Jump to content

Advertisements




“3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ đúng hay sai?


84 replies to this topic

#76 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1767 Bài viết:
  • 5315 thanks

Gửi vào 08/02/2014 - 14:35

@ Hjmama

- Đúng như thực thần nói, tôi sang kimtubinh chỉ để đọc tài liệu.
- Còn việc đăng đàn, tôi đã đăng rồi, bác cũng có trong cái chủ đề đó mà, nhưng họ không tôn trọng tôi, khi thấy tôi trả lời khác họ, họ xóa luôn cái chủ đề của tôi mà không thèm nói năng gì cả, họ xúc phạm tôi như thế thì tôi chẳng thèm phải giao lưu với họ làm gì, 1 đám bất lịch sự và ngông cuồng.

#77 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 08/02/2014 - 15:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

longkiet, on 08/02/2014 - 05:58, said:

"3 can không bằng 1 chi lộc nhận" ý tác giả Thẩm Hiếu Chiêm chỉ là muốn nhấn mạnh "can nhiều không bằng căn trọng " thế thôi, có gì đâu mà ầm ĩ thế. Ví dụ Hoàng Đô Đốc trên do Từ Nhạc Ngô đưa ra bình chú chứ không phải của tác giả đâu nhé.
Bác VULONG lập ra chủ đề này với ý đồ rõ ràng muốn chỉ ra rằng định tính sao bằng định lượng theo phương pháp chấm điểm của bác đúng không?
P/S: bác vẫn chưa trả lời thắc mắc của em đấy. Chờ vài tuần nữa ,lâu quá.


Trích nguyên văn đoạn sau trong “Chương 37: Luận Thực Thần“ như sau:

Nguyên văn: Mộc sinh mùa hạ dụng Tài, Hỏa nóng Thổ khô, quý hơn khi theo võ nghiệp. Như mệnh Hoàng Đô Đốc:

Kỷ Mùi – Kỷ Tị - ngày Giáp Dần – Bính Dần

Từ chú thích: Mộc sinh tháng Hạ dụng Tài, Hỏa nóng Thổ khô, tất cần gặp Ấn Thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu, là thứ không thể thiếu được. Mệnh Hoàng Đô Đốc may có Giáp Dần tọa Lộc thông căn thành thế che trời, tuy nhiên vẫn e rằng thiên khô, không phải là đạo trung hòa, cho nên quý hiển đường vũ chức“.

Vậy thì qua đoạn này ví dụ Hoàng Đô Đốc do ai đưa ra hả longkiet?

Vì lúc đầu tôi không có Chương 37 này nên coppy được ví dụ Hoàng Đô Đốc cứ nghĩ nó ở Chương 25. Bây giờ so sách cách dịnh của 2 người thì thấy quá khác nhau. Qua cách dịch của Kimtubing thì Từ Nhạc Ngô nói rõ: “…tất cần gặp Ấn Thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu,…“ còn ví dụ tôi đưa ra thì người dịch lại dịch là : "Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy". Rõ ràng 2 cách dịnh hoàn toàn khác nhau. Cách dịnh của Kimtubinh nói rõ ràng rằng Thân là vượng nên Thủy không phải là dụng thần sinh phù mà chỉ là dụng thần điều hầu.

Đến đây mọi điều đã kết thúc và tôi hiểu đúng như tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân quá vượng cũng như điều tôi khẳng định tác giả đã lấy câu “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ làm bùa chú cho mình là không hề sai.

Trong trường hợp Thân quá vượng mà lấy kiêu ấn, tỷ kiếp làm dụng thần điều hầu là không thể chấp nhận được (như tôi đã chứng minh ở trên).


Có bao giờ một người đưa ra lý thuyết mới lại không dám bảo vệ và chứng minh cho lý thuyết của mình là đúng không hả longkiet?

Thử xem 3 câu của longkiet xem sao:

1 - "3 can không bằng 1 chi lộc nhận" ý tác giả Thẩm Hiếu Chiêm chỉ là muốn nhấn mạnh "can nhiều không bằng căn trọng" thế thôi, có gì đâu mà ầm ĩ thế“.

2 - “Ví dụ Hoàng Đô Đốc trên do Từ Nhạc Ngô đưa ra bình chú chứ không phải của tác giả đâu nhé“.

3 - “Bác VULONG lập ra chủ đề này với ý đồ rõ ràng muốn chỉ ra rằngđịnh tính sao bằng định lượng theo phương pháp chấm điểm của bác đúng không?“

Longkiet có thấy 3 câu này là quá ngớ ngẩn hay không?

Một người đã ngớ ngẩn như vậy thì tôi có trả lời câu hỏi của longkiet cũng chỉ là thừa, cho nên longkiet đã hiểu như thế nào thì cứ hiểu theo như vậy đi nhé.

Chúc longkiet tiến bộ trên con đường học thuật theo cách của longkiet.

Thân chào.

Sửa bởi VULONG777: 08/02/2014 - 15:41


#78 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1767 Bài viết:
  • 5315 thanks

Gửi vào 08/02/2014 - 16:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

citizenn, on 06/02/2014 - 14:15, said:

Ý nói là Giáp tuyệt ở Thân, theo tiết lệnh nói chung là mùa thu kim vượng, thủy tướng, mộc hưu, tổng luận là Giáp nhược. Nhưng Giáp lại tọa Dần là được lâm quan, thêm giờ Dần cũng lâm quan, lâm quan là thế vượng địa, nên đổi lại là Giáp không thể nhược! Lăng tăng là chỗ này!

Quên rằng Giáp mà thực tướng là không nhược thì lại còn cần phải có Ấn là Thủy sinh, nếu không thì tổng luận vẫn là nhược dù được 2, 3 cái Lâm Quan!

Cái vòng trường sinh không phải dở hơi, vì thực tế nên hiểu là không khi nào tự nhiên được hoàn toàn Lâm Quan nếu không có những tương trợ trước đó là Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái! Cái "vòng" là có bắt đầu, chuyển dịch, kết thúc, lại bắt đầu. Mà đây chính là nói đến ấn thụ. Không cha không mẹ bất sinh thành!

Cũng chính là vì cần phải luận ấn thụ nên ông Thiệu có nói là bất đắc lệnh mà đắc địa và được đắc sinh thì mới chuyển nhược thành vượng.

Cũng chính là cần phải luận ấn thụ nên phái Cách Cục luận tòng cách đều dựa vào Ấn để xác định tòng hay không tòng.

Rồi đó lại tiến thêm 1 bước là nếu QUÁ vượng thì lại cần khắc chế mạnh vào, Mộc mà quá vượng thì bất sợ Kim, tức là Giáp tuyệt, hưu tù ở tháng Thân, nhưng được quá vượng nhờ có 2 lâm quan (và nếu có thêm Ấn vượng) thì nhất định là không sợ Canh Tân Thân Dậu. Vậy là Mộc sinh mùa thu không sợ Kim là ý này, vì là Mộc đã chuyển nhược thành vượng.


chuẩn.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Sửa bởi hieuthuyloi: 08/02/2014 - 16:24


#79 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 08/02/2014 - 16:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 08/02/2014 - 15:38, said:

Trích nguyên văn đoạn sau trong “Chương 37: Luận Thực Thần“ như sau:

Nguyên văn: Mộc sinh mùa hạ dụng Tài, Hỏa nóng Thổ khô, quý hơn khi theo võ nghiệp. Như mệnh Hoàng Đô Đốc:

Kỷ Mùi – Kỷ Tị - ngày Giáp Dần – Bính Dần

Từ chú thích: Mộc sinh tháng Hạ dụng Tài, Hỏa nóng Thổ khô, tất cần gặp Ấn Thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu, là thứ không thể thiếu được. Mệnh Hoàng Đô Đốc may có Giáp Dần tọa Lộc thông căn thành thế che trời, tuy nhiên vẫn e rằng thiên khô, không phải là đạo trung hòa, cho nên quý hiển đường vũ chức“.

Vậy thì qua đoạn này ví dụ Hoàng Đô Đốc do ai đưa ra hả longkiet?

Vì lúc đầu tôi không có Chương 37 này nên coppy được ví dụ Hoàng Đô Đốc cứ nghĩ nó ở Chương 25. Bây giờ so sách cách dịnh của 2 người thì thấy quá khác nhau. Qua cách dịch của Kimtubing thì Từ Nhạc Ngô nói rõ: “…tất cần gặp Ấn Thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu,…“ còn ví dụ tôi đưa ra thì người dịch lại dịch là : "Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy". Rõ ràng 2 cách dịnh hoàn toàn khác nhau. Cách dịnh của Kimtubinh nói rõ ràng rằng Thân là vượng nên Thủy không phải là dụng thần sinh phù mà chỉ là dụng thần điều hầu.

Đến đây mọi điều đã kết thúc và tôi hiểu đúng như tác giả đã xác định Tứ Trụ này có Thân quá vượng cũng như điều tôi khẳng định tác giả đã lấy câu “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ làm bùa chú cho mình là không hề sai.

Trong trường hợp Thân quá vượng mà lấy kiêu ấn, tỷ kiếp làm dụng thần điều hầu là không thể chấp nhận được (như tôi đã chứng minh ở trên).


Có bao giờ một người đưa ra lý thuyết mới lại không dám bảo vệ và chứng minh cho lý thuyết của mình là đúng không hả longkiet?

Thử xem 3 câu của longkiet xem sao:

1 - "3 can không bằng 1 chi lộc nhận" ý tác giả Thẩm Hiếu Chiêm chỉ là muốn nhấn mạnh "can nhiều không bằng căn trọng" thế thôi, có gì đâu mà ầm ĩ thế“.

2 - “Ví dụ Hoàng Đô Đốc trên do Từ Nhạc Ngô đưa ra bình chú chứ không phải của tác giả đâu nhé“.

3 - “Bác VULONG lập ra chủ đề này với ý đồ rõ ràng muốn chỉ ra rằngđịnh tính sao bằng định lượng theo phương pháp chấm điểm của bác đúng không?“

Longkiet có thấy 3 câu này là quá ngớ ngẩn hay không?

Một người đã ngớ ngẩn như vậy thì tôi có trả lời câu hỏi của longkiet cũng chỉ là thừa, cho nên longkiet đã hiểu như thế nào thì cứ hiểu theo như vậy đi nhé.

Chúc longkiet tiến bộ trên con đường học thuật theo cách của longkiet.

Thân chào.
Em xin lỗi bác do sơ suất, vd Hoàng Đô Đốc chính là của Thẩm hiếu Chiêm. Riêng mọi cái khác em vẫn giữ nguyên là đúng, bác nói sao thì tùy.
Bác đã hứa sẽ trả lời thắc mắc của em về "dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh" bác hẹn vài tuần hơi lâu em cũng ráng chờ, và trong khi chờ em xin gửi bác 1 nguyên văn nữa của Thẩm Hiếu Chiêm để bác nghiền ngẫm:
-nguyên văn: luận mệnh chỉ lấy dụng thần lệnh tháng làm mấu chốt, nhưng cần phối khí hậu mà xem thêm...(Chương luận dụng thần phối hợp khí hậu).
Chúc bác VULONG tiến bộ trên con đường học thuật theo cách của VULONG.

Sửa bởi longkiet: 08/02/2014 - 16:32


Thanked by 1 Member:

#80 journey

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 5 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 08/02/2014 - 17:04

nói đi phải có nói lại cho toại lòng nhau, đọc câu trước không đọc câu sau, rồi cứ hoảng hồn vì thân vượng hay nhược!

Câu trước (chương Luận Thực Thần):

Trích dẫn

Nguyên văn:
Mộc sinh mùa hạ dụng tài, hỏa nóng thổ khô, quý hơn khi theo võ nghiệp. Như mệnh Hoàng đô đốc:
Kỷ Mùi / Kỷ Tị / Giáp Dần / Bính Dần
thuộc trường hợp này.

Câu sau:

Trích dẫn

Từ chú thích:
Mộc sinh tháng hạ dụng Tài, hỏa nóng thổ khô, tất cần gặp Ấn thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu, là thứ không thể thiếu được. Mệnh Hoàng đô đốc may có Giáp Dần tọa lộc thông căn thành thế che trời, tuy nhiên vẫn e rằng thiên khô, không phải là đạo trung hòa, cho nên quý hiển đường vũ chức.

theo tôi thì dịch trên là dịch sát nguyên văn, còn dịch mà diễn giải thêm thì tùy hứng thú của người dịch, thí dụ dịch giải lại sẽ là :

"Mệnh Hoàng Đô Đốc may có Giáp Dần tọa Lộc thông căn thành thế che trời nên không e ngại tứ trụ thiên khô không được trung hòa, cho nên dụng ẤN thủy. Vì dụng được ẤN nên đường võ chức quý hiển."


chương Luận Thực Thần Thủ Vận:

Trích dẫn

Kim thủy dụng Quan, cùng mộc hỏa dụng Ấn đều là điều hậu, nhưng mà không giống nhau vậy. Kim thủy không thể không gặp Quan, mà mộc hỏa không có Ấn, nếu thân cường cũng có thể lấy quý. Như mệnh của Hoàng Đô đốc:

Kỷ mùi kỷ tị giáp dần bính dần

Dịch lại một chút:

"Kim Thủy dụng Quan và Mộc Hỏa dụng Ấn đều là phương pháp điều hậu, tuy nhiên không giống nhau. Vì Kim Thủy không thể không gặp Quan, mà Mộc Hỏa không thể không có Ấn. Nếu thân cường thì quý, như mệnh của Hoàng Đô Đốc:...."

Giải thích thêm:

Trích dẫn

Giáp mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có hỏa nhiều thì mộc gặp tai họa bị cháy thiêu vậy. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ muốn thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp, vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy.

Đọc trước đọc sau, hiểu rõ lý, tình, phản hồi trung thực, đấy là cơ bản của người học MỆNH!

Sửa bởi journey: 08/02/2014 - 17:15


#81 Durobi

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4105 Bài viết:
  • 17599 thanks

Gửi vào 08/02/2014 - 17:12

Nguyên văn của Thẩm chương 37 (Luận Thực Thần) như sau:

Thực Thần bản thuộc tiết khí, dĩ kỳ năng sinh Chính Tài, sở dĩ hỷ chi. Cố Thực Thần sinh Tài, mỹ cách dã. Tài yếu hữu căn, bất tất thiên chính điệp xuất, như thân cường Thực vượng nhi Tài thấu, đại quí chi cách.
Geek tạm dịch: Tính chất của Thực Thần là tiết khí (theo cách nói cũ là xì hơi), nó có thể sinh Chính Tài cho nên thấy được sinh Tài là mừng. Vậy thì Thực Thần sinh Tài là cách đẹp, nếu như thân cường Thực vượng mà thêm Tài thấu xuất can thì đó là cách đại quí.

Tiếp đó là Thẩm đưa ra bát tự của Tạ Các Lão, Thẩm Lộ Phân, Cung Tri Huyện và Hoàng Đô Đốc để làm ví dụ minh họa.

Ví dụ Hoàng Đô Đốc thì trước đó có dòng này của Thẩm: Hạ mộc dụng Tài, hỏa viêm thổ táo, quí đa tựu võ.

Tới ví dụ Hoàng Đô Đốc thì chỉ như thế, ngoài những chữ như trên thì là của bác Từ Nhạc Ngô hết. Sau đó Thẩm cũng có thêm nhiều bát tự minh họa cho cách Thực Thần.

Vậy thì bác Từ Nhạc Ngô đã viết thêm phần này ở chương 37: "Hạ mộc dụng hình, hỏa viêm thổ táo, tất tu đới Ấn, dụng Mùi tất vi dụng, nhi thủ dĩ điều hậu, vi bất khả khuyết thiểu chi vật. Hoàng Đô Đốc tạo, hạnh Giáp Dần tọa Lộc thông căn, tham thiên chi thế dĩ thành, nhi cứu hiềm thiên khô, phi trung hòa chi đạo, cố quí nhi tựu võ dã." Và đến chương 38 (Luận Thực Thần thủ vận) thì bác Từ Nhạc Ngô thêm tiếp vào đoạn sau, chính là đoạn mà bác VULONG chú ý: "Kỷ Mùi-Kỷ Tị-Giáp Dần-Bính Dần, Giáp mộc tọa Dần, thời hựu phùng Dần, nhật nguyên thậm vượng, vượng nhi tiết tú, diệc khả dụng dã, duy hỏa đa tắc mộc hữu tự phiền chi hoạn. Thử tạo diệu tại Thực khinh Tài trọng, hỏa tiết kỳ khí, duy cứu hiềm phiến (thiên) yếu, quí đa tựu võ. Hành vận nãi nghi Ấn Kiếp chi địa, Ất Sửu, Giáp Tí, Quí Hợi, Nhâm Tuất tam thập ngũ niên, tối vi mỹ lợi, tuy mệnh tạo bản giai, diệc vận trợ chi dã."

Từ đó ta thấy Thẩm không quan tâm thân vượng nhược thủ cách, thân cường chỉ là điều kiện phụ, tháng sinh là Tị, Bính xuất can ở trụ giờ là thành cách, mà Thực thấu thấy Tài thì thành cách Thực sinh Tài vậy thôi. Ngoài ra câu chữ "Nhật nguyên thậm vượng, vượng nhi tiết tú v.v... đều của bác Từ, thậm chí bác Từ còn thêm vào đại vận để minh họa thêm.

Sửa bởi Geek: 08/02/2014 - 17:37


#82 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 08/02/2014 - 22:47

Đây là một câu trong "Chương 32 : Luận Chính Quan thủ vận" của cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" của Từ Nhạc Ngô:

"Nguyên văn:
Như Chính quan thủ vận, tức lấy Chính Quan cách làm gốc phân ra từng trường hợp để phối luận. Chính quan mà dụng Tài Ấn, Thân hơi nhược thì áp dụng trợ giúp Thân (tức dụng Ấn hoá Quan vượng), hành vận phải vào chỗ vượng của Ấn; Quan hơi nhẹ (khinh) thì trợ Quan (tức dụng Tài sinh Quan), hành vận cũng phải ở nơi sinh Quan..."

Thiết nghĩ chỉ cần 1 câu này cũng đủ cho mọi người biết ý của tác giả Trầm Hiếu Chiêm là theo trường phái lấy dụng thần thăng bằng.

Nếu không thì tại sao ở đây đang nói tới Cách Chính Quan mà tác giả lại không lấy dụng thần là Chính quan đi mà lại lấy dụng thần là Tài hay Ấn tùy theo Thân vượng hay nhược?

Chỉ có Hoàng Đại Lục và các đồ đệ của ông ta mới cho rằng “Dụng thần là Cách cục“ mà thôi và càng ngớ ngẩn hơn nữa khi họ còn khẳng định rằng Dụng thần ở tại nguyệt lệnh.

Tác giả viết:
“Mộc sinh mùa hạ dụng tài, hỏa nóng thổ khô, quý hơn khi theo võ nghiệp. Như mệnh Hoàng đô đốc …“.

Rõ ràng tác giả xác nhận Tứ Trụ có Thân vượng thì mới dám kết luận lấy Tài làm dụng (xin nhắc lại là ở trên tôi đã chứng minh ông ta theo trường phái dụng thần thằng bằng).

Còn người bình viết:
Mộc sinh tháng hạ dụng Tài, hỏa nóng thổ khô, tất cần gặp Ấn thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu, là thứ không thể thiếu được“.

Rõ ràng tác giả và người bình đều khẳng định Tứ Trụ này có Thân vượng nên dụng Tài còn Ấn thủy chỉ là để điều hậu. Dụng Ấn để điều hậu ở đây thì càng sai (như tôi đã chứng minh ở trên).

Đến đây tôi có thể kết luận câu: “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ là sai cho nên tác giả cũng như người bình đã sai khi xác định Tứ Trụ này có Thân vượng hay quá vượng.

Chủ đề này của tôi có thể kết thúc được rồi, vì mục đích của chủ đề này đã được chứng minh rõ ràng và chính xác.

#83 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 09/02/2014 - 05:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Geek, on 08/02/2014 - 17:12, said:

Nguyên văn của Thẩm chương 37 (Luận Thực Thần) như sau:

Thực Thần bản thuộc tiết khí, dĩ kỳ năng sinh Chính Tài, sở dĩ hỷ chi. Cố Thực Thần sinh Tài, mỹ cách dã. Tài yếu hữu căn, bất tất thiên chính điệp xuất, như thân cường Thực vượng nhi Tài thấu, đại quí chi cách.
Geek tạm dịch: Tính chất của Thực Thần là tiết khí (theo cách nói cũ là xì hơi), nó có thể sinh Chính Tài cho nên thấy được sinh Tài là mừng. Vậy thì Thực Thần sinh Tài là cách đẹp, nếu như thân cường Thực vượng mà thêm Tài thấu xuất can thì đó là cách đại quí.

Tiếp đó là Thẩm đưa ra bát tự của Tạ Các Lão, Thẩm Lộ Phân, Cung Tri Huyện và Hoàng Đô Đốc để làm ví dụ minh họa.

Ví dụ Hoàng Đô Đốc thì trước đó có dòng này của Thẩm: Hạ mộc dụng Tài, hỏa viêm thổ táo, quí đa tựu võ.

Tới ví dụ Hoàng Đô Đốc thì chỉ như thế, ngoài những chữ như trên thì là của bác Từ Nhạc Ngô hết. Sau đó Thẩm cũng có thêm nhiều bát tự minh họa cho cách Thực Thần.

Vậy thì bác Từ Nhạc Ngô đã viết thêm phần này ở chương 37: "Hạ mộc dụng hình, hỏa viêm thổ táo, tất tu đới Ấn, dụng Mùi tất vi dụng, nhi thủ dĩ điều hậu, vi bất khả khuyết thiểu chi vật. Hoàng Đô Đốc tạo, hạnh Giáp Dần tọa Lộc thông căn, tham thiên chi thế dĩ thành, nhi cứu hiềm thiên khô, phi trung hòa chi đạo, cố quí nhi tựu võ dã." Và đến chương 38 (Luận Thực Thần thủ vận) thì bác Từ Nhạc Ngô thêm tiếp vào đoạn sau, chính là đoạn mà bác VULONG chú ý: "Kỷ Mùi-Kỷ Tị-Giáp Dần-Bính Dần, Giáp mộc tọa Dần, thời hựu phùng Dần, nhật nguyên thậm vượng, vượng nhi tiết tú, diệc khả dụng dã, duy hỏa đa tắc mộc hữu tự phiền chi hoạn. Thử tạo diệu tại Thực khinh Tài trọng, hỏa tiết kỳ khí, duy cứu hiềm phiến (thiên) yếu, quí đa tựu võ. Hành vận nãi nghi Ấn Kiếp chi địa, Ất Sửu, Giáp Tí, Quí Hợi, Nhâm Tuất tam thập ngũ niên, tối vi mỹ lợi, tuy mệnh tạo bản giai, diệc vận trợ chi dã."

Từ đó ta thấy Thẩm không quan tâm thân vượng nhược thủ cách, thân cường chỉ là điều kiện phụ, tháng sinh là Tị, Bính xuất can ở trụ giờ là thành cách, mà Thực thấu thấy Tài thì thành cách Thực sinh Tài vậy thôi. Ngoài ra câu chữ "Nhật nguyên thậm vượng, vượng nhi tiết tú v.v... đều của bác Từ, thậm chí bác Từ còn thêm vào đại vận để minh họa thêm.
Cám ơn Bác Geek với những phân tích rõ ràng mạch lạc mà đơn giản chỉ là cách Thực sinh Tài vậy thôi (có gì đâu mà phải ầm ỉ quan trọng hoá thái quá.LK) Em khoái nhất là kết luận cuối cùng của Bác: "Từ đó ta thấy Thẩm không quan tâm thân vượng nhược thủ cách, thân cường chỉ là điều kiện phụ". Dù vẫn biết rằng câu này ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu.
Bác VULONG ơi, em cũng nghĩ chủ đề này tới đây có thể kết thúc được rồi, dù bác vẫn còn nợ em câu hứa ".....". Em chúc bác đạt nhiều thành tựu học thuật tử bình theo cách VULONG nhé. Thân chào.

Sửa bởi longkiet: 09/02/2014 - 05:05


#84 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 09/02/2014 - 14:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

citizenn, on 06/02/2014 - 14:15, said:

Ý nói là Giáp tuyệt ở Thân, theo tiết lệnh nói chung là mùa thu kim vượng, thủy tướng, mộc hưu, tổng luận là Giáp nhược. Nhưng Giáp lại tọa Dần là được lâm quan, thêm giờ Dần cũng lâm quan, lâm quan là thế vượng địa, nên đổi lại là Giáp không thể nhược! Lăng tăng là chỗ này!

Quên rằng Giáp mà thực tướng là không nhược thì lại còn cần phải có Ấn là Thủy sinh, nếu không thì tổng luận vẫn là nhược dù được 2, 3 cái Lâm Quan!

Cái vòng trường sinh không phải dở hơi, vì thực tế nên hiểu là không khi nào tự nhiên được hoàn toàn Lâm Quan nếu không có những tương trợ trước đó là Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái! Cái "vòng" là có bắt đầu, chuyển dịch, kết thúc, lại bắt đầu. Mà đây chính là nói đến ấn thụ. Không cha không mẹ bất sinh thành!

Cũng chính là vì cần phải luận ấn thụ nên ông Thiệu có nói là bất đắc lệnh mà đắc địa và được đắc sinh thì mới chuyển nhược thành vượng.

Cũng chính là cần phải luận ấn thụ nên phái Cách Cục luận tòng cách đều dựa vào Ấn để xác định tòng hay không tòng.

Rồi đó lại tiến thêm 1 bước là nếu QUÁ vượng thì lại cần khắc chế mạnh vào, Mộc mà quá vượng thì bất sợ Kim, tức là Giáp tuyệt, hưu tù ở tháng Thân, nhưng được quá vượng nhờ có 2 lâm quan (và nếu có thêm Ấn vượng) thì nhất định là không sợ Canh Tân Thân Dậu. Vậy là Mộc sinh mùa thu không sợ Kim là ý này, vì là Mộc đã chuyển nhược thành vượng.

"...ông Thiệu có nói là bất đắc lệnh mà đắc địa và được đắc sinh thì mới chuyển nhược thành vương".

Đừng có hiểu một cách cứng nhắc như vậy. Chả nhẽ thực tế cứ Nhật can thất lệnh không có Ấn sinh là Thân nhược cả sao?

Như ví dụ tôi đưa ra ở chủ đề này không có Ấn mà nó còn ngang ngửa với Thực Thương và Tài còn nếu được thêm 1 Tỷ Kiếp (Giáp, Ất, Dần hay Mão) thì Thân còn nhược nữa không?

Sửa bởi VULONG777: 09/02/2014 - 14:34


#85 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 09/02/2014 - 14:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 08/02/2014 - 22:47, said:

Đây là một câu trong "Chương 32 : Luận Chính Quan thủ vận" của cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" của Từ Nhạc Ngô:

"Nguyên văn:
Như Chính quan thủ vận, tức lấy Chính Quan cách làm gốc phân ra từng trường hợp để phối luận. Chính quan mà dụng Tài Ấn, Thân hơi nhược thì áp dụng trợ giúp Thân (tức dụng Ấn hoá Quan vượng), hành vận phải vào chỗ vượng của Ấn; Quan hơi nhẹ (khinh) thì trợ Quan (tức dụng Tài sinh Quan), hành vận cũng phải ở nơi sinh Quan..."

Thiết nghĩ chỉ cần 1 câu này cũng đủ cho mọi người biết ý của tác giả Trầm Hiếu Chiêm là theo trường phái lấy dụng thần thăng bằng.

Nếu không thì tại sao ở đây đang nói tới Cách Chính Quan mà tác giả lại không lấy dụng thần là Chính quan đi mà lại lấy dụng thần là Tài hay Ấn tùy theo Thân vượng hay nhược?

Chỉ có Hoàng Đại Lục và các đồ đệ của ông ta mới cho rằng “Dụng thần là Cách cục“ mà thôi và càng ngớ ngẩn hơn nữa khi họ còn khẳng định rằng Dụng thần ở tại nguyệt lệnh.

Tác giả viết:
“Mộc sinh mùa hạ dụng tài, hỏa nóng thổ khô, quý hơn khi theo võ nghiệp. Như mệnh Hoàng đô đốc …“.

Rõ ràng tác giả xác nhận Tứ Trụ có Thân vượng thì mới dám kết luận lấy Tài làm dụng (xin nhắc lại là ở trên tôi đã chứng minh ông ta theo trường phái dụng thần thằng bằng).

Còn người bình viết:
Mộc sinh tháng hạ dụng Tài, hỏa nóng thổ khô, tất cần gặp Ấn thủy, tuy không phải làm dụng thần mà để điều hậu, là thứ không thể thiếu được“.

Rõ ràng tác giả và người bình đều khẳng định Tứ Trụ này có Thân vượng nên dụng Tài còn Ấn thủy chỉ là để điều hậu. Dụng Ấn để điều hậu ở đây thì càng sai (như tôi đã chứng minh ở trên).

Đến đây tôi có thể kết luận câu: “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ là sai cho nên tác giả cũng như người bình đã sai khi xác định Tứ Trụ này có Thân vượng hay quá vượng.

Chủ đề này của tôi có thể kết thúc được rồi, vì mục đích của chủ đề này đã được chứng minh rõ ràng và chính xác.

Cần phải viết thêm rằng:

Từ đời ông Trầm Hiếu Chiêm đến đời ông Thiệu đều theo trường phái lấy dụng thần thăng bằng mặc dù họ vẫn sử dụng cách cục để luận nhưng Cách cục và Dụng thần ở đây không liên quan với nhau. Để cho mọi người đỡ nhầm lẫn tôi gọi trường phái này là trường phái "Cách cục dụng thăng bằng", còn trường phái của Hoàng Đại Lục là trường phái "Cách cục dụng Cách cục", tức Dụng thần chính là Cách cục đó (ví dụ như Cách Chính Quan thì dụng thần là Chính Quan).

Cho nên đừng có ngớ ngẩn mà kết luận Trầm Hiếu Chiêm hay ông Thiệu luận theo Cách cục mà lại giống Hoàng Đại Lục luận.

Sửa bởi VULONG777: 09/02/2014 - 15:03







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |