Jump to content

Advertisements




Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái.


121 replies to this topic

#46 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 09/01/2013 - 18:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 08/01/2013 - 23:26, said:

Chào ceinavigator.
Chưa hết tuổi 30 mà đã viết sách đã là một sự phi thường rồi. Mà lại viết sách thuộc về Dịch học nữa thì đặc biệt phi thường. Viết ra các công trình nghiên cứu rồi được cộng đồng phản biện thì hay, nên làm. Chứ viết sách, theo tôi là chưa đủ khả năng.
Một điểm đặc biệt quan trọng, viết sách là phải học tính khách quan, chuẩn tắc. Cái gì chưa hiểu hết mà định vận dụng, đưa vào sách thì không nên chế biến, phải đưa nguyên vẹn của tài liệu gốc và có dẫn nguồn. Như thế mới có thể có được sự tôn trọng. Mặt khác, nếu cái chưa được hiểu rõ đó mà đem vào sách cũng nên có sự tham khảo của nhiều chuyên gia, rồi đưa thêm các ý kiến của họ vào. Cách viết ấy, xem vấn đề như là đang được nghiên cứu, thảo luận. Không nên viết trốc lốc như một định đề kiểu thế kia. Như thế là tự mình đánh mất mình, làm mất giá trị các nghiên cứu, hay công sức viết sách của mình.
Thân ái.
Rất cảm ơn chú vuivui đã khen.
Trân trọng.
ceinavigator.

Sửa bởi ceinavigator: 09/01/2013 - 18:58


Thanked by 1 Member:

#47 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 09/01/2013 - 18:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Firenze, on 08/01/2013 - 21:55, said:

Ồ ceinavigator sao định dừng lại sớm thế. Firenze không có kiến thức (và cũng không định học về KHHB) nhưng có quan tâm và nghĩ rằng có thể áp dụng vào cuộc sống, nên rất tiếc không tranh luận hay hỏi han để trao đổi học thuật được.

Nhưng là một người thường,không hiểu biết về KHHB thì Firenze rất đánh giá cao ý định của bạn

"Tôi sẽ giữ lại phần sau để sau này ra giúp đời, giúp đỡ mọi người.".

Mình nghĩ điều này là quan trọng, vì ứng dụng như thế nào để giúp được những người có nhu cầu được giúp. Còn học giả thì có mấy người có khả năng hiểu đâu. Bạn có thể thấy mình là ví dụ. Vì mình đọc thấy bạn sẵn lòng xem quẻ nên chạy sang hỏi quẻ.

Mình nghĩ lượng fan của ceinavigator sẽ tăng cao nếu như bạn tiếp tục topic này, nhất là cho những người nghiêm túc hỏi và cần như mình, và có nghiệm lý và cho những người thực sự muốn tranh luận trên tinh thần thẳng thắn trao đổi, cầu thị và tôn trọng ý kiến đa chiều. Vì nhiều khi đọc toàn thấy tranh luận cao quá không hiểu. Nếu có thể có thực tế minh chứng từ nhiều người, điều đó sẽ thuyết phục hơn nhiều so với chỉ tranh luận về lý thuyết.

Chúc bạn tinh tấn, tiếp tục chia sẻ kiến thức và giúp đỡ whoever in need

P.S. Thực ra ngoài đời bạn là ai có lẽ không quan trọng. Với mình, ít ra mình biết ơn có một người online không quen biết đã giúp mình giải quẻ, và ít ra giúp mình củng cố được tinh thần. Mình đặc biệt tâm đắc với lời giải quẻ của bạn về sáng suốt giữ tâm để quyết định. Thế cuối năm 2013 Firenze nghiệm lý với bạn bằng cách nàonào nếu bạn dừng topic???

Life seems to be complicated. Stay calm to cope with all coming challenges and enjoy every single second. And rule 2 out of the 4 quoted by you can be applicable here

Keep smiling and cheers

Bạn sẽ thấy một người rất nổi tiếng, lên tivi ở tất cả các nước, ngày nào cũng như ngày nào để bạn nghiệm lý.

Hehe

Sửa bởi ceinavigator: 09/01/2013 - 19:01


Thanked by 1 Member:

#48 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 05:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dichnhan07, on 08/01/2013 - 22:11, said:

quẻ Dự thượng có 3 biến là Tấn - Tụy - Khôn, tôi dùng nghĩa là "di chuyển" cho giống như Thái Huyền Kinh dùng thủ Di để chuẩn, còn Khôn thượng có 3 biến là Bác - Tỷ - Dự, tôi dùng nghĩa là "cắt bỏ", Thái Huyền Kinh dùng thủ Tuần để chuẩn. Đại khái thì Dự - Khôn giống như trường hợp dời lịch diễn lại, dự tính rồi lại hoãn. Ví như năm Quý Tị 1293 bên Nguyên chuẩn bị tiến quân thì phải hoãn lại vì việc tang sự. Lâu rồi mới thấy có bài viết nghiên cứu về Dịch, tôi đang hào hứng muốn đọc thì bác "chủ nhà" lại "đóng cửa", đúng là vô duyên quá.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khaitri, on 08/01/2013 - 22:39, said:

theo ý quẻ dự biến thuần khôn tức là thoái rồi, là bỏ. cũng đúng. tượng là hào bốn dương lấy đức mà giữ trung hiếu lễ nghĩa cũng không thay đổi được cái thời thế khốn nạn, kẻ trên thì vô tài vô đức kẻ dưới thì mặc sức nhũng loạn. nên chán nản roài thoái về với số o cho lành. đủ biết là cái thế không hợp thời, cái thời chẳng hợp thế. cảm ơn bác dichnhan07!

Nói về thang giá trị của các ngôi vị trong lục hào thì hào 4 tiêu biểu cho sự lo phiền, gần vua (hào ngũ) như gần cọp nên cần có sự yểm trợ của hào 1. Yểm trợ của sơ hào là non yếu vì địch hay bạn còn chưa tỏ rõ thì chỉ còn nhờ vả tự mình là chính. Gặp minh quân thì chí lớn mới thành, còn hôn quân thì khác nào trung ngôn nghịch nhĩ để chỉ còn đem cái chết ra can vua mà thôi. Hào 3 sát bên thì vốn đã không được Trung mà Chính cũng không nốt có là mà thứ làm liều nếu như gặp nó chỉ tổ bất thành đại sự.

Nay xét về quẻ Dự, hào 4 Dương thống lãnh quần Âm và được hào 1 Âm tương ứng yểm trợ nhưng vì hào 1 là ngôi của Dương vị mà Âm hào cư trú tất bất trung bất chánh vậy. Có thể nói là hào 1 hưởng sự nâng đỡ từ Hào 4 thì đúng hơn nên mới ỷ thế làm càn có khi ... Do đó, có khi làm hào 4 Dương mất chức liên lụy thêm cũng vì lẽ này. Trong trường hợp quẻ Dự biến Khôn là Dương biến chất không những không thống lãnh được quần Âm mà còn bị quần Âm nhũng hại rớt đài ...

"Dự tính rồi hoãn" như ý của Dichnhan07 cũng như "lấy đức mà giữ trung hiếu lễ nghĩa cũng không thay đổi được cái thời thế khốn nạn" của Khaitri thì cũng là nắm bắt được tinh hoa của quẻ Dự biến Khôn rồi vậy. Phải chi Dự biến chi khác cũng được ngoại trừ Khôn thì đã có sự ảnh hưởng tất yếu nào rồi.

#49 khaitri

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 248 Bài viết:
  • 423 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 09:02

Thưa Bác TUBINHTUTRU kính!

nâu cháu không thấy các bài viết của bác, quả thực đôi lúc cháu cũng rất tò mò muốn biết là ai?hihi cháu thấy những bài viết của bác thực là hết sức sắc bén, thông hiểu rất rộng nhiều môn khác nhau. cảm ơn bác đã phân tích một bài hay như vậy. cháu động tâm muốn hỏi về bác lấy tên của bác làm ngoại quẻ, cộng mới giờ được nội quẻ. được quẻ hỏa địa tấn động hào bốn biến thành sơn địa bác. cháu trả biết dịch thế nào. bác dịch cho cháu hiểu mới,hihi. cháu cảm ơn bác nhé, mong được đọc nhiều bài viết của bác,hi.

#50 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 12:39

Chủ nhân hình như tâm đắc với câu "Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái."

Xét theo tiêu chuẩn khoa học thì phương tiện được dùng để trình bày huyền học đông phương (tức chữ nho) vốn không chính xác. Nói trắng ra là chẳng chính xác tí tẹo nào cả. Cộng chữ nho với chữ Việt lại thiếu chính xác thêm một bậc nữa.

Dùng phương tiện không chính xác để diễn tả cái cần sự chính xác thì rất dễ bị bắt bẻ, nhưng (vì sự thiếu chính xác của phương tiện diễn tả) người đọc chưa chắc đã hiểu rõ ý người viết, nên rất cần phải đoán ý quên lời.

Với lời mào đầu như thế, tôi chẳng thấy câu trên sai ở chỗ nào cả. Tôi thấy đây là một cách diễn tả vài điểm chính yếu của dịch lý, đọc nghe khang khác nhưng chưa chắc kém chính xác so với các cách diễn tả khác.

Vị nào bảo câu ấy sai xin chỉ ra sai ở chỗ nào, rồi chúng ta có thể bàn tiếp.

Sửa bởi VDTT: 10/01/2013 - 12:47


Thanked by 2 Members:

#51 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 17:41

chủ đề này mở vào lúc Đại Quá - Hằng, nội dung tuy có hơi bừa bộn nhưng chưa tới mức có lỗi. Có thể nói là "không chê cũng không khen".

Nhân tiện đây tôi cũng muốn góp ý điều này, trải qua nhiều chủ đề có ý kiến khác lạ, các bác đọc thì đọc thôi còn cứ để cho người ta viết, đợi viết xong rồi thì thích bình luận gì thì bình luận nhằm tránh lặp lại tình trạng tác giả bỏ giữa chừng. Vấn đề này tôi thấy bị nhiều lần rồi mà vẫn cứ bị hiệu ứng "bánh xe lịch sử".

giờ này là Tiệm - Gia Nhân ("phòng ngừa ngay từ khi mới có nhà thì không hối hận gì cả.")

Thanked by 1 Member:

#52 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 18:04

Có khách quý đến nhà, sẽ tiếp viết thêm vậy. Những nội dung được tôi tâm đắc nhất sẽ được trình bày, có phần hay nhất là nên dùng Bát Quái phối Hà Đồ (Tiên thiên bát quái) hay Bát Quái phối Lạc Thư (hậu thiên bát quái). Phần này mất ngủ nhiều nhất.

Rất tâm đắc với một câu phú biệt cách của tiến sỹ Đằng Sơn "Tử vi cách cục tối trọng Âm Dương". Cũng rất thích một số suy nghĩ của dị nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Sửa bởi ceinavigator: 10/01/2013 - 18:05


Thanked by 1 Member:

#53 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 18:32

Trích dẫn

Vị nào bảo câu ấy sai xin chỉ ra sai ở chỗ nào, rồi chúng ta có thể bàn tiếp.
Vị nào viết câu này, xin trả lời câu hỏi tôi đã gợi ý cho tác giả tên của chủ đề. Trả lời xong, ta bàn tiếp.

Thanked by 1 Member:

#54 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 18:44

Tặng các bạn một câu chuyện bên lề, khi tri thức đã đi vào tật ách, giải thích có lẽ là thừa, vì bản thân tôi thấy nó đã là chân lý - mà còn dùng lời để giải thích thì chưa phải chân lý.

Trân trọng.


Cuốn sách và giỏ đựng than

Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách.

Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:

- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ...

Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:

- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!

Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.

Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:

- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!

Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.

Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:

- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!

Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.

- Ông xem này - Cậu bé hụt hơi nói - Thật là vô ích!

- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư... - Ông cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!

Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.

- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.

Sửa bởi ceinavigator: 10/01/2013 - 18:46


Thanked by 1 Member:

#55 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 19:33

Tôi cố gắng trình bày vào buổi nghỉ trưa, nên có thể sẽ không trả lời và giao lưu được với các bạn ngay khi nhận được bài của các bạn.

Thực sự như thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đưa ra một nhận định về lý thuyết của ông ấy phải được chứng minh trong năm 2012 âm lịch.

Tôi thích ý nghĩ này và là sự động viên đối với bản thân tôi.

Cảm ơn mọi người nhiều, sự tham gia của mọi người đã khiến chủ đề này thêm sinh động.

ceinavigator.

Sửa bởi ceinavigator: 10/01/2013 - 19:34


#56 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 23:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 10/01/2013 - 18:32, said:

Vị nào viết câu này, xin trả lời câu hỏi tôi đã gợi ý cho tác giả tên của chủ đề. Trả lời xong, ta bàn tiếp.
Để chính xác xin ông ghi lại câu hỏi đó, tôi sẽ trả lời.

(Xin thông cảm, tôi phải nhờ ông ghi lại để chuyện hiểu lầm không thể xảy ra được; vì như tôi đã nói, phương tiện chữ nghĩa chẳng chính xác gì cả, nên ta phải cố giảm độ thiếu chính xác của nó).

Thanked by 1 Member:

#57 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 23:35

Bạn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

viết : Phải là "Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái". Không lưỡng nghi, tứ tượng gì cả.


Anh VuiVui viết : Đây là kiến thức nền tảng của Dịch mà Bạn cũng viết sai. Bạn chế biến như thế, tức cũng là hiểu như vậy. Lại đặt tên chủ đề, vậy nên sửa lại đi.

Bác VDTT viết : Chủ nhân hình như tâm đắc với câu "Dịch có Thái Cực, Thái Cực gồm Âm Dương, Âm Dương sinh Bát Quái." …Với lời mào đầu như thế, tôi chẳng thấy câu trên sai ở chỗ nào cả. Tôi thấy đây là một cách diễn tả vài điểm chính yếu của dịch lý, đọc nghe khang khác nhưng chưa chắc kém chính xác so với các cách diễn tả khác.

Vị nào bảo câu ấy sai xin chỉ ra sai ở chỗ nào, rồi chúng ta có thể bàn tiếp.

Anh dichnhan07 viết : chủ đề này mở vào lúc Đại Quá - Hằng, nội dung tuy có hơi bừa bộn nhưng chưa tới mức có lỗi. Có thể nói là "không chê cũng không khen".

Anh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

viết : Kinh Dịch trong Hệ Từ Truyện viết : "Dịch có Thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái".




PhapVan xin viết lại nguyên văn cho dễ so sánh:” Thị cố Dịch hữu Thái cực Thị sinh Lưỡng nghi Lưỡng nghi sinh Tứ tượng Tứ tượng sinh Bát quái”

Thanked by 3 Members:

#58 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 10/01/2013 - 23:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dichnhan07, on 10/01/2013 - 17:41, said:

...Nhân tiện đây tôi cũng muốn góp ý điều này, trải qua nhiều chủ đề có ý kiến khác lạ, các bác đọc thì đọc thôi còn cứ để cho người ta viết, đợi viết xong rồi thì thích bình luận gì thì bình luận nhằm tránh lặp lại tình trạng tác giả bỏ giữa chừng. Vấn đề này tôi thấy bị nhiều lần rồi mà vẫn cứ bị hiệu ứng "bánh xe lịch sử"...
Đồng ý. Lý do, trở lại là sự cực kỳ thiếu chính xác của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ Việt Nam. Người ta chưa nói hết mà đoán ý thì xác xuất cao là đoán... trật.

Tuy nhiên, cũng vì sự quá thiếu chính xác của ngôn ngữ VN, người đọc nếu thắc mắc tôi đề nghị đặt câu hỏi ngay (một cách thành thật, dĩ nhiên). Đặt câu hỏi là cho người viết cơ hội diễn tả ý tưởng của mình một cách rõ ràng hơn, khó hiểu lầm hơn.

Thanked by 1 Member:

#59 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 00:19

Trích dẫn

Để chính xác xin ông ghi lại câu hỏi đó, tôi sẽ trả lời.
o day:

Trích dẫn

Muốn biết mình sai thật không, tôi gợi ý thế này:
Bạn hãy xem tứ tượng nhé. Tứ tượng gồm có thái dương, thiếu dương, thiếu âm, thái âm. Thái dương hai vạch liền chồng lên nhau. Thái âm hai vạch đứt chồng lên nhau.
Theo đó, thiếu dương hay thiếu âm, đều là sự chồng lên nhau của một vạch liên và một vạch đứt. Vậy sẽ có, Một quái có một vạch liền ở trên, vạch đứt ở dưới. Một quái có một vạch đứt ở trên, vạch liền ở dưới.
Hỏi. Quái nào là thiếu dương, và quái nào là thiếu âm ?
Rất đơn giản, đúng không. Trả lời được, tự nhiên sẽ thấy, câu viết trên, sai bét nhè.


Thanked by 2 Members:

#60 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 11/01/2013 - 01:24

@Ô vuivui
Tưởng câu hỏi gì, chứ vấn nạn này (thiếu âm, thiếu dương) thì các tay tổ dịch xưa nay (tạm chỉ kể những người có để tên lịch sử) còn cãi nhau nhặng xị, người bảo dương trên âm dưới là thiếu âm, người bảo thế là sai bét, phải gọi là thiếu dương mới đúng. Sau mấy ngàn năm, vấn đề cũng đã được giải quyết đâu, ai vẫn ở nhà nấy đấy thôi!

Một vấn đề còn tranh cãi như vậy làm sao có thể lấy làm tiêu chuẩn để đặt vấn đề với chủ nhân đề tài này, nhất là khi chủ nhân không hề nhắc đến tứ tượng?

Sự thật: Vấn nạn thiếu âm thiếu dương ngày nay vẫn thế, và chúng ta cũng vậy; ông ở nhà của ông, tôi ở nhà của tôi. Dù sao thì ông cũng gợi sự tò mò của tôi. Xin hỏi ông (về vấn đề thiếu âm, thiếu dương):
1) Ông nghĩ phải để âm dương trên dưới như thế nào mới đúng, và tại sao ông lại cho cái ông nghĩ là đúng, cái ngược lại là sai?
2) Với phương tiện diễn tả dịch (rất thiếu chính xác) như hiện tại, có cách nào để khẳng định cách này đúng cách kia sai hay không?

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |