Jump to content

Advertisements




LIỄU SANH THOÁT TỬ


20 replies to this topic

#16 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/04/2012 - 23:55

13. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN PHẢI ĐỦ TRONG KHI TIẾN BẠT.

Y theo trong Mật giáo (các kinh điển về Mật tông) để nói, thì thành tựu Bồ đề có thể chia ra ba bực:

1. Thượng căn: thì tức thời thủ chứng (thành Phật).

2. Trung căn: thì sau khi chết rồi mới được siêu thăng.

3. Hạ căn: thì đi vào giai đoạn Trung ấm mới được thành tựu.

Cho nên nếu thân thuộc biết vì họ mà làm những việc công đức thì chắc chắn có công hiệu, nhưng phải lấy niệm Phật làm chủ. Vì thân Trung ấm đủ có thần thông hữu lậu, cho nên sau khi đã trải qua nhiều cảnh tượng hãi hùng hăm dọa, áp bức; họ sẽ tự nghĩ rằng:

"Có những pháp lành gì để cứu ta được ra khỏi?"

Bởi thế, nếu lúc đó có người chỉ bảo cho họ niệm Phật để cầu siêu thăng, thì họ sẽ hết lòng vâng lãnh vui thích ưa nghe, cho nên hiệu lực không thể tưởng tượng. Nhưng cần phải giữ đúng ba điều kiện sau đây:

1. Trai giới, cả nhà ai nấy đều phải nhất luật giữ gìn trai giới, dù có khách khứa cũng không được thiết đãi rượu thịt, ngoài ra các thứ ô uế khác đều phải dè dặt giữ gìn.

2. Thành khẩn, đối với kẻ chết phải hết lòng thành kính, nghĩ nhớ để cầu cảm thông, không nên chỉ trang sức bề ngoài mà thôi và cũng không nên giao phó công việc ấy cho kẻ khác làm. Theo như trong bộ bút ký của ông đồ Trường Khanh đời Tống có chép:

"Ở Thông Châu có ông Tư Mã Dưỡng Khiêm, đã từng vì vong phu nhân (vợ chánh) mà làm rất nhiều Phật sự. Nhưng vài năm sau người tiểu thiếp của ông, một hôm bỗng chết, cách một đêm mới tỉnh lại, mà than khóc bảo với Tư Mã rằng: "Thiếp chết đi vào nơi Minh phủ, thấy vong phu nhân bị giam trong một ngục tối, phu nhân nói với thiếp rằng: "Ở đây khổ sở không thể nói được. Vậy xin gấp gấp vì tôi mà làm việc công đức để cứu độ". Thiếp hỏi: "Vậy sau khi phu nhân đã chết rồi, Tướng công đã từng vì phu nhân làm nhiều Phật sự, đều là vô ích cả sao?".

Phu nhân đáp: "Chính thế, vì việc tụng kinh sám hối vẫn phải chọn những nhà Sư hữu đạo, gia chủ phải trai giới chí thành thì mới có thể diệt tội thêm phúc được. Nhưng đây thì trái lại; trước kia thầy Sa môn tụng kinh nhà trên, mà Tướng công thì đánh cờ nhà dưới như vậy thì có ích gì?". Tư Mã nghe nói cũng khóc òa lên, và sau đó mới chọn những danh Sư có giới đức, sửa sang rất chỉnh đốn, làm đạo tràng luôn ba đêm ngày".

Đấy chính là những việc Trường Khanh đã mục kích, mà cũng là việc của kẻ con hiền cháu thảo phải nên biết vậy.

3. Tuyển trạch, đối với Pháp sư phải chọn những bậc đạo hạnh chơn chính mà cầu thỉnh; ngoài ra những hạng phóng đãng phá giới và chỉ biết nhìn đến tài lợi mà thôi thì đều không nên cầu thỉnh vậy. Những hạng Pháp sư đối với Giới luật tịnh hạnh còn thiếu phạm, hoặc hoài nghi không đứng đắn và ngông cuồng...thì Trung ấm thân vì đã có thần thông, cho nên họ biết đó là lừa gạt họ; tức là họ sẽ thất vọng mà sanh ra hối hận. Vì hối hận nên sanh ra tức giận rồi phải đọa vào khổ thú. Cho nên Thiện tri thức phải dùng những lời như sau đây mà khai thị:

"Phật biết rằng thân của bậc Tăng già tên...tức là thân của Phật. Ngươi phải khởi ý tưởng rằng chỉ nương theo pháp chứ không nương theo người. Mặc dù người tác pháp đó có lầm lẫn thế nào, đều là do cái lỗi của ý thức nơi ta chưa được trong sạch đó thôi. Tỷ như người soi gương, vì mặt mình không sạch, nêncái bóng trong gương cũng nhơ bẩn. Vậy thì biết chắc rằng sở dĩ khi tác pháp có sai lầm, đều do tâm niệm của ngươi chưa trong sạch vậy. Ngươi nên khởi tưởng như thế và phải hết lòng cung kính ái mộ thì làm phúc gì cũng đều biến thành Phật sự thanh tịnh và vẫn không mất lợi của chính mình".

Trong gia quyến nếu muốn rước Pháp sư để làm Phật sự, thì nên đối trước bàn linh mà chỉ giáo bảy phen như thế thì dù trong khi làm Phật sự có đôi chút sai lầm, cũng vẫn được lợi ích.



Thanked by 1 Member:

#17 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/04/2012 - 00:03

14. VÃNG SANH VỀ TỊNH ĐỘ.

Những hạng người đã sẵn có tu theo Tịnh nghiệp, thì khi lâm chung họ liền đi đến chỗ họ muốn đến, tức là vãng sanh Tịnh độ. Không còn phải trải qua những cảnh giới như trước đã nói. Nhưng trong khoảng bốn mươi chín ngày, nếu ta biết vì họ mà niệm Phật thế, thì cũng có thể làm tăng thêm phẩm vị không đến nỗi uổng công.

Đến như việc vãng sanh Tịnh độ, thật ra thì Tịnh độ trong mười phương đều nên vãng sanh; nhưng chỉ có thế giới Cực Lạc là có cơ duyên đặc biệt với chúng sanh...xưa nay số người được vãng sanh không thể kể xiết. Trong khi vãng sanh thì chỗ cảm thấy có nhiều cách, nay nương theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ mà chia làm chín phẩm, để thuật lại như sau:

1. Thượng phẩm thượng sanh, thì cảm thấy có Tam thánh (Di Đà, Quán Âm, Thế Chí) và vô số hóa Phật, trăm ngàn Đại chúng Tỳ kheo và vô số chư Thiên cùng cung điện thất bảo hiện ra trước mắt; dùng đài Kim cang đem đến để đón tiếp. Khi đó, liền sanh về Cực Lạc, được nghe Phật nói pháp, chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Sau đó, tùy theo ý mình mà đi khắp mười phương Phật độ và theo thứ tự được Phật thọ ký.

2. Thượng phẩm trung sanh, cũng cảm thấy cả Tam thánh và vô số Đại chúng làm quyến thuộc đoanh vây, dùng đài Tử kim đến đón rước. Thấy rồi liền được sanh về trong ao Thất bảo bên cõi ấy; trải qua một đêm thì hoa mới nở và được thấy Phật.

3. Thượng phẩm hạ sanh, cũng cảm thấy có Tam thánh và các vị Bồ tát nắm hoa sen vàng chung cùng với các vị hóa Phật đi đến đón rước. Thấy rồi liền được sanh về trong ao Thất bảo bên cõi kia; trải qua một ngày đêm hoa sen mới nở và phải nở trong thời hạn bảy ngày mới được thấy Phật.

4. Trung phẩm thượng sanh, được cảm thấy Phật A Di Đà và các vị Tỳ kheo làm quyến thuộc đoanh vây; phóng ra hào quang sắc vàng, hiện ra trước người đó để tỏ lời khen ngợi. Người ấy sẽ ngồi trên đài Liên hoa mà sanh về Cực Lạc. Sanh rồi hoa sen liền nở, được nghe Pháp âm nhiệm mầu, chứng được quả A la hán (A la hán: nghĩa là Bất sanh: không còn luân hồi sanh tử).

5. Trung phẩm trung sanh, cũng thấy có Phật A Di Đà cùng các quyến thuộc phóng ra hào quang sắc vàng; nắm hoa sen Thất bảo đi đến đón rước. Người chết thấy rồi liền sanh về trong ao Thất bảo trong cõi ấy; trải qua bảy ngày hoa sen mới nở, khi đó khen ngợi Đức Di Đà Thế Tôn, nghe Pháp sanh lòng vui vẻ và chứng được quả Tu đa hoàn (Tu đà hoàn: Nhập lưu, tức là đã được vào hàng Thánh).

6. Trung phẩm hạ sanh, căn cơ của hạng này rất kém, chỉ nhờ nghe lời Thiện tri thức chỉ giáo, mà vui vẻ tin và thực hành; cho nên khi lâm chung chỉ nhờ nguyện lực mà thôi, chứ không thấy được cảnh gì. Nhưng khi đã sanh về cõi ấy rồi, trải qua bảy ngày mới được gặp hai vị Bồ tát: Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, được nghe Pháp âm, rồi cũng chứng được quả Tu đà hoàn.

7. Hạ phẩm thượng sanh, thì chỉ cảm thấy hóa thân của Phật, và hóa thân của Đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đến rước mà thôi; nhưng cũng được nương trên hoa sen Thất bảo, theo hóa thân mà sanh về trong ao Thất bảo bên cõi ấy. Trải đến bốn mươi chín ngày hoa nở và được hai vị Bồ tát ấy nói Pháp cho nghe. (Hóa Phật: tức là hóa thân của Phật; là một trong ba thân của Phật).

8. Hạ phẩm trung sanh, thì trước hết thấy có lửa dữ trong địa ngục bốc lên sau lại bỗng hóa thành luồng gió mát để nâng đưa Thiên hoa; trên hoa ấy có hóa Phật và Bồ tát đi đến đón rước người ấy. Khi đã sanh về trong ao Thất bảo bên cõi ấy rồi, phải trải qua sáu kiếp mới được hoa nở và thấy hai vị Bồ tát nói Pháp cho nghe. (kiếp, nói cho đủ là kiếp ba, sáu kiếp tức là sáu thời hạn).

9. Hạ phẩm hạ sanh, thì thấy có hoa vàng như vầng mặt nhật hiện ra trước mắt, khi đó liền được vãng sanh. Sanh rồi phải ở đủ trong hoa sen mười hai kiếp, mới được hoa nở và được thấy hai vị Bồ tát nói Pháp cho nghe.

Ba loại vừa nói trên đây (tức là từ Hạ phẩm thượng sanh trở xuống) đều do Thiện tri thức chỉ giáo mà phát tâm niệm Phật và tự mình biết sám hối mà cảm được vậy.

Nói tóm lại, tùy theo trình độ và năng lực mà chia ra có chín phẩm cao thấp không đồng, nhưng khi đã được sanh về Tịnh độ, thì đều được khỏi sanh tử luân hồi và hoặc chậm hoặc mau đều thành Phật quả vậy.



Thanked by 1 Member:

#18 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/04/2012 - 23:00

15. NHỮNG TIÊN TRIỆU ĐƯỢC SANH VỀ TỊNH ĐỘ.

Bậc đã chứng được Vô sanh pháp nhẫn (tức là chứng được thật tánh bất sanh bất diệt của muôn pháp) thì đối với Tịnh độ trong mười phương, đều có thể tùy theo ý muốn của mình mà vãng sanh. Còn những kẻ phàm phu hoặc nhờ nguyện lực của mình, hay nhờ thần lực của Phật gia bị mà được sanh về Tịnh độ; thì đều thuộc về hạng "Đới nghiệp vãng sanh" (nghĩa là nhờ ở nguyện lực của Phật mà được sanh về Tịnh độ, nhưng chưa trừ sạch hoặc nghiệp; nên gọi là Đới nghiệp vãng sanh). Hai cảnh giới này tuy có cao thấp không đồng nhau nhưng chỗ siêu việt cảnh giới Ta bà thì vẫn là một.

Những tiên triệu trong khi lâm chung tùy theo mỗi người mà cảm thấy có khác nhau; nhưng không ngoài Tịnh cảnh hiện ra trước mắt. Hạng thù thắng thì thấy có Y báo, Chánh báo trang nghiêm đều đầy đủ. Hạng kém hơn thì chỉ thấy Phật và Bồ tát. Hạng kém hơn nữa, thì chỉ thấy hoa sen. Nhưng những tiên triệu ấy, đều không dính dấp gì với mọi người chung quanh, nên họ không thấy được. Nếu nói đến những tiên triệu mà mọi người chung quanh cũng được cảm thấy; thì từ những chứng tích vãng sanh của các bậc Thánh hiền xưa nay ta có thể khảo cứu mà chia ra làm mười món thoại ứng:

1. Nhất tâm bất loạn: Tâm niệm được chăm chú vào một cảnh.

2. Biết trước thời chết đã đến.

3. Tịnh niệm không mất, tức là tâm niệm chỉ ưa cõi Tịnh độ và quyết chí bỏ cõi Ta bà.

4. Biết trước mà lo tắm rửa và thay áo quần.

5. Tự mình hay niệm Phật hoặc niệm có tiếng hay niệm thầm.

6. Ngồi ngay thẳng và xấp tay mà chết.

7. Có mùi thơm lạ khắp nhà.

8. Có hào quang sáng soi vào thân thể.

9. Nhạc trời trỗi giữa hư không.

10. Tự nói ra bài kệ để khuyên đồ chúng (đệ tử)

Nếu tất cả mười món điềm tốt trên đây đều được đầy đủ, thì phẩm vị chắc chắn là cao. Còn ai chỉ có đủ một vài điềm tốt cho đến năm điềm tốt mà thôi, thì cũng được vãng sanh. Đến như nghiệp thức rời bỏ thân này, thì không phải đồng thời toàn thân đều lạnh, có khi ở trên thân lạnh trước, rồi dần dần lạnh xuống, có khi ở dưới thân lạnh trước, rồi dần dần lạnh lên. Như có bài kệ đã nói:

"Nghiệp lành, dưới lạnh trước; Nghiệp dữ, trên lạnh trước. Tim còn lưu chút hơi ấm rất lâu, các chỗ khác hơi ấm dần dần hết. Người được xuất thế thì trên trán lạnh rốt sau. Sanh lên trời, thì nơi mặt lạnh sau. Sanh vào cõi người thì nơi rốn lạnh sau. Sanh vào ngạ quỷ thì hai bên bụng lạnh sau. Sanh vào loài bàng sinh thì đầu gối lạnh sau (bàng sinh: những loài thân thể nằm ngang như: trâu, bò...Sanh vào địa ngục thì dưới chân lạnh rốt sau".

Cứ theo đây chứng nghiệm thì quả báo tương lai của người chết, ta cũng có thể dự đoán mà biết được trước vậy. Theo ý nghĩa trong bài kể trên đây để giải thích thì người nghiệp lành ở dưới thân lạnh trước, vì nghiệp thức lưu chuyển ở trên; cho nên dưới thân lạnh trước, trên thân lạnh sau. Còn kẻ ác nghiệp thì nghiệp thức lưu chuyển ở dưới: cho nên trên thân lạnh trước, dưới thân lạnh sau. Đến như hàng xuất thế, thì trên trán lưu hơi ấm rất lâu; tức là triệu chứng sanh về Tây phương vậy.

Về tiên triệu của các thú, sở dĩ có khác nhau, là vì nghiệp nhân lành, dữ của chúng sanh gây ra từ trước mà cảm được. đến khi lâm chung, thì nghiệp nhân ấy sôi nổi trong tâm thức. Nghiệp nào mạnh, thì sẽ lôi vào cảnh giới khác tương đương với nó để thọ báo. Như nghiệp lành mạnh, thì sẽ hiện ra cảnh giới sung sướng; Nghiệp dữ mạnh thì hiện ra cảnh giới khổ sở.

Cảnh giới sung sướng là tiên triệu sanh lên Thiên thú; cảnh giới khổ sở là tiên triệu sanh vào ác thú. Nếu tới trong hai cảnh giới khổ, vui đó để phân biệt, nó sẽ lôi ta đi đến đâu, để chia làm từng điều mục mà nói; thì nương vào kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ để thuật lại những điều cốt yếu như sau đây:

A. Nếu nghiệp duyên sẽ lôi cuốn vào Địa ngục, thì sẽ thấy có mười lăm món tiên triệu:

1. Gặp phải con trai, con gái và bà con đều nhìn kẻ chết bằng cặp mắt hung dữ ghét bỏ.

2. Người chết đưa hai tay lên mà rờ mò giữa hư không.

3. Thiện tri thức dầu có chỉ bảo, họ cũng không chịu tùy thuận.

4. Kẻ chết kêu gào than khóc.

5. Đi ra đại tiện và tiểu tiện mà vẫn không hay biết gì.

6. Nhắm nghiền đôi mắt không mở.

7. Thường hay che úp mặt mày.

8. Nằm nghiêng mà ăn uống.

9. Mình mẩy, miệng mồm đều hôi hám.

10. Gót chân, đầu gối luôn luôn run rẩy.

11. Sống mũi xiên xẹo.

12- Mắt bên trái hay động đậy, ta gọi là máy mắt.

13. Hai mắt đỏ ngầu.

14. Úp mặt mà nằm.

15. Thân hình co rút và tay bên trái chấm xuống đất mà nằm.

B. Nếu phải bị lôi vào trong Ngạ quỉ, thì có tám món tiên triệu:

1. Ưa liếm môi miếng.

2. Thân nóng như lửa.

3. Thường lo đói khát và hay nói đến việc ăn uống.

4. Mắt thường trương lên mà không nhắm.

5- Hai mắt khô khan như mắt chim gỗ.

6. Không có tiểu tiện nhưng đại tiện thì nhiều.

7. Đầu gối bên phải lạnh trước.

8. Tay bên phải thường nắm lại, tức là biểu hiện ôm lòng bỏn xẻn.

C. Người chết nếu bị lôi vào bàng sinh, thì có năm món tiên triệu:

1. Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ.

2. Ngón tay và ngón chân co quắp.

3. Khắp trong thân mình toát ra mồ hôi.

4. Tiếng nói ra khò khè.

5. Miệng thường ngậm đồ ăn.

D. Nếu được sanh vào nhân đạo thì có mười món tiên triệu:

1. Đến khi chết hay khởi niệm lành, tức là lòng dịu dàng, lòng phúc đức, lòng vui vẻ, lòng vô tư.

2. Thân không đau khổ.

3. Ít sự nói phô, chăm lòng nhớ nghĩ cha mẹ.

4. Con trai, con gái đều đem lòng thương mến và gần gũi, coi như việc thường, không ưa không ghét. Tai thường muốn nghe tên họ của anh em, chị em, bậu bạn.

5. Đối với việc lành hay việc dữ, lòng không lầm loạn.

6. Tâm tính chính trực, không dua nịnh.

7. Lòng không giận dữ.

8. Thấy bà con chăm sóc sanh lòng vui mừng.

9. Di chúc việc nhà, có cất đặt của cải ở đâu thì mách bảo.

10. Sanh lòng tịnh tín, thỉnh Phật, Pháp, Tăng đến, để đối diện quy y.

E. Nếu nghiệp duyên sẽ lôi lên Thiên thú cũng có mười món tiên triệu:

1. Khởi lòng thương mến.

2. Phát khởi thiện niệm.

3 Lòng thường vui vẻ.

4. Chánh niệm được rõ ràng.

5. Không có những điều hôi hám.

6. Sống mũi không xiên xẹo.

7. Lòng không giận dữ.

8. Của cải, vợ con, bà con, lòng không lưu luyến.

9. Mắt được trong sáng.

10. Ngửa mặt lên mỉm cười mà nghĩ tưởng Thiên cung đến rước ta.

Năm khoản vừa kể trên đây, không phải nhất định mỗi mỗi đều phải hiển hiện; chỉ có những điều kiện thiết yếu sẽ được hiển hiện mà thôi. Ta nên xét cho kỹ lưỡng: như hai thứ Nhân và Thiên thì ý thức của họ đều trong sạch, nên gọi là khởi thiện niệm. Nhưng một bên chỉ nghĩ đến Thiên cung mà lãng bỏ việc đời; một bên thì thương nhớ bà con mà dặn dò việc nhà. Như thế thì rất khác nhau vậy.

Còn hai thứ Địa ngục và Ngạ quỉ, thì ý thức của họ đều mê man nên hiển hiện ra khổ. Nhưng một bên thì rất trái với từ hòa, thay đổi thái độ; một bên thì nóng nảy, đói khát đáng thương. Như thế cũng rất khác nhau vậy. Đến như thú bàng sinh thì thân thể đã ra mồ hôi, tiếng tăm khàn nghẹt; vẫn còn thương tiếc bà con. Như trong kinh có nói:

"Nếu sắp sanh vào loài người, thì có trạng thái thế này: Đưa tay ra giữa hư không mà bắt nắm hoặc để kháng cự vật gì chướng ngại, so với tướng trạng thác sanh vào Địa ngục thì họ cũng đưa tay lên mà rờ mò giữa hư không, hai triệu chứng ấy vẫn là giống nhau. Lại có người đến khi chết thì tâm hồn thành vô ký (vô ký: không hiểu lành dữ là thế nào) thì tình hình khổ vui không thể thấy được. Hạng này vẫn là số đông, nếu muốn dự đoán hạng ấy sẽ sanh vào chỗ nào, thì ta phải đợi đến khi bỏ hơi ấm trong thân mới có thể quyết đoán được".


Thanked by 1 Member:

#19 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/04/2012 - 02:52

16. CÁCH LÀM VIỆC PHÚC

Cái yếu điểm của việc phúc, phải lấy hạnh bố thí làm gốc; hoặc đem di sản của kẻ chết thì tốt hơn hết, nếu không thì lấy của cải của bà con bạn bè mà giúp vào cũng được, để làm việc phúc đức; thì người chết chắc chắn được lợi ích. Như trong kinh Vô thường đã nói:

"Nếu như sau khi tính mạng đã lâm chung, thì nên lấy y phục mới mẻ của người chết, hoặc lấy những vật thọ dụng của kẻ còn sống: chia làm ba phần, vì người chết đó mà cúng dường Phật đà, Đạt ma và Tăng già (Tam bảo). Nhờ đó mà người chết dù cho nghiệp nặng cũng trở thành nhẹ và được công đức phúc lợi thù thắng. Không nên đem những y phục tốt đẹp mà mặc cho người chết, để đem đi tống táng. Vì sao? Vì không có lợi ích vậy".

Đấy là cái lệ thường làm ngày xưa bên Ấn Độ, đến như hiện đại, thì nên đem di sản ấy mà đổi lấy tiền tệ; để dùng trang nghiêm Phật tượng, ấn tống kinh điển, cúng dường Tăng già. Và làm những việc như: tế bần phóng sinh, hoặc làm việc gì có ích cho xã hội.

Nhờ những công đức làm việc phúc đó, thì người chết dù đọa vào Ngạ quỉ, cũng được hưởng rất nhiều lợi ích. Trong Kinh Ưu bà tắc có nói:

"Nếu người cha chết rồi bị đọa vào trong Ngạ quỉ, mà người con vì họ làm những phúc đức, nên biết người cha liền được hưởng thọ. Nếu được sanh lên trời thì họ không nghĩ đến vật dụng trong cõi người nữa. Vì sao? Vì trên cõi trời đã được đầy đủ bảo vật thù thắng vậy. Nếu phải đọa vào Địa ngục, thì thân họ phải chịu bao nhiêu khổ não, cũng không được rảnh rang để nhớ nghĩ, vậy nên không được hưởng thọ. Đọa vào súc sanh, nên biết cũng như thế. Nếu hỏi tại sao ở trong Ngạ quỉ liền được hưởng thọ lợi ích; thì vì người ấy sẵn có lòng tham lam bỏn xẻn, cho nên phải đọa vào Ngạ quỉ. Nhưng khi đã làm Ngạ quỉ thường hay hối hận tội lỗi ngày trước, suy nghĩ muốn được lợi ích, bởi thế cho nên được hưởng".

Đấy là nói rõ chỗ lợi của quỉ thú, còn đối với công phu làm việc phúc thật không luống uổng; vì không những kẻ chết được hưởng, mà bà con hiện tại cũng chung phần được hưởng. Như trong kinh nói:

"Nếu như kẻ chết đã thác sinh vào các đạo khác, nhưng còn bao nhiêu bà con còn đọa trong Ngạ quỉ; nếu có làm việc phúc, tức thì cũng đều được lợi ích. Vậy nên, người có trí, nên vì Ngạ quỉ mà siêng năng làm việc công đức".

Trong khi lấy di sản của kẻ chết mà làm việc phúc đức, để cứu độ cho họ; trước hết phải xét rõ người ấy lúc còn sống, tính họ có bỏn xẻn hay không, thì khi thấy được bà con đem đi di sản mà làm Phật sự hay bố thí, tất họ thấy vật dụng của họ bây giờ thành sở hữu của kẻ khác, liền sanh lòng giận hờn tiếc nuối. Nhân đó mà khởi lên tà niệm, liền bị nghiệp lực dắt vào ác đạo. Cho nên Thiện tri thức hay là gia quyến của họ phải khai thị cho họ những lời như sau đây:

"Ngươi tên... nay ta vì ngươi mà đem di sản của ngươi làm Phật sự hay làm việc phúc đức, làm như thế, tức là của cải hữu lậu làm việc vô lậu, nhờ ở công đức này, sẽ được siêu sanh Tịnh độ. Ngươi phải chăm lòng thành kính niệm Phật A Di Đà cầu Ngài đến cứu độ cho. Đối với di sản cần phải rời bỏ chớ nên bận lòng, phải hoàn toàn không mến tiếc tham đắm đê tiện mới được. Vì những thế tài (tài sản thế gian) dù có hoàn toàn để lại cho ngươi, ngươi cũng không thể thọ dụng được nữa. Như thế, đối với ngươi nó đã thành vô dụng rồi vậy".



Thanked by 1 Member:

#20 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/04/2012 - 02:58

17. CÁCH SẮP ĐẶT CÚNG TẾ

Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Cho nên thân Trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy tức thì bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, nên không thể nào nghe được. Vì thế kẻ sống còn, vẫn trở lại làm sát sanh như thường. Đối với kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên. Đã thế, nếu một phen sân tâm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục; cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải chú ý. Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và đồ trái, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật.

Như trong Kinh Địa Tạng đã nói:

"Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần; đã không có một mảy may phúc đức, không có lợi gì cho kẻ chết mà còn kết thêm tội lỗi càng sâu nặng. Dù cho kẻ chết về đời sau của họ, hoặc trong đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời; nhưng khi lâm chung bị bà con làm ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) cũng làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, lẽ phải chịu ác thú, nỡ nào bà con lại gây thêm nghiệp cho họ.

Trong luật Thuận Chánh Lý, quyển thứ ba nói:

"Có con quỷ tên là Hy Tự, nó hành động được tự do, có thể đi hết các phương dễ dàng cũng như chim bay giữa trời, qua lại không ngăn ngại. Sở dĩ nó phải đọa làm thân quỷ, duyên cớ có hai:

1. Là lúc bình sanh của nó, mê say theo lối bàn luận của thế tục, chắc rằng: chết rồi quyết phải thành quỷ. Cho nên luôn luôn mong mỏi sau khi chết rồi, sẽ được con cháu đem đồ ăn đến cúng tế. Vì chấp chặt tà kiến ấy, và nhờ có căn lành đời trước, nên mới đọa vào loài quỷ này, luôn luôn mong mỏi thờ cúng, bởi thế nên gọi là quỷ Hy tự.

2. Là lúc bình sanh hay ưa gần gũi giao thiệp và vì muốn được giàu có, cho nên chỉ biết tích trữ của cải cho mình, ôm lòng bẩn chật, dù cho dư dật cũng không chịu bố thí. Vì ác nghiệp ấy, nên phải đọa vào loài quỷ này. Luôn luôn vì lòng ưa mến của cải ở đời, cho nên thường hay nương náu chung quanh nhà cửa hoặc những nơi nhơ nhớp. Bởi thế, nếu bà con, bạn bè cúng tế, thì sanh lòng cảm khái và hối hận sự bẩn chật của mình ngày trước. Do cái niệm lành ấy, nên được cái phúc hưởng thọ cúng tế".

Trong Kinh Quán Đảnh, quyển thứ sáu cũng có nói:

"Những kẻ trong lúc bình sanh không làm lành, cũng không làm dữ; thì sau khi chết rồi không có quả báo gì xuất hiện, cho nên sẽ làm loài quỷ và được tự do. Nhưng loài quỷ này thường hay nương náu nơi mồ mả của mình hoặc mồ mả của kẻ khác; dựa theo cái dư khí của cốt tủy mà được hiển linh. Cho nên nếu ai có cúng tế, thì cũng được hưởng thụ. Đến khi xương tủy đã mục nát, thì mất chỗ nương tựa, tức liền tìm đến chỗ nào xương tủy chưa mục nát và vô chủ để nương tựa".

Trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ, quyển thứ mười sáu cũng nói:

"Có một loài quỷ tên là Hy vọng, vì trong lúc sống còn, hay ưa buôn bán tính toán, chẳng kể gì đến phải chăng, gạt người lấy của, làm như thế mà tự cho là vừa ý. Còn những việc bố thí, thành tín, phúc đức, giới cấm ...thì không bao giờ nói đến. Luôn luôn đem lòng bỏn xẻn ganh tỵ, không ưa gần gũi bạn lành. Cho nên, đến khi lâm chung phải đọa vào làm quỷ này. Loài quỷ này mặt mày đen xám, luôn luôn rơi lụy, tay chân lở loét, tóc tai bù xù, kêu gào thảm thiết. Nếu như con cháu có lòng nghĩ đến tiên linh mà cúng tế, thì quỷ này mới được uống ăn. Ngoài ra, không bao giờ được hưởng thọ.



Thanked by 1 Member:

#21 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/04/2012 - 03:29

18. CÁCH VẬN CHƯỞNG ĐỂ GIÚP ĐỠ SIÊU THĂNG.

Sau khi hơi thở đã tắt, nhưng thân thể chưa toàn lạnh hẳn, thì cần phải đến gần một bên tai kẻ chết mà kêu gọi; và chuông, khánh phải đánh luôn luôn chớ cho dừng nghỉ, nếu như toàn thân đều đã lạnh, chỉ có đầu và trán là còn ấm thì có thể biết chắc người chết đó được sanh về Tây phương, không phải ngờ vực, và không nên kêu gọi nữa. Cho nên, chỉ vì họ đánh chuông, niệm Phật, mải cho đến khi hơi ấm ở trên trán đã tản hết, đấy là điều cần mà thôi.

Hơi ấm dồn vào dưới bàn chân, ấy là sa vào địa ngục; hơi ấm dồn xuống đầu gối, tức sanh loài súc sinh; hơi ấm dồn vào bụng, là đọa vào ngạ quỷ; hơi ấm dồn vào ngực, là chuyển sanh về Nhân đạo; hơi ấm dồn lên giữa chân mày, là sanh lên cõi Trời; hơi ấm dồn lên trán, là siêu sanh về Cực Lạc.

Xét biết trên đầu và trán lạnh trước, còn ngực, bụng, đầu gối và các chỗ khác hãy còn hơi ấm, thì biết nghiệp thức của kẻ chết còn ở chỗ dương ấm. Khi đó, tiếng niệm Phật, tiếng chuông cứ luôn luôn không ngớt và nên mời người dùng phương pháp vận chưởng (dùng tay mà vần chuyển) để giúp đỡ cho nghiệp thức của kẻ chết được từ nơi chỗ ấm đó mà đi dần lên đến đỉnh môn (trán). Vì kẻ được sanh về Tây phương cần phải từ nơi đỉnh môn mà ra.

Phương pháp vận chưởng phải đưa hai tay ngang nhau mà chuyển lần, và phải úp hở trên chỗ ấm, không nên cho động đến thân, phải cách thân độ nửa tấc. Rồi dùng hai bàn tay xoay trở lên trán mà vận chuyển, thẳng lên cho đến trán. Tinh thần của hai con mắt mình phải chăm chú nơi hai tay và thầm tưởng tượng nghiệp thức của kẻ chết phải theo tay mình mà trở lên trên trán để đi. Khi đó trong miệng thầm khấn rằng:

"Nam mô Đại từ, Đại bi A Di Đà Phật, xin Ngài đến tiến dẫn cho vong linh tên... sẽ từ trên đỉnh môn mà ra, mà sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây; quyết định vãng sanh".

Phải luôn luôn vần chuyển hai tay, luôn luôn khấn khứa như thế và niệm danh hiệu Phật A Di Đà và danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm. Như vậy, tinh thần chăm chú, tay vần, miệng niệm, cả ba nghiệp đều thi hành, nếu mỏi, thì đổi người khác luân phiên tiếp tục. Hoặc nửa ngày hay một ngày, không nên nửa chừng mà thôi nghỉ. Phải làm cho đến khi khắp các chỗ trong thân đều lạnh hết, chỉ còn lưu lại một chút hơi ấm trên đỉnh mới thôi.

Như thế, nghiệp thức của kẻ chết đã được hiệu Phật và tiếng chuông cảnh tỉnh không thôi; lại được kẻ vận chưởng tâm thần chăm chú trợ niệm không nghỉ, thì hoặc chậm, hoặc mau, chắc chắn phải xoay trở lên theo đỉnh môn, mà được thấy Phật A Di Đà và vãng sanh về Cực Lạc vậy. Nhưng người chú nguyện và vận chưởng đó, cần phải mời được những người tu niệm Phật đã lâu và sẵn lòng từ bi thì tốt hơn cả.

HỒI HƯỚNG

Nguyện đem công đức này

Hồi hướng cho tất cả

Tôi và các chúng sanh

Đều được thành Phật quả.

PS:// Nếu không sai, thì có lẽ các bạn đang còn bỡ ngỡ với danh từ Trung ấm thân, mặc dầu nội dung của cuốn sách này đã cung cấp cho bạn thấy rõ trạng thái và năng lực của Trung ấm thân. Trong Đạo Phật thường dùng danh từ Trung ấm thân để chỉ cho năng lực, động tác của con người, hay một sanh vật cũng thế, trước khi đầu thai và sau khi đã chết, ở giữa thân trước và thân sau, nên gọi là Trung ấm thân.

Dịch giả cẩn chí.

Tác Giả: Cư Sĩ Liêu Địch Nguyên.

Dịch Giả: Thích Quang Phú.



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |