Jump to content

Advertisements




Đề nghị Bộ Chính trị xem xét thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng

AT THE END!

202 replies to this topic

#46 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 818 thanks

Gửi vào 03/05/2017 - 10:49

PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela

Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.Đề nghị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




  • Không chỉ vung tiền đầu tư vào các dự án trong nước thua lỗ ngàn tỉ đồng, giai đoạn 2006 - 2011,

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    còn tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    tin liên quan

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Con số lên đến nghìn tỉ đồng vốn góp hay số dư trên dưới 10.000 tỉ đồng của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) 'chìm' cùng Oceanbank đang được yêu cầu làm rõ trong vụ án Hà Văn Thắm.
    Từ dự án “khủng” trên giấy...
    Năm 2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) xin phép Chính phủ được đàm phán với Công ty dầu khí quốc gia Venezuela về việc thành lập một liên doanh khai thác dầu giữa hai nước. Được chấp thuận, PVN giao cho công ty con là TCT thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) trực tiếp làm việc với TCT dầu khí Venezuela (thành viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela).
    Tháng 6.2010, tại thủ đô Caracas của Venezuela, “Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2” được chính thức ra mắt. Tổng mức đầu tư được loan báo lên tới 12,4 tỉ USD, phân kỳ làm hai giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD. Ngoài tính chất "siêu dự án" về mặt quy mô vốn đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN.
    Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: Liên doanh vay 60% tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà VN phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía VN là 1,825 tỉ USD.
    Song, sau nghi lễ ra mắt hoành tráng, đúng như những khuyến cáo của giới chuyên môn và các bộ, ngành nước ta mà lãnh đạo PVN lúc đó đã bỏ ngoài tai (về tình hình nước bạn, và đặc biệt, trữ lượng hoàn toàn không như PVN thổi phồng, báo lên Chính phủ), "siêu dự án" đã chẳng đi tới đâu. Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu.
    Tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD, cho dù chưa thu được giọt dầu nào.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    tin liên quan

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị xem xét kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP......




    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Mỏ dầu Junin 2 Ảnh: PVN


    … đến “cái chết” được báo trước

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    Để thuyết phục sự chấp thuận của các bộ, ngành, PVN đã báo cáo rằng sản lượng của Junin 2 lên đến "200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm". Ngay trong báo cáo ngày 11.8.2010 gửi Thủ tướng, Bộ trưởng KH-ĐT Võ Hồng Phúc đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela, đặc biệt là về tài chính (lạm phát, chênh lệch tỷ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa, phá giá đồng tiền ngày 9.1.2010 mất 50% giá trị) và Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã yêu cầu "phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của DNNN".
    Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng bày tỏ lo ngại khi dự án chưa làm rõ được rủi ro tại quốc gia đầu tư, khả năng huy động vốn, trong đó làm rõ về thời gian ân hạn khoản vay. Thực tế, theo NHNN, để thu xếp được các khoản vay giá trị lớn, trong suốt 6 năm như báo cáo là vô cùng khó khăn. Về nguồn vốn góp của PVN, theo NHNN cơ cấu nguồn vốn của công ty con PVEP bao gồm vốn chủ sở hữu, các nguồn để lại cho Tập đoàn đầu tư phát triển (547 triệu USD) và vốn vay thương mại (1,278 tỉ USD). PVEP ở thời điểm đó đang triển khai khá nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, với tổng vốn đầu tư cho các dự án lên tới hàng tỉ USD (và đều không hiệu quả). Do đó, NHNN đề nghị Bộ KH-ĐT lưu ý PVN làm rõ phương án sử dụng vốn cho dự án.
    Bộ Tài chính cũng cảnh báo về một loạt các yếu tố rủi ro về khoản góp vốn của VN khi chưa có đánh giá cụ thể, chưa cập nhật các chi phí, tỷ suất thu hồi vốn… Đặc biệt, Bộ Tài chính còn yêu cầu PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu USD bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn cái gọi là "phí tham gia hợp đồng (bonus)" cho phía Venezuela (một nửa số tiền phải thanh toán ngay trong vòng 6 tháng từ ngày hợp đồng có hiệu lực). Theo Bộ Tài chính "đề xuất thanh toán phí tham gia hợp đồng" vô lý này mới được PVN đưa vào so với các lần xin chủ trương trước đó.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    tin liên quan

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả, đầu tư dở dang, gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng, đang phải xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng thì Tập đoàn dầu khí VN 'đóng góp' tới 5 dự án.
    Không xin chủ trương của Quốc hội
    Ngày 5.8.2010, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã có văn bản gửi PVN, yêu cầu phải khẩn trương hoàn tất hồ sơ dự án để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Ngày 10.8.2010, Bộ Tài Chính cũng có công văn khẳng định rằng, theo Nghị quyết 49/2010/QH12 thì PVN phải lập hồ sơ trình xin chủ trương Quốc hội.
    Cụ thể, Nghị quyết 49 nêu rõ dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài nếu có quy mô tổng vốn đầu tư từ 25.000 tỉ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước tham gia từ 7.000 tỉ đồng trở lên hoặc dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt đều được coi là dự án, công trình quan trọng quốc gia và đều phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong khi đó, tổng vốn góp của PVN trong dự án này lên tới 956 triệu USD và dự án đã được ra mắt từ tháng 6.2010.
    Biện hộ rằng dự án được triển khai trước năm 2010 nên không áp dụng nghị quyết trên, tuy nhiên, theo Bộ KH-ĐT, căn cứ vào Nghị định 09/2009/NĐ-CP về "Quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác", tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của dự án Junin 2 là 1,825 tỉ USD là của PVN (cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) đều là vốn nhà nước. Bởi vậy, đây là dự án, công trình quan trọng của quốc gia thuộc diện phải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 66/2006/QH11.
    Chưa xin ý kiến Quốc hội nhưng từ tháng 5.2009, PVN đã cho tiến hành các hoạt động phối hợp thăm dò, đàm phán và từ ngày 29.6.2010 đã ký hợp đồng với nhiều điều kiện phi lý, ràng buộc chính PVN vào tình huống nếu không làm tiếp là phải chịu phạt rất nặng.
    Mất hàng trăm triệu USD phi lý
    Như trên đã nói, PVN đã ký hợp đồng lập liên doanh với Venezuela vào ngày 29.6.2010, trước khi các cấp có thẩm quyền chính thức cho phép. Nhưng điều đáng nói là như công văn của Bộ Tài chính chỉ ra, trong hợp đồng này, PVN đã chấp nhận một điều khoản cực kỳ phi lý: Phía VN phải trả "phí tham gia" (bonus) cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu. Trong vòng 30 tháng, bất kể có dầu hay không, PVN vẫn phải nộp đủ phí này là 584 triệu USD bằng tiền mặt.
    Trước ngày 12.5.2011, khi liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, PVN đã phải chuyển 300 triệu USD tiền mặt sang nộp cho Venezuela; ngày 12.5.2012, PVN lại nộp cho Venezuela 142 triệu USD khác (đợt 2). Trong khi "kết quả khoan và khai thác siêu sớm không đạt được như kỳ vọng nên bức tranh sản lượng toàn mỏ có khả năng không được như dự kiến", ngày 12.5.2013, PVN vẫn phải nộp cho Venezuela 142 triệu USD (đợt 3). 15 ngày sau thời hạn này, nếu không nộp đủ tiền, "toàn bộ cổ phần" của PVN trong liên doanh sẽ "tự động bị chuyển" cho đối tác Venezuela; phía PVN/PVEF cũng sẽ "không được quyền thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư" ở Junin 2.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    tin liên quan

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Những sai phạm ở PVFC đã tạo thêm một "vũng lầy" cho PVN có phần nghiêm trọng hơn cả khoản thua lỗ của Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) và khoản góp vốn mất trắng theo OceanBank.
    Năm 2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã phải quyết định đơn phương không thực hiện bản cam kết này vì nếu có góp thêm 142 triệu USD cũng chưa chắc thu được thùng dầu nào, chấp nhận mất 442 triệu USD tiền "phí tham gia", 90 triệu USD tiền góp vốn và các chi phí lớn khác mà đến nay vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.
    Không chỉ sai phạm về việc tuân thủ các quy trình, thủ tục đầu tư; ký hợp đồng khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép..., tiến trình thực hiện dự án còn cho thấy rằng, PVN đã báo cáo sai sự thật về kết quả thăm dò, về đánh giá trữ lượng, bỏ qua các cảnh báo rủi ro, làm mất mát một lượng vốn khổng lồ của nhà nước. Chưa kể nhiều chi phí khác, ai chịu trách nhiệm về khoản thất thoát 532 triệu USD - hơn 11.000 tỉ đồng "tiền tươi thóc thật" này?

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    #47 satnv

      Hội viên mới

    • Hội Viên mới
    • 18 Bài viết:
    • 14 thanks

    Gửi vào 03/05/2017 - 11:14

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    Brian, on 01/05/2017 - 06:45, said:

    Nhà báoHuy Đức viết: “Có nhiều người hỏi, khi viết về x tôi có sợ không. Tôi trả lời: Sợ. Nhưng tôi có một nỗi sợ lớn hơn, đó là, tôi sợ tương lai đất nước tôi rơi vào tay những kẻ tham lam và bịp bợm.”
    Với tôi thì động lực cho Huy Đức viết hiện nay khác xa với thời ông ta viết "Bên thắng cuộc".

    Thanked by 1 Member:

    #48 Brian

      Kiền viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPip
    • 1199 Bài viết:
    • 818 thanks

    Gửi vào 03/05/2017 - 11:41

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    satnv, on 03/05/2017 - 11:14, said:

    Với tôi thì động lực cho Huy Đức viết hiện nay khác xa với thời ông ta viết "Bên thắng cuộc".
    Độc giả quan tâm nhà báo phản ảnh sự việc có chân thực o?

    Thanked by 1 Member:

    #49 T.AO

      Khảm viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPipPipPip
    • 7039 Bài viết:
    • 4577 thanks

    Gửi vào 03/05/2017 - 12:00

    canh tý hợp tác làm ăn với canh tí , số rất nà đen

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Sửa bởi T.AO: 03/05/2017 - 12:02


    #50 T.AO

      Khảm viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPipPipPip
    • 7039 Bài viết:
    • 4577 thanks

    Gửi vào 03/05/2017 - 12:10

    chắc bây giờ đang đinh ninh chỉ bị kiểm điểm phê bình đúng ko ?
    nhưng đợt này ông vua đang khó ở , ổng xuống bút khai trừ khỏi đảng thì khởi tố là chuyện bt vì chả ai cho đảng viên đi bóc lịch cả

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    theo thuyết âm dương thì chắc đang thu xếp rồi thoả thuận , mà nghe chừng lần này khó đạt , có im lặng nghe chửi thì cũng hết lí do rồi quay đi cũng vài lý do đó mà chôi

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    chém gió nha , giờ mà thuyết phục rồi bán đứng bạn mafia thì ko dám tưởng tượng

    Sửa bởi T.AO: 03/05/2017 - 12:21


    Thanked by 1 Member:

    #51 KinhHinh

      Hội viên

    • Hội Viên TVLS
    • Pip
    • 224 Bài viết:
    • 116 thanks

    Gửi vào 03/05/2017 - 15:09

    Tôi thì cũng ngại tranh luận nên không muốn nói nhiều

    Với 3 tr một tháng thì tiền thuê nhà bạn còn không đủ chứ đừng nói ăn ngày 2 bữa. Nếu ăn mì gói thì đủ.

    Công nhân bây giờ làm tối tăm mặt mũi tăng ca sấp mặt 1 tháng 6 triệu

    Công nhân nào may mắn vào công ty tốt tháng được 7-8tr

    Công nhân nào có sức khỏe làm mấy ngành độc hại thì được 9-10 tr

    Tất cả các con số trên được tính với điều kiện làm 10h/ngày/ trong 28 ngày/ tháng.

    Còn nếu bình thường thì là 3-4tr nhưng vài bữa bị đuổi việc ngay.

    Còn nông dân thì người giàu người ngèo. Nhưng cứ nhìn các chiến dịch cứu lợn, cứu dưa hấu, cứu cá miền trung,.. thì tự có đánh giá giàu nghèo chênh lệch ra sao.

    Ngoài ra họ còn có gia đình, còn có con nhỏ. Tôi chỉ nói đến đây, hiểu được bao nhiêu thì hiểu.

    Thanked by 5 Members:

    #52 ThanVuong

      Ly viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPip
    • 3582 Bài viết:
    • 5392 thanks

    Gửi vào 03/05/2017 - 18:23

    Thực ra mọi so sánh đều khập khiễng!

    Có người hai vợ chồng lương tháng 3-4 củ. Người ta vẫn nuôi được con cái tử tế

    Có người lương 7-8 hay 9-10 triệu/tháng cũng thế...!

    Nhưng cũng có người lương 50-60 củ chưa chắc đã nuôi nổi vợ con!

    Các cụ có câu gì nhỷ?! "Lựa cơm gắp mắm" ?!

    Tôi chỉ muốn nói hãy nhìn bằng hai con mắt! Phải trái trước sau! Không lên nhìn một vài vấn đề tiêu cực rồi vội quy kết theo ý thức chủ quan!

    Những gì tồn tại được ắt phải có chân lý của nó!

    Như cái cốc thủy tinh dùng để uống nước vậy! Nhìn thấy nó sứt mẻ một chút mà vội quy kết rồi vứt đi thì đó phải chăng là phá hoại?! Trong khi thực tế nó vẫn dùng được!



    #53 T.AO

      Khảm viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPipPipPip
    • 7039 Bài viết:
    • 4577 thanks

    Gửi vào 03/05/2017 - 23:02

    ko biết đủ thì chẳng bao giờ đủ
    có 3tr tiêu 3tr , có 5tr tiêu 5tr là đc
    có 3tr đòi tiêu 5 7tr thì thua

    tôi từng chán ở nhà và đi thuê nhà rồi , nói chung hồi đó sung sướng lắm - sung sướng đc 3 tháng rồi bị tóm về
    tôi thuê ở cầu tó cái phòng đẹp nhất cái dãy đó, nó đẹp vì có wc khép kín 800k bao nét nước điện 3k/số , còn lại toàn 3 400k 500k chung wc , ở tầng cao nóng thì rẻ ở tầng dưới mát thì giá cao hơn tí , nc thì nc giếng khoan mà hồi đó tôi cũng chẳng biết nước giếng khoan là loại nước gì , bây h thì biết rồi =)))
    đi lại xe buýt liên tuyến rẻ bèo 1 tháng có hơn 100k thích đi đâu cũng đc nói chung bộ + buýt là chính
    ăn uống thì dưới đó rẻ lắm , ví dụ hộp cơm 30 40k trên khu nhà tôi thì = có 20k dưới đó , bún chả nhà tôi phải 30k dưới đó có 15 20k , vì họ bán cho dân lao động là chính nên rẻ , như giờ đi siêu thị thịt lợn tui vẫn mua tuỳ loại cũng tầm 80-110k , nhưng nhà bạn tôi bán hơi có mười mấy còn móc hàm có ngoài 20 1 tị rẻ bèo
    nói chung là tôi thấy tiền ăn thuê nhà đi lại chẳng đáng mấy , chỉ có tiền chơi mới là nhiều
    tiền nhà là khoản cố định
    tiền ăn là khoản tuy ko cố định nhưng tính toán đc
    còn tiền chơi thì bất thình lình có khi đang dầy ví đi chơi phát viêm màng ví luôn
    thế nên ko để nhiều tiền trong ví , kinh nghiệm của tôi là vậy

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    note : lợn hơi là lợn sống tính cả lông lá tất tần tật
    còn móc hàm là thịt rồi

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Sửa bởi T.AO: 03/05/2017 - 23:26


    #54 Nguoithuongdan31

      Hội viên mới

    • Hội Viên mới
    • 44 Bài viết:
    • 26 thanks

    Gửi vào 04/05/2017 - 03:21

    Ngày nay 3.5, có tin Ông DLT xin rút ra khỏi Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy SGN .

    #55 Brian

      Kiền viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPip
    • 1199 Bài viết:
    • 818 thanks

    Gửi vào 04/05/2017 - 07:17


    Đây là bài phỏng vấn anh Đinh La Thăng cách đây 10 năm khi anh về làm Chủ tịch PVN, Một bài đáng đọc lại từng đăng trên VTC News nay ko còn.

    Hướng đi nào cho tập đoàn số 1 Việt Nam

    Ra đời cùng thời điểm, tiềm năng dầu khí và con người như nhau nhưng năm 2006, tập đoàn Petronas của Malaysia đạt doanh thu 52 tỷ USD trong khi của Petro Việt Nam chỉ là... 12 tỷ USD.

    Trao đổi với VTC News, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Petro Việt Nam, cho rằng, sở dỹ Petronas của Malaysia phát triển vượt trội là do sớm trở thành tập đoàn đa ngành.
    "Doanh thu khổng lồ này của Petronas được đóng góp với 50% từ ngành dịch vụ. Họ phát triển rất mạnh sang các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bất động sản,… Tóm lại, họ đã được làm những gì hiệu quả", ông Đinh La Thăng chia sẻ.

    - Petro Việt Nam đang có kế hoạch tăng cường mua mỏ dầu ở nước ngoài. Ông có thể tiết lộ đôi chút kế hoạch này?

    - Petro Việt Nam đang triển khai việc tìm kiếm khai thác dầu khí tại 10 quốc gia trên thế giới. Có nơi, chúng tôi mua trực tiếp lại mỏ, có nơi chúng tôi mua công ty quản lý mỏ. Trên thực tế, Tập đoàn đã có những vụ mua bán hiệu quả, và sắp tới sẽ tiếp tục mua tiếp.
    Tuy nhiên, chúng tôi đang đối mặt với một số khó khăn. Hành lang pháp lý của Việt Nam trong việc đầu tư ra nước ngoài nói chung, và ngành dầu khí nói riêng còn quá chặt chẽ. Nhiều trường hợp phải xin phép, chúng tôi không có quyền quyết định.
    Lấy ví dụ, chúng tôi muốn một mỏ dầu trị giá 100 triệu USD, thì phải xin phép nhiều cấp. Khi xong được thủ tục, giá của mỏ đó đã cao lên, hoặc công ty nước ngoài khác đã mua xong rồi.
    Thêm nữa, thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài rất khó, phải có dự án mới được phê duyệt. Mà lập dự án thì mất nhiều thời gian.
    Tuy nhiên, cơ chế khó như vậy không có nghĩa là chúng tôi dừng lại. Cơ chế này cần phải tháo gỡ. Hiện nay, hành lang pháp lý liên quan đang được hoàn thiện, luật dầu khí đang được chỉnh sửa và bổ sung, luật đấu thầu, đầu tư, xây dựng cũng cần phải sửa.

    - Thưa ông, rõ ràng là Petro Việt Nam có chiến lược đầu tư ra nước ngoài. Điều này có thể được hiểu như thế nào, liệu đó là minh chứng cho sự phát triển của Tập đoàn hay vì trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam đang ngày càng cạn?

    - Đây là chiến lược phát triển của Petro Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, thể hiện sự phát triển của Tập đoàn. Kể cả khi trữ lượng dầu khí ở Việt Nam có nhiều đi chăng nữa, chúng tôi vẫn phải vươn ra nước ngoài.

    - Nhưng trong bảng xếp hạng 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) gần đây, tổ chức này cho rằng Liên doanh dầu khí Việt Xô Petro – doanh nghiệp lớn thứ 5 trong bảng – “đang tàn dần” vì trữ lượng của mỏ Bạch Hổ và một vài mỏ khác đang dần cạn. Ông bình luận như thế nào?

    - Theo hiệp định đã ký kết trước đây, đến hết năm 2010 xí nghiệp liên doanh đó sẽ chuyển đổi sang hình thức khác. Việc triển khai xí nghiệp này đang được tiếp tục bàn thảo giữa hai bên để đến sau năm 2010, xí nghiệp này sẽ có hình thức mới. Biên bản về việc này đã được Chủ tịch nước ta và Tổng thống Nga V. Putin ký.
    Trên thực tế, sản lượng mỏ Bạch Hổ đang đi xuống, mỗi năm giảm khoảng 1 triệu tấn. Tuy nhiên chiến lược cho xí nghiệp này đã có: phải tìm kiếm được mỏ khác, triển khai sang nước Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ. Chúng tôi đang đặt vấn đề với đối tác trong Việt Xô Petro tạo điều kiện lấy mỏ khác bên Nga làm sao để xí nghiệp tiếp tục hoạt động sau năm 2010. Với tinh thần đó, tôi nghĩ không nên lo xí nghiệp này đi xuống.

    Phải là một tập đoàn đa ngành

    - Thưa ông, chiến lược phát triển của Petro Việt Nam là sẽ trở thành tập đoàn đa ngành, mà mục tiêu là đến năm 2015 cơ cấu doanh thu sẽ là 50% từ dầu khí và 50% là từ dịch vụ. Ông có nghĩ điều này sẽ làm cùn đi mũi nhọn của Petro Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí?

    - Hiện tại đang có nhiều tranh cãi về việc tập đoàn nên đa ngành hay đơn ngành. Theo tôi, mô hình nào cũng cần căn cứ vào từng tập đoàn cụ thể. Đối với Petro Việt Nam, chúng tôi đã được Chính phủ phê duyệt là tập đoàn đa ngành, đa sở hữu và dựa trên kinh tế mũi nhọn là dầu khí.

    Chúng tôi đã xác định mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, du lịch, dịch vụ dầu khí, bất động sản, xây dựng,… Mảng dịch vụ chiếm khoảng 15% tổng doanh thu của Petro Việt Nam trong năm 2006 và dự kiến nâng lên 22% trong năm 2007. Đến năm 2015, cơ cấu này chắc chắn sẽ phải có tỷ lệ như anh nói. Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò dầu khí vốn là mảng trọng điểm của tập đoàn. Liên quan đến mô hình phát triển tập đoàn đa ngành, tôi muốn so sánh tập đoàn Petronas của Malaysia. Tập đoàn này ra đời cùng thời điểm với Petro Việt Nam, cùng có điều kiện như nhau và con người được đào tạo bài bản như nhau. Tuy vậy, doanh thu hàng năm của Petronas lên đến 36 tỷ, 46 tỷ và 52 tỷ USD lần lượt trong 3 năm gần đây. Trong khi đó, doanh thu của Petro Việt Nam là 12 tỷ USD trong năm 2006. Doanh thu khổng lồ này của Petronas được đóng góp với 50% từ ngành dịch vụ. Họ phát triển rất mạnh sang các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bất động sản,… Tóm lại, họ đã được làm những gì hiệu quả.

    - Nhân ông đề cập đến Petronas, xin hỏi ông, tập đoàn này đã vượt trội hẳn so với Petro Việt Nam, cho dù xuất phát điểm như nhau, cơ chế sở hữu như nhau. Là người đứng đầu Petro Việt Nam, ông cảm nhận điều này như thế nào, nhất là khi nhiều học giả Việt Nam gần đây đã lên tiếng chỉ trích?

    - Thú thật là tôi cũng cảm thấy xấu hổ.
    Hai tập đoàn có tiềm năng dầu khí như nhau, con người như nhau, nhưng tại sao họ lại phát triển như vậy? Rõ ràng là vấn đề cơ chế, cơ chế đã tạo ra sự phát triển của họ. Cơ chế gì ở đây [cho Petro Việt Nam]? Phải là cơ chế đặc thù và mang tính đột phá thì mới tăng tốc phát triển được.

    - Ông có thể ví dụ?

    - Ví dụ như cơ chế mua mỏ, hay cơ chế đầu tư ra nước ngoài như tôi đề cập ở trên. Hiện nay đang có nhiều nỗ lực để tháo gỡ. Dự thảo luật dầu khí (sửa đổi) đã xong và đang báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội. Tuy nhiên, theo tôi cần tháo gỡ ngay những rào cản mà không chờ luật được ban hành.
    Petro Việt Nam đặt kế hoạch doanh thu tăng từ 2,5-3 lần đến năm 2015 từ mức 200 ngàn tỷ đồng hiện nay. Chúng tôi đặt mục tiêu phát triển ngang tầm với các tập đoàn dấu khí trong khu vực. Để đạt được mục tiêu tham vọng này thì rõ ràng cần cơ chế đột phá.

    - Liệu kế hoạch thành lập Ngân hàng cổ phần dầu khí của Petro Việt Nam, ngân hàng mà Petro Việt Nam muốn nắm tới 41% vốn trong khi quy định chỉ là 20% được hiểu là cơ chế đột phá?

    - Thủ tướng đã quyết định thành lập ngân hàng này vào quý 4 này với cơ cấu như vậy.

    - Liệu có phương án cổ phần hóa Tập đoàn không?

    - Không, nhưng đó cũng là một câu hỏi. Những tài nguyên đất nước sẽ tách ra, không cổ phần, còn những gì không thuộc tiêu chí này (kể cả Tổng công ty Khai thác thăm dò dầu khí - coi như một nhà thầu dầu khí và được cổ phần hóa vì đã tách mỏ và tài nguyên ra), thì cổ phần hóa chỉ có tốt lên mà thôi.

    - Xin cảm ơn ông!
    Tư Giang (thực hiện)


    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    Thanked by 1 Member:

    #56 TRANDINHLONG

      Hội viên

    • Hội Viên TVLS
    • Pip
    • 159 Bài viết:
    • 127 thanks

    Gửi vào 05/05/2017 - 09:15

    Tứ trụ của Bác Thăng năm nay và năm sau rất xấu. Mong Bác vượt qua đại nạn.

    #57 Brian

      Kiền viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPip
    • 1199 Bài viết:
    • 818 thanks

    Gửi vào 05/05/2017 - 10:36

    Truyền thông đưa vấn đề xa hơn lĩnh vực dầu khí:
    Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm thế nào với một số dự án BOT giao thông?

    Cần làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng cũng như Bộ Giao thông vận tải trong phê duyệt đầu tư các dự án BOT giao thông có nhiều bất cập, sai phạm.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    #58 name

      Hội viên

    • Hội Viên TVLS
    • Pip
    • 146 Bài viết:
    • 132 thanks

    Gửi vào 05/05/2017 - 19:13

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ThanVuong, on 03/05/2017 - 18:23, said:

    Thực ra mọi so sánh đều khập khiễng!

    Có người hai vợ chồng lương tháng 3-4 củ. Người ta vẫn nuôi được con cái tử tế

    Có người lương 7-8 hay 9-10 triệu/tháng cũng thế...!

    Nhưng cũng có người lương 50-60 củ chưa chắc đã nuôi nổi vợ con!

    Các cụ có câu gì nhỷ?! "Lựa cơm gắp mắm" ?!

    Tôi chỉ muốn nói hãy nhìn bằng hai con mắt! Phải trái trước sau! Không lên nhìn một vài vấn đề tiêu cực rồi vội quy kết theo ý thức chủ quan!

    Những gì tồn tại được ắt phải có chân lý của nó!

    Như cái cốc thủy tinh dùng để uống nước vậy! Nhìn thấy nó sứt mẻ một chút mà vội quy kết rồi vứt đi thì đó phải chăng là phá hoại?! Trong khi thực tế nó vẫn dùng được!
    - Tử tế hay không thuộc phạm trù đạo đức, giàu nghèo đều có người ko tử tế.
    - Còn về vấn đề sống thì có nhiều hay có ít thì cũng phải sống, vấn đề là sống thế nào.
    - Và khi nói đến vấn đề này tôi nhận thấy người ta có 2 cách hiểu khác nhau:
    A/ một bên mói nói đến sự nâng cao chất lượng cuộc sống của những người cùng đẳng cấp bằng cách nâng cao năng lực quản lý, chính sách, điều hành xã hội(thường so sánh với những người cùng đẳng cấp trong những xã hội khác)
    Ví dụ: thu nhập của một người lao động bình thường ở 1 nước phát triển nào giúp họ ăn uống đầy đủ, hàng năm họ đủ tiền để du lịch, còn ở VN chỉ giúp họ ăn cơm có rau, dưa, đậu phụ và du lịch là điều ko thể.
    B/ một bên nói đến sự nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách phấn đấu vươn lên một đẳng cấp khác để có cuộc sống như họ hoặc là bằng cách tự từ bỏ ham muốn, chấp nhận mọi thứ.(thường so luôn trong cùng xã hội, và so người với người)

    Chung quy lại:
    -từ bỏ ham muốn nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân: là điều ko thể
    -nâng cao năng lực bản thân để vượt lên làm đẳng cấp khác: cái này khó thay đổi, thay đổi chính mình ko phải đơn giản và cũng tùy vận số, người giàu chắc chắn giỏi, nhưng người giỏi chưa chắc chắn giàu.
    -nâng cao năng lực quản lý, chính sách, điều hành xã hội: cái này có khả thi, tất nhiên là khi các nguồn lực được hợp nhất chứ không phải bị kìm hãm, người có năng lực được quyền tham ra chỉ đạo, người kém năng lực hơn biết thừa hành, vậy là chất lượng và tiêu chuẩn sống của tất cả cùng tăng nên.
    Như kiểu người lao động phổ thông mấy nước phát triển có đủ khả năng đi du lịch nước ngoài, tương đương với tiêu chuẩn mức khá giả hay giàu có của Việt Nam bây giờ vậy.

    Thế nên có ai bất bình với chế độ xã hội thì cũng là điều bình thường khi mà xã hội mình vẫn kém xã hội người khác, khi mà xã hội mình đã là đỉnh cao loài người rồi mà vẫn bất bình nữa thì chỉ có thể xem lại bản thân chính mình

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Sửa bởi DuongThanh: 05/05/2017 - 19:16


    Thanked by 2 Members:

    #59 vietnamconcrete

      Pro Member

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPip
    • 4363 Bài viết:
    • 5865 thanks

    Gửi vào 05/05/2017 - 23:02

    Phũ phàng quá:

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    Thanked by 2 Members:

    #60 H.T

      Hội viên

    • Hội Viên TVLS
    • Pip
    • 311 Bài viết:
    • 132 thanks
    • LocationTương lai

    Gửi vào 07/05/2017 - 10:16

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    DuongThanh, on 05/05/2017 - 19:13, said:


    - Tử tế hay không thuộc phạm trù đạo đức, giàu nghèo đều có người ko tử tế.
    - Còn về vấn đề sống thì có nhiều hay có ít thì cũng phải sống, vấn đề là sống thế nào.
    - Và khi nói đến vấn đề này tôi nhận thấy người ta có 2 cách hiểu khác nhau:
    A/ một bên mói nói đến sự nâng cao chất lượng cuộc sống của những người cùng đẳng cấp bằng cách nâng cao năng lực quản lý, chính sách, điều hành xã hội(thường so sánh với những người cùng đẳng cấp trong những xã hội khác)
    Ví dụ: thu nhập của một người lao động bình thường ở 1 nước phát triển nào giúp họ ăn uống đầy đủ, hàng năm họ đủ tiền để du lịch, còn ở VN chỉ giúp họ ăn cơm có rau, dưa, đậu phụ và du lịch là điều ko thể.
    B/ một bên nói đến sự nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách phấn đấu vươn lên một đẳng cấp khác để có cuộc sống như họ hoặc là bằng cách tự từ bỏ ham muốn, chấp nhận mọi thứ.(thường so luôn trong cùng xã hội, và so người với người)

    Chung quy lại:
    -từ bỏ ham muốn nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân: là điều ko thể
    -nâng cao năng lực bản thân để vượt lên làm đẳng cấp khác: cái này khó thay đổi, thay đổi chính mình ko phải đơn giản và cũng tùy vận số, người giàu chắc chắn giỏi, nhưng người giỏi chưa chắc chắn giàu.
    -nâng cao năng lực quản lý, chính sách, điều hành xã hội: cái này có khả thi, tất nhiên là khi các nguồn lực được hợp nhất chứ không phải bị kìm hãm, người có năng lực được quyền tham ra chỉ đạo, người kém năng lực hơn biết thừa hành, vậy là chất lượng và tiêu chuẩn sống của tất cả cùng tăng nên.
    Như kiểu người lao động phổ thông mấy nước phát triển có đủ khả năng đi du lịch nước ngoài, tương đương với tiêu chuẩn mức khá giả hay giàu có của Việt Nam bây giờ vậy.

    Thế nên có ai bất bình với chế độ xã hội thì cũng là điều bình thường khi mà xã hội mình vẫn kém xã hội người khác, khi mà xã hội mình đã là đỉnh cao loài người rồi mà vẫn bất bình nữa thì chỉ có thể xem lại bản thân chính mình

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Bác này nói chuẩn, chế độ chủ nghĩa xh gọi là chế độ ưu việt nhất mà bác.
    Thời sự vtv1 ngày 26/04 còn đưa tin người nông dân thu ngập 25 triệu/ 1 năm, gia đình 2 người vợ chồng thu nhập 50 triệu/ năm. Trong khi 2 đứa con ăn học, cho là học tiểu học cũng 1 tháng hết 2 triệu/ 2 đứa. Mà đó là thu nhập chưa trừ đủ thứ thế phải nộp, sản, tiền thuỷ lợi, bảo nông, tiền cây giống đầu tư, tiền thiếu nhi trừ đầu sào, tiền nhà văn hoá .... Miền Nam theo chế độ cộng hoà từ lâu nên sau giải phóng chế độ k bị ép buộc, thuế khoá cũng ít mới nghe, chứ mà ép như miền bắc tháo cống từ lâu.






    Similar Topics Collapse

      Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

    2 người đang đọc chủ đề này

    0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


    Liên kết nhanh

     Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
     Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
     Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
     Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
     Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

    Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |