight: bold;">Tôi thỉnh thoảng vẫn vào blog Buudinh đọc, nhưng sau khi đọc lời bình luận của ông về tác phẩm TVHTKH, tôi đặt lòng tin vào trường phái của ông rất rất thấp. Nhưng đọc thì vẫn cứ vào đọc.

Về mặt cá nhân, việc tác giả Bửu Đỉnh tốt hay không, đó là một việc hoàn toàn khác, tốt hay xấu, cộng sản hay chống cộng, không phải là tiêu chí để đánh giá học thuật.



Quay lại vấn đề phuơng pháp học, theo tôi được biết, thì tinh hoa của Nam Phái chính là chiêu thức Thập nhị huyền đồ, tức là 144 cách cục chính tinh. Cái này có trong bộ "Tử Vi Đại Toàn" đời Thanh, 1774 nhưng tôi xin mãi không được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cuốn thứ 8 của bộ này là Đông A Di Sự.

Admin bên Lyso.vn có đủ hết.
Bạn nào muốn học tử vi Nam Phái, theo tôi nên tìm 144 cách cục này để học.

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 16 April 2011 lúc 10:16am

Ghost_Thai đã viết:
Công lực của ông Bửu Đính thì đã lên tầm cao thủ rồi.Cái hay của ông ấy là đã làm gần gũi về cả mặt ngôn ngữ cũng như cách nhìn về Tử Vi cho mọi người thấy...Các sao luôn có tượng của nó,nếu có thể phát huy trí tưởng tượng để phán đoán cũng rất nên.

Tôi nghĩ thế này, không nên có thái độ coi ai là "cao thủ", mà cái quan trọng là nên xác định "cao thủ như thế nào"? Chúng ta học KHHB thì cần có một đánh giá sắc nét.Tôi đánh giá rằng, trừong phái Tử Vi ứng dụng thuộc trường phái Kiếm tông Nam phái thuần túy, đã được (bị) modified để phù hợp với người việt.

Hệ quả, TVBD rất mạnh về cách cục, đồng thời lẫn theo rất nhiều man thư do chính tác giả vô tình tạo ra. Môn phái này do đó rất yếu về nguồn gốc tinh đẩu, nhưng mạnh về tính chất sao/cách cục, nếu như biết cách gạn bỏ man thư.

Tuy nhiên, tôi sẽ không bao giờ học theo ông kỹ thuật giải đoán vận hạn, sao lưu, sao bay, rung.. vì rõ ràng đây không phải là sở trường của ông. Các kỹ thuật động trong môn phái của ông rất yếu. Tôi cũng không nhìn thấy âm duơng, ngũ hành gì hết trong các kỹ thuật của ông.


Các kỹ thuật kiếm tông của ông không hề tồi, nhưng nó rời rạc vì thiếu "khí" dẫn đường, số lượng các cách cục trong trang web của ông phải đến 2000 trang, học đến 30 năm chưa chắc đã xong.

Ông là great educator, nhưng học trò chỉ học theo ông sẽ không thể đạt đến đỉnh cao. Các công thức kiểu như Acid+bazo= Muối +Nước để tạo ra các cách cục, tôi không nhìn thấy khi đọc các kết quả của ông, hoặc ít nhất nó không ở dạng hiện.

Tôi từng in toàn bộ trang web của ông ra để học, được một cuộn dày cộp, và ... có cảm giác thân thuộc thời thơ ấu, khi nhớ lại cuốn 10000 bài toán lượng giác, 500 bài toán bất đẳng thức tôi làm ngày xưa, giải hết bài 1, bài 2.. n rồi n+1. Dù vậy, nó vẫn dễ thở hơn rất nhiều so với trường phái Nhất Diệp Tri Thu, châm kim thấy máu.

Thật sự mà nói, tôi đọc được một ít, và quyết định.. ngừng học vì với
kinh nghiệm của tôi, tôi hiểu rằng nó sẽ không đi đến đâu. Quá nhiều kỹ thuật kiếm tông, cách cục Nam Phái nhưng không hề kèm theo kiếm quyết, copy vào đầu sẽ nặng não, mất hết khả năng sáng tạo.

Tôi có thể chia sẻ cảm giác này với Liễu Vô Cư Sỹ dù ông ở vào phía other extreme của phái Tứ Hóa, khi ông bỏ gần hết các sao tử vi, đồng thời tạo ra kỹ thuật mới hùng bá phong trào trăm hoa đua nở. Tôi tin rằng, ông Liễu Vô cũng không chịu nổi hàng vạn sao bay của CHSN, cũng như khùng lên vì kỹ thuật Đăng Hạ, vất bớt đi cho nặng não.


Vậy, câu hỏi đặt ra, có nên học theo các kỹ thuật kiếm tông đó không? Câu trả lời, là tùy tư duy mỗi người.


Tôi thì không và có. Tôi sẽ không học theo ông Bửu Đỉnh một khi tôi
chưa hiểu nguồn gốc các tinh đẩu vì ko muốn take class forever, cũng không học theo cách xem vận của ông, vì nó quá yếu so với bên phái Tứ Hóa.

Tôi sẽ chọn học theo trường phái Tứ Hóa Phi Tinh của Liễu Vô/Tử Vân và cả CHSN, đơn giản là vì chúng có quy tắc rõ ràng, không cần nhớ nhiều, dù an có vẻ phức tạp, và giải đoán không chắc đã sắc nét như bên kiếm tông Bửu Đỉnh. Khi có cảm giác được sát/ cát khí chồng lên do sự biến đôi của tú khí Lộc Kỵ, thì có thể đoán được cách cục xảy ra, và lúc đó mới dùng cụ thể hóa bắng kiếm tông.


Lúc có nội lực khí tông của bên tứ hóa làm nòng cốt, đồng thời hiểu
được nguồn gốc tinh đẩu, tôi mới chọn học lại phần kiếm tông/cách cục cụ thể theo kiểu Bửu Đỉnh (tất nhiên là sau khi bỏ hết tất cả các man thư).

Nếu làm ngược lại, tôi sẽ dễ dàng mất 30 năm như hầu hết các tử vi gia Việt Nam, như tôi đã từng giải 10000 bài toán lượng giác, kiến thức học thêm vào bằng kiến thức quên đi rồi bỏ cuộc.


Ngoài ra, ông Bửu Đỉnh là một người có tấm lòng vàng, chia sẻ kiến thức tự nguyện, đó là điều không có gì phải bàn. Có điều, phuơng pháp sử dụng nó ra sao, lại là tùy người.

Hi vọng, đây là một đánh giá hợp lý, không cảm tính, không xen lẫn tình cảm cá nhân.

Bạn nào có thể làm ơn vất một link cái này lên blog ông Bửu Đỉnh hộ tôi. Xin cảm ơn

Đã gửi bởi: VDTT
Ngày gửi: 19 April 2011 lúc 11:07am

kiwi đã viết:


Bạn có bao giờ viết sách?!?! Chắc chưa bao giờ nên mới dùng từ MAN THƯ. Một quyển sách dù khi đọc chỉ dùng được 1 điểm cũng là 1 quyển sách tốt. Kiwi chưa bao giờ viết sách, nhưng cũng có thể hiểu hiểu để có được 1 quyển sách, người viết phải tổng hợp thông tin nhiều đến như thế nào. Sách là đứa con tinh thần của tác giả, đừng gọi là MAN THƯ, cho dù bạn đọc hay không đọc, dùng hay không dùng tới những kiến thức trong đó. Không tự tin để đọc, và phân biệt đúng sai thì đừng đọc, giống như sợ ma thì đừng xem phim ma, sợ tối thì đừng đi đêm. Vậy thôi.

Vài hàng bất mãn cho từ MAN THƯ.




Chúng ta phải hiểu MAN THƯ có nghĩa gì trước khi tranh luận.

Không có sách nguyên thủy nào gọi là man thư cả (trừ trường hợp người đó cố ý viết bậy để phá bà con làng xóm chơi, hiếm lắm vì làm thế cũng khó đạt mục đích).

Từ MAN THƯ được hiểu là sách giả, khác sách nguyên thủy.

MAN THƯ = SÁCH GIẢ

Như ông Vân Đằng Thái Thứ Lang viết sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên, cậu X sao lại nhưng cố ý sửa một số chỗ. Kết quả là ngoài thị trường có bản MAN THƯ của sách Vân Đằng Thái Thứ Lang do cậu X tạo ra.

Tránh MAN THƯ nghĩa là tránh bản do cậu X tạo ra, không phải là tránh bản do ông Vân Đằng Thái Thứ Lang viết.

Sách nguyên bản do tác giả viết ra, dù khinh bỉ tác giả hay coi thường nội dung đến thế nào đi nữa ta vẫn không thể gọi nó là man thư.





Đã gửi bởi: minhminh
Ngày gửi: 19 April 2011 lúc 11:08am



KIWI NÓI RẤT ĐÚNG , SÁCH NÀO NGƯỜI NÀO THÌ CŨNG KHÔNG HOÀN HẢO , CŨNG CÓ CHỖ DÙNG ĐƯỢC , CHỖ KHÔNG , GẠN ĐỤC KHƠI TRONG , CHÍNH VÌ VẬY NÊN MỚI PHẢI CÓ THÀY , CÓ NGƯỜI ĐI TRƯỚC HƯỚNG DẪN .

NÊN TÌM CHỖ HOÀN HẢO TRONG QUYỂN SÁCH KHÔNG HOÀN HẢO MÀ HỌC .

TA KHÔNG THỂ TÌM NGƯỜI HOÀN HẢO ĐỂ YÊU , VÌ KHÔNG AI HOÀN HẢO , BỞI THẾ TA CẦN PHẢI TẬP YÊU THƯƠNG CÁCH TRỌN VẸN MỘT NGƯỜI KHÔNG HOÀN HẢO MÀ TA YÊU .



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |