←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

cung đối cung

Locked

5 6 7

loctonbacsy's Photo loctonbacsy 12/02/2012

Cung đối cung là mối liên hệ Nhân - Quả của 6 cặp cung trong 1 lá số Tử Vi. Điều này người mới học Tử vi ai cũng biết !!!
Trích dẫn

Durobi's Photo Durobi 13/02/2012

Cung Tài làm định điểm ==> Tam phương tứ chính chỉ có một cung không ở thế hợp với cung Mệnh, tức cung Phúc.
Cung Quan làm định điểm ==> Tam phương tứ chính chỉ có một cung không ở thế hợp với cung Mệnh, tức cung Phu thê.
Cung Di làm định điểm ==> Tam phương tứ chính có hai cung không ở thế hợp với cung Mệnh, tức cung Phu thê và cung Phúc.

Do đó, cát hung của cung Tài và cung Quan có xác suất 75% là hợp vào cung Mệnh. Mà cát hung của cung Di chỉ có xác suất 50% hợp vào cung Mệnh.
Cho nên, cá biệt cát hung của "Tài Quan" luôn dẫn động sự khởi nguồn cát hung của cung Mệnh.
Và do đó lấy tam hợp phương luận đoán định nghĩa cát hung họa phúc của "nguyên định điểm" ( ví dụ như cung Mệnh ) là ở phương diện "phú, quí", mà không phải các phương diện khác như ốm đau hay hình khắc.

Vậy thì khi luận đoán những sự việc khác thì cũng lấy tam hợp phương làm tiêu chuẩn ?
Như muốn xem sức khỏe của vợ chồng có phải hoàn toàn lấy tam phương tứ chính của cung "Phu thê" là y cứ ? Hay muốn xem việc liên quan đến cha mẹ có phải hoàn toàn dựa vào tam phương tứ chính của cung "Phụ mẫu" ? Như muốn xem phụ mẫu lúc nào có Đào hoa có phải cũng dùng tam phương tứ chính của cung "Phụ mẫu" ? v.v...

Cung Mệnh và cung Di tổ hợp thành cát hung như thế nào ?

Như trên là một vài thắc mắc của Durobi liên quan đến đối cung và phạm vi của "tam phương tứ chính", mong nghe luận giải !
Trích dẫn

TNK75's Photo TNK75 13/02/2012

chuẩn thật
mình mệnh thua di nên te tua - thank Thất sát
Trích dẫn

Hà Uyên's Photo Hà Uyên 13/02/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Durobi, on 13/02/2012 - 00:19, said:

Cung Tài làm định điểm ==> Tam phương tứ chính chỉ có một cung không ở thế hợp với cung Mệnh, tức cung Phúc.



@ Durobi: về câu trích dẫn này, khi đọc một số sách, Tôi thường thấy các nhà Huyền Học nói về "nhân vật", thì thường chỉ định lập ngôn về nhân tài, mà ít thấy hoặc không bao giờ nghe thấy nói là nhân quan cả. Cũng như ngài Nguyễn Trãi đã nói: "Nhân tài thời nào cũng có", mà không nói : "Nhân quan thời nào cũng có"

Tôi cũng theo thuyết này khi xét tới tính Khách quan, là một điểm xuất phát, là một trong những nhân tố để biết từ "tai" có chuyển biến thành "họa" hay không vậy.

Tôi theo thuyết này là vì căn cứ vào Dịch nói: "trước ngày Kỷ ba ngày, sau ngày Kỷ ba ngày", cho nên khi Ta xét tam hội ví như Thân Tý Thìn, thì từ Thân thuận tới Tuất là 3, từ Tý nghịch tới Tuất cũng là 3, thế -ứng Thìn Tuất hợp hai làm một vậy.

Bạn tham khảo thêm.
Sửa bởi HaUyen: 13/02/2012 - 13:37
Trích dẫn

xungdang's Photo xungdang 10/12/2012

Xin up, thi thoảng đọc lại. thatsat và AlexPhong có phải là một!? Cảm ơn các bác.
Không biết có bám sát chủ đề hay không, nhưng tôi có đôi chút suy nghĩ, và cũng là thắc mắc. Nếu được các bậc đi trước củng cố về lý thuyết thì thật tốt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Riêng cung Thân không có cung đối.!?
- Thân xác này, không thể thuộc về/gắn kết với Phụ Mẫu/Huynh Đệ/Nô Bộc được.!?
Thật nhói lòng. Trước giờ ( cho đến hôm qua ), tôi nghĩ ( đã làm ) phải ở cạnh bố mẹ mới là tốt, mới là đúng hướng, mới là có hiếu. Có lẽ phải suy nghĩ lại.
Trích dẫn

Can.Spacy's Photo Can.Spacy 10/12/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 01/02/2012 - 23:49, said:

Khá nhiều câu hỏi giăng mắc, giải thích một lần khó trọn ý. Để dần dần vậy.

Tôi không dùng sinh khắc tam hợp cung để định "thắng bại" mà dùng tứ hóa và lục sát như đã nói bên cách Toàn Không.

Vậy là anh thatsat theoTử Vi Đẩu Số Toàn Thư để định "thắng bại". Cuối cùng gốc vẫn là Trần Đoàn mà quy nạp.
Trích dẫn

TuBinhTuTru's Photo TuBinhTuTru 27/04/2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hà Uyên, on 12/02/2012 - 07:15, said:

Tôi chuyển bài về topic này

"Thất vi thiên độ, dĩ quan thiên tượng. Ngũ tính thuận lý, dĩ thành nhân hành" = Bảy sợi ngang thuận theo độ, để làm rõ hiện tượng thiên văn. Năm tính chất thuận theo lý, để thành người hành động (趙 氏 明 說 紫 微 經).

- Chủ: bảy cung gồm: Điền trạch - Phúc đức - Phụ mẫu - Mệnh - Huynh đệ - Phu - Tử tôn.
- Khách: năm cung gồm: Tài bạch - Tật ách - Thiên di - Nô bộc - Quan lộc.

Lấy ví dụ theo lá số:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mối quan hệ giữa Chủ thể (7) và Khách thể (5) của lá số này, điều Tôi quan tâm là Đẩu quân ngộ Triệt, nên có thể nói rằng: "Thuyền ở trên nước, không có gốc mà nổi" (ôm ngọn bỏ gốc) khi Phá cư Mệnh. Cái gì cũng muốn biết, đó là tính con người. Cái có thể biết được, đó là lý của vật (học Luât). Theo đó, thì một đặc tính trỗi dậy của Phá quân, đó là không thể tự phản lại mình, cho nên Thiên tính bị mất đi, mà chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật.

Trục Đông Tây mang tính bản chất đột phá từ giữa, bắt đầu từ cung Tý, phát triển tiến lên (vị lai), vĩnh viễn không có kết thúc. Từ cung Ngọ quay ngược lại sau (quá khứ), cũng vĩnh viễn không bao giờ hoàn tất. Đó chính là tính Lịch sử ! Đây có thể nói: chính là mối quan hệ của Kiếp sát cư Tứ duy (bốn góc) thuộc Khách thể, lại can thiệp vào khả năng tái sinh của tam phương Mệnh Tài Quan.

Mong được anh Thatsat có lời bình về nguyên lý này.
=========================================

Thatsat nói: Cụ cho cháu một thời gian suy nghĩ chiêu thức Nội Đẩu Ngoại Sát này.

=====================

Cách đặt vấn đề của Tôi là:

- Thứ Nhất: khi giao kinh tuyến, thì "tai" chuyển biến thành "nạn", rất khó có khả năng đương đầu nổi. Đó chính là thời điểm của Kiếp sát khi kinh tuyến giao. Cách này được gọi là danh khốn thân nhục, danh trước thân sau, ...
- Thứ hai: tôi có nói: "thiên tính bị mất đi" có nghĩa là mất đi tính đối ứng của cặp, cho nên mới nói: "chỉ còn tùy theo tình yêu ghét cảm dụ bởi ngoại vật"
- Thứ ba: khả năng tái sinh của Mệnh là một trong những nguyên tắc được đặt lên hàng đầu khi xét mối quan hệ Mệnh - Di - Thân.

========================

Về câu: "Thất vi thiên độ", thì chữ độ này được hiểu như thế nào? Có nhiều cách tiếp cận để chú giải, Ta có thể đơn cử khi căn cứ vào số Luật - Lữ trong Thái Huyền Kinh.

Người xưa lập thuyết, căn cứ vào số ngày "bình dân" trong 1 tháng là 30 ngày, mỗi ngày 12 giờ, nên số Giờ trong tháng là 420 giờ, cho nên Dương Hùng nói: "Vì vậy số của Luật 42, số của Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc là Hoàn hoặc là Phủ. Khi gặp số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ

- Ví như mỗi ngày ứng với 1 sao trong Nhị thập bát tú, thì từ ngày mồng 1 hàng tháng tới ngày thứ 28, ta được số giờ là 336 giờ
- Từ tháng Giêng cho tới tháng Tám, cung khởi Hỏa Lục Cục, ta được số giờ là 420 x 8 = 3360 giờ

Thông qua đây, ta có thể tạm hiểu về chữ độ vậy.

Số 78 là tổng của Luật (42) và số Lữ (36) nên đem con số 42 x 10 = 420

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để dùng xem ra số Huyền Tẫn version

1.1 của tôi sẽ đáp ứng đặng đấy chứ:


.......6.......1......2........3

.......5.........................4

.......4.........................5

.......3.......2......1........6


Địa chi "Dương" = 1 + 3 + 5 + 1 + 3 + 5= 18 ==> 18/6 = 3

Địa chi "Âm" = 2 + 4 + 6 + 2 + 4 + 6= 24 ==> 24/6 = 4



Tổng = 18 + 24 = 42

Tuy nhiên, theo như Hà Uyên tính ở trên "1 tháng là 30 ngày, mỗi ngày 12 giờ" thì không ổn; vì rằng 12 x 30 = 360 giờ trong 1 tháng bình dân cơ - chứ không phải 420 giờ.

??
Trích dẫn
Locked

5 6 7