Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY


256 replies to this topic

#136 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 08/08/2014 - 00:24

Tái hiện cố đô Huế thu nhỏ ở Sài Gòn để báo hiếu cha mẹ


Với mong muốn ba mẹ mình được thấy Huế mỗi ngày, anh Nguyễn Thanh Tùng đã tái hiện lại toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế cổ kính một cách sinh động giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong khu Ngự Lãm Viên rộng hơn 1.000 m2 trên đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Bình, quận 9, TP H.C.M, anh Nguyễn Thanh Tùng phục dựng lại một kiến trúc nghệ thuật cố đô Huế hoành tráng khiến nhiều du khách trầm trồ thích thú, không khỏi sững sờ vì có cảm giác kinh thành Huế cổ kính đang hiện ra trước mắt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Toàn bộ công trình “Huế thu nhỏ” của anh có 151 kiến trúc. Nét cổ kính, thanh tịnh của vùng đất cố đô được tái hiện một cách sinh động với những công trình mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử như: Hoàng thành Huế, lăng các vua triều Nguyễn, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền trên sông Hương thơ mộng... Nổi bật nhất là hoàng thành Huế, một di tích lịch sử cổ kính của đất kinh kỳ hàng trăm năm được tái hiện tinh xảo y như thật. Bên ngoài kinh thành Huế, nằm ven con sông Hương thơ mộng là bến Vân Lâu và đình Thương Bạc, cầu Trường Tiền cùng cồn Giã Viên và cồn Hến ngự hai bên Hoàng thành.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoàng thành Huế bao quanh Tử cấm thành với cổng Ngọ Môn, điện Cần Chánh, điện Thái Hòa, cung Trường Sanh, phủ Nội Vụ, vườn Cơ Hạ, Duyệt Thị Đường, điện Phụng Tiên... được anh Tùng tái hiện đầy đủ kiến trúc, những đường nét chạm trổ tinh tế, những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng thanh thoát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Anh Tùng đã m*y mò tìm hiểu, gặp gỡ các nhà nghiên cứu Huế, các chuyên gia về kiến trúc cố đô, các nghệ nhân xưa còn sót lại của Huế. Từ năm 2002, sau khi thiết kế xong, việc xây dựng cũng gặp không ít khó khăn. Ban đầu anh thử nghiệm làm những mô hình lăng tẩm, thành quách Huế bằng gỗ trát xi măng bên ngoài. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng thử nghiệm do trời nắng gỗ bị giãn nở nên thành quả của anh và hàng chục công nhân đều trở thành công cốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Anh tâm nguyện, đầu tiên làm là cho ba mẹ mình, kế đến là cho con cháu trong gia đình gìn giữ gia phong, văn hóa cội nguồn nên dù gặp nhiều khó khăn, anh cũng không nản lòng... May mắn là anh gặp được một nghệ nhân giúp chế tạo khuôn silicon để làm công trình kiến trúc bằng bột đá Bửu Long, có thể chống chịu thời tiết khắc nghiệt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quần thể di tích cố đô Huế làm trong 7 năm mới xong, tốn nhiều công sức và tiền của. Sau hơn chục năm từ khi được xây dựng, các kiến trúc bằng đá được phủ riêu phong càng làm cho các công trình trở nên cổ kính hơn mà không bị hư hại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoàng Thành được thiết kế đầy đủ với các cung điện của vua, cung hoàng hậu, các phi tần kết hợp với hồ, vườn, bờ tường, lối đi san sát nhau và rất chắc chắn. Những cây cảnh nhỏ được trồng ngay trong công trình càng làm cho các khối đá trở nên mềm mại và đẹp mắt hơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"Có nhiều chi tiết chạm trổ quá tinh vi, nhiều đường nét phức tạp khiến các nghệ nhân lắc đầu vì ước chừng phải mất 10 năm mới chạm trổ xong chừng ấy kiến trúc", anh Tùng chia sẻ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các dãy súng thần công trong Hoàng thành được đúc đúng khuôn mẫu, dãy cột của mái che dù nhỏ nhưng cũng được điêu khắc tinh xảo với nhiều đường nét phức tạp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngoài Hoàng thành Huế, phía xa xa trong Ngự Lãm viên, anh Tùng còn làm cả chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén cùng lăng tẩm của các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định - 4 ông vua anh kính nể nhất. Các công trình này cũng được thiết kế và điêu khắc y như các công trình đang hiện hữu ở cố đô Huế. Trong ảnh, Lăng Khải Định được chạm khắc tinh tế và đẹp mắt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"Một nghệ nhân bình thường khó có thể làm nổi công trình kiến trúc này mà phải là một người am hiểu tường tận về văn hóa và lịch sử Huế mới có thể đảm đương. Nhưng như thế cũng chưa đủ. Một người con xứ Huế phải có lòng yêu Huế đến da diết và muốn làm một điều gì đó cho Huế mới có thể làm được nó”, anh Tùng chia sẻ. Trong ảnh, Lăng vua Minh Mạng được thiết kế đậm chất xứ Huế.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chùa Thiên Mụ - một danh lam thắng cảnh nổi tiếng bên dòng sông Hương được xây dựng từ triều Nguyễn luôn được đông đảo khách du lịch ghé thăm khi đến Huế. Công trình được thiết kế đầy đủ chùa, tháp, phía dưới cổng chùa là dòng sông Hương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuy được tái tạo lại với bàn tay con người với kích thước thu nhỏ, nhưng hệ thống kinh thành Huế xưa vẫn giữ được nét kiến trúc mẫu mực cổ kính. Khó ai có thể ngờ rằng, một người làm trong lĩnh vực viễn thông như anh Tùng lại am hiểu về văn hóa, lịch sử và kiến trúc xứ Huế như một nhà nghiên cứu Huế thực thụ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Điều thôi thúc anh làm công trình “Huế thu nhỏ” này một phần vì gia đình. Ba mẹ anh thường kể về xứ Huế với niềm say sưa quyện lẫn nỗi nhớ quê hương da diết khiến anh không khỏi chạnh lòng. "Ba mạ ngày càng già yếu, không thể mỗi lần nhớ Huế là đi về thăm quê được nên tôi quyết chí phải làm sao để mỗi sớm mai thức dậy là ba mạ thấy Huế trước mắt mình rồi", anh Tùng tâm sự.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bên cạnh đó anh muốn làm điều gì đó cho quê hương, anh muốn Huế thu nhỏ còn được xem là giáo cụ học tập trực quan đầy sinh động cho nhiều học sinh, sinh viên. Khi công trình hoàn thành, bà con họ hàng kéo đến tham quan ngày càng đông, ba mẹ anh rất vui mừng. Từ năm 2007 đến nay, Ngự Lãm Viên đã đón hàng trăm ngàn khách từ nhiều nơi đến tham quan, đa phần là học sinh và sinh viên. Với anh, đón thêm một người khách là anh đón thêm một niềm vui, bởi ước nguyện của anh đã được thêm một người hiểu và chia sẻ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rồi tiếng lành đồn xa, các trường học bắt đầu gửi học sinh đến học ngoại khóa để tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Huế. Anh Tùng tâm niệm, anh làm công trình Ngự Lãm Viên không phải để kinh doanh du lịch nên tất cả mọi người đến đây tham quan đều được miễn phí. Không những vậy, ngoài thời gian đi làm, khách và các đoàn đến tham quan còn được anh Tùng giảng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc Huế.

Lê Quân

Thanked by 5 Members:

#137 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 11/08/2014 - 03:02

NGƯỜI TỬ TẾ

Đăng lúc 21/07/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhiều người, nhất là các bạn trẻ chưa thật rõ thế nào là “người tử tế”?
Từ điển tiếng Việt giải thích từ “tử tế”: 1.Có được tương đối đầy đủ những gì thường đòi hỏi phải có để được coi trọng, không phải sơ sài, lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn; 2. Tỏ ra có lòng tốt, có sự quan tâm, coi trọng trong đối xử với nhau (Từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bàn Khoa học xã hội – Hà Nội – 1988, trang 1108).
Thực ra, cách giải thích này chưa thật ổn, nhưng cũng thông cảm với tác giả cuốn từ điển vì khó có thể nói thế nào là “người tử tế” trong một vài câu. Cái tử tế của con người thể hiện qua đường ăn ý ở, qua cách đối nhân xử thế với rất nhiều đối tượng vô cùng phong phú và đa dạng trong cuộc sống.
Hôm nay thu dọn lại tủ sách, thấy một truyện của nhà văn Nguyễn Khải viết từ cuối thế kỷ trước. Ông viết về người cô của mình, một con người khá điển hình cho “người Hà Nội”, cho “người tử tế” mà rất tiếc đến nay đã nhiều thưa vắng.
Xin “chép” lại với mong muốn góp phần nhỏ bé lưu giữ một lối sống đẹp.

NẾP NHÀ
Nguyễn Khải

Mỗi lần ra Hà Nội, việc đầu tiên là tôi phải tới thăm bà cô tôi. Chẳng có quà cáp gì cả, đến tay không, nhưng vẫn cứ phải đến. Vì bà là cái túi khôn của tôi mà. Năm nay, các con bà sẽ làm lễ mừng thọ mẹ tám mươi tuổi. Người tám mươi tuổi lại vẫn minh mẫn, khôn ngoan, không chừng hiểu được cả then máy Tạo hóa. Nói chuyện với bà, tôi vẫn trờn trợn như ngày nào được hầu chuyện cụ Nguyễn. Nghĩa là vẫn phải uốn lưỡi trước khi hỏi, trước khi trả lời. Một ngôi nhà đẹp, một cửa hàng tuyệt vời ngay giữa một đại lộ trung tâm trông thẳng ra hồ Hoàn Kiếm mà chỉ bày bán lèo tèo mấy mặt hàng sơn mài, tượng gỗ thì uổng quá, coi khinh thiên hạ quá. Bà cụ cười:
- Anh đã bắt đầu có con mắt thương mại rồi đấy nhỉ?
Con mắt thương mại thì chả dám, nhưng với con mắt của người bây giờ thì ngôi nhà, nói cho chính xác hơn là miếng đất của bà cô tôi cũng phải đáng giá một triệu… tất nhiên là triệu đô. Cũng chẳng phải do mình đặt giá mà là đại diện các công ty nước ngoài tới trả giá.
Ngày nào cũng có vài nhóm người tới hỏi, nhưng bà cụ chỉ nhã nhặn trả lời:
- Tôi không có ý định bán hoặc cho thuê cái nhà này.
Cho thuê cũng nhiều tiền lắm. Đã có người chỉ hỏi thuê mấy chục mét vuông của gian ngoài thôi, mỗi tháng trả năm ngàn đô, trên mười cây vàng. Vẫn là không, không bán nhà cũng không cho thuê. Tại sao cụ lại gàn thế? Vì các em anh không muốn thế, cho đến hôm nay, chúng nó vẫn đi làm cho nhà nước, không buôn bán gì cả, không mánh mung gì cả. Lương tiêu không đủ thì tôi bù. Bán các mặt hàng vớ vẩn như anh nói, nhưng mỗi tháng cũng kiếm được khoảng trên dưới dăm triệu. Này, dăm triệu không phải là ít đâu anh nhá! Theo tôi được biết từ trẻ đến già, cô tôi sống theo một số nguyên tắc, thời thế có thể thay đổi nhưng cách sống của bà dứt khoát không thay đổi. Đó là: sống thẳng thắn, sống lương thiện và sống theo pháp luật hiện hành. Những năm Pháp tạm chiếm Hà Nội, chú tôi vẫn mở trường dạy học tư như thời trước, còn cô tôi ấn hàng sách giáo khoa cấp tiểu học do chú tôi soạn. Có một tác giả đưa tập thơ “Đồi thông hai mộ” bán cho bà. In tập thơ đó chắc chắn sẽ thu lãi nhiều, bà biết, nhưng vẫn từ chối. Vì nhà xuất bản Nguyễn Du do bà chủ trương chỉ in có sách giáo khoa, đúng như trong giấy phép. Năm 1956, cán bộ thuế tới kiểm tra kho giấy của bà để đánh thuế tồn kho, khoảng hai chục triệu. Chú tôi tính vốn nhát, vui vẻ bằng lòng ngay. Cho đỡ phiền. Nhưng bà vợ không chịu vì giấy in sách giáo khoa xưa nay không phải đóng thuế. Đã được miễn thuế thì làm gì có thuế tồn kho. Bà bướng bỉnh đến nguy hiểm, ai cũng sợ, nhưng bà vẫn thản nhiên “Lý của mình đúng, việc gì phải sợ?” Quả nhiên bà đúng thật. Bà luôn luôn đúng, vì bà rất tỉnh táo trong mọi mối quan hệ, chỉ nhận những gì đáng có, có quyền được có, tuyệt đối không để bị dụ hoặc về tiền bạc cũng như về tình cảm. Một cái đầu hơi lạnh, lắm lúc tôi đã nghĩ về bà như thế. Nói cho ngay, nếu như không có cái đầu lạnh, làm sao bà giữ nổi một ngôi nhà quá ngon lành, quá quyến rũ trong bấy nhiêu năm, không gặp một chuyện rắc rối nào. Cho đến bây giờ, đã sang tuổi tám mươi, bà vẫn biết từ chối những đồng tiền bất hợp pháp, ắt phải có một tính toán khôn ngoan nào đó. Cái khôn ngoan cao siêu chứ không phải khôn vặt.
Mùa xuân ở Hà Nội bao giờ cũng đẹp. Với tôi đã nhiều năm không được sống ở Hà Nội vào mùa xuân lại càng thấy đẹp. Một chút lạnh trong hơi gió tạt qua mặt. Một chút mưa bụi bay lây rây như có như không. Trời hơi tối, mặt đường hơi sẫm, nhưng mặt người và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên những màu sắc tươi tắn. Đã có mùi son phấn và nước hoa bất chợt thoảng qua ở một góc phố, trong một đám đông. Nói nhỏ đi, cười nhỏ hơn, ít nghe những câu chửi tục, những tiếng đệm tục. Giàu hơn trước nhiều, sang hơn trước nhiều, cứ cho là bề ngoài thì cũng rất đáng mừng. Chỉ có bà cô tôi là ít thay đổi. Vẫn mấy chiếc xe máy đã cũ, và cũng còn nhiều xe đạp, loại xe đạp cà tàng từ những năm nào. Trời nắng, các em đi xe máy, trời mưa, đi xe đạp, đỡ phải rửa xe. Cái mặc của bà cụ, của các em cũng chẳng có gì sang hơn, như trước đây, ngày trước với Hà Nội đã là sang, bây giờ là quá thường. Bây giờ con gái Hà Nội mặc quần chẽn đen, gót xẻ, có dải buộc dưới bàn chân, mặc măng tô lửng, hoặc đi bít tất đen dài, quần cộc, áo vét tong các kiểu, thắt cà vạt đủ màu, giày đen, cứ như họ từ các đại sảnh bước ra. Không phải đâu, chỉ là quần áo thường ngày thôi, cũng giống như trước kia họ mặc áo bông xanh, quần kaki vàng và đi dép nhựa. Chưa bao giờ tôi thấy người Hà Nội ăn mặc sang trọng như bây giờ. Chưa bao giờ tôi thấy phố xá chói lòa những tủ kính, những bảng hiệu và ánh sáng như bây giờ. Vậy mà một nhà giàu ở Hà Nội có dư điệu kiện để thay đổi. Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ thì gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ! Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi:
- Bác chịu được tính nó thì con cũng phục đấy!
Bà cải chính:
- Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa.
Bà bảo con dâu là vàng trời cho, mình không có công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lễ sống nó thì thôi còn hoạnh họe gì.
Bà chiều quý các con dâu thật lòng nên cả hai nàng dâu đều tâm sự với mẹ chồng: “Con ở với mẹ còn thoải mái hơn ở nhà với mẹ con”. Con rể và con gái được nhận nhà ở một khu tập thể, nhà chật, lại xa, con còn nhỏ. Nhưng anh con rể không muốn nhờ vả mẹ vợ, tự mình thấy không tiện mà người ngoài nhìn vào càng không tiện. Bà biết thế nên bảo con rể:
- Trong cái nhà của tôi có một phòng dành cho vợ anh. Của vợ anh tức là của anh. Chẳng lẽ anh bảo không phải?
Năm ngoái, khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng:
- Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi!
Tôi cười:
- Lại khó đến thế sao?
Bà cụ nói:
- Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu m*y câu t*o. Anh có học được không?
À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ.
Trở lại câu chuyện cũ, tại sao bà cụ không chịu bán nhà, chia tiền cho các con để họ lập cơ nghiệp riêng? Lớn rồi thì phải ở riêng, nó thuận với sự phát triển . Con cái trưởng thành vẫn bắt ở chung ăn chung như trại lính, đâu có phải là chuyện tính toán khôn ngoan. Bà cụ nghe tôi nói cười tít cả mắt, ra cái vẻ mọi sự bà đã tính cả rồi, đâu có đợi một thằng nhà văn ngây ngô mách nước. Bà nói, hiện nay các con bà vẫn thích làm cho nhà nước bằng cái nghề chuyên môn đã được đào tạo của mình. Ngoài giờ đi làm, bọn nó đọc sách, dạy con học, bù khú với bạn bè. Họ thích sống như thế và có điều kiện để sống nhàn nhã như thế. Họ không có óc kinh doanh. Không cần đến tiền thì không nên một lúc cầm quá nhiều tiền. Đồng tiền do may mắn mà có, do thời thế thay đổi mà có rất dễ là mầm mống của nhiều tai họa. Vì người có tiền chưa học được cách tôn trọng đồng tiền, sai khiến đồng tiền. Ở cái nhà này, theo tôi biết, chưa bao giờ họ mua vé số. Cũng không thờ ông thần bà thánh nào, ngoại trừ ngày giỗ để anh em con cháu có dịp gặp gỡ nhau. Họ không cầu gặp may mắn, không săn đón may mắn. Họ chỉ nhận những cái đáng nhận. Bà cụ vẫn đi lễ các chùa miếu đền phủ với bạn bè nhưng bà không khấn. Bà cũng chưa từng xem tướng, xem bói, xin xăm,
Ngày chú tôi mất, mọi việc hậu sự chỉ mình cô tôi lo liệu, không hỏi han bất cứ ai, không xem giờ xem ngày gì cả. Việc cưới xin của các con cũng thế. Đưa con gái đi, đón con dâu về, tuyệt đối không có xem tháng xem ngày. Trong một lần trò chuyện, bà hỏi tôi:
- Anh có phân biệt được người giàu lương thiện và kẻ giàu bất lương không?
- Trong bao lâu?
- Trong một lần tiếp xúc.
- Thế thì khó.
Bà bảo, bà vẫn phân biệt được. Những đứa giàu lên do cướp đọat, lừa đảo nói chuyện một lúc là bà biết. Bọn họ khinh người rẻ của lắm. Họ không tin một ai cả, càng không tin còn có lòng tốt ở đời. Họ chỉ tin có tiền. Tiền là quân của họ. Một đội quân giặc cướp, sẵn sàng tàn phá tất cả, tiêu diệt tất cả để đạt được những cái đích phù phiếm của chủ nó. Bà nói, bà là người biết quý trọng đồng tiền từ trẻ tới già, nhưng mấy năm gần đây bà lại sợ tiền. Nghe chuyện của thiên hạ mà sợ. Càng ít sờ mó đến tiền càng tốt. Nó có độc đấy! Bàn tay thương vợ, bàn tay yêu con, bàn tay nắm bàn tay của bạn bè đếm mãi tiền nhiễm độc lúc nào không hay, sẽ không còn là bàn tay của con người nữa. Các con bà cũng không ỷ eo nài ép bà bán nhà. Thế là may. Nhưng cái may này còn kéo dài được bao lâu? Bà vốn không tin vào sự may rủi. Bà chỉ tin vào sự chuẩn bị của mình, chuẩn bị trong cái khả năng có thể, chứ liệu hết thế nào được những việc của chục năm sau.
Bữa tôi sắp trở vào thành phố H-C-M, tôi có lại chào bà. Cũng như mọi lần, tôi nói nửa vui nửa buồn:
- Mong cô khỏe mạnh mãi để mỗi lần ra, cô cháu mình có dịp bàn chuyện thế sự văn chương.
Bà cụ cười rất hồn nhiên:
- Nếu được sống mươi năm nữa thì vui lắm đấy. Nhưng mà khó.
Vì biết là khó nên ngay từ năm ngoái, bà đã làm chúc thư, phòng khi đột nhiên phải ra đi thì các con đã có cẩm nang hành động. Làm chúc thư là khó lắm, sống làm sao chia của làm vậy. Chia khéo thì trai gái dâu rể mãi mãi là con của mình, mãi mãi là anh em ruột thịt của nhau. Chia vụng thì sẻ đàn, tan nghé ngay tức khắc, càng đông con cháu càng lắm mối họa. Trước hết, bà gặp riêng năm người con của mình vào một buổi chiều, con dâu con rể không được tham dự. Nguyên tắc làm chúc thư của bà công khai và công bằng, không phân biệt trai gái, trưởng thứ. Tài sản chia làm sáu phần bằng nhau, năm con năm phần, mẹ một phần. Phần của mẹ hoặc gửi ngân hàng, hoặc đem kinh doanh, tùy số lãi hàng năm lại chia làm sáu. Con trai đầu phải giữ việc hương khói được nhận hai phần. Bốn phần còn lại sẽ bỏ vào một quỹ riêng để chi các việc tu bổ nhà thờ, sửa sang phần mộ, góp giỗ tết với các chi khác và cấp đỡ cho bà con nghèo của hai họ nội ngoại. Đồ gỗ và đồ sứ trong nhà thì cho hai con trai. Đồ trang sức của mẹ thì cho ba con gái. Sau buổi họp, bà cụ phân công cho con gái lớn viết lại chúc thư làm sáu bản, viết tay, không đánh máy, cả sáu người đều ký, mỗi người giữ một bản, có giá trị trước pháp luật. Từ nay bán nhà hay cho thuê nhà, bà cụ coi như không biết, đám thừa kế cứ theo nguyên tắc chia sáu mà xử sự. Bà cụ nói xong, nhìn tôi một lúc lấu rồi bà cười ý nhị:
- Con người ta ai cũng có phần thiện phần ác, diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp, ngoài xã hội phải có luật pháp. Trong gia pháp, có phần truyền thống và danh dự của dòng họ, có phần đạo đức của người trên và nghĩa vụ của kẻ dưới. Gia pháp cũng phải theo thời mà điều chỉnh, quá ngược với thời thế thì con cháu khó theo, quá xu mị thời thế thì bỏ mất gốc rễ. Theo chỗ tôi biết gia pháp của nhiều danh gia vọng tộc ở Hà Nội đang gặp hồi khủng hoảng. Suốt mấy chục năm, anh dạy các con anh khinh miệt đồng tiền, lên án tư hữu và những người giàu có đều là phần tử bất hảo. Bây giờ anh tính sao? Bây giờ, các con anh đều lao vào kiếm tiền, đều nuôi mộng làm triệu phú tỷ phú trong chớp mắt. Khốn một nỗi, chúng lại chưa từng được ai dạy bảo cái cách ăn ở với đồng tiền. Đồng tiền vừa là đầy tớ, vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa là giặc cướp, các con anh biết chọn cách nào? Chúng chỉ biết lựa chọn theo trực giác, theo kinh nghiệm tức thì, theo lợi ích trước mắt. Anh nghĩ xem, đã đến thế thì con người và nền văn minh của con người đã bị chúng gạt khỏi sự tính toán rồi.
Mấy hôm trước trời ấm, nhưng hơi nồm, chỗ nào cũng lép nhép, nhầy nhụa đến khó chịu. Đêm như có mưa, hơi nặng hạt thì phải, hạt mưa gõ trên mái ngói nghe rất rõ. Sáng ra, tất cả đã ráo khô, mảnh sân trắng toát, hè nhà trắng toát, trời khô và lạnh. Cái lạnh của mùa xuân thật dịu dàng, thở rất dễ, người rất nhẹ, mặc một cái áo len mỏng, khoác thêm một cái áo ngoài, đạp xe ra đường nhìn vào cái gì cũng đẹp. Huống hồ bây giờ Hà Nội lại đang đẹp, mỗi ngày một đẹp ra, trẻ ra. Lắm lúc nghĩ cũng tiếc đã trót đưa vợ con vào sống trong Sài Gòn. Tiếc thì tiếc, chứ không thể làm lại được. Một chân đã thõng vào cõi hư vô rồi thì không nên bắt đầu bất cứ việc gì nữa. Không còn cả thời giờ để ganh ghét, để hờn giận. Chỉ còn đủ thời gian để làm lành, có thua thiệt vẫn cư nên làm lành. Văn chương làm lành cố nhiên là không hay rồi, thôi kệ, vì cũng chẳng còn hơi sức đâu gây sự, dầu chỉ gây sự vặt.
Tôi đạp xe thong thả đường Phan Đình Phùng bất chợt gặp một ông già khoảng tuổi tôi chạy bộ buổi sáng từ đường Cổ Ngư về. Ông chạy bên kia đường, tôi đạp xe bên này đường, lại có một thằng cha cưỡi xe Dream chạy chậm cùng chiều với tôi. Bỗng thấy hắn hét lên:
- Chạy lộn đường rồi! Văn Điển đi lối kia cụ ơi!
Ông già đứng sững lại, thằng cha vừa hét quay mặt lại nhìn tôi nhăn răng cười. Chớ có ngạc nhiên! Rác của Hà Nội đấy! Hàng hóa nhiều tất nhiên rác rưới phải nhiều chứ nghèo quá, đói quá, lấy đâu ra rác.

Thanked by 5 Members:

#138 Libra

    Chấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4368 Bài viết:
  • 18493 thanks

Gửi vào 12/08/2014 - 08:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 11/08/2014 - 03:02, said:

.......

NẾP NHÀ
Nguyễn Khải
......
Ngày nào cũng có vài nhóm người tới hỏi, nhưng bà cụ chỉ nhã nhặn trả lời:
- Tôi không có ý định bán hoặc cho thuê cái nhà này.
Cho thuê cũng nhiều tiền lắm. Đã có người chỉ hỏi thuê mấy chục mét vuông của gian ngoài thôi, mỗi tháng trả năm ngàn đô, trên mười cây vàng. Vẫn là không, không bán nhà cũng không cho thuê. Tại sao cụ lại gàn thế? Vì các em anh không muốn thế, cho đến hôm nay, chúng nó vẫn đi làm cho nhà nước, không buôn bán gì cả, không mánh mung gì cả. Lương tiêu không đủ thì tôi bù. Bán các mặt hàng vớ vẩn như anh nói, nhưng mỗi tháng cũng kiếm được khoảng trên dưới dăm triệu. Này, dăm triệu không phải là ít đâu anh nhá! Theo tôi được biết từ trẻ đến già, cô tôi sống theo một số nguyên tắc, thời thế có thể thay đổi nhưng cách sống của bà dứt khoát không thay đổi. Đó là: sống thẳng thắn, sống lương thiện và sống theo pháp luật hiện hành. Những năm Pháp tạm chiếm Hà Nội, chú tôi vẫn mở trường dạy học tư như thời trước, còn cô tôi ấn hàng sách giáo khoa cấp tiểu học do chú tôi soạn. Có một tác giả đưa tập thơ “Đồi thông hai mộ” bán cho bà. In tập thơ đó chắc chắn sẽ thu lãi nhiều, bà biết, nhưng vẫn từ chối. Vì nhà xuất bản Nguyễn Du do bà chủ trương chỉ in có sách giáo khoa, đúng như trong giấy phép. Năm 1956, cán bộ thuế tới kiểm tra kho giấy của bà để đánh thuế tồn kho, khoảng hai chục triệu. Chú tôi tính vốn nhát, vui vẻ bằng lòng ngay. Cho đỡ phiền. Nhưng bà vợ không chịu vì giấy in sách giáo khoa xưa nay không phải đóng thuế. Đã được miễn thuế thì làm gì có thuế tồn kho. Bà bướng bỉnh đến nguy hiểm, ai cũng sợ, nhưng bà vẫn thản nhiên “Lý của mình đúng, việc gì phải sợ?”
Trong cái đống thông tin hỗn độn của báo chí ngày nào cũng đăng người lường ta gạt giành giật tranh đấu đút lót hiếp giết tình tiền quyền chức nguỵ biện, lâu lâu mình mới đọc được tấm gương sống thẳng chính trực như thế, xã hội vẫn còn người tử tế, cảm thấy ấm lòng !

Thanked by 3 Members:

#139 AnhThom

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 24 Bài viết:
  • 28 thanks

Gửi vào 12/08/2014 - 22:46

Truyện nhảm không có thật, đừng đọc


Hai người bạn vào rừng thì gặp gấu. Một người leo tót lên cây trốn kỹ, còn người kia ở lại trên đường. Anh hoang mang quá đành ngã lăn ra đất và giả chết. Gấu đi đến bên anh đưa mõm đánh hơi: thấy anh tắt thở, cho rằng đó chỉ là cái xác bèn bỏ đi. Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười:
- Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì đó?
- À, nó bảo với mình rằng những người xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong hiểm nghèo.
Anh kia nghe vậy hối hận lắm. Đột nhiên gấu quay lại, có vẻ giận dữ vì đã bị lừa, anh kia thấy vậy hét lớn bảo bạn:
- Lần này cậu chạy đi, mình sẽ ở lại cản chân gấu!
Anh này vội ba chân bốn cẳng chạy mất, bỏ lại bạn trong hiểm nghèo.
Về phần anh bạn ở lại, lúc này gấu đã lao gần đến anh ta, bỗng nhiên một con thỏ ở đâu lao tới và dừng lại chỗ anh trước gấu, hô lên đắc thắng:
- Ha! Vậy là ta thắng rồi nhé, có Người làm chứng, ta là kẻ chạy nhanh nhất khu rừng này.
Thì ra không phải gấu định quay lại bắt người, mà là rảnh quá đang chạy thi với thỏ. Gấu tức lắm, nguây nguẩy mông bỏ đi không nói một lời.
Thỏ quay về phía chàng trai, vênh váo:
- Người thấy sao hả? Có dám chạy thi với ta không?
Anh này đang vui vì thoát chết, thấy con thỏ háo thắng, bèn cười cười:
- Được, nhưng ta có một điều kiện: Chúng ta hãy nhắm mắt và chạy thi đến gốc cây đằng xa kia, ai đến trước người đó thắng.
Thỏ vốn tự đắc về tốc độ của mình, bèn đồng ý ngay. Hai bên cùng đếm đến ba rồi vụt chạy.
Chàng trai giả vờ chạy vài bước rồi điềm tĩnh đi bộ, mỉm cười nhìn theo bóng thỏ. Thỏ nhắm mắt lao đi vun vút, vì không nhìn thấy đường nên đâm sầm vào gốc cây mà chết. Từ xa một người nông dân đang cày ruộng, thấy vậy bèn chạy lại lượm xác thỏ. Người này nghĩ bụng: "Loài thỏ thật ngu dại, ta cứ đợi ở đây nhặt thỏ đem về bán, đỡ phải cày bừa cho vất vả", thế rồi anh cứ ôm gốc cây mà đợi.
Đợi đến cuối chiều chẳng thấy thỏ nữa ở đâu, hỏng cả buổi cày, anh ức lắm. Đang lúc định bỏ về thì có một con hổ từ ven rừng nhảy ra chặn đường. Nó đã chứng kiến mọi chuyện, mắt vẫn còn ướt nước vì cười quá nhiều. Nó hỏi:
- Này, trông anh to khoẻ thế kia mà sao ngu đến vậy, định đợi con thỏ nữa đâm vào gốc cây hay sao? Làm gì có chuyện trùng hợp thế? Có trí khôn không thì dùng một tí đê.
Anh nông dân ngơ ngác hỏi hổ xem trí khôn là gì? Hổ đang cười cợt bỗng chuyển sang buồn rầu, chỉ vào những vết vằn trên mình và kể lại một câu chuyện mà nó từng trải qua, rằng có một người nông dân khác đã dùng trí khôn để lừa nó. Anh này thấy vậy như tỉnh cơn mê, tặng thỏ cho hổ, quyết tâm lên đường học lấy trí khôn.
- Nhưng đi đâu thì mai đi, ta hãy cứ về nhà nghỉ ngơi cái đã - anh nghĩ bụng. Về đến nhà, anh kể lại mọi chuyện cho phú ông nghe. Phú ông ngồi phịch xuống nghỉ một lát vì thất vọng.
- Hỏng buổi cày, quên cái cày, mất luôn cả con thỏ, m*y quả là ngu số một rồi. t*o mà lại gả con gái cho m*y thì có lẽ khắp cả thiên hạ này không ai có thể ngu hơn t*o được nữa! Ha ha ha!
Phú ông là người hám danh, từ lâu đã mơ đến danh hiệu vô địch thiên hạ bất kể là danh hiệu gì, vì vậy lễ cưới được tiến hành vào ngay hôm sau.
Làng bên có anh người ở tên Khoai nghe chuyện, cũng muốn cưới con gái xinh đẹp của phú ông nhà mình, bèn gặp ông để ngỏ lời, ông cười ôn tồn nói:
- Mấy năm qua con đã giúp cho nhà ta không ít việc, ta cũng nghĩ đến chuyện hôn sự này từ lâu. Nhưng khổ cái nhà thiếu đũa, con chịu khó lên rừng tìm cây tre trăm đốt về vót đũa cưới, mọi việc ở nhà cứ để ta lo.
Anh Khoai mừng lắm, sáng hôm sau lên rừng, thấy ngay bìa rừng là một cây tre trăm đốt. Anh vung rìu định chặt thì lưỡi rìu vuột khỏi cán, bay xuống một cái hồ gần đó. Anh chưa biết mò thế nào thì có một ông già râu tóc bạc phơ từ dưới hồ ngoi lên, tay cầm một lưỡi rìu vàng và hỏi:
- Có phải con vừa đánh rơi lưỡi rìu vàng này không?
- Không nhưng cụ cho con mượn phát, con đang vội
Ông già chau m*y:
- Con rất thành thật nhưng hấp tấp quá, hẵng gượm đã để ta hỏi tiếp...
- Đang vội mà
- Không nghe hỏi thì đừng hòng có rìu! - Ông già khó chịu
- Không cho mượn thì tôi về lấy rìu khác, cần gì - Anh Khoai cũng cáu cáu.
- Về mà lấy! - Ông già vùng vằng lặn mất.
Anh Khoai thản nhiên chạy về lấy cái rìu khác, thấy mọi người ở nhà đang rục rịch cỗ bàn, anh mừng lắm, cầm rìu chạy nhanh lên rừng thì than ôi: cây tre trăm đốt đã bị ai đốn mất, gốc vẫn còn trơ vết rìu và mấy sợi râu bạc.
Bất lực và mít ướt, anh ngồi chéo chân khóc tu tu. Một ông già râu tóc bạc phơ, mặt lương thiện xuất hiện hỏi làm sao anh khóc, anh bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện. Ông già mỉm cười rồi rên lên ba tiếng, thình lình một cây tre trăm đốt từ dưới hồ chui lên và gắn thẳng vào gốc như cũ. Dưới hồ còn vọng lên tiếng hằn học: "Anh em thế đấy!"
Rồi ông già biến mất, anh Khoai nhìn thấy cây tre mừng quá định đem rìu ra chặt thì bỗng vang lên một tiếng:
- Hay lắm! Ta đến đây!
Một tráng sĩ khổng lồ mình mặc giáp sắt, đầu đội nón sắt, cưỡi con ngựa sắt phi đến, quơ tay nhổ cả gốc cây tre trăm đốt rồi phóng đi, tất cả diễn ra chỉ trong nháy mắt.
Chẳng ai có cơ hội hay có gan đòi lại cái gì từ một người đô con như thế...

(Còn nữa)

Thanked by 3 Members:

#140 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 13/08/2014 - 00:38

Lực Chuyển 5: Năng Lượng và Khoáng Sản
Alan Phan

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


8/8/2014
(Bài 6 trong loạt bài Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới ). Link:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trước Thế Chiến 2 cho đến ngay hiện tại, dầu khí là năng lượng tối cần để vận hành cỗ máy kinh tế. Trước khi trao trả độc lập cho khối vương quốc Á Rập, đế chế Anh đã gần như vẽ lại bản đồ của mọi quốc gia trong vùng để bảo đảm sự cung cấp vững bền về dầu khí cho mình, qua những chánh quyền “dễ bảo”. Sau khi đế chế Anh bị suy tàn, tư bản Mỹ thay thế và tiếp tục chính sách ngoại giao tại nhiều vùng dựa trên “lợi ích dầu khí” cho đế chế mới của mình.
Ngay sau dầu khí, nhiều loại khoáng sản là thô liệu không thể thay thế trong quy trình sản xuất. Âu châu đã thiết lập thuộc địa tại khắp thế giới (châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh) để khai thác quặng mỏ, nguyên liệu…đem về cho mẫu quốc.
Mang cùng tham vọng xây dựng một đế chế cạnh tranh, Nga dùng tài nguyên thiên nhiên sẵn có của xứ sở để thiết lập khối Cộng Sản, tạo nên một đối đầu gay gắt với quyền lợi tư bản Mỹ, trong cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 44 năm.
Có thể nói trong thời cận đại, lịch sử nhân loại và định mệnh nhiều quốc gia đã bị “nắn bóp” trực tiếp bởi dầu khí và khoáng sản.

Câu chuyện năng lượng

Cũng vào đầu thời kỳ này, kinh tế của các quốc gia Tây Phương đã phát triển mạnh mẽ nhờ giá nguyên liệu rẻ mạt. Cho đến năm 1972, khi OPEC (các quốc gia xuất khẩu dầu) tiến hành liên minh, tạo nên cartel dầu khí, gây áp lực và khủng hoảng cho những quốc gia đã phát triển. Cú shock của OPEC lại thay đổi địa chính trị thế giới, buộc Mỹ phải buông những tiền đồn chống Cộng tại Đông Dương, Cuba, châu Phi …để dồn nỗ lực kiểm soát lò lửa ở Trung Đông và Nam Mỹ.

Mặc cho những cố gắng, mặc cho chiến thắng trong “cuộc chiến tranh lạnh” với Cộng Sản, đế chế Mỹ lao đao với chuyện nhập khẩu dầu khí và những đe doạ thường trực từ mọi bất ổn tại các quốc gia OPEC. Tuy nhiên, giải pháp đã hé lộ.

Công nghệ mới từ việc khai thác dầu khí qua địa phiến shale đến những nguồn năng lượng sạch như mặt trời (solar), điện gió (wind), pin (battery), nước biển (ocean water and waves), nguyên tử (nuclear)…tiến triển vượt bực. Hiện nay, lượng tiêu thụ năng lượng nhiều nhất vẫn là nhu cầu vận chuyển, từ phi cơ tàu bè đến ô tô xe tải.

Hai công nghệ đang cố gắng thay đổi cốt lõi của nhu cầu này. Thứ nhất, hãng Tesla phối hợp cùng Panasonic đã bắt đầu xây dựng một siêu nhà máy (gigafactory) với số vốn đầu tư gần 9 tỷ đô la có công suất 50 gigawatt Gwh và tham vọng cung cấp đủ battery cho khoảng 800,000 ô tô điện trên toàn cầu. (Xem bài về Gigafactory của Tesla trên GNA) Thứ hai, Toyota hứa hẹn sẽ tung ra thị trường chiếc FCV chạy bằng hydrogen fuel cell vào 2015 với giá khoảng $90,000. Với số lượng tiêu thụ gia tăng, Toyota hy vọng sẽ hạ giá bán còn phân nửa trong 5 năm tới. Daimler, Honda, GM, Nissan… đều đã lên kế hoạch sản xuất xe và bus bằng hydrogen để cạnh tranh với Toyota.

Một công nghệ khác là ô tô hoàn toàn sản xuất bằng composite materials do BMW vừa tung ra. Nếu các công nghệ mới này thành công thì lượng tiêu thụ dầu khí còn giảm rất nhiều tạo nên một hướng đi khác cho nền kinh tế tài chánh toàn cầu.

Theo sự tiên đoán của International Energy Agency (IEA), Mỹ sẽ là quốc gia có số lượng dầu khí lớn nhất thế giới vào 2017 và có khả năng xuất khẩu qua châu Âu để gỡ rối dùm đồng minh đang chịu gộng kềm ép giá và bóp chẹt tiêu thụ từ Nga. Biểu hiện rõ ràng nhất là giá dầu thế giới đã không hề tăng khi ISIS (phiến quân Sunni ở Iraq) chiếm đóng vài ba nhà máy lọc dầu lớn của Iraq hay khi Israel và Hamas gây chiến ở Gaza.

Khi vũ khí dầu khí đã bị Mỹ vô hiệu hóa thì kinh tế cũng như chính trị toàn cầu sẽ mang nhiều thay đổi sâu rộng. Chỉ trong vòng 5 năm sắp đến, vị trí chiến lược của Trung Đông hay sức mạnh tài nguyên của Nga sẽ không phải là vấn đề “sống chết” của tư bản và kinh tế Mỹ. Nguồn lực của Mỹ, mềm hay cứng, sẽ đổ vào những lĩnh vực quan trọng hơn để cạnh tranh trong nền kinh tế mới: kiến thức, công nghệ, dịch vụ, bản quyền, giải trí, tài chánh, an sinh, quân sự. Nơi đây, bộ não của nhân viên được ưu đãi hơn cơ bắp.

Khoảng cách trong xã hội Mỹ không còn là chuyện giàu nghèo mà là khoảng cách trí tuệ giữa hai thành phần công dân. Nhân rộng lên, khoảng cách giữa một quốc gia thịnh vượng và một nghèo hèn là mức dộ dân trí, văn hóa và văn minh.

Nguồn khoáng sản

Thực trạng chính về nguồn khoáng sản là sự đa dạng của cả ngàn loại thô liệu, từ đá phiến đất sét hay kim loại (sắt vàng bạc…) đến những khoáng sản hiếm quý…Cho nên công nghệ dù có tiến bộ nhanh đến đâu cũng khó thể bắt kịp nhu cầu tiêu thụ của kỹ nghệ và người tiêu dùng. Một ước tính của Hội Đồng Khoáng Sản Úc là mỗi người chúng ta đã sử dụng khoảng 600 tấn khoáng sản trong 50 năm sinh hoạt.
Do đó, dù giá khoáng sản có lên xuống theo cung cầu và đầu cơ, khuynh hướng chung vẫn là gia tăng trong vài ba thập kỷ đến; không như giá dầu khí.

Tuy nhiên, nguồn cung cấp khoáng sản đang đối diện với hai vấn nạn: một, những quặng mỏ, khu trữ.. của khoáng sản đã bị khai thác quá nhanh quá nhiều; bây giờ muốn khai thác thêm, phải đào xới sâu rộng hơn, ngay cả trong lòng đại dương. Chi phí sẽ leo thang cao ngất. Hai, càng khai thác sâu rộng thì môi trường càng bị ô nhiễm và với giá bán hiện nay, chi phí làm sạch cũng như điều trị bệnh tật do ô nhiễm gây ra, về lâu dài, có thể cao hơn giá bán thu về.

Do đó, nhiều quốc gia khôn ngoan (Mỹ. Trung Quốc, Úc…) đã đầu tư khai thác khoáng sản ở các nước kém phát triển, lợi dụng lòng tham ngắn hạn của các chính phủ bị nhóm lợi ích chi phối, trong khi dự trữ quốc gia của họ vẫn nằm yên trong lòng đất, đợi ngày nhu cầu khẩn cấp bắt buộc.

Cách mạng của chất liệu mới

Trong khi đó, các nhà sáng chế đang bù đầu theo đuổi những chất liệu có thể thay thế một số khoáng sản này. Đứng đầu là ACM (advanced composite materials) có thể bao gồm từ high-fiber resin đang dùng trong công nghệ không gian và quân sự; cho đến các tiếp liệu y tế, vật dụng thể thao, Một khuynh hướng đang phát triển mạnh là high carbon fiber và electrospun nanofibrous; đôi khi phối hợp với bio materials (chất sinh học).

Tất cả vật liệu sáng tạo trên đều có đặc tính là bền bỉ (không rỉ sét), nhiều cường lực (lực đẩy và nén rất cao); trọng lượng nhẹ(quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng); và dễ uốn nắn (ứng dụng cho nhiều thiết bị như TV với màn hình uốn cong)…

Rào cản lớn nhất là giá hiện nay của các ACM hay carbon nano khá cao…khoảng $2 đến $30 mỗi kg; trong khi nhôm (aluminum) chỉ hơn $2 mỗi ký. Tuy nhiên, với số lượng sản xuất càng nhiều, gia thành sẽ hạ và nhiều ứng dụng trong công nghệ sẽ sử dụng ACM tràn khắp trên mọi mặt bằng giá cả.

Hàng hiệu và chất lượng với lợi nhuận cao đã bắt đầu sử dụng ACM đại trà. Những sản phẩm wearable (mang trong người) của Apple kể cả smart watch (đồng hồ thông minh) hay Iphone đã dùng một tỷ lệ khá cao các fiber composite trong suốt.

Đầu năm nay, BMW cho xuất xưởng 40,000 mẫu xe i3 là chiếc ô tô đầu tiên hoàn toàn làm bằng carbon-fiber thay vì nhôm hay thép. Trọng lượng chiếc xe chỉ bằng ½ cân nặng của ô tô làm bằng nhôm và thép nên xe có thể đạt 60 mpg (miles per gallon xăng) trong thành phố. Đây là vật liệu bền bỉ và rắn chắc dùng cho các thân máy bay phản lực hay phi thuyền không gian.

Ngoài ra, tiềm năng lớn nhất cho ACM là ứng dụng trong vật liệu (nanotubes) để sản xuất các linh kiện từ 3D printing. Nhu cầu khủng cho mọi phụ tùng của người tiêu dùng từ nội thất bếp núc đến trang thiết bị tại hãng xưởng và văn phòng là một danh từ người Mỹ mô tả như mind-bogging (nổ tung đầu óc). Một ước tính giá trị tài chánh cho kỹ nghệ vật liệu làm thành ACM có thể lên đến 10 ngàn tỷ đô la trong 20 năm tới.

&&&&&

Tóm lại, lực chuyển về năng lượng và khoáng sản sẽ thay đổi kinh tế tài chánh toàn cầu trong 5 lĩnh vực sau:

- Địa chính trị: Bản đồ thế giới sẽ sắp xếp lại về thứ tự quan trọng theo khu vực đem lại lợi thế kinh tế cho số đông người giàu. Những quốc gia không còn tài nguyên thiên nhiên cần thiết (hay không có) sẽ đứng ngoài lề cuộc chơi; trừ khi đóng góp được vào khả năng sáng tạo nhờ trí tuệ.

- Giá và quy trình sản xuất công nghiệp: Với giá năng lượng rẻ dần và số lượng robots gia tăng mạnh, nhân công rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh cho những quốc gia mới nổi lấy xuất khẩu làm nguồn thu nhập chính. Trừ khi chịu làm bãi rác cho các công nghệ ô nhiễm, những quốc gia này phải có những đóng góp đặc thù về hiệu năng nhân viên hay cơ chế bền vững hay thị trường hấp dẫn.

- Khoáng sản hiếm và đắt đỏ hơn: Nhiều vùng tại châu Phi đang bị Trung Quốc thuộc địa hóa để khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên mẫu quốc đang cần. Tuy nhiên, khi giá lên quá cao, Âu Mỹ sẽ nhẩy vào tranh dành và sẽ tạo một chiến tranh thương mại gây cấn tại đây và nhiều vùng tương tự khác tại Nga hay châu Á.

- Tiềm năng lớn của kỹ nghệ vật liệu nhân tạo mới: Giá thành ACM sẽ giảm theo số lượng sản xuất và nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ đến từ địa bàn hoạt động này. Cơ hội tràn khắp cho những nền kinh tế biết lợi dụng thời điểm và đầu tư những chất xám cần thiết.

- Khoảng cách trí tuệ sẽ định đoạt sự giàu nghèo: Một nền kinh tế trí thức cần sự lãnh đạo thông minh có tầm nhìn dài hạn và ý chí phát triển một hệ thống giáo dục thông tin cởi mở, tự lập và sáng tạo. Giáo điều và cơ chế phong kiến sẽ tiếp tục đẩy nhiều quốc gia xuống cấp bực nghèo hèn không lối thoát.

Một tin vui là dù bơi trong vũng lầy xã hội của tư duy mục nát, các bạn “trẻ” vẫn có thể tạo cho doanh nghiệp hay cá nhân mình một hướng đi thích hợp với kỹ năng, đam mê và mục tiêu. Sự liên thông của kinh tế vùng và toàn cầu cho phép chúng ta vượt qua những rào cản tưởng là bất khả thi, nhưng hoàn toàn có thể gỡ bỏ theo ý chí và kiên nhẫn. Hãy suy nghĩ sáng tạo, ngoài cái hộp (out of the box) và giải pháp luôn luôn tồn tại theo tấm gương của những người đi trước.

Chỉ cần nói “KHÔNG” với lười biếng, xu thời và ỷ lại. Đứng thẳng trên đôi chân của mình.
Alan Phan

Thanked by 3 Members:

#141 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 13/08/2014 - 17:41

Thế hệ kế tiếp và cuộc canh tân tư duy
Lê Ngọc Sơn thực hiệnNgười Đô Thị
11:19' AM - Thứ tư, 13/08/2014

Làm sao xây dựng được thế hệ kế tiếp, kể cả thế hệ lãnh đạo lẫn thế hệ trẻ, những người có chí lớn, đưa con thuyền dân tộc vượt qua những thác ghềnh trước mặt. Người Đô Thị đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Cao Huy Thuần về những suy tư, trăn trở của ông về vấn đề này…

GS Cao Huy Thuần: "Khi những điều kiện của dân chủ chưa có mà anh cứ tập trung quá SỨC thì nguyên tắc sẽ thành ách tắc"

Tái cấu trúc tư duy

Chúng ta từng thắng kẻ thù với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Nhưng thời bình, phải chăng chúng ta ứng biến với đổi thay của thời vận quá chậm, làm tuột đi những cơ vận của đất nước, thưa giáo sư?

Tôi chỉ xin trả lời về vấn đề phương châm. Chủ tịch H-C-M, trước khi đi Pháp năm 1946 để thương thuyết, đã để câu ấy lại cho cụ Huỳnh Thúc Kháng như một phương thức để ứng biến với tình thế đầy nguy nan lúc ấy. Câu ấy tuyệt hay. Nhưng hay hay không cũng còn tuỳ thuộc người áp dụng. Vào tay người lãnh đạo giỏi, câu ấy thiên biến vạn hoá, mở được cả trăm cánh cửa. Vào tay người tồi, có khi là tai hoạ. Trước hết, thế nào là “bất biến”? Đâu phải ai cũng định nghĩa như nhau! Ở Liên Xô ngày trước, chính vì khư khư giữ một số thứ được cho là “bất biến” mà cuối cùng tiêu ma. Thứ hai, dưới danh nghĩa “bất biến”, người lãnh đạo tồi cứ tha hồ “vạn biến”, mà mục đích thầm kín không có gì khác hơn là ôm chặt lợi ích riêng của mình.

Có một phương châm tương tự, rất quan trọng trong triết lý đạo Phật: “Tuỳ duyên bất biến”. Người áp dụng giỏi sẽ mềm mại, uyển chuyển ứng phó với mỗi tình thế khác nhau nhưng không bao giờ thay đổi bản sắc của mình, thử lửa bao nhiêu vàng ròng bấy nhiêu. Vào tay người áp dụng tồi, vạn sự cứ lấy chiêu bài “tuỳ duyên” mà làm, gió chiều nào theo chiều ấy mà giọng điệu vẫn trơn như mỡ: ta đây bất biến nhưng phải tuỳ duyên! Cũng vậy, nguyên tắc “tập trung dân chủ” hay quá đi chứ. Nhưng tuỳ anh nhấn mạnh vế nào, vế trước hay vế sau thì dân sẽ biết thế nào là khổ thế nào là sướng. Chắc anh đã đọc Rosa Luxemburg: khi những điều kiện dân chủ chưa có mà anh cứ tập trung quá sức thì nguyên tắc sẽ thành ách tắc!

Trở về lại câu hỏi của anh, tôi nghĩ nên trả lại phương châm đó về cho lịch sử, lịch sử rất thơm của những người lãnh đạo tài ba. Hồi đó, lãnh đạo và nhân dân cùng nhất trí chung vói nhau về cái gì là “bất biến”: đó là độc lập của Việt Nam, là thống nhất Nam Trung Bắc. Bây giờ, nếu nhân dân và lãnh đạo nhất trí được với nhau như thế về cái gì là “bất biến”, cái gì là không bất biến nữa thì khi đó Việt Nam sẽ mở được trăm cánh cửa để “ứng biến” với thời đại. Chắc các bạn trẻ đều nghĩ rằng cái bất biến ấy là dân chủ.

Tư duy phát triển của chúng ta một thời dựa vào “rừng vàng, biển bạc”, tận thu khai thác thiên nhiên; và chúng ta đã phải trả giá! Trong tư duy mới, trí tuệ và kiến thức phải được ưu tiên hàng đầu. Và để làm được điều đó phải tôn trọng tự do tư duy?

Bán đất, bán rừng, bán biển, bán khoáng sản... ấy là làm cu li cho thế giới. Ấy là đi dép lốp trong khi thiên hạ đi hia bảy dặm. Trong cạnh tranh dữ dội trên thế giới hiện nay, bất cứ một món hàng gì, từ nhỏ đến lớn, từ cái điện thoại cầm tay đến xe hơi, máy bay, nhà máy, không có óc sáng tạo để thay đổi mãi hoài sản phẩm của mình, thị trường sẽ nhanh chóng biến kẻ đi chậm thành thuộc địa của nước đi nhanh. Ngày nay đâu cần dùng đến Tôn Sĩ Nghị để chiếm Lạng Sơn. Hàng hoá, phim ảnh, viện Khổng Tử đủ làm tằm xơi trọn lá dâu. Thức giả trong nước đã báo động thường xuyên về một nền giáo dục phản sáng tạo. Nhưng làm sao thúc đẩy sáng tạo được khi không gian trí thức thiếu mặt trời và mùa xuân?

Vị trí con người như thế nào trong cuộc thay đổi tư duy đó, thưa giáo sư?

Cả về thực tế lẫn khái niệm, không thể tách biệt cá nhân và xã hội. Không có người nào sinh ra mà không chịu ảnh hưởng của văn hoá chung quanh, mỗi người vừa có riêng phần mình vì bẩm sinh vừa có chung với mọi người về gia tài xã hội. Cho rằng xã hội có trước hay cho rằng cá nhân có trước đều đưa đến những chủ thuyết quá khích, khó chấp nhận. Cho nên mỗi con người đều vừa khác với tất cả mọi người vừa giống với một số người và giống với tất cả mọi người.
Dũng cảm ở bên trong, đó là thứ tự do tuyệt đối không thế lực nào đụng tới được
Là một thành phần của nhân loại, ai cũng giống ai trên một vấn đề căn bản: ai cũng muốn hạnh phúc, ai cũng muốn tự do. Hạnh phúc như thế nào, tự do như thế nào, điều này phải suy nghĩ trong bối cảnh văn hoá, xã hội mà tôi sống, tức là nước Việt Nam. Nhưng, như là một cá nhân không giống ai, như là một người Huế, như là một người Việt Nam, tôi còn được hưởng tinh hoa của văn minh nhân loại, văn minh ấy mở cái đầu của tôi ra, như đã mở và tiếp tục mở mọi cái đầu trên thế giới, để gieo vào trong đó một hạt mầm tư tưởng làm con người khác con vật: đó là tư tưởng về quyền của tôi, quyền của con người.

Trong tương quan giữa tôi và xã hội, tôi có bổn phận góp phần làm cho xã hội giàu mạnh, bởi vì xã hội giàu mạnh thì chính tôi cũng giàu mạnh, nhưng tôi không phải là khí cụ của xã hội, phương tiện của xã hội, bởi vì xã hội nào cũng phải tổ chức, và khi tổ chức thì có bộ máy điều khiển. Trên cụ thể, tương quan giữa cá nhân và xã hội lúc đó trở thành tương quan giữa cá nhân và bộ máy điều khiển, và tôi không thể là con ốc của một bộ máy. Là người, tôi có những quyền tự nhiên của con người, và quyền đó, một xã hội văn minh không những phải tuyên bố rõ ràng mà còn phải tạo những điều kiện cụ thể để thực hiện. Cứu cánh của phát triển là hạnh phúc, tự do của con người, không phải là tự do của bộ máy.

Câu chuyện giáo dục

Để bất cứ một sự đổi mới nào thành công thì trí tuệ cần được đặt lên hàng đầu. Giáo dục phải ý thức được tầm quan trọng đó. Giáo sư nghĩ sao?

Anh nói thế là đã trả lời rồi, tôi chỉ làm cái việc minh hoạ. Hồi tôi học lớp đệ tứ, tương đương với lớp chín ngày nay, tôi phải làm một bài luận trong lớp để bình giảng câu viết của Pascal mà ai cũng biết: “Con người là một cây sậy nhưng là cây sậy có tư tưởng”. Vì sao là cây sậy? Vì con người quá sức yếu đuối trước thiên nhiên. Pascal nói: Chả cần thiên nhiên trang bị khí giới gì để chà nát con người: một làn hơi, một giọt nước cũng đủ giết nó. Nhưng khi vũ trụ chà nát nó như thế, con người vẫn cứ vĩ đại hơn vũ trụ vì nó biết nó chết, còn vũ trụ giết nó thì ù ù cạc cạc có biết gì đâu. Con người vĩ đại vì nó biết nó yếu đuối. Cái cây không biết thế. Hòn đá không biết thế. Chính tư tưởng làm cho con người vĩ đại. Phẩm giá của con người nằm nơi tư tưởng. Chính từ đó mà ta đứng lên.

Tôi minh hoạ thêm một câu viết cũng quá danh tiếng của Kant. Khi được hỏi: Khai sáng là gì?, ông trả lời: “Là con người thoát ra khỏi tình trạng vị thành niên”. Nhờ đâu? Nhờ có lý tính mà đã là người thì ai cũng có. Khai sáng là rọi ánh sáng vào chỗ tăm tối để lý tính sáng rõ ra, và lý tính ấy, cụ thể mà nói, chính là sự phán đoán. Ông cổ vũ con người bằng hai chữ latinh, hai chữ ấy đã thành châm ngôn của Khai sáng: Sapere aude - Hãy can đảm! Hãy dõng mãnh vượt qua hai cái tệ hại căn bản làm tăm tối lý tính của con người: tính lười biếng và tính hèn hạ. Vì ta lười biếng không chịu suy nghĩ với cái đầu của ta nên những người cai quản ta tự trao cho họ quyền suy nghĩ thế cho ta để đặt ta dưới sự thống trị của họ. Ở địa vị bị trị, ta lại sợ hãi hoặc hèn hạ không chịu suy nghĩ, khiến khả năng suy nghĩ thui chột dần dần thành ra không suy nghĩ được nữa, và do đó, những người cai quản ta hả hê nói rằng họ có bổn phận phải dẫn dắt các vị thành niên. Sapere aude! Các bạn trẻ hãy ra lệnh như thế cho chính mình và cho các nhà làm giáo dục hiện nay.

Theo giáo sư, để đổi mới giáo dục thành công, yếu tố quan trọng nhất là gì?

Ai đọc Tam quốc chí thì biết chuyện ông Quan Vân Trường thua trận, bị chặt thủ cấp. Nhưng ông thiêng lắm, cứ hiển linh đòi lại cái đầu. Trí thức của ta chắc cũng thiêng như thế, vì tôi cứ nghe các vị mà tôi kính phục thường xuyên đòi lại cái đầu tập thể. Không phải chỉ cái đầu của họ mà thôi đâu: cái đầu tập thể của các em học sinh, sinh viên, từ cấp tiểu học đến cấp đại học. Học nhồi, học nhét, học thuộc lòng, học vẹt, học đá gà, học giáo điều, học kinh điển... ấy chẳng phải là chặt cái đầu suy luận, mục tiêu tối hậu của giáo dục đó sao? Mà suy luận là gì? Là biết phân biệt giả với thật, đúng với sai, cái biết ý thức hệ với cái biết khoa học.

Nếu giáo dục là truyền đạt kiến thức, thì đó phải là kiến thức thật, có kiểm chứng. Nếu giáo dục là đào tạo con người, thì con người ấy không lấy nói dối làm luật sống. Nếu giáo dục là trả lại cái đầu suy luận, thì hãy dạy cho các em biết rằng hoài nghi là bước đầu của khoa học. Nói thật, nghĩ thật, sống thật: tinh thần của một nền giáo dục văn minh là như vậy.

Canh tân tư duy, theo ông, thế hệ trẻ cần ý thức thế nào về điều này?

Điều tôi vừa nói ở trên cũng là để trả lời câu hỏi này của anh. Tôi muốn nói với cái đầu bình minh và trái tim mùa xuân của tuổi trẻ: hãy học phán đoán! Phán đoán không phải là cái gì cũng chỉ trích; phán đoán là chỉ nhận là thật cái gì mình đã kiểm nhận, suy xét. Chắc anh biết Jean Jaurès, danh nhân Pháp. Trong một bài diễn văn nổi tiếng dành cho tuổi trẻ trước những căng thẳng thế giới do cạnh tranh đế quốc và tư bản chủ nghĩa gây ra, ông gởi gắm một lời nhắn nhủ tha thiết: “Sống vì người khác, nhưng sống với chính mình, đó là hai luật sống của chúng ta”. Sống vì người khác, tất nhiên, vì đó là lý tưởng của tuổi trẻ. Nhưng sống với chính mình là thế nào? Trước những khó khăn, nguy biến ở bên ngoài, và trước những chán chường, mệt mỏi tâm lý ở bên trong mỗi người, ông nhắc nhở: “Tôi chỉ có một lời khuyên các bạn thôi, một lời khuyên duy nhất: hãy luôn luôn gìn giữ tự do thầm kín trong tâm khảm của các bạn, tự do sống và giữ trọn vẹn nhân cách, tự do sống và giữ trọn vẹn đặc thù của riêng mình, và phát triển ở trong lòng các bạn một đời sống thật sự riêng tư, một đời sống nội tâm và sâu đậm”.

Trước những thế lực kinh tế, chính trị khủng khiếp đang đe doạ xã hội và áp đảo tinh thần của con người, ông kỳ vọng ở một tuổi trẻ biết xây một thành trì để chống lại áp đảo, một thành trì vững chắc ở bên trong, trong ý thức và trong trái tim, để con người đừng trở thành nô lệ. Ông kêu gọi: “Các bạn phải học nói “tôi”, không phải vì bạo gan thiếu suy nghĩ, không phải vì vô kỷ luật hay kiêu ngạo, mà với tất cả dũng cảm ở bên trong của các bạn”. Đó là thứ tự do tuyệt đối, không thế lực nào động tới được. Đánh mất tự do đó thì con người không còn là người, thì tóc các bạn đang xanh trở thành bạc trắng. Jaurès kết luận bài diễn văn bằng một hình ảnh rất đẹp: Khi các bạn đã xây dựng được cho mình một sức mạnh tinh thần vững chắc như vậy ở bên trong thì dù các thế lực bên ngoài có đe doạ đến đâu đi nữa, “các bạn vẫn làm toát ra, trong rừng già của nhân loại, hơi mát muôn đời của suối khe”.

Xin các bạn cho tôi được tắm trong tiếng nước róc rách ấy!
Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 13/08/2014 - 17:42


Thanked by 3 Members:

#142 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 15/08/2014 - 01:30

ĐƯỜNG XE LỬA ĐÔNG DƯƠNG

Sau khi con đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho hình thành, có lẽ do bận rộn nhiều việc cần hơn như: thiết lập bộ máy cai trị ở Nam và Bắc kỳ, đối phó với các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần vương, thương thảo với nhà Thanh…) mà trong suốt thập niên 1880 và nửa thập niên 1890, thực dân Pháp không chú trọng đến việc mở mang đường sắt. Phải chờ đến khi có sự xuất hiện của một tên thực dân giàu bản lãnh, có tầm nhìn xa rộng, vùng Đông Dương mới trải qua nhiều biến đổi sâu sắc. Nhân vật đó là Paul Doumer, một trong những viên Toàn quyền nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử chế độ thuộc địa Pháp tại Đông Dương.

Xuất thân là một người tự học, bằng sự thông minh, tháo vát, Doumer vào nghề báo rồi leo lên ghế đại biểu Quốc Hội Pháp, Bộ trưởng Tài chánh trong chính phủ Bourgeois. Ông ta đến Sài Gòn nhận chức vụ Toàn quyền Đông Dương vào ngày 13.2.1897 và chỉ sau một tháng, đã nắm vững tình hình của thuộc địa này. Ngày 22.3.1897, từ Hà Nội, Doumer gửi về chính quốc báo cáo nêu rõ một chương trình hành động nhằm mang lại sự sinh động cho bộ máy cai trị của Pháp tại Đông Dương. Ông ta bãi bỏ chức Kinh lược Bắc kỳ của triều đình Huế, đặt miền này dưới sự chỉ huy thống nhất của một viên chức cao cấp Pháp làThống sứ Bắc kỳ (Résident supérieur du Tonkin); thiết lập một Hội đồng tối cao Đông Dương (Conseil supérieur de l’Indochine), các sở Khoa học, Địa lý, Địa chất, Khí tượng, trường Viễn Đông Bác cổ, Viện Pasteur…Theo những gì Paul Doumer kể lại trong tập hồi ký L’Indochine française (souvenirs) (Đông Pháp – những hồi ức), xuất bản tại Paris năm 1905, vào những năm cuối thế kỷ 19, cả vùng Nam kỳ có chưa đến 2 triệu dân, phân bố trong những vùng đồng bằng thấp, dọc theo sông ngòi hay kênh đào. Chỉ cần đi khỏi Sài Gòn độ 30 km về phía Đông-Bắc là đã bắt gặp những vùng đất chưa ai khai phá, giang sơn riêng của hùm beo, rắn rết. Thành phố Biên Hòa là ranh giới cuối cùng của đời sống cộng đồng. Một trong những điều Doumer quan tâm nhất là 5 thực thể chính trị của Đông Dương lúc bấy giờ là Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ, Cambodge, Lào sống riêng rẽ với nhau, không có một sự kết nối nào về mặt kinh tế. Đã thế, mỗi khi thiên tai xảy ra, mức tổn thất về nhân mạng rất lớn. Tháng 11 năm 1897, một trận bão khủng khiếp tàn phá các tỉnh phía Bắc Trung kỳ, đặc biệt ở Quảng Bình và Quảng Trị, thuyền bè nhỏ không đi biển được, gạo thóc không thể chở bằng đường rừng, đặt triều đình Huế và thực dân Pháp trước một bài toán nan giải. Paul Doumer đã kể lại tình thế lúc đó như sau:” Vào lúc ấy, tôi đến thăm những vùng bị tàn phá, ở đó, nạn đói mặc sức hoành hành. Cái chết hiện diện khắp nơi. Đàn ông, đàn bà ngã gục trên nền đất hoặc tựa vào thân cây, kiệt sức và chết. Chính việc chứng kiến sự suy vi của một dân tộc, ở đó tôi cảm thấy bất lực, đã tạo cho tôi quyết tâm thiết lập những đường giao thông sẽ ngăn chặn sự tái diễn của những điều đáng sợ tương tự…”
(Tập san Hội Cổ học Ấn-Hoa – BSEI –1936 – trang 157).

Những điều mắt thấy tai nghe củng cố thêm trong tâm trí Doumer nhu cầu về sự hình thành một Liên minh Đông Dương (Union Indochinoise) với sự hiện diện của những con đường giao thông huyết mạch. Từ đó, ông ta vạch ra kế hoạch thiết lập một con đường xe lửa xuyên Đông Dưong, kéo dài đến vùng Hoa Nam, Trung Quốc. Tháng 12.1897, Hội đồng tối cao Đông Dương chấp thuận kế hoạch này với những công trình mở đầu như sau :
- Một đường xe lửa nối liền Hải Phòng với Hà Nội, ngược lên châu thổ sông Hồng để đến vùng Vân Nam (TQ); và một đường xe lửa dài khởi hành từ Sài Gòn, hướng về Trung kỳ, đi qua Qui Nhơn, Tourane (nay là Đà Nẵng) và Huế, từ đó sẽ nối liền với đoạn Hà Nội đi đến biên giới Quảng Tây. Con đường thứ hai chính là đường xe lửa xuyên Đông Dương, dự án giao thông lớn nhất thời Pháp thuộc.
Sang năm 1898, Paul Doumer có được một thuận lợi, đó là việc chính quốc ban hành sắc lệnh ngày 31.7.1898 thừa nhận một Đông Dương thuộc Pháp hợp nhất về mặt kinh tế. Tuy nhiên, với một dự án tầm cỡ như vậy, kinh phí trở thành một trong những vấn nạn lớn của các nhà hoạch định, nhất là trong tình hình tài chánh đang rất khiếm hụt lúc bấy giờ. Để giải quyết việc này, trước tiên Doumer tóm thâu quyền hành thu thuế từ triều đình Huế (ở miền Trung và miền Bắc) vào tay chính quyền thực dân, bãi bỏ chế độ thầu thuế về các mặt hàng quan trọng như á phiện, muối, rượu… Trong một thời gian ngắn, tình hình tài chánh ở Đông Dương được cải thiện rõ rệt, song cũng còn quá khiêm tốn so với nhu cầu thiết lập đường xe lửa Đông Dương. Cuối cùng Doumer cũng phải chọn con đường vay nợ chính quốc. Ngày 25.12.1898, Quốc hội Pháp thông qua một đạo luật cho Đông Dương vay 200 triệu franc nhằm thực hiện bước đầu kế hoạch đã được Hội đồng tối cao Đông Dương thông qua gồm ba đoạn đường sắt chính:
- Đoạn Hà Nội đi Nam Định và Vinh có tính sinh lợi tức khắc.
- Đoạn Sài Gòn đi Nha Trang.
- Đoạn Tourane đi Huế và Quảng Trị.

Thâm ý của Doumer trong kế hoạch trên còn thể hiện ở chỗ ông ta thực hiện ưu tiên hai đoạn đường sắt ngoài cùng nhằm đặt những viên Toàn quyền kế nhiệm trong tình huống phải tiếp tục việc xây dựng những đoạn đường sắt bên trong để nối liền chúng với nhau. Riêng đoạn Tourane đi Quảng Trị, theo nhận định của nhiều người, có một lợi ích quan trọng. Nó tạo điều kiện mở những lối ra biển Đông qua một vùng dân cư khá đông đúc. Với 200 triệu franc vừa vay, thực dân Pháp thực hiện ngay những công trình đường sắt đầu tiên, song Paul Doumer vẫn không có cơ hội được trực tiếp nhìn thấy thành quả bước đầu của sáng kiến do ông ta nghĩ ra. Ông ta rời Đông Dương về Pháp từ ngày 14.10.1902 thì mãi đến năm 1905, đoạn đường sắt Hà Nội – Vinh mới được đưa vào hoạt động. Năm 1908 đến phiên đoạn Tourane – Huế – Đông Hà phát huy tác dụng. Riêng đoạn Sài Gòn – Nha Trang, dài hơn, đi qua những vùng có địa hình phức tạp hơn, mặt khác, thực dân Pháp cũng không thực hiện trong tinh thần khẩn trương nên mãi đến năm 1913 mới được đưa vào sử dụng.

Những tác động thuận lợi về mặt kinh tế khi có sự xuất hiện của các đoạn đường sắt này khiến cho thực dân Pháp ở cả chính quốc lẫn Đông Dương cảm thấy phấn khởi. Nhờ đó, ngày 26.12.1912, một đạo luật của Quốc hội Pháp cho phép Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut được vay tiếp một ngân khoản 90 triệu franc để thực hiện đoạn đường sắt Vinh – Đông Hà, nối liền đoạn phía Bắc với đoạn giữa của đường xe lửa Đông Dương. Công việc vừa mới bắt đầu thì Thế chiến thứ nhất bùng nổ (1914), mọi nỗ lực đều hướng vào việc cứu nước Pháp thoát ra khỏi một sự thảm bại nhục nhã, đường xe lửa Đông Dương trở thành chuyện xa vời, phải tạm ngưng thi công.

Thế chiến thứ nhất kết thúc năm 1918, cũng là lúc mà tiền bạc không còn, Toàn quyền Đông Dương Maurice Long tranh thủ được một khoản vay 6 triệu đồng (piastre), với sự chấp thuận của Quốc hội Pháp qua đạo luật ngày 20.6.1921, để tiếp tục việc thi công đoạn đường sắt Vinh-Đông Hà. Đoạn đường sắt này mãi đến năm 1927 mới được đưa vào hoạt động. Như vậy, đến thời điểm trên, đường xe lửa Đông Dương đã có hai đoạn dài, đó là đoạn Hà Nội – Tourane ở phía Bắc và đoạn Sài Gòn- Nha Trang ở phía Nam. Đoạn cuối cùng phải hoàn tất là đoạn Nha Trang – Tourane dài 532 km. Sau những tranh cãi dằng dai trong nghị viện Pháp, mãi đến tháng 11.1931, đoạn đường này mới được khởi công.

Ngày 2.10.1936, lễ khánh thành đường xe lửa Đông Dương diễn ra tại Sài Gòn dưới sự chủ tọa của Toàn Quyền Đông Dương René Robin, kết thúc một quãng thời gian dài 34 năm (1902-1936) kể từ ngày Toàn quyền Paul Doumer chứng kiến những nhát xẻng đầu tiên. Đến thời điểm này, Doumer đã trở thành người thiên cổ. Sau khi trở về Pháp, ông ta thăng tiến như diều gặp gió, nhiều lần giữ chức vụ Bộ trưởng Tài chánh, rồi Chủ tịch Thượng nghị viện (1927) và cuối cùng lên đến nấc thang tột bậc là Tổng thống Pháp (1931), nhưng không lâu sau đó, ông ta bị ám sát chết.
*
Đường xe lửa Đông Dương đạt được những thành quả nhất định, nhất là về mặt kinh tế. Các số liệu thống kê đã nói lên điều này : trong những năm 1875-1884, bình quân mỗi năm có 360.000 tấn gạo được xuất khẩu qua cảng Sài Gòn; đến những năm 1925-1934, con số này đã lên tới 1.325.000 tấn bình quân/năm, riêng năm 1935 là 1.718.000 tấn. Lượng bắp xuất tại cảng Sài Gòn cũng tăng từ 10.000 tấn vào năm 1920 lên 49.000 tấn vào năm 1925 và 306.000 tấn vào năm 1935. Con đường xe lửa Đông Dương như một xương sống khổng lồ giúp họ khai thác và phân phối tài nguyên một cách hữu hiệu nhất. Không có con số thống kê nào nêu rõ, nhưng các nhà phân tích tin rằng họ đã sử dụng nhiều tài nguyên vơ vét được ở Đông Dương để bù đắp những khiếm hụt ở chính quốc do hậu quả của Thế chiến thứ nhất mang lại. Tiện ích do người dân thuộc địa hưởng được không thể nói là không có, nhưng chỉ trong một mức độ thật hạn hẹp. Bằng chứng là vào năm 1945, trong lúc nạn đói giết chết hàng triệu cư dân miền Bắc thì ở trong Nam, lúa gạo vẫn thừa thải, đường xe lửa Đông Dương không cứu sống được ai, nó chỉ làm đậm thêm nỗi căm hờn của một dân tộc thuộc địa trước sự nhẫn tâm của đế quốc Pháp mà thôi….

Lê Nguyễn – 14.8.2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Paul Doumer, nguyên Toàn quyền Đông Dương, người chủ xướng việc xây dựng đường xe lửa Đông Dương (Ảnh chụp năm 1905, khi đang làm Chủ tịch Hạ viện Pháp)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vua Bảo Đại và Toàn quyền Đông Dương René Robin trong ngày khánh thành đường xe lửa Đông Dương (1936)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đoàn xe lửa Đông Dương năm 1936

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xe lửa chạy trên cầu Bình Lợi, Gia Định

Thanked by 2 Members:

#143 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 21/08/2014 - 05:19

NGOẠI CẢM (1)

Chúng sinh nhận thức chính mình (Ngã) và ngoại cảnh (Pháp) thông qua lục "căn": nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Các nhận thức ấy tạo nên "ngũ uẩn" (hay ngũ "ấm"): sắc, thọ, tưởng, hành, thức, ngoài ra không còn gì khác. Mọi hoạt động "sống" của chúng sinh thực chất là hoạt động của 5 uẩn (ấm) này. Nên cái thân (sống) của con người cũng gọi là thân ngũ ấm. Cùng một "nghiệp" thì có cùng một nhận thức giống nhau. Song tất cả đều không ra ngoài "thức", đều do "thức" biến ra.

"Biến" như thế nào?

Sáu "căn" nói trên khi "duyên" với ngoại cảnh, sinh ra 6 "thức" lần lượt là: nhãn thức, nhĩ thức... cho đến ý thức. Đánh số từ 1 đến 6. Sáu "thức" này không liên tục mà luôn bị gián đoạn. Năm "thức" trước có thể ngừng hoạt động lẻ tẻ hoặc toàn bộ thì con người ta vẫn trong trạng thái "sống", vẫn còn nhận ra cái "ta" (ngã), vì ý thức vẫn hoạt động. Song ý thức có 3 trạng thái cũng bị ngừng hoàn toàn. Đó là:
1- Khi ngủ say không nằm mơ
2- Khi bị ngất (chết giấc)
3- Khi vào vô tưởng định hay diệt tận định.
Vậy tại sao khi ra khỏi 3 trạng thái đó, ý thức lại được khôi phục mà không bị... chết luôn? Điều đó quyết là phải có 1 cái "thức" khác, ngoài 6 "thức" gián đoạn kể trên. Cái "thức" này phải không gián đoạn thì mới giúp con người ta "tỉnh" lại được. "Thức" đó là "Mạt na thức", thức thứ 7.
Song thức thứ 7 (mạt na thức) ấy dù nó không bị gián đoạn, thì nó căn cứ vào đâu mà trả lại đúng cái "ta" (ngã) cho con người mỗi khi ra khỏi 3 trạng thái nói trên?
Thế thì quyết phải có thêm 1 "thức" nữa cũng không gián đoạn, nó lưu giữ toàn bộ "thông tin" (chủng tử) về cái "ta" (ngã) đó để thức thứ 7 (mạt na) căn cứ (duyên) vào đó mà trả lại đúng cái "ta" (ngã) của con người mỗi khi ra khỏi 1 trong 3 trạng thái kể trên.
Nghĩa là quyết phải có 1 thức nữa ngoài 7 "thức" kể trên. Cái thức này không những không gián đoạn, mà nó lưu giữ thông tin (hay chủng tử) về cái "ta" (ngã) đó. Thức này là thức thứ 8: A Lại Da Thức (hay tàng thức).

Cũng có trường hợp (xác xuất vô cùng bé song đã từng xảy ra), thức thứ 7 (mạt na) nó "duyên" nhầm. Thế là một người sau 1 giấc ngủ say (hay sau 1 cú ngất...), khi tỉnh lại bỗng biến thành người khác mà hoàn toàn không nhận ra mình trước đó nữa.

Đã "thành lập" xong 8 "thức". Kì sau bàn tiếp về chuyện này.

NGOẠI CẢM (2)
(Tiếp theo)

Thức thứ 8 này tùy theo trạng thái “nhiễm” hay “tịnh” mà có nhiều tên gọi khác nhau. Ở phàm phu (còn nhiễm nặng) thì gọi là A Lại Da thức hay Dị thục thức, Tàng thức, Tâm… Toàn bộ những kiến thức, thông tin (chủng tử) mê lầm, nghiệp quả… dẫn đến sinh tử luân hồi hay giải thoát, giác ngộ… để ra khỏi luân hồi đều chứa cả ở đây. Thức A Lại Da (nếu có khái niệm “linh hồn”, thì chính phải là nó đấy) là cái “đến” đầu tiên, quyết định sự “thụ thai” khi tinh trùng gặp trứng, tạo nên một sinh linh “mới” (sinh). Và cũng là cái “thoát ra” sau cùng khi chấm dứt một số mệnh (tử).

Thoát ra rồi (cái A Lại Da thức ấy), nó đi đâu?

Nó theo “nghiệp” đã tạo trong suốt cuộc đời mà “trôi lăn”. Có 2 lối “đi”: 1- Lục đạo và 2- Niết Bàn.

Nếu hoàn toàn còn “nhiễm ô” thì đi vào “lục đạo”, 1 trong 6 đường: Trời, A tu la, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục, thứ tự tùy theo sự “cân đối” giữa nghiệp thiện và nghiệp ác. Trong trường hợp được trở lại nghiệp “Người” thì cái “Người” mới (kiếp sau) ấy, tựa hồ như một con người hoàn toàn khác vì không thể biết được kiếp trước của mình (trừ người đã đắc đạo). Điều này do tính chất “Dị thục” (“nhân” một đằng, “quả” một nẻo…) của nó tạo nên.

Nếu một lúc nào đó trong cuộc đời con người mà có “duyên” gặp (chánh) đạo, được học tập, tu chứng… làm cho cái thức “A Lại Da” ấy nó “giác ngộ” được một phần hoặc toàn bộ (nghĩa là trừ sạch bớt hoặc không còn nhiễm ô) thì không còn phải sinh tử luân hồi nữa (vào Niết Bàn). Giác ngộ một phần (phần giác) là thế nào?

Ít nhất thì cũng phải “diệt” được “Ngã chấp”, nghĩa là “giác ngộ” rằng cái “Ta” đây là giả, là không thật có. Đây là quả vị của các bậc A La Hán hay Bồ Tát bát địa (“địa” thứ 8 (bất động địa) trên tổng số 10 “địa” của Bồ Tát)

“Diệt” nốt “Pháp chấp”, nghĩa là “giác ngộ” rằng không những cái “Ta” đây là giả, là không thật có, mà kể cả ngoại cảnh (chúng sinh, núi sông, đất liền, biển cả… cho đến tuốt tuột mọi thứ mà lục căn trên kia nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, cảm thấy hay sờ mó thấy, v,v… cũng đều là giả, đều không thật có, thì đạt tới quả vị “toàn giác”, nghĩa là thành Phật. Thức A Lại Da lúc này đã “thanh tịnh” hoàn toàn. Khi đó nó không còn tên A Lại Da nữa, mà gọi là “Bạch tịnh thức” hay “Vô cấu thức”. Đúng ra thì nó cũng không còn là “thức” nữa, mà đã chuyển thành “trí”, gọi là “Đại viên cảnh trí”.

Tóm lại dù là người, là súc sinh hay là ma quỷ, là trời, là tiên hay là phật… tất cả đều do nơi cái thức thứ 8 này nó quyết định cả.

Đại khái như thế chứ không dám đi sâu vì rắc rối lắm. Kì sau mới nói đến cái sự “biến” của 8 thức.

NGOẠI CẢM (3)
(tiếp theo)

Giờ đến cái sự “biến” của thức, gọi là “thức năng biến”. Đến đây là bắt đầu tới chỗ khó “nhằn” nhất, khó chấp nhận nhất của Duy thức tông. Đến nỗi nó suýt bị thất truyền ở TQ, may mà người Nhật Bản mang về nước của họ để về sau, các vị Tổ ở TQ phải sang học lại. Ngay ở nước ta, ngay thời bây giờ, có thầy đã tu tới phẩm thượng tọa, có bằng tiến sĩ Phật học, lại còn đăng đàn giảng về Duy thức. Vậy mà chính vị thầy này cũng không chấp nhận rằng (cái gọi là) vật chất mà khoa học đã hiểu rất kĩ tới tận hạt siêu cơ bản ấy, lại là do… “thức” nó biến hiện ra (thế mới lạ). Vậy nó “biến” như thế nào?

Có 3 cấp “năng biến”.

Cấp năng biến thứ nhất nằm ở thức thứ 8, thức A Lại Da. Thức này vĩ đại vô bờ bến, nó trùm cả trời đất, vũ trụ, trùm cả sum la vạn tượng. Không ai “thấy” được nó, trừ Phật và các vị Bồ Tát từ “thập địa” trở lên. Nó chứa toàn bộ các thông tin (“chủng tử”) tạo thành cái “ta” (Ngã), tạo thành chúng sinh và vạn vật (Pháp)... Nó không phải là “không”, cũng không phải là “có”, tựa như những “sóng” vô tuyến đang dày đặc (mà hoàn toàn vô hình) xung quanh chúng ta vậy.

Các “chủng tử” chứa trong thức A Lại Da không ngừng biến đổi, không ngừng sinh, diệt trong từng sát-na. Kinh nói: “tập khí lưu hành như nước dốc” là mô tả về việc này. Nhẽ ra thì không có chuyện gì xảy ra nếu không có cái việc gọi là “duyên khởi”. Khởi lên một “đối tượng” để cái thức ấy nó phân biệt, thế là “trùng trùng duyên khởi”, cái “thức” ấy lập tức “chia” ra 2 phần, một phần là “năng” và một phần là “sở”. “Năng” là khả năng phân biệt, còn “sở” là đối tượng phân biệt của nó. “Năng” được gọi là “kiến phần”, và “sở” được gọi là “tướng phần”. Có “kiến phần” (phần thấy), và “tướng phần” (phần bị thấy), thế giới vật chất (bao gồm cả Ngã và Pháp) của A Lại Da thức thế là đã được hình thành.

Người phàm chúng ta có thấy được cái “thế giới” ấy của A Lại Da thức không? Không thể thấy được cho dù có dùng kính hiển vi phóng đại cả tỉ tỉ… lần.

Vậy cái “thế giới” mà cả 6 “căn” của chúng ta đang chứng kiến, đang nghe thấy, ngửi thấy, đang sờ mó, đang cắn, xé, nhai, nuốt… đây thì là cái gì?

Là do 7 thức trước nó “dựa” vào cái “thế giới” của A Lại Da thức mà “biến” lại. Cụ thể:

Cấp năng biến thứ 2 nằm ở thức thứ 7 (Mạt na). Thức Mạt na không có khả năng “duyên” trực tiếp các “chủng tử” trong thức A Lại Da, mà nó chỉ “nương” vào cái “thế giới” (“tướng phần”) do thức A Lại Da đã biến ra, dùng đó làm “mẫu” rồi “biến” lại. Xong xuôi, nó liền dùng “kiến phần” của nó để “duyên”. Lẽ ra biến “chơi” cho vui thì không sao, đằng này thức Mạt na kia sau khi làm cái việc “tam sao thất bản” (biến lại) ấy, nó lại “chấp” rằng cái nó thấy kia là hoàn toàn có thật. Thế là sinh ra cái sự “chấp” có thật Ngã và thật Pháp.

Chẳng khác gì một nhà điêu khắc, tự tay mình nặn ra pho tượng, rồi lại tự mình ngắm nghía, ngắm nghía mãi đến nỗi mê mẩn, rồi quên béng mất là nó chính từ trong tay mình làm ra...

Cái sự “chấp” ấy của thức Mạt na càng được “củng cố” vững chắc hơn ở cấp năng biến thứ 3 là 6 thức còn lại (nhãn thức, nhĩ thức… cho đến ý thức).

Những “thức” này cũng làm cái việc “tam sao thất bản” tương tự, nghĩa là cũng “nương” vào “tướng phần” của thức A Lại Da rồi biến lại, sau đó tự dùng “kiến phần” của mình để “duyên”.

Ví dụ quả núi trước mặt mà ta đang thấy ấy, không phải đúng quả núi do thức A Lại Da biến ra, mà do nhãn thức của ta “nương” vào cái bản chất của “quả núi” trong “tướng phần” của thức A Lại Da rồi “biến” lại. Ta nhìn thấy quả núi, cây cỏ… dường như đứng yên, chứ thực ra trong từng tế bào, từng phân tử, nguyên tử… cấu tạo nên nó đang chuyển động không ngừng.

Khoa học đã biết về cái sự chuyển động không ngừng (sóng) của các hạt vi mô, song khoa học không hiểu tại sao nó lại chuyển động? cái gì cung cấp năng lượng cho những chuyển động ấy?

Chỉ có chấp nhận rằng tất cả vật chất đều do “thức” A Lại Da nó “biến” ra, mà bản thân cái “thức” ấy thì như trên đã nói, nó không ngừng sinh diệt trong từng sát-na thì mới giải thích được những “chuyển động” hay cái hiện tượng “sóng” ấy của vật chất mà thôi.

Tóm lại thế giới, chúng sinh… và cả cái thân ta nữa, đều do “thức” nó “biến hiện” ra, và bởi mê lầm, mà ta “chấp” tất cả là thật có. Có 2 trường hợp “biến”, đó là “cộng biến” và “riêng biến”. “Riêng biến” ví dụ như tim gan phèo phổi của ta thì mình cái “thức” của ta nó “biến” là được rồi. Còn những núi sông, biển cả, mặt trời, mặt trăng… kia thì phải “cộng biến” mới ra được. Đó là những thứ được hình thành do “thức” của tất cả những chúng sinh có “nghiệp” đã đang và sẽ sinh ra ở vũ trụ (cõi Ta Bà) này cộng lại “chung biến”.

Việc ấy nghe như hoang đường, khó chấp nhận quá. Song dù bạn có tin hay không tin, thì 8 cái “thức” của bạn nó vẫn không ngừng “biến hiện” ra mọi cảnh vật cho bạn thưởng thức, mọi cảm giác cho bạn tận hưởng… và bạn không bao giờ biết được điều đó.

Hỏi: Vậy nếu tôi tin rằng mọi thứ là do “thức” nó biến ra, thì tôi có thể “ra lệnh” cho cái thức A Lại Da của tôi nó biến ra một vật gì đó (quả chuối chẳng hạn) được không?

Trả lời: Hoàn toàn được, đó là việc đơn giản đối với những người đã đắc đạo. Còn với bạn thì chưa làm được vì bạn chỉ “tin” không thì chưa đủ, bởi cái sự “tin” ấy nó mới nằm ở thức thứ 6 (ý thức), trong khi sự cái “chấp” thật Ngã và thật Pháp kia nó nằm ở thức thứ 7 (Mạt na) kia. Ít nhất thì cũng phải phá được Ngã chấp. Khi đó bạn còn làm được nhiều việc khác siêu việt hơn nhiều.

Cái sự “biến” của thức nôm na thế mà kì diệu vô cùng. Kì sau mới thực là “bàn” đến cái gọi là “ngoại cảm”.

NGOẠI CẢM (4)
(tiếp theo)

Đến đây thì câu chuyện Quản Lộ thời Tam Quốc vẽ con rồng lên tường rồi thọc tay vào bụng mà lôi quả tim ròng ròng máu tươi ra dâng lên Tào Tháo thiết nghĩ không phải chuyện do La Quán Trung bịa ra, càng không phải ảo thuật. Sức mạnh và sự nhiệm màu của Thức tâm là điều không thể nghi ngờ. Người phàm chúng ta vì mê lầm, vọng tưởng tích tụ từ vô thỉ, lại càng ngày càng “chấp” nặng vào cái Ta (ngã)… của mình nên không nhận ra đó thôi.

Thức và sự “năng biến” như giới thiệu ở trên là nói riêng cho cái “nghiệp” của con Người, là 8 thức của con người nói riêng. Còn các loài chúng sinh hữu tình khác thì sao? Nó cũng có các “thức” và những sự “biến hiện” riêng theo “nghiệp” của nó. Có tổng cộng 12 loài chúng sinh hữu tình thì cũng có 12 cách nhìn khác nhau về thế giới. Bạn đừng nghĩ rằng khi bạn nhìn thấy một bông hoa hồng, thì con gà, con chó… trong sân nhà bạn nó cũng thấy y như bạn. Nó thấy khác bạn rất xa, khác không phải do cấu tạo của con mắt, của “dây thần kinh thị giác”… mà khác bởi do cái “nghiệp” của nó phải như vậy. Những sự nghe, ngửi, nếm, hay xúc chạm… của các loài cũng khác với loài người tương tự như vậy.

Thức thứ 8 (A Lại Da) còn một cái tên nữa là Như Lai tạng. Ai thích dùng cái từ cửa miệng, sáo rỗng là “Phật tính” thì cũng chính là nó đấy. Sở dĩ Đức Phật gọi nó là Như Lai tạng bởi về bản thể, nó luôn luôn có khả năng nhận biết (gọi là tính giác) mọi sự mọi vật một cách đúng như thật, vô cùng tận. Và bởi nó trùm khắp vũ trụ sum la vạn tượng nên cùng một lúc, nó có thể nhận biết (giác) được tất cả mọi việc xảy ra trong vũ trụ này. Oái oăm thay, khi “chui” vào bụng người mẹ để thụ thai, mang cái “nghiệp” người, thì thức A Lại Da ấy lập tức “chia” cái tính “giác” kì diệu, vĩ đại của mình ra thành những sự “thấy”; “nghe”; “ngửi”; “nếm”… Thế là cái phần “thấy” thì gán cho con mắt, phần “nghe” gán cho lỗ tai, phần "ngửi" gán cho lỗ mũi, v,v… Thức thứ 7 (Mạt na) bắt đầu sinh ra để “chấp” lấy cái Ta, tiếp đến thức thứ 6 (ý thức) và 5 thức trước cũng lần lượt xuất hiện. Từ đây, cái “thấy” bị “cột” vào đôi mắt, không ra khỏi đôi mắt; cái “nghe” bị “cột” vào lỗ tai, không ra khỏi lỗ tai, v,v…

Vậy là từ 1 “tính giác” vĩ đại vô bờ bến, khi mang “nghiệp” con người vào thì chỉ còn là những sự thấy, nghe, ngửi, nếm… hết sức nhỏ bé và hạn chế. Nghĩa là cái thức A Lại Da ấy, nó “chui” vào cái “túi da” là cái thân “tứ đại” của phàm phu chúng ta chẳng khác nào con quỷ to lớn hóa ra làn khói chui tọt vào trong một chiếc lọ vậy.

Vậy ai “bắt” nó phải “khổ” như thế? Xin thưa là cái “nghiệp” nó dẫn, mà “nghiệp” này thì do luật Nhân Quả nó chi phối nên không thể khác được. Muốn khỏi bị như thế thì phải “tu”, phải “chứng” để “giác ngộ” thì mới “thoát” được.

Tóm lại là cùng mang cái “nghiệp” là người, thì hoạt động của các “thức” bao gồm cả sự “năng biến” và “năng cảm” là giống nhau, có sai khác cũng chỉ chút đỉnh mà thôi. Hoàn toàn không có chuyện anh này nhìn ra là con bò, mà anh kia thì nhìn ra… con dê được.

Nghĩa là tồn tại một giới hạn nhất định cho những sự “cảm nhận”, thấy, nghe, v.v… của thức tùy theo “nghiệp” mà nó mang. Cụ thể đang nói đây là “nghiệp” Người, thì cái sự “cảm nhận” ấy của loài người về “cõi giới” của mình là giống nhau và nằm trong một “phạm vi” nhất định.

Cái “phạm vi” ấy là như thế nào?

Cõi (Dục giới) mà chúng ta đang sống đây gọi là “ngũ thú tạp cư địa”, nghĩa là gồm có 5 “loài” cùng “tạp cư”. Năm “loài” gồm: 1- Trời (lục dục thiên); 2- Người; 3- Súc sinh; 4- Ngạ quỷ; 5- Địa ngục. Trong đó cái “thức” của “nghiệp” người quy định chỉ “cảm nhận” được 2 loài là người và súc sinh. Ngoài ra thì không cảm nhận được.

Vậy nếu cái sự “cảm nhận” ấy của một người nào đó, có lúc nó vượt quá phạm vi của “nghiệp” người (nghĩa là có thể cảm nhận thêm một số loài khác ví dụ trời hoặc ngạ quỷ…) thì sao? Liệu có xảy ra trường hợp như thế hay không?

Nếu vượt quá phạm vi của “nghiệp” như thế, thì phần vượt ra khỏi ấy chính là “Ngoại cảm”. Và trường hợp đó có thể xảy ra. Sơ bộ, có thể kể ra các trường hợp sau:

1- Do kết quả của sự tu chứng:

a- Những vị tu hành đạt được địa vị từ sơ quả (tu đà hoàn), nhị quả (tư đà hàm)… trở lên thì có thể có được “thiên nhĩ ”, “thiên nhãn”… Đặc biệt, những người đạt quả vị từ A La Hán trở lên mà không nhập diệt, thì tuy vẫn mang thân người, song thực tế các ngài không bị cái giới hạn của “nghiệp” người kia nó ràng buộc nữa. Cảnh giới ấy gọi là “hữu dư Niết Bàn”, siêu việt mọi nhận thức, người phàm không thể biết được.

b- Những người tuy chưa đắc được quả vị nào, song do tu định mà nhập vào được từ sơ thiền trở đi thì cũng có thể có “thiên nhãn”, “thiên nhĩ”… có thể “thấy” được, thậm chí có thể “dạo chơi” khắp 6 cõi trời Dục giới, hoặc có thể “thấy” được các cõi tương đương ở cõi trời Sắc giới. Tuy nhiên, các khả năng đó chỉ có được lúc ở trong định, còn khi xuất định thì lại trở về với khả năng bình thường. Muốn duy trì những khả năng đó kể cả trong lúc xuất định, thì phải đạt tới cảnh giới gọi là “đà la ni” mới được.

2- Do có sự “can thiệp” của một “thế lực” siêu nhiên nào đó:

a- Thế lực “siêu nhiên” ở đây muốn nói là các loại “Ma”. Có thể là thiên ma hoặc địa ma… Ma, thực ra cũng là những chúng sinh hoặc do tu hành, hoặc do phước báo mà có thể “đắc” được một trong những “quả vị” tương đương ở trên, song bị lạc sang đường tà đạo, từ đó họ tìm cách “xâm nhập” vào cõi người, dùng năng lực (đạo hạnh) của mình “nhiếp” vào thức thứ 6 (ý thức) của một người nào đó để điều khiển hành vi của họ, biến người đó thành đồ chúng hay quyến thuộc… để phục vụ cho những mục đích riêng của mình.

Người bị Ma “nhiếp” hoặc chính người đó trở thành Ma có 2 trường hợp:

- Người tu thiền định đạt tới 1 cảnh giới nào đó song không vượt qua được các “ma sự” xảy ra trong quá trình tu hành (thường gọi là tẩu hỏa nhập ma).

- Người hoàn toàn bình thường, không tu hành, song có một “nhân duyên” đặc biệt đối với 1 chúng Ma nào đó.

b- Có người cho rằng đây là việc làm của chư vị Bồ Tát vì lòng từ bi của mình, muốn giảm bớt nỗi đau của thân nhân những người mất tích trong chiến tranh nên đã tìm những người có đủ căn duyên để “nhiếp tâm” cho họ, tạo cho họ có những năng lực “ngoại cảm” nhất định, đồng thời giao cho họ cái “sứ mạng” đó. Điều này xem ra không mấy thuyết phục bởi nó trái với giáo lý nhà Phật. Theo đó con người ta muốn giác ngộ, muốn “mở rộng” cái thức nhận biết của mình thì dứt khoát phải tự mình tu chứng theo chánh đạo. Dù thương xót mấy thì chư vị Phật, Bồ Tát cũng không bao giờ làm thay.

3- Do một “sự cố” đặc biệt, làm tác động trực tiếp đến thức A Lại Da:

“Sự cố” này thông thường là 1 cái “chết” lâm sàng hoặc 1 “tai nạn” hy hữu nào đó. Người gặp trường hợp đó có thể rơi vào trạng thái tương đương với “diệt tận định”, còn cao hơn cả “vô tưởng định”. Khi đó chỉ còn thức A Lại Da, 7 thức trước hoàn toàn diệt hết. Đây thực chất cũng là một “nhân duyên” đặc biệt vô cùng hiếm. Người đó gặp được cơ hội lớn để trừ được một phần Ngã chấp và Pháp chấp nơi thức thứ 7 (Mạt na) khi tỉnh lại. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức về Phật pháp và đặc biệt không biết đến chánh đạo để mà tinh tấn tu hành, thì những cái “chấp” đó, dần dần nó sẽ “huân tập” trở lại và chẳng bao lâu sẽ giảm dần rồi mất hẳn những “ngoại cảm” đó. (hết 4 phần)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Con người khi bắt đầu là 1 bào thai, thì cái "bản giác" mênh mông, cùng khắp (gọi là "biển giác") ấy đã bị che mờ, thu nhỏ lại bằng cách chia ra cho 6 "căn" là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Vậy thứ tự nhận biết (các trần) của 6 "căn" ấy là như thế nào?

Đầu tiên là tính nghe (nhĩ căn) nhận biết âm thanh trước. Tiếp đến tính thấy (nhãn căn) nhận biết màu sắc, hình thể..., Tiếp theo là tính ngửi (tỷ căn) nhận biết mùi (hương), rồi đến cảm nhận về sự tiếp xúc (thân căn), tiếp theo là cảm nhận về vị (thiệt căn), cuối cùng mới đến ý thức chấp vào mọi sự tồn tại là thật có (pháp).

Nếu nói theo đúng thứ tự thành lập của 6 "trần" như trên thì phải là: Thanh, Sắc, Hương, Xúc, Vị, Pháp, tương đương với: Nhĩ, Nhãn, Tỷ, Thân, Thiệt, Ý. Tuy nhiên, các bản dịch kinh hiện nay đều bắt đầu từ 6 "căn" theo thứ tự là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý nên tương đương với nó là thứ tự của 6 "trần": Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.

Bản dịch kinh Bát Nhã hiện nay cũng theo đúng thứ tự đó. Điều ấy tưởng chừng không quan trọng, song nó ảnh hưởng đến việc ngộ nhập chân lý "Tánh Không" của người học đạo đấy.

Cũng như lý 12 nhân duyên: Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc.., cho đến Lão, tử, không thể thay đổi thứ tự đó được bởi trong 12 "hành" đó, xuôi hay ngược, chỉ cần "diệt" vô minh, là cả 12 "hành" đều "diệt".

Trở lại chuyện lục căn, lục trần. Nên nhớ cái "động" sinh ra "vật chất" (sắc), mà có "động" thì mới có "tiếng" (thanh)... Chưa có gì "động" thì "sắc" chưa thành lập, lấy gì cho nhãn căn phân biệt, v.v... Nghĩa là bắt đầu vì cái sự "động" ấy, mà 6 "trần" mới lần lượt hiện ra, vọng tưởng liền được thành lập. Vì thế chỉ cần "diệt" cái "động" thì tất cả vọng tưởng liền "diệt".

"Động" tương tự như "vô minh" vậy.

Thứ tự "Thanh" - "Sắc", hay ngược lại, "Sắc - "Thanh" rất quan trọng. Không biết trong nguyên bản bằng tiếng Phạn hoặc tiếng Pali thì cái thứ tự ấy nó thế nào. Các bản kinh Phật hiện nay hầu hết đều dịch lại từ bản tiếng Hán của các ngài Cưu Ma La Thập và ngài Huyền Trang...

Triết học cổ đại Trung Hoa coi nhãn căn (cái nhìn) là khởi đầu của mọi nhận thức ("đối cảnh sinh tâm"), cho nên "nhãn" (căn) phải đặt trước tất cả, cũng có nghĩa là "Sắc" phải đặt đầu tiên, "Sắc" (vật) sinh ra âm thanh ("Thanh"), nên có thứ tự "Sắc - "Thanh"...

Vậy, phải chăng cái thứ tự "Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp" trong các bản dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán ngày trước là do ảnh hưởng bởi quan điểm ấy của triết học Trung Hoa?

Trong khi Đức Phật thuyết ngược lại. "Thanh" có trước "Sắc". "Thanh" sinh ra "Sắc". Không có "Thanh" thì không có "Sắc", v.v... "Thanh" là cái khởi đầu của mọi vọng tưởng, do "duyên khởi" (động) mà sinh ra vậy.

Nếu "Sắc" (vật) có trước, "Sắc" sinh ra "Thanh" thì mọi nhận thức của chúng sinh là thật có, quyết không phải là vọng tưởng. Nhưng chúng sinh rõ ràng là vọng tưởng, nên mới bị "nghiệp" nó dẫn dắt đi. Vậy thì "Sắc" quyết không thể sinh ra "Thanh" được.

Xin dẫn 1 đoạn kinh Lăng Nghiêm để chứng minh cho ý trên: "Vậy nên trong thế giới, nhân ĐỘNG có TIẾNG, nhân tiếng có SẮC, nhân sắc có HƯƠNG, nhân hương có XÚC, nhân xúc có VỊ, nhân vị biết PHÁP, sáu vọng tưởng càn loạn thành ra nghiệp tính...".

Vì thế cho nên, mặc dù (cũng như 12 nhân duyên), trong số 6 căn, 6 trần, 12 xứ, 18 giới..., bắt đầu từ chỗ nào cũng có thể chứng nhập tính viên thông cả. Nhưng bắt đầu từ "nhĩ căn" (tính nghe) như cách tu của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát mà ngài Văn Thù đã tuyển chọn là phù hợp với tuyệt đại đa số chúng sinh hơn cả.

Vậy nên mới nói cái thứ tự đó là rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến việc ngộ nhập Tánh Không của người học đạo.
Phạm Lưu Vũ
Nguồn: Theo facebook tác giả

Thanked by 2 Members:

#144 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/08/2014 - 02:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trần Hậu Yên Thế 19/08/2014


Bài viết là phần nối tiếp những nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc trong không gian tưởng niệm với cách tiếp cận từ Mỹ thuật so sánh. Mặc dù chưa thể trả lời trọn vẹn những vấn đề như: Nghê đá chầu trước đền miếu có tự bao giờ? Nó có ý nghĩa gì về tâm linh, giữ vai trò gì trong không gian tưởng niệm? Nhưng chí ít, bài viết cũng đưa ra một cách nhìn tương đối hệ thống về hiện tượng con nghê trong không gian tưởng niệm.
Người Trung Quốc cho rằng toan nghê là một cách gọi khác của sư tử. Ở Việt Nam vấn đề lại khác, nhiều người đã không đồng tình khi dịch nghê là lion. Vì Nghê ở Việt Nam mang dáng dấp của loài chó. Trong một số tài liệu nước ngoài, nghê được dịch là fo dog – cách chuyển ngữ này tương đối sát nghĩa. Khi nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam từ những so sánh với Trung Hoa, chúng ta luôn bắt gặp những hiện tượng có nguồn gốc phương Bắc khi du nhập vào xứ ta đã có những thay đổi kỳ lạ. Hình tượng con nghê là như vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đôi nghê đá, thế kỷ 18, lăng Dinh Hương, Hiệp Hòa, Bắc Giang


Dẫn luận
Năm 1993, trong tham luận tại Hội thảo khoa học Bàn về nghiệp vụ nghiên cứu mỹ thuật do Viện Mỹ thuật tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Viện, NNC Thái Bá Vân có bài viết Sử học mỹ thuật như một hệ thống1. Trong bối cảnh học thuật đề cao thái quá tính dân tộc và thường cô lập các hiện tượng mỹ thuật Việt để nghiên cứu, bình luận, bài viết của ông mong muốn sự hội nhập với thế giới của ngành nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam.
Ý thức được yêu cầu khoa học đó, thao tác của người viết cũng sẽ đặt tính độc đáo (unique) của những hình tượng con nghê ở đền miếu trong những hệ thống để khảo cứu như:
- Các con vật trong không gian lăng tẩm đền miếu phương Đông.
Theo hướng nghiên cứu của ngành Mỹ thuật so sánh thì những hiện tượng mỹ thuật độc đáo luôn cần được kiểm chứng trong những mối quan hệ, đối chiếu liên văn hóa (Interculturality) của các tộc người, các quốc gia với nhau. Mỹ thuật so sánh thiên về nhận thức tính phổ quát của những hiện tượng được coi là độc đáo. Thuyết Liên văn hóa là một trong những hệ thống lý thuyết nền tảng của ngành Mỹ thuật so sánh2.

1. Nghê đá trong lăng tẩm, đền miếu Việt Nam
Con nghê đã trở nên rất đỗi thân quen trong đời sống tinh thần người Việt. Nguời ta gặp những con nghê hồ hởi trên các cổng làng, cổng xóm có khi cũng ở ngay trên cổng nhà, cổng chùa, trên lan can tay vịn các dinh thự, cung điện. Nghê cung kính đứng nơi đền miếu và lăng tẩm đã bao đời nay… Có loại nghê như những con chó cảnh, con sư tử nhỏ, lại có giống nghê như những con chó săn; trải qua nhiều thời kỳ, nghê cũng muôn hình vạn trạng. Bản thân chữ nghê trong tiếng Hán gồm bộ Cẩu (chó) và chữ Nhi (trẻ con) hợp thành.Thế nên, sẽ là hơi sớm khi chúng ta cứ đinh ninh rằng con nghê là của người Việt 3.
Nghê là tên gọi một linh vật xuất phát từ Trung Hoa. Trong thuyết rồng sinh chín con, một trong chín đứa con đó một con là con nghê, gọi là toan nghê nhưng thường chỉ gọi vắn tắt là nghê. Trong nghệ thuật trang trí phong kiến Trung Quốc và Việt Nam có nhiều đồ án nghê như lưỡng nghê chầu nhật, lưỡng nghê tranh châu, nghê hí cầu…
Người Trung Quốc cho rằng toan nghê là một cách gọi khác của sư tử. Ở Việt Nam vấn đề lại khác, nhiều người đã không đồng tình khi dịch nghê là lion. Vì Nghê ở Việt Nam mang dáng dấp của loài chó. Trong một số tài liệu nước ngoài, nghê được dịch là fo dog – cách chuyển ngữ này tương đối sát nghĩa. Khi nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam từ những so sánh với Trung Hoa, chúng ta luôn bắt gặp những hình tượng có nguồn gốc phương Bắc khi du nhập vào xứ ta có những thay đổi rất kỳ lạ. Hình ảnh những con nghê là như vậy.
Nghê đá chầu trước đền miếu có tự bao giờ ? Nó có ý nghĩa gì về tâm linh, giữ vai trò gì trong không gian tưởng niệm? Đó là những câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện còn lưu giữ một con nghê gỗ phủ sơn ở đền thờ Lê Thánh Tông. Con nghê này cao 118,5cm tạo hình đẫy đà nhưng vẫn có hình dạng của một loài chó săn ức nở bụng thót.
Đền vua Đinh ( Trường Yên, Hoa Lư) có hai cặp nghê đá, một cặp trước nghi môn ngoại và một cặp nghê đá trước bái đường. Nhìn vào độ phong hóa của đá và đặc biệt là phong cách nghệ thuật, chúng tôi cho rằng hai cặp nghê đá này có niên đại không đồng nhất. Nhưng thần thái của hai con nghê đá này cũng không khác nhau là bao: trang nghiêm và trầm lắng, có phần buồn bã như câu ví buồn như chó nhà có tang. Miệng nghê há ra nhưng không phải để hăm dọa mà như đang há miệng gào lên những tiếng rên thống thiết! Cái bộ dạng buồn bã, u sầu của những con nghê đá ta từng thấy ở đền vua Đinh (Hoa Lư, Ninh Bình), còn thấy ở Đền Gióng, lăng Dinh Hương, lăng Quận Nghi, lăng họ Ngọ…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đôi nghê đá, thế kỷ 17 đền Vua Đình, Hoa Lư, Ninh Bình


Một đặc điểm chung nhất, dễ nhận thấy nhất là những con nghê này đầu thường to mà chi trước nhỏ, dáng vẻ co ro. Miệng dẫu có há nhưng cũng không phô diễn hàm răng sắc nhọn, mắt nhỏ vừa phải, không trợn, không lộ, ẩn dưới hốc mắt, gần với tạo hình của những con nghê thời Lý. Nghê đá đền vua Đinh, đền Gióng khác với những con nghê ở lăng Lê Thánh Tông, lăng họ Ngọ không chỉ ở tư thế mà cả dáng vóc: mình thon, bụng thót, lông mao thưa.
Ở Trung Hoa, người ta không thích đưa chó vào các lăng tẩm đền đài, vì chó không phải các loài thú cát tường4. Trong tiếng Hán, có hai chữ chỉ chó, một là cẩu, hai là khuyển. Đại bộ phận những thành ngữ có từ cẩu và từ khuyển hàm ý rất tệ. Sư tử là con vật thường thấy nhất, phổ biến nhất trong các lăng tẩm, đền đài kể từ thời Đường đến nay.

2. Sư tử nơi đền miếu, lăng tẩm Trung Hoa
Sư tử là một động vật có ảnh hưởng mãnh mẽ tới nhiều nền văn hóa nhất – với tư cách là biểu tượng của uy lực. Các nhà động vật học ( qua thực nghiệm) đã khẳng định về trọng lượng cơ thể, sức mạnh cơ bắp, khả năng tấn công đối phương, sư tử xếp sau hổ và voi. Nhưng với ý nghĩa là biểu tượng của uy lực và võ lực, sư tử đã thực sự gắn bó chặt chẽ với vương quyền và thần quyền của nhiều nền văn hóa, nhiều quốc gia. Hình tượng sư tử xuất hiện trong không gian thờ phụng của nhiều tôn giáo, trên quốc kỳ và quốc huy, được mô tả phổ biến trong văn học nghệ thuật từ cổ chí kim ở nhiều quốc gia hơn bất cứ động vật nào khác. Ngay từ thời kỳ Đồ đá sớm tại hang động ở Lascaux và Chauvet Caves (Pháp), sư tử xuất hiện trong nhiều nền mỹ thuật của thế giới, ngay cả ở những khu vực không thuộc địa bàn cư trú của nó như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.Cho dù giáo lý của Do Thái giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo không giống nhau, nhưng sư tử vẫn trở thành một biểu tượng không thể thiếu của các tôn giáo trên. Xét về thị giác, đặc biệt là các con sư tử đực, với bộ lông bờm dày, ức nở, răng sắc, móng nhọn, thân vàng óng, sư tử hơn hẳn voi và hổ. Theo các nhà sinh vật học, cho đến cuối thời kỳ đồ đá, khoảng 10.000 năm trước, sư tử là động vật có vú phổ biến nhất trên trái đất sau con người. Bị ảnh hưởng từ Trung Đông và Ấn Độ, Trung Hoa từ thời Tam Quốc về sau, ngày càng say mê sư tử, một loài vật dữ tợn nhất trong các loài vật; và sư tử là con vật phổ biến nhất ở đền miếu5.
Miếu Quan Vũ ở Hà Nam (TQ) có một kỷ lục về tượng sư tử. Ngay từ ngoài vào, hai bên tả hữu của nghi môn đã sừng sững đôi sư tử đá vô cùng cang cường, vóc dáng to lớn, khối căng, ức nở hông chắc, đặc biệt là dáng vẻ cực kỳ dữ tợn: mắt trợn miệng há. Đi qua nghi môn, du khách sẽ lại gặp hàng sư tử đá đứng chầu hai bên đường thần đạo. Sư tử đá ở đền thờ Quan Vũ có kích thước vốn đã to lớn lại được ngồi trên một chiếc bệ đá, tổng chiều cao gần gấp đôi đầu người . Xét về công năng, đôi nghê đá ở đền vua Đinh ngồi vuông góc với đường thần đạo ở tư thế chầu rất khác với đôi sư tử đá ở đền thờ Quan Vũ ngồi hướng ra phía trước có nhiệm vụ trấn yểm, thị uy.
Không chỉ ở Trung Quốc, tại Triều Tiên từ rất sớm đã xuất hiện hình tượng sư tử trong các lăng mộ. Tại ngôi mộ của danh tướng Kim Yushin (595-673) chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều tượng sư tử đá. Có một hiện tượng rất đáng chú ý là vẻ hung dữ của những con sư tử đá trấn yểm nơi đền miếu cũng lan sang chiếm giữ bên ngoài các dinh phủ cung điện. Cặp sư tử đá ở Thiên An Môn (Bắc Kinh) dường như không khác mấy những con sư tử đá ở đền thờ Võ Tặc Thiên (Tứ Xuyên).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh trái: Sư tử đá, đền Quan Vũ, Hà Nam, Trung Quốc

Ảnh Phải: Kỳ lân, Hán Chiêu liệt miếu, Tứ Xuyên, Trung Quốc



3. So sánh nghê đá với sư tử đá trong không gian tưởng niệm, những nhận định ban đầu
Nếu coi các không gian tưởng niệm là một cấu trúc, thì con nghê và sư tử nằm trong những cấu trúc vật chất và tinh thần rất khác nhau. Đại đa số các lăng tẩm, đền miếu thời trước của người Việt đều rất khiêm cung nhỏ nhắn, không có tường bao, những con thú đứng lẫn trong cỏ cây hoa lá. Những tượng sư tử đá như ở đền thờ Quan Vũ, đền thờ Võ Tặc Thiên to lớn, uy nghi, hòa hợp với không gian kiến trúc, với những dãy tường bao cao ngất. Xét về trạng thái biểu cảm, nghệ thuật của người Việt (thời phong kiến) ít tạo ra những nỗi sợ hãi, khiếp đảm như nghệ thuật Trung Hoa, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Lấy ví dụ như đền thờ vua Đinh ở Ninh Bình (VN) so với đền thờ Quan Vũ ở Hà Nam (TQ) thể hiện rất rõ truyền thống thẩm mỹ của hai dân tộc. Trong đền thờ Quan Vũ có những bức chạm thánh tích đồ kể lại công trạng của danh tướng này, không ít cảnh đầu rơi máu chảy. Ngược lại, ở đền vua Đinh có những hình ảnh khắc họa đời sống bình dị của người dân Trường Yên. Cảnh vợ chồng người tiều phu, người vợ ngước mắt nhìn chồng đang bấm bàn chân lần theo những mỏm đá mấp mô gánh củi xuống núi. Hay cảnh đôi vợ chồng thuyền chài buông lưới ngày giông gió làm ta nao lòng trước nỗi cực nhọc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bản vẽ bức chạm ở chân tảng, đền Vua Đinh, Hoa Lư, Ninh Bình


Xét về độ oai phong, nghê không thể sánh được sư tử. Cụ thể ở đây, thái độ biểu cảm của hai con vật cũng rất khác nhau. Tuy cùng đứng trước nghi môn, nhưng dáng vẻ nghê đá đền vua Đinh thấp nhỏ, hiền hòa dưới tán cây, nếu mải đi không để ý sẽ bỏ qua dáng vẻ co ro đã nhuốm màu rêu phong này. Cái dáng vẻ co ro được tạo ra có chủ định do người nghệ nhân đã bắt con nghê ngồi bấu trên một khối đá nhỏ6. Cũng có công năng trấn giữ ở cổng thành, cặp nghê đá lớn nhất của người Việt trong mỹ thuật thời phong kiến, đôi nghê ngồi trước Hiển nhân môn ở cố đô Huế tiếp tục cho thấy mỹ thuật Huế vấn tiếp nối những truyền thống thẩm mỹ từ các triều đại trước đó7. Người xưa cho rằng nghê là con vật biết phân biệt người ngay người gian, người thiện kẻ ác. Có lẽ là như thế, con nghê được khắc họa dáng vẻ trầm ngâm quan sát người qua lại. Ngay cả với nền mỹ thuật được coi là đậm chất Trung Hoa nhất trong các các giai đoạn mỹ thuật Việt thời trước, thì đôi nghê đá thời Nguyễn này cũng rất gần gũi, thân thiện.
Gần đây ở phía trước các công sở, dinh thự thường đặt đôi sư tử đá rất hung dữ như từng thấy ở Thiên An Môn, Bắc Kinh. Trào lưu này còn lan đến các đình chùa, miếu tự. Phải chăng những tiếng nói nhỏ nhẹ, trầm ấm của Mỹ thuật Việt đã không còn phù hợp? Phải chăng tâm thức người Việt đã thay đổi? Người Việt hiện nay phần đông không phân biệt được đâu là con nghê, đâu là con sư tử - có một phần do sách vở. Chẳng hạn Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ xuất bản năm 2002 giải thích nghê là “ Tên con vật tưởng tượng đầu giống sư tử, thân có vẩy, thường được tạc hình trên cột trụ hay trên nắp đỉnh đồng”. Những con sư tử Trung Hoa được cũng các xưởng đá giới thiệu là con nghê. Như đã nói ở trên, nghê vốn là chó được linh thiêng hóa. Nghê không có vẩy nhưng khoảng đến thế kỷ XVII nghê được thiêng hóa bằng cách toàn thân bao phủ lớp vẩy các. Nghê trong rất nhiều trường hợp đã thay thế kỳ lân đứng vào những vị trí tôn nghiêm ở đình miếu, lăng tẩm, đền đài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghê đá, thế kỷ 17, lăng Họ Ngọ, Hiệp Hòa, Bắc Giang



4. Sự hiện diện của các con thú trong các không gian tưởng niệm phương Đông
4.1 Trạng thái biểu cảm của các con thú nơi đền miều
Không chỉ là những người phương Tây, ngay với cả người Việt hôm nay cũng sẽ nhiều người thắc mắc sao lăng tẩm lại như vườn thú, nào voi, nào ngựa, hổ, tê giác đến những con vật huyền thoại như nghê, kỳ lân…Một truyền thống có thể xuất hiện sớm từ Trung Hoa, các con thú đóng vai trò trung tâm trong việc tạo dựng không gian tưởng niệm cho các đền miếu. Cho đến nay, những con thú ở lăng mộ của danh tướng Khoắc Khứ Bệnh8 thời Tây Hán được coi là những ví dụ sớm nhất của hiện tượng này. Bức tượng đá Ngựa đạp Hung Nô là bức tượng đẹp nhất trong số các bức tượng đá ở đây. Nhân vật chính ở đây là các con vật, hình tượng người chỉ đóng vai trò thứ yếu, chẳng hạn như người Hung Nô (tượng người duy nhất ở đây) được mô tả nằm ngã dưới chân ngựa. Một trong những cách giải thích bức tượng này là khi biết tin thân chủ của mình đột ngột qua đời, con ngựa lồng lên chạy dẫm đạp lên đám tù binh Hung Nô. Ngựa là con vật luôn gặp trong các đền miếu Trung Hoa.
Kỳ lân, một linh thú, cũng là một con vật thường thấy ở các lăng mộ từ miếu của người Hán. Tại Thành Đô, Tứ Xuyên, có một ngôi đền mang tên Hán chiêu liệt miếu. Đây là ngôi đền duy nhất ở Trung Quốc phối thờ vua và trung thần (Lưu Bị và Khổng Minh). Khổng Minh là một danh tướng thời Tam Quốc. Trong khuôn viên đền miếu hai bên đường thần đạo có cặp tượng kỳ lân, ngựa đứng chầu. Cặp kỳ lân đá đang biểu lộ một trạng thái kìm nén nỗi đau trước sự mất mát. Ở lăng mộ của Minh Thành Tổ tại Nam Kinh cũng có một đôi kỳ lân trong tư thế nghiến chặt hàm răng cố kìm nén tiếng khóc. Còn rất rất nhiều ví dụ ở Trung Hoa về tượng những con thú bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn với các bậc tiên đế công thần đã khuất.
Trong tiếng Hán, có nhiều từ để diễn tả trạng thái khóc than, khấp là từ diễn tả cách khóc thầm (như thơ Văn Cao: có khi nước mắt không thể chảy ra ngoài được). Nguyễn Du có câu thơ nổi tiếng Bất tri tam bách dư niên hậu - Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (câu đó thường được dịch là Không biết ba trăm năm sau con có ai là người khóc Tố Như). Dịch khấp là khóc tuy đúng nhưng không nói hết được cái hàm ý sâu sắc và sự thâm trầm của văn hóa Đông Phương. Ở Việt Nam, do chiến tranh loạn lạc nên các lăng miếu thời Lý Trần phần lớn bị hư hại, xâm phạm. Con hổ đá ở lăng Trần Thủ Độ (Hưng Hà, Thái Bình), một trong những kiệt tác điêu khắc đá quan trọng của lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Mặc dù tượng hổ bị hư hai nhiều phần mặt, nhưng nhìn kỹ vẫn thấy rất rõ người xưa đang mô tả con hổ đang nghiến chặt hàm răng, dáng vẻ buồn bã. Triều Lê cho xây dựng hệ thống lăng mộ vua chúa ở Lam Kinh, Thanh Hóa. Các con thú tuy không to lớn, ngôn ngữ điêu khắc đơn giản nhưng khá biểu cảm.
Sang đến thế kỷ XVII, sự bùng phát các lăng mộ của các tầng lớp quan lại phong kiến đã hình thành nên một phong trào điêu khắc đá trong các không gian tưởng niệm này. Có rất nhiều lăng mộ và sinh từ như: lăng Dinh Hương (Bắc Giang), lăng họ Ngọ (Bắc Giang), lăng Vũ Hồng Lượng (Hải Dương), lăng Quận Nghi (Thanh Hóa), Các con thú thường thấy là voi, ngựa, nghê, chó đá. Các con vật được mô tả trong một trạng thái kính cẩn, nghiêm trang và buồn bã.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghê đá, thế kỷ 17, đền Gióng, Gia Lâm, Hà Nội (chụp từ 3 phía)



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghê đá, thế kỷ 19, Hiển Nhơn môn, Đại Nội, Huế


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghê đá trong nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội


Triều Nguyễn để lại một di sản kỳ vĩ, hùng vĩ nhất trong lịch sử hệ thống lăng mộ các vị hoàng đế. Sự hiện diện của các tượng quan hầu đã từng thấy ở Vĩnh lăng (vua Lê Thái Tổ), Hựu lăng (Lê Thái Tông), Chiêu lăng (Lê Thánh Tông) thời Lê Sơ hay lăng Vũ Hồng Lượng thời Lê – Trịnh tiếp tục phát triển hoàn chỉnh ở Huế. Hệ thống tượng thú như voi, ngựa… đứng hai bên đường thần đạo vẫn tiếp tục được duy trì. Mảng đồ án trang trí trên các tượng thú được chạm khắc tinh vi hơn nhưng thần thái biểu cảm có phần khô cứng.
4.2. Ý niệm cho sự hiện diện của hệ thống con thú nơi đền miếu, lăng tẩm
Một vấn đề được nêu ra ở đây là tại sao lại cần đến sự biểu cảm của những con vật ở đây. Chúng ta thử so sánh một bức tranh đức Phật nhập niết bàn của một danh họa Nhật Bản với bức tranh đức chúa trên cây thánh giá phương Tây. Cùng xuất hiện trên tranh là hoạt cảnh các tín đồ khóc than thì bức tranh của họa sỹ Nhật Bản còn miêu tả rất nhiều loài thú tới vật vã khóc lóc bên thi hài Đức Thế tôn. Mỗi loài thú có một kiểu khóc không giống nhau. Đây là hai nhân vật lịch sử có thật thời cổ đại ( hai đức giáo chủ cách nhau chừng 600 năm), vậy thì sự khác biệt của hai họa phẩm này liên quan đến culture code (mã văn hóa hoặc bản sắc văn hóa). Văn hóa Á Đông đề cao sự gắn kết hòa đồng của con người với Tự nhiên. Khi một ai đó mất đi, vợ con gia quyến, đệ tử, hương lân thương tiếc là lẽ thường, nhưng nếu đến cầm thú, cây cối cũng thương tiếc thì đó ắt phải là bậc thánh nhân.
Tượng nghê đá, sư tử đá tuy rất khác nhau về trạng thái biểu cảm nhưng có chung một đời sống tâm linh nơi đền miếu, phản ánh tâm thế của từng dân tộc. Sư tử là một động vật có thật, tuy không phải là sinh vật bản địa của người Trung Quốc nhưng đã từ rất lâu trở thành một phần máu thịt của văn hóa Trung Hoa. Nó biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh. Con nghê tuy là một con vật truyền thuyết được hư cấu từ loài chó nhưng rất gắn bó với người Việt. Những con nghê nhỏ bé phù hợp với vóc dáng, tâm sinh lý của người Việt. Trong hệ thống lăng tẩm, sinh từ, đền miếu của người Việt tuy có nhiều con thú nhưng con nghê trở thành một linh vật thân thiết và trìu mến nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phật nhập niết bàn, tranh Nhật Bản, hình sư tử dưới góc phải tranh


Kết ngữ
Luận về tính độc đáo của mỹ thuật Việt trong so sánh với mỹ thuật Trung Hoa hay Nhật Bản, Hàn Quốc, người viết muốn nhìn nhận sự độc đáo trước hết là sự khác biệt, không có ý phân biện tốt xấu, cao thấp. Bài viết mong được vận dụng phương pháp luận của ngành Mỹ thuật so sánh vào nghiên cứu những trường hợp cụ thể của mỹ thuật Việt Nam. Cũng tương tự như với truyện Kiều, dù rất yêu mến, kính trọng tài năng của Nguyễn Du, chúng ta cũng cần làm rõ những điểm chung, những nền tảng tư tưởng đã chi phối cả Thanh Tâm Tài nhân và Tố Như, tìm ra những mối liên hệ giữa Đoạn trường tân thanh với truyện Kiều.
Trong bối cảnh hội nhập với thế giới hiện nay, nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam có được nhiều thông tin và các cơ hội hợp tác trao đổi nghiên cứu với các học giả nước ngoài. Hy vọng rằng sự phát triển của ngành Mỹ thuật so sánh sẽ phát hiện ra những giá trị Việt đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

T.H.Y.T

Bài viết được thực hiện tháng 10 năm 2011

Đã được công bố trên Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật, số 4/2011



Chú thích:
1.Bài này in lại trong cuốn Thái Bá Vân tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật, 1997
2. Trong một thế giới hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, tính chất Interculturality ngày một quan trọng, trở thành một ngành học chính thống.
3. Bùi Ngọc Tuân trong bài viết Con nghê – linh vật thuần Việt đăng lần đầu tiên trên trang talawas, ông đã nhấn mạnh đến sự hiện diện của con nghê trong đời sốn tinh thần của người Việt. Tuy vậy sự phát triển của nghê trong lịch sử tạo hình Việt cũng khá phức tạp. Trong rất nhiều trường hợp, nghê để trở nên thiêng hóa cũng đã có mang một số đặc điểm của kỳ lân, Ví dụ như hình khắc những đôi nghê chầu ở đình Phù Lão thân mang vẩy giống kỳ lân. Việc đối sánh nghê với kỳ lân không tiêu biểu bằng nghê với sư tử. Khái niệm thuần Việt cũng không hề đơn giản.
4. Trong tiếng Hán, có hai chữ chỉ chó, một là cẩu, hai là khuyển. Những thành ngữ có từ cẩu và từ khuyển đại bộ phận với ý nghĩa rất tệ hại. Khuyển mã chi lao : vất vả như chó ngựa. Khuyển nha giao thố : thế giành giật. Cẩu đảm bảo thiên: to gan làm càn. Cẩu cấp khiêu tường: là cùng quá hoá liểu, chó cùng giứt dậu. Cẩu thoái tử: ám chỉ lũ chó săn tay sai. Cẩu thí : mắng chỉ đồ cặn bã rác rưởi. Cẩu vĩ tục điêu: ngụ ý lấy cái xấu kế tục cái tốt, hay dùng cho sự chắp nối vụng về trong văn chương. Cẩu huyết phún đầu: ý mắng đồ chó chết, quân chó má. Cẩu trượng nhân thế : chó cậy chủ, ta vẫn nói là chó cậy gần nhà. Dẫu thế trong một số ngôi mộ thời Hán cũng có vẽ hình chó. Hay như trong ngôi mộ của Tư Mã Kim Long thời Bắc Ngụy (năm 484) khai quật năm 1965, tìm thấy một tượngcon chó đen bằng đất nung đang ngậm khúc xương.
5. Tại Càn lăng ( lăng mộ của vua Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên) có một đôi sư tử đá ngồi cao 3,4 m (bệ cao 0,5 m). Nhưng đỉnh cao của biểu tượng quyền lực thể hiện qua hình tượng sư tử đá thời Đường phải nhắc đến sư tử đá đặt ở Thuận lăng (lặng mộ mẹ của Võ Tặc Thiên). Tượng sư tử đực cao 3,55 m dài 3,27 m, rộng 1,4m, tượng sư tử cái cao 2,7m dài 2,97 m rộng 1,3 m. Bức tượng sư tử này trở thành biểu tượng hoành tráng nhất cho một vương triều vĩ đại.
6. Những dáng vẻ kiêm cung của những con nghê phù hợp với tâm thức người Việt. Mặt khác bản thân hầu hết các kiến trúc đền miếu cổ truyền của chúng ta ở Bắc Bộ rất ít khi xây tường bao. Qua ảnh chụp tư liệu chúng ta biết rằng đền vua Đinh cho đến thời Nguyễn vẫn không có tường bao. Tường bao quanh văn miếu cũng chỉ có từ đầu thế kỷ XX.
7. Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí thì đó là con Kỳ Lân; nhưng Trần Đức Anh Sơn lại khẳng định đó là con nghê. Sự phân định giữa nghê và kỳ lân khá phức tạp trong mỹ thuật dân gian nhưng khá dễ với mỹ thuật cung đình. Nghê thường không có vẩy, vì là chó nên không có sừng và móng có ba, bốn móng trước và một móng phía sau. Kỳ lân chính là hươu nên đầu có sừng, thuộc loài móng guốc; là con vật được tưởng tượng them cho linh thiêng nên thân nghê thường có vẩy. Căn cứ vào nhận dạng ngoại hình, tôi đồng ý với cách gọi của Trần Đức Anh Sơn, đấy chính là con nghê. Người Việt hiện nay không phân biệt được đâu là con nghê, đâu là con sư tử có một phần do sách vở.
8. Hoắc Khứ Bệnh (người Sơn Tây, Trung Quốc; 140 TCN - 117 TCN) là danh tướng dưới thời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, có công lao trong việc chinh phạt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở phía bắc. Cậu của ông là tướng quân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng là một danh tướng có công trong việc đánh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- nguồn wiki


Thanked by 2 Members:

#145 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 25/08/2014 - 02:37

Lực Chuyển 6: Dịch Vụ An Sinh và Giải Trí
Alan Phan

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


21 August 2014
(Bài 7 trong loạt bài Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới ). Link:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cách mạng về an sinh và giải trí
Sau bao nhiêu cay đắng với giấc mộng được giải phóng khỏi cuộc sống nghèo hèn nô lệ bởi những nhà cách mạng luôn luôn là lão thành, siêu việt và như thánh nhân, phần lớn người dân thế giới nhận rõ là chỉ có chính họ (với sự giúp đỡ của lòng tham cố hữu qua kinh doanh hay sự nghiệp) mới tạo ra thu nhập và sáng tạo để đưa họ thoát khỏi đưởng hầm.
Tôi nói phần lớn vì một số đông nhân loại vẫn u mê tin tưởng vào phép mầu của vài lãnh tụ hay truyền thuyết viển vông. Vẫn còn Bắc Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc (đám nông dân đầu đất), nhóm Taliban, nhóm ISIS, nhóm Hồi giáo cực đoan, nhóm đầu trọc (skinheads) từ Nga và Âu Mỹ… Đây là những thành phần vẫn coi kiến thức hay Internet hay “đổi mới” là thế lực thù địch.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một câu rất hay,” Mục tiêu của những nhà cách mạng này không phải là đem lại hạnh phúc cho người dân; mà cho phép người dân đem hạnh phúc đến cho họ”.
Theo nhận định của một báo cáo từ Brookings Institute do United Nations đề xuất, con số 2.8 tỷ người toàn cầu từ 2010 được xếp hạng “trung lưu” sẽ tăng lên 4.3 tỷ người vào năm 2030, gần bằng 40% dân số. Có nghĩa là những tuyên truyền về nghèo đói, nô lệ, bóc lột… sẽ không còn ảnh hưởng gì đến tầng lớp này. Họ sẽ bận rộn hái những trái quả đầu tiên của những lực chuyển đang thay đổi bộ mặt thế giới này.
Ai cũng hiểu rằng khi một con người không còn phải thắc mắc về những nhu cầu căn bản như ăn mặc, chỗ ở, phương tiện đi lại…thì thứ tự ưu tiên cho những gì họ trân trọng sẽ thay đổi tận cốt rễ. Đây là lý do tại sao dịch vụ an sinh và giải trí sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng GDP toàn cầu. Và chúng sẽ là những ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất trong mọi phân khúc.

Các ngành nghề liên quan
Khi nói đến an sinh, chúng ta sẽ bao gồm môi trường sinh hoạt mà y tế và giáo dục cho gia đình là hai yếu tố quan trọng hàng đầu. Sau đó là tìm cho mình một công việc nhiều ý nghĩa, một nền tài chính cá nhân ổn định và cho gia đình một khu cư dân an ninh. .
Cuối cùng, trong những giây phút còn lại để thư giãn, phần lớn chúng ta sẽ tìm đến những giải trí đa dạng nhưng phù hợp với ý thích, từ các sự kiện thể thao đến hội hè, từ những bữa ăn với bè bạn gia đình đến những ngày lang thang du lịch xứ lạ. Người thích TV, Internet, đọc sách, chơi games…người thích dã ngoại, cà phê, rạp hát. Có người đam mê đi tìm kiến thức, có người đến những đền đài xây dựng đức tin. Lĩnh vực giải trí thì phải luôn thay đổi vì sở thích của đám đông luôn thay đổi.
Nhìn vào cá biệt từng phân khúc kinh tế, một góc nhìn tổng quan có thể được dự đoán và phân tích.

Trào lưu về môi trường sinh hoạt
Về y tế, khuynh hướng chung sẽ hướng đến vần đề ngừa bệnh qua chế độ ăn uống (diet) và thể dục (exercise). Những phương pháp trị liệu không chính thống như y học cổ truyền Đông Phương, vitamins và dược liệu từ văn minh xưa của Ấn Độ hay Nam Mỹ…sẽ gia tăng. Nhưng việc thiếu thời gian, áp lực hàng ngày, tính lười biếng và tham ăn trong con người vẫn sẽ gây ra những căn bệnh từ lối sống (lifestyle) và nạn béo phì tại Mỹ sẽ lan rộng khắp toàn cầu.
Ngoài ra, vì chi phí quá cao trả cho các chuyên gia, những hãng bảo hiểm y tế và người tiêu dùng sẽ điều trị tại nhà nhiều hơn, cũng như qua các nhà thương online. Chúng ta sẽ đo lường thường trực các chỉ số khỏe mạnh nhờ những smartphones và nhận chẩn mạch và lời khuyên chỉnh sửa cũng qua distance medicine ( y tế từ xa).
Hệ thống quản lý các dịch vụ y tế sẽ phức tạp hơn với sự can thiệp sâu hơn về tài chánh và quản trị của các chánh phủ, những khám phá mới lạ và thử nghiệm sẽ nhiều hơn trong quy trình sản xuất và tiếp thị dược phẩm, cũng như những dữ liệu cá nhân từ “big data” cloud network. Số lượng bệnh viện và lương bác sĩ y tá sẽ giảm, các thị trường mới cho y tế là lớp người già hơn tại Âu Mỹ và giới trung lưu tại các quốc gia mới nổi.
Giáo dục toàn cầu cũng sẽ biến dạng với sự lan tỏa khóa học online và những chương trình giảng dạy mang nhiều tính thực tiễn. Các đại học truyền thống như Ivy League, Stanford, MIT, Oxford…vẫn giữ được hào quang và thương hiệu nhờ quyền lực, tiền bạc từ các cựu sinh viên; nhưng các đại học trung bình ở phương Tây sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ những mô hình mới, sáng tạo và “phản động” (disruptive). Bài viết của Economist về digital degree (đăng trên GNA) cho chúng ta một khái niệm về những thay đổi này.
Từ kỹ năng đào tạo qua các định chế giáo dục, hay việc tự tìm học qua nghiên khảo riêng, online và offline, giới trẻ sẽ có cơ hội làm những công việc mình đam mê thay vì chạy theo đám đông chỉ để kiếm cơm áo gạo tiền cho gia đình. Với sự phổ biến càng ngày càng rộng của những chương trình xã hội từ chánh phủ để bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người dân, áp lực để có được một nền tài chánh cá nhân cũng giảm thiểu.

Sở thích và sáng tạo trong giải trí
Lĩnh vực giải trí cũng sẽ tăng trưởng mạnh tại các quốc gia phương Tây và trong thành phần trẻ, trung lưu của những quốc gia đang nổi. Mỗi cá nhân sẽ sở hữu một chiếc smartphone có các chức năng thu nhập từ TV, Internet, video games, âm nhạc, hồ sơ cá nhân…cũng như một công cụ để trị bệnh, giao tiếp, mua bán, …và sử dụng các dịch vụ tài chánh, gia cư (smart home), chính trị (không ai đến phòng phiếu để bầu cử nữa), xã hội… Ngoài ra, những trải nghiệm qua các rạp hát 3D sẽ sống thực hơn và ngay cả chuyện đánh bạc qua casino có thể hào hứng trong một khu giải trí của nhà riêng (sẽ lớn và thông dụng hơn phòng khách hay phòng ngủ).
Một ngách của kỹ nghệ giải trí toàn cầu là du lịch và ẩm thực. Số dân có tiền dư thừa sẽ gia tăng cao tại các quốc gia mới nổi và theo kinh nghiệm những người đến tuổi vừa hưu tại Âu Mỹ Nhật, du lịch để khám phá những văn hóa và môi trường khác biệt là lựa chọn số một. Những trải nghiệm qua du thuyền như một resort nổi càng ngày càng phổ biến trên toàn cầu.
Một giải trí khác không dám bàn qua là việc sử dụng ma túy bất hợp pháp khắp nơi của người trẻ. Khi hai tiểu bang Colorado và Oregon cho phép bán cần sa, một kỹ nghệ 2 tỷ đô la xuất hiện ngay trong những tháng đầu và kéo theo những món thực phẩm và đồ uống có pha trộn cần sa. Một ước tính không kiểm chứng được là nếu 25 tiểu bang Mỹ (trong số 50) hợp thức hóa cần sa, một thị trường 42 tỷ đô la hàng năm sẽ đến từ cần sa và phụ phẩm.
Nhưng nói chung, giải trí là một sản phẩm hoàn toàn tùy thuộc vào năng động và sáng tạo của trí tuệ. Không một cơ chế hành chánh nào của chánh phủ hay bộ máy quản trị nào của các công ty đa quốc có thể ngăn chận sự phát huy của trí tưởng tượng trong mỗi con người. Dĩ nhiên, họ sẽ cố gắng “điều khiển”, nhưng họ sẽ thất bại. Điều duy nhất họ có thể làm là để người dân hay nhân viên quá bận rộn phải lo cơm áo lương tiền, quên đi chuyện “giải trí” hay “học hỏi”. Đây là mô hình “ngu dân” rất được các chánh phủ tại các quốc gia nghèo đói, tụt hậu hâm mộ. Sau cùng, lịch sử sẽ chôn vùi những ác quỷ này. Tuy vậy, tin buồn là quy trình có thể kéo dài hơn 3 hay 4 thập kỷ cho những người dân “gặp xui”.

Bức tranh toàn cầu
Theo thống kê, con số GDP của Mỹ sẽ đạt đến 17 ngàn 332 tỷ đô la trong 2014. Trong đó, tiêu dùng cho y tế là 1 ngàn 267 tỷ, giáo dục là 1 ngàn 65 tỷ và giải trí là 3 ngàn 610 tỷ. Tổng cộng, mỗi người Mỹ sử dụng đến 18,745 đô la trên thu nhập trung bình là $53,000 cho 3 phân khúc dịch vụ trên hay 36%. Nếu tính thêm các dịch vụ về an ninh cá nhân, môi trường và tài chánh bảo hiểm, con số này vượt quá 47%.
Với mức tăng trưởng dự đoán hơn 12% mỗi năm trong các dịch vụ an sinh và giải trí, tỷ lệ chắc chắn sẽ vượt mức 60% trong 20 năm tới.
Trong khi đó, bức tranh toàn cầu cho thấy thành phần trung lưu gia tăng nhanh nhất sẽ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia (trung bình 21% so với 2% tại các quốc gia phương Tây). Số lượng dân số trung lưu này sẽ đẩy tỷ lệ an sinh và giải trí vượt qua 50% của GDP toàn cầu vào 2035.
Đầu tư tiền bạc hay công sức vào những ngành nghề này chắc chắn sẽ đem hiệu quả khả quan hơn là các ngành tăng trưởng chậm. Sự phát triển những dịch vụ này mới ở vào giai đoạn đầu và sẽ tiếp diễn ít nhất trong 20 năm tới. Sau đó, có thể thế giới sẽ bắt đầu những lực chuyển “phản động” khác và tạo ra một chu kỳ mới, thịnh vượng hay suy trầm. Với những người vừa khởi nghiệp, 20 năm để sống với đam mê, dù thành công hay thất bại, cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.
Tuy nhiên, sự phát triển sẽ không đồng đều trên bản đồ thế giới. Tại những quốc gia tụt hậu vì khoảng cách trí tuệ, nhu cầu nhân công rẻ, cần cơ bắp sẽ ít đi; và xã hội sẽ chịu nhiều bất ổn vì thành phần “đen” sẽ gia tăng với số lượng nghèo đói và bị ức hiếp. Hệ lụy bất an sẽ khiến dòng đầu tư nước ngoài chậm lại, phân khúc du lịch đi xuống. Hệ quả sau cùng là một khi dính vào chu kỳ tụt hậu, các quốc gia này sẽ ngày càng lún sâu vào vũng lầy; cho đến khi cách mạng xẩy ra, hay đến khi bị các cường quốc xóa sổ như một mầm gây bệnh.
Alan Phan

Thanked by 1 Member:

#146 Tâm Thiện

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 5383 Bài viết:
  • 18882 thanks

Gửi vào 29/08/2014 - 12:35

Chủ top ThongReo! Sao dạo này ít reo vậy?

Thanked by 2 Members:

#147 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 31/08/2014 - 01:38

Hệ quả bất ngờ của một định lý toán học
Hà Yên
10:36' PM - Thứ sáu, 22/08/2014

Trong khoảng chưa đầy 30 năm đầu của thế kỷ 20, Khoa học đã được chứng kiến ba chấn động lớn : Vào năm 1905 và 1915 Einstein công bố Thuyết tương đối. Năm 1926, những công trình hoàn chỉnh đầu tiên của Cơ học lượng tử ra đời, với một số nguyên lý cơ bản, được coi mở ra một con đường mới, làm biến đổi hình ảnh về Vũ trụ vốn có ở con người, một cuộc biến đổi còn triệt để hơn cả sự biến đổi mà cuộc cách mạng Copernic đã tạo ra. đặc biệt vang dội là Nguyên lý bất định do nhà vật lý người Đức W. Heisenberg trình bày trong năm 1927, cùng dịp với Đại hội Copenhague, đánh dấu sự thành lập chính thức Lý thuyết Lượng tử. Bốn năm sau, năm 1931, Nhà toán học người Áo Kurt Göđel công bố một định lý làm chấn động Thế giới Toán học, được đánh giá là kỳ lạ nhất và cũng là bí hiểm nhất trong Toán học. Định lý có nội dung như sau : Đối với các hệ thống Toán học hình thức hóa với một hệ tiên đề đủ mạnh, thì, một là, hệ thống đó không thể vừa là nhất quán, vừa là đầy đủ. Hai là, tính nhất quán của hệ tiên đề không thể được chứng minh bên trong hệ thống đó.

Khác với hai lý thuyết Vật lý vừa nêu, định lý Toán học mang tên Kurt Gödel (hay còn gọi là định lý Bất toàn) không gây ra một không khí xôn xao sâu rộng như hai thuyết Vật lý cùng thời, và do đó rất ít người biết đến. Vì sao như vậy? Theo lý giải của nhiều học giả thì trước hết là người ta cho rằng, định lý Toán học chỉ có giá trị lý thuyết nhiều hơn. Nhưng có lẽ có một lý do khác mà không ít Nhà toán học không muốn đề cao tầm quan trọng của định lý, bỡi vì nhưng hệ quả Triết học của nó làm tiêu tan niềm xác tín đầy cao ngạo của họ đối với vai trò độc tôn của Toán học nói riêng và của Khoa học nói chung.

Với định lý Bất toàn, thì dù Toán học, xưa nay, vẫn tự hào là một hệ thống lôgic nghiêm ngặt với một nền tảng vững chắc nhất, cũng phải chịu một qui luật “Có thể sai” như các Khoa học khác !

Những biến đổi cách mạng tư duy trong Vật lý học hiện đại xuất phát từ sự thật rằng, không thể hy vọng đứng bên trong Thế giới duy lý mà biết hết mọi thứ. Thế giới Tự nhiên quả thực có nhiều thứ lạ lùng hơn mọi điều mà trí tuệ duy lý của chúng ta có thể nắm bắt được.

Suy rộng định lý Gödel, ta có thể hiểu là : Bất cứ một lý thuyết nào mà con người xây dựng nên, đều chỉ phản ảnh một tình huống nhất định của nhận thức. Từ bên trong một tình huống, không thể hiểu hết mọi chuyện trong tình huống đó, chỉ khi đứng ngoài tình huống đó thì may ra mới đạt tới một bức tranh sâu rộng hơn để có thể nhận ra toàn bộ mối quan hệ tạo nên cấu trúc bên trong của nó.

Trong cuộc sống đời thường, ta thường nghe câu triết lý : “ người trong cuộc không sáng suốt bằng kẻ đứng ngoài cuộc”. Đó là một trải nghiệm xuyên thời gian của Thế thái nhân tình, nhưng lại có nguồn gốc từ bản thể của Tự nhiên như một hệ quả Triết học của định lý bất toàn.

Hoặc nói cách khác, rằng : “Anh nói cho tôi biết người bạn thân thiết nhất của anh là người như thế nào, tôi sẽ nói cho anh biết, anh là người như thế nào”. Điều đó có nghĩa là, ta không bao giờ biết đầy đủ chính ta, nếu không đặt mình từ bên ngoài để nhìn lại mình.

Nếu tham vọng của Nhà toán học vĩ đại Hilbert muốn xây dựng một nền tảng Toán học nhất quán và phi mâu thuẫn, bị Định lý Gödel làm cho sụp đổ, thì trong công cuộc phát triển Kinh tế Xã hội, ở thời điểm hiện tại, nếu chưa xác định một cách nhất quán mô hình của nền kinh tế đất nước, thì việc hoạch định những dự án, dựa trên cơ sở “tư duy duy lý”, với một tầm nhìn hàng nửa thế kỷ, là một sự lựa chọn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất bền vững.

Những bài học phải trả giá đắt do dự báo sai về tầm nhìn phát triển, mà nhiều Quốc gia đã nếm trải, là một thực tế không thể không ghi nhớ.

Nhiều Nhà khoa học, kể cả các Nhà vật lý, đã nhận rõ là cần vượt ra ngoài biên giới của mọi qui giản về tư duy duy lý để có thể nhận thức đầy đủ hơn về Thế giới, mà Trí tuệ không bao giờ có thể thấu hiểu hòan toàn.

Trong một bài giảng của mình vào năm 1933, Einstein nói : “Nếu anh muốn biết phương pháp mà Nhà vật lý lý thuyết đã dùng, thi tôi cho anh một lời khuyên :Đừng nghe họ nói mà hãy xét những thành tựu của họ , Bởi vì đối với một Nhà phát minh, kiến trúc của trí tưởng tượng xuất hiện một cách tự nhiên như nó phải thế, chứ không phải là sáng tạo của tư duy”. Cùng mạch suy nghĩ này, trong một bài báo Khoa học Giáo sư Toán học Phan Đình Diệu viết : “Để cho Khoa học cung cấp cho con người nhiều hiểu biết hơn về Thiên nhiên, về Vũ trụ, về cuộc sống. đã đến lúc mà Tư duy cơ giới với Tất định luận, chỉ với những phương pháp phân tích, suy luận duy lý và qui giản… không còn phù hợp nữa, mà cần được bổ sung những quan điểm tư duy mới, sử dụng những công cụ và phương pháp mới, vận dụng thêm những năng lực cảm thụ khác vốn có, trên cơ sở các quan điểm và phương pháp mới đó để cảm nhận và tìm hiểu các đối tượng nhận thức của mình. Mà đối tượng nhận thức của con người thì trước hết phải là những vấn đề của đời sống bình thường, thuộc kích cỡ con người”.

Điều thú vị là định lý Gödel, ngoài động lực thúc đẩy một cuộc cách mạng tư duy về phương pháp luận khoa học, nó còn làm nảy sinh một nghịch lý về khái niệm “Mê tín” mới : Nhiều thế hệ các nhà khoa học mải mê trên con đường đi sâu mãi vào lòng vật chất của Thế giới , bằng tư duy qui giản, cắt vụn hiện thực, rồi xem cái mẩu được cắt ra đó là chính hiện thực, bằng những lời “đại ngôn”, làm không ít các Nhà khoa học và Triết học có lương tri phải lên tiếng, coi đó là sự “kiêu căng thái quá”. Và chính nó đã gây ra một ảo tưởng. rằng ngày nay mọi vấn đề của khoa học đời thường đều đã được giải quyết. Ảo tưởng đó đã trở thành niềm xác tín mang tính thần lực, mà người đời cũng xem nó là một thứ bệnh “Mê tín”. Hóa ra nhận thức cũng có sự đối xứng : “Mê tín Thần thánh” và “Mê tín Khoa học”. Mà mê tín nào thì cũng đã từng gây ra không ít đổ vỡ và bi kịch trần gian,

Trong lúc cuộc cách mạng tư duy cuốn hút trí tuệ thời đại trên con đường tiếp cận chân lý của hiện thực bằng Chiến lược Hệ thống, thì Triết lý Giáo dục lại đi theo một tiến trình ngược lại : Sự chia nhỏ manh mún gọi là “chuyên sâu”, sự phân Ban, lao sâu vào những cuộc thử nghiệm chuyên biệt…, ngay tại cấp học gọi là Phổ thông, với ý tưởng đi tìm đỉnh cao Tri thức. Ở đây, đối tượng của giáo dục là Con người để Làm người, như một tổng thể của hiện thực, đã bị xóa mất.

Edgar Morin Nhà triết học Giáo dục đã đặt Giáo dục trước những vấn đề thách thức trong một Thế giới toàn cầu hóa, mà sự hội nhập của các Quốc gia Dân tộc, là một tất yếu, trong đó, Ông nhắc lại câu nói của Nhà văn Mỹ Eliot, như một tiếng kêu : “Minh triết đâu rồi, chỉ còn lại Tri thức ! Tri thức đâu rồi, chỉ còn lại Thông tin ! “. Hình như nền Giáo dục của chúng ta đang cò ít hơn thế nữa. Nó kiến tạo những Trí thức và Thông tin bị băm vụn, dần trở thành những giáo điều ngấm vào nhận thức của hôm nay. Cuối cùng , cũng không thể không nhớ đến câu nói nổi tiếng của Nhà Giáo dục vĩ đại J. Rousseau : “Việc học tập đích thực của chúng ta là học tập về thân phận của Con người”.

Edgar Morin, đang nói đến việc học tập thân phận Con người trong một Thế giới biến đổi chưa từng có như ngày hôm nay.

Định lý Gödel ra đời, đến nửa thế kỷ sau, người ta mới thấy ý nghĩa to lớn của nó đối với Khoa học và Triết học. Từ sự hạn chế của các hệ lôgic của chính bản thân Toán học, người ta vỡ lẽ ra lý do khiếm khuyết và hạn chế trong các cấu trúc lôgic nhân tạo.

Trong công nghệ tính toán, Computer với tư cách là một hệ lôgic cả phân cứng lẫn phần mềm, nó cũng chấp nhận sống chung với sự “bất toàn” như một phần cơ thể của chính nó : Đó là sự cố Treo máy, sự cố Virus, Chương trình tối ưu, mà bất kỳ ai sử dụng computer đều được nếm trải.
Alan Turing, cha đẻ của máy tính điện tử hiện đại, với mô hình Toán học Máy Turing, từ những năm 1950, ông đã tiên đoán “Sự cố Treo máy" như một bài toán nổi tiếng mãi về sau này. Đồng thời cũng cho biết rằng, không thể khắc phục tuyệt đối bằng việc viết ra một chương trình có khả năng loại bỏ bất kỳ chủng virus nào. Gần đây nhất, G. Chaitin, Nhà Toán học thuộc IBM, đã chứng minh một hạn chế nữa, rằng không thể viết một chương trình tối ưu cho một mục tiêu định trước. Chỉ có thể viết một chương trình tốt hơn một chương trình đã có. Tất cả những hạn chế này đều có cơ sở lôgic là Định lý bất toàn Gödel.

Một vấn đề cũng có sức thu hút trí tuệ trong Thế kỷ hai mươi mốt, đó là “Trí thông minh nhân tạo”, với câu hỏi nóng bỏng nhất : “Trong tương lai, chúng ta có thể chế tạo những Robot thông minh như con người hay không ?”. John Arrow, giáo sư Đại học Sussex (London), đã lấy tư tưởng của Định lý bất toàn viết nên tác phẩm, có tiêu đề Imposibihty (Bất khả), nêu lên luận đề Giới hạn của Khoa học và Khoa học về các Giới hạn, cũng đã lấy Định lý bất toàn Gödel làm cơ sở để trả lời câu hỏi nóng bỏng trên : Bộ não con người, với tư cách là một hệ lôgic, không bao giờ hiểu biết hết chính mình, thì cũng sẽ chẳng bao giờ chế tạo được “Bộ não” thông minh giống mình. Robot được trang bị “Bộ não nhân tạo”, dù thông minh đến đâu, thì cũng chỉ có thể “suy nghĩ” dựa trên một tập hợp hữu hạn các tiên đề (chương trình). Trong khi đó não con người có thể có nhưng phát kiến bất chợt : Những cảm nhận Trực giác xuất thần không dựa theo bất kỳ một hệ thống lý thuyết nào.

“Khoa học về Giới hạn” mà Barrow nêu lên, không hạ thấp vai trò Khoa học, mà chính là để định hướng đi cho Khoa học, phát triển mà không xa rời bản chất của hiện thực. Như Nhà Vật lý Vũ trụ Stephen Hawking đã từng nói : “Khoa học Vật lý có thể hoàn thành sứ mệnh của mình mà không có câu trả lời cho một vài câu hỏi cơ bản nhất của Tự nhiên”, cũng là vì lý do hạn chế đó.

Định lý Bất toàn Gödel là một trong những Định lý vĩ đại nhất được chứng minh trong Thế kỷ XX. Nhà Toán học người Mỹ William Denton tuyên bố: “Định lý Bất toàn Gödel xếp ngang hàng với thuyết Tương đối của Einstein và nguyên lý Bất định của Heisenberg !

Sửa bởi pth77: 31/08/2014 - 01:41


Thanked by 2 Members:

#148 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 31/08/2014 - 02:00

Phong cách sống của người đời
Nhà báo Trường Giang
Những bài viết dư luận quan tâm
09:21' PM - Thứ sáu, 29/08/2014

Không bằng lượng thời gian sống để đánh giá một đời người
Trong cuộc sống, ai cũng mong tồn tại được lâu trên trần gian này. Gặp nhau chúc nhau, trong dịp Tết ai cũng không quên câu "chúc sống lâu trăm tuổi". Ngành y tế và các cơ quan có liên quan đến chăm sóc cuộc sống của con người đều có ý thức, có kế hoạch làm sao cho sức khỏe của con người ngày càng tăng tiến, tuổi thọ được nâng cao.
Đó là mong muốn của mọi người và cũng là mục tiêu của chế độ chúng ta, của thời đại chúng ta.
"Người nào có thể làm mỗi giây phút đều tràn ngập một nội dung sâu sắc thì người đó sẽ kéo dài vô tận cuộc đời mình." (I. Cuôcxơ)

Song đánh giá một đời người thì không bao giờ người ta căn cứ vào tuổi thọ, căn cứ vào lượng thời gian sống mà chủ yếu căn cứ vào thực tế người đó đã sống như thế nào.
Cuộc đời của bất kỳ ai cũng chỉ sống có một lần và nó cũng trôi qua rất nhanh chóng kể cả người thọ nhất. Do đó phải sống như thế nào để thực sự có ích cho đời, cho xã hội. Có những người sống không được lâu nhưng để lại cho đời rất nhiều giá trị quý báu; tên tuổi của họ được lưu mãi đến bao đời sau. Song cũng có không ít người thời gian sống rất dài nhưng những ngày sống cho thật có ý nghĩa thì chẳng bao nhiêu. Rõ ràng cách sống, chất lượng sống mới thực sự là tiêu chí, mới là căn cứ để đánh giá một đời người.

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối
Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối.
Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất.
Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ.
Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ, đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay.
Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

Phong cách sống có khi không tương ứng với học vấn
Thông thường phong cách sống tương ứng với trình độ học vấn. Ít thấy trường hợp người có trình độ văn hóa cao mà lại sống theo một phong cách thấp hèn hoặc ngược lại.
Song trên thực tế, cũng có không ít nghịch lý diễn ra. Người có trình độ văn hóa cao, thậm chí là giáo sư tiến sĩ nhưng trong cuộc sống lại có những biểu hiện quá tồi tệ, làm cho nhiều người kinh ngạc. Ở một cơ quan nọ, có một người đường đường là một phó giám đốc, có học hàm học vị cao nhất cơ quan nhưng chẳng có chút uy tín nào chỉ vì trong cuộc sống anh có quá nhiều lệch lạc, nhỏ nhen, tầm thường. Trước đông người, anh hay vỗ ngực ta đây đã từng bảo vệ xuất sắc luận án này luận án nọ, khi tranh cãi với ai, anh thường dùng những từ ng* d*t, văn hóa ngắn, trình độ lùn, cái đầu củ đậu để miệt thị người có ý kiến trái ngược mình, ăn uống thì nhồm nhoàm trông đến bệ rạc. Một con người có địa vị, học hàm, học vị như thế mà khi tiếp khách quan trọng, đồng chí giám đốc không dám mời anh ta tham dự.
Điều đó cho thấy rõ rằng, phong cách sống của con người không chỉ phụ thuộc vào trình độ hiểu biết mà còn chịu ảnh hưởng không ít đến ý thức tu tỉnh đạo đức, tác phong, thái độ. Muốn có một phẩm chất cao đẹp đòi hỏi con người phải phấn đấu toàn diện. Có học vấn cao mà đạo đức yếu kém, tác phong thái độ lệch lạc thì uy tín cũng không thể cao được.

Mặc đẹp chưa hẳn thành người tử tế
Có những hình thức thể hiện nội dung, nhưng cũng có hình thức độc lập, thậm chí trái ngược hẳn với nội dung. Cuộc sống đa dạng là thế.
Một con người nói năng trôi chảy gọn gàng thường chứa đựng một tư duy chặt chẽ, sâu sắc. Song cũng không phải một hình thức diễn đạt nào cũng đi kèm với một nội dung tương ứng.
Một con người ăn mặc đẹp, sang trọng có khi là con người đứng đắn, tử tế. Nhưng cũng có người bề ngoài thì tuyệt diệu nhưng phẩm chất thì tầm thường thậm chí tồi tệ. Ông bà A có đứa con hư hỏng; đã bước vào tuổi trưởng thành mà nói năng xấc xược, tục tĩu, hay đánh mắng trẻ con, trêu ghẹo phụ nữ, chơi bời trác táng. Ông bà A thật là khổ sở, buồn bã mỗi khi họp tổ dân phố, nghe người ta nhận xét về con mình.
Một dịp, nhân thị trấn tổ chức lễ hội, bà A nảy sáng kiến, mua cho đứa con một bộ comple, một cái cà vạt với hy vọng ăn mặc đẹp đẽ, lịch sự như vậy mọi người sẽ nhìn nhận khác, đứa con sẽ trở nên đứng đắn, nghiêm túc hơn chăng. Nhưng chẳng ngờ, cậu ta vẫn chứng nào tật ấy. Bộ comple sang trọng kia càng làm cho hình ảnh cậu ta thêm kệch cỡm.
Rõ ràng không thể lấy hình thức mà che đậy nội dung, không thể lấy bề ngoài mà đánh lừa được thiên hạ, mà cải tạo được cái bên trong rỗng tuếch, thối nát. Vấn đề là phải tìm đúng nguyên nhân đích thực rồi tìm cách xóa bỏ nó mới mong kiểm soát được kết quả cuối cùng.

Lẽ đời là biết nghe phải, nói phải, làm phải
Trong cuộc sống ngày nay, với một nền dân chủ đang được mở rộng, nền kinh tế thị trường đang được phát triển, với một lượn thông tin ngày càng lớn đang được bùng ra, con người thực sự luôn luôn gặp thử thách. Con người phải có đôi tai biết sàng lọc để tìm ra những điều đúng, hay, bổ ích mà ghi nhận, học tập và làm theo. Con người cũng phải biết nói những điều cần nói, nói đúng lúc, đúng chỗ những điều thích hợp, nói theo lẽ phải, hợp với đạo lý, lương tri con người, hợp với xu thế thời đại. Con người phải biết hành động đúng, giúp cho sự bảo vệ chân lý, phải biết hành động có hiệu quả công việc được phân công, nghề nghiệp mình đang theo đuổi để giúp cho sự phát triển của xã hội.
Câu thành ngữ phương Đông "lẽ đời là biết nghe phải, nói phải, làm phải" đã thực sự giúp ta củng cố lòng tin vào lý tưởng sống của con người mới, giúp ta xây dựng một cách sống thích hợp với yêu cầu thời đại.
Trên thực tế, số người nghe quá nhiều những điều sai, vô bổ, nói lung tung, thiếu trách nhiệm và hành động trái với lương tâm và pháp luật không phải ít. Rõ ràng họ cần phải được giáo dục và tự giáo dục tích cực.

Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen
Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.
Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.
Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.

Biết sửa lỗi là hứa hẹn thành công
Trên đời này không phải ai cũng dễ dàng nhận ra lỗi lầm của mình hoặc có khi thấy mà không dám khẳng định, không dám công khai tự phê bình.
Lại có trường hợp thấy khuyết điểm, nhận khuyết điểm nhưng lại không sửa chữa hoặc không tích cực, quyết tâm sửa chữa.
Sự đời cũng lắm điều oái oăm. Có những khuyết điểm, nếu xóa bỏ được thì chỉ có lợi cho mình một cách chính đáng, tất nhiên cũng có lợi cho đời. Song có khuyết điểm lại gắn chặt với quyền lợi ích kỷ của chủ nhân nó. Ví dụ những khuyết điểm thuộc loại lợi dụng địa vị, uy tín, quyền lực để tạo điều kiện, để bảo vệ, để tranh giành cái gì đó bất chính cho con cháu, cho người thân, hoặc những khuyết điểm thuộc loại vơ vét tham nhũng, thuộc loại nịnh bợ tranh thủ cảm tình cá nhân của cấp trên để duy trì cái ghế của mình, để chuyển dịch lên ghế cao hơn... thì thường rất khó sửa chữa; đa số người chỉ giảm bớt mức độ hoặc tìm hình thức thực hiện khôn khéo hơn, bí mật hơn mà thôi.
Do vậy mà ta có thể khẳng định ai đã thực sự sửa chữa lỗi lầm là đã thắng thực sự kẻ thù của chính mình - một sức mạnh phản diện luôn luôn ẩn dấu trong tim óc của mỗi chúng ta. Thực sự sửa chữa khuyết điểm là xóa bỏ nguyên nhân của thất bại, là xác định được động cơ đúng đắn cho những công việc sắp tới, cho những hành động thường ngày. Điều đó sẽ hứa hẹn cho sự xuất hiện hết thành công này đến thành công khác một cách vững chắc.

Nhiều lúc kẻ thù là chính mình
Xin hiểu kẻ thù ở đây là theo nghĩa rộng, là nguyên nhân của những hiện tượng không tốt.
Ta thường mất nhiều thì giờ, tiền bạc và công sức đi tìm nguyên nhân của những hiện tượng không tốt.
Ta thường mất nhiều thì giờ, tièn bạc và công sức đi tìm nguyên nhân tận đâu đâu, những nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân có ý nghĩa biện minh rằng: mình không tự gây ra khuyết điểm đó, sai lầm đó, tội lỗi đó.
Hướng suy nghĩ đó, phương pháp tư tưởng đó đã đánh lừa mọi người và ru ngủ mình, làm cho mọi lệch lạc, sai phạm cứ thế trượt dài, trượt dài.
Con người ta, ai cũng có một góc tối trong tâm hồn; vấn đề là góc tối đó rộng hay hẹp, chủ nhân nó có nhận ra được hình thù của nó, có biết cách kiềm chế, biết cách xóa bỏ nó không.
Có một đồng chí quản lý giáo dục ở một địa phương nọ lớn tiếng đặt vấn đề toàn cơ quan phải có trách nhiệm tìm cho ra nguyên nhân của hiện tượng lộ đề thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Suốt một tháng trời điều tra rồi tranh cãi nhau về hàng chục nguyên nhân chẳng đâu vào đâu. Đồng chí quản lý tỏ ra rất bực mình về kết quả làm việc này của nhiều người mà không hề tự xem lại mình: liệu có quản lý đề thi cẩn mật không, có tổ chức triển khai chặt chẽ không, liệu bản thân mình có cố tình hay vô ý nói chuyện với con cháu về nội dung đề thi không? Nếu tự trả lời nghiêm túc thật thà thì có thể xác định được ngay nguyên nhân đích thực. Ở đây, người cán bộ quản lý không gương mẫu thành khẩn, tự phê bình nên để mấy tháng sau, vấn đề mới sáng tỏ. Người cán bộ quản lý ấy đã không còn chút uy tín nào nữa.
Trong 14 lời dạy của Phật có một điều rất chí lý: Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

Sai lầm của người này là bài học của người khác
Trong cuộc sống không có điều gì diễn ra mà không có ý nghĩa đối với con người. Ngay một vở kịch dở, một cuốn sách nhạt nhẽo, nếu biết xem nó, đọc nó, vẫn có thể rút ra những điều bổ ích.
Đặc biệt, một sai lầm, thậm chí một sai lầm nghiêm trọng của ai đó càng có ý nghĩa đối với những người chứng kiến nó, hiểu rõ về nó.
Một sai lầm do chuẩn bị không đầy đủ của ai đó rất bổ ích cho những người tinh thần trách nhiệm còn hạn chế hay tư tưởng chủ quan, tác phong đại khái. Một sai lầm của ai đó do áp dụng trật kỹ thuật, do biện pháp thực thi không thích hợp cũng rất có lợi cho những cán bộ chuyên môn chưa thành thạo nghề nghiệp. Một sai lầm của ai đó do thiếu sự phối hợp tốt giữa các bộ phận do quy trình thực hiện nó lộn xộn lại rất có ích về mặt tổ chức cho những người đóng vai trò tổ chức điều hành. Đó là những bài học kinh nghiệm.
Thành ngữ của phương Đông "Sai lầm của người này là bài học của người khác" là rất chính xác. Tất nhiên, nhấn mạnh điều này không hề có ý nghĩa khuyến khích mắc sai lầm. Bởi một trong những yêu cầu hạnh phúc của con người là ít mắc sai lầm và đạt nhiều thắng lợi.

Nạn thiếu biết những điều cần và thừa biết những điều không cần
Trong cuộc sống, con người cần phải biết những điều cần thiết để làm người, để làm một công dân trong một đất nước độc lập, để làm một nhân lực trong công cuộc xây dựng xã hội phồn vinh. Song trong cuộc sống cũng có những điều không cần biết, không nên biết ( như những điều riêng tư của người này người khác, những điều bí mật của ngành nọ ngành kia, cấp nọ cấp kia...); ngay cả những điều vô hại mà chẳng có lợi gì cũng chẳng nên biết. Trí nhớ của con người có hạn, khả năng ghi nhận giải mã thông tin của con người... có hạn; hãy dành cho những tích lũy có ích.
Con người là tinh hoa của muôn loài nhưng con người cũng là một thực thể phức tạp. Sự hình thành tính cách và mức độ tài năng phụ thuộc không ít vào hướng và cách trau dồi tiềm năng hiểu biết.
Trong cuộc sống sôi động và muôn hình muôn vẻ hiện nay, ta thấy có khá nhiều người biết rất ít những điều cơ bản của luật pháp, những nguyên tắc xử thế, những mặt đạo lý trong các mối quan hệ, những tri thức chuyên môn nghề nghiệp... nhưng lại biết rất nhiều, rất nhiều những điều riêng tư của bạn bè, của những cán bộ cấp trên, những điều bàn riêng trong lãnh đạo, những điều kín có tính chất nội bộ của chi bộ Đảng, của chi đoàn Thanh niên trong cơ quan. Họ hay tuôn ra làm quà cho nhau những chuyện phiếm trong các cuộc tụ hội ở phòng khách bên bàn nước, ở câu lạc bộ, ở hành lang hội trường... và chính những anh chàng và nàng đó trong các cuộc họp bàn bạc việc công thì lại im thin thít vì trong đầu chẳng có hiểu biết gì đúng đắn đáng giá.
Tôi tạm đặt tên cho cái nạn phổ biến này là nạn "thiếu hiểu biết những điều cần và thừa biết những điều không cần".
Nguồn: Những bài viết dư luận quan tâm

Sửa bởi pth77: 31/08/2014 - 02:03


Thanked by 1 Member:

#149 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 02/09/2014 - 14:47

Con Người Vĩ Đại = Đất Nước Vĩ Đại

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?

Tác giả: Phạm Hoài Nam Theo Đàn Chim Việt 1 Sep 2014

Mỗi khi nói về những tệ hại của đất nước VN hiện nay đa số chúng ta thường hay đổ hết trách nhiệm cho người Cộng Sản. Thật sự CS không phải là thành phần duy nhất chịu trách nhiệm cho những bi kịch của đất nước hôm nay, họ chỉ là sản phẩm đương nhiên của một nền văn hóa thiếu lành mạnh.
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
Kể từ đó tôi luôn tò mò tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.
Càng biết thêm về họ tôi càng phục họ hơn. Đó là một dân tộc có nhiều điểm rất đặc biệt. Một dân tộc luôn tự hào về những giá trị truyền thống nhưng khi cần cũng sẵn sàng dứt bỏ những gì đã lỗi thời. Một dân tộc mang niềm kiêu hãnh lớn lao nhưng đồng thời cũng luôn biết học hỏi cái hay của người khác. Một dân tộc đã từng đánh bại các đế quốc Mông Cổ, Trung Hoa và Nga Sô nhưng cũng biết nuốt cái nhục bại trận để vươn lên thành một cường quốc kinh tế. Một dân tộc ít khi ồn ào lớn tiếng, và luôn xem trọng sự ngăn nắp sạch sẽ. Nhưng đặc biệt hơn cả – đó là một dân tộc chưa bao giờ biết đầu hàng trước nghịch cảnh.
Tôi nhớ trước đây có đọc một bài viết của một người Việt sống lâu năm tại Nhật, quên mất tên tác giả, trong đó ông có nêu ra một chi tiết để phân biệt giữa người Nhật bản địa và người ngoại quốc sống ở Nhật – đó là nhìn qua cách phơi quần áo. Người ngoại quốc phơi lung tung, còn người Nhật phơi theo thứ tự, quần theo quần, áo theo áo….
Đúng như nhà văn Haruki Murakami đã nhận định: “Người Nhật là kho tàng của nước Nhật”. Tôi rất cám ơn đất nước này vì chính người Nhật đã cho tôi một niềm tin rằng bất cứ một đất nước nào, dù nhỏ, dù bị bất lợi về địa lý, tài nguyên… nhưng nếu dân tộc đó có một nhân sinh quan đúng đắn thì vẫn có thể trở thành một dân tộc giàu mạnh.
* * *
Thiên tai động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật cách đây 2 tháng, mặc dầu những tin tức liên quan đến biến cố này không còn được nhắc đến nữa, nhưng đối với những người Việt Nam còn quan tâm đến đất nước thì những dư âm của nó vẫn còn để lại nhiều vương vấn suy tư. Cùng là hai nước nhỏ ở Á Châu nhưng định mệnh nào đã đưa đẩy hai dân tộc khác biệt nhau quá xa. Một dân tộc mà mỗi khi nhắc tới, từ Đông sang Tây, đều phải ngã mũ bái phục, còn dân tộc kia thì ít khi được nhắc đến, hay nếu có thì thường là những điều không lấy gì làm vinh dự cho lắm.
Sau biến cố này đã có hàng ngàn ý kiến xuất hiện trên các diễn đàn Internet đặt câu hỏi: “Tại sao lại có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt và người Nhật”, phần lớn những ý kiến này xuất phát từ những người trẻ đang sống ở Việt Nam. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy có nhiều người Việt Nam đang thao thức muốn thay đổi số phận của đất nước mình.
Đây là một đề tài rất lớn và đòi hỏi sự suy nghĩ, nghiên cứu nghiêm túc của nhiều người nhất là những nhà trí thức. Bài viết này để chia sẻ câu hỏi đó và chỉ nên xem như những lời góp ý rất khiêm tốn.
Sự chênh lệch giữa Việt Nam và Nhật Bản không phải chỉ xảy ra bây giờ, từ đầu thế kỷ 20 Nhật đã vượt ta rất xa. Trong cuốn “Niên Biểu” cụ Phan bội Châu đã kể lại kinh nghiệm của mình sau hai lần đến nước Nhật để tìm đường cứu nước (lần đầu tiên vào năm 1905). Những điều tai nghe mắt thấy tại đây khiến cụ rất phục tinh thần của dân tộc Nhật Bản. Người phu xe, thuộc giai cấp lao động bình dân, chở cụ đi tìm một sinh viên người Trung Hoa, mất nhiều thời gian công sức mà cuối cùng vẫn nhận đúng 52 xu: “Than ôi! trình độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!”.
Nước Nhật nằm ở vị trí đầu sóng ngọn gió, chịu liên tục những thiên tai trong suốt chiều dài lịch sử và họ chấp nhận định mệnh đó với lòng can đảm. Thiên tai vừa rồi rất nhỏ so với trận động đất tại Tokyo vào năm 1923 và hai quả bom nguyên tử vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Nhờ phương tiện truyền thông quá văn minh cho nên cả thế giới vừa rồi có cơ hội nhìn thấy rõ hơn “tinh thần Nhật Bản” trong cơn nguy biến.
Trận động đất xảy ra tại Tokyo ngày 1/9/1923 đã làm cho 130,000 người thiệt mạng, Yokohama bị tàn phá hoàn toàn, phân nửa của Tokyo bị tiêu hủy. Trong quyển “Thảm nạn Nhật Bản” (Le désastre Japonais) của đại sứ Pháp tại Nhật thời đó thuật lại: ”Từng cá nhân kẻ góp chút gạo, kẻ đem chiếc xuồng để giúp đỡ nhau như một đại gia đình”chứng tỏ là họ có một truyền thống tương thân tương ái lâu đời.
Vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến hai quả bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki, ngay lập tức làm thiệt mạng khoảng 150,000 người. Những thành phố kỹ nghệ của Nhật cũng bị tàn phá nặng nề vì những trận mưa bom của phi cơ Đồng Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử người Nhật phải chấp nhận đầu hàng và là nỗi nhục quá lớn đối với họ như lời của Nhật Hoàng Hirorito: “Chúng ta phải chịu đựng những điều không thể chịu đựng nỗi”.
Không có hình ảnh nào thê thảm như nước Nhật lúc đó, kinh tế gần như bị kiệt quệ hoàn toàn. Tuy nhiên Đồng Minh có thể tiêu diệt nước Nhật nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần của người Nhật, họ đã biến cái nhục thua trận thành sức mạnh để vươn lên từ đống tro tàn.
Đến năm 1970, chỉ có 25 năm, một nước bại trận hoang tàn đổ nát trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ. Danh từ “Phép lạ kinh tế” phát xuất từ hiện tượng này.
Trong 7 năm từ 1945 cho đến 1952, tướng MacArthur, thay mặt Hoa Kỳ quản trị nước Nhật với tư cách là Chỉ Huy Tối Cao của Lực Lượng Đồng Minh (Supreme Commander of the Allied Powers) – vì nể phục và quý mến người Nhật cho nên vị tướng này muốn biến nước Nhật trở thành một “Nước Mỹ lý tưởng” hay nước Thụy Sĩ ở Á Châu. Tuy cuối cùng kết quả không được trọn vẹn như ý muốn của ông vì người Nhật không thể để mất hồn tính dân tộc. Nhưng nước Nhật được như ngày nay có công đóng góp rất lớn của tướng MacArthur.
Trở lại chuyện thiên tai vừa rồi, ngay sau đó có cả ngàn bài viết ca ngợi tinh thần của người Nhật. Nhiều tờ báo lớn của Tây Phương đi tít trang mặt: “Người Nhật: Một Dân Tộc Vĩ Đại”. Nhật báo lớn nhất của Mỹ, New York Times, số ra ngày 20 tháng 3 đăng bài “Những điều người Nhật có thể dạy chúng ta” của ký giả Nicholas Kriftoff.
Đúng như lời của nhà báo Ngô Nhân Dụng đã viết: “Một dân tộc, và mỗi con người, khi bị thử thách trong cơn hoạn nạn, là lúc chứng tỏ mình lớn hay nhỏ, có đáng kính trọng hay không”.
Một đất nước mà trong cơn khốn khó, không đổ lỗi cho nhau, từ quan đến dân, trăm người như một, trên dưới một lòng lo tìm cách đối phó, thì đất nước đó xứng đáng là một đất nước vĩ đại.

Dùng từ vĩ đại đối với nước Nhật không cường điệu chút nào, họ vĩ đại thật. Giữa cảnh chết chóc, nhà cửa tan nát, đói lạnh, tuyệt vọng… vậy mà họ vẫn không để mất nhân cách, mọi người nối đuôi nhau chờ đợi hàng giờ để lãnh thức ăn, tuyệt đối không oán trách trời, không trách chính quyền, không lớn tiếng, không ồn ào, kiên nhẫn chờ đợi đến phiên mình.
Một đất nước mà trong cơn khốn khó, không đổ lỗi cho nhau, từ quan đến dân, trăm người như một, trên dưới một lòng lo tìm cách đối phó, thì đất nước đó xứng đáng là một đất nước vĩ đại.
Toàn bộ nội các Nhật làm việc gần như 24/24. Các hiệu trưởng ngủ lại trường cho đến khi học sinh cuối cùng được di chuyển đi. Các siêu thị hoàn toàn không lợi dụng tình cảnh này để tăng giá. Tiền rơi ngoài đường từ những căn nhà đổ nát không ai màng tới thì đừng nói chi đến chuyện hôi của. Ông Gregory Pflugfelder, giáo sư chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại Học Columbia (Mỹ) đã nhận xét về người Nhật sau thiên tai này như sau: “Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí còn không chắn rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có từ ngữ này.”
Người Nhật là một dân tộc có tinh thần độc lập, tự trọng và lòng yêu nước rất cao, không chờ đợi ai mở lòng thương hại, sau những hoang tàn đổ nát, mọi người cùng nhau bắt tay xây dựng lại.
Mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ đề nghị đến giúp dập tắt lò nguyên tử Fukushima nhưng họ từ chối.
Xa lộ tại thành phố Naka, thuộc tỉnh Ibaraki bị hư hại nặng do động đất. Chỉ một tuần sau, ngày 17/3 các công nhân cầu đường Nhật bắt đầu sửa chữa, chỉ 6 ngày sau xa lộ này đã hoàn tất, ngay cả Hoa Kỳ có lẽ cũng không thể đạt được kỷ lục này.
Từ Nhật Hoàng Akihito, Thủ Tướng Naoto, cho đến các thường dân đều tự tin rằng: “Chúng tôi sẽ phục hồi” như họ đã từng làm trong quá khứ. Cho đến hôm nay (18/5) theo những tin mà chúng ta đọc được trên Internet thì những nơi bị tàn phá đang được phục hồi nhanh chóng. Có thể chỉ 2, 3 năm sau nếu có dịp đến đây chúng ta sẽ thấy cảnh vật hoàn toàn thay đổi.
Điều đáng chú ý nhất trong thiên tai này đối với người viết – chính là thái độ của trẻ em. Đến xứ nào, chỉ cần nhìn qua tuổi trẻ là có thể đoán được tương lai của xứ đó, bởi vì tuổi trẻ là hy vọng, là tương lai của đất nước. Không phải chỉ có em học sinh 9 tuổi mất cha mất mẹ, đang đói khát nhưng vẫn từ chối sự ưu tiên hơn người khác được cả thế giới biết đến, mà còn có cả ngàn em học sinh Nhật khác trong hoàn cảnh tương tự vẫn luôn luôn giữ tinh thần kỹ luật và lễ phép.
Những em nhỏ, có em còn được bồng trên tay, có em ngồi bên cạnh mẹ trong các nơi tạm cư, mặc dầu đói khát từ mấy ngày qua nhưng nét mặt của các em vẫm bình thản chờ đợi thức ăn mang đến. Những em bé này được dạy dỗ từ nhỏ tinh thần kỷ luật, tự trọng, danh dự và khắc kỷ… không phải chỉ học ở trường hay qua sách vở mà còn qua những tấm gương của người lớn trong những hoàn cảnh thực tế và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mai đây nếu có một cuốn sách giới thiệu những nét đẹp nhất, cao thượng nhất của con người sống trên hành tinh này thì cuốn sách đó không thể thiếu được những hình ảnh của người Nhật trong thiên tai vừa qua.
Trông người lại nghĩ đến ta!
Trong bài “Góc ảnh chiếu từ nước Nhật”, nhạc sĩ Tuấn Khanh (ở VN) đã viết một câu thật thấm thía:
“Đôi khi giữa những hoang tàn đó của nước Nhật, người ta bừng sáng hy vọng và đôi khi sống giữa những điều được gọi tên là bình yên của đất nước mình, một người Việt Nam vẫn có thể cảm nhận được những ảnh chiếu sắc cạnh của sự hoang tàn”.
Một số người đặt câu hỏi: Nếu tai họa như nước Nhật xảy ra tại VN thì chuyện gì sẽ xảy ra? Bà Mạc Việt Hồng đã diễn tả bức tranh đó như thế này:
- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.
- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.
- Cướp giật hôi của sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy. Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu trợ.
- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì “bố cho m*y mấy chưởng”.
- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện… tha hồ chặt chém đồng bào.
- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.
- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.
- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.
- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.
- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các “thế lực thù địch” lợi dụng.
…v.v….
Tôi không nghĩ là bà Mạc Việt Hồng nói quá đáng. Chúng ta cũng không cần phải có kinh nghiệm thực tế, chỉ cần đọc qua báo trong nước sau mỗi lần có thiên tai cũng đủ biết là những ghi nhận trên của tác giả không sai chút nào. Nói chung nạn nhân nếu muốn sống sót phải làm theo bản năng “mạnh được yếu thua” hay “khôn nhờ dại chịu”, còn quan chức chính quyền thì coi đó như thời cơ để kiếm tiền.
Ngay tại hải ngoại, nếu thiên tai xảy ra tại những nơi tập trung đông đúc người Việt, phản ứng của người dân có thể không tệ như trong nước nhưng chắc chắn bức tranh đó cũng sẽ không được đẹp đẽ cho lắm.
Có thể có những quý vị nghĩ rằng: không nên quá đề cao người khác và rẻ rúng thân phận của mình – vì phải giữ lại niềm tự hào dân tộc. Riêng tôi thì không đồng ý với những quan điểm như thế.
Có hãnh diện gì khi nói ra những điều không hay về chính dân tộc mình, người viết cũng là người Việt, cũng có tất cả những thói hư tật xấu của người VN. Nhưng thiết nghĩ, muốn thoát khỏi sự thua kém, trước hết phải dám can đảm biết nhìn lại chính mình, phải biết mình tốt chỗ nào, xấu chỗ nào, đang đứng tại đâu và cần phải làm những gì. Cũng giống như một người sinh ra trong một gia đình nghèo khó bất hạnh, phải biết chấp nhận số phận đó, nhưng chấp nhận để tìm cách vươn lên chớ không phải chấp nhận để đầu hàng hoàn cảnh.
Gần một trăm năm nước đây, Lỗ Tấn từ bỏ nghề y chuyển sang viết văn để mong đánh thức được dân tộc Trung Hoa ra khỏi căn bệnh bạc nhược bằng những toa thuốc cực đắng như “AQ chính truyện”, gần đây nhà văn Bá Dương tiếp nối tinh thần đó với “Người Trung Quốc xấu xí” cũng được nhiều đồng bào của ông cho đó là một đóng góp đáng kể. Cuộc cách mạnh Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng vào giữa thế kỷ 19 chắc chắn sẽ không thành công được như vậy nếu những nhà tư tưởng của Nhật lúc đó không vạch ra cho đồng bào của họ thấy được những những cái yếu kém trong văn hóa truyền thống cần phải bỏ đi để học hỏi những cái hay của Tây Phương, nhà văn Miyake Setsurei, dành riêng một cuốn sách công phu “Người Nhật xấu xa” xuất bản năm 1891 để đánh thức người Nhật ra khỏi căn bệnh lạc hậu.
Chúng ta chỉ có thể yêu nước nếu chúng ta có niềm tự hào dân tộc. Nhưng tự hào vào những điều không có căn cứ hay không có thật sẽ có tác dụng ngược như những liều thuốc an thần.
Những tự hào giả tạo này có khi vì thiếu hiểu biết, có khi vì mưu đồ chính trị của kẻ cầm quyền như những gì mà người CS đã làm đối với dân VN trong hơn nửa thế kỷ qua, và tác hại của nó thì ngày nay chúng ta đã thấy rõ.
Người Việt có những mâu thuẫn kỳ lạ. Chúng ta mang tự ái dân tộc rất cao nhưng đồng thời chúng ta cũng mang một tinh thần vọng ngoại mù quáng. Chúng ta thù ghét sự hiện diện của ngoại bang trên đất nước chúng ta bất kể sự hiện diện đó có chính đáng đến đâu, nhưng đồng thời giữa chúng ta cũng không tin lẫn nhau, xưa nay mọi giải pháp quan trọng của đất nước chúng ta đều trông chờ vào người ngoại quốc, chớ không tự quyết định số phận của mình.
Mỗi khi nói về những tệ hại của đất nước VN hiện nay đa số chúng ta thường hay đổ hết trách nhiệm cho người Cộng Sản. Thật sự CS không phải là thành phần duy nhất chịu trách nhiệm cho những bi kịch của đất nước hôm nay, họ chỉ là sản phẩm đương nhiên của một nền văn hóa thiếu lành mạnh.
Nếu CS là nguyên nhân của mọi sự xấu xa thì thành phần người Việt đang sống tại những quốc gia văn minh và giàu có nhất thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc… phải là những người thể hiện nếp sống văn hóa cao xứng đáng với xã hội văn minh mà họ thừa hưởng. Nhưng không, những người Việt đó, tuy khá hơn người trong nước nhưng vẫn thua kém nhiều sắc dân khác, vẫn mang tất cả những khuyết tật mà cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã nêu ra gần một trăm năm trước. Vẫn chia rẽ, vẫn tỵ hiềm nhau, vẫn xâu xé lẫn nhau, có khi chỉ vì bất đồng quan điểm, có khi chỉ vì một quyền lợi thật nhỏ, thậm chí có khi chỉ vì một hư danh.
Không phải là một tình cờ của lịch sử mà chủ nghĩa CS đã dành được những thắng lợi trong cuộc cách mạng mùa thu năm 1945, và luôn luôn giữ thế thượng phong trên đất nước VN từ đó đến nay. Dân tộc VN đã chọn H-C-M thay vì Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim… hoàn toàn không phải vì H-C-M giỏi hơn, yêu nước hơn, nhiệt tình hơn những người kia, nhưng chỉ vì H-C-M đáp ứng đúng tâm lý của người Việt – đó là tâm lý tôn thờ bạo lực.
Chắc chắn không có nước nào trên thế giới này mà bài Quốc Ca có câu sắt máu như thế này: “Thề phanh thây uống máu quân thù”, mà “quân thù” đó bất cần là ngoại bang hay đồng bào ruột thịt, nghe mà rợn người. Khẩu hiệu của phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1930, 31 do đảng CS lãnh đạo là: Trí, phú, địa, hào – Đào tận gốc trốc tận rễ.
Đối với người VN bạo lực có sức quyến rũ hơn là nhu cầu khai sáng trí tuệ để giải quyết vấn đề một cách ôn hòa. H-C-M chọn chủ nghĩa CS dựa trên bạo lực cách mạng và đấu tranh giai cấp. Giải pháp bạo lực này đòi hỏi phải luôn tồn tại một kẻ thù làm đối tượng. Hết kẻ thù thực dân phải tìm ra một kẻ thù khác để có lý do hành động, chính vì thế cho nên máu và nước mắt vẫn tiếp tục rơi trên đất nước VN trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Hoàn toàn trái ngược với H-C-M, Phan Chu Trinh chọn giải pháp Khai Dân trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân sinh. Theo ông, muốn thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang và sự nghèo khổ lạc hậu, trước hết phải nâng cao dân trí, mở mang trí tuệ. Dân trí cao người dân sẽ ý thức được quyền làm người, quyền dân tộc, rồi từ đó sẽ tranh đấu bằng giải pháp chính trị để giành độc lập. Dân trí thấp kém cho dù có dành được độc lập thì vẫn tiếp tục là một dân tộc nô lệ ở một hình thức khác.
Có thể nói trong lịch sử hiện đại của VN, ông là một trong những người Việt hiếm hoi nhìn ra nguyên nhân mất nước, nguy cơ dân tộc, không phải ở đâu khác mà là trong văn hóa, từ văn hóa mà ra.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến có gần 30 nước dành được độc lập, phần lớn không đổ một giọt máu, chỉ có vài nước chọn chủ nghĩa CS trong đó có VN, phải trả bằng máu và nước mắt của hàng triệu sinh mạng để cuối cùng trở thành một trong những nước nghèo khổ và lạc hậu nhất thế giới. Chọn lựa này là chọn lựa của dân tộc, của VN chớ không phải do sức ép của ngoại bang hay một lý do gì khác. Người Cộng sản biến dân tộc VN trở thành một lực lượng tiên phong trong cuộc tranh chấp giữa hai khối CS và Tự Do và luôn luôn hãnh diện với thế giới về một dân tộc “bước ra khỏi cửa là thấy anh hùng”.
Hà Sĩ Phu đã có nhận xét rất đúng là giữa H-C-M và Phan Chu Trinh, dân tộc VN đã chọn H-C-M và những bi kịch của đất nước hôm nay là cái giá phải trả cho sự chọn lựa đó.
Thật cay đắng cho những người hết lòng vì nước vì dân như Phan Chu Trinh, mặc dầu nhìn xa thấy rộng, tư tưởng nhân bản, kiến thức uyên bác, lòng yêu nước và nhiệt tình có thừa, nhưng cuối cùng Phong Trào Duy Tân của cụ đã thất bại chỉ vì không được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, ngay cả cụ Phan Bội Châu – một đồng chí thân thiết với cụ trong nhiều năm cũng không ủng hộ quan điểm của cụ.
Là một người yêu nước chân thật ông không tự lừa dối mình và lừa dối dân tộc của mình bằng những chiêu bài mị dân, những điều tự hào không có thật. Ông là người nhìn thấy được vấn đề, và cố gắng đi tìm một phương thuốc cứu chữa.
Nhưng tại những nơi mà lưỡi gươm có tác dụng mạnh hơn ngòi bút thì những tiếng nói nhân bản như ông trở thành những tiếng kêu giữa sa mạc hoang vắng và ông trở nên lạc lõng trong một xã hội mà nếp suy nghĩ hủ lậu đã bám rễ quá lâu và quá chặt, trở thành một căn bệnh trầm kha hủy hoại đất nước và làm cho dân tộc sa vào vòng nô lệ.
Nhìn qua đất nước Nhật Bản, một dân tộc có chiều dài lịch sử gần giống như chúng ta, có diện tích gần bằng, dân số không chênh lệnh mấy (127 triệu so với 87 triệu), cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và Khổng Giáo, không khỏi làm cho chúng ta đau lòng khi thấy được sự khác biệt quá lớn giữa hai đất nước. Sự khác biệt về kinh tế, sự giàu có tiện nghi không phải là điều quan trọng, chủ yếu là sự khác biệt về cách suy nghĩ (mentality) giữa hai dân tộc.
Vào thời điểm 1858, khi người Pháp bắt đầu xăm lăng VN thì dân ta vẫn còn u mê bám vào những giá trị đã lỗi thời, người Nhật tức thời bỏ những truyền thống hủ lậu, học hỏi những cái hay của Tây Phương để bắt kịp họ. Đến thời điểm sau Đệ Nhị Thế Chiến, VN muốn trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng, người Nhật biết nuốt nhục của kẻ thua trận chịu sự đô hộ của Mỹ, tận dụng lòng mã thượng của kẻ chiến thắng, dồn mọi sinh lực dân tộc để vươn lên thành một cường quốc kinh tế.
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Những nghiên cứu công phu và nghiêm chỉnh của các cơ quan quốc tế gần đây như Cơ quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program – UNDP) đã chứng minh một cách thuyết phục rằng sự chênh lệnh giàu nghèo giữa các quốc gia chủ yếu không phải do yếu tố địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tôn giáo, chủng tộc… mà chủ yếu là do yếu tố văn hóa.
Văn hóa quyết định tất cả. Văn hóa tạo ra nếp suy nghĩ (mentality) của mỗi dân tộc, và chính nếp suy nghĩ này làm cho mỗi dân tộc có ứng xử khác nhau khi đương đầu với cùng một thử thách. Tại sao có những dân tộc mà quan chức chính phủ tham nhũng cả hàng triệu đô la như ở các nước Phi Châu hay VN ngày nay mà mọi người vẫn xem đó là chuyện bình thường, trong lúc đó tại một nước khác – một bộ trưởng chỉ vì nhầm lẫn nhận 600 đô cho quỹ tranh cử đã phải xin lỗi quốc dân rồi từ chức (1)? tại sao một quốc gia nhỏ bé như Do Thái chưa tới 3 triệu dân (2) có thể chiến thắng cả khối Á Rập trong cuộc chiến năm 1967 và tồn tại vững mạnh cho đến ngày hôm nay? Trong lúc đó có những nền văn minh đã từng một thời ngự trị thế giới mà ngày nay biến mất … và còn cả ngàn thí dụ khác để chứng minh rằng chính yếu tố văn hóa quyết định sự tồn vong và sự lớn bé của mỗi dân tộc.
Những dân tộc như Đức, Nhật, Do Thái, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Hoa Kỳ… cho dù bị thiên tai tàn phá đến đâu, cho dù sống ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng vẫn có thể vươn trở thành những nước giàu mạnh, trái lại những xứ như Iraq, Nigeria, Venezuela, Angola, Libya… mặc dầu tràn ngập dầu hỏa nhưng vẫn là những nước nghèo.
Bước ngoặt quan trọng nhất đã làm thay đổi khoảng cách giữa ta và Nhật chính là cuộc cách mạng Duy Tân tại Nhật bắt đầu từ năm 1868. Trong lúc người Nhật tức thời thay đổi thì các vua chúa VN vẫn còn ngủ mê bên trong các bức tường cung điện ở Huế. Họ không thấy được thế giới đã thay đổi, vẫn tiếp tục tôn sùng và thần tượng Trung Quốc trong lúc nước này đã bị thua thê thảm trước sức mạnh của Tây Phương.
Vào tháng 7 năm 1853 khi triều đình Tokugawa từ chối không cho Thuyền trưởng người Mỹ Mathew Perry lên bờ để trao bức thư của Tổng Thống Fillmore, ông ra lệnh bắn vào thành phố Edo (Tokyo ngày nay). Những quả đại bác này đã làm cho người Nhật thức tỉnh ngay. Lòng ái quốc và niềm tự hào dân tộc đã làm cho họ đoàn kết lại để tìm cách giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ nô lệ. Chính sự thức tỉnh này đã mở đầu cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân kéo dài 44 năm.
Đó là một cuộc cách mạnh đúng nghĩa, một cuộc cách mạng triệt để, họ làm đến nơi đến chốn, kẻ đi Mỹ, người đi Âu Châu, kẻ đi chính thức người đi lậu bằng cách trốn xuống tàu buôn Tây Phương như trường hợp của thần đồng Yoshida Shôin, tất cả đều cùng một mục đích là tìm đến tận nguồn cội của nền văn minh để học hỏi những cái tinh túy mang về thay đổi đất nước. Họ từ bỏ một cách dứt khoát tất cả những cái cũ không còn hợp nhưng không để mất tinh thần độc lập. Họ không phải chỉ có một ông vua Minh Trị hết lòng yêu nước mà cả trăm ngàn những tấm lòng như thế quyết tâm đưa nước Nhật lên vị trí ngang hàng với các nước Tây Phương.
Khi nói đến cuộc Duy Tân Minh Trị nhiều người vẫn lầm tưởng đó là cuộc cách mạng kỹ nghệ, mở cửa để giao thương và học hỏi kỹ thuật của Phương Tây. Thật sự không phải như thế, học hỏi kỹ thuật chỉ là mặt nổi, chủ yếu là người Nhật học hỏi những tinh túy về tư tưởng của người Tây Phương để khai sáng trí tuệ cho dân tộc của họ.
Chỉ có vài quả bom của Thuyền Trưởng Mathew Perry đã làm cho người Nhật thức tỉnh, trong lúc đó nhìn lại đất nước chúng ta, kể từ thời điểm 1853 cho đến hôm nay đã có hàng trăm ngàn quả bom đã rơi xuống đất nước Việt Nam, không những chỉ tàn phá hình hài đất nước mà còn làm tan nát tâm hồn dân tộc với bao sự ngậm ngùi, nhục nhã đắng cay của một dân tộc nhược tiểu. Nhưng tất cả những nỗi đau đó vẫn chưa đủ để làm cho người Việt thức tỉnh, để thấy cần phải có một nhu cầu thay đổi cần thiết như người Nhật đã làm từ giữa thế kỷ thứ kỷ 19.
Vào tháng 8 năm 1858 người Pháp bắt đầu cuộc chiến xăm lăng đất nước VN, trước đó vào mùa thu năm 1847 để phản đối chính sách cấm đạo của vua Thiệu Trị, Trung tướng Rigault de Genouilly đã bắn chìm 5 chiếc thuyền của Việt Nam, năm 1842 Trung Quốc đã bại trận thê thảm trước sức mạnh của Tây Phương trong cuộc chiến Nha Phiến. Nhưng tiếc thay tất cả những dấu hiệu cảnh cáo đó vẫn chưa đủ để làm cho triều đình nhà Nguyễn thức tỉnh. Đến lúc đó họ vẫn không nhận ra rằng đất nước đang đứng trước khúc quanh của lịch sử. Từ thời điểm năm 1842 hay 1847 cho đến 1858, đó là một khoảng thời gian rất dài (14 năm), nếu các vua nhà Nguyễn thức thời, khôn khéo như các vua chúa Nhật Bản thì đất nước chúng ta đâu phải chịu 80 năm đô hộ của người Pháp và đâu phải chịu tai họa Cộng Sản kéo dài đến hôm nay.
© Phạm Hoài Nam
Nguồn: vietluanonline
______________________
Ghi chú:
(1) Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara từ chức ngày 6 Tháng Ba 2011 vì nhận 600 Mỹ kim cho quỹ chính trị từ một người ngoại quốc.
(2) Dân số Do Thái vào thời điểm 1967 là 2.7 triệu người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#150 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 04/09/2014 - 04:51

“Nhạc” của nước Việt
(Trích Luận ngữ Tân thư – Phần tiếp theo)

Ai cũng biết “Đức” là cái vô hình, thế mà có dày, có mỏng. Lại có hậu, có bạc. Thì ra “Đức” không chỉ đơn giản là sự tử tế, ăn hiền ở lành hay xử việc đúng đắn,v.v… Thậm chí không chỉ được tạo nên ở đời này, mà còn được tạo nên từ những đời trước đó. “Đức” là một thứ “của cải” thuộc về “mệnh” vậy.

Phạm Lãi sau khi giúp Câu Tiễn diệt được nước Ngô, trở về nói với người nhà: “Đức ta tuy hậu, song không thể vì thế mà tiêu xài hoang phí trong một vài đời được.” Nói rồi bèn không nhận quan tước, đem vợ con trốn vào ngũ hồ. Trước khi đi còn đến bảo Văn Chủng: “Tôi tự biết mình đức hậu, song cũng không dám lạm dụng điều đó mà làm quan, sợ thiệt mất đức của con cháu. Vì thế mới phải trốn đi. Một khi tôi đã đi rồi, thì triều đình còn ai tài hơn ông nữa. Đã thế đức của ông lại bạc. Trộm nghĩ điều đó nguy cho ông lắm. Hay là ông trốn đi còn hơn”. Văn Chủng không nghe, rốt cuộc ở lại bị Câu Tiễn giết.

Trương Lương sau khi giúp Hán Cao Tổ lấy được thiên hạ, bảo với Trần Bình: “Trộm nghĩ đức của tôi dày gấp mười lần ông, công của tôi cũng không kém ông. Vậy mà tôi vẫn không dám nhận quan tước của nhà Hán, sợ đức bị hao tổn, con cháu ngày sau phải làm lại từ đầu. Còn ông, tài thì vượt lên trên kẻ khác, song tiếc rằng đức lại mỏng. Thiết tưởng đó là điều vô cùng bất trắc, cho dù có trọn vẹn được đời mình, thì đến đời sau, con cháu cũng chẳng ra gì. Sao ông không bỏ quan mà đi?” Trần Bình không nghe, rốt cuộc đến ngay đời con đã trở về hạng khố rách áo ôm.

Trọng sinh con nhà khá giả, bố làm quan to. Thế mà sống rất giản dị, chan hòa với mọi người, thường giao du rộng rãi, đàn hát rất hay. Mạnh Tử yêu lắm, muốn kết làm bạn. Mạnh mẫu (mẹ Mạnh Tử) thấy vậy can: “Ta xem thằng bé ấy bề ngoài tuy giản dị song ánh mắt tham lam. Tiếng đàn tuy réo rắt mà những âm phụ vào thường hay bị nghẹn tiếng. Người như thế là đức bạc, không đáng kết bạn.” Trọng sinh về sau quả nhiên càng ngày càng trở nên một kẻ tham lam bất tín, kết giao toàn những hạng bèo bọt. Rốt cuộc phá tán hết cơ nghiệp của bố để lại.

Xem thế thì biết, “Đức” không phải là thứ có thể đem ra để khen, chê. Càng không phải là thứ đem ra để ca ngợi, hay mắng nhau (là đồ thất đức) như xưa nay vẫn nghĩ được. “Đức” tuy vô hình. Song đó là thứ không những có thể cân đong, đo đếm, mà quan trọng là chỉ có thể “tích”, chứ không nên “tiêu”…

Những chuyện trên chưa thấy chép trong Sử kí… Nay xin lạm chép ra đây để thay cho “Lời tựa” trong Luận ngữ Tân thư kì này. Đoạn trích kì này như sau:

Người nước Việt xưng là Mạt Tử, làm nghề mò trai mò hến trên sông. Một hôm đang chổng mông lặn ngụp, chợt bắt gặp một thằng bé ở đâu trôi đến. Thằng bé khoảng 10 tuổi, sắc mặt nhợt nhạt, người lạnh toát, bụng căng đầy nước, mười phần đã chết đến chín rưỡi. Mạt Tử vội vàng vớt lên bờ, nắm hai chân nó dốc ngược lên cho ộc hết nước trong bụng ra rồi xoa bóp, thổi hơi vào mồm nó. Khoảng nửa giờ thì thân thể thằng bé dần dần ấm lại, mũi nó đã bắt đầu thở nhẹ tuy người vẫn còn mềm nhũn. Mạt Tử bèn bỏ giỏ hến lại đấy, vác nó lên vai mang về nhà. Gần đến nhà, bỗng có một ông lão ở đâu đi đến. Ông lão trỏ thằng bé bảo:

“Nom tướng thằng này thuộc hạng người bạc đức, sau này thể nào cũng phải nếm c*t người khác. Cứu nó làm gì cho phí công.”

Mạt Tử nghe nói, lưỡng lự một lát rồi chép miệng vác quay trở lại, định ném trả quách thằng bé xuống sông cho trôi đâu thì trôi. Đến chỗ lúc nãy, Mạt Tử đang chuẩn bị ném thì ông lão kia lại hớt hải chạy đến bảo:

“Khoan đã! Nó tuy phải nếm c*t người khác nhưng làm vua nước Việt thì chính là nó đấy.”

Mạt Tử nghe nói bèn thôi ý định. Lại vác thằng bé quay trở về... Gần đến nhà, ông lão kia lại vội vã chạy tới, xua tay bảo:

“Xin hãy cân nhắc cho kĩ đã! Nó tuy làm vua nước Việt, song bụng dạ hẹp hòi, đầu óc tăm tối. Vừa ưa nịnh, vừa bịp bợm, lại tham quyền cố vị, ác hơn thú dữ, suốt đời chỉ lo bức hại kẻ trung thần…”

Mạt Tử nghe nói tức thì nổi giận, lập tức vác quay trở lại, phen này quyết quẳng thằng bé xuống sông. Tới bờ sông, Mạt Tử đang lấy đà định quẳng thì ông lão kia lại hồng hộc chạy đến, vừa thở vừa nói:

“Khoan đã, khoan đã! Nó tuy ác hơn thú dữ, nhưng sau này diệt nước Ngô, làm nên cái oai danh cho nước Việt thì chính là nó đấy.”

Mạt Tử nghe nói lại bỏ ý định ném thằng bé xuống sông mà vác nó quay về nhà. Người vợ trông thấy hỏi:

“Ở đâu ra cái thằng chết trôi này?”

Mạt Tử bèn kể lại đầu đuôi. Người vợ bảo:

“Nó sau này dẫu có phải nếm c*t, thì hiện giờ cũng vẫn là một ông vua con. Tôi nghe nói nuôi vua khó lắm. Chỗ của nó phải ở bàn thờ chứ không thể bạ đâu đặt đấy được. Đã thế nó lại là cái giống bạc đức, sau này tất không ra gì. Nuôi một kẻ như thế trong nhà nguy như trứng để đầu gậy, không khéo lợi bất cập hại.”

Mạt Tử nghe vợ nói, lại tính ném quách thằng bé xuống sông. Song nghĩ lại thấy không nỡ, bèn chép miệng bảo vợ:

“Thôi thì ta cũng vì cái oai danh của nước Việt sau này mà cứu nó một phen vậy. Nay hãy chịu khó để nó lên bàn thờ, nuôi mấy hôm cho nó hoàn hồn, cứng cáp như trước đã rồi đem bỏ ra giữa chợ, mặc ai nhặt thì nhặt, mình cũng đỡ phải tội.”

Số là Mạt Tử không biết. Thằng bé đó chính là tiểu công tử của nước Việt. Hôm ấy mải chơi đùa trên sông, chẳng may trượt chân té xuống nước. Nước sông đang chảy mạnh lập tức cuốn nó đi. Lúc bọn hầu cận phát hiện ra thì đã trôi đến mấy dặm. Mọi người hốt hoảng mò khắp một đoạn sông song không thấy. Mấy hôm sau, bọn hầu cận được phái đi tìm bắt gặp thằng bé đang lê la đói khát ở giữa chợ, vội vàng đem kiệu tới rước về cung. Thằng bé về sau quả nhiên được truyền ngôi, trở thành vua nước Việt. Bấy giờ đã 21 tuổi, bèn tự phong vương, tỏ ra là một ông vua có chí lớn.

Vua mới lên ngôi, có cây sung cổ thụ bỗng dưng trổ hoa, thơm ngào ngạt ba ngày liền, thiên hạ tấm tắc khen là điềm lạ. Cả nước nổi cơn điên vì sướng. Có điều trong cái mùi thơm ấy, thỉnh thoảng vẫn thấy lẫn vào một thứ mùi gì đó ngửi rất khó chịu. Vài ngày sau rõ dần. Đích thị là mùi thối. Cuối cùng chỉ còn toàn mùi thối, kéo dài mấy tháng chưa hết. Quạ ở đâu ùn ùn bay về, đậu kín các cành. Thiên hạ càng cho là điềm lạ.

Mạt Tử nghe tin vua mới của nước Việt chính là thằng bé mình cứu ngày trước thì hãnh diện lắm, đi đâu cũng khoe. Mọi người bảo sao không nhân đó mà vào cung, xin đức vua ban cho ít ruộng hoặc một phẩm tước nào đó, khỏi phải làm nghề mò trai mò hến nữa... Mạt Tử lấy làm phải bèn xin vào cung ra mắt vua. Chưa kịp nhắc lại ơn cũ thì Việt Vương đã ngửa mặt cười lớn mấy tiếng rồi vỗ bàn quát:

“Nhà ngươi tưởng cuộc đời này giống chuyện cổ tích lắm hay sao? Nhà ngươi dẫu cứu ta thoát khỏi chết đuối, song đã mấy lần định quẳng ta trở lại xuống sông. May mà mạng ta còn lớn khiến ngươi không làm nổi việc đó. Nay lại còn vác mặt đến đòi ta trả ơn? Ta không thèm tìm ngươi hỏi tội là phúc cho ngươi lắm rồi. Chính ngươi mới là kẻ phải biết ơn ta về điều đó đấy.”

Nói xong quát tả hữu đuổi Mạt Tử ra ngoài. Mạt Tử nhục quá lủi thủi ôm đầu chuồn khỏi cung. Rốt cuộc lại trở về bến sông làm nghề mò trai mò hến như cũ.

Xin không kể tiếp những việc sau đó của vị tân vương ấy, vì mọi chuyện đều đã được chép trong Sử kí. Chỉ biết rằng sự nghiệp của ngài diễn ra đúng như những gì mà ông lão ngày xưa đã nói. Đại khái cũng nếm c*t, cũng diệt nước Ngô, cũng bức hại trung thần... Ở đây chỉ xin kể một chuyện xảy ra vào lúc cuối đời ngài.

Bấy giờ nước Việt vô sự. Kẻ sĩ chân chính người thì bỏ đi ở ẩn, người thì đã trở thành thiên cổ. Trong triều, lũ cơ hội, nịnh thần tha hồ làm mưa làm gió, suốt ngày chỉ nghĩ đến việc ăn cướp của dân cho thật nhiều. Ngoài đời, đám kẻ sĩ vì bản chất tham lam, hèn hạ, nên vốn đã cam tâm làm tôi tớ từ lâu. Bọn họ luôn nghĩ cách làm vui lòng Việt vương để cầu tước vị, bổng lộc. Hăng hái nhất trong đám này là 2 gã quan văn tên Hư Tỉ và Lê Lết. Năm đó nhân sắp đến tiết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), Hư Tỉ bàn với Lê Lết:

“Đại vương ta rất thích nghe âm nhạc. Lâu nay việc nước bề bộn. Đám con cháu, tay chân Ngài nhiều người ăn cắp lộ liễu quá. Thành ra trong dân gian, khối kẻ chửi thầm chửi vụng, làm đại vương ta cũng có chút phiền lòng. Nay nhân dịp tiết Nguyên tiêu, âu là ta tổ chức một đêm nhạc thật hoành tráng ở sân nhà Thái miếu, mời đại vương tới nghe cho Ngài khuây khoả. Chẳng hay ý ông thế nào?”

Lê Lết tuy nghề văn, song vốn có máu con buôn, bèn hưởng ứng:

“Tuyệt đấy. Nhân đó ta chọn lấy 99 điệu nhạc thật hay. Sao cho trên thì khoái tai đại vương, dưới thì vừa bụng dân chúng để dâng lên cho Ngài ngự bút ban thưởng, rồi khắc in bán ra thiên hạ, chắc cũng kiếm được khối tiền.”

Hư Tỉ nghe Lê Lết nói liền vỗ tay khen:

“Diệu kế. Ông thật không hổ là vị quan không ngai của triều đình, là bậc đứng đầu đám văn hoá con buôn của cả nước. Pháp khẩu (giọng lưỡi) của ông xưa nay được thiên hạ tôn là thần thông quảng đại. Vậy xin nhường việc đọc diễn văn khai mạc cho ông. Chúng ta sẽ bắt chước cái chuyện nghe nhạc của vua nước Tấn ngày trước, có cả chim hạc đến vỗ cánh thì công trạng của ta hẳn sẽ càng to lắm...”

Đúng đêm Nguyên tiêu, sân nhà Thái Miếu được trang trí lộng lẫy, khắp nơi kết đèn hoa sáng rực. Tài tử giai nhân khắp kinh thành ăn mặc lòe loẹt kéo tới đông như trảy hội. Các phường nhạc hay nhất nước được tuyển chọn đến để hầu thánh nhĩ (tai vua). Lê Lết đích thân đứng ra đọc diễn văn khai mạc. Đại khái tập trung ca ngợi sự nghiệp vẻ vang của Việt vương. Bài diễn văn có đoạn viết (những chỗ trong ngoặc đều do Lê Lết dẫn tư tưởng Khổng Tử):

“Đại vương ta, khởi sự từ Lễ (“lập ư lễ”), đã làm nên những chiến công vô cùng hiển hách, từ xưa tới nay chưa có bao giờ... Tiếp theo, Ngài chấn hưng văn hoá, vỗ về muôn dân, làm cho nước ta trở thành một nước văn hiến (“hưng ư thi”). Nay chính là lúc mà các thành tựu của Ngài đã đạt đến mĩ mãn (“thành ư nhạc”), cũng là lúc chúng ta thay mặt cả nước tổ chức đêm quốc nhạc này để tỏ lòng đời đời biết ơn...”

Thế rồi hết điệu nhạc này đến điệu nhạc khác được đem ra trình diễn. Cứ mỗi điệu nhạc lại có mười sáu thiếu nữ đẹp như tiên sa, trang phục bay bướm như những cánh hạc ở đâu xuất hiện. Có khi từ hai bên cánh gà, có khi dòng dây thả từ trên trời xuống... Những “nàng” chim hạc này vừa xuất hiện, lập tức sắp thành hai hàng, múa lượn theo điệu nhạc cực kì điêu luyện, kết hợp với ánh đèn mờ ảo làm cho không khí đêm nhạc đượm vẻ Bồng Lai, cung Quảng, khiến người xem vỗ tay không ngớt. Nhiều kẻ phải lắc đầu lè lưỡi. Tất nhiên Việt vương vô cùng hài lòng. Ngài luôn tay ban rượu thưởng cho các quan đứng hầu hai bên, đặc biệt là Hư Tỉ và Lê Lết.

Tiếp đến danh sách 99 điệu nhạc hay do Lê Lết và Hư Tỉ đích thân chủ trì việc chọn lựa được đọc trước công chúng. Đọc xong đem dâng lên Việt vương. Việt vương không chần chừ cầm bút phượng phê ngay mấy lời vàng ngọc. Khán giả và các quan vỗ tay rầm rĩ. Riêng Hư Tỉ và Lê Lết thì vừa mừng thầm trong bụng, vừa không giấu nổi vẻ hãnh diện trên nét mặt.

Ngày hôm sau, Việt vương ra thiết triều, các quan tiến lên dâng biểu chúc mừng. Người nào cũng hết lời ca ngợi những điệu nhạc mà Việt vương nghe tối hôm qua. Rằng những điệu ấy còn hay hơn điệu nhạc mà vua nước Tấn được nghe ngày trước. Ngay cả 16 con chim hạc cũng lộng lẫy chẳng kém gì... Bỗng ở cuối hàng bên tả có một người bước ra, phủ phục xuống đất. Việt vương nhìn xem ai thì ra một vị quan thuộc hàng bét phẩm họ Thân tên Cô. Thân Cô dập đầu tâu:

“Thần càng nghe các quan ca ngợi thì càng lấy làm nguy cho đại vương lắm. Họ chỉ nhắc lại việc vua nước Tấn ngày trước sướng tai vì nghe nhạc, mà giấu nhẹm cái việc vua nước Tấn chết vì nghe nhạc. Nước Tấn chẳng bao lâu sau đó cũng mất, khởi sự cũng từ cái việc nghe nhạc ấy. Nay thần xin liều chết kể lại toàn bộ câu chuyện ấy ra đây. Cúi xin đại vương minh xét...” Tiếp đó, Thân Cô liền kể lại câu chuyện của vua nước Tấn ngày trước (chuyện này về sau có chép trong sách Đông Chu của Phùng Mộng Long tiên sinh. Nhân tiện xin phép trích những chỗ cần thiết ra đây để thay cho lời kể của Thân Cô, tuy cũng có sửa chữa chút đỉnh, mong tiên sinh thứ lỗi – chú thích của người viết). Nội dung câu chuyện như sau:

“Vua nước Tấn là Tấn Bình công thích nghe âm nhạc. Thấy Sư Khoáng - một nhạc sư được coi là bậc “thánh nhạc” đời bấy giờ nói đến điệu “Thanh chuỷ”, đòi nghe. Sư Khoáng nói:

“Không nên. Ông vua có đức mới được nghe điệu ấy. Nay chúa công bạc đức, nếu nghe tất có tai họa.”

Tấn Bình công cứ nằng nặc đòi nghe cho bằng được. Sư Khoáng bất đắc dĩ phải cầm lấy đàn mà gảy. Gảy được một khúc, có một đàn chim hạc ở phương nam bay đến, đậu trước cung môn, đếm cả thảy được tám đôi. Gảy khúc nữa thì chim hạc bay xuống, đứng sắp hàng ở dưới thềm, mỗi bên tám con. Gảy thêm khúc nữa thì chim hạc vỗ cánh mà múa, vươn cổ mà kêu, theo vần cung thương, tiếng vang đến tận trời. Tấn Bình công vỗ tay mà khen. Các người đứng xem ai cũng lắc đầu lè lưỡi.

Tấn Bình công nức nở:

”Âm nhạc mà đến như điệu Thanh chuỷ thì chắc không còn gì hơn nữa!”

Sư Khoáng nói:

“Điệu Thanh chuỷ tuy cũng thuộc hàng “thánh nhạc”. Song còn chưa bằng điệu Thanh dốc.”

Tấn Bình công ngạc nhiên hỏi:

“Trên đời lại còn có điệu hay hơn điệu Thanh chuỷ nữa ư? Sao nhà ngươi không cho ta nghe nốt?”

Sư Khoáng nói:

“Điệu Thanh dốc không như điệu Thanh chuỷ, tôi không dám gảy. Ngày xưa vua Hoàng Đế đến hội các thần ở núi Thái Sơn, rồi làm ra điệu Thanh dốc. Các vua sau này càng đời sau càng bạc đức, không sai khiến được các thần, vậy nên thần và người cách biệt nhau. Nếu bây giờ gảy khúc ấy, ngộ nhỡ các thần lại hiện xuống cả thì làm thế nào?

Tấn Bình công bảo:

“Các thần hiện xuống thì càng vinh dự cho nước Tấn ta chứ sao?”

Sư Khoáng nói:

“Kẻ ngu này không cho là thế. Nội nghe một điệu “Thanh chuỷ” kia cũng đã đủ gây tai vạ cho chúa công rồi. Nay chúa công lại còn đòi nghe điệu “Thanh dốc” nữa thì nguy đến cả nước Tấn chứ chả phải chuyện chơi...”

Tấn Bình công không tin, cứ cố ép mãi. Sư Khoáng bất đắc dĩ lại phải ôm đàn mà gảy. Mới gảy được một khúc, có đám mây đen ở phương tây hiện lên. Gảy khúc nữa, bỗng nổi một cơn dông, ngói trên nóc điện bay tung lên, cột hiên gãy hết, lại thấy có tiếng sét dậy trời, rồi thì mưa như trút nước... Tấn Bình công sợ hãi, nằm phục vào một nơi. Mãi đến khi mưa gió tạm yên, nội thị mới dám chạy lên vực Tấn Bình công từ trên đài xuống...

Sau hôm ấy, Tấn Bình công quả nhiên lâm bệnh nặng. Vài tháng thì chết. Nước Tấn từ đó càng ngày càng nát, chẳng bao lâu cũng mất...”

Việt vương nghe Thân Cô kể đến đây thì hoảng hốt rụng rời, ngồi chết lặng đi hồi lâu. Sực nhớ lại câu chuyện suýt chết đuối ngày trước, Việt vương biết mình cũng thuộc hạng bạc đức. Nay trót tin lời lũ nịnh hót mà say sưa đi nghe âm nhạc như thế. Không khéo cũng gặp phải tai vạ như Tấn Bình công thì uổng cả công gây dựng sự nghiệp. Càng nghĩ, Việt vương càng lo sợ, đến nỗi tâm thần bấn loạn, luống cuống không biết nên phải làm thế nào bây giờ? Vừa lúc ấy, cuối hàng bên hữu lại có một người khác bước ra. Mọi người nhìn xem thì là một viên quan cũng thuộc hàng bét phẩm tên là Thế Cô. Thế Cô tâu:

“Câu chuyện mà ngài Thân Cô đây vừa kể quả không sai. Thần cũng đã từng được nghe việc ấy. Song trên đời còn có một bậc Thánh nhân là Khổng Tử, hiện đang ở nước Lỗ. Sao đại vương không sai người sang cầu khẩn Ngài, để Ngài chỉ cho cách về mà tạ lỗi các thần. May ra thì tránh được tai vạ.”

Việt vương nghe nói, tức thì mừng rỡ như bắt được của, bao nhiêu lo sợ tạm thời lui qua một bên. Lập tức sai ngay Thế Cô tìm đường đi gấp sang nước Lỗ, đem theo lễ vật đến cầu kiến Khổng Tử.

Thế Cô tới nước Lỗ, tìm đến xin ra mắt Khổng Tử. Gặp lúc Khổng Tử đang đóng cửa san định kinh sách. Ngài dặn các học trò không tiếp bất cứ người nào. Thế Cô thấy vậy giật mình hoảng hốt, nghĩ lo cho vua Việt quá. Sợ chờ lâu sẽ không kịp. Bèn học theo cách của Thân Bao Tư nước Sở ngày trước, cứ đứng ngoài cửa Khổng gào khóc suốt đêm. Quả nhiên Khổng Tử phải sai học trò ra mở cổng cho vào. Thế Cô đem lễ vật trình lên rồi quỳ xuống tâu:

“Đại vương tôi biết mình bạc đức. Song tiết Nguyên tiêu vừa rồi, trót theo lời bọn lưu manh cơ hội, cùng với lũ con buôn xu nịnh mà đi nghe nhạc ở sân nhà Thái miếu. Khi trở về mới sực nhớ lại câu chuyện của Tấn Bình công ngày trước. Từ đó rất lấy làm lo sợ. Vậy nên sai tôi đến đây hỏi Phu Tử xem có cách gì để tạ lỗi các thần?”

Khổng Tử nghe Thế Cô nói xong, quay sang bảo các học trò:

“Các ngươi đã từng nghe nói ở nước Việt bây giờ, có điệu nhạc nào bằng điệu “Thanh dốc” ngày xưa hay không?”

Rồi quay lại phía Thế Cô, Ngài điềm nhiên trả lời:

“Kẻ bạc đức chỉ không nên nghe “thánh nhạc” mà thôi. Nay vua nước Việt tuy cũng thuộc hạng bạc đức, song những thứ nhạc ấy đều do bọn “bạc nhạc” làm ra cả. “Bạc đức” mà nghe “bạc nhạc” thì có gì phải lo ngại. Về bảo vua nước Việt chả cần phải sợ hãi, cứ việc gối cao đầu mà hưởng phú quý.”

Phạm Lưu Vũ (facebook)
Mùa xuân năm Đinh Hợi (2007)

Sửa bởi pth77: 04/09/2014 - 04:54







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |