Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#226 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/09/2017 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


VFF 'chuyền lỗi' cho HLV Hữu Thắng

07:56 13/09.2017 0 Lan Phương




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Lê Hoài Anh, Nguyễn Sỹ Hiển, Trần Quốc Tuấn (từ trái sang) trả lời báo chí về thất bại của U.22 VN
Khánh Vy
Cuộc mổ xẻ thất bại của U.22 Việt Nam đã quy trách nhiệm chính cho HLV Hữu Thắng. Còn VFF thanh minh là đã trao đổi nhiều nhưng bản lĩnh HLV chưa tới nên vấp ngã ở SEA Games.
Trong cuộc gặp gỡ báo chí chiều 12.9, Tổng thư ký Lê Hoài Anh đã tường thuật lại một cách sơ bộ phần mổ xẻ trách nhiệm của HLV Hữu Thắng trước thất bại của U.22 VN tại SEA Games 29. Hữu Thắng đã tự phê và bị phê rất nhiều. Tự phê như không giải quyết tốt bài toán tâm lý, sử dụng nhân sự chưa hợp lý. Còn bị Hội đồng HLV quốc gia chê tới tấp là còn non nớt trong chỉ đạo, không biết xoay vòng cầu thủ, để lộ bài quá sớm, “đấm” không đúng đối tượng, không tạo bất ngờ cho đối thủ, để lại bài học quá cay đắng (lời của ông Nguyễn Sỹ Hiển, Chủ tịch hội đồng).
Các phóng viên đã chất vất ngay: “Vậy, vai trò của VFF là ở đâu, tại sao không phản biện ngay, không góp ý kịp thời cho HLV trưởng mà để Hữu Thắng loay hoay, lúng túng, bối rối và kết cục thì rất đáng buồn?”. Phó chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn thanh minh: “Chúng tôi cũng thường xuyên nói chuyện, trao đổi thẳng thắn với HLV Hữu Thắng đấy chứ. Thất bại này thực sự quá đau đớn, là sự cố đáng buồn nhất của bóng đá VN. Buồn vì đây là lứa cầu thủ rất tài năng, được đầu tư rất sâu nhưng lại không gặt hái được thành quả như mong muốn tại SEA Games. Tôi chỉ nói là SEA Games 29 thôi, còn họ vẫn vượt qua vòng loại U.23 châu Á để có mặt ở vòng chung kết. Tôi đã nói với Hữu Thắng là SEA Games này khốc liệt lắm, phải tính toán điểm rơi cho kỹ. Nhưng chúng ta đã thất bại còn vì thiếu may mắn nữa. Nhưng ngã ở đâu, đứng lên ở đó. Lứa này vẫn sẽ là trụ cột của đội tuyển thời gian tới”.
Vấn đề được quan tâm lớn nhất tại cuộc họp là VFF thuê ngoại hay nội? Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên, ông Lê Hoài Anh nói: “Chúng tôi đã đặt ra các tiêu chí HLV đội tuyển như sau: 1/ Bằng HLV bóng đá chuyên nghiệp. 2/ Đã từng dẫn dắt CLB chuyên nghiệp hoặc đội tuyển quốc gia (đây là hai tiêu chí bắt buộc).

3/ Sử dụng được tiếng Anh.
4/ Không bị kỷ luật của VFF, của các tổ chức bóng đá thế giới. 5/ Chưa từng vi phạm luật pháp. 6/ Chấp nhận lương thưởng theo thỏa thuận với VFF. 7/ Đã từng là cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. 8/ Dưới 60 tuổi (tiêu chí ưu tiên). Hiện tại có nhiều ứng viên cả nội và ngoại nhưng VFF chưa chọn ai”.
Tuy nhiên, căn cứ vào tiết lộ của ông Hoài Anh thì khó có HLV nội nào sẽ ngồi vào chiếc ghế nóng vì: “Theo quy định mới nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á, kể từ năm 2019, HLV trưởng đội tuyển bắt buộc phải có bằng chuyên nghiệp. Tại VN, phải đến hết tháng 12.2017, các HLV như Lê Huỳnh Đức, Lư Đình Tuấn, Phan Thanh Hùng mới lấy bằng và bằng này lại chỉ có giá trị đến hết năm 2018. Kể cả người giàu bằng cấp nhất là HLV Hoàng Anh Tuấn cũng phải hoàn thành nốt một phần bài tập vào tháng 12 tới. Trong khi đó, hợp đồng giữa VFF và HLV thường có thời hạn 2 - 3 năm”.
Ông Trần Quốc Tuấn còn nói thêm: “Quỹ tài chính của VFF và Tổng cục TDTT hạn chế nhưng không phải không có cách để lo tiền trả lương cho HLV. Chúng tôi sẽ sớm làm việc với các ứng viên. Còn trận lượt về gặp Campuchia vòng loại Asian Cup 2019 vào ngày 10.10 sắp tới, HLV Mai Đức Chung vẫn sẽ dẫn dắt. Lá đơn xin nghỉ của anh Đoàn Nguyên Đức sẽ được Hội nghị thường niên Ban Chấp hành VFF quyết vào tháng 12”.

Lan Phương



#227 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/09/2017 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Venezuela niêm yết giá dầu bằng nhân dân tệ thay USD

09:04 AM - 17/09/2017 Thanh Niên
Venezuela ngày 15.9 đã bắt đầu niêm yết giá dầu bằng nhân dân tệ (NDT), theo sau thông báo của Tổng thống Nicolas Maduro hồi tuần trước rằng sẽ loại bỏ đồng tiền Mỹ khỏi nền kinh tế quốc gia Mỹ Latin.
Động thái trên được xem là nỗ lực đối phó các biện pháp trừng phạt tài chính mới do Washington áp đặt đối với Venezuela, theo AFP. Bộ Dầu mỏ Venezuela đã niêm yết giá dầu trong phiên cuối tuần ở mức 306,26 NDT (khoảng 1 triệu đồng) trên trang web của cơ quan này, tăng so với mức 300,91 NDT hồi tuần trước.
Thế nhưng một số chuyên gia kinh tế cho biết việc dùng đồng tiền Trung Quốc không có ý nghĩa gì ngoài giá trị tham khảo “vì vào cuối ngày, thị trường tiếp tục được niêm yết bằng USD”. Trong hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Caracas, Washington cấm các ngân hàng Mỹ mua bán trái phiếu mới do chính phủ hoặc công ty dầu khí nhà nước PDVSA của Venezuela phát hành. Mục đích là nhằm hạn chế việc Venezuela tiếp cận thị trường cổ phiếu và trái phiếu được cho là sống còn với nền kinh tế nước này.

Huỳnh Thiềm



Thanked by 1 Member:

#228 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/09/2017 - 21:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài học đắt giá từ chuyện nhờ Trung Quốc xây sân bay

19/09/2017 14:50 GMT+7
TTO - Mattala Rajapaksa, sân bay quốc tế lớn thứ hai của Sri Lanka, đang được rao bán để trả nợ cho Trung Quốc bởi chính phủ nước này đã mất khả năng chi trả.

Được xây bằng vốn vay Trung Quốc và đưa vào sử dụng năm 2013, nhưng tới tận tháng 5-2017 mới có đường bay thứ hai được mở tới Mattala.
Được thiết kế để có thể đón hàng triệu lượt khách mỗi năm, nhưng giờ chỉ có hơn chục hành khách tới đây mỗi ngày.
Được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn, góp phần thay đổi diện mạo vùng đất hoang vu và nghèo khó, năm 2016, nguồn thu lớn nhất của Mattala không đến từ các dịch vụ liên quan đến ngành hàng không, mà đến từ chuyện…cho thuê mặt bằng trong sân bay làm kho trữ gạo.
Quá nhiều "cái được" được vẽ ra từ cái viễn cảnh hấp dẫn ban đầu nhưng được hay mất đến giờ đã rõ, mà hiểu rõ nhất, chắc chỉ có chính phủ Sri Lanka.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, gọi đây là cái bẫy nợ của Trung Quốc. Nhận vốn vay từ Trung Quốc, đến khi mất khả năng chi trả, chính quyền sở tại sẽ buộc phải đi đến quyết định chuyển nhượng lại quyền kiểm soát tại các dự án cho Bắc Kinh.


Vay nợ Trung Quốc cũng giống như dính vào ma túy.
Giáo sư về nghiên cứu chính sác Brahma Chellaney
Từ nợ tới nợ
Dự án sân bay Mattala không xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về kinh tế của địa phương. Khi cuộc nội chiến 27 năm ở Sri Lanka kết thúc vào năm 2009, tổng thống khi đó là Mahinda Rajapaksa đã đưa ra ý tưởng muốn biến vùng quê nghèo của ông thành một thành phố thương mại tầm cỡ thế giới.
Nhưng khách tới Mattala đâu chẳng thấy, chỉ thấy giấy nợ tới tấp. Số liệu của Bộ giao thông vận tải và hàng không dân dụng Sri Lanka cho thấy doanh thu hàng năm của sân bay chỉ khoảng 300.000 USD, chẳng thấm vào đâu so với con số 23,9 triệu USD là số tiền phải trả nợ hàng năm cho Trung Quốc trong suốt 8 năm tới.
Và Sri Lanka đã quyết định rao bán quyền kiểm soát để trả nợ. Ít nhất 8 nước đã thể hiện sự quan tâm, nộp hồ sơ khi chính quyền Colombo công bố quyết định chuyển nhượng cổ phần hồi cuối tháng 6, theo tạp chí Forbes.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi cái tên Trung Quốc xuất hiện, đi kèm đó là một nhân vật mới: Ấn Độ.
New Delhi đề nghị khoản tiền 205 triệu USD cho 70% cổ phần tại Mattala trong vòng 70 năm. Đề xuất đó đang được chính phủ Sri Lanka xem xét.
Nhưng đó chẳng phải là điều người ta quan tâm ngoại trừ chuyện sẽ đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì Sri Lanka được cái gì?
Cho tới bây giờ, vẫn chưa có kết quả cuối cùng số phận của Mattala sẽ về tay quốc gia nào. Nhưng bài học từ cảng nước sâu Hambantota cũng được xây từ vốn vay Trung Quốc thì đã hiện hiện trước mắt.
1,1 tỉ USD là số tiền Bắc Kinh bỏ ra để được kiểm soát khu vực này trong vòng 99 năm. Trung Quốc cũng hứa sẽ đầu tư thêm 600 triệu USD vào Hambantota để khiến nó khởi sắc.
Tuy nhiên, xem ra vẫn còn quá hời để một quốc gia tiếp cận được một vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường chở hơn 80% dầu nhập khẩu của chính nước đó.
Vay nợ để xây, xây dựng xong lại ngập trong nợ và chi phí bảo trì rồi quyết định bán để trả nợ. Nhưng cái nợ lớn nhất của chính phủ Sri Lanka, là một câu trả lời với người dân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Biếm họa về sân bay Mattala: sân bay chiếm trọn đất nước Sri Lanka, máy bay phải đậu trên đất, đường băng thì dành cho các loài động vật hoang dã - Ảnh chụp màn hình
Cảnh tỉnh
"Tôi từng nghĩ dòng tiền của Trung Quốc sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Giờ thì chúng tôi giống như đang bị buộc phải bán của cải trong nhà để trả nợ", Amantha Perera - một nhà báo Sri Lanka nói với báo New York Times của Mỹ.
Nợ quốc tế của quốc đảo nhỏ bé này ước tính khoảng 64,9 tỉ USD, riêng Trung Quốc chiếm gần 8 tỉ USD.
Sri Lanka không phải là con nợ duy nhất của Trung Quốc ở châu Á. Theo sau đó là Pakistan, Myanmar, Campuchia, và cả những nước châu Phi xa xôi như Kenya, Djibouti,...
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy sáng kiến Vành đai, Con đường bằng những cam kết đầu tư tại diễn đàn BRI tháng 5 rồi, những nghi ngờ đã xuất hiện từ trước đó rất lâu.
Ít nhất 68 quốc gia đã bị "hớp hồn" trước viễn cảnh lợi ích mà sáng kiến này đem lại, nhưng nói như một nhà bình luận quốc tế: "nhận thì dễ, trả mới khó".
"Những dự án mà Trung Quốc đề xuất quá lớn, quá hấp dẫn, được ví như một cuộc cách mạng (về cơ sở hạ tầng) khiến nhiều nước nhỏ không thể cưỡng lại được", giáo sư Brahma Chellaney thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi nhận định với New York Times.
Các dự án cơ sở hạ tầng không phải là thứ đem lại lợi ích ngay tức khắc nhưng là nền tảng cho sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc. Giới chuyên môn cho rằng những dự án này thực chất chỉ phục vụ cho mục đích của Bắc Kinh hơn là nước sở tại.
"Người Trung Quốc chỉ nhắm tới nguồn tài nguyên", báo New York Times viết, những tuyến đường sắt kết nối hay cảng biển chỉ nhằm "tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Kinh tiếp cận dễ hơn với các nguồn tài nguyên của nước khác".


Sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa nằm cách cảng nước sâu Hambantota khoảng 250km về phía bắc. Khách viếng thăm chủ yếu của sân bay này là các động vật hoang dã (!?). Chúng nhiều tới nỗi một nhóm 350 binh sĩ Sri Lanka hồi năm ngoái đã được triển khai tới đây để xua đuổi.

Ấn Độ đưa ra đề xuất mua 70% cổ phần sân bay Mattala chỉ 2 tuần sau khi Trung Quốc thâu tóm thành công cảng Hambantota.

DUY LINH

Thanked by 1 Member:

#229 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/09/2017 - 21:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trung Quốc chuyển chiến thuật 'đường lưỡi bò' ở Biển Đông ?

07:05 AM - 22/09/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trung Quốc xây dựng phi pháp các công trình trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ảnh: AMTI
Trung Quốc được cho là vừa chuyển hướng mánh khóe pháp lý để thúc đẩy những yêu sách phi lý của nước này ở Biển Đông.
Tờ Washington Free Beacon ngày 21.9 tiết lộ cách diễn giải phi lý mới của Trung Quốc được giới chức ngoại giao nước này thông báo trong cuộc họp kín với phía Mỹ ở thành phố Boston vào ngày 28 và 29.8. Cụ thể, Trung Quốc không còn tập trung vào cái gọi là “đường lưỡi bò”, mà chuyển sang vận dụng thủ đoạn gọi là “Tứ Sa”.
Theo cách mô tả sơ sài, rối rắm và phi lý của Vụ phó Vụ Điều ước và pháp luật thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Tân Dân, cái gọi là chiến thuật “Tứ Sa” được hiểu là bao gồm việc ngụy xưng vùng nước lịch sử và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đối với một vùng biển rộng lớn xung quanh 4 khu vực bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Pratas ở phía bắc Biển Đông và bãi Macclesfield ở phía tây, trong đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Vùng biển được ông Mã mô tả cũng bao phủ khu vực rộng không kém gì cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc ngụy xưng.
Theo Washington Free Beacon, giới chức Mỹ tham dự cuộc họp đã bày tỏ sự bất ngờ trước chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc trong mưu đồ kiểm soát vùng biển này bởi nó chưa từng được đề cập trước đây. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Justin Higgins cho hay bộ này không bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao, song khẳng định Mỹ có quan điểm rõ ràng và nhất quán là các yêu sách về biển của mọi quốc gia ở Biển Đông và trên thế giới phải phù hợp với luật pháp quốc tế về biển như được thể hiện trong Công ước LHQ về luật Biển 1982.
Bước đi mới về pháp lý của Trung Quốc được triển khai sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) và tháng 7.2016 ra phán quyết bác bỏ dứt khoát yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Đại tá hải quân Mỹ về hưu Jim Fanell, từng là một sĩ quan tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, nhận xét Trung Quốc dường như chuyển hướng sang khái niệm mới về “Tứ Sa” sau khi yêu sách “đường lưỡi bò” khiến cả khu vực cảnh giác về mưu đồ biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của nó vẫn là nhằm kiểm soát một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.
Ông Fanell nói chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước hết phải nhắc nhở Trung Quốc và phần còn lại của thế giới về phán quyết năm 2016 của PCA, vốn kết luận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc vừa phi pháp vừa phi lý. “Thứ hai, Mỹ nên triển khai thường trực một tàu sân bay hoặc một nhóm tác chiến viễn chinh đến Biển Đông để bảo đảm cho Trung Quốc biết rằng lời nói của chúng ta không phải là nói suông”, ông Fanell nói với tờ Washington Free Beacon.

Công Chính



Thanked by 1 Member:

#230 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/09/2017 - 21:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trung Quốc lại bị hạ xếp hạng tín nhiệm nợ

09:05 PM - 21/09/2017 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trung Quốc bị hạ xếp hạng tín nhiệm nợ trước thềm Đại hội Đảng
Ảnh: Shutterstock
Cảnh nợ nần chồng chất của Đại lục tiếp tục khiến một trong các hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới 'lắc đầu'.
Theo CNN, Standard & Poor's vừa hạ xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc xuống một bậc hôm nay 21.9, cảnh báo “giai đoạn tăng trưởng tín dụng kéo dài làm tăng nguy cơ kinh tế và tài chính”. Động thái này là việc không mong muốn đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh ông đang cố gắng thể hiện sức mạnh và sự ổn định trước thềm Đại hội Đảng diễn ra vào tháng 10 tới.
Lo ngại về mức nợ lên cao trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, đặc biệt là nợ giữa các doanh nghiệp, không phải là tin mới. Các nhà kinh tế, nhà đầu tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và thậm chí cả Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đều cảnh báo về điều này nhiều năm qua.
“Đây không phải là tin mới với bất cứ ai đã và đang theo dõi kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây, và không phải là tin có thể làm thay đổi suy nghĩ của mọi người”, chuyên gia kinh tế Mark Williams tại hãng Capital Economics cho hay.
Chính quyền Đại lục bắt đầu hạn chế tình trạng vay nợ nặng nề của giới doanh nghiệp từ năm nay, song hãng Standard & Poor's vẫn dự báo tăng trưởng tín dụng trong 2-3 năm tới vẫn sẽ ở mức độ dần dà làm tăng rủi ro tài chính. Cơ quan này hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Trung Quốc xuống A+, mức cao thứ năm và ngang bằng với mức xếp hạng mà hai hãng khác đánh giá Đại lục. Cách đây bốn tháng, Moody’s hạ xếp hạng tín dụng của Trung Quốc còn Fitch thì đã làm điều này vào năm 2013.
Thời điểm Standard & Poor's hạ xếp hạng tín nhiệm khiến giới lãnh đạo Đại lục lúng túng, chuyên gia Williams nhận định. Khi bị Moody’s hạ bậc tín nhiệm cách đây không lâu, Trung Quốc bất mãn và cho rằng phương pháp đánh giá của hãng này “không phù hợp”. Song với Standard & Poor's, dù lo ngại về tình hình nợ, công ty không cho rằng Trung Quốc sẽ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm trong tương lai gần và đánh giá hiệu quả kinh tế vẫn sẽ mạnh trong 3-4 năm tới.
Thu Thảo

Thanked by 1 Member:

#231 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/09/2017 - 21:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Malaysia cấm công dân tới Triều Tiên

28/09/2017 19:05 GMT+7
TTO - Ngày 28-9, chính phủ Malaysia ra lệnh cấm mọi công dân nước này tới Triều Tiên. Điều này khiến trận cầu giữa Malaysia với Triều Tiên tại Bình Nhưỡng lần thứ ba bị hoãn.

Bộ ngoại giao Malaysia viết: "Tất cả công dân Malaysia bị cấm đi đến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho tới khi có thông báo mới. Lệnh cấm đi chỉ được xem xét lại khi tình hình trở lại bình thường".
Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Rizal Merican Naina Merican: "Lệnh cấm này áp dụng với tất cả công dân Malaysia và vì là người Malaysia, tuyển bóng đá nam Malaysia cũng không là ngoại lệ".
Như vậy, trận đấu giữa Triều Tiên và Malaysia tại Bình Nhưỡng trong khuôn khổ vòng loại Asian Cup vào tuần sau sẽ lần thứ ba bị hoãn.
Theo AFP, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) cũng khẳng định trận đấu sẽ bị hoãn và nói thêm rằng 'sẽ đưa vấn đề ra một ủy ban thích hợp để quyết định về số phận tương lai của trận đấu này'.


Trước đó, trận đấu này đã hai lần bị hoãn sau khi Triều Tiên và Malaysia căng thẳng vì cái chết của người được cho là Kim Jong Nam - anh cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un - tại sân bay Kuala Lumpur ngày 13-2.
Theo kế hoạch, trận đấu diễn ra vào ngày 28-3 nhưng bị hoãn lại vào ngày 8-6. Lúc này trận đấu một lần nữa bị dời sang ngày 5-10 để phù hợp với lịch thi đấu bóng đá quốc tế toàn cầu.

AFP cho biết hồi tuần trước chủ tịch Liên đoàn bóng đá Malaysia Tunku Ismail đã có cuộc gặp gỡ rất 'tích cực' với đại sứ Triều Tiên tại Malaysia để bàn về vấn đề an toàn cho đoàn cầu thủ Malaysia sang Bình Nhưỡng.
Đ.K.L.

#232 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/10/2017 - 21:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giải Nobel Hòa bình trao cho nỗ lực ngăn chặn vũ khí hạt nhân

06/10/2017
TTO - Giải thưởng Nobel Hòa bình vẫn luôn là một vinh dự cho người thắng giải bởi tính chất vì nhân loại của nó. Giải thưởng đã được công bố cho nỗ lực ngăn chặn vũ khí hạt nhân.

Cũng nằm trong dự đoán, liên minh các tổ chức phi chính phủ toàn cầu chống vũ khí hạt nhân là Chiến dịch quốc tế giải trừ vũ khí hạt nhân (ICAN) đã được tôn vinh với giải Nobel Hòa bình 2017.
Chủ tịch Ủy ban Nobel của Na Uy, bà Berit Reiss-Andersen tuyên bố giải thưởng trao cho tổ chức ICAN "vì công việc của họ nhằm hướng sự chú ý đến những hệ quả mang tính thảm kịch cho nhân loại nếu xảy ra việc sử dụng vũ khí hạt nhân và cho những nỗ lực của họ nhằm đi đến việc ký kết hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân".
Hiệp ước mới về cấm vũ khí hạt nhân, được 122 thành viên LHQ thông qua hồi tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên Hiệp ước này bị đánh giá là mang tính biểu tượng là chính bởi 9 quốc gia hạt nhân đã không tham gia vào hiệp ước.
Chính vì thế, trong phần thông báo của Ủy ban Nobel Na Uy có lời kêu gọi các cường quốc hạt nhân nên có những "cuộc thương lượng nghiêm túc" để đi đến việc loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.



Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres từng khẳng định hiện thế giới vẫn còn khoảng 15.000 vũ khí hạt nhân và không thể cho phép những thứ vũ khí hủy diệt này gây nguy hiểm cho thế giới.
Bản hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân sẽ bắt đầu có hiệu lực 90 ngày sau khi 50 nước đã thông qua văn kiện này.
Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được LHQ thông qua từ tháng 7-2017, nhưng không một quốc gia nào trong số 9 nước có vũ khí hạt nhân tham gia vào quá trình xây dựng nội dung hay bỏ phiếu thông qua.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bình Nhưỡng luôn cho rằng mình có quyền theo đuổi chương trình hạt nhân bởi đó là cách hiệu quả để bảo vệ chủ quyền đất nước - Ảnh: REUTERS


Theo hãng tin Reuters, người phát ngôn của ICAN nhanh chóng lên tiếng cho biết giải thưởng Nobel Hòa bình chính là sự nhìn nhận công việc của các thành viên tham gia cuộc vận động suốt nhiều năm qua, đặc biệt là nhóm THE HIBAKUSHA, bao gồm những người Nhật sống sót sau vụ ném bom hạt nhân của Mỹ xuống đất Nhật.
Có thông tin trang web của ICAN đã bị sụp mạng ngay sau khi có thông tin liên minh tổ chức này được vinh danh.
Việt Nam đã ký hiệp ước
Hôm 22-9 vừa qua, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao VN, thay mặt nhà nước Việt Nam, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) nhân kỳ họp đại hội đồng của LHQ.
Như vậy, Việt Nam trở thành một trong hơn 50 nước ký hiệp ước đầu tiên trên thế giới có tính ràng buộc pháp lý về việc cấm vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước vừa được hoàn tất tháng 7 vừa qua với các điều khoản cấm các nước thành viên phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân. Các nước thành viên cũng phải cam kết không cho các quốc gia đồn trú, lắp đặt hoặc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ và tại các khu vực trong phạm vi tài phán và kiểm soát của mình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cô Beatrice Fihn, giám đốc điều hành của ICAN cùng diễn viên Mỹ Michael Douglas cũng là Đại sứ hòa bình của LHQ trong buổi họp báo về giải trừ vũ khí hạt nhân tổ chức tại trụ sở của LHQ ở châu Âu vào ngày 12-5-2016 ở Geneva, Thụy Sĩ - Ảnh: REUTERS
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres từng nhấn mạnh rằng các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có trách nhiệm đặc biệt phải đi đầu bằng những biện pháp cụ thể, trong đó có cả những bước đi đã được nhất trí ở nhiều hội nghị khác nhau nhằm đánh giá lại Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
Theo ông Guterres, những chiến dịch đầy tốn kém để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân cộng với việc thiếu kế hoạch giảm kho vũ khí ngoài Hiệp ước Giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) giữa Nga và Mỹ khiến cho tiến trình giải giáp hạt nhân trên toàn cầu khó đạt được tiến triển.
Tổng thư ký LHQ cũng cảnh báo không nên viện cớ điều kiện an ninh để biện minh cho việc không thực hiện các sáng kiến giải giáp hạt nhân.


Một thế giới không có vũ khí hạt nhân là một tầm nhìn toàn cầu đòi hỏi một phản ứng toàn cầu"
Tổng thư ký António Guterres phát biểu trước lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân
Giải Nobel Hòa bình 2017 là giải thứ 98 được trao cho đến nay. Đến giờ có 318 ứng viên và có rất nhiều đồn đoán thiên về Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Nhưng trên thực tế không ai biết danh tính của 318 ứng viên và theo luật chơi, các danh tính ứng viên chỉ được công bố theo luật bảo mật 50 năm.
Một ủy ban 5 thành viên do Quốc hội Na Uy chọn lựa sẽ có trách nhiệm chọn ra người xứng đáng.
Sau phiên họp đầu tiên, các thành viên này đã đưa vào danh sách rút gọn còn khoảng 20 ứng viên sáng giá nhất cho giải thưởng.


Giải Nobel hòa bình nên được trao cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình
Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel
Tú Anh




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Triều Tiên khởi động lại hoạt động sản xuất ở khu Kaesong

06/10/2017 17:16 GMT+7
TTO - Bình Nhưỡng vừa thông báo khởi động lại sản xuất ở khu công nghiệp Kaesong sau khi các doanh nghiệp Hàn Quốc bị đình chỉ hoạt động tại đây năm ngoái.

Theo hãng tin AFP, Triều Tiên bắt đầu khởi động lại hoạt động của một số nhà máy trước đây là công ty liên doanh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hoặc do các nhà đầu tư Hàn Quốc bỏ vốn.
Tháng 2 năm ngoái, do những bất đồng liên quan tới các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, Hàn Quốc đã chấm dứt hơn một thập kỷ hợp tác với Bình Nhưỡng tại khu công nghiệp Kaesong đặt tại khu vực phi quân sự hóa (DMZ) thuộc phần lãnh thổ Triều Tiên.
Tại thời điểm đó Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ không cho phép những khoản tiền lương các công ty Hàn Quốc trả cho người lao động Triều Tiên sẽ bị sử dụng trong các chương trình phát triển hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên theo hãng tin Reuters, một quan chức Hàn Quốc cho biết kể từ đó tới nay, vẫn chưa có chứng cứ nào cho thấy Triều Tiên đã chuyển tiền lương của các công nhân làm việc cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại khu công nghiệp Kaesong sang các chương trình vũ khí.


Ngày hôm nay (6-10), truyền thông Triều Tiên xác nhận các nhà máy liên doanh trước đây vẫn đang hoạt động, và các nhà máy do doanh nghiệp Hàn Quốc bỏ lại có thể sẽ không được coi là tài sản của họ nữa.
Trang web Meari của Triều Tiên viết: "Họ thậm chí không thấy những người lao động tự hào của chúng ta đang làm việc hăng say tại khu tổ hợp công nghiệp Kaesong".
Trong khi đó trang web Uriminzokkiri cho rằng: "Những gì chúng ta làm ở một tổ hợp công nghiệp mà nước ta có chủ quyền không liên quan tới ai cả".
Một quan chức thuộc Bộ thống nhất Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên không được phép vi phạm quyền sở hữu tài sản của các doanh nghiệp Hàn Quốc bên trong khu công nghiệp.
Một hiệp hội đại diện cho 120 công ty Hàn Quốc điều hành các nhà máy tại khu Kaesong ước tính giá trị tài sản doanh nghiệp hiện đang bị đóng băng tại khu này vào khoảng 663 triệu USD.
Trang web Arirangmeari.com nói các nhà máy do người Hàn Quốc bỏ lại đã bị sung công. Trước đó cũng có những thông tin nói rằng Triều Tiên đã sử dụng các tư liệu sản xuất do doanh nhân Hàn Quốc đầu tư tại 19 nhà máy để sản xuất đồ may mặc ở khu Kaesong.
D. KIM THOA

Thanked by 1 Member:

#233 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/10/2017 - 21:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rúng động bí mật bảo trợ doping ở thể thao Trung Quốc

14:55 22/10.2017
Thể thao Trung Quốc vừa rúng động sau khi một cựu bác sĩ tiết lộ rằng đã có một chương trình doping hệ thống được quốc gia bảo trợ trong những năm 1980 và 1990 ở nhiều môn thể thao.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh ARD (Đức), bác sĩ 79 tuổi người Trung Quốc Xue Yinxian tuyên bố rằng có khoảng 10.000 VĐV quốc gia ở nhiều môn thể thao khác nhau đã tham gia chương trình doping do nhà nước bảo trợ trong những năm 1980 và 1990. Vị bác sĩ từng làm việc cho Tổng cục Thể thao Trung Quốc cho biết tất cả các huy chương của các VĐV nước nhà đoạt được ở đấu trường quốc tế lớn trong 2 thập niên cuối thế kỷ 20 nên phải trả lại do đều bị “nhiễm độc” doping.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bác sĩ Xue tiết lộ rằng việc xét nghiệm doping ở Trung Quốc vào những năm 1980 và 1990 chỉ với mục đích phục vụ VĐV đủ điều kiện góp mặt ở các giải đấu quốc tế CHỤP MÀN HÌNH


“Trong những năm 1980 và 1990, các vận động viên Trung Quốc ở nhiều tuyển quốc gia đã sử dụng chất kích thích. Huy chương vàng, bạc và đồng đã bị nhiễm độc doping. Tất cả các huy chương đoạt được trong thời gian đó phải bị lấy lại”, bà Xue - người từng là bác sĩ của một số tuyển thể thao Trung Quốc từ những năm 1970, nói. Vị bác sĩ này cùng con trai đã chạy trốn khỏi Trung Quốc để đảm bảo an toàn sau khi tiết lộ với truyền thông về bí mật trên vào năm 2012 và hiện đang xin tị nạn chính trị ở Đức.
Bác sĩ Xue nói thêm rằng sử dụng doping là bắt buộc đối với VĐV trong các đội tuyển bà làm việc và việc xét nghiệm chỉ phục vụ cho một mục đích phải đảm bảo cho VĐV đủ điều kiện góp mặt ở các giải quốc tế. “Nếu bạn không sử dụng được chất gây nghiện, bạn phải rời khỏi đội. Ban đầu, nhóm thanh thiếu niên được sử dụng chất kích thích, trong đó trẻ nhất là 11 tuổi. Tôi không thể làm gì để ngăn chặn điều này”, bà Xue thổ lộ về lần đầu tiên bà nhận ra vấn đề khi một HLV đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi thể chất của VĐV nam độ tuổi 13 và 14 sau khi nhận một số thuốc được các quan chức ngành thể thao Trung Quốc bàn giao.
Vị bác sĩ 79 tuổi cho biết bà đã bị trục xuất khỏi vai trò bác sĩ ở các đội tuyển tại Olympic 1988 do từ chối thực hiện việc bảo trợ doping trước khi được chuyển về làm nhân viên ở Tổng cục Thể thao Trung Quốc. Bà Xue cho biết kể từ thời điểm ấy, bà trải qua giai đoạn bi kịch do bị quản thúc tại căn hộ ở Bắc Kinh, cấm rời khỏi địa phương, 2 con trai mất việc và bị cảnh sát giám sát trong mọi hoạt động sinh hoạt. Bác sĩ Xue còn tiết lộ thêm rằng bà còn bị cảnh báo trước thềm Olympic 2008 (sự kiện mà Trung Quốc đăng cai) phải giữ im lặng về chương trình doping được nhà nước bảo trợ. “Họ cảnh báo tôi về việc chống doping. Kêu tôi phải ngừng lại. Tôi nói tôi không thể làm được điều đó và họ muốn tôi im lặng” bác sĩ Xue nói trong cuộc phỏng vấn. Trước đó, phóng viên ARD đã cố gắng liên lạc với Ủy ban Olympic và Bộ Thể thao Trung Quốc để tìm hiểu nhưng chưa nhận được hồi đáp nào. Theo AFP, bí mật mà bà Xue tiết lộ tương tự như bê bối bảo trợ doping Nga khiến điền kinh và VĐV khuyết tật quốc gia này bị cấm tranh tài ở Olympic và Paralympic 2016.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bác sĩ Xue (trái) và con trai Yang Weidong phải trốn khỏi Trung Quốc để đảm bảo an toàn CHỤP MÀN HÌNH


Năm ngoái, cái tên Xue từng khiến thể thao Trung Quốc lao đao trước thềm Olympic khi tiết lộ bí mật nói trên với ITV News sau sự cố 6 VĐV bơi lội hàng đầu của quốc gia này bị phát hiện sử dụng doping. Vị bác sĩ này khẳng định rằng chương trình bảo trợ doping của Trung Quốc từ những năm 1970 vẫn còn đang hoạt động.
Cuộc phỏng vấn của ITV News với bác sĩ Xue lúc bấy giờ khiến thể thao Trung Quốc xôn xao trước những hoài nghi trước thềm Olympic 2016. Theo ITV News, bà Xue từng thổ lộ rằng sở dĩ luôn mạo hiểm tiết lộ bí mật trên vì lo ngại các chương trình bảo trợ doping sẽ để lại những hậu quả nặng nề sức khỏe cho thế hệ VĐV trẻ đồng thời hy vọng sẽ có những sự thay đổi triệt để với doping trong thể thao nước nhà .


"Tôi có một người họ hàng là VĐV trẻ trong đội thể thao địa phương và những viên thuốc “dinh dưỡng” được giới thiệu mà cô ấy được biết là sẽ cho cô sức mạnh. Vì vậy, cô đã cùng đồng đội sử dụng, họ đã có kết quả tốt, đoạt chức vô địch. Cô ấy được gọi lên đội tuyển quốc gia nhưng vì sử dụng quá nhiều viên thuốc nên những dấu hiệu kỳ lạ bắt đầu xuất hiện về sự trưởng thành vượt bậc trong cơ thể cô. Các huấn luyện viên đã phát hiện được những gì đang xảy ra với cô ấy và loại cô khỏi đội tuyển quốc gia. Vì vậy, sự nghiệp của cô ấy kết thúc. Sau khi kết hôn vài năm, cô phát hiện ra mình không thể có thai vì cơ quan sinh dục bị phá hủy. Người chồng sau đó bỏ đi. Và giờ cô ấy đang sống trong trạng thái tinh thần suy nhược”, bác sĩ Xue kể về một trường hợp điển hình lãnh hậu quả của chương trình doping được nhà nước bảo trợ trong quá khứ.

Tây Nguyên

Thanked by 2 Members:

#234 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/10/2017 - 21:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lùng bùng nghe nhạc 'cưỡng âm'

12:07 PM - 25/10/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hương Tràm vào vai nữ sinh thơ ngây trong MV 'Em gái mưa'
Ảnh: Huỳnh Tuấn
Không ít ca từ trong sáng tác của một số nhạc sĩ trẻ, do ca sĩ trẻ thể hiện vướng tình trạng 'cưỡng âm' gây lùng bùng, khó hiểu, thậm chí buồn cười cho người nghe.
Đa số những chữ bị cưỡng âm (viết đúng là dấu sắc hoặc ngã nhưng khi hát lên nghe thành dấu huyền hoặc nặng hay không dấu) lại rơi vào những từ dễ hiểu sai nghĩa, đôi khi ngược nghĩa.
Như bài hit Em gái mưa của Hương Tràm. Ngay những câu đầu tiên đã thấy “cưỡng”: “đành” mất hi vọng (lời hát là đánh mất hi vọng), lần “đâu” gặp nhau dưới mưa (lần đầu) , “tinh cám” dầm mưa (tình cảm dầm mưa...). Hoặc trong đoạn giữa, “trơi” đất như rung chuyển một người vỡ “mông” (lời hát là trời đất... vỡ mộng).
Trong bài hit khác của Quán quân Vietnam Idol 2015 Trọng Hiếu - Một lần, nếu nghe nhạc mà không nhìn vào dòng chữ chạy tiếng Việt trong MV có lẽ sẽ khó đoán được ca sĩ đang hát gì. Lý do không phải chỉ vì Hiếu phát âm tiếng Việt chưa chuẩn lắm, mà còn bởi nhiều chữ bị cưỡng âm: cảm thấy âu lo nghe ra “cam thây âu lo”, ảo ảnh thành “ào ành”, dối gian thành “dôi gian”.
Trong những bài hit khác, dễ tìm thấy những chữ bị cưỡng âm như: anh chưa thể “ngù đươc” (anh chưa thể ngủ được trong Yêu em rất nhiều), thay “đôi bàn” thân (thay đổi bản thân trong Không thể yêu ai được nữa), “tàn biên” trong cõi mơ (tan biến trong cõi mơ ở Lạc trôi)...
Theo một số nhạc sĩ, sở dĩ hiện tượng cưỡng âm xuất hiện nhiều như hiện nay có thể vì vốn từ của người viết trẻ chưa phong phú, hoặc chỉ chạy theo giai điệu, chỉ tập trung viết phần nhạc cho thật hay, nhịp thật “đã”, ca từ chỉ là phụ, và đôi khi ca sĩ xử lý chưa tinh tế.
“Người nghe nếu khó tính, tôn trọng quan điểm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt hẳn sẽ không hưởng ứng”, một nhạc sĩ (xin giấu tên) nhìn nhận. Thiên Anh

#235 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/11/2017 - 20:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Venezuela vỡ nợ

04:53 PM - 14/11/2017 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro
Ảnh: Reuters
Đất nước chìm trong khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng nhân đạo sâu sắc vừa lỡ hạn trả nợ.
S&P Global Ratings cho biết tối 13.11 (giờ Mỹ) rằng Venezuela vỡ nợ. Hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ có 30 ngày nới hạn cho Venezuela trả một khoản nợ lẽ ra phải trả vào tháng 10 vừa kết thúc. Theo CNN, thực tế này có thể sớm gây ra nhiều hậu quả tồi tệ. Rủi ro vỡ nợ có thể khiến một loạt tình huống tồi tệ xảy ra, trầm trọng hóa tình trạng thiếu thực phẩm và thuốc men của quốc gia Nam Mỹ.
Nếu số trái chủ của một loại trái phiếu yêu cầu được trả tiền đầy đủ và ngay tức thì, nhiều nhà đầu tư khác nắm giữ trái phiếu Venezuela cũng sẽ đề nghị điều tương tự. Vì Venezuela không có đủ tiền để trả cho tất cả trái chủ ngay lúc này, giới đầu tư được quyền lấy tài sản của đất nước, chủ yếu là dầu thô.
Venezuela không có nguồn doanh thu lớn nào ngoài dầu thô bán ở nước ngoài. Chính phủ nước này không thể cung cấp đủ thực phẩm và thuốc men cho công dân của họ trong nhiều năm qua. Người Venezuela hiện phải xếp hàng chờ đợi hàng giờ để mua thức ăn, hoặc không được chữa trị trong các bệnh viện thiếu nguồn lực cơ bản.
Nếu nhà đầu tư có thể tịch thu lô hàng dầu thô của Venezuela, tình trạng thiếu thực phẩm và thuốc men có thể trầm trọng hơn. Nhà phân tích Fernando Freijedo tại hãng nghiên cứu Economist Intelligence Unit cho biết đây sẽ là cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc.
Hiện chưa rõ các trái chủ sẽ có động thái gì. Argentina từng trải qua đợt vỡ nợ mập mờ tương tự, và các trái chủ nắm trái phiếu nước này đi kiện chính phủ trong 15 năm. Vụ kiện kết thúc vào năm 2016. Dù vậy, mỗi nước là một trường hợp khác nhau.
Venezuela và công ty dầu khí nhà nước PDVSA nợ các trái chủ hơn 60 tỉ USD. Tổng cộng, quốc gia Nam Mỹ nợ đến 196 tỉ USD, theo báo cáo Harvard Law Roundtable. Ngoài khoản thanh toán trái phiếu, Venezuela còn nợ Trung Quốc, Nga, các nhà cung cấp dịch vụ dầu khi, nhiều hãng hàng không Mỹ và nhiều tổ chức khác. Ngân hàng trung ương nước này chỉ có 9,6 tỉ USD dự trữ.
Thông báo vỡ nợ được đưa ra hôm 13.11 sau khi chính phủ Venezuela gặp gỡ các trái chủ ở thủ đô Caracas. Cuộc họp diễn ra ngắn gọn và không có thông tin rõ ràng nào về kế hoạch tái cấu trúc nợ của Venezuela. Hiện 1 USD có giá hơn 55.200 bolivar Venezuela. Đầu năm nay, 1 USD ngang giá 3.200 bolivar, theo trang dolartoday.com, trang web theo dõi tỷ giá không chính thức được hàng triệu người Venezuela dùng trong thanh toán hằng ngày. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát Venezuela đạt 650% năm nay và 2.300% năm 2018.
Thu Thảo

Thanked by 1 Member:

#236 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/11/2017 - 21:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Quân đội Zimbabwe nắm quyền, bắt giữ Tổng thống 93 tuổi


LĐO | 15/11/2017 | 16:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quân đội Zimbabwe đang giam giữ Tổng thống Robert Mugabe và kiểm soát đất nước.
Ảnh: Reuters

Quân đội Zimbabwe đã nắm quyền tại thủ đô Harare, quản thúc Tổng thống Robert Mugabe, nhưng vẫn phủ nhận tiến hành đảo chính quân sự.





Tiếp tục những diễn biến ở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, kênh News24 trích dẫn các báo cáo đã được kiểm chứng cho biết, Tổng thống 93 tuổi Robert Mugabe đã thương lượng với quân đội để vợ ông là Grace Mugabe rời khỏi Zimbabwe, trong khi ông chuẩn bị từ chức. Trước đó đã có thông tin cho thấy bà Mugabe có thể được phép rời khỏi Zimbabwe, sau khi chồng bà bị quản thúc tại gia.
Cùng lúc, Bộ trưởng các vấn đề thanh niên quốc gia của Zimbabwe, ông Cde K Chipanga đã bị bắt giữ. "Sự an toàn của ông ta được đảm bảo. Chúng tôi muốn khen ngợi quân đội đã phối hợp tốt với Tổ chức Dân chủ Quốc gia NDP với lực lượng tối thiểu" - tuyên bố của Liên đoàn thanh niên Zimbabwe cho biết. Ông Chipanga được Tổng thống Mugabe bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Các vấn đề thanh niên quốc gia vào tháng 9.2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xe tăng trên đường phố thủ đô Harare. Ảnh: Reuters
Đảng cầm quyền ZANU PF ra tuyên bố về việc tiếp quản quyền lực, theo đó cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa sẽ nắm quyền tại Zimbabwe. Đảng này phủ nhận tiến hành đảo chính quân sự, mà gọi việc nắm quyền là "tiếp quản không đổ máu".
Từ sáng sớm nay, truyền hình Zimbabwe đã phát đi tuyên bố quân đội Zimbabwe kiểm soát đất nước, "nhưng không phải là đảo chính quân sự".
Bất chấp khẳng định đó, xe tăng xuất hiện trên đường phố thủ đô Harare, quân đội chiếm trụ sở một đài truyền hình và một viên tướng mặc thường phục ra tuyên bố.
Động thái của quân đội do Tư lệnh Constatino Chiwenga đứng đầu diễn ra khi Zimbabwe đang rạn nứt về việc ai sẽ kế nhiệm Tổng thống Robert Mugabe. Ông Mugabe nắm quyền từ khi ông đưa Zimbabwe giành độc lập khỏi ách thống trị của người thiểu số da trắng từ năm 1980.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh lần đầu tiên Zimbabwe chứng kiến những mâu thuẫn công khai giữa quân đội và Tổng thống Mugabe. Đảng ZANU-PF cầm quyền cáo buộc ông Constantino Chiwenga phạm tội phản quốc, sau khi ông Chiwenga phản đối việc Tổng thống Mugabe quyết định cách chức Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa.
Vân Anh

#237 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/11/2017 - 20:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


“Nối gót” Nepal, Pakistan hủy dự án đập 14 tỷ USD với Trung Quốc

Pakistan đã quyết định hủy thỏa thuận xây đập trị giá 14 tỷ USD với Trung Quốc vì nước này không thể chấp nhận những điều kiện khắc nghiệt của Bắc Kinh. Trước đó vài ngày, Nepal cũng đã đưa ra một quyết định tương tự.

Báo Express Tribune (Pakistan) dẫn lời Chủ tịch Cơ quan Phát triển Điện Nước Pakistan Muzammil Hussain ngày 16/11 cho biết lý do khiến Pakistan loại bỏ dự án đập Diamer-Bhasha khỏi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, là vì những điều kiện khắc nghiệt của Trung Quốc trong quá trình rót vốn vào dự án. Ông Hussain nói rằng những điều kiện này “không khả thi và đi ngược lại với lợi ích của Pakistan”.
Các điều kiện chặt chẽ do Trung Quốc đưa ra bao gồm việc Bắc Kinh đòi quyền sở hữu dự án đập, kiêm luôn cả chi phí vận hành và bảo trì, cùng với đó là yêu cầu cho Trung Quốc xây tiếp một đập khác ở Pakistan.
Mặc dù tuyên bố hủy thỏa thuận với Trung Quốc, song Pakistan quyết định vẫn duy trì dự án này bằng cách tự rót vốn. Sau khi hoàn thiện, dự án thủy điện Diamer-Bhasha sẽ cung cấp 4.500 megawatt (MW) điện cho Pakistan. Trung Quốc và Pakistan dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp về CPEC vào ngày 21/11. Hai bên đặt trọng tâm vào 15 dự án nhiệt điện trị giá khoảng 2,2 tỷ USD.
Quyết định hủy thỏa thuận xây đập với Trung Quốc của Pakistan được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Nepal tuyên bố dừng dự án xây dựng một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất của nước này, trị giá 2,5 tỷ USD, với một công ty nhà nước của Trung Quốc. Đây cũng là một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Mặc dù các nước Nam Á như Pakistan và Nepal vẫn cần và hoan nghênh các khoản đầu tư từ Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng của các nước này, song giới phân tích cảnh báo những vụ hủy thỏa thuận gần đây là lời cảnh tỉnh với Trung Quốc về việc nước này nên cẩn trọng hơn khi thực hiện các dự án nhạy cảm như thủy điện ở nước ngoài.
Theo giới chuyên gia, các yếu tố như tác động môi trường, việc tái định cư cho người dân, hay các mâu thuẫn về lợi ích giữa khu vực thượng lưu và hạ lưu, đặc biệt ở những dòng sông chảy qua lãnh thổ nhiều nước, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một dự án thủy điện.

Thành Đạt

Theo SCMP



Thanked by 1 Member:

#238 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/11/2017 - 20:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Huyện 'không biết' trưởng công an xã bắn chủ tịch xã từng bị phạt tù

09:09 AM - 20/11/2017 Thanh Niên
Ngày 19.11, tin từ UBND H.Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, Chủ tịch UBND huyện này vừa có báo cáo gửi Thường trực Huyện ủy Nghi Lộc về quy trình tuyển dụng ông Nguyễn Ngọc Thấu, Trưởng Công an xã Nghi Quang.
Ông Thấu là người dùng súng bắn đạn cao su bắn ông Nguyễn Đình Thanh, Chủ tịch UBND xã Nghi Quang, vào ngày 9.11 khiến nạn nhân phải nhập viện (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).
Trong báo cáo có nêu, theo Bản án số 43 ngày 20.10.1998 của TAND H.Nghi Lộc, ông Thấu từng bị tuyên phạt 12 tháng tù (hưởng án treo) về tội gây rối trật tự công cộng. UBND H.Nghi Lộc cũng khẳng định, quá trình tuyển dụng, thi tuyển, công khai kết quả trúng tuyển đối với ông Thấu, hội đồng tuyển dụng không nhận được phản ánh nào về việc ông này từng bị phạt tù.
K.Hoan
Bạn đọc phản hồi (2 nhận xét)

Mỹ
TP H.C.M - 20/11/2017
Chuyện như đùa, thế thì cái sơ yếu lý lịch để làm gì nhể ?.
12 thích

Nguyễn Anh Tuấn
Bắc Ninh - 20/11/2017
Thật bó tay, khó như thế, nói như thế mà nghe cũng được ?!
1 thích

#239 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/11/2017 - 20:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công ty Trung Quốc dính nghi án hối lộ quốc tế

09:10 AM - 22/11/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Hà Chí Bình từng giữ chức Cục trưởng Nội vụ Hồng Kông giai đoạn 2002 - 2007
Ảnh Chụp màn hình SCMP
Giới chức Mỹ vừa phanh phui vụ cựu quan chức Hồng Kông thay mặt một công ty năng lượng Trung Quốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lãnh đạo cấp cao của 2 nước châu Phi để giành lợi thế làm ăn.
Theo thông cáo được đăng trên website của Bộ Tư pháp Mỹ, giới chức nước này đã bắt giữ hai cựu quan chức cấp cao của Hồng Kông và Senegal liên quan vụ hối lộ hàng triệu USD. Hai người này là ông Hà Chí Bình (68 tuổi), cựu Cục trưởng Nội vụ Hồng Kông giai đoạn 2002 - 2007 và ông Cheikh Gadio (61 tuổi), cựu Ngoại trưởng Senegal từ năm 2000 - 2009.
Theo AFP, hai người bị cáo buộc vi phạm Đạo luật về hành vi tham nhũng ở nước ngoài và rửa tiền quốc tế. Cụ thể, ông Hà và ông Gadio bị cho là đã hối lộ các quan chức cấp cao ở châu Phi để đổi lấy lợi ích cho một doanh nghiệp Trung Quốc. Danh tính doanh nghiệp này không được nêu trong thông cáo, nhưng các thông tin trong đơn kiện cho thấy đây là Công ty CEFC China Energy, một ngôi sao đang lên của ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc, có trụ sở tại Thượng Hải. Công ty này giữ nhiều cổ phần trong các dự án toàn cầu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Chỉ mới nổi lên vài năm qua nhưng CEFC China Energy được xem là một “tay chơi lớn” trên thị trường dầu khí quốc tế, với tầm hoạt động vươn khắp châu Phi, Đông Âu và các nước vùng Vịnh.
Vụ hối lộ lớn trên được cho là bắt đầu từ tháng 10.2014, khi ông Hà và ông Gadio gặp nhau tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ). Vào thời điểm này, CEFC China Energy muốn mở rộng thị trường tại Chad, đồng thời muốn liên doanh với một tập đoàn dầu khí nhà nước của Trung Quốc đang hoạt động ở quốc gia châu Phi này. Chỉ trước đó không lâu, tập đoàn nhà nước trên bị chính phủ Chad phạt vì vi phạm các quy định môi trường. Ông Hà đã lôi kéo ông Gadio giúp tiếp cận tổng thống Chad với mục tiêu ban đầu là giải quyết căng thẳng giữa chính phủ Chad và tập đoàn nhà nước Trung Quốc, sau đó giành mối lợi về cho công ty của mình tại đây. Ông Gadio có quan hệ cá nhân với tổng thống Chad nên đã giúp ông Hà và CEFC China Energy kết nối với vị nguyên thủ và một số quan chức khác. Trong cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ, hai người này đã đề nghị khoản hối lộ 2 triệu USD cho tổng thống Chad với danh nghĩa tiền quyên góp. Sau phi vụ 2 triệu USD, công ty của ông Hà giành lợi thế trong quá trình đàm phán vì có đặc quyền mà không phải cạnh tranh với đối thủ khác. Ông Gadio sau đó “gạ” ông Hà 500.000 USD tiền hoa hồng, nhưng ông Hà chỉ chuyển 400.000 USD thông qua một ngân hàng ở New York.
Phi vụ thứ hai cũng bắt đầu từ tháng 10.2014 khi ông Hà gặp ngoại trưởng Uganda tại New York. Mặc dù không nêu tên nhưng theo thông tin về nhiệm kỳ thì vị ngoại trưởng được nói đến là ông Sam Kahamba Kutesa, người giữ ghế Chủ tịch Đại hội đồng LHQ thời điểm đó. Hai người đã thảo luận về mối “quan hệ chiến lược” giữa Uganda và CEFC China Energy. Vào khoảng tháng 2.2016, ông Kutesa về nước tiếp tục giữ chức ngoại trưởng và “đòi” một khoản “quyên góp” từ ông Hà là 500.000 USD. Khoản tiền này được chuyển vào một tài khoản được cho là của ông Kutesa thông qua một ngân hàng ở New York. Chính vì chuyển tiền qua ngân hàng ở New York nên giới chức Mỹ mới bắt giữ hai cựu quan chức trên. Theo AFP, với cáo buộc mà giới tư pháp Mỹ đưa ra, ông Hà và ông Gadio có thể phải đối mặt với mức án lên đến 20 năm tù giam. Quyền trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Kenneth A.Blanco nhấn mạnh vụ hối lộ liên quan tới cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ hai nước. Trong khi đó, quyền Chưởng lý Manhattan, ông Joon H.Kim cho biết: “Vụ hối lộ quốc tế không chỉ gây tổn hại tới làm ăn hợp pháp và cạnh tranh lành mạnh mà còn hủy hoại niềm tin của công chúng đối với sự thanh liêm của chính phủ. Khi kiểu tham nhũng và hối lộ này diễn ra trên đất nước và hệ thống tài chính của chúng tôi thì tòa án Mỹ sẽ đưa ra kết quả cuối cùng”.
Ngọc Mai

Thanked by 1 Member:

#240 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/11/2017 - 20:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nga xác nhận ô nhiễm phóng xạ 'cực cao'

11:37 AM - 21/11/2017 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rosgidromet xác nhận có phóng xạ, trái ngược với kết luận trước đó của Tập đoàn RosatomAFP

Cơ quan khí tượng học Nga (Rosgidromet) đã ghi nhận hàm lượng đồng vị phóng xạ Ruthenium-106 “cực cao” tại một số khu vực vào cuối tháng 9, xác nhận thông tin trước đó của các nước châu Âu.
"Các cuộc điều tra phóng xạ trong không khí tại các trạm quan sát Argayash và Novogorny đã phát hiện hàm lượng đồng vị Ru-106 từ ngày 25.9 đến 1.10”, theo Rosgidromet.
Mật độ phóng xạ cao nhất được ghi nhận ở Argayash, một ngôi làng thuộc vùng Chelyabinsk ở phía nam Urals, với Ru-106 ở hàm lượng “ô nhiễm cao nghiêm trọng”, vượt gấp 986 lần so với mức ô nhiễm diễn ra trong tự nhiên, theo AFP ngày 21.11 dẫn lại báo cáo.
Tổ chức Greenpeace Nga kêu gọi tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom mở cuộc điều tra nghiêm túc về vụ việc và chia sẻ kết quả công khai.
Trong khi đó, Rosatom vào giữa tháng 10 tuyên bố “không phát hiện dư lượng Ru-106 trong các mẫu thử thu thập từ ngày 25.9-7.10, bao gồm miền nam Urals, trừ Saint Petersburg”.
Ngược lại, Rosgidromet ngày 20.11 cho biết đồng vị trên đã được tìm thấy ở Tatarstan và miền nam nước Nga, dần dần lan tỏa “đến mọi quốc gia châu Âu, bắt đầu từ Mỹ và tiến đến phía bắc châu Âu” từ ngày 29.9.
Cơ quan Nga không công khai cụ thể nguồn gây ô nhiễm, nhưng trạm Argayash cách nhà máy điện hạt nhân Mayak khoảng 30 km. Đây cũng là nơi xảy ra một trong những thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất lịch sử vào năm 1957. Ngày nay, Mayak tiếp tục là nơi tái xử lý các nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Vào ngày 9.11, Viện Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân của Pháp (IRSN) thông báo đã phát hiện Ru-106 tại nước này từ ngày 27.9 – 13.10, và cho rằng nguồn phóng xạ có thể xuất phát từ điểm nằm giữa sông Volga và rặng Urals.
Ru-106 là sản phẩm của hoạt động tác nguyên tử trong lò phản ứng, không xuất hiện trong tự nhiên.

Thụy Miên








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |