Jump to content

Advertisements




Đối chiếu ngày Dương Lịch tại địa phương



127 replies to this topic

#91 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 03/12/2016 - 08:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 03/12/2016 - 07:34, said:

Đây, giờ mới nhớ ra, anh VuLong không biết tiếng anh, nên bị mấy lão dốt nát khoe mẽ xem sách pop book xong rồi hù. Anh xem cái có tiếng việt nhé.








//quote name='MikeDo' post='630519'

Chưa từng biết đọc sách ngoại quốc, thì đừng chém gió nhé ông!!! Hay là không biết tiếng anh?
//[/quote timestamp='1480573697']




Ai miệt thị người khác chẳng biết đọc tiếng Anh, ai post đầy sách tiếng Anh hù doạ vậy cà ? Đúng là phun ra liếm lại .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 03/12/2016 - 08:50


#92 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 851 Bài viết:
  • 843 thanks

Gửi vào 03/12/2016 - 09:12

Đúng là...
Anh Vulong không biết tiếng anh, vì đơn giản a ấy giỏi tiếng đức, và một lòng cầu thị. Tôi vẫn nhớ a ấy ngày xưa nhờ tôi dịch đoạn sách sang tiếng anh hộ anh ấy, sau đó còn có nhã ý gửi sách tặng. Và theo tôi đó là điều đáng trân trọng.

Đối với người ham học hỏi thật sự, dù có thể vì điều kiện nào đó chưa đạt được, tôi rất trân trọng.
Nhưng với mấy bạn thích làm màu, háo danh đáy giếng thì không.
Thôi, tôi không có thời gian với ông VDTD nữa. Làm màu tiếp đi.

Sửa bởi MikeDo: 03/12/2016 - 09:15


#93 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 03/12/2016 - 13:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 03/12/2016 - 09:12, said:

Đúng là...
Anh Vulong không biết tiếng anh, vì đơn giản a ấy giỏi tiếng đức, và một lòng cầu thị. Tôi vẫn nhớ a ấy ngày xưa nhờ tôi dịch đoạn sách sang tiếng anh hộ anh ấy, sau đó còn có nhã ý gửi sách tặng. Và theo tôi đó là điều đáng trân trọng.

Đối với người ham học hỏi thật sự, dù có thể vì điều kiện nào đó chưa đạt được, tôi rất trân trọng.
Nhưng với mấy bạn thích làm màu, háo danh đáy giếng thì không.
Thôi, tôi không có thời gian với ông VDTD nữa. Làm màu tiếp đi.

Thôi đừng có dài dòng văn tự nữa, MikeDo và maphuong cứ trả lời 2 câu hỏi của tôi đi, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục tranh luận mới có thể đi đến kết luận ai đúng ai sai.

Tôi đã nói rồi, sách vở của các nhà thiên văn và làm lịch đã viết ra tất cả rồi, chúng ta chả cần phải tính toán, phân tích thế này thế kia....mà chỉ cần hiểu đúng điều họ viết ra là được. Cho nên mọi người cứ nói ra sự hiểu hay suy nghĩ của mình như thế nào qua 2 câu hỏi của tôi, khi đó sẽ biết ngay Sóc với chả Sót mặt mũi nó ra sao và qua sự hiểu đúng về nó mới có thể khẳng định được ngày 14/6/1946 dương lịch là ngày 15/5 hay là ngày 16/5/1946 âm lịch ?

Sửa bởi VULONG001: 03/12/2016 - 13:56


Thanked by 1 Member:

#94 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 03/12/2016 - 17:32

MysteryFate đã viết :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MysteryFate, on 03/12/2016 - 14:40, said:

Chuyện người xưa tính lịch:
Ở phương Đông, mặt trăng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tính lịch, là vì khác với mặt trời, mặt trăng khi tròn khi khuyết theo chu kỳ nhất định, điều này giúp cho việc tính lịch trở nên đặc biệt thuận lợi. Chỉ cần nhìn vào mức độ tròn khuyết là người ta có thể ước đoán được hôm đó là ngày nào.

Trong các vương triều an thịnh, thường có một vị Quan trông coi việc quan sát thiên văn, qua đó tính lịch để phục vụ cho nông nghiệp, các lễ hội, ngày đăng quang hay ngày băng hà của các vua...

Một tháng âm lịch bắt đầu tương ứng với trăng đầu tháng. Để quan sát trăng đầu tháng, người xưa phải đợi cho tới lúc hoàng hôn, khi đó mặt trời không còn chói lòa và mặt trăng sẽ hiện lên.

Tuy nhiên việc quan sát không phải luôn thành công, là vì có thể gặp thời tiết xấu. Trong tình huống như thế đành phải đợi tới tháng kế tiếp.

Trải qua hàng trăm năm quan sát, người xưa đã có thể xây dựng lịch có khả năng dự báo, tức là dù không quan sát được trăng đầu tháng thì vẫn có thể biết hôm đó là ngày nào. Nhưng cho dù như vậy, việc quan sát vẫn luôn cần thiết, là bởi số ngày trong tháng âm lịch không phải là số chẵn, điều này dẫn tới sai lệch nếu chỉ căn cứ vào dự báo.

Do ngày đầu tháng ứng với trăng lần đầu tiên quan sát thấy (tức là trăng non hay trăng mới), nên về bản chất âm lịch có tính địa phương, là vì các địa phương khác nhau sẽ nhìn thấy trăng non ở những thời điểm khác nhau.

Người xưa chưa có kỹ thuật in ấn để cấp lịch tới từng người, nhưng cổ nhân đã có cách khác, qua đó ai cũng có thể tính lịch cho mình. Đó là các bài Đồng dao truyền miệng. Hẳn người Việt nào cũng biết bài đồng dao dưới đây:
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mồng bảy thượng huyền
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn dịn
Hăm mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm
Hăm hai hạ huyền
Hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu
Hăm nhăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy
Hăm bảy làm sao
Hăm tám thế nào
Hăm chín thế ấy
Ba mươi chẳng thấy
Mặt mày trăng đâu ?

Đây là 1 bằng chứng để chứng minh điều tôi nói là : "Trời đất ơi, trời đất! Sách vở đã viết quá nhiều rồi, đáp án có từ đời sửa đời xưa rồi, chẳng qua đọc không hiểu đúng nó nên mới hiểu ngớ ngẩn như vậy".

Chỉ có ngôn ngữ diễn đạt có khác nhau 1 chút là các cụ thì nói "Mồng một lưỡi trai" (tại Hà Nội) còn ngày nay nói là vào 3.48' bắt đầu giờ Sóc tại Hà Nội chẳng hạn.

Cho nên so về thời gian thì ngày "Mồng một lưỡi trai" tại Hà Nội để chỉ 1 tháng âm lịch mới bắt đầu thì dĩ nhiên nó luôn luôn chậm hơn Bắc Kinh 1 tiếng đồng hồ (nghĩa là ở Bắc Kinh người ta đã nhìn thấy "Mồng một lưỡi trai" trước Hà Nội 60'). Vậy thì giả sử toàn thế giới đều dùng âm lịch thì câu hỏi tương tự với câu hỏi về giờ Sóc của tôi là "Trong cùng 1 tháng âm lịch thì vị trí nào trên trái đất ngày "Mồng một lưỡi trai" xuất hiện sớm nhất ?"

Tất nhiên theo tôi thì câu hỏi này là quá khó so với câu hỏi về giờ Sóc cho dù chúng tương tự nhau.

Sửa bởi VULONG001: 03/12/2016 - 17:43


#95 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 03/12/2016 - 17:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG001, on 02/12/2016 - 21:22, said:

Trời đất ơi, trời đất! Sách vở đã viết quá nhiều rồi, đáp án có từ đời sửa đời xưa rồi, chẳng qua đọc không hiểu đúng nó nên mới hiểu ngớ ngẩn như vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG001, on 03/12/2016 - 13:53, said:

Tôi đã nói rồi, sách vở của các nhà thiên văn và làm lịch đã viết ra tất cả rồi, chúng ta chả cần phải tính toán, phân tích thế này thế kia....mà chỉ cần hiểu đúng điều họ viết ra là được. Cho nên mọi người cứ nói ra sự hiểu hay suy nghĩ của mình như thế nào qua 2 câu hỏi của tôi, khi đó sẽ biết ngay Sóc với chả Sót mặt mũi nó ra sao và qua sự hiểu đúng về nó mới có thể khẳng định được ngày 14/6/1946 dương lịch là ngày 15/5 hay là ngày 16/5/1946 âm lịch ?

Gửi anh VULONG001,
Từ từ anh nhé, có gì đâu mà vội mà vàng !
Anh nói thế thì anh có sách vở nào trình làng cho mọi người biết, bởi như anh nói chỉ cần hiểu đúng là được.
Vậy ta bắt đầu trích dẫn khái niệm về Sóc mặc dù bạn MysteryFate đã trưng bày rồi, nhưng maphuong vẫn muốn nhắc lại:

Trích dẫn

Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.

Bởi vì dựa trên cả mặt trời và mặt trăng nên lịch Việt Nam không phải là thuần âm lịch mà là âm-dương-lịch. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm chứa các thời điểm Sóc (New moon) . Một khi bạn đã tính được ngày Sóc, bạn đã biết được ngày bắt đầu và kết thúc của một tháng âm lịch: ngày mùng một của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc. Sau khi đã biết ngày bắt đầu/kết thúc các tháng âm lịch, ta tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.


- Ngày mồng một Âm lịch: là ngày có chứa điểm Sóc cho dù điểm Sóc rơi vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Tháng Âm lịch: là khoảng thời gian giữa 2 điểm Sóc liên tiếp nhau, hay còn gọi là Tháng giao hội, có thể dao động từ khoảng 29,27 tới khoảng 29,83 ngày, độ dài trung bình khoảng 29,53 ngày. Được tính xấp xỉ 29 ngày thì được gọi là tháng thiếu; 30 ngày thì được gọi là tháng đủ.

Cụ thể theo moongiant tính toán New Moon năm 1946 như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Qua số liệu liên tục của 2 tháng 5 và 6/1946 trên hình ta liệt kê lại:
- New moon A: 01/05/1946 lúc 13:15 UTC.
- New moon B: 30/05/1946 lúc 20:48 UTC.
- New moon C: 29/06/1946 lúc 04:05 UTC.

Dữ liệu trên được tính theo múi giờ chuẩn UTC, lưu ý rằng dùng hệ lịch Dương lịch nhe, việc còn lại ai thích đổi sang múi giờ địa phương của nước nào trên thế giới thì tuỳ hỉ.

Giả dụ:
a/ Đổi sang múi giờ NY, UTC-5, có kết quả
- New moon A: 01/05/1946 lúc 13:15 UTC ==> 01/05/1946 lúc 08:15 UTC-5.
- New moon B: 30/05/1946 lúc 20:48 UTC ==> 30/05/1946 lúc 15:48 UTC-5.
- New moon C: 29/06/1946 lúc 04:05 UTC ==> 28/06/1946 lúc 23:05 UTC-5.

b/ Đổi sang múi giờ Trung Quốc UTC+8, có kết quả
- New moon A: 01/05/1946 lúc 13:15 UTC ==> 01/05/1946 lúc 21:15 UTC+8.
- New moon B: 30/05/1946 lúc 20:48 UTC ==> 31/05/1946 lúc 04:48 UTC+8.
- New moon C: 29/06/1946 lúc 04:05 UTC ==> 29/06/1946 lúc 12:05 UTC+8.

Theo định nghĩa bên trên về ngày Âm lịch và tháng Âm lịch, ta có thể tự quy đổi thành ngày âm lịch và tháng âm lịch như sau:
a/ Tháng âm lịch theo múi giờ NY, UTC-5:
a.1: (New moon B - New mon A) : (30/05/1946 lúc 15:48) - (01/05/1946 lúc 08:15) = 29 ngày ==> tháng âm lịch a.1 có 29 ngày, bắt đầu từ 01/05 đến ngày 29/05 DL.
a.2: (New moon C - New moon B ) : (28/06/1946 lúc 23:05) - (30/05/1946 lúc 15:48) = 29 ngày ==> tháng âm lịch a.2 có 29 ngày, bắt đầu từ 30/05 đến ngày 27/06 DL.


b/ Tháng âm lịch theo múi giờ Trung Quốc, UTC+8:
b.1: (New moon B - New moon A) : (31/05/1946 lúc 04:48) - (01/05/1946 lúc 21:15) = 30 ngày ==> tháng âm lịch b.1 có 30 ngày, bắt đầu từ 01/05 đến ngày 30/05 DL.
b.2 (New moon C - New moon B ) : (29/06/1946 lúc 12:05) - (31/05/1946 lúc 04:48) = 30 ngày ==> tháng âm lịch b.2 có 29 ngày, bắt đầu từ 31/05 đến ngày 28/06 DL.

Đến đây, mọi việc đã tỏ tường, không biết anh VULONG001 hay anh chị nào thắc mắc gì không. Hoặc đơn giản hơn là chỉ ra giúp maphuong cái sai sót nằm đâu đó trong bài này.

maphuong

Sửa bởi maphuong: 03/12/2016 - 17:59


Thanked by 1 Member:

#96 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 03/12/2016 - 18:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maphuong, on 03/12/2016 - 17:55, said:

Gửi anh VULONG001,
Từ từ anh nhé, có gì đâu mà vội mà vàng !
Anh nói thế thì anh có sách vở nào trình làng cho mọi người biết, bởi như anh nói chỉ cần hiểu đúng là được.
Vậy ta bắt đầu trích dẫn khái niệm về Sóc mặc dù bạn MysteryFate đã trưng bày rồi, nhưng maphuong vẫn muốn nhắc lại:



- Ngày mồng một Âm lịch: là ngày có chứa điểm Sóc cho dù điểm Sóc rơi vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Tháng Âm lịch: là khoảng thời gian giữa 2 điểm Sóc liên tiếp nhau, hay còn gọi là Tháng giao hội, có thể dao động từ khoảng 29,27 tới khoảng 29,83 ngày, độ dài trung bình khoảng 29,53 ngày. Được tính xấp xỉ 29 ngày thì được gọi là tháng thiếu; 30 ngày thì được gọi là tháng đủ.

Cụ thể theo moongiant tính toán New Moon năm 1946 như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Qua số liệu liên tục của 2 tháng 5 và 6/1946 trên hình ta liệt kê lại:
- New moon A: 01/05/1946 lúc 13:15 UTC.
- New moon B: 30/05/1946 lúc 20:48 UTC.
- New moon C: 29/06/1946 lúc 04:05 UTC.

Dữ liệu trên được tính theo múi giờ chuẩn UTC, lưu ý rằng dùng hệ lịch Dương lịch nhe, việc còn lại ai thích đổi sang múi giờ địa phương của nước nào trên thế giới thì tuỳ hỉ.

Giả dụ:
a/ Đổi sang múi giờ NY, UTC-5, có kết quả
- New moon A: 01/05/1946 lúc 13:15 UTC ==> 01/05/1946 lúc 08:15 UTC-5.
- New moon B: 30/05/1946 lúc 20:48 UTC ==> 30/05/1946 lúc 15:48 UTC-5.
- New moon C: 29/06/1946 lúc 04:05 UTC ==> 28/06/1946 lúc 23:05 UTC-5.

b/ Đổi sang múi giờ Trung Quốc UTC+8, có kết quả
- New moon A: 01/05/1946 lúc 13:15 UTC ==> 01/05/1946 lúc 21:15 UTC+8.
- New moon B: 30/05/1946 lúc 20:48 UTC ==> 31/05/1946 lúc 04:48 UTC+8.
- New moon C: 29/06/1946 lúc 04:05 UTC ==> 29/06/1946 lúc 12:05 UTC+8.

Theo định nghĩa bên trên về ngày Âm lịch và tháng Âm lịch, ta có thể tự quy đổi thành ngày âm lịch và tháng âm lịch như sau:
a/ Tháng âm lịch theo múi giờ NY, UTC-5:
a.1: (New moon B - New mon A) : (30/05/1946 lúc 15:48) - (01/05/1946 lúc 08:15) = 29 ngày ==> tháng âm lịch a.1 có 29 ngày, bắt đầu từ 01/05 đến ngày 29/05 DL.
a.2: (New moon C - New moon B ) : (28/06/1946 lúc 23:05) - (30/05/1946 lúc 15:48) = 29 ngày ==> tháng âm lịch a.2 có 29 ngày, bắt đầu từ 30/05 đến ngày 27/06 DL.


b/ Tháng âm lịch theo múi giờ Trung Quốc, UTC+8:
b.1: (New moon B - New moon A) : (31/05/1946 lúc 04:48) - (01/05/1946 lúc 21:15) = 30 ngày ==> tháng âm lịch b.1 có 30 ngày, bắt đầu từ 01/05 đến ngày 30/05 DL.
b.2 (New moon C - New moon B ) : (29/06/1946 lúc 12:05) - (31/05/1946 lúc 04:48) = 30 ngày ==> tháng âm lịch b.2 có 29 ngày, bắt đầu từ 31/05 đến ngày 28/06 DL.

Đến đây, mọi việc đã tỏ tường, không biết anh VULONG001 hay anh chị nào thắc mắc gì không. Hoặc đơn giản hơn là chỉ ra giúp maphuong cái sai sót nằm đâu đó trong bài này.

maphuong

Sai hoàn toàn, vì không hiểu đúng về thời điểm bắt đầu sóc.

Không cần phải diễn giải dài dòng như vậy đâu, chỉ cần vài dòng là xong.

Hy vọng có cao thủ nào hiểu chính xác điểm Sóc vào trả lời giúp mọi người 2 câu hỏi của tôi đã đưa ra.

Sửa bởi VULONG001: 03/12/2016 - 18:28


#97 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 03/12/2016 - 22:17

MysteryFate đã viết :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MysteryFate, on 03/12/2016 - 21:23, said:

Sóc và hiện tượng nhật thực:

1. Sóc là hiện tượng thiên văn mà khi đó Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời thuộc cùng một kinh tuyến hoàng đạo. (Giả thiết rằng người quan sát đứng ở trái đất thì mặt trăng sẽ nằm ở giữa trái đất và mặt trời).

2. Trên toàn trái đất, Mỗi tháng chỉ có MỘT thời điểm thỏa mãn định nghĩa nêu trên và được gọi là THỜI ĐIỂM SÓC. Trong tiếng Anh là The moment, mạo từ The trong trường hợp này nghĩa là độc nhất, có một không hai.

3. Mặc dù mỗi tháng chỉ có Một thời điểm sóc, nhưng theo tháng thì hiện tượng sóc lại xảy ra ở những nơi khác nhau trên trái đất: Tháng 1 ở A, tháng 2 ở B....

4. Do mỗi tháng chỉ có Một thời điểm sóc nên không có sóc trước hay sóc sau. Nói trước hay sau thực ra là đã qui đổi theo múi giờ.

5. Do mỗi tháng chỉ có Một thời điểm sóc, giả sử có ai đó muốn trực tiếp quan sát hiện tượng sóc, về lý thuyết anh ta phải đứng thật thẳng hàng với mặt trăng và mặt trời, thế nên cũng chỉ có Một điểm trên trái đất thỏa mãn điều này.

6. Mặc dù Sóc chỉ xảy ra tại Một điểm nào đó trên trái đất, nhưng theo âm lịch thì Toàn thế giới đều có Sóc, giờ để tính Sóc địa phương thực chất là giờ qui đổi từ thời điểm sóc duy nhất đã nói ở trên.

7. Thời điểm Sóc thuộc pha trăng tối (dark moon).

SÓC liên quan đến hiện tượng nhật thực, tức mặt trăng che lấp mặt trời. Ta kỳ vọng rằng mỗi khi có sóc là có nhật thực, tuy nhiên không hẳn thế, lý do mặt phẳng tạo bởi quỹ đạo mặt trăng có thể bị nghiêng đi so với mặt phẳng tạo bởi quĩ đạo trái đất. Khi đó bóng của mặt trăng có thể không in lên trái đất.

Hiểu về Sóc như vậy là chính xác rồi đấy, vậy xin MysteryFate hãy trả lời giúp mọi người 2 câu hỏi của tôi.

Xin cám ơn trước.

#98 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 Bài viết:
  • 410 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 02:21

Để trả lời câu hỏi của anh Vulong thì ta cần phải thống nhất những điều sau:
1. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thì một ngày luôn bắt đầu từ nửa đêm 00:00:00.
2. Giả sử Sóc có thể quan sát được, nơi "nhìn thấy" Sóc sớm nhất là nơi có thời điểm Sóc qui đổi gần với nửa đêm nhất, nhưng là sau nửa đêm.

Xét tháng 5/1946 dương lịch, thời điểm Sóc ở New York là 15:48, thuộc ngày 30/5/1946. Mà New York có múi giờ UTC-5, vậy tại nơi thuộc múi giờ UTC+4 thì thời điểm Sóc bằng 15:48+9= 24:48, tức 00:48 của ngày 31/5. Như vậy các địa phương thuộc múi giờ UTC+4 sẽ "nhìn thấy" Sóc sớm nhất so với các nơi khác trên toàn thế giới.

Các nơi có giờ UTC+4: Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Armenia, Gruzia.

Theo cách tính trên đây thì cùng ngày đó, tại Việt nam (múi giờ UTC+7), thời điểm Sóc là 3:48 của ngày 31/5.

Sửa bởi MysteryFate: 04/12/2016 - 02:32


Thanked by 1 Member:

#99 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 Bài viết:
  • 410 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 03:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MysteryFate, on 04/12/2016 - 02:21, said:

Để trả lời câu hỏi của anh Vulong thì ta cần phải thống nhất những điều sau:
1. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thì một ngày luôn bắt đầu từ nửa đêm 00:00:00.
2. Giả sử Sóc có thể quan sát được, nơi "nhìn thấy" Sóc sớm nhất là nơi có thời điểm Sóc qui đổi gần với nửa đêm nhất, nhưng là sau nửa đêm.

Xét tháng 5/1946 dương lịch, thời điểm Sóc ở New York là 15:48, thuộc ngày 30/5/1946. Mà New York có múi giờ UTC-5, vậy tại nơi thuộc múi giờ UTC+4 thì thời điểm Sóc bằng 15:48+9= 24:48, tức 00:48 của ngày 31/5. Như vậy các địa phương thuộc múi giờ UTC+4 sẽ "nhìn thấy" Sóc sớm nhất so với các nơi khác trên toàn thế giới.

Các nơi có giờ UTC+4: Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Armenia, Gruzia.

Theo cách tính trên đây thì cùng ngày đó, tại Việt nam (múi giờ UTC+7), thời điểm Sóc là 3:48 của ngày 31/5.

Tuy nhiên các nơi thuộc múi giờ UTC+4 không thể trực tiếp quan sát được Sóc, là vì đang ở phía tối của trái đất. Những nơi trực tiếp thấy Sóc sẽ thuộc múi giờ UTC-8, chẳng hạn California, Washington...

#100 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 04:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MysteryFate, on 04/12/2016 - 03:03, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MysteryFate, on 04/12/2016 - 02:21, said:

Để trả lời câu hỏi của anh Vulong thì ta cần phải thống nhất những điều sau:
1. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thì một ngày luôn bắt đầu từ nửa đêm 00:00:00.
2. Giả sử Sóc có thể quan sát được, nơi "nhìn thấy" Sóc sớm nhất là nơi có thời điểm Sóc qui đổi gần với nửa đêm nhất, nhưng là sau nửa đêm.

Xét tháng 5/1946 dương lịch, thời điểm Sóc ở New York là 15:48, thuộc ngày 30/5/1946. Mà New York có múi giờ UTC-5, vậy tại nơi thuộc múi giờ UTC+4 thì thời điểm Sóc bằng 15:48+9= 24:48, tức 00:48 của ngày 31/5. Như vậy các địa phương thuộc múi giờ UTC+4 sẽ "nhìn thấy" Sóc sớm nhất so với các nơi khác trên toàn thế giới.

Các nơi có giờ UTC+4: Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Armenia, Gruzia.

Theo cách tính trên đây thì cùng ngày đó, tại Việt nam (múi giờ UTC+7), thời điểm Sóc là 3:48 của ngày 31/5.


Tuy nhiên các nơi thuộc múi giờ UTC+4 không thể trực tiếp quan sát được Sóc, là vì đang ở phía tối của trái đất. Những nơi trực tiếp thấy Sóc sẽ thuộc múi giờ UTC-8, chẳng hạn California, Washington...

Sai to rồi, hãy kiểm tra lại đi.

Sửa bởi VULONG001: 04/12/2016 - 04:10


#101 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 Bài viết:
  • 410 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 09:05

Tôi trả lời thẳng mà không ngai sai. Anh thử trình bày cách hiểu của anh xem?

#102 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 12:48

Sóc xảy ra lúc 20:48PM UTC tức múi giờ UTC -4 hay đường thẳng nối tâm điểm Trời , Trăng, Đất xuyên qua múi giờ -4 và +8 .

#103 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 13:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG001, on 03/12/2016 - 18:24, said:

Sai hoàn toàn, vì không hiểu đúng về thời điểm bắt đầu sóc.

Không cần phải diễn giải dài dòng như vậy đâu, chỉ cần vài dòng là xong.

Gửi anh VULONG001,

Như đã nói bên trên, khi chúng ta đi vào chi tiết thì cần chỉ rõ chi tiết nào sai, không phải quăng 1 câu "Sai hoàn toàn, vì không hiểu đúng về thời điểm bắt đầu sóc." ?
Khái niệm Sóc bên trên maphuong đã đưa ra rất rõ, sai khái niệm hả anh. Nếu vậy thì anh định nghĩa lại khái niệm Sóc giúp.

Nhắc lại một lần nữa, số liệu New moon A, B, C này Anh VULONG001 có đồng ý không?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maphuong, on 03/12/2016 - 17:55, said:

Qua số liệu liên tục của 2 tháng 5 và 6/1946 trên hình ta liệt kê lại:
- New moon A: 01/05/1946 lúc 13:15 UTC.
- New moon B: 30/05/1946 lúc 20:48 UTC.
- New moon C: 29/06/1946 lúc 04:05 UTC.
Dữ liệu trên được tính theo múi giờ chuẩn UTC, lưu ý rằng dùng hệ lịch Dương lịch nhe, việc còn lại ai thích đổi sang múi giờ địa phương của nước nào trên thế giới thì tuỳ hỉ.
Chỉ cần câu trả lời đơn giản YES or NO ?
- Nếu YES: không cần giải thích.
- Nếu NO: chỉ cụ thể con số, chữ số nào sai.
Lưu ý: Khi nói múi giờ chuẩn UTC đồng nghĩa là UTC+0.

Chúng ta thẳng thắn trả lời rồi hãy bàn tiếp nhé !

maphuong

#104 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 14:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MysteryFate, on 04/12/2016 - 02:21, said:

Để trả lời câu hỏi của anh Vulong thì ta cần phải thống nhất những điều sau:
1. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thì một ngày luôn bắt đầu từ nửa đêm 00:00:00.
2. Giả sử Sóc có thể quan sát được, nơi "nhìn thấy" Sóc sớm nhất là nơi có thời điểm Sóc qui đổi gần với nửa đêm nhất, nhưng là sau nửa đêm.

Xét tháng 5/1946 dương lịch, thời điểm Sóc ở New York là 15:48, thuộc ngày 30/5/1946. Mà New York có múi giờ UTC-5, vậy tại nơi thuộc múi giờ UTC+4 thì thời điểm Sóc bằng 15:48+9= 24:48, tức 00:48 của ngày 31/5. Như vậy các địa phương thuộc múi giờ UTC+4 sẽ "nhìn thấy" Sóc sớm nhất so với các nơi khác trên toàn thế giới.

Các nơi có giờ UTC+4: Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Armenia, Gruzia.

Theo cách tính trên đây thì cùng ngày đó, tại Việt nam (múi giờ UTC+7), thời điểm Sóc là 3:48 của ngày 31/5.

Chào MysteryFate,

Các khái niệm của MysteryFate đưa ra cụ thể, chi tiết hơn nhằm cho người đọc nắm vững vấn đề hơn.

Kết quả của MysteryFate hoàn toàn khớp với maphuong, chỉ khác nhau về câu chữ, lập luận; còn logic và thời điểm Sóc trùng khớp.

MysteryFate có đồng ý với maphuong quan điểm này ?

maphuong

#105 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 Bài viết:
  • 410 thanks

Gửi vào 04/12/2016 - 16:08

Chào anh maphuong, dù anh không tính ra cụ thể địa phương nhìn thấy Sóc đầu tiên trong bài viết của anh, nhưng nếu anh đồng ý kết quả tôi đưa ra thì tôi cho là anh hiểu đúng về Sóc.

Như tôi đã nói ở đâu đó một lần trên diễn đàn này, hiện tượng Sóc đâu có gì khó mà phải tranh luận nhiều.

Lưu ý: vì Sóc liên quan đến nhật thực nên có thể chọn một ngày nhật thực để lập luận (cho dễ hình dung): nơi nào nhật thực xuất hiện đầu tiên trên trái đất thì nơi đó quan sát thấy Sóc đầu tiên.







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |