Jump to content

Advertisements




TẢN MẠN NGÀY KHAI TRƯỜNG

nhà giáo

1 reply to this topic

#1 Canhdoan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 468 Bài viết:
  • 1043 thanks

Gửi vào 18/11/2013 - 01:18

Nhỏ vẫn thích gọi ngày khai trường là tựu trường, như Thanh Tịnh viết: “hằng năm cứ vào cuối thu, lá
ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại mơn man những kỉ niệm của buổi tựu trường”. “Tựu trường” nghe
đầy xúc cảm cho một niềm vui được đi học.

Nhỏ nhớ như in ngày đầu tiên vào lớp 1 của nhỏ. Ngày đầu thực sự,vì nhỏ không học mẫu giáo, mẹ kể
là bỏ nhỏ ở nhà mẫu giáo nào, gửi cho cô nào nhỏ cũng tìm đường về được, ngồi ngay ở bậc cửa chờ
mẹ về. Ngày đầu đi học, mẹ mặc cho một bộ áo dài Hội An, cặp tóc nơ kim tuyến, hài nhung tím xinh
xinh. Anh hai dắt nhỏ đi học trên con đường mương, nhỏ thấy thật lớn lao, thật vui vẻ. Nhỏ đứng giữa
sân trường ngập tràn hoa và bóng bay, cười toe toét. Mẹ chọn cho nhỏ 1 cô giáo không xấu không đẹp,
không gầy không béo, và cực kì hiền sau này mẹ bảo: ấn tượng đầu tiên cô giáo rất quan trọng với trẻ.
Có lẽ ấn tượng đầu tiên ấy làm nhỏ luôn muốn hiểu rằng, đi học là niềm vui và trường học là nơi đẹp
nhất.

Nhưng nhỏ dần lớn lên. Những vệt đen dần xuất hiện
Lớp 4, đội tuyển văn của trường không có nhỏ. Có 10 xuất. và đó là những bạn hay đi quà 20/11 cho
cô và học thêm với cô. Nhỏ chỉ được vào đội tuyển vì một lí do rất tình cờ: ông chuyên viên của tỉnh
về dự giờ, thấy nhỏ nói năng có vẻ hoạt bát, đọc văn thấy trong sáng nên gọi vào đội Văn của huyện
luôn, khỏi phải qua trường.

Lớp 6, nhỏ nhận ra nhỏ dù thi 19.5 đ cũng không vào lớp 6/1 – lớp chọn của trường mà nhỏ bị đưa
vào một lớp lạ hoắc trong khi mấy bạn lớp đó có người thua điểm nhỏ, thắc mắc với mẹ, mẹ nói: “lớp
đó gửi hết rồi, mấy bạn đó mẹ biết, con của cô A, B, C…”

Lớp 6, 7 nhỏ nhận ra cô Y dạy không hay bằng cô T, cô H nhưng lại dạy bồi dưỡng đội văn của nhỏ.
Cô dạy khô khan, đọc thơ cứng quèo, chưa kể, suốt buổi học bồi dưỡng cô mang bọn nhỏ về nhà để
vừa dạy vừa bán thuốc, lâu lâu lại chiên bánh cho bọn nhỏ ăn. Còn văn chương thì không có cái chữ
vào tai hết. Hai năm trời bọn nhỏ học với cô, chẳng đứa nào có giải, dù đó là những đứa chỉ 1 năm
sau học với người khác là đã thành công hơn. Nhỏ lại hỏi mẹ, mẹ nói rất thẳng (hic, mẹ là vậy đấy,
nhiều lúc sốc luôn) “Cô Y có Đảng còn cô H cô T chưa”

Thi tốt nghiệp cấp 3, nhỏ được xếp ngồi bên một thằng con trai, và được 1 giám thị dặn dò: “cho bạn
ấy nhìn bài với”. Tất nhiên nhỏ không cho, nhỏ chúa ghét việc ấy, với nhỏ đó là thiếu trung thực và
không công bằng. thằng nhóc đó giật bài của nhỏ khi hết 1/3 thời gian. Nhỏ báo cáo với giám thị, giám
thị cho nhỏ 1 tờ bài làm khác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Và năm đó, nhỏ thi văn 6đ mà không thầy cô nào hiểu vì sao.

Lên đại học, ngang năm 2 nhỏ và đám bạn biết trước ai sẽ ở lại khoa, một cô bạn giỏi vừa vừa, vừa có
anh trai làm trong trường, vừa biết chiều lòng thầy cô, trong khi các bạn khác chỉ giỏi mà thôi. Trong
mắt bọn nhỏ bấy giờ ở lại khoa là một cái gì đó thật to lớn.

Học thạc sĩ, nhỏ biết có những bạn có điểm 10 luận văn bằng tiền. Có những bạn “tình tang” với thầy.

Học NCS, chuyện quà cáp…nhỏ hết ngạc nhiên rồi. Giờ nhỏ ngạc nhiên với con đường đi học đầy bụi
và khói xe, mưa 1 h ngập nguyên phố, ngạc nhiên khi thấy học viện cấp quốc gia không có ổ cắm điện
để dùng máy tính cho học viên, ngạc nhiên khi không có cư xá cho học viên ở xa, còn thua một trường
đại học bình thường, nhỏ cùng bạn ở trong những khách sạn nhà nghỉ như cái ổ chuột chật hẹp của
Hà Nội, ngạc nhiên khi không có một thư viện chuyên ngành tại học viện, ngạc nhiên khi học thèm 1 ly
cà phê phải chạy tất tả ra vỉa hè, không có căn tin. Những tiện ích phục vụ cho học viên NCS không
bằng một trường tiểu học quốc tế bây giờ. Và ngạc nhiên khi rất nhiều bạn cho đấy là bình thường
và nghĩ rằng mình đậu mình học là điều may mắn, học NCS là phải tốn kém. Nhỏ thấy buồn vô cùng,
ở một trường mẫu giáo bây giờ, trẻ con cũng phản ứng nếu nó không được phục vụ đầy đủ, vì nó
đóng tiền. Có lẽ cái ánh hào quang giả tạo và sự cần thiết để thăng chức của cái bằng TS nó làm người ta lóa mắt chăng, ko biết hay biết mà không nói?

Rồi mai này, những kí ức đen này vẫn nằm trong nhỏ. Đó là sản phẩm của một nền giáo dục Việt Nam.
Nhỏ cũng làm giáo dục. Mỗi năm biết bao nhiêu danh hiệu khoác lên. Nào là “giỏi việc nước đảm việc
nhà” “chiến sĩ thi đua”…nghe chuối kinh khủng. Thế mà vẫn có người thích, chen nhau nhận.

Một nền giáo dục không chú trọng đến chuyên môn, một nền giáo dục trả lương cho giáo viên thấp
hơn một anh phụ thợ nề...ắt sinh ra những sản phẩm như vậy

Dù sao, đến giờ nhỏ vẫn nghĩ sự học, sự dạy vẫn là niềm vui.

Nhưng nhà trường không phải là nơi hoàn toàn đẹp như nhỏ đã nghĩ, và như nó cần phải như thế.

Nhà nước bắt lũ học trò tụng "giáo dục là quốc sách hàng đầu", đúng ra những người làm giáo dục cấp quốc gia mới là kẻ nên tụng câu này truớc lúc ngủ: làm thợ dốt hỏng 1 người, làm thầy dốt hỏng một thế hệ, viết sách dốt hỏng nhiều thế hệ.

Còn chút nồng nàn với nghề, có lẽ đành như Kiều " thân lươn bao quản lấm đầu/ tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa"

Sửa bởi Canhdoan: 18/11/2013 - 01:22


Thanked by 4 Members:

#2 ngaynang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 145 Bài viết:
  • 243 thanks

Gửi vào 03/12/2013 - 08:45

BBC đã từng luận, Việt Nam quá coi trọng hóa, thần tượng hóa nghề giáo, xét cho cùng nghề giáo cũng chỉ là một nghề mà sản phẩm của nó hơi đặc biệt, chình vì chúng ta quá coi trọng tung hứng mà làm cho những người làm nghề giáo luôn nghiễm nhiên coi mình là nhân vật quan trọng trong xã hội.
Một nguyên nhân khác kiến cho nghề giáo dần mất đi tính nghiêm túc là chính là do sự phụng sự quá đáng của các bậc cha mẹ học sinh ở Việt Nam. Cái này xuất phát từ tính cầu thị thái quá, sự nhận thức cổ hủ rằng chỉ có học mới là con đường tiến thân duy nhất thoát khỏi đói nghèo khỏi vũng lầy tăm tối của xã hội hiện tại. Cũng là mong muốn hơn thua để rạng danh với đời mà bằng mọi giá để con mình được quan tâm được chăm sóc để có kết quả tốt, sự nhầm lẫn tai hại đó khiến cho trẻ nhỏ cở VN bây giờ trong những gia đình có điều kiện một chút mà bố mẹ thiếu iôt sẽ có sự phát triển lệch lạc về sau.
Có nhiều báo chí trong nước đã từng mạnh dạn nói, giáo dục Việt Nam đang cần một cái búa để đập đi hết chỉ vì sự cơi nới chắp vá của nghành giáo dục đang hướng xã hội Việt Nam, đang đào tạo cho VN những lớp người chưa hoàn thiện thiếu nhiều yếu tố cơ bản. Nhưng ai làm điều đó, liệu bao giờ ở VN xuất hiện một người đủ tầm xứng đáng có thể cải cách được vấn đề trên của giáo dục, điều đó rất khó chắc cũng rất lâu.
Tuy nhiên là những người có giáo dục, được ăn học, có nhận thức thì cũng hãy đừng tuyệt vọng, bản thân mình làm được gì thay đổi được gì thì hãy làm, đừng vì cả xã hội đen mình cũng phải đen theo. Trong bao nhiều năm ăn học mình rất mừng vì chưa bào giờ có thành tích học tập nhờ vào những hành động cửa sau mà vẫn có đôi chút ok! Bạn Canhdoan đừng buồn nhiều nhé! Phải biết chấp nhận, 90 triệu đồng bào ta đang ngụp lặn trong cái xã hội này đấy bạn ạ!

Sửa bởi damhan: 03/12/2013 - 08:47


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |