Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#1666 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/11/2021 - 18:51

'Đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện'

Trước ý kiến về giải pháp cho việc dạy thêm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết đang triển khai, trong đó đề nghị đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
11/11/2021,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sáng 11/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn lần đầu đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Nhiều vấn đề nóng của ngành được đặt ra và tranh luận với Bộ trưởng như thực trạng dạy thêm, học thêm; chất lượng sách giáo khoa; học sinh thiếu thiết bị học tập; thiếu giáo viên; học sinh không thích học lịch sử...
Về vấn đề dạy thêm, đại biểu Nguyễn Huy Thái nói dù bị nghiêm cấm, ngay cả trong dịch bệnh, tình trạng học thêm - dạy thêm vẫn diễn ra. Ông đề nghị Bộ trưởng chia sẻ quan điểm.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, bình thường, việc dạy thêm học thêm đã cần phải ngăn chặn, khi học trực tuyến, học sinh căng thẳng hơn nên việc dạy thêm là cần lên án.
Theo ông Sơn, Thông tư hồi tháng 3 do Bộ ban hành đã quy định số giờ dạy và học trực tuyến cho các cấp, các lớp. Vì vậy, ông đề nghị các Sở Giáo dục Đào tạo, các địa phương kiểm tra, thanh tra việc học trực tuyến xem có dạy quá giờ không. "Chúng tôi cũng sẽ tăng cường thanh kiểm tra để ngăn chặn việc này", Bộ trưởng Giáo dục nói.
Tuy nhiên, sau câu trả lời của Bộ trưởng, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn. Tham gia tranh luận, đại biểu Nguyễn Công Long nói: "Tôi hiểu rằng như vậy thì quan điểm của ngành giáo dục về vấn đề này là phải cấm. Tôi đồng tình là phải cấm dạy thêm trực tuyến, vì lợi ích của các cháu. Nhưng nếu chỉ cấm thì chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề", ông Long nói.
Ông phân tích, từ trước đến nay "chúng ta tiếp cận vấn đề dạy thêm như một vấn nạn của xã hội và xử lý theo cách là cấm. Có nơi còn tổ chức mật phục bắt quả tang giáo viên dạy thêm, đưa lên báo chí. Cách ứng xử với các nhà giáo như vậy không phù hợp. Tôi cho rằng không nên có tư duy như cũ, cái gì không quản được thì cấm", ông Long nêu quan điểm.
Ông cho rằng, nên đánh giá tác dụng của dạy thêm trong đời sống, vì đây là nhu cầu thực tiễn của phụ huynh, học sinh. "Con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt, đi làm cũng một phần là nhờ học thêm. Chứng tỏ nó có tác dụng chứ không phải không", ông dẫn chứng.
Tại phiên chất vấn hôm qua, có đại biểu thắc mắc tại sao ngành giáo dục cấm dạy thêm mà y tế không cấm bác sĩ làm thêm. "Vậy hôm nay tôi đặt vấn đề lại là tại sao ngành y được làm thêm mà giáo dục không được. Tôi cảm giác là khi giải quyết vấn đề này chúng ta không nhìn rõ được căn nguyên câu chuyện", ông Long nêu quan điểm.
Cả nước có 38.000 giáo viên phổ thông tiểu học. Vấn đề dạy thêm xuất phát từ thực trạng lương của giáo viên quá thấp, rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như kế mưu sinh. "Cần nhìn thẳng vào vấn đề này để giải quyết thấu đáo. Qua hai năm đại dịch vừa rồi, giáo viên cũng cần cứu trợ", đại biểu Long bày tỏ.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành chia sẻ, từ các khóa trước, Quốc hội đã thảo luận rất nhiều về chủ đề dạy thêm và "câu chuyện này chưa có hồi kết".
Theo ông Thành, có bốn giải pháp liên quan đến việc dạy thêm.
Thứ nhất, cần giảm tải chương trình, bắt đầu từ giảm tải sách giáo khoa. "Chúng tôi đã khảo sát từ bậc tiểu học đến trung học, thấy nhiều môn học sinh phải tiếp nhận khối lượng chương trình quá lớn. Nhiều nội dung không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hiện nay đang dạy trực tuyến, việc giảm tải càng cần thiết", ông nói.
Thứ hai, ông Thành đề xuất thay đổi phương pháp, từ dồn ép kiến thức sang dạy tư duy. Ông đồng tình khi Bộ trưởng nói sẽ chấm dứt tình trạng văn mẫu, chuyển sang cách dạy sáng tạo.
Thứ ba, cần đổi mới, cải tiến phương pháp thi cử mạnh mẽ hơn nữa theo hướng "cần tập trung vào đổi mới sáng tạo của học sinh nhiều hơn, thay vì thi theo mẫu".
Thứ tư, theo ông, nếu còn hệ thống trường chuyên thì còn dạy thêm, học thêm. Ông Thành đồng tình trường chuyên là cơ sở bồi dưỡng nhân tài, nhưng phải thay đổi nội dung và phương pháp để phù hợp.
Đáp lại, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải thích, trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tư quy định việc dạy thêm và học thêm, nhưng nếu đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì mới điều tiết được. Năm 2016, Luật Đầu tư bỏ dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên nhiều điều trong thông tư không còn hiệu lực. Bộ Giáo dục đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. "Còn nếu giáo viên dạy thêm cho học sinh, bớt nội dung cần dạy trên lớp, dạy cho nhóm riêng biệt thì lại là vấn đề đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, cần phải cấm. Dạy trực tuyến đã căng thẳng, nếu giáo viên dạy thêm theo cách này thì mới là điều cần lên án", Bộ trưởng Sơn nói.
Ông Sơn cũng nhấn mạnh, việc dạy thêm, học thêm vẫn cần giải pháp chuyên môn và tham khảo tinh thần, thái độ, dư luận xã hội. "Những ý đại biểu nêu là giải pháp về chuyên môn, chúng tôi đang triển khai. Việc trang bị, nhồi nhét kiến thức là nguyên nhân của tình trạng dạy thêm, học thêm", ông Sơn nói.
Thời gian tới ngành giáo dục sẽ tính đến lộ trình thi THPT theo hướng mới nhằm hạn chế việc dạy thêm. "Thực tế phụ huynh học sinh có tâm lý muốn con em mình học để ứng thí hơn là chú ý đến việc phát triển bản thân của các cháu. Đây là vấn đề tâm lý xã hội cần điều chỉnh", Bộ trưởng Sơn nêu quan điểm.
Tại phiên chất vấn sáng nay, trả lời đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, nhiều trường đa ngành hiện có xu hướng mở mã ngành về sức khỏe. Với chủ trương tự chủ đại học, đây là quyền của các đơn vị. Nhưng hai nhóm ngành về sức khỏe và sư phạm vẫn thuộc Bộ thẩm định và quyết định. Bộ đã yêu cầu mở chương trình phải đảm bảo tiêu chuẩn, tiêu chí nghiêm ngặt. Trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục rà soát các quy định xem có vấn đề gì chưa chặt chẽ để tiếp tục bổ khuyết thêm.
Với câu hỏi của đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh, Bộ trưởng nói chương trình học trực tuyến không bê nguyên từ giáo án bình thường vào giảng dạy. Trong bối cảnh mới, Bộ đã ban hành văn bản xác định chương trình học cốt lõi theo hướng tinh giản để phục vụ dạy trực tuyến và dạy trên truyền hình.
Các địa phương đang dạy trực tiếp sẽ dạy theo chương trình cốt lõi, sau đó quay lại củng cố mở rộng thêm. Với những nơi học trực tuyến, giáo viên bám theo chương trình cốt lõi và sẽ củng cố mở rộng thêm khi trở lại học trực tiếp.
"Chương trình cốt lõi là giải pháp chuyên môn ứng phó với việc dạy học đa dạng. Dạy trực tuyến được xây dựng bám trên chương trình cốt lõi, bao gồm cả việc học và kiểm tra, không phải bê nguyên chương trình bình thường vào dạy trực tuyến", Bộ trưởng nói.
Chiều nay, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Viết Tuân - Hoàng Thùy - Minh Sơn

------------------------------------------------


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


17/11/2021
Dân thiệt hại nặng vì mưa lũ, xã nói 'không ngập'


Bị thiệt hại nặng nề do ngập lụt khi lượng mưa 805 mm trút xuống trong 2 ngày, nhưng hàng chục hộ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở xã Yên Sơn (H.Đô Lương, Nghệ An) không nhận được đồng hỗ trợ nào, vì xã cho rằng “không ngập”.
Theo các hộ dân, sự tắc trách này đã khiến họ mất quyền lợi khi lẽ ra được hỗ trợ hàng chục triệu đồng nhưng đã không được nhận.
Hồ sơ xã “quên” chuyển lên huyện?

Ngồi buồn bã bên chòi canh cá nằm ở rìa làng, bà Nguyễn Thị Xuân (ngụ xóm Khánh Thế, xã Yên Sơn, H.Đô Lương) cho biết, cuối tháng 10.2020, mưa như trút nước kéo dài đã nhấn chìm toàn bộ cánh đồng này. 2 ao cá rộng 1,5 ha của gia đình bà cũng bị nước tràn bờ hơn nửa mét. Toàn bộ cá trong ao bị mất sạch. 1.500 con vịt đẻ nuôi ở khu vực này của gia đình bà cũng bị lũ cuốn mất tích.
“Mưa như trút, nước chảy cuồn cuộn, trắng băng cả đồng. Nhà trong xóm cũng ngập sâu hơn 1 m nước. Chúng tôi không có cách nào để cứu đàn vịt nên đành để nó trôi theo nước lũ”, bà Xuân kể. Đợt lũ này đã gây thiệt hại cho gia đình bà hơn 120 triệu đồng. Sau khi lũ rút, tháng 11.2020, theo hướng dẫn của xóm trưởng, bà Xuân kê khai thiệt hại do đợt lũ gây ra để được nhà nước hỗ trợ.
Theo Quyết định 48 năm 2017 (đã sửa đổi năm 2019 của UBND tỉnh Nghệ An về hỗ trợ khôi phục sản xuất do

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, dịch bệnh), mỗi héc ta ao nuôi cá bị thiệt hại trên 70% được hỗ trợ 10 triệu đồng, mỗi con vịt trên 28 ngày tuổi là 35.000 đồng, gia đình bà Xuân được hỗ trợ khoảng hơn 60 triệu đồng. Tuy nhiên, mới đây, sau khi thấy người dân các xã bên cạnh đi nhận tiền hỗ trợ, bà Xuân lên UBND xã Yên Sơn hỏi thì được trả lời, hồ sơ của người dân trong xã không được nộp lên huyện, nên không được hỗ trợ!
Tương tự, anh Trần Thế Lâm (ngụ xóm Minh Hòa, xã Yên Sơn) cũng cho biết, đợt lũ cuối tháng 10.2020 đã khiến toàn bộ cá nuôi trên đồng lúa của gia đình anh bị lũ cuốn sạch, gây thiệt hại hơn 60 triệu đồng. Tháng 11.2020, anh Lâm cũng kê khai thiệt hại và làm các thủ tục để được nhà nước hỗ trợ theo sự hướng dẫn của xóm trưởng, nhưng đến nay, anh chỉ nhận được câu trả lời của cán bộ xã là không được hỗ trợ vì hồ sơ xã “quên” chuyển lên huyện. “Chúng tôi đã làm đúng như hướng dẫn, nhưng cán bộ xã làm việc quá tắc trách khiến chúng tôi bị thiệt thòi”, anh Lâm nói.
Ông Nguyễn Duy Lê (ngụ xã Lạc Sơn, H.Đô Lương) thuê 9 ha ruộng của người dân xã Yên Sơn để nuôi cá vụ 3 từ nhiều năm qua. Đợt lũ tháng 10.2020 cũng khiến toàn bộ cá bị trôi. Ông Lê làm hồ sơ gửi UBND xã Lạc Sơn để được hỗ trợ, và căn cứ theo Quyết định 48 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An, ông Lê được hỗ trợ 46 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó hồ sơ được trả lại và cán bộ xã Lạc Sơn hướng dẫn ông đưa hồ sơ đến UBND xã Yên Sơn để nộp theo quy định. “Tôi đã nộp hồ sơ cho UBND xã Yên Sơn, nhưng đến nay, họ trả lời hồ sơ không gửi lên huyện nên không được hỗ trợ, và bảo gia đình tôi thông cảm”, ông Lê nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên, có hơn 20 hộ dân nuôi cá ở xã Yên Sơn đã gửi hồ sơ lên cho xã từ tháng 11.2020 để được hỗ trợ, nhưng xã đã không nộp lên huyện, khiến không hộ dân nào được nhận tiền hỗ trợ.
Làm rõ trách nhiệm cán bộ xã

Thế nhưng, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Thái Ngô Hiếu, Phó chủ tịch UBND xã Yên Sơn, lại cho rằng hơn 20 hộ dân này không đủ căn cứ, điều kiện để được hỗ trợ. Theo ông Hiếu, đợt lũ tháng 10.2020, các ao cá không bị ngập, hoặc ngập ít nên thiệt hại không đáng kể. Riêng diện tích cá vụ 3 xã cấm nuôi vì sợ hỏng bờ ruộng, nên không được hỗ trợ.
Những hộ dân nuôi cá bức xúc cho rằng, ông Hiếu trả lời như trên là không đúng sự thật và né trách nhiệm. “Cơn lũ cuối tháng 10.2020 lớn cỡ nào thì cả huyện này đều biết, ao cá chúng tôi ngập sâu hơn 1 m, sau lũ cá trong ao không còn con nào, nói không thiệt hại thì ai nghe?”, ông Nguyễn Duy Quỳnh, một hộ nuôi cá, bức xúc.
Một người dân nuôi cá vụ 3 trên ruộng lúa cũng cho rằng, việc nuôi cá vụ 3 được nhà nước khuyến khích, người nuôi đã thỏa thuận với người có ruộng nên nói không đủ điều kiện để được hỗ trợ là không đúng.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, do hoàn lưu bão số 9 gây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tổng lượng mưa từ 19 giờ ngày 28.10.2020 đến 13 giờ chiều 30.10.2020 tại H.Đô Lương là 805 mm. Người dân địa phương cho biết đây là trận lũ lớn nhất trong nhiều năm qua ở huyện này.
Ông Trần Ngọc Thuận, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Đô Lương, cho biết huyện có 32 xã, thị trấn đều được hỗ trợ thiệt hại với kinh phí hơn 10 tỉ đồng và đã chi trả cho người dân. Chỉ duy nhất xã Yên Sơn không chuyển hồ sơ lên huyện nên không được hỗ trợ. “Sau đợt lũ tháng 10.2020, chúng tôi đã nhiều lần nhắc các xã bằng văn bản và cả trong các cuộc họp phải sớm hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo quyền lợi cho người dân, nhưng không hiểu sao xã Yên Sơn lại không nộp hồ sơ lên? Chúng tôi đang đề nghị UBND huyện cho kiểm tra lại quy trình của xã Yên Sơn để làm rõ trách nhiệm của cán bộ xã”, ông Thuận nói.
Ông Thuận cũng cho biết, do đợt hỗ trợ này đã kết thúc nên không thể bổ sung được nữa, và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sẽ không thể phục hồi bằng nguồn ngân sách.
----------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đàn bò giá hàng trăm triệu bị kẻ gian chặt đứt chân trong đêm

LĐO | 16/11/2021 |
Sáng sớm, anh Quyền ra cho đàn bò ăn thì tá hỏa phát hiện 5 con đã bị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chặt đứt chân.


Ngày 16.11, UBND xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An cho biết, công an đang điều tra, làm rõ sự việc một gia đình trên địa bàn vừa bị kẻ gian chặt đứt chân 5 con bò trị giá hàng trăm triệu đồng.
Theo đó, sáng 13.11, anh Nguyễn Văn Quyền (42 tuổi) trú xóm 9, xã Nghi Phong ra khu trang trại của gia đình để cho bò ăn thì tá hỏa phát hiện đàn bò đã bị chặt đứt chân. Tại hiện trường, 5 con bò của gia đình bị chặt chân, máu khắp nơi.
Được biết, hơn 1 tháng trước, anh Quyền mới vay ngân hàng mua 11 con bò về nuôi vỗ béo tại khu chuồng trại cách nhà chừng 300m để bán. Vào đêm 12.11, anh Quyền ra cho bò ăn rồi đưa 5 con về nhà, để 6 con lại chuồng trại.
Anh Quyền đã trình báo sự việc lên cơ quan công an. Anh Quyền cho biết, 5 con bò bị chặt chân được anh mua với giá 250 triệu đồng. Sau khi sự việc xảy ra, anh Quyền phải bán 5 con bò này với giá 100 triệu đồng.
Hiện cơ quan công an đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân sự việc.
HẢI ĐĂNG

Thanked by 1 Member:

#1667 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/11/2021 - 19:36

Ổ gà chằng chịt đến mức khó tin trên quốc lộ 1 qua Quảng Ngãi

18/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quốc lộ 1 qua tỉnh Quảng Ngãi ổ gà chằng chịt như tấm áo rách, ước tính có đến cả ngàn ổ gà trải dài trên đoạn đường dài khoảng 50km. Nhiều điểm vừa vá xong đã hỏng.

Ngày 18-11, phóng viên Tuổi Trẻ Online đi dọc tuyến quốc lộ 1 từ TP Quảng Ngãi vào thị xã Đức Phổ ghi nhận mặt đường hư hỏng nghiêm trọng.
Dọc tuyến đường có hàng ngàn ổ gà, đoạn qua thị xã Đức Phổ bị hư hỏng nghiêm trọng nhất, ổ gà phủ kín mặt đường. Mặt đường bị khoét sâu ở nhiều điểm khiến xe cộ phải tìm cách lách qua bên kia đường.
Anh Tuấn, tài xế tuyến Quảng Ngãi - TP.H.C.M, cho biết quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Ngãi hư hỏng nặng khoảng nửa năm qua. Đặc biệt tuyến đường tránh qua huyện Mộ Đức và thị xã Đức Phổ hư hỏng nghiêm trọng, có đoạn ổ gà kéo dài hơn cả kilômet.
"Tôi thấy có người sửa chữa, nhưng vá xong lại hư hỏng, mặt đường nát lắm, đi phải cẩn thận từng tí, hớ ra là đụng ổ gà liền", tài xế Tuấn nói.

Theo quan sát của phóng viên, đoạn đường hư hỏng nặng nhất từ Km1063+877 (điểm giao nhau giữa đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với quốc lộ 1 tại xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa) đến Km1092+577 (tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Đức Phổ). Chỉ trong chiều dài gần 30km có đến hàng ngàn ổ gà lớn nhỏ.
Đoạn quốc lộ 1 nói trên được nâng cấp, mở rộng theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư gần 2.140 tỉ đồng. Đơn vị thi công là liên danh nhà đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân và Tổng công ty Thành An. Tuyến đường hoàn thành nâng cấp mở rộng và đưa vào khai thác năm 2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhiều ổ gà hư hỏng khoét sâu tạo thành những cái bẫy - Ảnh: TRẦN MAI
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều ổ gà được vá tạm bợ nên nhanh chóng bị hư hỏng. Thậm chí chiều 16-11, khi trời đang có mưa vẫn thấy một số công nhân và thiết bị cơ giới vá ổ gà trên tuyến tránh qua thị xã Đức Phổ và nhanh chóng bị xe cộ "bới" lên, nhựa vung ra khắp mặt đường.

Chi cục Quản lý đường bộ 3.1 (thuộc Cục Quản lý đường bộ 3) đã có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi đề nghị có giải pháp khắc phục hư hỏng trên mặt đường, theo đó các đoạn quốc lộ hư hỏng vẫn đang trong thời gian bảo hành.
Thời gian qua, mưa lớn kéo dài khiến mặt đường có nhiều "ổ gà" sâu hơn, sình lún ở nhiều đoạn gây mất an toàn giao thông. Trên tuyến còn có 72 tấm đan chịu lực của rãnh dọc ở 52 vị trí bị gãy, vỡ cục bộ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngay lối vào trạm thu phí BOT ở huyện Tư Nghĩa, mặt đường cũng tan tành - Ảnh: TRẦN MAI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những ổ gà hư hỏng phủ kín mặt đường quốc lộ 1 qua Quảng Ngãi - Ảnh: TRẦN MAI
Chi cục Quản lý đường bộ 3.1 đề nghị Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị thi công vá tạm những đoạn hư hỏng, đảm bảo giao thông trong thời tiết xấu. Văn bản cũng yêu cầu trong trường hợp chậm trễ khắc phục để xảy ra tai nạn giao thông, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ông Nguyễn Phong, giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi, cho biết đã làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân và yêu cầu sửa chữa tạm thời đảm bảo lưu thông, khi hết mưa phải có giải pháp thảm lại mặt đường.
"Sở và Chi cục Quản lý đường bộ 3.1 đã đi kiểm tra, thật sự là hư hỏng quá mức, quá nhiều ổ gà khắp mặt đường", ông Phong nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lúc 15h30 chiều 16-11, lực lượng vá đường trong lúc trời mưa - Ảnh: TRẦN MAI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những ổ gà vừa vá xong đã bong tróc trở lại, đây chỉ là giải pháp tạm thời - Ảnh: TRẦN MAI

Thanked by 1 Member:

#1668 trienmientrienmien

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 151 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 19/11/2021 - 20:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có ai biết gì về nguồn góc, bà Diệp Bạch Dương ? Tại sao tài sản lên đến 10,000 tỷ, rồi làm ăn thua lỗ liên tục ? BDS mà sao thua lỗ đc, ? Chuyện phía sau câu chuyện là gì ?

Cảm ơn .

#1669 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/11/2021 - 20:32

Cạo trọc cả quả đồi làm dự án bất động sản ở Bảo Lộc
  • Thứ sáu, 19/11/2021 06:00 (GMT+7)
Trong cơn sốt đất vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, doanh nghiệp cho san ủi cả một quả đồi ở thủ phủ trà Bảo Lộc (Lâm Đồng) để phân lô, thi công dự án bất động sản.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiều tháng nay, Công ty CP đầu tư và phát triển bất động sản Khải Hưng (trụ sở TP.H.C.M) quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng về dự án Khu nghỉ dưỡng Sun Valley Bảo Lộc (thuộc địa giới xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm với phường 1, TP Bảo Lộc).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dự án này rộng 45,5 ha, chiếm gần một nửa quả đồi ở phường 1, TP Bảo Lộc. Theo người dân địa phương, quả đồi này trước đây trồng chè, cà phê nay bị san ủi, cạo trọc để xây dựng dự án bất động sản.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có mặt tại dự án này, chúng tôi chứng kiến nửa quả đồi bị cạo trọc, đào bới nham nhở. Bên trong dự án, máy móc hoạt động rầm rộ, số công trình đã xuống móng bắt đầu xây lên tầng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo quảng cáo, dự án có hơn 500 nền, diện tích từ 180-1.000 m2. Người mua đất nền hoặc các căn biệt thự ở dự án này được sở hữu lâu dài, sổ đỏ riêng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dự án đang thi công nên trước các cổng vào bảo vệ canh gác nghiêm ngặt, người lạ hoặc không có phận sự đều bị từ chối vào trong.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khu đất rộng gần 50 ha được xây bờ rào, giăng kẽm gai kín mít.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người dân địa phương cho biết hoạt động đào núi, san ủi quả đồi được thực hiện nhiều tháng trước, gần đây rất đông người đi ôtô biển số ngoại tỉnh đến xem dự án.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người dân gần dự án cho biết việc thi công diễn ra không ngưng nghỉ, dù là trời mưa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dự án này được Công ty CP Đầu tư phát triển bất động sản Khải Hưng quảng cáo là loại hình đất nền, shop house, biệt thự, nhà phố…, mật độ xây dựng 45% và chủ đầu tư thứ cấp được xây dựng tự do.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một số công trình nhà mẫu đã được hoàn thành, còn số ít khác đang được gấp rút thi công ngay tại mặt tiền dự án Sun Valley hướng từ đường Tản Đà, TP Bảo Lộc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mới chỉ là san nền, bỏ móng nhưng chủ đầu tư đã tung ra nhiều chương trình giới thiệu và có hản khu vực để chuyên tiếp những nhà đầu tư ngay trong khuôn viên dự án này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Một ngày chúng tôi tiếp hàng chục khách hàng từ Hà Nội, TP.H.C.M, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương... đến để xem dự án. Quý khách có thể yên tâm về mặt pháp lý và thủ tục khi quyết định đầu tư ở dự án của chúng tôi", một tư vấn viên dự án Sun Valley cho biết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dù được quảng cáo rầm rộ, dự án Khu nghỉ dưỡng Sun Valley Bảo Lộc phần lớn đang là đất trống, hệ thống hạ tầng cơ sở chưa được thi công.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#1670 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/11/2021 - 20:06

Biến phòng khám công thành phòng khám tư, cho bác sĩ thu tiền trực tiếp?

20/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng loạt phòng khám trực thuộc Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng được thành lập để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng nguồn thu cho bệnh viện, nhưng nguồn tiền thu được tại phòng khám này có dấu hiệu vào túi riêng của bác sĩ.










Nhiều ngày ghi nhận tại các phòng khám mà lãnh đạo Bệnh viện Kiến An khẳng định là trực thuộc đơn vị này quản lý, chúng tôi thấy bệnh nhân khám chữa tại đây phải đưa tiền trực tiếp cho bác sĩ, không thực hiện quy trình đóng tiền tại quầy thu ngân của bệnh viện, lấy hóa đơn trước khi khám chữa như lời lãnh đạo bệnh viện thông tin.
Biến phòng khám công thành phòng khám tư?
Từ phản ảnh của bệnh nhân, nhóm phóng viên Tuổi Trẻ đã có nhiều ngày ghi nhận thực tế hoạt động của các "phòng khám yêu cầu" nằm ngay mặt đường Trần Tất Văn, quận Kiến An, Hải Phòng mang danh Bệnh viện Kiến An.
Các phòng khám này phía trên phần biển giới thiệu có đề dòng chữ nhỏ ghi "Bệnh viện Kiến An", nhưng phía dưới lại gắn trực tiếp với tên của các bác sĩ như: Phòng khám bác sĩ Thành Thủy; Phòng khám bác sĩ Giang;...
Trong vai bệnh nhân, chúng tôi có mặt tại phòng khám ghi biển hiệu "Bệnh viện Kiến An - Phòng khám sản phụ khoa Thành Thủy", thấy bác sĩ Phạm Văn Thành - trưởng khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Kiến An - đang làm việc tại đây.
Không cần nộp tiền tại quầy thu ngân của bệnh viện, chúng tôi vào thẳng phòng khám và được nhân viên y tế khẳng định chắc nịch đây là phòng khám tư. Sau đó, chỉ cần kể bệnh và nguyện vọng muốn khám về vấn đề gì, chúng tôi được nhân viên ghi vào sổ, sau đó đợi đến lượt khám.

Trong lúc ngồi chờ, chúng tôi ghi nhận ngoài bệnh nhân ngoại trú còn có cả bệnh nhân nội trú mặc quần áo của bệnh viện ra, đều phải nộp tiền trực tiếp tại phòng khám mà không có biên lai, hóa đơn.
Bác sĩ Phạm Văn Thành là trưởng khoa và bác sĩ Bùi Thị Bích Thủy là phó khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Kiến An.
Tại một phòng khám khác có đề biển hiệu "Bệnh viện Kiến An - Phòng khám sản, phụ khoa" do bác sĩ Lê Thị Giang phụ trách, chúng tôi được nhân viên hướng dẫn ra cổng bệnh viện khai báo y tế rồi quay lại phòng khám, không cần mua phiếu mà sẽ trả tiền thẳng ở phòng khám.
Sau khi khai báo y tế và quay lại phòng khám, nhân viên gọi điện cho bác sĩ báo "có bệnh nhân" và dặn chúng tôi ngồi chờ. Theo nhân viên này, đây là phòng khám riêng của bác sĩ Giang - trưởng khoa phụ khoa, Bệnh viện Kiến An.
"Nếu theo bác thì tốt nhất là đi vào buổi chiều, vì sáng bác ấy hay có ca mổ. Đây là phòng khám tư nên cũng không có hóa đơn để thanh toán bảo hiểm", nữ nhân viên tại phòng khám này cho hay.
Chờ khoảng 20 phút, bác sĩ Giang từ trong bệnh viện đi ra khám, tư vấn cho bệnh nhân. Chi phí một lần siêu âm là 120.000 đồng và bác sĩ Giang là người trực tiếp thu. Cùng lúc, có cả 2 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện cũng được bác sĩ trực tiếp thăm khám và thu tiền. Tất cả đều không có phiếu thu, hóa đơn.
Kiểm tra hằng ngày nhưng chưa phát hiện vi phạm






Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về vấn đề các phòng khám trên thuộc bệnh viện quản lý hay của tư nhân, hoạt động theo cơ chế nào và quản lý thu chi ra sao, việc thu tiền mặt trực tiếp tại phòng khám không thông qua quầy thu ngân của bệnh viện là đúng hay sai, bà Nguyễn Thị Phương Mai - trưởng phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện Kiến An - cho biết các phòng khám này tồn tại từ năm 2008 theo quyết định số 88/QĐ-BV ngày 8-8-2008 về việc thành lập khoa khám bệnh đa khoa quốc tế trung tâm y học kỹ thuật cao, trên cơ sở được sự đồng ý của Sở Y tế Hải Phòng.
Theo bà Mai, đây là các phòng khám có nhiệm vụ khám theo yêu cầu cho nhân dân trong khu vực, khám sức khỏe cho người lao động trong nước và đi nước ngoài... Trải qua nhiều thời kỳ và có sự thay đổi về nhân lực, nhưng hầu hết đều lấy các bác sĩ có năng lực chuyên môn cao là trưởng khoa, phó khoa có trình độ sau đại học để khám và điều trị.
Về quản lý thời gian làm việc, do đây là phòng khám của bệnh viện nên hoạt động linh hoạt nhưng có nguyên tắc. Các bác sĩ trưởng, phó khoa phải có trách nhiệm sắp xếp công tác chuyên môn để đảm bảo công việc trong khoa, khi nào có thời gian thì mới tham gia.
Bà Nguyễn Thị Xuân - trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Kiến An - cho biết thêm, những phòng khám này thuộc bệnh viện, hoạt động chung nên việc thu chi cũng đều phải tuân thủ theo quy định.
Cụ thể, hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên tất cả bệnh nhân đến bệnh viện bắt buộc phải theo quy trình khai báo y tế, sau đó được cấp mã và nộp tiền tại bộ phận thu ngân của bệnh viện để được cấp phiếu xác nhận "đã nộp tiền" rồi mới ra những phòng khám yêu cầu của bệnh viện để khám.
Theo bà Xuân, bệnh nhân điều trị nội trú vẫn có thể khám siêu âm ở những phòng khám này nhưng phải đưa vào hồ sơ bệnh án để quyết toán.
"Bác sĩ và nhân viên y tế tại các phòng khám chỉ làm công tác chuyên môn, không liên quan đến tài chính và tuyệt đối không được thu tiền mặt của bệnh nhân. Nếu thu trực tiếp của người bệnh mà không thông qua bộ phận tài chính kế toán là vi phạm", bà Xuân nhấn mạnh.
Theo bà Xuân, cuối mỗi ngày bệnh viện đều kiểm tra giữa sổ ghi chép tại phòng khám với hệ thống kế toán bệnh viện xem có "khớp" hay không, và khẳng định đến nay vẫn chưa phát hiện vi phạm nào.
"Bệnh viện có lắp hệ thống camera để giám sát hoạt động tại các phòng khám, nhưng do bộ phận khác quản lý. Chúng tôi không kiểm tra vì không thấy có bất thường gì trong sổ sách ghi chép hằng ngày", bà Xuân cho hay.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi các phòng khám này trực thuộc bệnh viện nhưng phiếu trả kết quả khám bệnh lại chỉ ghi tên phòng khám liệu có đúng quy định, bà Xuân từ chối trả lời với lý do không nắm được việc này.
---------------------------------------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hà Nội: Người phụ nữ mang thai bị hành hung, kéo lê ở chung cư cao cấp vì mâu thuẫn trên MXH

Anh Đức,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

1 ngày trước

Nhóm người mâu thuẫn trên Facebook sau đó xảy ra mâu thuẫn ở khu vực chung cư, hậu quả một phụ nữ bị rách trên mặt phải nhập viện điều trị.

Nạn nhân được xác định là chị N.T.H.A. (26 tuổi, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trước khi xảy ra vụ việc, chị A và người phụ nữ tên M. có xảy ra mâu thuẫn trên Facebook.
Theo nạn nhân, bạn của chị là chị P.T.T. (27 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội) vào bình luận bênh vực chị A. thì bị một phụ nữ tên D. (ở tòa nhà T18, Khu đô thị Times City) đăng ảnh của mình lên mạng xã hội bôi nhọ. Sau đó, D. tiếp tục hẹn A. gặp nhau nói chuyện, giải quyết mâu thuẫn vào 23h ngày 10/11.
"Mục đích của chúng tôi đến gặp yêu cầu D. xóa hình ảnh của mình bị đăng tải lên mạng xã hội. Vừa đến nơi, M. đã lao vào đánh T. Lúc này, mấy người khác cũng lao vào hành hung T. Thấy bạn bị đánh tôi chạy vào can ngăn thì bị M. giằng ngã xuống đất", chị A. kể lại với PV.
Chị A. cho biết mình đang mang thai 2 tháng, nhưng thời điểm xảy ra xô xát, chị bị một người đàn ông không biết tên kéo lê hơn 10m. Còn bạn chị A. bị M. cầm chai bia đập vào đầu, lấy mảnh vỡ chai dí vào mặt gây thương tích.
"Bị tấn công, tôi vội chạy ra gọi bảo vệ tòa nhà để báo công an. Lúc sau, nhóm người đánh hội đồng chúng tôi vội rời đi vào bên trong tòa nhà", chị A. nhớ lại và cho biết sau đó đưa T đi bệnh viện cấp cứu với thương tích trên phần đầu, mặt, cơ thể, đồng thời đi khám thai.
Qua khám ban đầu, chị T. bị rách ở vùng mặt phải khâu 5 mũi, ngoài ra còn một số thương tích trên người.
"Hiện, tôi đã trình báo công an. Tinh thần bạn tôi bị hoảng loạn. Người hành hung chúng tôi sau muốn gặp nhưng tôi không đồng ý. Tôi mong muốn cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm nhóm người này. Thậm chí, họ có hành vi gọi điện đe dọa chúng tôi", chị A. cho biết thêm.

Liên quan đến vụ việc, ngày 19/11, lãnh đạo UBND phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một nhóm phụ nữ xô xát trước sảnh tòa nhà T18, Khu đô thị Times City.
Chính quyền đã giao cho Công an phường Mai Động, hiện vụ việc đã được chuyển lên Công an quận Hoàng Mai để xác minh, làm rõ.
Về thông tin cho rằng chị M. mới từ TP.H.C.M ra Hà Nội nhưng không cách ly theo quy định mà tụ tập đánh nhau, vị lãnh đạo Công an phường Mai Động cho biết, cơ quan công an sẽ điều tra làm rõ.

Thanked by 1 Member:

#1671 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/11/2021 - 20:34

Tàu Cát Linh - Hà Đông vắng khách ngày đầu bán vé

Hà Nội7h ngày 21/11, ga Cát Linh bắt đầu đón những vị khách đầu tiên, lượng khách tăng dần song không còn đông như những ngày miễn phí.
Ga Cát Linh không còn cảnh người dân xếp hàng chờ lên tàu. Khu vực sảnh chờ, có thời điểm chỉ có nhân viên nhà ga, lượt lên đông nhất không quá 30 người. Trên mỗi khoang tàu, phần ghế trống khá nhiều, hành khách dễ dàng chọn được chỗ ngồi đẹp ngay cạnh cửa sổ lớn để ngắm nhìn hai bên đường.
Vào buổi sáng, hiếm khi 5 toa tàu khởi hành từ ga Cát Linh lấp đầy hành khách. Qua mỗi ga, đoàn tàu chỉ đón thêm khoảng 6-7 người. Tại ga Yên Nghĩa, điểm cuối của hành trình, khách cũng thưa vắng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hôm nay khách đi tàu chủ yếu là những người muốn trải nghiệm, số ít tới ga mua vé tháng. Anh Nguyễn Minh Tuấn ở quận Tây Hồ, cho hay biết tàu chạy từ trước, song nay mới đi thử. "Tôi muốn đợi hết đông thì mới đi trải nghiệm cho thoải mái", anh Tuấn chia sẻ.
Di chuyển từ Hà Đông lên ga Cát Linh để mua vé tháng, anh Từ Mạnh Thanh mất chưa tới 2 phút để nhận thẻ, giá vé một tháng là 200.000 đồng. Kể từ khi tàu điện hoạt động, anh Thanh đã lựa chọn làm phương tiện di chuyển chính. "Tôi đi bộ từ nhà ra ga mất 10 phút, sau đó lên tàu tới chỗ làm", anh Thanh nói.
Thống kê của Metro Hà Nội, đến 13h ngày 21/11, có gần 5.700 khách đi tàu. Trước đó khi vận hành miễn phí, mỗi ngày tàu Cát Linh - Hà Đông vận chuyển bình quân 25.300 khách, ngày cuối tuần khoảng 38.000.
Từ ngày 21/11, hành khách đi tàu từ ga Cát Linh không còn được để xe miễn phí. Metro Hà Nội bố trí một khu vực để xe với hơn 1.000 chỗ cách lối vào ga gần 300 m, giá mỗi lần gửi 5.000 đồng.
Để tăng năng lực phục vụ, trong ngày bán vé, Metro Hà Nội mở thêm một sảnh đợi tàu tại ga Cát Linh, đồng thời tăng cường thêm 100 nhân viên và tình nguyện viên, đứng trực tại các khu vực bán vé. Hành khách có hai lựa chọn, mua vé trực tiếp tại quầy hoặc tự động.
Trong ngày đầu mở bán, nhiều khách lựa chọn mua vé theo ngày với giá 30.000 đồng. Vé này làm bằng giấy, thay vì thẻ từ. Với vé này, hành khách đi bằng lối riêng, có thể đi bao lượt tùy ý, tới bất cứ ga nào trên tuyến.
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, trong 15 ngày vận hành miễn phí (từ 6/11 đến 22h ngày 20/11) đơn vị đã vận chuyển 2.554 chuyến tàu an toàn, chở 380.510 hành khách. Khách đi ở ga Cát Linh chiếm 28%, ga Yên Nghĩa là 24%, các ga còn lại 48%.
"So với công suất thiết kế thì lượng khách đi tàu những ngày qua đạt hiệu quả tốt nhất, nhưng chưa phải là điều mà chúng tôi mong muốn. Tới đây, công ty sẽ triển khai hàng loạt giải pháp để khuyến khích, tăng cường người dân sử dụng tàu Cát Linh - Hà Đông", ông Trường nói.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, đi trên cao, có tổng mức đầu tư ban đầu vào năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.
Ngày 6/11/2021, sau 10 năm khởi công, dự án được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho Hà Nội quản lý, khai thác.
Phạm Chiểu - Võ Hải
-------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tàu Cát Linh - Hà Đông đông khách ngày đầu bán vé

21/11/2021 11:34 GMT+7

Sáng 21/11, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chính thức bán vé sau 15 ngày vận hành miễn phí. Từ sớm, nhiều dân đã hồ hở xếp hàng mua vé tháng.
Anh Từ Mạnh Thanh (Hà Đông, Hà Nội) đến ga Cát Linh để mua vé tháng từ 8h sáng. Anh Thanh đánh giá tuyến đường sắt đô thị này rất phù hợp với nhu cầu di chuyển của mình.
“Từ nhà tôi đi ra ga tại Hà Đông chỉ mất khoảng 3 đến 5 phút đi bộ. Đi tàu đến ga Cát Linh (Đống Đa) chỉ mất khoảng 20 phút, sau đó đi bộ mất 5 phút đến điểm ô tô cơ quan đón đi làm”, anh Thanh chia sẻ.
Với giá vé 200.000 đồng/tháng, anh Thanh cho rằng là rất phù hợp với đối tượng công nhân, viên chức, người lao động.
Chị Hoàng Thu Thủy (Thái Hà, Đống Đa) cùng chồng đến mua vé tháng để sáng thứ Hai đi làm. Chị Thủy cho biết, sau thời gian trải nghiệm 15 ngày, chị đã quyết định bỏ xe máy để chuyển sang đi làm bằng tàu.
“Công việc của tôi làm theo giờ hành chính, chỉ đến cơ quan làm việc rồi về nên tôi thấy đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

rất thuận tiện. Thoải mái nhất là thoát cảnh phải chen chân dưới đường mỗi sáng thứ Hai đầu tuần”, chị Thủy phấn khởi chia sẻ.
Sáng nay, không chỉ có hành khách mua vé tháng mà nhiều bạn trẻ đi trải nghiệm vẫn tiếp tục mua vé để đi "check-in". Bạn Ngô Thanh Thúy (Long Biên) cùng gia đình đi trải nghiệm tàu điện Cát Linh- Hà Đông. Loại vé gia đình Thúy lựa chọn mua là vé ngày với giá 30.000 đồng.
Ghi nhận tại ga Cát Linh, hành khách mua vé tại quầy thuận tiện, nhanh chóng. Đối tượng ưu tiên chỉ cần trình thẻ như thẻ học sinh, sinh viên, chứng minh thư nhân dân (với người cao tuổi)… để mua vé tháng hoặc nhận vé 0 đồng.
Tại 6 máy bán vé tự động trong ga Cát Linh được bố trí nhân viên hướng dẫn cho hành khách. Tuy nhiên, việc mua vé vẫn gặp khó khăn khi chưa thể mua vé bằng thẻ ngân hàng.
Hành khách mua vé bằng tiền mặt, máy không nhận tiền từ mệnh giá 100.000 đồng trở lên. Nhiều trường hợp tiền cong, nhàu, máy bán vé tự động không nhận tiền, phải thao tác máy lại nhiều lần.
Ngày hôm nay, các điểm trông xe máy tại nhà ga cũng chính thức thu vé với giá 5.000 đồng/lượt. Bãi xe có sức chứa hơn 1.000 xe.
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho hay, trong 15 ngày vận hành miễn phí, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã chạy 2.554 chuyến tàu, chở 380.510 hành khách. Trung bình mỗi ngày tuyến tàu vận chuyển 25.300 lượt hành khách, tỷ lệ phân bổ hành khách tại ga Cát Linh 28%, ga Yên Nghĩa 24% và 10 ga còn lại là 48%.
Theo nhân viên bán vé tại ga Cát Linh, đến 10h sáng 21/11, đã có hơn 1.700 lượt hành khách mua vé đi tàu.
Trong 15 ngày vận hành miễn phí, toàn tuyến đường sắt đô thị chỉ phát sinh một số lỗi nhỏ như hỏng cần gạt nước của tàu, loa trên tàu bị rè…, Metro Hà Nội đã nhanh chóng khắc phục ngay, điều tàu dự phòng thay thế chứ không bỏ chuyến, ông Trường đánh giá đây là sự nỗ lực để phục vụ người dân một cách tốt nhất của toàn bộ nhân viên Metro Hà Nội.
Đình Hiếu
-------------
p/s: 2 bài báo khác nhau, lạ quá!
thật ra là Vắng hay Đông?

Thanked by 1 Member:

#1672 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7367 Bài viết:
  • 16950 thanks

Gửi vào 21/11/2021 - 21:37

Cho đi không, nghĩa là cho trải nghiệm, mà chỉ 17% dung lượng khách trên mỗi chuyến . Tôi đọc báo nói thế .
Khi bán vé , nhìn đó thì biết . Ga nầy cách ga kia 3 phút . Phải gởi xe (xe máy ở ga) để đi tàu .
Cách nầy chắc ế rồi , chỉ trừ đi vé tháng mà lên ga đầu tiên, xuống ga cuối để đi làm thì được , nhưng chỉ có 1/2 tiếng đồng hồ thôi, thôi đi xe máy cho rồi .

Thanked by 1 Member:

#1673 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/11/2021 - 19:33

Nam sinh THCS ở Trung Quốc bất ngờ lao lên bục giảng hành hung giáo viên trước sự ngỡ ngàng của cả lớp

Theo Tổng hợp


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh một nam sinh cấp THCS bất ngờ lao lên bục giảng hành hung một cô giáo trước sự chứng kiến của cả lớp. Theo đó, sự việc xảy ra vào ngày 10/11 tại một trường học tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.



Theo camera an ninh trong lớp học ghi lại, nam sinh ngồi khu vực gần cuối lớp, không hiểu vì lý do gì mà nam sinh này bất ngờ lao thật nhanh lên bục giảng và bắt đầu tấn công cô giáo.
Thấy vậy, rất nhiều nam sinh khác đã nhanh chóng chạy lên can ngăn hành động của nam sinh. Sau vụ việc, cô giáo bị thương, có vết bầm ở mắt và má trái bị chảy máu.
Vào cuộc xác minh, lực lượng chức năng địa phương xác định trước khi vụ việc xảy ra, cô giáo này không trách mắng, phê bình hay đánh nam sinh này. Nam sinh hiện đã gửi lời xin lỗi giáo viên và được đưa đi tư vấn tâm lý.
Trước đó, một vụ việc tương tự cũng xảy ra tại Trung Quốc vào hồi tháng 4/2017.
Theo trang Shanghaiist, đoạn video ghi lại cảnh một nữ giáo viên chỉ tay vào mặt học sinh của mình, liên tục phê bình vì học sinh này có hành vi xấu khi ngồi học.
Đáng nói, nữ sinh không có thái độ tiếp thu mà ngồi cãi tay đôi lại khiến cô giáo tức giận và đưa ra lời cảnh cáo. Tuy nhiên, điều này càng khiến nữ sinh trở nên giận dữ hơn, đứng bật dậy và tỏ ra kích động hơn. Cô gái tự chỉ vào mặt rồi thách giáo viên tát mình.
Sau đó, nữ sinh đã kích động thành công giáo viên tát mình sau khi gọi cô bằng từ "qiqa" (tiếng lóng của giới trẻ Trung Quốc, ý là người kỳ quặc). Sau cú tát của giáo viên, nữ sinh cũng ngay lập tức tát lại giáo viên và cả hai lao vào đánh nhau khiến những học sinh khác phải vội vã can ngăn.
Sau khi clip trên xuất hiện trên MXH, nhiều người Trung Quốc đã lên tiếng phê phán về sự thiếu tôn trọng của các học sinh thời nay dành cho giáo viên.



Theo Tổng hợp

Thanked by 1 Member:

#1674 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7367 Bài viết:
  • 16950 thanks

Gửi vào 23/11/2021 - 04:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 21/11/2021 - 21:37, said:

Cho đi không, nghĩa là cho trải nghiệm, mà chỉ 17% dung lượng khách trên mỗi chuyến . Tôi đọc báo nói thế .
Khi bán vé , nhìn đó thì biết . Ga nầy cách ga kia 3 phút . Phải gởi xe (xe máy ở ga) để đi tàu .
Cách nầy chắc ế rồi , chỉ trừ đi vé tháng mà lên ga đầu tiên, xuống ga cuối để đi làm thì được , nhưng chỉ có 1/2 tiếng đồng hồ thôi, thôi đi xe máy cho rồi .

Giờ tan tầm ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#1675 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/11/2021 - 20:15

Bà con hẻm Sài Gòn tưởng niệm người mất vì Covid-19: Rưng rưng tình hàng xóm

23/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đang lan tỏa hình ảnh một con hẻm Sài Gòn cùng tắt đèn, thắp nến tưởng niệm hàng xóm qua đời vì Covid-19. Rưng rưng xúc động, dân mạng cùng cầu nguyện cho người mất yên nghỉ cõi vĩnh hằng.
Theo hình ảnh được chia sẻ, các nhà dân trong một con

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã tắt đèn, đặt những chiếc ghế nhựa ở giữa lối đi, bên trên có nến thắp sáng và hoa. Người đăng ảnh đầu tiên xúc động chia sẻ: “Nơi tôi ở.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, trong đó có ba mẹ tôi…”.
Thương lắm tình làng nghĩa xóm

Ông Trần Văn Tài (45 tuổi, người đăng tải hình ảnh) cho biết, buổi lễ tưởng niệm trên diễn ra vào tối 19.11 tại hẻm 307 đường Bàu Cát, tổ dân phố 19, KP.6, P.12, Q.Tân Bình,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh hẻm Sài Gòn thắp nến tưởng niệm hàng xóm, đồng bào mất vì Covid-19 khiến dân mạng xúc động

nvcc
Khi biết tin tối 19.11 diễn ra lễ tưởng niệm đồng bào mất vì Covid-19, một số phụ nữ trong hẻm 307 thông qua tổ trưởng tổ dân phố, thông báo lên nhóm Zalo để bà con tham gia.
Theo ông Tài, trong mùa dịch, hẻm 307 đường Bàu Cát có 5 gia đình nhiễm Covid-19, 4 người mất, trong đó có ba mẹ của ông. Để chuẩn bị cho buổi lễ tưởng niệm được đồng nhất, các chị em đã mua nến, hoa và mượn ghế của một quán ăn gần đó.
Đúng 8 giờ 30 ngày 19.11, các hộ dân cùng tắt đèn trong nhà, đèn đường một số đoạn cũng được tắt, chỉ còn lại những ánh nến tưởng niệm thắp sáng trên đoạn hẻm dài gần 300m. Người dân dành một khoảng thời gian cúi đầu tưởng niệm người mất vì Covid-19.
“Đợt đó mẹ tôi điều trị ở bệnh viện xong âm tính xuất viện về nhà 1 tuần thì mất vào ngày 25.8, hưởng thọ 83 tuổi. Có thể do

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bà không cho phép sau thời gian chống chọi với Covid-19. Cha tôi mất ngày 8.9.2021 tại Bệnh viện Trưng Vương, hưởng thọ 92 tuổi. Bình thường ông bà vẫn khỏe mạnh, mà Covid-19 diễn biến nhanh, ông bà đi bất ngờ. Đau xót nhất là lúc cha tôi mất ở viện, không được bên con cháu lần cuối, không lời từ biệt, dặn dò, ngày về chúng tôi chỉ nhận được hũ tro cốt nên rất đau xót”, ông Tài bộc bạch.
Thời điểm vừa bùng phát dịch Covid-19, hẻm 307 đường Bàu Cát bị phong tỏa vì có ca nhiễm, sau này, gia đình nào có F0 thì chỉ phong tỏa nhà đó. Suốt thời gian dịch, ông Văn Bá Quốc, tổ trưởng tổ dân phố ngược xuôi hỗ trợ bà con từ gói mì đến bó rau.
Ông trải lòng: “Lúc đó tôi rất xúc động, nhớ về giây phút ba mẹ mất mà không được làm đám, không được bên con cháu, niềm thương nhớ dạt dào trong lòng. Sau đó nữa thì tôi nghĩ đến tình làng nghĩa xóm, xúc động nhất là có mấy hộ gia đình trong xóm đến trước nhà tôi thắp nhang cầu nguyện cho ba mẹ tôi”.
Trong giây phút đó, ông Tài đã cầu nguyện cho ba mẹ và đồng bào đã mất vì Covid-19 mỉm cười nơi chín suối; dịch bệnh được khống chế cho cuộc sống trở lại bình an, không gia đình nào phải chịu đựng nỗi đau chia ly vì đại dịch.
Quá nhiều nỗi đau, mất mát

Xem những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, tài khoản Nguyễn Kim Bắc tâm sự, nhìn bức ảnh mà thấy lòng thật hoang vắng. "Hoang vắng, buồn tênh, hoang hoải, trống thinh... như con hẻm này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Buổi tưởng niệm với nến và hoa

nvcc
Nickname Ngọc Thùy Tâm cũng bày tỏ: "Covid tang thương để lại quá nhiều nỗi đau và mất mát. Cầu mong người ra đi được về tới cõi ánh sáng an lành, người còn lại đủ sức mạnh để vượt qua và tiếp tục những dự định còn dang dở...".
Trao đổi với PV Thanh Niên sáng 23.11, bà Vũ Thị Như Xuân, Chủ tịch UBND P.12, Q.Tân Bình cho biết, hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội là buổi lễ tưởng niệm của bà con tổ 19, KP.6. Trong tối 19.11, ngoài tổ 19, một vài tổ dân phố khác cũng tổ chức tưởng niệm đồng bào mất vì Covid-19.
Bà Xuân chia sẻ: “Hẻm 307 có người mất vì Covid-19 trong thời điểm đỉnh dịch, không được tổ chức đám tang, mà chỉ nhận được tro cốt từ quân đội. Không ai tưởng tượng ra được người thân mình ra đi đột ngột như vậy. Trong một hẻm có 4 người mất là mất mát quá lớn nên tổ dân phố cùng nhau tổ chức tưởng niệm để cả hẻm cùng tưởng nhớ, cầu nguyện cho hàng xóm, đồng bào mất vì Covid-19".
-------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


4 học sinh văng khỏi xe đưa đón, 1 em tử vong


22-11-2021 - 17:09 |

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


học sinh thương vong xảy ra vào trưa cùng ngày tại địa bàn.
Theo thông tin ban đầu, khoảng hơn 11 giờ trưa 22-11, sau giờ tan trường, chiếc xe 16 chỗ mang biển số 26B-007.xx chở học sinh về đến địa phận bản Mâm (xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã) thì bất ngờ bị rơi cửa khiến 4 học sinh bị văng ra ngoài.






Hậu quả vụ tai nạn khiến em L.Q., học sinh Trường THCS Chiềng Sơ (xã Chiềng Sơ), tử vong tại chỗ; 3 học sinh khác bị thương, được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.
Ninh Cơ
----------
Chủ tịch Quốc hội: Văn bản hướng dẫn chậm hơn 2 năm, ai chịu trách nhiệm?

23/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho rằng, có những văn bản quy định chi tiết chậm hơn 2 năm vẫn chưa ban hành được nhưng không thấy ai chịu trách nhiệm.
Sáng 23.11,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tiếp tục phiên họp thứ 5 để cho ý kiến về báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Báo cáo tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, cho biết, kết quả giám sát cho thấy, nhiều luật chậm ban hành văn bản quy định chi tiết hơn 2 năm, “có những luật 3 - 4 năm sau thời điểm có hiệu lực vẫn chưa ban hành được văn bản quy định chi tiết”.
Bên cạnh đó, quá trình giám sát của các cơ quan Quốc hội cũng cho thấy, có nhiều văn bản có nội dung trái luật, chưa bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất.
Cho ý kiến sau đó, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết đây là lần đầu tiên các cơ quan Quốc hội tiến hành giám sát văn bản quy phạm pháp luật như thế này nên cho rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có văn bản hướng dẫn về việc giám sát này.
Cho rằng các số liệu trong dự thảo báo cáo chưa rõ, chưa chính xác, chưa có ý kiến của các đối tượng được giám sát, ông Định cũng đề nghị trước khi công bố báo cáo chính thức, cần phải làm việc với các đối tượng được giám sát để có số liệu thống nhất, chính xác về số liệu các văn bàn quy định chi tiết còn chậm.
Tham gia phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng đề nghị các cơ quan liên quan cần phải họp với nhau để "có tiếng nói chung", và làm kỹ hơn về số liệu các văn bản còn chậm ban hành. Cũng như ông Định, ông Long đề nghị báo chí đưa tin chung chứ không đưa chi tiết con số.
"Mình cứ nể nang là không được"

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật là chức năng thường xuyên của các cơ quan Quốc hội. Từ đó, ông Huệ đề nghị các cơ quan Quốc hội rà soát lại quy chế, cụ thể hóa trách nhiệm, phân công cán bộ để tăng cường trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.
Ông Huệ cũng cho rằng, Tổng thư ký Quốc hội có thể có văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc tham mưu để Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản hướng dẫn về việc giám sát

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để việc này tiến hành thường xuyên và có hiệu quả.
Đồng tình việc số liệu về các văn bản ban hành chậm cần được thống nhất lại, song Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải công khai hết. “Chúng ta không để tình trạng thế này được”, ông Huệ nói; đồng thời đề nghị đưa kết quả giám sát này vào kiến nghị đối với Chính phủ trong việc chỉ đạo tổ chức kiểm điểm và khắc phục các vấn đề về xây dựng văn bản pháp luật.
“Có những văn bản chậm hơn 2 năm là đúng đấy anh Định (Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định - phóng viên) ạ. Không sai tí nào đâu”, ông Huệ nói.
“Hôm trước họp cán bộ chủ chốt các đồng chí nói, sai phạm bên ngoài giá trị tiền rất nhỏ thì phạt nọ kia. Bây giờ cơ quan nhà nước, tổ chức, cán bộ, đảng viên làm sai, ban hành văn bản trái luật, lại không chịu trách nhiệm gì thì làm sao được? Luật có rồi mà anh để hàng năm không ban hành quy định chi tiết thì trách nhiệm anh thế nào? Chẳng lẽ không chịu trách nhiệm gì chỗ này”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ông Huệ cũng đề nghị các cơ quan của Quốc hội “không nể nang gì chuyện này cả”. “Mình cứ né, mình cứ nể nang là không có được”, ông Huệ nói và nhấn mạnh, tinh thần là Chính phủ công khai và Quốc hội cũng công khai kết quả giám sát cho các đại biểu Quốc hội và các cơ quan chức năng.
“Mình nói chung thế là chẳng có tác dụng gì. Mà không có tác dụng gì thì thôi tốt nhất không nên làm. Tốn kém tiền của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Đã làm thì làm cho đến nơi đến chốn, cho đàng hoàng”, ông Huệ nhấn mạnh và yêu cầu tiếp tục hoàn thiện báo cáo, gửi văn bản tới các đối tượng được giám sát rồi phát hành công khai. “Chả có gì phải mật hết cả”, ông Huệ nói.

Thanked by 2 Members:

#1676 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/11/2021 - 21:11

Hai người tử vong sau tiêm vaccine Covid-19

Thanh HóaMột số công nhân Công ty Kim Việt ở huyện Nông Cống gặp phản ứng sau khi tiêm vaccine Covid-19, trong đó 5 trường hợp có triệu chứng nặng, 2 người sau đó tử vong.
Theo Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá, ngày 23/11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm vaccine Vero Cell mũi hai phòng Covid-19 tại Công ty TNHH Giày Kim Việt cho công nhân theo kế hoạch. Tất cả người đăng ký tiêm chủng đều được cán bộ y tế khám sàng lọc, tư vấn về loại vaccine tiêm lần này và các phản ứng có thể gặp phải.
Sau tiêm, cơ quan y tế ghi nhận một số trường hợp phản ứng, trong đó 5 trường hợp xuất hiện triệu chứng nặng, được chẩn đoán phản ứng phản vệ. Những người này được bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống và lực lượng phản ứng nhanh ngành y tế sơ cấp cứu ngay tại chỗ, sau đó chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị. Bệnh viện đã huy động tối đa trang thiết bị, thuốc và nhân lực tốt nhất để điều trị người bệnh. Tuy nhiên do tình trạng quá nặng và diễn biến quá nhanh của phản vệ, 2 trường hợp đã tử vong vào lúc 0h45 và 8h45 ngày 24/11.
Sở Y tế Thanh Hóa đã chỉ đạo Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến trong quá trình sử dụng vaccine tại huyện Nông Cống.
Trả lời VnExpress chiều nay, đại diện Bộ Y tế cho biết đã được báo cáo sự cố và đang chờ kết luận của Hội đồng chuyên môn.
Từ ngày 27/4 đến nay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ghi nhận hơn 1.970 ca

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, trong đó hơn 1.000 người đã được điều trị khỏi, 12 ca tử vong. Hiện, tỉnh đã tiêm được gần 2,2 triệu liều vaccine Covid-19.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


24/11/2021
--------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Pfizer kiện nhân viên Chun Xiao Li đánh cắp 12.000 tài liệu mật về vắc xin COVID-19

25/11/2021 12:54 GMT+7

Hãng dược Pfizer cho biết nữ nhân viên Chun Xiao Li đã tải hơn 12.000 tài liệu từ laptop công ty lên các tài khoản cá nhân của bà, trong đó có nhiều tài liệu mật về vắc xin COVID-19.

Ngày 25-11, Hãng tin Reuters cho biết Công ty dược phẩm Pfizer (Mỹ) đã kiện một nữ nhân viên lâu năm. Pfizer cáo buộc người này đánh cắp nhiều tài liệu mật, trong đó có một số tài liệu liên quan đến vắc xin COVID-19, khi bà chuẩn bị nhảy sang làm việc tại công ty đối thủ của Pfizer.
Trong đơn kiện nộp tại tòa án liên bang ở thành phố San Diego thuộc bang California hôm 23-11, Hãng Pfizer cho biết nữ nhân viên Chun Xiao Li đã vi phạm thỏa thuận bảo mật vì tải hơn 12.000 tài liệu - từ máy tính xách tay do công ty cấp - vào các thiết bị và tài khoản cá nhân của bà.
Trong số trên, có các tài liệu vào ngày 24-9 chứa những đánh giá nội bộ và khuyến nghị về vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech, mối quan hệ của Pfizer với đối tác BioNTech (Đức) và các bài thuyết trình liên quan tới kháng thể ung thư.
Pfizer cho biết bà Chun Xiao Li, giữ chức phó giám đốc thống kê, đã liên tục tìm cách che giấu hành vi của bà. Chun Xiao Li "đã lừa dối Pfizer về những gì bà ta đã lấy, cách thức lấy, khi nào và tại sao bà ấy làm điều đó, và nơi có thể tìm thấy những tài liệu đó", theo Pfizer.






Pfizer cho biết bà Li quyết định từ chức sau 15 năm làm việc tại Công ty Pfizer. Dường như bà đã nhận được lời đề nghị gia nhập Xencor - một công ty ở California tập trung vào các phương pháp điều trị ung thư và các bệnh tự miễn (autoimmune disease) từ ngày 29-11.
Hiện Hãng tin Reuters chưa tiếp cận được bà Li để đề nghị bình luận về đơn kiện. Công ty Xencor không phải là bị đơn trong vụ kiện và họ từ chối bình luận.
Pfizer cho biết các đối thủ cạnh tranh đã cố gắng tuyển dụng nhân viên của Pfizer "không ngừng nghỉ, đặc biệt trong năm 2021".
Hôm 23-11, thẩm phán Mỹ Cathy Ann Bencivengo đã tạm thời ra yêu cầu cấm bà Li sử dụng các bí mật thương mại của Pfizer, và cho biết các luật sư của Công ty Pfizer có thể nghiên cứu những tài khoản và thiết bị mà bà có thể đã dùng để lưu trữ tài liệu. Thẩm phán cũng thông báo vào ngày 9-12 sẽ có một phiên tòa liên quan đến vụ việc.
Bình An

Thanked by 1 Member:

#1677 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/11/2021 - 21:22

Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu giải quyết vụ lao động Việt Nam đình công tại Serbia

24/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trước thông tin báo chí phản ánh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tại Serbia làm việc trong điều kiện không đảm bảo, Bộ LĐ-TB-XH đã yêu cầu 3 doanh nghiệp cung ứng lao động làm rõ và khẩn trương giải quyết vụ việc.
Đây là thông tin được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết chiều nay, 24.11.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, đơn vị này đã nhận được công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Romania kiêm nhiệm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và thông tin từ một số cơ quan báo chí, phản ánh về tình trạng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Việt Nam làm việc tại Dự án nhà máy lốp Zrenjanin, tại Zrenjania (Serbia) của chủ sử dụng là China Enrgy Engineering Tianjin Electric Power Construction Co.,LTD Ogranak Beograd Branch, đang phải làm việc và ăn ở trong điều kiện không đảm bảo.
Ngoài ra, Đại sứ quán cũng cho biết tình trạng lao động Việt Nam tại đây bỏ trốn đã ảnh hưởng xấu tới hình ảnh lao động Việt Nam tại nước sở tại.
Sau khi nhận được thông tin trên, để kịp thời hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản gửi 3 doanh nghiệp cung ứng, gồm: Công ty CP quốc tế Kazen, Công ty TNHH tư vấn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và nghề nghiệp CEC, Công ty TNHH quốc tế Song Hỷ Gia Lai yêu cầu khẩn trương giải quyết vụ việc.
Trước mắt, phối hợp với chủ sử dụng lao động xác minh, làm rõ các thông tin

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và Đại sứ quán Việt Nam tại Rumania kiêm nhiệm Serbia phản ánh các vấn đề nêu trên; đồng thời, triển khai các giải pháp khắc phục, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Bên cạnh đó, rà soát tình hình lao động đi làm việc tại Serbia của doanh nghiệp, gồm: tình hình hiện tại của người lao động và danh sách lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo các nội dung trên và các phương án giải quyết để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Theo thông tin PV tìm hiểu, Công ty CP quốc tế Kaizen, có địa chỉ tại số 18, đường Nguyễn Thị Định, khối 14, P.Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An. Công ty TNHH quốc tế Song Hỷ Gia Lai, địa chỉ 140 Sư Vạn Hạnh, P.Hội Thương, TP.Pleiku, Gia Lai; Công ty TNHH tư vấn giáo dục và nghề nghiệp CEC, địa chỉ số 62, ngõ 331 đường Bát Khối, P.Long Biên, Hà Nội.
3 doanh nghiệp này cung ứng 428 lao động tại Serbia là thợ hàn, thợ mộc, thợ buộc sắt, thợ đặt đường ống, đốc công… thu nhập của người lao động từ 700 - 1.000 USD. Các lao động trên sang Serbia từ tháng 3.2021 và sau đó.
Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Truyền thông, Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết: "Thông tin ban đầu doanh nghiệp báo cáo, vụ việc lao động đình công xảy ra tại nơi ở của người lao động, do bị mất điện trong 2 ngày không có điện sử dụng khiến người lao động bức xúc nên kết hợp với bên ngoài thông tin sai sự thật. Sau đó, chủ sử dụng đã bố trí nơi ở mới có đầy đủ điện nước và người lao động đã trở lại làm việc".
Trước đó, theo thông tin của báo chí nước ngoài, ngày 17.11, hàng trăm lao động Việt ở Serbia đình công phản đối nhà máy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

không đảm bảo điều kiện sống, không được cung cấp hệ thống sưởi, điện hay nước nóng. Cơ sở vật chất hạ tầng và điện nước thiếu thốn.
Ngày 18.11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho hay, thông tin bước đầu của Đại sứ quán Việt Nam tại Romania cho biết không có chuyện bị hành hung hay đánh đập. Đại sứ quán đang theo sát tình hình, liên hệ cơ quan chức năng sở tại và có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích, an toàn cho lao động Việt Nam tại Serbia.
-------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Buộc thôi việc Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai vì sử dụng bằng giả

25/11/2021

UBND tỉnh Lào Cai kỷ luật,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Chánh thanh tra tỉnh này, về hành vi sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.
Ngày 25.11, UBND tỉnh Lào Cai đã thông tin chính thức về việc kỷ luật đối với ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai.
Theo đó, trong ngày 24.11, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã ký ban hành Quyết định số 4135/QĐ-UBND về việc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Đàm Quang Vinh, Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai.
Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với ông Đàm Quang Vinh có hiệu lực thi hành kể từ hôm nay, 25.11.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, khoảng đầu tháng 10 vừa qua, dư luận trong Thanh tranh tỉnh Lào Cai đã xôn xao về việc ông Đàm Quang Vinh nghi sử dụng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong hồ sơ cán bộ. Ngay sau đó, ông Vinh đã có đơn xin nghỉ phép.
Đến ngày 25.10, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã ban hành Quyết định số 3770/QĐ-UBND về việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Đàm Quang Vinh trong thời gian 15 ngày, để xem xét kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định.
Ngày 28.10, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức kỳ họp thứ 11 và có thông báo đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Đàm Quang Vinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Đáng lưu ý, hồ sơ cán bộ có sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp của ông Đàm Quang Vinh trong suốt nhiều năm qua đã “lọt” qua nhiều quy trình bổ nhiệm cán bộ khắt khe, chặt chẽ của các cơ quan chức năng tại tỉnh Lào Cai.
Trước khi công tác ở ngành thanh tra, ông Đàm Quang Vinh từng là Trưởng ban Quản lý dự án Sở Y tế tỉnh Lào Cai; khoảng tháng 7.2016 thì bắt đầu được điều chuyển sang làm Phó chánh thanh tra tỉnh Lào Cai.
Đến ngày 20.4.2020, ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(nay là Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai) khi đó là Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, đã trao quyết định bổ nhiệm ông Vinh giữ chức vụ Chánh thanh tra tỉnh Lào Cai.
Đến tháng 10.2020, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá 16, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Đàm Quang Vinh tiếp tục trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, Ủy viên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
----------------------------------------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


‘Nguy cơ mất nước từ bên trong’ khi con cháu mê phim, truyện tranh nước ngoài

24/11/2021

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bàng hoàng vì “nguy cơ mất nước từ bên trong” khi nhận ra con cháu mê phim, nhạc, truyện tranh nước ngoài hơn phim, nhạc Việt...
Mặt trận bị bỏ quên

Tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ngày 24.11, PGS-TS,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Việt Nam, đã chia sẻ về các nguyên nhân chủ quan gây ra nhiều tồn tại về văn hóa.
Theo đó, một thời gian các cấp quản lý, các địa phương, các ngành đều chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn hóa, trong đó có văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian dồn sức vào kinh tế - xã hội và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chúng ta mới thấy sự báo động của văn hóa.
“Chỉ đến khi chúng ta nhận ra con cháu ta say mê xem phim, nghe nhạc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hơn là phim, nhạc Việt Nam; thích đọc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hơn truyện cổ tích Việt Nam; bật ti vi lên bất kỳ giờ nào cũng thấy nhiều phim và nhạc nước ngoài hơn phim, nhạc Việt; đến các thành phố thì nhan nhản những tòa nhà và khu mua sắm mang tên nước ngoài khó đọc, khó hiểu, khó nhớ... lúc đó chúng ta mới bàng hoàng nhận ra nguy cơ mất nước từ bên trong, tuy chưa quá nghiêm trọng nhưng cũng đã ở mức đáng báo động đỏ rồi”, ông Đỗ Hồng Quân nhận định.
Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, cơ chế vận hành văn hóa hiện nay vừa mang dấu ấn của quan liêu bao cấp, vừa mang dấu ấn kinh tế thị trường tự phát. Vì thế, các nỗ lực đổi mới trở thành kém hiệu quả, lạc hướng. “Nói cho chính xác, cái chúng ta đang thiếu là cơ chế hiệu quả, đủ mạnh, có năng lực thích ứng cao với sự biến đổi toàn cầu và với cơ chế thị trường, phù hợp với yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương”, ông Quân cho biết.
Cũng theo ông Quân, nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, cho văn học, nghệ thuật nói riêng còn rất thấp. Nguồn lực đầu tư vừa rất nhỏ, chưa được đa dạng hóa, lại chưa được đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm. Nguồn lực tái sinh để tái đầu tư từ chính sự nghiệp phát triển văn hóa, do phát triển

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đưa lại cũng còn rất hạn chế.
Ông Quân cũng nhắc tới sự thiếu chủ động, năng động, sáng tạo của các tổ chức và cá nhân đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức. Chỉ một số bộ phận thích nghi tương đối tốt với cơ chế thị trường, nhưng lại sớm bộc lộ những khuynh hướng chạy theo những thị hiếu tầm thường, theo lợi ích cá nhân, trước mắt, thậm chí sa ngã, phạm tội.
“Có thể thấy rõ là phần đông đội ngũ văn nghệ sĩ vẫn còn thụ động và thiếu khát vọng, chưa dấn thân và chưa theo kịp sự biến đổi của thực tiễn ở trong nước và trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

… Những nhân tài, những sáng kiến, những sáng tạo tâm huyết và táo bạo xuất phát từ chính đội ngũ của chúng ta còn đang rất thiếu vắng”, ông Quân đánh giá.
Phát triển đội ngũ “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”

PGS-TS Đỗ Hồng Quân cũng đưa ra những kiến nghị về chính sách để phát triển ngũ văn nghệ sĩ, cũng là những “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”.
Ồng Đỗ Hồng Quân đề nghị tăng cường tạo điều kiện để những tài năng, năng khiếu được phát hiện sớm; tăng cường đầu tư để các học viện, nhà trường có thêm những điều kiện thuận lợi.
Ông Quân cũng đề nghị tạo điều kiện để đội ngũ văn nghệ sĩ được tôi luyện tài năng của mình và đóng góp to lớn hơn, chất lượng hơn cho xã hội, cho đất nước.
“Ngày trước, thế hệ cha anh tôi luyện trong khói lửa chiến trường, trong phong trào cách mạng quần chúng và trưởng thành nhanh chóng, dẫu có nhiều người đã ngã xuống trên các mặt trận...”, ông Quân nhớ lại.
Tiếp theo, theo ông Quân, cần có những giải pháp đặc biệt để ưu đãi, trọng dụng, bảo vệ và tôn vinh xứng đáng hơn nữa đối với những văn nghệ sĩ, nghệ nhân có tài năng xuất chúng, có năng khiếu đặc biệt và có những cống hiến to lớn cho xã hội, cho đất nước.
Cũng cần rà soát lại để tránh hiện tượng khen thưởng tràn lan,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, giải thưởng, tôn vinh hời hợt.
Trinh Nguyễn

Thanked by 1 Member:

#1678 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/11/2021 - 20:45

Đốn 3 cây xanh trồng trước 1975 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, công ty cây xanh nói gì?

27/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đang chia sẻ hình ảnh 3 cây xanh trồng trước năm 1975 trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.H.C.M) bị đốn hạ khi nhìn vẫn xanh tốt. Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.H.C.M nói gì?
Trả lời PV Thanh Niên, Công ty TNHH MTV Công viên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TP.H.C.M xác nhận, trong ngày 24, 25 và 26.11 đã đ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Q.1) để đảm bảo an toàn cho khu vực.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn










3 cây dầu bị đốn hạ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm được trồng trước năm 1975
V.P
Theo đơn vị này, 3 cây dầu trên đang trong tình trạng già cỗi lệch tán, thân cong nghiêng vào phía trong, rễ nổi gây hư bó vỉa vỉa hè. "Công ty Cây xanh là đơn vị kiểm tra, đề xuất các trường hợp cây xanh nguy hiểm để Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật và Sở Xây dựng TP.H.C.M xem xét ra giấy phép đốn hạ. Có giấy phép đốn hạ, công ty mới phân nhân viên thực hiện đốn hạ, qua đó đảm bảo an toàn cho khu vực", đại diện Công ty Cây xanh nói.
Trước khi đốn hạ 3 cây dầu phân loại 3 này (cây phân loại 3 là cây có đường kính gốc lớn hơn 50cm), Công ty Cây xanh đã gửi đề xuất đến Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP.H.C.M đề xuất đốn hạ cây xanh trên địa bàn Q.1, Q.3, Q.5, Q.6 và Q.10, trong đó có 3 cây dầu kể trên. Đề xuất được Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thông qua bằng Công văn số 4000/TTHT-CVCX ngày 17.11.2021.
Theo Công ty Cây xanh, 3 cây dầu trên đang trong tình trạng già cỗi lệch tán, thân cong nghiêng vào phía trong, rễ nổi gây hư bó vỉa vỉa hè
V,P
Đại diện Công ty Cây xanh cũng cho hay, hàng cây dầu trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trồng từ trước 1975. Sau khi đốn hạ 3 cây dầu trên, công ty sẽ thực hiện trồng lại các cây me chua tại vị trí cũ.
Trước đó, ngày 9.10, một cây dầu trên 50 năm tuổi trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng bất ngờ bật gốc đè chuồng rái cá trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm hư mái lưới, sập bức tường dài khoảng 7m và hàng rào.
"Qua công tác tuần tra phát hiện, kiểm tra hệ thống cây xanh nếu phát hiện các trường hợp cây bị xâm hại, những cây có dấu hiệu hư hại, khiếm khuyết như: cây nghiêng; sam, mục, bọng (các loại bệnh ở cây - PV); cây chết khô, mất an toàn tùy theo mức độ khiếm khuyết, hư hại, Công ty Cây xanh sẽ đề xuất chủ đầu tư hướng xử lý như: cắt mé, hạ thấp chiều cao, đốn hạ… hạn chế đến mức thấp nhất sự cố cây xanh. Đối với các cây xanh cổ thụ có dấu hiệu hư hại, khiếm khuyết, công ty sẽ thực hiện khảo sát, đánh giá và đề xuất chủ đầu tư biện pháp xử lý phù hợp", Công ty TNHH MTV Công ty Công viên Cây xanh nói thêm.

-------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Người nhận 2.000 đồng hỗ trợ thiệt hại do bão: "Tôi chờ từ 14h đến 17h, cứ tưởng đùa"


LĐO | 26/11/2021 | 17:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người phụ nữ ở Quảng Nam nhận hỗ trợ thiệt hại do bão chỉ với 2.000 đồng. Ảnh: Chụp màn hình
Người phụ nữ ở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vẫn còn khá bất ngờ khi nhận 2.000 đồng tiền hỗ trợ thiệt hại do bão.



Chiều 26.11, bà Nguyễn Thị Kim Truyện (xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) -

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho biết, hiện tại, bà vẫn chưa hết bất ngờ vì câu chuyện "dở khóc dở cười" mà mình vừa trải qua.
Bà Truyện kể, trước đó, bà nhận được giấy mời của UBND xã Tam Vinh về việc nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do bão số 6, 9 gây ra năm 2020. Tầm 14h ngày 25.11, bà Truyền cùng với nhiều hộ dân khác đã có mặt tại nhà sinh hoạt văn hóa thôn Bình Thạnh để ký nhận hỗ trợ.
"Tôi chờ từ 14h đến 17h vẫn không thấy tới lượt mình nhận tiền. Vì gia đình có công chuyện gấp nên tôi đành gửi lại giấy nhận tiền cho hàng xóm để người này nhận thay mình. Đến khoảng 18h, nhận từ tay người hàng xóm số tiền vỏn vẹn 2.000 đồng do chính quyền chi hỗ trợ khiến tôi bất ngờ. Cứ nghĩ người hàng xóm đùa chứ không nghĩ là sự thật" - bà Truyện nói.
Bà Truyện cho hay, công việc thì nhiều nhưng bà vẫn cố gắng sắp xếp 3 tiếng đồng hồ chờ ở hội trường nhà văn hóa.
"Hỗ trợ được vài chục ngàn đồng thì còn mua lương thực ăn được một bữa. Đằng này, chỉ có 2.000 đồng thì chẳng biết mua gì. Nếu biết trước, tôi đã ở nhà cho xong, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn" - bà Truyện chia sẻ.
Trước đó, tối 25.11, trên Facebook, một tài khoản cá nhân đăng thông tin kèm hình ảnh nhận hỗ trợ thiệt hại cây cối ngã đổ với số tiền 2.000 đồng.
Đối với trường hợp này, ông Nguyễn Văn Phú - Chủ tịch UBND xã Tam Vinh cho hay, bà Truyện bị thiệt hại sau bão nên kê khai đề nghị hỗ trợ, cán bộ xã đến kiểm tra, lập danh sách. Qua kiểm tra mức thiệt hại của bà này chỉ là 1 cây chuối (diện tích thiệt hại là 10m2), thiệt hại hơn 70%. Mức hỗ trợ theo quy định, về thiệt hại cây công nghiệp, ăn quả hơn 70% thì mức hỗ trợ 4 triệu đồng/ha. Căn cứ thiệt hại là 10m2 nên bà Truyện nhận mức hỗ trợ chỉ 2.000 đồng.
"Căn cứ diện tích thiệt hại ra sao thì áp giá mức hỗ trợ bấy nhiêu, xã làm theo đúng quy định. Người dân ngồi chờ 1 buổi mà nhận mấy nghìn đồng thì thấy cũng khó cho họ thật, tôi cũng chia sẻ việc này.
Nhưng việc hỗ trợ là đúng theo quy định nhà nước, xã làm để huyện phê duyệt, anh em làm công tác kê khai, hỗ trợ cũng vất vả lắm. Người dân nếu thắc mắc chuyện căn cứ vào đâu mà hỗ trợ tiền như vậy thì chúng tôi sẵn sàng giải thích rõ cho họ biết" - ông Phú nói.
Ông Phú thông tin thêm, toàn xã Tam Vinh có tổng cộng 588 trường hợp được nhận hỗ trợ do ảnh hưởng của mưa bão năm 2020. Trong đó, mức hỗ trợ dưới 10.000 đồng có 31 trường hợp.
Thanh Chung
-----------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


GS Trần Ngọc Thêm: Hiểu đúng đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn

LĐO | 26/11/2021
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, ở xã hội hiện nay phẩm chất và năng lực đều quan trọng. Trong đó, đức phải có trước tài nhưng đó chỉ là điều kiện cần, là cái nền để trên đó phát triển và bồi dưỡng tài năng. Chúng ta cần thay đổi quan niệm về “trồng người”, về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để đào tạo ra con người toàn diện, chủ động, khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.


Đề xuất không nên tiếp tục sử dụng khái niệm “trồng người” và khẩu hiệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - giáo sư về văn hóa học, đặc biệt chuyên sâu về văn hóa Việt Nam - nêu trong tham luận phát biểu tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21.11.
Đề xuất này ngay lập tức gây chú ý khi những quan niệm này vốn đã trở thành khẩu hiệu quen thuộc, được xem là nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về đề xuất này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS Trần Ngọc Thêm.
Thưa GS Trần Ngọc Thêm, gần đây ông đã đưa ra quan điểm cần chấm dứt sử dụng khái niệm “trồng người” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Xin ông chia sẻ sâu hơn về quan điểm này.
- Sở dĩ tôi đưa ra đề nghị trên bởi đây là khái niệm hội tụ ở mức độ rất đậm đặc tính thụ động của người Việt Nam. Văn hoá Việt Nam hình thành trên kinh tế trồng lúa nước là một nền văn hoá âm tính, trong đó con người có đặc điểm là thường luôn thụ động. Tính thụ động này của văn hóa thể hiện rất rõ qua cách tiếp nhận và sử dụng khái niệm “trồng người”.
Khái niệm “trồng người” lần đầu tiên được nêu ra trong bài nói chuyện của Chủ tịch H.C.M với giáo viên phổ thông ngày 13.9.1958. Bác nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”. Từ đó trở đi, câu nói này, đặc biệt là cụm từ “trồng người” được nhắc lại rất nhiều.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm.
Thực ra ý của câu này được Bác mượn từ lời của Quản Trọng - tể tướng nước Tề thời Xuân Thu. Sách “Quản Tử” có viết: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người. Trồng một gặt một ấy là lúa. Trồng một gặt mười ấy là cây. Trồng một gặt trăm ấy là người”. Vào thời phong kiến xưa thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều coi con người là đối tượng cần được giáo hoá; con người được coi như cái cây, hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường một cách thụ động: Trồng ở đất này thì cho trái ngọt nhưng trồng sang đất khác có thể lại cho trái chua.
Tôi có thể khẳng định rằng, Chủ tịch H.C.M không có chủ trương giáo dục một cách thụ động và “trồng người” không phải là hình ảnh thường trực trong tư duy của Bác. Bởi lẽ trong suốt 15 cuốn của bộ H.C.M toàn tập, cụm từ “trồng người” chỉ được Bác dùng duy nhất một lần, trong khi cụm từ “trồng cây” được Bác dùng rất nhiều lần. Sự phổ biến của khái niệm “trồng người” không xuất phát từ triết lý giáo dục của H.C.M, mà nó nằm sẵn trong tư duy giáo dục của người Việt Nam.
Là một dân tộc làm nông nghiệp, khi gặp hình ảnh “trồng người” do Bác nói ra, ai cũng cảm thấy thân thiết gần gũi đến mức dễ dàng chấp nhận và say mê sử dụng nó một cách hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy, mỗi năm vào dịp 20.11, có hàng mấy chục bài viết tôn vinh sự nghiệp “trồng người”, hàng triệu lời chúc các thầy cô đạt nhiều thành công trong sự nghiệp “trồng người”. Nhưng con người không phải là cái cây, “trồng người” cũng không phải là hình ảnh thường trực trong tư duy giáo dục của Bác, do đó, tôi cho rằng không có lí do để duy trì hình ảnh này.
Còn với câu khẩu hiệu đã trở nên rất quen thuộc là “Tiên học lễ, hậu học văn” thì sao, thưa GS Trần Ngọc Thêm? Tại sao ông lại đề xuất bỏ câu này?
- Chế độ phong kiến xưa có mục tiêu xây dựng một xã hội ổn định nhằm “trị quốc an dân” nên trọng Lễ trở thành một nguyên lý cơ bản trong triết lý giáo dục ở những quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Học Lễ là để biết được vị trí của mình trong hệ thống thứ bậc, tôn ti. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử dạy con trai Bá Ngư: “Không học Lễ thì không biết chỗ đứng ở đời, không lập thân được”. Lễ tạo nên khuôn phép để ràng buộc con người.
Cũng trong sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Dùng Đạo để dẫn dắt dân, dùng Lễ để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà theo đường chính”. Ở một chỗ khác, Khổng Tử còn nói: “Con em ở nhà thì hiếu thảo, ra ngoài thì kính nhường, thận trọng và thành thực, yêu thương khắp mọi người, gần gũi người nhân đức. Làm những việc trên rồi mà còn dư sức thì học văn”. Có nghĩa là học Lễ là chính, học Văn là phụ (còn dư sức thì học văn).
Nguyên lý giáo dục trọng Lễ do đó mà có sự thống nhất cao độ với mục tiêu đào tạo người thừa hành, người công cụ và sứ mệnh phục vụ công cuộc trị quốc an dân của chính quyền quân chủ phong kiến. Nó coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng, giữ lễ với người trên là yêu cầu số một.
Như vậy, “Tiên học lễ” đòi hỏi người dưới tôn trọng người trên trong quan hệ một chiều. Trong khi đó, sự sáng tạo và phản biện chỉ tồn tại được trong mối quan hệ hai chiều: Người dưới và người trên phải tôn trọng lẫn nhau thì mới có thể trao đổi một cách dân chủ, bình đẳng được.
Không có dân chủ trong giáo dục thì không thể có sáng tạo và không thể có một xã hội phát triển. Chừng nào còn đề cao chữ Lễ thì người học còn bị trói buộc trong quan hệ kính trọng một chiều từ dưới lên trên. Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” sẽ là điều kiện cần để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.
Quan niệm “Tiên học lễ” không còn phù hợp với xã hội ngày nay, khi mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội hiện đại, phát triển và hội nhập, nơi con người cần tôn trọng lẫn nhau, không chỉ người dưới tôn trọng người trên, mà người trên cũng phải tôn trọng người dưới; hai bên đều phải nỗ lực để xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ nhau. Vì vậy, tôi đề nghị không dùng câu khẩu hiệu này nữa.
Quan điểm của GS hiện nhận được nhiều sự quan tâm, thậm chí có những tranh luận về việc nếu không học lễ đầu tiên thì sẽ học gì? Và việc chấm dứt quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn” liệu có dẫn đến việc người học sẽ bỏ qua lễ nghĩa, đạo đức hay không, vì gần đây xã hội luôn trăn trở vì sự thiếu lễ nghĩa của không ít giới trẻ?
- Tôi nghĩ rằng, nói như vậy là đã hiểu sai ý kiến của tôi. Tôi không nói là bỏ dạy Lễ, bỏ học Lễ theo cách hiểu là phẩm chất đạo đức; mà chỉ là bỏ quan niệm và cách nói “Tiên học lễ, hậu học văn” theo cách hiểu là phục tùng một chiều.
Chuẩn mực giáo dục của con người xưa nay luôn luôn phải bao gồm hai vế là phẩm chất và năng lực, không thể bỏ mặt nào. Nhưng với xã hội hiện nay, việc đặt vấn đề học Lễ là quá hẹp, bởi Lễ chỉ là phần nhỏ của của phẩm chất, của đạo đức mà thôi. Như vậy, trước hết mối quan hệ giữa Lễ và Văn phải được thay bằng quan hệ giữa phẩm chất và năng lực, hay giữa đức và tài.
Tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp và phong phú, nên cần đường hoàng diễn đạt một cách chính danh; không có lý do gì để giữ lại lối nói cũ nhưng lại hiểu theo nghĩa mới (kiểu “bình cũ rượu mới”). Đây chính là một trong những lý do giải thích vì sao Chủ tịch H.C.M không một lần nào dùng hình ảnh và cách nói này.
Câu hỏi “Nếu không học lễ đầu tiên thì sẽ học gì?” cần thay bằng câu hỏi “trong quan hệ giữa hai vế phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài, cái nào quan trọng hơn?”. Câu trả lời là cả hai đều quan trọng ngang nhau, song tùy từng hoàn cảnh, từng giai đoạn mà đặt cái nào lên trước.
Sau năm 1945, trong 15 tập của bộ H.C.M toàn tập, Bác Hồ có 14 lần nhắc tới tài và đức, trong đó 12 lần nói tài trước, đức sau. Điều này chắc chắn không phải là ngẫu nhiên. Người có đức thì chưa chắc đã có tài mà đức thì có thể suy thoái, biến chất nhưng người thực sự có tài, mà ta hay gọi là nhân tài, thì thường đã có đức rồi.
Một nguồn nhân lực chỉ coi trọng đức thì giỏi lắm là chỉ có thể giữ được cho xã hội ổn định chứ không thể giúp cho xã hội phát triển. Muốn xây dựng một xã hội phát triển thì phải có những con người sáng tạo, để sáng tạo thì phải chủ động và có tư duy phản biện.
Mà đã “Tiên học lễ” rồi thì con người sẽ trở nên thụ động, không còn tư duy phản biện nữa. Các nhà cách mạng tiền bối của chúng ta phần nhiều từ cái lò Nho học đi ra, nếu họ nhất nhất tuân thủ lễ nghĩa, nhất nhất dễ bảo, vâng lời thì làm sao có được cuộc cách mạng đổi đời?
Điều mà xã hội hiện đang quan tâm là liệu việc chấm dứt quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn” có dẫn đến việc người học sẽ bỏ qua lễ nghĩa, đạo đức, trong bối cảnh các giá trị văn hóa đang có chiều đi xuống hay không là một sự lo lắng đáng được quan tâm.
Song có điều là lo lắng này đã được xây dựng trên một giả định sai lầm là sự đồng nhất quan niệm “Tiên học lễ” với việc xã hội có nền nếp kỷ cương. Nhưng thử hỏi việc đề cao “Tiên học lễ” như lâu nay ta đã làm chả lẽ vẫn còn chưa đủ? Vậy mà tại sao trong học đường vẫn tiếp diễn tình trạng chuỗi sự cố giáo dục? Tại sao trong xã hội vẫn có một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái? Còn ở các nước phương Tây nói riêng và các nước phát triển nói chung không có quan niệm “Tiên học lễ” mà sao trong học đường của họ không có tình trạng chuỗi sự cố giáo dục như ta, trong xã hội không có tình trạng công chức suy thoái biến chất như ta?
Thực ra, vấn đề chính trong nỗi lo lắng về sự xuống cấp của văn hóa trong xã hội không phải ở chuyện “Tiên học lễ” mà là ở việc thượng tôn pháp luật. Xã hội phương Tây không có “Tiên học lễ” mà mọi việc vẫn ổn là vì mọi người không có ai đứng ngoài, đứng trên pháp luật. Một khi pháp luật được thực thi luôn luôn và trọn vẹn, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; mọi quan hệ đều chính danh thì “Tiên học lễ” sẽ trở nên thừa.
Hiện nay, những quan niệm này đã gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam và để thay đổi là không dễ dàng. Gần đây, ngành Giáo dục cũng đã đổi mới chương trình dạy và học, đề cập tới việc bỏ lối dạy một chiều, bỏ văn mẫu, bệnh thành tích... Liệu đây có phải là một quá trình thay đổi tư duy hay không, thưa GS?
- Để thay đổi quan niệm đã gắn bó lâu đời với người dân Việt là một điều không dễ dàng, khi mà trong giáo dục và trong xã hội, tính thụ động thể hiện ở mọi bình diện, mọi khía cạnh: con cái thụ động trong quan hệ với cha mẹ; người học thụ động trong quan hệ với người dạy; người dạy thụ động trong quan hệ với nhà trường; nhà trường thụ động trong quan hệ với bộ máy quản lý giáo dục; cán bộ nhân viên thụ động trong quan hệ với cấp trên; mỗi người thụ động trong quan hệ với dư luận, sợ bị số đông “ném đá”…
Việc đổi mới giáo dục đúng là một quá trình thay đổi tư duy. Nhưng việc bỏ lối dạy một chiều, bỏ văn mẫu, chống bệnh thành tích… phải chăng vẫn còn dừng lại ở những lời hô hào, kêu gọi? Sách giáo khoa soạn theo chương trình mới in chưa ráo mực, lập tức có bộ 100 Đề thi mới nhất cho môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2021-2022 với đủ đáp án, được biên soạn theo các bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo ra đời.
Các thầy cô giáo vẫn kêu than rằng “mẫu kế hoạch bài dạy theo công văn 5512 (của Bộ GDĐT) quá dài dòng vô bổ, nhiều thầy cô chỉ soạn đối phó”. Việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa vẫn làm theo kiểu cuốn chiếu, đối phó. Việc biên soạn sách giáo khoa ở mọi cấp, từ phổ thông đến đại học, vẫn phổ biến yêu cầu phải ngắn gọn là để đáp ứng nhu cầu học thuộc lòng. Mọi đề thi từ phổ thông đến đại học đều vẫn phải có đáp án sẵn đính kèm. Việc chấm thi theo đáp án giết chết tư duy sáng tạo của cả trò lẫn các thầy cô giáo. Mọi sáng tạo độc đáo khác với đáp án buộc người chấm phải cho điểm kém và buộc người học phải nhận điểm kém.
Để phát triển tư duy phản biện, thực hành dân chủ trong giáo dục đòi hỏi người trên (cha mẹ, thầy cô, nhà quản lý…) phải vươn lên rất nhiều, nỗ lực rất nhiều. Có thể nói không ngoa rằng chính những “người trên” lo lắng không theo kịp con cái, không theo kịp người học là những người phản đối chủ trương từ bỏ quan niệm “Tiên học lễ” quyết liệt nhất, là những người muốn duy trì quan niệm “Gọi dạ, bảo vâng [là] lễ phép ngoan nhất nhà” nhất.
Đã đến lúc cần hiểu rằng tri thức bây giờ, người học có thể tự tìm ở mọi nơi, thậm chí các em có thể tìm nhanh hơn người dạy. Và hơn nữa, mọi tri thức không phải lúc nào cũng đúng, ngay cả những chân lý mà các nhà khoa học tiên phong đã nêu ra. Vì vậy, vấn đề không phải ở chỗ truyền thụ kiến thức cho người học, không phải ở việc “chở đò” đưa học trò qua sông, mà là hướng dẫn cho học trò tự đóng thuyền, tự làm bè, tự tìm mọi cách qua sông. Cần phải thay đổi tư duy từ dạy kiến thức, học kiến thức sang dạy phương pháp, học phương pháp. Có hệ thống phương pháp tốt thì sẽ dễ dàng thích nghi với mọi môi trường và sự biến đổi.
Chúng ta cần phải có lộ trình và đồng bộ để thực hiện khát vọng xây dựng xã hội phát triển mới. Để hướng đến một nền giáo dục có hiệu quả thì cần thay đổi rất nhiều điều. Những việc gần đây chúng ta làm như xây dựng chương trình tổng thể, thay đổi sách giáo khoa là đã cố gắng rất nhiều nhưng chưa đủ.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của GS Trần Ngọc Thêm!
Huyên Nguyễn (thực hiện)

Thanked by 2 Members:

#1679 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/11/2021 - 20:16

Tăng lương cho giáo viên: Lời hứa của 15 năm, 4 thời Bộ trưởng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

20/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một giáo viên có mức lương và phụ cấp 2,1 triệu đồng vào năm 2009, đến năm nay giáo viên đó nhận được 7,8 triệu đồng. Tuy con số có tăng, đó vẫn là một mức lương không thể đủ sống.
Nhiều nhiệm kỳ, một lời hứa
Khi gửi đi bức thư kêu gọi hỗ trợ giáo viên khó khăn vào tháng 1-2009, đề nghị các tỉnh, thành phố vận động doanh nghiệp giúp các thầy, cô giáo có “mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên, có được chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái, có được chiếc bánh chưng, bánh tét ăn ngày mùng một Tết”, tác giả bức thư - ông Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng Bộ GD&ĐT - lúc đó gây ra hai luồng phản hồi khác nhau.
Nhiều nhà giáo nói rằng họ cảm thấy bị tổn thương vì dù đang gắn bó với nghề với mức lương rất thấp nhưng không đến mức họ không lo được mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết. Nhưng cũng có những người chia sẻ và hy vọng, bởi họ nhớ lời hứa của ông Nhân khi nhậm chức vào năm 2006: trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương để năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng lương.
Ở thời điểm ông Nhân làm bộ trưởng Bộ GD&ĐT, lương giáo viên vùng khó khăn có thâm niên sau 5 năm công tác trở lên, sau khi đã cộng mọi khoản phụ cấp, là trên 5 triệu đồng/tháng/giáo viên.
Tại hai thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng năm 2009-2010, lương giáo viên đứng lớp có trên 5 năm thâm niên, tính cả phụ cấp là trên 2 triệu đồng/tháng/người. Đó là mức thu nhập không đủ để người giáo viên nuôi chính họ, đừng nói tới lo cho gia đình hay những mục tiêu sang cả hơn như “tái tạo năng lượng, nâng cao trình độ” để phục vụ công việc.
Nhiệm kỳ bộ trưởng kế tiếp, 2010-2016, ông Phạm Vũ Luận tiếp tục phát biểu “xin chia sẻ với những khó khăn” của giáo viên. Nhưng đó là phát biểu, và không thấy sự “chia sẻ” ấy được cụ thể hóa bằng chương trình, hành động và những động thái tích cực nhằm thúc đẩy thay đổi chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo.
Ông Luận có lần phân trần với báo giới, rằng vấn đề lương phải xem xét trong một tổng hòa mối quan hệ và tương quan với các ngành nghề khác”, rằng ông cũng chỉ hy vọng “vấn đề tiền lương sẽ có những điều chỉnh mang tính lâu dài”.
Nhiệm kỳ của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kéo dài từ năm 2016-2021. Trong một phát biểu năm 2017, ông Nhạ cũng có lời hứa “sẽ đồng hành, tăng lương cho giáo viên”.
Ông tỏ ra chi tiết hơn: “Tất nhiên Bộ GD&ĐT không quyết định được vấn đề lương giáo viên nên bộ đã làm việc với Bộ Nội vụ để cùng thống nhất vấn đề thang bảng lương, để làm sao triển khai thật tốt nghị quyết 29 của trung ương, để giáo viên được hưởng thang bậc lương cao nhất” trong một phát biểu với báo giới tại kỳ họp Quốc hội tháng 11-2017.
Thế rồi, ông Nhạ rời chức. Các giáo viên tiếp tục đợi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khi nhậm chức tháng 4-2021 cũng đã chọn điểm nhấn là “cải thiện đời sống người thầy” trong một trả lời phỏng vấn báo chí. “Điểm nhấn” này tạo hiệu ứng tích cực khiến nhiều người thiện cảm với ông.
Nhưng ông cũng lặp lại ít nhiều điều ông Nhạ từng nói: “Tôi rất mong muốn đời sống, thu nhập của người thầy được cải thiện. Trình độ của người thầy tiếp tục được nâng cao tương ứng với yêu cầu thời đại. Song việc này không chỉ mình Bộ GD&ĐT giải quyết được”. Nay ông đã nhậm chức 7 tháng. Bộ GD&ĐT sẽ làm gì cho điều bộ trưởng mong muốn? Vẫn chưa thấy đường nét cụ thể nào.
Và thế là, nếu tính từ mốc 2006 - thời điểm bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có lời hứa “nhà giáo sống được bằng lương”, đã 15 năm trôi qua, với 4 thời bộ trưởng Bộ GD&ĐT.


Giáo viên đang sống thế nào?
“Năm 2009, thu nhập của tôi là 3.216.000 đồng/tháng, bao gồm cả lương, phụ cấp và chưa trừ bảo hiểm. Năm 2021, tôi được xếp giáo viên THPT hạng 2, thu nhập của tôi được trên 12.300.000 đồng/tháng, bao gồm cả lương, phụ cấp trách nhiệm (hiệu trưởng), phụ cấp thâm niên. Với 28 năm công tác trong nghề, mức lương của tôi có thể nói chỉ tạm đủ sống một cách tiết kiệm so với giá cả thị trường hiện thời và nhu cầu sống ở mức trung bình của một gia đình” - một hiệu trưởng trường THPT ở TP Hải Phòng tổng kết lại chuyện lương của mình sau hơn 1 thập niên.
Cô H., một giáo viên THCS ở Hà Nội thuộc thế hệ giữa 8X, cho biết thời điểm 2009-2010, thu nhập của cô là trên 2,1 triệu đồng/tháng, bao gồm tất cả các khoản theo quy định của Nhà nước. Hiện thời, cô nhận được gần 7,8 triệu đồng/tháng. Cũng tại Hà Nội, giáo viên lâu năm nhất của một trường THPT có mức thu nhập hơn 10 triệu đồng, giáo viên trẻ nhận được 3-4 triệu đồng/tháng, bao gồm cả lương, phụ cấp thâm niên và phụ cấp đứng lớp.
“Là hiệu trưởng, có những việc không quá nghiêm trọng liên quan tới việc giáo viên làm thêm để tăng thu nhập, tôi phải tạm bỏ qua hoặc tìm cách dung hòa. Đó là cách để tôi giữ người, giữ nhiệt tình của giáo viên, để họ biết lãnh đạo cũng thấu hiểu, chia sẻ. Còn cứ cứng nhắc áp quy định, xử lý thì nhiều người sẽ bỏ, vì mức lương giáo viên hiện tại vẫn thấp quá, còn lâu mới đạt được mục tiêu sống đủ bằng lương” - cô N., hiệu trưởng THPT ở Hà Nội nói.
Thay đổi nhỏ, khó khăn lớn
Theo ông Vũ Minh Đức - cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), hiện nhà giáo được hưởng các chế độ chính sách chung gồm: lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên...
Trong đó, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhận được thêm vài ưu đãi: hưởng phụ cấp ưu đãi với mức cao hơn so với các nhà giáo dạy ở đồng bằng, thành phố; hưởng thêm một số chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hằng năm, phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch; phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo các nghị định của Chính phủ).
Trong giai đoạn ông Phạm Vũ Luận làm bộ trưởng, Bộ GD&ĐT đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ quyết định cho bảo lưu phụ cấp thâm niên trong 3 năm đối với các nhà giáo được điều động lên làm công tác quản lý ở sở, phòng GD&ĐT. Điều này là để giải quyết một bất cập: nhiều người giỏi không muốn làm quản lý vì mất phụ cấp, giảm thu nhập. Nhưng ngoài ra, về cơ bản, chính sách tiền lương giáo viên không có thay đổi lớn.
Trong nhiệm kỳ của ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD&ĐT có một số nỗ lực trong điều chỉnh quy định về nhà giáo mà theo mô tả của một lãnh đạo Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thì “cực kỳ phức tạp và khó khăn”.
Năm 2020-2021, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên, giảng viên, trong đó bỏ quy định giáo viên, giảng viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Tháng 3-2021, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức ngành giáo dục.
Và rồi, Chính phủ đã ban hành nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hướng giảm số lượng chứng chỉ bắt buộc; xây dựng lại nội dung bồi dưỡng thường xuyên hằng năm theo hướng thiết thực, hiệu quả.
Dẫu không tác động trực tiếp vào cải thiện đời sống vật chất của nhà giáo nhưng những nỗ lực trên đã cởi trói cho nhiều giáo viên, giải thoát họ khỏi cảnh chật vật, tốn kém để “chạy chứng chỉ” một cách hình thức, vô nghĩa để hợp thức hóa hồ sơ.
Khi Luật giáo dục số 2019 được ban hành, có thêm một thay đổi nữa liên quan chuyện lương giáo viên: xác định trình độ chuẩn giáo viên mầm non là cao đẳng; tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là đại học.
Việc nâng chuẩn trình độ đào tạo này là cơ sở để tăng mức lương khởi điểm của giáo viên mầm non (từ 1,86 lên 2,10), giáo viên tiểu học (từ 1,86 lên 2,34) và giáo viên trung học cơ sở (từ 2,10 lên 2,34). Gỡ từng vướng mắc nhỏ như thế, nhưng theo lãnh đạo Cục Nhà giáo, vẫn động đến nhiều quy định chồng chéo, liên quan tới các bộ, ngành khác nên “rất khó khăn”.
Căn vào Luật giáo dục 2019 thì thấy chính sách tiền lương giáo viên sẽ có những thay đổi đáng kể. Nhưng thay đổi có đồng nghĩa với việc giúp “giáo viên sống được bằng thu nhập từ nghề” hay không, không ai đảm bảo.
Theo đó, việc tính lương sẽ không lấy hệ số nhân với lương cơ sở mà tiền lương được tính toán theo vị trí việc làm. Giáo viên sẽ được đánh giá theo bộ chuẩn về năng lực và phẩm chất.
Với cách làm này, không phải cứ làm lâu năm thì lương cao hơn, do vậy có thể giải quyết được bất cập về việc “cào bằng” theo hệ số cấp bậc. Ưu điểm của thay đổi này là lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS sẽ tăng, giáo viên mới vào ngành sẽ được chi trả theo đúng công sức lao động, vị trí việc làm.
Nhưng Luật giáo dục (có hiệu lực từ tháng 7-2020) hiện vẫn phải chờ các quy định, hướng dẫn về chính sách cải cách tiền lương, do vậy tới tháng 7-2022 mới thực hiện cách tính lương mới. Câu chuyện lương cho giáo viên vì thế đang ở “thời kỳ quá độ”.
Và hơn 1,2 triệu nhà giáo trên cả nước vẫn tiếp tục chờ. Đó là sự chờ đợi đơn giản nhất về sự “đủ sống” của đồng lương, chưa nói tới “cải thiện đời sống nhà giáo” hay “tạo động lực”...
--------------------------------------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Làm sao để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng?

23/11/2021
Trả lời ý kiến cử tri ngày 23-11 về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ông Võ Văn Thưởng cho biết đang hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng.

Ngày 23-11, tại buổi tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng với Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV khu vực Đà Nẵng, nhiều cử tri đề nghị thông tin công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng sau Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Cử tri Nguyễn Trí Tổng, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, nói tình hình chống tham nhũng hiện nay là lửa vẫn cháy, lò vẫn nóng nhưng củi ướt, khói nhiều, sức nóng không đủ để củi cháy hết. Luật phòng chống tham nhũng không đủ chế tài, sức răn đe nên hạn chế kết quả.
"Từ đầu năm đến nay đã phát sinh nhiều vụ án lớn như vụ hơn một tiểu đội tướng lĩnh ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam hay vụ việc tại Bộ Y tế, bản thân là một người lính về hưu, tôi thấy đau lòng và xấu hổ. Tham nhũng tiêu cực toàn ở người có chức có quyền, cử tri thiết tha đề nghị xem xét không bỏ án tử hình tội tham nhũng" - cử tri Nguyễn Trí Tổng kiến nghị.
Trả lời cử tri, ông Võ Văn Thưởng - ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu khu vực TP Đà Nẵng - cho biết công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng sau Đại hội XIII là vấn đề Đảng rất quan tâm, có tính sống còn với vận mệnh của Đảng, Nhà nước và chế độ.
Vừa qua, nhiều cán bộ vừa bầu vào Trung ương Đảng khóa XIII nhưng phát hiện sai phạm đã kiên quyết xử lý. Những tướng lĩnh cấp cao mới đây cũng được xử lý rất nghiêm túc.

Theo ông Thưởng, việc xử lý mới chỉ ở bước đầu, tinh thần làm rõ đến đâu xử lý đến đó. Trong đó, xác định vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước thì trước hết là xử lý hành chính. Còn sau đó sẽ làm tiếp các bước để xử lý theo pháp luật, đặc biệt là luật pháp hình sự.
Theo ông Thưởng, những quy định của Đảng sau Đại hội XIII theo hướng đổi mới rất chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi và phòng ngừa rất cao. Nếu cán bộ có khuyết điểm, sai lầm, uy tín giảm sút thì trước hết là khuyến khích từ chức. Nhưng đồng thời cũng phải tạo ra áp lực chính trị của tổ chức Đảng và cơ quan để cán bộ từ chức khi uy tín giảm sút, không chờ hết nhiệm kỳ.
Hướng tới xây dựng cơ chế để cán bộ không dám, không thể, không cần, không muốn tham nhũng. Trong đó, tập trung hướng vào chuyện không dám tham nhũng bằng hình phạt đúng mức, chính sách chặt chẽ, công khai minh bạch và sự giám sát của người dân.
"Có đồng chí bảo tăng lương để cán bộ không tham nhũng. Thực ra không phải như vậy, những nước có thu nhập rất cao cũng vẫn tham nhũng. Trong thực tế khi xử lý cán bộ và giải quyết các vụ án liên quan đến tham nhũng thì những cán bộ tham nhũng không phải do nghèo khó, thậm chí là có điều kiện sống tốt hơn nhiều cán bộ khác nhưng vẫn tham nhũng" - ông Thưởng nói.
TẤN LỰC
------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CSGT chặn ôtô chở trái phép 4 người nước ngoài vào TP.H.C.M
  • Thứ bảy, 27/11/2021 20:51 (GMT+7)
Tài xế ôtô khai nhận đón 4 người nói tiếng Trung Quốc từ một số điện thoại lạ với hợp đồng chở người từ huyện Yên Phong (Bắc Ninh) vào TP.H.C.M.
Ngày 27/11, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an Hà Nội bàn giao 4 người có dấu hiệu nhập cảnh trái phép cho lực lượng chức năng Công an thành phố để điều tra, xử lý.
Sáng cùng ngày, Phòng CSGT Công an Hà Nội nhận tin báo về chiếc xe 5 chỗ di chuyển hướng về trung tâm thành phố có dấu hiệu nghi vấn. Nguồn tin cho hay ôtô này có chở 4 người không biết nói tiếng Việt. CSGT Hà Nội đã tổ chức đón lõng trên toàn tuyến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


4 trường hợp nhâp cảnh trái phép bị bắt giữ. Ảnh: Q.H.
Khoảng 10h30 cùng ngày, tổ công tác Đội CSGT số 6 đã phát hiện ôtô này đang lưu thông trên đường Vành đai 3 trên cao hướng Nam Thăng Long - Mai Dịch. Lực lượng chức năng đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.
Làm việc với công an, tài xế Phạm Ngọc Anh (sinh năm 1990 ở huyện Tiền Hải, Thái Bình) khai nhận đón 4 người nói tiếng Trung Quốc từ một số điện thoại lạ với hợp đồng chở từ thị trấn Chờ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) vào TP.H.C.M.
Đội CSGT số 6 sau đó phối hợp cùng Công an quận Cầu Giấy đưa 4 người nước ngoài trên về nhà văn hóa phường Mai Dịch để xét nghiệm Covid-19 và làm các thủ tục khai báo ban đầu. Tại đây, 4 người này bước đầu khai nhận mang quốc tịch Trung Quốc. Họ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch.

Thanked by 1 Member:

#1680 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/11/2021 - 19:53

Bốn cán bộ công an Quảng Trị bị tước danh hiệu công an nhân dân, khởi tố vì đánh bạc

29/11/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


4 cựu cán bộ công an tại tỉnh Quảng Trị vừa bị khởi tố vì tham gia đánh bạc bằng hình thức ghi lô đề. Trước khi bị khởi tố, cả 4 người này đều đã bị tước danh hiệu công an nhân dân.

Ngày 28-11, nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ tại Quảng Trị xác nhận Công an tỉnh này vừa tước danh hiệu công an nhân dân và khởi tố 4 người là cựu cán bộ công an công tác tại các đơn vị thuộc công an tỉnh.
Theo nguồn tin nói trên, bốn người bị tước danh hiệu công an nhân dân và bị khởi tố có một người làm đội trưởng một đội tại trại tạm giam công an tỉnh. Một người là đội phó một đội thuộc phòng CSGT công an tỉnh.
Hai người còn lại là trưởng Công an xã Gio An (huyện Gio Linh) và cán bộ công an một phường tại TP Đông Hà.
Cả bốn người bị khởi tố vì hành vi "đánh bạc". Trước đó, Công an tỉnh Quảng Trị phá được một đường dây lô đề lớn. Sau khi kiểm tra dữ liệu của người điều hành phát hiện 4 người này có tham gia chơi nên bị tước danh hiệu công an nhân dân.






Trước khi bị tước danh hiệu công an nhân dân và khởi tố, những người này đều có đơn xin ra khỏi ngành nhưng đều không được chấp nhận.
Một lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị cho biết việc bị tước danh hiệu công an nhân dân trước khi bị khởi tố là thực hiện theo quy trình bắt buộc.
QUỐC NAM

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |