Jump to content

Advertisements




Phản biện TVHTKH1


5 replies to this topic

#1 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 06/05/2011 - 08:09

Trước hết xin cảm ơn và tỏ lòng khâm phục tác giảVDTT đã viết cuốn sách này. Tuy lời khen của người mới học Tử Vi hơn 1 năm vàthích “làm loạn” Tử Vi như mình (và sắp tạm biệt Tử Vi vì gần đây thấy đã sắpthỏa mãn với nó) thì có lẽ chả có mấy giá trị.

2 ngày nay trong lúc đợi cuốn TVHTKH 2 thì đọc cuốntập 1 (hồi trước chỉ giở 1 chút chương cuối ra để biết mệnh thân, hànhcủa các sao là gì) và viết phản biện nó. Tinh thần phản biện trong topic này không nhằmvào việc TVHTKH1 có phản ánh đúng bản chất của Tử Vi hay không, vì đơn giản có ainói (có thể biết mà không nói vì lí do gì đó) được bản chất của Tử Vi một cáchthuyết phục đâu. Và nếu mọi người đã hiểu được bản chất của Tử Vi thì chả cóTVHTKH ra đời làm cái gì. Tuy bác VDTT cũng có nói về việc phản biện một thuyếtkhoa học trong chủ đề “cách an tứ hóa theo đại vận đúng không” cũng khá rõ ràngnhưng theo ý mình thì sửa lại một chút cho rõ là phản biện một thuyết khoa họcbao gồm:

1) Nền tảng của lí thuyết, bao gồm các qui luật, líthuyết và tiên đề dùng trong thuyết. Ở đây thường xét là mấy thứ này độ phổquát và chính xác thế nào? Có mâu thuẫn nội tại không? (Thật ra còn cần tiêuchuẩn đầy đủ và “không thừa” nữa, nhưng cái thứ 2 thì không quan trọng lắm, cáiđầu thì từ từ sau này mới biết được).

2) Cách xây dựng lí thuyết bao gồm mục đích của líthuyết và phương pháp, qui trình vận dụng mấy thứ trong 1) để làm rõ mục đíchđó.

3) Ứng dụng của lí thuyết, đây là cái cuối cùngnhưng là cái quan trọng nhất để đánh giá chỗ đứng lí thuyết. 2 phần 1) và 2) tấtnhiên là cần không mâu thuẫn nhưng nếu không có tính ứng dụng cao thì lí thuyếtđược xem là ít giá trị, tất nhiên chỉ đến thời điểm ... thấy ít ứng dụng. Theođó thì cần phải xem thuyết có đưa ra được những kiến thức “tiêu chuẩn” trong TửVi hem. “Tiêu chuẩn” thì kiểu như là suy ra được Tử Vi là giải cứu, quyền lộc. Thái Dươnglà Khoa, Thái Âm là Tài. Vũ Khúc thì “lạnh”. Xương Khúc là văn học nghệ thuật…Trên cơ sở có niềm tin vào những cái “tiêu chuẩn” thì sẽ tin được phần nào vàicái “không tiêu chuẩn”, kiểu như “Thiên Tướng là sao kém cỏi về đấu tranh” nhưý trong sách…

Tham gia thảo luận sẽ có 2 bên, đó là bên phản biệnlí thuyết (bước đầu mình đóng vai trò này, rất mong mọi người tham gia thêm) vàbên bảo vệ lí thuyết (nếu có, và có lẽ chủ yếu là bác VDTT). Có thể phản biệnvà bảo vệ bất cứ điều gì trong sách. Trong quá trình phản biện thì bên phản biệncó thể dùng từ “tác giả” hay “ý của tác giả” nhưng đó là để ngụ ý rằng tác giảviết như vậy trong thuyết chứ không phải là đối thoại với tác giả. Còn bên bảovệ lí thuyết thì tùy thuộc vào người đó có phải là bác VDTT hay không mà xưnglà “tôi” hay “tác giả” khi đề cập đến tác giả.

Sau đây là mình bắt đầu phản biện, mình sẽ viết lêntừ từ và đợi bên bảo vệ phản biện lại. Vì cuốn sách khá dài mà muốn phản biện mộtcách đầy đủ thì sẽ phải viết rất nhiều nên rất mong mọi người cùng “chạy tiếp sức”. Phần viết thường là những gì mình hiểutrong sách, phần in nghiêng là bình luận của mình, phần phản biện thì ghi chữPB và số thứ tự để tiện phản biện. Bên bảo vệ lí thuyết tất nhiên có thể phảnbiện lại bất kì phần nào mình viết ra.



Sách viết không theo cái khung của 3 phần trên, đâychỉ là cách phân chia của mình.

1) Về các cơ sở nền tảng thì sách viết không theo kiểuliệt kê 1 lần rồi dùng sau mà viết theo kiểu “cần đến đâu thì bổ sung đến đó”. Phầnnày mình chả phản biện gì nhưng thống kê lại (và có lẽ thiếu) vì rất cần thiếtcho với cả 2 bên, vì đây là cơ sở để thảo luận. Cả 2 bên đều có thể bổ sung vàrút lại trong quá trình thảo luận. Ở đây mình thấy có thể tóm tắt như sau:

Về các qui luật nền tảng, nhớ mang máng là có dùng 3 luật cơ bản là luật toàn không, luật đối xứng (có thể 2 luật này là một), luật vạn vật đồng nhất thể (có thể ba luật này là một), không biếtcó thêm luật gì nữa không. Mấy luật nàythì OK khỏi bàn đúng sai và mâu thuẫn nhau hay không vì nó rất phổ quát, hơn nữavì nếu còn bàn nó đúng sai thì hiện chả biết lấy cái gì làm nền tảng để cãi nữa.Tất nhiên có hiểu nó đúng để vận dụng nó đúng hay không thì lại là chuyện khác.

Về lí thuyết nền tảng, theo mình hiểu cuốn sách dựachủ yếu vào lí thuyết âm dương cùng với 1 số nền tảng của lí thuyết địa lí (địacầu), thuyết thiên văn và lịch pháp thì phải, tuy nhiên có pha thêm một chúttoán học để vận dụng 4 qui luật trên, hơn nữa mấy thuyết này cũng dính dáng đếntoán. Có thể có người có ý kiến rằng 3qui luật trên chỉ là một phần trong thuyết âm dương.

Trong cuốn sách có đề cậpđến ngũ hành nhưng theo sách thì thuyết ngũ hành chỉ là một thuyết gần đúng củathuyết âm dương và hứa sẽ trình bày trên 1 cuốn sách khác về khẳng định này.Theo mình hiểu thì tác giả có ý rằng thì bất cứ cái gì giải thích được bằng ngũhành thì có thể giải thích được bằng âm dương. Ngũ hành xuất hiện chỉ là để đơngiản hóa thay vì cách dùng âm dương sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Tác giả thỉnhthoảng có hứa sau này sẽ viết giải thích bằng âm dương trong 1 vài trường hợptác giả dùng ngũ hành để giải thích.

Tác giả dùng bát quáitrong sách và cho rằng bát quái là một ứng dụng (phép tính chính xác) của thuyếtâm dương và hứa sẽ trình bày ý nghĩa tình cờ tái khám phá về bát quái trong cuốn sách đã nêu.

Bản thân mình thấy sách đề cập đến âm dương ngũ hànhvà toán thì đọc, đến bát quái thì thôi vì chưa có trình, chỉ đọc để hiểu tác giảmuốn làm gì và có đọc phần ứng dụng các tượng trong bát quái để giái thích lítính các sao.

Về những lí thuyết nền tảng này thì mình cũng chấpnhận nó mà không có ý kiến vì không có trình mà nói, một phần vì chưa được đọccuốn sách đã nêu (chưa xuất bản).

Tác giả có dùng một số tiên đề nhưng vì đề cập đếnnó trong lúc xây dựng lí thuyết nên mình gộp luôn vào phần 2.

2) Trong cuốn sách, bài toán lớn, mục đích của Tử Vilà mô tả sự sống trên trái đất (trong một năm?). Bản thân mình hiểu đây là mộtthể đồng nhất của các sao trong Tử Vi.

Lí thuyết bắt đầu với tiên đề “vị trí nơi sinh và vậnmạng con người có liên quan mật thiết với nhau” (trang 24). OK, điều này thì ai mà phản bác được vì nếuai bảo sai thì chỉ cần nói “định nghĩa vận mạng là gì”, rồi sau đó bên kia nóigì thì cũng bảo “tôi thì tôi quan niệm vận mệnh là thứ bị ảnh hưởng một phần từnơi sinh đấy, đó là tiên đề của tôi đấy”. Tiên đề này không mâu thuẫn gì với mấythứ trong 1) vì trong đó chả nói gì đến vận mệnh.

Do cả vũ trụ chuyển động không ngừng và trái đất sovới vũ trụ chỉ nhỏ chút xíu (cơ sở thiên văn) nên ý nghĩa vị trí trái đất so vớiphần còn lại của vũ trụ chỉ là tương đối, do đó cái quyết định vị trí chính làphương hướng của nơi sinh trên trái đất với những thực thể còn lại mới là quantrọng. Cái này tạm thời OK vì chưa thấy vấnđề gì.

Để phương hướng thật sự xác định, tác giả đưa rakhái niệm “các vị trí tương đương trên vòng tròn phương hướng”, theo đó mộtnhóm các điểm trên vòng tròn chỉ tương đương với nhau khi nếu xem hoán vị là 1ánh xạ thì ánh xạ này phải đẳng cự (bảo toàn khoảng cách). Từ đây tác giả chỉxét mấy cái điểm này trong trường hợp lập thành các hình đa giác đều (trừ trườnghợp 2 điểm) và rồi dần chứng minh chỉ có 2 trường hợp là 2 điểm và 3 điểm mới tạothành một nhóm tương đương. Tác giả cũng đưa ra ý nghĩ vật lý hình học của nhómtương đương là tổng “lực vũ trụ” tác động vào “phương” của 1 phần tử của nhómtương đương thì bằng hợp lực của vũ trụ tác động vào các phần tử còn lại củanhóm tương đương (trường hợp 2 phần tử chỉ còn lại 1, đó là xung chiếu, trườnghợp 3 phần tử thì còn lại 2, đó là tam hợp sau này) theo “phương” đó. Phần này là những khái niệm và kết quả suy từ toánhọc, OK.

Bây giờ tác giả xét 1 vòng tròn phương hướng ở bắcbán cầu với Bắc Nam là 2 đầu của một đường kính. Nam nóng đại diện lửa, Bắc lạnhđại diện Thủy. Tự nhiên sẽ có ngay thêm 4 phương của tam giác tương đương Bắcvà Nam. Có nóng có lạnh nên cần có Đông Tây là nhiệt độ trung bình để mô hìnhtoán học hoàn chỉnh. Từ đó lại có thêm 4 phương khác thành tất cả là 12 phương.Sau đó tác giả lí luận rằng thực chất có thể dùng bất kì một bội số dương nào của12 để xây dựng thuyết nhưng vì một trong những qui tắc áp dụng khi xây dựng mộtthuyết khoa học là “mọi yếu tố phức tạp nên được cắt bỏ khi lập thuyết, chỉ lưulại cái gì không thể cắt mà thôi” (nguyên lí Occam).

PB1: Bản thân mình không biết tác giả dùng mô hìnhtoán học gì ở đây mà lại có từ “trung bình” và “đầy đủ”. Nếu là các cấu trúc đại số nào đó (mà yêu cầu tồn tại phần tử trunghòa, để cho đầy đủ) thì phải có phép tính đại số, mà ở đây mình chưa thấy phép tính nào cả (sựtồn tại của phép tính là có thể có, nhưng mình chưa thấy). Còn những mô hìnhkhông có phép tính đại số thì mình cũng không biết mô hình nào bắt buộc cần phầntử trung hòa, mà không có phép tính đại số thì khó có khái niệm “trung bình”. Hayđơn giản là áp dụng thuyết âm dương theo 1 kiểu nào đó? Tuy nhiên trong mọi trườnghợp mình vẫn có thể chấp nhận thuyết có đông tây nam bắc này. Đơn giản là vì tađang nói đến vị trí (trong tiên đề 1) và sau đó lí luận thành phương, mà tronghệ tọa độ phẳng dù là cầu hay không thì ta cũng cần 2 trục để xác định, dù làphương hay vị trí. Phương thực chất là góc so với trục nào đó, tuy nhiên nếu chỉmột trục thì không cách nào xác định hoàn toàn một góc, nếu bạn đã dùng chữ “thuậnnghịch chiều kim đồng hồ” thì thực chất đã thêm một trục rồi. Trong bài toán củata thì làm sao mà phân biệt được 2 điểm còn lại của tam giác tương đương là bên nằm nào, do đó vẫn đòi hỏi một trục nữa, chính là trục đông tây. Đây tất nhiên cũng là một mô hình toán học. Hơn nữa dùng lí luận này thì lí luận “bội số12” không cần thiết nữa vì chỉ cần 2 trục là xác định đầy đủ tất cả các phươngmà ta xây dựng chỉ từ 2 cực Bắc lạnh Nam nóng để phân biệt thời tiết trên bắcbán cầu. Cũng như 12 cung trên lá số Tử Vi có thể nói là đã chia ra rất đầy đủ các khía cạnh của 1 người vậy, nếu thiếu khía cạnh nào đó thì theo quan điểm của mình là vì chưa tìm ra chứ không phải lá số không nói.

(Đã tới trang 31)

Hic, đến giờ đi chơi rồi,mới đầu hè mà. Mai viết tiếp. Hoặc rất hi vọng ai đó tiếp sức dùm.



#2 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 06/05/2011 - 08:25

Tôi trước kia đã từng viết một vài phản biện ở đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 06/05/2011 - 20:40

Tiếp theo tác giả địnhlệ âm dương cho các phương. Xét về thời tiết, phân biệt Bắc Nam là cực đoan,phân biệt Đông Tây là bình hòa do đó tính âm dương khác nhau (cho dù lí luậncách nào để cần sự tham gia của phương Đông Tây trong bài toán thì lí nhiệt độvẫn dùng được ở đây như là một thể đồng nhất của các phương, vì mục đích của talà mô sự sống trên trái đất, đó là lí do ta cho nhiệt độ tham gia để định lệ âmdương). Sau đó lại thấy Bắc Nam có khác biệt về thời tiết nên phù hợp với tínhdương, do đó (và cũng phù hợp) Đông Tây tính âm. Sau đó đặt tên 12 cung như tabiết và ta cũng có cộng hưởng tam phương tứ chính do các nhóm tương đương (trườnghợp 2 điểm là đối xung, 3 điểm là tam hợp). Cái lí của giáp và nhị hợp sẽ bànsau. Và từ bây giờ những điều trình bày chỉ ứng với những địa điểm thuộc bắcbán cầu không quá gần bắc cực hoặc xích đạo, kết quả các địa điểm còn lại có thểsuy ra bằng lí luận tương tự và tác giả sẽ trở lại vấn đề này khi đến lúc. Đoạn này OK tuy có người sẽ có câu hỏi về vấnđề tại bắc cực và nam cực, vì ở đây thời tiết, “ngày” rất cực đoan..

Cho đến thời điểm nàychưa có sự tham gia của thời gian vào bài toán. Tác giả sẽ gán cả 12 cung thành12 giờ trong ngày và cả 12 tháng trong năm. Về giờ, quan sát cung (tức là 1phương trong vòng tròn phương hướng) gần mặt trời nhất thì ta thấy khi trái đấttự quay trọn 1 vòng thì cung này trở lại vị trí cũ. Do đó vòng tròn phương hướngcó thể xem như một cái mặt đồng hồ mà kim chỉ giờ là 1 cung bất kì. Trong thựctế thì lúc nửa đêm thì cung Tí gần mặt trời nhất (và giữa trưa thì cung Ngọ gầnmặt trời nhất) nên tác giả chọn cung Tí làm giờ Tí cho giản tiện. Và cách chọnnày ứng hợp thật sự với lí thời tiết vì giờ Tí là lúc lạnh nhất trong ngày(trùng với phương Bắc), và tất nhiên ứng hợp là từ đó giờ nào thì cung đó(phương đó) hướng về phía mặt trời (do 1 ngày cũng có 12 giờ). Ở đây ta thấy có sự ứng hợp về thời tiết giữakhông gian và thời gian trong 1 ngày. Chiều thuận trên địa bàn của cả khônggian và giờ trong ngày là trùng nhau.

Ở trang 35 tác giả viết“địa bàn như trên có lí tính nhưng vẫn chưa thể sử dụng như một đồng hồ vì chỉcàng gần bắc cực mới càng chính xác. Để sửa sai thì thay vì cho địa bàn nằm bámtrên mặt đất thì ta coi nó nằm trên mặt phẳng song song với vòng xích đạo. Vớithay đổi này thì địa bàn thành một đồng hồ chính xác cho toàn thể bắc bán cầu”.

PB2: 2 đoạn này mình thậtsự không hiểu ý tác giả. Ở trang 30 tác giả viết “xét 1 vòng tròn phương hướng ởbắc bán cầu, ta thấy bắc nam là 2 đầu của một đường kính”, chính vòng trònphương hướng này được xây dựng thành địa bàn để rồi có 2 cực nóng lạnh, sau bây giờ ở đây tác giả lại chođịa bàn nằm bám trên mặt đất và sửa thành nằm trên mặt phẳng song song với xíchđạo. Vậy thật sự lúc đầu địa bàn có thể hình dung như thế nào mà có đường kínhlà bắc nam, và ở đây cũng cần phù hợp là nửa đêm thì cung Tí gần mặt trời nhất,giữa trưa cung Ngọ gần mặt trời nhất.



#4 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1874 thanks

Gửi vào 07/05/2011 - 01:36

Đây là phần “biện hộ” hoặc là “phản phản biện” của tác giả

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 06/05/2011 - 08:09, said:

Về các qui luật nền tảng, nhớ mang máng là có dùng 3 luật cơ bản là luật toàn không, luật đối xứng (có thể 2 luật này là một), luật vạn vật đồng nhất thể (có thể ba luật này là một), không biếtcó thêm luật gì nữa không. Mấy luật nàythì OK khỏi bàn đúng sai và mâu thuẫn nhau hay không vì nó rất phổ quát, hơn nữavì nếu còn bàn nó đúng sai thì hiện chả biết lấy cái gì làm nền tảng để cãi nữa.Tất nhiên có hiểu nó đúng để vận dụng nó đúng hay không thì lại là chuyện khác.

1. Luật đối xứng là một ứng dụng cục bộ của luật toàn không.

2. Luật “Vạn vật đồng nhất thể” có thể diễn giải một cách giản dị là: “Vạn vật trong vũ trụ cùng theo một hệ quy luật chung, không thể nào mỗi nơi theo một hệ thống quy luật khác nhau”. Đây cũng chính là giả sử tiên quyết của khoa học tây phương (dĩ nhiên được diễn tả bằng cách khác).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 06/05/2011 - 08:09, said:

2) Trong cuốn sách, bài toán lớn, mục đích của Tử Vilà mô tả sự sống trên trái đất (trong một năm?). Bản thân mình hiểu đây là mộtthể đồng nhất của các sao trong Tử Vi.

Soạn giả mượn vạn vật đồng nhất thể để nối kết đời sống con người với hoàn cảnh của địa cầu.

Còn Một năm trên trái đất = một đời người chết già là mô hình đặc thù do soạn giả đề nghị.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 06/05/2011 - 08:09, said:

Bây giờ tác giả xét 1 vòng tròn phương hướng ở bắcbán cầu với Bắc Nam là 2 đầu của một đường kính. Nam nóng đại diện lửa, Bắc lạnhđại diện Thủy. Tự nhiên sẽ có ngay thêm 4 phương của tam giác tương đương Bắcvà Nam. Có nóng có lạnh nên cần có Đông Tây là nhiệt độ trung bình để mô hìnhtoán học hoàn chỉnh. Từ đó lại có thêm 4 phương khác thành tất cả là 12 phương.Sau đó tác giả lí luận rằng thực chất có thể dùng bất kì một bội số dương nào của12 để xây dựng thuyết nhưng vì một trong những qui tắc áp dụng khi xây dựng mộtthuyết khoa học là “mọi yếu tố phức tạp nên được cắt bỏ khi lập thuyết, chỉ lưulại cái gì không thể cắt mà thôi” (nguyên lí Occam).

PB1: Bản thân mình không biết tác giả dùng mô hìnhtoán học gì ở đây mà lại có từ “trung bình” và “đầy đủ”. Nếu là các cấu trúc đại số nào đó (mà yêu cầu tồn tại phần tử trunghòa, để cho đầy đủ) thì phải có phép tính đại số, mà ở đây mình chưa thấy phép tính nào cả (sựtồn tại của phép tính là có thể có, nhưng mình chưa thấy). Còn những mô hìnhkhông có phép tính đại số thì mình cũng không biết mô hình nào bắt buộc cần phầntử trung hòa, mà không có phép tính đại số thì khó có khái niệm “trung bình”. Hayđơn giản là áp dụng thuyết âm dương theo 1 kiểu nào đó? Tuy nhiên trong mọi trườnghợp mình vẫn có thể chấp nhận thuyết có đông tây nam bắc này. Đơn giản là vì tađang nói đến vị trí (trong tiên đề 1) và sau đó lí luận thành phương, mà tronghệ tọa độ phẳng dù là cầu hay không thì ta cũng cần 2 trục để xác định, dù làphương hay vị trí. Phương thực chất là góc so với trục nào đó, tuy nhiên nếu chỉmột trục thì không cách nào xác định hoàn toàn một góc, nếu bạn đã dùng chữ “thuậnnghịch chiều kim đồng hồ” thì thực chất đã thêm một trục rồi. Trong bài toán củata thì làm sao mà phân biệt được 2 điểm còn lại của tam giác tương đương là bên nằm nào, do đó vẫn đòi hỏi một trục nữa, chính là trục đông tây.

Tại sao có hai từ “trung bình” và “đầy đủ”?

Mục đích của mọi mô hình khoa học là diễn tả thực tế bằng cách giản dị nhất (nguyên lý dao cạo Occam) mà không thiếu sót trầm trọng.

Mô hình Tử Vi mà tác giả đề nghị, đương nhiên phải bao gồm hai phương nam bắc vì nóng (nam) và lạnh (bắc) rõ ràng là hai thực thể cần phân biệt, rồi vì luật tương đương của phương vị (xung chiếu và tam giác đều) hai phương này sẽ biến thành 6 phương (y như hình ngôi sao David của người Do Thái).

Thế nhưng xét lý toán học một cách tối giản thì khi một mô hình đã chứa số cao số thấp thì mô hình đó cũng phải chứa số đại biểu trung bình của cao và thấp mới không phạm lỗi thiếu sót (Chứa H và L thì phải chứa [H+L]/2). Nay xét 6 phương đã hình thành (hình ngôi sao David) thì thấy là nó thiếu trục thẳng góc, mà trục thẳng góc lại chứa [H+L]/2. Do đó phải thêm trục thẳng góc, mà thêm trục thẳng góc rồi thì vì luật tương đương của phương vị mà thành ra thêm tổng cộng 6 phương. Phối hợp với 6 phương nguyên thủy, thành 12 phương.

Sáu phương sau lý khác 6 phương trước, nên dùng sự khác biệt này mà phân âm dương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 06/05/2011 - 08:09, said:

Đây tất nhiên cũng là một mô hình toán học. Hơn nữa dùng lí luận này thì lí luận “bội số12” không cần thiết nữa vì chỉ cần 2 trục là xác định đầy đủ tất cả các phươngmà ta xây dựng chỉ từ 2 cực Bắc lạnh Nam nóng để phân biệt thời tiết trên bắcbán cầu. Cũng như 12 cung trên lá số Tử Vi có thể nói là đã chia ra rất đầy đủ các khía cạnh của 1 người vậy, nếu thiếu khía cạnh nào đó thì theo quan điểm của mình là vì chưa tìm ra chứ không phải lá số không nói.

Ý của người phản biện ở đây không rõ lắm, nhưng nếu bảo rằng chỉ cần 4 phương thì không hợp lý. Hay là người phản biện chỉ muốn đưa một lý khác để giải thích tại sao chỉ cần 12 cung mà không phải là một bội số khác của 12?

Dù sao để ăn chắc cũng xin ghi rõ vì sao phải xử dụng 12 phương. Muốn mô hình không thiếu sót mỗi phương đồng thời phải có các phương tương đương của nó. Sau khi đồng ý rằng sơ khởi phải có 4 phương tạo thành 2 trục thẳng góc thì tổng số phương tối thiểu phải là 4x3=12 mới gồm đủ mọi phương tương đương.

Xét cùng lý thì số phương phải là bôi số của 12 (tức 12n), nhưng vì lý dao cạo Occam mà n=1 nên có đúng 12 phương.

#5 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 07/05/2011 - 02:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 07/05/2011 - 01:36, said:

Thế nhưng xét lý toán học một cách tối giản thì khi một mô hình đã chứa số cao số thấp thì mô hình đó cũng phải chứa số đại biểu trung bình của cao và thấp mới không phạm lỗi thiếu sót (Chứa H và L thì phải chứa [H+L]/2). Nay xét 6 phương đã hình thành (hình ngôi sao David) thì thấy là nó thiếu trục thẳng góc, mà trục thẳng góc lại chứa [H+L]/2. Do đó phải thêm trục thẳng góc, mà thêm trục thẳng góc rồi thì vì luật tương đương của phương vị mà thành ra thêm tổng cộng 6 phương. Phối hợp với 6 phương nguyên thủy, thành 12 phương.
Người đọc hiểu mô hình toán học là "mathematics structure"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Tính đầy đủ của mô hình toán học tất nhiên là cần thiết để đảm bảo 1 không gian "đẹp" . Không gian metric đầy đủ là 1 mô hình đầy đủ, tập hợp có thứ tự đầy đủ là một mô hình đầy đủ, nhóm là một mô hình đầy đủ, tập compact là một mô hình đầy đủ. Nhưng có rất nhiều mô hình toán học không đầy đủ hoặc không chắc đầy đủ mà người ta vẫn nghiên cứu. Ngay cả vũ trụ có phải là một đa tạp đầy đủ không ta cũng không dám chắc nhưng tất nhiên ta vẫn nghiên cứu. Do đó có 2 vấn đề người đọc chưa rõ. Thứ nhất là vì sao phải thỏa tính đầy đủ (thực chất là cần 1 tiên đề không, có thể điều này không quan trọng lắm?)? Thứ 2, quan trọng hơn, là cần làm rõ mô hình đó là mô hình gì. Người đọc đề cập đến "cấu trúc đại số" vì để có "trung bình" thì trong toán học thường nghĩ đến phải có phép tính đại số hoặc cấu trúc thứ tự. Ở đây bây giờ người đọc hiểu ý tác giả có lẽ ám chỉ đến cấu trúc thứ tự, theo đó "nhiệt độ trung bình" là phần tử nằm giữa "nóng" và "lạnh". Nếu đúng như vậy thì còn phải chứng minh 2 cặp nhóm tương đương sinh ra không đảm bảo đã có phần tử "trung bình", theo nghĩa nằm giữa 2 giá trị "nóng" và "lạnh" này. (1 lí do người đọc chỉ nhắc đến cấu trúc đại số ở bài đầu tiên là vì bị ám ảnh bởi từ "trung bình" là cần phép tính, nay thấy là cần hiểu rộng ra). Do đó người đọc mới đề ra cách nhìn khác như đã viết và viết rõ hơn dưới đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 07/05/2011 - 01:36, said:

Ý của người phản biện ở đây không rõ lắm, nhưng nếu bảo rằng chỉ cần 4 phương thì không hợp lý. Vì muốn mô hình không thiếu sót mỗi phương đồng thời phải có các phương tương đương của nó. Sau khi đồng ý rằng sơ khởi phải có 4 phương tạo thành 2 trục thẳng góc thì tổng số phương bắt buộc phải là bôi số của 12 (tức 12n) mới thỏa điều kiện này.

Ý người đọc cũng nói đến 1 mô hình toán học, cũng là sử dụng nhóm tương đương, nhưng không nhìn theo thứ tự mà nhìn theo phương vị. Cần nhắc lại rằng ta đang sử dụng tiên đề 1 để xây dựng mô hình, mà tiên đề 1 nhắc đến vị trí, sau ta luận ra thành phương hướng. Theo đó trước hết ta xây dựng 1 trục nam bắc, sau thành 6 phương theo lí tương đương. Tuy nhiên theo mô hình tọa độ cầu (ở đây bán kính cố định) thì một trục không thể phân biệt được hoàn toàn các phương này. Phương thực chất là một góc theo 1 trục nào đó nhưng nếu chỉ một trục thì không thể hoàn toàn xác định phương (tức góc). Ở đây là ta không thể biết 2 điểm thuộc từng nhóm tương đương ở từng bên nào so với trục, trái hay phải, thuận hay nghịch chiều kim đồng hồ thì thật sự ta đã thêm 1 trục vào. Nên có thêm một trục là phương đông tây, và lại theo nguyên lí tương đương mà được thêm 4 phương nữa (đông tây mỗi phương thêm tam giác tương đương). Từ đó thành ra có tất cả 12 phương. Và 12 phương này có thể xét được hoàn toàn tất cả các phương sinh ra theo phương nam bắc (vì chỉ xét các nhóm tương đương). Do đó nếu chỉ xét các phương sinh ra từ trục bắc nam là đã đủ hoàn toàn. Tất nhiên nguyên lí dao cạo Occam vẫn có thể áp dụng vào đây nếu cần thiết. Tuy nhiên ít nhất phải thấy cần thiết. Như vậy ngoài cách sinh các phương từ trục bắc nam nóng lạnh thì còn lấy cơ sở gì để sinh ra tiếp các loại phương? Thực chất ảnh hưởng của vị trí ta sinh lên quan trọng nhất mà hiện tại ta biết là thời tiết, nên lấy nam bắc nóng lạnh để mà sinh là quá hợp lí. Còn ảnh hưởng nào ngoài thời tiết? Còn cấu trúc địa lí thì chả có phương nào đối nghịch để làm cơ sở mà sinh, hầu như khu nào rộng một chút cũng có nước có núi có đất, nhưng thế đối xứng để làm một cặp phương tương đương rất khó. Nếu không lấy cơ sở gì để thêm vào xây dựng thêm 12 phương thì mô hình về lí thuyết có thể có câu hỏi nhưng thực tế tự nó đã hoàn chỉnh nếu chỉ lấy tiên đề 1. Tuy nhiên người đọc đồng ý rằng thêm nguyên lí dao cạo thì sẽ bớt rất nhiều thắc mắc và an tâm hơn, ít nhất là về mặt lí thuyết.

Tất nhiên cách nhìn của người đọc có thể sai, hoặc không đúng bản chất.

Sửa bởi buiram: 07/05/2011 - 03:07


#6 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 07/05/2011 - 08:52

OK, sau khi suy nghĩ lại thì nhận thấy tác giả thực sự có thể đặt tên các B2, B3, N2, N3 bằng cách dùng chiều "quay" của mặt trời hay trái đất. Vậy việc phân biệt 4 điểm này đã hoàn toàn xác định nên cái lí phương đông tây tồn tại để định phương là không hợp lí. Người đọc cũng tạm thừa nhận cần có 1 cái phương "trung bình", sau nó lại "đẻ" ra thêm cái phương đối xung, rồi tam hợp của 2 phương này, thành tổng cộng 12 phương. Dùng từ "tạm" vì cảm thấy chưa quá thuyết phục ở chỗ mấy chú B2, B3, N2, N3 theo lí nó cũng có ít nhất một chút "trung bình" rồi chứ, sao mà giống như B và N y chang được. Tuy nhiên đành chấp nhận vì hiện chưa tìm ra được cách nào thuyết phục hơn. Lúc đầu người đọc định giải bài toán chia phương địa bàn độc lập với thời tiết 2 nam bắc nhưng quả là không thể tạo được con số 12. (Định làm độc lập theo kiểu "tự nhiên" có 4 phương đông tây nam bắc xưa nay rồi dùng tam hợp tương đương tạo ra 12 cung, tuy nhiên lại bị "chết" là vì sao có con số 4 phương này, sao không thêm 1 đống phương nữa, dùng "trời tròn đất vuông" kết hợp với nam bắc để chia thành góc vuông theo 4 hướng đông tây nam bắc thì nghe "huyền học" quá, xấu hổ cho tên của cuốn sách. Và hiện người đọc nghi ngờ sự tồn tại của phương pháp chia địa bàn theo nghĩa chỉ chia để phân biệt phương hướng rồi mới gán các tính chất cho các hướng. Có lẽ cái lí đồng nhất của vạn vật nằm ở đây).

Sửa bởi buiram: 07/05/2011 - 08:53







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |