Jump to content

Advertisements




Nghiền ngẫm thuật số và cuộc sống



2533 replies to this topic

#421 tripheo

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 323 Bài viết:
  • 780 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 13:43

Một lá số Tử Vi thì cũng có ngần ấy sao, khi con người ta trải qua 3 đại vận thôi thì đã ôm đầy đủ tính chất của toàn bộ các sao rồi còn tùy thuộc vào cái mà ta sử dụng là những thứ nào. Tất nhiên yếu tố Mệnh là yếu tố tiên thiên của mỗi con người nó sẽ mạnh, mọi thứ phụ trợ khi qua mỗi vận thì khi kết thúc vận đó rồi nó có thể biến mất đi nhưng nó để cho ta lại cái gọi là kinh nghiệm.
Xét như vậy thì tính thiện và tính ác của con người ai cũng có vậy cả mà thôi. Trong topic này ngoài việc thank những bài viết , những chia sẻ rất thật lòng của bác GLGB ra thì cháu muốn gửi lời cám ơn chân thành nhất tới bác với những lời tận đáy lòng như thế này.

#422 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 13:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BacPhaiTamNguyen, on 17/03/2014 - 13:34, said:

bác glgb đang vào vận suy hay sao mà nghe văn có cảm giác buồn đời nhỉ, bác có cần xem số không post lên em chém số cho =))

Cám ơn bạn, bửa nay bạn vô đây tôi không thấy vác cái slogan "Nhân sinh thị bi kịch" và thêm chữ "Haizzz" đầy não ruột là tôi mừng quá rồi.

Khi tôi nói về tình đời thì giọng văn hay như vậy lắm. Nên tôi chỉ thích nói về tiền, người nó sảng khoái. hê hê!

Thôi kết thúc đề tài tình đời ở đây, mắc công cái tâm trạng đó vận vào các bạn khác nữa.

#423 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 14:01

Thử nghĩ nhe, bài toán cho những ai đang làm sản xuất đó.

- Nếu cùng cạnh tranh chung 1 phân khúc thị trường ở 1 địa bàn thì thông thường giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí cố định thường chênh lệch không quá 3% giữa các nhà sản xuất khác nhau.

- Thế nhưng tại sao cuối cùng giá thành sản phẩm lại chênh nhau từ 7%-10%? Và giá bán ra chênh nhau 3%-10%.

Giải được đáp án (chứ không phải tìm đáp án - tìm đáp án thì dễ, lý thuyết suông) là thành công trong nghề sản xuất.

Thanked by 4 Members:

#424 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 14:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tripheo, on 17/03/2014 - 13:43, said:

Tất nhiên yếu tố Mệnh là yếu tố tiên thiên của mỗi con người nó sẽ mạnh, mọi thứ phụ trợ khi qua mỗi vận thì khi kết thúc vận đó rồi nó có thể biến mất đi nhưng nó để cho ta lại cái gọi là kinh nghiệm.

Số mệnh là do sự ám thị bạn ạ!

Vào năm tháng ngày giờ sinh đó, những yếu tố tự nhiên tác động vào mình, tạo cho mình 1 cái gọi là tiên thiên.

Nhưng con người hiện nay, tài giỏi nhất cũng chỉ sử dụng được 5% công suất của bộ não mình, kể cả những khoa học gia tầm cở.

Thay đổi số mệnh là từ trong não trạng, quan niệm rồi hành vi, rồi thói quen, tính cách

Những cách bày trí phong thuỷ, vân vân. Cũng là 1 hành động ám thị bản thân thôi, nhưng nhờ ngoại lực.

Hãy thử tự ám thị quan niệm, hành vi ngược lại với cái mình đang thích hiện tại trong 3 tháng đến 6 tháng, bạn sẽ thấy mình có những thay đổi theo hướng đó.

Thuộc cấp của tôi có những người không tự tin vào bản thân họ, tôi nói "em làm được, em sẽ làm được" hàng ngày tôi động viên và truyền niềm tin cho họ rằng họ có năng lực, và sẽ giàu, cuối cùng họ cũng loaị bỏ được suy nghĩ mình "ngu, dở, dốt" và làm được những công việc cao hơn rất nhiều. Một phần họ làm được vì họ không tin có "số mệnh" cho lắm. Nên từ đầu họ không có sự tự ám thị về định mệnh.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 17/03/2014 - 14:21


#425 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 14:36

Thường ngày mình cũng hay nhận được những cuộc gọi của nhân viên bán bảo hiểm, bán nhà dự án, thẻ hội viên khách sạn. Dù không có nhu cầu mua nhưng cũng ráng nghe người ta giới thiệu xong rồi mới từ chối.

Vì ngày xưa khi mới ra làm sale, mình được gặp những khách hàng tiếp đón đàng hoàng dù mua hay không mua. Cái đó gieo vào lòng mình 1 sự tự tin là mình làm sale được. Nếu chỉ vì không có nhu cầu mà từ chối thẳng thừng hoặc cúp điện thoại thì chẳng khác gì gieo 1 sự mất tự tin cho người ta.

Giúp người đôi khi chỉ là những hành động nhỏ như vậy thôi.

Đời đâu biết trước được, lỡ như sa cơ thất thế có ngày mình phải đi làm sale điện thoại kiểu này thì sao, hoặc nếu con cháu mình cơ nhỡ phải làm nghề đó thì cũng mong gặp nó gặp được quới nhơn giúp đỡ.

#426 PHANTHI

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 991 Bài viết:
  • 1205 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 14:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 17/03/2014 - 14:01, said:

Thử nghĩ nhe, bài toán cho những ai đang làm sản xuất đó.

- Nếu cùng cạnh tranh chung 1 phân khúc thị trường ở 1 địa bàn thì thông thường giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí cố định thường chênh lệch không quá 3% giữa các nhà sản xuất khác nhau.

- Thế nhưng tại sao cuối cùng giá thành sản phẩm lại chênh nhau từ 7%-10%? Và giá bán ra chênh nhau 3%-10%.

Giải được đáp án (chứ không phải tìm đáp án - tìm đáp án thì dễ, lý thuyết suông) là thành công trong nghề sản xuất.
Công nghệ và phương thức quản lý sản xuất .

Thanked by 3 Members:

#427 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 17:25

Vấn đề là sự tin cậy và thương hiệu.

Thanked by 2 Members:

#428 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 19:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 17/03/2014 - 14:01, said:

Thử nghĩ nhe, bài toán cho những ai đang làm sản xuất đó.

- Nếu cùng cạnh tranh chung 1 phân khúc thị trường ở 1 địa bàn thì thông thường giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí cố định thường chênh lệch không quá 3% giữa các nhà sản xuất khác nhau.

- Thế nhưng tại sao cuối cùng giá thành sản phẩm lại chênh nhau từ 7%-10%? Và giá bán ra chênh nhau 3%-10%.

Giải được đáp án (chứ không phải tìm đáp án - tìm đáp án thì dễ, lý thuyết suông) là thành công trong nghề sản xuất.

Nguyên liệu đầu vào, nhân công, chi phí cố định là những yếu tố "cứng" ạ. Còn trong quá trình sản xuất và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì yếu tố "mềm" sẽ quyết định ai thành công hơn.

Thanked by 3 Members:

#429 jolieth

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 26 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 20:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 17/03/2014 - 14:01, said:

Thử nghĩ nhe, bài toán cho những ai đang làm sản xuất đó.

- Nếu cùng cạnh tranh chung 1 phân khúc thị trường ở 1 địa bàn thì thông thường giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí cố định thường chênh lệch không quá 3% giữa các nhà sản xuất khác nhau.

- Thế nhưng tại sao cuối cùng giá thành sản phẩm lại chênh nhau từ 7%-10%? Và giá bán ra chênh nhau 3%-10%.

Giải được đáp án (chứ không phải tìm đáp án - tìm đáp án thì dễ, lý thuyết suông) là thành công trong nghề sản xuất.
Có lẽ do ý thức lao động và tay nghề của công nhân quyết định tỷ lệ phế phẩm cao hay thấp ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm phải không hả bác?

Thanked by 2 Members:

#430 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 21:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 17/03/2014 - 14:01, said:

Thử nghĩ nhe, bài toán cho những ai đang làm sản xuất đó.

- Nếu cùng cạnh tranh chung 1 phân khúc thị trường ở 1 địa bàn thì thông thường giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí cố định thường chênh lệch không quá 3% giữa các nhà sản xuất khác nhau.

- Thế nhưng tại sao cuối cùng giá thành sản phẩm lại chênh nhau từ 7%-10%? Và giá bán ra chênh nhau 3%-10%.

Giải được đáp án (chứ không phải tìm đáp án - tìm đáp án thì dễ, lý thuyết suông) là thành công trong nghề sản xuất.

Ngành sản xuất đòi hỏi nhiều chất xám và sức lực lắm, cháu không có ý định tham gia, cố gắng làm thương mại thôi.
Thấy mọi người tham gia hào hứng trả lời, cháu cũng thử trả lời xem sao, mặc dù không có kinh nghiệm lĩnh vực này.

Giá thành sản phẩm được cấu thành từ các yếu tố như: chi phí nguyên liệu đầu vào + chi phí khấu hao tài sản cố định + chi phí nhân công + chi phí quản lý + chi phí khác như điện nước, chi phí vận hành nhà máy khác.
Giá thành sản phẩm chênh nhau 7-10% trong khi các chi phí nguyên liệu, nhân công, chi phí cố định chênh nhau 1-3%. Sự khác biệt này theo cháu là do hiệu suất sản xuất: tổng chi phí để sản xuất 1 sản phẩm có sự chênh lệch.
Phải sử dụng hiệu quả nhân công lao động, sản phẩm sản xuất ra tỷ lệ lỗi thấp, giảm thiểu và tận dụng tối đa các chi phí khác trong quá trình sản xuất.

Giá bán chênh lệch nhau: + sản phẩm có đáp ứng cao được nhu cầu của khách hàng không: tiện ích, mẫu mã, hình thức.....
+ do khâu làm thương hiệu sản phẩm

Hôm trước bác có nói là, còn một khâu quan trọng mà bác không truyền được cho ai, khâu này bác phải tự làm. Cái khâu này chắc tạo ra sự khác biệt về sản phẩm phải không bác?

Thanked by 2 Members:

#431 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 21:39

Khâu quan trọng hôm trước bác ấy nói là về công thức đó bạn hamzui. Công thức trong sản xuất sản phẩm, đối với nhiều công ty là điều bí mật nhất. Cũng từng ấy nguyên liệu mà pha trộn thế nào để ra sản phẩm vượt trội. Làm sao cà phê hòa tan pha ra có bọt như thế, mực in bám như thế, chất tẩy rửa sạch như thế... đều phải trải qua bao nhiêu trăn trở và thử nghiệm, cũng là một trong các yếu tố "mềm" làm nên thành công

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#432 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 17/03/2014 - 22:44

Chia sẽ của tất cả các bạn đều đúng. Tôi xin tóm tắt lại

1. Sự khác biệt về giá thành sản xuất từ 7-10% phần lớn là do công nghệ và phương thức quản lý sản xuất như bạn PHANTHI nói. Công nghệ lạc hậu và quản lý kém thông thường dẫn đến tỉ lệ hư từ 5-10% tùy ngành nghề, như 2 bạn Jolieth nói rõ ra, hiện nay hư hao đến 10% là khó trụ trên thị trường lắm. Mức hư hao bình quân là 5%. Cuộc suy thoái kinh tế lần này đã quét sạch các nhà sản xuất có mức hư hao trên 10%.

Phần thứ 2 quan trọng không kém phần hư hao là Hiệu Suất Sản Xuất như bạn HZ nói. Cái này là sống còn, và nhiệm vụ đến chết của 1 nhà sản xuất là phải cải tiến liên tục hiệu suất sản xuất.

2. Tạo thương hiệu và sự khác biệt, cái này tạo ra độ chênh lệch từ 3-10% giá bán ra. Thương hiệu của nhà sản xuất không phải muốn tạo là tạo. Nó phải dựa trên nền tảng chất lượng sản phẩm tạo nên sự tin cậy của khách hàng như bạn NhuThangThai đã nêu.

3. Bí quyết công nghệ và mẫu mã, cái này đến từ năng lực R&D của nhà sản xuất như Bupsen và HZ cũng đã nêu. Nó tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất kia. Nhưng cái này hiện nay ở VN mình chỉ dừng ở mức copy xào nấu. Hoặc mức độ cao hơn chỉ là ở mức cải tiến và phát triển, "Việt hóa" cái copy. Năng lực của tôi cũng chỉ dừng ở chổ cải tiến và "Việt hóa" chứ chưa đến mức phát triển nó cao hơn. Bupsen nói đúng về bản chất của cái gọi là bí quyết công thức, tại sao cũng cùng là nguyên liệu như nhau, nấu ra đồ ăn giống nhau nhưng hương vị thì hoàn toàn khác nhau, nó là chổ này. Phần mẫu mã mà bạn HZ đề cập cũng nằm ở mục này. Đầu tư phát triển mẫu mã là 1 quá trình tích lũy kinh nghiệm am hiểu thị trường của nhà sản xuất. Chi phí đầu tư khá cao nhưng khi phát triển xong 1 mẫu chưa kịp thấy lãi ở ngoài thị trường đã thấy người ta bán đầy. Tôi ủng hộ việc thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ thì mới khuyến khích nhà sản xuất đầu tư cho phát triển mẫu mã, nếu không thì không ai nhiệt tình làm đâu, ra nước ngoài mua mẫu về copy là xong.

Hz có lẻ rất phù hợp với thương mại và những điểm nhấn của thị trường nên bắt liền ý "mẫu mã". Đúng! Với người mua đi bán lại thì nắm trong tay "mẫu mã" độc đáo, thị trường đang hot là đang nắm vũ khí tác chiến trên thương thường.

Ngược lại với nhà sản xuất thì bí mật công nghệ là vũ khí tác chiến.


4. Quản lý tài chính tốt để có chi phí vốn thấp

5. Quan niệm về lợi nhuận: Món hàng này lãi bao nhiêu tiền hay mỗi giờ trôi qua tôi kiếm được bao nhiêu tiền. 2 cách quan niệm khác nhau sẽ tạo ra 2 quy mô sản xuất hoàn toàn khác nhau đấy!

- Món hàng này lãi bao nhiêu % là tư duy thương mại

- Mỗi giờ tôi phải kiếm được bao nhiêu tiền là tư duy sản xuất

Cái ý này là câu "lời nhiều không bằng lời ít mà đều" mà tôi đã đề cập trong những post đầu tiên.

Hiện nay nhiều nhà sản xuất Việt Nam đang áp tư duy lợi nhuận thương mại vào sản xuất. Nhất là các nhà sản xuất nhỏ.

Mục số 5 này nếu phân tích kỹ hơn, nó sẽ giải thích được vì sao hàng VN luôn đắc hơn hàng hóa TQ dù chi phí nhân công thấp hơn.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 17/03/2014 - 23:02


#433 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 18/03/2014 - 01:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

jolieth, on 17/03/2014 - 20:46, said:

Có lẽ do ý thức lao động và tay nghề của công nhân quyết định tỷ lệ phế phẩm cao hay thấp ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm phải không hả bác?

Trừ 1 vài quốc gia có văn hóa quá đặc thù như Nhật Bản, Hàn Quốc thì công nhân nước nào xứ nào cũng vậy bạn ạ, đều ý thức không cao trong bản xứ của họ. Nếu ý thức cao thì đã làm quản lý chứ đâu có làm công nhân. Nên việc la mắng công nhân thì cũng bằng thừa, không có tác dụng bao nhiêu, còn phản tác dụng là khác. Cái chính là cách thức, quy trình, nội quy phù hợp để quản lý thôi.

Công nhân của nước công nghiệp và nước nông nghiệp chỉ khác nhau ở 1 chổ là môi trường làm việc: Nước công nghiệp công nhân có tác phong công nghiệp tốt hơn, tuân thủ kỷ luật tốt hơn, dạy mau hiểu hơn. Nước nông nghiệp thì công nhân lè phè, đang làm hay xin ra hút thuốc, xin nghỉ phép vì đám giỗ, sinh nhật, đám cưới, làm việc hay câu giờ... dạy 1 đằng hay làm 1 nẻo. Nhưng tựu trung dù là nước công nghiệp thì cũng cần 1 quy trình quản lý tốt. Chứ nếu chờ ý thức tự giác thì giống như chủ doanh nghiệp chờ phá sản vậy.

Nhưng điểm khác của công nhân các nước phát triển hơn VN là họ có nhiều ràng buộc nghĩa vụ tài chính với xã hội như hàng tháng trả góp tiền nhà, tiền xe, bảo hiểm... nên họ ít nhảy việc vì những lí do không đâu vào đâu như ở VN và họ sợ bị mất việc làm. Chính vì sợ mất việc làm nên họ tuân thủ theo những quy trình sản xuất, kỷ luật lao động.

Còn công nhân VN, 1 là do lương thấp, 2 là do chưa có những ràng buộc tài chính với xã hội nên họ hay nhảy việc và không sợ mất việc, làm hư hàng nhiều quá hay không tuân thủ kỷ luật lao động nếu bị lập biên bản: Nghỉ! sợ gì!

Khi nào chế độ an sinh xã hội của mình tốt hơn, có chính sách mua nhà và tài sản trả góp dài hạn cho người lao động, và thu nhập cao hơn hiện tại, ít nhất trừ chi phí sinh hoạt hàng ngày họ phải còn dư tối thiểu 50% lương thì tình hình này sẽ cải thiện. Tầm lương tối thiểu khoảng 5 triệu/tháng với mức CPI dưới 5%. Nhưng điều này còn lâu lắm.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 18/03/2014 - 01:17


#434 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7067 Bài viết:
  • 4587 thanks

Gửi vào 18/03/2014 - 11:09

Các cty thường kinh doanh từ 1 ngành nghề thành đa ngành nghề , từ 1 sản phẩm họ tạo ra nhiều sản phẩm . Đã nhiều sản phẩm đương nhiên sẽ tốn tiền đầu tư và hệ quả ko năng suất . Lỗ hoặc tiền đầu tư ko có khiến vay chỗ nọ đập chỗ kia . Khi đâm lao họ quyết theo lao .

Khi 1 công ty mở rộng đầu tư lĩnh vực mới , có nghĩa họ sẽ chú trọng sản phẩm mới và lơ là sản phẩm cũ . Khi sp mới ko hiệu quả , họ quay lại sp cũ thì đã lỗi thời lại đứng ngã 3 đường rắc rối.

Thế nên câu tục ngữ " một nghề thì sống , đống nghề thì chết " quả ko sai . Nhất là khi từng có 1 CEO nói rằng " Tôi thà mạnh ở 1 lĩnh vực nào đấy , còn hơn yếu ở mọi lĩnh vực " . Phải thật bình tĩnh và luôn là chính mình ^^ . Khi có tất cả rồi thì mình vẫn là mình hê hê

Sửa bởi DaiKhe: 18/03/2014 - 11:25


Thanked by 3 Members:

#435 jolieth

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 26 thanks

Gửi vào 18/03/2014 - 11:41

Nói chuyện phế phẩm J mới nhớ ra một câu chuyện vui hồi xưa J đi làm, để J kể bác nghe. Hồi đó J đi làm cho một công ty sản xuất hàng dệt may. Khi đứng canh máy thì công nhân phải đưa tay vuốt đều liên tục trên sản phẩm để phát hiện hàng lỗi mà chỉnh máy ngay. Có một anh công nhân còn trẻ, khoẻ mạnh đứng canh cái máy đó mà hàng của ca ảnh tỷ lệ phế phẩm rất rất nhiều. Sau nhiều lần nhắc nhở mà sự việc vẫn không thay đổi gì, quản đốc xưởng quyết tâm theo dõi xem ảnh có ngủ gật không. Đứng trên gác nhìn xuống thì thấy anh công nhân này vẫn đứng máy, tay vẫn vuốt đều lên sản phẩm, theo dõi hồi lâu quản đốc xuống tận nơi thấy mắt ảnh vẫn mở, tay vẫn vuốt đều, máy vẫn chạy ra phế phẩm. Tức quá liền vẫy vẫy tay ngay trước mắt ảnh, haaa, ảnh không hề phản ứng gì, trời ơi, truyền thuyết về chuyện ngủ gục mà vẫn đứng thẳng , mắt vẫn mở, tay vẫn vuốt đều ra đời =))

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |