Jump to content

Advertisements




Quan điểm mới về Vũ trụ - Tôn giáo - Con người


91 replies to this topic

#31 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 10:02

@ thầy VuiVui,

Tôi xin là 1 học trò rồi sao mà thầy vẫn cao giọng vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xem như tôi còn kém cỏi và phải nhờ thầy mở mang cho.

Theo thầy VuiVui, "Vũ Trụ là Không – Thời gian" vậy bản chất của Không gian, Thời gian là gì? Nếu không có ý thức vẫn tồn tại thời gian? Vậy vật chất - ý thức phát triển trong lòng không gian, thời gian?

Vật chất - ý thức cũng được mặc định từ ban đầu? Nếu mặc định từ ban đầu thì vũ trụ sẽ có bao nhiêu cặp được mặc định như thế hay vô số? Thầy có thể kể ra giúp!

Nếu không thì Vật chất - Ý thức do cơ chế nào sinh ra?


"Nguồn gốc của vũ trụ, là Cái Một, hay còn gọi là Cái Toàn Bộ." Vậy thầy cắt nghĩa giúp Cái Một là gì? Cái Toàn Bộ là gì? Tôi vẫn thấy cái gốc rất mập mờ. Mong thầy chỉ giúp! Cảm ơn thầy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#32 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 10:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 16/04/2014 - 08:05, said:

@doquangsang: anh viết dài và rối rắm quá, đưa tới các tranh luận bất tận. Em tuy quan tâm tới vấn đề anh đưa ra nhưng khổ nỗi đầu óc ngắn quá, đọc một hồi loạn hết cả lên mà chưa hiểu anh muốn nói gì. Thôi thì anh giúp em, coi như em là trẻ 5 tuổi thôi, giải thích giúp mấy khái niệm sau (nhớ ngắn gọn và đơn giản thôi nhá):
  • Two side: là cái gì thế? có phải anh muốn nói tới tính nhị nguyên?
  • Zezro: là cái gì?
Anh có nói rằng lúc đầu người ta phản bác ghê lắm, nhưng sau này... gì gì đó. Theo em đơn giản là người ta không hiểu anh nói gì nên không biết nên tiếp tục phản bác anh nữa hay thôi. Anh đã đủ trình độ để lập ra một học thuyết, thiết nghĩ không khó khăn gì để đặt ra một từ tương ứng trong tiếng Việt (hay hán việt) trong lúc vẫn dịch ra các thứ tiếng khác đc.

Hi bạn,

1. Two Side cứ xem là 1 tên gọi hoàn toàn mới do tôi đặt ra với ý nghĩa: Hai hoặc nhiều trạng thái trong 1 đối tượng duy nhất.

VD: Hai trạng thái sóng hạt trong 1 đối tượng là ánh sáng.
Ba trạng thái rắn, lỏng, khí trong 1 đối tượng là nước (H20).
....tất cả sự hiện diện của sự vật, hiện tượng trong Vũ trụ đều là trạng thái biểu hiện.

Nhưng tùy cấp độ phát triển và phân ra nhỏ hơn thì tất cả đều từ cùng 1 gốc là Zezro (cũng chính là 1 tên gọi hoàn toàn mới do tôi đặt ra). Và Zezro chính là bản thể của Vũ trụ, có mặt khắp nơi và vô hạn. Và sự biểu hiện và lượng hóa của Zezro chính là Năng lượng - như vậy Năng lượng là thuộc tính của Zezro. Tương đồng sự biểu hiện và lượng hóa của Vật chất chính là Khối lượng - Khối lượng là thuộc tính của Vật chất.

Tất cả mọi trạng thái khác đều sinh ra trong lòng Zezro thông qua cơ chế từ Năng lượng chuyển hóa sang Khối lượng và ngược lại. Tức cơ chế từ Zezro sinh ra Vật chất hoặc ngược lại. Và việc tìm hiểu cơ chế hình thành Higgs tạo khối lượng cho Vật chất chính là 1 minh chứng cho vấn đề này.

Zezro - Vật chất hay thuộc tính tương ứng Năng lượng - Khối lượng cũng chính là 1 mà thôi.

Nó hoàn toàn khác với tính nhị nguyên (Two Side chứ không phải là Two Sides). Nhị là có 2 (Two Side còn có nhiều), Nhị độc lập giữa 2 đối tượng (Two Side là chỉ (1) có sự chuyển đổi qua lại trong (1) đó).

2. Zezro - Vật chất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Và phân loại rất rõ ràng:

Vật chất là thực thể đang tồn tại có Khối lượng.

Zezro là thực thể đang tồn tại không khối lượng. "Đang tồn tại không khối lượng" nhưng qua cơ chế chuyển đổi quyết định bởi Vận động > khi Zezro xuất hiện Khối lượng thì nó lại biểu hiện trạng thái Vật chất, không còn là trạng thái Zezro nữa.

Tên gọi thì khác nhau cho nhiều trạng thái khác nhau, nhưng cũng chỉ là 1 đối tượng đó thôi.

4. Bạn vào Tinhte xem sẽ thấy trên 200 comment và phản bác (Cả Diễn đàn Vatlyvietnam). Cộng đồng thì rất lớn và sẽ có nhiều người tri thức lớn, tôi cũng như hạt cát trong sa mạc thôi.

5. Vấn đề đặt tên thì nhiều người nói rồi và tôi xin chia sẻ lại:

"Tôi có nhận được 1 số ý kiến như sau của bạn đọc:

1. Tại sao không lấy tên tiếng Việt? Ngôn ngữ của tiếng Việt cũng rất phong phú và việc dùng tên tiếng Việt nó sẽ đồng nhất với nội dung + bảo vệ, đề cao ngôn ngữ dân tộc.

2. Nếu đã dùng tên gọi tiếng Anh thì sao không viết đúng chính tả của nó?

3. Two Side dễ gây lầm tưởng về thuyết nhị nguyên, dễ gây hiểu nhầm về nội dung.

Tôi cũng xin có 1 số chia sẻ và xin ý kiến của cộng đồng như sau:

1. Để đặt 1 tên gọi mới hoàn toàn thì tiếng Việt không cung cấp cho ta những công cụ mở đó. Two Side ở đây mang ý nghĩa hoàn toàn khác với "Hai mặt" - "Two Sides" thông thường, Zezro ở đây mang ý nghĩa hoàn toàn khác với Zero thông thường. Vậy thì nếu tôi muốn đặt 1 tên gọi mới cho 1 khái niệm - ý nghĩa mới thì phải làm như thế nào nếu dùng tiếng Việt?

Thực ra, trong tiếng Việt, khi ta cần dùng những từ ngữ hay, đẹp và cô đọng thì đa phần phải vay mượn từ Hán - Việt. Còn chính chữ quốc ngữ của chúng ta cũng do người nước ngoài tạo nên và theo mẫu tự Latin + dựa theo cách phát âm của chữ Hán - Nôm + vay mượn ngôn ngữ tiếng Anh như hiện nay (đặc biệt về CNTT). Như vậy, chữ quốc ngữ hiện nay đã được quốc tế hóa rất nhiều. Và hầu hết ngôn ngữ chính của các quốc gia trên thế giới đều như vậy (cả những cường quốc). VD: Tiếng Nhật gần như vay mượn Kanji tiếng Hán + phát âm tiếng Anh đến 50%, chưa tính việc các quốc gia dùng thuần ngôn ngữ của 1 quốc gia khác...và ngay cả tiếng Anh cũng không phải chỉ xuất phát từ Anh.

Tóm lại các ngôn ngữ có sự giao thoa, tiếp thu và xen lẫn theo dòng lịch sử. Sự tiếp thu tinh hoa của các ngôn ngữ là mặc định từ trước đến nay nếu ngôn ngữ sở tại không đáp ứng kịp.

Ngôn ngữ cũng chỉ là vỏ bọc của nội dung. Do đó, ngôn ngữ và chữ viết quan trọng nhất là làm thế nào để truyền tải được đầy đủ và đúng nhất về nội dung đến người tiếp nhận.

2. Ý nghĩa của Two Side khác Two Sides và Zezro khác Zero và nó là từ mới hoàn toàn được đặt ra chứ không phải theo từ đã có nên nó không thuộc vấn đề đúng sai được - do khác nhau về nội dung chứa đựng. VD: Two Side - 2 nhưng thật chất chỉ 1 vậy thì làm sao tôi phải thêm "s"? Zezro với "tính có" và "tính không khối lượng" thì hoàn toàn khác với Zero.

3. Nếu Two Sides thì ý nghĩa sẽ khác đi hoàn toàn và tôi cũng không cần dùng tiếng Anh để đặt tên vì tiếng Việt hoàn toàn đáp ứng được. Nhưng nó không phải là nội dung trong tác phẩm này > nó cũng không tồn tại trong tác phẩm này.

Khi đưa ra 1 vấn đề có sự khác biệt với những gì đã có và cách suy nghĩ thông thường, ta sẽ đặt ra nghi vấn: 1. Nó đã sai nếu trùng với những gì đã có. 2. Nó đúng khi không giống cái nào từng có, vậy nó là cái gì? chúng ta sẽ có động lực khám phá nguyên nhân hơn.

Nếu tôi đưa ra 1 ngôn từ có tính gần đúng, tạm được để thỏa mãn theo các nguyên tắc thông thường thì bản chất đã truyền tải sai nội dung. Ban đầu nó tạo sự dễ dàng tiếp nhận, nhưng sau đó nó sẽ dẫn đến chiều hướng suy nghĩ sai lệch > nội dung không có giá trị và nhiều lỗ hổng. Như vậy, nó còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần."

Sửa bởi doquangsang: 16/04/2014 - 10:55


#33 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 11:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

doquangsang, on 16/04/2014 - 10:45, said:

Hi bạn,

1. Two Side cứ xem là 1 tên gọi hoàn toàn mới do tôi đặt ra với ý nghĩa: Hai hoặc nhiều trạng thái trong 1 đối tượng duy nhất.

VD: Hai trạng thái sóng hạt trong 1 đối tượng là ánh sáng.
Ba trạng thái rắn, lỏng, khí trong 1 đối tượng là nước (H20).
....tất cả sự hiện diện của sự vật, hiện tượng trong Vũ trụ đều là trạng thái biểu hiện.

Nhưng tùy cấp độ phát triển và phân ra nhỏ hơn thì tất cả đều từ cùng 1 gốc là Zezro (cũng chính là 1 tên gọi hoàn toàn mới do tôi đặt ra). Và Zezro chính là bản thể của Vũ trụ, có mặt khắp nơi và vô hạn. Và sự biểu hiện và lượng hóa của Zezro chính là Năng lượng - như vậy Năng lượng là thuộc tính của Zezro. Tương đồng sự biểu hiện và lượng hóa của Vật chất chính là Khối lượng - Khối lượng là thuộc tính của Vật chất.

Tất cả mọi trạng thái khác đều sinh ra trong lòng Zezro thông qua cơ chế từ Năng lượng chuyển hóa sang Khối lượng và ngược lại. Tức cơ chế từ Zezro sinh ra Vật chất hoặc ngược lại. Và việc tìm hiểu cơ chế hình thành Higgs tạo khối lượng cho Vật chất chính là 1 minh chứng cho vấn đề này.


Phần bị lược bỏ đi hình như sâu quá, em không hiểu được nên em không bàn tới. Nhưng phần trên của anh giải thích em có cảm giác cũng không khác gì với các luận lý đã có sẵn: ví dụ two side cũng giống như cặp khái niệm "không - sắc, sắc - không" của Phật giáo (miêu tả tính hư huyễn và nhân duyên cấu thành của mọi vật). Còn về Zezro, cũng có một khái niệm tương ứng là "khí" của trung hoa. Hay là ethei? (tiếng pháp, em quên viết thế nào rồi)

Còn về thuyết nhị nguyên, hình như nó phức tạp lắm chứ không phải chỉ là tính hai mặt (vả lại lịch sử cho thấy cũng có nhiều cách trình bày về thuyết nhị nguyên khác nhau).

Có một câu nói rất hay của ông nào đó bên phật giáo nói rằng: khi một người chết đi thì thế giới (nhị nguyên: bao gồm vật chất & ý thức) của người đó hủy diệt.

Sửa bởi vietnamconcrete: 16/04/2014 - 11:20


Thanked by 1 Member:

#34 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 11:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 16/04/2014 - 08:27, said:

  • Vật chất và ý thức có mối quan hệ chuyển đổi qua lại: xin hỏi anh Quang luận điểm này từ đâu ra? Giả sử ý thức của tôi là ý nghĩ, vậy nếu tôi nghĩ về 1000 tỷ đồng nó sẽ chuyển hóa thành 1000 tỷ vật chất thật (sau một khoảng thời gian nào đó)? Nếu thế thì hay quá!
  • Vậy cơ chế chuyển đổi đó là gì? Anh có bí kíp gì không? chỉ cho em với? Em đang hơi bị cần tiền.
  • Vật chất và Ý thức: chỉ là một cặp phạm trù triết học, sao anh lại thấy nó chênh lệch?
  • Cặp phạm trù này đang luẩn quẩn và bế tắc: xin anh chỉ rõ nó lẩn quẩn và bế tắc ở chỗ nào?

Hi bạn,

Vấn đề này lại lệch đề rồi. Trong Two Side không có cặp phạm trù này. Và tôi đã sai lầm khi đưa Triết học M - L để so sánh với Two Side và cũng đã tự mình bác bỏ nó. Vấn đề này bác VuiVui đã nói ở trên rồi. Và tôi đã cảm ơn!

Nhưng quan trọng là nó cũng không liên quan gì đến nội dung trong Two Side cả.

Cách đặt vấn đề đúng là Vũ trụ có gì mà con người phải bế tắc? Con người đã giải quyết được các câu hỏi về nguồn gốc của Vũ trụ? Khoa học và tôn giáo có điểm tương đồng? Hay cả chính trong các tôn giáo? Chính trong triết học và khoa học thực nghiệm? Bản chất của Con người? Linh hồn? Thiên đàng, địa ngục?...Rất nhiều vấn đề được đặt ra.

Và đã có ai trả lời hoàn thiện tất cả? Nếu chưa thì tôi có quyền nhìn ngắm nó qua bộ kính Two Side. Chỉ cần 1, vài ý tưởng trong Two Side có giá trị là vui rồi. Không cần phải tất cả!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 16/04/2014 - 11:13, said:

Phần bị lược bỏ đi hình như sâu quá, em không hiểu được nên em không bàn tới. Nhưng phần trên của anh giải thích em có cảm giác cũng không khác gì với các luận lý đã có sẵn: ví dụ two side cũng giống như cặp khái niệm "không - sắc, sắc - không" của Phật giáo (miêu tả tính hư huyễn và nhân duyên cấu thành của mọi vật). Còn về Zezro, cũng có một khái niệm tương ứng là "khí" của trung hoa. Hay là ethei? (tiếng pháp, em quên viết thế nào rồi)

Tôi xin nhắc lại, bạn hãy nhìn và thấy được mối tương quan với ALL vấn đề lớn trong sự logic, hợp lý mà vẫn giữ nguyên giá trị riêng của nó thì ok rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mọi người hãy nhìn bức tranh Two Side một cách tổng thể nhất sẽ thấy được nét đẹp của nó và ý nghĩa thực sự. Nếu ai đó chỉ nhìn ở 1 khía cạnh (có thể chính là những hiện tượng, vấn đề được đưa vào kiểm chứng) thì sẽ không thấy được những cái mới lạ và càng khó hình dung.

Nhưng điều cơ bản mà mọi người dễ nhận thấy nhất chính là khi ta đưa những vấn đề tưởng chừng như đã cũ vào mô hình Two Side, nó vẫn không mất đi giá trị đúng đắn của từng vấn đề riêng lẻ, và điểm đặc biệt nhất chính là những vấn đề tưởng chừng như đối lập khi đứng riêng này nó lại phù hợp – có mối tương quan kỳ lạ trong mô hình Two Side mà các lý thuyết khác không có được.”

Phải nói điểm thú vị của Two Side đến bây giờ tôi nhận thấy không phải bởi những điều mới lạ, mà chính là sự kết nối ALL những cái cũ, rời rạc, cả đối nghịch nhau qua 1 cách nhìn mới mà thôi. Nội dung vẫn cũ, nhưng cách nhìn là mới!

Sửa bởi doquangsang: 16/04/2014 - 11:28


Thanked by 1 Member:

#35 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 11:36

Em nhận xét chút nhé: cái hay của anh là anh đã dám đưa ra một học thuyết (quá dũng cảm), còn cái bất cập của anh là anh chưa nghiên cứu rốt ráo được (và sẽ không bao giờ bởi chưa nhà triết học hay khoa học nào làm đc ngoại trừ phật giáo) mọi luận điểm anh đưa ra. Một ví dụ nhỏ là đoạn anh đặt vấn đề về tính không để từ đó đưa ra định nghĩa về "zezro" của anh:

----
Theo mọi người, “không -trống rỗng” sinh ra từ đâu? Tại sao những ai công nhận về sự tồn tại của “không – trống rỗng” đều không nghi ngờ gì về nguồn gốc của nó? Tức mặc định nó là khởi điểm và tự bản thân nó đã tồn tại? Và thật vô lý và phản lại mọi quy luật tự nhiên, tri thức mà con người có được khi ta chấp nhận hoặc mặc định cho từ “không – trống rỗng” có thể sinh ra mọi thứ.
----
Theo sự hiểu biết chưa tới đâu của em, thì "Cái không trống rỗng" như anh nói trên nhà phật gọi là "Ngoan không" - tức là một quan điểm sai lầm về "tính không". "Tính không" ở đây muốn nói về sự giả hợp của cả tâm lẫn vật, không có thực thể tự nó nên gọi "tính không". Anh cứ thử tìm mà xem, không cái gì là tự nó là thực cả, nó phải được cấu tạo từ cái gì khác nữa (cho nên anh mới hỏi cái gì tạo ra tính không?). Điều em muốn nói là các luận điểm của triết học, tôn giáo anh còn nắm chưa vững thì chưa nên lập thuyết riêng của mình.
Theo em thấy anh nên bỏ công ra học môn "Duy thức học" và đọc các loại luận trong phật giáo, có lẽ sẽ giúp ích cho anh rất nhiều.

Thanked by 3 Members:

#36 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 11:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 16/04/2014 - 11:36, said:

Em nhận xét chút nhé: cái hay của anh là anh đã dám đưa ra một học thuyết (quá dũng cảm), còn cái bất cập của anh là anh chưa nghiên cứu rốt ráo được (và sẽ không bao giờ bởi chưa nhà triết học hay khoa học nào làm đc ngoại trừ phật giáo) mọi luận điểm anh đưa ra. Một ví dụ nhỏ là đoạn anh đặt vấn đề về tính không để từ đó đưa ra định nghĩa về "zezro" của anh:

----
Theo mọi người, “không -trống rỗng” sinh ra từ đâu? Tại sao những ai công nhận về sự tồn tại của “không – trống rỗng” đều không nghi ngờ gì về nguồn gốc của nó? Tức mặc định nó là khởi điểm và tự bản thân nó đã tồn tại? Và thật vô lý và phản lại mọi quy luật tự nhiên, tri thức mà con người có được khi ta chấp nhận hoặc mặc định cho từ “không – trống rỗng” có thể sinh ra mọi thứ.
----
Theo sự hiểu biết chưa tới đâu của em, thì "Cái không trống rỗng" như anh nói trên nhà phật gọi là "Ngoan không" - tức là một quan điểm sai lầm về "tính không". "Tính không" ở đây muốn nói về sự giả hợp của cả tâm lẫn vật, không có thực thể tự nó nên gọi "tính không". Anh cứ thử tìm mà xem, không cái gì là tự nó là thực cả, nó phải được cấu tạo từ cái gì khác nữa (cho nên anh mới hỏi cái gì tạo ra tính không?). Điều em muốn nói là các luận điểm của triết học, tôn giáo anh còn nắm chưa vững thì chưa nên lập thuyết riêng của mình.
Theo em thấy anh nên bỏ công ra học môn "Duy thức học" và đọc các loại luận trong phật giáo, có lẽ sẽ giúp ích cho anh rất nhiều.

Bạn hãy đọc lại nội dung tôi nói chuyện với anh PhapVan:

"Về "Không tính" theo suy nghĩ thông thường (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Có thể trong Phật học sẽ có sự mở rộng hơn - nhưng ý nghĩa khi đối chiếu với Zezro (S đã nêu trong sách thì cảm nhận của anh có sự tương đồng? Trong biểu đồ phần Tôn giáo, chủ đề Phật giáo?)


Trong Two Side, S hiểu "Không tính" theo cách riêng của mình và có sự hài hòa chung trong biểu đồ và sự lý giải.
Nếu cách hiểu đó có sự phù hợp với những gì mà Phật học nghiên cứu sâu thì thật tuyệt vời. Còn sự khác nhau có thể xảy ra khi ta so sánh với cách suy nghĩ thông thường của số đông. Vì bản chất "không tính" chưa được xác định rõ mà chủ yếu mang ý nghĩa trừu tượng, "cảm" theo từng mức độ tư duy.

Còn đối với S thì "không tính" và Zezro mới là 1, không có sự khác biệt nào cả. Phạm vi ứng dụng thì rất rộng, nó giúp đưa Tôn giáo và Khoa học tiến lại gần nhau hơn trong cùng 1 cách nhìn về vũ trụ. Nó giải thích được nguồn gốc của Vũ trụ phù hợp cả về Tôn giáo lẫn Khoa học."


#37 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 11:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

doquangsang, on 16/04/2014 - 11:40, said:

Bạn hãy đọc lại nội dung tôi nói chuyện với anh PhapVan:

"Về "Không tính" theo suy nghĩ thông thường (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Có thể trong Phật học sẽ có sự mở rộng hơn - nhưng ý nghĩa khi đối chiếu với Zezro (S đã nêu trong sách thì cảm nhận của anh có sự tương đồng? Trong biểu đồ phần Tôn giáo, chủ đề Phật giáo?)


Trong Two Side, S hiểu "Không tính" theo cách riêng của mình và có sự hài hòa chung trong biểu đồ và sự lý giải.
Nếu cách hiểu đó có sự phù hợp với những gì mà Phật học nghiên cứu sâu thì thật tuyệt vời. Còn sự khác nhau có thể xảy ra khi ta so sánh với cách suy nghĩ thông thường của số đông. Vì bản chất "không tính" chưa được xác định rõ mà chủ yếu mang ý nghĩa trừu tượng, "cảm" theo từng mức độ tư duy.

Còn đối với S thì "không tính" và Zezro mới là 1, không có sự khác biệt nào cả. Phạm vi ứng dụng thì rất rộng, nó giúp đưa Tôn giáo và Khoa học tiến lại gần nhau hơn trong cùng 1 cách nhìn về vũ trụ. Nó giải thích được nguồn gốc của Vũ trụ phù hợp cả về Tôn giáo lẫn Khoa học."

  • S hiểu "Không tính" theo cách riêng của mình...: xin chia buồn với anh, bởi nếu chỉ một mình anh hiểu theo cách riêng thì chưa đủ gọi là một "thuyết"
  • Còn đối với S thì "không tính" và Zezro mới là 1, không có sự khác biệt nào cả.: xin chúc mừng anh, anh đã tìm ra một danh từ mới cho một thuyết đã được chứng minh, tu học từ hơn bốn ngàn năm nay.


Thanked by 1 Member:

#38 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 11:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 16/04/2014 - 11:46, said:

  • S hiểu "Không tính" theo cách riêng của mình...: xin chia buồn với anh, bởi nếu chỉ một mình anh hiểu theo cách riêng thì chưa đủ gọi là một "thuyết"
  • Còn đối với S thì "không tính" và Zezro mới là 1, không có sự khác biệt nào cả.: xin chúc mừng anh, anh đã tìm ra một danh từ mới cho một thuyết đã được chứng minh, tu học từ hơn bốn ngàn năm nay.

Mỗi người có cách nhìn ngắm 1 vấn đề riêng thôi bạn. Không quá trầm trọng vậy đâu. Nhưng vấn đề đó tôi lại đưa gần lại hơn với Khoa học. Miễn là không ai chứng minh được nó bất hợp lý thì cũng có thêm cái để tham khảo chứ?

"Tính không" ở đây muốn nói về sự giả hợp của cả tâm lẫn vật, không có thực thể tự nó nên gọi "tính không". Anh cứ thử tìm mà xem, không cái gì là tự nó là thực cả, nó phải được cấu tạo từ cái gì khác nữa (cho nên anh mới hỏi cái gì tạo ra tính không?). "

Vậy có khác gì với: Vạn vật chỉ là trạng thái biểu hiện của 1 đối tượng mà thôi. Vậy đối tượng đó là gì? Cơ chế sinh ra Vạn vật ra sao? Đối tượng đó có thể là nền/bản thể của Vũ trụ ban đầu hay không?

Bạn cứ mạnh dạng chỉ ra cái sai!

Theo bạn "Thuyết" là gì? Những gì đủ để thành 1 "Thuyết"?

"Thuyết" nào đã được chứng minh? Chứng minh bằng gì? Nếu đã được chứng minh bằng khoa học thực nghiệm thì còn gọi là "Thuyết"?

Sửa bởi doquangsang: 16/04/2014 - 11:58


Thanked by 1 Member:

#39 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 11:55

Như anh đã nói trước đó, lúc đầu người ta phản bác anh ghê lắm, nhưng sau đó... (là gì nhỉ???). Em cũng không biết anh muốn gì, thành ra em xin ngừng cuộc chơi tại đây. Chúc anh gặt hái nhiều thành công và gửi lời chào quyết thắng!

#40 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 12:08

Trên đời này, tôi sợ các bác như bác Sáng lắm. Đặc biệt là các bác mà đến phương trình Yang-Mills-Higgs viết còn không xong, nhưng lại nói không biết mệt mỏi về hạt Higgs, thì tôi rất lo ngại.

Trong hàng triệu năm của lịch sử phát triển của nhân loại, hàng vạn hàng triệu học thuyết được đề ra, phát triển, tồn tại và lụi tàn. Có gì bác Sáng cứ phát biểu, nếu như đứng vững được thì ấy cũng là một thành công.

Sửa bởi NhuThangThai.: 16/04/2014 - 12:10


#41 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 13:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai., on 16/04/2014 - 12:08, said:

Trên đời này, tôi sợ các bác như bác Sáng lắm. Đặc biệt là các bác mà đến phương trình Yang-Mills-Higgs viết còn không xong, nhưng lại nói không biết mệt mỏi về hạt Higgs, thì tôi rất lo ngại.

Trong hàng triệu năm của lịch sử phát triển của nhân loại, hàng vạn hàng triệu học thuyết được đề ra, phát triển, tồn tại và lụi tàn. Có gì bác Sáng cứ phát biểu, nếu như đứng vững được thì ấy cũng là một thành công.

Hi bạn,

Tôi cũng rất khâm phục những người giỏi phán đoán và phán xét người khác.

- Tôi tên Sang, ko phải tên Sáng. (Không biết bạn suy luận từ đâu?)

- Tiêu đề Two Side ghi rõ: Tư tưởng triết học, chứ không phải là Khoa học Vật lý và tại sao không được lấy những kết quả có được của khoa học làm ví dụ để bảo vệ thêm quan điểm?

Sửa bởi doquangsang: 16/04/2014 - 13:17


#42 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 15:07

Trích dẫn

@ thầy VuiVui,

Tôi xin là 1 học trò rồi sao mà thầy vẫn cao giọng vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xem như tôi còn kém cỏi và phải nhờ thầy mở mang cho.
Tôi trích câu này ra đây, trả lời câu này cho DQS, cũng là đã trả lời cho tất cả những câu hỏi mà DQS đặt ra ở dưới.
-Gọi người ta bằng Thầy, nhưng chưa được người ta đồng ý làm Trò, thì vẫn chưa có Cặp : Thầy – Trò ! Nhớ nhé.
-Một khi đã xem như là Thầy (mặc dù chưa được nhận làm trò) thì việc Thầy có cao giọng hay không thì Trò hay người muốn làm học trò không được quyền hay không được phép phản ứng với thái độ trên.
DQS hãy áp các câu hỏi (đối với vũ trụ, vật chất ý thức) mà DQS đang bức xúc đặt ra vào đây (đối với thầy trò) . Nếu trả lời được thì DQS sẽ không còn bức xúc nữa. Dù vậy cũng chưa nên có tham vọng hiểu ngay về vũ trụ.
Còn nếu không làm được việc đó thì không nên đặt ra bất cứ câu hỏi nào nữa. Vì có trả lời, DQS cũng không hiểu được, hơn nữa, Tôi với DQS lại không có nghĩa thầy – trò.
Thế nhé. Cố gắng lên. Dù sao đó cũng là chút tình cùng là hội viên của diễn đàn. Sẽ bổ ích lắm đấy.

#43 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 16/04/2014 - 16:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 16/04/2014 - 15:07, said:

Tôi trích câu này ra đây, trả lời câu này cho DQS, cũng là đã trả lời cho tất cả những câu hỏi mà DQS đặt ra ở dưới.
-Gọi người ta bằng Thầy, nhưng chưa được người ta đồng ý làm Trò, thì vẫn chưa có Cặp : Thầy – Trò ! Nhớ nhé.
-Một khi đã xem như là Thầy (mặc dù chưa được nhận làm trò) thì việc Thầy có cao giọng hay không thì Trò hay người muốn làm học trò không được quyền hay không được phép phản ứng với thái độ trên.
DQS hãy áp các câu hỏi (đối với vũ trụ, vật chất ý thức) mà DQS đang bức xúc đặt ra vào đây (đối với thầy trò) . Nếu trả lời được thì DQS sẽ không còn bức xúc nữa. Dù vậy cũng chưa nên có tham vọng hiểu ngay về vũ trụ.
Còn nếu không làm được việc đó thì không nên đặt ra bất cứ câu hỏi nào nữa. Vì có trả lời, DQS cũng không hiểu được, hơn nữa, Tôi với DQS lại không có nghĩa thầy – trò.
Thế nhé. Cố gắng lên. Dù sao đó cũng là chút tình cùng là hội viên của diễn đàn. Sẽ bổ ích lắm đấy.

Nếu không nhận thì tùy ý bạn VuiVui vậy! Bạn sợ với vị trí làm thầy thì sẽ dễ hở những nhược điểm sao? Bạn VuiVui trả lời xem DQS có hiểu được hay không? Hay lại giỏi phán đoán và xét đoán!

Vũ trụ còn quá nhiều điều bí ẩn nên việc ai đưa ra luận điểm nào cũng đều có yếu điểm của nó.

Nhưng trong các phần tranh luận, tôi vẫn cảm ơn bạn về 1 số góp ý có giá trị trong cách đặt vấn đề và đối chiếu. Xin cảm ơn bạn lần nữa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi doquangsang: 16/04/2014 - 16:19


Thanked by 1 Member:

#44 doquangsang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 63 thanks

Gửi vào 17/04/2014 - 11:29

Một số câu nói của Einstein để chúng ta suy ngẫm:

"Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả."

"Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. Vì tri thức chỉ có giới hạn, trong khi trí tưởng tượng bao trùm cả thế giới."

"Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu."

"Khoa học mà thiếu đi tôn giáo sẽ trở thành khập khiễng, tôn giáo mà thiếu khoa học sẽ trở nên mù lòa."

"Công việc đọc sách, sau một tuổi tác nào đó, đã làm lệch hướng khỏi các mục tiêu sáng tạo. Một người nào đó mà đọc sách quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít, sẽ rơi vào các thói quen lười biếng suy nghĩ."

"Thông tin không phải là kiến thức."...

Sửa bởi doquangsang: 17/04/2014 - 11:29


Thanked by 1 Member:

#45 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 17/04/2014 - 14:04

Ở góc độ vi mô mỗi cá nhân là sự tổng hòa giữa tinh thần và thể xác , ở vĩ mô xã hội là vật chất và ý thức. Suốt dòng chiều dài lịch sử phát triển nhân loại qua triết-sử cho thấy được con người luôn bận bịu suy tư về mình, về nhân loại và về vũ trụ. Loài người đã không ngừng tích lũy được kho tàng kiến thức về vật chất do khoa học thực nghiệm và kiến thức về tinh thần do khoa học triết .

Nếu như vật chất là đối tượng nghiên cứu của khoa học thực nghiệm thì, tinh thần là đối tượng nghiên cứu của khoa học triết ( suy tư về số mệnh có thể gọi là đỉnh cao của khoa triết).

Ở con người Tinh thần và thân xác là sự thống nhất, cho nên nghiên cứu tinh thần con người không phải một tinh thần xa lạ tách rời khỏi thể xác tồn tại ở đâu đó lơ lửng trong không gian. Mà tinh thần con người là tinh thần nhập thế thông qua hoạt độnng sinh- vật lý nơi thể xác và lịch sử quá khứ hiện tại tương lai của mỗi cá nhân và xã hôi

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |