Jump to content

Advertisements




Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái.


121 replies to this topic

#16 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 07/01/2013 - 22:51

Trích dẫn

Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái.

Đây là kiến thức nền tảng của Dịch mà Bạn cũng viết sai. Bạn chế biến như thế, tức cũng là hiểu như vậy. Lại đặt tên chủ đề, vậy nên sửa lại đi. Và

Trích dẫn

Vậy là bạn đã phần nào hiểu tại sao 64 Quẻ Dịch có thể bao phủ cuộc sống trên Trái Đất này đúng không?
Bạn suy diễn tùy tiện quá. Không đúng đâu.
Thân ái.

Thanked by 2 Members:

#17 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 07/01/2013 - 23:59

12 giờ rồi, ngồi một mình trong đêm gieo Quẻ.

#18 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 00:57

Fienzen:
Câu hỏi: Năm 2013, mình có gặp được người đàn ông phù hợp với mình để lấy chồng không?

Quẻ chủ: Lôi Thiên Đại Tráng, động hào 2.
Thực sự, bạn mong mỏi lấy chồng lắm rồi, dương đã lớn mạnh mà âm sắp diệt vong, vậy là nỗi buồn(âm) chưa lấy chồng của bạn ở thời điểm hiện tại sắp đi qua, và bạn sẽ gặp được người mình mong muốn phù hợp với bạn(dương). Mới xem quẻ Chủ ở thời điểm hiện tại thấy khả năng gặp được người đàn ông phù hợp rất cao.
Động hào 2 – Cộng hưởng Quẻ, bạn là cô gái khá nhu mì,khả năng làm một người yêu tốt, một người vợ tốt, không vấn đề gì cả.

Quẻ biến: Lôi Hỏa Phong – Hanh. Vương cách chi.Vật tư. Nghi nhật trung.

Tương lai. Dưới là Ly(sáng suốt), trên là Chấn(động), sáng suốt mà hành động. Khi mọi việc tốt đẹp, thì người sáng suốt biết sẽ phải suy nghĩ nên thường lo. Nhưng đừng lo suông, cứ giữ tư cách của mình như mặt trời đứng ở giữa trời thì tốt.

Quẻ của bạn, tốt đẹp. Tôi kết luận “Bạn sẽ gặp được người đàn ông phù hợp với mình trong năm 2013”. Bạn đừng lo lắng, cứ mở lòng mình với người đàn ông mà bạn thích.

Chúc vui.
ceinavigator.

Sửa bởi ceinavigator: 08/01/2013 - 01:09


Thanked by 1 Member:

#19 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 07:36

Dịch học chỉ dựng trên thuyết âm, dương; trên một vạch liền – tượng trưng cho dương, một vạch đứt – tượng trưng cho âm. Hai vạch đó chồng lên nhau, đổi chỗ lẫn nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình này lại chồng lên nhau thành 64 hình mới (lục thập tứ quái). Diễn tả được tất cả quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh.

“Thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thủy hỏa bất tương xạ, bát quái tương thác” - Trời và đất vị trí đã định rồi, cái khí (khí lực) của núi và đầm thông nhau, sấm gió nổi lên với nhau, nước và lửa chẳng diệt nhau, tám quẻ cùng giao với nhau.

#20 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 07:37

Chu Văn Vương viết thoán từ (còn gọi là quái từ) để giải thích quẻ, Chu Công Đán đặt thêm hào từ cho từng hào trong quẻ để giải nghĩa từng hào một. Nhưng lời thoán và lời hào còn quá đơn giản, ít ai hiểu nên đời sau phải chú thích làm thêm bản Thập dực. Thập là mười, dực là cánh con chim, có ý bảo Thoán từ của Văn Vương, hào tử của Chu Công đặt dưới mỗi quẻ, mỗi hào là đủ hình con chim rồi, bây giờ thêm Thập dực, là thêm lông cánh cho con chim. Thập dực gồm các Truyện:
- Hai truyện đầu Thoán truyện và Tượng truyện để giải thích Quái từ tức Thoán từ của Văn Vương và Hào từ của Chu Công, cần phải đọc.
- Hai truyện kế: Hệ từ truyện và Văn ngôn truyện có giá trị, nhiều ý nghĩa hơn cả.
- Còn ba truyện cuối: Thuyết quái truyện, Tự quái truyện, Tạp quái truyện rất tầm thường, tệ nhất là Tạp quái truyện.
Bảy truyện đó – cổ nhân gọi là mười vì Thoán truyện, Tượng truyện, Hệ từ truyện, mỗi truyện kể là hai (thượng và hạ)

Sửa bởi ceinavigator: 08/01/2013 - 07:38


#21 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 08:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 07/01/2013 - 22:51, said:

Đây là kiến thức nền tảng của Dịch mà Bạn cũng viết sai. Bạn chế biến như thế, tức cũng là hiểu như vậy. Lại đặt tên chủ đề, vậy nên sửa lại đi. Và

Bạn suy diễn tùy tiện quá. Không đúng đâu.
Thân ái.

Chào chú vuivui, năm nay tôi sắp hết tuổi 30. Năm trước có gọi chú, xưng cháu. Giờ đã là người đàn ông trưởng thành, vẫn xin phép gọi chú xưng tôi. Chính điều cơ bản nhất được viết lại mới làm tôi tâm đắc nhất, chắn chắn không vì góp ý của chú mà thay đổi quyết định.

Dịch học đối với tôi giờ là cái gì gần gũi, của mình vì mình đã dám tìm hiểu và hiểu theo cách mình muốn. Với 64 Quẻ & 384 + 2 hào từ, tôi tìm được những kinh nghiệm riêng cho bản thân mình, đối với tôi giờ nhiều việc đã như dòng nước trong.

Cảm ơn chú đã góp ý.

Trân trọng.
ceinavigator

#22 Firenze

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 52 Bài viết:
  • 55 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 09:24

Chào anh ceinavigator,

Cảm ơn anh đã luận giải quẻ. Hy vọng tình trạng sáng sủa như quẻ nói

"Bạn là cô gái khá nhu mì,khả năng làm một người yêu tốt, một người vợ tốt, không vấn đề gì cả". Câu này có vẻ khá đúng ạ. Nhu mì có lẽ là từ hơi ưu ái, nhưng Firenze tự nhận mình biết điều :-)

Cuối năm sau Firenze sẽ vào nghiệm lý với anh.

Firenze không hiểu gì về tử vi, kinh dịch cả, nhưng có một thắc mắc nhỏ. Nếu không phiền, anh có thể lý giải hộ không ạ. Còn nếu phiền thì cũng không sao ạ. Vì đây là topic cho người hiểu biết thảo luận chứ không phải cho người abc thắc mắc, nên Firenze rất hiểu

Tại sao anh lại đợi tới 12 giờ mới gieo quẻ ạ? Ví dụ tối qua Firenze là người hỏi duy nhất, nếu có nhiều hơn một người thì anh sẽ gieo quẻ cho từng người ạ? Mối liên hệ giữa việc giờ Firenze hỏi và 12 giờ anh gieo quẻ là gì ạ?

Cảm ơn anh nhiều và chúc anh vui

Thanked by 1 Member:

#23 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 09:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Firenze, on 08/01/2013 - 09:24, said:

Chào anh ceinavigator,

Cảm ơn anh đã luận giải quẻ. Hy vọng tình trạng sáng sủa như quẻ nói

"Bạn là cô gái khá nhu mì,khả năng làm một người yêu tốt, một người vợ tốt, không vấn đề gì cả". Câu này có vẻ khá đúng ạ. Nhu mì có lẽ là từ hơi ưu ái, nhưng Firenze tự nhận mình biết điều :-)

Cuối năm sau Firenze sẽ vào nghiệm lý với anh.

Firenze không hiểu gì về tử vi, kinh dịch cả, nhưng có một thắc mắc nhỏ. Nếu không phiền, anh có thể lý giải hộ không ạ. Còn nếu phiền thì cũng không sao ạ. Vì đây là topic cho người hiểu biết thảo luận chứ không phải cho người abc thắc mắc, nên Firenze rất hiểu

Tại sao anh lại đợi tới 12 giờ mới gieo quẻ ạ? Ví dụ tối qua Firenze là người hỏi duy nhất, nếu có nhiều hơn một người thì anh sẽ gieo quẻ cho từng người ạ? Mối liên hệ giữa việc giờ Firenze hỏi và 12 giờ anh gieo quẻ là gì ạ?

Cảm ơn anh nhiều và chúc anh vui

Chào bạn, Dịch là cảm xạ học, nghĩa là ta lắng nghe các tín hiệu từ nhân điện của mọi người và của Đạo, thời nay gọi là sóng tư tưởng và sóng vũ trụ. Khi nửa đêm, là thời điểm tôi mệt mỏi nhất, thì suy nghĩ của tôi gần với nguyên thần trong sáng, không định kiến, không thiên lệch, không phân biệt. Cộng với việc tạo ra một công cụ đáng tin tưởng là những đồng xu có cảm ứng âm dương. Khi đó tôi nghĩ, tôi sẽ gieo quẻ đúng với những gì bạn đã hỏi.

Tôi suy nghĩ về Dịch, về tư duy biện chứng từ ngày đầu tiên bước chân vào giảng đường Đại học. Đã hơn 11 năm rồi.

Và tôi tin tưởng bạn đã hỏi điều bạn muốn biết, tôi tin tưởng vào Quẻ gieo cho bạn.

ceinavigator

Sửa bởi ceinavigator: 08/01/2013 - 09:40


Thanked by 1 Member:

#24 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 09:55

ĐỊNH MỆNH


Bậc thánh nhân đã “thần minh để biết trước việc sẽ tới, lại sáng suốt để chứa những kinh nghiệm cũ”.

Dịch làm rõ cái đã qua mà xét cái sắp tới, làm sáng tỏ cái kín đáo, mở cái bí mật.

Cho nên, người quân tử sắp làm hay tiến hành việc gì thì dùng lời (Khấn) mà hỏi Dịch, Dịch nhận được lời hỏi và trả lời nhanh như tiếng vang. Không kể gần xa, sâu tối. Dịch cũng biết được cái gì sẽ xảy ra. Nếu Dịch không phải là cái gì rất tinh vi trong thiên hạ thì đâu làm được như vậy.


Dịch không nghĩ ngợi gì cả, không làm gì cả, yên lặng không động, nó chỉ cảm mà thấu được các biến cố trong thiên hạ. Nếu nó không phải là cái thần diệu tột bực trong thiên hạ thì đâu làm được như vậy.

Thanked by 1 Member:

#25 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 10:51

T
    "Học Dịch là học về Trời". (Phù học Dịch, học Thiên dã) và nói : "Đạo sinh Trời,Trời sinh Đất, Đất sinh vạn vật. Thái Cực chỉ là một âm một dương". (Đạo sinh Thiên, Thiên sinh Địa, Địa sinh vạn vật. Thái Cực nhất âm nhất dương dã). Lại nói "Vạn vật qui về Đất, Đất qui về Trời, Trời qui về Đạo, âm dương chỉ là Thái Cực" (Vạn vật qui Địa, Địa qui Thiên, Tiên qui Đạo, âm dương nhất Thái Cực dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, quyển VII thượng, trang 23).

Theo quan niệm của Thiệu Tử thì Đạo Dịch tức Đạo sinh thành. "Sinh là tính của trời, thành là hình của đất. Sinh mà thành, thành mà sinh. Đó là Đạo Dịch". (Sinh dã, tính Thiên dã, thành dã, hình địa dã. Sinh nhi thành, thành nhi sinh. Dịch chi Đạo dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, trang 23). Theo Trần Thuần trong "Bắc Khê ngữ lục" thì "Đạo vốn lưu hành trong khoảng Trời Đất, không nơi nào là không có, không vật nào là không có". Trời do Đạo mà sinh, Đất do Đạo mà thành. Trời, Đất, người, vật tuy khác nhau, nhưng đối với Đạo thì chung một mà thôi.
Phần Thoán truyện (quẻ Hằng) trong Kinh Dịch có câu "Cái Đạo của Trời Đất trường cửu, chẳng bao giờ hết" (Thiên Địa chi Đạo hằng, cửu nhi bất dĩ dã). Trình Y Xuyên thêm : "Trời nếu chuyên về một mặt thì gọi là Đạo, nếu phân ra mà nói : về hình thể là Trời, về chủ tể gọi là Đế, về công dụng gọi là Quỉ, về diệu dụng gọi là Thần, về tính thì gọi là Càn". (Thiên chuyên ngôn chi tắc Đạo dã, phân nhi ngôn chi dĩ hình thể vị chi Thiên, dĩ chủ tể vị chi Đế, dĩ công dụng vị chi Quỉ, dĩ diệu dụng vị chi Thần, dĩ tính vị chi Càn) (LÝ QUÁ, Tây Khê Dịch thuyết, quyển I, quẻ Càn)

Thanked by 3 Members:

#26 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 10:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 08/01/2013 - 10:51, said:

T
    "Học Dịch là học về Trời". (Phù học Dịch, học Thiên dã) và nói : "Đạo sinh Trời,Trời sinh Đất, Đất sinh vạn vật. Thái Cực chỉ là một âm một dương". (Đạo sinh Thiên, Thiên sinh Địa, Địa sinh vạn vật. Thái Cực nhất âm nhất dương dã). Lại nói "Vạn vật qui về Đất, Đất qui về Trời, Trời qui về Đạo, âm dương chỉ là Thái Cực" (Vạn vật qui Địa, Địa qui Thiên, Tiên qui Đạo, âm dương nhất Thái Cực dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, quyển VII thượng, trang 23).
Theo quan niệm của Thiệu Tử thì Đạo Dịch tức Đạo sinh thành. "Sinh là tính của trời, thành là hình của đất. Sinh mà thành, thành mà sinh. Đó là Đạo Dịch". (Sinh dã, tính Thiên dã, thành dã, hình địa dã. Sinh nhi thành, thành nhi sinh. Dịch chi Đạo dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, trang 23). Theo Trần Thuần trong "Bắc Khê ngữ lục" thì "Đạo vốn lưu hành trong khoảng Trời Đất, không nơi nào là không có, không vật nào là không có". Trời do Đạo mà sinh, Đất do Đạo mà thành. Trời, Đất, người, vật tuy khác nhau, nhưng đối với Đạo thì chung một mà thôi.
Phần Thoán truyện (quẻ Hằng) trong Kinh Dịch có câu "Cái Đạo của Trời Đất trường cửu, chẳng bao giờ hết" (Thiên Địa chi Đạo hằng, cửu nhi bất dĩ dã). Trình Y Xuyên thêm : "Trời nếu chuyên về một mặt thì gọi là Đạo, nếu phân ra mà nói : về hình thể là Trời, về chủ tể gọi là Đế, về công dụng gọi là Quỉ, về diệu dụng gọi là Thần, về tính thì gọi là Càn". (Thiên chuyên ngôn chi tắc Đạo dã, phân nhi ngôn chi dĩ hình thể vị chi Thiên, dĩ chủ tể vị chi Đế, dĩ công dụng vị chi Quỉ, dĩ diệu dụng vị chi Thần, dĩ tính vị chi Càn) (LÝ QUÁ, Tây Khê Dịch thuyết, quyển I, quẻ Càn)

Chào bạn, rất vui vì bạn tham gia topic của tôi, tôi viết topic nghiên cứu nào bạn cũng tham gia nhiệt tình.

Vì hào dụng cửu của quẻ thuần Càn mà tôi nghĩ được nhiều thứ, nên tôi đặt ra vấn đề, tôi nên phối Bát Quái với Hà Đồ hay phối Bát Quái với Lạc Thư. Có lẽ một mình tôi một con đường với suy nghĩ của riêng mình.

Hào dụng cửu "Kiến quần long vô thủ. Cát".

Tôi chọn cách hiểu này: "Thuần dương là cái đức của trời, là gốc của vạn vật, không có gì ở trước nó được. Ở trước nó thì xấu, theo sau nó thì tốt. Đó là ý nghĩa của 2 chữ “vô thủ”.

Sửa bởi ceinavigator: 08/01/2013 - 10:58


#27 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 11:05

Lời dạy của Đức Chí Tôn : "Khí Hư Vô Sanh có một Thầy và ngôi Thầy là Thái Cực". "Đến như Vô cực mà Thái Cực, đó là nói lúc âm dương còn hỗn độn chưa phân chia, tức là lúc có tượng của Thái Cực. Nếu suy tới trước nữa, lúc chưa phân âm dương thì cái lý tuy là chí cực, nhưng cái tượng vẫn còn trong trạng thái Hư Vô. Cho nên ta nói Thái Cực bắt nguồn từ Vô cực. Đó là việc trước lúc còn hỗn độn. Đến khi dương động bốc lên, âm tịnh động xuống thì Trời Đất an, Lưỡng Nghi phân chia xong. Khi tính chất của mọi dương ngưng đọng lại làm thành mặt trăng, thì Tứ Tượng hiển hiện ra. Do đó, khí dương lưu lộ mà thành gió (Tốn), sấm (Chấn), khí âm kết tụ lại thành ra núi (Cấn), đầm (Đoài). Bát Quái lúc đó định ngôi". (Chí sở vị Vô Cực nhi Thái Cực giả, cái âm dương hỗn độn vị phân chi thời, tức Thái Cực chi tượng giả. Kỳ chi chí vị hữu âm dương chi tiền, kỳ lý tuy vi chí cực, kỳ tượng thượng tại hư vô, cố viết : Thái Cực bản Vô Cực dã. Thử thị hỗn độn dĩ tiền chi sự. Cạp chí dương động nhi thượng phù, âm tĩnh nhi hạ ngưng, tắc Thiên thành Địa ninh, nhi Lưỡng Nghi phán yên. Chúng dương chi tinh ngưng nhi vi Nhật, chúng âm chi tính ngưng nhi vi Nguyệt, tắc Tứ Tượng trình yên. Do thử nhi dương khí chi lưu lộ giả vi phong, lôi, âm khí chi kiết tụ giả vi sơn, trạch, tắc Bát Quái định yên) (HỒ CƯ NHÂN, sđđ)
Kinh Dịch trong Hệ Từ Truyện viết : "Dịch có Thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái". Còn Thiệu Tử nói : "Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám. Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Từ Càn đến Khôn đều được những quẻ chưa sanh, nếu suy ngược lại thì có thể sánh với bốn mùa. Thứ tự 64 quẻ phỏng theo đó". (Thiệu Tử viết : nhất phân vi vị, nhị phân vi tứ, tứ phân vi bát dã. Càn nhất, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ, Tốn ngũ, Khảm lục, Cấn thất, Khôn bát. Tự Càn Khôn giai đắc vị sinh chi quái, nhược nghịch suy, tứ thời chi tỉ dã. Hậu lục thập tứ quái thứ tự phỏng thử) (CHU HY, Chu Dịch Bản nghĩa, trg 7)

Thanked by 1 Member:

#28 khaitri

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 248 Bài viết:
  • 423 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 11:15

một lời bàn ngắn ngủi với các cao nhân vê dịch thế này! hihi

"có động ắt có dịch" thế thui! chứ làm gì mà làm phức tạp hóa vấn đề quá, lại đi về cực lạc thì chết!

@anh tigerstock68 anh cái đoạn trên anh viết rất đúng, và hợp lý!

Sửa bởi khaitri: 08/01/2013 - 11:16


Thanked by 1 Member:

#29 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 11:20

nếu các bạn có nhân duyên thì nghiên cứu Tứ DIệu Đế thuyết của nhà Phật sẽ hiểu rõ mấy cái kinh dịch mà chúng ta đang bàn

Thanked by 1 Member:

#30 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 08/01/2013 - 11:23

Tôi đang tự hỏi Zeus, Phật Thích Ca, Jesus, Ala đều là đàn ông. Hehe, hồi hay còn ở phía trước.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |