Jump to content

Advertisements




Công bằng - Dân chủ, liệu có tồn tại


125 replies to this topic

#46 canh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 275 Bài viết:
  • 973 thanks

Gửi vào 30/01/2012 - 23:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhduc, on 30/01/2012 - 23:07, said:

dear AK,
VN là nàng Kiều hiện đại đóa cha lụi...

Tóm lại là bây giờ ai chịu chi nhiều tiền hơn thì ngã vào anh đó, khốn nổi nàng Kiều bây giờ đã tàn tạ dung nhan nên bây giờ ai chịu chi mà không có điều kiện đánh đổi...

Thực tại đáng buồn nhưng đúng là không thể khác!

#47 Mucdong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 986 Bài viết:
  • 2789 thanks

Gửi vào 30/01/2012 - 23:10

Gì chứ dã tâm thống trị của các đồng chí đấy thì lúc nào chả tồn tại. Tuy nhiên, dã tâm thống trị, rút cục cũng vì kinh tế và vì sự phát triển tham lam của đất nước họ. Con người và sức hút của quyền lực, đồng tiền thì chẳng thể tránh nổi dã tâm đấy.

Theo AnKhoa nghĩ thì vì sao Việt Nam bé tí, yếu xìu, lại không có vũ khí hạt nhân, lại giầu tài nguyên, đặc biệt là Dầu đang được đặc biệt quan tâm mà Việt Nam vẫn chưa bị sờ gáy, vẫn chưa thấy chiến tranh xảy ra? Thiết nghĩ vì Việt Nam đã nhún nhường, mềm dẻo trước các đàn anh, thả phanh cho họ nhảy vào đầu tư, khai thác khá chính thống, chỉ giữ lại cho mình mảnh đất (đất thuộc sở hữu nhà nước). Thêm vào đó, cũng đã chịu khó tham gia vào các tổ chức, sân chơi chung của quốc tế như WTO chẳng hạn, hay APEC, OPEC để có được tí tôn trọng theo cái quy tắc chung của Thế giới, để kiếm cái thế bạn bè bằng hữu, anh em mà không bị cô lập rồi bị xông vào ráp lá cà oánh nhau. Chứ chỉ cần Việt Nam vênh mặt lên cãi một tiếng, chắc sẽ ăn ngay 1 cái vả vào mặt mà không có vũ khí để vả lại.

Quan hệ giữa người với người (như người trên - người dưới) cũng rõ ràng cái quan hệ trên bảo - dưới nghe, không nghe là đe rơi trúng đầu nó cũng rưa rứa như thế thôi mà.

@TanThuyHoang: Sẽ trả lời bạn sau nhé. Mucdong giờ vẫn còn tê tái sau vố trúng độc hàng China xịn. Chắc do Hóa Kị đang treo loạn xạ, nên vừa trúng độc lại vừa thích tý thị phi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thân!

Sửa bởi Mucdong: 30/01/2012 - 23:17


#48 Mucdong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 986 Bài viết:
  • 2789 thanks

Gửi vào 30/01/2012 - 23:55

Nếu Việt Nam phát triển mạnh về tri thức, các sản phẩm không cần nhiều nhưng đều giàu tính tri thức và tinh tế thì nước ngoài khó cướp hơn. Còn Việt Nam giầu tài nguyên thì luôn là nỗi lo sợ bị xâm chiếm.

Có thể đây là hướng phát triển nghe chừng còn có cơ hội cho Việt Nam, nhưng lại cũng khó vô cùng vì đáng tiếc là sản phẩm giáo dục của Việt Nam hiện nay ở tầm quá thấp. Không biết cái này có phải do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng diệt tri thức đã từng có ở Việt Nam không? Mucdong không phê phán, chỉ là đặt vấn đề ra để ai quân tâm thì suy ngẫm.

Nói xong lại muốn học, mỗi tội hơi ngu, lại chưa vượt qua được sức ỳ, và không có sức mạnh về tài chính. Mucdong đúng là rất "Việt Nam"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mucdong đặc biệt dị ứng với lối giáo dục "đại trà" như hiện nay, nó khiến cho con người ta cái gì cũng biết và cũng chẳng biết gì, thợ không ra thợ, thầy chẳng ra thầy, chỉ là xóa mù chữ chứ không thể ra cái thành quả gì. Là một sản phẩm của cái khuôn đấy, nên giờ thành ra ẩm ương thế này đây, mới phải lên TVLS chém gió.

Sửa bởi Mucdong: 31/01/2012 - 00:05


#49 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 30/01/2012 - 23:59

Nói thật tôi vẫn rất có niềm tin vào sự phát triển trong tương lai.

Việt Nam, ít nhất cũng vượt qua rất nhiều nước khác đang là nạn nhân của giới tài phiệt tư bản.

Tất nhiên, nếu cứ cái tình trạng 7x thì ko thể thay đổi đột phá, 8x thì yếu đuối, 9x thì sính Tây, 10x thì 1 là vô học đàn đúm, 2 là té sang Tây sống thì nói thẳng là các vị có tâm có sức trong chính phủ và cộng đồng cứ cố gắng hết sức đi, thì kết quả vẫn là NO WAY.

Và chúng ta tha hồ tận hưởng cuộc sống mặc kệ thế hệ cha chú và con cái của ta cho giới tài phiệt tư bản khống chế. Lúc đó, tốt nhất là đừng trách ai, hãy trách chính mình quá yếu đuối và kém cỏi !

Và nói thực, người Việt trẻ chỉ đc cái học giỏi thôi nhưng tinh thần và nghị lực đang rất kém.

Thanked by 1 Member:

#50 Mucdong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 986 Bài viết:
  • 2789 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 00:23

Ý của AnKhoa thì đúng, tuy nhiên, thấy AnKhoa hơi bị sa đà vào thuật ngữ "Tư Bản". Tư Bản chẳng qua là chế độ sở hữu riêng mà thôi. Nếu AnKhoa làm gì đó, chắc chắn AnKhoa cũng phải đi theo cái tư duy đấy mà thôi, mà Việt Nam giờ thì ruột cũng đặc Tư Bản, thậm chí còn Tư Bản nặng nề hơn cả nhiều nước được gọi là Tư Bản (Do kinh tế khó khăn nên phúc lợi chưa được chú trọng, bóc lột giữa giàu - nghèo mạnh).

Mục đích là tạo nên mới mẻ, đột phát cho sự phát triển ngành mũi nhọn và kinh tế của Việt Nam, tăng cường cái vị thế của người Việt Nam và đồ Việt Nam cho nó nhen nhóm lên chút, sau đấy là Phúc lợi. Chứ không phải là Tư Bản hay Cộng Hòa.

Sửa bởi Mucdong: 31/01/2012 - 00:32


Thanked by 1 Member:

#51 Mucdong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 986 Bài viết:
  • 2789 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 00:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 30/01/2012 - 23:59, said:

Tất nhiên, nếu cứ cái tình trạng 7x thì ko thể thay đổi đột phá, 8x thì yếu đuối, 9x thì sính Tây, 10x thì 1 là vô học đàn đúm, 2 là té sang Tây sống thì nói thẳng là các vị có tâm có sức trong chính phủ và cộng đồng cứ cố gắng hết sức đi, thì kết quả vẫn là NO WAY.


Giới trẻ như thế nào là sản phẩm của giáo dục đấy. Đến khi biết biết rồi thì đã lại dễ muộn màng mà bất lực hoặc cam chịu vì không có nhiều thời gian để bắt đầu từ đầu.

Mà hiện giờ, muốn được giáo dục tốt thì lại phải sang nước ngoài, các nước khoa học kỹ thuật phát triển. Sang đấy xong thì dễ bị chảy máu chất xám. Thực chất cũng nhiều người ôm mộng về Việt Nam để thay đổi, nhưng về lại không được đãi ngộ, không được đầu tư, thế là lại dễ ôm hận mà thút luôn. Những hình ảnh như thế này trước đây đã thấy nhiều lắm.

Sửa bởi Mucdong: 31/01/2012 - 00:40


#52 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 00:40

Ý ở đây là giới tài phiệt lắm tiền, dùng tiền tạo ra quyền lực chi phối, còn ko có ý nói về cái khái niệm chế độ này nọ, vì nó ko cần thiết.

Nhưng thực tế đa phần giới tài phiệt đến từ tư bản phương Tây. Dù sao, ta quan tám bản chất vấn đề là chính, mấy cái khái niệm râu ria lại là chủ đề ... bàn mãi cg ko xong. Xã hội giờ chả có cái gì vận hành theo đúng cái khái niệm nó đặt ra cả.

#53 label

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 357 Bài viết:
  • 119 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 31/01/2012 - 01:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mucdong, on 29/01/2012 - 15:21, said:

AnKhoa đi tìm 1 từ công bằng theo ý nghĩa nào?

- Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
- Làm theo năng lực, hưởng theo năng lực.

Nếu theo nghĩa thứ nhất, thì tưởng là công bằng nhưng sẽ là không công bằng với những người/quốc gia luôn cố gắng và có nhiều thành tựu. Nói về sáng chế, nếu như mọi sáng chế được dầy công nghiên cứu ra rồi public hết cho thiên hạ thì sẽ chẳng có ai là người muốn đầu tư sáng chế nữa. Sản phẩm làm ra thì hữu hạn mà nhu cầu của con người thì vô hạn. Hầu hết luật của các nước cũng đều quy định thời hạn bảo hộ đối với các sáng chế, có thể là 20 năm, 30 năm; còn khi đã tham gia vào WTO thì phải tuân theo quy định là 20 năm. Đây là khoảng thời gian để cho đơn vị sở hữu sáng chế thực hiện toàn quyền khai thác những lợi ích có được từ sáng chế đó. Qua thời gian đó thì nó trở thành tài sản chung, dùng không cần phải xin phép nữa. Chẳng phải như vậy, khi những nước nhỏ như Việt Nam tham gia vào WTO cũng được dùng miễn phí nhiều thành quả sáng chế của các nước từ trước tới giờ đã hết hạn bảo hộ mà không cần phải xin phép đấy sao, chỉ sợ không đủ khả năng, hoặc như các thủ tục chuyển giao công nghệ cũng không quá phức tạp như khi chưa gia nhập.
Về bệnh AIDS, ở mình chưa có cũng là một điều thua thiệt. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, nếu Việt Nam là nước tìm ra phương pháp điều trị thì có lẽ Việt Nam cũng vênh mặt lên mà chém to, kho mặn rồi. Mà chưa có, chưa hẳn đã là không hay, ít ra người dân còn có cái mà sợ, còn học cách phòng tránh, còn giảm thiểu các tệ nạn xã hội đang lan tràn. Chứ đến khi người ta chỉ còn coi nó như bệnh Sốt, bệnh Sởi thì có lẽ cũng nhiều cái phiền. Nói thế không có nghĩa là không cảm thông với những người kém may mắn, mà là sự cảnh tỉnh cho nhiều người đường quang không đi lại cứ thích đâm đầu vào bụi rậm.

Nếu hiểu về công bằng theo nghĩa thứ 2, thì phải thừa nhận rằng những nước nhỏ như Việt Nam phải đối mặt rất nhiều, nỗ lực nhiều, cố gắng nhiều và rút kinh nghiệm nhiều. Nếu cứ chỉ nhìn vào việc bị ăn chặn mà hờn dỗi thì Việt Nam cứ mãi làm một đứa trẻ không lớn được. Mà cũng đâu phải chỉ có mỗi việc bị ăn chặn, VN và các nước đang phát triển khác cũng phải dựa dẫm rất nhiều vào nguồn vốn ODA, rồi thì cũng chẳng trả được.

Nếu nhìn nhận rằng, vị thế và năng lực của Việt Nam yếu kém, nên việc một nước nhỏ tồn tại được như vậy là vì đã có những cơ chế được đặt ra khá văn minh giữa các nước, các tổ chức rồi. Văn minh hơn rất nhiều so với sự phát triển tự do theo kiểu một nước lớn mạnh rồi thì cầm quân đi thu phục các nước khác gây nên chiến tranh, loạn lạc liên miên, rồi lại về củng cố quân đội xong lại đi mở rộng thuộc địa.

Thân!
ACE ! tôi sắp thi triết, thấy các bác giỏi lý luận quá nên muốn hỏi đôi điều còn lăn tăn bấy lâu nay. Tính tôi lại hay ngứa ngáy khó chịu với những điều còn lăn tăn nên mình thấy chỗ nào hỏi được là cứ hỏi. Hi vọng gặp được ai giỏi triết học giải thích hộ tôi điều này: Lúc đầu thì triết học khẳng định như định đóng cột " Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại sự mâu thuẫn, quá trình vận động của sự vật hiện tượng là quá trình đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn để cho cái mới ra đời. Vận động là tính cố hữu của mọi sự vật hiện tượng, không có sự vật hiện tượng nào không vận động. Như vậy thì 3 phạm trù (mâu thuẫn, vận động, tồn tại) không tách rời nhau và có ở mọi sự vật hiện tượng, kể cả xã hội loài người. Thế nhưng ngay sau đó triết học lại khẳng định sẽ tồn tại 1 xã hội dream đến mức độ : Không có giai cấp, không có mâu thuẫn cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội,... theo đó mà suy luận thì xã hội đó chỉ có con người bình đẳng, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu... nhà nước, cơ quan dân, chính đảng, quân đội, công an,,, giải tán hết." Theo suy luận của mình thì xã hội đó sẽ không có mâu thuẫn nào, mà không mâu thuẫn thì không vận động, không vận động được thì sao tồn tại được nhỉ???.
Bác nào giải thích cho em điều trên tâm phục khẩu phục, em xin bái làm thầy luôn.

Thanked by 1 Member:

#54 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 01:03

Đổ lỗi cho những cái đã qua: giáo dục, chiến tranh... làm cho con người ta cảm giác nhẹ nhàng cho sự yếu kém nhu nhược của mình.

Con người có nghị lực không cho phép quá khứ quyết định tương lai, vì quá khứ là thứ không thể thay đổi, và tương lai là cái thứ có thể thay đổi. Cái ngụy biện này nó giống như: nhà mình ko có điều kiện, những thực tế vẫn có vô vàn gương thành công vươn lên từ khó khăn tại các nước. Mà VN mình cũng ko thuộc loại quá chặt ép con người ko thể phát triển nếu gia đình ko có điều kiện.

Còn các vị đi học về rồi ko tìm đc nơi phù hợp tài năng thì một phần phải trách chính anh vì đòi hỏi cao quá, vì không thực tế. VN đang phát triển, còn nhiều khó khăn, anh giỏi thì anh phải chịu khó hy sinh chút, anh lại đòi hòi mọi thứ phải sẵn sàng như Âu Mỹ thì là vô cùng phi thực tế. Nó giống như anh đòi hỏi cha mẹ già của anh ở quê phải thông minh, hiện đaih và năng động như những người già ở Âu Mỹ vậy.

Làm gì thì cũng phải có bước đi đầu tiên, có một thế hệ đi đầu. Anh ko đi, thì anh cũng ko thể yêu cầu & hy vọng người khác, hay thế hệ sau phải đi. Và nếu họ có ko đi thì anh xũng ko trách họ đc.


#55 Mucdong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 986 Bài viết:
  • 2789 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 01:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

liemtho, on 31/01/2012 - 01:02, said:

ACE ! tôi sắp thi triết, thấy các bác giỏi lý luận quá nên muốn hỏi đôi điều còn lăn tăn bấy lâu nay. Tính tôi lại hay ngứa ngáy khó chịu với những điều còn lăn tăn nên mình thấy chỗ nào hỏi được là cứ hỏi. Hi vọng gặp được ai giỏi triết học giải thích hộ tôi điều này: Lúc đầu thì triết học khẳng định như định đóng cột " Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại sự mâu thuẫn, quá trình vận động của sự vật hiện tượng là quá trình đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn để cho cái mới ra đời. Vận động là tính cố hữu của mọi sự vật hiện tượng, không có sự vật hiện tượng nào không vận động. Như vậy thì 3 phạm trù (mâu thuẫn, vận động, tồn tại) không tách rời nhau và có ở mọi sự vật hiện tượng, kể cả xã hội loài người. Thế nhưng ngay sau đó triết học lại khẳng định sẽ tồn tại 1 xã hội dream đến mức độ : Không có giai cấp, không có mâu thuẫn cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội,... theo đó mà suy luận thì xã hội đó chỉ có con người bình đẳng, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu... nhà nước, cơ quan dân, chính đảng, quân đội, công an,,, giải tán hết." Theo suy luận của mình thì xã hội đó sẽ không có mâu thuẫn nào, mà không mâu thuẫn thì không vận động, không vận động được thì sao tồn tại được nhỉ???.
Bác nào giải thích cho em điều trên tâm phục khẩu phục, em xin bái làm thầy luôn.

Mucdong em kiến thức nông cạn nên chỉ khua môi múa mép linh tinh, mong anh liemtho chớ chê cười.
Mucdong không học Triết học Mác, vì học mà không tiêu. Triết Mác họ giải thích, dẫn dắt cuối cùng cũng chỉ nhằm đi tới cái mục đích của họ mà không nhìn vào quy luật khách quan. Họ nghĩ đến sự phát triển theo một chiều thẳng tưng từ dưới mặt đất lên cung trăng. Định di dân lên đó ở rồi thở không cần bình oxy, con người giỏi thích nghi, vận động rồi có khi lại tạo ra giống mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Em cũng có niềm tin mãnh liệt như thế ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Khi những lý giải có mục đích cụ thể thì nó không còn là triết học, mà là công cụ. Vì nhiệm vụ của triết học chỉ là vẽ ra những quy luật khách quan."
Nhưng phải thừa nhận, công cụ quá hiệu quả. Có điều người dùng hơi lạm dụng công cụ trở thành triết học, mà không dùng nó với đúng ý nghĩa của nó thôi.

Sửa bởi Mucdong: 31/01/2012 - 01:37


#56 Mucdong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 986 Bài viết:
  • 2789 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 01:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 31/01/2012 - 01:03, said:

Đổ lỗi cho những cái đã qua: giáo dục, chiến tranh... làm cho con người ta cảm giác nhẹ nhàng cho sự yếu kém nhu nhược của mình.

Con người có nghị lực không cho phép quá khứ quyết định tương lai, vì quá khứ là thứ không thể thay đổi, và tương lai là cái thứ có thể thay đổi. Cái ngụy biện này nó giống như: nhà mình ko có điều kiện, những thực tế vẫn có vô vàn gương thành công vươn lên từ khó khăn tại các nước. Mà VN mình cũng ko thuộc loại quá chặt ép con người ko thể phát triển nếu gia đình ko có điều kiện.

Còn các vị đi học về rồi ko tìm đc nơi phù hợp tài năng thì một phần phải trách chính anh vì đòi hỏi cao quá, vì không thực tế. VN đang phát triển, còn nhiều khó khăn, anh giỏi thì anh phải chịu khó hy sinh chút, anh lại đòi hòi mọi thứ phải sẵn sàng như Âu Mỹ thì là vô cùng phi thực tế. Nó giống như anh đòi hỏi cha mẹ già của anh ở quê phải thông minh, hiện đaih và năng động như những người già ở Âu Mỹ vậy.

Làm gì thì cũng phải có bước đi đầu tiên, có một thế hệ đi đầu. Anh ko đi, thì anh cũng ko thể yêu cầu & hy vọng người khác, hay thế hệ sau phải đi. Và nếu họ có ko đi thì anh xũng ko trách họ đc.

AnKhoa đã có vẻ hơi chụp mũ và đánh giá mang cảm tính cá nhân rồi.
Vấn đề không phải là đổ tại, không phải là trách móc và bao biện cho sự kém cỏi của bản thân hay thế này thế khác.
Câu chuyện là: Muốn chữa bệnh thì phải tìm ra bệnh, nguyên nhân gây bệnh thì mới biết phải chữa thuốc gì. Chưa có thuốc thì còn là cơ sở để nghiên cứu tìm ra thuốc chữa. Rồi cả vacxin phòng tránh nữa.
Nhìn nhận khách quan và bóc trần sự thật không phải là điều mà AnKhoa muốn sao?

#57 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 01:53

Vấn đề là chúng ta không phải là bộ trưởng bộ GD mà bàn những thứ xa vời này để làm gì, vì có bàn xong thì cũng biết thế .... và để đấy. Ai cũng biết giáo dục yếu kém, rồi thì sao?

Cái cần bàn là đứng với vai trò một người bình thường có học, ta có những hiểu biết gì cho bản thân để mà hành động, vừa tốt cho mình vừa tốt chung cho xh.

Tôi nghĩ tri thức phải thực dụng, tức là thực tế và áp dụng đc. Còn những thứ "bàn để mà bàn" thì nhiều lắm rồi.

#58 Mucdong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 986 Bài viết:
  • 2789 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 02:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 31/01/2012 - 01:53, said:

Vấn đề là chúng ta không phải là bộ trưởng bộ GD mà bàn những thứ xa vời này để làm gì, vì có bàn xong thì cũng biết thế .... và để đấy. Ai cũng biết giáo dục yếu kém, rồi thì sao?

Cái cần bàn là đứng với vai trò một người bình thường có học, ta có những hiểu biết gì cho bản thân để mà hành động, vừa tốt cho mình vừa tốt chung cho xh.

Tôi nghĩ tri thức phải thực dụng, tức là thực tế và áp dụng đc. Còn những thứ "bàn để mà bàn" thì nhiều lắm rồi.

À, cái này là riêng mỗi cá nhân. Dựa trên nhìn nhận về thực tế của xã hội như thế, cơ may phát triển và đột phá như thế, thì những người có tâm huyết sẽ tự tìm lấy con đường để đột kích, tốt nhất là rủ nhau và có sự câu kết.

Còn nếu để là tâm sự riêng thì Mucdong cũng tâm sự luôn ở chỗ chung cũng chả tội vạ gì.
AnKhoa là dân IT nên có thể dùng luôn lợi thế đấy để đột phá, hoặc giáo dục mà AnKhoa hay quan tâm. Còn Mucdong bản thân là dân luật, nhưng với cái nghề ấy thì chỉ để sống yên ấm cũng khó khăn, không thể dùng cái đấy để đột đi đâu cả nên Mucdong cũng không nhiều mặn mà. Mucdong cũng quan tâm đến việc phát triển thế mạnh sản phẩm Nông nghiệp, thực phẩm (đặc biệt về mặt chất lượng) cho thị trường xuất khẩu, vì vốn xuất thân từ gốc nông dân, nhưng tự đứng ra thì sẽ là vô cùng khó, không làm được; tạo nên những liên kết thì để xem, còn một phần do duyên. Hoặc có một cách khác là theo đuôi ai có chí khí để a dua hô hò cổ vũ vì được cái cũng to còi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



AnKhoa đưa vấn đề ra để bàn, bàn rồi lại phàn nàn là không áp dụng cụ thể cho từng cá nhân. Loằng ngoằng quá nhỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Mucdong: 31/01/2012 - 02:25


#59 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 02:32

liemtho& said:

ACE ! tôi sắp thi triết, thấy các bác giỏi lý luận quá nên muốn hỏi đôi điều còn lăn tăn bấy lâu nay. Tính tôi lại hay ngứa ngáy khó chịu với những điều còn lăn tăn nên mình thấy chỗ nào hỏi được là cứ hỏi. Hi vọng gặp được ai giỏi triết học giải thích hộ tôi điều này: Lúc đầu thì triết học khẳng định như định đóng cột " Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại sự mâu thuẫn, quá trình vận động của sự vật hiện tượng là quá trình đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn để cho cái mới ra đời. Vận động là tính cố hữu của mọi sự vật hiện tượng, không có sự vật hiện tượng nào không vận động. Như vậy thì 3 phạm trù (mâu thuẫn, vận động, tồn tại) không tách rời nhau và có ở mọi sự vật hiện tượng, kể cả xã hội loài người. Thế nhưng ngay sau đó triết học lại khẳng định sẽ tồn tại 1 xã hội dream đến mức độ : Không có giai cấp, không có mâu thuẫn cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội,... theo đó mà suy luận thì xã hội đó chỉ có con người bình đẳng, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu... nhà nước, cơ quan dân, chính đảng, quân đội, công an,,, giải tán hết." Theo suy luận của mình thì xã hội đó sẽ không có mâu thuẫn nào, mà không mâu thuẫn thì không vận động, không vận động được thì sao tồn tại được nhỉ???.

Chắc ý nói là trong quá trình phát triển xã hội thì những cái cũ luôn bị đào thải để thay vào đó cái mới được ra đời. Đến một lúc nào đó nó sẽ hoàn thiện thì mọi trật tự tự nhiên sẽ được thiết lập. Đó, chính là chủ nghĩa Mác của "chúng ta", là đỉnh cao của tư tưởng chính trị tiên tiến thế giới.

#60 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 31/01/2012 - 03:01

- Công bằng ư? Xưa làm gì có, Nay cũng không, Mai sau cũng chẳng thể. Chỉ là nhắm tới, cố gắng làm tốt nhất có thể thôi!

- Xưa nay nhược tiểu thì phải chịu lệ thuộc thôi. Nếu không, tất bị diệt vong hoặc bị cô lập. Nay, cũng phải tuân thủ "luật chung"!


Dạo trước đọc bài này thấy cũng hay, sẵn đây post lên để mọi người đọc chơi!

------------------------------------


Nước Nhỏ Nhưng Có Phải Là Nhược Tiểu Không?

(01/02/2011)

Tác giả: Đào Văn Bình



Trong tiến trình phát triển của nhân loại, từ bộ tộc, rồi sau này trở thành quốc gia, chủ trương “sức mạnh ở trên lưỡi gươm”, “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh hiếp yếu” là tối thắng. Một số các nước nhỏ sở dĩ còn tồn tại tới ngày nay là nhờ dũng cảm chiến đấu, song cũng có thể vì yếu tố địa lý - xa xôi cách trở chẳng hạn. Nhưng phần lớn là nhờ sự tranh chấp giữa các nước lớn khiến nước nhỏ trở thành “vùng trái độn” hoặc “ vùng quyền lợi sinh tử” không ai dám thôn tính, hoặc bất ổn bên trong các để chế khiến tham vọng thôn tính các nước nhỏ bị ngưng lại. Thế nhưng thời kỳ tự do chinh phạt, lấn chiếm đất đai, bắt nạt người ta qua rồi.

Khi cuộc Chiến Tranh Lạnh chấm dứt vào năm 1991 và khi nhân loại bước vào Thế Kỷ 21 với Toàn Cầu Hóa, cộng thêm với cuộc cách mạng về tin học và truyền thông, thì thế giới thu nhỏ lại và mọi quốc gia, dù chỉ là hòn đảo nhỏ bé cũng có tiếng nói. Liên Hiệp Quốc, dù không phải là toàn năng nhưng là một diễn đàn, một áp lực có tính cách quốc tế để có thể ngăn chặn những tham vọng cuồng điên. Đây chính là thời kỳ “vàng son “mà các nước nhỏ, xưa gọi là “tiểu nhược quốc” thoát khỏi thân phận hèn kém để vươn lên. Nhưng các nước nhỏ, nạn nhân của thời kỳ Thực Dân Đế Quốc cũng nên quên đi quá khứ, từ bỏ quan điểm thù hận và kiêu căng phách lối là mình đã đánh đuổi họ, để nhìn về tương lai: Đó là tương lai của một nước nhỏ có bản sắc, phát triển và ổn định và được thế giới yêu mến, kính phục. Chuyện này có thể làm được không?

Nhìn vào các quốc gia như Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ chúng ta thấy gì" Họ chỉ là các nước nhỏ so với các quốc gia khác ở Âu Châu. Na Uy chỉ có 5 triệu dân, Thụy Điển 9 triệu dân, Thụy Sĩ khoảng 8 triệu. Thụy Sĩ có ranh giới chiến lược với 4 nước mạnh là Ý, Pháp, Đức, Áo mà duy trì được thể chế trung lập cho tới ngày nay. Thành Phố Genève (Geneva) là nơi tổ chức những hội nghị quyết định vận mệnh của thế giới, nhưng Thụy Sĩ lại là quốc gia duy nhất không gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) để tránh liên lụy tới các quyết định của LHQ nhiều khi rất bất công do các siêu cường áp áp đặt. Còn Na Uy và Thụy Điển hiển nhiên không phải là các nước lớn và mạnh, dĩ nhiên trình độ phát triển cao nhưng không phải là dẫn đầu thế giới nhưng tại sao họ lại được toàn thế giới kính nể" Họ có ranh giới với một nước khổng lồ là Liên Xô, nay là Liên Bang Nga, nhưng liệu trong đầu người Nga có ai dám nghĩ đến chuyện xâm chiếm hai nước nhỏ này không" Sự kính nể của thế giới dành cho hai nước Na Uy và Thụy Điển nằm ở chỗ: đất nước thanh bình, người dân hiền hòa, giàu lòng nhân ái, đóng góp tích cực vào nền hòa bình, khoa học và văn hóa cho nhân loại. Điều quan trọng đáng nói ở đây là đời sống của người dân trong nước không đua chen, hưởng thụ, tranh nhau làm giàu như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Hoa và Hoa Kỳ. Tôi có kỷ niệm gặp gỡ một vị nữ bác sĩ người Thụy Điển tại trại tiếp cư Bataan Phi Luật Tân năm 1985 như sau: Trong thời gian này tôi phục vụ tại Chùa Vạn Hạnh là ngôi chùa do đồng bào Phật tử đến trước, tự thiết lập tại đây. Sư cô trụ trì có một người em trai bị bệnh thần kinh và dĩ nhiên được Văn Phòng Cao Ủy Tỵ Nạn cử người tới chăm sóc. Ngày nọ, một vị nữ bác sĩ tới thăm. Phải nói, tôi đã nhìn thấy khá nhiều phụ nữ Tây Phương, ngoài đời cũng như qua phim ảnh nhưng chưa thấy một người đàn bà nào đẹp và giản dị như thế. Đây không phải là vẻ đẹp thường tình - mà là vẻ đẹp mảnh mai, trí thức và quý phái. Khi tôi cho biết cậu em của sư cô còn đang ngủ, bà ra dấu cho tôi chớ đánh thức cậu ấy dậy, và đứng đó chờ như một người mẹ hiền nhìn con. Trong thời gian chờ đợi tôi hỏi bà đến từ quốc gia nào và có mở phòng mạch tư không" Bà cho biết bà là người Thụy Điển và không hề có ý nghĩ mở phòng mạch tư vì lương chính phủ trả đủ sống, bà không hề có ý nghĩ làm giàu mà dành thì còn lại giúp người tỵ nạn. Cảm giác của tôi lúc bấy giờ thật vô cùng ngạc nhiên và kính trọng. Kính trọng bà và kính trọng đất nước Thụy Điển đã thực hiện được một thứ “Chủ Nghĩa Xã Hội Bắc Âu” có một không hai trên hành tinh này. Nơi mà mọi công dân hạnh phúc với một số lương vừa đủ, không toan tính làm giàu, không chạy đua theo nhu cầu phù phiếm của vật chất mà dành thời giờ dư thừa của mình để giúp đỡ người khác. Vậy thì một nước nhỏ có phải là một nước nhược tiểu yếu hèn không?

Trở lại trường hợp của Á Châu. Có một quốc gia, đó là Thái Lan. Với dân số 68 triệu dân (thống kê 2010), Thái Lan phải kể là một trong những nước nhỏ, thụ hưởng một nền hòa bình lâu lài, với chính sách ngoại giao khôn khéo, kinh tế phát triển, đất nước đoàn kết vì sự thuần nhất về văn hóa do ảnh hưởng sâu xa của Phật Giáo, tại sao sau hơn nửa thế kỷ, lại không thể tiến lên như là một quốc gia được kính nể như các quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu" Có hai nguyên do: Thứ nhất đất nước này luôn luôn bị trì trệ bởi nạn tham nhũng và sự lũng đoạn của nhóm quân phiệt khiến gây bất ổn chính trị triền miên. Nền dân chủ chính thức được thiết lập năm 2001 với cuộc bầu cử trong sạch đưa Ô. Thaksin – thành vị thủ tướng dân sự lần đầu tiên. Thế nhưng nền dân chủ non trẻ này chết yểu năm 2006 bởi cuộc đảo chính của nhóm quân phiệt, cáo giác Ô. Thaksin tham nhũng và bất minh trong việc quản trị đất nước. Thái Lan có đầy đủ điều kiện để tiến tới một nước nhỏ được yêu mến và kính nể như hai nước Na Uy và Thụy Điển, Thụy Sĩ …cơ hội đó sẽ không bao giờ có nữa nếu Thái Lan không biết kiềm chế các nhóm quân phiệt và điều chỉnh lại đường lối phát triển và lối sống của đất nước. Thật là đáng buồn cho Á Châu.

Tuy nhiên trong sự chán chường đó chúng ta chợt nhận ra một tia hy vọng - đó là đất nước Tích Lan. Tích Lan (Sri Lanka), 20 triệu dân (thống kê 2010) cũng bị đủ các loại thực dân như Bồ Đào Nha, Hòa Lan và Anh dày xéo, cải đạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tích Lan giành được độc lập năm 1948 nhưng cuộc nội chiến khốc liệt giữa hai sắc dân Sinhalee (đa số) và Tamil (thiểu số) bùng nổ vào năm1983. Vào năm 2009 tổng thống Sri Lanka chính thức tuyên bố cuộc nổi loạn của Mãnh Hổ Tamil bị dẹp tan. Sri Lanka là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Khối Thịnh Vượng Chung (của Anh), G77 và Phong Trào Phi Liên Kết (Non-aligned Movement). Tích Lan tham gia vào lực lương gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và đã gửi quân tới Haiti năm 2009. Hiện nay, với tình hình chính trị ổn định, đất nước với dân số 70% là Phật tử, thuần nhất về văn hóa, vốn là một dân tộc hiền hòa, Sri Lanka đang có những nỗ lực đáng kể hoằng dương Đạo Phật trên thế giới như là một Tôn Giáo Phục Vụ Hòa Bình và được rất nhiều các quốc gia Tây Phương cũng như Á Châu kính nể. Tích Lan được coi như quê hương thứ hai của Phật Giáo.
Nhìn vào những trường hợp điển hình như Na Uy, Thụy Điển và Tích Lan chúng ta thử hỏi: Đâu là những điều kiện thiết yếu để một nước nhỏ tạo được sự kính nể và bảo vệ của thế giới?

Sau đây là một số nhận xét:

Hầu như tại các quốc gia trên đều có những điểm tương đồng như sau:

1) Không gây chiến, lấn chiếm đất đai của các nước láng giềng. Nếu chúng ta chủ trương gây chiến, lấn đất, bá quyền, bắt nạt các nước láng giềng thì chúng ta lộ rõ bộ mặt hiếu chiến. Khi đó cả thế giới sẽ xúm lại giương cao ngọn cờ “Thế Thiên Hành Đạo” để tiêu diệt chúng ta. Nếu Saddam Hussein không xâm lăng Kuwait vào năm 1990, không bị nghi ngờ cất giấu vũ khí giết người hằng loạt thì năm 2003, đã không bị liên quân Mỹ-Anh tấn công và tiêu diệt. Ngoài ra họ lại có chính sách ngoại giao cực kỳ bén nhậy. Không hấp tấp dính líu vào những tranh chấp trên thế giới, ngoại trừ tranh chấp đó liên hệ đến sự tồn vong của đất nước.

2) Tăng cường quốc phòng nhưng không chạy đua vũ trang khiến các nước trong vùng phải lo sợ. Hiện nay các nước Ả Rập rất lo ngại sức mạnh quân sự và sự de dọa của Iran. Các quốc gia Đông Nam Á, kể cả Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc Châu đang lo ngại sức mạnh quân sự của Trung Hoa trên biển và những tuyên bố rất hung hăng, vô lý về chủ quyền của các Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh hải và thềm lục địa. Ngày hôm nay, người hùng của thế giới không phải là những kẻ hung bạo đi xâm chiếm đất đai của các nước khác, hoặc chiến thắng lẫy lừng của các ông tướng như Hitler, Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại Đế năm xưa, kể cả ông tướng Brent Scowcroft chỉ huy cuộc hành quân Bão Tố Sa Mạc lật đổ Saddam Hussein v.v.. mà là sự tuân thủ hợp lý các quy tắc quốc tế, sống hòa bình với các nước lân cận và giữ gìn hòa bình cho thế giới. Do đó các quốc gia có biên giới là bờ biển phải đạt cho được những thỏa hiệp phối hợp quân sự, dân sự, tuần tra trên biển với các quốc gia trong vùng để bảo đảm an ninh và công bình trong việc khai thác dầu khí, ngư nghiệp và hàng hải thương thuyền.

3) Phi hạt nhân, ký kết các thỏa ước phi nguyên tử với Liên Hiệp Quốc hoặc các quốc gia trong vùng. Lấy một ví dụ nhỏ. Chẳng hạn bây giờ Miến Điện có bom nguyên tử thì Phi Luật Tân, Mã Lai, Việt Nam, Nam Dương, Thái Lan nghĩ sao" Đừng tưởng có bom nguyên tử là mình sẽ trở thành cường quốc. Bắc Hàn có bom nguyên tử đó, nhưng Bắc Hàn có phải là cường quốc không" Nếu cuộc chiến nổ ra, chắc chắn đối phương phải dùng bom nguyên tử đánh phủ đầu để tiêu diệt Bắc Hàn. Khi đó Bán Đảo Triều Tiên sẽ ra sao"

4) Tuân thủ Hiến Chương LHQ. Tại sao nước nhỏ lại phải dựa vào “chiến lược” tuân thủ Hiến Chương LHQ" Dù muốn dù không, Liên Hiệp Quốc vẫn là một diễn đàn quốc tế để giải quyết những mâu thuẫn của thế giới. Một quốc gia bị Liên Hiệp Quốc lên án, sớm muộn thế nào cũng bị cấm vận, cô lập. Chủ Nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc Nam Phi (Apartheid) bị xụp đổ vì sự lên án của thế giới. Trước con mắt của thế giới, chiến lược của một nước nhỏ, nhất là nước nhỏ nằm sát một nước lớn, luôn luôn là thái độ hiếu hòa, và cho cả thế giới thấy mình đang bị nước lớn bắt nạt, ăn hiếp. Đừng bao giờ bày tỏ thái độ hung hăng, hiếu chiến. Càng mềm dẻo càng tốt. Nhưng chắc chắn mềm dẻo không có nghĩa là yếu hèn.

5) Giao hảo với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nước nhỏ mà đóng cửa rút cầu, không chơi với ai là tự sát. Giao hảo với các quốc gia trên thế giới có nghĩa là làm ăn buôn bán với họ. Khi có giao thương như thế thì quyền lợi mới gắn bó. Khi quyền lợi vật chất gắn bó thì cam kết mới nảy sinh. Xin nhớ cho cả thế giới này “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Giả dụ Ả Rập không ngồi trên giếng dầu hỏa thì có lẽ Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ không phải bận tâm, lo lắng đến như thế.

6) Vận động để một phân bộ nào đó của LHQ có trụ sở tại thủ đô để đất nước mình trở thành “tai mắt”của thế giới. Khi có trụ sở Liên Hiệp Quốc đóng tại sứ sở mình điều đó có nghĩa là mọi hành vi của kẻ xấu muốn xâm phạm đất nước sẽ động ngay tới Liên Hiệp Quốc trước khi vấn đề được đưa ra Hội Đồng Bảo An. Ngoài ra cũng cần mở rộng phạm vi hoạt động cho các hãng thông tấn quốc tế mà không sợ họ dòm ngó đất nước mình. Đối với phóng viên, báo chí nước khác thì tôi không rõ. Trong một cuộc điều trần tại quốc hội dưới thời TT. Bush (Con), Giám Đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) xác nhận rằng CIA không bao giờ xử dụng phóng viên báo chí, thông tin viên truyền hình v.v..làm mật báo viên. Tôi tin tưởng vào điều này vì báo chí Hoa Kỳ là cơ quan độc lập, họ còn phanh phui hoặc tố giác cả những hoạt động của CIA và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ …đã tra tấn các tù binh bị giam giữ tại Guantanamo Bay (Cuba) mà họ nghi là các tay khủng bố Iraq và A Phú Hãn. Sự tố giác này làm rung chuyển nước Mỹ. Nói về sức mạnh và hữu hiệu của truyền thông Hoa Kỳ, thật tức cười, trong Cuộc Hành Quân Bão Tố Sa Mạc (Operation Desert Storm) năm 1992 chính Tổng Thống Bush (Bố) phải theo dõi các đài truyền hình CNN và Fox News để biết chính xác diễn tiến của cuộc tiến quân mà chính ông ra lệnh, bởi vì báo cáo của Bộ Quốc Phòng không kịp thời và sống động bằng trực tiếp truyền hình từng giây, từng phút của các phóng viên chiến trường. Khi các hãng thông tấn loan tin về một biến cố nào đó, có khi còn mạnh hơn lời kêu gọi của một vị nguyên thủ quốc gia.

7) Đóng góp nhân lực, tài lực cho các chiến dịch nhân đạo trên thế giới. Thế giới luôn luôn trân trọng đối với sự đóng góp của mọi quốc gia khi có thiên tai như bão tố, lụt lội, động đất, sóng thần v.v.. Là nước nhỏ không khả năng đóng góp nhiều thì đóng góp ít. Cố gắng vận động LHQ để tham gia vào các toán cứu trợ nhân đạo hay lực lượng gìn giữ hòa bình để tạo uy tín quốc tế.

8) Giáo dục dân chúng theo đuổi một cuộc sống “tri túc, thiểu dụng” không điên cuồng a dua và chạy đua theo xu hướng hưởng thụ. Nhà nhà sống trong tinh thần trọng pháp, thân ái và đặt giá trị con người lên trên hết. Trong lãnh vực này, vai trò của tôn giáo chủ trương một đời sống thạnh tịnh, các nhà đạo đức và trí thức rất quan trọng.

9) Ngày nay, thế giới thu hẹp và tương đối thái bình nên kỹ nghệ du lịch nở rộ. Khi du khách ngoại quốc tới đất nước mình là dịp để thu ngoại tệ và giới thiệu những nét hay đẹp về quê hương mình mà không cần quảng cáo. Do đó cần giáo dục dân chúng đối xử công bằng, lịch sự với du khách ngoại quốc, không coi du khách là cơ hội để trấn lột. Nhưng điều phải nhớ là - phát triển kỹ nghệ du lịch không có nghĩa biến đất nước thành ổ mãi dâm và sòng bài.Toàn dân phải ý thức rằng đối xử đúng mức và lịch sự đối với du khách là giữ gìn danh dự, phẩm giá của dân tộc.

10) Giữ cho bằng được giá trị của đồng bạc, tránh lạm phát để thế giới tin tưởng. Một đất nước mà trị giá đồng bạc lên xuống bất thường sẽ tạo nghi ngại nơi thế giới và chắc chắn sẽ không được kính nể, chưa kể sợ thua lỗ họ sẽ rút những dự án đầu tư ra khỏi nước.

11) Bảo vệ môi trường sống, bảo vệ các loài thú hiếm quý. Biến đất nước thành một nơi du lịch lý tưởng về di tích lịch sử, về môi trường (rừng, núi, bãi biển, hồ, thắng cảnh) và cũng là nơi tìm thấy sự an tĩnh của tâm hồn, nét đẹp của thiên nhiên, con người…làm du khách nhớ mãi. Xin nhớ cho Phi Châu đang được thế giới thích thú vì những loại thú hiếm quý như sư tử, cheetah, beo gấm, ngựa vằn, hươu cao cổ v.v.. Phải bảo vệ các khu đầm lầy là nơi sinh sống, ẩn náu an toàn (Sanctuary) của các loài chim v.v..Các đầm lầy là “báu vật” để cân bằng khí hậu.

12) Xây dựng một bản sắc và văn hóa dân tộc thuần nhất khiến thế giới phải kính nể và đất nước đoàn kết. Một đất nước xung đột về tôn giáo, khác biệt văn hóa thì không có sự kính nể của thế giới, chưa kể đất nước sẽ tan nát. Muốn đất nước thuần nhất về văn hóa thì song song với tự do tín ngưỡng, phải có một dòng chính ”mainstream” tức là một tôn giáo làm trụ cột cho tâm linh và bản sắc dân tộc. Phải bảo tồn và trùng tu tất cả những di tích lịch sử. Thế giới ngày hôm nay là thế giới đa văn hóa. Tây Phương không còn coi văn hóa của họ là “rốn của vũ trụ” nữa. Họ rất thích thú trong việc nghiên cứu các nền văn hóa khác.

Những nhận xét trên đây có thể là rất chủ quan. Tuy nhiên nó là đề tài mà các nước nhỏ muốn vươn lên cần phải suy nghĩ. Các nước nhỏ nên lựa chọn một con đường phát triển như thế nào" Chính sách ngoại giao như thế nào" Xây dựng một mẫu mực đạo đức, tâm linh và văn hóa dân tộc như thế nào" Ngày nay, quan niệm “Nước xa không cứu được lửa gần” sai rồi. Một nước nhỏ vẫn có thể vững như bàn thạch nếu có chính sách ngoại giao khôn khéo và đi đúng nhịp thở của thế giới. Câu nói “Nước xa không cứu được lửa gần” xuất phát từ thời Xuân Thu Chiến Quốc khi các nước Tấn,Yên, Tề, Sở, …chưa có hàng không mẫu hạm, chưa có bom nguyên tử, chưa có hỏa tiễn liên lục địa, chưa có các pháo đài bay tàng hình Stealth thì làm sao có thể cứu được các nước Trần, Vệ, Sái ở xa xôi" Trong tình hình thế giới ngày hôm nay, với sự xuất hiện của siêu hàng không mẫu hạm như chiếc Washington thì dư “nước” để dập tắt “lửa gần”. Các nước nhỏ có thể tiêu vong trong các cuộc đụng chạm giữa các siêu cường. Nhưng các nước nhỏ cũng có thể nhờ đó mà vươn lên khi các siêu cường cọ sát với nhau. Tất cả tùy thuộc vào sự thông minh của một dân tộc. Suy nghĩ được như thế là đi vào chủ điểm: Nước nhỏ nhưng có phải là một nước nhược tiểu mãi mãi không"

Đào Văn Bình
(California đầu năm 2011)

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NgoaLong: 31/01/2012 - 03:12


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |