Jump to content

Advertisements




Đề xuất một sao mới trong tử vi: Thiên Kiếp


48 replies to this topic

#1 thienkhoi84

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 51 Bài viết:
  • 54 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 12:34

Tôi thấy lạ nên sưu tầm về đây để mọi người cùng thảo luận. Nội dung sao y như bên trang nguồn! Thân ái!

Đề xuất một sao mới trong tử vi: Thiên Kiếp

Tử vi Việt có một sao luôn an trước Thái tuế là Thiên Không, giải thích rằng Thái tuế là đắc thời, đúng vận nên sau đó là đổ vỡ, suy thoái. Nhưng nếu quan niệm Thái tuế là vị trí đắc thời, Thiên Không là đổ vỡ thất bại thì dẫn đến một kết quả là vị trí sau Thái tuế phải có thêm một sao khác. Lý giải như sau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thái tuế chính là vị trí của địa chi năm sinh, Thái tuế du hành theo năm trên 12 cung, vị trí Thái tuế có tính kích phát, xung động, Thái tuế là cái xe thời vận chứa đầy động năng. Để cho rõ, hãy nghĩ đến hình ảnh cái xe ô tô đang chạy trên đường, cái xe là hình ảnh của Thái tuế, chứa động năng mạnh mẽ để tiến tới. Tất cả hành khách trên xe (tức chính, phụ tinh) bất luận tâm tính tốt xấu đều được cái xe đưa tiến lên rất đều đặn. Phía trước cái xe là Thiên Không, tức vượt quá lên mà thành không, có thể hình dung là kẻ cầm đèn chạy trước ô tô, có nhanh đấy, giỏi đấy nhưng luôn tiềm ẩn tai vạ bị xe đâm chết. Tức là anh dùng cái khôn, cái nhanh của mình thì dù có chạy trước được cái xe Thái tuế vẫn rất dễ bị họa, từ nguồn động năng đằng sau luôn chực húc đổ, đè bẹp, biến ra thành không.

Ngược lại, đằng sau cái xe ô tô Thái tuế là khói đen xả ra, theo nguyên tắc cân bằng năng lượng, có động năng thì có tiêu thụ, có xả chất thải, phía sau cái xe đầy chất thải độc hại chính là tình trạng đen đủi Địa kiếp ! Đi sau xe Thái tuế sẽ phải hứng chịu những cái khói bụi độc hại, bệnh tật, nguy cơ có tai nạn khi cái xe đằng trước bỗng chạy chậm, phanh lại đột ngột. Phái Thiên Lương ít nhiều nhận ra điều này khi họ cho sao Trực phù (luôn sau Thái tuế) có ý nghĩa là phụ thuộc, bị bạc đãi, chịu thiệt thòi. Chính do bị án ngữ bởi cái xe thời vận, nên dù anh có giỏi, có mạnh cũng khó mà đi lên trước được, chỉ tà tà theo đuôi, theo đuôi mà còn bị hít khói độc, dù có tốt cũng không làm sao thỏa mãn hoàn toàn được. Việc hiểu vị trí Thái tuế qua hình ảnh cái xe thời vận, dễ dàng thấy ý kiến cho tam hợp Thiếu Âm, Long Đức, Trực Phù có tính phụ thuộc chỉ là điều tất yếu đẻ ra từ tình trạng chạy sau xe ô tô Thái tuế. Các bài sau tôi sẽ mổ xẻ chi tiết về phái Thiên Lương.

Vì sao Trực phù không phản ánh hết ý nghĩa đặc biệt của vị trí sau Thái tuế nên tôi cho rằng cung sau cung Thái tuế phải có riêng một sao phản ánh sự xấu xa. Tình trạng đen đủi, độc hại, tồi tệ, nguy hiểm sau cái xe Thái tuế có các đặc tính của Không Kiếp, từ ý này, cộng thêm với chữ Thiên trong sao Thiên Không, tôi đề nghị đặt tên cho ngôi sao sau vị trí Thái tuế là sao Thiên Kiếp. Chú ý rằng trong tử vi sao Địa Kiếp an theo giờ, và luôn đi sau cung chỉ giờ sinh, ví dụ giờ Tý thì Địa kiếp ở Hợi, Giờ Sửu thì Địa kiếp ở Tý, Giờ Dần thì Địa kiếp ở Sửu. Vậy nếu lấy Địa Kiếp theo Chi năm thì nó rơi ngay vào sau cung Thái tuế, tức vị trí có sao Thiên Kiếp vừa đề xuất ! Vì thế ở khía cạnh nào đó sao Thiên Kiếp đồng lý với Địa Kiếp cả về cách an và ý nghĩa !

Lý thuyết thì như vậy, còn thực tế thì sao ?
Nghiệm lý kiểm tra: Tôi đã kiểm tra tất cả các lá số thực tế mà tôi biết, thấy rằng cung sau Thái tuế quả có những đặc tính xui xẻo, tai vạ, đen tối, tồi tệ của Địa Kiếp. Nếu đấy là cung Phúc thì người đó tâm địa ích kỷ nhỏ nhen, họ hàng có tai nạn. Nếu là Tài thì khó kiếm tiền, có gian lận lừa gạt, bị giật tiền. Nếu là cung chỉ người như Huynh, Nô, Phụ, Thê, Tử thì đối tượng đó có vất vả, xui xẻo, phải cam chịu sự bất ưng nào đó. Nếu là cung Mệnh thì người đó có bản chất Địa Kiếp rõ ràng, ích kỷ, lang độc, tự cho mình là khôn là hay nhưng bị họa, gặp xui xẻo bất ngờ. Nhẹ nhất thì cũng bị vất vả, có điều xui phải cam chịu. Khi hạn đến cung sau Thái tuế thì có đau ốm, xui xẻo, thất bại, bị phản trắc, quịt nợ, xảy cảnh thấp kém bất ưng, thậm chí tai nạn mất mạng (nếu không cho rằng có Thiên Kiếp ở đó thì rất khó lý giải tai nạn nặng kia).

Vậy tại sao tử vi chính thống không có hung sát tinh nào an sau cung Thái tuế như Thiên Không an đằng trước để phản ánh tình trạng này ? Theo tôi có thể do thất truyền, ví dụ Tử vi Trung quốc vốn không có sao Thiên Không, trong khi qua kiểm nghiệm thì Tử vi Việt Nam đã khẳng định sự hiện diện rõ ràng của sao này.

Tôi định tính lý cho Thiên Kiếp như sau: là hung tinh, hành Hỏa, tính âm, sức mạnh vào khoảng 50 – 60% sao Địa Kiếp, tuy nhiên thực tế có trường hợp nó mạnh không kém gì Địa Kiếp thực sự. Thiên Kiếp không có vị trí đắc địa, tất cả đều hãm, xui, rủi, đen tối. Thiên Kiếp vào Mệnh Thân giải thích rõ tại sao lá số có vẻ đẹp mà thực tế lại kém, cứ như bị ma dìm, thực ra chả có ma nào cả, đó là do Thiên Kiếp làm đó. Vào hạn cũng vậy, điều xấu tưởng như không có mà lại xảy ra, chỉ vì cứ ở sau Thái tuế là có rủi ro đen bạc vất vả nhọc mệt tật nghiệp rồi.

Việc phản biện sao Thiên Kiếp này luôn được hoan nghênh!

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 13:06

Hihi, chưa nhận định tính hợp lý của kết quả vội, nhưng rất hoan nghênh tinh thần phân tích và sáng tạo của người viết. Kể có một báo Khoa học huyền bí, và những bài viết của những người chịu khó suy nghĩ và dám sáng tạo cùng lập luận đủ logic thế này, thiết nghĩ, KHHB của Việt Nam mới phát triển được.

#3 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 16:03

Ý tưởng này xuất phát từ lý đối xứng qua thái tuế. Đúng là hợp lý. Song cách giải quyết lại chưa thấu đáo, nên khó thuyết phục. Vả lại, việc nghiệm lý cũng phải có phương pháp chuẩn mới có thể nói rằng đã nghiệm lý thấy đúng. Còn nếu không sẽ rơi vào tình trạng là : Tự mình thấy nó đúng như thế (như là đã cho là đúng rồi, thì dù có thế nào cũng sẽ thấy đúng).
Sau khi đề xuất ra sao thiên kiếp, mà lại muốn cho nó là địa kiếp, khiến phải thay đổi cách an kiếp không, và cuối cùng sẽ quy về thiên không thiên kiếp thành địa không địa kiếp. Đó là một trở ngại, nếu không muốn nói là một sự lật đổ.
Việc ví von thái tuế như là chiếc xe, các tinh đẩu khác như là „người” ngồi trong xe chỉ là cách ví von cho dễ hiểu thôi, đừng nhầm lẫn sang bản chất của thái tuế là như thế.
Thái tuế có vòng thái tuế, trong vòng nay, trước nó có thiếu dương. Vốn chủ khôn lanh, minh mẫn mà cũng „bốc đồng” - bản tính của thiếu, như thiếu tráng, thiếu gia, thiếu nam, thiếu nữ, … - chưa đủ chín chắn – bản tính của thái, như của thái âm, thái dương ví dụ là trưởng lão, trưởng thành, … cho nên dễ có hành động, cậy ta đây khôn ngoan hơn người mà lấn thái tuế. Chứ cái việc lấn thái tuế, không phải là bản chất của thiên không !!! Thiên không chỉ là hậu quả của việc lấn thái tuế do thiếu dương gây ra. Cho nên khi thiếu dương khắc phục được khuyết điểm, thì thiên không sẽ không tác họa. Hóa giải thiên không cũng chính là ở chỗ này.
Theo vòng thái tuế, trước nó là thiếu dương, thì sau nó là trực phù. Là vị trí đi sau, chịu thua thiệt kiểu biết mình biết ta, cam phận, chịu nhún nhường. Vốn từ xưa tới nay, văn hóa á đông đều cho rằng chịu nhường, khiêm nhường thì an thân, vạn toàn. Nên mới có câu „ lùi một bước trời cao đất rộng” cho nên sẽ không có tai họa. Bởi vậy mà tiền nhân mới không đặt thêm sao tai vạ nào vào sau thái tuế. Nhưng vì khiêm nhường thì chỉ là an toàn, an thân. Theo lẽ là sự trung dung, không thể an cát tinh vào đó được. Vì vậy, tùy vào góc độ xem xét hội với các tinh đẩu khác, thấy cát thì sẽ được cát, mà thấy hung thì sẽ là hung. Vì thế, theo tiền nhân, việc cho thêm một sao nào đó để đối ứng với thiên không là sai lạc, là thừa. Chứ không phải là nó vốn có mà bị thất truyền đâu.
Hơn nữa, nếu đó là lý luận của mình, thì cứ mạnh dạn nói đó là của mình. Hà tất phải „mượn” tiền nhân để giúp mình làm gì. Ngộ nhỡ nếu được công nhận, mà thực sự là có công lao, hóa ra lại thành của tiền nhân mất. Thế có phải là bất công với mình không ?!
Nếu hiểu đúng thái tuế và vòng của nó, sẽ không có những suy diễn như thế đâu.
Thân ái.

#4 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 18:45

Cái này có gì lạ. Sách vở đã có từ lâu, theo mức độ hiểu của tôi tinh đẩu này gọi là Thiên Sát, và tôi đã từng nhiều lần đề cập trên forum. Cũng không lạ khi bạn tái khám phá ra, nhưng đó chứng tỏ một ý tưởng tốt.

Sửa bởi NhuThangThai: 11/01/2014 - 18:46


#5 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7049 Bài viết:
  • 4579 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 18:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 11/01/2014 - 18:45, said:

Cái này có gì lạ. Sách vở đã có từ lâu, theo mức độ hiểu của tôi tinh đẩu này gọi là Thiên Sát, và tôi đã từng nhiều lần đề cập trên forum. Cũng không lạ khi bạn tái khám phá ra, nhưng đó chứng tỏ một ý tưởng tốt.

chú có thể send cho cháu các bài chú đề cập lần trước về chủ đề này không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


cháu ko troll chú đâu cơ mà cháu tò mò thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi DaiKhe: 11/01/2014 - 18:52


#6 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 18:58

Nó ở chỗ nào, tôi ngại tìm lại. Hình như cách đây tầm 1 năm, tôi có trả lời bạn Hoa thứ trưởng về cặp Thiên Không Thiên Sát. Cách tìm thứ 2, trong cuốn tập 2 về Quả Lão Tinh Tông.

Sửa bởi NhuThangThai: 11/01/2014 - 19:01


#7 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3812 Bài viết:
  • 24199 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 18:58

Tử vi không có một giáo trình , cũng không có trường lớp đào tạo bậc đại học
Ai muôn thêm muốn bớt gì thì cứ tự do
Không cần vẽ rắn thêm chán
Hãy cứ dùng cho hết những gì đơn giản , các cụ ngày xưa vần giải dfoan chắc nịch , thủ bút còn trong những la số tử vi viét tay từ cả gàn thế kỷ nay vẫn đúng
MM tôi chỉ có một quyển tử gi đẩu số của Vân đằng thái thứ Lang , chỉ ngoài 20 tuổi cũng đã có chỗ đứng nhất định trong làng tử vi thời bấy giò . Mãi sau này ngoài 30 mới có điều kiện tham khảo các sách khác

#8 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7049 Bài viết:
  • 4579 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 19:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 11/01/2014 - 18:58, said:

Nó ở chỗ nào, tôi ngại tìm lại. Hình như cách đây tầm 1 năm, tôi có trả lời bạn Hoa thứ trưởng về cặp Thiên Không Thiên Sát. Cách tìm thứ 2, trong cuốn tập 2 về Quả Lão Tinh Tông.

cháu vẫn nể chú ko phải vì học thuật mà chú lấy đc cô vợ xinh và đẻ con gái mệnh thủy

>> lợi cả nhà

Sửa bởi DaiKhe: 11/01/2014 - 19:00


#9 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 19:05

Tuy nhiên, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao phải thêm sao Thiên Sát/ Thiên Kiếp làm cái gì. Tôi cũng phản đối kịch liệt việc sử dụng sao thiên Không khi nó được nhắc tới như là một cách để ghi công một quan chức bộ chính trị đã về hưu là Chủ Tịch Nước Trần Nhân Tông. Trong ba sao Thiên Không, Thiếu Dương, Hối Khí, chỉ cần giữ lại một là đủ, vì đó là 3 tên khác nhau của cùng một sao.

Về bản chất, chúng ta có thể xóa sạch vòng thái tuế đi, rồi thay nó bằng 12 số từ 1 tới 12, bản chất lá số vẫn không thay đổi. Như tôi, đã từ lâu tôi vất sạch sao Long Trì đi, mà sử dụng duy nhất sao Quan Phù. Ngoài ra, khởi một vòng thần sát, đặt tạm là vòng nghịch Tuế.

Thay vì việc vẽ rắn thêm chân, vẽ voi cho bà Tưng, bạn hoàn toàn có thể thiết lập 1 tính chất khác cho Trực Phù. Đặt một cái vòng trường sinh khởi từ thái tuế, Thiếu Dương sẽ là vị trí Mộc Dục.... thì vị trí hậu tuế có thể ứng với vị trí Dưỡng.

Vấn đề không tầm thường có thể đặt ra, đó là khi nào tính chất này sẽ khác/ giống với tính chất đã biết của Trực Phù? Điều kiện xảy ra?

Sửa bởi NhuThangThai: 11/01/2014 - 19:09


Thanked by 1 Member:

#10 vanvantran

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 93 Bài viết:
  • 82 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 21:12

Học hành thiếu căn bản là căn nguyên của những Dị thuyết, mà làm gì có cơ hội mà được phép học căn bản, lùi so với Thái Tuế 1 cung là sao Quán Sách, cách dụng sao Quán Sách thì mở sách ra mà coi, 1 ông thì sáng tác, định phịa cho nó tính chất gì hả.1 thằng ngu khác thì nhảy vào, tao, tao nghĩ ra đó
Chuyện trên giời.

#11 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 21:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 11/01/2014 - 18:58, said:

Tử vi không có một giáo trình , cũng không có trường lớp đào tạo bậc đại học
Ai muôn thêm muốn bớt gì thì cứ tự do
Không cần vẽ rắn thêm chán
Hãy cứ dùng cho hết những gì đơn giản , các cụ ngày xưa vần giải dfoan chắc nịch , thủ bút còn trong những la số tử vi viét tay từ cả gàn thế kỷ nay vẫn đúng
MM tôi chỉ có một quyển tử gi đẩu số của Vân đằng thái thứ Lang , chỉ ngoài 20 tuổi cũng đã có chỗ đứng nhất định trong làng tử vi thời bấy giò . Mãi sau này ngoài 30 mới có điều kiện tham khảo các sách khác

Càng có ít và chất thì không bị lâm nạn rừng sách, rừng man thư như bây h đâu anh.

Thanked by 1 Member:

#12 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 21:19

Trung quốc có dùng sao thiên không.
Chứng tỏ bác này không đọc trung châu chấu.

Thanked by 2 Members:

#13 vanvantran

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 93 Bài viết:
  • 82 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 21:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphasonghanh, on 11/01/2014 - 21:19, said:

Trung quốc có dùng sao thiên không.
Chứng tỏ bác này không đọc trung châu chấu.
chú này trẻ mà khá phết

#14 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3799 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 21:34

Trích dẫn

Cái này có gì lạ. Sách vở đã có từ lâu, theo mức độ hiểu của tôi tinh đẩu này gọi là Thiên Sát, và tôi đã từng nhiều lần đề cập trên forum. Cũng không lạ khi bạn tái khám phá ra, nhưng đó chứng tỏ một ý tưởng tốt.

Không hẳn thế. Ngay trong khoa học cũng vậy, việc đưa ra ý tưởng mà không dẫn chứng, chứng minh hiện thực thì cũng không được xem đó là khám phá của mình. Công lao sẽ thuộc về người đưa ra phát minh và chứng minh được nó có tồn tại.
Ở đây cũng vậy, nếu như với trình bày theo bài đầu tiên của thienkhoi84 được công nhận và có thể bảo vệ cũng như nghiệm lý được nó thì công lao đó vẫn thuộc về thienkhoi84. Trừ khi ai đó trưng ra toàn bộ tác phẩm đầy đủ lý lẽ và trọn vẹn cách chứng minh, nghiệm lý đúng là thực có thiên kiếp được viết trước đó thì mới được. Khi đó, vẫn có thể xem thienkhoi84 là đồng tác giả.
Chỉ có điều, theo tôi, lập luận trên không vững, và theo tiền nhân (mà tôi từng biết, từng học) thì không có sao này. Thậm chí sự nghiệm lý cũng không thấy nó có tác dụng, trong khi đó vẫn ổn khi không có nó.

Trích dẫn

Tuy nhiên, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao phải thêm sao Thiên Sát/ Thiên Kiếp làm cái gì. Tôi cũng phản đối kịch liệt việc sử dụng sao thiên Không khi nó được nhắc tới như là một cách để ghi công một quan chức bộ chính trị đã về hưu là Chủ Tịch Nước Trần Nhân Tông. Trong ba sao Thiên Không, Thiếu Dương, Hối Khí, chỉ cần giữ lại một là đủ, vì đó là 3 tên khác nhau của cùng một sao.

Về bản chất, chúng ta có thể xóa sạch vòng thái tuế đi, rồi thay nó bằng 12 số từ 1 tới 12, bản chất lá số vẫn không thay đổi. Như tôi, đã từ lâu tôi vất sạch sao Long Trì đi, mà sử dụng duy nhất sao Quan Phù. Ngoài ra, khởi một vòng thần sát, đặt tạm là vòng nghịch Tuế.

Thay vì việc vẽ rắn thêm chân, vẽ voi cho bà Tưng, bạn hoàn toàn có thể thiết lập 1 tính chất khác cho Trực Phù. Đặt một cái vòng trường sinh khởi từ thái tuế, Thiếu Dương sẽ là vị trí Mộc Dục.... thì vị trí hậu tuế có thể ứng với vị trí Dưỡng.

Vấn đề không tầm thường có thể đặt ra, đó là khi nào tính chất này sẽ khác/ giống với tính chất đã biết của Trực Phù? Điều kiện xảy ra?

Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuViLySo.Org
Vậy theo ý của NTT là không nên có thiên không ?
Bắc phái có thể không cần phải có sao này. Nhưng nếu người ta muốn hóa giải đại vận thiên không thì do Bắc phái không có nó, nhưng vì phải có cái Hạn như do thiên không gây ra. Vậy Bắc phải hóa giải nó như thế nào ?
Chỉ có điểm như thế này mới chứng thực hiển nhiên có thiên không hay không !
Còn việc NTT bàn đến các sao khác theo ý trên, phương pháp luận như thế cứng nhắc quá. Bởi tử vi, khi luận về tinh đẩu, sự có mặt của chúng như thế nào thì hầu hết là do tính lý. Thậm chí cho dù có nhiêu sao xuất hiện do quy luật nó phải có mặt, sau đó tính lý mới được khai thác – như 14 chính tinh chẳng hạn – thì sau khi hệ thống, cũng vẫn thấy quả thực chúng tồn tại bởi sự hợp lý về tính lý. Trong khi đó có rất nhiều sao được an theo ngũ sự, ấy là xuất phát từ tính lý mà ra. Vì vậy theo lý luận của NTT sẽ là cực đoan. Tử vi sẽ mất đi nhiều hệ sao, gây nên sự đổ vỡ của hệ thống.
Chẳng hạn, thiếu dương là thiếu dương, chứ không thể tổng quát hóa từ mộc dục được. Như Bệnh thì không thể tổng quát hóa thành tuế phá được. Hơn nữa, tại bệnh, có ý nghĩa lớn cho việc hình thành sao thiên mã – bởi cặp bệnh tràng sinh – lý do theo lý của Dịch mà không phải do xuất phát từ ngũ sự .
Nói chung, theo Bắc phái thì cứ theo, vả lại ở đây, ít người biết bắc phái, cũng như ít có sự quan tâm, nên tôi không muốn bàn nhiều. Chứ thực ra, cứ theo lý hình thành tử vi thì bắc phái có rất nhiều khiên cưỡng, thậm chí khiên cưỡng đến độ ngạc nhiên – bởi không lẽ tiền nhân học giả bắc phải lại có thể sai lầm đến như vậy. So với tử vi nam phái – như chúng ta biết hiện nay qua Thái Thứ Lang đại diện – thì khác nhau nhiều quá.
Vào đây „tán phét” thì không kể, nhưng bỏ công ra học tử vi, dù nhiều hay ít, cũng nên có chút thận trọng. Bởi nếu không, rất dễ hư não.
Thân ái.

Thanked by 1 Member:

#15 vanvantran

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 93 Bài viết:
  • 82 thanks

Gửi vào 11/01/2014 - 21:41

Anh đâu dám múa rìu qua mắt Lỗ Ban, sau khi chú đã coi cho người nhà Dương Chí Dũng và tự xưng là coi cho em gái đồng chí đó, thì anh biết sẽ nhiều người tìm chú
Tái bút: cái miệng, cái mắt cái hình chú đưa nên, nếu ai coi hình chú thì thấy giống lắm
Chuyên gia chất nổ này muốn lượm 1 phần trên người chú sợ e cũng ko có cơ hội






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |