Jump to content







Advertisements




Liên đới lượng tử và thuyết vạn vật nhất thể


82 replies to this topic

#16 MysteryFate

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

 

Posted 07/11/2015 - 16:39

David Bohm, một trong những nhà vật lý có ảnh hưởng nhất của TK20, đã cố gắng giải thích những nghịch lý trong thế giới lượng tử bằng quan điểm khá huyền bí. Theo Bohm, tồn tại hai cấp độ của thực tại, là cấp độ trình hiện (explicate order), ở đó mọi thứ được mở ra (unfolded), và cấp độ ẩn tàng (implicate order), nơi mọi thứ bị cuộn lại (enfolded). Cấp độ trình hiện như là một phép chiếu (projection) của cấp độ ẩn tàng, như thế cấp độ ẩn tàng là cái căn bản hơn. Cấp độ ẩn tàng giống như một cuộn phim, còn cấp độ trình hiện giống như những gì thấy được trên màn ảnh.

Theo Bohm, con người chỉ có thể thấy được mọi vật ở cấp độ trình hiện, không thể tiến nhập vào cấp độ ẩn tàng, là thứ sâu hơn và căn bản hơn.

Ở cấp độ ẩn tàng, không thời gian không còn là yếu tố quyết định. Cái thực sự quyết định lại là sự liên đới nhất thể. Vì không thời gian không còn quyết định ở cấp độ này nên mọi tương tác đều diễn ra ngay lập tức, những tương tác trong cấp độ này sẽ được "chiếu" lên cấp độ trình hiện, nơi không thời gian là sân khấu cho các sự kiện diễn ra.

Lý luận của Bohm cho thấy những hiểu biết của con người về thế giới thực ra là không căn bản, là bởi con người chỉ nhìn nhận về thế giới ở cấp độ trình hiện.

Thanked by 2 Members:

#17 Vongkiep

 

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 posts
  • 738 thanks

 

Posted 08/11/2015 - 20:33


Đọc những bài ở đây với tôi như nhìn bức vách, hôm trước định đăng lên một bài khá tâm đắc, nó giúp ta phân biệt giữa thế giới tâm linh với Vật Lý Thiên Văn là 2 thế giới khác nhau hoàn toàn !

Vì gõ mãi mới được một đoạn ngắn nên lại xoá,lúc nào thuận tiện sẽ đưa lên để chúng ta rộng đường tham khảo !

#18 secretsoflife

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 posts
  • 1550 thanks
  • Location0

 

Posted 09/11/2015 - 22:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 05/11/2015 - 12:45, said:

Một cách nhìn khác là không có động hay tỉnh trong Cái Một (The Whole) . Động tỉnh chỉ có ý nghĩa trong nhị nguyên tính .

Một khi đã nói đến "Cái Một" là đã giới hạn "Cái Một" trong nhị nguyên tính vì đã so sánh đối đãi "Cái Một" với gì khác. Động nói chung có hai loại động ở hai tầng khác biệt. Động liên quan đến "thân" giới hạn bởi tốc độ ánh sáng ở thuyết Tương đối, và động liên quan đến "tâm" vượt quá tốc độ ánh sáng ở dưới thế giới lượng tử. Ở "thân" chỉ có động, không có tĩnh. Cái tĩnh của "thân" chỉ là cái tĩnh tương đối tạm thời trong hệ quy chiếu đối đãi với sự vật chung quanh nó. Ví dụ như tảng đá ngàn tấn đang nằm "tĩnh" một nơi bên bờ sông, nhưng khi ta quan sát từ ngoài hệ quy chiếu của địa cầu thì tảng đá ngàn tấn đó đang luôn chuyển động. Còn cái động tế vi của "tâm" thì càng động trở nên càng tĩnh, càng tĩnh thì lại trở nên càng động, vừa tưởng như nằm trong hệ quy chiếu của vũ trụ vật thể vốn được hóa hiện từ nó nhưng cũng đồng thời xuyên suốt cùng khắp các chiều thế giới để mà không đến, không đi (như lai, như khứ).

Dĩ Âm (âm ba, đại âm hy thanh, Logo, Word) vi chủ, vạn vật tác thành.





Thanked by 2 Members:

#19 secretsoflife

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 posts
  • 1550 thanks
  • Location0

 

Posted 09/11/2015 - 22:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theviolet, on 06/11/2015 - 16:15, said:

Mọi hiện tượng đều có nguyên nhân của nó, đó là phát biểu giản dị về tính nhân quả (causality). Trước nay tính nhân quả được coi là chân lý, theo đó đáp ứng của một hệ bất kỳ không thể xuất hiện trước tác động, tức là có tác động thì mới có đáp ứng. Nếu quan niệm vũ trụ là định xứ thì hiện tượng liên đới lượng tử sẽ vi phạm tính nhân quả, là bởi Vật B sẽ "phản ứng" theo Vật A trước khi thông tin từ Vật A truyền tới. Nhưng tính nhân quả có được duy trì trong vũ trụ phi định xứ hay không?

Trong vũ trụ phi định xứ, mỗi đối tượng không khu biệt mà "trải" ra trên toàn không gian. "Ở mọi nơi" là lời đáp cho câu hỏi "Đối tượng đang ở đâu?". Con mèo của bạn đang nằm trong tay bạn, nhưng nó đồng thời cũng đang rình chuột ở khu phố kế bên.

Trong vũ trụ phi định xứ, mọi đối tượng đều "quyện" vào nhau nên không có khoảng cách nào giữa chúng, vì thế chúng có thể ngay lập tức hành xử tương quan với nhau. Hành xử tương ứng "ngay lập tức" tương đương với thời gian không tồn tại trong thế giới liên đới. Và như thế tính nhân quả cũng không bị vi phạm.

Năm 2013, một nữ khoa học gia người Nga đã tạo ra một hệ liên đới mà nhìn từ phía bên ngoài thì thời gian không hề tồn tại. Thời gian chỉ là một "cảm giác" của các đối tượng trong hệ.

Phải chăng thời gian chỉ là ảo giác?

Một khi nói đến vũ trụ định xứ và vũ trụ vô định xứ là chúng ta đang nói đến thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Như đã đề cập trong post đầu tiên, chúng ta không thể nhồi nhét quy luật "xuất thế" của tâm vào quy luật "nhập thế" của thân vì "hiện thực" của hai tầng khác nhau. Hãy nhìn vào bàn tay chúng ta, chúng ta thử ngắt xem cái đau nó từ đâu ra? Trong khi dưới hiện thực lượng tử, bàn tay ta nói chung là khoảng trống không. Thử hình dung nhân loại chúng ta với 7 tỷ người, nếu lấy đi hết khoảng trống không thì sự cô đặc của 7 tỷ người chỉ bằng thể của một cục đường vuông vắn khoảng đầu ngón tay cái. Vì vậy, chúng ta nên phân biệt rõ lằn ranh hiện thực của thế giới vĩ mô chúng ta đang sống vốn bởi thể ngã chúng ta đang dựa vào quy luật của nó để có thể cảm nhận nói riêng và sinh tồn nói chung.

Trong hệ đối chiếu, khi đã có sự dịch chuyển (tốc độ nhanh hoặc chậm) của một vật thể từ hai điểm trong không gian thì thời gian đã là hiện thực. Thế giới vật thể chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi quy luật của thuyết tương đối với tốc độ của ánh sáng vì vậy thời gian đối với chúng ta là hiện thực. Buổi sáng chúng ta thử nhìn xem thái dương, ngay sát-na mà ta nhìn thấy hình ảnh thái dương thì hình ảnh đó đã trải qua 8 phút quá khứ từ thái dương đến võng mạc chúng ta. Rõ ràng là quá khứ và vị lai của thời gian là thật, 40 giờ làm việc trong tuần để được thể hiện trên tấm check nhận được cuối tuần từ công ty đó là thật, và sự trải nghiệm thời gian của chúng ta qua sinh lão bệnh tử là thật.

Nhưng thời gian cũng là ảo. Ấn Độ giáo có một câu chuyện như thế này:

Một hôm người học đạo tên là Narada hỏi với Sư phụ là thần Krishna hiện lên:


— Xin Thầy chỉ giáo cho con nhận thấy Maya! Cách vài hôm sau, Thần Krishna dắt học trò Narada đi chơi vào trong một bãi sa mạc kia. Đi được một quãng xa, Thần Krishna bèn bảo học trò: “Narada con ơi, Thầy khát nước lắm, con có thể đi kiếm cho Thầy một hớp nước không?


— Con xin đi ngay, thưa Thầy, con sẽ lấy được nước đem về dâng Thầy xơi tức thì. Nói rồi Narada rảo cẳng bước đi. Cách đấy không xa có một cái làng. Narada bèn đi vào đấy để xin nước và đến gõ cửa một ngôi nhà. Ra mở cửa là một cô gái tuyệt đẹp. Nhìn thấy sắc đẹp lạ lùng ấy, Narada quên bẵng mất rằng Thầy mình đang chờ nước uống và có lẽ đang chết khát. Narada quên lú hết và bắt chuyện với mỹ nhân. Suốt buổi hôm ấy nó không nghĩ đến việc trở về. Đến hôm sau nó lại trở lại cái nhà ấy để chuyện trò với người con gái tuyệt thế giai nhân kia. Câu chuyện đưa đến ái tình. Narada hỏi xin với thân sinh ra nàng lấy nàng làm vợ. Rồi làm lễ cưới ở tại đấy, ăn ở với nhau, rồi sinh con đẻ cái. Như thể trong khoảng mười hai năm trường, trong khi ấy thì bố vợ chết đi để lại cho vợ chồng Narada tất cả gia nghiệp, Narada sống một cuộc đời thật sung sướng, như nó đã từng mơ tưởng, vợ con đề huề, ruộng bò sung túc. Rồi bỗng xẩy ra một vụ nước lụt. Trong một đêm, nước lũ đã dâng lên phá hủy đê điều và tràn ngập cả làng mạc. Nhà cửa đổ, người và súc vật trôi theo chìm đắm, tất cả đồ đạc đều bị cuốn đi sạch. Narada phải bỏ chạy. Một tay giắt vợ, một tay giắt con, vai cõng đứa con bé. Nó cố lội qua dòng nước đang chảy xiết, hãi hùng. Đi được vài bước, nó thấy dòng nước chảy mạnh quá. Đứa con bé ở trên vai Narada nhào ngã xuống nước, chớp mắt bị cuốn đi mất tích. Narada chỉ kịp thốt lên một tiếng thất vọng. Trong khi cố với cứu đứa con ngã, thì một tay giắt con bị tuột, đứa con thứ hai cũng bị chìm lỉm mất nốt. Sau cùng đến người vợ mà nó cố giữ chặt thì cũng bị dòng nước cướp đi, và chính nó thì bị ném vật vào bờ khóc than thảm thiết. Chợt văng vẳng đàng sau tiếng nói êm đềm; “Narada con ơi, nước uống đâu? Con đi kiếm cho Thầy gáo nước uống giải khát, Thầy chờ con mãi, đã hơn nửa giờ rồi”.


— Narada kêu lên: — Một nửa giờ! Mười hai năm dằng dặc đã qua trong tâm trí của Narada, trong khi ấy biết bao nhiêu cảnh tượng biến cố đã diễn ra mà chỉ có trong nửa giờ mà thôi! Và đấy là tuồng Ảo hoá Maya vậy. Bằng cách này hay cách khác chúng ta đều chìm vào trong ấy cả”. (trích Tinh Thần Khoa Học Đạo Học. Gs Nguyễn Đăng Thục).


Maya đó chính là thời gian, thời gian chính là "mầm mống" khởi nguyên của vạn vật. Không có thời gian thì nhân quả cũng không còn và tính tạo tác cũng không còn. Ngay từ điểm khởi nguyên của cặp phạm trù không/thời xuất hiện ở nơi thăng giáng của bọt lượng tử, để từ nơi đó từng tầng một, hóa hiện (manifestation) hình thành nên thế giới vật thể chúng ta. Thời gian là ảo hay thật là do ta vượt ra khỏi cái hệ quy chiếu của nó hay không. Một khi mà ta còn ở trong tấm lưới bủa vây thiên địa của Maya, "thân" ta là kết quả của Maya, những gì ta tương tác đều nằm trong hệ quy chiếu do Maya tạo khởi, thì hiện thực của Maya cũng luôn là hiện thực của ngay chính chúng ta....

Thanked by 3 Members:

#20 Vô Danh Thiên Địa

 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 posts
  • 5105 thanks

 

Posted 09/11/2015 - 23:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

secretsoflife, on 09/11/2015 - 22:14, said:

Một khi đã nói đến "Cái Một" là đã giới hạn "Cái Một" trong nhị nguyên tính vì đã so sánh đối đãi "Cái Một" với gì khác. Động nói chung có hai loại động ở hai tầng khác biệt. Động liên quan đến "thân" giới hạn bởi tốc độ ánh sáng ở thuyết Tương đối, và động liên quan đến "tâm" vượt quá tốc độ ánh sáng ở dưới thế giới lượng tử. Ở "thân" chỉ có động, không có tĩnh. Cái tĩnh của "thân" chỉ là cái tĩnh tương đối tạm thời trong hệ quy chiếu đối đãi với sự vật chung quanh nó. Ví dụ như tảng đá ngàn tấn đang nằm "tĩnh" một nơi bên bờ sông, nhưng khi ta quan sát từ ngoài hệ quy chiếu của địa cầu thì tảng đá ngàn tấn đó đang luôn chuyển động. Còn cái động tế vi của "tâm" thì càng động trở nên càng tĩnh, càng tĩnh thì lại trở nên càng động, vừa tưởng như nằm trong hệ quy chiếu của vũ trụ vật thể vốn được hóa hiện từ nó nhưng cũng đồng thời xuyên suốt cùng khắp các chiều thế giới để mà không đến, không đi (như lai, như khứ).

Dĩ Âm (âm ba, đại âm hy thanh, Logo, Word) vi chủ, vạn vật tác thành.



Chúng ta đang nói đến cái khó sờ nhất nên đừng mắc vào ngôn từ nếu không thì chẳng thể luận bàn . Tâm anh chứng ngộ những điều này hay dùng thức để suy ?

Thanked by 1 Member:

#21 Vongkiep

 

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 posts
  • 738 thanks

 

Posted 10/11/2015 - 04:33

Sưu tầm:

Trao đổi về mối quan hệ vũ trụ-cuộc sống trái đất.

CÓ MỘT NGÀNH "CHIÊM TINH HỌC HIỆN ĐẠI?"

GS.TS.LÊ MINH TRIẾT(TP.H-C-M)
-----------------

Để trả lời câu hỏi trên các nhà nghiên cứu có 2 cách tiếp cận.Cách tiếp cận giả khoa học ( pseudoscience) của chiêm tinh học và cách tiếp cận khoa học hiện đại khởi đầu bằng những công trình nghiên cứu của Faure( Pháp), Tchijevsky( Nga) từ những năm 20 của thế kỷ này về sự liên quan giữa chu trình hoạt động của mặt trời và cơ thể con người. Nghiên cứu lịch sử khoa học ta có thể thấy rằng chiêm tinh học và thiên văn học cổ đại đã xuất hiện đồng thời.

Các nhà thiên văn cổ cố gắng khám phá những điều bí ẩn và dựng lên bức tranh về cấu trúc vũ trụ với trái đất là trung tâm mà ta thường gọi là hệ địa tâm Ptolemaeus . Ngày nay bức tranh này có thể là buồn cười đối với một học sinh tiểu học. Nhưng bức tranh đó đã được con người sử dụng cho đến khi ra đời học thuyết vũ trụ Nhật tâm của Kopernk(Copernicus) . Các nhà chiêm tinh cổ cho rằng các vì sao trên bầu trời( họ chưa phân biệt hành tinh và định tinh) có những sức mạnh chi phối những biến cố trên trái đất,kể cả số phận của con người. Như vậy chiêm tinh học ra đời từ sự đương đầu giữa trí tuệ chỉ mới đủ khả năng hiểu biết lờ mờ thế giới xung quanh và nỗi sợ hãi trước thế giới tự nhiên chứa đựng những sức mạnh đáng sợ gần như huyền bí.

Lúc mới hình thành chiêm tinh học được chia ra làm hai loại:
- Chiêm Tinh Học Tự Nhiên( naturalastrology) xây dựng lý thuyết và thực hành tiên đoán các sự kiện thiên văn và các hiện tượng tự nhiên khác dựa trên sự quan sát vị trí các sao;
- Chiêm Tinh Học Suy Đoán( judicialastrology) cho rằng số mệnh của con người và các dân tộc bị chi phối bởi vị trí các vì sao trên bầu trời. Theo chiêm tinh học suy đoán số mệnh và tính nết của mỗi người gắn liền với vị trí các ngôi sao trên trời vào thời điểm là ngày sinh (ngày nay nhiều nhà chiêm tinh thay thế bằng ngày thụ thai) của người ấy.
Thiên văn học càng phát triển,thì chiêm tinh học càng phải lùi bước và đến TK17, khi nói đến chiêm tinh học thì người ta chỉ nhắc đến loại thứ 2 và nên gọi đúng là Thuật Chiêm Tinh( astromancy) . Thuật chiêm tinh không có liên quan gì với khoa học nói chung và thiên văn học nói riêng,mà chỉ là một sản phẩm văn hoá của thời cổ-trung đại,một biểu hiện của tình trạng tâm lý xã hội còn tồn tại trong thời hiện đại. Thuật chiêm tinh vẫn còn tồn tại thậm chí còn lan rộng không phải do tính khoa học mà là do nền khoa học hiện đại chân chính chưa đủ khả năng giải đáp mọi vấn đề mà con người quan tâm,đặc biệt là dự báo tương lai. Thực ra khoa học chẳng bao giờ có đủ khả năng giải đáp mọi vấn đề,bởi vì nếu như vậy bản thân khoa học sẽ ngừng phát triển,không còn lý do để tồn tại nữa. Tất nhiên chúng ta hiểu điều đó không bao giờ xảy ra,vì thế giới là vô cùng tận về cấu trúc và kích cỡ.
Thiết nghĩ nếu hiểu chiêm tinh học với sự phân định rõ ràng,thì chắc không xảy ra cuộc tranh luận trên chuyên san "Tri Thức Trẻ" như giữa những người nói ngôn ngữ riêng mình.

Chúng ta hãy quay lại chủ đề của bài viết. Thuật ngữ chiêm tinh học hiện đại đặt trong ngoặc kép được người viết mượn từ nội dung cuốn sách
" thiên văn học giải trí của N.cômaroop do NXB KH và KT phát hành năm 1982 để nói về một hướng nghiên cứu mới của KH và có dính dáng chút ít đến chiêm tinh học tự nhiên cổ đại đã được nhắc ở trên.
Đối với người cổ đại,các hiện tượng thiên văn và khí tượng được coi là cùng bản chất hay cùng nguồn gốc và họ đã đặt niềm tin vào biểu hiện bề ngoài của hiện tượng và khái quát hoá thành quy luật của quan hẹ nhân quả. Ta đưa ra một ví dụ cụ thể. Các nhà chiêm tinh tự nhiên thời cổ Ai Cập đã dựa vào sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa ngày đầu tiên nhìn thấy sao Thiên Lang( Sirius) mọc ở phương đông trước lúc mặt trời mọc và ngày nước sông Nil dâng lên hàng năm để tôn sùng sao Thiên Lang làm sao Thánh. Nhưng chính nhờ sự quan sát nhiều năm các lần xuất hiện liên tiếp của sao Thiên Lang người cổ Ai Cập đã tìm ra được độ dài của năm bằng 365 ngày. Tất nhiên sao Thiên Lang cách trái đất khoảng 8 năm ánh sáng( khoảng 80.000 tỉ Km) không thể có tác động gì gây ra lũ lụt trên sông Nil; nói cách khác đi,giữa hai hiện tượng này hoàn toàn không có quan hệ nhân quả.
Phương pháp thống kê là công cụ phổ biến trong nghiên cứu KH nhưng "quy luật thống kê không phải lúc nào cũng phản ánh bản chất của sự tương quan giữa các hiện tượng có bản chất chưa được hiểu rõ". Trong những trường hợp đó sự tương quan thống kê chỉ có thể gợi ý cho ta phương hướng tìm hiểu sâu hơn để cuối cùng có thể chấp nhận hay bác bỏ. Mục tiêu cao nhất của mọi lý thuyết KH là giải thích được hiện tượng thông qua các dữ kiện đo đạc và quan sát,đồng thời tiên đoán được các hiện tượng sẽ xảy ra. Nói khác đi," chỉ có thực nghiệm và quan sát,đo đạc thực tế mới xác nhận tính đúng đắn của kết luận KH".

Vai trò của sao Mộc đối với các hiện tươnhj trên trái đất,cũng phải xét theo quan điểm đó. Tác động của vũ trụ nói chung và các thiên thể nói riêng,suy cho cùng chỉ có thông qua bức xạ(sóng và hạt) và lực hấp dẫn. Tất nhiên cơ chế tương tác vũ trụ-trái đất rất phức tạp mà đến nay KH còn đang tiếp tục tìm tòi.
Sao Mộc là một hành tinh khổng lồ có khối lượng gấp 318 khối lượng của trái đất và về thành phần hoá học nó khá giống mặt trời. Có lẽ do đó một số nhà thiên văn cho rằng Mặt trời và sao Mộc tạo thành sao đôi,cũng như trái đất và mặt trăng là một hành tinh kép. Mặc dù sao Mộc có nguồn năng lượng riêng từ bên trong với nhiệt độ lên tới vài chục ngàn độ,nhưng sao Mộc không thể trở thành một ngôi sao vì sao Mộc không đủ khối lượng để biến thành một ngôi sao,mật độ và nhiệt độ ở tâm không đủ lớn để các phản ứng nhiệt hạch xảy ra. Nếu lấy sao lùn lạnh nhất và nhỏ nhất làm giới hạn,thì khối lượng tối thiểu của một ngôi sao hình thành từ mây bụi vũ trụ phải bằng 8/100 khối lượng mặt trời,nghĩa là bằng 80/100 khối lượng sao mộc. Do đó dù có những tính chất đặc biệt sao Mộc cũng chỉ là một hành tinh- thành viên ngang quyền trong hệ mặt trời. Như vậy,sao Mộc cũng chỉ có thể tác động đến trái đất(nếu có) thông qua tương tác hấp đẫn mà thôi. Nhưng một điều chắc chắn là dù ở bất cứ vị trí nào trên quỹ đạo quanh mặt trời,tác động hấp dẫn của sao Mộc lên trái đất cũng rất nhỏ,chỉ bằng 1/50 tác động của mặt trăng và bằng
1/12.000 tác động hấp dẫn của mặt trời. Tính toán cho thấy tác động hấp dẫn cực đại của tất cả hành tinh lên trái đất cũng chỉ bằng 1/27 lần của Mặt trăng. Chính do đó dù các hành tinh sắp xếp theo kiểu liên chu hay đại thập tự giá,thì tác động hấp dẫn của các hành tinh lên trái đất cũng không có vai trò quyết định đối với hiện tượng thời tiết và biến cố tự nhiên trên trái đất.

Chúng ta nhớ lại rằng những năm 70,đầu những năm 80, thế giới đã từng xôn xao về những đự báo của H.plagemenn và R.Gribbin ( trong cuốn sách "tác động của sao mộc" XB 1974 ), về động đất,núi lửa,sóng thần xảy ra mãnh liệt và sự "tận thế" do có hiện tượng liên chu giữa các hành tinh. Nhưng thực tế không có dự báo nào đúng cả và mọi người cũng đã quên đi. Đáng tiếc gần đây người ta lại tuyên truyền quá nhiều trên các tạp chí nước ngoài ( không phải tạp chí Khoa Học) về các hiện tượng tương tự và mượn ngôn ngữ KH để lý giải. "Cần nói rõ là KH nói chung và thiên văn học nói riêng chưa bao giờ phủ định tác động của các nhân tố vũ trụ,đối với sự hình thành,phát triển của trái đất và các hiện tượng xảy ra trên trái đất". Và hiện nay nhiều ngành KH đang cố gắng tìm cơ chế tác động đó thông qua việc xác định sự tương quan thống kê giữa các chu trình vũ trụ và các chu trình biến cố tự nhiên trên trái đất kể cả chu trình hoạt động của cơ thể con người. Đó là những bước nghiên cứu ban đầu ( dù đã nhiều năm) chưa đủ cơ sở để đưa ra một lý thuyết kho học hoàn chỉnh đủ khả năng đưa ra những dự báo đáng tin cậy,kiểm chứng được bằng chuỗi số liệu thực tế đủ dài. Trong quá trình nghiên cứu,chắc chắn các nhà khoa học sẽ tìm ra được những mối liên hệ nhân quả có thực trong tương tác phức tạp Vũ Trụ- Trái Đất,bao gồm cả tác động lên con người từ rất nhiều các tương quan thống kê được công bố từ những năm 20 đến nay. Tất nhiên,chúng ta cũng phải lựa chọn một cách Khoa Học những kết quả thống kê trong quá khứ mà con người đã ghi lại.

Tuy nhiên,nếu hiểu " chiêm tinh học hiện đại" là khoa học dự báo trên tác động của Vũ trụ,thì một ngành khoa học như vậy vẫn chưa hình thành theo cách hiểu thông thường hiện nay.

( HẾT )

(Chuyên san báo Tiền Phong số 45 --3/1999 )

Thanked by 3 Members:

#22 Vô Danh Thiên Địa

 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 posts
  • 5105 thanks

 

Posted 10/11/2015 - 05:51

Nếu chia thành từng sao riêng rẽ mà xét ảnh hưởng lực hấp dẩn của khối lượng từng sao lên trái đất thì theo kiến thức khoa học hiện đại nó không ảnh hưởng là bao so vo*í Nhật Nguyệt nhưng nếu xét theo toàn hệ thống thì ảnh hưởng sẻ nhu* thế nào ? Tui tin là khoa chiêm tinh cổ không xét sự liên hệ biệt lập mà xét theo toàn bộ hệ thống và khi đó không cần sao Mộc phải to lớn mớí gây tác dụng đáng kể mà chỉ cần một lực nhỏ gây xáo trộn trong hệ thống cũng đũ tạo nên ảnh huởng lớn . Đây là điều không thể sót trong khảo sát .

Thanked by 2 Members:

#23 Vongkiep

 

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 posts
  • 738 thanks

 

Posted 10/11/2015 - 07:17


Tôi chỉ góp thêm một Bông Hoa Dại vào vườn Thiên đàng cho thêm sinh động,đỡ tẻ nhạt,chứ quả thật nó quá tầm hiểu biết của tôi !

#24 MysteryFate

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

 

Posted 10/11/2015 - 18:37

@Vongkiep: Anh không cần phải thế, thực ra chưa ai đủ tự tin để nói rằng thực sự hiểu về thế giới lượng tử nói riêng và thế giới nói chung.

Richard Fayman (Nobel 1965), người đã có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của cơ học lượng tử đã nói như sau:

"Đến bây giờ tôi có thể tự tin để nói rằng không ai có thể hiểu được thế giới lượng tử".
"Nếu ai hiểu được thí nghiệm khe đôi (Double Slit Experiment) thì người đó sẽ hiểu được cơ học lượng tử".

Thí nghiệm khe đôi rất rõ ràng, từ cách thiết lập, thực hiện và kết quả. Vậy nhưng hiện không ai dám chắc cách biện giải kết quả thí nghiệm là đúng!

Con người rất, rất nhỏ bé trong vũ trụ. Thiên hà Milky Way của chúng ta chỉ là một chấm nhỏ trong vũ trụ, hệ mặt trời của chúng ta lại chỉ là chấm nhỏ trong thiên hà này. Và trái đất lại chỉ như một chấm nhỏ trong hệ mặt trời.

Thế nên nói hiểu rồi mới thực là...không hiểu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#25 MysteryFate

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

 

Posted 10/11/2015 - 19:15

Đính chính: Richard Feynman (1918-1988), người đã đưa ra ý tưởng rất mới cho thế giới lượng tử: Một lượng tử di chuyển từ vị trí A đến vị trí B không theo một lộ trình xác định, mà theo tất cả các lộ trình khả dĩ.

#26 MysteryFate

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

 

Posted 11/11/2015 - 22:43

Trở lại với David Bohm. Động lực chính để Bohm đề xuất cấp độ ẩn tàng của thực tại là sự không tương thích giữa Thuyết tương đối và Thuyết lượng tử. Thuyết tương đối chỉ đúng với thế giới vĩ mô, còn Thuyết lượng tử lại chỉ dành cho thế giới vi mô.

Theo Bohm, kích thước lớn nhỏ không phải là vấn đề, mà vì hai thuyết này là các thuyết riêng phần, chúng đều "trỏ" về một thuyết nhất quán và căn bản hơn, cái hiện vẫn là bí ẩn.

Mặc dù Lý thuyết dây (String Theory) cũng đang hướng tới sự thống nhất cho Thuyết tương đối và Thuyết lượng tử, nhưng nó khác với lý thuyết theo quan niệm của Bohm, là vì Lý thuyết dây vẫn là lý thuyết ở cấp độ trình hiện.

Sự khác biệt của Bohm chính là quan niệm về một cấp độ ẩn tàng, nơi con người không thể nào tiến nhập vào được, vì thế không bao giờ có thể trả lời cho câu hỏi "Nó là gì?". Chính điều này khiến cho lý thuyết của Bohm nặng tính huyền học.

Tuy nhiên càng nghiên cứu sâu về thế giới vi mô người ta càng thêm mơ hồ, chính điều này khiến cho thuyết của Bohm sống lại.

Hiện những nhà khoa học có chung quan điểm với Bohm không phải là hiếm. Họ cho rằng thế giới này "đột sinh" (emergence) từ một cấp độ sâu hơn và căn bản hơn.

Có hai hướng diễn giải về cấp độ sâu hơn này, đó là Trường (Fields), và Thức (Consciousness).

Trường thiên về Duy vật, còn Thức ngả về Duy tâm.



Thanked by 1 Member:

#27 MysteryFate

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

 

Posted 11/11/2015 - 23:24

"Đột sinh" là hiện tượng "cái gì đó" mới mẻ đột nhiên xuất hiện khi tập hợp được một số lượng đủ lớn các cá thể có liên hệ với nhau.

Trên thực tế, hiện tượng đột sinh rất phổ biến, chẳng hạn hai nguyên tử Hydro kết hợp với một nguyên tử Oxy để tạo thành Nước. Nước có tính chất Hóa-Lý rất khác với Hydro hoặc Oxy.

Một chiếc Tivi chỉ bao gồm những linh kiện vô tri, vậy nhưng có thể thu sóng và biến thành hình ảnh và âm thanh.

Cũng có thể coi Văn hóa ứng xử là yếu tố đột sinh ở những nơi có số lượng người lớn hơn hai.

Xa hơn, hiện nhiều nhà khoa học coi không/thời gian là yếu tố đột sinh, chúng giống như tính chất phát sinh từ thế giới gồm vô vàn các lượng tử. Nói cách khác, không thời gian không phải là nguyên nhân, mà là hệ quả phái sinh từ tập hợp gồm vô vàn các lượng tử.

Xa hơn nữa, người ta còn cho rằng toàn bộ thế giới này được đột sinh từ cấp độ sâu hơn, như là Trường hoặc Thức.

Edited by Theviolet, 11/11/2015 - 23:27.


Thanked by 1 Member:

#28 ThichNguNgay

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 posts
  • 710 thanks

 

Posted 12/11/2015 - 00:34

The violet làm tui giật mình khi tìm ra thời gian chỉ là ảo giác . Tui cảm giác vẫn còn thiếu thiếu , chưa đủ . Một mức độ khác của ảo giác .

#29 MysteryFate

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

 

Posted 12/11/2015 - 16:56

Nếu thế thì phải chúc mừng anh ThichNguNgay.

#30 MysteryFate

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

 

Posted 12/11/2015 - 17:42

Albert Einstein từng nói: trong khoa học, nếu ai không có được công trình đột phá trước tuổi 30 thì sẽ không bao giờ có được nữa. Ông tin và nhấn mạnh khả năng sáng tạo của tuổi trẻ. Câu nói của Einstein ứng với thời của ông, khi đó rất nhiều người trẻ tuổi, trong đó có Einstein, đã thực hiện những công trình lớn ở trước tuổi 30.

Quan điểm đó của Einstein khiến nhiều người bỏ công nghiên cứu.

Một nhà khoa học, là Weinberg, đã khảo sát những người đoạt giải Nobel trong Vật lý, Hóa học và Y học trong suốt hơn một thế kỷ, từ 1901 đến 2008.

Weinberg coi tuổi mà một nhà khoa học thực hiện công trình đoạt giải Nobel tương ứng với đỉnh điểm của sáng tạo.

Có một số điều thú vị mà Weinberg rút ra từ khảo sát này.

Thứ nhất, đỉnh điểm của sáng tạo tăng dần theo thời gian. Đầu thế kỷ 20 đỉnh này đúng như Einstein nói, tức là lứa tuổi 20. Ngày nay, đỉnh điểm của sáng tạo đối với một nhà vật lý là 48 tuổi.

Thứ hai, thời gian kể từ khi một nhà khoa học thực hiện một công trình cho tới khi anh ta đoạt giải cũng tăng dần. Đầu thế kỷ 20 thời gian này dưới 10 năm, hiện nay gần 40 năm. "Muốn có giải Nobel thì hãy cố mà sống đủ lâu", đó là câu nói hài hước của những người làm khoa học ngày nay.

Thứ ba, trong vật lý, đỉnh điểm sáng tạo của các nhà vật lý lý thuyết sớm hơn 4 năm so với các nhà vật lý thực nghiệm.

Thứ tư, ngày nay hầu như không còn ai có thể thực hiện được công trình đột phá trước tuổi 30.

Lý giải về những thống kê trên, các nhà khoa học cho rằng lý do chính là lượng kiến thức phải tích lũy tăng dần theo năm tháng. Đầu thế kỷ 20, các nhà vật lý lượng tử không cần phải "ngoái lại" xem tiền nhân đã làm gì, là bởi trước đó chưa có gì. Bây giờ rất khác, trước khi sáng tạo ra "cái gì đó", mỗi nhà khoa học phải bỏ rất nhiều thời gian để "tiêu hóa" lượng kiến thức khổng lồ có được suốt hơn một thế kỷ qua. Có một luật gọi là "Luật 10000 giờ", theo đó mỗi nhà khoa học hiện nay phải bỏ ra 10000 giờ nghiên cứu trước khi có thể tạo ra cái gì đó của riêng mình. Có vẻ như cái mới ngày càng khan hiếm.

Lý do nữa là con người hiện nay thọ hơn xưa. Đầu thế kỷ 20, hầu như các nhà khoa học đều qua đời hoặc trở nên "bất lực" ở độ tuổi 50, thậm chí 40, nhưng ngày nay họ vẫn khỏe và minh mẫn ở độ tuổi 60, thậm chí 70.

Ngày nay đỉnh điểm sáng tạo của các nhà khoa học ở tuổi 48, kết luận này vô tình trùng hợp với nghiên cứu mới nhất của một nữ GS ĐH Harvard: Hiện nay, não người đạt đỉnh cao ở độ tuổi từ 50 tới 70.

Nghiên cứu này có ích không chỉ trong khoa học.




















Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |