Jump to content

Advertisements




TIN TỨC LƯỢM LẶT


38 replies to this topic

#1 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/08/2016 - 19:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Làm hoa hậu cũng đoạn trường lắm thay!

10:55 AM - 29/08/2016 Thanh Niên Online

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trái sang: Phạm Châu Tường Vi (Kiên Giang), Nguyễn Thị Như Thủy (Đà Nẵng), Trần Ngô Thu Thảo (Tiền Giang) là ba thí sinh được thông báo rời cuộc thi hôm 20.8 - Ảnh: BTC
Làm được hoa hậu cũng lắm chông gai, cũng bão táp phong ba lắm, chứ đâu sung sướng gì.
Nữ nhân sinh ra ai cũng muốn mình đẹp, mà đã đẹp thì ai cũng muốn được khoe, mà đã khoe thì phải khoe khắp thế gian. Vậy là cuộc thi hoa hậu ra đời, phải chăng là để những bông hoa đẹp khoe sắc và chọn ra bông hoa đẹp nhất, vẹn toàn nhất. Nhưng làm được hoa hậu cũng lắm chông gai, cũng đoạn trường bão táp phong ba lắm, chứ đâu sung sướng gì.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tân Hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh - Ảnh: Độc Lập




Nam nhân nhìn nữ nhân toàn nhìn vào chỗ đẹp, nữ nhân nhìn nữ nhân kỹ càng từ trên xuống dưới, đọng lại là những khiếm khuyết. Ấy là do người ta ít chịu ai hơn mình, cũng bởi thế mà thi hoa hậu năm nào cũng đầy rẫy đơn thư tố cáo lẫn nhau làm phiền lòng các vị đức cao vọng trọng cầm cân nảy mực trong cái chuyện tìm ra người đẹp hoàn mỹ mà phục vụ cộng đồng.
Hoa Hậu Việt Nam 2016 vừa khép lại. Trong lịch sử, chưa có lần nào lại có nhiều thí sinh “bỏ cuộc chơi” nhiều như năm nay, 6 người đẹp đã phải ra về ngay trước vòng chung kết vì vi phạm luật lệ cuộc thi. Dù trước đó, qua bao nhiêu vòng thi thố, biết bao nhiêu ban bệ xét tra, họ vẫn được thi như thường, do các người đẹp giỏi hay các vị thẩm tra dở, không biết được.


Trong cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam, luật có ghi bắt buộc phải có “vẻ đẹp tự nhiên”, nhưng lại không quy định cụ thể vẻ đẹp tự nhiên là như thế nào, chỉnh sửa cái gì thì vi phạm, nên mới có chuyện hỡi ôi, bị loại vì làm răng, thậm chí là chỉ làm trắng răng. Luật thiếu chặt chẽ nên áp sao cũng được, xử sao cũng được. Thôi thì trách nhiệm thuộc về các cô, những người đẹp ngây thơ không thể nào đọc và hiểu hết được cái luật vẻn vẹn vài chữ. Thôi thì trách nhiệm của các cô vì ở những vòng sơ loại chẳng ai loại các cô cả, đợi đến khi trái sắp chín cây, cơm sắp tới miệng mới hất một phát xõng xoài.
Nhưng biết đâu trong cái rủi lại có cái may, vì nhỡ đâu được làm hoa hậu rồi cũng chẳng ít chuyện phiền não trong lòng. Như hoa hậu Kỳ Duyên của lần trước, làm hoa hậu thì không được ngủ thoải mái, làm hoa hậu thì không được hút thuốc, làm hoa hậu phải vừa lòng đám đông… Đến nỗi mà khi sự việc xảy ra, ban tổ chức phải cuống cuồng tìm và bổ sung các luật lệ, họp bàn tốn biết bao thời gian quý báu của các vị đức cao vọng trọng để quyết định có tước vương miện hay không. “Mất bò mới lo làm chuồng” thì đúng là éo le cho bộ quy tắc xử sự dành cho hoa hậu nước nhà.
Năm nay, Ban tổ chức không cho Kỳ Duyên trao giải cho tân hoa hậu, cũng chẳng mời đến tham dự đêm chung kết, nhưng lại rộng lòng “có thể đến với tư cách... khán giả”, Kỳ Duyên nghe được chắc cảm kích lắm thay.
Thôi thì ai cũng có những ước mơ, mà người càng đẹp thì ước mơ càng cháy bỏng, càng cao xa, dẫu không phải ai cũng là những đóa hương sắc có thể làm đẹp cho đời. Đến được đỉnh thì chân phải rướm máu dù cho đó là gót ngọc kiêu sa. Còn ai chưa thỏa nguyện thì cũng đừng quá muộn phiền, năm sau Ban tổ chức sẽ rút kinh nghiệm mà làm luật lệ chặt chẽ, thuê đội ngũ thẩm tra kỹ càng hơn, hãy hy vọng vào điều đó.

Bùi An


Trong cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam, luật có ghi bắt buộc phải có “vẻ đẹp tự nhiên”, nhưng lại không quy định cụ thể vẻ đẹp tự nhiên là như thế nào, chỉnh sửa cái gì thì vi phạm, nên mới có chuyện hỡi ôi, bị loại vì làm răng, thậm chí là chỉ làm trắng răng. Luật thiếu chặt chẽ nên áp sao cũng được, xử sao cũng được.

Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một thạc sỹ công nghệ đang sinh sống và làm việc tại TP......


tydieu

- 29/08/2016
Không biết tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp như vậy để làm gì luôn.?
14 thích

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/08/2016 - 19:32

Bi kịch 'người khổng lồ'

05:10 AM - 29/08/2016 Thanh Niên

Trên bản đồ xuất khẩu gạo thế giới, VN liên tục là 1 trong 3 nước dẫn đầu về sản lượng.




Hơn 20 năm qua, sản lượng lúa gạo của chúng ta cũng không ngừng tăng lên và không hề quá lời khi cho rằng, VN là một "người khổng lồ" trên thị trường lúa gạo toàn cầu. Chỉ tiếc rằng "người khổng lồ" lúa gạo Việt đang rơi vào bi kịch mất giá trị.
Bi kịch đầu tiên là không có thương hiệu. Do không có thương hiệu, gạo Việt luôn bị o ép, xuất khẩu với giá rẻ và ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Không chỉ thế, cả sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của VN ngày càng giảm. Năm 2012 sản lượng xuất khẩu gạo tăng 8,27% thì giá trị giảm gần 2% so với năm 2011. Sang năm 2013, cả sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo đều giảm sâu với tỷ lệ lần lượt là 13,45% và 16,23%. Nếu xuất khẩu gạo năm nay chỉ đạt 5,65 triệu tấn thì đây là năm đầu tiên sau 7 năm, sản lượng xuất khẩu gạo của VN xuống dưới ngưỡng 6 triệu tấn. Thậm chí gạo Việt giờ đây còn "sợ" cả gạo Campuchia, một "lính mới" trên thị trường cung ứng gạo thế giới. Bởi dù mới chỉ tham gia 5 - 6 năm nay nhưng Campuchia đã khẳng định được những thương hiệu gạo đẳng cấp, trong khi "người khổng lồ" gạo VN vẫn loay hoay với câu chuyện xây dựng thương hiệu. Không những thế, gạo Campuchia còn tràn qua và đang trở thành quen thuộc với người tiêu dùng VN.
Bi kịch thứ hai là chúng ta dồn chủ yếu diện tích nông nghiệp để trồng lúa, nhưng giá trị xuất khẩu gạo mang lại không đủ bù đắp cho nhập khẩu vật tư, nông sản khác. Đơn cử, để trồng lúa, chúng ta phải nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, giống, thiết bị nông nghiệp... Xuất khẩu gạo nhưng chúng ta phải nhập khẩu nhiều lương thực khác. Nếu như năm 2012, xuất khẩu gạo đạt 3,7 tỉ USD thì nhập khẩu ngô, đậu tương, lúa mì làm thức ăn gia súc, nguyên liệu chế biến và phục vụ ngành chế biến thực phẩm hết 4 tỉ USD. Khoảng cách giữa thu từ lúa và chi nhập khẩu hoa màu ngày càng tăng. Đến năm ngoái, xuất khẩu gạo mang về 2,9 tỉ USD thì chỉ riêng việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi "ngốn" mất 6,5 tỉ USD. Nếu nhìn tổng thể ngành lương thực chúng ta đang nhập siêu.
Bi kịch lớn nhất của “người khổng lồ” xuất khẩu gạo Việt là chính nông dân - những người đang ngày đêm đổ mồ hôi trên cánh đồng để VN trở thành "người khổng lồ", đã và đang rất nghèo. Trong khi Chính phủ hằng năm vẫn phải chi ngân sách để thu mua lúa dự trữ nhằm đảm bảo một định mức lợi nhuận nhất định cho họ.
Cũng chính vì các bi kịch này, VN đã lên chiến lược tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi một phần đất trồng lúa sang hoa màu. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020 chúng ta giảm từ 700.000 - 1 triệu ha diện tích đất trồng lúa để giảm áp lực về xuất khẩu. Để khuyến khích việc chuyển đổi đất lúa, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 580 ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang cây ngắn ngày ở ĐBSCL. Định hướng này là hoàn toàn đúng đắn, nhất là trong bối cảnh xâm ngập mặn diễn ra ngày càng mạnh mấy năm trở lại đây. Chỉ tiếc rằng, chương trình đang triển khai hết sức ì ạch và manh mún. Đơn cử, theo chủ trương ĐBSCL sẽ chuyển đổi khoảng 200.000 ha đến năm 2020 nhưng cả năm 2015 chỉ đạt 3.600 ha. Ở một số địa phương thậm chí còn xuất hiện tình trạng đi ngược, nghĩa là diện tích lúa vẫn tăng.
Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp... đã được các cấp có thẩm quyền, giới chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và cả những người nông dân phân tích, đề xuất ở rất nhiều hội nghị, hội thảo trong mấy năm qua. Nhưng sự thiếu đồng bộ trong các cơ chế, chính sách (vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa nông nghiệp, giống, hỗ trợ...) đi kèm khiến "bi kịch của người khổng lồ" trong xuất khẩu gạo nói riêng và ngành nông nghiệp Việt nói chung chưa biết bao giờ kết thúc.

Nguyên Hằng


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/08/2016 - 19:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đi bộ ở xứ mình khó thiệt !

05:04 AM - 31/08/2016 Thanh Niên

Một lần đi tham quan Bảo tàng Anh quốc ở thủ đô London, chiếc xe chở đoàn nhà báo chúng tôi dừng lại tại một quảng trường.

Từ đây, chúng tôi đi bộ khoảng nửa cây số để đến bảo tàng, người hướng dẫn bản địa luôn nhắc phải đi trên vỉa hè, không được bước xuống lòng đường.
Khi còn cách bảo tàng đâu chừng vài chục mét thì gặp một cái barie gắn bảng “STOP” chắn ngang dưới lòng đường vì người ta đang sửa chữa cống thoát nước. Ngay lúc đó có một anh chàng chạy mô tô phân khối lớn trờ tới. Sau vài giây bối rối, anh chàng nọ quay đầu chiếc mô tô, chạy vòng lại tìm đường khác mặc dù vỉa hè hai bên đường rộng thênh thang. Trong tình huống đó, nếu ở VN, chắc chắn nhiều người, theo quán tính, sẽ cho chiếc xe máy lướt lên vỉa hè để tránh cái barie rồi chạy tiếp.
Câu chuyện vừa kể nói lên một điều mang tính pháp lệnh trong lưu thông, đó là xe cộ, kể cả xe 2 bánh, không được phép chạy trên vỉa hè vì phần đường này dành riêng cho người đi bộ. Ngược lại, khách bộ hành chỉ được phép đi trên vỉa hè vì lòng đường là của xe cộ, do đó nếu bước xuống lòng đường mà đi một cách “hiên ngang” thì chẳng khác nào bước xuống… địa ngục, vì chắc chắn sẽ bị xe tông.


Nói đến văn hóa giao thông xứ người, mới thấy chuyện đi đứng ở xứ mình bát nháo như thế nào. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã thấy le lói một vài dấu hiệu tích cực. Đại lộ Nguyễn Huệ ở TP..... và bổ sung nhiều tuyến phố quanh hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội đã dành riêng cho người đi bộ (từ 1.9.2016) là một cố gắng của chính quyền có nhiều ý nghĩa mang tính nhân văn. Trong đó bao hàm cả chuyện khuyến khích dân chúng nên đi bộ, một nỗ lực tác động tích cực đến giao thông công cộng và kể cả nhằm nâng cao sức khỏe người dân. Du khách nội địa và quốc tế đến Hà Nội giờ đây sẽ thêm không gian để thư giãn và mua sắm trong một phố thị “đất hẹp, người đông”. Rõ ràng đó là một thông tin tích cực. Tuy nhiên, phần còn lại của 2 thành phố này lại có câu chuyện khác.
Đi bộ có lợi cho sức khỏe, điều này ai cũng biết. Thế nhưng nhìn chung đi bộ ở những thành phố lớn như Hà Nội hoặc Sài Gòn chắc chắn sẽ… rất mệt. Tại sao? Vì cái vỉa hè ấy không còn là vỉa hè khi từ lâu nó đã biến thành bãi giữ xe máy và mặt bằng kinh doanh, đại loại như: sáng bán cháo lòng, trưa cơm, chiều bánh mì, tối nhậu nghêu sò ốc hến. Coi như “mua đứt” lề đường. Đó là chưa kể có rất nhiều tuyến phố ở TP..... nơi lấn vỉa hè, nơi không, khiến người đi bộ phải di chuyển theo kiểu “lên bờ, xuống ruộng” (lên vỉa hè, xuống lòng đường). Đi đứng kiểu này có thể trở thành quán tính của người Việt, thấy cũng bình thường thôi, nhưng lại tạo sự khó chịu cho rất nhiều người khác, nhất là du khách nước ngoài. Họ không quen đi đứng theo kiểu kỳ quặc như vậy được. Ở các nước phát triển, thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp người ta bày bàn ghế trước quán cà phê hoặc một sạp báo, một quầy hoa tươi... nhưng chẳng ảnh hưởng đến người đi bộ, vì vỉa hè vẫn còn đủ rộng. Một câu hỏi được đặt ra: Chẳng lẽ chúng ta “bó tay” trước tình cảnh khách bộ hành không có vỉa hè để đi?


Chưa kể do chính cách quy hoạch, quản lý chưa phù hợp thực tiễn, chẳng hạn cả khu vực phố Tây ở Q.1, từ đặc thù đến cung cách sinh hoạt đều rất nên trở thành phố đi bộ lại vẫn duy trì việc cho xe lưu thông khiến khu vực vừa lộn xộn vừa dễ gây ùn tắc, vừa gây nguy hiểm cho người đi bộ mà phần đông là du khách nước ngoài.
Vì ngán ngẩm chuyện không có lối dành cho người đi bộ, nên đừng trách vì sao hễ ra khỏi nhà là người ta leo lên xe máy. Di chuyển một đoạn chỉ vài trăm mét cũng chạy xe máy, góp phần tạo nên cảnh ùn tắc, kẹt xe như cơm bữa, rất mệt mỏi. “Giải phóng vỉa hè” một cách triệt để sẽ đụng chạm đến “nồi cơm” của rất nhiều người. Đó là một bài toán khó. Giải bài toán ấy cũng mang tính nhân văn tựa như quyết định cấm xe cộ để thành lập những tuyến đường chỉ dành riêng cho người đi bộ. Nhưng rất nên làm, cụ thể ở từng đoạn đường, tuyến phố, căn cứ trên thực tế để dành lối cho người đi bộ, chứ không phải là cách đồng loạt ra quân, giải tỏa trắng vỉa hè hay xua người buôn gánh bán bưng còn lơ cho nhà hàng, quán nhậu…

Đoàn Xuân Hải


Lợi
TP .. ... .... - 31/08/2016
Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết trên, phải công nhận là đi bộ xứ mình khó cực kỳ, thậm chí có những nơi không có vỉa hè dành cho người đi bộ (vì bị lấn chiếm buôn bán ), có khi tôi lại nghĩ là chắc có lẽ các lãnh đạo hoặc người có trách nhiệm quản lý vỉa hè trong khu vực mình, chưa một lần đi bộ nên không cảm thấy khó khăn và phát hiện các hộ kinh doanh đã và đang gây tắc đường dành cho người đi bộ, và từ đó dẫn đến ai cứ ra đường thì lên xe đi cho dễ nên cũng là nguyên nhân dẫn đến kẹt xe...
9 thích

#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/08/2016 - 20:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện tiểu tiện trên đường của người Việt Nam

09:12 AM - 31/08/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mới đây, khi dừng đèn đỏ ở ngã tư Hồ Học Lãm - Võ Văn Kiệt (Q.6, TP.....), tôi bất chợt nhìn thấy anh tài xế xe tải vội vàng nhảy xuống xe quay lưng ra đường để “xả nước”, giữa rất nhiều xe đang đậu san sát, trông vô cùng phản cảm.


Nhìn bảng điện tử báo chỉ còn 14 giây mà anh ta không kiềm chế được để qua đèn đỏ, mới thấy tình hình… bức xúc cỡ nào!
Nhớ lại cách đây không lâu, khi đang chạy xe trên đại lộ Võ Văn Kiệt (dài khoảng 22 km), một bác xe ôm chạy tà tà sát bên bắt chuyện: “Mấy ông thiết kế con đường này dở thiệt”. Tôi giật mình cảnh giác không biết bác này bắt chuyện về vấn đề gì.
Rồi bác nói tiếp: “Con đường dài như vậy mà họ không xây nhà vệ sinh, chẳng lẽ chạy suốt đường chịu nín. Rồi bảo sao người ta không xả bậy?”. Lúc này tôi mới hiểu ra nỗi bức xúc của bác tài.


Một lần khác, đi miền Tây với gia đình người bạn ở Mỹ về. Mục đích của bạn là muốn 3 đứa con hiểu nguồn cội, cuộc sống đồng quê VN. Trên chặng từ Giồng Riềng (Kiên Giang) đi Vĩnh Long, giữa đường cậu con trai 6 tuổi của người bạn mắc tè.
Do đang ở đồng trống vắng vẻ, tôi đề nghị tài xế dừng lại cho cháu đi tiểu vì sợ nín lâu không tốt cho trẻ em. Nhưng khi mẹ cháu dẫn xuống đứng giữa đồng, nơi có vài bụi cây kín đáo, thì cháu bé khóc không chịu đi và nói: “Có người qua lại xấu hổ lắm”. Bé nằng nặc nói với mẹ: “Con đã lớn rồi” và nhất định đòi đến cây xăng hoặc điểm dừng nào có phòng vệ sinh.
Phản ứng của bác xe ôm và cháu bé sống ở nước ngoài có lẽ đáng để những nhà quy hoạch, xây dựng cầu đường, đô thị suy ngẫm.

Dương Lâm


Nguyễn Phước
TP .. ... .... - 31/08/2016
Trải nghiệm của tôi tìm nơi đi tiêu tiểu ở nước ngoài. Ngoại trừ các Mall, nhà hàng... và nơi công cộng, tôi thường tìm đến các khách sạn, nơi đây lịch sự, vệ sinh vô cùng. Khi có nhu cầu, tôi bước vào khách sạn, đến quay lễ tân hỏi vài điều, sau đó, tìm nơi giải quyết. Tại nước của mình, khu vực Nguyễn Huệ vô số nhà vệ sinh thuộc loại từ 3 sao trở lên. Dĩ nhiện ở các nơi nầy, bạn phải ăn mặc lịch sự. Ở các tỉnh cũng vậy thôi. Khi bạn đang đi trên quốc lộ, đường liên tỉnh, mắc đái, thì chỉ có bên lề đường, cạnh bụi cây là số một: Vừa giải tỏa ẩn ức vừa hít thở không khi trong lành của miền quê, thì còn gì bằng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2 thích Trả lời thu gọn
6 thích

Lan
TP .. ... .... - 31/08/2016
Chuyện "trút bầu tâm sự" là nhu cầu mà. Thử hỏi nếu đi trên Võ Văn Kiệt hay Phạm Văn Đồng lỡ mà "Cần xả" thì phải làm sao? mà trên đoạn này còn có chỗ trống chứ có lần tôi đi ở Q1 cung đường Nguyễn Thị Minh Khai - Đinh Tiên Hoàng, muốn tìn 1 chỗ để "Trút bầu tâm sự" mà có thấy đâu. Chỗ có gần nhất là công viên t*o Đàn. Trước khi trách người dân hãy nhìn lại cái nhu cầu cấp bách hàng ngày đã đủ chưa

Sửa bởi tuphuongsg: 31/08/2016 - 20:38


#5 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/08/2016 - 20:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Biểu tượng rồng Bắc Ninh bị chê xấu

12:20 PM - 31/08/2016 Thanh Niên


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trưng bày biểu tượng rồng để lấy ý kiến người dân

Theo nhiều nhà nghiên cứu, ý tưởng lấy rồng Lý làm biểu tượng văn hóa Bắc Ninh là đáng quan tâm, nhưng cách thể hiện của biểu tượng này lại khó chấp nhận.

Cụm phác thảo biểu tượng rồng đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh từ ngày 18.8 - 3.9. Một số người dân gọi đây là “Đảo rồng”. Dự kiến, “Đảo rồng” sẽ được xây dựng ở ngã sáu trung tâm TP.Bắc Ninh. Thiết kế cụm biểu tượng này đã được thực hiện sau khi có hội thảo lấy ý tưởng, chọn đơn vị tư vấn và hội đồng nghệ thuật thông qua. Thông tin trưng bày cho biết chính quyền TP rất muốn lấy ý kiến nhân dân.
Rồng bị phẳng hóa
Cụm biểu tượng là rồng Lý ở 3 tư thế. Thế Thăng Long với 3 rồng bay, mỗi rồng cao 15,5 m trên bệ cao 3,5 m. Thế Hạ Long với 3 rồng uốn lượn trên mặt nước, đầu hướng vào trung tâm, mỗi rồng cao 12 m trên bệ cao 1 m. Thế Tiềm Long với 3 rồng cuộn tròn, ẩn mình trong nước, đường kính 10 m trên độ nghiêng 0,5 đến 1 m có viên ngọc minh châu đường kính 1,8 m được giấu ở giữa. “Tạo hình của rồng có vẻ gần với rồng Lý. Và Bắc Ninh lại là quê hương của nhà Lý”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ.
Về ý tưởng dùng rồng Lý để xây dựng biểu tượng cho TP.Bắc Ninh, PGS-TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh thành, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, cho biết: “Mục tiêu của người ta là đưa lên làm biểu tượng của Bắc Ninh, của văn hóa Kinh Bắc nên lấy văn hóa nhà Lý làm chuẩn. Ý tưởng đó là được”.
Mặc dù vậy, việc thể hiện ý tưởng này lại không khiến ông Trí hài lòng. “Chỉ riêng nói về mẫu rồng nhà Lý đã không chuẩn về tỷ lệ rồi, biểu tượng thì quá rối”, ông Trí nói. Th.S Trần Nhật Khôi, giảng viên Khoa Kiến trúc - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, cho rằng thiết kế đã không thể hiện đúng tinh thần của rồng Lý. “Con rồng bị phẳng hóa, không đúng tinh thần. Người ta sao chép họa tiết nhưng không chép được tinh thần. Phù điêu cần có không gian, lớp trước sau ở phần giữa, chứ không phải như bức tranh. Họa tiết thời Lý phải chép được tầng bậc của nó. Con rồng bay trong không gian chứ không phải phẳng tẹt như thế”, ông Khôi nói.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình lại cho rằng việc bê nguyên tạo hình rồng Lý để mang vào thiết kế này không ổn. “Mang một chi tiết trang trí ra không gian lớn là không ổn. Muốn dùng hình rồng đó phải có sự chuyển thể. Ở đây, nghệ thuật điêu khắc hoàn toàn không đạt. Cách này như phóng to một món trang sức, chứ không bảo đảm không gian thẩm mỹ. Khi thẩm mỹ không đạt thì không chuyển tải được yếu tố tinh thần gửi vào đó. Và đây không phải là cách ngưỡng mộ truyền thống nên làm”, ông Bình nhận xét.
Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, người chuyên làm bối cảnh phim lịch sử, đánh giá việc ghép các mảnh rồng này rất rời rạc. Các chi tiết quá mỏng manh nên không thể phù hợp để chiếm lĩnh không gian lớn vì không có hình khối rõ nét. “Mọi người đều thấy nó không ra thế nào cả. Không ra điêu khắc, không ra một cái tượng tròn. Nó rời rạc. Gần giống như ghép các mảnh phù điêu lại như thợ kim hoàn làm”, ông Đức nói.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quá dở khi so với truyền thống
Theo họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, nếu coi đây là một biểu tượng văn hóa của Bắc Ninh thì nó quá kém nếu so với truyền thống. “Nhìn lại các biểu tượng văn hóa ở Bắc Ninh thì tượng Phật Tích là nhất, cột đá chùa Dạm cũng nhất luôn (đây đều là những tác phẩm nổi tiếng của mỹ thuật cổ VN - PV). Nếu muốn thì có thể làm hẳn một cái trụ rồi đưa rồng Lý rồng Trần vào”, ông Đức đề xuất.
“Hình rồng quá xấu lại còn không có không gian, trông không thích được. Không ai làm kiểu thế vì mỏng mảnh quá mà không hiểu sao các ông ấy lại mê đến thế. Thiếu gì hình đẹp. Ở Bắc Ninh có nhiều cái đặc trưng. Chùa Dâu có tượng nổi tiếng. Chùa Bút Tháp và chùa Dạm cũng rất đẹp. Xây mới thế này tốn tiền mà xấu. Không gian rộng mênh mông mà hình rồng mỏng thì lên giống như cái dạng đèn dây đèn sắt. Chỉ khác là nó có dính vào nhau một tí và thếp màu vàng lên. Nó sẽ không có khối đẹp”, ông Đức nhận xét.
“Vấn đề là phải đưa ra một biểu tượng trường tồn qua nhiều thế hệ. Chứ không phải đưa ra cái như hôm nay rồi mai lại chán muốn đập đi. Tư duy tầm nhìn chiến lược phải lâu dài, chứ không phải tư duy nhiệm kỳ”, ông Trí nói.
Theo ông Đức, có thể ông cùng một nhóm những người yêu văn hóa cổ là nhóm Đình làng Việt sẽ có một kiến nghị để góp ý với Bắc Ninh về biểu tượng này. Nếu xấu quá thì không nên xây.

Trinh Nguyễn

Bảo An
Thừa Thiên Huế - 31/08/2016
Giun chứ rồng gì đó mà rồng
5 thích Trả lời 3 thích

Hiền Lê
TP .. ... .... - 31/08/2016
Với nghiệp vụ kiến trúc sư và mắt nhìn khách quan tôi đánh giá đây đúng là biểu tượng xấu và tầm thường quá, không phù hợp với hình tượng rồng!
3 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 31/08/2016 - 20:51


#6 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/09/2016 - 21:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hố tử thần ở đường Trường Sa do nhà thầu Trung Quốc thi công ẩu

06:00 AM - 01/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hố tử thần trên đường Trường Sa.Ảnh: Phạm Hữu

Sau khi sử dụng robot có gắn camera quan sát đưa vào lòng cống thoát nước khu vực dưới 'hố tử thần' đã phát hiện mối nối đốt cống số 16 bị hở, dẫn đến hiện tượng lún sụp là do nhà thầu Trung Quốc thi công.

Sáng 31.8, sau gần một tháng xác minh, Sở GTVT TP....., Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường TP (chủ đầu tư) công bố nguyên nhân “hố tử thần” xảy ra trên đường Trường Sa, Q.Phú Nhuận và xác định trách nhiệm thuộc liên danh nhà thầu TMEC-CHEC 3 (Trung Quốc), đơn vị thi công gói thầu số 7 dự án Vệ sinh môi trường TP, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, giai đoạn 1.

Theo đại diện ban quản lý, sau khi sử dụng robot có gắn camera quan sát đưa vào lòng cống thoát nước khu vực dưới “hố tử thần” đã phát hiện mối nối đốt cống số 16 bị hở, dẫn đến hiện tượng lún sụp, nhất là sau trận mưa lớn tối 3.8, nước ngấm vào các mối nối. Do gói thầu số 7 đang trong thời gian bảo hành nên nhà thầu phải chịu chi phí khắc phục. Thời gian sửa chữa sẽ diễn ra khoảng 2 tháng, bắt đầu sau lễ 2.9.
Trước đó, rạng sáng 4.8, hố tử thần có diện tích khoảng 40 m2, sâu hơn 3 m bất ngờ xuất hiện trên đường Trường Sa, gây bất an cho người dân địa phương, đe dọa an toàn giao thông.
Như Thanh Niên từng phản ánh, dự án Vệ sinh môi trường TP, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè thi công ì ạch, bê bối suốt nhiều năm là hậu quả của việc chọn thầu giá rẻ. Trong đó, liên danh nhà thầu TMEC-CHEC 3 trúng thầu gói số 7 với giá thấp hơn dự toán đến 20 - 30%, hậu quả là gói thầu thi công ì ạch và bê bối suốt nhiều năm.

Đình Mười

Bạn đọc phản hồi (28 nhận xét)
  • Lượt người thích

Lê Quốc Ba
Đà Nẵng - 01/09/2016
Sao cứ chọn nhà thầu TQ, chất lượng không đảm bảo, vốn đội lên và đặc biệt là an ninh quốc gia.
56 thích 43 thích 29 thích 28 thích 8 thích 7 thích 0 thích Trả lời Báo nội dung xấu

quang
TP .. ... .... - 01/09/2016
ban giám sát thi công là ai ?
17 thích 0 thích Trả lời Báo nội dung xấu

duy khanh
TP .. ... .... - 01/09/2016
tại sao cứ mãi là Trung Quốc, mua bán với họ toàn thiệt, 8 tháng năm nay thôi đã nhập siêu 19 tỷ usd từ Trung Quốc rồi
8 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Sửa bởi tuphuongsg: 01/09/2016 - 21:15


#7 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/09/2016 - 12:47

Tầm nhìn

04:19 AM - 04/09/2016 Thanh Niên

Bắt đầu từ năm 2000, trong các báo cáo của mình, khi nói đến chuyện quy hoạch, hầu như địa phương nào cũng đề cập đến việc 'tầm nhìn đến năm 2020, 2030, thậm chí đến năm 2050', nghĩa là việc quy hoạch (ở đây là hạ tầng giao thông) đến 30 - 40 năm sau vẫn chưa lạc hậu!


Ấy vậy mà, “nhìn” chưa được 5 - 10 năm, đã thấy cái “tầm” của nhiều tỉnh đã mờ nhòe, hụt hơi rồi. Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa là điển hình cho sự “hụt hơi” này.
Những tháng gần đây, du khách đến từ TP..... và Hà Nội lấy làm ngạc nhiên khi đặt chân đến Nha Trang, một thành phố mà trong suy nghĩ của họ, chẳng bao giờ có chuyện kẹt xe. Ấy thế mà, điều “không tưởng” nọ đã xảy ra như cơm bữa trên đường Trần Phú, đoạn từ tháp Trầm Hương đến sân bay cũ và các khu vực vòng xoay Mã Vòng, Nguyễn Trãi - Lê Thánh Tôn - Thái Nguyên, đặc biệt là hai điểm cắt của đường sắt trên đường 23 Tháng 10.
Có lẽ “tầm nhìn” của những nhà quản lý của thành phố này không “nhìn” ra được chỉ trong vòng 5 năm, lượng du khách đổ về Nha Trang đã tăng một cách “kinh khủng” như vậy. Ngay như sân bay Cam Ranh, từ chỗ chỉ lèo tèo ngày vài chuyến được gọi là “quốc tế” đến từ Nga, bây giờ mỗi ngày có trên chục chuyến, đến từ nhiều nước. Tỉnh Khánh Hòa đã phải gấp rút xây thêm đường băng trong sự lúng túng thiếu trước hụt sau. Một lượng du khách “khó tin” từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đổ về thành phố biển này, kèm theo đó là lượng xe đưa đón khách (loại trên 50 chỗ) rầm rập suốt ngày đêm, đó là điều mà “tầm nhìn” trong các báo cáo cách đây 10 năm không thể nhìn thấy.
Một thành phố du lịch nổi tiếng như Nha Trang, mỗi ngày đón trên dưới 2.000 lượt khách quốc tế và hàng ngàn khách trong nước mà hệ thống giao thông quá cũ kỹ, xập xệ như vậy thì không kẹt xe mới là chuyện lạ. Các nhà quản lý có thể “vung tay” cấp phép không hạn chế để các cao ốc mọc lên dọc đường Trần Phú như một bức trường thành che chắn hết “mặt tiền” của Nha Trang nhưng lại không nghĩ ra là mình phải mở rộng đường Trần Phú và hàng loạt các tuyến đường khác quanh khu “phố Tây” để đón lượng khách khổng lồ đó. “Tầm nhìn” của nhà quản lý chỉ dừng lại ở việc xây nhà thật to để đón khách (tức các khách sạn) chứ không nhìn ra là ngõ nhà mình đang quá chật, nhưng không chịu mở rộng thì khách vào nhà bằng lối nào đây?
Để giải bài toán kẹt xe trước mắt, bắt đầu từ 1.9, tỉnh Khánh Hòa đưa ra hàng loạt giải pháp như không cho các loại ô tô đậu đỗ trên đường Trần Phú, cấm rẽ trái ở một số tuyến, hình thành một số đường một chiều và đấu nối một số tuyến đường vào khu vực sân bay cũ, mở đường vành đai, xây cầu vượt đường sắt... nhằm giảm áp lực cho khu vực trung tâm. Đây là những giải pháp mang tính “phủi nóng” chứ không phải “tầm nhìn”, vì rằng chừng 5 - 10 năm nữa, lượng khách du lịch đến Nha Trang không phải là con số của ngày hôm nay. Và như vậy, ai dám bảo chuyện kẹt xe sẽ không tái diễn ở thành phố du lịch này?

Trần Đăng


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/09/2016 - 21:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Học trước nửa tháng thì khai trường còn ý nghĩa gì

05/09/2016 16:17 GMT+7

TTO - Học sinh tham gia lễ khai trường khi đã đi học trước đó hai tuần. Nhiều em ngáp ngắn ngáp dài, có em đòi phụ huynh xin phép nghỉ vì lễ khai trường không ... háo hức. Tại sao vậy?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các em học sinh dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP..... sáng 5-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tại Đà Nẵng, sau nhiều năm học sinh phải tập trung học 2 tuần trước rồi mới khai giảng, năm học 2016-2017 là năm đầu tiên Đà Nẵng cho học sinh được nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè, không tổ chức dạy trước cho các em. Học sinh Đà Nẵng tựu trường ngày 1-9, ngày 5-9 khai giảng.
Nói về việc cho học sinh được nghỉ đủ 3 tháng hè, thầy Đặng Nhứt - hiệu trưởng trường tiểu học Trần Văn Ơn, Hải Châu, Đà Nẵng, cho rằng đây là một chủ trương hoàn toàn hợp lý.
Học rồi mới khai trường để làm gì?
Nhiều phụ huynh cho rằng để ngày lễ khai trường có ý nghĩa, ngày khai trường phải là ngày đầu tiên học sinh đi học hoặc quay lại học, được gặp lại thầy cô, bạn bè.
Anh Trọng Hoàng (Q.7, TP.....) nói: “Bao năm nay, học sinh phải đi học từ 15-8, vậy ngày lễ khai trường 5-9 còn gì ý nghĩa gì? Đã học từ trước thì việc khai trường sớm hay muộn có còn quan trọng nữa không? Người ta khai trường rồi mới bắt đầu đi học, như vậy mới gọi là ngày khai trường - ngày bắt đầu của một năm học mới”.
Bạn Tuấn Anh (ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.....) chia sẻ: “Lúc trước, khi còn học tiểu học thì ngày khai trường cũng chính là ngày đầu tiên chúng tôi đến trường. Lúc đó tôi cảm thấy rất vui, rất háo hức và hạnh phúc vì mình được gặp lại bạn bè, thầy cô, trường lớp. Ai qua những tháng hè cũng nhớ trường, nhớ lớp lắm".
Rất nhiều phụ huynh bức xúc: “Học cả tháng rồi mới khai trường thì quá hình thức. Lễ khai trường không còn ý nghĩa như ngày xưa..."
Đâu cần học sớm?
Năm học 2016-2017, Sở GD-ĐT TP..... đã có chủ trương đúng khiến đông đảo phụ huynh đồng tình là các trường tổ chức lễ khai giảng năm học vào ngày 5-9, không mời lãnh đạo phát biểu trong lễ khai giảng.
Trước đó học sinh các trường đã bước vào chương trình học của học kỳ 1 từ ngày 15-8.
Ông Đỗ Minh Hoàng - chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP..... - cho biết theo quy định của Bộ GD-ĐT, các địa phương có thể ấn định ngày tựu trường từ ngày 1-8 nhưng TP..... chọn ngày 15-8.
Nguyên nhân của việc tựu trường rồi mới khai giảng - theo Bộ GD-ĐT - là để giảm tải cho học sinh. Tức là trong bối cảnh chưa thể thay đổi chương trình ngay thì Bộ điều chỉnh về thời gian năm học để các trường có điều kiện thuận lợi chuyển tải kiến thức cho học sinh. Ví dụ: bài A trước đây chỉ dạy 1 tiết nhưng bây giờ có thêm thời gian các trường có thể kéo dài thành 1,5 hoặc 2 tiết.
Tuy nhiên, việc tựu trường sớm rồi mới khai giảng theo nhiều phụ huynh là chưa hợp lý. "Mấy năm nay tôi theo dõi hai con học, năm nào cũng thấy hai cháu ở hai khối lớp khác nhau thi xong học kỳ 2 vào cuối tháng 4. Cả một tháng 5 các cháu vẫn đến trường đi học tiếp nhưng học rất ít, chủ yếu là vô chơi, đến gần cuối tháng 5 mới được nghỉ hè. Vậy có lý do gì mà không tịnh tiến thời gian học bắt đầu học vào đầu tháng 9 và giãn ra trong tháng 5?" - bạn đọc Đức Duy nói.
Khai giảng không phải là ngày tựu trường, một số phụ huynh cho rằng như vậy sẽ làm mất cảm xúc của học sinh và mất đi ý nghĩa của ngày khai giảng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[color=rgb(135,135,135)]Học sinh vào lớp 1 sáng 5-9 tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản, Huế - Ảnh: Xuân Đạt[/color]
Nhiều trường dạy trước
Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh - viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người - cho rằng ngày trước, lễ khai trường là thời điểm học sinh bắt đầu đi học nên để lại ấn tượng đặc biệt với các em, nhất là các em vừa chuyển cấp.
Ngày nay, các trường phải tranh thủ tổ chức học sớm là vì muốn ổn định sĩ số học sinh, muốn học sinh và phụ huynh làm quen với các nội quy và nắm các khoản đóng góp trong năm học.
Nhiều trường tạm thời giảng dạy một số tiết để học sinh được làm quen và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp học, số khác lại cho học sinh tập văn nghệ, đội hình đội ngũ để chuẩn bị cho ngày khai trường. “Do vậy, chúng ta có cảm giác học sinh không còn hứng khởi trong ngày tựu trường”, ông Kỳ Anh khẳng định.
Theo ông Kỳ Anh, tốt nhất là khai trường xong thì học sinh mới bắt đầu học nội quy, chấn chỉnh mọi việc và vào học chính thức. Tuy nhiên, do chương trình học nếu để đến ngày khai trường mới bắt đầu thì sẽ mất rất nhiều thời gian, do đó nhiều trường đối phó, thậm chí các sở, phòng giáo dục cũng đối phó để các trường tổ chức dạy và học trước dù chưa làm lễ khai trường.
PGS.TS Nguyễn Thành Vinh - trưởng khoa quản lý Học viện Quản lý giáo dục - cho rằng một số trường vì điều kiện đặc thù tập trung học sinh sớm để tránh lũ, tránh đông hay ôn tập cho các em là tố, nhưng đa số các trường lại tổ chức tập trung quá sớm. Nhiều em học sinh thắc mắc “Học mãi rồi mới khai trường”, thậm chí có trường dạy trước chương trình rất nhiều.
Ông Vinh nhận định: “Nhiều hiệu trưởng đã làm mất ý nghĩa ngày khai trường. Lẽ ra ngày 5-9 phải đầy phấn khởi, hào hứng nhưng nay, đến chính mình mình còn không vui chứ nói gì đến trẻ".
Mong muốn có ngày khai trường đúng nghĩa
Ngày 5-9, sau lễ khai giảng ở các trường trong tỉnh, ông Lê Tuấn Tứ - giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa - cho rằng việc cho học sinh đi học trước ngày khai giảng như những năm trước ở tỉnh này là điều không nên. “Năm nay, ngành giáo dục Khánh Hòa đã đưa ra kế hoạch và quán triệt việc không cho học sinh đi học trước ngành khai giảng nhằm tạo điều kiện cho các thầy cô giáo nghỉ đúng hai tháng hè, các em học sinh nghỉ đúng ba tháng hè. Đồng thời, chúng tôi mong muốn mang đến cho các em cảm nhận ngày khai trường đúng nghĩa khi vào năm học mới ”- ông Tứ nói.
Ông Lê Đức Sỹ - hiệu trưởng Trường THPT Lý Tự Trọng - cho biết, đối với chủ trương không cho học sinh đi học trước ngày 5-9 theo quy định của Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa đưa ra thì nhà trường hoàn toàn đồng ý. Kế hoạch này cũng tạo điều kiện cho các thầy cô giáo và các em học có thời gian nghỉ hè dài hơn. “Việc học trước ngày 5-9 là không cần thiết”- ông Sỹ nói.
Nên khai trường rồi học
Cô Bùi Thị Kim Duyên - tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu (Đồng Tháp) - cho rằng thời gian tuần đầu tập trung chủ yếu là sinh hoạt tập thể và công tác tổ chức lớp học, tuần còn lại nên củng cố nội dung đã học để chuẩn bị cho chương trình năm học mới, khi các em có sự chuẩn bị thì sẽ bắt nhịp thuận lợi hơn.
Dù vậy, cô Duyên cho rằng khai trường rồi mới bắt đầu năm học sẽ tạo được cảm xúc thật sự, để lại dấu ấn trong học sinh.
Thầy Trần Văn Tám - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Lập Hạ (Củ Chi, TP.....) - cho rằng nếu học hai tuần rồi mới khai trường thì các học sinh đã quen thầy, quen bạn, quen trường lớp, sự háo hức cũng bớt đi phần nào. Học sớm thì đến giữa tháng 5 đã kết thúc chương trình nhưng nhà trường vẫn phải kéo dài đến cuối tháng để tổng kết. Giáo viên phải dạy, phải quản lý học sinh trong khi các em lại nô nức được nghỉ hè.
Ông Tám gợi ý: “Thay vào đó, nếu khai trường rồi vào học những tiết đầu tiên sẽ tạo cảm giác phấn khởi, mới lạ cho học sinh. Ngày khai trường cũng nên được tổ chức gọn gàng, tiết kiệm, dành nhiều thời gian hướng đến học sinh”.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội cũng cho rằng ngày khai trường nên là ngày đầu tiên của năm học, dù khi đó thầy cô có vất vả hơn trong việc ổn định và quản lý các em nhưng bù lại mọi người đều có những ấn tượng về ngày khai trường.
Đồng quan điểm, TS tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở LĐ-TB&XH TP.....) nói: “Nếu khai trường sau khi đã đi học thì ý nghĩa khởi đầu năm học không còn nữa, sự háo hức giảm đi rất nhiều. Ngày khai trường đúng nghĩa phải là ngày các em được gặp thầy cô bạn bè, tò mò về lớp mới, được kể về những ngày hè của mình với niềm vui và sự háo hức”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc nhiều địa phương cho học sinh tựu trường quá sớm, lạm vào kỳ nghỉ hè, làm giảm ý nghĩa của lễ khai giảng năm học mới, ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT - nói đây cũng là ý kiến mà lãnh đạo bộ sẽ tiếp thu, lưu ý để có thể điều chỉnh ở năm học sau.
Ông Nhạ bày tỏ sự ủng hộ cách làm của Sở GD-ĐT Đà Nẵng khi lùi ngày tựu trường sang tháng 9 để học sinh phổ thông được nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè.

#9 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/09/2016 - 19:32

Ông Putin tuyên bố ủng hộ Trung Quốc về vụ kiện Biển Đông

06:00 AM - 06/09/2016 Thanh Niên Online


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông

Tổng thống Vladimir Putin ngày 5.9 khẳng định rằng Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông, đồng thời phản đối các nước bên ngoài khu vực can thiệp vào vấn đề Biển Đông.




Phát biểu trước báo giới tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc ngày 5.9, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu rõ lập trường của Nga đối với vấn đề Biển Đông. Mặc dù Biển Đông là đề tài rất nóng suốt thời gian qua nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi nhà lãnh đạo Nga công khai đề cập về vấn đề này cũng như vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Sputnik News dẫn lời Tổng thống Putin nói: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tôi đã cùng phát triển mối quan hệ tin cậy và thân thiện. Nhưng tôi xin nhấn mạnh ông ấy chưa bao giờ đề nghị tôi đưa ra bình luận hay can thiệp gì vào vấn đề này (vấn đề Biển Đông). Chúng tôi dĩ nhiên có quan điểm riêng về vấn đề Biển Đông. Đầu tiên là Nga không can thiệp, và chúng tôi tin rằng bất cứ sự can thiệp nào của một cường quốc bên ngoài khu vực cũng chỉ làm phương hại đến việc giải quyết vấn đề này".
Tổng thống Nga nhấn mạnh: "Theo quan điểm của tôi, sự can thiệp của bên thứ ba là các cường quốc bên ngoài khu vực đều là thiếu tính xây dựng và gây hại".
Liên quan đến phán quyết của tòa trọng tài (thành lập theo Phụ lục 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Tổng thống Putin khẳng định Nga đứng về phía Trung Quốc.
Ông Putin nói: "Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa đưa ra. Đây không phải là lập trường chính trị mà hoàn toàn về mặt pháp lý".
Tổng thống Nga lý giải: "Điều này dựa trên thực tế rằng bất kỳ thủ tục tố tụng trọng tài nào cũng phải do các bên tranh chấp khởi xướng. Tòa trọng tài cần phải nghe những lập luận cũng như lập trường của các bên tranh chấp, nhưng Trung Quốc đã không trình bày những điều đó tại The Hague và không ai được nghe lập trường của Bắc Kinh ở đó cả. Vậy làm sao bạn có thể công nhận quyết định của tòa là công bằng?", và ông nhấn mạnh: "Chúng tôi ủng hộ lập trường của Trung Quốc".
Như đã phân tích, đây là lần hiếm hoi nhà lãnh đạo Nga công khai nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông. Trước nay, Nga đều khá im ắng. Kể cả sau khi phán quyết vụ kiện Biển Đông được đưa ra, phía Nga cũng rất kiệm lời, chỉ một mực khẳng định không để bị lôi kéo vào tranh chấp ở Biển Đông.
Quay lại vụ kiện Biển Đông, trên thực tế chính Trung Quốc là bên từ chối tham gia vụ kiện và khước từ việc trình bày lập luận của mình tại tòa. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định việc không tham gia vụ kiện đó khiến Trung Quốc tự tước bỏ cơ hội của mình.

Ngọc Mai



Bạn đọc phản hồi (35 nhận xét)





Tiến Mai
TP .. ... .... - 06/09/2016
Ông Putin nói: "Chúng tôi thống nhất và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này, không công nhận quyết định mà tòa đưa ra. Đây không phải là lập trường chính trị mà hoàn toàn về mặt pháp lý". Tôi phản đối ông Putin, vì nếu ông ủng hộ Trung Quốc, phản đối quyết định của tòa trọng tài thì ông...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


1,024 thích 209 thích 155 thích Xem tất cả bình luận

Quan sat
- 07/09/2016
Đã đến lúc Việt Nam phải đa dạng nguồn vũ khí, đừng mong chờ gì ở anh Nga này nữa
Báo nội dung xấu

Lê Trường Sơn
TP .. ... .... - 06/09/2016
Khi nào thì "tình hình ổn hơn"? Bạn Sang đang mong chờ kịch bản không thể xảy ra là phương Tây mềm mỏng hơn với Nga ah???
Báo nội dung xấu

Le Hong Anh
Hà Nội - 07/09/2016
Hoàn toàn đồng ý với bạn
Báo nội dung xấu

Chu Van
Đồng Nai - 07/09/2016
Lại thêm một cường quốc công khai không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Báo nội dung xấu

Hungnguyen
- 07/09/2016
Chuyện chẳng có gì khó hiểu khi Nga ủng hộ Trung quốc.
Báo nội dung xấu

Công
TP .. ... .... - 06/09/2016
Nghe khá phũ phàng nếu đứng góc độ là người Việt Nam, nhưng ở góc độ người Nga có lẽ cũng bình thường. Cũng còn may là ông Putin chỉ nói ủng hộ lập trường TQ trong việc tuân thủ phán quyết của tòa, chứ chưa hề đề cập đến tính đúng đắn của cái lưỡi bò. Điều này khá hợp lý, vì nếu hôm nay ông Putin nói...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


291 thích 42 thích Trả lời Báo nội dung xấu

trung
Tuyên Quang - 06/09/2016
Chính nghĩa,lẽ phải cũng chỉ là lý thuyết, kẻ mạnh luôn đặt ra luật chơi.
Báo nội dung xấu

Thúy
Hà Nội - 06/09/2016
Mình xưa nay không thích chính trị, bây giờ càng ghét hơn
Báo nội dung xấu

biển Khánh Hòa
Khánh Hoà - 06/09/2016
Đường cùng rồi, oan gia gặp nhau tại ngõ hẹp tất nhiên phải tạm dựa lưng cùng nhau vượt qua ải quan môn, chuyện này nhân dân chúng tôi cũng hiểu và tạm tha thứ .
227 thích 292 thích 41 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Talli
TP .. ... .... - 06/09/2016
Chân lý mới là " Các nước lớn thì không cần tuân thủ luật pháp"
182 thích xem thêm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 07/09/2016 - 19:39


#10 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/09/2016 - 20:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



'Thầy cô và học sinh chúng tôi như những con chuột bạch'

02:56 PM - 08/09/2016 Thanh Niên Online



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm học 2016-2017 là năm thứ 3 Bộ GD-ĐT đổi mới phương thức thi THPT khiến cho người dạy và người học theo không kịpẢnh minh họa: Lâm Viên
Giáo viên và học sinh chúng tôi không hoang mang, lo lắng sao được khi hiệu quả, chất lượng của phương thức đổi mới này vẫn là một dấu chấm hỏi còn ở phía trước.

Những ngày qua, câu chuyện dạy thêm, học thêm đang làm nóng xã hội lên từng ngày. Gần đây nhất là thông tin Bộ GD-ĐT vừa có dự thảo về đổi mới phương án thi năm 2017, trong đó có 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

Năm học mới đã bắt đầu, miếng cơm manh áo của những người làm nghề giáo bị xã hội đưa ra suy xét, luận bàn gay gắt chưa từng thấy. Chúng tôi thực sự rất buồn trước cái nhìn dò xét, ý kiến trái chiều, phản bác của dư luận xã hội. Nhưng đáng nói hơn, chúng tôi còn đứng trước áp lực đổi mới phương án thi THPT quốc gia (năm học 2016-2017) lần nữa. Cứ thế, giáo viên và học sinh không thể trở tay kịp, khi mỗi năm mỗi khác, năm này thế này, năm sau thế kia.

Hai năm liên tiếp (tính từ năm học 2014-2015 và 2015-2016 tới nay) thầy cô và học sinh chúng tôi giống như những con “chuột bạch” để thí điểm cho 2 phương án thi ở 2 năm hoàn toàn khác nhau, và năm nay tiếp tục là năm thứ 3 rơi vào tình cảnh tương tự.
Thiết nghĩ, đổi mới trong giáo dục rất quan trọng để nâng cao dân trí, đào tạo và phát triển nhân tài, góp phần đưa đất nước đi lên nhưng cách làm hiện tại của Bộ GD-ĐT chưa thật sự hợp lý và đáp ứng lòng mong mỏi của học sinh, giáo viên và toàn xã hội.
Việc làm giáo dục cũng giống như xây một ngôi nhà, cái móng không chắc và những viên gạch không tốt thì người thợ xây tài giỏi hay kết cấu thế nào thì vẫn là một ngôi nhà chất lượng không đảm bảo. Tại sao chúng ta chưa thay sách, chưa đổi mới phương pháp dạy học thật sâu, thật kĩ mà đã đổi mới phương pháp thi cử, tuyển sinh?
Tôi nghĩ, cách làm của bộ trước mắt có thể giảm tải được một số vấn đề, giảm được chi phí, đi lại… trong một chừng mực nào đó chứ chất lượng thật trong giáo dục thì chưa thể có sự dịch chuyển đáng kể? Thử hỏi cứ với cách dạy cũ, với chừng đó đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa thì cách ra đề, chung hay riêng, 2 trong 1 hay thế nào đi chăng nữa vẫn khó lòng có được những kì thi chất lượng, đảm bảo và đánh giá đúng năng lực học sinh một cách toàn diện được.
Năm học (2016-2017) này, chúng tôi lại tiếp tục lo lắng, thấp thỏm vì không biết phương án mới, cách ra đề tổ hợp các môn tự nhiên và xã hội như thế nào nữa để mà dạy cho học sinh. Chúng tôi chưa kịp thích ứng với cái cũ, phương án cũ thì bộ lại tiếp tục triển khai phương án mới. Không có cách nào khác, chúng tôi lại đành phải “ứng phó” mà thôi.
Bất kỳ sự thay đổi mới mẻ nào cũng nhận được những suy nghĩ trái chiều từ dư luận xã hội. Đặc biệt trong việc dạy học thì đổi mới là điều rất khó để thích nghi. Đổi mới giáo dục để phù hợp với xã hội là điều tốt, nhưng tôi hy vọng những vị đầu ngành giáo dục hãy đặt bản thân vào tâm thế của những người dạy và học để đưa ra những quyết sách khả thi và có lợi cho đối tượng thực hiện.
Một năm học mới nữa lại bắt đầu, không biết nền giáo dục sẽ đi về đâu trong một chiến lược chẳng mấy cụ thể, rõ ràng và thay đổi liên tục này? Giáo viên và học sinh chúng tôi không hoang mang, không lo lắng sao được khi hiệu quả, chất lượng của phương thức đổi mới này là một dấu chấm hỏi còn ở phía trước?

Lê Thạch Thi


* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, giáo viên Trường THPT Phan Châu Trinh, huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam.


Bạn đọc phản hồi (5 nhận xét)
  • Lượt người thích

John
TP .. ... .... - 08/09/2016
nếu đổi mới thì nên có lộ trình, ví dụ báo trước 3 năm, để học sinh ngày từ lớp 10 chuẩn bị. Làm mì ăn liền vậy chẳng có hiệu quả gì mà còn thêm hoang mang
12 thích Trả lời Báo nội dung xấu

Nguyễn Quỳnh
Đà Nẵng - 08/09/2016
Nay ta đã xây dựng kế hoạch phát triển GD đến năm 2020, nhưng công tác thi thay đổi hằng năm liệu có làm chệch đi định hướng của kế hoạch không nhỉ?
4 thích Trả lời Báo nội dung xấu

#11 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/09/2016 - 18:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Người thợ gần 50 năm sửa xe Volkswagen



Thứ Bảy, 10/09/2016 09:39
|


(CATP) Trong giới chơi ôtô cổ ở Sài Gòn, nhất là dòng xe Volkswagen Beetle của Đức, chẳng mấy ai không biết ông Lê Minh Quang (thường gọi Bảy Nị, SN 1952) - người thợ sửa chữa cừ khôi bậc nhất của loại xe này ở Sài Gòn.



Không chỉ là “bác sĩ” chuyên chữa cho những “bệnh nhân” lớn tuổi, ông còn là bạn đồng hành của các CLB xe cổ Volkswagen khắp cả nước.
Ông Bảy Nị quê Bạc Liêu, hơn 10 tuổi đã trôi dạt lên Sài Gòn kiếm sống bằng đủ nghề. Đầu năm 1967, một người quen thấy ông mãi lông nhông mới xin cho vào làm ở hãng xe Volkswagen Sài Gòn, trụ sở ngay góc đường Nguyễn Huệ - Lê Thánh Tôn, Q1 (trước mặt UBND TP hiện nay, kế bên khách sạn Rex). Chẳng biết ông chủ hãng có con mắt “tinh đời” thế nào, mà gật đầu nhận cậu nhóc mới 15 tuổi vào làm cho hãng xe danh tiếng hàng đầu Sài Gòn lúc bấy giờ. “Những ngày đầu họ quẳng cho cục sắt để cưa, đục, gọt, giũa, đến khi quen tay rồi mới giao làm thợ nguội. Hơn 6 tháng sau lên làm thợ phụ, tà-lọt cho anh thợ chính. Mỗi khi thợ chính sửa xe mình kéo thùng đồ nghề đến phụ, sai gì làm đó. Cái gì không hiểu thì tìm chủ xưởng hoặc phó xưởng hỏi”, ông Bảy Nị nhớ lại.
Nhờ ham học hỏi, say mê tìm tòi, nhiệt tình và nhất là có khiếu trong nghề này, nên chưa đầy 3 năm sau ông Bảy Nị được lên làm thợ chính với tay nghề vững vàng. “Hãng xe hồi đó làm việc rất khoa học, công bằng, mình sửa bộ phận gì là chủ xưởng ấn định thời gian, ai làm xong sớm sẽ được ghi nhận lại để sau này thưởng và tăng lương, còn người nào rề rà, vừa làm vừa chơi, quá thời gian ấn định sẽ phải giải trình”, ông Bảy Nị nói thêm. Do anh thợ trẻ này chịu khó, lại ham học hỏi nên mỗi thứ 7, chủ nhật, ông phó xưởng gọi về garage riêng của gia đình để chỉ dạy thêm và yêu quý như người thân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Bảy Nị đang kiểm tra một chiếc Volkswagen cổ
Sau năm 1975, hãng xe Volkswagen rút khỏi Việt Nam. Ông Bảy Nị về mở garage riêng chuyên sửa chữa loại xe này, lúc đầu đặt ở đường Nguyễn Cư Trinh, Q1, sau nhiều lần di dời, hiện garage của ông “đóng đô” ở đường 30, KP.4, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức. Nơi đây cũng trở thành điểm hẹn hò của những người yêu thích dòng xe cổ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Volkswagen Beetle là dòng xe cá nhân phổ biến nhất ở Sài Gòn hồi trước giải phóng, chiếm ít nhất 1/3 thị phần xe hơi. Người sử dụng loại xe này đa phần là giới trí thức như thầy giáo, luật sư, bác sĩ, công chức.... Xe có ưu điểm nhỏ gọn, dễ sử dụng, bền, ít hư hỏng và đặc biệt thiết kế đẹp, mang tính cổ điển vượt thời gian. Đó là lý do hiện nay dòng xe này được dân chơi xế cổ rất ưa thích, lùng sục tìm mua. Ở Việt Nam những chiếc xe này hiện không còn nhiều. Tại Sài Gòn có khoảng 100 chiếc, phần lớn sinh hoạt trong CLB Volkswagen Saigon - nơi ông Bảy cũng là thành viên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CLB Volkswagen Saigon trong chuyến công tác xã hội - từ thiện, tặng quà cho học sinh nghèo trước thềm năm học mới 2016 - 2017, tại Đắk Nông cùng Báo CATP
Thợ sửa chữa được dòng xe Volkswagen hiện rất hiếm và khó ai qua được người thợ già này về tay nghề, đặc biệt là hộp số. Ngay cả dân chơi xe cổ ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt... khi hư hộp số cũng phải tháo ra gửi vào nhờ ông sửa. Luật sư Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch CLB Volkswagen Saigon, cho biết: “Anh Bảy Nị là người thợ chính hãng còn sót lại hiện nay, rất giỏi trong việc sửa chữa loại xe cổ này. Anh luôn nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ anh em trong CLB về mặt kỹ thuật và thường xuyên đồng hành với CLB trong các chuyến “phượt” để kịp thời sửa chữa, khắc phục mỗi khi xe nào đó bị trục trặc trên đường đi”.
Các cụ xưa có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, từ một thiếu niên học hành chẳng tới đâu, không biết gì về cơ khí ôtô, đến nay ông Bảy Nị có thể nói là người thợ hàng đầu cả nước về xe Volkswagen, nhiều khách quốc tế cũng mến mộ, đến thăm, tư vấn sửa chữa. Đó là nhờ sự đam mê, ham học hỏi, lòng nhiệt tình, niềm yêu quý, trân trọng nghề nghiệp, dù khó khăn cũng không từ nan. Và nhất là “Mình phải giữ được chữ đạo của nghề, luôn trung thực, có trách nhiệm, giá cả phải chăng”, ông Bảy chia sẻ thêm.

A.QUÂN

#12 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/09/2016 - 21:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo dấu tích vua Quang Trung: Thi thể nhà vua trong Vũ Khố

10:08 AM - 12/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vũ Khố (nơi từng giam giữ thi thể vua Quang Trung) trong kinh thành Huế xưa Ảnh: Trần Viết Điền

Từng bị triều Nguyễn đưa vào biệt giam trong ngục thất, nhưng trong biến cố thất thủ kinh đô năm Ất Dậu (1885), hộp sọ (hoa cái) của vua Quang Trung đã biến mất một cách bí ẩn.

Hành trình tìm kiếm lăng vua Quang Trung, từng bị vua Gia Long quật phá từ năm Tân Dậu (1801), ở vùng đồi núi phía nam sông Hương, của các nhà khoa học vẫn chưa kết thúc do còn một số giả thuyết khoa học chờ kiểm chứng. Bên cạnh đó, nhiều năm qua các nhà nghiên cứu cũng đã nhọc công tìm kiếm tung tích “hoa cái” vua Quang Trung.
Những nhà nghiên cứu như Nguyễn Đình Hòe, Phan Thuận An, Đỗ Bang, Phan Quán… qua những công trình công bố từ 1975 - 1988 đã xác nhận tình hình “hoa cái” vua Quang Trung từ 1802 - 1885 ở Huế, bị triều Nguyễn giam vào ngục thất ở Vũ Khố, rồi di chuyển đến khám đường và bị bí mật mang đi trong sự kiện thất thủ kinh đô Huế (1885). Từ năm 1988 đến nay (2016) đã có những hé lộ đầu tiên.
Quật mồ trả thù
Theo tài liệu lịch sử, ghi chép, ngày 3.5 năm Tân Dậu (1801), đại đồn của Tây Sơn ở núi Linh Thái, bên cửa Tư Hiền (nay thuộc H.Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), do phò mã Trị chỉ huy, bị tấn công trực diện, từ sáng đến chiều, bất phân thắng bại.
Đợi đêm đến, Tả quân Lê Văn Duyệt cho kỳ binh bí mật vác thuyền nhẹ và khí giới vượt qua các làng dọc bờ biển gần cửa Tư Hiền, vào phá Hà Trung, đánh bọc hậu, đại quân Tây Sơn phòng thủ ở núi Linh Thái bị thua, phò mã Trị bị bắt sống... Vua tôi Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đang đưa quân rời thành Phú Xuân, về mặt đông để tiếp ứng, hoảng hốt chạy ra bắc, không kịp mang ấn An Nam quốc vương và nhiều ấn tín khác...
Sáng hôm sau, ngày 4.5 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh vào thành Phú Xuân, kinh đô nhà Tây Sơn chính thức thất thủ.

Trở lại Phú Xuân hỏi chuyện và chứng kiến cảnh lăng mộ các chúa Nguyễn bị Tây Sơn quật phá, vứt hài cốt xuống sông, trong đó có mộ của Nguyễn Phúc Luân (thân phụ của Nguyễn Vương), Nguyễn Vương càng đau lòng và căm hận Tây Sơn. Hầu như lăng mộ các chúa và các bà vợ của các chúa đều phải làm phép “chiêu hồn nhập xác” vào “hài cốt giả”, tạo bởi “gáo dừa, rễ dâu”. Chỉ có “hoa cái” của Nguyễn Phúc Luân là do cha con ông Nguyễn Ngọc Huyên, người làng Cư Hóa, vớt được và bí mật táng lại.

Theo quốc sử triều Nguyễn như Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam thực lục chính biên, Quốc sử di biên…, việc trả thù nhà Tây Sơn của vua Gia Long diễn ra từ tháng 5 năm Tân Dậu (1801) đến tháng 11 Nhâm Tuất (1802). Đặc biệt qua một nguồn sử liệu khác là thư của các nhân chứng phương Tây của giai đoạn ấy, như lá thư của Barisy gửi Marquini và Letondal ngày 16.7.1801 có thể biết được trong hơn một tháng kể từ ngày 2.5 năm Tân Dậu (12.6.1801) đến ngày 6.6 Tân Dậu (16.7.1801) Nguyễn Vương đã bắt giam một số tướng lĩnh Tây Sơn cùng thân nhân của họ.
Trong thư của Barisy có đoạn: “1801. Ngày 15.6 (4.5 Tân Dậu)… Người lại bảo tôi đi xem em gái của kẻ tiếm vị. Tôi đến đấy, các cô đều ở trong một phòng hẹp tối tăm chẳng lịch sự gì… Các phu nhân ấy gồm 5 vị: một người 16 tuổi mà theo tôi là rất đẹp, một cô nhỏ 12 tuổi là con gái của công chúa Bắc Hà nhan sắc tầm thường, 3 cô khác tuổi từ 16 đến 18 da hơi nâu nhưng khuôn mặt khả ái... Các tướng địch cấp bậc nhỏ hơn có từ 3.500 đến 4.000 người đều bị đóng gông…”.
Nguyễn Vương sau khi bắt giam tướng tá Tây Sơn cùng thân quyến đã cho quật mồ vợ chồng Nguyễn Huệ nhưng phải đợi đến tháng 11 năm Tân Dậu mới chính thức xử tội nhà Tây Sơn, thông cáo cho đại chúng, nhất là ở Gia Định, biết.
Đại Nam thực lục chính biên chép: “Tháng 11, Tân Dậu (1801) phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng phơi thây bêu đầu ở chợ. Con trai, con gái, họ hàng và tướng hiệu của giặc 31 người đều bị lăng trì cắt nát thây…”.
Như vậy, từ năm Tân Dậu (1801) lăng mộ vua Quang Trung và bà Tả cung họ Phạm ở nam sông Hương đã bị quật phá, quan tài bị kéo ra khỏi mộ, mở nắp lấy thi thể ra bêu đầu phơi xác ở các chợ thuộc kinh thành Phú Xuân. Hơn 31 người trong đó có 3 hoàng tử của vua Quang Trung bị giải xuống tàu, đưa về xử lăng trì ở Gia Định.
Sau vài ngày bị bêu, thi thể của hai vợ chồng vua Quang Trung lại bị giam giữ ở Nhà Đồ ngoại (sau đổi thành Vũ Khố) khoảng một năm mới đem trị tội tiếp trong lễ Hiến Phù.


Tác giả Trần Viết Điền là giảng viên Khoa Vật lý Trường đại học Sư phạm Huế. Ông đã âm thầm nghiên cứu đi tìm lăng vua Quang Trung từ 30 năm qua. Cơ duyên để ông đắm mình với hành trình gian nan này bắt đầu từ năm 1986, khi cố học giả Nguyễn Hữu Đính tình cờ đưa cho ông xem công trình nghiên cứu lăng Ba Vành của mình.
Tiếp nối những kết quả của cố học giả Nguyễn Hữu Đính, Trần Viết Điền đã nghiên cứu và công bố trên các báo, tạp chí và các hội thảo khoa học nhiều bài viết khẳng định lăng Ba Vành chính là Đan Lăng nơi nguyên táng của vua Quang Trung. Những công bố của ông đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa. Hiện tại ông Điền đang kiến nghị nhà nước cần có cuộc khai quật khảo cổ học và tiến hành giám định mẫu vật phát hiện ở khu vực lăng Ba Vành, để có cơ sở xác định khu lăng mộ này có phải là lăng vua Quang Trung hay không.

Trần Viết Điền


Sửa bởi tuphuongsg: 12/09/2016 - 21:33


Thanked by 1 Member:

#13 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/09/2016 - 21:34

Trực thăng tự chế của ông Bùi Hiển bay cao 1 mét

10:02 AM - 14/09/2016 Thanh Niên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Hiển và chiếc trực thăng trong garage

Ông Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ Bình Dương) đã nhiều lần chế tạo máy bay trực thăng từ phụ tùng của nhiều loại máy móc nhưng đến nay vẫn chưa được phép bay.


Sáng 13.9, tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông Hiển đã cung cấp nhiều đoạn clip cho thấy ông đã thực hiện việc khởi động động cơ và cho máy bay cất cánh thử nghiệm ở khu đất trống.
“Tôi đã phải tập bay trong suốt 3 tháng qua mới có thể điều khiển được, hoàn thành ước mơ cả đời của tôi. Bay ở khu đất trống thực chất là bay lén thôi”, ông Hiển nói.
Ông Hiển cho biết hiện ông đã đăng ký gia nhập Hội Hàng không - Vũ trụ VN, đồng thời hoàn thiện đề tài sáng chế khoa học để hội đứng ra xin phép Bộ Quốc phòng cho bay thử nghiệm.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


VIDEO: Trực thăng của ông Bùi Hiển cất cánh


Động cơ ô tô
Chiếc trực thăng của ông Hiển hiện tại được chế tạo bằng một động cơ của ô tô. Bình xăng, bộ phận làm mát, cần điều khiển, khung trực thăng… đều do ông tự làm, sau khi tìm hiểu các tài liệu chế tạo trực thăng trên mạng internet.
Sau nhiều lần thay đổi và thất bại, đến nay chiếc trực thăng đã có thể cất cánh bay đứng ở độ cao trên 1 m so với mặt đất.
Để trực thăng có thể bay ổn định, ông Hiển đã bỏ ra khá nhiều chi phí thuê một công ty ở Đài Loan đúc cánh quạt bằng nhôm cao cấp. Hệ thống chuyển động số bằng dây curoa được thay bằng hộp số của ô tô (loại 16 chỗ ngồi). Với tình trạng hiện nay, chiếc trực thăng có tổng trọng lượng khi cất cánh khoảng 550 kg, trong đó mang được 50 kg hàng hóa.
“Tôi sẽ xin phép và đưa máy bay bay thử nghiệm để thỏa mãn ước mơ của mình, còn việc sử dụng máy bay để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống thì rất khó. Nếu muốn chiếc máy bay phục vụ được thì phải nhập chiếc đĩa điều khiển và cánh máy bay từ nước ngoài về mới được”, ông Hiển nói.
Để có thể điều khiển được chiếc trực thăng, ông Hiển phải tập luyện nhiều ngày bằng cách đi xe máy một tay, giữ thăng bằng xe máy khi đi trên vạch sơn đường bộ.
Như Thanh Niên đã thông tin, từ năm 2013, ông Hiển đã chế tạo chiếc trực thăng đầu tiên của mình và được nhiều chuyên gia, bạn đọc đóng góp ý kiến, đánh giá cao khả năng sáng tạo của ông. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng “không thể gọi là chiếc trực thăng” mà chỉ là “vật thể bay” và rất khó để áp dụng vào thực tiễn.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chiếc trực thăng của ông Hiển bay ngoài khu đất trống Ảnh: cắt từ clip do ông Hiển cung cấp


Nếu theo đuổi sẽ có sản phẩm hoàn thiện
Kỹ sư Ngô Quang Minh (64 tuổi, ngụ TP.Vũng Tàu, người đã có trên 1.000 giờ bay với máy bay trực thăng) từng nhiều lần đến garage của ông Hiển để quan sát, nghiên cứu chiếc trực thăng và hướng dẫn ông Hiển tập bay. Theo ông Minh, chiếc trực thăng do ông Hiển chế tạo khá chuẩn về mặt kỹ thuật và ổn định về mọi mặt.
"Do chỉ có một chỗ ngồi nên tôi không thể ngồi cùng để hướng dẫn bay. Nếu anh Hiển chế tạo chiếc 2 chỗ ngồi thì tôi sẵn sàng ngồi cạnh anh Hiển để cùng bay”, ông Minh nói.
Theo ông Minh, về mặt an toàn thì chưa thể khẳng định được, nếu có thể thì phải qua kiểm định. Nhưng theo cảm nhận của ông, chiếc trực thăng chỉ có thể bay đứng, cất hạ cánh ở độ cao trên 1 m và bay treo, giữ thăng bằng ở độ cao này.
“Để có thể bay cao, bay xa được thì yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe. Từng con ốc vít đến các chi tiết kỹ thuật khác đều phải đạt tiêu chuẩn rất cao mới đáp ứng được”, ông Minh nói.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên trưởng bộ môn kỹ thuật - hàng không (ĐH Bách khoa TP.....) cho biết ông Hiển đã mang cánh quạt của trực thăng tự chế đến ĐH Bách khoa TP..... để kiểm nghiệm cân bằng động. Qua kiểm nghiệm thì thấy việc chế tạo trực thăng của ông Hiển rất khoa học và có kỹ thuật cao hơn so với những chiếc trực thăng đã được chế tạo trước đây ở Tây Ninh.
Tuy nhiên, “ông Hiển nên kết hợp với ĐH Bách khoa để tiếp tục hoàn thiện và tôi nghĩ nếu ông Hiển tiếp tục theo đuổi công trình khoa học của mình sẽ cho ra sản phẩm dần dần hoàn thiện. Tôi rất ủng hộ, đồng thời cũng mong muốn các cơ quan chức năng cho phép ông Hiển được bay thử nghiệm”, ông nói.

Tuy nhiên, một cán bộ quân sự thuộc Bộ CHQS tỉnh Bình Dương cho biết nếu ông Hiển mang “trực thăng” bay ra khỏi garage và thực hiện bay thì có thể bị xử phạt. Về clip mà ông Hiển tập bay và cung cấp cho PV, vị cán bộ quân sự này cho biết sẽ xác minh làm rõ. Vấn đề này, ông Hiển cũng cho biết đã từng bị chính quyền địa phương lập biên bản, nhắc nhở không được bay nếu chưa xin phép và khi di chuyển trực thăng ra khỏi garage thì phải báo cho chính quyền địa phương.

Đỗ Trường


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#14 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 14/09/2016 - 22:26

Mong nhà nước tổ chức cho bác Bùi hiển thử máy bay tại sân thượng nhà các bác tung hô ông, những phóng ziên ca ngợi ông. Được vậy là phúc của nước Nam này.

#15 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/09/2016 - 21:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đường phố Sài gòn thành nơi gom rác mơ ngọc gì nổi

15/09/2016 10:23 GMT+7

TTO - Hơn 6g ngày 8-9, ba xe rác đậu dọc đường Nguyễn Thái Sơn, một trong 12 điểm tập kết rác trên lòng đường Gò Vấp. Không chỉ nơi đây, 7.000 tấn rác/ngày ở TP..... phần lớn tập kết lòng lề đường như vậy, vừa kẹt xe vừa hôi thối nồng nặc...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Điểm tập kết rác trên đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp (TP.....) gây cản trở giao thông vừa được di dời qua nơi khác (ảnh chụp ngày 8-9) - Ảnh: Q.KHẢI
Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại 
địa bàn TP..... trên 7.000 tấn/ngày. Phần lớn trong số đó được thu gom đưa về tập kết ở lòng lề đường trước khi chuyển về bãi chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông...
Mới hơn 6g ngày 8-9 đã có ba xe rác dân lập đậu dọc đường Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q.Gò Vấp. Không lâu sau đó, thêm hai xe chở rác nữa trờ tới nối đuôi vào những xe chở rác đến trước. Sự xuất hiện các xe rác này khiến làn đường vốn hẹp bị choán hết một nửa.
Gây kẹt xe, ô nhiễm môi trường
Đoạn đường nói trên là một trong 12 điểm tập kết rác trên địa bàn Q.Gò Vấp sử dụng lòng đường. Đến tầm 7g sáng, khi xe cộ trên đường Nguyễn Thái Sơn ngày càng đông nhưng xe ép rác vẫn chưa tới lấy rác, nhiều người đi xe máy qua đây bị vướng các xe rác đã dừng lại đôi co với những người đậu xe rác ở đây.
Một trong các chủ xe chở rác ở đây cho biết hôm nào xe ép rác tới sớm thì điểm tập kết rác này giải tỏa nhanh. Nếu kẹt xe hoặc xe ép rác hư hỏng thì phải ngồi chịu trận.
Sáng 8-9, việc phân luồng xe khu vực ngã sáu Gò Vấp để xây cầu vượt tại đây đã khiến xe cộ kẹt cứng trên đường Nguyễn Thái Sơn nên đến 10g xe ép rác vẫn chưa thể tiếp cận khu vực này. Vì vậy các xe chở rác đậu dưới lòng đường hòa vào dòng xe bị kẹt, mùi khói xe, mùi hôi từ rác bốc lên “tra tấn” người đi đường.
Điểm tập kết rác trên đường Tân Sơn, địa bàn giáp ranh giữa P.12 và P.8, Q.Gò Vấp là một trong những điểm có quy mô lớn. Một đoạn đường dài gần 100m bị chiếm dụng để chứa rác và các xe rác dân lập đậu ở đây từ sáng sớm đến tối mịt. Theo số liệu thống kê, tổng lượng rác về đây mỗi ngày trên 100 tấn.
Ông Nguyễn Văn An, phó giám đốc làng trẻ em SOS Gò Vấp (cơ sở đối diện điểm tập kết rác), cho biết do một phần đường bị chiếm dụng nên vào giờ cao điểm, nơi đây bị kẹt xe nặng, thậm chí có một số vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ban đêm do người đi đường tránh các xe rác đậu trên đường.
Còn mùi hôi, ông An nhìn nhận do bị người dân phản ảnh rất dữ nên các công nhân có dùng hóa chất phun xịt, mùi hôi có giảm nhưng không giải quyết được triệt để, ảnh hưởng đến hàng trăm em ở làng SOS và hơn 1.000 học sinh của một trường học đối diện điểm tập kết rác.
Còn điểm tập kết rác trước Học viện Hành chính quốc gia (số 10 đường 3-2, Q.10) tuy quy mô nhỏ nhưng mùi hôi bốc lên nồng nặc khiến người đi đường phải đưa tay bịt mũi.
Những điểm tập kết rác kể trên chỉ là vài điểm điển hình trong số hàng trăm điểm tập kết rác gây phiền lòng người dân TP.
Cần xây trạm trung chuyển rác đạt chuẩn
Theo ông Huỳnh Minh Nhựt - giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP, một trong những bất cập trong quá trình thu gom rác hiện nay là TP vẫn chưa có quy hoạch về các trạm trung chuyển rác.
Ông Nhựt phân tích: “Hiện nay, TP có hai khu xử lý rác ở Củ Chi và Bình Chánh nên rác từ các nơi được thu gom không thể chuyển thẳng về hai điểm này do quãng đường quá xa. Vì vậy cần phải có những trạm trung chuyển rác. Trong phạm vi khoảng 10km có một trạm trung chuyển rác là được”.
Theo ông Nhựt, nếu các trạm trung chuyển rác bố trí hợp lý sẽ góp phần xóa bỏ các điểm tập kết rác chiếm dụng lòng lề đường nói trên.
Còn ông Ngô Toại Chương, phó Phòng tài nguyên - môi trường (thuộc UBND Q.Gò Vấp), cho biết đã di dời điểm tập kết rác trên đường Nguyễn Thái Sơn về đường Nguyễn Văn Dung từ ngày 10-9.
Bên cạnh đó, Phòng tài nguyên - môi trường đang tham mưu UBND Q.Gò Vấp lập kế hoạch sắp xếp lại các điểm tập kết rác theo hướng các phường xây dựng thêm các điểm tập kết rác để giảm tải cho các điểm tập kết rác hiện tại, đồng thời hướng tới chấm dứt việc tập kết rác ban ngày.
Tuy nhiên, ông Chương nhìn nhận đây chỉ là những giải pháp trước mắt, về lâu dài Q.Gò vấp đang xây dựng trạm ép rác khép kín với tổng diện tích khoảng 1ha, kinh phí dự kiến gần 100 tỉ đồng. “Khi trạm ép rác này hoạt động vào năm 2018, chúng tôi sẽ xóa bỏ toàn bộ các điểm tập kết rác trên lòng đường hiện nay” - ông Chương cho biết.
Theo số liệu từ Sở Tài nguyên - môi trường TP, toàn TP chỉ có 31 trạm trung chuyển rác, trong đó chỉ 5 trạm đạt quy chuẩn. Thực tế cho thấy các trạm trung chuyển rác hiện nay vốn đã ít mà nhiều trạm còn sử dụng công nghệ lạc hậu nên chưa xử lý tốt mùi hôi, mỹ quan. Đó là chưa nói một số trạm trung chuyển rác hiện hữu lại bị xóa bỏ để xây dựng những công trình công cộng khác.
Phải bàn cách làm thay vì dẹp bỏ
Cho rằng các trạm trung chuyển rác bị giải tỏa sẽ phát sinh thêm hàng chục điểm tập kết rác chiếm dụng lòng lề đường khác, ông Nhựt đề nghị các cơ quan chức năng nên ngồi lại bàn bạc với nhau làm sao bố trí các trạm trung chuyển rác hợp lý và bàn cách nâng cao công nghệ ép rác kín, hạn chế đến mức thấp nhất mùi hôi thay vì dẹp bỏ.
Theo ông Nhựt, với lượng rác hiện nay nếu thiếu các trạm trung chuyển thì gần 900 xe ép rác, hàng ngàn xe thu gom rác nhỏ lẻ phải rong ruổi khắp các con đường, ngõ hẻm bất kể giờ giấc.

Còn đại diện Công ty TNHH MTV Công ích Q.10 cho rằng trong khi chờ đợi một quy hoạch về trạm trung chuyển rác, Nhà nước cần có những chính sách chuẩn hóa đội ngũ thu gom rác dân lập, từ vấn đề con người đến trang thiết bị thu gom rác.


QUANG KHẢI






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |