Jump to content

Advertisements




Luận Kiếm đối ẩm Ngao Du


146 replies to this topic

#136 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 14:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lutuannghia, on 24/01/2016 - 17:04, said:


Phật tự Tâm tác giáo do Ma chủ

Phật giáo tự chủ Ma Tâm do tác

Tác Tâm tự Phật chủ do Ma giáo

Kinh Hiền Nhân viết:" Gần nhau để mà nghĩ đến chuyện ác hại nhau thì chi bằng xa nhau mà nhớ nhau trong tâm niệm lành".

Vương Đình Chi luận Hoá Kị:

" Như ta đã biết,thông thường Hoá Lộc chủ về kiếm được tiền; Hoá Quyền chủ về được thế;
Hoá Khoa chủ về được danh dự địa vị; Hoá Kị chủ về bị các tình huống rối rắm khó xử.

Đời người không thể thập toàn thập mĩ,cho nên ngoài vị thế,lợi lộc,danh tiếng ra,ắt phải có sao kị để điểm xuyết hương vị cuộc đời. Người có kiến giải thông đạt,trong lòng sẽ không buồn phiền khi gặp sao kị.

Tình hình gặp Hoá Kị có rất nhiều loại. Tình hình thường gặp nhất là " chuốc đố kị", nhưng " không chuốc đố kị thì phần nhiều là người tầm thường",
cho nên gặp Hoá Kị cũng đừng sợ. Một tình hình khác là xảy ra hiểu lầm không cần thiết với người khác.

Hiểu lầm có lúc chưa chắc không tốt,nếu người hiểu lầm quá xấu,thì dù có hiểu lầm,ít đi một người bạn xấu cũng hay

... Nhưng thị phi tốt xấu rồi cũng có ngày rõ ràng thôi".

( Theo Nguyễn Anh Vũ Tam Hợp Phái-T2)

Thanked by 1 Member:

#137 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 30/01/2016 - 12:38


Ta không biết thế nào là nhát gan,thế nào là xấu hổ

Kẻ yêu ta,tâm trí minh bạch,bất tất phải nói
Kẻ kiêu ngạo với ta,đường rộng thênh thang,
mỗi người một hướng.
Kẻ hại ta,không đội trời chung,quyết không dung thứ.
Trong thế giới của sói, không có nợ ân tình...

(Trung Thạch)

#138 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 30/01/2016 - 20:17

...VINH QUANG NÀO KHÔNG XÂY TRÊN

ĐIẾM NHỤC

( Nguyễn Huy Thiệp)

..."Một người nước Tống tên là Tào Thương được vua Tống sai đi sứ qua Tần,khi đi chỉ có năm cỗ xe. Vua Tần bằng lòng ông ta lắm,cho một trăm cỗ ( xe ). Về tới Tống, ông ta gặp Trang Tử bảo:

- Ở trong một đường hẻm nơi một xóm nghèo khổ, quẫn bách tới nỗi phải bện dép mà sống,đói tới nỗi cổ ngẳng treo đèn,mặt xanh xao vàng vọt,đó là sở đoản của Thương tôi. Bỗng chốc gặp vua một nước có vạn cỗ xe,rồi được tặng một trăm cỗ xe, đó là sở trường của Thương tôi.

Trang Tử đáp:

- Vua Tần bị bệnh,vời một y sỹ tới trị. Y sỹ mổ một cái nhọt lớn , nặn hết mủ ra , vua Tần thưởng cho một cỗ xe ; còn kẻ nào liếm trĩ của ông thì ông thưởng cho năm cỗ xe.

Vậy việc càng đê tiện thì càng được thưởng nhiều. Có phải ông trị bệnh trĩ cho vua Tần không, sao mà được thưởng nhiều xe như vậy?
Thôi, ông cút đi".

( Trang Tử - chương XXXII- Liệt Ngự Khấu )

Sửa bởi Lutuannghia: 30/01/2016 - 20:21


Thanked by 1 Member:

#139 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 01/02/2016 - 00:06


Hà Uyên
27/10/2009
Khảo sát Lịch sử về chiêm bốc, thì "cỏ thi" đã thay thế cho "mai rùa". Trên thực tế, ngoài ghi chép của Khổng Tử ra, không có phương pháp bói "cỏ thi" nào khác, được ghi chép lại. Tới tận đời Đường, thời gian có tới hơn hai ngàn năm. Một cuộc cách mạng đã làm thay đổi thời gian Bốc quẻ, khi thay thế Ba đồng tiền để tiến hành lắc quẻ. Theo thời gian, Bốc dịch lại sản sinh ra một cuộc cách mạng trọng đại nữa, cho tới khi xuất hiện Thiệu Ung. Ông cho rằng: "Thần sinh Số, Số sinh Tượng, Tượng sinh Khí". Được gọi là Khang Tiết Thần số. Thời Tam quốc, Vương Bật, một người thanh niên đề xướng tư tưởng trị dịch: "đắc ý quên tượng". Thì Dịch học đã chuyển từ Chiêm Bốc sang Triết học. Trường phái Nghĩa - Lý đã thay thế Dịch Số thời nhà Hán. Cho tới ngày hôm nay, Bốc Dịch cần Khoa học, hiện đang là thời mà Khoa học không cần Chiêm Bốc.

....................................

Đó là quan điểm của cụ Hà Uyên . Tôi tin Cụ vì có lý do riêng,còn các bạn,hãy thâm nhập và tự rút ra kết luận cho riêng mình!

Triết học Mác-Lê ( tôi tham khảo mọi trường phái,không chết cứng nơi một học thuyết nào ) nói rằng: " Nhận thức là một quá trình ", điều đó sẽ thắp lên ngọn lửa nhiệt tình và hy vọng cho tất cả các bạn muốn tìm hiểu Huyền học Trung Ấn một cách sâu rộng .


Sửa bởi Lutuannghia: 01/02/2016 - 00:08


#140 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 02/02/2016 - 22:06


NGHỊCH DỤNG

Hầu như đều thuộc lòng :

"Vua nghe vợ mất nước"!

Một cao thủ "tán gái":

" Vua nghe vợ mất nước,anh nghe em ".

#141 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 04/02/2016 - 08:47


CÂU TRUYỆN "LƯỠI ESOPE":

Ông Éope ,khi còn là nô lệ,chủ nhân ông tên là Xanthos ,sai ông ra chợ mua thức gì ngon nhất về nấu ăn. Esope mua toàn một thứ lưỡi lợn,chế nấu đủ thứ :xào, luộc ,hầm. Đến bữa dâng lên, Xanthos thấy món nào cũng là lưỡi lợn mới hỏi. Esope trả lời : " Lưỡi là món ăn quý nhất,vì lưỡi là mối giao thiệp, là chìa khoá của khoa học,là căn bản của lẽ phải, và sự thực.v.v..."

Chủ ông nghe biện thuyết có lý, chịu,nên muốn trêu và thử ông. Ngày hôm sau lại bảo ông làm món ăn gì xấu nhất.Ông Esope lại làm món lưỡi lấy lý rằng ở trên đời cái xấu nhất là lưỡi,vì lưỡi là mẹ đẻ ra tranh biện,nguồn gốc sự chia rẽ,sự vu cáo, sự bất hiếu, bất mục v.v... Trong văn chương Âu Tây ,thường dùng điển này để nói về những loại người điêu toa,gian dối. Từ thế kỷ 20, Việt văn mới dùng

Nước ta có câu :" Lưỡi không xương,nhiều đường lắt léo" cũng cũng nghĩa với điển trên ".

(Từ Điển Văn Liệu- Nguyễn Văn Minh )

#142 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 04/02/2016 - 13:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lutuannghia, on 01/02/2016 - 00:06, said:


Hà Uyên
27/10/2009
Khảo sát Lịch sử về chiêm bốc, thì "cỏ thi" đã thay thế cho "mai rùa". Trên thực tế, ngoài ghi chép của Khổng Tử ra, không có phương pháp bói "cỏ thi" nào khác, được ghi chép lại. Tới tận đời Đường, thời gian có tới hơn hai ngàn năm. Một cuộc cách mạng đã làm thay đổi thời gian Bốc quẻ, khi thay thế Ba đồng tiền để tiến hành lắc quẻ. Theo thời gian, Bốc dịch lại sản sinh ra một cuộc cách mạng trọng đại nữa, cho tới khi xuất hiện Thiệu Ung. Ông cho rằng: "Thần sinh Số, Số sinh Tượng, Tượng sinh Khí". Được gọi là Khang Tiết Thần số. Thời Tam quốc, Vương Bật, một người thanh niên đề xướng tư tưởng trị dịch: "đắc ý quên tượng". Thì Dịch học đã chuyển từ Chiêm Bốc sang Triết học. Trường phái Nghĩa - Lý đã thay thế Dịch Số thời nhà Hán. Cho tới ngày hôm nay, Bốc Dịch cần Khoa học, hiện đang là thời mà Khoa học không cần Chiêm Bốc.

....................................

Đó là quan điểm của cụ Hà Uyên . Tôi tin Cụ vì có lý do riêng,còn các bạn,hãy thâm nhập và tự rút ra kết luận cho riêng mình!

Triết học Mác-Lê ( tôi tham khảo mọi trường phái,không chết cứng nơi một học thuyết nào ) nói rằng: " Nhận thức là một quá trình ", điều đó sẽ thắp lên ngọn lửa nhiệt tình và hy vọng cho tất cả các bạn muốn tìm hiểu Huyền học Trung Ấn một cách sâu rộng .

Vậy Khổng Tử đã nói cái gì ? Phải chăng hậu nhân nhắm mắt tin mò ?

Điều này dành cho những nhà "nghiên cứu " nhé!

#143 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 06/02/2016 - 12:29


NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT

Matthieu: Mục đích của khoa học chiêm nghiệm Phật giáo trước hết là chẩn đoán cách tri giác hiện thực sai lầm của chúng ta và sau đó phát hiện ra bản chất của tinh thần và của các hiện tượng,để đáp ứng nguyện vọng của chúng sinh muốn chấm dứt đau khổ và tìm thấy hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc này không phải là một cảm giác đơn thuần mà là một tình cảm bền vững trọn vẹn được sinh ra,trong thời gian đầu,bởi niềm xác tín rằng cuộc sống của chúng ta có một ý nghĩa và lúc nhắm mắt xuôi tay chúng ta không có gì phải hối tiếc.

Trịnh Xuân Thuận: Đó hẳn là một mục đích cao cả. Nhưng con người vốn hằng ngày vẫn phải đấu tranh để mưu sinh liệu có thể đạt được mục tiêu đó hay không ? Cần phải có tối thiểu một sự thanh thản về đầu óc và tiện nghi vật chất mới có được sự rảnh rỗi để mà phân tích các hành động và tư duy của mình để làm việc thiện .

Cũng tương tự như đối với nghiên cứu khoa học: chỉ có các nhà khoa học ở những quốc gia giàu có như Mỹ, các nước châu Âu , hay Nhật Bản mới có thể có đầu óc thanh thản để miệt mài với các nghiên cứu cơ bản , như vật lý thiên văn chẳng hạn , vốn chẳng có tác động ngay lập tức đến cuộc sống hàng ngày . Khi bụng đói cồn cào khó mà có thể bàn về sự hình thành của các thiên hà .

( Trích Lý Trí Và Chiêm Nghiệm của Matthieu Ricard và Trịnh Xuân Thuận ).

P/s: điều này đúng trong mọi lĩnh vực !

#144 nhatnguyen0978

    Hội viên

  • Banned
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 98 thanks

Gửi vào 06/02/2016 - 14:06

Các nhà sư tây tạng tu hành giữ giới luật nghiêm túc, nhưng các ông còn ham danh, thích phô diễn thần thông huyễn hoặc, thứ không đem lại lợi ích thiết thực cho nhân loại. Thành ra các đại lạt ma tuy có thể làm chủ sinh tử, nhưng không đạt đến cảnh giới giải thoát luân hồi như đức Phật Gotama.

Ông Trịnh Xuân Thịnh đưa ra nhận định trên, vì ông không biết rằng, chính trong thời kì Phật Gotama số lượng người tu tập đắc quả vị thánh lại là những người ở tầng lớp thấp kém dưới đáy xã hội. Người có địa vị, vật chất sung túc rất khó tu. Tài, sắc, danh, thực thùy là 5 thứ gông cùm, xích sắt trói buộc con người ghê gớm.

Tôi nhớ ông giê su từng nói : Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn là người giàu có vào được Nước Trời.

#145 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 06/02/2016 - 14:38


Gần như vợ,thân như con, còn không thể tin,vậy thì không thể tin ai vậy!

(Hàn Phi Tử)

" Chỉ các hiền đồ mới được ta tiết lộ cho những bí mật của thiên đình,những người khác thì không có được cái may mắn đó,nên ta nói với họ toàn bằng ngụ ngôn để tuy mắt nhìn thấy họ cũng không biết,tuy tai nghe thấy họ cũng không hiểu ý gì".

(Jesus-Kinh Thánh )!

#146 Lutuannghia

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 301 Bài viết:
  • 160 thanks

Gửi vào 08/02/2016 - 10:09


Hơn 90 triệu dân háo hức chờ đón Giao- Thừa tiếp Xuân sau. Những tín đồ Tử Vi có nghĩ gì khi những đứa trẻ sinh trước thời điểm Giao Thừa thì tính giờ gì ? Hợi hay Tý ?

"Thôi nhé em ơi nay ta đã xa lạ rồi

Ta chẳng còn chi để mà lưu luyến nhau

Bước chân đi là dứt duyên nợ rồi

Nếu gặp giữa đường thì cũng xem như chẳng quen "!

#147 quangphuc2016

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 15 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 16/02/2016 - 09:49

Kiemkhach71 được thày chân truyền, chắc cũng là trưởng tôn rồi. Tôi cũng là người được thày truyền thụ và dẫn hướng trưởng tôn, nhưng duyên chưa đủ nên không thành. Rất muốn giao lưu với kiemkhach71. email của tôi là phuc.hungviet@gmail.com. Nếu có duyên xin được gặp mặt
Thanks.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |