Jump to content

Advertisements




cung đối cung


96 replies to this topic

#76 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 04/02/2012 - 09:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 03/02/2012 - 21:40, said:

Thưa cụ HaUyen, cặp mệnh-di hàm chứa nhiều sâu xa mà thatsat chưa nhìn ra. Lá số âm cũng mới nghe lần đầu.

Mong cụ bớt chút thời gian quý báu chỉ dẫn, ts hiểu được phần nào thì thật may mắn.

Cám ơn cụ đã gợi mở những vấn đề rất thú vị. Tiết Lập Xuân, kính chúc cụ sức khỏe và hạnh phúc.



Anh Thatsat


Quan điểm của Tôi khi bàn về Mệnh - Thân, cho rằng Mệnh ẩn Thân hiện, mọi mối quan hệ đều động xung quanh cái Thân, ngoài cặp giờ Mão Dậu ra, tôi vẫn lấy Di làm trọng. Điều này căn cứ theo nguyên tắc: làm sao tránh được mũi tên đang hướng tới Ta, mà không quan tâm tới mũi tên từ phương hướng nào? cũng như tại sao mũi tên lại hướng tới Ta? ...

Cũng có thể do đặc trưng nghề nghiệp "không được phép sai lầm" ảnh hưởng, lại thêm luôn phải hoạt động động lập, nhập nhiều vai diễn, ...

Nay chúng ta nhìn lại xem Cổ nhân đã nói những gì về mặt Tư tưởng đối với Mệnh Di

- Trang Tử - Tắc dương 莊 子 - 則 陽 có nói: "An và nguy biến đổi qua lại; phúc và họa nối tiếp nhau" (安 危 相 易, 禍 福 相 生。 An nguy tương dịch, họa phúc tương sinh)

- Hoài Nam Tử - Nhân gian huấn 淮 南 子 - 詮 言 訓 có nói: "Họa và phúc [ra vào] cùng một cửa; lợi và hại là láng giềng của nhau" (禍 與 福 同 門, 利 與 害 為 鄰。Họa dữ phúc đồng môn, lợi dữ hại vi lân.)

- Hễ sinh ra là bắt đầu chết. Có 13 nguyên do sống và chết. Con người sinh ra liền bị 13 nguyên do khiến phải chết. Tại sao thế? Vì con người muốn sống cho hết mức. (Xuất sinh nhập tử. Sinh chi đồ thập hữu tam. Tử chi đồ, thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử địa diệc thập hữu tam. Phù hà cố ? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu - Đạo Đức Kinh - chương 50)

- Người ở chỗ vuông mà không hại ai. Tuy người ở chỗ góc cạnh mà không làm tổn thương ai. Tuy người ở nơi ngay thẳng mà chẳng khắc nghiệt với ai. Tuy người ở nơi sáng rõ mà không làm chói lòa mắt ai.

Ngày xưa gọi là "đắc chí" chẳng phải là việc có chức tước và bổng lộc; mà là không làm tăng niềm vui cho mình nữa. Ngày nay gọi là "đắc chí" chính là việc có chức tước và bổng lộc. Nhưng chức tước và bổng lộc thuộc về thân mà không phải mệnh; chẳng liên quan gì đến tính mệnh của mỗi người. Ngoại vật ngẫu nhiên đến, chỉ là tạm thời; vì tạm thời nên khi chúng đến ta không chế ngự chúng được, và khi chúng đi ta không ngăn chận chúng được.

Quân bình là phúc, có dư là họa, vật nào cũng thế, nhất là đối với tài sản. Ngày nay, cái nghe của người giàu ù tiếng đàn sáo chuông trống, miệng quen mùi vị thịt rượu ngọt nồng; chúng làm hại ý chí, khiến công việc bỏ bê. Đó gọi là loạn! Ăn nhiều nghẹn họng, đầy hơi, đi đứng vất vả như vác nặng mà leo dốc núi. Đó gọi là khổ! Tham tiền tài tới mức lâm bệnh; tham quyền tới mức hao kiệt tinh thần; ở yên thì chìm đắm; thân thể béo ú phải vịn nương. Đó gọi là bệnh! Muốn làm giàu thì phải kiếm lợi, nên có đầy đủ mà bít tai [không nghe lời đàm tiếu] và không biết tránh né; cứ bám vào đó mà không buông xả. Đó gọi là nhục! Tiền tài tích chứa cho đầy mà không dùng hết, canh cánh trong lòng không buông xả; lòng đầy phiền não; mong ích lợi mãi không thôi. Đó gọi là ưu phiền! Lại lo trong nhà có trộm đạo và bọn cướp bên ngoài đánh vào; nên trong nhà thì làm cửa nẻo có lưới bao bọc; còn ra ngoài thì không dám đi một mình. Đó gọi là sợ hãi! Sáu điều đó [loạn, khổ, bệnh, nhục, ưu phiền, sợ hãi] đang là những nhân tố rủi ro theo cơ chế lan truyền. Cho đến lúc hoạn nạn đến, lại mong đánh đổi hết tất cả để mong một ngày yên ổn liệu có không được ? Cho nên xét về danh thì không thấy, xét về lợi thì không được. Tâm thần mê loạn, gắng sức để tranh giành đến nỗi như vậy, chẳng phải là lầm lẫn hay sao?

Cho nên, Trang Tử - Nhân gian thế 莊 子 - 人 間 世 có nói: "Phúc nhẹ như lông hồng mà không ai biết mang; hoạ nặng như đất mà không ai biết tránh. (福 輕 乎 羽, 莫 之 知 載; 禍 重 乎 地,莫 之 知 避。Phúc khinh hồ vũ,mạc chi tri tái; họa trọng hồ địa,mạc chi tri tị)

Nói về Lá số âm, tôi được nghe đã lâu, nhưng chưa nắm bắt được nguyên tắc thiết lập. Mấy năm trước, Tôi có thư tới người bạn TQ, thì vấn đề chuyển thành trao đổi, Tôi muốn có được nguyên lý "Lá số âm", thì phải đổi lại một chìa khóa của Thái Ất, cho nên Tôi cũng không thư tín nữa. Một người bạn khác có nói với tôi rằng, kết cấu của "lá số âm" được xây dựng trên nguyên tắc Thiên khắc Địa xung của từng cặp can chi Tứ trụ. Tôi có truy tìm và khảo nghiệm nhưng vẫn chưa có kết quả.

Cảm ơn Thatsat có lời chúc đầu xuân, Tôi xin gửi lời chúc an lành tới Anh cùng gia quyến.


HaUyen

Sửa bởi HaUyen: 04/02/2012 - 09:49


#77 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 04/02/2012 - 10:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 03/02/2012 - 18:16, said:

Kính Bác Hà Uyên.
Bác nói như vậy thì tùy ý Bác. Cũng cám ơn Bác có phản hồi. Nhưng việc đưa ra kết luận học thuyết của tiền nhân được hiểu thế nào đúng - sai thì sau khi Bác và Nhu Thang Thai đã có vận dụng rồi là chúng ta đã có thể biết được. Chứ không cần phải đợi Thất Sát đâu !
Điều này khiến Em nhớ lại vấn đề về thái cực, âm dương và kết luận lý thuyết âm dương, ngũ hành là thuyết thống nhất của nhân loại. Những người nêu ý kiến đó, họ cứ hay nói, chờ đợi Hạt của Chúa có tìm được hay không để khẳng định những khẳng định của họ đúng hay sai ?
Sự thật thì chẳng phải thế, việc lý âm dương và ngũ hành có là thuyết thống nhất của nhân loại hay không, phải có những chứng minh, ứng dụng cần thiết, chứ một hạt của chúa, chỉ góp một tiếng nói mà thôi, chứ không có khả năng quyết đoán. Thế thôi.
Chúc Bác khỏe.
Thân ái.


Anh VuiVui

Về những lời bình của Anh thật chí lý, có thể cá nhân Tôi chưa thấy rõ mọi góc cạnh của vấn đề, nhiều khi cũng muốn có được Lời giải mà bất lực vì kiến thức của Tôi còn nhiều hạn chế.

Cảm ơn anh, xin gửi lời chúc sức khỏe tới Anh cùng gian quyến

HaUyen

Thanked by 1 Member:

#78 Kiwi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1554 Bài viết:
  • 3871 thanks

Gửi vào 04/02/2012 - 11:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphasonghanh, on 03/02/2012 - 16:36, said:

@hauyen: Cháu có nghe nói về 1 lá số song song tồn tại, chỉ nghiệp quả tiền kiếp ảnh hưởng kiếp này. Gọi là tử vi tiền kiếp, có người học lỏm đc chiêu này nhưng không biết triển khai ra sao. Cảnh biết chiêu thức mà không nắm khẩu quyết.

Vừa ra tết tờ mờ đầu óc, lão sát đã tung 3 chưởng hoa cả mắt mũi.

Thật có chiêu xem tiền kiếp? Nếu có Kiwi cũng mún bít. Hì hì

#79 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 04/02/2012 - 12:11

Nói vu vơ 1 tí nha. Chuyện đời này đoán còn chưa xong, nói chi đến chuyện tiền kiếp hậu kiếp. Chuyện đời này có thể kiểm chứng được mà đoán trật lên trật xuống, chuyện kiếp trước kiếp sau làm sao kiểm chứng nhỉ.

#80 hanbaoquan

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1464 Bài viết:
  • 1117 thanks

Gửi vào 04/02/2012 - 12:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 04/02/2012 - 12:11, said:

Nói vu vơ 1 tí nha. Chuyện đời này đoán còn chưa xong, nói chi đến chuyện tiền kiếp hậu kiếp. Chuyện đời này có thể kiểm chứng được mà đoán trật lên trật xuống, chuyện kiếp trước kiếp sau làm sao kiểm chứng nhỉ.
trật nhiều thì mới rút ra bài học đúng được, bác sỹ giỏi là bác sỹ đã mổ chết nhiều người, nếu sợ mổ chết người thì đã không mổ, muôn đời là bác sỹ tay nghề kém

#81 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 04/02/2012 - 12:21

lenhhosung83& said:

trật nhiều thì mới rút ra bài học đúng được, bác sỹ giỏi là bác sỹ đã mổ chết nhiều người, nếu sợ mổ chết người thì đã không mổ, muôn đời là bác sỹ tay nghề kém
NL không chê bai việc đoán trật. Ngược lại còn cho rằng độ chính xác của Tử Vi có giới hạn.

ừa, đoán chuyện đời này còn có thể kiểm chứng được để mà rút kinh nghiệm. Chứ chuyện quá khứ vị lại thì lu mù

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Thanked by 1 Member:

#82 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 04/02/2012 - 19:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 04/02/2012 - 10:08, said:

Anh VuiVui

Về những lời bình của Anh thật chí lý, có thể cá nhân Tôi chưa thấy rõ mọi góc cạnh của vấn đề, nhiều khi cũng muốn có được Lời giải mà bất lực vì kiến thức của Tôi còn nhiều hạn chế.

Cảm ơn anh, xin gửi lời chúc sức khỏe tới Anh cùng gian quyến

HaUyen
Kính Bác Hà Uyên.
Cám ơn Bác đã mở lòng. Em có một tâm tư, nay Bác có lòng, cùng muốn cùng Bác chuyện trò đôi chút.
Bác đã tham gia một số diễn đàn huyền học cũng một thời gian. Thời gian đủ để một người như Bác nhận ra một trạng thái nhận thứuc của lớp trẻ, hậu học của lý học đông phương, đã rơi vào tình trạng mà đã là người có lòng, tất không khỏi băn khoăn. Nếu như cái sự quan tâm tới huyền học cầng phát triển thì cái mối lo này càng lớn trong mỗi người có tấm lòng. Có lẽ chăng, dạo gần đây, thấy Bác có nhiều bài viết mang tính chính tắc, như ngầm tu chỉnh kiến thức cho lớp trẻ. Em cũng đã cố gắng thử, nhưng tính cách em nó có khác với Bác. Bác là người từ hòa, sự tu chỉnh của Bác nó nhu nhuận, mềm dẻo khiến người đọc tự ngẫm, rồi ra nhận thức được đến đâu là phần phúc của người ta. Em thì cương trực, thấy sai thì nói thẳng, có lẽ thế mà gần đây em cũng thấy là nên dừng lại, bởi nhận ra được cái sự tự ái của người đời nó ngày càng làm áp lực cho chính mình. Nay thì thấy càng nên ít viết thì càng hay. Vừa đỡ bận tâm, lại đỡ bận rộn.
Nhưng xem lại, thì thực ra cả phương thức của Bác lẫn mong muốn của em đều phi thực tế - em sẽ dẫn chứng sau.
Phải chăng, vì tư lự như thế, nên muốn hỏi Bác. Bác có nghĩ tới cần có những người có tấm lòng và kiến thức chính tắc về đông phương như Bác dẫn dắt hậu học khỏi sa vào tình cảnh, càng học càng sai, nhằm giảm thiểu sự sai lầm trong nhận thức của hậu học, tránh cho khỏi sự học của hậu bối, vì căn bản không có, lại giàu tính sáng tạo, nên khi tham gia nghiên cứu mà làm hỏng lý học hay hay không. Khoa học tây phương, vốn có phương pháp để loại trừ sai lầm, vậy mà còn có những hệ thống giáo dục đủ để ngày càng phát triển đúng đắn. Còn lý học thì ngược lại. Bác có thấy thế không ?
Cho nên, những bài của Bác, Nếu có thêm những luận giải sâu hơn nữa, thì không những hậu học không chỉ xem đó như là tư liệu, mà còn có thể dùng làm kim chỉ nam để đi tới.
Chẳng hạn như bài trên của Bác

Trích dẫn

Quan điểm của Tôi khi bàn về Mệnh - Thân, cho rằng Mệnh ẩn Thân hiện, mọi mối quan hệ đều động xung quanh cái Thân, ngoài cặp giờ Mão Dậu ra, tôi vẫn lấy Di làm trọng. Điều này căn cứ theo nguyên tắc: làm sao tránh được mũi tên đang hướng tới Ta, mà không quan tâm tới mũi tên từ phương hướng nào? cũng như tại sao mũi tên lại hướng tới Ta? ...

Cũng có thể do đặc trưng nghề nghiệp "không được phép sai lầm" ảnh hưởng, lại thêm luôn phải hoạt động động lập, nhập nhiều vai diễn, ...

Nay chúng ta nhìn lại xem Cổ nhân đã nói những gì về mặt Tư tưởng đối với Mệnh Di

- Trang Tử - Tắc dương 莊 子 - 則 陽 có nói: "An và nguy biến đổi qua lại; phúc và họa nối tiếp nhau" (安 危 相 易, 禍 福 相 生。 An nguy tương dịch, họa phúc tương sinh)

- Hoài Nam Tử - Nhân gian huấn 淮 南 子 - 詮 言 訓 có nói: "Họa và phúc [ra vào] cùng một cửa; lợi và hại là láng giềng của nhau" (禍 與 福 同 門, 利 與 害 為 鄰。Họa dữ phúc đồng môn, lợi dữ hại vi lân.)

- Hễ sinh ra là bắt đầu chết. Có 13 nguyên do sống và chết. Con người sinh ra liền bị 13 nguyên do khiến phải chết. Tại sao thế? Vì con người muốn sống cho hết mức. (Xuất sinh nhập tử. Sinh chi đồ thập hữu tam. Tử chi đồ, thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử địa diệc thập hữu tam. Phù hà cố ? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu - Đạo Đức Kinh - chương 50)

- Người ở chỗ vuông mà không hại ai. Tuy người ở chỗ góc cạnh mà không làm tổn thương ai. Tuy người ở nơi ngay thẳng mà chẳng khắc nghiệt với ai. Tuy người ở nơi sáng rõ mà không làm chói lòa mắt ai.

Ngày xưa gọi là "đắc chí" chẳng phải là việc có chức tước và bổng lộc; mà là không làm tăng niềm vui cho mình nữa. Ngày nay gọi là "đắc chí" chính là việc có chức tước và bổng lộc. Nhưng chức tước và bổng lộc thuộc về thân mà không phải mệnh; chẳng liên quan gì đến tính mệnh của mỗi người. Ngoại vật ngẫu nhiên đến, chỉ là tạm thời; vì tạm thời nên khi chúng đến ta không chế ngự chúng được, và khi chúng đi ta không ngăn chận chúng được.

Quân bình là phúc, có dư là họa, vật nào cũng thế, nhất là đối với tài sản. Ngày nay, cái nghe của người giàu ù tiếng đàn sáo chuông trống, miệng quen mùi vị thịt rượu ngọt nồng; chúng làm hại ý chí, khiến công việc bỏ bê. Đó gọi là loạn! Ăn nhiều nghẹn họng, đầy hơi, đi đứng vất vả như vác nặng mà leo dốc núi. Đó gọi là khổ! Tham tiền tài tới mức lâm bệnh; tham quyền tới mức hao kiệt tinh thần; ở yên thì chìm đắm; thân thể béo ú phải vịn nương. Đó gọi là bệnh! Muốn làm giàu thì phải kiếm lợi, nên có đầy đủ mà bít tai [không nghe lời đàm tiếu] và không biết tránh né; cứ bám vào đó mà không buông xả. Đó gọi là nhục! Tiền tài tích chứa cho đầy mà không dùng hết, canh cánh trong lòng không buông xả; lòng đầy phiền não; mong ích lợi mãi không thôi. Đó gọi là ưu phiền! Lại lo trong nhà có trộm đạo và bọn cướp bên ngoài đánh vào; nên trong nhà thì làm cửa nẻo có lưới bao bọc; còn ra ngoài thì không dám đi một mình. Đó gọi là sợ hãi! Sáu điều đó [loạn, khổ, bệnh, nhục, ưu phiền, sợ hãi] đang là những nhân tố rủi ro theo cơ chế lan truyền. Cho đến lúc hoạn nạn đến, lại mong đánh đổi hết tất cả để mong một ngày yên ổn liệu có không được ? Cho nên xét về danh thì không thấy, xét về lợi thì không được. Tâm thần mê loạn, gắng sức để tranh giành đến nỗi như vậy, chẳng phải là lầm lẫn hay sao?

Cho nên, Trang Tử - Nhân gian thế 莊 子 - 人 間 世 có nói: "Phúc nhẹ như lông hồng mà không ai biết mang; hoạ nặng như đất mà không ai biết tránh. (福 輕 乎 羽, 莫 之 知 載; 禍 重 乎 地,莫 之 知 避。Phúc khinh hồ vũ,mạc chi tri tái; họa trọng hồ địa,mạc chi tri tị)

Nói về Lá số âm, tôi được nghe đã lâu, nhưng chưa nắm bắt được nguyên tắc thiết lập. Mấy năm trước, Tôi có thư tới người bạn TQ, thì vấn đề chuyển thành trao đổi, Tôi muốn có được nguyên lý "Lá số âm", thì phải đổi lại một chìa khóa của Thái Ất, cho nên Tôi cũng không thư tín nữa. Một người bạn khác có nói với tôi rằng, kết cấu của "lá số âm" được xây dựng trên nguyên tắc Thiên khắc Địa xung của từng cặp can chi Tứ trụ. Tôi có truy tìm và khảo nghiệm nhưng vẫn chưa có kết quả.

Thật là hay. Song em tin rằng, người đọc có mấy ai hiểu mà ứng dụng. Đọc xong, ai cũng có thẩ thấy, cứ như là mình hiểu thật rồi, như mở ra được cánh cửa tri thức. Nhưng nếu tiến thêm bước nữa, chắc là cánh cửa đó lại đóng lại.
Chẳng hạn:
Bác nêu rất rõ,

Trích dẫn

Quan điểm của Tôi khi bàn về Mệnh - Thân, cho rằng Mệnh ẩn Thân hiện, mọi mối quan hệ đều động xung quanh cái Thân, ngoài cặp giờ Mão Dậu ra, tôi vẫn lấy Di làm trọng. Điều này căn cứ theo nguyên tắc: làm sao tránh được mũi tên đang hướng tới Ta, mà không quan tâm tới mũi tên từ phương hướng nào? cũng như tại sao mũi tên lại hướng tới Ta? ...
Thế nhưng khi viết:

Trích dẫn

Nay chúng ta nhìn lại xem Cổ nhân đã nói những gì về mặt Tư tưởng đối với Mệnh Di

- Trang Tử - Tắc dương 莊 子 - 則 陽 có nói: "An và nguy biến đổi qua lại; phúc và họa nối tiếp nhau" (安 危 相 易, 禍 福 相 生。 An nguy tương dịch, họa phúc tương sinh)

- Hoài Nam Tử - Nhân gian huấn 淮 南 子 - 詮 言 訓 có nói: "Họa và phúc [ra vào] cùng một cửa; lợi và hại là láng giềng của nhau" (禍 與 福 同 門, 利 與 害 為 鄰。Họa dữ phúc đồng môn, lợi dữ hại vi lân.)

- Hễ sinh ra là bắt đầu chết. Có 13 nguyên do sống và chết. Con người sinh ra liền bị 13 nguyên do khiến phải chết. Tại sao thế? Vì con người muốn sống cho hết mức. (Xuất sinh nhập tử. Sinh chi đồ thập hữu tam. Tử chi đồ, thập hữu tam. Nhân chi sinh, động chi tử địa diệc thập hữu tam. Phù hà cố ? Dĩ kỳ sinh sinh chi hậu - Đạo Đức Kinh - chương 50)

- Người ở chỗ vuông mà không hại ai. Tuy người ở chỗ góc cạnh mà không làm tổn thương ai. Tuy người ở nơi ngay thẳng mà chẳng khắc nghiệt với ai. Tuy người ở nơi sáng rõ mà không làm chói lòa mắt ai.

Ngày xưa gọi là "đắc chí" chẳng phải là việc có chức tước và bổng lộc; mà là không làm tăng niềm vui cho mình nữa. Ngày nay gọi là "đắc chí" chính là việc có chức tước và bổng lộc. Nhưng chức tước và bổng lộc thuộc về thân mà không phải mệnh; chẳng liên quan gì đến tính mệnh của mỗi người. Ngoại vật ngẫu nhiên đến, chỉ là tạm thời; vì tạm thời nên khi chúng đến ta không chế ngự chúng được, và khi chúng đi ta không ngăn chận chúng được.

Quân bình là phúc, có dư là họa, vật nào cũng thế, nhất là đối với tài sản. Ngày nay, cái nghe của người giàu ù tiếng đàn sáo chuông trống, miệng quen mùi vị thịt rượu ngọt nồng; chúng làm hại ý chí, khiến công việc bỏ bê. Đó gọi là loạn! Ăn nhiều nghẹn họng, đầy hơi, đi đứng vất vả như vác nặng mà leo dốc núi. Đó gọi là khổ! Tham tiền tài tới mức lâm bệnh; tham quyền tới mức hao kiệt tinh thần; ở yên thì chìm đắm; thân thể béo ú phải vịn nương. Đó gọi là bệnh! Muốn làm giàu thì phải kiếm lợi, nên có đầy đủ mà bít tai [không nghe lời đàm tiếu] và không biết tránh né; cứ bám vào đó mà không buông xả. Đó gọi là nhục! Tiền tài tích chứa cho đầy mà không dùng hết, canh cánh trong lòng không buông xả; lòng đầy phiền não; mong ích lợi mãi không thôi. Đó gọi là ưu phiền! Lại lo trong nhà có trộm đạo và bọn cướp bên ngoài đánh vào; nên trong nhà thì làm cửa nẻo có lưới bao bọc; còn ra ngoài thì không dám đi một mình. Đó gọi là sợ hãi! Sáu điều đó [loạn, khổ, bệnh, nhục, ưu phiền, sợ hãi] đang là những nhân tố rủi ro theo cơ chế lan truyền. Cho đến lúc hoạn nạn đến, lại mong đánh đổi hết tất cả để mong một ngày yên ổn liệu có không được ? Cho nên xét về danh thì không thấy, xét về lợi thì không được. Tâm thần mê loạn, gắng sức để tranh giành đến nỗi như vậy, chẳng phải là lầm lẫn hay sao?

Cho nên, Trang Tử - Nhân gian thế 莊 子 - 人 間 世 có nói: "Phúc nhẹ như lông hồng mà không ai biết mang; hoạ nặng như đất mà không ai biết tránh. (福 輕 乎 羽, 莫 之 知 載; 禍 重 乎 地,莫 之 知 避。Phúc khinh hồ vũ,mạc chi tri tái; họa trọng hồ địa,mạc chi tri tị)

Liệu họ có sử dụng nổi không ? Có liên hệ nổi với đúng là cặp mệnh - di không ? Như nói, họa phúc cùng một cửa, lợi hại là láng giềng của nhau ! có phải chỉ là của mệnh - di ? Có phải không là với mệnh - tài, mệnh quan, mệnh - nô, .... ?
Ta cũng thấy rằng, họa phúc, lợi hại cho một người, ba cung mệnh - thân - phúc, luôn luôn đều có mặt. Chẳng cứ một mệnh. Lại nữa, mệnh - ri một cặp, họa phúc quả thật đã vào ra nơi đó. Phải chăng mệnh xấu ri tốt, thì họa không tới từ Ri ? mà nảy ra từ mệnh ? Hay như mệnh tốt ri xấu, họa phúc từ đâu tới đây ? Ngay như có người mệnh hảo ri hảo, vậy họa phúc một cửa, tất người chẳng có họa mà chỉ có phúc chăng ?
Ấy là bởi vì, họa phúc cùng một cửa, cũng như lợi hại là láng giềng của nhau là bởi vì họa phúc cũng như lợi hai, nói tới là nói âm dương rồi, âm dương chẳng tách rời, nên mới cùng một cửa, là láng giềng của nhau. Nó không pahir chỉ ở mệnh ri, mệnh - tài quan cũng thế, họa cũng từ tiền mà ra, cũng có thể từ quan đưa tới. Cho nên nói, họa phúc ở mệnh được thì cũng có thể ở ri được, Nếu từ ri mà tới, thì cũng có thể từ quan, nô, tài ập đên. Nên có thể nói, họa phúc, lợi hại là đối tượng, hay là khách thể, mà như mệnh - ri là chủ thể vậy, trong mệnh ri phân ra chủ khách, hay với thân - ri, mệnh - thân cũng đều là chủ thể với khách thể họa phúc mà thôi. Vậy mới nói, họa phúc thì khôn lường, lợi hại khó mà đong đo.
Bác thử nghĩ xem, nếu tiến tới ? Có mấy ai có thể vận dụng. Hay là lại lạc vào ma trận ?
Nếu được Bác bàn sâu hơn chút nữa thì hay biết mấy. Em nghĩ em nói đến đây là quá, Vì là Bài của Bác, nếu em giải quyết sâu hơn nữa thì không nên, vả lại, Bác mà trình bày, sẽ hiệu dụng hơn em nhiều.
Liên hệ với vấn đề này, nếu lấy lá số của titi làm ví dụ sẽ rất hay, và em tin là titi sẵn sàng, vui lòng cho phép chúng ta phân tích trên lá số này !
Kính Bác !
Thân ái.

Sửa bởi vuivui: 04/02/2012 - 19:43


#83 ehem

    Giáo viên

  • Giáo Viên
  • Pip
  • 334 Bài viết:
  • 2101 thanks

Gửi vào 05/02/2012 - 10:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 03/02/2012 - 15:48, said:


Nguồn thông tin về "Lá số âm" này là từ người bạn quốc tịch TQ, cùng thời giao lưu với nhóm bọn Tôi từ thời được cử sang học ở Đường Lâm TQ, đại ý xuất phát từ quẻ 04 quẻ ứng với Tứ Trụ, mỗi quẻ 06 hào được số 24 hào ứng 24 tiết - khí, theo đó nay đã có 12 cung dương, thì đương nhiên tồn lại 12 cung âm. Tôi chuyển tải thông tin để cùng tham khảo vậy.

Lá số âm Bác HaUyen nói trên không biết có trùng hợp Ehem đang nghiên cứu không ?. Thật ra Lá số âm tv có công dụng rất lớn cho cuộc sống hiện tại va`môn nghiên cứu tử vi (dương )

Thanked by 1 Member:

#84 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 05/02/2012 - 13:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Linh Hoả Tương Phùng, on 04/02/2012 - 11:04, said:


Ngày nay cái nghe của người quân bình là sự bất công khắp nơi, tiếng kêu của đứa con khi có đứa con thua bạn kém bè , tiếng kêu của mụ vợ chua chát khinh chồng kém cỏi...nếu cứ bỏ mặc tất cả một mình hưởng phúc. Đó là ích kỷ! đã ăn ít lại còn không được ăn ngon khiến cho con người không cảm thấy thoải mái. Đó gọi là khổ! Không tham tiền tài thì sao lo được cho cha mẹ , cho con , cho vợ, trang tử có nói không thương mình thì sao thương được người. Đó là bất nghĩa! Không muốn làm giàu thì vẫn lại quay lại những gì đã nói ở trên. Đó là nhục! Sống ở trên thế gian chẳng nhẽ chỉ lo đến tiền tài không thôi sao? ngoài tiền tài còn lo nhiều thứ. Đó gọi là ưu phiền! , chỉ khi con người từ bỏ cuộc sống mới hết ưu phiền , chắc cụ cũng đang ưu phiền về kiến thức dịch lý hạn hẹp của mình!

Chúc cụ cùng gia quyến an khang thịnh vượng


Cảm ơn NgoaLong về lời chúc Năm mới.

Lập xuân đã trở lại, xin gửi lời chúc sức khỏe và an lành tới Anh cùng gia quyến!


HaUyen

Thanked by 2 Members:

#85 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 05/02/2012 - 13:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



@ cụ HaUyen:

Phần trên là diễn giải cung đối cung của nội tại lá số và toàn bộ lá số đối với lá số khác.

Trong nội tại mệnh bào phụ mẫu phúc phối thuộc Chủ, lấy trục Tử Tức Điền Trạch làm ranh giới, di tật nô tài quan là Khách. Phần này dẫn đến hệ quả thú vị là tài quan tưởng là chủ mà hóa ra khách. Phần khách thể hiện rõ nét của hành động. Đi làm, buôn bán, giao kết bằng hữu, chuốc họa vào thân. Phần chủ thể hiện rõ nét bản thể: cha mẹ anh em phúc đức vợ. Phần chủ là tiên thiên tiền định, còn phần khách là hậu thiên do hoạt động mà có được.

Còn khi toàn bộ lá số đối ứng với bên ngoài thì quả thực Di là mấu chốt, không có Di không có toàn bộ đối ứng. Cho nên di vừa là cách ta tác động ra bên ngoài cũng là cửa ngõ ta tiếp nhận các tác động từ bên ngoài. Nhiều người cho rằng thiên di xấu ra ngoài gặp họa, thực ra xét vậy chưa đủ. Tử vi không thể xem một cung rồi kết luận. Còn tùy mệnh thân, nếu mệnh thân mạnh mà thiên di lục sát hội như lá số của chúa Nguyễn Phúc Chu và Mao Trạch Đông thì những người đó ra ngoài không những không bị bắt nạt mà còn nắm quyền sinh sát vận mệnh người khác.

Phần diễn giải của cụ về chuyển hóa cát hung giữa mệnh và di hết sức cao thâm. Mệnh di kì thực tuy một mà hai tuy hai mà một. Mở thiên di thì có ngoại cảnh xã hội, mà đóng cửa thiên di lại thì chỉ còn ta với ta. Người xưa gọi "thiên di" rất hay, nói là đi xa cũng không hẳn vì đi bao nhiêu bước gọi là xa, chỉ đơn giản ngoài ta là thiên di.

Phần diễn giải của cụ về mệnh và thân rất giống với diễn giải trước đây của cháu về mệnh thân. Quả thực thân tĩnh mà mệnh động. Thân cho biết tất cả những gì khoác lên người từ công danh đến thể xác. Mệnh có cha mẹ anh em còn thể xác không có cha mẹ anh em. Vật chất của vũ trụ là bình đẳng không phân ngôi. Công danh địa vị không có cha mẹ anh em.

Mong cụ cho biết ý kiến thêm.

Sửa bởi thatsat: 05/02/2012 - 13:57


#86 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 05/02/2012 - 14:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 04/02/2012 - 19:40, said:


(...)
Có lẽ chăng, dạo gần đây, thấy Bác có nhiều bài viết mang tính chính tắc, như ngầm tu chỉnh kiến thức cho lớp trẻ.

(...)

Phải chăng, vì tư lự như thế, nên muốn hỏi Bác. Bác có nghĩ tới cần có những người có tấm lòng và kiến thức chính tắc về đông phương như Bác dẫn dắt hậu học (...)


Chào anh Vuivui

Tôi với Anh tuy ở rất xa nhau, nhưng đều có chung một hướng nhìn đồng thuận, khi cộng đồng những người yêu thích Đông phương học đang ở trong tình trạng còn nhiều hạn chế, kể cả giới chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Ngoài tính khách quan về Hán ngữ và dịch thuật, thì nguồn tư liệu vẫn là một trong những nhân tố đang là trở ngại, đối với giới nghiên cứu, cũng như cộng đồng mọi người yêu thích lẽ "hư huyền" Đông phương.

Trước hêt, xin chân thành cảm ơn Anh, những tâm tư Anh đã gìm lòng trong trong thời gian dài, một người đi trước như Anh và Tôi, khi nhìn tới Thế hệ tương lai, nay Anh đã bộc lộ cùng Tôi và Bạn đọc. Đúng như Anh đã nói, Tôi cũng tham gia một số trang web và cũng chịu đọc những bài viết, thì nhận thấy tính say mê, yêu thích lẽ "hư huyền" Đông phương của cộng đồng là rất cao. Nhưng, ta dễ nhận thấy một điều, đó thường là tính tự phát, mà không thấy tính hệ thống của ngành sư phạm vậy. Một lần nữa, xin cảm ơn Anh sự chia sẻ này.

Tôi tự nhận thấy, về ý chí hay năng lực tư duy của bản thân, còn có thể gắng. Nhưng cái "thân" của Tôi đã bắt đầu không chịu nghe theo. Hành động đã không theo ý mình. Cho nên, điều mà Anh nói dẫn dắt hậu học, Tôi sợ rằng khó có thể đến đầu đến cuối, nên chăng để tôi đứng sau, thấy điều gì có thể đóng góp cùng cộng đồng bạn đọc, thì phù hợp với sức của tôi hơn. Anh đã gửi tới Tôi một sức mạnh tinh thần, nhưng Tôi sợ bản thân không giữ được sự dài lâu chính bền.

Mong được đọc thêm nhiều bài viết của Anh.

HaUyen

#87 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 05/02/2012 - 14:12

Anh Thatsat cho Tôi một số thời gian, để đọc và suy ngẫm về bài #90 Anh vừa viết

Thanked by 6 Members:

#88 Sơn Phong Cổ

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 144 Bài viết:
  • 225 thanks

Gửi vào 07/02/2012 - 23:12

Chào lovato8888 nơi đây không phải là mục giải số.

Thanked by 3 Members:

#89 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 946 thanks

Gửi vào 10/02/2012 - 15:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/02/2012 - 23:11, said:

Trần Đoàn phát biểu như thế thì đúng, nhưng suy diễn

như thế này thì không đúng, Còn hiểu như

của như thăng thái nếu đứng ở tứ tượng thì khả dĩ.
Thái cực như tổng bằng Không !!! thuyết nói thì đơn giản vậy, nhưng hiểu và vận dụng đúng rất khó. Có lẽ vì thế mà hậu học, thậm chí có khoa bảng cao theo khoa học phương tây vẫn cứ hiểu sai và vận dụng không đúng như thường. Như sẽ hiểu và suy rộng ra là có tồn tại một giá trị Không cho các mặt đối lập !!! rồi từ đó phăng chế ra những nguyên lý sai lạc. Cũng như thấy tồn tại một giá trị trung hòa, hay nói cách khác là một trạng thái, hoặc lực lượng trung hòa, trung gian. Đây là cách hiểu rất tai hại, khiến hậu học sa đà mà ngộ nhận, cũng như hiểu sai lạc rất lớn về lý học đông phương.
Vận dụng thuyết thái cực tổng bằng không, rất nên thận trọng.
Thân ái.

Cái này có thể diễn đạt "as above so below" thì dễ hiểu hơn... áp dụng rất phổ biến trong thuật tu thân của đạo gia.


Heaven above, heaven below;
stars above, stars below;
all that is above, thus also below;
understand this and be blessed.

- Kircher, Prodrom



Triết thuyết của các nhà thông thái "as above so below":

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi minhduc: 10/02/2012 - 15:37


#90 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 12/02/2012 - 07:15

Tôi chuyển bài về topic này

"Thất vi thiên độ, dĩ quan thiên tượng. Ngũ tính thuận lý, dĩ thành nhân hành" = Bảy sợi ngang thuận theo độ, để làm rõ hiện tượng thiên văn. Năm tính chất thuận theo lý, để thành người hành động (趙 氏 明 說 紫 微 經).

- Chủ: bảy cung gồm: Điền trạch - Phúc đức - Phụ mẫu - Mệnh - Huynh đệ - Phu - Tử tôn.
- Khách: năm cung gồm: Tài bạch - Tật ách - Thiên di - Nô bộc - Quan lộc.

Lấy ví dụ theo lá số:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mối quan hệ giữa Chủ thể (7) và Khách thể (5) của lá số này, điều Tôi quan tâm là Đẩu quân ngộ Triệt, nên có thể nói rằng: "Thuyền ở trên nước, không có gốc mà nổi" (ôm ngọn bỏ gốc) khi Phá cư Mệnh. Cái gì cũng muốn biết, đó là tính con người. Cái có thể biết được, đó là lý của vật (học Luât). Theo đó, thì một đặc tính trỗi dậy của Phá quân, đó là không thể tự phản lại mình, cho nên Thiên tính bị mất đi, mà chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật.

Trục Đông Tây mang tính bản chất đột phá từ giữa, bắt đầu từ cung Tý, phát triển tiến lên (vị lai), vĩnh viễn không có kết thúc. Từ cung Ngọ quay ngược lại sau (quá khứ), cũng vĩnh viễn không bao giờ hoàn tất. Đó chính là tính Lịch sử ! Đây có thể nói: chính là mối quan hệ của Kiếp sát cư Tứ duy (bốn góc) thuộc Khách thể, lại can thiệp vào khả năng tái sinh của tam phương Mệnh Tài Quan.

Mong được anh Thatsat có lời bình về nguyên lý này.
=========================================

Thatsat nói: Cụ cho cháu một thời gian suy nghĩ chiêu thức Nội Đẩu Ngoại Sát này.

=====================

Cách đặt vấn đề của Tôi là:

- Thứ Nhất: khi giao kinh tuyến, thì "tai" chuyển biến thành "nạn", rất khó có khả năng đương đầu nổi. Đó chính là thời điểm của Kiếp sát khi kinh tuyến giao. Cách này được gọi là danh khốn thân nhục, danh trước thân sau, ...
- Thứ hai: tôi có nói: "thiên tính bị mất đi" có nghĩa là mất đi tính đối ứng của cặp, cho nên mới nói: "chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật"
- Thứ ba: khả năng tái sinh của Mệnh là một trong những nguyên tắc được đặt lên hàng đầu khi xét mối quan hệ Mệnh - Di - Thân.

========================

Về câu: "Thất vi thiên độ", thì chữ độ này được hiểu như thế nào? Có nhiều cách tiếp cận để chú giải, Ta có thể đơn cử khi căn cứ vào số Luật - Lữ trong Thái Huyền Kinh.

Người xưa lập thuyết, căn cứ vào số ngày "bình dân" trong 1 tháng là 30 ngày, mỗi ngày 12 giờ, nên số Giờ trong tháng là 420 giờ, cho nên Dương Hùng nói: "Vì vậy số của Luật 42, số của Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc là Hoàn hoặc là Phủ. Khi gặp số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ

- Ví như mỗi ngày ứng với 1 sao trong Nhị thập bát tú, thì từ ngày mồng 1 hàng tháng tới ngày thứ 28, ta được số giờ là 336 giờ
- Từ tháng Giêng cho tới tháng Tám, cung khởi Hỏa Lục Cục, ta được số giờ là 420 x 8 = 3360 giờ

Thông qua đây, ta có thể tạm hiểu về chữ độ vậy.

Sửa bởi HaUyen: 12/02/2012 - 07:24







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |