Jump to content

Advertisements




Làm Gì Khi Đối Diện Với Ma


56 replies to this topic

#46 Covid19

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 81 Bài viết:
  • 142 thanks
  • Location唵 阿那隸 毗舍提

Gửi vào 27/03/2020 - 10:25

Trước chỗ em cũng có một con ma nữ, có lần nó đi cả vào phòng em. Đang từ phòng bếp đi ra thì em thấy có một bóng trắng loé lên cái chạy mất. cả một hôm em đi chơi buổi tối từ toà này qua toà kia, lúc đi dưới sân em cũng thấy có một bóng trắng nó phi như bay, chân nó không chạm đất nó phi từ toà em đang định đi vào phi qua toà khác.

Cả mọit hôm em đi đường em gặp đám ma, vì thanh niên nên hay tò mò nghịch ngợm nên em âm thầm gọi cái ng mới mất này xem có gì vui không. Thì tới tối hôm sau đang nằm trên giường nghch điện thoại em lji thấy có cái đầu từ phòng bếp ngó ra nhìn trộm em. Em quay ra nhìn thì không thấy gì, tưởng mình hoa mắt nhìn nhầm. xong một lúc tắt điện đi ngủ thì em lại tháy có bóng người đi từ trong bếp ra đừng ngoài góc cửa xa nhìn em. Em cũng giật mình nhưng ko sợ lắm, em quay ra nhìn chằm chằm cái bóng. cái bóng hình như nó cũng giật mình khi thấy em nhìn thấy họ, nó di chuyển di chuyển vị trí xem có đúng em nhìn thấy không thì em cũng vẫn thấy. mọt lúc sau thì họ rời đi.

Tới hôm sau thì người này lại tới nhưng kiểu họ trêu vui em thôi, họ trốn đâu ấy, dù em biết trong phòng mình hôm nay lại có ”người” nhưng em không thể tìm ra họ ở chỗ nào, ngó lên lóc tủ ngó xuống gậm bàn cũng ko thấy chắc họ không tạp trung nhìn vào mình nữa nên em không cảm ứng được vị trí của họ.

#47 Covid19

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 81 Bài viết:
  • 142 thanks
  • Location唵 阿那隸 毗舍提

Gửi vào 27/03/2020 - 10:37

Kinh nghiệm phân biệt ma với quỷ của em là như này.

Ma thì khi nó xuất hoện nhất là ma mất lâu năm ma chết trẻ..... thì khi họ xuất hiện là tự nhiên cả căn phòng trở lên lạnh lẽo âm trầm yên tinhz mộit cách lạ thường.

Còn quỷ thì bản chất của bọn quỷ là vong người chết nhưng họ nhiều tham sân dục vọng dục niệm nhiều họ tu mấy thứ tà pháp nên khi họ xuất hiện là từ người họ toả ra một trường năng lượng rất xấu, nếu mình yếu hơn họ thì sẽ thấy kinh khủng hoảng hốt nguy hiểm.

Quỷ thì cũng có 2 loại, loại quỷ tu tà pháp và loại quỷ thần như mấy bà chúa rừng chúa mường trong đạo mẫu hay vấy vị thành hoàng ở xã làng thờ. Mấy vị đó là thuộc dang quỷ thần được sắc phong. Qur tu tà pháp hay quỷ thần được sắc phong thì đều có điểm trung là nếu mình yếu hơn thì mình gặp họ sẽ có cảm giác rất bị áp bách, áp lực, nguy hiểm. Quỷ tà thì thâm sân si dục niệm rất nhiều, còn quỷ thần thì thuần trên năng lượng áp bách thui.

Trên là nói về quỷ hay quỷ thần, còn chư thần hay tiên thì lại hoàn toàn khác trường năng lượng họ toả ra không có một chút áp bách hay nguy hiểm nào mà chỉ đơn thuần là một truơbgf năng lượng thui, khi họ tới gần hoặc đôi khi họ cố tình toả ra cho mình biết thì nó như một luồng năng lượng lan toả bao trùm, có những vị rất to. Trường năng lượng của những vị này làm mình cảm giác như ở trong nước vậy, tràn đầy và bao trùm rất lớn. Tất nhiên là nếu họ cố tình âm thầm không cho mình biết thì họ tới mà mình không biết được.

#48 Covid19

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 81 Bài viết:
  • 142 thanks
  • Location唵 阿那隸 毗舍提

Gửi vào 27/03/2020 - 10:53

Ở làng xã VN thì làng nào cũng có đình làng thờ thành hoàng. có nhưng cái đình lâu năm rồi trông luọ xụp tiêu điều này nọ. nhưng mọi người chớ nên coi thường.

Đối với mấy vị thành hoàng mà khi xưa được vua chúa sắc phong, như làng quê em, tuy là một làng bt thôi, cũng chả có gì to hay nổi tiếng, cái đình làng cubxg vậy nhiều năm rồi cũng lụp xụp nhưng lúc tết em về em cũng vài đình chơi nghĩ thử xem trong này có thần không. Lúc vừa bước lên bậc thềm tam cấp thì ông thần hoàng đã “lộ diện” rồi. Thế nên mới thấy là ở VN đình làng rất nhiều nơi đều có thậm chí nhiều nơi lụp xụp xuống cấp nhưng chỉ cần đã được vua chúa khi xưa sắc phong thì trong đó đúng là có thần thật mọi người chớ nên coi khinh.

Còn về đền miếu ấy, nhiều khi là do dân tự phát trong đấy người hưởng đồ cúng của chúng sinh chưa hẳn đã là thần. đôi khi là ma mãnh nó tu linh tinh nó vô đấy hướng sái đồ chúng sinh.

Như ở que êm có cái miếu, trước miếu có cay gạo có hôm sét nó đánh ầm ẩm xuống miếu gẫy đôi cây gạo. Như bình thường không bao giờ sét nó lại đánh vào đền chùa miếu làm gì, chỉ có tu sai hay làm gì linh tinh thiên lôi mới bổ xuống như vậy thui.

#49 Covid19

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 81 Bài viết:
  • 142 thanks
  • Location唵 阿那隸 毗舍提

Gửi vào 27/03/2020 - 11:04

Đêm thì thường hay có âm sai đi tuần, địa phương nào thì có quỷ thần ở địa phương đó cai quản.

Nên các cụ hay có câu là mình làm gì tuy dối được người nhưng trời biết đất biết không dấu được. Nhà nào có chuyện gì chuyện gì tốt đẹp ra sao là họ biết hết.

Không biết ở phương tây như nào nhưng ở VN TQ thì cách thức hoạt động của họ gióng kiểu quan lại thời xưa ấy, quan ngồi trên dưới là hai hàng âm sai đứng trầu hai bên. Có thể nhìn vị quan ngồi trên rất nguy hiểm áp bách tướng mạo có thể kỳ dị nhưng muốn được làm quan cõi âm không phải ai cũng làm được. Thường là nhẽng nguòi đức độ, khi còn sống có công có đức với địa phương khi chết mới được sắc phong.

Thậm chí tuy nhìn bề ngoài họ có thể rất hung dữ nhưng thật ra họ rất hiền, tâm sân của họ rất ít. chẳng qua địa vị họ như vậy nên họ phải tỏ ra như vậy để răn đe những người phạm tội. đối với các vị trí như kiểu phán quan thì còn tâm sân là không ngồi lên được cái ghế cái địa vị đó, họ có thể rất hung dữ nhưng trong tâm họ rất tỉnh táo.

Với lại dưới cõi âm thì không chỉ mỗi nam mới được làm quan như ngày xưa, cả nữ quan cũng có. Có cả nữ quan thống lãnh âm binh cai quản địa phương.

Sửa bởi Namsuka: 27/03/2020 - 11:14


#50 nahtlee

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 274 Bài viết:
  • 185 thanks

Gửi vào 27/03/2020 - 13:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 05/07/2017 - 04:21, said:

Trong đoán điềm giải mộng có câu : dữ quỉ đấu giả chủ hung ,
Nếu là đánh nhau với quỉ chủ sắp có hung sự xảy đến
Tử nhán xuất quan chủ đắc tài
Mơ thấy người đã chết thì sắp có tiểu lộc
Mơ thấy mình đang ca hát là có chuyện buồn sắp xảy ra
Mơ thấy mình dẫn đám hát, đám cưới là sắp có chuyện buồn xảy ra với nhiều người
Thời gian mơ, lúc chập tối, nữa đêm gần sáng... thể hiện chuyến sắp đến gần đến hoặc sẽ đến theo thời gian tăng dần.

#51 xiuhac

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1450 Bài viết:
  • 975 thanks

Gửi vào 05/04/2020 - 15:53

hôm qua ngủ tầm lúc 18h thì bị bóng đè ( ngủ ở chỗ làm cũng là lần đầu tiên bị ở đây ), cảm giác lần này không còn sợ hãi nữa, cứ để cho nó ôm nó cười, xong đọc 2 câu nệm Phật là tỉnh dậy

Sửa bởi xiuhac: 05/04/2020 - 15:54


#52 Porsche

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1699 Bài viết:
  • 1058 thanks
  • LocationMặt Trời

Gửi vào 05/04/2020 - 18:55

Chả biết thấy ma thiệt ntn chớ hồi đó có lần mẹ hugo xứt kem mặt trắng toát đi ngang phòng hugo, đứng sau cửa kính cười 1 cái lúc đó hugo muốn xỉu nằm giãy đành đạch
Còn trong mơ thì hay gặp bà nội đã mất, bà nội vẫn nấu cơm cho ăn như hồi bà còn sống, cảnh vật lúc mơ thấy bà lúc nào cũng tươi sáng
Có 1 lần mơ thấy bị ma dắt, cảnh vật như thật tế, đang đi trong hẻm về nhà thì bỗng trời tối sầm lại, ai bị tụt huyết áp thì giống vậy đó,hugo có chuỗi hạt nên liền rút ra liền rồi tỉnh giấc


Thanked by 1 Member:

#53 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/04/2020 - 20:15

NHỮNG LINH HỒN LANG THANG
Những ngày chờ dịch qua đi, mình lại nhớ nhiều chuyện cũ. Rồi bỗng dưng bị thôi thúc phải viết kể lại những câu chuyện về những người ở thế giới bên kia mà mình từng gặp.
Phải nói trước đây mình vốn rất sợ ma, nỗi sợ theo mình từ khi còn nhỏ. Là do những ngày mưa bão, chị giúp việc hay kể cho mấy chị em nghe chuyện ma ở quê của chị. Thấy tụi mình tối lại túm tụm bắt chị giúp việc dẫn đi vệ sinh, má la, không cho chị kể chuyện ma cho tụi mình nghe nữa. Nhưng chờ má đi dạy, mình lại nằn nì chị Ni, chị Liễu, chị Lụa kể tiếp những câu chuyện ma hấp dẫn. Tuy sợ ma nhưng khi lớn lên, mình tin rằng con người chết là hết, hoá thành đất cát, tan vào thinh không. Đám giỗ chẳng qua là dịp để con cháu tề tựu sum họp và nhắc lại những kỷ niệm về người mất. Mình tin chắc như vậy nên thờ ơ với những dịp cúng kiến trong gia đình. Khi nghe ai nói về thế giới tâm linh, mình khinh khỉnh nghĩ bụng: thời này mà còn tin những chuyện hoang đường và mình nghĩ mình thật sáng suốt khi chỉ tin vào khoa học.
Nhưng càng lớn tuổi với những trải nghiệm về tâm linh đưa đẩy đến với mình thì mình hiểu ra cái sự biết của mình về cái vô cùng của vũ trụ chỉ là cái biết của con ếch ngồi đáy giếng thấy trời bằng vung. Đó là mình chỉ nói về bản thân mình thôi.
Sợ ma nhưng không tin thế giới tâm linh, thật mâu thuẫn. Cú gặp ma đầu tiên của mình là khi nuôi con tại bệnh viện vào năm 1993. Nhưng thôi chuyện đó mình sẽ kể lại sau. Còn bây giờ mình sẽ kể những lần gặp ma khi đi công tác.
MA ĐẢO LÝ SƠN
Đó là những năm đầu của thể kỷ 21, thế kỷ mà khoa học hiện đại ngày càng có những phát minh tân tiến. Nhưng với đảo Lý Sơn thì thời đó vẫn chưa có điện thường xuyên. Mỗi ngày trên đảo chỉ có vài tiếng có điện nhờ chạy máy nổ và thường là giờ làm việc hành chính. Ban đêm điện chỉ có đến 11h và sau đó cả đảo chìm vào đêm đen tối mịt, lặng như tờ.
Năm 2002, mình công tác ra đảo. Đi cùng với mình chỉ có cậu quay phim. Còn lái xe ở lại trong đất liền chờ. Hồi đó đảo còn ít dân, nhà cửa thưa thớt, chỉ có chỗ bến cảng là còn nhộn nhịp chứ vào sâu phía trong, không gian lặng lẽ lắm.
Sau một ngày làm việc, bên ủy ban huyện dẫn hai chị em đến nhà công vụ nghỉ. Khu nhà công vụ vốn dành cho cán bộ công chức ra đất liền làm việc ở lại qua đêm. Vì vậy, nó không nằm trong khu dân cư. Khu nhà hai tầng, phía trước là rẫy bắp cao khoảng hơn đầu người, còn lại chung quanh là trống trơn.
Cậu quay phim Nguyễn Văn Phát ngủ ở căn đầu hồi, đến một nhà vệ sinh, rồi đến cầu thang đi lên tầng 2 và kế đến là căn phòng mình ngủ.
Bước vào phòng, thấy ngán rồi. Phòng rộng thênh với khoảng 10 cái giường gỗ cá nhân. Mình cẩn thận chọn cái giường xa các cửa sổ nhất và đặt ba lô lên giường bên cạnh. Sau đó đi tắm.
Leo lên giường, mình nhắm mắt và cứ nhẩm: “ngủ đi, ngủ đi” kiểu như tự kỷ ám thị. Vì mình biết nếu lát nữa, khoảng 11h đêm cúp điện sẽ càng khó ngủ. Trằn trọc riết đến khi cúp điện vẫn chưa ngủ được.
Khoảng nửa tiếng sau, mình thiu thiu thì có cảm giác một bàn tay ai đó sờ lên cánh tay trái của mình. Theo phản xạ của một bà mẹ đang có con nhỏ thường hay rất tỉnh dù đang ngủ mê (lúc đó đứa thứ hai của mình mới 18 tháng), mình xoay qua trái lấy tay vỗ vỗ vào mông con như mình hay làm lúc cháu cựa mình trong giấc ngủ.
Bỗng nhiên mình giật mình khi nhận ra tay mình đang vỗ vào khoảng không. Mình chợt nhớ ra: Ô mình đang đi công tác chứ đâu phải ở nhà. Rồi mình từ từ hé ti hí mắt chừng chừng nhìn ra ngoài mùng: một bóng đen đứng sát mùng. Mình cố há miệng thật to để kêu cứu cậu quay phim đang ngủ ở căn phòng đầu hồi nhưng lạ là không la lên được, tiếng kêu cứu cứ như bị chẹn ngang cổ họng. Nói thật lúc đó mình muốn khóc mà cũng không khóc được. Người cứng đờ ra, cố quờ quạng tay chân mà không quờ quạng nổi. Chân thì như mềm nhũn ra không còn cảm giác gì hết. Rồi mình thấy bóng đen dần cao lên rất nhanh và nó uốn cong mình vắt ngang đỉnh mùng. Lúc đó thì người mình như bị tê liệt hoàn toàn, chỉ có cái đầu là còn suy nghĩ được. Mình nhắm tịt mắt lại phó thác mọi sự cho …ma. Lúc đó cảm giác muốn khóc lắm mà không khóc được. Vậy là mình nhắm nghiền mắt, trân mình chịu đựng và thức luôn tới sáng.
Nghĩ đến còn một đêm nữa phải ngủ lại đảo lạnh cả người. Thời đó, mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu gỗ ra đảo hoặc vào đất liền lúc 8h sáng chứ không phải dập dìu tàu siêu tốc, ca nô như bây giờ. Sáng đó làm việc mà như mất hồn. Mấy lần định bụng kể cho cậu quay phim nghe nhưng nghĩ cậu sẽ không tin mà cho rằng mình nhát gan, thần hồn nát thần tính.
Ai dè trong bữa cơm trưa hôm đó, cậu quay phim hỏi anh chủ tịch huyện: “Chỗ nhà em ngủ hồi đêm hình như có chi anh hả”. Mình vừa nghe xong là nhìn sững cậu quay phiim. Anh kia cười cười hỏi lại: “Có chi đâu, bình thường mà em”. “Vậy mà hồi tối em bị xô té xuống đất, em trèo lên thiu thiu ngủ là bị xô té lại”.
Mình hồn vía lên mây kể luôn cho cậu quay phim và anh đó nghe rồi hỏi: “Anh ơi, tối nay anh tìm nhà dân cho em ngủ nhờ chứ ngủ ở đó chắc em chết quá”. Vậy là ảnh dẫn đến nhà một cậu nhân viên nói cậu đó cho mình ngủ nhờ một đêm. Còn cậu quay phim tối hôm đó rủ một nhân viên khác của huyện đến ngủ chung. Cậu nhân viên đó mới cưới vợ có ba ngày mới ác chớ, nỡ chia uyên rẽ thúy con người ta vậy đó. Bây giờ cậu nhân viên văn phòng đã là lãnh đạo huyện.
Sáng hôm sau mình hỏi ngủ lại có bị gì không, cậu quay phim nói: “Dù có thằng N. ngủ lại nhưng em vẫn làm luôn chai rượu say như chết, kệ cho nó làm gì làm chớ em đâu có biết chi nữa”.
Sau chuyến đi đó, mình sợ đến mức phải ba năm sau mình mới quay lại đảo làm việc. Chuyến đi sau, trong bữa cơm tối, cậu chánh văn phòng huyện kể cho tụi mình nghe chuyện ma thời xưa trên đảo do cha của cậu, một ngư dân dày dạn sóng gió kể lại.
Khi ra về, mình ngồi sau xe cậu quay phim tên Thịnh mà cứ lầm bầm: Chị sợ quá Thịnh ơi. Thịnh cười: Chị hay sợ ma mà cứ ưa nghe kể chuyện ma chi khổ rứa không biết. Đêm đó, mình sợ đến mức mất ngủ. Mười hai giờ đêm, nghe điện thoại reo, giật bắn mình. Mình hồi hộp cầm điện thoại lên, thì ra là Thịnh. Thịnh nói: Em gọi thử coi chị còn sống không chớ hồi nãy em thấy chị sợ quá, em sợ chị vỡ tim. (Đúng là thằng khỉ, nó nói làm mình càng sợ thêm). May là tối đó yên ổn. Có lẽ con ma năm trước thấy tội nghiệp mình nên không trêu ghẹo nữa.
Bây giờ dương thịnh nên chắc âm suy. Trên đảo lúc nào cũng đông nghịt khách du lịch. Khách sạn, quán xá, nhà hàng… mọc lên như nấm. Có lẽ mấy con ma cũng buồn tình rủ nhau đi kiếm chỗ khác sống vì Lý Sơn bây giờ ồn ào náo nhiệt quá.
MA TIÊN PHƯỚC
Mùa mưa lũ năm 2010. Cả nhóm 3 chị em đi công tác Quảng Ngãi. Đi nửa đường, sếp điện thoại bảo lên gấp Bắc Trà My vì đang có lũ lớn tràn về. Làm gấp tin bài gửi về.
Lên đến nơi, nước lũ cuồn cuộn thấy khiếp. Sau khi quay hình, dựng phim, viết bài gửi về xong, nhóm tìm cách chạy về tp Tam Kỳ ngả lưng sau một ngày mệt nhoài.
Cậu lái xe trẻ tên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dạn tay lái chạy qua được nhiều đoạn nước xoáy từ Bắc Trà My về đến Tiên Phước. Ngồi trên xe mình cũng thấy hồi hộp, căng mắt nhìn mỗi khi Ý nhấn ga chạy qua các đoạn đường mà nước cứ cuồn cuộn, gầm gừ.
Về đến được Tiên Phước, ba đứa thở phào nhẹ nhõm. Vậy là coi như đã về đến được Tam Kỳ. Ai dè đến thị trấn Tiên Phước, không có cách nào thoát ra được. Nước đã dâng lên cao ngay cửa ngõ ra khỏi thị trấn. Công an chặn đường không cho xe chạy qua. Đúng là không có kinh nghiệm, trong khi mọi xe khác tỏa ra đi tìm nhà trọ, xe của mình cứ đứng chờ nước rút.
Sau này nghe dân địa phương nói mới biết người có kinh nghiệm thấy tình hình như vậy là lo đi tìm chỗ trọ ngủ ngay chứ không là không còn chỗ. Bọn mình cũng y tình cảnh như vậy. Chờ hoài không được, đi tìm nhà trọ thì đã hết chỗ. Quần áo cả bọn ươt mem vì cả ngày dầm người trong mưa, bây giờ chẳng lẽ ngủ ngoài xe.
Nhớ đến số điện thoại một người quen, gọi cho anh hỏi xin chỗ ngủ qua đêm. May quá, cơ quan anh có nhà khách và còn được hai phòng chưa có người. Chạy đến đó bỏ hành lý, đi kiếm gì ăn tối. Vừa đi xuống cầu thang, thấy một cô gái hớt hơ, hớt hải chạy lên hỏi anh quản lý nhà khách còn chỗ ngủ không? Thì ra cô ta là nhân viên của cơ quan này, do bị kẹt lũ, không về nhà được nên chạy ngược trở lại cơ quan tìm chỗ ngủ. Mình thấy vậy mừng quá rủ Minh (tên cô ấy) lên ngủ chung với mình cho vui. Mà thật ra cũng chỉ còn hai phòng, cậu lái xe và cậu quay phim ở một phòng. Còn mình ở một phòng.
Mình lên ngược lại tầng 2 để mở cửa cho Minh. Đến trước cửa phòng mà mình để ba lô, tự dưng Minh ngần ngừ rồi nói: “Chuyển phòng đi chị?” . Mình vốn lười xách ba lô đi qua phòng khác và cũng ngại phiền hai cậu kia nên nói: “Thôi, ngủ phòng này cũng được em a”. Minh cứ khăng khăng: “Không, ngủ phòng kia đi chị, nói hai anh đó xách ba lô qua phòng này đi”. Đến lúc đó cậu lái xe mới dọ hỏi đầy vẻ nghi ngại: “Ủa sao phải đổi phòng vậy chị?”. Minh nói là không có chi cả, chỉ do cái phòng này (tức là cái phòng mình đang để ba lô) hôi mốc quá, phụ nữ ở đây khó ngủ. Vậy là phải xách ba lô đổi phòng.
Tối đó, mình mệt rũ người nhưng cũng chưa ngủ ngay được vì đang mặc nguyên bộ đồ ẩm ướt từ khi đi làm lụt. Minh nói chị cứ ngủ trước đi, em xuống phòng làm việc vào internet một tí rồi em về ngủ sau. Đến 11h30, Minh về thấy mình chưa ngủ lại bảo mình quay đầu ra đường đi chứ đừng quay đầu vô tường. Mình hỏi tại sao, Minh nói cho dễ ngủ. Mình mệt quá nên cũng mặc, vậy là ngủ li bì đến sáng.
Sáng đến, ra xe, thấy mặt cậu lái xe bơ phờ, mình hỏi “Con ngủ không được à?”. Cậu lè lưỡi: “Cô ơi, hồi tối con bị quậy quá trời” . Sau đó lên xe đi Ý mới kể cho mình nghe, khi hai anh em (Ý và cậu quay phim tên Thịnh) vừa lên giường một lát thì đèn chớp tắt y như trong vũ trường. Thịnh lò dò dậy thử lại công tắc nhưng vẫn vậy nên mặc kệ và đi ngủ. Ý nằm giường ngoài, gần bộ salon gỗ. Nửa đêm, có người cầm chặt tay Ý. Ý mở choàng mắt ra thì thấy có một bóng đen ngồi ngay trên ghế gần giường và nắm tay Ý . Ý la lên, Thịnh chạy đến thì thấy không có gì. Vậy là Ý thức luôn đến sáng.
Nghe Ý kể xong, mình hoảng quá, gọi điện cho M. hỏi: Minh ơi, cái phòng mà hồi tối em kg chịu ngủ đó có vấn đề phải không? Minh hỏi lại: Có chuyện chi hả chị? Mình kể lại câu chuyện cậu lái xe . Minh cười khanh khách: Có lẽ họ thấy cậu lái xe bên chị đẹp trai quá nên ghẹo chơi vậy mà. Mình mới nói: “May quá, hồi tối có em ngủ lại, em biết đòi đổi phòng, chứ nếu đêm qua mà chị ngủ ngay đó, chắc chị chết quá”. Minh cười phá lên: “Phòng mình cũng có chị à nhưng đỡ hơn. Còn phòng mấy anh đó ngủ thì ai ngủ lại cũng bị chọc hết”.
Sau đó Minh cho mình biết hồi chiến tranh, cái đồi mà bây giờ cơ quan của Minh tọa lạc ở đó đã từng xảy ra trận đánh ác liệt giữa hai bên. Và đã có rất nhiều người chết ở đó. Về nhà kể cho một cô bạn đồng nghiệp nghe. Cổ nói ui trời, chỗ đó em cũng bị rồi đó chị. Khuya đó em đang ngủ tự nhiên giật mình mở mắt ra thấy một ông lính Mỹ đen đội nón sắt đứng nhìn em. Em hoảng quá nhắm tịt mắt lại. Từ đó đến giờ, em không dám ngủ lại ở đó nữa.
Vậy là từ đó đến giờ, mỗi lần đi công tác ở địa phương này, Ý cứ hỏi mình là có ngủ lại Tiên Phước không hả cô? Mình chọc: “Ừ, tối nay ngủ lại để mai còn làm việc tiếp chứ”. Nói vậy chứ Ý cũng biết mình đùa vì chắc chắn mình sẽ không bao giờ dám ngủ lại đó. Chỉ có điều nghĩ lại thấy thương, những người đã khuất chắc rất muốn trở về nhà nhưng người thân của họ biết tìm họ ở đâu?
LINH HỒN BƠ VƠ
Với câu chuyện mình sắp kể dưới đây thì hơi đặc biệt vì không thể tin nổi. Đó là có những vong linh cũng biết tận dụng công nghệ thời nay để nhờ giúp đỡ, dù khi họ mất, những thứ như Internet, Yahoo, FB chưa ra đời.
Và em cũng xin phép và xin lỗi anh, người liên quan đến câu chuyện này cho em được phép kể lại câu chuyện riêng tư, một câu chuyện buồn của gia đình anh. Bởi vì đây quả là một câu chuyện đáng nhớ đối với em. Và em cũng mong nếu ai đó có người thân vượt biên bị mất tích thì nên tiến hành một nghi lễ tôn giáo dành riêng cho người mất để họ được an vui.
Có một ngày, một người lạ, không có bạn chung, đang sống ở nước ngoài gửi lời mời kết bạn. Mình vốn ngại những người mà mình mù mờ thông tin nên bỏ qua. Không để ý mãi cho đến khi anh nhắn tin nhờ mình chuyển số tiển anh sẽ gửi về giúp cho những hoàn cảnh khó khăn mà mình biết. Nghĩ anh có ý tốt nên mình nhấn “Accept”.
Vậy rồi có một lần mình bình luận trên stt của một đồng nghiệp về Rằm Tháng Bảy. Anh nhắn tin hỏi mình ý nghĩa của bình luận đó. Mình giải thích. Anh lại hỏi tiếp: Nói như cô Lâm Nguyễn thì tôi có một người em vượt biên mất tích đã lâu vậy đến nay cũng chưa được siêu thoát sao? Mình khẳng định là chưa.
Tối hôm sau chuẩn bị viết và dựng luôn trên laptop cái phóng sự ngắn để mai phát sóng, anh lại vào messenger hỏi tiếp. Anh gửi mình xem hình người em trai của anh. Nhìn hình ảnh người thanh niên với gương mặt hiền hậu, sáng láng, thông minh, tự dưng lòng mình trào lên một mối thương cảm. Lúc đó mình nghĩ trong đầu: Tôi cầu mong cho anh được siêu thoát.
Anh bạn lại tiếp tục hỏi, mình lại tiếp tục trả lời. Bỗng nhiên mình giật mình: phóng sự thì ngày mai phải có, đêm thì đã khuya, mà sao mình lại ra sức giải thích những chuyện tâm linh với một người đàn ông lạ hoắc, hoàn toàn không tin những gì mình nói. Điều này không bình thường, không đúng với bản tính của mình vốn dè dặt trong giao tiếp với người lạ. Mình gõ nhanh: “Tôi nghĩ là em trai của anh đã biết toàn bộ nội dung cuộc nói chuyện của chúng ta và em của anh chính là người xui khiến ra cuộc gặp gỡ này”. Dĩ nhiên là anh bạn sau đó thả cả chục icon mặt cười và nhắn: Trời, cô Lâm Nguyễn mê tín ghê há.
Vậy mà một tuần sau, anh đã có mặt tại Việt Nam sau khi thu xếp tạm ổn công việc làm ăn ở nơi anh đang sống.
Tại Việt Nam, em trai anh đã về. Người mất đã kể lại hành trình vượt biên đầy trở ngại, rủi ro y như những gì mà người sống sót duy nhất trong chuyến vượt biên đó đã trở về kể lại. Sau khi kể, anh vượt biên nói: Em nhớ mẹ lắm. Em về đứng trước nhà nhìn vào nhưng nhà mình không còn ai. (Cả nhà anh đã định cư ở nước ngoài). Khi nghe anh ấy thốt lên câu đó thì nước mắt mình dàn giụa.
Rồi người vượt biên quay qua phía mình nói: Tôi cảm ơn chị. Mình trả lời: Không có chi đâu anh à. Giúp được ai cái gì thì tôi giúp. Nhưng khi anh ấy nói câu tiếp theo dù mình đã lường trước sự việc nhưng cũng khá bàng hoàng. Anh ấy miệng thì nói với anh trai và tay thì làm động tác gõ chữ trên điện thoại: “Chính em xui khiến anh và chị nói chuyện với nhau như vậy nè”. Lúc đó, những người có mặt chứng kiến đều ồ lên kinh ngạc. Rồi anh ấy lại quay qua mình: “Chị họ Nguyễn làm dâu họ Lâm phải không?”. Quả thật lúc đó mình khá sửng sốt nên không nói gì. Bởi ngay cả anh trai của anh cũng không biết rõ điều đó mà cứ nghĩ mình tên Lâm nên cứ một điều, hai điều là cô Lâm.
Từ đó đến giờ, cứ đến Rằm Tháng Bảy, mình đều cầu nguyện cho anh, người vượt biên mất tích năm 1985 dần dần nhẹ nhàng siêu thoát. Đến giờ mình vẫn cứ thắc mắc sao trong số hàng triệu người dùng FB ở Việt Nam, linh hồn anh (tuy mất ở vùng biển phía Nam) nhưng lang thang nơi nào mà lại biết mình để xui khiến anh trai của anh ấy gặp mình rồi dẫn dắt dần mọi việc.
Chuyện cách đây đã 5 năm. Và giờ thì mình tin anh ấy đã siêu thoát. Nhưng còn bao nhiêu người như anh có cơ duyên đưa đẩy để linh hồn không còn đau khổ vất vưởng, lạnh lẽo trong sóng nước.
Mình còn nhiều trải nghiệm khác mà chưa có dịp kể hết. Chỉ biết rằng hiểu và biết về thế giới tâm linh để cố gắng sống tử tế, đàng hoàng hơn. Bởi không có việc gì khuất tất của con người mà không có ai biết. Nhiều khi cứ tưởng ây dà việc làm này chỉ có mình mình biết. Nhưng thật ra, khi bạn làm bất cứ việc gì dù tốt hay xấu, đều có những đôi mắt dõi theo bạn.
Lý Sơn, Tiên Phước bây giờ trở thành thị tứ náo nhiệt nên mình nghĩ không còn chỗ nương linh hồn của những người đã khuất. Không biết họ về đâu.
Lâm Nguyễn

Thanked by 2 Members:

#54 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/04/2020 - 20:34

MA BỆNH VIỆN
Như đã nói hồi xưa mình ngạo mạn lắm, không tin ba cái chuyện tâm linh mà mình hay cho là tầm phào nhưng may mắn là có đức tin vào đạo Phật chứ không đến nỗi vô thần, báng bổ Thần Thánh. Không biết có phải vậy không mà mình nuôi con cực nhọc lắm vì cứ đi bệnh viện suốt. Con bé đầu được bốn tháng, bắt đầu bồng ra đường cho đi chơi. Mấy bà già trong xóm bảo cầm theo chiếc đũa và bôi lọ nghẹ trên trán cho em bé. Mình cười cười dạ dạ nhưng nghĩ trong đầu: Tây nó có kiêng cử như mình đâu mà con nó khoẻ ru vậy. Kết quả là mới chở đi vòng vòng vài cây số thì bốn ngày sau nhập viện. Nhưng lần đó mình lại không bị gì. Cho đến lần sau.
Năm 1993, mình nuôi con ở Khoa Nhi, bệnh viện Đà Nẵng. Con sốt cả tuần mà làm đủ mọi xét nghiệm, chụp X quang nhưng bác sĩ vẫn không tìm ra bệnh. Đến một hôm, cả phòng con mình nằm, các bé xuất viện về gần hết, chỉ còn con mình và giường bên kia là một bé trai. Ba bé về quê ở tận Duy Xuyên để chạy tiền tiếp tục chữa bệnh cho con, trông nom bé là chị gái khoảng 12, 13 tuổi.
Tối bồng con đi lại quanh phòng dỗ cho nó ngủ thì có bà bác nuôi cháu ở phòng bên cạnh chạy qua nhìn quanh rồi nói: “Tối nay rằm sao phòng này không thấy ai thắp hương gì hết”. Mình cười cười không nói vì hồi đó còn trẻ quá mà, đâu có rành và cũng không có tin ba cái vụ này.
Tối đó đang ngủ say thì nghe tiếng gì kiểu như tiếng xẻng kéo lê dưới lòng đường. Khoa Nhi hồi đó nằm gần đường nên mọi tiếng động trong đêm vang lên rất rõ. Mình mở mắt nhìn đồng hồ treo tường thì thấy mới 2h sáng, nghĩ bụng: “Sao mấy cô chú công nhân vệ sinh làm sớm vậy ta?”. Xong nhắm mắt ngủ tiếp. Vừa mới thiu thiu lại thì thấy có ai giật giật phía đuôi cái mền mỏng đắp ngang người hai mẹ con. Cái mền bị giật cứ vướng vào mấy ngón chân.. Tưởng con nằm tụt xuống phía dưới mình nhổm dậy nhìn. Thấy con vẫn nằm ngay bên cạnh nên nằm xuống tiếp. Cái mền càng bị giật dữ dội làm mình tỉnh ngủ hẳn. Lại ngồi dậy nhìn chung quanh, không thấy ai.
Lúc đó là hoảng quá rồi, mình nằm xuống và trùm mền kín mặt. Một lát là hai bên tai nghe tiếng cả bầy con nít chí chóe cãi nhau. Mình sợ quá định la lên cầu cứu con bé trông em giường bên cạnh nhưng lạ là lúc đó miệng mở không ra tiếng, tay chân cứng ngắt không cục cựa được. Mình sợ điếng người và nhớ mấy người lớn hay nói gặp ma thì niệm Phật. Vậy là cứ “Nam Mô A Di Đà Phật” trong đầu liên tục. Khoảng 10 phút sau thì tiếng cãi nhau im bặt. Đến bây giờ mình vẫn còn nhớ cái âm thanh líu ríu, âm điệu hơi cao kiểu tiếng trẻ con lúc đó.
Sáng hôm sau lòng dạ không yên. Con vẫn chưa được tìm ra bệnh chứ nếu không mình xin về ngoại trú, ban ngày bồng lên bệnh viện, đêm về nhà ngủ. Đang rầu thúi ruột nhìn sang giường con bé bên kia, thấy bé chị chăm em đang khóc. Mình an ủi: “Ba em về quê lấy tiền rồi ra liền mà, đừng có lo”. Ai dè bé nói: “Không phải chị ơi, hồi tối em bị dọa”. “Hả, ai dọa”. Em thấy có người đàn bà mặc áo đen đuổi em xuống đất nằm, để giường cho con bả ngủ”. Nghe đến đó thì hồn vía mình lên mây.
Mình chạy lên phòng trực gặp bác sĩ trực khám ngày hôm đó, xin bác sĩ cho mẹ con mình ban đêm được về nhà ngủ. Bác sĩ Như Minh khoa Nhi hồi đó ai cũng biết là người nổi tiếng nghiêm khắc. Bác sĩ nói như quát: “Tôi nói cho chị biết là con chị đến bây giờ vẫn chưa tìm ra bệnh đó. Chị cứ ôm con về tùy chị. Các chị con đau mà không chịu khó, chịu khổ”. Mình bị mắng oan, phần nghĩ đến đêm nay mà ở lại bệnh viện chắc mình thức trắng đêm vì sợ rồi lấy sức đâu lo cho con. Con sốt cả tuần rồi, chồng lại đi làm xa. Nhà ngoại lên giúp ban ngày chứ ban đêm ở lại cũng không làm gì, không đáng nhọc công.
Nghĩ đến đó, mình tủi thân òa khóc tức tưởi. Cô y tá tên Vân đã lớn tuổi lay vai mình: “Sao con khóc, có chi nói cô nghe. Rồi con của con cũng lành bệnh thôi mà”. Lúc đó mình mới kể cho cô Vân và cô Chi y tá nghe câu chuyện đêm qua. Nghe xong, hai cô nhìn nhau nói: “Lạ, mình ở đây trông thấy thử sao mà không thấy, còn người nhà thì cứ bị hoài”. Xong cô Vân quay qua nói với mình: “Thôi tối nay con ôm em vào ngủ chung với mấy cô”. Hồi đó mấy cô trực đêm cũng cực lắm, trải chiếu dưới đất ngủ. Con mình thì còn đái dầm nên ngại phiền mấy cô, mình vừa nấc vừa lắc đầu. Mình định nhờ bà ngoại cháu lên ngủ nhưng cái giường nhỏ xíu làm sao đủ chỗ cho ba người.
May mắn sao sáng hôm đó, các bác sĩ đã tìm ra bệnh của cháu là sốt thương hàn. Và cũng ngày hôm đó, tự nhiên cháu hết sốt. Bác sĩ cho xuất viện luôn. Mình mừng hết lớn. Đó là lần gặp ma đầu tiên trong đời mình.
Đến khi sinh cháu thứ hai, mẹ nằm một phòng, con một phòng. Năm đó, (1999), trời lạnh chưa từng thấy và đó cũng là năm mà cái lụt lớn làm tan hoang cả miền Trung đến mức bà con mình ở nước ngoài coi ti vi, hoảng quá phải gọi điện thoại về ngay.
Trời lạnh căm làm mình khó ngủ, cứ trằn trọc đến khuya. Phần nghe tiếng trẻ con hò reo dưới đường vọng lên qua lớp cửa kính càng làm mình khó ngủ. Sáng hôm sau nói với má, má ở lại bệnh viện với mình: “Trời này mà sao cha mẹ nào lại cho con ra đường chơi, vừa mưa gió, vừa lạnh, ẩu quá”. Má nhìn mình ngạc nhiên hỏi: “Ủa sao con biết”. “Thì con nghe tụi nó hét ầm ĩ ngoài đường đó, hình như tụi nó chơi đá banh hay sao mà nghe ầm ầm”. Má mới nói: “Ủa, má thức cả đêm có nghe chi đâu. Mà trời ni ai dám cho con ra đường. Mưa gió khuya khoắt, ngoài đường vắng tanh mà con”.
Lạ thiệt, mình nghe tiếng la hét đùa giỡn với nhau rõ mồn một mà.
Lâm Nguyễn

Thanked by 2 Members:

#55 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/05/2021 - 20:16

MA VÀ LUẬT HẤP DẪN


Mình vốn có cảm giác khá nhạy ở những nơi không “êm ả” cho lắm. Năm 2003, mình đi Nam Giang (từ huyện Giằng cũ tách ra). Tối ngủ nhà trọ gần chợ Thạnh Mỹ. Phòng trọ của mình chỉ kê lọt một chiếc giường và một cái ghế. Tối cúp điện nên khá nóng. Vậy mà mình ngủ mê mệt. Đêm đó nằm mơ thấy có một đoàn người bị trói tay xâu chùm với nhau đứng dưới suối. Lạ là tất cả họ đều mặc áo quần kiểu người Kinh chứ không phải người Cơ Tu ở đây, và mình thấy họ khóc lóc ai oán lắm. Ngủ dậy mình cứ thấy là lạ về giấc mơ kỳ quái đó.

Chiều hôm sau cả nhóm mình ngồi ăn cơm với mấy anh ở đội chiếu bóng lưu động. Rồi một anh kể lại vụ người dân tộc ở địa phương giết mười mấy người Kinh để trả thù vụ một nhóm người Kinh đi tìm vàng đã giết người dân của họ. Vụ này xảy ra ở thập kỷ 80 đã từng gây xôn xao dư luận thời đó. Mình hỏi anh cuộc thảm sát đó diễn ra ở đâu thì anh nói cách chỗ mấy anh em ngồi ăn cơm vài trăm mét. Mình lạnh cả sống lưng.

Một lần đi công tác và ngủ ở khách sạn tại một điểm du lịch nổi tiếng năm 2013. Mình trằn trọc hoài không ngủ được. Dù bật đèn cả đêm nhưng cứ nhắm mắt lại là có cảm giác có người đi qua lại, có lúc cảm giác họ đang ngồi trên ghế đối diện giường nhìn mình. Vậy là thức tới sáng. Rồi mấy tuần sau gặp được bà chị họ làm ở khách sạn này, hỏi chị về khách sạn. Chị nói khu đất khách sạn trước đây là nhà tù. Có nhiều người đã từng gặp nhưng “họ” lành lắm, không trêu, không doạ ai.

Rồi có lần đi công tác Quảng Ngãi. Nửa đêm nghe tiếng phòng tầng trên ai cứ kéo bàn ghế với tiếng ồn ngay trên đầu khiến mình không ngủ được. Sáng hôm sau mình than phiền với nhân viên lễ tân, cậu ấy tròn mắt nhìn mình: “Ủa tầng trên là phòng dành cho hội nghị, lễ lạt chứ đâu có ai ở chị à”. Ờ hiểu luôn, im lặng chứ biết nói sao.

Còn lần này cũng khá kinh dị nè, nhưng không phải thấy ma mà là tiếng hét nửa đêm của cô bé thực tập. Đêm đó từ Quy Nhơn về Hoài Nhơn (Bình Định) đã khá trễ, cậu lái xe chọn khách sạn tương đối bề thế so với các khách sạn ở đây. Ai dè tới nơi thì khu nhà mới hết phòng. Nhân viên khách sạn dẫn tụi mình đi vòng vèo qua dãy hành lang tối om, sâu hun hút không có bóng đèn điện để đến một căn phòng nằm cuối dãy của khu nhà cũ.

Lần đầu tiên đi công tác mà được ngủ chung với hai cô gái, một là MC dẫn chương trình, hai là cô bé sinh viên thực tập, mình thấy mừng quá chừng. Ai dè ... Nửa đêm đang ngủ say thì nghe có tiếng hét thất thanh kéo dài. Mình ngồi bật dậy tưởng có ai đang bị hành hung ngoài hành lang. Nhìn qua thấy cô bé MC cũng ngồi bật dậy, vẻ mặt hốt hoảng nhìn mình. Lúc đó hai cô cháu kịp nhận ra tiếng hét rùng rợn ấy là từ cô bé thực tập. Cô bé vẫn nằm, hai tay bịt kín mặt và la hét. Do hai đứa ngủ cùng giường nên mình nói cô MC kêu bé kia dậy. Cô kia ngồi dậy mở mắt ra thì nét mặt vẫn còn đầy vẻ hoảng sợ. Mình hỏi: “Chuyện chi rứa con. Con thấy chi hả”. Cô bé cứ sửng sửng không trả lời rồi nằm xuống, bỏ mặc mình và cô bé MC đang hoang mang tột độ. Sáng hôm sau hỏi bé thực tập chuyện đêm qua, cô bé nhất định không trả lời. May là hôm đó mình cuốn gói về vì đã xong việc.

Có hai nơi mà mình cảm thấy lo lắng nhất khi đi công tác. Một lần ở huyện Phú Vang, Huế. Người dân ở đây có tập quán xây lăng mộ trong khu dân cư, có nơi trong khuôn viên vườn nhà hoặc sát bên nhà. Hôm đó thấy khách sạn tư nhân nằm sát bên khu nghĩa địa, mình ớn quá nói anh lái xe chạy ra Huế ngủ. Ảnh nói Huế xa lắm, tối 9h còn đi làm rồi sáng phải làm từ 5h sáng, e chạy xe đuối lắm. Thôi thì nhắm mắt ngủ cho qua đêm. Vậy là làm một giấc đến sáng, không trằn trọc, không mộng mị.

Lần khác là tại Đông Hà, Quảng Trị. Nghe vùng đất này trước kia bom đạn chết chóc nhiều vì chiến tranh và nhiều oan hồn vất vưởng nên mình sợ lắm. Mình chọn một khách sạn khá tiện nghi so với những khách sạn ở thành phố này. Ăn tối về, đến cửa thang máy, thấy ba cậu đồng nghiệp gồm kỹ thuật, quay phim, lái xe toàn trai tráng mạnh khoẻ ngủ chung một phòng, còn mình ngủ một phòng mà thấy tủi thân hết sức. Mình dặn mấy cậu: “Tối nay mấy đứa đừng chốt cửa phòng nghe. Lỡ có chi chị chạy qua là mở cửa liền cho chị đó”. Tối đó mình để sẵn túi xách đựng giấy tờ tuỳ thân và tiền bạc sẵn bên cạnh, phòng khi có biến là chạy cho nhanh. Ơ chuẩn bị kỹ vậy nhưng cuối cùng đặt lưng xuống là ngủ ngon lành đến sáng, trong giấc ngủ hình như có mơ giấc mơ đẹp là nhặt được cục tiền to lắm.

Rốt cuộc sau nhiều năm bôn tẩu trên chốn giang hồ, mình rút ra một kinh nghiệm là ở những nơi cứ tưởng là ghê gớm lắm thì lại là nơi bình yên nhất, còn những nơi đẹp và thấy quá đỗi yên bình lại là nơi đáng sợ nhất. Và chỗ mình cứ trằn trọc khó ngủ là chắc chắn có “họ”, chỗ nào mình ngủ ngon lành thì một là không có họ, hai là họ đi nhẹ nhàng chứ không phải oan khuất.

Sau này đi công tác mình đã dần ít sợ ma vì có người bày mình đi đến chỗ lạ, gõ cửa, bước vào phòng là bật đèn sáng lên, kéo hết màn cửa che nắng ra, rồi khấn thầm rằng “con xin ngủ nhờ vài đêm. Xin mấy vị đừng trêu ghẹo con để con còn có sức ngày mai con đi làm”.

Nhờ vậy mà năm 2017, mình xách ba lô đi Campuchia một mình mà không ngán thằng Tây nào, à quên, con ma nào. Tối ngủ một mình đúng là có cảm giác chợn chợn thật. Đi về rồi lên mạng tìm hiểu thì mới thấy dân Việt đi du lịch Cam kể một loạt chuyện ma ở khách sạn. May là đọc sau khi đi về chứ đọc trước khi mua tour thì giờ này cũng không biết Angkor Wat tròn méo ra sao.

Đến chuyến công tác cuối cùng hồi cuối 2019 tại An Nhơn, Bình Định. Mình nghĩ bụng khi về khách sạn ngủ: Thôi nghe, đây là chuyến công tác cuối cùng, mấy vị cho con yên nghe. Bởi khi bước vào khách sạn, mình đã có cảm giác khó chịu. Mà hôm đó gần Tết nên khách sạn cũng không có khách. Nửa đêm đang ngủ say, nghe tiếng ngáy cứ tưởng tiếng ngáy của ông chồng. Mình mở mắt ra thì tỉnh hẳn vì thấy mình đang ở khách sạn và giường đặt song song là giường trống. Mình biết rồi đó nên nghĩ trong đầu: thôi kệ mấy vị ngáy cứ ngáy, còn tôi ngủ phần tôi, không ai làm phiền ai. Quay mặt vô vách tường ngủ tiếp, không quên kéo mền trùm kín đầu để khỏi nghe tiếng ngáy nữa.

Có lần kể cho thầy dạy chuông rằng mình hay sợ ma. Thầy nói chị đừng có sợ, chị càng sợ họ biết là họ trêu ghẹo chị đó. Theo Luật Hấp dẫn thì chị cứ hiểu nôm na khi mình đang phát ra một suy nghĩ nào đó thì trong vũ trụ, những thực thể liên quan sẽ bắt sóng rất nhạy và a lê hấp, biết chị sợ ma, họ tới chơi với chị ngay.

Vậy là từ đó mình học được bài học về Luật Hấp dẫn để không còn sợ những con ma đã từng là người nữa.
Lâm Nguyễn
30/5/2021

Thanked by 2 Members:

#56 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/08/2021 - 11:54

BỌN MA CON NÍT TRONG NHÀ TÔI
Khi mua được căn nhà ở ngoài mặt tiền đường tại SàiGòn, gia đình tôi mừng lắm vì đây là địa điểm thuận tiện để mở cửa tiệm buôn bán cho gia đình, như mở tiệm may, hay một tiệm sách văn hóa phẩm chẳng hạn…Vì những lý do rất thuận lợi trên nên khi mua ba mạ tôi hơi vội vàng, không biết rằng căn nhà đó vốn trước kia là một nhà bảo sinh, sau này họ bỏ, phá đi xây lại ba căn nhà mới, và gia đình tôi đã mua một trong ba căn đó. Người ta đồn rằng nhà tôi ở sẽ bị xui xẻo và thế nào cũng có ma, nhất là ma con nít, vì là nhà bảo sinh làm sao tránh được trẻ sơ sinh bị mất khi chưa kịp chào đời.
Tôi đã lớn lên trong căn nhà đó và xin kể ra đây vài câu chuyện
...
Thời gian trước khi đi vượt biên tôi hoàn toàn vô công rỗi nghề. Học hành cũng không mà việc làm cũng không nốt, suốt ngày chỉ biết ăn rồi chờ ngày...dông.
Kể ra tuy rảnh rổi, nhưng cũng không đến nỗi buồn tẻ cho lắm vì bạn bè cùng lứa rất nhiều đứa cùng hoàn cảnh. Hằng ngày chúng tôi tụ hội cà phê cà pháo, đánh cờ, tán dóc giết thời gian chờ thời. Điều duy nhứt tôi phải lo lắng đối phó là bị địa phương để ý. Bọn họ biết tôi đang rong chơi lêu lỏng nên đạt giấy kêu tôi phải đi nghĩa vụ quân sự, mà thời ấy tôi biết cở có cha là ng... q... Sài Gòn gộc đang đi học tập cải tạo như tôi lỡ dại nghe lời ngon ngọt trình diện để được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự là hết 9/10 sẽ một đường thẳng cánh vô… thanh niên xung phong liền á.
Ban ngày thì tương đối dễ thở. Sáng tôi ra khỏi nhà lang thang tới nhà bạn bè. Hôm nay thằng này, ngày mai thằng khác, không bao giờ ở quá lâu một nhà nhứt định để không nơi nào đủ thời gian để ý. Thỉnh thoảng lắm xui xẻo đang lang thang đâu đó bị công an chặn hỏi thăm sức khoẻ thì đã có thẻ học sinh của thằng em đưa ra là xong. Tôi sài chung giấy tờ của thằng em mới 16 tuổi học lớp 11. Đưa thẻ học sinh của nó ra là an toàn trăm phần trăm.
Kẹt là ban đêm.
Ban ngày tôi phiêu lãng đầu đường xó chợ đâu đâu đi nữa thì tối cũng phải về nhà ăn uống và ngủ chứ. Đâu ai dám chứa chấp thằng thanh niên như tôi ban đêm ! Đây là vấn đề không đơn giản vì tôi không thể lừa được mấy tên phường đội địa phuơng. Lỡ bị túm là hết đường chối cãi. Tụi nó chung phường chung xóm với tôi từ nhỏ, biết tỏng nhà tôi có hai anh em giống nhau. Gạt ai chứ không thể gạt bọn nó.
Cứ một hay hai tuần tổ dân phố và phường đội lại phối hợp nữa đêm bấm chuông nhà tôi inh ỏi để khám xét hộ khẩu nhứt định phải chụp cho được tôi mới cam. Nhưng đã bao nhiêu lần phường đội và công an khu vực vào nhà tôi khám xét không chừa một cái gầm giường, một cái tủ nào mà tụi nó không ngó tới, vậy mà không bao giờ bắt được tôi dù lúc đó tôi ở trong nhà chứ đâu!
Nói cho đúng thì ở trên nóc nhà.
Tôi không rõ các nơi khác ra sao, nhưng chung quanh khu tôi ở nhà nào cũng có một khoảnh nhỏ trên nóc nhà gọi là “sân thượng”. Đây là một khoảnh bằng phẳng trên mái nhà để chủ yếu là trời nắng phơi quần áo vậy thôi chứ không có mục đích gì khác. Dĩ nhiên muốn lên sân thượng thì phải có cái thang để leo. Nhà tôi trước kia cũng có cái thang để lên sân thượng phơi quần áo, nhưng sau vì bị ăn trôm từ nóc nhà này di chuyển sang nóc nhà kia quá dễ dàng lấy mất quấn áo mấy lần nên gia đình tôi quyết định không phơi ở trên đó nữa.
Và cái sân thượng này đã trở thành con đường cho tôi lẫn tránh mỗi khi bị xét hộ khẩu.
Mỗi đêm nghe tiếng chuông gọi cửa là tôi dông một mạch lên sân thượng, và từ đó, cũng như mấy tên ăn trôm kia, tôi có thể di chuyển trên nóc nhà sang mấy cái sân thượng nhà hàng xóm một cách dễ dàng như…. một tên trộm thứ thiệt.
Vấn đề là muốn lên sân thượng phải có cái thang leo lên, phải không? Khi đã lên rồi cái thang to vậy làm sao dấu ? Công an khu vực nè, tổ dân phố nè, phường đội nè, dân phòng nè… đến bốn năm cơ quan xiềng xích của chế độ trong một cái phường nhỏ xíu đâu ngu mà không hỏi cái thang dùng để làm gì ! Muốn an toàn, sau khi tôi leo lên tới nóc sân thượng thì cái thang phải …biến mất, không để cho bọn họ thấy được.
Nan đề! nan đề!
Nhưng…
Không sao không sao!
Bệnh quỷ sẽ có thuốc tiên.
Tôi là một Hướng Đạo Sinh, các bạn biết chứ, và một trong những kỹ thuật chuyên môn tôi học được là làm một cái thang giây. Tức là loại thang mềm làm bằng hai khúc giây thừng và những thanh gỗ. Cái thang này khi nào cũng treo sẵn tại sân thượng, thỉnh thoảng anh em tôi cũng leo lên nóc nhà hóng mát chơi, nhưng chủ yếu là để sẵn cho tôi tẩu tán mỗi khi bị xét hộ khẩu. Leo lên sân thượng rồi, gỡ cái thang dây cuộn lại mang theo và nhảy sang nóc nhà bên cạnh. Hay muốn chắc chắn hơn thì nhảy sang đến căn thứ ba thứ tư cho hoàn toàn khuất bóng. Phường đội hay công an khu vực nhìn lên cái sân thượng trống vắng đâu có ai? Dù nghi ngờ cũng không biết làm sao leo lên?
Một đêm kia tôi đang nằm ngủ trong nhà, bỗng nhiên nằm mớ thấy có thằng nhỏ nào tới nắm chân kéo và la lên rất gấp rút “ Anh T. dậy chơi trốn tìm. Dậy chơi đi anh. Mau lên dậy chơi!”
Chuyện ngủ nằm mơ thấy có mấy đứa nhỏ chạy chơi trong nhà, hay nhiều khi bị kéo chân kéo tay rủ chơi là điều mà mấy chị em tôi người nào cũng bị nhiều lần nên đối với tôi rất là thường. Tụi tôi bàn với nhau chắc là nhà mình không chừng có ma con nít như người ta vẫn nghi và đồn đãi thiệt. Có điều lạ là chúng tôi không bao giờ sợ, mà nhiều khi còn có ý định muốn gặp tụi nhỏ nữa kìa.
Mấy năm trước chị tôi thi Tú Tài bèn rủ thêm vài người bạn tới nhà cầu cơ, định hỏi đề thi. Chị tôi hy vọng là mấy thằng nhỏ trong nhà sẽ lên cho biết đề để học cho trúng bài. Nhưng đọc xong bài thơ cầu cơ lên xong xuôi chờ hoài không thấy thằng nhóc nào cả mà có một…anh ma khác đi ngang thấy cầu cơ bèn nhập vô. Cơ không trả lời đề thi mà cứ khen lấy khen để một người bạn của chị tôi đẹp và muốn làm quen. Cơ nói mới gặp mà Cơ cảm thấy đã...yêu rồi, tý nữa sẽ theo về nhà làm chị ấy hoảng quá xô bàn Cơ chạy vô phòng mạ tôi khóc nức nở vì sợ. Hôm đó mạ tôi phải cho chị mượn sợi giây chuyền có tượng Phật Bà Quan Âm đeo lên người, và sai tôi đạp xe theo hộ tống chị về nhà, dặn không được để...thằng ma nào theo chị hết nghe chưa. Tôi vâng vâng dạ dạ, nhưng trong lòng nghĩ ma nó theo làm sao con biết được mà cản?
Vậy đó, mấy thằng nhỏ này đã từng nắm chân tôi rủ dậy chơi đến mấy lần rồi nên đã ăn sâu trong đầu. Nó mới kéo chân là tôi biết mình đang nằm mớ, và như phản xạ không biết là mơ hay thiệt tôi đạp cho một cái và la nó “Chơi chơi cái gì? Để cho t*o ngủ” Nhưng thằng nhỏ lì lợm nhứt định kéo thiệt mạnh đến nổi tôi phải tỉnh ngủ và ngồi dậy.
Vừa đúng lúc đó chuông nhà vang lên inh ỏi và tiếng đập cửa “Mở cửa. Mở cửa mau lên, xét hộ khẩu”.
Chuyện phường đội và tổ dân phố xét nhà tôi đâu có gì lạ, nhưng lần này họ kêu có vẻ gấp rút và dường như biết rõ tôi có nhà đêm nay và nhứt định sẽ tóm cho bằng được.
Như thường lệ tôi phóng tới sân thượng có cái thang dây bao giờ cũng treo sẵn. Đợi tôi leo lên rồi mạ tôi bèn xuống mở cửa.
Tôi leo lên sân thượng nóc nhà rồi, bèn chuồn sang mấy căn nhà bên cạnh nằm xuống chờ ám hiệu khi nào xong xuôi mạ tôi sẽ báo cho biết mà xuống.
Nằm ẩn kín rồi, tôi nghe tiếng rộn ràng quá trời, cầu cả 7,8 người đang tấp nập khám xét trong nhà tôi. Nghe rõ mồn một tên phường đội đang hạch hỏi mạ tôi. Và điều hãi hùng nhứt tôi mới khám phá là lúc nảy vội vả đi trốn không hiểu sao tôi …quên cuốn cái thang dây lại dấu, nên nó vẫn còn lòng thòng từ sân thượng nối xuống nhà dưới.
Xong. Định mệnh đã an bài. Chỉ còn nước chờ tụi nó lên túm cổ thôi chứ loanh quanh cũng chỉ chục nóc nhà trống trơn này trốn đâu cho thoát, ngoại trừ cả gan nhảy xuống đường để…gảy giò, rồi cũng bị bắt thôi.
Tôi chỉ biết nằm yên mặc cho số phận.
Vậy đó mà chờ hoài vẫn không thấy ai lên bắt.
Một lát sau phường đội kiếm người không có phải đi. Tình hình yên ắng mạ tôi lại ám hiệu cho tôi leo xuống.
Cái thang dây vẫn còn nằm trơ ở đó chớ đâu. Mạ tôi cũng thấy rõ ràng, và tưởng là phen này tôi sẽ bị dính, nhưng không hiểu sao gần một chục mạng mắt như cú vọ khám xét không chừa một kẻ hở trong nhà tôi, và đã đứng ngay bên cạnh cái thang dây, vậy mà không ai hỏi tới một tiếng, như là không thấy gì cả...
Tôi kể lại chuyện đang ngủ bị thằng nhỏ kéo chân dậy cho được. Giờ lại thêm chuyện cái thang dây, tổng hợp các dữ kiện, nhà tôi vốn đã tin lại càng tin hơn, rằng những con ma trong nhà đã che mắt đám phường đội, dân phòng này để tôi được yên thân.…
Sau khi anh em tôi lần lượt vượt biển thành công đến được bến bờ tự do, bèn thừa thắng xông lên dự định cho chị tôi ra đi chuyến kế.
Gia đình tôi bắt liên lạc với một gia đình sui gia quen biết và đáng tin cậy. Họ ở Vũng Tàu và đang định ra đi. Mạ tôi mừng lắm vì thời đó chuyện vượt biên trên biển cả sóng gió, hải tặc…đành tùy số mạng, chủ yếu là ngay từ đầu có kiếm đúng mối tin cậy ra đi hay không đã là vấn đề hóc búa. Người ta lừa gạt nhau như cơm bữa. Cho nên có được chỗ tin cậy như gia đình Sui gia này mạ tôi mừng lắm không suy nghĩ gì hơn.
Người liên lạc hẹn sáng mai tới dẫn chị tôi đi. Giấy tờ đi đường họ đã lo đầy đủ. Gia đình tôi chỉ cần chồng đủ vàng là họ dẫn chị tôi đi mà thôi.
Tối đó mạ tôi ngủ, mơ mơ màng màng nghe mấy đứa trẻ nói chuyện như sau.
- Ngày mai chị T đi mua vải.
- Nhưng mà chị mua vải dỏm. Vải nhuộm. Không phải thiệt.
- Đồ nhuộm đó.
Nói thêm một hồi rồi cả bọn mấy đứa cùng hét lên:
- Chị T mua đồ dỏm. Chị T mua vải nhuộm.Chị T mua đồ dỏm.. DỎM DỎM!
Mạ tôi nói nghe rõ mồn một bên tai chứ không phải mơ.
Sáng sớm dậy mạ tôi kể lại chuyện cùng mấy chị em bàn bạc, và quyết định…tin tụi nhỏ, hủy bỏ chuyến đi. Khi họ tới, mạ tôi viện cớ chị tôi đau nặng bất ngờ nên không đi đưọc.
Chuyến vượt biên đó quả nhiên đổ bể. Cả nhóm bốn năm chục mạng chủ yếu là người từ SàiGòn xuống đứng lớ ngớ trên bãi không thấy tàu bè nào tới đón cả mà chỉ thấy chục họng súng của du kích địa phương chờ sẵn đợi mọi người tới đông đủ là tóm trọn gói.
Cả mấy người trong gia đình sui gia cũng bị bắt. Nghe nói người địa phương tổ chức đã “mua bãi” trả tiền xong xuôi sòng phẳng, vậy mà cũng bị bắt như thường. Mấy gia đình kia phải táng gia bại sản, còn mang thân tù tội nữa.
Gia đình tôi may mắn thoát vố đó.
Đó là câu chuyện vượt biên của chị tôi mà sau này khi bảo lãnh được gia đình sang tới Mỹ mới nghe kể lại.
Nhân đang vui vẻ gia đình sum họp. Mấy chị em tôi ngồi ôn kỷ niệm ngày xưa, về căn nhà mà chúng tôi cùng lớn lên có mấy đứa nhỏ ma trong nhà bao giờ cũng giúp đỡ gia đình tôi qua khỏi những cơn đại hoạ. Tôi hỏi rồi sau vụ vượt biên tụi nhỏ có giúp thêm vụ gì khác không. Mạ tôi nói
- Có, có. Vụ ni mới vui
Mạ tôi kể dạo đó Sài Gòn có dịch số đề. Chính phủ mở sổ số bán vé, còn dân mở số đề. Sáng sổ, chiều sổ, ngày nào cũng sổ. Đầu xóm đến cuối xóm đều có ông Huyện bà Huyện ghi đề
Một tối mạ tôi nằm mớ nghe một thằng nhỏ tới nói: bà ơi số 75, số 75 bà ơi…
Mạ tôi vốn không ưa những vụ số đề, cờ bạc này nên không để ý. Đến chiều bỗng dưng cảm thấy nóng ruột bèn kể lại cho nhỏ em tôi nghe và nói nó cầm vài ngàn đi đánh số 75 thử. Em tôi nghe xong tức tốc cạy heo bao nhiêu tiền dành dụm lấy ra hết chạy ù vô xóm kiếm bà ghi đề định làm một cú ăn thua đủ.
Nghe em tôi nói ghi số 75, bà bảo đừng đánh số 75 chắc không ra đâu. Hỏi tại sao. Bà cười nói số này hồi trưa... mới sổ trúng rồi, đời nào ra hai lần giống nhau liên tiếp mà đánh cho uổng tiền.
Em tôi nghe nói tiếc đến muốn xỉu luôn.
Tôi cũng tiếc hùi hụi, ráng hỏi mạ sau đó thằng nhỏ có cho mạ số khác không?
Mạ tôi nói:
- Tối đó trước khi ngủ tau cầu “Con ơi hôm qua con cho bà số, mà bà...quên đánh. Chừ con cho bà số khác. Bà hứa sáng mai bà đánh liền”
- Rồi nó có cho không? Tôi hồi hộp
Mạ cười lỏn lẻn
- Không. Chắc hắn giận tau không tin nên hắn đi luôn không cho nữa. Tau cầu thêm mấy ngày không được nên cũng thôi
../.
ThaiNC

Thanked by 2 Members:

#57 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/10/2021 - 10:48

Nhân mùa Halloween, người Việt mình thường gọi “Lễ Ma, lễ cô hồn”, mời bạn đọc một câu chuyện có thật, xảy ra ở Cam Ranh, trong khu quân sự hơn nửa thế kỷ trước, của Trương Kim Hoàng Thư.
Cô em thứ tám trong nhà này rất lạ. Bình thường nghiêm trang, ít nói, rất điềm đạm, nhưng cô đi tới đâu cũng thấy…ma. Hết ma trong nhà thương, ma trong khách sạn, ma trong hồ bơi, và ma trong quá khứ xa hơn nửa thế kỷ trước bên quê nhà.
Mời bạn đọc.
Anh Chị nào ngày xưa đã từng sống, làm việc, hay trong Hải Quân trú đóng trong căn cứ Cam Ranh, chắc vẫn còn nhớ Miếu Ba Cô. Trong chuyện này tác giả ghi tên thật của những anh lính đã quen ngày xưa.
(NgocAnh Truong)

/*/

Halloween, Nhớ Miếu Ba Cô
Trương Kim Hoàng Thư

/*/

Mỗi lần đến lễ Halloween, tôi tạm gọi là lễ cô hồn, làm nhớ những năm mới qua Mỹ, còn nhỏ, năm nào mấy chị em cũng trùm tấm vải trắng khoét hai lỗ để thấy đường, hóa trang làm ma làm quỉ đi từng nhà xin kẹo. Thời đó xin kẹo được nhiều lắm, ăn cả tháng vẫn còn. Ăn kẹo nhiều quá cả tuần sau bị nhức răng khóc đã đời!

Người Mỹ họ cũng tin có linh hồn, có ma có quỉ. Chạy dọc đường lộ trong thành phố thỉnh thoảng tôi thấy người ta để vài bó hoa, bong bóng và đèn cầy, loại đèn cầy để trong bình, một bình có thể cháy suốt ba ngày. Đó là những nơi đã có người chết vì tai nạn giao thông, hay vì nguyên nhân nào khác khiến họ bị chết bất đắc kỳ tử. Họ không lập miếu thờ những người chết oan, chết ngoài đường ngoài sá như bên mình, mà đặt hoa và đốt đèn cầy, nếu là trẻ con chết thì có thêm vài món đồ chơi. Họ tưởng niệm người quá cố như thế vài ngày hay tuần lễ thì thấy dẹp đi.

Nhắc tới miếu thờ, tôi nhớ miếu ba cô ở Cam Ranh và một đêm mùa hè 1973.

Thời ở quê nhà, có lẽ còn nhỏ nên ít có dịp đi chơi xa. Xa đây đối với tôi có nghĩa là ra khỏi Sài Gòn, đi đâu cũng được. Mỗi lần nghe mấy đứa bạn hàng xóm kể chuyện đi về quê ra ruộng rau muống câu cá rô, thấy mà ham. Có đứa còn kể được theo mấy ông anh họ đặt trúm bắt lươn, chỉ tưởng tượng thôi đã thấy ghê, nhưng khi nhớ tới món lươn xào xả ớt ăn với cơm trắng mà Má tôi thường nấu trong mấy ngày mưa, thèm chảy nước miếng. Có đứa bạn lên Đà Lạt nghỉ mát đem về cho vài trái dâu và vài hạt lựu ăn cho biết mùi, mừng húm, ước gì mình được đi.

Năm đó, chồng chị Ba được bổ nhiệm ra tận Cam Ranh làm việc, nên chị và hai tí con theo anh ra ngoài đó. Lúc đầu, chỉ ở gần chợ Đá Bạc ngoài Ba Ngòi, sau vài tháng được cấp nhà trong khu quân sự. Là con bầy, có lẽ sống chung với mấy đứa em đã quen, nên chị cứ dụ khị đám nhỏ chuyển trường ra Cam Ranh học, nhưng không đứa nào chịu đi. Đối với tôi, miền Trung xa vời, cứ xoáy sâu trong đầu với câu … “mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn …”. Mỗi năm trong trường tổ chức gây quỹ cứu giúp đồng bào bị lũ lụt, hình ảnh nhà cửa bị lũ cuốn trôi, tiếng than, tiếng khóc, những cảnh tang thương cứ ám ảnh tâm trí tôi, nên nghe nói lên miền Trung sợ lắm. Ở luôn thì không nhưng đi chơi thì được.

Chị Ba canh đám tụi tôi vừa nghỉ hè là chị về nhà thỉnh liền đám em năm đứa ra Cam Ranh chơi, ngoại trừ chị Tư lúc đó đang học thi tú tài đôi không được theo. Đó là mùa hè tôi không bao giờ quên, bởi vì năm đó tôi vừa thi xong tiểu học, lớp Nhứt, để lên Trung Học, được mặc áo dài, tôi nhớ bài thi rất khó. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi được đi nghĩ hè, ra tận miền Trung.

Nếu tôi nhớ không lầm thì trong căn cứ Hải Quân này có ba chỗ, tại trung tâm gọi là Market Time, rồi Đài Thu và Đài Phát. Trong khu Đài Thu có một trại lính. Từ cổng chánh đi vào trại, ngoài khu cho lính độc thân ở tập thể, rải rác có những căn nhà dành cho vợ chồng lính ở tuốt phía trong.

Nhà chị Ba sơn màu trắng, nằm bên phải. Cổng tường sân trước cao khỏi đầu, cổng không có cửa. Chung quanh trại không có đến một cái cây, chỗ nào không tráng xi-măng thì chỉ thấy toàn là cát trắng. Bãi cát trắng tương phản trời xanh, rất đẹp. Trại ở sát biển, bên kia đường, nên nhìn biển xanh, cũng làm dịu cơn nắng nóng gay gắt.

Thời khoá biểu của mấy chị em tôi hôm nào cũng y chang, là thức thiệt sớm, ăn sáng xong, chạy ra biển để coi mấy anh lính quăng lưới bắt cá, đợi lúc nước rút, đi bộ ra ngoài đảo cạy hàu về để tối chị Ba nấu cháo đêm cho ăn. Hằng hà sa số con hàu bám bên vách cái đảo san hô nên cạy rất dễ. Cháo hàu ngon hết biết. Dưới đôi mắt con nít của tôi thì thấy đảo san hô lớn lắm chứ thật ra chị Ba nói đây chỉ là một gộp đá có san hô bám mà thôi. Đảo nằm khơi khơi ngoài biển, xa bãi cát, khi thủy triều lên thì lấp cái đảo mất tiêu nên chúng tôi chỉ ra đảo khi nước xuống.

Tụi tôi phải canh chừng để chạy trở vô bờ trước khi thủy triều dâng. Cả đám không biết bơi, ngoại trừ anh tôi và anh Thành bạn anh tôi, cũng đi theo dịp này, nhớ lại không đứa nào bị chết đuối cũng may. Tối đến, mấy chị em dạo biển, coi con vích bò lên bãi cát đẻ trứng, hay là đi theo mấy anh lính Hải Quân bắt còng. Đó là lần đầu tiên tôi biết con còng. Con còng giống như cua con, màu hơi trắng, con lớn có vân tím, bắt cả thùng để rang muối, ăn hàng đêm.

Đêm đó, cũng như mọi đêm, cả đám dạo biển bắt còng. Trong nhóm có anh Đảo, hình như anh làm bên khu vực Đầu Cáp Ngầm cách đó một khoảng xa, một người lính mà tụi tôi gọi là đầu đàn vì anh vui tánh và hát rất hay. Nghe anh kể hồi nhỏ anh đi Hướng Đạo nên anh biết và bày đủ trò chơi cho tụi tôi vui lắm.
Có lần anh rủ cả đám lên miếu Ba Cô coi có chuối mang về ăn.
Nghe nói đến miếu, tôi và chị Bảy sợ quá nói không dám đi. Chị Năm lúc đó ở tuổi bẻ gãy sừng trâu nên chị tỉnh bơ đòi đi coi, chị nói:

- Hai đứa không đi thì ngồi đây đợi!

Chị Bảy và tôi phải rút rích chạy theo chớ hổng lẽ ngồi đó đợi còn ghê hơn! Hai đứa run quá nắm tay nhau dành đi giữa chị Năm và anh Đảo. Vừa đi anh vừa kể cho tụi tôi nghe về miếu này. Dân ở đó kể là mấy năm trước, người ta phát giác ra xác ba cô gái chôn dưới bãi cát, kế bên đường. Đây là con đường chánh chạy vòng sát biển, là khu quân sự nên ít xe qua lại. Sau đó nhiều người chạy ngang khoảng đường này hay thấy dáng ba cô gái đứng đón xe vào giữa đêm nên họ xây miếu thờ, thỉnh thoảng dân trong trại đem chuối lên miếu cúng.

Từ đằng xa, vừa qua khỏi khúc cua về hướng trái, thấy cái miếu chơ vơ trên bãi cát, cách vệ đường khoảng vài mét, phía tay phải. Miếu rất đơn sơ, được dựng lên bằng mấy khúc gỗ đã mục nát. Hôm đó miếu không nhang đèn, lạnh tanh. Anh Đảo châm lửa đốt ba cây nhang vái ba cô cho tụi em lấy nải chuối về ăn. Tụi tôi cũng bắt chước xá ba cái rồi nắm tay nhau đứng xa xa. Lúc vòng trở về, trời đã tối mịt. Ăn xong nải chuối, vô nhà cả bọn bị chị Ba la cho một trận, còn bị phạt cấm cung, không cho ra khỏi trại và đi xuống biển ban đêm.

Mấy anh lính cũng bị phạt vì bỏ căn cứ dắt đám nhóc tụi tôi đi chơi. Mấy anh bị hít đất, sơn cột điện. Bị cấm không cho ra khỏi trại, nên tụi tôi ra phụ sơn, làm mấy anh bị phạt thêm tội gì đó không biết. Chị Năm nói sao mấy anh bị phạt mà ai cũng cười tươi ra vẻ khoái chí. Còn Chị Ba lúc đó chắc nhức đầu vì cứ phải nghe chú Trung Úy Trưởng Đài phàn nàn đám lính trốn việc để dắt đám em chị đi chơi. Tôi nghĩ chắc tại ở đó buồn quá, mấy anh nhớ gia đình, thấy lũ con nít tụi tôi thì mừng.

Vài ngày sau đó còi hú báo động liên miên. Đó là vào thời điểm gây cấn ở những vùng lân cận. Dĩ nhiên là không ai được ra ngoài, ban đêm còn phải tắt hết đèn.

Trở lại chuyện tối hôm đi thăm miếu ba cô, chị Ba và hai tí con thường đi ngủ sớm. Nếu không giới nghiêm thì giờ đó tụi tôi đang gậm còng rang muối và ăn cháo hàu.

Tối đó, khuya lắm rồi mà cả đám còn thức, đốt đèn dầu leo lét tụm trong bếp nói dóc, thì nghe có tiếng tay nắm cửa ngoài phòng khách loay hoay như có ai muốn mở. Anh Sáu lại gần, thì tay nắm cửa hết động đậy. Anh vén hé màn nhìn ra ngoài, nhún vai ra dấu không có ai, anh trở vô bếp thì cái tay nắm khóa cửa lại xoay qua xoay lại, có ai đang cố gắng mở. Anh vén màn lần nữa, lại không có ai bên ngoài. Anh nói:

- Chắc bên ngoài có bão hay gió mạnh.

Thấy tụi tôi bắt đầu sợ, anh nói thêm:

- Hay là mấy anh lính ghẹo mình, không sao đâu, đừng có sợ, một hồi mà mình không ra thì họ sẽ đi thôi.

Nhưng cái tay nắm cửa lại xoay nữa, lần này mạnh hơn và cả cánh cửa cũng lắc rung theo, như ai đó muốn vô nhà trong vẻ giận dữ. Anh Thành cầm cây chổi bước theo sau anh Sáu, đứng bên kia cửa, anh cũng hé màn nhìn ra ngoài, nhìn anh tôi rồi lắc đầu. Tôi thấy anh Sáu gan dạ nắm ngay cái nắm cửa trong lúc nó vẫn còn xoay mạnh. Anh bật cửa mở thật nhanh… anh chạy ra khỏi sân, chị Năm la:

- Thành ơi, em chạy theo kêu nó vô, nguy hiểm quá!

Đám tôi thì đứng tụm ngay cửa không dám bước ra ngoài. Lúc đó sợ hết chỗ nói!

Anh Sáu quay trở lại, chỉ nói:

- Vô nhà khoá cửa lại!

Chị Năm hỏi:

- Có thấy ai hông? Chắc anh Đảo nhát tụi mình.

Anh Thành run lập cập nói:

- Không thấy ai hết! Có ai cũng không cách nào chạy kịp!

Trời đêm đó tối đen, vẫn còn giới nghiêm, không một bóng người, cũng không có gió, thật yên tịnh. Tôi thấy nét mặt anh Sáu bắt đầu hơi sợ. Vô nhà ngồi đợi, cả đám yên lặng, dồn hết mắt vô cánh cửa, chừng vài phút, cái nắm cửa lại xoay nữa, vẻ giận dữ hơn lúc nãy. Anh Sáu lúc đó đứng ngay cửa. Thấy cả đám sợ quá, chị Bảy đã chảy nước mắt khóc, cặp giò như cây sậy của anh Thành run lập cập. Tôi ôm lấy chị Năm, sợ điếng hồn. Anh Sáu bật mở cửa thật nhanh, rồi la lên:

- Ai đó? Đi chỗ khác chơi! Không có phá nữa!

Rồi anh đóng cửa lại, nói với cả nhà:

- Đừng để ý nữa, không có ai đâu!

Cha mẹ ơi! Không có ai hết sao!

Cái nắm cửa vẫn giật mạnh và xoay thêm vài lần nữa, rồi từ từ độ mạnh nhẹ dần và tất cả trở về yên tịnh. Tiếng còi hú hết giờ giới nghiêm. Mặt trời đã bắt đầu lên và không ngờ ánh sáng truyền ngay sức mạnh cho chúng tôi.

Lần đó mới nhận ra anh bạn của anh tôi là người sợ ma nhất trên thế giới mà tôi biết. Anh vẫn lập cập nói run run:

- Là ba cô đó. Tại tụi bây ăn cắp chuối của ba cô.

Lo la tụi tôi mà hình như ảnh quên ảnh cũng có xực hai trái.

Từ sau đêm đó, cả đám không bao giờ dám đi ngang miếu ba cô, ngay cả ban ngày cũng quẹo qua ngả khác mà đi.



Hết hè tụi tôi trở về nhà, sửa soạn cho niên học mới. Chị Ba còn ở ngôi nhà trắng thêm vài tháng thì anh rể được lịnh rút về Sài Gòn.

Hè năm ấy tôi có chuyện để kể cho mấy đứa bạn nghe. Dĩ nhiên chuyện của tôi hay hơn chuyện nghỉ hè của tụi nó nhiều lắm vì tụi nó sợ ma!

Cát trắng và biển xanh, Cam Ranh và tôi năm mới lên 11 tuổi, vui vẻ với anh chị em và mấy anh lính rất dễ thương. Chị H. vợ mới cưới của chú Trung Úy B. trưởng Đài thu, anh Báu, anh Hiệp, anh Đảo, anh Tâm, anh Hòa, anh Sỹ và còn nhiều anh nữa nhưng tôi quên tên rồi, chị và mấy anh còn nhớ tụi em hông?

Cam Ranh vẫn là một nơi tôi ước muốn sẽ trở về. Và tôi cũng muốn biết sau bao nhiêu năm dài, miếu ba cô có còn đó không?

Đêm nay là Halloween, các con đường sẽ lẫn lộn những oan hồn thật hay giả đi khắp phố để xin kẹo.

“TRICK or TREAT”

Trương Kim Hoàng Thư

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |