Jump to content

Advertisements




CHUYỆN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC CỤ NGÔ HÙNG DIỄN XEM TƯỚNG


76 replies to this topic

#61 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/11/2013 - 02:40

Bà Ngô Thị Dần Kể Về Cụ Ngô Hùng Diễn.

Không bao giờ Thày nói cho vợ con biết là hôm nay Thày đi đâu, xem cho ai. Về y phục thì cậu đã biết rồi, về các món ăn thì có món dù cả nhà chê, Thày vẫn khen ngon đấy chứ. Theo Thày thì Trời đã cho mình ăn, thì bất cứ món nào cũng không được chê. Thày rất sợ mỗi khi có người nhờ xem sau đó mời ăn cơm. Thày rất vui khi ăn cơm chung với bạn bè. Ở nhà thì Thày thích nhất là món cá ma.

Thày thấy ai có chuyện thì Thày khuyên bảo, chứ không nhất thiết phải nhờ Thày mới nói. Trong bữa cơm khách, nhiều khi người chủ đứng ra mời chả được Thày nói cho câu nào cả. Thày coi mọi người ngang hàng nhau. Bạn bè, người thân và ngay cả con cái người thân.

Thày thường xưng "moi, toi – tiếng Pháp". Người lạ thì ai Thày cũng đều gọi là “Tiên Sinh” dù là Thủ Tướng hay người Binh Nhì. Đối với Thày thì mọi người đều bình đẳng như nhau. Khi còn trẻ Thày uống rượu rất nhiều. Mà toàn là rượu mạnh, như rượu đế, một loại rượu cất từ gạo tẻ, nồng độ rất cao, có khi tới 90 độ, rượu Cognac (rượu của Pháp).

Buổi sáng, vừa thức dậy, dù chưa ăn uống gì, Thày đã uống cả xị đế (xị tương đương với một ly lớn). Về già Thày bỏ rượu mạnh và uống bia. Mỗi ngày Thày uống cả chục chai bia. Khi Thày khoảng sáu chục tuổi, thì Thày chỉ uống một vài chai bia hoặc một ly vang đỏ khi ăn cơm tối với bạn bè còn thì chỉ uống nước trà hoặc nước ngọt. Thày uống rất nhiều nước và thường dùng những ly hoặc cốc lớn và rót thật đầy ly.

Chị nghe nói lúc trẻ, vui anh vui em, Thày có hút thuốc phiện, nhưng sau đó sợ và nể vợ nên Thày thôi không hút nữa. Khi Thày còn trẻ Thày hay nói thẳng. Thày hút thuốc lá tự khi còn trẻ cho tới khi qua đời. Thuốc nào Thày cũng hút, đen hay thơm cũng vậy. Có khi Thày xé nhỏ thuốc lá Gò Vấp, loại thuốc rẻ tiền và rất nặng, trộn chung với thuốc lá thơm như 555 hay Craven A, rồi dùng pipe để hut.

Trong nhà, Thày thường bảo anh chị không bao giờ nên mắng các cháu. Mắng chúng vô lý, chúng cãi lại, chúng sẽ mang tội bất hiếu. Thày không muốn nghe thấy cha mẹ, ông bà nhiếc móc con cháu. Thày rất sợ gặp hay nói chuyện với những người ăn nói hợm hĩnh, kiêu căng, khinh người, rẻ của.

#62 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/11/2013 - 02:46

Thày hồi trẻ có vẽ, hiện ở nhà còn giữ được hai bức tranh, một bức tranh Phật trông rất linh động, và một bức vẽ cảnh trước chợ Đồng Xuân ở Hà Nội. Thày còn vẽ một bức tranh Phật nữa. Bức tranh này được để trong một cái tháp ở sân sau một chùa Tầu và hẹn là 500 năm sau sẽ được mở ra. Chùa này tên là Hoa Nghiêm, số 187/3 đường Trần Kế Xương, Bình Hòa, Gia Định.

Chưa bao giờ thấy Thày chê những thày tướng, thày số khác. Thày luôn nói:

- Họ nói đúng đấy, nhưng...

Tiếng nhưng của Thày dùng để Thày làm rõ thêm câu chuyện cho người nghe, hoặc để Thày khuyên người nghe. Nói về Thần Hoàng Bản Thổ Thày giảng:

- Ở đâu cũng có Thổ Thần. Nhà mình xây thì là nhà mình, còn đất thì mình ở nhờ các Ngài; do đó chủ nhân phải biết đến các Ngài, mà cúng thì gia đình sẽ có sự bình an.

Ông bà nội kể cho chị là:

- Khi còn nhỏ bố mày biếng nhác, chơi bời lêu lổng, đâu cũng là nhà, ngã đâu cũng là giường. Ngủ thì nghiến răng kèn kẹt. Có hôm bố mày ở nhà một gia đình quen ở Hải Dương, bố mày nghiến răng đến nỗi chủ nhà tưởng con gì kêu, thắp đèn đi kiếm khắp nhà. Bố mày rất lười tắm, phải giục mãi mới chịu tắm. Mà tắm thì lại kỳ cọ rất lâu. Có điều lạ là ít tắm mà bố mày vẫn không hôi.

Thày luôn làm phiền lòng các Cụ. Không khuôn phép nào ràng buộc được. Thày ăn mặc thì lôi thôi, lếch thếch. Có lần còn lấy bí tất chân làm bí tất tay nữa. Đầu nhiều khi quấn khăn như đàn bà. Nhiều khi đi đứng thì vặn vẹo như lươn, như rắn, có khi lại lắc lư. Toàn là tật xấu, nên trong nhà đặt tên cho Thày là “thằng Ngộ”, Ngộ đây có nghĩa là điên đấy.

Tuy nhiên, Thày cũng có một vài tính tốt, như là lòng thương người của Thày. Ông bà kể:

- Bố mày tao cho đi học xa, trọ tại nhà ông ký Châu ở Hải Phòng. Tao sắm cho đầy đủ chăn màn, giầy dép...Bố mày đem bán hết để giúp ký Châu, vì thấy gia đình nó nghèo quá. Có lần nó về thăm nhà mà đi chân đất. Ông nội thở dài:

- Thế là lại phải đi mua cho nó.

Thanked by 1 Member:

#63 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/11/2013 - 02:52

Tuy kể cho chị nghe về những tính xấu của Thày, nhưng ông bà cũng rất hãnh diện có một người con “xem tướng như thần”, mặc dù lúc đó Thày chỉ mới nổi tiếng trong làng, xã và chỗ bạn bè xa gần.

Nhà lúc nào cũng có người ngồi chờ để nhờ Thày xem cho. Thày chỉ xem giúp mà không lấy tiền của ai cả. Hồi đó Thày xem khác sau này. Thày xem tay nhiều hơn là xem tướng diện. Thày xem tay phải rồi mới xem tay trái. Thày lật lên, lật xuống, nhiều khi còn lấy cuống chiếu đo nữa.

Chị Dẫn nghe kể lại, Thày có xem cho một người bạn thân của Thày, là bác Lân ở Hải Phòng, Thày bảo:

- Anh có tướng bất đắc kỳ tử. Anh phải kiêng không được đi đêm trong vòng ba tháng.

Ông ta không tin, vẫn đi đánh tổ tôm khuya mới về. Có lần đi chơi khuya về, Ông đi giữa hai người bạn, thình lình bị rắn độc cắn chết ngay tại chỗ. Những chuyện như vậy đã làm cho Thày nổi tiếng. Khi danh tiếng của Thày đến tai một vị Tuần Phủ trông coi tỉnh Quảng Yên, nơi đại gia đình chị ở, tên là Cung Đình Vận. Ông này khét tiếng là ghét VM. Những người Ông nghi đều bị tra tấn rất dã man. Chính Ông đi tuần quanh tỉnh và thường đi qua làng chị.

Một hôm chị thấy có một ông quan cưỡi ngựa dừng lại trước cổng nhà ông chị. Hỏi ra mới biết là quan Tuần Phủ Cung Đình Vận. Ông ta cho lính vào gọi Thày ra, nhưng Thày đi vắng nên ông nội chị ra. Vẫn ngồi trên ngựa, ông bảo ông nội chị:

- Cụ Quản có ông con trai coi tướng tài lắm, khi nào ông ấy về nhớ bảo ông ấy tới dinh tôi nhé.

Ông nội chị lúng túng nói gì chị không nghe rõ. Ông Tuần Phủ đánh ngựa bỏ đi không thấy nói gì nữa. Không biết sau đó ông ta có đến nữa không, chỉ biết sau đó ông ta dùng trát đòi Thày tới hầu. Chị chả biết trát là gì, chỉ thấy khi nhận được trát đòi, Ông nội chị có vẻ lo sợ lắm. Khi Thày về ông nội bảo:

- Diễn ơi! Mày không vào hầu nó là mày giết cả nhà đó. Nó là Quan Tuần mà tao chỉ là Quan về hưu. Nó thù nó vu cho gia đình này là VM thì chết cả lũ.

Chị nghe thấy Thày trả lời ông nội:

- Con có tội gì mà nó đòi bằng trát! Con không tới để xem họ làm gì con.

Thày vẫn đi đi, về về bất thường như trước. Ông nội chị sợ quá, nhất là sợ cho ông con bất kham này. Không biết tướng tinh của Thày ra sao, chỉ biết là không những ông Cung Đình Vận đã không thù Thày, mà chỉ cho người theo dõi đường đi nước bước của Thày.

#64 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/11/2013 - 02:59

Rồi một hôm khi Thày ở tỉnh về thăm nhà, vừa bước lên đò thì ông cưỡi ngựa tới và Thày đã về dinh với ông ta. Chị không biết chuyện gì xẩy ra sau đó: Thày có xem cho ông ta hay không? Chỉ biết là sau đó ông ta còn mời Thày vào dinh một hai lần nữa.

Từ khi còn trẻ, Thày nể hay thích ai là do tình cảm cá nhân, chứ quyền hành chức vị đối với Thày không quan trọng lắm. Khi Thày còn ở Quảng Yên thì nhiều người gọi Thày là “Thày Bói Diễn”, có người còn gọi Thày là “Thày Ma Xó”. Mãi tới khi gia đình chị dọn ra Hà Nội lúc đó người ta mới gọi Thày là “Thày Tướng Diễn”.

Cũng vì từ khi lên Hà Nội, khi xem cho ai ít khi Thày cầm tay nữa mà chỉ quan sát người đó, rồi nói về tướng của người đó hoặc trả lời câu hỏi của người đó. Thày đi về bất thường. Gặp bữa thì ăn. Không gặp bữa thì còn gì ăn nấy. Không bao giờ chị nghe thấy Thày than phiền, hay đòi hỏi gì về chuyện ăn uống cả.

Có một thời gian Thày đi biệt tăm suốt hơn hai năm trời. Gia đình đều lo sợ, nhưng không ai dám nói là chết. Khi Thày về, Thày cũng chả cho ai biết là Thày đã đi đâu. Trong thời gian chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp, gia đình luân lạc tới làng Hạ Lễ, tất cả dân làng này đều theo đạo Thiên Chúa. Thày chẳng hiểu luật lệ, ất giáp gì hết, dân làng ai đến nhờ xem tướng Thày đều xem cho hết.

Dân làng náo động lên. Sự việc đến tai cha Xứ. Cha đến tận nhà thày mẹ chị đang ở nhờ. Chả hiểu cha nói gì, chỉ biết là kể từ hôm đó Thày không xem cho ai nữa. Thày vẽ một bức tranh “Chân Dung Chúa” to như người thật để tặng nhà thờ. Bức tranh được cha Xứ treo ngay giữa nhà thờ.

Trong buổi lễ treo tranh “Chân Dung Chúa”, gia đình chị đều quì trước Chúa. Gia đình chị tiếp tục ở lại làng Hạ Lễ cho tới khi “dinh tê” về lại Hà Nội. Lúc ra đi cha Xứ làm lễ tiễn, cầu nguyện Chúa ban ơn lành cho gia đình chị về được bình yên. Dân làng đi tiễn, có người còn khóc nữa. Dân làng này có thói quen trùm khăn trắng, nên khi nhìn lại chị tưởng như là họ đang đi đưa đám ma vậy.

Trong thời gian ở Hạ Lễ, Thày chuyên vẽ hí họa, nghĩa là người có tướng con thỏ thì thày vẽ họ như con thỏ, rồi người có tướng chim, khỉ, cọp... Khi về đến Hà Nội thì Thày lại vẽ được ba, bốn bức tranh “Phật” nữa. Thày cho ai thì chị không biết, chỉ còn lại một bức “Đức Quán Âm” hiện còn đang treo tại nhà anh chị.

Thanked by 2 Members:

#65 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/11/2013 - 08:48

Tác Giả Và Cụ Ngô Hùng Diễn.

Mùa Hè năm 1965 tôi được một người bạn dẫn tới nhà Cụ Ngô Hùng Diễn để xin Cụ xem tướng. Tôi đã nghe tiếng Cu từ lâu nhưng không quen ai để nhờ giới thiệu. Cụ không nhận thù lao và chỉ xem cho những người quen biết nên không quen biết thì khó mà được Cụ xem.

Chúng tôi đến nhà Cụ ở đường Hiền Vương, Sài Gòn vào khoảng ba giờ chiều. Trời nắng nhưng không khí không oi ả lắm. Người bạn tôi đã quen Cụ nhiều năm và vẫn thường thăm Cụ để xin ý kiến Cụ. Đã có hẹn trước nên khi chúng tôi đến được Cụ Bà đưa thẳng ngay vào phòng ngủ của Cụ Ông. Phòng ngủ của Cụ cũng là nơi Cụ tiếp những người thân của Cụ. Không quen thân thì phải đợi ở phòng khách.

Cụ vừa mới ngủ trưa dậy và còn đang tắm. Trên giường ngủ nhỏ có trải một tấm chiếu, góc giường có cái chăn vải mỏng và đầu giường có một cái gối bằng mây mang từ ngoài Bắc vào. Bên cạnh giường, sát vào tường đối diện với giường ngủ, có hai, ba cái ghế gỗ để bạn bè ngồi.

Cụ Bà bưng ra ba ly nước trà nóng. Một cái ghế được dùng làm bàn. Hai cái còn lại dành cho anh bạn tôi và tôi. Một lúc sau thì Cụ đi ra từ cánh cửa ở hông buồng. Vừa đi Cu vừa chải đầu. Khi thấy chúng tôi đứng dậy chào Cụ thì Cụ nói luôn mấy lần:

- Mời hai tiên sinh ngồi chơi. Xin lỗi, xin lỗi, trời nóng quá, phải tắm mới chịu được.

Cụ ngồi xuống một mép giường, cầm một ly nước rồi mời chúng tôi uống nước. Anh bạn tôi giới thiệu tôi với Cụ. Mỗi câu của anh, Cụ chỉ vâng, vâng. Như nghe mà cũng như không nghe. Cụ không nhìn chúng tôi mà chỉ chăm chú vào điếu thuốc “rê” mà Cụ đang vê trên mấy đầu ngón tay. Sau khi anh bạn tôi nói xong thì Cụ bảo anh ấy có thể về, cứ để tôi lại với Cụ. Thấy Cụ nói vậy, anh bạn tôi bỡ ngỡ lắm, anh nói lí nhí mấy câu rồi đứng dậy ra về.

Tôi vì được người quen thân của Cụ giới thiệu và cũng có thể dưới mắt Cụ tôi có thể được liệt vào thành phần thân thuộc sau này, nên Cụ đã xưng “toa, moa” với tôi ngay từ đầu. Thật là bất ngờ. Cụ chậm rãi hút vài hơi thuốc, rồi Cụ hỏi lại tên tôi. Khi Cụ hỏi, tôi thấy mắt Cụ tỏa ra một luồng ánh sáng bao phủ tôi. Luồng ánh sáng này ấm áp và êm ái. Tôi thấy dễ chịu và tự nhiên hơn.

Sau đó Cụ và tôi còn trao đổi nhau một vài câu nữa như trời ở ngoài có nóng không. Trong lần đầu gặp gỡ, tôi được Cụ chỉ cho năm điều.

Thứ nhất: Nếu tôi lập gia đình trước 25 tuổi, thì trước 28 tuổi vợ chồng không bỏ sống cũng bỏ chết. Sau này có lập lại gia đình thì vẫn rơi vào trường hợp có vợ thì không có con, mà có con thì không có vợ.

Thứ hai: Sắp bị nạn chết bất đắc kỳ tử ở ngoài đường vào buổi sáng, lúc trời còn nhá nhem tối, có thể do vật từ trên cao rơi xuống đầu.

Thứ ba: Sau này có thời gian phải xa con tới mười năm. Trong suốt thời gian này không có cách gì gặp được con.

Thứ tư: Khoảng 35 tuổi sẽ làm cho cơ quan kinh tế tài chánh quốc tế. Khởi đầu sẽ báo hiệu bằng cách đổi nghề, sang làm cho một cơ quan giống như một hội đồng.

Thứ năm: Nếu tránh được tai nạn chết ở ngoài đường vào buổi sáng sớm, thì có thể sẽ thọ tới 80 tuổi. Cuộc đời phong lưu, không giàu mà cũng không nghèo, công danh chẳng cao mà cũng chăng thấp.

Những điều Cụ nói khiến tôi xúc động. Cho tới nay, sau 45 năm, năm điều Cụ dạy đã xẩy ra gần hết.

Thứ nhất: Tôi lập gia đình đúng năm tôi 25 tuổi. Năm 26 tuổi vợ tôi sinh được một đứa con gái. Con bé sống được có bảy ngày thì chết. Vợ tôi bình yên. Năm tôi 27 tuổi, vợ tôi sinh được một đứa con trai. Vợ tôi bệnh nặng rồi qua đời tại dưỡng đường nổi tiếng ở Sài Gòn, của Bác sĩ Giáo sư Thạc sĩ Trần đình Đệ. Con trai tôi được an lành. Sau này tôi lập lại gia đình. Đúng như Cụ dạy, có vợ thì không có con mà có con thì không có vợ.

Thứ hai: Năm tôi gặp Cụ là 1965, lúc đó tôi 28 tuổi. Khi đó tôi đang làm nghề dạy học. Ngay sau khi vợ tôi chết thì gia đình vợ tôi gieo cho tôi rất nhiều oan ức. Nguyên nhân chỉ vì gia đình tôi rất nghèo, tôi lấy vợ giàu mà lại hơi cứng đầu. [Tôi và vợ tôi phân biệt tài sản]. Gia đình vợ tôi vu cáo cho tôi đủ thứ chuyện và dùng mọi cách hại tôi để bắt con trai tôi.

Để khuây khỏa tôi đi đánh bài ở nhà bạn bè. Lúc đó ở Sài Gòn giới nghiêm từ 12 giờ đêm cho tới 5 giờ sáng. Những khi lỡ, tôi ngủ lại ở nhà bạn, đợi tới hết giới nghiêm mới về. Cây cối ở Sài Gòn thời bấy giờ không được trông nom nên nhiều người đã chết vì cành cây gẫy. Tôi có thể cũng ở trong số những người bất hạnh ấy nếu không có lời Cụ dạy.

Thứ ba: Đây là chuyện tương lai, lúc đầu thì ưu tư, nhưng rồi tôi cũng không nghĩ tới nữa. Năm 1974, tôi được đi Mỹ tu nghiệp. Năm 1975, miền Nam thất thủ vào tay chính quyền Hà Nội. Các con tôi kẹt ở Sài Gòn cho tới năm 1983 mới được đoàn tụ sau bao nhiêu khó khăn. Hầu hết những người tôi biết ở trường hợp gia đình bị kẹt ở Sai Gòn như gia đình tôi, đều được đoàn tụ sau hai, ba năm. Riêng tôi phải đợi đến chín năm.

Thứ tư: Tôi tuy làm nghề dạy học, nhưng ngay từ khi ra trường Đại Học Sư Phạm và Đại Học Khoa Học, tôi đã có ý định đổi nghề. Đây cũng là “định mệnh”. Thời đó, Giáo sư Toán ở Sài Gòn mở lớp luyện thi kiếm rất nhiều tiền. Tôi quyết định ngoài số giờ dạy ở trường công lập, tôi chỉ dạy rất ít giờ ở trường tư, để kiếm đủ tiền nuôi bố mẹ và bốn đứa em. Thì giờ rảnh thì học tiếng Anh, tập võ, dạy khí công, sau đó ghi tên học thêm.

Năm 1971 tôi đậu thủ khoa Cao Học Chính Trị Kinh Doanh và cũng nhờ đó tôi được nhận vào làm chuyên viên bán thời gian cho Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội. Năm sau tôi sang làm chuyên viên tham vấn cho Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia. Năm 1974 tôi đi Hoa Kỳ tu nghiệp, năm 1975 tôi xong khóa Quản Trị Xí Nghiệp. Năm sau vào làm chuyên viên tài chánh cho Ngân Hàng Thế Giới và về hưu sau 25 năm làm việc cho cơ quan này.

Thứ năm: Cuộc đời tôi như lời Cụ dạy, suốt đời làm việc chuyên môn. Hơn bẩy năm trước tôi bị bệnh, nhưng đã khỏe lại rất nhanh. Bây giờ ngoài bẩy mươi, tôi vẫn theo lối sống của Cụ để thân, tâm an lạc, vẫn chuyên cần tập luyện các môn bồi dưỡng nhân khí và thư giãn gân cốt để giữ gìn sức khỏe, thêm vào đó, y khoa ngày nay rất tiến bộ; do đó, tôi hy vọng sống được đến tuổi như Cụ đã dạy.

Thanked by 1 Member:

#66 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/11/2013 - 08:51

Ước nguyện của tôi là quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn được hoàn tất, để kiến thức hi hữu của Cụ Ngô Hùng Diễn được góp một phần nào vào công trình nghiên cứu về nhân tướng, hầu giúp cho những người cần tìm sự thăng bằng trong cuộc sống, có thể tìm thấy ít điều hữu ích trong tài liệu này.

Thời gian mà Cụ xem cho tôi khoảng nửa tiếng đồng hồ. Nét mặt Cụ vẫn bình thản như người ngồi thiền vậy. Tôi không dám hỏi gì Cụ sợ đứt quãng dòng cảm hứng của Cụ. Khi Cụ nói xong điều thứ năm thì Cụ ngừng lại, vê thuốc hút, hớp ngụm nước trà, chép chép miệng mấy cái, nhìn tôi, rồi nói sang chuyện khác như không có gì quan trọng cả.

Cụ hỏi tôi chiều nay có rảnh không. Khi biết tôi rảnh, Cụ rủ tôi đi xi-nê-ma. Cụ bảo tôi xi-nê Đa-kao ngay trước hẻm nhà Cụ đang chiếu hai phim hay lắm. Trong hai phim có một phim do danh hài của màn bạc Pháp là Fernandel đóng, tên phim là L’Homme A Deux Faces. Cụ và tôi sóng đôi đi bộ. Ra khỏi nhà được chừng năm, mười phút thì thình lình Cụ hỏi tôi:

- Toa có muốn học tướng không?

Tôi thưa với Cụ là tôi rất thích nghiên cứu về tướng số. Nhưng hình ảnh và cách mô tả trong sách vở rất khó mà áp dụng sang người được. Tuy nhiên, giác quan thứ sáu đã giúp tôi cảm nhận được rất nhiều điều hữu ích về người đối diện. Tôi hỏi Cụ vì sao Cụ hỏi tôi có muốn học tướng không. Cụ cười, rồi nói:

- Toa có âm dương nhãn

Cụ lại nói tiếp:

- Toa dễ tin người lắm, biết một chút tướng cũng có ích.

Khi xem phim, Cụ chỉ cho tôi cách quan sát trán, quan sát các thớ thịt trên má của Fernandel. Cụ bảo Fernandel có trán “écran”, nghĩa là trán vuông và phẳng như màn ảnh. Người có trán “écran” thì thông minh, tài giỏi, nổi tiếng. Nếu phần trên mà hơi nghiêng ra sau như “bức tường đổ” là tướng đàn anh thiên hạ.

Cụ giảng cho tôi về những thớ thịt trên má, chạy từ đuôi mắt xuống tới má, trông uốn lượn như sóng, khỏe và đẹp, được gọi là “vân thủy”. Người có vân thủy thì thành công do tài năng chứ ít trông vào may mắn. Mỗi vai mới ra nếu thấy có gì đặc biệt Cụ đều nhắc tôi quan sát.

Thanked by 1 Member:

#67 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/11/2013 - 08:57

Từ hôm đó, mỗi khi rảnh tôi thường chạy xuống Cụ hoặc là chạy đến nơi Cụ đang xem cho người ta để có dịp Cụ chỉ bảo cho đôi điều. Những khi hai ông con cùng rảnh thì đi ăn phở, rồi tìm nơi mát mẻ ngồi uống bia, nói chuyện. Những dịp này tôi học được rất nhiều. Càng học tôi càng thấy tướng học thật vô cùng, vô tận và THƯỢNG ĐẾ toàn năng đã tạo ra con người với bao nhiêu kỳ bí và ưu việt. Tôi dành nhiều thì giờ vào việc học tướng, tìm hiểu và học lối sống vô vi của Cụ.

Chiều hôm đó, ở rạp xi nê ra, Cụ và tôi ngồi ở một quán bên đường, mỗi người uống một chai bia. Saigòn nóng bức nên nhiều người có thói quen giải khát bằng bia ướp lạnh. Buổi tối tôi mời Cụ đi ăn cơm. Cu bảo ăn gì cũng được. Về sau tôi mới biết là Cụ rất dễ trong việc ăn uống. Ăn gì Cụ cũng khen ngon, uống thì một chai bia 33, khi ăn hoăc một lon xá xị, một loại nước ngọt chai rẻ tiền, khi giải khát. Tôi đưa Cu vào nhà hàng Chez Albert, một tiệm cơm tây bình dân nhưng đồ ăn khá ngon.

Sau cơm tối, tôi đưa Cụ về nhà, dắt Cụ vào tận trong phòng. Ra về tôi thấy lòng biết ơn Cụ dào dạt. Cụ đã dành cho tôi một tình thương và sự cảm thông mà tôi rất cần. Cụ lại vẽ cho tôi một bức tranh về cuộc đời tôi với những nét chính, không vướng mắc với những chi tiết rườm rà. Tôi thấy người nhẹ nhõm. Những buồn phiền, oan ức đè nặng trên vai tôi từ ngày vợ tôi qua đời tự nhiên như có người lấy đi khỏi vai tôi.

May mắn bắt đầu đến với tôi. Điều may mắn bất ngờ nhất đối với tôi là trong suốt ba năm gia đình vợ tôi không liên lạc gì với bố con tôi thì tự dưng tôi nhận được thư của bố vợ tôi gửi từ Pháp về. Bức thư dài bẩy trang. Cụ giải thích về nhiều điều đã xẩy ra, rồi kết thúc: Thôi bố con mình hãy coi chuyện cũ như không có. Một năm sau khi tới Mỹ, con trai tôi xong trung học, hai bố con sang Pháp thăm cô, cậu đằng mẹ cháu, mua nhang đèn ra viếng mộ hai Cụ.

Tôi hy vọng học được môn Nhân Tướng để sau này có thể nối gót Cụ góp một phần nào vào việc giúp cho những người cần một vài câu an ủi để lấy lại thăng bằng cho cuộc đời. Tôi đã một phần nào thực hiện được lời

ước này từ ngày Cụ qua đời. Chúng tôi giúp người một cách vô vị lợi, không nhận tiền bạc, quà cáp và cũng không nhận ân huệ của những người chúng tôi giúp.

Cụ mất vào ngày mồng 5 tháng 4 năm 1974. Trước đó đúng ba mươi ngày, mới sáng sớm tôi đã đến Cụ, vì tối hôm trước Cụ ghé qua nhà tôi nhắn bố tôi là sáng mai Cụ muốn gặp tôi sớm. Khi tôi tới thì trong phòng khách đã có mấy người đợi. Cụ bảo tôi nói với cụ Ba ra xin lỗi khách hộ vì Cụ trót có hẹn phải đi gấp không tiếp ai được. Sau khi người khách cuối cùng ra về thì Cụ bảo tôi:

- Thôi mình đi.

Tôi đưa Cu ra xe. Tôi rủ Cụ đi ăn Phở Gà Hiền Vương, Cụ gật đầu. Ăn phở xong tôi đưa Cu xuống Chợ Lớn chơi. Hai bác cháu đậu xe rồi xuống tản bộ. Hai bên đường phố có nhiều quán bán đủ mọi loại mặt hàng, rất vui, rất đẹp mắt. Gần trưa hai bác cháu vào một nhà hàng Tầu ăn cơm trưa. Ăn cơm xong tôi đưa Cụ về nhà tôi để Cụ ngủ trưa. Cụ có thói quen là phải có giấc ngủ trưa mới được. Ngủ dậy, Cụ thích nhất là có ly nước chè xanh, thật nóng. Nếu lại có vài miếng kẹo lạc thì nhất.

Hôm đó tôi có đủ những cái Cụ ưa thích. Hai bác cháu nằm trên giường nói chuyện cho tới chiều mát mới dậy đi ra một quán ngoài bờ sông Sài Gòn ngồi uống bia và hóng mát. Sau cơm tối, chúng tôi đi xi-nê và mãi hơn mười giờ đêm mới ra về. Về tới Đa kao, khi vừa đi qua rạp Xi nê mà Cụ và tôi đã đi vào ngày đầu tiên gặp Cụ thì Cụ bảo tôi ghé quán nước bên đường làm chai bia. Đây cũng là quán nước mà chín năm về trước hai bác cháu đã ngồi uống bia sau khi ở rạp xi nê ra.

Ngồi được một lúc thì Cụ nói:

- Đến bây giờ toa đã chứng kiến rất nhiều những “mẫu” mà người học tướng cần phải biết. Ngoài ra những gì moa biết được moa cũng đã nói cho toa nghe rồi. Nếu còn điều gì khi toa xem mà thấy không có lời giải thì đừng mất bình tĩnh, cứ nghĩ thì sẽ ra.

Khi Cụ nói thì tôi nhìn Cụ. Tôi rùng mình vì mặt Cụ đã bao phủ tử khí. Hai bác cháu nhìn nhau. Không ai nói với ai câu nào trong một lúc khá lâu. Ngồi một lát nữa thì Cụ bảo đi về. Tôi đưa Cụ về, dắt Cụ vào phòng rồi đi về. Trên đường về nhà tôi rất buồn vì biết giờ chia tay với người Thày đáng mến đã đến.

Sáng hôm sau tôi xuống Cụ rất sớm. Cụ đang bị sốt do sưng gan. Cụ từ khước không đi nhà thương, không chữa trị thuốc men mặc dù trong số bạn hữu của Cụ có rất nhiều người trong giới Y khoa. Ngày nào tôi cũng xuống ngồi cạnh Cụ cho tới khuya mới về. Nét mặt Cụ rất bình thản, nói năng tự nhiên. Những lúc cơn đau hành, Cụ đành phải uống vài viên thuốc chống đau.

Ngày thứ ba mươi thì Cụ bất tỉnh nhân sự. Anh em bàn nhau đưa Cụ vào bệnh viện để chích thuốc chống đau cho Cụ để Cụ đi được nhẹ nhàng. Chiều ngày hôm sau, mồng 5 tháng 4 năm 1974, Cụ đã ra đi bình yên. Tôi được gia đình Cụ chỉ định cúng Cụ bát cơm đầu tiên. Đám tang Cụ, rất đông người đã đến để tiễn biệt Cụ.

Thái Minh Trần Quang Quyến

Thanked by 6 Members:

#68 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/11/2013 - 09:04

Kính Chào Quý Vị.

Chân thành cảm ơn tất cả quý vị vào đọc truyện và góp ý.

Trân trọng.

hiendde

#69 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 10:50

Truyện đọc thêm

Để mở đầu thư, tôi xin phép được kể lại một vài mẩu chuyện khá kỳ lạ mà tôi thấy không sao giải thích được.

Hôm 29 tháng 7, 1981, tôi và nhà tôi làm một bữa tiệc nho nhỏ, mời bạn bè đến uống rượu chơi cho vui. Tình cờ hôm ấy lại đúng vào ngày diễn ra cuộc hôn lễ giữa công nương Diana và thái tử Charles của hoàng gia Anh. Đám cưới vương giả này được cử hành với đầy đủ nghi thức cổ truyền hết sức long trọng, và được hơn 750 triệu người trên khắp thế giới theo dõi qua các đài truyền hình quốc tế.

Chúng tôi cũng rủ bạn bè ra bật TV lên coi. Mọi người đều trầm trồ khen ngợi khi thấy đôi uyên ương Charles và Diana ngồi trên chiếc xe tứ mã lộng lẫy, với đoàn lính hầu cưỡi ngựa đi hộ vệ. Ai cũng háo hức muốn coi mặt vị vua và hoàng hậu tương lai của nước Anh, và người coi kỹ nhất là anh Trần Quang Quyến, một trong những khách mời của chúng tôi hôm ấy.

Coi xong, anh có vẻ đăm chiêu suy nghĩ, rồi nói một câu khiến cả bọn chúng tôi đều ngỡ ngàng, sửng sốt:

- Cô này không có tướng hoàng hậu cho nên sẽ không bao giờ lên ngôi hoàng hậu được đâu!

Tôi vốn không tin tướng số nên chỉ mỉm cười hoài nghi, nhưng nhà tôi thì hỏi lại ngay:

- Anh nói gì lạ thế? Nữ hoàng Elizabeth hiện giờ đã lớn tuổi, chỉ vài năm nữa là bà sẽ truyền ngôi lại cho thái tử Charles, thì đương nhiên Diana sẽ là hoàng hậu chứ còn ai vào đó nữa?

Nhưng anh Quyến vẫn trầm ngâm đáp lại:

- Tôi không thể đi vào chi tiết ngay bây giờ được, nhưng chị cứ để ý chiêm nghiệm xem tôi nói có đúng không.

Bây giờ thì cuộc tình “như chuyện thần tiên” của Charles-Diana đổ vỡ như thế nào, và cuộc đời huy hoàng nhưng ngắn ngủi của công nương Diana ra sao, mọi người đều đã biết rõ, nhưng tôi vẫn còn kinh ngạc về lời tiên đoán quả quyết hôm ấy của anh Trần Quang Quyến.

Những ai yêu nhạc Lê Uyên Phương chắc còn nhớ là sau ngày 30 tháng tư 1975, cặp vợ chồng nghệ sĩ này đã bị kẹt lại ở Việt Nam hơn ba năm rồi mới xuống thuyền vượt biển sang được đến Mỹ. Chuyến vượt biển của họ đầy gian nguy khổ cực. Thuyền bị bão đánh tơi tả, hết gạo, hết nước, mọi người nằm thoi thóp chờ chết. Cuối cùng thì họ cũng được cứu thoát và đến được bến bờ tự do, nhưng với hai bàn tay trắng.

Được biết về hoàn cảnh khó khăn của họ lúc ấy, vợ chồng tôi đã mời họ sang chơi và tổ chức một buổi trình diễn gây quỹ cho đôi song ca này, ngay tại tư gia, với khoảng hơn một trăm bạn bè tới dự. Buổi trình diễn đầu tiên ấy của Lê Uyên Phương ở vùng Hoa Thịnh Đốn đã hết sức thành công, cả về phương diện nghệ thuật lẫn tài chánh.

Mọi người tới dự đều rất hân hoan, và riêng Lê Uyên Phương thì đặc biệt phấn khởi vì cảm tình nồng hậu mà khán thính giả dành cho họ. Cô Lê Uyên thấy trong số khách mời của chúng tôi có cả anh Trần Quang Quyến thì mừng lắm vì cô đã biết anh từ Việt Nam, và được nghe danh tiếng anh là một người coi tướng có biệt tài, đệ tử chân truyền của nhà tướng mệnh học số một Việt Nam, là cụ Diễn. Cô bèn nói nhỏ với anh, để nhờ anh coi hộ xem tương lai của vợ chồng cô trên đất Mỹ xa lạ này rồi đây sẽ ra sao.

Khi mọi người đã ra về hết và vợ chồng Lê Uyên Phương đã đi nghỉ, anh Quyến vẫn còn ngồi nán lại nói chuyện riêng với chúng tôi. Anh bảo:

- Tôi vừa coi tướng cho họ và vẫn còn cảm thấy xốn xang mãi trong lòng.

Nhà tôi thắc mắc hỏi:

- Sao vậy anh? Chắc anh thấy là sự nghiệp ca hát của họ ở bên này sẽ gặp nhiều khó khăn?

- Cái đó là chuyện nhỏ. Điều khiến cho tôi xốn xang là tôi thấy vợ chồng họ sắp bỏ nhau đến nơi rồi.

Nhà tôi mở tròn con mắt, không tin:

- Anh nói làm sao ấy chứ! Cặp Lê Uyên Phương này đã tha thiết yêu nhau từ hồi mới lớn. Đã có lúc Phương tưởng là mình bị ung thư, chẳng còn sống được bao lâu nữa, vậy mà Uyên vẫn nhất định lấy Phương, bỏ nhà đi theo Phương, cho nên Phương mới viết những lời ca tặng Uyên. Rồi cái chuyến vượt biển, trăm phần chết một phần sống, mà họ vừa cùng nhau trải qua, lại càng khiến cho họ gắn bó với nhau hơn. Làm gì có chuyện họ sắp bỏ nhau được?

- Tôi chỉ thấy tướng mệnh hiện ra như thế nào thì tôi nói thế ấy. Tuy nhiên, lúc nãy tôi chỉ nói với họ là họ sẽ vẫn tiếp tục được công chúng yêu mến, nhưng họ không có số giàu, đại khái là vừa đủ ăn thôi. Còn chuyện họ sắp tan rã, tôi chỉ nói riêng với anh chị, là chủ nhà, để chúng ta cùng chiêm nghiệm xem sao, chứ tôi không hề nói với họ, vì không muốn gieo vào đầu họ cái ý nghĩ ấy, khiến cho họ bị ám ảnh rồi đâm ra bỏ nhau thật. Tôi đâu có muốn cái trách nhiệm đó. Và cũng xin anh chị đừng nói với bất cứ ai, nhất là với họ.

Chúng tôi đã giữ kín chuyện này. Chỉ mấy năm sau đó, Lê Uyên Phương quả thật đã bỏ nhau như mọi người đều biết cả, và bây giờ thì Phương cũng đã qua đời, nên chúng tôi mới nhắc lại chuyện cũ để chứng nghiệm một lời tiên đoán của anh Quyến từ hơn ba chục năm trước.

Từ hồi nhỏ, tôi vốn là người có đầu óc thực nghiệm, không tin vào khoa học huyền bí. Nhưng càng sống lâu, tôi càng cảm thấy là hình như con người có một số mệnh do đấng Tạo Hóa an bài cho họ. Và phải chăng phép coi tướng có thể cho người ta thấy trước được phần nào cái số mệnh đó, như những trường hợp vừa nêu trên?

Lê Văn

Thanked by 4 Members:

#70 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 04:30

NHẬT BÁO LỬA SỐNG NGÀY 07.11.1955

MỘT GIANG HỒ THUẬT SĨ ĐÃ NÓI GÌ VỀ TAY TRÙM BÌNH XUYÊN?

Lê Văn Viễn: Lạc thảo lập nghiệp. Người đã làm nhiều việc thất đức.

1. Mở Bình Khang: Đại thất đức

2. Buôn thuốc phiện: Đại thất đức

3. Mở sòng Kim Chung: Đại thất đức

4. Nhiều điều thất đức lặt vặt nữa.

Ngày sau anh sẽ mất hết sự nghiệp, các tay chân sẽ bỏ anh khi anh lâm nạn. Lúc chết sẽ không gặp mặt vợ con, mặt gục xuống đất ở một miền xa, một viên đạn bắn sau gáy.

Hồi đó khoảng chừng hội nghị Genève, có một nhà tướng số ở Hà Nội vào chơi với bạn bè trong Sài Gòn. Người đó đã nổi tiếng từ lâu ở ngoài đất Bắc, vì có dị tài như “ma xó” về dĩ vãng, hiện tại, vị lai của những người mà ông ta cao hứng xem dùm.

Rất nghèo nàn, nhưng ông ta không bao giờ xem tướng lấy tiền của ai. Ông thày tướng đó sống khá dở hơi. Đầu tóc xõa che cả mắt, quần áo lại lôi thôi, lốc thốc, đi giầy không tất. Trông ông ta có vẻ là một nghệ sĩ hơn là một thày tướng. Đã không nói, dù tiếp đãi trọng vọng đến thế nào ông ta cũng không hé răng.

Đã nói, tự nhiên cao hứng nói luôn không cần người ta nhờ cậy xem giúp gì cả. Nhưng lúc ông “thày tướng nghệ sĩ” đó nói, thì người nghe phát rùng mình vì sự quyết đoán rất đáng sợ, chắc nịch, sỗ sàng bất chấp cả xã giao.




Thanked by 1 Member:

#71 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 04:36

Hồi tản cư, ông ta hay về Hưng Yên, một buổi đi chơi với mấy công chức đến một trạm gác, du kích mời vào hỏi giấy tờ. Trong lúc bị xét hỏi giấy tờ, ông “thày tướng tài tử” đó chăm chú nhìn từng anh du kích một.

Khi rời điếm gác, ông ta quay bảo mấy người đồng hành rằng:

- Tất cả bọn du kích vừa rồi sắp đến ngày tận số hết, không cách nào thoát được.

Điếm gác đó cách xa mặt trận hàng mười lăm cây số. Chỉ cách hôm đó mấy chục tiếng tiếng đồng hồ, một sớm, lúc cả bọn đang nằm ngủ thì quân ngoại nhân đột kích từ tỉnh về, vớ đượ, bắn chết tất cả.

Hồi Hoàng trọng Phu đang quyền cao chức trọng, nghe danh ông ta, mời đến nhà, tiếp đãi nồng hậu, cung kính đến cả tháng trời, có ý nhờ ông ta coi giúp. Nhưng sau mấy chục hôm làm thượng khách nhà “cụ Thiếu Hà Đông”, một buổi sớm thày tướng chào ra về.

“Cụ Thiếu” nể quá không dám ngỏ lời, bèn tiễn ra cổng đoạn quay vào. Một người nhà “cụ Thiếu” bèn tiễn thêm mấy bước, đoạn lễ phép:

- Thưa ngài, cụ Thiếu nhà tôi có lòng yêu mến ngài, mời ngài đến chơi, có ý nhờ ngài nói cho vài câu, nhưng nể quá không dám ngỏ ý.

Thày tướng bèn thản nhiên:

- Còn nói gì nữa. Hết rồi còn gì.

Dứt lời, thày rũ áo đi thẳng. Chỉ ít hôm sau, Nhật đảo chính và từ đó nha “cụ Thiếu” xuống dốc rất nhanh, không ai tưởng tượng được.


Thanked by 1 Member:

#72 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 04:42

Đại khái một vài giai thoại khoa học huyền bí như thế và còn nhiều chuyện “nói như ma” của ông thày tướng tài tử ấy được chuyền hết các giới, nên khi ông ta vào Sài Gòn có nhiều người tai to mặt lớn, cầu cạnh mời xem cho kỳ được. Trong số những người mời ông ta có cụ Nguyễn phan Long và Lê văn Viễn.

Được biết tiếng thày tướng “ma xó” Ngô hùng Diễn, Bẩy Viễn nhờ Lê văn Ngọ và hai tay đàn em bự đến mời ông ta. Vì bị mời quá ư khẩn khoản, ông Ngô hùng Diễn bất đắc dĩ phải nhận lời.

Hồi đó Bẩy Viễn đang hét ra lửa, ai đến cũng tỏ ra cung kính rất mực. Tối đó trong bữa tiệc có hầu hết các tay chân của Bẩy Viễn, nhưng vắng Lai hữu Tài và Lai hữu Sang. Sang đang làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An.

Tiệc tan, Bẩy Viễn nhờ Ngọ mời thày tướng vào mật thất uống mác-ten sô-đa nói chuyện thân mật. Quanh bàn rượu có mười tay Bình Xuyên cỡ lớn, những tay có thể nuốt tươi những kẻ nào làm mếch lòng họ.

Cạn ly mác-ten thứ nhất, “thày tướng nghệ sĩ” còn thưa thưa, gửi gửi, thiếu tướng, thiếu tiếc...

Cạn ly thứ hai, thày hạ xuống ông ông ông Bẩy.

Cạn ly thứ ba, thày gọi phăng trùm Bình Xuyên là anh mà rằng:

- Tướng anh là tướng lạc thảo, ăn cướp gặp may nên nghiệp lớn. Trong việc dựng nghiệp, anh đã làm nhiều việc thất đức. Mở Bình Khang là một điều đại thất đức. Buôn bán thuốc phiện là hai điều đại thất đức. Mở sòng bài Đại Thế Giới Kim Chung là ba điều đại thất đức. Còn nhiều điều thất đức lặt vặt nữa. Ăn xổi, tất ở thì nếu không có đức, không ở được địa vị này bền đâu.

Bẩy Viễn bảo:

- Nhưng hàng vạn quân phải nuôi, nếu không có các thứ thuế đó, tôi cũng phải cho chúng đi ăn cướp mất.



#73 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 04:47

Lê văn Ngọ sợ hãi, làm hiệu cho thày tướng. Nhưng rượu nóng mặt, thày tướng không cần giữ ý chi nữa, thấy sao nói vậy, cứ toạc móng heo ra:

- Chung quanh anh toàn những kẻ gian xảo, quỷ quyệt, lúc phú quí họ bám chặt lấy anh, nhưng lâm nạn họ bỏ anh ngay. Anh sắp nguy đến nơi rồi.

Bẩy Viễn nói:

- Có cách nào cứu được không?

Thày ngẫm nghĩ một lát, đoạn lại thản nhiên đọc từng nét tướng trên mặt trùm Bình Xuyên và kết luận:

- Phải thi đức ngay tự phút này. Phải thay hết những tay chân trọng yếu đi mới được. Những kẻ hiện nay sẽ là những kẻ hại anh đến nơi đó.

Bẩy Viễn lại hỏi:

- Vậy phải làm thế nào?

Thày lắc đầu:

- Tôi không biết gì chính trị, quân sự, nhưng chỉ biết là muốn giữ vững được thế này, anh phải có quân sư chân tài, chân đức mới được.

Bẩy Viễn đăm đăm nhìn thày tướng:

- Ông bảo trong thiên hạ, hiện ai có thể như ông nói?

Ông thày tướng kể đến một người (chúng tôi không tiện nói tên). Nghe xong Bẩy Viễn lẳng lặng. Viễn có dáng hoài nghi, vì lúc đó, nhìn gần thì thế của Bẩy Viễn đang vững như bàn thạch, tiền bạc rất nhiều, tay chân cũng lắm, vận đang lên như diều.

Chừng biết được ý Bẩy, thày tướng có vẻ thương hại, cái thương của kẻ thấu được đạo trời lồng lộng, trước kẻ u mê:

- Tướng anh lạ lắm. Nếu biết ra, được quân sư tốt, anh có thể trở thành anh hùng cứu quốc, để tiếng muôn đời, còn nếu cứ thế này, anh sẽ thành lưu xú vạn niên. Sắp đến nơi rồi.


#74 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 04:52

Bẩy Viễn lẳng lặng, vẫn có dáng khó tin. Mọi người lại nâng cốc. Muốn phá bầu không khí nặng nề, một tay đàn em hạng nhất của Bẩy Viễn nhờ ông ta xem.

Ông ta cười:

- Anh trong đời phải chịu bảy án tử tội. Từ trước đến nay, anh đã bị sáu lần rồi, còn một lần nữa cũng sắp đến rồi.

Gã đó sợ hãi thú nhận đã bị đúng sáu lần rồi và xin ông thày thêm mấy lời. Nhưng thày tướng nhất định không nói thêm nửa lời.

Tiệc mác-ten tan, thày tướng cáo từ ra về. Bẩy Viễn tiễn ra cửa, có cả Lê văn Ngọ đi cạnh. Thày tướng nhìn Bẩy Viễn một khắc, đoạn cúi đầu đi thẳng khi Viễn, Ngọ gặng hỏi thêm. Biết tay trùm lạc thảo không tin, thày ta còn điều tối quan trọng chưa muốn nói nốt. Nhưng tuy có vẻ bán tin, bán nghi, Bẩy Viễn vẫn cố gặng hỏi theo thói quen tò mò của người đời.

Thày tướng bảo:

- Sắp có đại sự quan hệ mật thiết đến Bình Xuyên. Nếu anh biết hy sinh thân thế, sẽ thành anh hùng cứu quốc, giúp được dân chúng rất nhiều, nhưng nếu không hy sinh, anh sẽ cũng mất nghiệp và lại lưu xú về sau, bia miệng thế gian đó.



#75 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 04:56

Ngừng lại một khắc như để hồn chìm vào bức màn thiên cơ huyền bí, thày tướng nói như đinh đóng cột:

- Anh sẽ mất hết sự nghiệp, tiếng tăm. Các tay chân sẽ bỏ anh khi lâm nạn. Khi anh chết không trông thấy vợ, con, mặt anh sẽ gục xuống đất ở một miền xa, một viên đạn bắn sau gáy.

Dứt lời thày tướng bước đi ngay. Lần Bẩy Viễn nhờ thuật sĩ coi tướng, nhiều người được biết. Những lời thày tướng đó nói với Bẩy Viễn vẫn còn vang trong đầu những người quanh tiệc mác-ten tại nhà Bẩy Viễn.

Nhưng sau hôm đó, trong nội bộ Bình Xuyên vẫn không có sự thay đổi. Mọi điều vẫn như cũ. Và ngày nay, lời ông “thày tướng ma xó” kia đã lần lần thành sự thực. Bạn đọc hẳn đã rõ. Bất tất chúng ta phải kể lại.

Đạo trời lồng lộng, chúng ta hãy chờ xem đoạn kết cuộc đời Lê văn Viễn trong bước đường đào tẩu. Rất có thể, một ngày nào đó, Tài, Sang sẽ thấy Viễn là một sự phiền phức, cần thanh toán vì bọn họ có thể oán lẫn nhau trong lúc thất thế, mất hết cơ nghiệp trong chốc lát.

Nhất là Viễn sẽ có thể mất trí vì tiếc của, có thể phát khùng với hai anh em quỷ quyệt Tài, Sang. Và có thể trong một buổi nào đó, ở một nơi vắng vẻ, khi Bẩy Viễn đang ôm đầu nghĩ ngợi gì đó, thì họng súng của Tài hay Sang sẽ nhằm gáy trùm Bình Xuyên thất thế, khạc ra một viên đạn kết liễu đời anh Bẩy cho rảnh chuyện.


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |