Jump to content

Advertisements




Gia Định - Sài Gòn

Góc Sài Gòn thành Gia Định thành Phụng thành Bát quái thành Qui

136 replies to this topic

#61 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/01/2017 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX: Những món ăn lạ lùng

06:53 AM - 14/01/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một góc chợ Huế xưa Ảnh: Tư liệu
Gian phòng chúng tôi đang ngồi là một phòng lớn hình vuông, nơi làm việc của gia chủ vừa là phòng khách vừa là phòng ăn
Một cái phản làm bằng gỗ thường chiếm hết nửa gian phòng, trước mặt là một cái bàn bằng gỗ kiền đen láng. Còn nhiều cái bàn kích cỡ khác nhau được đặt dọc theo bức tường ở cuối phòng, trên đó có nhiều chồng sách, hộp thuốc, nghiên mực, bút lông và giấy.
Trên các vách làm bằng gỗ mít màu vàng, có thể thấy chỗ này chỗ kia vài tấm giấy màu đỏ hay màu trắng với những hình vẽ thô kệch về bản xứ hay Trung Hoa, hay đơn giản chỉ có vài chữ Hán.
Vài chiếc chiếu được trải ra phản và nhiều món đồ ngon ngọt của xứ An Nam và Trung Hoa được bày ra trong các đĩa lớn bằng sứ Tàu: quả hồng khô, táo, chuối, cam, khoai lang, mứt gừng, mứt cà chua, mứt cam, bánh quy (giống như loại bánh gọi là kiểu vùng Savoie), ngon không thua gì bánh mứt của Pháp.
Nhộng tằm và trứng vịt lộn
Một lát sau khi chúng tôi vào nhà, một bà giúp việc to béo mang ra một mâm đồng lớn trên đó có ba tô cháo cá và hai đĩa thức ăn: một đĩa nhộng tằm nấu chín có nêm và một đĩa đựng trứng lộn. Một trong hai cô con gái dự bữa ăn đặt bên cạnh cha mình một lọ bằng sứ hình trái bầu đựng rượu trắng có vị thơm và ba chiếc tách nhỏ bằng sứ.
Và rồi gia chủ mời chúng tôi dùng bữa ăn đạm bạc thân tình. Hai vị thâm nho nhấm nháp ngay món nhộng tằm, dùng đôi đũa gắp liền nhiều con một lần, đưa vào miệng không hề sót con nào, rồi lại nhấp hết một tách rượu trắng. Họ mời tôi dùng thử món nhộng nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ hợp khẩu vị với món này, cả món trứng lộn cũng vậy. Tôi chỉ dùng món cháo thật ngon và vài thứ trái cây.


Sau món thứ nhất, hai thầy lại bắt tiếp sang món thứ hai: mỗi vị nhẹ tay đập ra một trứng lộn trong đĩa bằng của mình và trút ra hết không để sót lại chút gì. Họ cầm tách ra từ sinh vật vừa mới thành hình từng cái cánh, từng đùi nhỏ, nhổ lông tơ, chấm nhẹ vào muối và đưa vào miệng kèm theo một hạt tiêu (thông thường thì trước nay, phong tục và thói quen phổ biến của người Huế là sau khi bóc vỏ một phần, họ đưa ngay vào miệng và ăn nguyên hoặc một nửa cái trứng lộn để đôi mắt không phải nhìn rõ tất cả như mô tả của tác giả ở đây - ND). Khi cái trứng thứ nhất đã an vị trong dạ dày thì hai vị sành ăn lại bắt tay vào trứng thứ hai, sau khi đã nhấp thêm chén rượu trắng để đưa mồi.
Những phút ban đầu khi gặp lại nhau, hai thầy còn giữ vẻ hơi khách sáo, giờ thì hai thầy rũ bỏ nghi thức để thoải mái chuyện trò thân mật hơn. Cuộc trò chuyện mỗi lúc lại bội phần hưng phấn, thế nhưng vẫn luôn luôn giữ đúng mực.
Sau bữa ăn nhẹ, người nhà lại mang ra cho mỗi chúng tôi một bát trà lớn không đường, cùng lúc đó đem ra cho người hầu chúng tôi những thức ăn còn lại. Người hầu sung sướng nhận lấy để thưởng thức dù trước đó đã ăn rất nhiều hoa trái dại từ rừng trên đường đi dạo.
Để hai vị thầy đàm đạo với nhau, tôi theo chân hai nữ tu ra dạo một vòng ngoài vườn, hai cô không thôi hỏi han chăm sóc cho tôi. Khi tôi trở vào nhà thì cũng là lúc chúng tôi xin cáo từ những vị chủ nhân hết sức hiếu khách. Họ tiễn chúng tôi đến tận cây cầu. Sau vài lời trao đổi thân thương, chúng tôi phải chia tay trong tiếc nuối và hẹn nhau một dịp khác.
Cáo từ gia chủ, chúng tôi quay trở ra con đường dẫn vào làng, rời xa bên trái nơi có một tu viện để men theo khe suối với dòng nước trong trẻo: có nơi thì đổ ào ạt như thác, nơi lại chảy róc rách để cuối cùng đổ ra sông. Sau khi nấn ná đôi chút ở bên khe suối, chúng tôi từng bước rời xa làng và rồi thấy thấp thoáng đỉnh cao nơi khu vực thường tổ chức lễ tế trời (đàn Nam Giao - ND).

Michel Đức Chaigneau


Trích từ Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau (Lê Đức Quang, Trần Đình Hằng dịch - NXB Thuận Hóa, Huế, 2016)

Sửa bởi tuphuongsg: 14/01/2017 - 21:29


#62 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/01/2017 - 12:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX: Người Pháp tại Huế

08:00 AM - 15/01/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Thuyền bè ở Tourane thế kỷ 19 ẢNH: T.L
Tư gia của hai ông quan Pháp Vannier và Chaigneau luôn rộng mở đón chào bất cứ vị nào mặc Âu phục đặt chân đến Kinh thành Huế:
Là thương gia hay chỉ đơn giản là du khách, tất cả đều được đón tiếp theo cung cách hiếu khách đặc biệt kiểu người Pháp.
Những thương thuyền cập bến xứ Cochinchine, với tần suất không cao, thường là thuyền buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay là chiến thuyền của người Anh. Chỉ mãi đến năm 1817, hai ông mới sung sướng được thấy cập bến những thuyền đầu tiên đến từ nước Pháp. Như thế, trong hơn một phần tư thế kỷ, đã không có một người Pháp nào đặt chân đến vùng đất này và hình như nước Pháp đã quên mất nó đi. Chỉ đến tháng 9.1817 mới có thương thuyền của công ty Balguerie, Sarget et Compagnie, đến từ cảng Bordeaux cập bến xứ Cochinchine.

Khi viết những dòng này, tôi sẽ không dám thử gợi ra lại những cảm xúc của hai ông Vannier và Chaigneau khi chứng kiến sự xuất hiện bất ngờ mà hai ông đã hết lòng ước ao mong đợi từ bấy lâu. Thương thuyền Pháp xuất hiện đã làm sống lại nơi hai người những kỷ niệm về quê hương và niềm hy vọng sẽ có ngày về thăm lại tổ quốc xinh đẹp, nơi hai ông vẫn còn người thân và bạn bè. Mỗi vật hai ông thấy trên thương thuyền lại gợi lên một kỷ niệm nào đó của một thời đã qua: hai ông luôn miệng hỏi thăm vị chỉ huy, các sĩ quan và thủy thủ trên con tàu về quê hương sinh thành. Hai vị quan đã tiếp đón hết sức nồng hậu tất cả những người đồng hương và giúp đỡ họ bán hết số hàng hóa chở theo.
Chuyến tàu thứ hai của một công ty khác tại Bordeaux, Công ty Phillipon, cập bến tiếp theo sau chuyến thứ nhất. Chuyến này cũng được đón tiếp như chuyến trước, nhận được sự bảo trợ của hai vị quan người Pháp. Đáng tiếc là hai chuyến hàng đều hoàn toàn không phù hợp với xứ này, làm những chuyến đi thử nghiệm đầu tiên như thế hoàn toàn thất bại.

Vua Gia Long đón tiếp tàu buôn Pháp
Tuy vậy, vì có cảm tình và sự trân trọng với người Pháp nên vua Gia Long, qua trung gian của hai ông Vannier và Chaigneau, đã bày tỏ với những người chỉ huy và áp tải hàng hóa việc ngài lấy làm tiếc là những chuyến tàu buôn khởi đầu như thế đã không thành công, rồi ngài ra lệnh miễn mọi sắc thuế cho cả hai chuyến tàu. Ngài cũng từ chối ngay cả những món quà dâng tặng ngài, và chỉ nhận vài món cho triều đình với điều kiện là được trả tiền. Đức vua cũng bày tỏ với các vị chỉ huy đồng thời áp tải hàng của các chuyến tàu là ngài mong muốn họ trở lại với những hàng hóa phù hợp với nhu cầu bản xứ, ngài cũng chỉ rõ thêm những món hàng nào, và hứa sẽ luôn đối xử với họ như những thần dân đến từ một nước bạn.
Mười tám tháng sau, hai thương thuyền loại ba cột buồm tuyệt đẹp thả neo ở vịnh Tourane (Đà Nẵng), hai chiếc này có tên Larose và Henri, thuộc quyền các chủ tàu đã tổ chức các chuyến trước.
Và đây là những lời trình bày của một trong những nhà buôn trong báo cáo về những chuyến đi đầu tiên đến xứ Cochinchine. Sau khi cho biết những thiệt hại của hai công ty. Vị thương gia nói: “Tin tưởng vào những kết quả tiếp theo mà nước Pháp có thể gặt hái được từ những mối quan hệ như thế, tin tưởng vào sự đón tiếp của đức vua (An Nam) dành cho đại diện những chuyến tàu, qua sự trung gian của những quan người Pháp phục vụ tại triều đình bản xứ, những vị này đã ân cần săn đón với tình cảm thân hữu; được những vị này khuyến khích, các công ty lại cử đi tiếp người áp tải hàng trên một trong những con tàu đẹp nhất, chiếc Larose, trọng tải khoảng 700 tonneaux (đơn vị chuyên chở trên tàu thuyền trước đây của Pháp, một tonneaux tương ứng 1,44 m3) và ít ngày sau đó lại đến lượt chiếc Henri. Lời hứa sẽ vẫn đón tiếp trọng thị như những chuyến trước đó được thực thi hết sức nghiêm túc và chính xác. Hàng hóa đã được tiếp nhận và trang trải một cách sòng phẳng, ngay thẳng và thật chu đáo kỹ lưỡng. Hai con tàu này lúc quay về đã nhập đường, trà và tơ lụa thô, đồng thời cũng mang về tiền của xứ này. Như thế, dưới mọi góc độ, chuyến đi sau này là một thành công trọn vẹn...”.
Từ khi xuất hiện các thuyền buôn Pháp ở xứ Cochinchine, ông Chaigneau luôn nghĩ ngợi hướng về nước Pháp. Không cho triều đình hay biết về ý đồ đã chín muồi, ông lặng lẽ chuẩn bị để rời xứ này ngay khi xuất hiện thời cơ thuận lợi, nếu không trở về vĩnh viễn thì chí ít cũng trong một khoảng thời gian nào đó, để thăm viếng lại nước Pháp, gia đình và đích thân sẽ báo cáo cho chính phủ tất cả những thông tin mà công tước Richelieu, Bộ trưởng của vua Louis XVIII đã nêu yêu cầu liên quan đến xứ sở này.


Cả hai ông Vannier và Chaigneau, những người Pháp còn lại ở chốn Kinh thành Huế, đều có gốc gác ở vùng Bretagne, đã cùng chiến đấu dưới ngọn cờ của vua Gia Long, chia sẻ với nhau tình cảm anh em đồng hương do cùng xuất thân một vùng miền và cùng sinh tử trên đất người. Tình cảm ban đầu đó được bền chặt hơn nữa trong mối thâm tình giữa những người bạn thâm giao.

Michel Đức Chaigneau



Trích từ Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneuau (Lê Đức Quang, Trần Đình Hằng dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2016)

#63 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/01/2017 - 19:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX: Đoàn ngự đạo hoành tráng

07:08 AM - 16/01/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Long tượng dẫn đầu đoàn ngự đạo trong lễ tế Nam giao năm 1939Ảnh: Tư liệu

Hằng năm, vào quãng tháng 3, khoảng thời gian người Âu đón lễ Phục sinh, nhà vua làm một lễ tế mà người An Nam gọi là Tế Nam giao (tế lễ hướng nam)

Tế Nam giao là cuộc lễ trọng đại và trang nghiêm nhất trong năm: người ta phô trương hết mức sự hoành tráng để làm nổi bật đoàn ngự đạo lộng lẫy của nhà vua.
Đàn tế, theo như chỉ dẫn của Khổng Tử, phải nằm về phía nam của kinh thành.
Để phục vụ cho ngày lễ tế, người ta huy động tất cả những thứ đẹp nhất từ kho tàng nội phủ triều đình như vũ khí, công cụ vật dụng cho đoàn rước hay trang trí. Nhà vua cho gọi về kinh, từ khắp các tỉnh thành, các thớt voi để bổ sung cho đoàn ngự đạo và thêm binh lính để tạo hàng rào từ cửa hoàng cung cho đến nơi tế lễ, trên một chặng đường đi kéo dài tối thiểu là sáu cây số.
Gần vùng núi đồi, nằm về hướng nam của kinh thành, giữa một rừng thông, là một kiến trúc theo hình nón có phần trên bằng phẳng, với những bậc cấp chung quanh. Mặt đáy kiến trúc rất rộng, thu hẹp lại dần theo chiều cao và dừng lại ở độ cao nhất định để tạo thành mặt bằng [đàn tế] chu vi khoảng 30 m. Trên đàn tế này có dựng lên một mái lều bằng vải màu xanh dương, tượng trưng cho trời: chính dưới mái lều này mà nhà vua sẽ dâng lễ vật tế trời.
Để cầu khấn trời ban nhiều phúc lành cho nhà vua và muôn dân, trước khi lên đàn tế lễ, nhà vua với tư cách chủ tế phải tự thanh tẩy kiêng cữ trong vòng hai mươi bốn giờ. Nhà vua phải ăn kiêng, chỉ có một bữa ăn nhẹ vào tối hôm trước; không ngủ trong chiếc giường lộng lẫy của vua, mà ra nằm trên chiếu trải ra sàn như một kẻ tội đồ ăn năn trước trời đất. Nhà vua cũng không được tiếp xúc với các quý phi và buộc phải ngăn cách với họ để tránh mọi cám dỗ. Do đó, nhà vua phải rời xa cung điện và chuyện cung cấm trong thời gian hai mươi bốn giờ để sống một nơi biệt lập, được dựng lên gần nơi đàn tế vào dịp tế lễ [trai cung].
Vào ngày trước hôm tế lễ, nhà vua rời cung điện để đến nơi ở tạm vào buổi sáng với một đoàn ngự đạo thật hoành tráng: đi trước và đi sau là một đoàn diễu hành đông đúc (như một đạo binh đủ sắc màu), mà phần đầu của đoàn rước là ở đâu tận bên kia sông, chờ nhà vua xuất cung để khởi hành.
Đoàn ngự đạo mở đầu gồm: hai hàng voi khoảng hai chục con, tạo thành một hàng rào mỗi bên; hai hay ba trăm lính cầm thương dài có trang trí cờ (cờ đủ kiểu dáng, bằng lụa đủ sắc màu, một số có ghi chữ Hán) đi đứng chen lẫn; chiêng và kèn [tù và] sừng trâu là những nhạc cụ tạo ra một thứ âm thanh khá chói tai, tương tự những âm thanh mà ở Pháp ta có thể nghe trong những dịp lễ hội lớn. Trong đoàn ngự đạo còn phải kể thêm nào trống nào kèn bát âm, những đội lính mang súng trường, một lá cờ lớn mang những dòng chữ Hán được níu lại bằng một thanh ngang gắn vào đầu mút của một cây cột: cột lại được dựng trên một bàn [kiệu] do bốn người lính khiêng đi; lại thêm hàng trăm cờ phướn như ở phần đầu của đoàn rước, và rồi bộ phận phía trước của đoàn ngự đạo khép lại với hai hàng voi.
Bên kia bờ sông, ở lối vào cung điện của vua, ta có thể thấy voi sắp thành hai hàng, mỗi hàng khoảng mười hai con, tạo thành một hàng rào. Bên trái, bên phải là hàng hàng lớp lớp binh lính đủ mọi binh chủng, xếp theo trật tự để nhập vào đoàn ngự đạo. Ở bờ sông, có ba cầu tàu bằng gỗ, nơi có những chiếc thuyền đáy bằng được ghép chung lại với nhau: thuyền rồi sẽ được kéo từ bờ này sang bờ kia với những dây thừng và tay quay đặt ở hai bên để đưa đoàn ngự đạo qua sông.
Mở màn cho bất cứ buổi lễ nào hay dù chỉ là một chuyến xuất hành bình thường của nhà vua thì luôn có tiếng đại pháo thông báo vua khởi hành (mỗi khi vua xuất cung, có bảy hay chín phát thần công báo tin việc khởi hành, bảy cho những chuyến đi bình thường, chín cho những cuộc lễ lớn. Ba phát súng thần công để báo tin vua đã hồi cung). Nhưng riêng đối với lễ tế Nam giao, tất cả đều phải im tiếng cho đến khi lễ tế kết thúc, cũng không có nhạc cụ nào được dùng để bắt nhịp đi của đoàn quân hành.
Chỉ đến khi giờ khởi hành đã điểm, người ta sẽ nghe hô lên vang dội và chói tai tiếng “dậy” (coi chừng). Voi bắt đầu cất bước và ta sẽ thấy đi ra mỗi bên hai hàng người, mỗi hàng mười hai vị thuộc hàng thế phiệt, với đồng phục giống nhau: áo dài bằng lụa xanh dương có thêu thùa, cài cúc sang một bên, tà áo dài tới bắp chân; trán thắt một dải màu đen bện bằng lông thú; đầu đội mão màu xanh dương đậm có hình vẽ nổi rõ, với một tấm huy hiệu hình tròn bằng bạc chạm lộng phía trước trán. Những vị này mang trên vai phải một thanh kiếm dài tra vào vỏ, họ chạy từng bước ngắn, giữ đúng khoảng cách và từng người từng hồi lại la to lên “dậy”.

Michel Đức Chaigneau


Trích từ Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau (Lê Đức Quang, Trần Đình Hằng dịch - NXB Thuận Hóa, Huế, 2016)

#64 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/01/2017 - 19:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX: Bái kiến Thuận Thiên Cao Hoàng hậu

06:39 AM - 17/01/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Thái giám trong cung cấm nhà Nguyễn Ảnh: Tư liệu
Vua Gia Long bảo tôi đi chào hoàng hậu. Một người với thân thể trông như bộ xương có bọc lụa, đầu cúi thấp, đi vào thật nhẹ bước.

Người này trông giống như phụ nữ nhưng bận đồ nam, nhưng trông chẳng ra nam cũng chẳng ra nữ: Đó là vị đứng đầu các thái giám.
Con người tội nghiệp này có hình thù bề ngoài quá ư xấu xí chưa từng thấy: khuôn mặt nhỏ và da bọc xương, sắc diện và nếp nhăn nhúm làm trông giống như một trái táo xanh để lạc mất đâu đó cả mấy tháng trời trong một nhà kho. Ông vừa đi, người vừa đong đưa như tự khoác cho mình dáng vẻ của một nhân vật quan trọng.
Gian phòng của hoàng hậu cũng lớn tương tự như gian phòng trước đó, khá đẹp mắt về cả trang trí và đồ nội thất: khắp nơi đều rực sáng lên sự giàu sang và ngăn nắp sạch sẽ; không khí ta hít thở như có hương thơm ngọt pha trộn mùi đàn hương, hoa trái và khói thuốc hút loại được tẩm hương của một loài hoa gọi là hoa - ghâu (hoa ngâu). Một cái sập không cao với đường diềm chạm trổ trên nền sơn son, được đặt trước một khung cửa rộng lớn nhìn ra sân. Đó là sập gụ duy nhất để ngồi: là nơi ngồi chơi hay nằm nghỉ của chủ nhân cung này. Những quý bà được cho phép diện kiến phải ngồi trước mặt hoàng hậu ở tầm thấp hơn trên những chiếc chiếu.
Hoàng hậu mặc đồ thêu lụa vàng, tựa nhẹ người vào một chiếc gối vuông bọc lụa tơ màu vàng có thêu chỉ vàng. Hoàng hậu không còn trẻ nhưng duyên dáng, vẻ rất uy nghiêm. Khi trông thấy tôi bước vào, hoàng hậu nở một nụ cười độ lượng, bà nói: “Đến đây, con trai Ông - Long, ta rất hài lòng được gặp công tử. Vì công tử là con trai của người đã có nhiều công trạng lớn với đức vua. Đức vua với ta rất sủng ái quý trọng ông”. Tôi tranh thủ thời khắc mà tôi còn được nói để vừa tuôn ra lời chúc thiết yếu vừa cúi người bái lạy: “Hạ thần xin bái lạy hoàng hậu! Hạ thần xin kính chúc hoàng hậu vạn tuế, vạn vạn tuế!”. Bái lạy lần thứ nhất xong, tôi định bái lạy tiếp lần thứ hai để nhắm đến làm cho xong lần thứ năm, thế nhưng sau lưng tôi cất lên một giọng nói không mấy thân thiện: “Cậu (cách gọi người ta thường dùng dành cho con các quan) bái lạy hoàng hậu không đúng cách, phải quỳ rạp xuống. Cậu biết rõ mà”. Trời đất, thật là tai họa!
Biết là chẳng tránh né được cách bái lạy theo lối người An Nam, tôi quỳ gối xuống sàn, tôi rạp người bái lạy, tôi đứng lên và làm lại động tác. Rủi thay lần này, đầu gối phải của tôi khi đặt xuống gặp một vật nhọn trồi ra từ chiếc chiếu (tôi tin là như thế) đâm rất đau, tôi cố tránh, mất thăng bằng, loạng choạng rồi ngã sang một bên. Thấy thế, hoàng hậu khẽ la lên rồi nở một nụ cười trong khi quý bà có mặt thì cố nín cười. Lần bái lạy thứ hai này không thành trong khi lần thứ nhất đã không mấy hoàn hảo, tôi xin hoàng hậu thứ lỗi: “Hạ thần xin hoàng hậu thứ lỗi về sự vụng về, hạ thần chưa quen với cách bái lạy này”. Hoàng hậu nói: “Thế thì công tử hãy thử chào ta như thể chào hoàng hậu nước Pháp vậy”. Đang tư thế đứng, tôi nghiêng mình chào năm lần, như cha tôi thường làm vậy trước vua Gia Long.
Sao, chỉ có thế thôi à?
Vâng, tâu hoàng hậu. Ở nước Pháp, thì cũng chỉ chào một lần mà thôi.
Ta thích lối chào ở An Nam, duyên dáng và tôn kính hơn. Nhưng thôi, nào, hãy nói ta nghe gì đó trong tiếng Pháp để chào một hoàng hậu.
J’ai l’honneur de saluer la reine (Hạ thần vinh dự chào hoàng hậu) tôi vừa nói vừa nghiêng mình. Thế có nghĩa là thế nào?
Tôi giải thích câu chữ, hoàng hậu nói tiếp: Phụ nữ Pháp có đẹp không?
Tâu hoàng hậu, hạ thần chưa có dịp mục sở thị, nhưng cha hạ thần bảo là rất đẹp.
Công tử có thấy phụ nữ xứ này là đẹp không? Hoàng hậu đảo mắt nhìn những người phụ nữ đứng chung quanh.
Tâu hoàng hậu, hạ thần nghĩ là khó mà tìm thấy người đẹp hơn, duyên dáng hơn những quý bà ở đây.
Hoàng hậu có vẻ hài lòng với điều tôi vừa nói. Hoàng hậu còn hỏi tôi cả trăm chuyện về nước Pháp, tôi không thể nào đáp ứng được hết một cách trọn vẹn vì tôi chưa từng rời khỏi xứ Cochinchine từ ngày lọt lòng.
Trong khi hoàng hậu tiếp tục hỏi, nhiều nữ tỳ đến đặt trên một chiếc bàn hai cái giỏ: một đựng những trái cây tươi đang giữa mùa, một đựng mứt, bánh ngọt và trái cây khô. Nhiều người khác thì sắp xếp ngay trên cùng chiếc bàn những xấp vải lụa để may mặc, từng đôi một và thành chồng hình vuông. Một người hầu nữ khác thì đặt bên các chồng vải một hộp vuông bằng gỗ nhẹ sơn vàng, với một hình vẽ rồng năm móng vàng rực trên nắp hộp. Hộp này đựng một bộ áo lễ cho nam, quần, đai nịt, áo khoác và khăn đóng. Khi tất cả đã được đặt lên bàn, người phụ nữ với gương mặt nghiêm nghị tranh thủ một lúc ngừng trao đổi để đến bên tôi, vừa chỉ tôi chiếc bàn vừa nói to: “Nhìn đó, Cậu - Đức, (Đức, tên riêng tiếng An Nam, được đặt cho tôi từ khi sinh ra. Có nghĩa là đức độ. Tên riêng này được ghi vào sổ hộ tịch tại Pháp) đó là từ tấm lòng đại lượng của hoàng hậu dành cho cậu!”.

Michel Đức Chaigneau


Trích từ Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau (Lê Đức Quang, Trần Đình Hằng dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2016)

Thanked by 1 Member:

#65 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/01/2017 - 21:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kinh Thành Huế đầu thế kỷ XIX: Một lần gặp vua Gia Long

06:56 AM - 18/01/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Ông Chaigneau Nguyễn Văn Thắng, cha của tác giả, trong quân phục thời Gia LongẢnh: Tư Liệu
Vua Gia Long đã cho cha tôi ngày giờ hẹn và nơi bái kiến, tôi phải theo cha đến cung Cao - Minh. Ngày hẹn, tôi đi cùng cha tôi đến cung vào khoảng sáu hay bảy giờ tối. Khi đến phòng chờ, người hầu cận nói với chúng tôi người ta chờ chúng tôi một lúc rồi.

Cha tôi cầm tay tôi và dẫn đến một gian phòng lớn nơi vua ngự trên một sập gụ thếp vàng, có trải chiếc chiếu đẹp có đường viền bằng lụa vàng, với nhiều người hầu đứng phục dịch bên trái và bên phải đức vua.
Vua Gia Long có vóc dáng cao hơn người bình thường và có vẻ có thể lực cường tráng. Mái đầu bạc tôn quý của ngài cân đối với thân hình. Khuôn mặt đức vua thật uy nghi và thần thái, cho thấy một tấm lòng cao cả bao dung: ngài có những cử chỉ thật trang nhã và tính cách thân thiện, nhất là trong những lần trao đổi thân tình thường nhật. Nhưng sự lanh lợi tự nhiên của ngài cũng có thể làm cho ngài từ thái độ nhân từ chuyển sang trạng thái tức giận tột cùng mỗi khi lệnh của ngài không được thi hành đúng như chỉ bảo. Vua có sắc da sáng, mắt tinh anh, râu hoàn toàn bạc trắng, có vẻ rậm hơn người bình thường ở xứ này. Mỗi bên má là một nốt ruồi đen, chung quanh là râu, tạo thành hai lúm râu hai bên, điểm thêm cho chòm râu lớn nhưng tách biệt.
Vua Gia Long là một người có nhiều trí tuệ và hoài bão. Do trải qua nhiều gian nan thử thách, ngài có được sự đúng đắn, chín chắn trong đánh giá người và việc. Ngài nắm rõ mọi ngóc ngách của hệ thống hành chính vương triều, hơn cả những vị thượng thư mà ngài nhiều lần đã bắt lỗi. Nhưng ngoài công việc phải trao đổi nghiêm túc ra, ngài là người vui tính nhất, dễ mến nhất của đất nước này: nhiều lúc, do ý thích và ở nơi thân tình, ngài đã thốt ra những lối nói bông đùa dân dã đến mức làm người nghe đỏ cả mặt.
Đức vua đang nằm nghiêng mình trên sập gụ, tay cầm sách, vội bật dậy khi thấy chúng tôi đến. Ngài thốt lên: “Hà ha! Nào những người bạn của ta đây! Hãy đến đây, đến gần hơn nữa để trẫm xem thử con có giống người cha cao quý của con hay không!”. Ngài đặt hai tay lên vai tôi, mân mê cằm của tôi, nhìn tôi chăm chú rồi ngài nói: “Khanh đã đổ nhiều công sức, nhưng khanh lại cho thằng bé này cái mũi hơi theo kiểu người An Nam”. Bản thân tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để bẩm lời chúc mừng với đức vua nhưng ngài nói không dừng, chẳng để tôi chút thời gian để bày tỏ.
Cuối cùng, tôi lui lại vài bước rồi nói thật to và rành mạch: “Xin bái kiến hoàng thượng là thiên tử, hạ thần xin khấu đầu kính chúc hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế!”. Tôi chưa dứt lời thì vua Gia Long đã cười vang: “Này, ngươi cũng muốn vậy, muốn ta là thiên tử! Chắc chắn không phải cha ngươi đã dạy ngươi điều đó, vì cha ngươi chẳng bao giờ bẩm với ta những điều bậy bạ như vậy. Ta mà là con trời à!”. Vua nhìn sang cha tôi rồi cả hai cùng cười hả hê đến nỗi tôi cũng cười lây mà không hiểu tại sao. Đức vua nói tiếp: “Ta đã bảo với tất cả những ai gọi ta là con trời rằng ta cũng có một người cha và một người mẹ, rằng cha ta thì đã làm thế này và mẹ ta đã làm thế kia...”. Nhưng tôi xin dừng lại ở đây, vì nhân đó vua Gia Long nói dông dài về cách con người lưu truyền nòi giống, và rồi ngài dùng những cử chỉ và chữ nghĩa rất hiển hiện, đến mức nếu tôi mà kể ra đây thì sẽ rất chói tai cho những ai vốn có tâm hồn thanh thoát.
Sau khi đã cười và nói dông dài thoải mái về một chủ đề mà ngài ưa thích, đức vua quay lại phía tôi và phán rằng tôi đã quên, trong việc chúc tụng, một điều hết sức thiết yếu. Ngài bảo: “Ngươi gọi ta là thiên tử nhưng ngươi chưa bái lạy thiên tử”. Người xứ An Nam rất xem trọng tập quán vái chào xứ mình. Tôi buộc phải tuân theo, dù là miễn cưỡng: bổ sung thêm lời chúc tụng là động tác vái lạy theo kiểu người An Nam, kiểu chào mà vài năm về sau tôi sẽ chẳng chịu làm, trừ phi là bị bó buộc. Thế rồi, với đôi chút do dự, tôi bắt đầu vái lạy phủ phục: đầu tiên là quỳ một đầu gối, rồi đầu gối tiếp theo, rồi chắp tay lại, cúi rạp người xuống, theo như tư thế rạp cong người của trẻ con làm con ngựa để bè bạn nhảy qua. Tôi đã sắp thực hiện cái vái lạy thứ năm thì nhà vua, rất tinh mắt, thấy cảnh tượng này, nửa nghiêm trang nửa khôi hài, không hợp lòng cha tôi, nên khoát tay bảo tôi: “Thôi đủ rồi con, con chỉ phải vái lạy ta bằng một nửa lối người xứ ta phải làm. Nhưng này, con mấy tuổi?”.
Muôn tâu hoàng thượng, hạ thần tám tuổi.
Con học gì?
Muôn tâu hoàng thượng, hạ thần học tiếng Pháp và chữ Hán.
Rất giỏi, gắng học rồi ta sẽ cho con làm quan. Con có muốn làm quan không?
Muôn tâu hoàng thượng, hạ thần rất muốn.
Rồi ngài quay về phía cha tôi nói tiếp: “Thằng bé này có sung sướng khi hiện diện giữa những quý phi xinh đẹp hay không! Rất nhiều kẻ muốn được vào địa vị của thằng bé! Này Ông - Long (vua Gia Long gọi cha tôi như thế), thật là khổ khi có những vật báu như thế mà không thể tận hưởng tùy thích! Trời đất quá nghiêm khắc với chúng ta, nay đã là những ông lão: cho phép ta ngắm nhìn cây tươi trái đẹp, nhưng như chỉ cho ta sức lực vừa đủ để với hái”.

Michel Đức Chaigneau


Trích từ Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau (Lê Đức Quang, Trần Đình Hằng dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2016)

Thanked by 1 Member:

#66 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/01/2017 - 21:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX: Xem kịch tại Thanh Phong đường

08:38 AM - 19/01/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế đầu thế kỷ 20Ảnh: tư liệu
Thanh Phong đường là một tòa nhà lớn hình chữ nhật, cùng một kiểu kiến trúc và kết cấu như những tòa nhà khác trong hoàng cung, ngoại trừ phần bố cục bên trong.

Phần chính giữa của Thanh Phong đường tạo thành một sàn hình vuông làm sân khấu; bên trái và phải là những hàng sập dành cho quan lại được phép tham dự; cuối tòa nhà là phần dành cho nghệ sĩ và phần đối diện ngược lại dành cho nhà vua và các bà phi. Một tấm vách mỏng ngăn gian dành cho người biểu diễn với sân khấu, vách có nhiều chỗ ra vào với các tấm màn che.
Khoảng giữa của bức vách có một cái bệ, trên đó đặt một ghế bành lớn trước một cái bàn; trên ghế bành là một mái hiên che. Ghế này dành cho nghệ sĩ đóng vai một nhân vật quan trọng trong vở tuồng. Phần trước các sập ngồi dành cho hoàng tộc, mỗi gian được viền khung bằng gỗ nhẵn bóng, sơn đỏ và có sáo. Người phục vụ, gia nhân hay người hầu, đứng phía sau các quan; các nhạc công ngồi ở bục thấp hơn, gần bức vách của gian dành cho đào kép, theo liền với các bục chỗ ngồi dành cho quan lại.
Khi cha tôi cùng tôi bước vào nhà hát, chỗ ngồi dành cho hoàng tộc vẫn còn trống. Cha tôi ngồi vào chỗ dành cho phẩm trật của ông và cho tôi ngồi xuống cạnh ông, xem như đặc biệt bỏ qua nghi thức quy định (vào dịp được hoàng hậu tiếp kiến). Lát sau, người ta nghe đằng sau các bức sáo tiếng lao xao áo xống, giọng phụ nữ, bước chân răng rắc trên các chỗ ngồi sập gụ. Ánh sáng yếu của cả gian phòng và bóng tối gần như hoàn toàn ở gian dành cho hoàng tộc, không cho người bên ngoài dễ dàng nhìn xuyên qua các bức sáo. Tuy vậy, vẫn có thể thấy được vài đường nét khuôn mặt cũng như sự chuyển động liên tục và buồn tẻ của khoảng hai mươi, ba mươi cái quạt trắng, không ngừng phe phẩy, như một đàn bướm ào xuống vườn hoa.
Khoảng năm mươi nghệ sĩ, mặt mày bôi tô đủ màu sắc, màu chủ đạo là màu đỏ, trong những bộ trang phục mà họ nhập vai, đi ra từ hai cánh gà, đến xếp thành nhiều hàng trước dãy bức sáo. Tất cả bái lạy năm lần và đồng thanh hát một bài ca ra trận, kéo dài vài phút, rồi quay về lại gian phòng dành cho họ. Tiếp đó, các nhạc công tấu lên một bản nhạc dạo đầu, chẳng giống gì với dạng nhạc kiểu Guillaume Tell hay Obéron (ở châu Âu). Trống lớn, kèn, sáo, tù và sừng trâu - tất cả những nhạc cụ như thế đồng thanh tạo nên những âm thanh lệch nhịp trong một sự ồn ào thật kinh khủng đến điên đầu. Thật khó để mô tả hết cái cảm giác như thế nào cho những ai chưa từng phải chịu đựng loại âm nhạc huyên náo đến như vậy. Khi ban nhạc kết thúc phần dạo đầu, chương trình biểu diễn bắt đầu.
Tôi sẽ không kể ra đây cốt lõi câu chuyện vở kịch và cả phong cách biểu diễn của các kịch sĩ vì lẽ tôi đã mệt nhoài và rất buồn ngủ. Tôi tựa vào một cột nhà rồi ngủ thiếp đi, mặc cho tiếng động của những người diễn kịch và nhạc công, ban nhạc thì cứ dạo một điệp khúc mỗi lần vở diễn chuyển sang một màn hồi khác. Đến một lúc nào đó thì cha tôi vỗ nhẹ vai tôi, tôi giật mình thức dậy và thấy ngay bên cạnh hai chiếc khay, khay đựng bánh ngọt và khay đựng những tách trà nhỏ, do những người hầu vừa mang đến. Ngày hôm đó quả thật tôi là một thằng bé được nuông chiều: Ai là người đã hết mực quan tâm đến tôi? Là nhà vua? Là hoàng hậu? Tôi không hề biết được và đến nay tôi cũng không thể biết được là do ai. Mặc sự thể thế nào, tôi hờ hững cầm lấy một chiếc bánh rồi gặm nhấm, rồi nhấp môi một chút trà, mong sao chống chọi được với cơn thèm ngủ quái quỷ. Lúc đó cảnh diễn đang hồi sôi động: nhân vật quân vương tức tối với hai vị quan, ông la lối, ông khoa tay múa chân, ông vỗ mạnh lên bàn đe nẹt hai vị quan tội nghiệp, đang run rẩy và chẳng dám hé môi. Đủ loại tiền rơi **** trên sân khấu để thưởng cho con hát, là dấu hiệu sự hài lòng của những khán giả hoàng tộc. Nhiều khán giả trong cơn tột cùng cảm xúc quên mất sự hiện diện của nhà vua, đã vui sướng giậm chân, xoa tay và tỏ sự hâm mộ với những cử chỉ bằng đầu nhắm đến người đóng vai chính. Tất cả đều chăm chú dõi theo cảnh căng thẳng đang được diễn xuất rất thành công trên sân khấu. Trừ một khán giả: trừ tôi ra vì mắt trĩu nặng không sao chống lại được cơn buồn ngủ. Mắt tôi mờ tịt đi, tai tôi đặc sệt, rồi cứ thế tôi chìm vào giấc nồng!


Ghi chú của người dịch: Guillaume Tell, có lẽ tác giả muốn nói đến vở opéra nổi tiếng cùng tên của Gioachino Rossini (Ý), chuyển thể từ một vở kịch của F.Schiller. Obéron (hay Aubéron) là tên của vị chúa của các tiên, trở thành một nhân vật hay xuất hiện trong các vở kịch từ thời Trung cổ ở châu Âu, về sau cũng là một nhân vật trong vở kịch Giấc mộng đêm hè nổi tiếng của Shakespeare. Ở đây, cũng có một lưu ý nhỏ, Thanh Phong đường là tiền thân của Duyệt Thị đường (có từ năm 1826), được dựng nên vào tháng 3 năm Ất Sửu (1805), cùng trường lang tả hữu, các sở nhà vuông (phương gia), hành lang bên (dực lang), kho nội (nội tàng).

(Theo Đại Nam thực lục - Quốc sử quán triều Nguyễn, tập I, tr.628)


Michel Đức Chaigneau


Trích từ Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau (Lê Đức Quang, Trần Đình Hằng dịch - NXB Thuận Hóa, Huế, 2016)

Thanked by 1 Member:

#67 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/01/2017 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX: Những trò vui ngày tết

07:35 AM - 21/01/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Điện Thái Hòa xưa - Một phái đoàn Pháp đứng trước điện sau khi yết kiến nhà vua Ảnh: Tư liệu

Buổi sáng đầu năm, quan lại mặc đại lễ phục, tập trung ở hoàng thành. Họ sắp xếp đội ngũ và sau đó vào sân chầu nơi vua thiết triều. Các quan nhất phẩm ở hàng đầu, quan nhị phẩm ở hàng thứ hai, và cứ theo thứ tự như thế.
Tất cả các quan bái lạy năm lần và hô: “Chúng thần xin kính chúc hoàng thượng vạn vạn tuế!”.
Sau nghi thức này, nhà vua có đôi lời ngắn gọn với các quan, rồi tất cả lui ra. Ông Chaigneau và ông Vannier người Pháp được miễn lễ, không buộc phải theo lối bái lạy như thế, các ông xem nghi thức như thế là quá hạ mình. Các ông thường đi cùng nhau, hoặc đến trước, hoặc đến sau các quan bản xứ, nghiêng đầu chào đức vua năm lần, sau đó vào điện chầu, lưu lại một lúc rồi cáo từ.
Trong suốt ngày đầu năm, ở hoàng cung, nhà các quan hay dân thường, để bày tỏ niềm vui năm mới, người ta đốt pháo nhiều vô kể, pháo bản xứ và pháo đến từ Trung Quốc. Pháo Trung Quốc có ngòi dài, được kết lại với nhau thành chuỗi dài cả trăm phong pháo. Đốt pháo như thế sẽ tuần tự bắt lửa cả chuỗi, nối đuôi nhau nổ liên thanh. Mọi người đều đổ ra đường, người thì đi dạo, người thì đi xem kịch hay xem tung hứng nhào lộn, người thì đua đánh đu trên các cây đu bằng tre. Tóm lại, mạnh ai nấy vui thích.
Nhưng tôi nghĩ rằng người An Nam không có niềm vui nào lớn hơn trong các ngày lễ đó là đánh bài ăn tiền. Việc cờ bạc chỉ được cho phép trong thời hạn từ ngày đầu năm cho đến ngày những việc công ích khởi động trở lại.
Buổi tối, ở mỗi gia đình, cả gia tộc quây quần cho một bữa tiệc lớn, họ hàng gần gũi nhất cùng chung vui và không quên việc tổ tiên ông bà. Các món ăn được bày biện trên các sập và trước khi vào tiệc, thực khách có vài phút yên lặng, nhằm để cho hồn người đã khuất có thể lấy hương lấy hoa từ những món ăn được bày biện. Để giúp cho người đã khuất có cuộc sống đàng hoàng ở thế giới bên kia, trước khi vào tiệc, người ta còn đốt ít nhiều giấy vàng giấy bạc. Những mẫu giấy đó, theo người lương, có thể chuyển hóa thành kim loại quý khi bốc hơi đi (hóa), ông bà tổ tiên có thể dùng để sắm sửa ăn uống. Buổi tiệc tàn, người ta lại chia ra từng nhóm để bài bạc, có thể kéo dài thâu đêm. Trong hoàng cung, đức vua cũng có tiệc chiêu đãi quan lại nhưng không có chuyện đánh bài.
Người xứ Cochinchine rất đam mê cờ bạc ăn tiền, họ say sưa sát phạt suốt thời gian lễ hội. Ngày đầu năm vì phải chúc tết cấp trên, bà con hay bạn bè, họ không thể đâm đầu ngay vào bài bạc, nhưng những ngày tiếp theo, họ chơi bù thoải mái, nhất là sang mồng hai và mồng ba tết. Ta có thể thấy những nhóm tụm ba tụm bảy chơi bài khắp nơi, trong nhà, ngoài phố, ngay cả ven đường. Người chỉ có vài đồng giắt lưng cũng thử chuyện đen đỏ, nếu thua thì chạy vạy vay mượn để cầu may lần nữa. Người xứ này có nhiều loại bài bạc: họ chơi bài, phối hợp con bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng chẳng giống gì với cách chơi [người Âu] chúng ta. Các con bài của họ là những mảnh nhỏ bìa cứng giấy láng, cỡ chín centimet chiều dài và hai centimet rưỡi chiều ngang, in những hình nhân không rõ nét với những hình vẽ nhòe nhoẹt để tính điểm. Cờ tướng thì được cho phép mọi lúc, gần như không bao giờ đánh cờ vì tiền, thường chỉ những người có vai vế đẳng cấp mới chơi.
Lính tráng và gia nhân thì thích trò phóng lao. Họ cột một vòng mây vào một thanh gỗ cỡ năm mươi centimet chiều cao được cắm xuống đất. Người chơi đứng cách cột khoảng mười hai hay mười lăm bước, rồi tuần tự theo phiên nhắm vào tâm mà phóng ba lần ba cây lao. Người chơi nào phóng được lao vào tâm thì lấy hết số tiền cọc.
Người An Nam còn chơi bài úp ngửa hay mặt trái phải với ba tiền đồng. Người chơi ngồi khom ra đất tụm lại năm hay sáu người thành vòng tròn, mỗi người có số tiền đặt trước mặt. Người làm cái sẽ tung ba đồng tiền lên. Nếu cả ba ra mặt trái, nhà cái hốt tiền; nếu ra ba mặt phải thì nhà cái chung tiền cho mọi người. Khi không đổ ra như vậy, cả ba đều phải hay cả ba đều trái, thì hòa cả làng. Dân chúng cứ bài bạc như vậy cho đến ngày quy định phải trở lại làm việc.
Trở lại làm việc
Ngày quy định mọi hoạt động nhà nước khởi động trở lại là ngày rất bận bịu đối với quan chức dân sự và rất nhọc nhằn với võ quan binh lính. Về mặt hành chính dân sự thì phải giải quyết những vụ việc tồn đọng chậm trễ; phía quân bị thì phải bắt tay làm tiếp những việc dở dang do nghi lễ.
Lính tráng người An Nam cũng luyện tập sử dụng súng ống theo kiểu châu Âu. Chính người Pháp đã du nhập vào xứ này lối luyện tập như vậy, vận dụng cho quân lực của vua Gia Long. Duy có một điểm khác biệt, thay vì ra lệnh bằng miệng thì người xứ này lại dùng một cái phèng la bằng đồng, đường kính cỡ 22 - 23 cm, sử dụng một que gỗ để đánh khi đưa ra một mệnh lệnh về thao tác. Như thế, người chỉ huy hay người huấn luyện, sau khi giải thích việc phải làm, sẽ đánh phèng la một tiếng nếu như muốn lính tráng bồng súng lên. Với tiếng thứ hai, lính tráng nâng súng lên hay cầm vững tay theo như cách hướng dẫn trước đó. Một bài tiến công theo mười hai bước cũng được thực hiện theo cách như thế. Như ta thấy, một tiếng phèng la tương tự tiếng hô “bồng súng” hay hô nhịp bước “một, hai, ba” trong nội dung một bài tiến công mười hai bước.

Trích từ Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau (Lê Đức Quang và Trần Đình Hằng dịch - NXB Thuận Hóa, Huế, 2016)

Michel Đức Chaignea

#68 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/01/2017 - 21:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX: Tập tục tặng quà cuối năm

08:00 AM - 20/01/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Các quan phụ chính triều vua Duy TânẢnh: Tư Liệu
Thường khi tất cả mọi công việc đều ngừng lại khoảng sáu hay tám ngày trước khi năm kết thúc, và sau ngày đầu năm, cũng chừng đó thời gian trôi qua trước khi những hoạt động đó được tái khởi động. Khoảng thời gian ngừng mọi công việc là để mọi người được nghỉ ngơi vui chơi. Và vào thời chiến cũng là thời gian hưu chiến bắt buộc.

Vào ngày quy định dừng mọi hoạt động công vụ, châu ấn của vua hay ấn của các quan được lau chùi, đánh bóng và khóa cất. Thực tế là vua vẫn tiếp tục những buổi triều kiến và trao đổi về những vấn đề quốc gia, nhưng sẽ không ban bất cứ sắc chỉ nào và các quan cũng tuân thủ như vậy.
Binh lính hay thủy quân không được giao phó nhiệm vụ thường kỳ trong thời gian này cũng cất súng ống, đao kiếm hay mái chèo, và chỉ lấy ra lại để sử dụng vào ngày quy định tái khởi động những hoạt động công vụ. Trong thời gian sáu hay tám ngày cuối năm, nơi nhà quan cũng như dân thường, mọi người đều bắt tay vào việc dọn dẹp làm sạch nhà cửa, sắm sửa áo quần mới, các quan thì cho làm mới lại võng kiệu, lọng che hay đồ dùng hằng ngày. Người ta cũng đi chạp mộ nhổ cỏ nơi mồ mả ông bà tổ tiên hay dọn dẹp lau chùi nếu như lăng mộ có phần kiến trúc. Ở lăng tẩm vua chúa, theo tập quán, người ta cũng có diễn một nghi thức như thể quét dọn.
Ngày đầu năm mới của người An Nam thường rơi vào khoảng thời gian từ ngày 30.1 - 18.2 dương lịch. Năm âm lịch của họ gồm mười hai tháng tính theo tuần trăng, dao động 29 - 30 ngày. Cứ mỗi ba năm, họ lại tính năm mười ba tháng, thêm một tháng nhuận. Tháng đầu tiên khi nào cũng là ba mươi ngày, tháng tiếp theo hai mươi chín, tháng thứ ba ba mươi, và cứ tuần tự như thế cho đến hết năm.
Những lễ hội mừng năm mới kéo dài nhiều ngày. Vào dịp này, sách lịch người An Nam (từ Khâm Thiên giám của triều đình) năm nào cũng thông tin giai đoạn ngừng mọi hoạt động chính thức, những hoạt động quân bị và này kia (thượng nêu/đóng ấn), và thời điểm tất cả sẽ bắt đầu trở lại (hạ nêu/khai ấn).
Như bất cứ nơi nào khác, quà thưởng cuối năm rất được tán đồng ở xứ Cochinchine. Mỗi dịp năm mới, nhà vua đều có quà thưởng cho quan lại: thông thường là một bộ khăn đóng áo dài hay những tấm vải, nhà vua phái người mang đi, đựng trong một hộp đáy sơn vàng với hình con rồng cùng màu, được nhiều người hộ tống với lọng che. Lọng rõ là không phải chỉ che nắng che mưa cho món quà mà là tăng phần uy nghi cho vật phẩm hoàng gia.
Ngoài quà thưởng dịp đầu năm, cha tôi còn được đức vua ban tặng những vật nhỏ đựng trong những cái trông như cái hộp, với cùng những nghi thức như vậy. Có một lần, người ta mang đến cho cha tôi, lúc ông đang nghỉ trưa, một cái hộp tròn vô cùng lớn, đi trước có một người thừa hành lệnh và theo sau có người mang lọng che. Người ta mở nắp hộp ra và trong đó có một đĩa với một trái lê đến từ Trung Hoa. Dù phải giữ thái độ trân trọng trước món quà từ đức vua, cha tôi cũng không sao kiềm chế được sự kinh ngạc và ồ lên bất ngờ, có lẽ những người được phái mang đến nghĩ đó là thái độ ngưỡng mộ. Món quà dù thật nhỏ nhặt nhưng có tầm quan trọng của nó, cần phải biết là ở xứ Cochinchine không có loại lê như thế. Và phải xem đó là một ân sủng lớn của vua Minh Mạng.
Các quan nhỏ cũng tặng quà cho các quan lớn là cấp trên trực tiếp: đôi vịt hay cặp gà, một giỏ cam hay nhiều bánh pháo nổ hay pháo hoa. Binh lính thuộc cấp của một vị quan, tất thảy từ chỉ huy đến lính thường, cùng nhau đi tết cho vị quan một cách rất trang trọng: một con heo nhốt rọ hay một đấu gạo.
Vị quan, ngồi trên sập chính giữa phòng khách, nhận quà một cách nghiêm trang, quà là con heo với đấu gạo, đồng thời cũng ghi nhận những lời chúc tụng của binh lính: tất cả đều cùng quỳ lạy sát đất ba lần để tỏ lòng tôn kính và phục tùng vị quan. Vị quan sẽ tỏ ra thư thái, ban cho họ một nụ cười bảo bọc, sai người phục vụ bếp và gia nhân mang lợn và gạo vào, rồi cho binh lính lui ra.
Gia nhân, cả nam cả nữ, cũng đều tặng quà cho gia tộc ông bà chủ. Nếu gia nhân đông người thì quà sẽ nhiều, nếu ít người thì quà cũng ít lại. Quà thường là con heo, giỏ trái cây hay đấu gạo, tùy theo số lượng cùng nhau đóng góp.
Cuối cùng đến cả con trẻ cũng có một món quà gì đó cho cha mẹ mình. Tôi còn nhớ, dưới triều vua Gia Long, ngài giám mục Veren, để không bị tụt hậu so với tập quán này, hằng năm ngài đều đi kiệu đến hoàng cung mang theo hai bình lớn nước hoa “eau de Cologne” mang nhãn vàng, dâng quà trực tiếp cho vua hay thông qua quan tùy tùng khi vua không thể tiếp. Nước hoa này rất được vua Gia Long ưa chuộng.
Cần lưu ý là quan lại không buộc phải có quà dâng vua vào dịp đầu năm.
Quà cáp thuộc cấp tặng cho quan trên một phần nào sẽ được trao trả lại vào ngày đầu năm. Như ta sẽ thấy ở phần sau, việc đó sẽ thông qua sự phân phát (mừng tuổi) vài quan tiền hay lạng bạc, hay có thể là một bữa tiệc.

Michel Đức Chaigneau


Trích từ Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau (Lê Đức Quang và Trần Đình Hằng dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2016)

#69 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/01/2017 - 21:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cầu Kho, vùng đất và người Sài Gòn xưa trước khi Pháp vô

29/01/2017

TTO - Có thể nói Cầu Kho là một trong những vùng đất xưa nhất của Bến Nghé (sau này là Sài Gòn, hiện là trung tâm TP.....) với những cư dân Việt đầu tiên định cư ở Sài Gòn với nhiều tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Không ảnh cầu Kho 1955 cho thấy cầu Kho bắc ngang một con rạch nhỏ (nay là đường Hồ Hảo Hớn, Q.1, TP.....), nối ra đại lộ Võ Văn Kiệt chạy dọc rạch Bến Nghé hiện nay - Ảnh tư liệu
Trong sách Bến Nghé xưa, nhà văn – nhà nghiên cứu Sơn Nam viết: “Cầu Kho là tên cây cầu bắc ngang qua con rạch ăn vào kho Quản Thảo”.
Tác giả “đoán chắc vị trí kho Quản Thảo thời xưa ở vị trí nhà thờ Cầu Kho ngày nay, trên nền đất còn cao ráo”…
Đất khởi dựng Bến Nghé xưa trước khi người Pháp vô hàng trăm năm
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, viết trong sách Địa chí Văn hóa thành phố .. ... ...., cho biết rằng kho Quản Thảo lập bao giờ, không thấy sử ghi.
Sử chỉ ghi đại khái là trong miền Nam, đất mới, dân chúng khẩn hoang lập ấp còn thưa thớt, triều đình Chúa Nguyễn chưa thiết lập bộ máy hành chánh rõ ràng, nên mới lần hồi lập chín kho để thâu thuế rải rác từ Mỹ Tho tới Biên Hòa.
Đến năm 1741, mới thấy ghi đủ tên 9 kho là: Tân Thạnh, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Qui An, Qui Hóa, Tam Lạch, Bả canh, Hoàng Lạp và Quản thảo.
Quản Thảo là 1 trong 9 kho, và có lẽ là kho được lập đầu tiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí kho Quản Thảo (hay kho Giản Thảo) trên bản đồ Trần Văn Học 1815

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà thờ Cầu Kho đuộc phỏng đoán xây trên nền kho Quản Thảo xưa - Ảnh tư liệu
Trước năm 1788, kho này mang tên Quản Thảo dành riêng cho trấn Phiên An. Năm Mậu Thân (1788) mở rộng thêm ra làm kho chung cả 4 trấn Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh và Định Tường “để thâu trữ thuế khóa, chi cấp lương bổng” (Trịnh Hoài Đức - Gia Định Thành Thông Chí, tập hạ).
Kho Bốn Trấn là tên mới của kho Quản Thảo, cách phía nam thành Gia Định 4 dặm rưỡi, ở một vị trí trung tâm và thuận tiện giao thông của Sài Gòn xưa.
Năm Ất Sửu 1805, nhà Nguyễn cho làm 6 dãy kho ngói cho kho Quản Thảo, ở giữa làm đền Tư Thương để thờ thần. Mặt tiền kho Quản Thảo có 4 cửa, hai bên tả hữu và mặt sau đều có 1 cửa, ngoài trồng rào tre, trước mặt giáp sông xây đá ong làm bờ cừ, hai bên trái phải và phía sau có sông nhỏ bao quanh.
"Kho Cẩm Thảo chứa thuế vua, mạch nước sữa dân ai dám phá" (Phú Cổ Gia Định - làm khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19).
Con sông nhỏ bao quanh kho Quản Thảo bắt nguồn từ khuôn viên công viên 23/9 gần đường Lê Lai ngày nay, chảy song song với đường quan lộ, đường cái quan xưa cổ (nay là đường Nguyễn Trãi), rồi quặt ra sát kho Bốn trấn để thông ra rạch Bến Nghé hiện nay.
Các cơ quan quân sự và hành chánh xưa nhất của Gia Định, chẳng hạn như dinh Điều Khiển… đều nằm trên khúc đường gần sông nhỏ Cầu Kho này. Kho Quản Thảo được vẽ rõ trên bản đồ Trần Văn Học 1815, ở một vị trí trung tâm và thuận tiện giao thông của Sài Gòn xưa.
Trịnh Hoài Đức, trong sách Gia Định Thành Thông Chí (viết khoảng đầu những năm 1820) ghi nhận: "Thời kỳ lưu dân mới tới mở đất, cho dân tùy tiện khai hoang lập ấp, để canh tác nông nghiệp khắp nơi, rồi tùy theo nghề nghiệp mà thu thuế “biệt nạp”.
Thuế biệt nạp là thuế công thương tính theo số hàng hóa quá cảnh hay số thợ từng nghề, từng nhóm. Thuế biệt nạp thâu bằng tiền và bằng hàng hóa. Ngay cả thuế ruộng đất cũng thu theo hình thức thuế biệt nạp.
Những cư dân đầu tiên trên đất Cầu Kho
Vùng đất có kho Quản Thảo từ lúc mới thành lập cho đến khi Sài Gòn, Gia Định bị người Pháp chiếm đóng vào năm 1859, ngoài quan lại và binh lính bảo vệ kho, còn lại chủ yếu là dân nghèo người Việt từ miền Trung vô mưu sinh trên vùng đất mới.
Những cư dân Việt sống xung quanh kho Quản Thảo lúc ấy chủ yếu sống bằng nghề khuân vác để đưa lúa, gạo ra vào kho. Họ sống trong những căn nhà sàn lợp lá ven sông rạch chung quanh Kho Quản Thảo, gọi chung là xóm Lá.
Ca dao Sài Gòn xưa: Kể từ chợ Sỏi trở vô - Xóm Lá là chợ, Thị Đô là cầu (xóm Lá hiện không còn, cầu Thị Đô nay là cầu Bà Đô trên đại lộ Võ Văn Kiệt).
Việc khuân vác lúa gạo không chiếm hết thời gian, chỉ tập trung cuối năm, khi vô mùa gặt nên những lưu dân người Việt một số sống thêm nghề làm thuê cho các điền chủ của đất Gia Định hay những chủ ghe thương hồ tới lui vùng Bến Nghé (khu vực trung tâm TP..... hiện nay).
Cũng có một số thợ thủ công từ bỏ quê cha, đất tổ Ngũ Quảng để mạo hiểm mưu sinh trên vùng đất mới, lập ra xóm nghề thủ công cho đất Bến Nghé, làm cốm, chế biến bắp…
Bài Phú Cổ Gia Định có nhắc đến xóm nhỏ nằm ngay trong khu vực Cầu Kho vốn là một xóm nghèo, tập trung nhiều người Việt sống tha hương cầu thực bằng nghề hành khất, cho nên mới có tên gọi xóm Cầu Khất: “Dưới đường đi cầu Khất, bỏ chi con trẻ lạc loài…”.
Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã chào đời năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, được các nhà nghiên cứu khẳng định rằng làng Tân Khánh này ngày nay thuộc khu vực Cầu Kho.
Học giả Vương Hồng Sển viết trong sách Sài Gòn Năm Xưa rằng: khu vực Cầu Kho có gia đình họ Võ hứa gả con gái là Võ Phi Loan cho Nguyễn Đình Chiểu, nhưng sau không gả vì Nguyễn Đình Chiểu bị mù lòa sau khi hay tin mẹ mất.
Hồi làm ở Nhà truyền thống quận 1 những năm 1986-1987, đi thực địa khu vực Cầu Kho, chúng tôi ghé một con hẻm lớn ở đường Trần Đình Xu - con đường trung tâm của phường Cầu Kho hiện nay, thuộc Q. 1, TP.....), bà con tại chỗ chỉ chúng tôi vô một căn nhà xưa, cất theo lối năm gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương rêu phong, trong nhà còn nhiều đồ đạc cổ xưa.
Người giữ nhà lúc đó chỉ là người làm còn chủ nhà thuộc dòng họ Võ đã định cư nước ngoài. Người giữ nhà cho biết đó đúng là căn nhà xưa kia từng kết thông gia với cha mẹ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, nhưng sau đã từ hôn.
Sau này, vào năm 1993, khi thực hiện công trình khảo sát kiến trúc cơ sở tín ngưỡng cho Sở Văn hóa Thông tin TP....., chúng tôi có trở lại thăm căn nhà họ Võ ở khu vực Cầu Kho, nhưng căn nhà đã bị phá đi, xây mới...
Nhìn chung, Cầu Kho là tên gọi của vùng đất xưa từng có cây cầu bắc ngang qua sông rạch để vô kho Quản Thảo được lập dưới thời các Chúa Nguyễn. Trên vùng đất đó, cùng với những cư dân nghèo của vùng đất Ngũ Quảng vô lập nghiệp, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã cất tiếng khóc chào đời...
... Ngày nay, tên Cầu Kho vẫn còn, nhưng chỉ còn là tên của một phường thuộc Q.1, TP......


tonydo 11:16 29/01/2017
hồi trước năm 1975 có con đường Phát diệm bây giờ sửa tên là Trần Đình Xu khởi từ đường Nguyễn Cư Trinh chạy qua Trần Hưng Đạo đến cầu Kho. Khu nầy có 2 di tích là mộ Cậu Hai Miêng chôn trong nhà thờ đường nói trên gần chợ sở Rác; ngoài ra vùng cầu Kho có ngôi nhà của ông phủ Ba Tôn Thọ Tường văn thơ xuất chúng nhưng thất thời; ai nói gì nói cụ cố HG Vương Hồng Sển vẩn 1 lòng kính trọng cụ Phủ Ba Tường sống cùng thời với HG Trương Vĩnh Ký
  • THÍCH 15

Sửa bởi tuphuongsg: 29/01/2017 - 21:16


#70 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/01/2017 - 19:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CẦU KHO BUỔI GIAO THỜI VÀ LỚP CƯ DÂN MỚI
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Sáng 17-2-1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha hạ thành Gia Định. Cùng với Bến Nghé "của tiền tan bọt nước", Cầu Kho đã thay đổi cả tên đất lẫn con người...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cầu Kho và những cư dân của nó khoảng năm 1900 - Ảnh tư liệu

Dân Gia Định, đặc biệt cư dân khu vực Cầu Kho vùng ven
thành Gia Định tan nhà nát cửa trong cơn binh lửa xâm lược…
“Từ Bến Thành trải qua chợ Sỏi, loài tanh hôi lang lệ biếtt bao nhiêu
Nơi Chợ Lớn sắp tới Cầu Kho, quân mọi rợ lẫy lừng quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm…”
(Gia Định thất thủ vịnh - làm ngay sau khi liên quân Pháp - Tân Ban Nha hạ thành Gia Định)
Là cư dân Cầu Kho, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã cùng gia đình rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình chạy về sống tại quê vợ ở Thanh Ba (Cần Giuộc, Long An).
Nhà thơ vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào, cũng như thất vọng trước thái độ của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay
(...) Bến Nghé của tiền tan bọt nước"
(Chạy Tây - Nguyễn Đình Chiểu)
Với hòa ước Nhâm Tuất 1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre): “Thà đui mà giữ đạo nhà!”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), sinh ra và lớn lên ở Cầu Kho - Ảnh tư liệu
Ấp, phố, xã... mới thay thôn làng xưa
Những thôn làng đất Gia Định được xác định từ thời vua Tự Đức mặc nhiên giải tán. Dân tản cư chạy giặc từ 1859 không trở lại nền nhà cũ.
Pháp cho chỉnh trang lại khu vực trung tâm gọi chính thức là Sài Gòn thay cho Bến Nghé; nhưng lúc này là khu vực quận 1 ngày nay, nhưng chỉ đến gần đường Nguyễn Thái Học.
Ngoài ranh này, phía tây là ngoại ô với hình thức làng xã mới lập, gồm những người tứ phương mới vừa qui tụ về.
Thoạt tiên chính quyền Pháp lúc ấy gọi vùng Cầu Kho là Nhơn Hòa ấp, Nhơn Hòa phố, đến cuối năm 1865 gọi Nhơn Hòa xã. Dấu ấn của đơn vị hành chánh mới này nay vẫn còn là ngôi đình mang tên Nhơn Hòa (27 Cô Giang, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.....).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đình Nhơn Hòa (27 Cô Giang, Q.1, TP.....) là ngôi đình của Nhơn Hòa xã lập khi Pháp mới vô - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Phía bắc Nhơn Hòa giáp làng Thái Bình (tên mới gồm một phần làng Tân Triêm cũ). Chợ Thái Bình ngày nay nằm ngay trục lộ giao nhau của hai con đường: Phạm Ngũ Lão và Cống Quỳnh, thuộc phường Phạm Ngũ Lão là ngôi chợ của ngôi làng mới lập này.
Ăn vào Chợ Lớn là làng Tân Hòa tọa lạc ngay vùng đất Cầu Kho xưa, bao gồm vùng đất bao quanh bởi các con đường hiện nay là Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hồ Hảo Hớn, Võ Văn Kiệt.
Đình làng Tân Hòa nay vẫn còn nhưng lại thuộc chủ quyền tư nhân, nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Văn Cừ, gần giao lộ với đường Nguyễn Trãi (P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.....).
Qua khỏi làng Tân Hòa là vùng Chợ Quán với tên gọi là làng Nhơn Giang, do tên cũ Giang trạm Tân Lộc phường. Nơi đây vốn là khu chợ nhỏ với nhiều quán xá hình thành từ đầu thế kỷ 18, với một giáo xứ Chợ Quán lập từ trước đó, năm 1723…
Cư dân mới đất Cầu Kho
Trong bối cảnh của vùng đất vừa xảy ra cuộc chiến xâm lược của người Pháp, không phải người Việt nào cũng có thể tìm đất, cất nhà ở Cầu Kho được. Ngoài dân tứ xứ cắm dùi không chính thức ở đây còn chính thức những cư dân mới là thương gia, công chức của tân trào, là điền chủ có ruộng vườn ở Cần Giuộc, Gò Vấp lên, hoặc phía Chánh Hưng, Tân An sang...
Trong đó lừng lẫy với người Sài Gòn lúc ấy là Huỳnh Công Miên, thường gọi là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, (1862 – 1899), con trai Lãnh binh Huỳnh Công Tấn, từ Gò Công đã cùng gia đình lên cư trú tại Tân Hòa, tên xã mới lập ngay trên đất Cầu Kho.
Sau thời gian phiêu bạt giang hồ khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, làm được một số việc nghĩa, Cậu Hai Miên đã nằm lại vĩnh viễn ngay trên đất Cầu Kho sau một trận thư hùng với nhóm du côn sử dụng toàn dao xắt chuối; được bà con Cầu Kho thờ ngay tại đình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cậu Hai Miên thuở nhỏ cùng cha mẹ và người hầu (phía sau) - Ảnh: Hippolyte Arnoux và Emile Gsell chụp trong "Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương" (Voyage de l'Égypte à l'Indochine) cách đây khoảng 150 năm.
Huyện Sỹ tên thật là Lê Phát Đạt (1841 – 1900), sinh ra trong một gia đình theo Công giáo tại khu vực Cầu Kho. Sau khi du học ở Malaysia về nước với vốn ngoại ngữ thông thạo, ông được chính quyền Nam Kỳ thuộc Pháp bổ nhiệm làm phiên dịch viên, rồi làm ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (từ năm 1880), phong hàm cấp huyện nên ông được gọi là Huyện Sỹ.
Thời đó, dân cư bỏ ruộng đất đi tản mác khắp nơi tránh Pháp, chính quyền cho đấu giá rẻ mạt mà cũng không có người mua. Vì làm việc cho chính quyền nên bất đắc dĩ ông phải chạy chọt tiền bạc để mua liều, nào ngờ gặp may, ruộng đất ông mua trúng mùa liên tiếp mấy năm liền nên ông trở nên giàu có nhất vào đầu thế kỷ 20: “Nhứt Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (có bản ghi là tứ Lộc).
Huỳnh Tịnh Của (1834 – 1907) từng đi du học tại Malaysia, tinh thông cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc Ty Phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn và cư trú tại khu vực Tân Hòa, tức Cầu Kho.
Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn lưu tâm giành nhiều thời gian nghiên cứu chữ quốc ngữ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn.
Huỳnh Tịnh Của sáng tác khá nhiều và đa dạng, nhưng trong số những tác phẩm của ông, nổi bật nhất là pho Đại Nam quấc âm tự vị. Qua tác phẩm đồ sộ đó, Huỳnh Tịnh Của đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng quốc văn mới.
Ðại Nam quấc âm tự vị là quyển tự vị tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, do người Việt biên soạn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một góc bến Cầu Kho cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu

Cám ơn tác giả cho thấy hình của gđ cậu Hai Miên hay Miêng.Phải nói cây Đắng sanh trái Ngọt[cha tàn sát dân lành để lập công với Tây ngỏ hầu thăng quan tiến chức;sau khi chết thây quá giòi.riêng con cậu 2 miên tiếng tốt vang bóng đến giờ thiên hạ tặng cho danh từ Miên Tử Lưu Linh;trước năm 1975 tôi ở trọ nhà gần chợ sở rác gần ngã 3 N Cư Trinh và Phát Diệm có dịp ghé qua viếng mộ cậu Hai bằng hồ vôi ô dước có khuôn bao vòng thành kiểu mộ xưa 50% Việt còn lại 50% Tây;nhưng bị nhà cất chen vô mấy ngôi mộ bị ngập nước đầu mộ có cây thập Giá xưa chôn trong đất nhà Thờ; nay chẳng biết còn hay đã lấy cốt rồi; như vậy quá tiếc cho hậu thế.Ko biết sao mà đất Thổ Mộ lại do chà xã tri ấn Độ trưng khẩn mổi năm nhà ở vùng nầy phải nạp thuế địa tô theo nóc nhà???

Sửa bởi tuphuongsg: 30/01/2017 - 19:07


#71 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/01/2017 - 21:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


A Hoành trong hẻm Tô Châu

29/01/2017
TTO - Một buổi chiều mưa dầm tháng bảy năm 1982. Vân ngồi trong nhà nhìn lên mái ngói của dãy nhà đối diện. Nước mưa chảy lăn tăn trên lớp mái rêu phong cũ kỹ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chiều về qua hẻm Tô Châu - Ảnh: HOÀI LINH
A Hỏi ngồi bên, cắm cúi viết chính tả trên cuốn tập Vân đưa cho.
Tuy lớn hơn Vân một tuổi, A Hỏi chỉ mới học chữ đây thôi. A Hỏi nói: “Lâu nay không biết viết, biết đọc tiếng Việt. Giờ học được thấy vui quá!”. A Hỏi viết mải miết cho đến khi có tiếng mẹ kêu to từ bên nhà: “A Hỏi, mày ở đâu?”.
A Hỏi ngừng tay, băng qua màn mưa chạy về nhà. Vân nhìn theo, thấy thương đứa bạn người Hoa nhà bán mì hoành thánh xá xíu quá.
Đó là lúc mới về sống ở hẻm Tô Châu.
Ông chủ hẻm không ai biết mặt
Hẻm Tô Châu ở số 47 đường Trần Hưng Đạo B, xưa là đường Đồng Khánh. Đây là nơi cư ngụ lâu đời của một cộng đồng nhỏ người Hoa gốc Quảng Đông. Gia đình Vân dọn về hẻm này năm 1981, lúc Vân mới 12 tuổi. Cả nhà trước kia sống ở đường Hàm Tử, sống chung với người Hoa đã quen nên cảm thấy thoải mái khi về đây.
Nhà Vân số 23, nằm trong nhánh trái của con hẻm hình chữ T. Mới về, vài người xúm lại hỏi: “Tên gì, nghĩa là gì?”. Mẹ Vân trả lời: “Vân, nghĩa là đám mây!”. Họ bảo: “Vậy gọi là A Hoành!”. Hoành, tiếng Quảng Đông nghĩa là “đám mây”. Từ đó, Vân có tên riêng chỉ trong hẻm Tô Châu mới gọi: “A Hoành”!
Hẻm Tô Châu là hẻm cụt. Ai hỏi: “Nhà ở đâu?”, Vân chỉ cần nói ở hẻm đối diện lò bánh mì Đồng Khánh thì ai cũng biết, vì bên kia đường là lò bánh mì chụm củi nổi tiếng. Hẻm có 31 căn, có bảy nhà người Việt.
Người Hoa ở đây biết nói tiếng Việt nhưng nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa. Nghe họ nói với nhau riết, lại nói lớn tiếng nên người Việt hiểu dần, thấy không đến nỗi khó lắm. Đám con nít người Việt học tiếng Hoa càng nhanh vì chơi chung với nhau.
Ông Tô Châu là chủ của toàn bộ nhà hẻm này, nghe kể lại vậy chứ đám trẻ lớn lên không ai biết mặt mũi ông ra sao. Gia đình ông đã rời đi từ mấy năm trước năm 1975, nghe đâu về lại Đài Loan.
Ông để lại cả hai dãy phố người ta đang thuê của ông, để lại cả cái tên Tô Châu trên bảng hiệu đầu hẻm. Toàn bộ nhà trong hẻm đều xây theo một kiểu nhà ống, ngang 4 mét, dài 20 mét, cửa sắt kéo, cửa sổ lá sách bên trong có chấn song.
Cuộc sống tuy ổn định nhưng người cố cựu trong hẻm đôi khi nhắc nhớ một món nợ âm ỉ. Họ bảo nhau: “Ông chủ đã đi từ đời tám hoánh. Bây giờ muốn trả tiền thuê nhà cũng chẳng biết trả cho ai. Thôi thì cứ ở vậy!”. Họ thầm biết ơn ông, nhắc lại như một huyền thoại ngày càng lùi xa trong ký ức.
Ban đầu, vì là nhà cho người nghèo thuê, ít có căn nào chỉ có một gia đình ở. Căn nào cũng ở ghép ít nhất là hai gia đình. Có căn chỉ có một bà xẩm ở ghép, sống một mình, ở riêng một phòng. Người trong nhà nương tựa lẫn nhau, ở chung nhưng phòng chỉ che bằng tấm vải nhỏ, chẳng sợ mất mát gì.
Tấm vải che cửa phòng lâu ngày xuống màu. Người trong nhà ngồi buồn nhìn tấm vải, nhìn hoài cũng không định được lúc ban đầu nó được in bông gì hay có màu gì, cũng không biết nó có từ khi nào.
Ở chung, xài bếp chung, sân chung nhưng người Hoa biết cách chia sẻ, không ai phiền ai. Họ chỉ đôi lúc cãi nhau vì xót ruột chuyện con nít đánh nhau. Mới cãi cọ hôm qua, hôm nay thấy đám trẻ chơi với nhau, người lớn cũng làm hòa.
Hầu như nhà nào cũng phơi đồ trước nhà. Con nít đi từ nhà này sang nhà kia chơi phải chui qua những sợi dây phơi đồ rỉ nước, riết rồi cũng quen. Sau này đi xa lại nhớ những chuyện như vậy.
Những ngày vui
Nhà đông người, tính người Hoa lại thích cất giữ đồ cũ nên nhà nào cũng đầy đồ đạc, lối đi chật hẹp vì khắp nơi nhét đồ cũ, cả dưới gầm giường, gầm tủ. Họ không bỏ thứ gì, mua cái tivi về xài mấy năm, sửa mấy bận nhưng vẫn giữ cái thùng.
Nhà cửa nhiều đồ nên tối tăm và bụi bặm. Do vậy, mỗi năm một lần vào khoảng sau rằm tháng chạp ta, không cần hẹn trước, cả xóm có một ngày cùng bừng dậy buổi sáng sớm. Nhà nhà không thiếu một ai, gọi nhau í ới khiêng hết đồ đạc ra sân làm tổng vệ sinh.
Lũ trẻ trong xóm thấy cảnh khiêng tủ giường chiếu, chén dĩa chất đầy lối đi là biết Tết sắp về, lòng lâng lâng vì sắp được nghỉ dài dài. Mấy người đàn ông cởi trần, bận xà lỏn lấy vòi nước xịt vào bàn ghế tủ, miệng xí xô xí xào. Từ đầu hẻm, lần lượt xuất hiện những người mua ve chai với quang gánh trên vai.
May ra họ mua được ve chai của mấy nhà người Việt, chứ người Hoa sau khi rửa ráy, lau chùi đồ đạc xong lại đem cất vô. Riết rồi ngày cả xóm làm vệ sinh nhà cửa ăn Tết trở thành tập quán vui mỗi cuối năm, đến độ những người Việt trong hẻm cứ chờ, cứ đợi.
Cứ gần Tết thì ngồi canh, đợi bà con người Hoa hò hét nhau thì cũng réo con: “Bữa nay tới ngày dọn dẹp, đi học về là dọn sạch nhà cửa nha con, sắp tới Tết rồi!”.
Trước năm 1994, Nhà nước chưa cấm đốt pháo nên Tết mang sắc thái khác bây giờ. Giao thừa, cả hẻm đầy mùi thuốc pháo. Bài tứ sắc với những lá nhỏ xíu đủ màu được mang ra chơi. Ai cũng bận áo mới để may mắn cả năm, người qua kẻ lại tạo thành bức tranh vui và sinh động trong hẻm.
Dù ai cũng thích Tết, nhưng đáng nhớ nhất lại là dịp Trung thu. Vì gần khu chế biến và bán bánh trung thu Đồng Khánh nổi tiếng, cả xóm lãnh gia công tách nhân hạt dưa. Một người lãnh mấy bao hạt từ lò bánh về chia cho cả xóm.
Người trong hẻm ngồi theo từng nhóm, vừa gõ hạt dưa vừa trò chuyện tới tận khuya, càng khuya càng vui. Lúc đó còn mỗi đám thanh niên vừa gõ vừa hát hò, chọc ghẹo nhau. Đến lúc lãnh công, chủ còn đãi đám trẻ một bữa há cảo.
Ngày Tết và Trung thu còn tùy vào sự xoay vần của thời gian, nhưng con hẻm còn có những ngày vui khác. Đó là ngày cưới. Vân được quan sát những ngày cưới rất vui của người Quảng Đông trong hẻm. Có mấy đám cưới mà hai nhà đều sống trong hẻm.
Lúc đó, bên chú rể không cần phải thuê xe rước dâu, chỉ đi bộ. Điều lạ là khi rước dâu, bên nữ hai nhà dồn về phía cô dâu, bên nam hai nhà dồn qua phía chú rể, dù là chị chú rể hay anh cô dâu. Khi đàng trai tới, người lớn vào nhà hết và phía đàng gái bắt đầu trò chơi của mình.
Họ ra điều kiện, muốn rước dâu, phía đàng trai phải làm theo các yêu cầu của họ. Các trò đưa ra: hít đất với số lần tùy đàng gái, hát một bài, chú rể phải cõng một người đi quanh sân vài vòng. Đàng trai làm theo các yêu cầu trong tiếng reo hò ầm ĩ của mọi người. Hẻm Tô Châu ở số 47 đường Trần Hưng Đạo B, xưa là đường Đồng Khánh - Ảnh: HOÀI LINH
Ai nấy mồ hôi nhễ nhại trong nắng, chú rể và các anh con trai diện láng coóng bị tung áo, sút cà vạt, thở phì phò, hoa cầm tay héo rũ rượi. Bên đàng gái còn sẵn sàng bày ra nhiều trò tai quái nữa cho đến khi người lớn giục sắp đến giờ rước dâu, họ mới tha cho nhưng ra yêu cầu về tiền lì xì. Số tiền cắc cớ, có thể là 9.999.999 đồng, không thiếu không thừa một đồng.
Có khi chú rể nổi cáu: “Mệt quá, không rước dâu nữa!”. Có lúc đàng gái không mở cửa, chú rể nổi khùng lắc cửa rầm rầm. Cuối cùng, có tay trong là cô dâu, mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, như trong bao đám cưới từ thời xa xưa ở cố hương của họ, được tái hiện trong cái hẻm nhỏ vùng Chợ Lớn này.
Trong hẻm có một phụ nữ ở một mình nhưng thuê nguyên căn nhà. Cô bày biện trong nhà sáng sủa, sạch sẽ, nhìn vô ai cũng thích. Điều đáng nhớ là mỗi lần muốn ăn há cảo, cô mở rộng cửa, đặt cái bàn rộng giữa phòng khách. Cả xóm biết ý, ai rảnh thì đến nhà cô phụ nhào bột quanh cái bàn, nặn từng cái há cảo.
Người hấp bánh, người nhào bột tưng bừng cả xóm. Xong việc, cô chia mỗi người một phần mang về. Từ nhỏ, Vân đã biết cô sống khá giả, nhưng không biết vì sao thui thủi không chồng không con, coi hàng xóm như người trong gia đình!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hẻm Tô Châu ở số 47 đường Trần Hưng Đạo B, xưa là đường Đồng Khánh - Ảnh: HOÀI LINH
A Hỏi, A Hoành và những ngày thương nhớ
Nhà A Hỏi sát vách nhà Vân. “Hỏi” gọi theo người Việt là Hải. Hai mẹ con đến đây thuê một phòng nhỏ trong con hẻm này khi mẹ ẵm con trên tay. Câu chuyện riêng của người phụ nữ này chỉ có ông chủ Tô Châu mới biết.
Ông đi rồi thì bí mật mãi giữ trong lòng người đàn bà ấy. Bà và con trai âm thầm sống, sáng đẩy xe mì đi khắp nơi, mẹ bán, con rửa chén. Tới chiều nếu còn ế vài tô, bà đến lay cánh cửa sắt nhà Vân, giọng lơ lớ: “A Hoành đói không? Ăn mì không?”.
Vân chỉ chờ có thế thôi, gật lia lịa. Mì hoành thánh của bà ngon lắm, không biết vì tuổi thơ háu đói hay vì tô cuối trong nồi, nước lèo đặc quánh và ngọt tê lưỡi, có cọng xà lách được rưới nhẹ nước lèo.
A Hỏi phụ mẹ bán từ nhỏ khá vất vả, bán xong về rửa chén, dọn dẹp mà cứ bị la hoài. Mẹ A Hỏi luôn mắng con là ham chơi, nhưng Vân biết A Hỏi chỉ thích đi học như Vân. Vân tặng cho A Hỏi cuốn vần tiếng Việt, bắc ghế ra sân, chỉ từng chữ. Mười một, mười hai tuổi, A Hỏi bắt đầu học a bờ cờ như vậy đó, từ cô giáo Vân nhỏ hơn một tuổi.
Thời gian trôi qua, A Hỏi vẫn ngày ngày đẩy xe mì hoành thánh đi bán. Có những ngày cúp điện lại mưa tầm tã, con hẻm Tô Châu biến thành sông, đồ đạc trôi lổn ngổn. Vân đi học về lội bì bõm vào nhà, vẫn thấy xe mì của hai mẹ con đẩy ra khỏi hẻm. Vân hỏi: “Mưa mà vẫn đi bán sao?”. A Hỏi cười: “Có để sẵn một tô cho A Hoành trong bếp, vô ăn liền đi nha!”.
Vân lấy chồng, rời hẻm Tô Châu năm 1993 sau 12 năm sống ở đó, nếm trải đủ vui buồn trong cộng đồng người Hoa Chợ Lớn hiền hòa này. Ngày xuất giá, cổng nhà Vân dán hoa gắn lá. Trước ngày đó, Vân thấy A Hỏi buồn buồn, hỏi: “A Hoành lấy chồng hả?”, rồi... khóc. Vân chợt nhận ra, lâu nay từng tô mì hai mẹ con mời mình ăn có chứa rất nhiều tình nhiều ý.


PHẠM CÔNG LUẬN

#72 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/01/2017 - 18:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tòa Lãnh sự Việt ở Cầu Kho bí mật chống Pháp

31/01/2017
TTO - Quận 1, TP..... ngày nay có 2 con đường mang tên là Nguyễn Thành Ý và Trần Doãn Khanh, tên 2 viên chánh, phó lãnh sự của triều đình nhà Nguyễn làm nhiệm vụ tại tòa Lãnh sự đặt trong vùng đất Cầu Kho.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị vua yêu nước Thành Thái (1879-1954 - đứng giữa, hàng đầu) và một số vị quan triều Nguyễn năm 1890 - Ảnh tư liệu
Sau khi hiệp ước 1874 ký kết giữa Pháp và triều đình Huế nhượng đứt 6 tỉnh Nam kỳ cho Pháp, triều đình Huế đặt Tòa Lãnh sự Đại Nam (quốc hiệu nước ta từ 1839-1945) tại Paris và Cầu Kho (Sài Gòn).
Tòa lãnh sự Đại Nam ở Cầu Kho có nhiệm vụ bênh vực quyền lợi cho người dân từ Bắc, Trung vào mua bán trên đất Nam Kỳ thuộc địa. Gặp trường hợp phạm pháp, Tòa Lãnh sự được can dự vào để xem chính quyền Nam Kỳ có làm đúng pháp lý hay không.
Ngược lại, tàu thuyền người Pháp, Âu, Việt cư ngụ ở Nam Kỳ ra Trung, Bắc cần được chính quyền Nam Kỳ và Lãnh sự Đại Nam ở Cầu Kho kiểm nhận trước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cảng Cầu Kho khi Pháp mới chiếm Gia Định - Ảnh tư liệu
Nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam chống Pháp ngay trên đất Cầu Kho
Tòa Lãnh sự Đại Nam đặt tại Cầu Kho từ gần cuối năm 1874 đến giữa năm 1883. Suốt thời gian khá này, chức vụ lãnh sự giao cho Nguyễn Thành Ý và có giai đoạn ngắn là Nguyễn Lập. Chức vụ phó Lãnh sự do Phan Khiêm Ích và sau là Trần Doãn Khanh.
Nguyễn Thành Ý người Quảng Nam, đậu cử nhân, từng làm quan ở Định Tường. Pháp đánh Sài Gòn vào lúc Nguyễn Thành Ý làm tri phủ, coi phủ Tân Bình (Sài Gòn, Chợ Lớn, Hóc Môn) nên am hiểu tình hình và quen thuộc nhiều nhân sĩ.
Một số nhân vật đang cộng tác với Pháp, như Tôn Thọ Tường, Tổng đốc Phương, Đốc phủ Trần Tử Ca đều là thuộc hạ nhỏ bé của Nguyễn Thành Ý lúc trước.
Khi đại đồn Chí Hòa thất thủ 1861, Nguyễn Thành Ý về miền Trung, giữ chức hải phòng ở Quảng Nam. Phan Khiêm Ích, quê ở Biên Hòa, đang giữ chức chủ sự bộ Binh.
Tòa Lãnh Sự Đại Nam hoạt động ngay sau khi ký hiệp ước Việt Pháp 1874, trụ sở đặt tại đường Dưới (đường Võ Văn Kiệt ngày nay), vào khoảng góc đường Đề Thám hiện nay (P. Cô Giang, Q.1, TP.....).
Đó là một tòa nhà trệt, khang trang, có nơi cho quân hầu trú ngụ, có chuồng ngựa. Khi ra ngoài, người của Tòa Lãnh sự dùng xe song mã, phương tiện sang trọng nhất bấy giờ.
Về mặt nổi, tháng 12-1878, Tòa Lãnh sự Đại Nam mướn tàu Pháp chở gạo ra giúp nạn nhân bão lụt ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Năm 1883, nhiều người từ Quảng Ngãi theo ghe buôn vào đất Gia Định để mưu sinh, sống bềnh bồng đã bị người Pháp bắt giao trả hơn trăm người. Tòa Lãnh sự lo chẩn cấp cho họ về quê.
Từ tháng 8 năm 1874, Nguyễn Thành Ý vội đến Sở Ba Son tuyển mộ năm người thợ có tay nghề để mộ về Huế làm việc cho triều đình Huế.
Những năm sau đó, thỉnh thoảng có người từ Huế, Đà Nẵng vào hoc những nghề nghiệp mới, như coi máy tàu thủy, học chữ Pháp, cách sử dụng máy điện tín, ngành chích ngừa bệnh dịch...
Ngược lại, phía người Pháp yêu cầu triều đình Huế cung cấp cho vài thợ giỏi về nghề xà cừ, làm sơn mài.
Ngoài ra, nhiều nho sĩ, điền chủ, hương chức làng từ Gò Vấp, Vĩnh Hội và từ hai tỉnh Gò Công, Biên Hòa thường ra vào Tòa Lãnh sự ở Cầu Kho.
Tòa Lãnh sự cũng bảo đảm cho nhiều nho sĩ, quan lại ở Quảng Nam, Bình Định, Huế... được vào Nam, lưu trú vài tháng để chịu tang cha mẹ, bán đất ruộng, thăm dòng họ.
Bí mật mua súng đạn, liên kết người Việt
Viên lãnh sự Việt Nam ở Cầu Kho cũng đã kín đáo liên lạc với lãnh sự các nước Anh, Đức để bàn việc mua súng ống, đạn dược chở về Huế, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nước Nam thời bấy giờ.
Chánh, phó lãnh sự Đại Nam ở Cầu Kho cũng thường lui tới nhà Trương Vĩnh Ký, Tổng Đốc Phương, Huỳnh Tịnh Của…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà Trương Vĩnh Ký ở Chợ Quán (hiện trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.....) nơi lui tới của chánh, phó lãnh sự Đại Nam ở Cầu Kho - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Một số hộ trưởng (một chức vụ quản lý các Sài Gòn - Chợ Lớn thời Pháp mới chiếm Sài Gòn - Gia Định) của Sài Gòn và Chợ Lớn công khai bày tỏ cảm tình với Lãnh sự quán Đại Nam. Một số thương gia, mại bản liên lạc để làm ăn vì Tòa Lãnh sự ở Cầu Kho thường xuyên mua sắm đồ đạc ở Chợ Lớn, với số lượng lớn đưa ra Huế.
Xóm Cầu Kho làm cơ sở cho nho sĩ từ miền Trung vào tạm trú trước khi đi Vĩnh Long, nơi chí sĩ Nguyễn Thông từng giữ chức đốc học. Nguyễn Thông lập Đồng Châu xã tổ chức của những người quê quán ở Nam Kỳ gom ra Bình Thuận để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp.
Một số đông nho sĩ, hộ trưởng, hương chức hội tề gom lại bến tàu ngày 2-5-1883 đón rước vài quan chức từ Huế vào, được các vị ấy nhắn nhủ: “Sống làm tướng, thác làm thần”, nghĩa là hãy giữ sự bất khuất dưới sự cai trị của Pháp.
Chánh, phó lãnh sự Đại Nam bị Pháp trục xuất khẩn cấp trong vòng 24 tiếng
Tất nhiên, mọi hoạt động của Tòa Lãnh Sự Đại Nam ở Câu Kho luôn bị mật thám Pháp theo dõi. Tham biện Pháp lúc ấy gửi phúc trình trong ngày 9 và 10-6-1883 cho Cảnh sát trưởng Sài Gòn để kết luận rằng lãnh sự Đại Nam đã lạm dụng quyền hạn, lạc quyên tiền bạc gửi về triều đình, loan tin thất thiệt, ủng hộ các hội kín có mục đích gây loạn.
Do đó, ngày 22-6-1883 thống đốc Nam Kỳ ra lệnh trục xuất chánh và phó lãnh sự Đại Nam, cấm trở lại Nam Kỳ và phải rời đi trong vòng 24 tiếng.
Khi chánh, phó lãnh sự, nhân viên và gia đình xuống tàu về Huế, khá nhiều hương chức ở Phú Lạc, Đa Phước (thuộc tỉnh Chợ Lớn xưa, nay nằm trên huyện Bình Chánh, TP.....), một số hộ trưởng của Chợ Lớn, thân hào ở Gò Vấp công khai đến gặp, dâng những lá thơ chia buồn, tạm biệt.
Vài viên chức nhỏ của Tòa Lãnh sự xin ở lại Sài Gòn, hoặc xin về Lục tỉnh; loan tin tình hình sắp thay đổi, thuận lợi cho đất nuốc, vì vậy thực dân hoảng sợ, trục xuất Lãnh sự quán.
Đáng ca ngợi trong thời kỳ này là Phan Văn Trị (Cử Trị), nhà thơ chiến đấu từng lên án công khai Tôn Thọ Tường ngay lúc ông còn nắm chút ít quyền hạn. Cử Trị từng liên lạc với hai viên chức Tòa Lãnh sự Cầu Kho.
Một người là ký Toán bị Pháp theo dõi vì nhiều lần tiếp xúc với lính tập người Việt trú đóng tại thành Ô Ma (nay là khu vực Bộ Công an trên đường Nguyễn Trãi, Q.1, TP.....), số này sửa soạn đi Bắc kỳ tham chiến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một lính tập người Việt trong quân đội Pháp và các con - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lính Trung đoàn dã chiến Nam Kỳ (Régiment de marche de Cochinchine) bên ngoài khu vực cổng trại lính chủ lực của quân Pháp khi mới chiếm đóng Gia Định. Dân Sài Gòn lúc ấy gọi là trại Săng-đá (soldat), hiện nay nằm trên đường Lê Duẩn (Q.1, TP.....). Rừng cây phía trước hiện là khu vực đường Tôn Đức Thắng - Ảnh tư liệu
Người thứ nhì là Nho từng đi Gò Vấp nhiều lần để bày tiệc, tạo cơ hội bàn chuyện chống Pháp.
Mặc dầu tòa lãnh sự bị giải tán, thực dân Pháp chính thức khủng bố nhưng Cử Trị đã cất công lặn lội từ Gò Vấp (quê quán của ông) đến Sài Gòn để gặp Nho, nhờ tìm cách liên lạc với ký Toán, bấy giờ mới hay Toán đã trốn vì thực dân đang tìm bắt khi phát hiện những cơ sở hoạt động mà ông này tổ chức ở Bà Rịa, Mỹ Tho, Gò Công.
Tóm lại, tòa lãnh sự Việt Nam đặt tại vùng đất Cầu Kho của Sài Gòn xưa, tuy chỉ 9 năm, nhưng đây chính là nơi tập trung, nuôi dưỡng tinh thần và vật chất của những người Việt yêu nước, chống Pháp thuở đầu tiên Pháp đặt ách thống trị.


TS HỒ TƯỜNG

Thanked by 1 Member:

#73 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/03/2017 - 21:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vua Gia Long và người Pháp: Vua Gia Long qua ghi chép của người Pháp

05:58 AM - 01/03/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Hình ảnh chiến thuyền thời Nguyễn khắc trên Cửu đỉnhẢnh: Tư liệu
Để có những hình ảnh đáng tin cậy về vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau.
Giáo sĩ Pierre-Marie Le Labousse, sinh ngày 22.1.1759 tại Pluneret (Morbihan, Pháp), đi truyền giáo từ ngày 20.9.1787, có thể ông đã mất ở Chợ Mới, tỉnh Khánh Hòa, ngày 25.4.1801. Le Labousse là một trong những phụ tá thân cận nhất của giám mục Bá Đa Lộc; ông đã đưa thi thể vị giám mục từ Quy Nhơn về Gia Định và ghi lại chúc thư của vị giám mục. Ông còn để lại nhiều thông tin đáng tin cậy khác về giai đoạn ông phục vụ Hội Truyền giáo ở VN. Trong số đó có chân dung vua Gia Long trong lá thư ông viết ở miền Nam Nam Hà gửi các vị giám đốc Viện Thừa sai. Lá thư này rất dài, đề ngày 1.5.1800, được in đầy đủ trong bộ Les Nouvelles Lettres Edifiantes (Tân huấn thư).
Đoạn ông viết về chân dung vua Gia Long, như sau:
“Ông hoàng này có lẽ là người sắc sảo nhất và sôi động nhất trong vương quốc ông, nhưng như tôi đã nói ở trên, những lời can gián của Đức giám mục Bá Đa Lộc cũng làm giảm bớt bầu nhiệt huyết này.
Ông không còn là ông vua chỉ biết cai trị bằng roi, kiếm và nói chuyện chết chóc nữa. Bây giờ ông là một vị đế vương, biết mình là cha của thần dân, chứ không phải là nhà độc tài của họ. Ngày trước, ông vẫn được lòng dân, nhưng không phải lúc nào ông cũng biết cư xử khéo léo mềm dẻo với các quan và quân lính. Họ sợ ông nhưng họ không thích ông. Ngày nay, ông đối đãi với họ khác hẳn, nếu trước đây họ chẳng bao giờ nghe được một lời êm tai, nay ông đã tìm được bí quyết thu phục lòng người. Ông cứng rắn nhưng không tàn ác; ông nghiêm trị nhưng theo đúng nguyên tắc pháp luật.
Ông có đủ tất cả các đức tính của lương tâm lẫn trí tuệ. Ông có lòng tri ân, hào hiệp, tinh tế về điểm danh dự; anh hùng trong nghịch cảnh, chịu đựng thất bại với lòng can đảm xứng đáng với vị hiền nhân đã rèn luyện ông (chỉ Bá Đa Lộc).
Thời trẻ, ông có say mê rượu chè, nhưng từ khi thấy mình phải cầm đầu sự nghiệp, ông đã hoàn toàn tự sửa, không nhấp một hớp rượu. Ông đã ra những huấn lệnh rất nghiêm khắc cấm say rượu.
Những đức tính trí tuệ nơi ông không làm giảm đức của lòng thương yêu; linh lợi, sâu sắc, thẳng thắn, nhìn thoáng qua là nắm bắt được trọng tâm của những sự thể phức tạp nhất. Nhờ có trí nhớ hơn người khiến ông ghi nhớ tất cả, cũng như sự dễ dàng thiên bẩm bắt chước được tất cả. Những công binh xưởng và những bến tàu chiến của ông làm cho người ngoại quốc thán phục và con mắt cả châu Âu sẽ khen ngợi nếu châu Âu có thể đến đây chứng kiến. Một bên, người ta thấy súng ống, đại bác đủ kiểu, đại bác dã chiến (pièces de campagne), giá súng đại bác (affuts), đạn đại bác... Một bên là thuyền tàu không đếm xuể, những chiến hạm lớn, đủ loại hình thái, kiên cố đến độ làm cho ta kính nể.
Tất cả đều là sản phẩm của nhà vua, một người vừa năng động vừa khéo léo. Mặt trời vừa ló dạng, ông đã ra khỏi cung điện, đến bến tàu, ông chỉ rời khỏi đây vào giờ ăn; chưa kể ông còn thường hay ở lại cả ngày để điều động các quan, mỗi người một chức, một việc; khi ấy ông ngồi chung một bàn với họ. Không có gì đập vào mắt hơn, khi ta thấy hàng ngàn người say mê làm việc dưới con mắt của nhà vua. Ông trông coi tất cả, điều khiển tất cả, có khi ông còn chỉ định cả các kích thước.
Ông đã làm được những chiến hạm Âu châu, chỉ với toàn người Việt. Ông bắt đầu bằng cách mua một chiếc tàu, tháo tung ra từng mảnh, rồi cho lắp lại, khéo đến mức đẹp hơn nguyên bản. Sự thành công đầu tiên này đã khuyến khích ông làm một tàu mới hẳn, và ông đã làm được; từ đó ông làm thêm hai chiếc nữa. Bốn chiếc tàu này là niềm vinh hạnh của ông. Ông đã làm rất mau chóng: chỉ mất ba tháng ở xưởng đóng tàu, có khi còn ít hơn; thế mà tàu rất lớn, chiếc thì chuyên chở được 26 đại bác, chiếc thì 36 đại bác. Mỗi chiếc có thể chở được hơn 300 thủy thủ. Ba chiếc trong số này mỗi chiếc được một sĩ quan Pháp điều khiển, chiếc thứ tư vừa xuống nước, sẽ do chính nhà vua điều khiển. Các ông sẽ ngạc nhiên khi nghe nói vua nước Nam có thể lái một chiếc tàu (do ông) làm và có cả các thuyền cụ theo lối Âu châu; các ông sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa, nếu các ông thấy tất cả những gì nhà vua làm ở đây. Ông có kiến thức về tất cả mọi sự và có năng khiếu làm tất cả; ông có cái tài, có thể nói là độc nhất vô nhị, về chi tiết. Tất cả những gì tôi tả lại ở đây chưa thể giúp các ông có một ý niệm đúng mức được.
Ông cực kỳ siêng năng. Ban đêm ông ngủ ít, đọc nhiều. Ông có tính hiếu kỳ và thích học hỏi. Trong cung của ông có nhiều sách Pháp viết về kiến trúc, thành đài. Ông thường giở từng trang để xem những đồ thị và cố gắng bắt chước. Mỗi ngày, ông có một bước tiến mới. Nói tóm lại, ông là vị vua lớn nhất tới nay chưa bao giờ có ở nước Nam”.
Bức chân dung Gia Long của Le Labousse có những điểm đồng quy với Sử Ký Đại Nam Việt về tính tình vua Gia Long: sự sáng dạ, giỏi bắt chước, ham học. Tóm lại, Le Labousse và tác giả Sử Ký Đại Nam Việt, đều không nói gì đến việc Bá Đa Lộc dịch sách chiến lược và xây dựng thành đài cho Nguyễn Ánh, bởi nếu Bá có dịch thì nhà vua đã không phải giở từng trang để xem những đồ thị và cố gắng bắt chước. Thụy Khuê
(Trích từ Vua Gia Long và người Pháp, NXB Hồng Đức và Saigon Books ấn hành tháng 1.2017)

#74 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/03/2017 - 20:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giải mã bí ẩn quanh ngôi mộ cổ trong công viên t*o Đàn

18/02/2017
Ngôi mộ nằm cách đường Trương Định (phường Bến Thành, quận 1, TP.....) chừng 30m, bên trong khuôn viên công viên t*o Đàn. Ít ai biết, đây là ngôi mộ của gia tộc lừng lẫy họ Lâm.
Ngôi mộ được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố
Trước ngôi mộ là một tấm biển bằng đồng ghi rõ: "Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố: Mộ cổ họ Lâm được công nhận năm 2014".
Phía sau tấm biển là một quần thể mộ táng với lối kiến trúc cũ xưa. Hai ngôi mộ lớn nằm kề nhau được xây dựng bằng hợp chất ô dước (vôi sống, cát mịn, bột vỏ sò trộn với mật mía và nước nhớt của một loại cây rừng).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu mộ cổ và bia công nhận di tích trong công viên t*o Đàn
Bên trong quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có bia bằng chữ Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong mộ kia là ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã (chưa xác định năm sinh, năm mất).
Từ dòng chữ trên bia "Đại Nam. Hiển khảo trọng giang..." cho thấy, ngôi mộ được xây vào thời Minh Mạng khi quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mặt trước của ngôi mộ
Một công nhân làm việc tại công viên kể lại: "Tôi làm việc tại công viên nhiều năm nay. Có những lúc tôi phải ở lại trực đêm nhưng chưa bao gặp chuyện gì kỳ lạ.
Vậy mà không hiểu có tin đồn thêu dệt từ đâu, khiến cho nhiều người cả tin sợ hãi. Cho đến năm 2014, ngôi mộ này được xác định là mộ cổ họ Lâm và được công nhận là di tích thì những tin đồn kia mới hết".
Lúc này, dư luận mới xoay sang chiều hướng khác, muốn biết thân thế người nằm trong ngôi mộ là ai...
Gia phả lừng lẫy của dòng họ Lâm
Gia phả họ Lâm tại tỉnh Kiên Giang có ghi :"Đời Thứ 1: Ông Lâm Tam Lang (17?? - 1795). Ông Lâm Tam Lang, tự là Nguyên Thất, không biết năm sinh. Ông mất vào mùa thu năm Ất Mão (1795).
Ông là người gốc ở Quảng Đông, Trung Quốc di cư sang Việt Nam, cư ngụ tại Sài Gòn, Gia Định.
Ông có vợ là bà Mai Thị Xã (không rõ năm sinh, năm mất). Mộ nguyên táng của họ tại Vườn Ông Thượng, Sài Gòn (nay là Vườn t*o Đàn, Quận 1, TP.....)".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà bia, có bia xác nhận tên người trong mộ. Tại đây, lúc nào cũng có nhang và hoa.
Cũng theo gia phả, ông bà Lâm Tam Lang có 4 người con. Trong đó người con thứ 3 là ông Lâm Phong Quang. Ông Quang sinh ra Lâm Kim Diêu rồi Diêu sinh tiếp Lâm Quang Ky.
Lâm Quang Ky chính là phó tướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ông là người đã đóng vai "Lê Lai cứu chúa", hy sinh thay cho Nguyễn Trung Trực năm 1868, thọ 29 tuổi.
Hiện nay tại Rạch Giá, Kiên Giang, tên Lâm Quang Ky được đặt cho một con đường lớn, song song với đường Nguyễn Trung Trực.
Giai thoại kể lại rằng, rạng sáng 16/6/1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, trong đó có Lâm Quang Ky làm phó tướng, đã tổ chức tấn công chiếm lấy đồn Kiên Giang đang trong tay người Pháp và làm chủ nơi đó được 5 ngày. Quân pháp phản công nghĩa quân thế cô, vũ khí kém, nên không giữ được thành.
Trong tình thế hiểm nghèo, Lâm Quang Ky cùng một số nghĩa quân cảm tử tự nguyện ở lại cầm chân quân Pháp. Nguyễn Trung Trực rút lực lượng chính về Hòn Chông. Lâm Quang Ky mặc chiến bào của Nguyễn Trung Trực, cầm cờ lệnh, cố tình chiến đấu kéo dài thời gian.
Cuối cùng, quân Pháp bắt được ông cùng với sáu nghĩa binh khác. Ông tự xưng là Nguyễn Trung Trực. Chỉ huy quân Pháp đinh ninh đã bắt được lãnh tụ nghĩa binh nên không cho quân truy đuổi nữa.
Qua ngày hôm sau, vụ việc trên bị bại lộ. Rất tức giận, Pháp sai người đem tất cả ra xử tại chợ Rạch Giá. Người dân biết chuyện, gọi ông là Lê Lai Kiên Giang.
Như vậy, anh hùng dân tộc Lâm Quang Ky là cháu gọi Lâm Tam Lang bằng ông cố. Đến đời thứ 7, họ Lâm có một nhân vật nổi tiếng khác xuất hiện.
Gia phả họ Lâm ghi như sau: "Lâm Đình Phùng là cháu đời thứ 5 của Lâm Kim Diêu và là cháu đời thứ 7 của ông tổ Lâm Tam Lang".
Lâm Đình Phùng chính là tên thật của nhạc sĩ Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa với những tác phẩm tình ca nổi tiếng như "Phút cuối", "Duyên kiếp", "Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi"...

#75 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/03/2017 - 21:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



'Văn Thánh' đất Gia Định xưa giờ ở đâu?

26/03/2017
TTO - Đại Nam Nhất Thống Chí - Lục Tỉnh Nam Việt của Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi: Văn Thánh Miếu được xây dựng ở địa phận thôn Phú Mỹ, huyện Bình Dương phía đông tỉnh thành Gia Định năm Minh Mệnh thứ 5 (1824).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cầu Văn Thánh bắc qua rạch Văn Thách trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh, TP..... - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Từ bến xe Văn Thánh, chợ Văn Thánh
Trên diện tích rộng 5.983,2m2 của địa chỉ số 561A đường Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP....., trước 1994 là Bến xe Văn Thánh, dành cho một số tuyến xe khách từ TP..... đi vài tỉnh miền Đông Nam bộ và khu vực Trung bộ.
Từ 1994, chợ Văn Thánh được xây dựng trên bến xe Văn Thánh cũ này. Đây là một trong những ngôi chợ có quy mô lớn ở TP..... lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm hoạt động, ngày 30-11-2010, chợ Văn Thánh đã đóng cửa, để bàn giao mặt bằng cho một chủ đầu tư thực hiện dự án chuyển đổi công năng của chợ Văn Thánh.
Hiện nay, trên khuôn viên Bến xe Văn Thánh, chợ Văn Thánh cũ, tòa cao ốc Pearl Plaza đã được xây dựng với 32 tầng nổi và 4 tầng hầm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cao ốc Pearl Plaza xây dựng trên phần đất của chợ Văn Thánh, bến xe Văn Thánh xưa - Ảnh: HỒ TƯỜNG
[color=rgb(0,0,0)]Rạch Văn Thánh và cầu Văn Thánh[/color]
Tuy cả bến xe và ngôi chợ mang tên Văn Thánh trên đường Điện Biên Phủ không còn, nhưng hai chữ “Văn Thánh” vẫn còn sử dụng để gọi tên 2 cây cầu bắc qua con rạch cũng mang tên “Văn Thánh”.
Rạch Văn Thánh chảy trong khu vực Q.Bình Thạnh (TP.....) một đầu nối với rạch Cầu Sơn, một đầu nối với rạch Thị Nghè, dài 2.352m, rộng 45m.
Như nhiều kênh rạch khác ở TP....., rạch Văn Thánh vừa bị ô nhiễm, vừa bị lấn chiếm làm cho dòng chảy hẹp. Hiện nay, trên một khúc rạch Văn Thánh gần sông Sài Gòn, người ta đang xây dựng cầu dành cho tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Đặc biệt, có 2 cây cầu cùng mang tên “cầu Văn Thánh” vì đều bắc ngang qua rạch Văn Thánh: một cây cầu trên đường Điện Biên Phủ, thuộc địa phận P.25 và một cây cầu trên đường Nguyễn Hữu cảnh, thuộc địa phận P.22, Q.Bình Thạnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạch Văn Thánh và các trụ cầu đang xây dựng cho tuyến metro đầu tiên ở TP..... - Ảnh: HỒ TƯỜNG
[color=rgb(0,0,0)]Khu du lịch Văn Thánh[/color]
Văn Thánh còn là tên gọi của khu du lịch Văn Thánh ở 48/10 đường Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh, cách trung tâm Q.1 khoảng 2km. Khu du lịch có diện tích 7,7ha trong đó có 2ha là hồ nước. Tại đây có các khu vực giải trí, nhà hàng với vườn hoa cây cảnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cổng vào của khu du lịch Văn Thánh nằm trên đường Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bia ghi chùa Văn Thánh xây trên nền Văn Thánh Miếu xưa - Ảnh: HỒ TƯỜNG
[color=rgb(0,0,0)]Nhưng tại sao lại mang tên “Văn T[/color][color=rgb(0,0,0)]hánh”?[/color]
Văn Miếu được xây dựng đầu tiên tại Thăng Long (Hà Nội) từ năm 1070 dưới đời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1808, vua Gia Long ra lệnh xây Văn Thánh Miếu và Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế, đồng thời ra lệnh cho xây Văn Thánh Miếu ở các vùng đất học nổi tiếng trong cả nước.
Có một điều đáng chú ý là vua nhà Nguyễn không gọi nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền là Văn Miếu mà gọi là Văn Thánh Miếu. Phải chăng nhà Nguyễn muốn thông tin được rõ ràng hơn: Văn Thánh Miếu là miếu thờ Thánh của ngành Văn - Khổng Tử, thay cho hai chữ “Văn Miếu” ý nghĩa chưa cụ thể lắm?
Riêng tại tỉnh Gia Định, sách Đại Nam Nhất Thống Chí - Lục Tỉnh Nam Việt của Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi: Văn Thánh Miếu được xây dựng ở địa phận thôn Phú Mỹ, huyện Bình Dương phía đông tỉnh thành, sùng bái tiên thánh Khổng Tử, quy chế rộng rãi, phía hữu dựng miếu Khải thánh, dựng năm Minh Mệnh thứ 5 (1824).
Theo thời gian, vùng đất xung quanh Văn Thánh Miếu đã được gọi thành khu Văn Thánh.
Sau khi thành Gia Định thất thủ năm 1859, có tài liệu nói khá trùng khớp với lời kể của các vị cao niên rằng: Văn Thánh Miếu của tỉnh Gia Định đã bị quân Pháp tháo dỡ sau năm 1859 để xây dựng cơ quan quản lý tàu thủy ngay trên mảnh đất đầu rạch Bến Nghé, mà sau này cơ quan này được xây dựng lại một lần nữa để thành Nhà Rồng (tức Bảo tàng .. ... .... hiện nay).
Trên khoảnh đất xưa của Văn Thánh Miếu tỉnh Gia Định, về sau người dân địa phương đã xây dựng một ngôi chùa thờ Phật đặt tên là “chùa Văn Thánh” (hiện ở số 115/9 Ngô Tất Tố, P.22, Q.Bình Thạnh).
Ngôi chùa nằm cạnh chân cầu Phú An (ngày trước gọi là cầu Dầu), đã được Sở Văn hóa - thể thao TP..... công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạch Văn Thánh và các trụ cầu đang xây dựng cho tuyến metro đầu tiên ở TP..... - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Trước 1975, khi ở trọ trong hẻm 169 đường Dương Công Trừng (nay là đường Ngô Tất Tố), chúng tôi thường thả bộ đến chùa lúc ấy rộng mênh mông, thoáng mát. Nay khuôn viên đất chùa chỉ còn khoảng 1.000m2.
Chánh điện chùa là ngôi nhà cổ xưa 3 gian 2 chái, vách chùa trước đây cũng bằng gỗ, nhưng qua thời gian nay thay bằng tường gạch. Phía trước sân chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên tòa sen cao. Pho tượng Di Lặc với nụ cười hiền hậu ở phía sau, thấp hơn.
Chùa không có trụ trì mà chỉ có người phụ trách trông coi hương khói, những ngày lễ tết hay mùng một, ngày rằm, khách đến thăm viếng chùa khá đông.
Dưới gốc cây bồ đề được trồng phía bên phải trước chánh điện chùa Văn Thánh có dựng 1 tấm bia với vài dòng chữ Hán ghi lại gốc tích về sự hình thành ngôi chùa này, trong đó có một chi tiết quan trọng: chùa được xây dựng trên khuôn viên của Văn Thánh Miếu tỉnh Gia Định.
Như vậy đã rõ, Văn Thánh là tên gọi tắt của Văn Thánh Miếu tỉnh Gia Định được xây dựng từ năm 1824. Sau khi thành Gia Định thất thủ năm 1859, Văn Thánh Miếu không còn. Tuy vậy, hai chữ “Văn Thánh” vẫn còn được gọi cho các dấu tích thiên nhiên và nhân tạo cận kề với Văn Thánh Miếu, một biểu tượng của vùng đất học Gia Định xưa.


TS HỒ TƯỜNG

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |