Jump to content

Advertisements




Đạo Dịch với Tôn Giáo (Phật; Lão; Nho; Chúa...)


42 replies to this topic

#1 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 11/11/2011 - 10:45

Trần Đòan (871-989) tự Đồ Nam, hiệu Phù Diêu Tử - đời bắc Tống. Ông tinh thÔng tam giáo, là học trò của Lã Động Tân . Lã Tổ có sư phụ là Hán Chung Ly. Lã Tổ được coi là tổ sư phái nội đan. Trần Đòan là người hòan chỉnh lý luận nội đan bằng VÔ Cực Đồ.

Tinh thần cơ bản của Nội Đan là dựa trên cơ sở khí âm dương trong thân người làm đan dược, dùng thân thể người làm lò và dùng tinh Thần làm hỏa hầu để luyện thành đan đạt trường sinh. Mục đích của Đạo gia tu đạt quả vị Tiên, do đó kinh điển và hệ thống thần thờ tương ứng.

Tiếp thu tinh thần ấy, Trần Đòan chủ trương Tính Mệnh song tu. Ông hòan chỉnh lý luận nội đan bằng VÔ Cực Đồ và quá trình nội luyện bằng Tiên Thiên Đồ. VÔ Cực Đồ và Tiên Thiên Đồ về sau được Thiệu Khang Tiết (1011 – 1077) kế thừa và phát triển phái Số học; VÔ Cực Đồ được Chu ĐÔn Di (1017 – 1073) kế thừa sáng tạo thành một bộ phận của Lý học.

Đến thời Trần Đòan, kinh điển và hệ thống thần thờ của Đạo giáo được xây dựng trên cơ sở tiếp thu tinh thần của Phật giáo, ngay cả Nho gia cũng vậy. Phật giáo tuy là tÔn giáo du nhập vào Trung Quốc, nhưng sức sống của nó mạnh hơn vì nhân bản hơn và hiền hòa hơn chủ trương tùy duyên hòa nhập để tồn tại, khÔng chống lại Vương quyền. Phật giáo với tinh thần ấy đã chuyển hóa nâng cấp Đạo giáo và Nho giáo. Do đó thật thiếu xót nếu nghiên cứu Nho giáo và Đạo giáo lại bỏ qua Phật giáo.

Thanked by 2 Members:

#2 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/11/2011 - 23:01

Hệ từ thượng :Thánh nhân thiết quái, quan tượng, hệ từ yên nhi minh cát hung – Thánh nhân lập quẻ, quán xem tượng quẻ, gán lời giải làm sáng tỏ việc tốt xấu.


Đạo Dịch :Quẻ Mông

Thoán viết : Mông, sơn hạ hữu hiểm, hiểm nhi chỉ, Mông.
Dịch nghĩa (D. giả N.T.Tố): Quẻ Mông, dưới núi có chỗ hiểm, hiểm mà đỗ, là Mông.
Tượng viết : Sơn hạ xuất tuyền, Mông, quân tử dĩ quả hạnh, dục đức.
Dịch nghĩa (D.g N.T.Tố) : Dưới núi ra suối, là quẻ Mông, đấng quân tử coi đó mà quyết việc làm, nuôi lấy đức.

Đạo Phật :Tín Tâm (Kinh Na Tiên Tỳ Kheo ; Cao Hữu Đỉnh dịch)

“Đệ tử Phật tự độ thoát ra khỏi vòng sanh tử bằng cách gạn lọc lòng mình cho thanh tịnh ví như viên ngọc định thủy châu làm cho nước trong”...”Ví như khi trời đổ mưa to, nước mưa theo triền núi chảy xuống, tràn ngập cả sông hồ sói rạch. Một đoàn bộ hành trờ tới, ngại ngùng không biết mực nước nông sâu, dừng lại bên bờ rạch chẳng dám băng qua để tiếp tục lộ trình đã dự định. Bỗng có một người từ phương xa đến. Người này ngắm thế rạch, độ được mực nước thấp cao tùy từng đoạn nông sâu, rồi bình thản vượt qua rạch. Thấy vậy cả đoàn lữ hành đến trước bắt chước làm làm theo. Nhờ đó mà tất cả đều vượt qua được rạch."..."Và trên con đường giải thoát, phải dùng trí tuệ mà thành tựu đạo đức của mình"

Sửa bởi PhapVan: 13/11/2011 - 23:03


#3 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 14/11/2011 - 01:03

Đạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm phương châm để tu hành. Đối với quyền lực chính trị Phật tử không quan tâm nhưng không có nghĩa là Phật tử không có Chánh Kiến bởi quyền lực chính trị ảnh hưởng đến xã hội, đời sống và hạnh phúc chúng sinh cho nên trong lịch sữ ta thấy không ít những vị minh sư như Sư Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Trạng Trình hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào việc Chính Trị để quốc thái dân an . Xã hội có an cư thì con người mới hướng về pcon đường tinh thần để hoàn thiện tâm hồn. Do ở Từ Bi và Trí Tuệ người Phật tử luôn quán nhìn ở gốc rễ nhân quả tương quan trong đời sống bao gồm những vấn đề xã hội, chính trị mà hành xử theo lòng Từ Bi và Trí Tuệ để thay đổi xã hội nên suốt trong lịch sữ ta thấy con đường cải thiện xã hội của Phật tử rất hòa bình dù Phật tử bị đàn áp hay bức chế.

Thanked by 3 Members:

#4 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 14/11/2011 - 02:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 13/11/2011 - 23:01, said:

Hệ từ thượng :Thánh nhân thiết quái, quan tượng, hệ từ yên nhi minh cát hung – Thánh nhân lập quẻ, quán xem tượng quẻ, gán lời giải làm sáng tỏ việc tốt xấu.


Đạo Dịch :Quẻ Mông

Thoán viết : Mông, sơn hạ hữu hiểm, hiểm nhi chỉ, Mông.
Dịch nghĩa (D. giả N.T.Tố): Quẻ Mông, dưới núi có chỗ hiểm, hiểm mà đỗ, là Mông.
Tượng viết : Sơn hạ xuất tuyền, Mông, quân tử dĩ quả hạnh, dục đức.
Dịch nghĩa (D.g N.T.Tố) : Dưới núi ra suối, là quẻ Mông, đấng quân tử coi đó mà quyết việc làm, nuôi lấy đức.



"Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang."

Kiều - Nguyễn Du


Hình ảnh ngọn tiểu khê dưới ghềnh núi đá nói lên điều gì mà người xưa dùng Tượng con suối của quẻ Mông để noi theo phẩm hạnh của suối mà nuôidưỡng đức?

Sửa bởi daicoviet: 14/11/2011 - 02:18


Thanked by 1 Member:

#5 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 14/11/2011 - 16:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

daicoviet, on 14/11/2011 - 02:07, said:

"Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang."

Kiều - Nguyễn Du


Hình ảnh ngọn tiểu khê dưới ghềnh núi đá nói lên điều gì mà người xưa dùng Tượng con suối của quẻ Mông để noi theo phẩm hạnh của suối mà nuôidưỡng đức?

“Cốt nhược cân nhu nhi ác cố” (Lão Tử) – Xương yếu gân mềm, tay nắm cứng khư (T.G.N.Duy Cần)

#6 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 14/11/2011 - 16:10

Lời quẻ Mông

Mông hanh, phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cốc, tái tam độc, độc tắc bất cốc, lợi trinh.
Dịch nghĩa (N.T.Tố) - Quẻ Mông hanh, chẳng phải ta tìm trẻ thơ, trẻ thơ tìm ta. Mới bói bảo: hai, ba lần nhàm, không bảo. Lợi về sự chính.

(Hai nhà Trình và Chu bàn nhiều nhưng là suy nghĩ theo Tống Nho)

Lời kinh Na Tiên Tỳ Kheo : Đã HỎI RỒI KHôNG NêN HỎI LẠI (Cao Hữu Đỉnh dịch)
Vua hỏi:
  • Bạch Đại đức, ngay như Đại đức hiện nay có sẽ còn tái sanh nữa không ?
  • Tâu Đại Vương, việc này bần tăng đã có trình bày rõ rang với Đại vương rồi. Nếu bần tăng chưa dứt hết ân ái thì đời sau vẫn còn phải tái sanh. Còn nếu ân ái đã dứt hết thì tái sanh cũng chấm dứt.
  • Việc Đại vương tái cật vấn bần tăng như thế này giống như có kẻ hết lòng thờ Vua giúp nước, đã được Vua ban thưởng và an hưởng phú quý rồi, mà còn trách ngược lại rằng Vua chẳng nghĩ gì đến công lao của mình. Lời trách móc của người liệu có đúng hay không ?
  • Thật không đúng.
  • Đại vương củng lại như thế. Trước kia Đại vương đã hỏi bần tăng về vấn đề này và bần tăng cũng đã giải đáp cặn kẽ rồi. Giờ đây, Đại vương lại đem ra gạn hỏi lần nữa, như thế khác gì người kia đã ban thưởng nhiều ân huệ mà còn buông lời trách móc !


Thanked by 1 Member:

#7 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 14/11/2011 - 22:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

daicoviet, on 14/11/2011 - 01:03, said:

Đạo Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm phương châm để tu hành. Đối với quyền lực chính trị Phật tử không quan tâm nhưng không có nghĩa là Phật tử không có Chánh Kiến bởi quyền lực chính trị ảnh hưởng đến xã hội, đời sống và hạnh phúc chúng sinh cho nên trong lịch sữ ta thấy không ít những vị minh sư như Sư Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Trạng Trình hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào việc Chính Trị để quốc thái dân an . Xã hội có an cư thì con người mới hướng về pcon đường tinh thần để hoàn thiện tâm hồn. Do ở Từ Bi và Trí Tuệ người Phật tử luôn quán nhìn ở gốc rễ nhân quả tương quan trong đời sống bao gồm những vấn đề xã hội, chính trị mà hành xử theo lòng Từ Bi và Trí Tuệ để thay đổi xã hội nên suốt trong lịch sữ ta thấy con đường cải thiện xã hội của Phật tử rất hòa bình dù Phật tử bị đàn áp hay bức chế.

Rất đồng tình với anh DaiCoViet - mỗi người hãy theo thiên chức của mình và cố gắng hoàn tất bổn phận tứ trọng ân của mình.

Thanked by 1 Member:

#8 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 14/11/2011 - 22:55

Hệ từ thượng :

Nhất âm nhất dương chi vị đạo - Một âm một dương gọi là đạo.

Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita) - Tám. Bản ngã vô thượng vĩnh cửu.

"Khi ngày khởi đầu, tất cả những bản ngã thị hiện sinh từ cái không thị hiện. Khi đêm xuống, cái thị hiện biến đi trong đại thể Brahma, đó là bản ngã không thị hiện".

"Này Arjuna có rất nhiều hữu thể hiện ra đều đặn và biến đi khi đêm xuống. Khi ngày khởi đầu, theo định luật, những hữu thể ấy lại xuất hiện ra một lần nữa"

"Sáng và tối đều là hai con đường vĩnh cửu của thế giới. Ai không trở lại nữa, người ấy theo con đường sáng. Ai trở lại, người đó theo con đường tối"

(Quảng Hóa - cơ sở tu thư và xuất bản)

#9 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 15/11/2011 - 23:19

"Hình ảnh ngọn tiểu khê dưới ghềnh núi đá nói lên điều gì mà người xưa dùng Tượng con suối của quẻ Mông để noi theo phẩm hạnh của suối mà nuôidưỡng đức?"

Tượng quẻ Mông cũng gợi ý như một người đang thiền định suy niệm về lẽ biến đổi vô thường - thường, như dòng nước chẩy mãi. Chỉ có tấm lòng trong trắng tinh khiết (Trinh) như trẻ thơ mới hòa nhập thực tại, ứng với thường biến vậy. Chỉ có "chẳng phải Ngã" , chẳng nên làm tăng trưởng Bản Ngã, lòng như trẻ thơ chỗ mà Đạo gia tu luyện Thánh thai. Lấy mềm yếu để di dưỡng Đức vậy.

Một động, một tĩnh - ngày qua đêm đến, đêm qua ngày lại. Tuy là định luật của "hai con đường vĩnh củu", cũng là sáng nhưng cái sáng hôm nay không còn giống cái sáng hôm qua.

Sửa bởi PhapVan: 15/11/2011 - 23:30


#10 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 16/11/2011 - 03:53

Nước suối tinh khiết trong sạch tuôn chảy (động) từ trong núi(tịnh). Nguồn suối phát xuất từ núi tức cái Thể an tịnh, tinh khiết, bất nhiểm như tâm hồn trẻ thơ , là con tim xích tử vậy.
Mông của ngây thơ bất nhiểm khác Mông mụi của vô minh.

Sửa bởi daicoviet: 16/11/2011 - 03:54


Thanked by 4 Members:

#11 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 18/11/2011 - 09:59

Hệ từ hạ :

1. Phục đức chi bản dã - quẻ Phục gợi ý Đức là gốc.
2. Phục tiểu nhi biện ư vật - Xem xét sự vật khi mới sinh.
3. Phục dĩ tự tri - khởi đầu tự biết mình đã.

Bạch Vân Am Thi Tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm ; Nguyễn Khuê dịch

PHỤC QUÁI -

Hạ nhất vi dương, thượng ngũ âm,
Ư sơ động xứ tế suy tầm.
Tĩnh quan vạn vật sinh sinh ý,
Ưng kiến vô cùng thiên địa tâm.

QUẺ PHỤC

Ở dưới một vạch liền là hào dương, ở trên là năm hào âm,
Một hào dương lại sinh ra là nơi khí dương mới động phải suy xét tìm tòi cho tinh tế.
lặng xem cÁi ý nghĩa của sự sinh ra và biến hóa của muôn vật,
Thấy được lòng của trời đất là không cùng tận.

Dịch thơ:

Một dương ở dưới năm âm,
Là nơi mới động xét tìm cho tinh.
Lặng xem muôn vật hóa sinh,
Đất trời vô tận rành rành thấy chăng ?

#12 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 20/11/2011 - 03:31

Thoán Truyện quẻ Kiền nói đến Các chính Tính Mệnh:

Thoán viết. Đại tai Kiền nguyên. Vạn vật tư thủy. Nãi thống Thiên. Vân hành vũ thí. Phẩm vật lưu hình. Đại minh chung thủy. Lục vị thời thành. Thời thừa Lục long dĩ ngự thiên. Kiền Đạo biến hóa. Các chính tính mệnh. Bảo hợp Thái hoà. Nãi lợi trinh. Thủ xuất thứ vật. Vạn quốc hàm ninh.

Chữ Tính 性 ghép chữ Tâm 心 và chữ sinh 生.

Thoán Truyện quẻ Hàm nói chữ Cảm và Tình:

Hàm. Cảm dã. Nhu thượng nhi cương hạ. Nhị khí cảm ứng dĩ tương dự. Chỉ nhi duyệt. Nam há nữ. Thị dĩ hanh lợi trinh. Thủ nữ cát dã. Thiên địa cảm nhi vạnvật hoá sinh. Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hoà bình. Quan kỳ sở cảm. Nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hĩ.

Trong chữ Cảm 感 có chữ Tâm 心 và chữ Hàm 咸 nghĩa là Tâm hàm cảm khắp cả.

Trong chữ 情 Tình có chữ Tâm 心 và chữ 青 thanh, chữ thanh (xanh) có hình tượng chữ 月 nguyệt và chữ 生 sanh (Trăng thanh)
tức cái Tình xuất phát từ Tâm trong sáng như trăng thanh.


Thoán Truyện quẻ Phục nói:
Phục kỳ kiến Thiên địa chi tâm hồ : Thấy Tâm Trời Đất nơi quẻ Phục cũng tức là thấy trở lại cái Tâm mình vậy .

Lục Tổ Huệ Năng có bài Kệ tóm ý các quẻ trên như sau:

Tâm Địa Hàm chư chủng (chủng tính),
Phổ vũ tất giai manh.
Ðốn ngộ hoa tình dĩ,
Bồ đề quả tự thành.

Dịch thoát nghĩa:

Tâm Địa Hàm Tính chủng
Pháp Vũ khiến hoa sanh
Tự ngộ chủng tính hoa
Quả Bồ Đề tự thành.

Sửa bởi daicoviet: 20/11/2011 - 03:52


Thanked by 3 Members:

#13 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 21/11/2011 - 23:21

QUẺ PHỤC

Lời quẻ : Phục hanh xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu. Phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng.

Dịch nghĩa (N.T.Tố) - Quẻ Phục hanh, ra vào không tật, bạn đến không lỗi. Lật đi lật lại thửa đạo, bảy ngày trở lại, lợi có thửa đi.

Chú: học giả B.V. Nguyên cho chữ "nhật" là chữ "viết" thì hợp lý hơn. ý nói đến hằng số 7, số biến; hai học giả D.N. Dũng và L.A.Minh cho chữ "bằng" giải thích giống Cao Hanh là "bằng bối" (tiền tệ) chứ không phải nghĩa bạn bè. Còn chữ nhật thì giữ nguyên.

Bình : theo Tượng và Lời quẻ thì, ý của chữ "bằng" không phải bạn bè cũng không phải tiền tệ. Chữ bằng đây có thể hiểu là hai, là giống nhau (lập lại). "ra vào không tật" là một lần xuất nhập và "bằng lai" là hai lần đến, cộng là ba. Phục ba, dụng của Phục là ba mới đúng Đạo.

#14 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 22/11/2011 - 02:30


Trong chữ 復 phục có chữ 日 nhật và chữ 反 phản, mặt trái bên kia, phiên lật trở lại.
Dịch vốn là âm dương song hành sánh vai một cặp nên mượn hình tượng chữ bằng 朋 (ghép hai chữ nguyệt tượng cho một cặp) để nói hào dương (người bạn kia) trở lại trong quẻ Phục , chẳng nên bám chữ mà dịch là bằng hữu hay tiền tệ hay nhật là viết ...đó là lối tìm hiểu Dịch từ chưong sai lệch mà chẳng hiểu Dịch theo Âm Dương Dịch lý .




Thanked by 1 Member:

#15 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 22/11/2011 - 16:44

Bác DaiCoViet nhận xét rất chí lý !

PhapVan có suy nghĩ : y pháp (pháp tượng) bất y lời, người nhập được vào tượng cũng không nhiều, cần ngộ tính cao, Vì thế cổ nhân truyền lại có Tượng và Từ. Các học giả về sau tán Từ nhiều quá thành ra từ chương, càng đọc càng xa dần gốc. Nay đi lại từ Từ (lời kinh) rồi vào tượng. Tượng là tướng, Từ là danh, danh tướng thống nhất thì cũng không đến nỗi xa dịch quá. PV cũng mong muốn tìm hiểu qua đây giúp mình và giúp những bạn trẻ mới bắt đầu làm quen với Dịch, hầu tránh được mê hồn trận từ chương của các nhà chú giải, Nếu các bạn trẻ nhiễm bệnh từ chương đó sẽ dễ bị nô dịch từ suy nghĩ của nhà chú giải cách đây hàng ngàn năm và xa hơn là văn hóa (văn hóa học để ra làm quan, trị thiên hạ, đầu mối của loạn).

Rất cám ơn Bác đã gợi mở, gợi ý để mỗi người tự học dịch để quán xem Thiên Địa : Thiên phục - Địa phục - phục đức của mình. Xây dựng nền đạo đức, muôn dân an lành.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |