Jump to content

Advertisements




Cách Tứ Hóa An Theo Vận Đúng Không?


193 replies to this topic

#106 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3801 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 21:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 01/05/2011 - 21:16, said:

Vì tác giả TKQ có nhấn mạnh TÍNH LIÊN TỤC nên người đọc có tư liệu để phản biện. Vì bác chưa viết rõ ý của bác nên rất khó phản biện. Nên chờ bác viết rõ ý.
Về thời gian và lá số tử vi, trước tiên nếu bác không đồng ý tại những điểm sau thì rất khó trao đổi tiếp:
1. Bất luận thời gian xuôi ngược ngược xuôi, nhưng sau 125 năm thì không thể phân biệt trên lá số tử vi. Cho nên không thể áp lên lá số tử vi bất cứ suy luận gì về thời gian sau 125 năm, trừ phi bác chỉ rõ cách phân biệt 2 vận cách nhau 125 năm. Nếu không, đó là yếu tố ngoài tử vi.
2. Thời gian không có điểm khởi đầu và kết thúc. Năm Giáp Tý từ thượng cổ là quy ước không thể chứng minh. Tức là trước năm Giáp Tý đó có năm Quý Hợi. Tháng Bính Dần cũng là quy ước tháng đầu tiên, trước tháng Bính Dần phải có tháng Ất Sửu. Cho nên nói khởi nguyên của thời gian là vô nghĩa.
3. Vì thời gian không có khởi nguyên nên không có lý gì can chi tháng gán cho các cung phải lấy Dần làm mốc, không có khởi nguyên thì không thể có gì làm mốc. Cho nên tất cả can chi gán cho 12 cung là phép gán chứ không phải phép lưu thuận chiều từ điểm mốc. Tranh luận ngôn từ "can chi của cung" hay "can chi gán cho cung" là không cần thiết.<br><br>ps: phía trên là phản biện về định nghĩa TÍNH LIÊN TỤC của tác giả TKQ, chứ không phải khái niệm LIÊN TỤC của người phản biện. Thay vì phản biện trực tiếp vào các bài viết, bác vuivui có&nbsp; thể trình bày một bài độc lập thì tiện hơn cho người đọc.<br>
Không phải là tôi phản biện đâu, đấy là giải thích cho rõ nghĩa hơn mà thôi. Vì nếu đọc như thế, do thiếu thông tin rất dễ dẫn đến hiểu nhầm ý của người viết, thành ra sẽ hiểu sai lạc cả. Nên tôi mới góp ý như vậy.

#107 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 22:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

G-R-E-E-N, on 01/05/2011 - 18:18, said:

Theo thiển ý của cháu thì: chúng ta cần nhìn lại "thứ tự" lập lá số.

+ Trước hết ta có Thiên can năm ==> có ngay 12 Thiên can cho 12 cung. Vd: năm Mậu thì 12 cung là: Giáp Dần, Ất Mão, ....., Quý Hợi, Giáp Tý, Ất Sửu.
+ Sau đó có tháng & giờ ==> xác định vị trí cung mệnh, xác định cục.
+ Địa chi của năm + giới tính ==> chiều đi của cung mệnh. kết hợp với cục ta có: khởi vận.
+ Sau đó đến ngày <quan trọng số 1> vì ngày là yếu tố xuất hiện cuối cùng, quyết định vị trí Sao Tử vi và một số sao khác. Bởi vậy vòng Chính tinh bao giờ cũng là vòng Mạnh nhất trong tử vi.

Chúng ta nhận thấy ngay: 12 cung là Thiên Định, sao có thể thay đổi được???


Tiếp:
- Tháng và giờ có ý nghĩa gì?
Tháng và giờ chính là cách xác định vị trí MẶT TRỜI. Có tháng mà ko có giờ hoặc có giờ mà ko có tháng thì không thể xác định chính xác vị trí Mặt trời
Do vậy, vị trí cung mệnh chính là căn cứ theo mặt trời mà xác định.

- Ngày có ý nghĩa gì?
Ngày chính là cách xác định vị trí của MẶT TRĂNG
Do vậy, vòng chính tinh chính là ảnh hưởng của MẶT TRĂNG lên ta.

Ban nga`y thi` du`ng bo'ng ma(.t tro*`i đê? đi.nh gio*` nhu*ng ban đêm thi` du`ng sao đê? đi.nh gio*`. Vi` ti'nh tua^`n hoa`n cu?a tha'i du*o*ng he^. nên du`ng ma(.t tro*`i la`m mo^'c hay du`ng sao Ba('c tha^`n la`m mo^'c thi` va^?n đu'ng theo hiê.n tu*o*.ng thie^n va(n . Phu*o*ng pha'p an me^.nh cu?a Tu*? Vi la` xa'c đi.nh vi. tri' cu?a me^.nh theo gio*` thie^n va(n tre^n ba^`u tro*`i vi` gio*` thie^n va(n mo^i? nga`y le^.ch ga^`n 4 phu't vo*i' gio*` cu?a con ngu*o*`i qui u*o*''c ne^n mo^i? tha'ng se~ le^.ch 1 mui' gio*` a^m li.ch cho ne^n khi nhi`n le^n ba^`u tro*`i thua^.n đê'n tha'ng sinh ro^i` go.i la` Ty' nghi.ch đê"n gio*` sinh chi'nh la` xa'c đi.nh vi. tri' tre^n ba^`u tro*`i ta.i tho*`i điê?m sinh ra theo gio*` thie^n va(n .

PS : Phong So*n Co^? , tui đa~ cho.n chu*~ Vie^.t o*? o^ du*o*'i cu`ng ro^`i co`n ca'c bo^. phong ma~ tu*. tie^'ng Vie^.t ma` ba.n no'i thi` cho.n o*? đa^u ?


Ở phía dưới màn hình phía bên trái, có một khung nhỏ màu xanh lá cây. có thể dấu đi khi bấm nút F12.

Sửa bởi Sơn Phong Cổ: 02/05/2011 - 13:58


#108 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 01:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thienkyquy, on 01/05/2011 - 12:14, said:

Thưa anh VDTT,

Không biết là anh cố tình hay vô ý, nhưng anh vẫn chưa trả lời câu hỏi về câu nói của chính anh, như đã quote lại ở trên. Mong rằng không phải giờ đây anh cố tình né tránh.

Thiên Kỷ Quý

Giờ đây hay về sau miễn có thời giờ thì chẳng bao giờ tôi tránh né; chỉ là tôi đọc mãi mà chẳng hiểu nổi ý ông muốn gì, thành ra chẳng biết phải trả lời ra sao.

Bây giờ tôi hiểu là ông chỉ muốn tôi làm rõ nghĩa lời của chính tôi. Không vấn đề gì, tôi sẽ trả lời ngay. Nhưng nói trước là tôi phản đối đòi hỏi liên tục, kẻo sau này lại có người đặt chữ vào miệng tôi.

NẾU THEO ĐÒI HỎI LIÊN TỤC thì cho người sinh năm Giáp từ Đinh Mão đi nghịch phải là Đinh Mão, Bính Dần, Ất Sửu, Giáp Tí, v.v... Đây chính là đòi hỏi của ông (không phải của tôi), vì như ông đã viết trong message 1 cho trường hợp sinh năm Mậu Ngọ “...nhưng giả như Mệnh tại cung Mão với người tuổi Mậu Ngọ như đã nói là DươngNữ thì là Ất Mão, qua Dần là Giáp Dần, đến Sửu là Quý Sửu thế là phù hợp vớiCan lưu động theo thế giới tự nhiên, còn nếu quaSửu vẫn là Ất Sửu của Đại Vận để an Tứ Hóa thì nhất định là loại Tứ Hóa vô giátrị!”

Tóm lược lại: Về thứ tự Ất Mão, Giáp Dần, Quý Sửu thì ông viết “là phù hợp với Can lưu động theo thế giới tự nhiên”, còn thứ tự Ất Mão, Giáp Dần, Ất Sửu (tức phép của Đài Cảng) thì ông viết “nhất định là loại Tứ Hóa vô giá trị!”

Hiển nhiên ông đã giả sử lý liên tục là khuôn vàng thước ngọc. Vì ông đã dựa vào nó để đả phá cách định can hạn của Đài Cảng.

Trái với ông, tôi cho rằng đòi hỏi liên tục không phải là khuôn vàng thước ngọc, mà chỉ là một điều kiện phụ thuộc trong bài toán Tử Vi. Sự kiện nó không được tuân theo trong cách định can hạn của Đài Cảng vì vậy không có nghĩa là Đài Cảng sai.

Tóm lại, nếu ông vẫn cho là cách định can hạn của Đài Cảng sai thì ông không thể dùng lý liên tục (như ông đã dùng trong message 1) mà phải dùng lập luận khác. Tôi sẵn sàng chờ để phản biện.

#109 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 01:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 01/05/2011 - 13:38, said:

Chúng ta bắt đầu nhé.
Điểm 1. Lý do tại sao không thể cho can mão = can sửu, can dần = can tý như Đài cảng.

Viết như tế là không đủ ý, không thể nêu bật được vấn đề cần khảo sát. Để cho rõ hơn, chúng ta xem xét một cach hệ thống.
Chúng ta hãy quan sát cách ghi dại vận và an đại vận trên địa bàn lá số.
Thấy rằng, khởi từ cùng an mệnh, dù theo chiều thuận hay ngược (cho dương nam, âm nữ và âm nam, dương nữ) thì thứ tự đại vận đều tuần tự từ cung an mệnh trở đi. Như thủy cục thì tại mệnh ứng với đại vận đầu tiên 10 năm từ 2 tuổi tới hết 11 tuổi. Đại vận thứ hai - hoặc tại phụ mẫu, hoặc bào cung - ghi từ 12 tuổi tới 21 tuổi. Đại vận thứ ba - tại phúc hoặc phu/thê cung - ghi từ 22 tuổi tới 31 tuổi. Cứ tuân tự như thé cho hết một vòng lặp lại tại mệnh cung ứng với giai đoạn tuổi 122 tới 131 tuổi. Kế tiếp là đại vận ứng với tuổi 132 tới 141. và cứ thế tiếp nối mãi - xin lưu ý rằng, trong thực tế, ít khi người ta phải xét tới các đại vận này. Nhưng về lý thuyết, các đại vận này là tồn tại, và đương nhiên cách ghi tuổi phải nhất quán như vậy !

Chúng ta có ngay một khác biệt ở tầng cơ bản. Bởi nếu tôi hiểu không sai thì ông cho rằng mô hình Tử Vi vẫn có thể được xử dụng bằng lý nhất quán nguyên thủy cho các tuổi vượt quá đại hạn thứ 12.

Tôi, trái lại, cho rằng mô hình toán học của Tử Vi BẮT BUỘC phải giới hạn trong 12 đại hạn, tức là cho các tuổi ta từ 121-125 trở xuống. Và -theo tôi- sự bắt buộc này có lý do, khởi từ cách hình thành của mô hình.

Rõ ràng hơn thủy nhị cục chỉ xem đến 121 tuổi, hỏa lục cục chỉ xem đến 125 tuổi. Cao hơn những tuổi này là ngoài phạm vi tiêu chuẩn của khoa Tử Vi (ngoại số). Chúng ta có thể chắp nối thêm lý thuyết để xem các tuổi cao hơn giới hạn 121-125, nhưng đây chỉ là lý thuyết chắp nối (tây phương gọi là ad hoc theory, kiểu như phép normalization của vật lý Feynman, mặc dù rất thành công nhưng chính ông Feynman phải công nhận là "hocus pocus").

Với khác biệt quá cơ bản này tôi không hiểu chúng ta có nên tiếp tục tranh luận hay chăng?

Hiển nhiên là không có lý do gì để tranh luận đề tài hiện tại. Nếu tranh luận thì phải lùi lại, tranh luận lý do tại sao một bên cho là có thể đi quá 12 đại hạn, một bên lại không đồng ý như vậy rồi mới sang đề tài khác được.

#110 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3801 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 02:39

Trích dẫn

Tôi, trái lại, cho rằng mô hình toán học của Tử Vi BẮT BUỘC phải giới hạn trong 12 đại hạn, tức là cho các tuổi ta từ 121-125 trở xuống. Và -theo tôi- sự bắt buộc này có lý do, khởi từ cách hình thành của mô hình.
Tôi đã nghĩ tới việc này, nên có đặt vấn đề

Trích dẫn

xin lưu ý rằng, trong thực tế, ít khi người ta phải xét tới các đại vận này. Nhưng về lý thuyết, các đại vận này là tồn tại, và đương nhiên cách ghi tuổi phải nhất quán như vậy !
Và rồi Ông sẽ từ chối tranh luận.
Nhưng thực luận điểm mà ông trình bày, nó chỉ thuận lý - nếu như chấp nhận cái gọi là mô hình toán học như ông nói - đối với trường hợp dương nam âm nữ mà thôi. Còn đối với trường hợp âm nam dương nữ thì cái ví dụ tôi trình bày ở trên không nằm trong giới hạn xem vận trên 100 tuổi. Mà vẫn nằm dưới 100 tuổi. Thậm chí nằm ở giai đoạn các vận đầu đời !
Trong lập luận của tôi, tôi có nêu ba điểm. Mà điểm đặt ra các đại vận khi quá vòng địa bàn - 12 đại vận - chỉ là điểm phụ. Cứ xem bài viết của tôi thì sẽ rõ.
Điểm chính của tôi là:
Với trường hợp tuổi âm, âm nam dương nữ, đại vận đi ngược, trình tự thời gian của các đại vận vẫn tuần tự như tiến. Thể hiện nếu vẫn theo cách xác định can chi đại vận theo lối Đài cảng thì có sự đảo ngược chiều thời gian - vi phạm tính một chiều trôi của thời gian. Mà điều này là bất hợp lý.
Điểm thứ nữa là khi có sự trùng lặp Can như Kỷ mão, kỷ sửu, mậu dần, mậu tý. với âm nam dương nữ thời gian tăng lên theo chiều xa dần cung khởi đại vận theo chiều ngược, kỷ sửu là tương lai của kỷ mão và mậu dần. Nhưng theo xác định can chi đại vận của đài cảng thì thì kỷ mão là tương lai của mậu dần. Theo "mô hình toán học tử vi" mà ông nói ở trên, thì đến mậu dần là hết, do đó kỷ sửu chỉ là tương lai của kỷ mão - thuận theo can chi của đài cảng, và theo an vận cũng là tương lai, nhưng bước đi hoàn toàn khác. Có cái lô gíc nào lại như thế không ?
Bởi thế tôi đã có lưu ý, xác định can chi của đại vận theo lối đài cảng thì có vẻ như thuận đối với trường hợp dương nam âm nữ. Nhưng đối với âm nam dương nữ thì nó thể hiện sự bất hợp lý trong mọi trường hợp. Cùng chung một nền tảng, là vi phạm tính một chiều hướng tới tương lai của thời gian.

Sửa bởi vuivui: 02/05/2011 - 04:03


#111 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/05/2011 - 05:33

Tóm lại, bên phản đối cách an lưu tứ hóa theo đại vận chỉ có thể dựa vào bước chuyển giữa hai cung Sửu và Dần.
Bên phản đối không cách nào chứng minh được can chi của Sửu và Dần phải nằm theo thứ tự liên tục thuận chiều.
Dù cho can chi của Sửu và Dần không liên tục cũng không ảnh hưởng đến lá số. Nếu bạn nào có thể chứng minh
dựa vào cơ sở của tử vi mà không phải đặt thêm tiên đề xin cứ đưa lên. Nếu đặt thêm tiên đề e rằng lập tức bị bác bỏ.

Sửa bởi thatsat: 02/05/2011 - 05:36


#112 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/05/2011 - 05:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 02:39, said:

Cùng chung một nền tảng, là vi phạm tính một chiều hướng tới tương lai của thời gian.
Bác vuivui không thể chắc chắn rằng thời gian là một chiều. Hơn nữa, trên lá số tử vi sau 125 năm thì thời gian tuần hoàn.

Sửa bởi thatsat: 02/05/2011 - 05:42


#113 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 06:23

@Ô. vuivui:
Tôi có nói là tôi từ chối tranh luận đâu. Hiện nay tôi đang có thời giờ. Miễn là đúng luật, đừng dùng tĩnh từ cho người. Hãy dùng tĩnh từ cho quan điểm.

Tôi đã nói rồi đấy. Tôi cho rằng mô hình của Tử Vi không phù hợp với tuổi 126 trở lên. Nếu ông chủ trương ngược lại thì chúng ta nên tranh luận ngay từ vấn đề cơ bản này. Bởi lập luận cho can hạn lệ thuộc vào nó, tranh cãi về can hạn mà chủ trương cơ bản đã khác nhau sẽ không đi đến đâu cả.

Còn các trường hợp dưới 126 tuổi thì ông cứ tự nhiên ra chiêu. Tôi sẽ tiếp.

Đừng để quá lâu, bởi lúc ấy lỡ tôi bận rồi thì sẽ tạm rút khỏi diễn đàn, muốn tranh luận cũng chẳng được.

T.B. msg 113 của anh Thất Sát rất đúng ý tôi. Muốn phản đối cách an can đại hạn của Đài Cảng thì hãy đưa lý do tại sao can của Dần phải là can của Sửu + 1 mà không đặt thêm tiền đề thiếu tự nhiên nào cả. (Nếu đòi hỏi Tử Vi phải luận được tuổi trên 125 là một tiền đề thì tôi thấy đó là một tiền đề rất thiếu tự nhiên).

#114 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 07:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 02:39, said:


Bởi thế tôi đã có lưu ý, xác định can chi của đại vận theo lối đài cảng thì có vẻ như thuận đối với trường hợp dương nam âm nữ.
Không đúng! Dù cho dương nam âm nữ đi nữa thì cách của Đài Cảng vẫn phạm lý mà ông gọi là "một chiều hướng tới của thời gian" (Cần nhấn mạnh là đối với tôi phạm lý này chẳng sao cả. Người bảo là "có sao" là ông).

Thí dụ: Nam mệnh tuổi Giáp Tí là dương nam mệnh cư ở Tuất. Tính ra mệnh là Giáp Tuất. Cách định can hạn của Đài Cảng là:

Hạn thứ <> CAN chi <> biến đổi của CAN
(1) <> GIÁP Tuất <> gốc
(2) <> ẤT Hơi <> tăng 1
(3) <> BÍNH Tí <> tăng 1
(4) <> ĐINH Sửu <> tăng 1
(5) <> BÍNH Dần <> giảm 1 (phạm lý liên tục)
(6) <> ĐINH Mão <> tăng 1
Chú ý rằng từ Sửu đến Dần hàng Can giảm 1, phạm lý liên tục (và tôi nhấn mạnh là phạm như vậy chẳng sao cả). Nhưng quan trọng hơn nữa là khi xét tháng thì cách của Đài Cảng như trên tương ứng như sau:
Hạn thứ <> tháng tương ứng <>biến đổi của tháng
(1) <> tháng 9 năm Giáp Tí <> gốc
(2) <> tháng 10 năm Giáp Tí <> tăng 1 tháng
(3) <> tháng 11 năm Giáp Tí <> tăng 1 tháng
(4) <> tháng 12 năm Giáp Tí <> tăng 1 tháng
(5) <> tháng Giêng năm Giáp Ti <> giảm 11 tháng (thời gian đi lùi)
(6) <> tháng 2 năm Giáp Ti <> tăng 1 tháng

Tóm lại bất luận âm dương nam nữ, cách định can hạn của Đài Cảng chắc chắn phạm lý "một chiều hướng tới" ở giao điểm Sửu Dần. Nên nếu ông cho rằng phạm lý này là bất hợp lý thì bất luận âm dương nam nữ cách này (theo ông) đều bất hợp lý.

Dĩ nhiên tôi chủ trương là cách này hợp lý, vì thế chúng ta mới phải tranh luận, và luận điểm mà tôi đã đưa là cách định cung mệnh của Tử Vi cũng phạm quy luật mà ông gọi là "một chiều hướng tới của thời gian".

Kết luận mà tôi muốn đưa tới là: Nếu đã coi cách định cung mệnh của Tử Vi là hợp lý thì không thể nói cách đinh can hạn của Đài Cảng là bất hợp lý (vì "phạm lý một chiều hướng tới của thời gian").

#115 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 09:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 02:39, said:


Điểm chính của tôi là:
Với trường hợp tuổi âm, âm nam dương nữ, đại vận đi ngược, trình tự thời gian của các đại vận vẫn tuần tự như tiến. Thể hiện nếu vẫn theo cách xác định can chi đại vận theo lối Đài cảng thì có sự đảo ngược chiều thời gian - vi phạm tính một chiều trôi của thời gian. Mà điều này là bất hợp lý.

Xin ông chú ý phần “giờ nghịch” của cách định cung mệnh. Cách này cũng đi ngược mà không hề tuân thủ luật tuần tự nhi tiến. Qua khỏi cung Dần là có sự đảo ngược chiều thời gian, tức là cũng vi phạm tính “một chiều trôi của thời gian” mà ông nói tới.

Xin hỏi tại sao cách an cung mệnh làm thế được mà cách định can đại vận lại không làm thế được?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 02:39, said:

Điểm thứ nữa là khi có sự trùng lặp Can như Kỷ mão, kỷ sửu, mậu dần, mậu tý. với âm nam dương nữ thời gian tăng lên theo chiều xa dần cung khởi đại vận theo chiều ngược, kỷ sửu là tương lai của kỷ mão và mậu dần.
Phần này chỉ ghi lại cho dễ tham khảo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 02:39, said:

Nhưng theo xác định can chi đại vận của đài cảng thì thì kỷ mão là tương lai của mậu dần.

Căn cứ đâu mà nói thế?

Sự thật:

-Nếu đi thuận (dương nam âm nữ) thì Kỷ Mão tương ứng với tương lai của Mậu Dần

-Nếu đi nghịch (âm nam dương nữ) thì Mậu Dần tương ứng với tương lai của Kỷ Mão.

Rất quan trọng là cặp chữ “tương ứng” mà không phải “là”. Căp chữ “tương ứng” cho biết đây là một phép tính toán học.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 02:39, said:

<br style=""> Theo "mô hình toán học tử vi" mà ông nói ở trên, thì đến mậu dần là hết,

Dựa vào đâu mà nói thế? Mô hình này có nói vạn sự chấm dứt ở Dần bao giờ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 02:39, said:

do đó kỷ sửu chỉ là tương lai của kỷ mão - thuận theo can chi của đài cảng, và theo an vận cũng là tương lai, nhưng bước đi hoàn toàn khác. Có cái lô gíc nào lại như thế không ?


Dường như lập luận của ông ở đây là:

1) Nếu đi nghịch thì Kỷ Sửu là tương lai của Kỷ Mão

2) Mô hình “toán học Tử Vi” của VDTT chấm dứt ở Mậu Dần.

3) Vì 2) kể trên Kỷ Sửu chỉ có thể là tương lai của Kỷ Mão, mà không thể là tương lai của Mậu Dần.

4) Kết luận 3) kể trên vô lý, do đó mô hình của VDTT sai.

Có phải vậy không. Nếu vậy thì ông phải chứng minh tại sao mô hình của VDTT chấm dứt ở Mậu Dần, bởi tôi (VDTT) không hề cho là mô hình này chấm dứt ở Mậu Dần.

Bằng như tôi hiểu lầm ý ông xin viết lại cho rõ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuivui, on 02/05/2011 - 02:39, said:

Bởi thế tôi đã có lưu ý, xác định can chi của đại vận theo lối đài cảng thì có vẻ như thuận đối với trường hợp dương nam âm nữ. Nhưng đối với âm nam dương nữ thì nó thể hiện sự bất hợp lý trong mọi trường hợp. Cùng chung một nền tảng, là vi phạm tính một chiều hướng tới tương lai của thời gian.
Ở msg trước tôi đã chứng minh là –xét trên mặt vấn đề thì- âm dương nam nữ không khác gì nhau cả, đều phạm tính “một chiều trôi của thời gian” mà ông nói tới.


Nhưng cách an mệnh của Tử Vi cũng phạm tính "một chiều trôi của thời gian" vậy, tại sao ta lại chấp nhận nó?


Điểm của tôi: Không thể dùng tính “Một chiều trôi của thời gian” để đả phá cách đinh can vận của Đài Cảng.




#116 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/05/2011 - 10:16

Lý tự nhiên: Không Thời tương ứng:
Thời gian được đo đếm bằng cách phân biệt không gian khác nhau. Giả sử toàn bộ vũ trụ đứng yên, lấy cách nào để phân biệt thời điểm trước và thời điểm sau ?
Trên lá số tử vi:
Mỗi cung đại diện cho một phương trong không gian trên lá số tĩnh. Và mỗi cung là một không gian riêng biệt trên các đại vận. Khi không gian thay đổi, thời gian thay đổi.
Tiểu vận và lưu niên thái tuế cũng vậy đều chuyển không gian theo thời gian.

Vấn đề 125 năm:
Sau 125 năm thì không gian tử vi lặp lại như cũ không cách gì phân biệt nổi. Nên dẫn đến hai vấn đề:
1. Người sáng lập ra tử vi chỉ đưa ra mô hình tử vi để đo đến năm 125 tuổi. Cái này không ai có thể phản bác. Chỉ có thể đặt giả thuyết trái chiều.
2. Người sáng lập ra tử vi hàm ý thời gian là bất tận, sau 125 năm còn đi mãi đi mãi, nhưng khi đó rõ ràng không gian lặp lại, nếu gán can chi cho các cung đại vận để phân biệt thời gian sẽ gặp mâu thuẫn sau: Cung Dần thứ 1 và cung Dần thứ 13 không khác nhau về sao, chỉ khác nhau về can chi của cung. Như vậy nếu can chi biểu thị phép đo thời gian thì lý tự nhiên trên đã bị phá vỡ. Không gian thì giống nhau mà thời gian lại khác nhau.
Điểm quan trọng là Tử Vi không hề nói phép gán can chi cho đại vận nên không cách nào kiểm chứng. Cho nên nếu cho rằng có thể xem lá số quá 125 tuổi vẫn có thể dùng, tất nhiên khi đó đã phá vỡ lý Không Thời tương ứng của lá số, hơn nữa phép xem số quá 125 tuổi chỉ có thể coi là giả thuyết không thể dùng để phản biện các cách xem khác, vì như trên đã nói: không cách nào kiểm chứng từ lá số.
3. Chấp nhận phép lưu can chi cho 12 cung nhưng phải khởi từ cung Mệnh. Phép này gặp mâu thuẫn sau: Giả sử hành đại vận từ cung Tý đi thuận xuyên qua Sửu Dần Mão. Nếu nói lưu can chi phải lấy từ mệnh tức là:
Cung mệnh có trước và quy định can chi của 12 cung. Theo lý Không Thời tương ứng thì nếu tồn tại Không Gian thì phải có Thời Gian, ngược lại nếu có Thời Gian thì phải có Không Gian tương ứng. Tức là tại đại vận cung mệnh thì chỉ cung mệnh có can chi. Các cung khác chưa có can chi nghĩa là cũng chưa xuất hiện. Xem đại vận tại mệnh chỉ có cung mệnh không có cung nào xung hợp chiếu. Điều này vô lý. Tiếp theo là có mệnh nhưng chưa có cha mẹ (Phụ Mẫu) thì quá vô lý.
Vấn đề tranh luận:

Như vậy, bác vuivui nói rằng không có ý phản biện cũng đúng, vì không thể phản biện khi lấy lý ngoài tử vi. Chỉ có thể đặt ra giả thuyết mà không thể phủ định người khác.
Như trên thì phép lưu tứ hóa của Đài Loan vẫn đạt được sự hợp lý cân đối và không vi phạm các nguyên lý của tử vi.

#117 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/05/2011 - 10:49

Đến đây sẽ thấy ý đồ hết sức sâu sắc của tác giả Trần Đoàn. Đoán chắc hậu học thế nào cũng lưu can cho đại vận và sẽ vượt bước nhảy Sửu Dần. Tác giả mới đặt thứ tự 12 cung là Mệnh Phụ mẫu Phúc Điền theo chiều thuận. Nghĩa là khi Mệnh đóng tại Sửu thì Phụ mẫu đóng tại Dần. Hàm ý 12 cung phải đồng thời xuất hiện trên lá số. Ta xuất hiện lập tức tương tác Ta-Ngoài Ta cũng phải xuất hiện. Nếu hậu học cãi lý rằng từ Sửu sang Dần phải dùng can mới cho Dần để nối tiếp Sửu. Ví như sinh năm Giáp thì Dần vốn là Bính Dần, nhưng vì hậu học muốn đi từ Đinh Sửu sang nên chuyển thành Mậu Dần. Tg Trần Đoàn sẽ lý rằng: Không, vì 12 cung cùng xuất hiện nên cung Dần gán cho Bính mất rồi. Vì cung Dần là cung Phụ Mẫu nên hậu học không cãi được theo lý Phụ mẫu phải có sau Mệnh. Nên hậu học muốn gán 2 can cho Dần. Tg Trần Đoàn sẽ lý rằng: Không, một không gian chỉ được gán 1 thời gian thôi chứ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giá mà đặt Mệnh Bào Phối Tử theo chiều thuận hẳn còn tranh luận lớn. Hi hi hi.

#118 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 10:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/05/2011 - 10:16, said:

Lý tự nhiên: Không Thời tương ứng:
Thời gian được đo đếm bằng cách phân biệt không gian khác nhau. Giả sử toàn bộ vũ trụ đứng yên, lấy cách nào để phân biệt thời điểm trước và thời điểm sau ?

Anh Thatsat có phải là gốc khoa học không mà viết về thời gian chí lý như thế.
Nhà bác học Pháp Poincaré đã đưa ra mấy vấn đề về thời không. Chẳng hạn hễ tất cả mọi diễn biến đều chậm lại như nhau hoặc nhanh lên như nhau ta chẳng có thể nào biết được thời gian đã đổi thay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/05/2011 - 10:16, said:

Trên lá số tử vi:
Mỗi cung đại diện cho một phương trong không gian trên lá số tĩnh. Và mỗi cung là một không gian riêng biệt trên các đại vận. Khi không gian thay đổi, thời gian thay đổi.
Tiểu vận và lưu niên thái tuế cũng vậy đều chuyển không gian theo thời gian.
Đại khái ý tôi cũng thế.
Lá số Tử Vi là mô hình hình học (geometric model) dùng không gian để biểu diễn thời gian. Chính nhờ tính không gian của lá số mà ta mới có quyền dùng các phép tam hợp xung chiếu, giáp v.v... chứ nếu là thời gian chẳng lẽ tuổi trẻ xung chiếu với tuổi 80, năm Dần xung chiếu với năm Thân v.v...?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/05/2011 - 10:16, said:

Vấn đề 125 năm:
Sau 125 năm thì không gian tử vi lặp lại như cũ không cách gì phân biệt nổi. Nên dẫn đến hai vấn đề:
1. Người sáng lập ra tử vi chỉ đưa ra mô hình tử vi để đo đến năm 125 tuổi. Cái này không ai có thể phản bác. Chỉ có thể đặt giả thuyết trái chiều.
2. Người sáng lập ra tử vi hàm ý thời gian là bất tận, sau 125 năm còn đi mãi đi mãi, nhưng khi đó rõ ràng không gian lặp lại, nếu gán can chi cho các cung đại vận để phân biệt thời gian sẽ gặp mâu thuẫn sau: Cung Dần thứ 1 và cung Dần thứ 13 không khác nhau về sao, chỉ khác nhau về can chi của cung. Như vậy nếu can chi biểu thị phép đo thời gian thì lý tự nhiên trên đã bị phá vỡ. Không gian thì giống nhau mà thời gian lại khác nhau.
Điểm quan trọng là Tử Vi không hề nói phép gán can chi cho đại vận nên không cách nào kiểm chứng. Cho nên nếu cho rằng có thể xem lá số quá 125 tuổi vẫn có thể dùng, tất nhiên khi đó đã phá vỡ lý Không Thời tương ứng của lá số, hơn nữa phép xem số quá 125 tuổi chỉ có thể coi là giả thuyết không thể dùng để phản biện các cách xem khác, vì như trên đã nói: không cách nào kiểm chứng từ lá số.
3. Chấp nhận phép lưu can chi cho 12 cung nhưng phải khởi từ cung Mệnh. Phép này gặp mâu thuẫn sau: Giả sử hành đại vận từ cung Tý đi thuận xuyên qua Sửu Dần Mão. Nếu nói lưu can chi phải lấy từ mệnh tức là:
Cung mệnh có trước và quy định can chi của 12 cung. Theo lý Không Thời tương ứng thì nếu tồn tại Không Gian thì phải có Thời Gian, ngược lại nếu có Thời Gian thì phải có Không Gian tương ứng. Tức là tại đại vận cung mệnh thì chỉ cung mệnh có can chi. Các cung khác chưa có can chi nghĩa là cũng chưa xuất hiện. Xem đại vận tại mệnh chỉ có cung mệnh không có cung nào xung hợp chiếu. Điều này vô lý. Tiếp theo là có mệnh nhưng chưa có cha mẹ (Phụ Mẫu) thì quá vô lý.
Những điểm anh đưa ra dẫn đến tối thiểu 2 kêt luận:
-Lá số Tử Vi là mô hình hình học, mô hình không gian, dùng không gian để biểu diễn thời gian, mà không phải là mô hình có bản chất thời gian.
-Nếu cho phép trên 12 đại vận thì mô hình trên sẽ rất khó thiết lập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/05/2011 - 10:16, said:

Vấn đề tranh luận:
Như vậy, bác vuivui nói rằng không có ý phản biện cũng đúng, vì không thể phản biện khi lấy lý ngoài tử vi. Chỉ có thể đặt ra giả thuyết mà không thể phủ định người khác.
Như trên thì phép lưu tứ hóa của Đài Loan vẫn đạt được sự hợp lý cân đối và không vi phạm các nguyên lý của tử vi.
Phép lưu tứ hóa của Đài Cảng và phép định cung mệnh có cùng độ hợp lý (hoặc độ bất hợp lý) về sự kiện là cả hai cùng bất tuân lý liên tục ở Sửu Dần. Nên nếu đã chấp nhận phép định cung mệnh thì không thể dùng lý liên tục, lý "thời gian trôi một chiều" v.v... để bác bỏ cách lưu tứ hóa của Đài Cảng.

#119 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 02/05/2011 - 11:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 02/05/2011 - 10:49, said:

Đến đây sẽ thấy ý đồ hết sức sâu sắc của tác giả Trần Đoàn. Đoán chắc hậu học thế nào cũng lưu can cho đại vận và sẽ vượt bước nhảy Sửu Dần. Tác giả mới đặt thứ tự 12 cung là Mệnh Phụ mẫu Phúc Điền theo chiều thuận. Nghĩa là khi Mệnh đóng tại Sửu thì Phụ mẫu đóng tại Dần. Hàm ý 12 cung phải đồng thời xuất hiện trên lá số. Ta xuất hiện lập tức tương tác Ta-Ngoài Ta cũng phải xuất hiện. Nếu hậu học cãi lý rằng từ Sửu sang Dần phải dùng can mới cho Dần để nối tiếp Sửu. Ví như sinh năm Giáp thì Dần vốn là Bính Dần, nhưng vì hậu học muốn đi từ Đinh Sửu sang nên chuyển thành Mậu Dần. Tg Trần Đoàn sẽ lý rằng: Không, vì 12 cung cùng xuất hiện nên cung Dần gán cho Bính mất rồi. Vì cung Dần là cung Phụ Mẫu nên hậu học không cãi được theo lý Phụ mẫu phải có sau Mệnh. Nên hậu học muốn gán 2 can cho Dần. Tg Trần Đoàn sẽ lý rằng: Không, một không gian chỉ được gán 1 thời gian thôi chứ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giá mà đặt Mệnh Bào Phối Tử theo chiều thuận hẳn còn tranh luận lớn. Hi hi hi.
Cái độc đáo của ông Trần Đoàn (giả sử như thế, và giả sử này tôi thích vì họ Trần là họ của Bách Việt) là đã không gian hóa được bài toán mệnh lý để mà có thể áp dụng lý cộng hưởng cung vị.

(Theo chỗ nghiên cứu của tôi là đã từng có một số trường phái bát tự cố đặt môn này vào địa bàn như Tử Vi vậy, nhưng thất bại. Trong đó cũng nên kể đến một khoa "tiền tử vi" là Quả Lão tinh tông giờ đã bị lãng quên).

Điều khiến tôi rất vui mừng là mô hình không gian của Tử Vi tôi phải nghĩ mấy mươi năm mới (tái khám phá) ra, vậy mà dường như một số bạn trẻ bây giờ đã thấu triệt.

Riêng anh thatsat còn có một vài điều vượt quá suy nghĩ của tôi. Đúng là trường giang sóng sau đè sóng trước!

#120 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/05/2011 - 11:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 02/05/2011 - 10:58, said:

Phép lưu tứ hóa của Đài Cảng và phép định cung mệnh có cùng độ hợp lý (hoặc độ bất hợp lý) về sự kiện là cả hai cùng bất tuân lý liên tục ở Sửu Dần. Nên nếu đã chấp nhận phép định cung mệnh thì không thể dùng lý liên tục, lý "thời gian trôi một chiều" v.v... để bác bỏ cách lưu tứ hóa của Đài Cảng.
Lá số tử vi được thiết lập cho hoàn cảnh 1 năm. 1 năm đó có 12 phương vị trong không gian. Nhưng tác giả lại không cho con người thoát khỏi 125 năm trên lá số, hàm ý rằng đời người là có hạn không thể mãi mãi kéo dài. Giả sử 1 năm đó là 1 kiếp thì theo dòng thời gian hết kiếp này luân hồi kiếp khác trôi liên miên bất tận, nên có có hàm ý rằng đời người tuy hữu hạn nhưng phải trải qua vô lượng kiếp không biết đâu là điểm dừng. Trên nội bộ lá số, tử vi có cho lưu chuyển các đại vận nhưng thực ra cũng chỉ là trượt trong nội bộ 1 năm. Lưu niên Thái tuế phối vào cũng phải tựa vào 12 cung mới xem được. Phát triển thêm thì không có lý xuất không điền thực, vì Tuần Triệt là của 1 năm vẻn vẹn đời người trong 1 năm sao có thể gặp lại đầu Giáp để xuất không, TG XKĐT có lẽ nhầm 1 năm với năm vận trong lá số. Mọi gán ghép dòng thời gian trên 125 năm là vô nghĩa cho tử vi vì cả năm chỉ là không gian nội trong 1 năm. Dòng thời gian của 1 năm mới là siêu cường trác tuyệt mạnh mẽ lao đi không gì ngăn cản. Còn năm của vận trình trên lá số chỉ đến 125 năm thôi. Có lẽ các tác giả nhầm hai khái niệm này với nhau, có lẽ họ không đọc bài trước đây của ts về tính Không Gian trong tử vi và Thời Gian trong tử bình. 1 năm này mới là tính Thời Gian trong tử vi. Các vị theo Phật Giáo không lý lại không thấy điều trên. Hi hi hi.

Sửa bởi thatsat: 02/05/2011 - 11:22







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |