Jump to content

Advertisements




Thiền

Meditation

21 replies to this topic

#1 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 30/03/2012 - 23:45

"Cầu nguyện là nói với Tạo Hóa. Thiền định là lắng nghe Tạo Hóa."


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#2 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 31/03/2012 - 00:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luân Xa 7

Đời tôi được thiêng liêng dẫn dắt và
Tôi luôn đi theo một chiều hướng tốt đẹp nhất.
Tôi rộng mở để đón nhận sự dồi dào vô tận của vũ trụ.
Nguồn năng lượng chữa lành vũ trụ cuộn trào và thôi thúc qua tôi.
Tôi biết. Tôi hiểu!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luân Xa 6

Tôi tĩnh và tôi trong.
Tôi rộng mở với trí tuệ khắc sâu trong tôi.
Tôi tin vào trực giác và đi theo nó.
Tôi liên kết với bản thể cao cả.
Tôi là nhân chứng.
Tôi hình dung một thế giới hòa bình và tươi đẹp.
Tôi buông bỏ tất cả ràng buộc rằng mọi thứ phải theo ý tôi.
Tôi Thấy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luân xa 5

Tôi rộng mở với chân lý vũ trụ trong tôi.
Tôi nói sự thật tôi.
Tôi biểu lộ bản thân rõ ràng và tự tin.
Tôi tự tạo thực tại tôi.
Tôi công nhận sức mạnh lời nói có thể tạo được những gì tôi định đặt.
Tôi nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luân Xa 4

Tôi rộng mở với nguồn trữ tình yêu sâu trong tim tôi.
Tôi đang yêu, và tôi được yêu!
Tôi tinh tế, thương yêu và quyết tâm tới sự nảy nở của người khác.
Tôi thỏa thích và vui mừng tới sự thành công của người khác.
Tôi rộng mở trái tim ôm trọn cả thế giới như một gia đình loài người.
Tôi sẵn sàng buông bỏ quá khứ và tha thứ bản thân và người khác.
Tôi Yêu!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luân Xa 3

Tôi rộng mở với tất cả năng lực tôi.
Tôi sống một cuộc đời trung thực.
Tôi có đủ sức mạnh để gặt hái những ước mơ của tôi.
Bất cứ chuyện gì tôi làm đều nhiều hơn mức cần thiết.
Tôi trọn vẹn đầy đủ giống như chính tôi.
Trong những trường hợp khó khăn tôi vẫn thoải mái và tập trung vào những kết quả tích cực.
Tôi bình an với chính tôi.
Tôi thu hoạch năng lượng cá nhân tôi.
Tôi có thể. Tôi sẽ. Tôi làm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Hannah: 31/03/2012 - 00:52


Thanked by 1 Member:

#3 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 12:49

Luân xa 2

Tôi cảm nhận được các cảm xúc và nỗi đau
Tôi đánh thức niềm hăng say của mình
Tôi buông bỏ ngay phút giây này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luân xa 1

Tôi an toàn.
Tôi tin nhiều hơn. Tôi sợ ít hơn
Tôi cân bằng và vững vàng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#4 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 12:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chúng ta có thể quay về cội nguồn nhờ Thiền

Thanked by 1 Member:

#5 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 02/04/2012 - 12:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 08/04/2012 - 01:13


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Như vậy là bất cứ ai có thể chú ý, suy tư kiên định về một đề tài nào đó trong một thời gian ngắn mà không để cho cái trí xao lãng thì người ấy đã sẵn sàng để bắt đầu tham thiền.


H. P. Blavatsky có nói: “Tham thiền là sự khao khát không diễn tả nên lời của chân nhân hướng về Vô Cực”.


Thánh Alphonus de Liguori bảo tham thiền là: “Cái lò đốt linh thánh mà trong đó linh hồn cháy bừng Tình Yêu Thiêng Liêng của Thượng Đế”.


Lý tưởng được chọn theo có thể là trừu tượng, chẳng hạn như một đức tính; nó có thể là Thiên tính nơi con người; nó cũng có thể được nhân cách hóa là một Chơn sư hoặc một Đạo sư. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì nó cũng có bản chất là nâng linh hồn lên cao hướng về cội nguồn thiêng liêng, là ham muốn của biệt ngã để hiệp nhất với Đại ngã.


Thực phẩm đối với cuộc sống trên cõi trần ra sao thì tham thiền đối với sinh hoạt tâm linh cũng như vậy. Người biết tham thiền bao giờ cũng là người hữu hiệu nhất trên thế gian. Người biết tham thiền là người không phí phạm thời gian, không phí hoài năng lượng, không bỏ lỡ cơ hội. Một người như thế khống chế được các biến cố bởi vì bên trong y có một quyền năng mà các diễn biến chỉ là sự biểu hiện ra bên ngoài, y chia xẻ sự sống thiêng liêng và vì vậy cũng chia xẻ quyền năng thiêng liêng.


Mọi tôn giáo đều khuyên ta nên tham thiền, mọi trường phái triết học đều công nhận là nên tham thiền. Cũng giống như một người muốn được khỏe mạnh ắt dùng những phép thể thao, thể dục được qui định để phát triển cơ bắp; cũng vậy học viên huyền bí sử dụng những phép luyện tập tham thiền được qui định chính xác để phát triển thể Vía và thể Trí.


Cố nhiên có nhiều loại tham thiền cũng như có nhiều loại hình người; rõ ràng không thể có một phép tham thiền duy nhất thích hợp cho mọi người. Tham thiền có nhiều mục đích mà mục đích chính là như sau đây:


[1] Nó bảo đảm được ít ra mỗi ngày một lần người ta đều nghĩ tới những chuyện cao siêu và thánh thiện, rút tư tưởng ra khỏi cái chu trình nhỏ mọn của sinh hoạt hằng ngày với những chuyện phù phiếm và bao nhiêu thứ rắc rối.


[2] Nó làm cho người ta quen nghĩ tới vấn đề ấy đến nỗi mà sau một thời gian thì những vấn đề ấy tạo thành bối cảnh cho sinh hoạt hằng ngày của y, cái trí của y sẽ hân hoan trở về với bối cảnh ấy bất cứ khi nào nó được giải thoát khỏi những yêu cầu ngay trước mắt của công việc làm ăn.


[3] Nó đóng vai trò một loại thể dục thể thao cho cái trí và cái vía để giữ các thể cao này được lành mạnh, giữ cho luồng sinh khí tuôn chảy qua các thể ấy. Xét về mục đích này thì ta nên nhớ rằng việc tập luyện đều đặn là quan trọng bậc nhất.


[4] Ta có thể dùng tham thiền để tu tâm dưỡng tính, để đạt được đủ thứ đức tính và phẩm chất.


[5] Nó nâng tâm thức lên tới những mức cao siêu để bao trùm được những sự vật cao siêu và tinh vi; nhờ tham thiền con người có thể vươn lên tới bản lai diện mục của Đấng Thiêng Liêng.


[6] Nó cởi mở đối với thiên nhiên và triệu thỉnh được những sự ban phước từ các cõi cao.


[7] Nó là phương cách – cho dẫu là một bước rụt rè đầu tiên trên con đường đi – dẫn tới sự phát triển cao siêu và tri thức rộng lớn hơn, để đạt được thần nhãn và rốt cuộc đạt tới sự sống cao siêu hơn hoàn toàn vượt quá cõi trần này.


Tham thiền là phương pháp an toàn và dễ dàng nhất để phát triển được tâm thức cao siêu. Nhờ tham thiền, chắc chắn bất cứ ai trải qua thời gian cũng có thể lên tới Đức Thượng Đế hoặc Chân Sư. Trước hết nâng mình lên cõi trung giới rồi tới cõi trí tuệ. Tuy nhiên không ai biết chắc nó sẽ phải mất bao nhiêu lâu, vì điều ấy hoàn toàn tùy thuộc vào quá khứ của học viên và những nỗ lực mà y đã thực hiện. Một người bận tâm tha thiết nghiên cứu những chuyện cao siêu thì đã nhất thời được hoàn toàn nâng lên ra khỏi bản thân và tạo ra một hình tư tưởng mạnh mẽ trên cõi trí tuệ, nó được sử dụng ngay tức khắc để làm một kênh dẫn cho thần lực đang lởn vởn nơi thế giới ngay kế trên nó.


Một xúc động cực kỳ vị tha là sự bùng nổ năng lượng một đi không trở lại, nhưng khi chuyển động hướng lên trên, nó cung ứng một kênh dẫn để cho Năng lượng thiêng liêng từ cảnh ngay kế trên nó tuôn xuống. Chính sự thực này là nền tảng của ý niệm về việc hễ cầu nguyện thì sẽ được đáp ứng.


Khi tham thiền, thể Trí và thể Vía của con người dần dần từ hỗn loạn trở nên trật tự, bành trướng từ từ rồi dần dần học cách đáp ứng với những rung động càng ngày càng cao siêu hơn. Mỗi nỗ lực đều giúp làm mỏng bớt bức màn che ngăn cách y với cõi cao và hiểu biết trực tiếp (trực giác). Hết ngày này sang ngày khác hình tư tưởng của y trở nên xác định hơn sao cho càng ngày càng có nhiều sự sống từ bên trên tuôn đổ vào đó.


Học viên nên bắt đầu bằng cách trau dồi tư tưởng cho đến khi thể xác có thói quen là một công cụ của tinh thần, y nên nghĩ tới thể xác, về cách thức để có thể kiểm soát và điều khiển được nó, thế rồi y nên tách rời tư tưởng mình ra với nó, thật vậy chối bỏ nó. Kế đó, sau khi nhận thức được rằng mình có thể kiểm soát được xúc động và dục vọng thì y nên chối bỏ thể Vía với những ham muốn và xúc động; thế rồi khi hình dung mình ở thể hạ trí và lại suy gẫm rằng mình có thể kiểm soát và điều khiển được tư tưởng thì y nên chối bỏ cái trí, rồi để cho mình bay vút lên tới tận bầu hào quang tự do của tinh thần nơi có sự an bình đời đời; sau khi ở lại đó trong một lúc y nên phấn đấu hết sức mình ngộ ra rằng Đó là Chơn Ngã. Khi lại giáng xuống tâm thức, y nên cố gắng mang theo mình sự an bình của tinh thần nhập vào các hiện thể khác nhau.


Plotinus: “Bạn hãy triệt thoái vào nơi bản thân rồi nhìn xem và nếu cho đến nay bạn chưa thấy mình tuyệt đẹp thì hãy làm như người sáng tạo ra một pho tượng sao cho nó được đẹp đẽ; người ấy cắt ở đây một miếng, làm bằng ở kia một mảnh, rồi tạo ra đường nét thanh bai hơn, chỗ khác thì lại trong sạch hơn cho đến khi một khuôn mặt tuyệt đẹp hiện ra trên bức tượng. Bạn cũng làm như vậy; hãy cắt bỏ đi những gì quá lố, hãy làm cho ngay thẳng lại tất cả những gì cong queo, mang lại ánh sáng cho tất cả những gì mờ tối, lao động vất vả để cho mọi thứ đều lóe lên vẻ đẹp và đừng ngưng đục đẽo pho tượng của mình cho đến khi lóe ra tia rực rỡ giống như thần linh của đức tính, cho đến khi bạn ắt thấy sự tốt đẹp tối hậu đã được xác lập vững chắc trên bàn thờ không còn tì vết.

[indent]
Kinh điển Ấn độ có dạy rất hay như sau: “Một người nghĩ tới cái gì thì y sẽ trở thành cái đó; vì vậy hãy nghĩ tới Đấng Vĩnh Hằng”.[/indent]

Trong công việc này, người ấy đang sử dụng óc tưởng tượng - là một công cụ vĩ đại nhất trong khoa Yoga. Nếu người ấy tưởng tượng trong suy nghĩ là mình có một đức tính nào đó thì y đã thành công tới một nửa để sở hữu đức tính ấy; nếu y tưởng tượng mình không còn mắc phải một khiếm khuyết nào đó thì y đã thành công một nửa trong việc thoát khỏi khiếm khuyết ấy.


Óc tưởng tượng lão luyện là một vũ khí sắc bén mà người ta có thể sử dụng để dẹp bỏ hết một nửa những chuyện rắc rối và sai sót của mình. Ta không nên suy đi gẫm lại về những điều thiếu sót vì nó có khuynh hướng khuyến khích tình trạng bệnh hoạn và buồn rầu chán nản vốn đóng vai trò một bức vách khép kín mọi ảnh hưởng tâm linh. Trên thực tế ta nên lờ đi những khiếm khuyết trong bẩm tính của mình đến mức tối đa và chỉ tập trung vào việc xây dựng những đức tính ngược lại. Thành công trong sinh hoạt tâm linh không phải do ta đấu tranh kịch liệt với bản chất thấp hèn mà là do ta gia tăng sự hiểu biết và đánh giá cao những chuyện cao thượng. Đó là vì một khi ta đã trải nghiệm đầy đủ sự cực lạc và hoan hỉ của cuộc sống cao siêu thì khi đối chiếu tương phản với nó những ham muốn thấp hèn sẽ mờ nhạt đi và mất hết sức hấp dẫn. Một bậc đại Đạo sư có dạy rằng hình thức hối hận tốt nhất về việc phạm tội là hướng về phía trước với lòng can đảm đầy hi vọng kết hợp với quyết tâm sắt đá không phạm tội trở lại một lần nữa.


Ta có thể trình bày một dạng tham thiền khác nghĩa là tham thiền thần chú. Một thần chú là một sự nối tiếp nhất định các âm thanh được huyền bí gia sắp xếp lại để tạo ra một vài kết quả nhất định. Những âm thanh này được lập đi lập lại theo đúng tiết điệu và nối tiếp nhau ắt làm đồng bộ những rung động của các hiện thể khiến cho chúng hiệp nhất lại. Như vậy, một thần chú là một phương cách máy móc để kiểm soát các rung động hoặc cảm ứng các rung động theo như mong muốn. Hiệu lực của nó còn tùy thuộc vào cái gọi là rung động đồng cảm. Ta càng lập lại một thần chú thì kết quả lại càng mạnh mẽ. Vì thế cho nên việc lập lại các công thức của Giáo hội mới có giá trị, kinh mân côi khiến cho tâm thức có thể được tập trung trọn vẹn về điều được nói ra hoặc nghĩ ra mà không bị xao lãng do nhiệm vụ đếm số thứ tự.


Trong phương pháp tham thiền này được thực hành phần lớn ở Ấn Độ, tín đồ điều khiển tâm trí mình chẳng hạn như hướng về Shri Krishna, hiện thân của Thượng Đế, Chơn linh Bác ái và Tri thức trên trần thế. Người ta chọn một câu rồi ngâm đi ngâm lại thành một thần chú trong khi chăm chú suy gẫm về đủ thứ ý nghĩa sâu xa của nó. Vậy là tín đồ đã khiến cho mình tiếp xúc với Chính Đấng Thế Tôn. Điều nêu trên tạo thành bảng phác họa ngắn gọn nhất về một vài dạng tham thiền.


Một ví dụ nổi bật về khả năng ghê gớm của việc tham thiền tập thể và tư duy tập thể chính là ngày hội mừng lễ Kim Cương của Nữ hoàng Victoria. Ông C. W. Leadbeater mô tả dịp ấy là một trong những biểu lộ thần lực huyền bí kỳ diệu nhất mà ông đã từng chứng kiến. Đám đông trở nên phấn khởi đến nỗi thiên hạ bị xúc động đến mức xuất thần, vậy là trải nghiệm một sự nâng cao tâm hồn ghê gớm. Một tác dụng tương tự trên qui mô nhỏ hơn cũng có thể được tạo ra do sự tham thiền tập thể.


Bây giờ ta hãy xét tới những điều bổ sung về tham thiền thuộc cõi trần. Trong việc tham thiền, tư thế đâu phải là không quan trọng. Ta nên để thể xác ở trong tư thế dễ chịu rồi quên nó đi. Nếu thể xác cảm thấy không thoải mái thì ta không thể quên nó được và nó thường xuyên khiến ta phải chú ý tới nó.


Hơn nữa, cũng giống như một vài tư tưởng và xúc động có khuynh hướng biểu hiện qua những chuyển động và cử động đặc trưng của thể xác; cũng giống như vậy khi đảo ngược quá trình này, các tư thế của thể xác cũng có thể có khuynh hướng làm cảm ứng ra các tâm trạng và trạng thái xúc động, vậy là trợ giúp cho học viên kiên trì với các tâm trạng ấy.


Đại đa số người Tây phương ắt thấy thoải mái nhất khi ngồi trong một ghế dựa, lưng đừng thoai thoải quá, bàn tay có thể nắm lại để trên cẳng chân hoặc gác nhẹ lên đầu gối. Bàn chân có thể chụm lại hoặc vắt bàn chân phải nằm trên bàn chân trái. Việc khóa cứng đầu mút của cơ thể giúp ta ngăn ngừa từ khí tuôn ra nơi đầu ngón chân đầu ngón tay v.v. . . Tư thế nên thoải mái và thư giản, đầu đừng gục xuống cằm mà hơi giữ cho thăng bằng một chút, mắt nhắm kín, miệng khép lại, cột sống thẳng đứng (có nhiều dòng từ khi chạy dọc theo cột sống).


Người phương Đông thường ngồi theo thế kiết già trên sàn nhà hoặc trên một ghế đẩu thấp, tư thế này nghe nói hữu hiệu hơn bởi vì bất cứ từ khí nào được phóng thích ra đều có khuynh hướng bốc lên xung quanh cơ thể thành một lớp bảo vệ.


Khi xác định tư thế tham thiền ta còn phải xét tới một yếu tố khác là khả năng mất ý thức trên cõi trần. Người Ấn Độ ngồi trên sàn nhà chỉ ngã người về phía đằng sau mà không làm cơ thể bị tổn thương; người nào tham thiền ngồi trên một ghế dựa nên dùng một cái ghế bành để cho trường hợp thể xác mất ý thức thì họ không thể té ra khỏi cái ghế. Ngoại trừ những trường hợp rất hiếm có thì không chọn theo tư thế thiền nằm, bởi vì nó có khuynh hướng tự nhiên khiến ta ngủ thiếp đi trong lúc thiền. Trước khi thiền mà tắm nước lạnh hoặc đi bộ mau mắn thì rất hữu ích để khắc phục khuynh hướng máu chảy lờ đờ vốn rõ rệt là gây tổn hại cho bộ óc. Có một mối liên hệ mật thiết giữa việc thiền sâu và thở sâu. Trong việc thực hành, người ta thấy rằng khi cơ thể được hài hòa lúc tham thiền thì nhịp thở cũng sâu hơn, đều đều và có nhịp điệu cho đến khi nó từng bước trở nên chậm chạp và yên tĩnh đến nỗi ta hầu như không nhận ra được. Hatha Yoga đảo ngược quá trình này bằng cách cố ý điều tiết hơi thở để tìm cách làm hài hòa những chức năng của cơ thể và cuối cùng làm cho cái trí tác động hài hòa.


Tuy nhiên học viên nên coi chừng đừng thực hành bừa bãi những phép luyện hơi thở; tốt hơn y nên học cách kiểm soát tư tưởng theo đường lối của Raja Yoga để cho nỗ lực tham thiền gây tác dụng tự nhiên lên thể xác. Trong khi một số phép điều tức là cực kỳ nguy hiểm, ta vẫn không phản đối việc thở sâu đơn giản miễn là đừng gây căng thẳng thái quá cho phổi và tim, và đừng toan tính tập trung tư tưởng lên đủ thứ trung tâm lực tức luân xa trong cơ thể. Nhang thơm cũng hữu ích vì nó có khuynh hướng tẩy trược bầu không khí xét theo quan niệm huyền bí. Học viên cũng có thể được trợ lực nhờ có những màu sắc đẹp đẽ, hoa và những bức tranh bày xung quanh mình cùng với những phương tiện khác nhằm nâng cao tâm trí và xúc cảm. Y cũng thấy việc tuân theo một vài phép tiết thực thật là hữu ích và nếu có thể được vì không gây hại cho sức khỏe thì nên kiêng thịt cá và rượu. Nếu người ta uống rượu thì việc tham thiền ắt gây ra những triệu chứng bị viêm trong bộ óc, đặc biệt ảnh hưởng tới tuyến Yên.


Sáng sớm có lẽ là lúc thuận lợi nhất để tham thiền vì ham muốn và xúc động thường bình yên hơn sau khi ngủ và trước khi con người dấn thân bon chen trên trần thế. Nhưng nếu ta chọn bất cứ thời gian nào thì cũng phải chắc chắn rằng lúc đó không bị quấy rầy. Hơn nữa ta có nêu rõ là thời khoảng luôn luôn phải cùng một lúc vì tính đều đặn là cốt lõi của phép tham thiền này. Các tín đồ thời xưa đã chọn những thời khắc là lúc mặt trời mọc, lúc đúng ngọ và lúc mặt trời lặn vì đây là những giờ khắc thuận lợi nhất về từ khí. Ta cũng nên trau dồi thói quen hướng tâm trí trong một lúc nào đó vào mỗi tiếng đồng hồ trong ngày hãy thực chứng mình là Chơn nhơn. Phép thực hành này dẫn tới cái mà các thần bí gia Ki Tô giáo gọi là “sự nhớ lại Chơn ngã” giúp cho học viên rèn luyện cái trí tự động trở về với những tư tưởng thiêng liêng.


Ta không nên tham thiền ngay sau khi ăn vì lý do hiển nhiên là nó có khuynh hướng rút dòng máu ra khỏi các cơ quan tiêu hóa; tham thiền vào ban đêm cũng không tốt vì cơ thể đã mỏi mệt và thể phách dễ bị lệch lạc; hơn nữa ảnh hưởng tiêu cực của mặt trăng cũng tác động vào lúc ấy làm cho những kết quả không đáng mong muốn dễ xảy ra hơn. Đôi khi việc tham thiền có thể ít thành công hơn thông lệ bởi vì có những tác dụng bất lợi đối với thể vía và thể trí. Một số người cũng nêu rõ rằng vào một số lúc nào đó tác dụng của các hành tinh thuận lợi hơn những lúc khác. Vậy là một Chiêm tinh gia đã bảo rằng khi Mộc tinh có một số quan hệ nào đó với mặt trăng thì điều này có tác dụng làm mở rộng bầu hào quang dĩ thái khiến cho việc tham thiền có vẻ thành công hơn. Mặt khác, một vài thế chiếu của Thổ tinh nghe đâu làm nghẽn mạch bầu hào quang dĩ thái khiến cho việc tham thiền gặp khó khăn.


Sự tham thiền có kết quả là được soi sáng vốn có thể là một trong ba điều khác hẳn nhau:


[1]. Nhờ cực lực suy tư kỹ lưỡng về một đề tài, bản thân người ta có thể đạt tới một kết luận nào đó liên quan tới nó.


[2]. Nó có thể đạt được sự soi sáng của Chơn ngã, khám phá được Chơn ngã thực sự nghĩ như thế nào về vấn đề hữu quan trên cõi của riêng mình.


[3]. Nếu phát triển cao siêu, người ta có thể bước vào tiếp xúc với các Chơn sư hoặc Thiên thần. Chỉ trong trường hợp thứ nhất [1] thì những kết luận của y rất có thể bị ô nhiễm bởi những tư tưởng của chính y, còn Chơn ngã ắt có thể bị siêu việt được những điều này và một Chơn sư hoặc một Thiên thần cũng đạt được như vậy.


Vậy là chẳng hạn như khi thực hành nhập định về con người lý tưởng, về một Chơn sư; sau khi đã tạo ra một linh ảnh của Chơn sư, học viên lặng ngắm nó một cách ngất ngây làm cho mình tràn trề sự vinh diệu và vẻ đẹp của nó.; thế rồi khi vút thằng lên hướng về Ngài, y cố gắng nâng cao tâm thức lên tới lý tưởng để hòa lẫn bản thân vào đó, để hiệp nhất với nó. Sự ngất đi tạm thời được nêu trên thì tiếng Bắc phạn gọi là Pháp vân (Dharma Mega = Đám mây chính trực); các nhà thần bí Tây phương gọi nó là “Đám mây trên Núi”, “Đám mây trên Thánh Điện”, “Đám mây trên Đền thờ Tạm”. Con người cảm thấy dường như thể được bao quanh bởi một lớp sương mù dày đặc, ý thức rằng mình không cô đơn nhưng không thể nhìn thấy được gì. Hiện nay đám mây mỏng đi và ý thức về cõi cao nhất xuất lộ. Nhưng trước khi được như vậy thì đối với con người, sự sống của chính y đang bị rút cạn đi, y bị treo lơ lửng trong hư không đen kịt và cô đơn khôn tả. Nhưng “Hãy yên tịnh và biết rằng ta là Thượng Đế”.


Trong sự tịch lặng và yên ắng ấy y sẽ nghe được Tiếng nói của Chơn ngã, sẽ thấy được sự vinh quang của Chơn ngã. Đám mây tan biến đi và Chơn ngã hiển lộ ra. Trước khi người ta có thể chuyển từ sự tham thiền sang nhập định, thì y phải từ bỏ hoàn toàn sự mong ước và hi vọng, ít ra thì cũng là trong thời kỳ thực hành; nói cách khác, y phải kiểm soát hoàn toàn được Kāma. Cái trí chẳng bao giờ có thể đơn độc được trong khi nó còn bận tâm với những mong ước; mọi sự mong ước là mầm mống có thể làm nảy sinh ra sự giận dữ, không trung thực, không trong sạch, hiềm khích, tham lam, cẩu thả, bất mãn, lười biếng, dốt nát v.v. . .Trong khi còn một mơ ước hoặc hi vọng nào đó thì vẫn còn có thể có những sự vi phạm thiên luật này. Chừng nào còn có mơ ước, còn có bất mãn thì chúng còn khiến ta lệch lạc; luồng tư tưởng bao giờ cũng tìm cách len lỏi qua những khe suối nhỏ và những kênh dẫn mở toang ra do những ham muốn chưa được thỏa mãn, mọi vấn đề chưa nghĩ ra cách giải quyết sẽ há hốc miệng ra khiến cho chú tâm của ta bị xao lãng, khi chuỗi tư tưởng đụng phải khó khăn thì nó sẽ luồng lách để nghe theo những lời gào thét ấy. Nếu ta truy nguyên cái chuỗi tư tưởng liên miên không dứt ấy thì ta ắt phát hiện ra rằng chúng có nguồn gốc là những ham muốn chưa được thỏa mãn và những vấn đề chưa giải quyết được.


Trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh có dạy như sau: “Con không thể bước trên đường Đạo nếu con chưa trở thành chính đường Đạo. . . Xem này con đã trở thành ánh sáng, con đã trở thành âm thanh, con chính là Sư phụ và là Thượng Đế của chính mình. Bản thân con là đối tượng mà con đang mưu tìm, là cái tiếng nói chưa bao giờ đứt đoạn vẫn ngâm vang trong suốt chu kỳ vĩnh hằng, bất di bất dịch, vô nhiễm, bảy âm thanh chỉ là một âm thanh thôi”.


Người tổng hợp: Hoàng Huy


Thanked by 1 Member:

#7 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 08/04/2012 - 01:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 08/04/2012 - 01:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#9 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 08/04/2012 - 01:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#10 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 08/04/2012 - 01:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#11 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 08/04/2012 - 01:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#12 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 08/04/2012 - 01:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 08/04/2012 - 01:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#14 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 19/04/2012 - 01:58

Trích đoạn "Hồi kí của một Yogi" của Yogananda:

"Bạch Sư Phụ, cha con muốn con nhận một chức vụ trong Công ty Hỏa xa Bengal-Nagpur Railway nhưng con đã quyết liệt từ chối, tôi thưa với Sri Yukteswar một ngày nọ và tôi nói thêm một cách tuyệt vọng. Xin Sư Phụ hãy cho con làm lễ xuất gia.

Tôi nhìn Sư Phụ bằng cặp mắt van xin một cách khẩn thiết. Trong nhiều năm, Sư Phụ đã từ chối lời yêu cầu của tôi để đặt tôi trong một cuộc thử lòng, nhưng lần này người vui vẻ nhận lời:

- Được rồi. Ngày mai Thầy sẽ làm lễ xuất gia cho con. Thầy rất vui mà thấy con vẫn kiên quyết mong muốn trở thành một tu sĩ. Đức Lahiri Mahasay vẫn thường nói: “Nếu ta không mời Thượng Đế vào nhà trong thời kỳ còn xuân xanh thì Ngài sẽ không đến với ta vào lúc mùa đông của cuộc đời.”

- Bạch Sư Phụ, con không bao giờ quên mục đích ấy, là được xuất gia theo dòng tưởng sĩ Sưami như Sư Phụ vậy.

Tôi mỉm cười nhìn Sư Phụ với tất cả tấm lòng quí mến và nhớ đến một câu trong thánh kinh, “Người không lập gia đình thì lo việc Đạo và tìm cách làm vui lòng Thượng Đế, còn người lập gia đình thì lo việc đời và tìm cách làm vui lòng vợ nhà.” (Corinthiens, 1.7:32-33)

Tôi đã quan sát cuộc đời của nhiều bạn hữu đã từng lập gia đình sau khi muốn theo đuổi một đời sống tâm linh. Đắm chìm trong biển trần gian tục lụy với những nỗi lo âu vô bờ bến, họ đã quên hẳn chí nguyện công phu hành Đạo, tham thiền.

Ngày hôm sau là một trong những ngày đáng ghi nhớ nhất của đời tôi. Đó là một ngày hè sáng sủa đẹp trời vào tháng bảy năm 1914, vài tuần sau khi tôi nhận cấp bằng Cử nhan Văn Khoa. Trên bao lơn đạo viện ở Serampore, áo Sư Phụ nhuộm màu vàng sậm, tức màu áo cổ truyền của giới tưởng sĩ, một mảnh lụa trắng mới nguyên. Khi mảnh lụa đã khô ráo, Sư Phụ quấn nó trên mình tôi để mặc vào cho tôi như biểu tượng của sụe dứt bỏ cuộc đời trần gian. Sư Phụ giải thích:

- Một ngày kia, con sẽ sang các nước Âu Mỹ, ở nơi đó người ta thích lụa hơn. Với ý nghĩa tượng trưng, Thầy chọn cho con manh áo lụa thay vì manh áo vải theo truyền thống của các dòng tu sĩ.

Bên Ấn Độ là nơi mà các tu sĩ đều lập nguyện thanh bần, một vị tu sĩ mặc ấo lụa là một cảnh tượng ít có. Tuy nhiên nhiều tu sĩ Yogi cũng mặc áo lụa vì nó gìn giữ những giòng từ điển của thể xác hơn là áo vải.

Trong dịp làm lễ cho một người trở thành một tu sĩ xuất gia, có nhiều lễ nghi phiền phức nhưng Sri Yukteswar vốn chủ trương giản dị tối đa trong mọi việc, đã miễn tất cả những nghi lễ đó và chỉ yêu cầu tôi chọn lấy một pháp danh. Người mỉm cười và nói:

- Thầy cho con cái đặc quyền tự mình chọn lấy một pháp danh.

Sau một lúc suy nghĩ, tôi đáp:

- Pháp danh của con là Yogananda.

Danh hiệu này có nghĩa là “Phúc lạc (Ananda) sở đắc được nhờ bởi Hợp Nhất với Thiêng Liêng.”

- Được lắm! Kể từ nay con sẽ từ bở tên Mukunda Lal Ghosh và sẽ lấy pháp danh Yogananda thuộc dòng tu sĩ Swami.

Tôi quỳ trước mặt Sư Phụ và khi tôi nghe Sư Phụ xướng pháp danh mới của tôi lần đầu tiên, lòng tôi tràn ngập một nỗi niềm biết ơn sâu xa đối với người. Với một tình thương bao la, Sư Phụ đã cố gắng huấn luyện không ngừng để đào tạo chàng thanh niên Mukunda trở nên tu sĩ Yogananda.

Người tu sĩ Swami thuộc về một dòng tu cổ xưa do đức giáo chủ Shankara thành lập. Dòng tu này đã trải qua hằng bao nhiêu thế kỷ do một truyền thống liên tjuc gồm có các vị Tăng thống đạo hạnh cao thâm để duy trì sự nghiệp tâm linh của vị thủy tổ Shankara. Dòng tu sĩ Swami chủ trương lập nguyện thanh bần, khiết bạch và vâng lời.

Cái lý tưởng phụng sự nhân loại, dứt bỏ mọi điều tham vọng và ái dục trói buộc cuộc đời với thế gian làm cho phần nhiều các tu sĩ Swami đảm trách lấy một công trình cứu tế hay giáo dục ở Ấn Độ và đôi khi cũng ở ngoại quốc. Gạt bỏ tất cả mọi thành kiến về giai cấp, tôn giáo, màu da, nam nữ hay chủng tộc, một tu sĩ Swami hoàn toàn thấm nhuần lý tưởng bác ái đại đồng trong nhân loại. Người nêu cao một mục đích: đó là sự hoàn toàn hỗn hợp với Tinh Thần. Dù trong lúc tỉnh giấc hay khi ngủ mê, tâm thức của người tu sĩ luôn luôn thấm nhuần tư tưởng: “Ta là Chân Ngã, hay Chân Như Phật Tánh,” bởi đó vị tu sĩ Swami tuy thân còn ở nơi trần thế nhưng lòng đã thoát tục và không còn vướng bận chuyện trần gian. Chỉ khi đó người mới xứng đáng với danh hiệu của người, vì danh từ Phạn Ngữ Swami có nghĩa là: người đang tìm cách hợp nhất với Đại Ngã hay Chân Như Phật Tánh. Lẽ tự nhiên cũng cần nói thêm rằng không phải tất cả cát tu sĩ Swami đều đã đạt tới cái lý tưởng tối cao đó một cách đồng đều nhau.

Sri Yukteswar vừa là một tu sĩ Swami lại vừa là một người Yogi. Người tu sĩ Swami xuất gia theo dòng tu truyền thống của đức giáo chủ Shankara, không hẳn phải là một người Yogi. Người Yogi là người tu luyện theo một pháp môn nhất định dắt dẫn tới sự ngộ Đạo hay giao cảm với Thiêng Liêng; y có thể la người độc thân hay có gia đình, tu tại gia hay xuất gia. Người tu sĩ Swami noi theo con đường luận thuyết triết lý và từ bỏ thế gian: còn người Yogi thực hành một pháp môn được qui định một cách chặt chẽ nhằm mục đích chủ trị thể xác lẫn tinh thần và đưa linh hồn đến mục đích giải thoát. Ở mỗi thế kỷ pháp môn Yoga đã từng đem đến cho Ấn Độ những bậc siêu nhân đã đắc đạo giải thoát.

Trái hẳn với người thường, một người Yogi chân chính có thể sống ngoài thế gian mà vẫn trung thành với lý tưởng tối cao của mình. Thật là một điều cao quí mà làm tròn những bổn phận thế gian, đồng thời chủ trị những dục vọng ích kỷ thấp hèn để nhằm mục đích trở nên một khí cụ hoạt động có ý thức và thuận theo Thiên Ý."

Sửa bởi Hannah: 19/04/2012 - 02:22


Thanked by 1 Member:

#15 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 19/04/2012 - 13:38

Kriya Mudra Yoga








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |