Jump to content

Advertisements




SỰ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN DỊCH CỦA VẠN VẬT

Kinh Dịch Tiên Thiên Đồ Hậu Thiên Đồ

28 replies to this topic

#1 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 19/09/2015 - 16:43

Hỏi: Vạn vật hình thành và biến dịch thế nào?

Đáp: Chương 42 của Đạo Đức Kinh Lão Tử đã chỉ ra sự hình thành của vạn vật như sau:

"Đạo sinh một (vật), một sinh hai, hai sinh ba, ba … sinh vạn vật. Vạn vật đều dựa vào khí âm để dưỡng khí dương, dùng trung khí để hòa hợp."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vạn vật trong triết học Lão Tử được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả Thiên Địa. Đầu tiên, Đạo sinh Thiên sau đó Địa rồi đến vạn vật.

Như vậy, sự hình thành của vạn vật được hình thành theo cách phân chia, nhân bản và tổ hợp. Khoa học hiện đại cũng đã nhận ra sự phát triển các loài bắt đầu từ tế bào dạng đơn giản nhất tự phân chia, qua quá trình biến dịch, tổ hợp mà đa dạng hóa sinh học, từ sinh sản đơn tính đến lưỡng tính, từ dưới nước rồi lên cạn. Đến hiện nay tổ chức cao cấp nhất, phức hợp nhất là con người.

Lý thuyết âm dương và Kinh Dịch cũng chỉ rõ điều này. Dịch trong Kinh Dịch nghĩa là dịch chuyển và biến đổi. Đầu tiên là Thái Cực (Đạo - Không) sinh Lưỡng nghi là Âm và Dương. Dương được biểu diễn bằng môt vạch liền. Âm vạch liền phân hai thành hai vạch đứt nét. Tổ hợp hai vạch ta được Thái Dương Thiếu Dương Thái Âm Thiếu Âm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tổ hợp ba vạch ta sẽ được ta sẽ được bát quái. Toàn bộ tổ hợp cách sinh bát quái như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau đó ta có Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ là đồ hình cốt lõi của Kinh Dịch:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mật mã được ghi trên Tiên Thiên Đồ chính là quá trình biến dịch sinh Thiên - Địa. Sau vụ nổ lớn, vũ trụ nguội dần hình thành Mặt Trời và các hành tinh quay xung quanh. Lúc này vũ trụ vẫn đang trong trạng thái hỗn mang tiếp tục biến dịch. Đầu tiên CÀN (Trời) biến một vạch thành âm sinh đất lẫn nước ĐOÀI và gió TỐN. Có gió là có không khí lửa mới cháy được nên tổ hợp LY được sinh tiếp. Có lửa nước mới bay hơi khỏi đất ướt ĐOÀI mà trở thành nước nguyên chất KHẢM, lúc này đã biến dịch đến 2 vạch âm. Tiếp tục KHẢM được LY làm cho bốc hơi thành mây cùng TỐN tạo ra sấm chớp mưa gió hay thời tiết khí hậu CHẤN. Sau đó, Lửa LY, nước KHẢM gió TỐN sấm chớp CHẤN tạo các hiện trượng địa chất kiến tạo như núi lửa, hồng thủy mà núi non CẤN thành. Cuối cùng, tất cả tạo biến dịch hình thành KHÔN (Đất) với ba vạch đứt. Từ đó, bốn mùa mới được sinh ra.

Mật mã ghi trên Hậu Thiên Đồ là sự biến dịch tiếp sau hình thành ngôi trời, đất đến ngôi người. Hậu Thiên Đồ gắn liền với câu:

"Đế xuất hồ Chấn. Tề hồ Tốn. Kiến hồ Ly. Dịch hồ Khôn. Duyệt hồ Đoài. Chiến hồ Kiền. Lao hồ Khảm. Thành hồ Cấn."

Là một vòng sinh diệt của loài người. Đầu tiên sấm sét (Chấn) sinh ra những chất hữu cơ gốc. Các chất hữu cơ tổ hợp thành những cơ thể sống dạng đơn giản sinh sản bằng việc tự nhân đôi. Sau đó gió (Tốn) sẽ di chuyển các tổ chức này giao hòa cùng nhau để tổ chức những sinh thể cấp cao hoàn chỉnh đó là các sinh vật cổ nhất. Kiến hồ Ly là chỉ ra việc tìm thấy lửa, nhánh sinh vật sở hữu lửa này phát triển thành loài người hiện nay. Dịch hồ Khôn chỉ cuộc cách mạng trồng trọt thay thế cho săn bắn hái lượm. Duyệt hồ Đoài là cách mạng công nghiệp hiện nay. Chiến hồ Càn, con người khi có sức mạnh và tri thức đã tàn phá hủy hoại tự nhiên mà con người gọi đó là "chinh phục tự nhiên" hay "bắt tự nhiên phục vụ con người". Lao hồ Khảm chỉ ra con người bắt đầu phải đối mặt với biến đổi khí hậu, sự rối loạn của các quy luật tự nhiên. Đó là xuất hiện mực nước biển dâng cao, đất đai trồng trọt nuôi sống con người bị sa mạc hóa, bão lụt. sóng thần ngày càng nhiều hơn dữ dội hơn .v.v. Cuối cùng thành hồ Cấn là các hiện tượng kiến tạo địa lý như động đất, núi lửa sẽ hủy diệt nền văn minh của con người để quay lại xuất ở hồ Chấn.

Trong Kinh Thánh có nói đến Ngày Phán xét, đó chính ứng với "Thành hồ Cấn".
"Cuối Ngày Phán Xét, những người còn lại sẽ “được sống” theo ý nghĩa trọn vẹn nhất với tư cách người hoàn toàn. (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) Như vậy trong Ngày Phán Xét, nhân loại sẽ được trở lại tình trạng hoàn toàn lúc ban đầu. (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phật cũng nói về vô lượng kiếp mà con người phải trải qua.
"Khi con thành Phật, các chúng sanh sanh về cõi con, biết rõ vô lượng kiếp trước. Thấy rõ những việc thiện ác đã
làm. Nghe rõ sự việc khắp mười phương cả ba đời khứ lai hiện tại. Nếu không được như nguyện, thề không thành Chánh giác."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hỏi: Vì sao Hà Đồ Lạc Thư hay địa bàn của lá số tử vi là vuông mà Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên đồ lại tròn?

Đáp: Chương 1. Lão Tử đã nói:

"lấy không dục vọng để ý thức được cái không huyền diệu (trong lòng của trời đất); thường lấy có dục vọng để quan sát được cái có biểu hiện (bên ngoài của vạn vật)."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tiền nhân chúng ta lấy trạng thái tĩnh tại, hư không để xét đoán, nhận biết bản chất của trời đất. Nên lấy hình vuông không dịch chuyển để biểu diễn và xét đoán. Còn khi quan sát biểu diễn sự biến dịch của vạn vật thì dùng hình tròn để biểu diễn rõ dàng vạn vật trong trạng thái biến dịch.

Thanked by 3 Members:

#2 huuthangmh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 57 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 21/09/2015 - 11:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 19/09/2015 - 16:43, said:

Hỏi: Vạn vật hình thành và biến dịch thế nào?

Đáp: Chương 42 của Đạo Đức Kinh Lão Tử đã chỉ ra sự hình thành của vạn vật như sau:

"Đạo sinh một (vật), một sinh hai, hai sinh ba, ba … sinh vạn vật. Vạn vật đều dựa vào khí âm để dưỡng khí dương, dùng trung khí để hòa hợp."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vạn vật trong triết học Lão Tử được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả Thiên Địa. Đầu tiên, Đạo sinh Thiên sau đó Địa rồi đến vạn vật.

Cám ơn bác Binhql đã viết ra nhưng suy nghĩ bổ ích cho mọi người học hỏi. Cháu là người đọc dịch từ nhỏ - nhờ cái duyên có người mẹ hướng dẫn, đến nay cũng chỉ ôm cuốn kinh dịch, mai hoa nghiền ngẫm và lây đó làm vui mỗi khi rãnh rỗi. Nhưng đến khi đọc đến kinh Bát nhã, Duy Ma Cật, Pháp bảo đàn mới ngộ ra nhiều lý lẽ. Xét cho cùng tận theo cháu không có cái gì trước sau, cao thấp, được mất, rỗng đặc, chỉ là huân tập của chúng sinh, cứ ngỡ cái thế giới Y Tha Biến Kế Và Chấp Kế (trích Duy Thức Học- Giải Thậm Mật) là thực, sinh phân biệt mà thôi. Nên không có trời rồi mới có đất, nếu ngỡ như thế thì dễ phạm vào cái trí phân biệt, mà không nhận thức được cái Trí tuệ thâm sâu của các đời chư Phật. Không chấp trước sau, được mất, xấu đẹp.. như như tự tại dùng Trí Bát Nhã phá kiến chấp chúng sinh. an trụ nơi vắng bặt các pháp, ấy là vô cực mà cũng chẳng phải là vô cực.
Vài lời vu vơ. Cám ơn bác đã đọc và đã từng xem lá số cho cháu.

Sửa bởi huuthangmh: 21/09/2015 - 11:16


#3 misterluu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 625 Bài viết:
  • 698 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 21/09/2015 - 12:15

Vài thắc mắc nhỏ xin gửi đến bạn binhlq và huuthangmh:
- Ngụ ý sự vận hành của Thái cực nói đến Lỗ Đen ở chỗ nào bạn có thể cho tôi biết được không?
- Theo tôi đọc sơ thôi thì kinh Bát Nhã mở đầu có câu "Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn". (Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách).vậy theo ý riêng tôi thì cái mà Bồ Tát ngộ được có phải ai cũng ngộ được không?

#4 misterluu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 625 Bài viết:
  • 698 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 21/09/2015 - 13:20

xin lỗi phần trên chữ "Lỗ đen" phải thay bằng chữ "Vụ nổ lớn".

#5 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 21/09/2015 - 14:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

misterluu, on 21/09/2015 - 12:15, said:

Vài thắc mắc nhỏ xin gửi đến bạn binhlq và huuthangmh:
- Ngụ ý sự vận hành của Thái cực nói đến Lỗ Đen ở chỗ nào bạn có thể cho tôi biết được không?
- Theo tôi đọc sơ thôi thì kinh Bát Nhã mở đầu có câu "Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn". (Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách).vậy theo ý riêng tôi thì cái mà Bồ Tát ngộ được có phải ai cũng ngộ được không?

Thái cực sinh lương nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Tiên thiên bát quái chính là biến dịch hình thành trời đất với các cặp phạm trù đối lập: Càn Khôn, Tốn Chấn, Khảm Ly, Cấn Đoài. Hậu Thiên bát quái là vòng sinh diệt của loài người. Đã có vô số vòng sinh diệt như vậy, trong mỗi vòng lại có vô số kiếp luân hồi. Qua mỗi vòng sinh diệt sẽ có những linh hồn tu luyện để thoát khỏi vòng này. Đạo Phật cũng chính là một giải pháp cứu rỗi. Còn Đạo Thiên chúa thì gọi đó là ngày Phán xét.

Nhưng ngay chính Thiên Địa cũng không nằm ngoài vòng sinh diệt. Chương năm mốt của Đạo Đức Kinh cũng đã chỉ ra:

"Cho nên vạn vật sau khi được Đạo sinh, đức nuôi dưỡng, chăm sóc cho lớn lên, khôn lớn, tới khi trưởng thành, độc lập thì sinh con đẻ cái rồi quay về Đạo"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chương hai nhăm:

"Có một vật hỗn mang có trước trời đất, nó tĩnh mịch và hư ảo, duy nhất không thể thay thế, vận hành không ngừng nghỉ. Nó là mẹ của trời đất. Ta không biết về Danh này, đành viết tên là Đạo, sức bao trùm của nó viết là Lớn.
Lớn thì phình ra, phình ra thì đi xa, quá xa sẽ quay ngược về"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau vụ nổ Lớn vũ trụ hình thành, sau đó ngưng giãn nở và thu về, suy sụp hình thành các lỗ đen:

"Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lỗ đen chính là các điểm thu về của vũ trụ vạn vật. Vũ trụ sẽ quy về điểm không hay điểm kỳ dị để bắt đầu lại.

Trong Kinh Dịch qua sáu mươi tư quẻ chồng quái cũng chỉ rõ quá trình như vậy. Bắt đầu bằng hai quẻ:

Quẻ Thuần Càn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



và Quẻ Thuần Khôn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chỉ ra mở đầu cho biến dịnh là sự hình thành Trời Đất, với sự phân tuyến rõ rằng của hai vạch âm dương nằm ở hai cặp phạm trù đối lập là Thiên và Địa.

Kết thúc bằng hai quẻ

Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



và Quẻ Thủy Hỏa Vị Tế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chỉ ra âm dương cuối cùng hòa lẫn quy tụ vào nhau. Đầu tiên Âm hòa vào Dương (Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế), cuối cùng Dương hòa vào Âm (Quẻ Thủy Hỏa Vị Tế). Âm dương không còn đối lập nữa mà hỗn độn hòa về thành điểm ban đầu chính là Thái Cực. Và biến Dịch lại tiếp tục vòng sau.

Thanked by 2 Members:

#6 huuthangmh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 57 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 21/09/2015 - 17:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

misterluu, on 21/09/2015 - 12:15, said:

Vài thắc mắc nhỏ xin gửi đến bạn binhlq và huuthangmh:
- Ngụ ý sự vận hành của Thái cực nói đến Lỗ Đen ở chỗ nào bạn có thể cho tôi biết được không?
- Theo tôi đọc sơ thôi thì kinh Bát Nhã mở đầu có câu "Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn". (Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách).vậy theo ý riêng tôi thì cái mà Bồ Tát ngộ được có phải ai cũng ngộ được không?
'Chúng sinh mê là phàm phu, ngộ tức là phật-phiền não là bồ đề" Phật tức chúng sinh, vốn không khác? Sao chúng sinh lại không ngộ được, chỉ vì thiện căn đốn tiệm khác nhau thôi. Ai đọc bát nhã mà sinh nghi, như người vào nhà tối, chưa thấy được ánh sáng.. Dùng trí để trừ nghi, lúc ấy bát nhã sinh. Vậy nha bạn.

#7 misterluu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 625 Bài viết:
  • 698 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 21/09/2015 - 17:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

huuthangmh, on 21/09/2015 - 17:22, said:

'Chúng sinh mê là phàm phu, ngộ tức là phật-phiền não là bồ đề" Phật tức chúng sinh, vốn không khác? Sao chúng sinh lại không ngộ được, chỉ vì thiện căn đốn tiệm khác nhau thôi. Ai đọc bát nhã mà sinh nghi, như người vào nhà tối, chưa thấy được ánh sáng.. Dùng trí để trừ nghi, lúc ấy bát nhã sinh. Vậy nha bạn.
Đọc như vén mây mờ mà trông thấy trời xanh.thank bạn.
"“Này các Kàlàmà! Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ có tin vì đúng theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện, chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình v.v... Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”.Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.

Sửa bởi misterluu: 21/09/2015 - 17:42


#8 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 11/10/2015 - 17:35

Từ mật mã của TIÊN THIÊN BÁT QUÁI ta có chiều biến dịch từ THIÊN đến ĐỊA như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong đồ hình quẻ CÀN, ĐOÀI, TỐN, LY là thuộc dương với số vạch dương nhiều hơn âm. Quẻ KHÔN, CẤN, CHẤN, KHẢM là thuộc âm với số vạch âm nhiều hơn số vạch dương.

Qua đó ta có thể hiểu trong địa lý phong thủy vì sao núi lại thuộc âm mà đồng bằng sông hồ lại thuộc dương. Nguồn gốc là quẻ CẤN sơn núi là thuộc âm với hai vạch âm và một vạch dương, quẻ ĐOÀI đầm, sông hồ, đất đồng bằng là thuộc dương với hai vạch dương và một vạch âm.

Thanked by 1 Member:

#9 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 24/10/2015 - 22:24

KINH DỊCH có ý nghĩa là một pho KINH nói về sự biến dịch của vạn vật trong THIÊN ĐỊA. Sáu mươi bốn chồng quái là ba hai cặp phạm trù đối lập mô hình hóa vũ trụ quan và nhân sinh quan của tiền nhân ta.

Mỗi chồng quái có sáu hào từ mô tả các phép biến dịch và ứng xử trong mỗi quái, tổng cộng có ba trăm tám tư phép ứng xử ứng với ba trăm tám tư hào cụ thể trong sự biến dịch của vạn vật.

Ví như quái THIÊN ĐỊA BĨ được chồng giữa chủ quái là KHÔN và khách quái CÀN. Đất làm chủ mà Trời là khách khác gì khoảng không trong lòng đất lên tượng nó là BĨ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có Thoán từ là:
否之匪人不利君子貞大往小來.
Vận BĨ làm mất nhân tính và làm bất lợi cho quân tử giữ lòng trung trinh. Tượng của nó là thời của đại nhân đã qua và thời tiểu nhân đã đến.

Các phép ứng xử của nó lần lượt từ hào một gốc của chủ quái đến hào sáu là ngọn của khách quái.

Hào từ.
*Hào 1: 拔茅茹以其彙貞吉亨.
Thu hoạch dược thảo mà phân biệt được vị của nó thì sẽ tốt lành và hanh thông. Tức lúc bắt đầu bĩ (hào một) mà tỉnh táo phân biệt được đúng sai thì tốt và hanh thông.

*Hào 2: 包承小人吉大人否亨.
Vận BĨ bao xung quanh dày đặc thì tiểu nhân lại thấy tốt (vì BĨ là thời của tiểu nhân) còn đại nhân thấy BĨ.

*Hào 3: 包羞.
Khi gặp vận BĨ cần biết xấu hổ không sẽ mất nhân tính.

*Hào 4: 有命无咎疇離祉.
Hào này đã lên đến bản vạch của khách quái CÀN lên gọi là gặp vận BĨ mà người quân tử vẫn hướng về mệnh trời và giữ không có lỗi sẽ gặp phúc.

*Hào 5: 休否大人吉其亡其亡繫于苞桑.
Dù thấy bớt vận BĨ nhưng người đại nhân cần biết rằng cái tốt manh nha có thể nhanh chóng mất mát như treo trên cành dâu.

*Hào 6: 傾否, 先否, 後喜.
BĨ cực thái lai, dù thấy còn BĨ thì nên vui vẻ vì vận BĨ sắp qua.

Tóm lại quái này chỉ ra sáu phép ứng xử cơ bản khi gặp vân BĨ, đối lại với chồng quái này là ĐỊA THIÊN THÁI là một cặp phạm trù diến dịch từ BĨ đến THÁI và từ THÁI đến BĨ của Trời Đất và các cách ứng xử kèm theo.

Thanked by 1 Member:

#10 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 25/10/2015 - 12:28

Chồng quái ĐỊA THIÊN THÁI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chủ quái là quái CÀN (Trời), khách quái là KHÔN (đất), tượng là Đất trong Trời, hay đất được mặt trời chiếu sáng nên THÁI. Ngược lại với chất âm dương là chồng quái THIÊN ĐỊA BĨ tượng Trời trong Đất.

Thoán từ: 泰 小 往 大 來 吉 亨
THÁI là thời của đại nhân đã đến và thời của tiểu nhân đã đi. Thời của tốt lành và hanh thông.

Hào từ:

*Hào 1: 拔 茅 茹 以 其 彙 征 吉
Thu hoạch dược thảo mà phân biệt được vị loại thì tiến lên là tốt. Tức khi mới bắt đầu THÁI, mọi thứ còn nhá nhem, lẫn lộn cần biết phân biệt đúng sai thì tiến lên mới tốt.

*Hào 2: 包 荒 用 馮 河 不 遐 遺朋 亡 得 尚 于 中 行
Thời THÁI mà bảo thủ, thủ cựu, dùng người tự đắc mạo hiểm, dùng lại những phương thức cũ thì chết cả đám. Đại nhân cầm quyền cần cấp tiến, trung chính và ngay thẳng.

*Hào 3: 无 平 不 陂 无 往 不 復 艱 貞 无 咎 勿 恤, 其 孚 于 食 有 福
Không có gì ngang bằng mãi mà không nghiêng lệch. Không cái gì đã qua mà không trở lại. Thời THÁI mà thấy gian nan thì phải giữ lòng ngay chính mới không có lỗi. Còn suy nghĩ cong vẹo, không thực tiễn thì sẽ không có phúc.

*Hào 4: 翩 翩 不 富 以 其 鄰 不 戒 以 孚
Hào này là hào âm bản vạch của khách quái KHÔN nên có nghĩa là: Thời THÁI mà thấy tiểu nhân hớn hở, không phải vì tiền bạc mà tụ lại với nhau không cần hẹn ước trước là lúc thời BĨ đang manh nha.

*Hào 5: 帝 乙 歸 妹以 祉 元 吉
Đã quá THÁI nên làm cho bớt quá thì như em gái ĐẾ ẤT vâng chỉ nhu thuận về làm dâu tiểu nhân thì sẽ có phúc. Tức lúc này đại nhân nên mềm dẻo, hài hòa không để đám quần chúng đang tụ lại sẽ làm cách mạng gây rối loạn thì xã hội sẽ đại loạn.

*Hào 6: 城 復 于 隍 勿 用 師 自 邑 告 命 貞 吝
THÁI CỰC BĨ LAI. Lúc này cần đắp thành lũy mà giữ đất, tự mình mà chống giữ không tin ai kể cả thầy của mình. Đây là lúc bắt đầu chiến tranh loạn lạc vàng thau lẫn lộn và thời BĨ đang đến.

Như vậy qua cặp phạm trù đối lập THIÊN ĐỊA BĨ và ĐỊA THIÊN THÁI ta thấy sự biến dịch của thời thế Trời Đất là một vòng tròn liên tục BĨ THÁI và các phép ứng xử tương ứng.

#11 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 26/10/2015 - 14:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 11/10/2015 - 17:35, said:

Từ mật mã của TIÊN THIÊN BÁT QUÁI ta có chiều biến dịch từ THIÊN đến ĐỊA như sau:

Qua đó ta có thể hiểu trong địa lý phong thủy vì sao núi lại thuộc âm mà đồng bằng sông hồ lại thuộc dương. Nguồn gốc là quẻ CẤN sơn núi là thuộc âm với hai vạch âm và một vạch dương, quẻ ĐOÀI đầm, sông hồ, đất đồng bằng là thuộc dương với hai vạch dương và một vạch âm.

Đoạn bôi đỏ không đồng tình.

Cấn luôn thuộc dương, đoài thuộc âm, xét dưới góc độ dịch lý. Nguyên tắc phân âm dương trong bát quái, tiền nhân luôn luôn lấy hào chiếm thiểu số trong 3 hào làm chủ âm dương ( trừ quẻ Càn Khôn thuần khí), là để chỉ cái mới nảy sinh từ cái cũ. Nhiều người rất hay lẫn lộn, không có sách nào dám định nghĩa Cấn âm Đoài Dương cả.Do đó

Tốn Ly Khôn Đoài luôn luôn chủ âm

Càn Khảm Chấn Cấn luôn luôn chủ dương.


Vì sao Cấn chủ núi- âm, đoài chủ sông- dương, dưới góc độ phong thủy ?

Xét từ gốc rễ tứ tượng thì:

Cấn thực ra là thái âm 2 vạch dưới được phối thêm vạch dương, là phần dương động của cặp Cấn- Khôn

Cấn Khôn trong bát quái tiên thiên chủ Tĩnh, ứng với Địa, núi non.

Tương ứng, Đoài thực ra là thái dương 2 vạch dương được phối thêm vạch âm, là phần âm động của cặp Càn- Đoài

Càn Đoài trong bát quái tiên thiên chủ Động, ứng với Thiên, sông hồ.

Nên Cấn- Đoài phối nhau thực ra là phần Dương của quẻ Khôn phối với phần Âm của quẻ Càn, Càn Khôn giao nhau tìm chỗ Cân bằng Động Tĩnh để diễn lý Bĩ Thái.

Sửa bởi ThienA: 26/10/2015 - 14:18


Thanked by 1 Member:

#12 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 26/10/2015 - 14:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 25/10/2015 - 12:28, said:

Chồng quái ĐỊA THIÊN THÁI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chủ quái là quái CÀN (Trời), khách quái là KHÔN (đất), tượng là Đất trong Trời, hay đất được mặt trời chiếu sáng nên THÁI. Ngược lại với chất âm dương là chồng quái THIÊN ĐỊA BĨ tượng Trời trong Đất.

Thoán từ: 泰 小 往 大 來 吉 亨
THÁI là thời của đại nhân đã đến và thời của tiểu nhân đã đi. Thời của tốt lành và hanh thông.

Hào từ:

*Hào 1: 拔 茅 茹 以 其 彙 征 吉
Thu hoạch dược thảo mà phân biệt được vị loại thì tiến lên là tốt. Tức khi mới bắt đầu THÁI, mọi thứ còn nhá nhem, lẫn lộn cần biết phân biệt đúng sai thì tiến lên mới tốt.

*Hào 2: 包 荒 用 馮 河 不 遐 遺朋 亡 得 尚 于 中 行
Thời THÁI mà bảo thủ, thủ cựu, dùng người tự đắc mạo hiểm, dùng lại những phương thức cũ thì chết cả đám. Đại nhân cầm quyền cần cấp tiến, trung chính và ngay thẳng.

*Hào 3: 无 平 不 陂 无 往 不 復 艱 貞 无 咎 勿 恤, 其 孚 于 食 有 福
Không có gì ngang bằng mãi mà không nghiêng lệch. Không cái gì đã qua mà không trở lại. Thời THÁI mà thấy gian nan thì phải giữ lòng ngay chính mới không có lỗi. Còn suy nghĩ cong vẹo, không thực tiễn thì sẽ không có phúc.

*Hào 4: 翩 翩 不 富 以 其 鄰 不 戒 以 孚
Hào này là hào âm bản vạch của khách quái KHÔN nên có nghĩa là: Thời THÁI mà thấy tiểu nhân hớn hở, không phải vì tiền bạc mà tụ lại với nhau không cần hẹn ước trước là lúc thời BĨ đang manh nha.

*Hào 5: 帝 乙 歸 妹以 祉 元 吉
Đã quá THÁI nên làm cho bớt quá thì như em gái ĐẾ ẤT vâng chỉ nhu thuận về làm dâu tiểu nhân thì sẽ có phúc. Tức lúc này đại nhân nên mềm dẻo, hài hòa không để đám quần chúng đang tụ lại sẽ làm cách mạng gây rối loạn thì xã hội sẽ đại loạn.

*Hào 6: 城 復 于 隍 勿 用 師 自 邑 告 命 貞 吝
THÁI CỰC BĨ LAI. Lúc này cần đắp thành lũy mà giữ đất, tự mình mà chống giữ không tin ai kể cả thầy của mình. Đây là lúc bắt đầu chiến tranh loạn lạc vàng thau lẫn lộn và thời BĨ đang đến.

Như vậy qua cặp phạm trù đối lập THIÊN ĐỊA BĨ và ĐỊA THIÊN THÁI ta thấy sự biến dịch của thời thế Trời Đất là một vòng tròn liên tục BĨ THÁI và các phép ứng xử tương ứng.

Đoạn bôi đỏ Thiena cũng không đồng tình, vì mù mờ,và một số sách thích gán ghép kiểu mặt trời chiếu soi mặt đất tìm được lý Thái. Hay có người còn tư duy ngược, vì trời trên đất dưới nên quẻ Thiên Địa Bĩ phải đổi tên lại là Thiên Địa Thái, tương ứng đổi luôn quẻ Địa Thiên Bĩ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bản chất quẻ Thái, theo cách chia theo 8 quái của Kinh Phòng, Thái thuộc cung Khôn, Bát thuần Khôn động tới hào 3 gọi là Thái. Tức là, Thái là trạng thái Khí Dương đẩy lùi gốc âm của quẻ gốc cung Khôn, khí dương động đến lùa khí âm tĩnh đi, tương ứng với tiết Thanh Minh của 1 năm, lùi lại là thời Lâm đại chấn vạn vật bừng tỉnh, tiến lên là Đại Tráng hè đang đến dần.

Nên quẻ Thái bản chất diễn tả trạng thái cân bằng đạt được khi Động lấn dần Tĩnh.

Ngược lại, quẻ Bĩ gốc Càn cung, bát thuần Càn động tới hào 3 hóa Bĩ, tức là 3 hào dương quẻ Càn đã bị âm hóa, tĩnh lấn dần động,âm lấn dần dương, tượng dương vãng âm lai nên tiền nhân gọi là Bĩ.

Thực ra chủ thể của quẻ là hào động, hào động sẽ quyết định Bĩ tiếp tục bĩ hay hóa Thái, hay ngược lại Thái tiếp tục Thái hay hóa Bĩ. Giống như chiếc cân thăng bằng,cách thức dịch chuyển của quả cân sẽ quyết định.

Thanked by 1 Member:

#13 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 26/10/2015 - 17:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 26/10/2015 - 14:14, said:

Đoạn bôi đỏ không đồng tình.

Cấn luôn thuộc dương, đoài thuộc âm, xét dưới góc độ dịch lý. Nguyên tắc phân âm dương trong bát quái, tiền nhân luôn luôn lấy hào chiếm thiểu số trong 3 hào làm chủ âm dương ( trừ quẻ Càn Khôn thuần khí), là để chỉ cái mới nảy sinh từ cái cũ. Nhiều người rất hay lẫn lộn, không có sách nào dám định nghĩa Cấn âm Đoài Dương cả.Do đó

Tốn Ly Khôn Đoài luôn luôn chủ âm

Càn Khảm Chấn Cấn luôn luôn chủ dương.


Vì sao Cấn chủ núi- âm, đoài chủ sông- dương, dưới góc độ phong thủy ?

Xét từ gốc rễ tứ tượng thì:

Cấn thực ra là thái âm 2 vạch dưới được phối thêm vạch dương, là phần dương động của cặp Cấn- Khôn

Cấn Khôn trong bát quái tiên thiên chủ Tĩnh, ứng với Địa, núi non.

Tương ứng, Đoài thực ra là thái dương 2 vạch dương được phối thêm vạch âm, là phần âm động của cặp Càn- Đoài

Càn Đoài trong bát quái tiên thiên chủ Động, ứng với Thiên, sông hồ.

Nên Cấn- Đoài phối nhau thực ra là phần Dương của quẻ Khôn phối với phần Âm của quẻ Càn, Càn Khôn giao nhau tìm chỗ Cân bằng Động Tĩnh để diễn lý Bĩ Thái.

Muốn hỏi ThiênA là vậy Thiếu Âm thuộc Âm hay Dương? Thiếu Dương thuộc Âm hay Dương? Từ gốc rễ tứ tượng như ThienA vừa lấy làm chuẩn.

Thứ hai, trong ba vạch của quái trong bát quái thì vạch nào là sơ, vạch nào là bản và vạch nào là dư của khí âm dương?

#14 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 741 Bài viết:
  • 853 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 26/10/2015 - 17:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 26/10/2015 - 14:29, said:

Đoạn bôi đỏ Thiena cũng không đồng tình, vì mù mờ,và một số sách thích gán ghép kiểu mặt trời chiếu soi mặt đất tìm được lý Thái. Hay có người còn tư duy ngược, vì trời trên đất dưới nên quẻ Thiên Địa Bĩ phải đổi tên lại là Thiên Địa Thái, tương ứng đổi luôn quẻ Địa Thiên Bĩ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bản chất quẻ Thái, theo cách chia theo 8 quái của Kinh Phòng, Thái thuộc cung Khôn, Bát thuần Khôn động tới hào 3 gọi là Thái. Tức là, Thái là trạng thái Khí Dương đẩy lùi gốc âm của quẻ gốc cung Khôn, khí dương động đến lùa khí âm tĩnh đi, tương ứng với tiết Thanh Minh của 1 năm, lùi lại là thời Lâm đại chấn vạn vật bừng tỉnh, tiến lên là Đại Tráng hè đang đến dần.

Nên quẻ Thái bản chất diễn tả trạng thái cân bằng đạt được khi Động lấn dần Tĩnh.

Ngược lại, quẻ Bĩ gốc Càn cung, bát thuần Càn động tới hào 3 hóa Bĩ, tức là 3 hào dương quẻ Càn đã bị âm hóa, tĩnh lấn dần động,âm lấn dần dương, tượng dương vãng âm lai nên tiền nhân gọi là Bĩ.

Thực ra chủ thể của quẻ là hào động, hào động sẽ quyết định Bĩ tiếp tục bĩ hay hóa Thái, hay ngược lại Thái tiếp tục Thái hay hóa Bĩ. Giống như chiếc cân thăng bằng,cách thức dịch chuyển của quả cân sẽ quyết định.

Không nên dùng từ quẻ vì KINH DỊCH được tạo ra không để bói toán như nhiều nhà bói toán hiện nay đang ứng dụng. Đem KINH DỊCH một pho kinh về vũ trụ quan và nhân sinh quan của con người để bói xem cái xe ô tô sắp chạy tới là xe đẹp hay xe xấu thì theo tôi thì thật khôi hài và ngô nghê.

#15 AuDuongTuanKiet

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 58 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 26/10/2015 - 18:40

Trích dẫn

Trích dẫn

Nguồn gốc là quẻ CẤN sơn núi là thuộc âm với hai vạch âm và một vạch dương, quẻ ĐOÀI đầm, sông hồ, đất đồng bằng là thuộc dương với hai vạch dương và một vạch âm.

Nguyên tắc phân âm dương trong bát quái, tiền nhân luôn luôn lấy hào chiếm thiểu số trong 3 hào làm chủ âm dương ( trừ quẻ Càn Khôn thuần khí), là để chỉ cái mới nảy sinh từ cái cũ.

Một ông nói sai thì đã đành, lại còn thêm cái ông ra vẻ biết nguyên tắc mà thực chất chẳng biết cái nguyên tắc ấy thế nào, mắc bệnh học như con vẹt của bọn hủ nho, cứ thấy hệ từ nói dương quái đa âm với âm quái đa dương rồi tưởng đó là nguyên tắc phân chia âm dương của bát quái. Đọc thêm cái câu đằng sau của câu ấy trong hệ từ thì đó mới là nguyên tắc.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |