Jump to content

Advertisements




Thời xuống lỗ: Về Gà và Người - Nguyễn Ngọc Chính

Nguyễn Ngọc Chính Hồi ức một đời người

  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 27/06/2015 - 16:27




Năm 1937, nhà văn người Mỹ được giải thưởng Nobel về văn chương, John Steinbeck, cho ra mắt tác phẩm “Of Mice and Men”, tạm dịch là “Về Chuột và Người”. Chuyện kể về hai nhân vật chính trên bước đường gian truân tìm việc làm tại California trong thời kỳ Đại Suy Thái (Great Depression).

Tựa đề của tiểu thuyết là “Về Chuột và Người” nhưng người đọc chẳng thấy con chuột nào xuất hiện từ đầu đến cuối vì tác giả dùng lối gợi ý về “hình ảnh súc vật” (animal imagery) để mô tả về những thảm kịch trong cuộc sống khó khăn của con người thời kinh tế khủng hoảng.

Tôi sửa đề tựa đó để đặt cho bài viết này: “Về Gà và Người”. Song, đây thuần túy chỉ là một bài tản mạn về hai hình ảnh, một bên là Gà và một bên là Người, nhưng suy cho cùng lại có những điểm tương đồng đến độ đáng phải ngạc nhiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xã hội loài gà


Hồi xưa, lúc gia đình tôi còn ở Đà Lạt, có vườn cây rộng rãi nên nuôi rất nhiều gà thả rông. Tôi đã bỏ ra nhiều thì giờ quan sát đàn gà đào bới khắp vườn để kiếm ăn và nhận ra “xã hội loài gà” sao có nhiều cái giống với con người quá thể!

Gà sống thành đàn, lối sống của chúng mang tính cộng đồng, một loại xã hội thu nhỏ của loài người. Cá thể gà trong đàn giành giật nhau để chiếm ưu thế kiếm mồi, cũng chẳng khác nào loài người trong cuộc mưu sinh. Cái gọi là "tôn ti xã hội" của loài gà dựa trên nguyên tắc “mạnh được, yếu thua”, qua đó xác định vai trò có đặc quyền tiếp cận thức ăn và địa điểm làm tổ.

Ở loài người, mỗi gia đình sẽ có người đứng đầu, giữ địa vị “gia trưởng”. Có điều ngày xưa thường là người đàn ông nhưng ngày nay “nam nữ bình quyền” nên “gia trưởng” cũng có thể là phụ nữ! Gà cũng có “gia trưởng”. Gà trống luôn giữ nhiệm vụ đầu đàn, tôi chưa từng thấy một chị gà mái giữ nhiệm vụ thủ lãnh như trong xã hội loài người thời nay.

Tôn ti trật tự của đàn gà sẽ bị phá vỡ khi xuất hiện con gà trống mới lớn trong đàn, ngo ngoe dành địa vị của đương kim thủ lãnh, nhưng thế nào “kẻ nổi loạn” cũng bị tách ra khỏi đàn sau những “trận đòn thù”! Chú gà trống “nổi loạn” đó sẽ rút lui bằng cách lập thành đàn mới với những chị gà mái tơ, chú thường tránh đối mặt với “cựu thủ lãnh” vì bản thân chú cũng hiểu… “tránh voi đâu xấu mặt nào”!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chân dung oai phong lẫm liệt của chú gà trống đầu đàn

Bây giờ ta quan sát chú gà trống thủ lãnh “oai phong lẫm liệt” của đàn gà trong vườn. Trời sinh chú có bộ mã tuyệt đẹp với lớp lông sặc sỡ, óng ả. Chiếc mào gà đỏ chót trên đầu trông tựa như chiếc mão của vua chúa. “Áo” và “Mão” chính là lợi thế đầu tiên để thu hút sự chú ý của các chị gà mái.

Tiếng Việt quả là quá hay. “Mão” với “Mào” chỉ khác nhau có một cái dấu nhưng lại là một khoảng cách rất lớn giữa vua chúa với cái mào của con gà! “Mào gà” còn là tên một loài hoa tuy không có hương nhưng sắc trông chẳng khác nào cái mào gà. Còn một thứ mào gà nữa mà chẳng ai muốn có vì đó là một bệnh lây truyền qua đường tình dục: bệnh “sùi mào gà” hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ!

Trở lại chuyện gà trống. Chú gà đầu đàn ngoài vẻ “đẹp trai” lại còn có tính dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ “người đẹp” trước những đe dọa rình rập từ bên ngoài. Tài liệu viết về gà trống đã hào phóng phong tặng gương dũng cảm đó qua hình ảnh của các vị thần cổ xưa như Ares, Heracles và Athena. Sách của Plato thuật lại những lời được cho là cuối cùng từ miệng Socrates trước khi ông chết: “Crito, tôi nợ Asclepius một con gà trống; ông sẽ trả món nợ này hộ tôi chứ?”

Không biết nợ có trả được hay không nhưng cho đến ngày nay chú gà trống nào cũng cất tiếng nhắc nhở: “Ò… Ó…. O…. Ò…”. Gà trống nào cũng biết gáy và thường gân cổ để cất tiếng gáy to hơn “anh hàng xóm”. Cũng vì thế ta mới có câu… “gà tức nhau tiếng gáy”. Mỗi khi gáy xong, anh chàng gà lại nghe ngóng xem có tiếng đáp lại hay không và thế là cuộc chạy đua tiếng gáy diễn ra.

Tôi để ý, trước khi gáy gà thường vỗ cánh làm động tác tựa như ta hít thở để tiếng gáy lần sau to hơn lần trước. Các nhà khoa học phân tích tiếng gáy của gà luôn ở tần số cao vì nhờ “lưỡi gà” mà ở con người cũng có “lưỡi gà” trong vòm họng! Thêm nữa, trong các loại kèn và trong xe gắn máy 2 thì cũng xuất hiện thuật ngữ “lưỡi gà”. Xem ra trong ngôn ngữ Việt có một hành trình lý thú: từ cái lưỡi của con gà đã biến thành bộ phận của con người, bộ phận của nhạc cụ rồi cả bộ phận máy móc!

Gà thường gáy vào mỗi buổi sáng nhưng cũng có khi lại gáy vào buổi trưa, đúng ngọ. Điệp khúc đồng quê “Ò Ó O…Ò” vang lên giữa buổi trưa hè khiến Chế Lan Viên phải thốt lên:

Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa
Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa
Nhớ chao ôi nhớ, trời xanh thế
Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa

Lưu Trọng Lư khi nghe tiếng gáy xao xác của những con gà vào buổi trưa lại mang một tâm trạng hoài cổ:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


“Gia trưởng” của đàn gà


Ngoài vóc dáng và sự dũng cảm, gà trống còn có “tật”… đa tình. Không biết có phải vì cái “tật” này không mà gà bị mang tiếng “mèo mả, gà đồng”, một cách ám chỉ những kẻ vô lại, sống lang thang, làm bậy bất kể nơi nào.

Tính dục của gà trống rất mạnh. Chỉ một mình “gia trưởng” cũng thừa sức làm thỏa mãn một bầy gà mái hàng chục nàng mơn mởn. Qua quan sát tập tục của chúng, ta nhận ra ngay gà trống có thể “đạp mái” bất kể nơi nào, lúc nào. Trước khi đạp mái, chú gà trống thực hiện từng bước, rất bài bản, chứ không “nhập đề” hùng hục như ta tưởng.

Nhắc đến chữ “đạp mái” tôi bỗng nhớ đến một câu chuyện tiếu lâm. Hồi xưa, xe Honda chưa có bộ phận “đề” để khởi động, có một cô đạp mãi mà xe không chịu nổ. Thấy vậy một thanh niên đến đạp giúp, máy nổ ngay. Người đẹp cười duyên kèm theo lời khen: “Anh ‘đạp mái’ hay thiệt!’. Cô vốn là người miền Tây nên phát âm chữ “máy” thành chữ “mái” một cách tự nhiên khiến chàng trai là Bắc kỳ 54 cứ tủm tỉm cười hoài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mẹ và các con


Trở lại chuyện gà “đạp mái”: điệu bộ xum xoe của chàng gà trống rất buồn cười bên “người đẹp”. Chàng xủ bộ lông cánh xuống sát đất, hai chân chạy những bước ngắn quanh đối tượng dường như để lấy trớn. Và rồi bất ngờ, chàng nhảy phóc lên lưng nàng, khi đó cô gà mái cũng ngoan ngoãn co chân lại, chờ đợi giây phút thần tiên ngắn ngủi.

Có những chú gà lại còn “mưu mẹo” khi thực hiện màn “fore-play”, chú cục cục gọi gà mái đến để chia mồi. Khi đến nơi nàng mới ngã ngửa: mồi không phải là những con giun hay hạt thóc… mà là mấy hòn sỏi. Ấy thế mà cũng đi đến đoạn kết “có hậu”. Sau giây phút sung sướng đó, nàng giũ lông như để trang điểm lại còn chàng thì đập đôi cánh trước khi gáy vang ra chiều thỏa mãn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tình gà


Gà trống có tiếng gáy lanh lảnh thì gà mái lại có tiếng cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng, ra điều ta đây vừa hoàn thành chức năng của giống cái. Thế cho nên dân gian mới có câu “Gà đẻ gà cục tác, Bác đẻ bác la làng” hoặc “Gà đẻ gà cục tác, Ác đẻ ác la”!

Gà mái thường đẻ trứng mỗi ngày một quả, tính ra một chu kỳ “thai nghén” kéo dài trên dưới 10 ngày. Tiếp đến là giai đoạn ấp trứng, đây chính là lúc thể hiện bản năng của loài gà: cứ miệt mài nằm ấp, ít ra khỏi ổ để giữ nhiệt độ thích hợp cho việc nở trứng ở 37,5°C . Giai đoạn này cũng là lúc cô gà mái dữ dằn hơn bao giờ hết, cô sẵn sàng phản ứng quyết liệt bằng cách mổ nếu bị làm phiền, bất kể kẻ đó là chú gà trống hay con người.

Thời gian “ở cữ” kéo dài khoảng 20 ngày. Trời phú cho gà mái khả năng nghe thấy gà con kêu trong vỏ trước khi trứng nở và gà mẹ sẽ nhẹ nhàng “cục tác” để kích thích gà con mổ vỏ chui ra. Gà con mổ một lỗ thở trên vỏ trứng, nghỉ ngơi lấy sức trong vài giờ và hấp thu phần lòng trắng trứng còn lại trước khi tiếp tục mổ cho đến khi lớp vỏ vỡ ra. Đó là lúc chú gà con chính thức chào đời và bộ lông măng được làm khô dưới sức ấm của tổ.

Gà mái kiên nhẫn nằm trong tổ khoảng hai ngày sau khi quả trứng đầu tiên nở rồi mới chịu rời ổ, bỏ lại những quả trứng “ung”. Gà con mới nở được gà mẹ ra sức bảo vệ và được mẹ ủ kín để giữ ấm khi cần thiết. Gà mẹ dẫn các con tìm thức ăn và nước uống, nó sẽ gọi con khi tìm thấy thứ gì ăn được nhưng hiếm khi mớm trực tiếp cho con. Gà mẹ tiếp tục chăm sóc gà con cho đến khi chúng được vài tuần tuổi, sau đó nó sẽ mất dần hứng thú và lại bắt đầu đẻ trứng mới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gà mái ấp trứng


Theo tôi, gà mái có thể ví như một bà mẹ hiền bên đàn con thơ nheo nhóc. Mẹ dẫn các con đi tìm mồi, thỉnh thoảng dừng lại như để điểm danh quân số và dáo dác tìm con khi có tiếng chíp chíp của đứa con lạc mẹ.

Cảm động nhất là những lúc bầy gà nghỉ ngơi. Mẹ gập chân xuống, xù lông để các con chui vào nơi an toàn nhất. Gà con cũng có đứa ngoan chui vào bộ lông gà mẹ nhưng cũng có chú hiếu động không chịu ngủ trong bộ cánh của mẹ, thơ thẩn trong vườn. Đến một lúc nào đó chú gà ráo rác tìm mẹ, miệng không ngớt chíp chíp gọi mẹ ơi! Đúng như người ta thường ví… “Gà con lạc mẹ”.

Tuổi thơ của Gà và Người cũng có nhiều nét tương đồng. Có những chú gà con ngỗ nghịch, có những đứa trẻ làm buồn lòng mẹ nhưng mẹ lúc nào cũng là… mẹ, ít khi nào tỏ thái độ chiều đứa này, ghét đứa kia. Bài học từ loài gà khiến con người rút ra được một câu thâm thúy: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chân dung nàng gà mái


Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng. Người Hy Lạp sau khi tiếp xúc với văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ "Chim Ba Tư" để chỉ gà trống.

Trong kinh Tân Ước, Chúa Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần". Lời tiên tri đó đã trở thành sự thật và điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội.

Chúa Giê-su cũng so sánh mình với gà mái mẹ khi nói về Jerusalem: “Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng.”

Vào thế kỷ thứ 6, Đức Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo. Đến thế kỷ thứ 9, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả các gác chuông nhà thờ. Tại Việt Nam, cụm từ “Nhà thờ Con gà” đã trở thành phổ biến, không riêng gì Đà Lạt có Nhà thờ Con gà mà Đà Nẵng cũng có nhà thờ chính tòa với biểu tượng con gà trống trên tháp chuông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Con gà trên tháp chuông Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng


Hình ảnh “Gà trống Gaulois” được coi là biểu tượng của nước Pháp. Người xưa gọi nó là “Gallus Gallus”, theo tiếng Latinh Gallus vừa có nghĩa là con gà trống, vừa có nghĩa là người dân xứ Gaule, tức là vùng đất tương ứng với lãnh thổ nước Pháp ngày nay. Nhiều đồng tiền cổ được sử dụng trong các bộ lạc xứ Gaule có mang hình gà trống. Biểu tượng này giờ đây có thể tìm thấy tại bảo tàng Louvre và cung điện Versailles. Đối với những người yêu thích môn bóng đá, “Gà trống Gaulois” chính là biệt danh của đội tuyển xứ Tam Tài.

Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho những linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường.

Tại Việt Nam có phong tục “gà mở cửa mả” sau khi người chết được an táng 3 ngày. Trong lễ này phải có con gà dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người chết nghe tiếng gà thức dậy. Nhà sư đi đầu dẫn theo thân nhân người chết cầm cây mía lau có cột 1 con gà đi 3 vòng quanh ngôi mộ mới. Sau khi cúng xong, người ta bỏ con gà lại tại mả, bưng khay rước vong về nhà để thờ. Có nơi còn cho con gà uống rượu khiến nó lừ đừ nên mới có câu: “Lờ đờ như con gà mở cửa mả”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gà mở cửa mả


Xét về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, con gà đã đóng góp cho con người rất nhiều từ ngữ được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nào là “gà mờ”, “gà rù”, “gà nuốt giây thun”, “gà mắc tóc” cho đến cuối cùng là… “gà chết”!

Ngoài những bữa ăn sang trọng có “cơm gà, cá gỏi” hay “đầu gà, má lợn” người ta còn ca tụng sắc đẹp và ẩm thực được gói gọn trong câu “cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà mái ghẹ”. Đối với một số người thuộc giới sành ăn lại đưa ra triết lý “chó già, gà non” được hiểu theo ý thịt chó già không tanh (!), thịt gà non mới mềm.

Đọc đoạn thơ được mở đầu bằng câu “Gà tơ xào với mướp già” dưới đây người ta không khỏi buồn lòng khi “gà tơ” lại đem xào với “mướp già” trong một cuộc hôn nhân không cân xứng:

Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi
Ra đường, chị diễu em cười
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng
Đêm nằm tưởng cái gối bông
Giật mình gối phải râu chồng nằm bên
Sụt sùi tủi phận hờn duyên
Oán cha trách mẹ tham tiền bán con

Đối với những kẻ cậy thế, cậy quyền bắt nạt người thì đúng là “chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”. Những kẻ bất tài, không có ý chí tiến thân được gán cho hình ảnh “gà què ăn quẩn cối xay”. Những kẻ không nhìn rõ được sự thật, lẫn lộn giữ phải và trái thì… “trông gà hoá cuốc”. Còn bạch diện thư sinh được xếp vào hạng… “trói gà không chặt”.

Theo tôi, hình ảnh nổi bật nhất của gà là cảnh “gà trống nuôi con”. Ở con người, cảnh này không phải là hiếm nhưng đối với xã hội loài gà ít khi nào ta gặp được chú gà trống bên đàn gà con không có mẹ. Dù sao đi nữa, con người vốn là một sinh vật thượng đẳng với đầy đủ Hỉ, Nộ, Ái, Ố trong khi con gà chỉ là một động vật hạ đẳng.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image010.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bức tranh một đàn gà


Có bao giờ bạn so sánh giữa con người và con gà? Cụ thể hơn, so sánh giữa một bên là đàn ông & phụ nữ còn phía bên kia là gà trống & gà mái?

Bức hí họa dưới đây nói lên tất cả sự thật, một sự thật ít người có thể chối cãi. Bức tranh đúng hay sai còn tùy thuộc vào nhận thức và quan niệm của mỗi người nhưng có điều đó là sự thật không thể chối cãi.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image011.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vòng đời của gà và người


***


(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10: Thời xuống lỗ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)


Tác giả đang viết tiếp Chương cuối cùng mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!


Được đăng bởi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhãn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




THỨ TƯ, NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2013





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Dù là người Việt nhưng có lẽ không ai có thể tự hào hiểu hết được tiếng Việt. Đó cũng là đều dễ lý giải vì tuy cùng sống trong một đất nước nhưng mỗi vùng, mỗi miền lại dùng những từ ngữ khác nhau, chưa kể từ ngữ giống nhau lại có cách phát âm khác nhau.

Nếu có bạn đọc nhíu mày không hiểu tựa đề của bài viết này dùng các từ ngữ “xí xổm” và “xí bệt” thì chắc chắn bạn là người miền Nam… “xí xổm, xí bệt” lại là ngôn ngữ của miền Bắc. Dù muốn hay không, kể từ sau năm 1975, giữa hai miền Nam – Bắc có cơ hội nhiều hơn để trao đổi và tiếp nhận ngôn ngữ của nhau.

Trong thời kỳ còn chiến tranh, phi công VNCH được miền Bắc gọi là “giặc lái”, sĩ quan chiến tranh chính trị có tên là “giặc nói”, còn trực thăng được gọi là “máy bay lên thẳng”… Bắt đầu từ tháng 4/75 người miền Nam được làm quen với những từ như “cái đài” (radio), “cái nồi ngồi trên cái cốc” (phin cà phê)… rồi “nghiêm túc”, “khẩn trương”, “khắc phục”, “sự cố”…

Trở lại với cặp từ “xí xổm, xí bệt”, tôi tò mò vào Google để tìm hiểu và kết quả thật đáng kinh ngạc. Gõ hai chữ “xí xổm”, chỉ trong 0,31 giây đầu tiên, Google cho 114.000 kết quả, đối với “xí bệt” có đến 399.000 kết quả chỉ sau 0,24 giây! Đến đây, chắc nhiều người vẫn chưa hiểu hai từ ngữ đó là gì.

Bấm vào một bài Google cung cấp, tôi đọc thấy: “Xí xổm vệ sinh Viglacera ST8, giá 382.000 đồng, phí lắp đặt 200.000 đồng… Công nghệ Italy, xí xổm thiết kế phù hợp với mọi công trình công cộng, dùng công nghệ tráng men hiện đại chống bám dính… dùng hệ thống xả thẳng. Nơi sản xuất Việt Nam”.

Đó là trang Web của Viglacera, một hãng sản xuất thiết bị dùng trong nhà vệ sinh, với hình ảnh đi kèm. “Xí xổm” có chiều dài 0,485m và chiều ngang 0,426m được thết kế với chỗ để chân khi ngồi:

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xí xổm Viglacera mang mả số ST8


À ra thế. “Xí xổm” là bàn cầu ngồi xổm… còn “xí bệt” là bàn cầu ngồi bệt mà ta thường thấy trong các nhà vệ sinh ngày nay. Người miền Bắc dùng từ “nhà xí” để gọi nhà vệ sinh cho nên mới phát sinh… “xí xổm” và “xí bệt”. Ngoài từ “nhà xí” còn có “chuồng chồ” cũng là nơi để giải quyết nhu cầu của cơ thể.

Để chỉ việc đại tiện, người miền Bắc còn dùng những từ ngữ như “đi đồng” hay “đi ngoài”. Có thể hiểu, tại vùng quê, “đi đồng” ám chỉ việc ra ngoài đồng trống để đại tiện, còn “đi ngoài” có lẽ là hành động từ trong nhà đi ra ngoài để giải quyết “tiếng gọi của bản năng” vì ngày xưa nhà vệ sinh không được thiết kế trong nhà.

Tôi còn nhớ thời Pháp thuộc, ngay tại Hà Nội mỗi nhà có một cái thùng để đựng chất thải và mỗi sáng có xe đẩy đến thu gom. Những người làm công việc này được gọi là “phu đổ thùng” và các bậc cha mẹ thường răn đe con cái: “Nhỏ không chịu học thì lớn lên chỉ làm… phu đổ thùng”.

Sau khi đại tiện, người ta thường dùng nước đựng trong lu hay khạp để rửa. Cũng có nhà treo một cái móc để gắn giấy báo được cắt nhỏ, đó là tiền thân của những cuộn giấy vệ sinh mà sau này cùng đồng hành với… “xí bệt”.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà vệ sinh thời… văn minh xí xổm


Quả thật tôi bị lạc vào “mê hồn trận” của hai từ ngữ lạ lẫm: “xí xổm, xí bệt”. Google cung cấp một bài viết cũng rất lạ, chuyện kể về “xung đột” trong một gia đình giữa hai nhân vật có tên là Gấu bố và Gấu con xung quanh cái… xí xổm. Khởi đầu câu chuyện như sau:

“Hơn ba mươi năm trước, một mình Gấu bố đã tự tay xây dựng nên căn nhà khang trang giữa ruộng mương hẻo lánh, mà điểm nhấn đặc biệt và cũng là niềm tự hào nhất của ông, cái xí xổm. Đó là thứ mà những người hàng xóm lạc hậu xung quanh chưa hề biết đến hoặc đã biết nhưng không đủ trình độ để cất một cái. Với ông, cái xí xổm là một phát kiến vĩ đại của nhân loại, có thể sánh tầm với bóng đèn điện của Thomas Edison hay thuyết tương đối của Enstein…”

…. Ông chẳng biết ai sáng chế ra nó, nhưng chắc hẳn đó phải là một người đã hết sức chịu đựng với những cái hố xí hai ngăn bốc mùi nghi ngút vào những ngày nắng, âm ỉ những ngày mưa và bung tỏa khắp đêm trăng sáng vằng vặc. Xí xổm giải phóng con người khỏi thiên nhiên hoang dã, là phát súng khơi mào cho một thế giới không có biogas, để đến thời nay mới có một ngành công nghiệp sản xuất bếp gas, các cửa hàng cung cấp gas và các bác tài chở gas phóng nhanh vượt ẩu gây ra biết bao vụ tai nan giao thông mỗi ngày…”

Và đây là những lời Gấu con tranh luận với Gấu bố:

"… Con đã nhẫn nhịn bao nhiêu năm nay. Mỗi khi con đề nghị, thậm chí là năn nỉ bố hãy từ bỏ cái văn minh xí xổm lỗi thời của bố để mà "quá độ" bằng một cái xí bệt sạch sẽ, hiện đại hơn... Con luôn ngậm ngùi im lặng mỗi khi bố ca bài ca "các anh các chị giờ tân tiến hiện đại nên quên hết truyền thống". Nhưng lần này tức nước vỡ bờ rồi, đến cả chị Dậu còn có lúc vùng lên. Bố quyết định đi, một là phá bỏ, hai là cứ giữ lấy nó mà chờ đến lúc cái nhà này… tuyệt tự."

Sở dĩ cậu con trai phải dùng đến hai chữ “tuyệt tự” vì trong thời gian ở quê ra Hà Nội cậu có quen với một cô gái Hà Thành và đang tính đến chuyện hôn nhân. Dân Hà Nội ngồi “xí bệt” quen rồi, nay nếu về quê làm dâu phải ngồi “xí xổm” chắc chịu không nổi. Cậu con sợ người đẹp chia tay chỉ vì cái “xí xổm” nên phải thuyết phục ông bố đập bỏ cái “xí xổm” để thay bằng cái “xí bệt”…

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image003.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Loại bồn cầu dung hòa “xí xổm” và “xí bệt”


Tiến trình chuyển đổi từ “văn minh xí xổm” bước sang “văn hóa xí bệt” gặp những “xung đột” như vừa kể ở trên. Ngoài ra, vì thói quen ngồi xổm nên cũng đã có những tai nạn khi sử dụng “xí bệt”. Nghĩa là một số người vẫn giữ cách ngồi xổm trên “xí bệt”.

Đã có tai nạn xảy ra khi người sử dụng ngồi xổm trên “xí bệt”. Bồn cầu vì lý do nào đó bị vỡ và “sự cố” nghiêm trọng đã xảy ra. Hình ảnh dưới đây là một “minh họa” cho loại tai nạn hi hữu này. Thế mới biết, để bước sang một nền văn hóa mới không những đòi hỏi một “tư duy” mới mà còn có thể phải trả giá bằng… máu.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image004.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tai nạn khi ngồi xổm trên… xí bệt


Cũng trên Google có một tin thuộc loại “quốc tế” có liên quan đến… xí xổm mang tựa đề “Thái Lan loại bỏ xí bệt để hút khách du lịch”. Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền phát hiện rất nhiều người dân bị mắc chứng thái hóa khớp gối là do ngồi xổm khi đi vệ sinh. Điều đáng nói là ở đất nước Chùa Vàng, 85% nhà vệ sinh công cộng và hộ gia đình sử dụng xí bệt.

Theo con số thống kê của Bộ Y tế Thái Lan, có khoảng 6 triệu người, bao gồm cả khách du lịch nước ngoài, bị thoái hóa khớp gối do đi vệ sinh. Thay cho xí bệt, chính phủ quyết định lắp đặt toàn bộ bồn cầu ngồi.

Một nguồn tin cho hay: “Thời gian dài phải ngồi đi vệ sinh dẫn đến việc người dân mắc bệnh viêm khớp. Hy vọng sự thay thế này còn giúp lượng khách du lịch đến Thái Lan tăng lên…”

Thứ trưởng Y tế Cholanan Srikaew khẳng định, ở đất nước như Thái Lan, nơi ngành công nghiệp du lịch chiếm 7% tổng sản phẩm quốc nội, sự thay đổi này rất quan trọng. Nó không chỉ giúp giảm thiểu số người mắc bệnh mà còn mang lại nguồn thu cho quốc gia!

Cũng thuộc loại “tin thế giới” có một tấm hình được chụp từ Bangladesh với lời ghi chú “Hanging Toilet - Coastal area toilet” (tạm dịch là Nhà vệ sinh treo – Nhà vệ sinh khu ven biển):

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image005.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hanging Toilet - Coastal area toilet, Bangladesh


Thật ra thì hình ảnh này đã quá quen thuộc với những người sinh sống tại vùng sông nước miền Tây, nó được gọi bằng những cái tên nên thơ như “cầu cá vồ” hoặc “cầu cá tra”… Wikipedia cung cấp thông tin về cá vồ và cá tra như sau:

“Cá vồ cờ (danh pháp khoa học: Pangasius sanitwongsei) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá tra (Pangasiidae) của bộ Cá da trơn (Siluriformes), sinh sống trong lưu vực sông Chao Phraya và Mekong. Loài cá này là cá ăn tạp và được mệnh danh là “thủy quái” trên dòng Mekong vì vóc dáng khổng lồ và sự hung hãn. Gọi là vồ cờ vì cái vây trên lưng cá vươn cao như ngọn cờ, lúc nó bơi, rẽ sóng như cá mập”.

Cá vồ và cá tra ăn tạp là quá đúng. Nhà vệ sinh được dựng ngay trên sông hoặc trong ao nuôi cá, chất thải của con người khi rơi xuống là cả bầy cá đã chực sẵn, tranh nhau để… vồ mồi. Loại nhà vệ sinh này ở miền Tây còn được gọi là “cầu tõm”, lấy từ âm thanh khi chất thải chạm nước.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image006.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



“Cầu tõm” miền Tây


Cá tra, cá ba sa phân bố rộng ở Myanma, Java, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Đây là loại cá nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Nghề nuôi cá basa trong bè rất phát triển qua mô hình mang tính công nghiệp với mật độ cao, năng suất trung bình 130-150 kg/m³/năm. Hiện nay có khoảng 4.000 bè nuôi, sản xuất trên 40.000 tấn/năm tại miền Nam.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image007.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cái thú ngồi “cầu tõm” đọc báo mà lại góp phần… nuôi cá


file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image008.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



A picture speaks a thousand words: cái khổ của “cầu tõm”


Thật bất ngờ. Loại cá xưa kia chỉ ăn tạp, luẩn quẩn vồ mồi quanh “cầu tõm” nay đã là một nguồn lợi kinh tế đáng kể, nuôi sống hàng ngàn người trên các lồng bè. Nuôi cá tra, cá ba sa tại miền Tây đã trở thành một ngành công nghiệp đi kèm với việc xuất cảng qua các nước Phương Tây.

Trong năm 1993, sản lượng cá nuôi trong bè tại miền Nam ước lượng vào khoảng 17.400 tấn, hầu hết là từ các bè trên sông Cửu Long. Riêng cá ba sa đã chiếm ¾ sản lượng này.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image009.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà vệ sinh trên sông nước miền Tây


Ngay tại Sài Gòn xưa, nổi tiếng là Hòn Ngọc Viễn Đông, cũng thấy xuất hiện những nhà cầu thuộc loại như ở miền Tây dọc theo các con kênh rạch. Cái gọi là “nhà ở” và “nhà cầu” ở đây chỉ là những mảnh gỗ, tấm tôn, thậm chí còn là những miếng vải vụn được chắp vá để che đậy được phần nào sự riêng tư của con người.

Sài Gòn xưa cũng có nhà vệ sinh tập thể trong những khu lao động chật chội không có đất để làm nhà vệ sinh riêng. Người ta sống cực nhọc lo miếng ăn hàng ngày cũng đủ mệt mỏi nên không còn thì giờ và tiền bạc để chăm lo cho nhà ở và nhà cầu.

Trong kho tàng âm nhạc của mình, nhạc sĩ quá cố Phạm Duy đã làm 10 bài tục ca, trong đó bài tục ca số 7 nói về loại cầu tiêu chung tại các khu lao động giữa Sài Gòn phù phiếm. Bản nhạc mới nghe cứ tưởng như “nhi đồng ca”, khởi đầu bằng những câu:

“Trời xinh, trời xinh con nít hay tọc mạch tò mò, tò mò chuyện gì cũng có, tò mò sục sạo moi ra. Trời cho, trời cho cái tính hay nhìn trộm đàn bà, đàn bà trẻ già lớn bé, đàn bà nào hở hang ra…”

Bài tục ca tiếp tục với những câu: “Tụi tôi, tụi tôi xưa vẫn hay tụ tập đầu đường, vùng này chật chội thiếu thốn, mọi người dùng cầu tiêu chung. Cầu tiêu, cầu tiêu xây cất cao mặt lộ một từng, cửa trổ thì là quá ngắn, ngoài nhìn vào thênh thang…”. Đoạn kế tiếp diễn tả mọi kiểu ngồi của các bà, các cô ngồi trong cầu tiêu tập thể và bài hát đưa ta đến một đoạn kết thật bất ngờ…

Bạn đọc tò mò muốn “thưởng thức” những bài tục ca này xin ghé vào đọc Phạm Duy và 10 bài tục catại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Riêng tục ca số 7 do chính tác giả trình bày có thể nghe tại .

Người viết xin lưu ý trước, với những người “không quen” hoặc “không thích nghe” những câu nói tục hay tiếng chửi thề thường diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, lời khuyên chân thành của tôi là không nên đọc bài viết và cũng không nên nghe những bản tục ca này. Lý do: Lời 10 bài tục ca của Phạm Duy do chính tác giả trình bày rất… “phản cảm” và có thể gây sự khó chịu hoặc bực mình.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image010.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà vệ sinh trên kênh rạch giữa Sài Gòn


Sau khi Sài Gòn đổi tên, những ai đã từng “tốt nghiệp đại học cải tạo” chắc không thể nào quên cảnh hai người gánh một thùng đầy phân, tay bịt mũi. Khổ nhất là những anh đi ở cuối gió, mọi “hương hoa” trong thùng anh hưởng trọn vẹn.

Tôi chợt nghĩ đến câu cha mẹ ngày xưa răn đe “nhỏ mà không học, lớn lên đi… đổ thùng”. Ở trường hợp này, câu nói đó lại hoàn toàn mất đi tính “lô gíc” của nó. Phải đổi lại là khi còn nhỏ dù có chịu học hay không thì lớn lên cũng vẫn đi… đổ thùng! Tương lai đúng là chuyện khó đoán trong giai đoạn “đổi đời”.

Chúng tôi “học tập cải tạo” tại Trảng Lớn, phía chân núi Bà Đen ở Tây Ninh. Mỗi đội tự đào những hố lớn để biến thành những hầm cầu chứa phân, phía trên bắc ngang bằng những tấm sắt PSB được tha về từ phi trường L19 gần đó.

Hố tiểu là những thùng sắt tây tự chế bằng cách “gò” từ những tấm tôn cũ. Đặc biệt thùng nước tiểu phải có quai để gánh bằng những thanh cây dài mỗi khi đem tưới cây sau khi trộn thêm nước cho loãng chất acid uric. Thế là đã có một dãy nhà vệ sinh tập thể để làm nơi “giải tỏa nỗi… buồn…” hay nói chính xác hơn là để thực hiện một trong 4 cái khoái nhất đời người.

Chỉ khổ thân những anh phải gánh nước tiểu và phân trong tổ canh tác. Họ lấy phân từ các hố vệ sinh trong trại để… bón cây. Rau trong trại nhờ thế mà lúc nào cũng xanh mướt. Trại tôi có trồng rau muống, không phải là loại rau muống trồng dưới nước mà là rau muống cạn, trồng từ hạt, được đánh luống ngay hàng thẳng lối một cách rất… “nghiêm túc”.

Rau muống khô trồng trên luống mọc thẳng tắp, cao lêu nghêu, lá xanh rì nhờ phân bón. Anh em trong tổ nhà bếp phải thường xuyên ra vườn cắt rau muống để “cải thiện” bữa ăn cho có chất xanh. Thế là vòng “tuần hoàn sinh học" được khép kín: người ăn rau, thải ra phân để bón rau và rồi người lại tiếp tục ăn rau… Cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn và chỉ chấm dứt khi “tốt nghiệp” với mảnh bằng… ra trại.

Bây giờ, khi đã có tuổi, ngồi nhớ lại những giai đoạn “lên voi, xuống chó” của cuộc đời tôi mới thấy thật thú vị. Còn thú vị hơn nữa khi được sống trong cả hai nền văn minh, từ đó phát sinh nền văn hóa “xí xổm” và tiến lên văn hóa “xí bệt”. Lớp con, cháu thời nay không thể nào “được” hay “bị” sống với những thói quen xưa cũ nên người viết mới nảy sinh ý định ghi chép lại những chuyện đã qua.

Dù xấu hay đẹp, tục hay thanh cũng vẫn là những “cột mốc lịch sử” trong cuộc sống của cả một đời người.

***


(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10: Thời xuống lỗ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)


Tác giả đang viết tiếp Chương cuối cùng mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!


Được đăng bởi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhãn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




THỨ TƯ, NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2013





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Việt Nam nổi tiếng có Vịnh Hạ Long (1), tên tiếng Anh là Ha Long Bay, một kỳ quan mà UNESCO đã công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới từ năm 1994. Địa danh Hạ Long hàm ý nơi rồng đáp xuống tại một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ, khu vực biển Đông, bao gồm vùng biển đảo thuộc Thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ha Long Bay


Tại miền Nam có Vịnh Cam Ranh (2), tên tiếng Anh là Cam Ranh Bay. Nơi đây là một cảng biển nước sâu thuộc thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động. Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô đã từng dùng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ chiến sự.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cam Ranh Bay


Bài viết này không nhằm mục đích giới thiệu hai địa danh Ha Long BayCam Ranh Bay mà lại đề cập đến Cam Dai Bay, một cái tên mà người nước ngoài thường nhầm lẫn, cứ tưởng đó cũng là một cái vịnh mang tên Cam Dai!

Du khách đến Việt Nam thường thấy nhiều nơi xuất hiện những dòng chữ Cấm Đái Bậy nên cứ tưởng ta đang quảng cáo cho một vùng vịnh mới có tên Cam Dai Bay! Ngôn ngữ tiếng Việt quả là… nhiêu khê và người nước ngoài khi đến Việt Nam nhầm lẫn giữa 3 cái vịnh cũng là điều bình thường!

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image003.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh trên Internet


Để diễn tả hành động “tiểu tiện”, kho từ vựng của người Việt có rất nhiều từ ngữ dưới dạng “thanh” cũng có, mà “tục” cũng không thiếu. Người miền Bắc gọi “tiểu tiện” là “đi giải”, một từ ngữ nghe thật lạ tai đối với người miền Nam. Tuy nhiên, “đi giải” vẫn “thanh” hơn là… “đi đái”.

Hình dưới đây được chụp tại miền Bắc với mũi tên “Vệ sinh” chỉ vào một nơi được gọi là… “hố giải”. Ngày nay, các cháu nhỏ được dạy từ cấp tiểu học là “đi vệ sinh” thay vì “đi tiểu” hoặc “đi đái”. Cụm từ “đi vệ sinh” nghe rất thanh t*o.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image004.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hố giải = Hố tiểu


Rõ ràng là giữa hai từ “đái” và “tiểu” có sự khác biệt về mức độ “thanh-tục”. Hình như người miền Bắc có khuynh hướng dùng chữ “đái” nhiều hơn chữ “tiểu” (?). Điển hình là tên bệnh “đái tháo đường” được dùng khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc trong khi tại miền Nam lại gọi là “tiểu đường”.

Tôi không biết nhiều về y học nên không rõ có sự khác biệt nào giữa “đái tháo đường” và “tiểu đường” nhưng về phương diện ngôn ngữ, cái tên trước nghe “thô tục” và tên sau nghe có vẻ thanh t*o hơn.

Các bệnh viện trên cả nước bác sĩ thường cho “thử nước tiểu” thay vì “thử nước đái”. Điều này cho thấy giữa “đái” và “tiểu” đều diễn tả cùng một hành động nhưng lại có sự khác biệt giữa một bên là ngôn ngữ “bình dân” và phía bên kia là hình thức ngôn ngữ tạm gọi là… “sử dụng mỹ từ”!

Có lẽ trường hợp chữ “tiểu” ở đây xuất xứ từ chữ “tiểu tiện”, một từ Hán Việt được dùng để phân biệt với “đại tiện” (đi cầu, đi tiêu) và “trung tiện” (người miền Bắc gọi là “đánh rắm” trong khi người miền Nam lại gọi là “đánh ***”).

Nói đi thì cũng phải nói lại, có nhiều trường hợp chữ “đái” không thể nào thay thế bằng chữ “tiểu”. Người ta thường nói con nít hay “đái dầm”, “đái mế” chứ không ai nói… “tiểu dầm” hay “tiểu mế”! Lại nữa, tục ngữ có câu: “Trai khôn lắm nước đái, gái khôn lắm nước mắt” (Việt Nam Tân Từ Điển, Thanh Nghị, Nxb Thời Thế, Saigon) hoặc ít có câu nào lột tả được hết tình đời đen bạc, phũ phàng như “Ăn cháo đái bát”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cát bụi trở về cát bụi... nước trở về với nước

Lại bàn về tiểu đường, một căn bệnh rất khó chữa vì phải uống thuốc trường kỳ, ngày nào cũng uống. Có những người không mắc bệnh lý tiểu đường nhưng lại mắc chứng… tiểu tiện ngoài đường. Gốc cây, bờ tường hay bất kỳ một chỗ khuất nào cũng có thể đứng hoặc ngồi để giải quyết cơn buồn tiểu. Người ta nói vui, họ “tưới cây” hay văn hoa hơn là… “đứng nhìn trời hiu quạnh”.

Năm 1994 tôi đã chụp được một loạt 5 tấm hình (3) một người lớn tuổi, mới trông tưởng ông đứng ngắm cột đèn hay đọc quảng cáo trên đường Hàm Tử, quận 5. Hóa ra ông mắc chứng… tiểu đường.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image005.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình 1: Ông đứng ngắm cột đèn giữ dòng người qua lại


file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image006.jpg


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình 2: Giải tỏa cơn bức xúc, nước xả có vòi

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image007.jpg


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình 3: Dòng xe cộ vẫn chạy qua


file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image008.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình 4: Ông đang đọc quảng cáo trên cột điện?


file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image009.jpg



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình 5: Ông thư thái, nhẹ nhõm khi rời… hiện trường


Xem ra “tiểu đường” là một cái “tật” chứ không phải “bệnh” mà thời nào cũng thấy xuất hiện, tuy ở mức độ khác nhau. Trước năm 1975, Sài Gòn cũng đã cố chữa tật này nhưng không mấy hiệu quả. Người Sài Gòn lớn tuổi chắc vẫn còn nhớ, con đường Lê Lợi (Bonard) chỉ đông vui phía bên này đường với những người đi “bát phố Bonard”, dập dìu tài tử giai nhân.

Phía bên kia đường là hình ảnh ngược lại, vắng vẻ như… chùa Bà Đanh. Không biết vì phần đường này ít ai lui tới vì không có tiệm lớn hay vì tại đây có một “cầu tiểu” xây bằng gạch để mọi người khi cần có chỗ “giải tỏa bầu tâm sự”. Điều đáng nói là “cầu tiểu” dù có nước chảy nhưng lúc nào cũng bốc mùi đặc trưng của nước tiểu.

Trên trang Flickr của anh Mạnh Hải có sưu tầm được một tấm hình “cầu tiểu” phía bên kia đường Lê Lợi từ bộ sưu tập của Darryl Henley. Nhìn kỹ phía bên trái hình có cảnh một cậu học sinh, một tay cắp cặp còn tay kia giơ lên bịt mũi. A picture says a thousand words!

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image010.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



“Cầu tiểu” phía bên kia đường Lê Lợi


Thêm một “cầu tiểu” nữa nằm nay phía bên hông Quốc hội, ngày nay gọi là Nhà hát Thành phố. “Cầu tiểu” này trông “khang trang” hơn cái ở đường Lê Lợi nhưng chắc chắn các dân biểu không bao giờ bén mảng tới. Cầu nằm ngay trên lề đường, rất thuận lợi cho những ai vào… “xả xú bắp”.

Có điều rất nhiều người không biết đến địa chỉ này nên “cầu tiểu” lâm vào tình trạng… ế khách vãng lai! Dưới đây là hai bức hình cũng do anh Mạnh Hải sưu tầm, được chụp từ năm 1964:

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image011.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cầu tiểu phía bên hông Quốc Hội


file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image012.jpg



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cô nữ sinh đạp xe về nhà ngang qua… “cầu tiểu”


Thời nay, tật tiểu đường có vẻ như “ngày càng phát triển” khi ăn nhậu càng nhiều. Bia vào thì nước tiểu phải ra là điều dĩ nhiên. Có những người khi còn ngồi trong quán nhậu không cảm thấy sự đòi hỏi bức xúc phải trút bầu tâm sự nhưng trên đoạn đường về nhà mới thấy… tưng tức trong lòng.

Thế là đành phải ghé gốc cây tưới nước. Mặc kệ những biển cấm phóng uế. Họ bất chấp cả hình ảnh khủng khiếp dưới đây:

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image013.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bảng cấm tiểu tiện


Không phải chỉ ở xứ ta mới bị “tật tiểu đường”. Ai cũng biết Singapore là một đảo quốc thuộc loại “sạch, xanh” hàng đầu thế giới. Ấy thế mà tôi đã “chộp” được một tấm ảnh cấm tiểu tiện tại khu Little India. Bảng cấm tiểu tiện có kèm theo dòng chữ sẽ phạt 500 đô (Sing.) nếu vi phạm:

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image014.jpg


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh chụp tại khu Little India, Singapore


Tin vui đọc trên VnExpress (ngày 5/11/2013): "Hà Nội chi 15 tỷ đồng xây 14 nhà vệ sinh”. Theo bản tin này, “UBND TP Hà Nội vừa cho phép Ban quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép, trong đó có 10 nhà vệ sinh 2 buồng và 4 nhà vệ sinh loại 4 buồng”.

Dự án có tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, trong đó công tác chuẩn bị đầu tư khoảng 350 triệu đồng, được thực hiện ngay trong cuối năm nay. Bài viết được đi kèm hình ảnh một nhà vệ sinh công cộng bằng thép thật “hoành tráng”. Trên nóc có chữ WC để mọi người không lộn địa chỉ. Bên hông còn có khẩu hiệu: “Vì môi trường Xanh Sạch Đẹp”.

file:///C:\Users\vaio\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image015.jpg

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình ảnh đi kèm bản tin trên VnExpress


Rất mong hình ảnh nhà vệ sinh công cộng điển hình ở Hà Nội sẽ sớm xóa đi những hình ảnh xấu trên cả nước. Chúng ta tự hào là có Ha Long Bay, Cam Ranh Bay nhưng đừng để khách nước ngoài cứ thắc mắc về cái bảng... Cam Dai Bay trên đường phố, họ cứ ngỡ ta quảng cáo cho một địa điểm du lịch mới...

Tuy nhiên, giá một nhà vệ sinh công cộng bằng thép lên đến hơn 1 tỳ đồng. Tôi e có người vào đây bỗng phải... "nín tè" vì nhà vệ sinh công cộng sang trọng và giá trị hơn cả căn nhà cấp 4 mà nhiều người sinh sống.

***

Chú thích:

(1) Vịnh Hạ Long: Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.

Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời Lý, Trần, Lê… Vịnh mang các tên Hoa Phong, Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.

Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200m.

Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành.

(Nguồn: Wikipedia)

(2) Vịnh Cam Ranh: Vào đầu thế kỷ 20 Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905. Hạm đội này sau bị đại bại trong Trận Tsushima. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Đệ nhị Thế chiến thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942. Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Sau 1975, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối thập niên 1980, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, theo dõi hoạt động của Trung Quốc còn các chiến cụ và quân nhân được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo.

Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Mỹ kim. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này nên ngày 2/5/2002, lá cờ Nga được hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đính dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ.

(Nguồn: Wikipedia)

(3) 5 tấm ảnh này đã được post trên trang Flickr, xem tại:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |