Jump to content

Advertisements




Ý NGHĨA CỦA VÒNG TRƯỜNG SINH


224 replies to this topic

#46 nhatquanq1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 387 Bài viết:
  • 451 thanks

Gửi vào 03/11/2015 - 18:50

Tôi thấy nhiều người không biết văn hóa ứng xử.
Trong cuộc sống nói chung, ứng xử có quy tắc. Trong học thuật lại càng cần quy tắc. Tôi thấy nhiều chủ đề bị đứt ngang chỉ vì hội viên kém văn hóa học thuật.
Trước tiên hội viên Binhlq lập chủ đề góp ý cho Diễn đàn về Vòng Trường sinh, ông ta cho rằng vòng TS là cốt lõi môn tử bình.
Ông Thichngungay vào ăn nói theo thái độ rất bỡn cợt, và nêu quan điểm: vòng trường sinh quan trọng bình thường, bỏ đi cũng chả sao.
Đó là 2 quan điểm đối nghịch nhau.
Trước tiên, văn hóa ứng xử khi khách đến nhà thì phải tôn trọng chủ nhà, đó là văn hóa cơ bản. Trong học thuật, ai cũng có thể phản biện và thực tế là học thuật khuyến khích phản biện. Nhưng nó cũng phải thái độ cho đúng. Chứ không thể vào nhà chủ làm một bãi rồi bỏ đi.
Vì vậy, tôi mới hỏi một bài ông Thichngungay giải thích quan điểm cho rõ.
Đối với các sách tôi đã đọc, tam tài Thiên, Địa, Nhân luôn là một trong những yếu tố cơ bản, thậm chí là tiền đề lập môn. Ông TNN cho rằng có thể bỏ vòng Trường sinh (tức Nhân trong Tam tài), đó là quan điểm khác biệt. Xưa nay có câu "Trọng nghĩa khinh tài", học thuật là quan trọng nhưng quan trọng hơn là cách ứng xử. Diễn đàn phải có quy tắc, không có quy tắc thì các bạn biết nó sẽ loạn lên. Học thuật cao cũng như bỏ đi. Thầy giỏi mà chuyên kiếm lợi, hại người thì không chấp nhận được.
Người bình thường không bao giờ muốn tranh đua với người như vậy. Vả lại, các bạn xem người trước sau bất nhất trong quan điểm, trước bảo không, sau bảo có. Rồi lúc nhận mình dị, lúc phủ nhận. Những điều đó cho rằng là người trước sau bất nhất. Không ai muốn tranh luận với người 2 lời. Tranh luận sẽ không đi đến đâu cả.
Tôi viết vài lời để các bạn hiểu văn hóa ứng xử trong học thuật. Chứ trước nay, cứ loạn lạc làm nhiều hội viên chán phải bỏ đi.

Thanked by 1 Member:

#47 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 04/11/2015 - 16:04

Có lẽ anh Nhatquanq1 hiểu nhầm lời anh Thichngungay.

Có điều TK muốn chia sẻ với anh Nhatquang1 là vòng Trường Sinh trong Tử Bình thực chất nó có nhiều thuyết, chứ không phải chỉ có 1 thuyết là can dương khởi thuận, can âm khởi nghịch.

Về thuyết can dương khởi thuận, can âm khởi nghịch, trong Trích Thiên Tuỷ và sách của Thiệu Vỹ Hoa đã đề cập những điểm bất hợp lí của thuyết này. Đặc biệt, Thiệu Vỹ Hoa còn cho ví dụ cụ thể và giải thích, so sánh giữa 2 thuyết khác nhau; do đó Thiệu Vỹ Hoa sau này không còn sử dụng khái niệm "đắc lệnh, thất lệnh" mà đã chuyển sang "đắc tiết, thất tiết" (ít nhất là thể hiện qua những cuốn sách của ông ấy). Còn Trích Thiên Tuỷ thì dùng "tiến khí, thối khí".

Ngoài Thiệu Vỹ Hoa ra còn có 1 vài tác giả hiện đại khác cũng theo quan điểm này, mà TK làm biếng không tra lại sách.

Do đó việc anh Thichngungay chỉ ứng dụng 1 số vị trí trên vòng Trường Sinh theo dạng Thần Sát (sử dụng ý nghĩa - chỗ này TK tự diễn giải) thì không có gì ngạc nhiên hay dị biệt với xã hội cả. Bởi vì bản chất tên gọi của 12 vị trí trong vòng Trường Sinh nó đã là Thần Sát.

Và việc bác bỏ vòng Trường sinh "can dương khởi thuận, can âm khởi nghịch" là ý kiến cá nhân, và ý kiến đó hoàn toàn có cơ sở học thuật. Anh Thichngungay cũng đã có trích dẫn các sách nói đến vấn đề này. Cho nên TK không nghĩ có gì bỡn cợt ở đây. Có điều không ai cho không ai cái gì, nên người ta không có bổn phận phải giải thích rõ. Người ta nói vậy, mình hiểu thì hiểu, không hiểu thì thôi. Tức là mình không có duyên với trường phái này, mà cái duyên mình nó nằm ở trường phái khác.

TK thấy "số đông" chưa chắc là luôn đúng. Có khi "số đông" cũng hùa nhau để giấu chiêu. Thằng kia không đính chính những chỗ không hợp lí thì mắc gì "ông" phải đính chính? Cha chung không ai khóc, vấn đề này trong việc nghiên cứu huyền học cũng không có gì là lạ.

TK còn có 1 thắc mắc, không biết anh Nhatquang1 đọc sách Tử Bình nào cho rằng vòng Trường Sinh là thuộc về ngôi Nhân trong Tam Nguyên? TK ngờ rằng anh nhớ nhầm bên sách Tử Vi?

Sửa bởi ThienKhanh: 04/11/2015 - 16:20


Thanked by 2 Members:

#48 nhatquanq1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 387 Bài viết:
  • 451 thanks

Gửi vào 04/11/2015 - 16:56

ThienKhanh chưa hiểu vấn đề cũng như chưa hiểu về vòng Trường sinh nên đặt câu hỏi ở bài trang trước và bài trên không đúng. Tôi không có hứng thú chia sẻ quan điểm ở đây và từ đầu đến giờ tôi cũng chưa đưa ra quan điểm riêng.

#49 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 04/11/2015 - 17:06

Ô. Chưa đưa quan điểm riêng mà anh mắng người khác khiếp qua, TK đọc mà còn rát mặt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nếu anh không có hứng thú chia sẻ quan điểm vậy TK cũng xin phép. TK lại ngồi hóng các cụ lòi chiêu để học lỏm xem vòng Trường Sinh thần bí là gì.

Sửa bởi ThienKhanh: 04/11/2015 - 17:12


Thanked by 2 Members:

#50 Atula07

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 477 Bài viết:
  • 639 thanks

Gửi vào 05/11/2015 - 00:14

em nghĩ anh ThienKhanh góp ý vậy là đúng, tuy kiến thức tử bình còn nông nhưng cũng góp tí:

thường thì mắng chỉ mắng những phương diện liên quan đến khía cạnh trái đạo đức
trong vấn đề trao đổi học thuật thì không nên tị hiềm chi, khích bác nhau chỉ chẳng dc gì

không ai nói ng VN ngu cả. ng VN rất giỏi, rất thông minh
nhưng nếu đối tác nước ngoài chọn, họ sẽ chọn 1 team Nhật bản, chứ ko chọn team Việt
bởi lẽ ng Nhật rất đoàn kết, mỗi thành viên nhận 1 nhiệm vụ nho nhỏ thôi... nhưng họ hoàn thành xuất sắc. Còn ng VN cứ phải ôm hết cơ, thành viên nào cũng muốn theo ý mình cơ. Kết quả là không bao h hoàn thành chỉ tiêu

đã thế chia bè ra, phái này phái nọ, Trịnh Nguyễn phân tranh, đủ thứ phái, lại còn dìm này dìm nọ
có một điều lạ là, đa số dân Việt thường di cư từ bắc vào nam, chứ hiếm có ai lại từ nam ra bắc lập nghiệp cả
và phương Nam của hiện tại, cũng chẳng còn là hòn ngọc viễn đông của ngày nào
(từ hòn ngọc viễn đông không phải ai cũng bik đâu nhé)

thay vì mắng nhiếc lẫn nhau, hãy dồn hết lực mà mắng bọn đã cướp biển và lấy đi 2 hòn đảo ấy

Thanked by 1 Member:

#51 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 02:12

Suy nghĩ mãi đắn đo không biết có nên viết những lời này !
Liệu rằng anh nhatquang1 đã hiểu hết ý tứ chủ topic này muốn nói ? Không nên vội vã hiếu thắng , bình tĩnh nhìn lại thời gian cùng con số , lúc đầu tôi cứ nghĩ anh không hiểu tôi nói gì , không hiểu bản thân hỏi điều gì , giờ tôi thấy anh không biết mình đang nói điều gì nữa , vậy khác gì rối . Thành ra lãng phí thời gian nói chuyện cùng anh . Mà điều này cũng không còn quan trọng . Anh ThienKhanh , TaoLao không cần nói lại chuyện cũ . Hãy nói tới chuyện học thuật . Nhắc tới nền mệnh lý tử bình việt nam . Tôi lại thấy buồn .
Người phương đông chúng ta có tính ham danh , trải qua hàng ngàn năm vẫn không thay đổi được . Những lớp người nghiên cứu đi trước , họ đạt được thành tựu nhất định , thu môn lập phái , học thuật đem làm bí truyền , cứ thế người này sở ngộ giữ khư khư , người kia ngộ tuyệt không trao đổi , chỉ truyền môn đò , chỉ nói người thân . Mà hỡi ôi , đạo ba ngàn lối , ngộ cả đời chưa chắc đã xong , chắc gì con đường đã là đúng , nhưng lớp trước giữ kín , thấy sai cũng mặc kệ , để có vẻ thần tiên cao nhân , người đi sau tự mày mò ghép thang mà đi , người sau lại giữ kín , những người sau nữa lại cứ cần mẫn mày mò , bậc thang mệnh lý chỉ bước 1 bước 2 . Vậy nên khoa ngũ tinh ra đời bao nhiêu lâu , mãi đến thời tử bình mới tìm ra sự đúng . Chỉ vì tiết khí thâm sâu , bí ảo , người biết không nói , không truyền ra ngoài , những người đi sau cứ sai nối tiếp sai , mãi đến gần 200 năm sau mới tin là sự thực đại vận không phải nam khởi bính dần nữ khởi nhâm thân mà là khởi từ nguyệt lệnh . Người biết loè người không biết , bậc thang 2,3 đã là cảnh giới tông sư , đối với người lạc lối là đoán mệnh như thần linh . Cái thâm sâu không truyền , chỉ truyền cái đơn giản , mà trong những cái đơn giản nào có phải tất cả là thật , cái thực cái hư . Thành ra người nghiên cứu mệnh lý trung quốc có cả triệu mà người tự tin gọi biết mệnh được bao nhiêu .
Còn mệnh lý bát tự việt , mới gia nhập từ khoảng hơn 30 năm đổ lại từ thời trúc lâm tử , chính thức được chú ý từ lúc thiệu vỹ hoa xuất sách , và được bàn luận cùng nâng cao từ khi có internet đại trà hơn chục năm đổ lại . Trừ những người trước những năm 80 biết chữ trung đã từng học qua bát tự , số lượng này ít hơn đầu ngón tay . Thì đa phần là học khoảng 30 năm đổ lại . Vậy nghĩa là cho thấy điều gì , cho thấy người nhiều nhất mới là 30 năm công lực còn lại trung bình là hơn 10 năm , mà trong 30 năm đó là tự mình mò mẫm tự ghép thang đi , hơn quá nửa là lạc lối không trao đổi với ai , rồi từ khi internet , diễn đàn mệnh lý mọc như nấm sau mưa , mới có chỗ thực hành lý thuyết , nâng cao công lực nhanh . Vậy nghĩa là công lực bình quân không quá 20 năm . Còn trung quốc , họ có thừa đầu ngón tay để tính thế kỷ chứ không phải con số thập niên . Mà hỡi ôi , cái sự việt nam nó bá đạo . Người biết càng nhiều càng khiêm tốn và càng ham muốn tìm đạo , ấn chứng đạo , người biết nửa vời xem được vài trăm hay nghìn lá số đã rung đùi đắc ý , nhảy lên chiếu các cụ ngồi vắt chân chữ ngũ , hút điếu thuốc lào òng ọc cười khà khà chỉ tay 2 ngón " ta là cao nhân tiền bối , mấy cái đấy chỉ là vặt vãnh " . Thế nên có những pha , mà tôi không muốn nhăc tên , nghiên cứu thâm niên , danh tiếng đủ lớn , đệ từ đầy đàn , nói những câu kinh điển " lộc là gốc phù thân ( chú ý là gốc phù thân ) , mã là nguồn dưỡng mệnh , chính là lâm quan và dịch mã " . Còn có tay nghiên cứu chục năm đang loay hoay tìm tài quan ấn thực , nghiên cứu lâu cũng có điểm kính hơn người , kinh nghiệm là thứ không dễ có , dẫu không cần tính dụng thần vẫn vanh vách lá số . Mà cái sự đời đã là cao nhân thì hay tính tự ái , nói bóng gió để cao thâm mạt trắc , người không biết thì gật gù tỏ vẻ đang hiểu , người biết thì cười sái quai hàm .
Mệnh lý việt mỗi người tự nắp cho mình một cái thang gỗ , tự mày mò , người may thì vớ gỗ trúc , đen lạc lối thì vớ củi mục , có người vớ củi mục ngay từ đầu đi làm thang khác chưa chắc đã xấu , có người vớ củi thường nắp cao mới ngã rồi ngửa trời tự hỏi " bao năm qua ta đang làm cái quái gì thế này " . Haha
Vài chục năm của ta đem so sánh với hàng dài thế kỷ đằng đẵng trung quốc . Đã thế còn bí truyền , tuyệt mật , nói một nửa cao thâm , người trước sai , người sau sai theo , còn người ngoài vẫn đang mò mẫm tìm đinh với búa , thật tức cười cho giới mệnh lý tử bình . Luyện lâu là sẽ không sai sao ? Kinh nghiệm bao nhiêu thì đủ ?
Thiên hành kiện , quân tử dĩ tự cường bất túc . Không ngừng cố gắng tìm hiểu , không gì tốt hơn là trao đổi , nhìn thấy khuyết điểm . Đạo thay đổi liên tục , phong kiến và dân chủ không còn luận như nhau . Thời này thương chắc gì đã xấu , quan vị tốt đã ổn ? Diễn đàn có ông VuLong tự mình bắc ghế đi đường mình , có bao viên đá vấp phải chỉ ra giúp hậu học theo con đưởng cũ của mình tránh lối mà mắc sai lầm , người sau vượt người trước , con đường riêng còn xa , dẫu không biết đúng sai nhưng là quý , liệu một mình sẽ đi bao lâu đây ?
Đường còn dài quá ...

Mai tôi sẽ trả lời ông VuLong về vấn đề ông hỏi một cách cặn kẽ .

Thanked by 7 Members:

#52 nhatquanq1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 387 Bài viết:
  • 451 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 08:43

Tôi thấy anh Thichngungay động đến vấn đề lớn trong tử bình mà vượt cả ra ngoài tầm môn này nên tôi phải nói.
Việc tôi phải nói đã nói nên anh cứ tự nhiên bàn luận. Tôi thấy Sách thì nhiều nhưng đúng là phải đọc qua hết và gạn đục khơi trong, sắp xếp lại.
Tôi góp ý với các bạn thích Tử Bình đọc ít nhất các sách sau: Trước hết đọc 2 quyển Tử Bình Trúc Lâm Tử, Thiệu Vĩ Hoa sau đó nâng cao bằng 4 quyển Trích Thiên Tuỷ, Tam Mệnh Thông Hội, Tử Bình Chân Thuyên, Uyên Hải Tử Bình.
Thân ái.

#53 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 10:42

@Thichngungay:

Một trong những lí do người ta không quảng truyền các kiến thức Tử Bình thâm sâu hoặc các thể ngộ cá nhân đối với môn này là vì:

(1) Mình nói cho nó xong, nó học rồi quay lại cắn mình 1 phát.
(2) Nói cho nó xong, ngày đêm lo ngay ngáy không biết nó sẽ đem mấy kiến thức đó làm cái gì cho những người khác.

Tự thấy mình không phải Bồ Tát nên né được cái nào thì hay cái đó cho đỡ mệt mỏi. Tử Bình thì coi như 1 thú vui là được rồi. Ai duyên đến đâu thì học đến đó. Cũng không phải không có lí do mà Tử Bình xuất hiện từng ấy thời gian nhưng lượng kiến thức quảng truyền lại ít như vậy. Tiền nhân không lẽ ai cũng hẹp hòi?

Có những người biết ít Tử Bình sẽ tốt cho họ hơn biết nhiều.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ThienKhanh: 07/11/2015 - 10:44


#54 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 11:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 07/11/2015 - 10:42, said:

@Thichngungay:

Một trong những lí do người ta không quảng truyền các kiến thức Tử Bình thâm sâu hoặc các thể ngộ cá nhân đối với môn này là vì:

(1) Mình nói cho nó xong, nó học rồi quay lại cắn mình 1 phát.
(2) Nói cho nó xong, ngày đêm lo ngay ngáy không biết nó sẽ đem mấy kiến thức đó làm cái gì cho những người khác.

Tự thấy mình không phải Bồ Tát nên né được cái nào thì hay cái đó cho đỡ mệt mỏi. Tử Bình thì coi như 1 thú vui là được rồi. Ai duyên đến đâu thì học đến đó. Cũng không phải không có lí do mà Tử Bình xuất hiện từng ấy thời gian nhưng lượng kiến thức quảng truyền lại ít như vậy. Tiền nhân không lẽ ai cũng hẹp hòi?

Có những người biết ít Tử Bình sẽ tốt cho họ hơn biết nhiều.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đây là một thực tế quá phũ phàng!

Đại lực sỹ võ sư Hà Châu cũng vì lý do này mà không quảng bá "Thiết Đầu Công " và các tuyệt kỹ ra ngoài !

Thanked by 1 Member:

#55 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 01:01

Quan điểm về vòng trường sinh tôi dùng nhiều khi áp vận.

Tôi không hiểu câu này, hình như ThichNguNgay muốn nói lấy lệnh tháng để xác định sự vượng suy của can chi đại vận thì phải?
Hoàn toàn là ngược lại . Chúng ta đều biết rằng can thành khí thì tác động hiện hữu nhanh , chi thành hành sự rõ ràng không đồng nhất và chậm chạp . Vậy nên tôi lấy 4 can chạy tới vận , vận tôi sử chi , 4 can tới vận sẽ ra 4 trạng thái khác nhau , vòng sinh dùng vào lúc này , như là một thần sát .
Sao vận lại dùng tháng luân chuyển chứ không phải năm luân chuyển hay ngày luân chuyển? Chúng ta đều biết năm nào cũng giống nhau không 365 thì cũng 366 ngày , vậy đạo biểu hiện ở năm hay ngày là không có , duy chỉ có tháng có 12 tháng tuần hoàn liên tục xuân sinh hạ trưởng thu thu đông tàng , đó là quy luật sinh tử của vạn vật , con người cũng vậy , không thoát khỏi sinh tử . Cái này nói ra sẽ rất dài . Xin tóm lược gọn thế này dễ hiểu . Giờ cũng biểu hiện mô hình thu nhỏ của sự sinh trưởng ở trạng thái thời gian ngắn hơn nên có thể gọi là tiểu lệnh hay môn hộ cứu , cũng như tháng dùng để tính tiểu vận . Vậy vận là gì ? Vận là sự chuyển động của cả bát tự chứ không phải của riêng gì nhật chủ can ngày, là sự thay đổi của cả 4 trụ, vậy nếu chỉ nói vượng suy 7 chữ còn lại sẽ biến hoá ra sao . Có một sự thật mà tôi thường thấy như này , đa số các sách sẽ đều luận là khi tới vận dụng thần sẽ phát hiển vinh , nhưng khi họ lý giải cùng là vận dụng thần năm dụng thần bị hung hay chết lý giải rất khiên cưỡng , vậy là khi vận chạy thì cả 8 chữ cùng chạy chứ không riêng gì mỗi nhật chủ , nghĩa là 8 chữ biến hoá trạng thái của mình hoặc tăng giảm , bát tự có 8 chữ thêm vận 2 nữa là 10 , nhưng 2 chữ này không luận như 8 chữ kia , tổ hợp trong bát tự thì vẫn là một . Vậy nên có 2 trường phái ngũ hành quý trung hoà hay quý bệnh đều nói không sai , nhưng mà trung hoà thì nó phức tạp hơn nhiều , đại đa số nhiều người vẫn nghĩ đơn giản là trung hoà ngũ hành không khuyết hãm , nhưng có 8 chữ chớ không phải 10 , tại sao ??? . Cứ dùng cách trên suy nghĩ chút sẽ hiểu .
. Nếu dùng vòng trường sinh trong trường hợp này có hợp lý ?
Chỗ này Bổ sung thêm đoạn trên . Nếu viết rõ ràng để phân tích từng li thật sự rất dài , ngài vulong lượng thứ tôi tóm tắt lại thành mấy ý chinh :
1; cách nhìn nhận về sự trung tâm của can ngày , thực tế thì tháng bị chi phối bởi năm , ngày chi phối giờ , ngũ hành cường nhược phải nhìn vào nguyệt lệnh . Nguyệt lệnh và 6 chữ còn lại quyết định sự mạnh yếu của can ngày ( ta là ta , mà ta cũng không phải là ta ) ta có thể quản được những thứ gì ngoài giờ là con cái cùng nhân quả ta tạo ra , nhưng đôi khi nhân quả cùng con cái bị ông bà và xã hội chi phối . Vậy nghĩa là lục thân có thế đứng riêng , tương tự suy ra tài quan , ta thấy thực tế 4 trụ có sự tồn tại có nó , riêng biệt mà kết hợp . Riêng biệt chỗ nào , đó là 4 can toạ chi nào ta không thể quản . Mỗi can gặp mỗi chi lại có ý nghĩa sinh tử riêng . Nhưng suy cho cùng xâu chuổi tất cả đều ở trụ tháng chi phối làm mọi thứ từ riêng về một mối , nên nói là gốc phúc đức cũng là cha mẹ cung . Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự , ta có 3 cái . Riêng không riêng mà chung không phải là chung .
Tôi không hiểu cả đoạn này, xin ThichNguNgay giải thích các câu hỏi này rõ hơn.

Thuyết tam tài có thiên địa nhân, vậy vòng trường sinh dùng can tàng như thế nào ?
Tạm của 2 người này đã. Nhật can giáp và nhật can mậu thân, vừa trùng với ý tui nói trên kia hôm qua.
Thiên can địa chi cùng nhân nguyên nói riêng vòng trường sinh là một nhẽ, khi thiên can hợp với địa chi ra tổ hợp khác lại thành một nhẽ chớ.
Vòng trường sinh tôi dùng chỉ có lộc nhận sinh tử mộ tuyệt thai.

Tại sao các khái niệm này lại có thể tách rời nhau như vậy ? Nếu thiên can và địa chi trong Tứ Trụ không lấy lệnh tháng để xác định sự vượng suy của chúng thì luận khi chúng vượng hay suy là như nhau hay sao ?
Bởi vì một chữ " thế " !

Thanked by 5 Members:

#56 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 08/11/2015 - 06:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThichNguNgay, on 08/11/2015 - 01:01, said:

Quan điểm về vòng trường sinh tôi dùng nhiều khi áp vận.

Tôi không hiểu câu này, hình như ThichNguNgay muốn nói lấy lệnh tháng để xác định sự vượng suy của can chi đại vận thì phải?
Hoàn toàn là ngược lại . Chúng ta đều biết rằng can thành khí thì tác động hiện hữu nhanh , chi thành hành sự rõ ràng không đồng nhất và chậm chạp . Vậy nên tôi lấy 4 can chạy tới vận , vận tôi sử chi , 4 can tới vận sẽ ra 4 trạng thái khác nhau , vòng sinh dùng vào lúc này , như là một thần sát .

1 - "Vậy nên tôi lấy 4 can chạy tới vận" xin cho hỏi 4 can chạy tới vận ở đây là 4 can nào?
2 - "vận tôi sử chi" câu này nghĩa thế nào?
3 - "4 can tới vận sẽ ra 4 trạng thái khác nhau, vòng sinh dùng vào lúc này" vòng trường sinh ở đây dùng như thế nào - tức lấy chi nào để xác định vòng trường sinh cho 4 can này ?

Sao vận lại dùng tháng luân chuyển chứ không phải năm luân chuyển hay ngày luân chuyển? Chúng ta đều biết năm nào cũng giống nhau không 365 thì cũng 366 ngày, vậy đạo biểu hiện ở năm hay ngày là không có, duy chỉ có tháng có 12 tháng tuần hoàn liên tục xuân sinh hạ trưởng thu thu đông tàng, đó là quy luật sinh tử của vạn vật, con người cũng vậy, không thoát khỏi sinh tử. Cái này nói ra sẽ rất dài. Xin tóm lược gọn thế này dễ hiểu. Giờ cũng biểu hiện mô hình thu nhỏ của sự sinh trưởng ở trạng thái thời gian ngắn hơn nên có thể gọi là tiểu lệnh hay môn hộ cứu, cũng như tháng dùng để tính tiểu vận.

Tại sao lại có thể dùng tháng để tính tiểu vận?

Vậy vận là gì ? Vận là sự chuyển động của cả bát tự chứ không phải của riêng gì nhật chủ can ngày, là sự thay đổi của cả 4 trụ, vậy nếu chỉ nói vượng suy 7 chữ còn lại sẽ biến hoá ra sao.

Câu này quá đúng theo phương pháp luận của tôi bởi vì tôi lấy chi đại vận để xác định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ và can chi của đại vận đó giống như lệnh tháng. Cho nên chi tháng gọi là lệnh tháng thì chi đại vận được gọi là lệnh đại vận và chi lưu niên cũng được gọi tương tự như vậy.

Có một sự thật mà tôi thường thấy như này, đa số các sách sẽ đều luận là khi tới vận dụng thần sẽ phát hiển vinh, nhưng khi họ lý giải cùng là vận dụng thần năm dụng thần bị hung hay chết lý giải rất khiên cưỡng, vậy là khi vận chạy thì cả 8 chữ cùng chạy chứ không riêng gì mỗi nhật chủ, nghĩa là 8 chữ biến hoá trạng thái của mình hoặc tăng giảm, bát tự có 8 chữ thêm vận 2 nữa là 10, nhưng 2 chữ này không luận như 8 chữ kia, tổ hợp trong bát tự thì vẫn là một. Vậy nên có 2 trường phái ngũ hành quý trung hoà hay quý bệnh đều nói không sai, nhưng mà trung hoà thì nó phức tạp hơn nhiều, đại đa số nhiều người vẫn nghĩ đơn giản là trung hoà ngũ hành không khuyết hãm, nhưng có 8 chữ chớ không phải 10, tại sao ??? Cứ dùng cách trên suy nghĩ chút sẽ hiểu .

Theo lý thuyết của tôi thì khi thừa nhận chi tháng trong Tứ Trụ là lệnh tháng (như tất cả các sách Tử Bình) vì nó quyết định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ (kể cả các can tàng trong các địa chi của Tứ Trụ). Có điều cần phải biết là lệnh tháng không quyết định được sự vượng suy của các can chi của tuế vận và tiểu vận.
Chi đại vận (được gọi là lệnh đại vận) quyết định được sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ và can chi đại vận.
Chi lưu niên (được gọi là lệnh lưu niên) quyết định được tất cả các can chi của Tứ Trụ và can chi của tuế vận và đại vận trừ can chi của tiểu vận.
Chi tiểu vận (được gọi là lệnh tiểu vận) chỉ quyết định được sự vượng suy của can tiểu vận còn chi tiểu vận được xác định bởi cả chi đại vận và chi lưu niên (tính trung bình).

Nếu sử dụng 4 chi nắm lệnh này thì cách luận sẽ không giống với bất cứ sách nào đã xuất bản công khai
từ cổ tới kim.

Nếu dùng vòng trường sinh trong trường hợp này có hợp lý ?
Chỗ này Bổ sung thêm đoạn trên . Nếu viết rõ ràng để phân tích từng li thật sự rất dài , ngài vulong lượng thứ tôi tóm tắt lại thành mấy ý chinh :
1; cách nhìn nhận về sự trung tâm của can ngày, thực tế thì tháng bị chi phối bởi năm, ngày chi phối giờ, ngũ hành cường nhược phải nhìn vào nguyệt lệnh. Nguyệt lệnh và 6 chữ còn lại quyết định sự mạnh yếu của can ngày (ta là ta, mà ta cũng không phải là ta) ta có thể quản được những thứ gì ngoài giờ là con cái cùng nhân quả ta tạo ra, nhưng đôi khi nhân quả cùng con cái bị ông bà và xã hội chi phối. Vậy nghĩa là lục thân có thế đứng riêng, tương tự suy ra tài quan, ta thấy thực tế 4 trụ có sự tồn tại có nó, riêng biệt mà kết hợp. Riêng biệt chỗ nào, đó là 4 can toạ chi nào ta không thể quản. Mỗi can gặp mỗi chi lại có ý nghĩa sinh tử riêng. Nhưng suy cho cùng xâu chuổi tất cả đều ở trụ tháng chi phối làm mọi thứ từ riêng về một mối, nên nói là gốc phúc đức cũng là cha mẹ cung. Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự, ta có 3 cái. Riêng không riêng mà chung không phải là chung.

"Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự, ta có 3 cái" câu này theo tôi hiểu có nghĩa là ngoài lệnh tháng quyết định 1 vòng trường sinh còn có thêm 2 vòng trường sinh nữa được quyết định qua chi năm và chi giờ của Tứ Trụ thì phải?

Tôi không hiểu cả đoạn này, xin ThichNguNgay giải thích các câu hỏi này rõ hơn.
Thuyết tam tài có thiên địa nhân, vậy vòng trường sinh dùng can tàng như thế nào ?
Tạm của 2 người này đã. Nhật can giáp và nhật can mậu thân, vừa trùng với ý tui nói trên kia hôm qua.
Thiên can địa chi cùng nhân nguyên nói riêng vòng trường sinh là một nhẽ, khi thiên can hợp với địa chi ra tổ hợp khác lại thành một nhẽ chớ.
Vòng trường sinh tôi dùng chỉ có lộc nhận sinh tử mộ tuyệt thai.

Tại sao các khái niệm này lại có thể tách rời nhau như vậy ? Nếu thiên can và địa chi trong Tứ Trụ không lấy lệnh tháng để xác định sự vượng suy của chúng thì luận khi chúng vượng hay suy là như nhau hay sao ?
Bởi vì một chữ "thế" !

Chữ "thế" ở đây theo tôi hiểu giống với chữ "Ngộ" mà nhiều cao thủ vẫn thường nói khi đã đạt tới mức cảnh giới cao gì đó thì phải?

Còn 2 ví dụ mà ThichNguNgay đưa ra mà tôi đã trả lời, hy vọng ThichNguNgay hồi đáp xem tôi luận đúng hay sai ?



Sửa bởi VULONG777: 08/11/2015 - 06:53


#57 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 09/11/2015 - 01:13



1 - "Vậy nên tôi lấy 4 can chạy tới vận" xin cho hỏi 4 can chạy tới vận ở đây là 4 can nào?
4 can trong tứ trụ , can là tướng chủ động , chi là đàng chủ tĩnh, can là thiên thành khí , nắm quyền sinh sát , chi là địa thành hình nắm quyền tồn tại . Với bát tự thiếu hành luận tương tự .
2 - "vận tôi sử chi" câu này nghĩa thế nào?
Là chi vận
3 - "4 can tới vận sẽ ra 4 trạng thái khác nhau, vòng sinh dùng vào lúc này" vòng trường sinh ở đây dùng như thế nào - tức lấy chi nào để xác định vòng trường sinh cho 4 can này ?
Cũng là lấy chi vận luôn .
Sao vận lại dùng tháng luân chuyển chứ không phải năm luân chuyển hay ngày luân chuyển? Chúng ta đều biết năm nào cũng giống nhau không 365 thì cũng 366 ngày, vậy đạo biểu hiện ở năm hay ngày là không có, duy chỉ có tháng có 12 tháng tuần hoàn liên tục xuân sinh hạ trưởng thu thu đông tàng, đó là quy luật sinh tử của vạn vật, con người cũng vậy, không thoát khỏi sinh tử. Cái này nói ra sẽ rất dài. Xin tóm lược gọn thế này dễ hiểu. Giờ cũng biểu hiện mô hình thu nhỏ của sự sinh trưởng ở trạng thái thời gian ngắn hơn nên có thể gọi là tiểu lệnh hay môn hộ cứu, cũng như tháng dùng để tính tiểu vận.

Tại sao lại có thể dùng tháng để tính tiểu vận?
Tương tự tháng dùng để tính đại vận , giờ để dùng tiểu vận . Không thể coi thường giờ . Vì giờ hoàn toàn bị quản bởi can ngày tức nhật nguyên , nghĩa là gì ? Là do ta tạo ra . Cái này ẩn chứa đạo khôn cùng , một lý lẽ không nói hết sợ ngộ đươc rõ ràng . Đại khái là ta không thể biết vận mệnh do trời sắp đặt như thế nào , nhưng nếu cói gắng ta có thể có thành tựu thuộc về ta , câu " đại phú ( nguyệt lệnh , đại vận ) do thiên , tiểu phú ( tiểu vận , thời thương) do cần " và rất nhiều học thuyết nhân quả thực không xa rời lẽ này .
Vậy vận là gì ? Vận là sự chuyển động của cả bát tự chứ không phải của riêng gì nhật chủ can ngày, là sự thay đổi của cả 4 trụ, vậy nếu chỉ nói vượng suy 7 chữ còn lại sẽ biến hoá ra sao.

Câu này quá đúng theo phương pháp luận của tôi bởi vì tôi lấy chi đại vận để xác định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ và can chi của đại vận đó giống như lệnh tháng. Cho nên chi tháng gọi là lệnh tháng thì chi đại vận được gọi là lệnh đại vận và chi lưu niên cũng được gọi tương tự như vậy.

Có một sự thật mà tôi thường thấy như này, đa số các sách sẽ đều luận là khi tới vận dụng thần sẽ phát hiển vinh, nhưng khi họ lý giải cùng là vận dụng thần năm dụng thần bị hung hay chết lý giải rất khiên cưỡng, vậy là khi vận chạy thì cả 8 chữ cùng chạy chứ không riêng gì mỗi nhật chủ, nghĩa là 8 chữ biến hoá trạng thái của mình hoặc tăng giảm, bát tự có 8 chữ thêm vận 2 nữa là 10, nhưng 2 chữ này không luận như 8 chữ kia, tổ hợp trong bát tự thì vẫn là một. Vậy nên có 2 trường phái ngũ hành quý trung hoà hay quý bệnh đều nói không sai, nhưng mà trung hoà thì nó phức tạp hơn nhiều, đại đa số nhiều người vẫn nghĩ đơn giản là trung hoà ngũ hành không khuyết hãm, nhưng có 8 chữ chớ không phải 10, tại sao ??? Cứ dùng cách trên suy nghĩ chút sẽ hiểu .

Theo lý thuyết của tôi thì khi thừa nhận chi tháng trong Tứ Trụ là lệnh tháng (như tất cả các sách Tử Bình) vì nó quyết định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ (kể cả các can tàng trong các địa chi của Tứ Trụ). Có điều cần phải biết là lệnh tháng không quyết định được sự vượng suy của các can chi của tuế vận và tiểu vận.
Chi đại vận (được gọi là lệnh đại vận) quyết định được sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ và can chi đại vận.
Chi lưu niên (được gọi là lệnh lưu niên) quyết định được tất cả các can chi của Tứ Trụ và can chi của tuế vận và đại vận trừ can chi của tiểu vận.
Chi tiểu vận (được gọi là lệnh tiểu vận) chỉ quyết định được sự vượng suy của can tiểu vận còn chi tiểu vận được xác định bởi cả chi đại vận và chi lưu niên (tính trung bình).

Nếu sử dụng 4 chi nắm lệnh này thì cách luận sẽ không giống với bất cứ sách nào đã xuất bản công khai từ cổ tới kim.
Tui dùng khác , đã là đại(大) thì không thể thắng , mà xung khắc đại thì lập tức hiện hiển .
Lưu niên theo ý tôi thì không thể mạnh hơn đại vận . Suy cho cùng thì đại vận là sự nối nối tiếp của tháng , là sự vận hành của sinh tử đạo , lưu niên là sự ứng hiện thời .
Nếu dùng vòng trường sinh trong trường hợp này có hợp lý ?
Chỗ này Bổ sung thêm đoạn trên . Nếu viết rõ ràng để phân tích từng li thật sự rất dài , ngài vulong lượng thứ tôi tóm tắt lại thành mấy ý chinh :
1; cách nhìn nhận về sự trung tâm của can ngày, thực tế thì tháng bị chi phối bởi năm, ngày chi phối giờ, ngũ hành cường nhược phải nhìn vào nguyệt lệnh. Nguyệt lệnh và 6 chữ còn lại quyết định sự mạnh yếu của can ngày (ta là ta, mà ta cũng không phải là ta) ta có thể quản được những thứ gì ngoài giờ là con cái cùng nhân quả ta tạo ra, nhưng đôi khi nhân quả cùng con cái bị ông bà và xã hội chi phối. Vậy nghĩa là lục thân có thế đứng riêng, tương tự suy ra tài quan, ta thấy thực tế 4 trụ có sự tồn tại có nó, riêng biệt mà kết hợp. Riêng biệt chỗ nào, đó là 4 can toạ chi nào ta không thể quản. Mỗi can gặp mỗi chi lại có ý nghĩa sinh tử riêng. Nhưng suy cho cùng xâu chuổi tất cả đều ở trụ tháng chi phối làm mọi thứ từ riêng về một mối, nên nói là gốc phúc đức cũng là cha mẹ cung. Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự, ta có 3 cái. Riêng không riêng mà chung không phải là chung.

"Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự, ta có 3 cái" câu này theo tôi hiểu có nghĩa là ngoài lệnh tháng quyết định 1 vòng trường sinh còn có thêm 2 vòng trường sinh nữa được quyết định qua chi năm và chi giờ của Tứ Trụ thì phải?
1 là vòng trường sinh nguyệt lệnh , 2 là vòng trường sinh đại vận , 3 là vòng trường sinh lưu niên . Cái mà tôi chủ yếu muốn nói là " thế đứng của trụ " , tức là can năm toạ chi năm hay can ngày toạ chi ngày dùng trường sinh sẽ không bao quát được sinh tử ngũ hành . Lấy ví dụ , giả như giáp toạ thìn là suy , thực là có suy không , trong thìn là mậu ất quý , tài là nguồn dưỡng mệnh , quý là nguồn sinh thân , quý trong thìn nhuận thổ lại có ất mộc âm nhu là mầm giống , không thể lấy suy mà luận . Hay như theo trường sinh ất sửu cùng ất mùi , ất sửu là suy trong sửu có quý có kỷ thấp thổ , ấy vốn âm mộc gặp nơi đất thổ ẩm thuỷ tràn có suy không , duy có tân kim được hoá , nhưng tân kỷ quý lại phải xét ; ất mùi tại đất dưỡng , ất tại mùi , mùi trong có đinh tân là táo thổ , mà mùi là nơi hoả vượng tiết mộc , mộc tới khố , liệu rằng mộc có thể " dưỡng " ?
Tôi không hiểu cả đoạn này, xin ThichNguNgay giải thích các câu hỏi này rõ hơn.
Thuyết tam tài có thiên địa nhân, vậy vòng trường sinh dùng can tàng như thế nào ?
Tạm của 2 người này đã. Nhật can giáp và nhật can mậu thân, vừa trùng với ý tui nói trên kia hôm qua.
Thiên can địa chi cùng nhân nguyên nói riêng vòng trường sinh là một nhẽ, khi thiên can hợp với địa chi ra tổ hợp khác lại thành một nhẽ chớ.
Vòng trường sinh tôi dùng chỉ có lộc nhận sinh tử mộ tuyệt thai.

Tại sao các khái niệm này lại có thể tách rời nhau như vậy ? Nếu thiên can và địa chi trong Tứ Trụ không lấy lệnh tháng để xác định sự vượng suy của chúng thì luận khi chúng vượng hay suy là như nhau hay sao ?
Bởi vì một chữ "thế" !

Chữ "thế" ở đây theo tôi hiểu giống với chữ "Ngộ" mà nhiều cao thủ vẫn thường nói khi đã đạt tới mức cảnh giới cao gì đó thì phải?
Haha , ngộ gì , tui có hai thú vui là đánh chắn và đánh cơ tướng , chơi nhiều thành ra bị ám ảnh bởi chữ thế cùng chữ cuộc trong bộ cờ , nên hơi hướng suy nghĩ thiên lệch về thế cuộc , mỗi chữ mỗi điểm mỗi vị trí trước sau đều có ý nghĩa nhân sinh cùng ngũ hành của nó trong bàn bát tự .
Còn 2 ví dụ mà ThichNguNgay đưa ra mà tôi đã trả lời, hy vọng ThichNguNgay hồi đáp xem tôi luận đúng hay sai ?
Ngài vulong tài thiệt . Vậy cũng tính ra được . Nếu cứ theo trường sinh mà luận nhận vượng , lá chẳng phải là ngược lại sao !

Thanked by 6 Members:

#58 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 09/11/2015 - 04:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThichNguNgay, on 09/11/2015 - 01:13, said:

1 - "Vậy nên tôi lấy 4 can chạy tới vận" xin cho hỏi 4 can chạy tới vận ở đây là 4 can nào?
4 can trong tứ trụ , can là tướng chủ động , chi là đàng chủ tĩnh, can là thiên thành khí , nắm quyền sinh sát , chi là địa thành hình nắm quyền tồn tại . Với bát tự thiếu hành luận tương tự .
2 - "vận tôi sử chi" câu này nghĩa thế nào?
Là chi vận
3 - "4 can tới vận sẽ ra 4 trạng thái khác nhau, vòng sinh dùng vào lúc này" vòng trường sinh ở đây dùng như thế nào - tức lấy chi nào để xác định vòng trường sinh cho 4 can này ?
Cũng là lấy chi vận luôn .

Nếu như vậy thì ngay từ đầu bác cứ nói thắng là chi đại vận cho dễ hiểu, làm gì phải nói vòng vo cho dài dòng ?

Sao vận lại dùng tháng luân chuyển chứ không phải năm luân chuyển hay ngày luân chuyển? Chúng ta đều biết năm nào cũng giống nhau không 365 thì cũng 366 ngày, vậy đạo biểu hiện ở năm hay ngày là không có, duy chỉ có tháng có 12 tháng tuần hoàn liên tục xuân sinh hạ trưởng thu thu đông tàng, đó là quy luật sinh tử của vạn vật, con người cũng vậy, không thoát khỏi sinh tử. Cái này nói ra sẽ rất dài. Xin tóm lược gọn thế này dễ hiểu. Giờ cũng biểu hiện mô hình thu nhỏ của sự sinh trưởng ở trạng thái thời gian ngắn hơn nên có thể gọi là tiểu lệnh hay môn hộ cứu, cũng như tháng dùng để tính tiểu vận.

Tại sao lại có thể dùng tháng để tính tiểu vận?
Tương tự tháng dùng để tính đại vận, giờ để dùng tiểu vận. Không thể coi thường giờ . Vì giờ hoàn toàn bị quản bởi can ngày tức nhật nguyên , nghĩa là gì ? Là do ta tạo ra . Cái này ẩn chứa đạo khôn cùng , một lý lẽ không nói hết sợ ngộ đươc rõ ràng . Đại khái là ta không thể biết vận mệnh do trời sắp đặt như thế nào , nhưng nếu cói gắng ta có thể có thành tựu thuộc về ta , câu " đại phú ( nguyệt lệnh , đại vận ) do thiên , tiểu phú ( tiểu vận , thời thương) do cần " và rất nhiều học thuyết nhân quả thực không xa rời lẽ này .
Vậy vận là gì ? Vận là sự chuyển động của cả bát tự chứ không phải của riêng gì nhật chủ can ngày, là sự thay đổi của cả 4 trụ, vậy nếu chỉ nói vượng suy 7 chữ còn lại sẽ biến hoá ra sao.

Tức câu đầu bác đã viết nhầm!

Câu này quá đúng theo phương pháp luận của tôi bởi vì tôi lấy chi đại vận để xác định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ và can chi của đại vận đó giống như lệnh tháng. Cho nên chi tháng gọi là lệnh tháng thì chi đại vận được gọi là lệnh đại vận và chi lưu niên cũng được gọi tương tự như vậy.

Có một sự thật mà tôi thường thấy như này, đa số các sách sẽ đều luận là khi tới vận dụng thần sẽ phát hiển vinh, nhưng khi họ lý giải cùng là vận dụng thần năm dụng thần bị hung hay chết lý giải rất khiên cưỡng, vậy là khi vận chạy thì cả 8 chữ cùng chạy chứ không riêng gì mỗi nhật chủ, nghĩa là 8 chữ biến hoá trạng thái của mình hoặc tăng giảm, bát tự có 8 chữ thêm vận 2 nữa là 10, nhưng 2 chữ này không luận như 8 chữ kia, tổ hợp trong bát tự thì vẫn là một. Vậy nên có 2 trường phái ngũ hành quý trung hoà hay quý bệnh đều nói không sai, nhưng mà trung hoà thì nó phức tạp hơn nhiều, đại đa số nhiều người vẫn nghĩ đơn giản là trung hoà ngũ hành không khuyết hãm, nhưng có 8 chữ chớ không phải 10, tại sao ??? Cứ dùng cách trên suy nghĩ chút sẽ hiểu .

Theo lý thuyết của tôi thì khi thừa nhận chi tháng trong Tứ Trụ là lệnh tháng (như tất cả các sách Tử Bình) vì nó quyết định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ (kể cả các can tàng trong các địa chi của Tứ Trụ). Có điều cần phải biết là lệnh tháng không quyết định được sự vượng suy của các can chi của tuế vận và tiểu vận.
Chi đại vận (được gọi là lệnh đại vận) quyết định được sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ và can chi đại vận.
Chi lưu niên (được gọi là lệnh lưu niên) quyết định được tất cả các can chi của Tứ Trụ và can chi của tuế vận và đại vận trừ can chi của tiểu vận.
Chi tiểu vận (được gọi là lệnh tiểu vận) chỉ quyết định được sự vượng suy của can tiểu vận còn chi tiểu vận được xác định bởi cả chi đại vận và chi lưu niên (tính trung bình).

Nếu sử dụng 4 chi nắm lệnh này thì cách luận sẽ không giống với bất cứ sách nào đã xuất bản công khai từ cổ tới kim.
Tui dùng khác , đã là đại(大) thì không thể thắng , mà xung khắc đại thì lập tức hiện hiển .
Lưu niên theo ý tôi thì không thể mạnh hơn đại vận . Suy cho cùng thì đại vận là sự nối nối tiếp của tháng , là sự vận hành của sinh tử đạo , lưu niên là sự ứng hiện thời .

Câu này thì theo tôi là bác đã hiểu sai. Đại vận và Tiểu vận không thể hiểu như bác được mà nó chỉ có nghĩa là To hay Nhỏ hoặc Dài hay ngắn mà thôi.

Nếu dùng vòng trường sinh trong trường hợp này có hợp lý ?
Chỗ này Bổ sung thêm đoạn trên. Nếu viết rõ ràng để phân tích từng li thật sự rất dài, ngài vulong lượng thứ tôi tóm tắt lại thành mấy ý chinh :
1; cách nhìn nhận về sự trung tâm của can ngày, thực tế thì tháng bị chi phối bởi năm, ngày chi phối giờ, ngũ hành cường nhược phải nhìn vào nguyệt lệnh. Nguyệt lệnh và 6 chữ còn lại quyết định sự mạnh yếu của can ngày (ta là ta, mà ta cũng không phải là ta) ta có thể quản được những thứ gì ngoài giờ là con cái cùng nhân quả ta tạo ra, nhưng đôi khi nhân quả cùng con cái bị ông bà và xã hội chi phối. Vậy nghĩa là lục thân có thế đứng riêng, tương tự suy ra tài quan, ta thấy thực tế 4 trụ có sự tồn tại có nó, riêng biệt mà kết hợp. Riêng biệt chỗ nào, đó là 4 can toạ chi nào ta không thể quản. Mỗi can gặp mỗi chi lại có ý nghĩa sinh tử riêng. Nhưng suy cho cùng xâu chuổi tất cả đều ở trụ tháng chi phối làm mọi thứ từ riêng về một mối, nên nói là gốc phúc đức cũng là cha mẹ cung. Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự, ta có 3 cái. Riêng không riêng mà chung không phải là chung.

Can ngày là can ngày nó không thể thay mặt cho hành của can ngày trong Tứ Trụ như vậy được. Hành của can ngày thường được gọi là Thân của Tứ Trụ (nhiều lúc đơn giản người ta thường nói Nhật can hay Nhật chủ thay cho Thân của Tứ Trụ).

"Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự, ta có 3 cái" câu này theo tôi hiểu có nghĩa là ngoài lệnh tháng quyết định 1 vòng trường sinh còn có thêm 2 vòng trường sinh nữa được quyết định qua chi năm và chi giờ của Tứ Trụ thì phải?
1 là vòng trường sinh nguyệt lệnh, 2 là vòng trường sinh đại vận, 3 là vòng trường sinh lưu niên.

Phía trên tôi đã nói là bác cứ nói ngay từ đầu câu này thì có phải tôi đỡ mất thì giờ hỏi đi hỏi lại không?

Cái mà tôi chủ yếu muốn nói là "thế đứng của trụ", tức là can năm toạ chi năm hay can ngày toạ chi ngày dùng trường sinh sẽ không bao quát được sinh tử ngũ hành. Lấy ví dụ, giả như giáp toạ thìn là suy, thực là có suy không, trong thìn là mậu ất quý, tài là nguồn dưỡng mệnh, quý là nguồn sinh thân, quý trong thìn nhuận thổ lại có ất mộc âm nhu là mầm giống, không thể lấy suy mà luận. Hay như theo trường sinh ất sửu cùng ất mùi, ất sửu là suy trong sửu có quý có kỷ thấp thổ, ấy vốn âm mộc gặp nơi đất thổ ẩm thuỷ tràn có suy không, duy có tân kim được hoá , nhưng tân kỷ quý lại phải xét; ất mùi tại đất dưỡng, ất tại mùi, mùi trong có đinh tân là táo thổ, mà mùi là nơi hoả vượng tiết mộc, mộc tới khố, liệu rằng mộc có thể "dưỡng" ?

Thìn có phải là lệnh tháng, chi đại vận hay chi lưu niên hay không mà quyết định được vượng suy của Giáp?

Tôi không hiểu cả đoạn này, xin ThichNguNgay giải thích các câu hỏi này rõ hơn.
Thuyết tam tài có thiên địa nhân, vậy vòng trường sinh dùng can tàng như thế nào ?
Tạm của 2 người này đã. Nhật can giáp và nhật can mậu thân, vừa trùng với ý tui nói trên kia hôm qua.
Thiên can địa chi cùng nhân nguyên nói riêng vòng trường sinh là một nhẽ, khi thiên can hợp với địa chi ra tổ hợp khác lại thành một nhẽ chớ.
Vòng trường sinh tôi dùng chỉ có lộc nhận sinh tử mộ tuyệt thai.

Vậy mới có 7 tháng còn 5 tháng thiếu kia thì các can chi được xác định vượng suy như thế nào?

Tại sao các khái niệm này lại có thể tách rời nhau như vậy ? Nếu thiên can và địa chi trong Tứ Trụ không lấy lệnh tháng để xác định sự vượng suy của chúng thì luận khi chúng vượng hay suy là như nhau hay sao ?
Bởi vì một chữ "thế" !

Chữ "thế" ở đây theo tôi hiểu giống với chữ "Ngộ" mà nhiều cao thủ vẫn thường nói khi đã đạt tới mức cảnh giới cao gì đó thì phải?
Haha , ngộ gì , tui có hai thú vui là đánh chắn và đánh cơ tướng , chơi nhiều thành ra bị ám ảnh bởi chữ thế cùng chữ cuộc trong bộ cờ , nên hơi hướng suy nghĩ thiên lệch về thế cuộc , mỗi chữ mỗi điểm mỗi vị trí trước sau đều có ý nghĩa nhân sinh cùng ngũ hành của nó trong bàn bát tự .
Còn 2 ví dụ mà ThichNguNgay đưa ra mà tôi đã trả lời, hy vọng ThichNguNgay hồi đáp xem tôi luận đúng hay sai ?

Ngài vulong tài thiệt. Vậy cũng tính ra được. Nếu cứ theo trường sinh mà luận nhận vượng, lá chẳng phải là ngược lại sao !

Bác đã hiểu sai can ngày và Nhật can hay Thân của Tứ Trụ rồi. Can ngày chỉ có 1 điểm vượng theo bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" còn Nhật can, Nhật chủ hay Thân của Tứ Trụ nó là tổng lực lượng hành của can ngày trong Tứ Trụ.


Sửa bởi VULONG777: 09/11/2015 - 04:36


#59 nhatquanq1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 387 Bài viết:
  • 451 thanks

Gửi vào 09/11/2015 - 23:00

Tôi vào diễn đàn này từ lâu, khởi học từ đây và học được nhiều điều (cả lý số và hơn thế nữa), tôi cũng nên đóng góp chút.
Tôi cũng chả háo gì cái danh ảo, tôi nghĩ đa số giống tôi. Gây chuyện hay tranh cãi không có ích gì.
Tôi chia sẻ luôn, ai hiểu cái cơ bản nhất của Dịch hay nói thẳng luôn cái cơ bản nhất của Tử bình (để các bạn không hiểu nhầm) đều thấy cái quan điểm vòng trường sinh không quan trọng là hoàn toàn sai. Cho dù có nói nó quan trọng bình thường (kể cả nói luận đoán tổng thể hay luận vận) cũng rất sai. Sai về cơ bản.
Tôi sẽ chia sẻ theo đúng tinh thần học thuật là không có gì miễn phí, duyên mỗi người lĩnh hội bằng gợi ý:
Cơ bản nhất của Tử Bình là gì?
Trả lời được câu hỏi trên các bạn sẽ dùng nó để hiểu vòng trường sinh.
* Tôi chen ngang ông VuLong và chủ topic, mong 2 ông không phiền.

#60 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 10/11/2015 - 02:09

1 - "Vậy nên tôi lấy 4 can chạy tới vận" xin cho hỏi 4 can chạy tới vận ở đây là 4 can nào?
4 can trong tứ trụ , can là tướng chủ động , chi là đàng chủ tĩnh, can là thiên thành khí , nắm quyền sinh sát , chi là địa thành hình nắm quyền tồn tại . Với bát tự thiếu hành luận tương tự .
2 - "vận tôi sử chi" câu này nghĩa thế nào?
Là chi vận
3 - "4 can tới vận sẽ ra 4 trạng thái khác nhau, vòng sinh dùng vào lúc này" vòng trường sinh ở đây dùng như thế nào - tức lấy chi nào để xác định vòng trường sinh cho 4 can này ?
Cũng là lấy chi vận luôn .

Nếu như vậy thì ngay từ đầu bác cứ nói thắng là chi đại vận cho dễ hiểu, làm gì phải nói vòng vo cho dài dòng ?

Sao vận lại dùng tháng luân chuyển chứ không phải năm luân chuyển hay ngày luân chuyển? Chúng ta đều biết năm nào cũng giống nhau không 365 thì cũng 366 ngày, vậy đạo biểu hiện ở năm hay ngày là không có, duy chỉ có tháng có 12 tháng tuần hoàn liên tục xuân sinh hạ trưởng thu thu đông tàng, đó là quy luật sinh tử của vạn vật, con người cũng vậy, không thoát khỏi sinh tử. Cái này nói ra sẽ rất dài. Xin tóm lược gọn thế này dễ hiểu. Giờ cũng biểu hiện mô hình thu nhỏ của sự sinh trưởng ở trạng thái thời gian ngắn hơn nên có thể gọi là tiểu lệnh hay môn hộ cứu, cũng như tháng dùng để tính tiểu vận.

Tại sao lại có thể dùng tháng để tính tiểu vận?
Tương tự tháng dùng để tính đại vận, giờ để dùng tiểu vận. Không thể coi thường giờ . Vì giờ hoàn toàn bị quản bởi can ngày tức nhật nguyên , nghĩa là gì ? Là do ta tạo ra . Cái này ẩn chứa đạo khôn cùng , một lý lẽ không nói hết sợ ngộ đươc rõ ràng . Đại khái là ta không thể biết vận mệnh do trời sắp đặt như thế nào , nhưng nếu cói gắng ta có thể có thành tựu thuộc về ta , câu " đại phú ( nguyệt lệnh , đại vận ) do thiên , tiểu phú ( tiểu vận , thời thương) do cần " và rất nhiều học thuyết nhân quả thực không xa rời lẽ này .
Vậy vận là gì ? Vận là sự chuyển động của cả bát tự chứ không phải của riêng gì nhật chủ can ngày, là sự thay đổi của cả 4 trụ, vậy nếu chỉ nói vượng suy 7 chữ còn lại sẽ biến hoá ra sao.

Tức câu đầu bác đã viết nhầm!

Câu này quá đúng theo phương pháp luận của tôi bởi vì tôi lấy chi đại vận để xác định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ và can chi của đại vận đó giống như lệnh tháng. Cho nên chi tháng gọi là lệnh tháng thì chi đại vận được gọi là lệnh đại vận và chi lưu niên cũng được gọi tương tự như vậy.

Có một sự thật mà tôi thường thấy như này, đa số các sách sẽ đều luận là khi tới vận dụng thần sẽ phát hiển vinh, nhưng khi họ lý giải cùng là vận dụng thần năm dụng thần bị hung hay chết lý giải rất khiên cưỡng, vậy là khi vận chạy thì cả 8 chữ cùng chạy chứ không riêng gì mỗi nhật chủ, nghĩa là 8 chữ biến hoá trạng thái của mình hoặc tăng giảm, bát tự có 8 chữ thêm vận 2 nữa là 10, nhưng 2 chữ này không luận như 8 chữ kia, tổ hợp trong bát tự thì vẫn là một. Vậy nên có 2 trường phái ngũ hành quý trung hoà hay quý bệnh đều nói không sai, nhưng mà trung hoà thì nó phức tạp hơn nhiều, đại đa số nhiều người vẫn nghĩ đơn giản là trung hoà ngũ hành không khuyết hãm, nhưng có 8 chữ chớ không phải 10, tại sao ??? Cứ dùng cách trên suy nghĩ chút sẽ hiểu .

Theo lý thuyết của tôi thì khi thừa nhận chi tháng trong Tứ Trụ là lệnh tháng (như tất cả các sách Tử Bình) vì nó quyết định sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ (kể cả các can tàng trong các địa chi của Tứ Trụ). Có điều cần phải biết là lệnh tháng không quyết định được sự vượng suy của các can chi của tuế vận và tiểu vận.
Chi đại vận (được gọi là lệnh đại vận) quyết định được sự vượng suy của tất cả các can chi trong Tứ Trụ và can chi đại vận.
Chi lưu niên (được gọi là lệnh lưu niên) quyết định được tất cả các can chi của Tứ Trụ và can chi của tuế vận và đại vận trừ can chi của tiểu vận.
Chi tiểu vận (được gọi là lệnh tiểu vận) chỉ quyết định được sự vượng suy của can tiểu vận còn chi tiểu vận được xác định bởi cả chi đại vận và chi lưu niên (tính trung bình).

Nếu sử dụng 4 chi nắm lệnh này thì cách luận sẽ không giống với bất cứ sách nào đã xuất bản công khai từ cổ tới kim.
Tui dùng khác , đã là đại(大) thì không thể thắng , mà xung khắc đại thì lập tức hiện hiển .
Lưu niên theo ý tôi thì không thể mạnh hơn đại vận . Suy cho cùng thì đại vận là sự nối nối tiếp của tháng , là sự vận hành của sinh tử đạo , lưu niên là sự ứng hiện thời .

Câu này thì theo tôi là bác đã hiểu sai. Đại vận và Tiểu vận không thể hiểu như bác được mà nó chỉ có nghĩa là To hay Nhỏ hoặc Dài hay ngắn mà thôi.
Tui đang nói tới lưu niên mà , lưu niên và đại vận là 2 lẽ chính , còn tiểu vận khởi từ giờ , suy cho cùng thì cũng bị chi phối chính từ can ngày , giờ là cung tài quan tử tật .
Nếu dùng vòng trường sinh trong trường hợp này có hợp lý ?
Chỗ này Bổ sung thêm đoạn trên. Nếu viết rõ ràng để phân tích từng li thật sự rất dài, ngài vulong lượng thứ tôi tóm tắt lại thành mấy ý chinh :
1; cách nhìn nhận về sự trung tâm của can ngày, thực tế thì tháng bị chi phối bởi năm, ngày chi phối giờ, ngũ hành cường nhược phải nhìn vào nguyệt lệnh. Nguyệt lệnh và 6 chữ còn lại quyết định sự mạnh yếu của can ngày (ta là ta, mà ta cũng không phải là ta) ta có thể quản được những thứ gì ngoài giờ là con cái cùng nhân quả ta tạo ra, nhưng đôi khi nhân quả cùng con cái bị ông bà và xã hội chi phối. Vậy nghĩa là lục thân có thế đứng riêng, tương tự suy ra tài quan, ta thấy thực tế 4 trụ có sự tồn tại có nó, riêng biệt mà kết hợp. Riêng biệt chỗ nào, đó là 4 can toạ chi nào ta không thể quản. Mỗi can gặp mỗi chi lại có ý nghĩa sinh tử riêng. Nhưng suy cho cùng xâu chuổi tất cả đều ở trụ tháng chi phối làm mọi thứ từ riêng về một mối, nên nói là gốc phúc đức cũng là cha mẹ cung. Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự, ta có 3 cái. Riêng không riêng mà chung không phải là chung.

Can ngày là can ngày nó không thể thay mặt cho hành của can ngày trong Tứ Trụ như vậy được .
Đúng thế
. Hành của can ngày thường được gọi là Thân của Tứ Trụ (nhiều lúc đơn giản người ta thường nói Nhật can hay Nhật chủ thay cho Thân của Tứ Trụ).
Tui không dùng vậy , can ngày là can ngày . Dương can là dương can , dương hành là dương hành , tuỳ hành mà luận .
"Vậy ta có mấy vòng trường sinh cho một can bát tự, ta có 3 cái" câu này theo tôi hiểu có nghĩa là ngoài lệnh tháng quyết định 1 vòng trường sinh còn có thêm 2 vòng trường sinh nữa được quyết định qua chi năm và chi giờ của Tứ Trụ thì phải?
1 là vòng trường sinh nguyệt lệnh, 2 là vòng trường sinh đại vận, 3 là vòng trường sinh lưu niên.

Phía trên tôi đã nói là bác cứ nói ngay từ đầu câu này thì có phải tôi đỡ mất thì giờ hỏi đi hỏi lại không?

Cái mà tôi chủ yếu muốn nói là "thế đứng của trụ", tức là can năm toạ chi năm hay can ngày toạ chi ngày dùng trường sinh sẽ không bao quát được sinh tử ngũ hành. Lấy ví dụ, giả như giáp toạ thìn là suy, thực là có suy không, trong thìn là mậu ất quý, tài là nguồn dưỡng mệnh, quý là nguồn sinh thân, quý trong thìn nhuận thổ lại có ất mộc âm nhu là mầm giống, không thể lấy suy mà luận. Hay như theo trường sinh ất sửu cùng ất mùi, ất sửu là suy trong sửu có quý có kỷ thấp thổ, ấy vốn âm mộc gặp nơi đất thổ ẩm thuỷ tràn có suy không, duy có tân kim được hoá , nhưng tân kỷ quý lại phải xét; ất mùi tại đất dưỡng, ất tại mùi, mùi trong có đinh tân là táo thổ, mà mùi là nơi hoả vượng tiết mộc, mộc tới khố, liệu rằng mộc có thể "dưỡng" ?

Thìn có phải là lệnh tháng, chi đại vận hay chi lưu niên hay không mà quyết định được vượng suy của Giáp?
Haha , hỏi hay lắm ngài VuLong . Đây chính là cái gọi đạo ba nghìn lối , không lối nào giống lối nào . Cũng chính là cách nhìn tổng thể của chúng ta về bát tự ngũ hành khác nhau . Cứ như theo cách nhìn của ngài vũ long thì tý sửu dần mão... 12 địa chi chỉ là một trạng thái điểm vượng của một can hoặc của 4 can trong bát tự , và chúng ta đi giải bào toán là nó tác động đến nhật chủ và những chi hay ngũ hành bên cạnh ra sao , còn bao nhiêu lực ảnh hưởng tới nhật chủ , qua đó tìm điểm khuyết thiếu , lấy nhật chủ làm trung tâm , 7 chữ chi phối theo quy luật bù trừ mà tăng giảm hành nhật chủ qua đó tìm dụng thần phải chăng , tui cũng có đọc vài bài của ngài , quả là dày công nghiên cứu tỷ mì và sự kiên trì đằng đẵng . Tôi có mấy ý góp về cách xem của ngài , mong rằng ngài không coi đây là những lời khinh khỉnh hay người thấp chỉ kẻ ngồi trên , nông dân chê tiến sĩ , tôi nhận thấy có mấy chỗ thế này :
- tìm dụng thần , nếu coi là phân tích ngũ hành thừa thiếu trong bát tự sẽ là điều rất hay , tôi cũng muốn có một bộ trận tìm thừa thiếu hành , như vậy sẽ đỡ phi thời gian nhận định . Nhưng để mà tìm cái gọi là dụng thần và coi nó như là một chiêu thức để hạ cả ván cờ bát tự thì không thể , chưa xét đến sự hợp xung hình khắc , chỉ mấy chân lý sau là đủ phủ định rồi :
+ phép xem hạn chết hạn hung cục hung tôi biết 5 loại , nhưng không hẳn đúng cho mọi bát tự
+ hạn đến dụng thần/không dụng thần vẫn chết / hỉ
+ hạn có / không đến dụng thần cũng chết /hỉ
+ âm hành và dương hành khác nhau nhiều lắm .
+ giữ can chi có sự tương hợp cực lớn , đôi khi khắc chính là sinh , đôi khi sinh không thể sinh . Điều này hẳn ngài VuLong và mọi người từng học ngũ hành biến nắm rõ .
Như vậy phá đi ngũ hành sinh khắc , sinh chỉ biết mỗi sinh nhật can mà không biết khắc hại . Tài chỉ là tài , quan chỉ là quan . => tài không phải nguồn dưỡng mệnh , quan không phải gốc phù thân , ấn chỉ để sinh thương chỉ có mỗi chức năng tiết ?
- ngài đi tìm hành thiếu trước rồi quay về giải bát tự , sau phân chia can chi hỷ dụng kỵ , rồi lại kết hợp với những điển có sẵn , kết hợp vòng trường sinh vào 4 chi cùng điểm dụng kị mà luận đoán , như vậy ví dụ một cái thế này , cùng là can ấn chi ấn ở trạng thái abc nào đó và là dụng thần của bát tự thì 10 người sẽ như nhau cả sao ? Hoàn toàn là không thể . Đó là một con đường mòn .
- lý thuyết thân cường mới nhậm được tài quan là sai lầm . Tuỳ thuộc ngũ hành luận . Như vậy ngài chỉ đi tìm dùng thần rồi soi xem có đủ khả năng nhậm tài quan là lối đi vào ngõ cụt . Thân không cường hành thương quan phát quan phát tài là chuyện có rất nhiều, ví dụ không ít .
- phá bỏ chân lý hữu tình cùng vô tình trong Đạo ngũ hành .
Quay về câu hỏi ban đầu , thìn không phải nguyệt lệnh , không phải giờ sinh hay tiểu vận , cũng không phải lưu niên , đại vận , bởi vì thìn là chi ngày . Với giáp thìn mộc , tôi đã từng nói vòng trường sinh không đủ lột tả hết lý cùng biến của 12 địa chi . Với giáp sinh tháng hạ , hay tứ trụ hoả cường vượng , thìn có thể hoá hoả , vì hoả sinh thổ , trong thìn có ất quý liên tục sinh , dẫu 2 bên kẹp hoả cũng không sợ chỉ sợ dậu tới hợp thìn . Nhưng giáp sinh đông thì thìn lại là hại , vì thìn ẩm nhiễm hàn khó sinh . Xưa nay chúng ta mắc một sai lầm là chỉ chăm chăm nhìn 7 chữ đã tác động thế nào tới nhật can , nghĩa là lấy nhật can làm chung tâm và luận đoán xoay quanh con người . Quên một rằng nhật can cũng chỉ là một thành viên trong tập thể bát tự , một can chi cũng đều có sự sống được sinh tiết chế hoá , biểu thì cho một thành phần nào đó trong xã hội , liệu rằng ta ảnh hưởng tới họ ảnh hưởng tới ta nhiều hơn . Và đã gọi là trụ ngày thì chi ngày là thứ gần nhất , vì nó đóng trong một trụ , nó là một thể , là một giáp trong lục thập hoa giáp , vì can là trời , chi là đảng , can là tướng chi là quân , là can thì có thể xung trực tiếp , là chi thì phải hỏi qua chi ngày mới có thể hại nhật can . Mà chúng ta đều biết , chi là vật chất thành hình , là đảng chính thức .
Tôi không hiểu cả đoạn này, xin ThichNguNgay giải thích các câu hỏi này rõ hơn.
Thuyết tam tài có thiên địa nhân, vậy vòng trường sinh dùng can tàng như thế nào ?
Tạm của 2 người này đã. Nhật can giáp và nhật can mậu thân, vừa trùng với ý tui nói trên kia hôm qua.
Thiên can địa chi cùng nhân nguyên nói riêng vòng trường sinh là một nhẽ, khi thiên can hợp với địa chi ra tổ hợp khác lại thành một nhẽ chớ.
Vòng trường sinh tôi dùng chỉ có lộc nhận sinh tử mộ tuyệt thai.

Vậy mới có 7 tháng còn 5 tháng thiếu kia thì các can chi được xác định vượng suy như thế nào?

Tại sao các khái niệm này lại có thể tách rời nhau như vậy ? Nếu thiên can và địa chi trong Tứ Trụ không lấy lệnh tháng để xác định sự vượng suy của chúng thì luận khi chúng vượng hay suy là như nhau hay sao ?
Bởi vì một chữ "thế" !

Chữ "thế" ở đây theo tôi hiểu giống với chữ "Ngộ" mà nhiều cao thủ vẫn thường nói khi đã đạt tới mức cảnh giới cao gì đó thì phải?
Haha , ngộ gì , tui có hai thú vui là đánh chắn và đánh cơ tướng , chơi nhiều thành ra bị ám ảnh bởi chữ thế cùng chữ cuộc trong bộ cờ , nên hơi hướng suy nghĩ thiên lệch về thế cuộc , mỗi chữ mỗi điểm mỗi vị trí trước sau đều có ý nghĩa nhân sinh cùng ngũ hành của nó trong bàn bát tự .
Còn 2 ví dụ mà ThichNguNgay đưa ra mà tôi đã trả lời, hy vọng ThichNguNgay hồi đáp xem tôi luận đúng hay sai ?

Ngài vulong tài thiệt. Vậy cũng tính ra được. Nếu cứ theo trường sinh mà luận nhận vượng, lá chẳng phải là ngược lại sao !

Bác đã hiểu sai can ngày và Nhật can hay Thân của Tứ Trụ rồi. Can ngày chỉ có 1 điểm vượng theo bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" còn Nhật can, Nhật chủ hay Thân của Tứ Trụ nó là tổng lực lượng hành của can ngày trong Tứ Trụ.
Có thể khi đọc xong bài này , ngài VuLong cũng hết muốn bàn luận cùng tui . Diễn đàn này là nơi thứ 2 tui đi qua , tham gia nhiều nhóm hội , cũng có tranh đấu , thi thố . Vào diễn đàn này đến nay chắc là cũng đã được 5 tháng , từ một người bạn nói ở đây anh tài và cao thủ lớp lớp , lại hay bàn luận trao đổi kiến thức , thực là vui vẻ khiến tôi mong chờ . Tài khoản này cũng là người lập giùm tôi . Đúng là thế sự như cái con quay , khi im phăng phắc , khi xoay xoay tròn . Tôi bàn luận đóng góp ý kiến , có vẻ như không cùng quan điểm , ở nhiều topic , nhiều người không muốn tiếp chuyện , khinh khỉnh , coi như hề , tâm lý không bao giờ tôi sai của giới thầy . Chỉ chấp nhận mình nhìn ra khuyết điểm mà không tin không nghe không muốn ý kiến người khác .
Và cũng có lẽ từ đây tôi ít tham gia để mọi người vui vẻ , hoà khí sinh tài .
Suy cho cùng thì mạng hư ảo cũng như con người , nhân sinh muôn vẻ .
Thôi thì cũng nên đóng chút ý kiến dành cho người đi sau , cũng bập bẹ học tập các tiền bối cao nhân nói một nửa giữ một nửa .
Nguyên lý , nguyên tắc cùng phương pháp tử bình :
- âm dương
- ngũ hành
- thiên can
- địa chi
- nhân nguyên
- lục thập hoa giáp , tại sao tôi xếp 60 hoa giáp ở đây .
- năm quản tháng ngày quản giờ .
Chớ đừng chưa học bò đã lo học chạy .
Gửi lời tới anh Thanks nếu có làm xong bản tu gì đó thì cho tui xin một bản nhé !

Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |