←  Linh Tinh

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Không hiểu nghĩa. Cầu giải thích giùm



1 2 3 4 5 |»|

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 28/06/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDaoDu, on 28/06/2018 - 09:46, said:


Vấn đề bác nói về "căn cơ" đó là đúng.
Đây là người có duyên sâu xa phật pháp từ lâu. Nay gặp pháp như cá mừng gặp nước.

Còn vài dạng người nữa không thuộc dạng có căn cơ như trường hợp kia.

Phật dạy :"khổ, tập, diệt, đạo"
Phật luôn đề cao chữ "khổ"
Và có nhiều người trong cuộc sống họ trải qua quá nhiều đau "khổ" khiến họ hiểu được "khổ"
Và từ đó họ muốn thoát "khổ" và thực sự muốn thoát "khổ" giải thoát sẽ gặp cơ duyên.

----------------

Sự trải nghiệm trong đời sống là một trong những nhân tố tạo căn cơ chứ không giớí hạn căn cơ là duyên sâu xa Phật pháp từ lâu. Giống như câu chuyện đồ tể buông đao mổ trâu liền thấy Phật tánh của mình. Nêú căn cơ là duyên sâu xa Phật pháp từ lâu thì đồ tể từ đầu đâu làm nghề đồ tể.


================================
Và bác tin Phật thì phải nhớ Phật dạy:"chớ giẫm vết như lai đã qua"
Ý giống như phần trên bác nói.
Mỗi người có căn cơ, tâm tính, trí tuệ, cơ duyên khác nhau, không ai giống ai
Cho nên phật sợ nhiều người tin phật và bắt chước học và làm theo ngài.
Ngài dặn rỏ các môn đồ :"chớ giẫm vết như lai đã qua"
Nhằm không muốn môn đồ đi sai đường ko phải thuộc về mình.

Ngày xưa, khi công thức tạo bóng đèn điện chưa có êdison phải thử nghiệm nhiều lần, rồi thành công.
Nay chúng ta muốn tạo bóng đèn chỉ cần theo công thức là có thể tạo ra được. Đừng bắt chước edison ngồi thử nghiệm lại.

Phật đã chỉ công thức "đạo nhân vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng" thì hãy nghe lời phật dạy.
Đừng nhìn phật làm mà làm theo.

Phật có những nỗi khổ nên phải làm vậy, vì không làm vậy, thời đó sẽ chẳng ai chịu theo phật học phật, phật không thể giáo hoá chúng sanh được
Vì ai ai cũng mê "hình tướng" còn đang quá vô minh
"phàm hữu tướng giai thị hư vọng" mà ai cũng tin vô hình tướng.

------------

Tôi hiểu ý anh. Nhưng áp dụng lý thuyết vào thực tiển thành công mớí là chính yếu. Bao nhiêu cuốn kinh viết ra cũng là giúp hổ trợ cho việc áp dụng công thức vào thực tiển vì khi thực hành mớí thấy cái khó khăn của áp dung lý thuyết vào thực tiển. Công thức thì đơn giản nhưng không phải ai cũng dung được nó ngay . Chưa đứng được thì không thể đi hay chạy. Tâm thanh tịnh thì không tu, không chứng, không niệm , không trụ . Tâm không thanh tịnh nên mới tu, mớí chứng, mớí ngộ. Nói công thức "đạo nhân vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng" làm gì cho phiền, đơn giản thì là Tâm thanh tịnh hay rổng không .
Trích dẫn

TienNam's Photo TienNam 28/06/2018


Cơ bản vẫn là thanh tịnh. Hay cho câu này của bác.
Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 01/07/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDaoDu, on 22/06/2018 - 21:03, said:

Phật thuyết:
" TRI KIẾN LẬP TRI, TỨC VÔ MINH BỔN.
TRI KIẾN BẤT LẬP TRI, TỨC NIẾT BÀN"
(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM)

Ai giải thích giùm mình câu này ko?!

Lục Tổ nói Gióí là Tâm địa không nghi hoặc. Định là Tâm địa không loạn, Tuệ là Tâm địa không si. Niệm Bát Nhã quán chiếu Tâm thanh tịnh vốn chẳng sai (nghi), chẳng loạn, chẳng si nên tông đốn ngộ "Bất lập Giơí, Định, Tuệ". Trí Bát Nhã quán chiếu trong mọi niệm, tự ngộ tự tánh (kiến tánh) tức đốn ngộ

Bài Kệ :
Tâm địa hàm chư chủng,
Phổ vũ tất giai manh.
Đốn ngộ hoa tình dĩ,
Bồ Đề quả tự thành.

Dịch nghĩa:

Tâm địa chứa nhiều giống,
Gặp mưa đều nẩy mầm.
Đốn ngộ tự tánh rồi,
Quả Bồ Đề tự thành.
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 01/07/2018 - 06:58
Trích dẫn

TienNam's Photo TienNam 01/07/2018


Kinh bảo đàn
" pháp kiến tánh tái xuất
Phá tan các pháp tà"

Pháp kiến tánh đã hiện
Sao người vẫn ngơ ngơ
Dính chặt vô chấp kiến
Chánh pháp phật ngó lơ




Trong bảo đàn kinh, lục tổ có nói đại ý là " thân này là giả tạm tại sao lại chấp ngồi thiền, tu hành. Việc thiền tu hành không có ý nghĩa"
Bác đọc kỹ kinh bảo đàn xem coi có đoạn này không?
Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 01/07/2018

Niệm Bát Nhã quán chiếu Tâm thanh tịnh là thiền, Tâm không loạn là thiền , không bám vào pháp tướng là thiền, ...
Trích dẫn

TienNam's Photo TienNam 01/07/2018


Khi bác miệng vẫn còn niệm bát nhã để thanh tịnh là "bác đã bám vào pháp tướng" rồi

Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 02/07/2018

Từ đâu mà lại có nghĩa chữ "niệm" xuất phát từ miệng?

Niệm 念 ghép từ chữ Tâm 心 và kim 今 nghĩa là ngay bây giờ, hiện tại.

Niệm Bát Nhã quán chiếu Tâm thanh tịnh là ngay trong mổi sát na (hiện tại) quán niệm tự tại hành thâm tâm Bát Nhã chứ không phải miệng tụng niệm kinh mà tâm không biết ở đâu.

Vì nguời đời để tâm chạy theo ngoại cảnh nên niệm tụng trở thành miệng đọc mà tâm thì đi chơi chốn nào .


Không bám pháp tướng nhưng không huỷ diệt pháp tướng vì pháp tướng vốn từ pháp tánh mà sanh.
Trích dẫn

TienNam's Photo TienNam 02/07/2018


Bác nói đúng nghĩa từ niệm rồi.

Nhiều người cứ đem kinh ra tụng cho tượng gỗ, xi măng nghe mà chả hoểu kinh nó nói gì. Ngày xưa, tôi cũng quá vô minh.

Giờ mới hiểu, phật truyền kinh ko để cho chúng ta đọc cho ngài nghe.
Mà cho chúng ta hiểu đạo là gì.

Ví dụ niệm tên a di đà là niệm cái gì nhớ cái gì?!

Suốt ngày tụng niệm như con vẹt thì biết kiếp nào GIÁC NGỘ đây




Nội dung của kinh bát nhã là
1. Nói về tánh phật: bất cấu bất tăng bất... Vô nhãn vô nhĩ vô tỷ.... Vô tử bất vô tử vô minh bất vô minh....
2. Chánh pháp: vô chứng, vô tu...

Mà mấy ai đọc biết đâu



Bát nhã gọi là chánh pháp VÔ THƯỢNG là vậy
Trích dẫn

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 02/07/2018

Mổi pháp đều có công dụng riêng của nó. Tụng kinh có công dụng tịnh tâm nếu người tụng chú tâm vào việc tụng và theo cách tu tiệm. Khi đạt tâm chuyên nhất thì tụng vô tụng. Tuỳ căn duyên và căn cơ của từng nguời, chớ nên bàn chê các pháp như tổ Huệ Năng thường căn dặn các môn đệ.
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 02/07/2018 - 11:45
Trích dẫn

thilan's Photo thilan 02/07/2018

Chào TieuDaoDu,

Xin hỏi bạn đang thực hành Niệm như thế nào?

Cám ơn
Trích dẫn

TienNam's Photo TienNam 02/07/2018

Thilan

Mình không có tu, mình không niệm
Mình chỉ là kẻ phàm phu
Vốn dĩ đại ngu nên thuận tay chém gió
Nếu thấy chém gió quá mạnh
Chớ có phật lòng

Đa tạ



Theo chém gió toàn thư viết:" niệm là nhớ.
Niệm a di đà là nhớ a di đà.
Phải nhớ a di đà là nhớ
Vô lượng thọ, vô lượng quang, vô luợng công đức của vị phật trong ta. Đó là nhớ vị phật trong mỗi chúng ta"

Chém gió toàn thư
Sửa bởi TieuDaoDu: 02/07/2018 - 12:02
Trích dẫn

thilan's Photo thilan 02/07/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDaoDu, on 02/07/2018 - 12:01, said:

Thilan

nhớ Vô lượng thọ, vô lượng quang, vô luợng công đức của vị phật trong ta. Đó là nhớ vị phật trong mỗi chúng ta"



Không tu, không niệm. Vậy nhớ thế nào?
Sửa bởi thilan: 02/07/2018 - 14:10
Trích dẫn

TienNam's Photo TienNam 02/07/2018


Khi đã "nhớ" lại được mình có ông phật trong người rồi
Thì lo mà sống được với ông phật đó.
Khi xưa, qua bao kiếp luân hồi, ta đã "quên" trong ta có ông phật.
Nay ta đã "nhớ lại" rồi thì
Lúc này không cần phải "nhớ" để làm gì
Vì đã lên "tầm cao" mới. Là phải sống được chung với ông phật đó

Trích dẫn

thilan's Photo thilan 02/07/2018

Tôi đang hỏi cụ thể về bạn.


Có vẻ hơi khó hiểu. Bạn nói đến Ông Phật nào? Làm sao để sống chung?
Trích dẫn

TienNam's Photo TienNam 02/07/2018


Về cụ thể bản thân của mình thì chỉ là chuyên gia chém gió, uớc mơ đưa chém gió thành môn thi olympic

Còn về câu hỏi còn lại.
Bạn cứ đọc lại từ đầu topic này nếu thật sự vẫn còn không biết thì cứ hỏi tiếp

Trích dẫn


1 2 3 4 5 |»|