Jump to content

Advertisements




HÔM NAY ĂN GÌ?


589 replies to this topic

#31 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50191 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 28/07/2011 - 11:35

Phở vẫn là một món hoàn toàn đặc biệt, và Hà Nội vẫn là nơi có khuôn mặt thật của món phở kỳ diệu, một món quí tộc một cách bình dân như thế.

LTS: Hãng thông tấn CNN vừa bình chọn phở đứng thứ 28 trong 50 món ngon nhất thế giới. Phở được mô tả là một món nước, chế biến từ bún gạo nấu với thịt bò hoặc gà, dùng kèm với vài loại rau thơm.

CNN bình luận: "Mùi vị của phở trên cả tuyệt vời. Phở có mùi vị thơm ngon và hài hòa". Đọc những dòng văn của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Băng Sơn mới thấy bình luận kia quả còn quá khiêm tốn. Giờ đây, những quán hàng, những con người các ông nhắc tới phần nhiều đã không còn nhưng đọc lại những dòng văn đó sẽ thấy, người Hà Nội yêu phở đến thế nào.

Nguyễn Tuân: Miếng ăn kỳ diệu của tất cả những người Việt Nam chân chính

Quanh hồ khu Ô-ta-ni-ê-mi, Phần Lan, chúng tôi ngồi dưới rừng thông xanh phân tích với nhau xem tại sao lòng dạ mấy người đang thấy nhớ thương một cái gì xa xôi lắm. Từ hôm xách va ly ra tàu qua nước này nước khác, thế là mấy tháng rồi; ở nhà đã hoàn thành tiếp quản Hải Phòng rồi, đất đai miền Bắc giải phóng toàn bộ rồi... Nhưng mà chúng tôi đã kéo cuộc nhân đàm xoáy vào chuyện ẩm thực và muốn giúp đỡ nhau tìm hiểu vì đâu mà lâu nay ăn uống kém ngon. Có người bèn chỉ tay thẳng xuống nền cỏ bờ hồ Phần Lan, buông thõng một câu: "Bây giờ có ngay một gánh phở đỗ bên bờ hồ này, thì tớ đả luôn sáu bát!". Tất cả đều rao lên.

Thì ra gần đây chúng tôi héo hắt đi, vì xa đất nước, khẩu vị lạc điệu, thấy nhớ nhà nhớ nước, trong cái nhớ nhà nhớ đất nước, có cả một sự nhớ ăn phở nữa. Hình ảnh bát phở quê hương đưa ra lúc ấy giải quyết đúng vào thắc mắc chung của mấy người. Tất cả đều thi nhau đề cao những đức tính của phở dân tộc. Dưới đây liên tiếp những mẩu chuyện góp về một bát phở, về một miếng ăn kỳ diệu của tất cả những người Việt Nam chân chính:

- Này, các cậu có thấy món ăn ở Phần Lan có nhiều cái rất kỳ quặc không. Thịt bò rán, lại phết mứt công phi chưa ngọt sắt lên trên. Cam chanh lại ăn kèm với cá gỏi. Cơm lại ướp vào tủ nước đá, mình thấy đĩa cơm có khói, lúc ăn buốt đến chân răng. Nghệ thuật ẩm thực tôi gọi tên là lối nấu nướng của trường phái lập thể. Cho nên tôi càng thấy cần phải trở về với món quà cổ điển rất tính chất dân tộc của ta, tức là phở.


Ăn phở giờ nào cũng trôi.

- Phở còn là một món ăn rất nhiều quần chúng tính. Ông muốn ăn phở ngồi hay đứng lù lù ra giữa hiệu mà ăn cũng không ai nói, ăn ngồi ăn đứng tuỳ thích. Phở là món ăn bình dân. Công nông binh trí, các tầng lớp nhân dân lao động, thành thị, nông thôn, không mấy ai là không biết ăn phở. Người công dân Việt Nam khi còn ẵm ngửa, cũng nhiều vị đã nếm phở rồi; chỉ có khác người lớn là cái bát phở của tuổi ấu trĩ chưa biết đau khổ ấy chưa cần phức tạp, không cần hành hăng, chanh chua, ớt cay. Con nhà nghèo, nhiều khi lại không cần cả thịt nữa, mà căn bản phở nhi đồng vẫn là bánh và nước dùng thôi.

- Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở.

Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại.

Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời. Tết, nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết.

(...)

Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi nghĩ, cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. Có thể có nhiều thứ thịt loài bốn chân, loài ở nước, loài bay trên trời, nó ngon hơn thịt bò, nhưng đã phở thì phải là bò. Có phải là vì muốn chống công thức mà người ta đã làm phở vịt, phở xá xíu, phở chuột? Cứ cái đà tìm tòi ấy, thì rồi sẽ có những hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, cắc kè ... nghĩa là loạn, phở nổi loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó... (1)

Thạch Lam: Chẳng gì ngon hơn một bát phở ngon


Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bã của anh hàng phở áo cánh trắng, gilet đen, và tóc rẽ mượt? Nồi nước sôi sùng sục tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon - cả Hà Nội không đâu làm nhiều - thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh, ớt, với hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn luôn bát thứ hai. Và anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơi. Và người hàng phố tìm dấu hiệu để gọi tên anh cho dễ nhớ: anh phở Trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ Dạ, anh phở Cao... và dặn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về "ông không ăn mà chết đòn".

Phở là một thứ quà thật đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng ở Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Đó là thứ quà suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối. Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Hàng Cót, phố ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc...

Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc có còn giữ được "hương vị xứng kỳ danh" nữa. Có người nào thử chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao? Một vòng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấy... (2)

Vũ Bằng: Vất vả vì ăn phở

(...) Muốn thấu triệt hai phương diện của vấn đề, chúng ta cần phải bỏ mấy tiếng đồng hồ lên trước cửa trường Hàng Than để quan sát một hàng phở nổi danh nhất bấy giờ: phở Tráng - mà có người yêu mến quá mức đã gọi (chẳng biết đùa hay thực?) là “vua phở 1952".

(...)

Ông vua phở ấy tên là Tráng, nhưng người ta vẫn gọi là phở Hàng Than.

Hình thù, vóc dáng của anh ta trông thật nản. Người gầy, môi hơi thưỡi, mắt thì lờ đờ như người chết rồi. Bất cứ lúc nào, nhìn thấy anh, ông cũng cảm giác đó là một người vừa mới thăng đồng, đương sống trong một cái thế giới u minh; thêm vào đó, lại bịt ở trên đầu một cái mùi soa trắng, trông mới lại càng... “thiểu số”.

Người đâu mà lại “lỳ xì” đến thế là cùng! Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của anh ta, chật cả một cái hè đường để mua ăn, để “đòi ăn” - phải, họ đòi ăn thật - mà anh ta cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì.


Xếp hàng ăn phở

Anh ta cứ thản nhiên, thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng - ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên; mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc.

Đi ôtô đến ăn cũng thế, mặc áo vải đến ăn cũng thế; các bà các cô đẹp đáo để, đến ăn cũng thế. Anh ta không đặc biệt riêng với ai - kể cũng dân chủ đấy! - nhưng có nhiều bà tức vì anh ta không nịnh đầm.

Ghét quá. Thế thì thuê một cái nhà rộng, mượn thêm người làm có phải lợi không? Hay là điều đình với xưởng củi người ta để cho một gian, bày mấy cái bàn, cái ghế, có người trông nom, tính tiền cẩn thận có phải không mất mát không?

Mặc cho ông cứ nói, anh phở Tráng không trả lời - nhất là không bao giờ cười.

Trông mà lộn ruột, muốn tát cho một cái. Chết một nỗi ghét người thì thế, nhưng đến cái phở của anh ta muốn ghét, không tài nào ghét được.

Có ai chen chúc vất vả, hò hét đứt hơi được một bát phở của anh, mà lại chưa ăn ngay, còn dừng lại một phút để ngắm nghía, phân tách bát phở đó ra thế nào không?

Thật là kỳ lạ! Bánh phở không trắng và dẻo hơn, thịt thì cũng chẳng nhiều, nhưng mà làm sao ngon lạ, ngon lùng đến thế? Chưa ăn đã biết là ngon rồi.

Cứ nhìn bát phở không thôi, cũng thú. Một nhúm bánh phở; một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biêng biếc; mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ; mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu... ba bốn thứ màu sắc đó cho ta cái cảm giác được ngắm một bức họa lập thể của một họa sĩ trong phái văn nghệ tiền tiến dùng màu sắc hơi lố lỉnh, hơi bạo quá, nhưng mà đẹp mắt.

Trên tất cả mấy thứ đó, người bán hàng bây giờ mới thái thịt bò từng miếng bày lên.

Đến đây thì Tráng vẫn không nói năng gì, nhưng tỏ ra biết chiều ý khách hàng một cách đáng yêu.

Ông muốn xơi chỗ thịt nào cũng có: vè, sụn nạm, mỡ gầu, mỡ lật, vừa mỡ vừa nạc, vừa nạm vừa sụn, thứ gì anh ta cũng chọn cho kỳ được vừa ý ông - miễn là ông đến xơi phở đừng muộn quá.

Ăn phở chín thì như thế là xong, chỉ còn phải lấy nước dùng và rắc một chút hạt tiêu, hay vắt mấy giọt chanh (nếu không là tí dấm)(3).

Băng Sơn: Sự tiến bộ của phở


"Nghĩ thương cho phở một thời: không người lái. Gia vị hoàn toàn là thứ xa xỉ. Nước dùng chỉ là một chút xương lợn, có khi còn là nước luộc su hào và muốn ngọt hơn, người ta cho cả đường; như nước chan hủ tiếu. Thịt, may mà có thì toàn thái dọc thớ, canh ớt không có, giấm, nước mắm để vào những cái “vịt” giống nhau, nhiều người nhầm muốn chua thành mặn, muốn đậm mà chua gắt. Thanh Tịnh, sinh thời, ông đã có một bài viết vui và ngắn về cái “vịt”này và nhà độc tấu tài ba ấy đã đề nghị hóm hỉnh nên thửa riêng loại “vịt”sứ có khắc chữ vào... Vui thế đấy...

Một đôi khi người ta còn làm cả phở thịt ngựa, nên có người nói đùa để tả cái mùi hôi hôi ấy rằng: “Ăn một miếng thịt vịt biết ngay là phở ngựa”, nghĩa là vịt đã hôi, nước dùng phở thì chỉ có một nồi chung cho tất cả các loại phở, nên cái hôi tăng lên gấp đôi vậy.

Lâu nay, cảnh hàng phở tưng bừng đã trở lại. Nhưng từ cực này nó lại nhảy sang cực khác. Chỗ nào cũng có phở. Phở hiệu, phở bàn, phở quang gánh, phở chõng... bán phở chút ít buổi sáng hay đêm khuya, là cả nhà có thể cải thiện được rồi nên nhiều người chả cần biết kỹ thuật, biết nghề, cũng thành người bán phở.

Cũng là một lẽ khách ăn ngày nay hình như dễ tính có khi người ta cần ăn cho no, ăn lấy chất thịt, chứ không phải ăn cho ngon cho thích. Không lạ là có khách ăn phở lại yêu cầu chặt một bát tú hụ thịt gà, ăn xong, bỏ toàn bộ nước phở lại. Hoặc có cậu đập mấy quả trứng vào, đánh tan ra, nước phở vừa đục, trắng như nước vo gạo, vừa tanh, nhưng húp lấy húp để. Và một điều nên vui hay buồn là phần đông đã ăn phở với lạp chí chương, tức tương ót, bát phở đỏ lòm, mà nếu còn, chắc Thạch Lam, Nguyễn Tuân phải kêu trời, âu cũng là sự tiến bộ của phở chăng?

Nhiều hàng còn có món gọi là phở “mọc”, chỉ đơn thuần là giò sống được thả vào nồi nước dùng. Dăm ba viên, ngọt không ra ngọt giòn không ra giòn... Thôi thì xin tùy cái túi tiền vậy chứ không phải tùy cái lưỡi.

Cái đuôi bò trong thùng nước dùng, để khách tìm cá món “bốc mả”về khuya ấy, đã thật hiếm hoi. Ít găp món xương đổ ra, khói bốc nghi ngút, tay bới xương, mòm hút xuyn xuýt, tợp ngụm rượu... thật béo, bùi, ngậy, thơm, ngọt, rồi cay chua mặn chát đủ mùi. Không có đuôi bò, nên hèn chi bát phở đưa khách, phải đổ mấy thìa mì chính cánh, loại ngoại vào mà vẫn cứ đuểnh đoảng thế nào.

Chủ nhật, có gia đình tổ chức ăn tươi ở nhà bằng món phở. Dù bà nội tướng có là người cầm quân bếp núc tài ba đến đâu, bát phở ở nhà cũng không ngon bằng ăn ở hiệu, ở hàng? Tại sao? Tại được ăn không khí hàng quán, thiếu câu chuyện đầu ghế, thiếu cái mùi đặc trưng mà chỉ có ở quán mới có? Kể cả cái ống đũa hơi nhờn nhờn, chưa khô hẳn?

Phở cũng đã có lịch sử của mình. Cũng có phá cách, biến dị, thêm bớt gia giảm, lúc lên lúc xuống. Ngay phở trinh nguyên với đúng cái tên của nó. Có ăn bát phở nguội, thịt thái dọc thớ, thiếu gia vị, hành mùi, chanh ớt, hạt tiêu... ăn xong chua miệng mãi... quả là khó chịu bực mình, mất đi cả một buổi sáng tốt lành hay một đêm khuya hứa hẹn.

Phải chăng vì vậy mà phở vẫn là một món hoàn toàn đặc biệt, và Hà Nội vẫn là nơi có khuôn mặt thật của món phở kỳ diệu, một món quí tộc một cách bình dân như thế (4).

Chú thích:
1.Theo Tùy bút Nguyễn Tuân 1957, Nguyễn Tuân
2. Theo Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam
3. Theo Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng
4. Theo Thú ăn chơi người Hà Nội, Băng Sơn

(Sưu tầm)

Thanked by 1 Member:

#32 adxk

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 29 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 28/07/2011 - 11:51

hôm nay ăn bánh mì, bánh ngọt, dâu ,cam , xoài , bún , cà phê.

Sửa bởi NguyenKim: 28/07/2011 - 11:55


#33 voiva

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1409 Bài viết:
  • 5951 thanks
  • LocationBầu Trời Bao La

Gửi vào 28/07/2011 - 14:13

woa, hôm nay cho phép mình nghỉ ngơi chút vào mạng đọc bài mới thấy topic này hay thật. Cám ơn chị TPVT.

Đọc bài của TPVT lại thấy thèm các món ăn Hà Nội, thấy cũng nhơ nhớ, thèm thèm nhưng vẫn phải gặm Hambuger và uống Coke.
TPVT kể còn thiếu món bún chả Hà Nội (mình hay ăn ở Ngọc Khánh) ăn với rau húng Láng. Vị cay cay thơm thơm của rau húng (đặc biệt húng trồng trong làng Láng) vừa ăn vừa nhấm nháp thấy cũng hay hay lại nhớ về cách ăn của người xưa mà mặc dù cố gắng mấy cũng chỉ được 1 lúc là lại ăn ào ào vội vã như người chết đói, Hiii. Còn phở thì có phở Bát Đàn vừa đứng vừa ăn, phở gà Mai Anh ở Lê Văn Hưu, Ở đây còn có quán bán chè ngon tuyệt ở góc phố giao giữa Lê Văn Hưu và Ngô Thì Nhậm. Muốn ăn phải để cả xe dưới lòng đường rồi mỏi mắt mới tìm thấy 1 chỗ ngồi giữa trưa nắng thiêu đốt. Rồi phở "bốc mả" mà nhà thơ Trần Đăng Khoa tả trong cuốn chân dung và đối thoại. Sáng chủ nhật ăn sáng xong trời se se lạnh lên cafe Giảng ở hàng Gai uống một cốc cafe trứng ngòn ngọt ấm áp thấy cuộc sống đầy vị ngọt ngào. Buổi tối đi lang thang về qua phố Bà Triệu mua túi lạc rang Húng Lìu ngòn ngọt nhấm nháp cùng vài cu bạn bên chén quốc lủi vừa ngòn ngọt vừa cay cay thấy thời gian thật ngắn ngủi.

tản mạn vừa nhớ vừa type nên còn nhiều chỗ ăn mà chưa biết viết thế nào để hôm khác vậy. Bye bye

Thanked by 1 Member:

#34 ynhi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 68 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 29/07/2011 - 07:14

Phở Việt chỉ ăn ở VN thui! Ăn bậy bạ bên ngoài thấy bức xúc lắm. Giống như ngứa ở lưng mà bị đè ra gãi lên đầu vậy!

#35 ynhi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 68 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 29/07/2011 - 08:42

À há, mình đang có kế hoạch giảm cân. Liệt kê các món mình ăn trong ngày vào topic cũng giúp mình kiểm soát được cái lượng thức ăn đã xơi. Thanks chị TPVT.
@ Bác Vội vã ( đoán thế) : Bác giác ngộ em cái món cà phê trứng với? tks!

Sửa bởi ynhi: 29/07/2011 - 08:44


#36 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50191 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 30/07/2011 - 23:15

HÔm nay tự dưng mình thèm ăn môt lúc mấy thứ chả match gì với nhau: ốc luộc, nước mía siêu sạch, kem newzealand. Vì trời mưa đành chưa đi được. Mai nhất quyết phải đi thôi. Có ai thích đi cùng hông?

#37 ryan88

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7111 Bài viết:
  • 19142 thanks
  • LocationĐa Tình Tự

Gửi vào 01/08/2011 - 08:34

có em...vào sg đeeeeeeeeeeeeee

#38 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50191 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 04/08/2011 - 22:22

Hôm nay bị ốm nên sáng ăn cháo đậu xanh, chiều ăn cháo sườn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cách làm cháo sườn (sưu tầm)
Cháo Sườn 1

Nguyên liệu:

- 400 g gạo tẻ thơm.
- 600 g sườn non.
- Nước mắm ngon, đường, tiêu, bột gạo, dầu thực vật.

Cách Làm:

- Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, cho vào nồi đổ ngập nước, đun sôi. Mở vung nồi sườn, vớt hết bọt để nước ninh xương được trong. Đậy vung, vặn nhỏ lửa ninh khoảng 1 giờ. Lấy sườn ra để nguội, gỡ lấy thịt nạc, tẩm ướp với chút nước mắm.

- Cho một chút dầu thực vật vào đun nóng, cho thịt vào xào qua, xúc ra bát để riêng.

- Gạo tẻ đem xay thành bột khô, mịn (hoặc xay bột nước) hòa với nước soup ninh xương cho lên bếp nấu. Vừa nấu vừa khuấy đều tay, cho thịt sườn vào nấu cùng, nếu bột đặc có thể pha thêm nước lã sao cho cháo mượt, không bị loãng là được. Để nồi cháo sôi một lúc, cho 2 thìa nhỏ bột gạo pha với chút nước vào khuấy đều, nêm đường, nước mắm cho vừa. Vặn nhỏ lửa nấu thêm khoảng 30 phút, cho cháo sánh.

*** Đây là một món cháo đặc sản miền Bắc, sáng sớm dùng một tô cháo nóng, trước khi đi làm, thật ấm bụng.

*** sườn heo non thêm chút gạo tẻ cũng có được bát cháo thơm mát. Nên ăn lúc cháo còn nóng, rắc chút hạt tiêu và ăn cùng với quẩy rán.

----------------------------------------------------------------------------------------------

Cháo Sườn 2

Nguyên liệu:
- 1kg sườn thăn, chặt nhỏ bằng 1 đốt ngón tay.
- Gia vị
- 350 g gạo tẻ, vo sạch ngâm nước lạnh khoảng vài tiếng hoặc ngâm qua đêm.
- Quẩy giòn
- Hạt tiêu bột
- Ớt bột khô

Cách làm:
- Ngâm gạo. Nếu ngâm qua đêm thì ăn ngay trong sáng hôm sau. Mùa hè, gạo ngâm lâu dễ bị chua.
- Sườn luộc qua với 1 chút muối, đổ vừa ngập nước. Đến khi sôi trút ra ngay, rửa sạch bằng nước lạnh, bỏ hết những vụn xương, vụn thịt nhỏ xíu. Nêm gia vị vừa ăn, ninh sườn đến khi nhừ.
- Khi sườn đã nhừ, vớt sườn ra, lọc nước qua rây, vớt bỏ váng mỡ nếu có.
- Gạo đã ngâm cho vào xay với 1 chút nước xương. Lọc qua rây. Những hạt gạo chưa nhuyễn sẽ được xay tiếp cho đến khi mịn thì thôi.
- Tuỳ theo loại gạo nhiều nhựa, ít nhựa, sẽ cần số lượng nước khác nhau. Các bác cứ thử làm 1 lần sẽ ra ngay định lượng. Cho nước bột gạo lên bếp, khuấy lửa trung bình, đều tay. Hễ thấy vón cục ở dưới thì hạ lửa thật nhỏ, khuấy đều 1 lúc là nó sẽ tan hết. Nếu thấy đặc thì cho thêm nước xương hoặc nước sôi. Chú ý là phải khuấy đều tay, như khuấy bánh đúc. Em hay lấy cái muôi gỗ, tiện lắm.
- Khi bột gạo chín, cho sườn đã ninh vào quậy đều tay khoảng vài phút nữa. Sau đấy vặn thật nhỏ lửa đậy vung nồi cháo trong khoảng 15-20' (cho bột gạo nở hết).
- Múc ra bát, xong rồi chén với quẩy giòn tan, rắc một ít tiêu bột và ớt bột lên trên.

Sửa bởi Tu Phu Vu Tuong: 04/08/2011 - 22:35


#39 caiso84

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 217 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 04/08/2011 - 22:28

Hic!Thời tiết này mệt thật đấy! Nghe món cháo sườn của chị em ưng quá!

#40 caiso84

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 217 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 04/08/2011 - 22:32

Giờ này đọc topic ăn uống mà thấy đói bụng ghê!

Em sực nhớ ra có quán ốc, nộm bánh bèo ở Hàm Long ngon quá xá!

#41 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50191 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 04/08/2011 - 22:39

Ừ cháo sườn bột (chứ ko phải gạo vỡ đâu) ngon nhỉ, cho trẻ con ăn mà người lớn cũng thích. Mấy hôm trước chị tự dưng thèm ốc luộc. Hôm nào rủ chị đi ăn đi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#42 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50191 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 06/08/2011 - 09:13

Các bạn ở diễn đàn đã ai ăn món CƠM KẸP bao giờ chưa? Tối qua mình có dịp ăn ở Parkson.

Cơm kẹp (ricebuger) là một món ăn đã xuất hiện từ lâu tại một số nước châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc như một biến thể của humburger (bánh kẹp) dành cho người châu Á.
Cơm kẹp gồm hai bánh cơm được ép chặt, kẹp với thịt (gà, bò, đà điểu...), rau, nấm kim châm...rồi bọc bên ngoài bằng ni lông xốp. Khi nhân viên bưng ra nóng hôi hổi, trông như hình:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khi gỡ vỏ ni lông ra thì trông như thế này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khi ăn, rưới nước sốt của hãng chế biến (hơi giống tương ớt chin su). Do mới khai trương nhà hàng khuyến mại thêm coca miễn phí.

Cảm nhận của bản thân khi ăn món này: thấy không thơm ngon. Vị thịt và cơm cảm giác hơi thiu và khó ăn. Thịt dai, cơm màu vàng (ko giống cơm tấm VN). Tóm lại ăn thử một lần cho biết lần sau cạch, thà ăn cơm thố sườn kiệu của Dimsum hay cơm tay cầm còn ngon hơn

Sửa bởi Tu Phu Vu Tuong: 06/08/2011 - 09:20


#43 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1928 thanks

Gửi vào 06/08/2011 - 18:17

Em là người có thu nhập thấp, phải liệu cơm gắp mắm, chi li từng đồng.
Vài con tép riu, vài miếng thịt bèo nhèo, bát tóp mỡ chưng, bát trứng hấp, ít muối lạc...gọi là mằn mặn.
Nghĩ cảnh vợ con kham khổ mà chẳng muốn yêu đương gì nữa, thực tế rất phũ phàng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#44 ynhi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 68 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 10/08/2011 - 22:00

@ Chị TPVT: Có em! Làm rice burger nè! Trùng hợp ghê! Còn 1 ít gạp sushi, định đem làm onigiri, lang thang trên web nhà mình, nhảy vô đọc cái topic ăn uống này lấy hứng, ai dè gặp ngay cái rice burger của chị TPVT. Em làm xong, dọc lên share với cả nhà!

#45 ynhi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 68 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 10/08/2011 - 22:07

@TRăm đồng : đừng có buồn nản quá! Cuối tuần qua Nhi ra phụ bếp ăn từ thiện của nhà thờ, thấy nhiều người còn ko có cơm ăn nữa đó, 100 à! Thời buổi khó khăn, kinh tế bất an, thiên hạ đa phần đều vất vả. Mình cũng đang "nai nịt" mong qua cơn bĩ cực đây! Hugs!!!






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |