Jump to content

Advertisements




TRUYỆN NGẮN


312 replies to this topic

#166 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/02/2021 - 21:31

THANK YOU AUSTRALIA

Mary Reibey là một cô gái sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mất cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên trong trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời bất hảo, chẳng bao lâu cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị xử án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
Mary cùng các bạn tù trở thành nhân công ở nơi ‘hoang đảo’ đất rộng mà ít người, nên tù nhân được tự do đi làm thuê để nuôi thân và được khuyến khích ở lại định cư khi mãn hạn tù. Trong một lần làm bốc vác cho tàu chở hàng Britannia của Anh cập bến Sydney, cô gái 17 tuổi dán mắt nhìn chàng sĩ quan trẻ hào hoa trong bộ cánh hải quân màu trắng, như nhìn thấy hoàng tử hiện ra từ cổ tích. Thomas Reibey cũng không thể không thấy ánh mắt ngưỡng mộ, nồng nàn say mê của cô gái trẻ khỏe mạnh đầy vẻ hoạt bát tự tin mà cũng rất xinh xắn. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, tình yêu nảy nở giữa hai người trẻ xa quê và việc thành hôn với Mary cũng là bước ngoặt để Thomas quyết định rời tầu ở lại thành phố cảng Sydney chung sống với nàng.
Nhờ chính sách khuyến khích định cư và tăng trưởng dân số ở xứ thuộc địa xa xôi của Anh quốc, đôi vợ chồng trẻ được chính phủ cấp đất ở vùng Hawkesbury lúc đó còn hoang vắng làm nhà ở và trang trại. Với kinh nghiệm chạy tầu, lại có nhà ngay vùng cửa sông, Thomas mở đường tàu thủy chạy đường sông từ Hawkesbury tới Sydney. Làm ăn khấm khá, họ mua đất đai mở rộng trang trại, kinh doanh bất động sản, xây cất nhà cửa ở Sydney. Trở nên giàu có, ông bà đóng được chiếc tàu hàng Mercury kinh doanh đường tàu chạy viễn dương chở hàng từ Australia tới các đảo trên biển Thái Bình dương.
Sau khi chồng mất, Mary một tay cáng đáng gia đình 7 đứa con, một tay cai quản mở rộng hoạt động kinh doanh còn lớn mạnh hơn trước. Mary nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt nhờ khả năng nhậy bén và các quyết định khôn ngoan. Bà cũng là người dấn thân làm việc thiện nguyện cho nhà thờ và đóng góp tiền bạc cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em. Bà tham gia hội đồng quản trị và trực tiếp dạy học các trường nữ để động viên các cô gái trẻ vươn lên giành lấy cơ hội thành công. Bà không bao giờ trở về Anh mà sống ở Sydney cho tới ngày bà mất vào năm 1855, thọ 78 tuổi. Ngày nay người ta vẫn bảo phụ nữ ở Australia được trọng vọng vào hàng số một, cũng là nhờ tấm gương của những người đi tiên phong như Mary Reibey.
Mary Reibey là người có công mở mang xây dựng và doanh thương, làm lợi cho gia đình và làm lợi cho quốc gia còn có công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Hình ảnh bà được trang trọng in trên tờ tiền $20 với họ tên bà ở dưới ảnh và chữ ký của bà bên phải ảnh. Như nhắc nhở tới sự thành đạt của bà, bên trái khung ảnh là chiếc thuyền buồm Mercury và bên phải khung ảnh là tòa nhà do bà làm chủ tọa lạc trên đường George Street (ngày nay là con đường trục chính đắt giá nhất ở trung tâm thành phố Sydney).
Nhân ngày Australia Day hôm qua. Xin cảm ơn nước Úc rất đỗi nhân từ và vô cùng bao dung cho người nhập cư, dù là ai, dù lý lịch ra sao, đều được xây dựng sự nghiệp và đóng góp cho xã hội, lại còn có cả cơ hội vô song là có mặt trên tờ tiền nơi quê hương mới.

- Sưu tầm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#167 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/02/2021 - 22:00

Nguồn: Fb Mai Thái Vân Thanh

SỐ PHẬN NGƯỜI CÔNG DÂN LIÊN XÔ CUỐI CÙNG
(Bài của Viet Tran)

Khi Liên Xô tan rã thành nước Nga và các nước Cộng Hòa. Vẫn còn có một người công dân Liên Xô tồn tại không ở trên trái đất: phi công vũ trụ Sergei Krikalev.

Nước Nga rơi vào khủng hoảng sau đó, không ai quan tâm đến chuyện trên trời nữa và anh hùng phi công vũ trụ bị rơi vào quên lãng. Chuyện quan trọng của nước Nga những năm 90 là ổ bánh mì chống đói.

Sergei Krikalev cũng trở thành phi hành gia bất đắc dĩ lập kỷ lục thế giới về thời gian dài nhất trên vũ trụ và vật thí nghiệm bất đắc dĩ về khả năng con người sống sót trong không gian.
Các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học cho rằng cơ thể con người ở trên vũ trụ khoảng 3 tháng trở lên sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến xương, cơ và hệ thống miễn dịch vì vậy tối đa chỉ nên ở 6 tháng. Bức xạ vũ trụ sẽ gây ung thư. Ngoài ra, còn hàng tỉ nguy cơ khác mà con người chưa biết đến.

Đến ngày anh cần phải bay về trái đất thì anh nhận được thông báo “Cái quốc gia Liên Xô đưa anh vào vũ trụ giờ không còn tồn tại nữa. Chúng tôi không có tiền để đưa bạn trở về từ trạm vũ trụ Mir”.

Có một khoang thoát hiểm tương tự ghế phóng của phi công máy bay. Sergei có thể rời trạm Mir nhưng điều đó cũng là sự kết thúc của trạm vũ trụ. Sergei đã không từ bỏ vị trí của mình mặc dù không còn tổ quốc là Liên Xô.

Sergei bắt buộc phải ở lại và gọi trạm vũ trụ là nhà .

Nếu Robinson Crusoe, có thể phơi nắng, tắm biển, nằm ngắm trời, ngắm đất, vào rừng hái quả, xuống biển bắt cá cho đỡ buồn thì Sergei Krikalev chỉ có một không gian nhỏ hẹp toàn hợp kim để chui rúc. Nếu không có thần kinh thép chắc chắn điên.

Nước Nga rơi vào khủng hoảng siêu lạm phát ở Nga và bán mọi thứ có thể, các công ty nhà nước bị đem bán cho tư nhân, từ ngân hàng cho đến các công ty dầu khí được đem bán với giá rẻ mạt và trạm không gian vũ trụ Mir cũng không phải nằm ngoài ngoại lệ.
Trạm không gian vũ trụ Mir thậm chí còn bị bán tống bán tháo vì sợ Sergei trầm cảm hoặc buồn chán lại nhảy vào khoang thoát hiểm nhấn nút bùm một cái thì xong vì vậy các quan chức muốn bán càng sớm càng tốt khi nó vẫn đang hoạt động. Ai có tiền là mua được.
Nhật Bản mua một khoang với giá 12 triệu đô la; nước Áo bé tí thấy cơ hội chỉ cần bỏ ra có mấy triệu đô la cũng trở thành quốc gia vũ trụ xuống 7 triệu mua một khoang. Vấn đề là các nước này mua chỉ để làm thương hiệu. Sergei chỉ được cho bay về nhà khi chính phủ Đức trả 24 triệu đô la và cử phi hành gia vũ trụ lên thay thế cho Sergei.

Sergei Krikalev trở về trái đất vào ngày 25 tháng 3 năm 1992 trong bộ đồ bay của phi công vũ trụ vẫn còn viết ký tự CCCP (USSR) thậm chí khi trồi ra khỏi khoang tiếp đất, ông còn cầm lá cờ Liên Xô vẫy vẫy để cho báo chí chụp ảnh như được huấn luyện về tuyên truyền đúng bài bản dưới thời Liên Xô.

Cơ thể tiều tụy, kiệt sức, mặt tái mét, nhợt nhạt như một bóng ma, cần phải có bốn người đỡ ông xuống đất.

Nơi ông hạ cánh, ngoại ô Arkalyk, đã không còn là lãnh thổ của Liên Xô và là một phần của nước cộng hòa Kazakhstan.

Leningrad quê hương của ông đã trở thành St.Petersburg.

Với mức lương phi công du hành vũ trụ vào loại oách thời Liên Xô là 600 rúp, giờ ông chỉ có thể mua một kg xúc xích.

Cũng may, sau đó nhờ kiến thức, kinh nghiệm quý báu về vũ trụ của ông là thứ không ai thèm để ý ở Nga nhưng là hàng cực kỳ quý hiếm ở phương Tây, ông đã được tuyển mộ cho tàu con thoi của NASA và là người đầu tiên ở trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS.

ST

Comment from Facebooker Kim Do:

Anh ta đã về hưu nhưng luôn luôn tìm tòi về vũ trụ không gian.
Sau khi anh được HOA KỲ cho bay chung lần đầu với một phi hành gia Mỹ khác trở lại mặt trăng và 5 lần khác nữa cùng với các phi hành gia khác của phi thuyền Discovery.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#168 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/03/2021 - 20:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·

Lịch Sử Môn Nhu đạo Tại Việt Nam (Judo)
Những vị giáo sư người Nhật đầu tiên đến giảng dạy môn võ Nhật tại Việt Nam như: giáo sư Zonka, giáo sư Nakazono, giáo sư Watanabe, giáo sư Ishikawa, giáo sư Ishida, giáo sư Choji Suzuki, và ba giáo sư người Pháp Henri Buchet, Conginie, Tarquiny. Các giáo sư Nhu đạo người Việt Nam lần lượt hồi hương từ ngoại quốc như các vị giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, giáo sư Phạm Lợi, giáo sư Thái Thúc Tuấn, giáo sư Đặng Thông Trị, và giáo sư thượng tọa Thích Tâm Giác.
Tại quốc nội, trên bước đầu sơ sinh của môn Nhu đạo, một số giáo sư nhu đạo người Việt Nam đầu tiên được đào tạo đáng kể đến như giáo sư Phạm Đăng Cao, giáo sư Phan Văn Quan, giáo sư Vương Quang Ba, giáo sư bác sĩ Nguyễn Anh Tài, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Trần Xuân Kim, và giáo sư Trần Xuân Kính. Tất cả những vị giáo sư này đều là những vị góp công đầu tiên trong việc khai sinh phong trào nhu đạo (judo) nói riêng và các môn võ Nhật nói chung tại Việt Nam.
Trong những vị giáo sư Nhu đạo người Việt Nam hồi hương từ ngoại quốc, đáng kể nhất là giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, ông trở về nước từ đầu năm 1948, sau bảy năm du học tại Nhật Bản (từ 1941 đến 1947). Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc sinh 1923 tại Sài Gòn tử nạn ngày 01/03/1965 tại Sài Gòn. Năm 1935, bắt đầu học võ Thiếu Lâm với vị thầy Trung Hoa (vị này là bạn của thân phụ của ông). Năm 1941, du học Nhật Bản bắt đầu học võ Không Thủ Đạo (Karate-do) với giáo sư Zenkoshan thuộc võ phái Shotokan. Năm 1943, đồng thời theo học Nhu Đạo (judo) tại trường Kodokan. Sau đó ông theo học môn kiếm đạo (Kendo) và Hiệp khí đạo (Aikido) tại trường Yosheikan. Vào thời đó, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên tốt nghiệp các bộ môn võ Nhật Judo, Karate-do, kendo và Aikido tại Nhật Bản. Đầu năm 1950, ông mở phòng dạy võ Nhu đạo tại vận động trường Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Năm 1956, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã xuất bản quyển “Nhu đạo tạp phương”.
Tại Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã thành lập những phòng tập Nhu đạo lần lượt như sau: năm 1961 tại trung tâm sinh hoạt thanh niên (đường Đồng khánh, Chợ Lớn, khu Đại Thế Giới cũ); năm 1962, tại góc đường Duy Tân và Hồng Thập Tự (về sau là trụ sở Tổng hội Sinh viên). Năm 1962 tại khu thể thao Gia Định (cạnh Tòa Tỉnh Trưởng Gia Định), năm 1963 tai Nha Kiến Thiết Đô Thị (đường Phan Đình Phùng). Năm 1963 tại sở Thanh Niên Đô Thành (góc đường Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự, Sài Gòn), năm 1964 tại Chi Thanh Niên Quận 6 (bên cạnh tòa hành chánh quận 6), tháng 1/1965 tại vận động trường Cộng Hòa (đường Nguyễn Kim, Chợ Lớn).
Ngoài ra, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc còn thành lập và gởi các huấn luyện viên dạy tại các tỉnh Phan Rang, Nha Trang, Tây Ninh, Định Tường, Vĩnh Long, Long Xuyên, Ba Xuyên. Năm 1963, giáo sư chính thức thành lập Hội Nhu Đạo Sơn Điền tại Sài Gòn. Trong suốt những năm dạy võ Nhật Bản (các môn Judo, Karatedo, kendo, và đô vật catch), giáo sư Hồ Cẩm ngạc đã đào tạo ra hàng ngàn võ sinh, và một số lớn đai đen huấn luyện viên trên toàn quốc. Một số môn đồ đai đen tâm đắc của ông đáng kể như giáo sư Lê Văn Châu, giáo sư Lê Hữu Phước, giáo sư Hồ Châu Bội, giáo sư Thịnh Đức Phú, giáo sư Âu Vĩnh Hiền (Vũ Đức), giáo sư Bùi Văn Lộc, giáo sư Lưu Kế Viễn, giáo sư Đinh Văn Ron, giáo sư Vương Đình Thanh (cảnh sát quốc gia), giáo sư Trần văn Khang (quân cảnh Vũng Tàu), giáo sư Trần Bá Biện (nha kiến thiết đô thị), giáo sư Lư Công Khang (Giang Cảnh Định Tường), giáo sư Nguyễn Văn Đào (Thủy quân lục chiến) giáo sư Mai Quang Thu (cán bộ thanh niên Long Xuyên, sau về Sài Gòn), giáo sư Thân Trọng Giáo (Biên Hòa) giáo sư Lê Văn Vinh (lực sĩ quốc gia).
Năm 1955, Việt Nam Nhu Đạo Thân Thiện Hội ra đời trong tinh thần kết hợp của các vị giáo sư và các Nhu đạo gia đầu tiên như giáo sư Hồ Cẩm ngạc, giáo sư Phan Văn Quan, Đốc Quan Cảnh, Nguyễn Phú Bửu, Lê Văn Châu... Trụ sở đặt tại số 75 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.
Cuối năm 1955, đại diện Nhu đạo Việt Nam tham dự cuộc tranh giải Vô Địch Nhu Đạo Đông Nam Á tại Nam Vang, với phái đoàn lực sĩ Nhu Đạo Việt Nam trong đó có giáo sư Hồ Cẩm Ngạc và giáo sư Phạm Lợi (mới hồi hương được 2 ngày) được đề cử tham dự.
Cũng vào cuối năm 1955, giáo sư Phạm Lợi từ Pháp hồi hương sau mười sáu năm bôn ba hải ngoại. Giáo sư Phạm Lợi sanh ngày 17/7/1922 tại tỉnh Quảng Nam. Lúc 14 tuổi bắt đầu theo học võ Việt Nam. Đến năm 1939 ông vào quân đội Pháp để tham dự đệ nhị thế chiến. Năm 1940, ông bỏ Pháp sang Đức được vào học trường võ bị Schutt-Staffel. Nơi đây ông bắt đầu học Nhu Đạo với giáo sư Nhật Karashi, một giáo sư huấn luyện nhu đạo của trường võ bị này. Năm 1948 ông tiếp tục học Nhu đạo với giáo sư Nhật Hirano, một môn đệ của giáo sư Karashi. Năm 1951 ông tham dự giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Tây Ban Nha. Năm 1952 ông tham gia vào ban huấn luyện Nhu đạo cho quân đội Thụy Sĩ. Năm 1953 ông đại diện cho liên hiệp Pháp và thắng giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Hòa Lan ở hạng bán trung. Đầu năm 1955 ông trở về Paris (Pháp) để dạy Nhu đạo tại Reuilly Sporting Club và Judo St. Gobain. Sau khi về Việt Nam năm 1956 ông thànhlập Lực Lượng Thanh Niên Nhu đạo và mở các lớp dạy Nhu đạo tại các trường trung học công lập Gia Long, Petrus Ký, Đại học Xá... Đồng thời ông đã xuất bản quyển Kỹ Thuật Nhu Đạo. Ông được giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Công Dân vụ vào năm 1964. Sau một thời gian ngắn, ông xin từ chức để trở về sống một cuộc đời thanh bần của vị giáo sư Nhu đạo. Năm 1964, ông thành lập Tổng Đoàn Thanh Niên Tiền Đạo Việt Nam. Giáo sư Phạm Lợi đã đào tạo được rất nhiều môn sinh và một số đông giáo sư, huấn luyện viên đai đen Nhu đạo trên toàn quốc. Những môn đệ đai đen Nhu đạo đáng kể của ông như giáo sư Lê Văn Luyện, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Chiêm huỳnh Văn, giáo sư Nguyễn Văn Tòng, giáo sư Trần Hữu Lý, giáo sư Trần Hữu Lễ, giáo sư Lê Thái bình và giáo sư Nguyễn Bá Tùng, ...
Sau cùng vào năm 1983 giáo sư Phạm Lợi đã qua đời sau những cơn bệnh trầm trọng hậu quả những tháng năm đau khổ ngục tù dưới chế độ c.... s.. Việt Nam.
Năm 1958 giáo sư Thái Thúc Thuần từ Pháp hồi hương sau mười một năm du học về kỹ thuật vô tuyến điện. Giáo sư Thái Thúc Thuần sinh ngày 28/3/1925 tại Huế. Năm 1947 tại Pháp, ông bắt đầu học Nhu đạo với người Pháp Berreti,và sau đó với giáo sư Nhật Kawashi. Đến năm 1949 ông tốt nghiệp đai đen Nhu đạo với giáo sư Oda người Nhật sống tại Paris (Pháp). Rồi sau đó ông được chấm đậu thắng lên đai đen đệ nhị đẳng. Năm 1958 sau khi về nước, ông bắt đầu mở ngay một phòng tập Nhu đạo Alpha tại Sài Gòn. Mãi đến năm 1963 phòng tập Nhu đạo Alpha được di chuyển xuống đường Bùi Chu Sài Gòn. Năm 1964 ông sang Nhật Bản thi đậu lên đai đen đệ tam đẳng Nhu đạo tại trường Judo Kodokan. Năm 1964 – 1965 ông được tín nhiệm đắc cử chức chủ tịch Tổng Cục Nhu đạo Việt Nam. Trong thời gian làm chủ tịch, ông đã tích cực tranh thủ với các tổng cuộc Nhu đạo thuộc các nước ở Âu Châu để cho tổng cuộc Nhu đạo Việt Nam được chánh thức gia nhập vào tổng cuộc Nhu đạo quốc tế (Féderation International de Judo)
Thượng tọa Thích Tâm Giác, một vị giáo sư Nhu đạo từ Nhật trở về Việt Nam.Năm 1964 Thượng tọa Thích Tâm Giác bắt đầu thành lập viện Nhu đạo Quang Trung (đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, Sài Gòn). Nơi đây đã thu hút rất mạnh một số đông đảo thanh thiếu niến, con em các gia đình phật tử theo luyện tập Nhu đạo. Thượng tọa Thích Tâm Giác đã đào tạo rất nhiều dai đen Nhu đạo Việt Nam có năng khiếu vào thời đó. Thượng tọa Thích Tâm Giác qua đời năm 1971 tại Sài Gòn về bệnh ung thư bướu não bộ, sau một thời gian điều trị bất thành tại Nhật Bản.
Ngoài ra tại quốc nội, một số giáo sư Nhu đạo Việt Nam được đào tạo đầu tiên đáng kể nhất là giáo sư Phan Văn Quan, ngoài khả năng kỹ thuật Nhu đạo, ông còn có tài tham mưu hành chánh đã mang kinh nghiệm trong nhiều năm phục vụ trên các lãnh vực văn hóa giáo dục, thanh niên thể thao và xã hội, để tích cực góp công vào chức vụ Hội Trưởng Việt Nam Nhu đạo Thân Thiện Hội, được thành lập cùng với một số các giáo sư khác, vào năm 1955, để đánh dấu cho sự khai sinh phong trào nhu đạo Việt Nam. Mãi đến năm 1963, Tổng Cuộc Nhu đạo Việt Nam được sáng lập do các giáo sư Nhu đạo Hồ Cẩm Ngạc, Phan Văn Quan, Đặng Thông Trị, Vương Quang Ba, Thái Thúc Thuần, Trần Tá, Tăng Kim Tây, Nguyễn Anh Tài... Đến ngày 14/5/1964, Tổng Cuộc Nhu đạo Việt Nam mới được chính thức cấp giấy phép do nghị định số 162/PDUTNTT/TDTT/13ND bởi Phủ Đặc Ủy Thanh Niên và Thể Thao Sài Gòn.
Giáo sư Phan Văn Quan đã góp công xây dựng cho Tổng Cuộc này đạt được một hệ thống tổ chức phát triển thanh niên Nhu đạo Việt Nam trên toàn quốc, trong ba nhiệm kỳ được tín nhiệm chức vụ Chủ Tịch Tổng Cuộc (1965 đến 1971) của ông. Giáo sư Phan Văn Quan sinh năm 1911 tại Nam Việt Nam. Năm 1931 ông tốt nghiệp trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn và được bổ nhiệm Giáo Học rồi hiệu trưởng trường tiểu học Phong Điều, Cần Thơ cho đến năm 1941. Sau khi đậu tú tài toàn phần ông được làm giáo sư Toán và huấn luyện viên thể dục thể thao tại Trung học Cần Thơ từ 1942 đến 1954. Đến 1955 ông được thuyên chuyển về Sài Gòn giữ chức Phó Giám Đốc Trường Huấn Luyện Cán Bộ Thanh Niên Thể Dục Thể Thao và Chủ Sự Phòng Thể Dục Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên vào năm 1956. Sau đó, ông giữ chức Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Lê Văn Duyệt Sài Gòn (1957 – 1962); Thanh Tra Sở Tiểu Học Sài Gòn từ 1963 – 1971. Thuở nhỏ được thân phụ truyền dạy võ Thiếu Lâm. Từ 1936 đến 1954 tại Cần Thơ, ông theo học Nhu đạo với giáo sư Phạm Đăng Cao. Vào năm 1955 tại Sài Gòn, ông có dịp kết thân và theo học tu nghiệp Nhu đạo với giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, và giáo sư Kazu Ishikawa.
Sau đó ông đã có nhiều dịp đi tu nghiệp Nhu đạo tại trường Kodokan Nhật Bản và học với các giáo sư người Nhật như Mifune, Matsuo Takata, và học khóa trọng tài Nhu đạo quốc tế với giáo sư Nhật Fuchi Hirose, Tổng Thư Ký Tổng Cuộc Nhu Đạo Á Châu.
Ông đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy Nhu đạo tại các võ đường ở Cần Thơ trước năm 1954 và tại Sài Gòn từ 1955 đến 4/1975 các võ đường như Thanh Niên Phan Đình Phùng, viện Nhu đạo Quang Trung, phòng Nhu đạo Viện Hóa Đạo, võ đường Minh Đức (Thủ Đức).
Ông còn là trọng tài Nhu đạo quốc tế và trưởng đoàn hướng dẫn lực sĩ Nhu đạo Việt Nam tham dự các cuộc tranh giải Đông Nam Á Vận Hội tại Mã Lai 1965, Thái Lan 1967, Miến Điện 1969 và đã mang lai danh dự cùng thắng lợi vẻ vang cho màu cờ sắc áo Việt Nam.
Vào năm 1993, Giáo sư Phan Văn Quan định cư tại Mỹ, đoàn tụ với người con gái út tại thành phố Westminster, Nam California. Ông sống trong cảnh thanh đạm của một vị cư sĩ thiền gia ẩn dật.
ĐƯỢC ĐĂNG BỞI PHAMNINH

Thanked by 1 Member:

#169 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/03/2021 - 20:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·

Sinh viên phản ứng về bài giảng lịch sử:
“Đế quốc Mỹ xâm lược”
Thư gửi cô giáo của một SV năm thứ 2 Khoa học Xã hội Nhân Văn Sài Gòn.
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình... Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui...
Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà! Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh...”
Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.
Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô:
“Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ như vậy…”
Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi... Em nhớ, nghe xong lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc…” rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/H.C.M ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay...”
Thưa Cô,
Email này của em chắc chắn không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu “ưu tú-xuất sắc” ấy, mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung thực, chân thật”.
Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì... không phải vậy...” Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không mong đợi... Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln). Nói lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng... Thưa Cô! Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư Tiến sĩ Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. H.C.M khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.
Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật:
(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.
Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu “Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của chính phủ Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản... trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.
Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.
“Nhân vô thập toàn” Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay điểm yếu không còn là đáng kể.
Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do Tướng MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị c.... s.. Bắc Hàn nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1 cm2 đất đai nào từ các lãnh thổ ấy.
Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ CNXH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?
Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. Ông tôn trọng Thiên Hoàng
Nhật Bản, không ép buộc thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).
Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa c.... s.. sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.
Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy. Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.
Thưa cô!
Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay, 2012, chính phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình! Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn VN nhiều lần. Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì, ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?
Thưa Cô!
Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.
Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
Với Đài Loan và Phillipines: năm 1950,
Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ. Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều quy chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng” Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè. Tại Phillipines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subíc là nơi đóng quân, và trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Phillipines Manuel L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay. Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội Philippines. Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân Phillipines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBíc. Nhưng ngày nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe doạ, Phillipines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…
Thưa Cô!
Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích luỹ được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô!
Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô.
Em kính chào Cô.
Lê Vũ Cát Đằng
12/24/2012

* Bài viết thể hiện nội tâm của một sinh viên năm 2 trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn Sài Gòn, do tác giả Hoàng Thanh Trúc gửi đến Danlambao qua bài viết “Thưa cô - em cũng muốn tin nhưng không thể!”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


share từ FB cô

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#170 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/03/2021 - 22:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·

Đúng 60 năm trước, người dân Tây Tạng đã nổi dậy đòi độc lập, sau 9 năm "chung sống hòa bình" với Trung Cộng. Cuộc nổi dậy - từ 10 đến 23/03/1959 - đã bị quân đội chiếm đóng của TC đàn áp đẫm máu.

Để tránh bị bắt cầm tù, lãnh tụ của dân Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma (ĐLLM) đã phải chạy trốn khỏi thủ đô Lhasa. Đức ĐLLM bắt đầu cuộc hành trình gian lao nguy hiểm bằng đường bộ, từ ngày 17/03 và đã đến Ấn Độ an toàn vào ngày 30/03.

Chính quyền VNCH, dười thời TT Ngô Đình Diệm, đã tức tốc gửi gạo và hiện kim đến Ấn Độ để cứu trợ những người Tây Tạng đào thoát đến đây. Tổng cộng, chính VNCH là một trong những quốc gia gửi cứu trợ nhiều nhất cho người tị nạn Tây Tạng, chỉ sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Một phái đoàn đại biểu của người dân và chính phủ VNCH cũng đã sang tận nơi để vấn an đức ĐLLM...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phái đoàn đại diện nhân dân VNCH đến ủy lạo đức ĐLLM, vừa trốn thoát khỏi Tây Tạng. Bên trái là GS Lê Xuân Khoa, bên phải là phó chủ tịch Quốc Hội VNCH.

Sửa bởi tuphuongsg: 18/03/2021 - 22:08


Thanked by 1 Member:

#171 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/03/2021 - 22:05

HỌA SĨ LÊ PHỔ, NGƯỜI VẼ NẮNG
Thi Vũ
(Nguồn: Gọi Thầm Giữa Paris –NXB Quê Mẹ -Paris 2015)

Nguồn nắng nơi chân mây

Vũ trụ được chiếu soi bằng hình ảnh trái đất. Hay ngược lại thì cũng thế. Mặt trời được chiếu soi bằng lá rừng và bọt sóng. Tây phương được chiếu soi bằng lóng nắng Đông phương. Paris cũng xinh tươi, ấm nồng dưới bước chân đầy nắng những Nàng Tiên Việt lặng lẽ từ phòng vẽ Lê Phổ đi ra.
Đời loé ra từ những ảo giác nghệ thuật như lửa giữa đá.
Cuộc sống trăm năm con người là mãi tìm một ánh nắng. Những kẻ chịu lên đường ra đi, tưởng bèo tắp mù khơi, bỗng tìm thấy nguồn nắng cuối chân mây.
Paul Klee bỏ Âu châu mà đi, vứt nền văn minh đồ sộ sau lưng. Tới Bắc Phi châu trầm mình 12 ngày ở Qayrawàn mới thấy suối nắng để phát kêu lên : « Sắc màu choáng ngợp tôi... Sắc màu vào trong tôi thành một ! ». Kể từ đó Paul Klee khác đi, ứng thân vào đời mới, một giai hoạ mới. Edvard Munch, Van Gogh, Picasso, Miro, Modigliani, Whistler, Chagall, Ensor, Foujita, Zao Wu Ki... rời bỏ quê hương Na Uy, Hoà Lan, Tây Ban Nha. Ý Đại Lợi, Hoa Kỳ, Nga, Bỉ, Nhật, Trung hoa... mà đi, mới tìm thấy nguồn sống đời cho tranh họ.
Lê Phổ cũng thế.
Cùng với Vũ Cao Đàm và Mai Thứ họ đến và ở lại Paris từ năm 1937. Paris, quê hương của giới nghệ sĩ, nơi tác thành bao triều lộng thi ca, văn học và hội họa. Paris không áp đặt mỹ quan độc đoán, ý thức hệ chuyên chế hay chủ trương chính trị nào lên nghệ thuật. Trăm hoa cứ đua nở. Paris không đòi hỏi, không đặt điều kiện, không ký giao kèo. Paris là lữ quán lãng đãng đón khách thập phương. Một lần đã tới ít ai bỏ đi. Thảng hoặc có đi, dấu vết vẫn còn lưu hay giữ gìn nguyên vẹn như mối tình đầu trong tim người nữ.
Độ lượng và khoan hồng như khoảng trời xanh biếc, Paris chấp chứa muôn nghìn sắc mây, mưa, nắng và trăm chim. Mọi khoan hồng đều mang mẫu tính. Nhiều tài hoa bốn biển đã cắm tích trượng xuống Paris, dựng lên những núi đồi văn học, lâu đài nghệ thuật, trường phái mới lạ.
Về hội hoạ, Trường phái Paris (Ecole de Paris) lại do các danh hoạ ngoại quốc dựng nên, chứ không riêng người Pháp. Còn thêm ảnh hưởng sâu đậm đến từ hội hoạ Nhật bản và Trung hoa trong nền hội hoạ cận đại phương Tây. Tất cả đó thổi luồng sinh khí mới vào hội hoạ cổ điển Pháp hao mòn sau nền kiến trúc Nhà thờ suốt mười thế kỷ.
Một Việt Nam chiến tranh và huynh đệ tương tàn đã đánh mất Lê Phổ. Nhưng con người ấy không để Việt Nam mai một trong tim mình. Qua năm mươi năm ròng, đơn độc, âm thầm, anh dùng sắc màu tích luỹ nguồn Nắng mong sưởi ấm nơi chôn nhau cắt rốn. Cùng thời gian ấy, bị vùi dập, đảo điên, dường như chúng ta sẩy tay làm sổng mất luồng Nắng mướt năm nghìn năm vàng mật ?

Họa là gì ?

Đặt xong câu hỏi khá lý thuyết và thời thượng : « Họa là gì ? », ta ngồi chờ câu đáp tràng giang đại hải moi móc từ các thế giới quan — Weltanchauung — hay những uẩn ức triết học của bao kẻ học đòi làm họa sĩ — bằng lời thay vì bằng tranh. Nhưng với Lê Phổ, vấn đề giản dị hơn, bình nhật nơi ngày thường :
« Tôi họa sao cho người ta thích và đem treo lên tường. Với tôi, vẽ là hành hương vào nội tâm. Vẽ là giú một trái chín. Con đường dài lắm. Nhiều anh em trẻ vội vàng, mong chóng thành công nên lao theo lối vẽ trừu tượng (abstrait). Đây là điều không nên. Trừu tượng hay không, họa sĩ phải có nét vẽ (dessin), phải biết dùng màu... ».
Dễ hiểu. Họa là vẽ và sử dụng màu. Nhưng sử dụng sao đây ? Đấy là học tập, là hành trình, có thể gọi như hành hương. Cuộc hành hương về Họa của Lê Phổ trải gần 60 năm. Năm nay anh 76 tuổi. Nhưng suốt hai giờ nói chuyện, chưa một lần anh chịu định nghĩa hay nói lên lý thuyết, trích dẫn các bí quyết. Chưa một lần anh xác nhận mình đã đạt tới chân họa, mình là họa sư, mình có thể dạy cho đời vẽ. Dù từ năm 1932, anh là giáo sư mỹ thuật tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội và tại trường Albert Sarraut. Anh từ tốn, khiêm cung, không kiểu cách, anh kể cuộc đời học tập nhẫn nại của mình. Không phê phán, không chê khen. Điềm đạm và hồn nhiên nói như một thiếu niên kể chuyện trường ốc cho cha mẹ hay láng giềng nghe.
Họa là vẽ và sử dụng màu. Có chi cao kỳ đâu ? Hàng triệu sinh viên mỹ thuật đã làm việc ấy tự bao đời ? Họ tập chép vẽ các họa phẩm của Michelangelo, Scopias, Phidias..., tập pha màu theo Raphaël, Rubens, Tintoretto... Thế mà sao danh họa chỉ đếm trên đầu ngón tay trong số triệu người kia ?
Tranh cấu thành khá giản dị. Nhưng làm sao cho tranh thành tác phẩm, thành kiệt tác ? Ta thấy một tà áo tím, một bãi cát vàng, bóng lá lục... Xúc động muốn ghi giữ, ta phất lên màn tranh trinh trắng những loáng tím, vàng, lục. Dễ quá. Nhưng làm sao bắt cầu liên hệ giữa ba khối sắc màu này ? Lắm khi các màu chõi nhau, hãm chống nhau. Họa bắt đầu từ đó : người họa sĩ vận dụng các đường nét, vẽ mối liên giao sắc màu. Diễn tả ngọn lá, bông hoa, giai nhân, một vẻ đẹp hình thể. Hoa tay thôi chưa đủ. Vẽ xong hình dáng giai nhân. Nhưng còn phong vận diễm kiều, còn mối duyên thầm của nàng ? Thế cũng chưa xong. Họa đòi hỏi ngôn ngữ và ý nghĩa hình thể qua đường nét. Dù đường nét hay màu sắc giảm độ in giống, mà chiếc máy ảnh sẽ tài tình hơn, nhưng lại thiếu sự thăng hoa của khối hình, thành nghệ thuật với những lung linh sinh động của nhân sinh và vũ trụ.

Giai nhân màu áo nắng

Cảm nghĩ trên đây chạy qua tôi thành niềm thán phục hôm bước vào phòng vẽ nhìn bức tranh đang họa của Lê Phổ.
Tất cả hình dung nguyên vẹn, từ hoa lá, trái cây, cửa sổ, dáng người và trang phục. Tuy khác với tấm ảnh Polaroid. Ở đây là sự lung linh di động. Thoáng như thấy người trong tranh cử động. Tôi xuýt hóa thành Tú Uyên về lại phường Bích Câu.

Tất cả hình dung nguyên khối. Nhưng sao cảm giác trừu tượng lại hiện ra ? Phải chăng đường nét biết co duỗi, loảng tan điệp với sắc màu ? Màu gợn lên rung cảm. Ta muốn mang tranh về treo lên tường vách chốn lưu đày. Không để vui mắt. Tranh vui mắt là tranh trang trí, treo cho lấp khoảng trống mong tô điểm nỗi quạnh hiu kiếp người. Tranh Lê Phổ không là tranh trang trí. Ta nghe qua màn tranh tiếng sắc màu thầm thì. Người họa sĩ nhập một vào màu, ẩn giữa lòng tranh chuyện vãn cùng ta. Chưa nói tới giai nhân, chiếc độc bình, trái đào, quả táo, nụ hoa, khung cửa, mặt bàn... Mọi vật mang những nội tâm riêng, cách sống riêng, mà nhịp điệu gây mơ hay xao động lòng người xem tranh. Vĩnh cửu vừa nhập cảnh, đặt chiếc hôn lên đường nét.
Hoa đó không là hoa nhưng lại chính là hoa. Người đó không phải người nhưng lại chính là người. Những nếp màu chập chùng giai điệu. Xoắn xít hỏi han, nồng nàn hơi thở. Tóc đó là trọng lực của đời ta. Cổ đó là hải đăng ta ngóng chờ hy vọng. Ngực đó là nỗi ta phập phồng giữa mùa yêu dấu. Người đó là giống nòi ta tràn khắp thinh không.
Màu vàng chiếc áo hắt lên chòm hoa, rụng đầy vỏ táo, phả tới tường hồng, dạt theo nhánh lá đuổi đùa sắc xanh. Tất cả kết cánh chen đua, tuyệt vời rực rỡ.
Trước khi gặp Lê Phổ tôi yêu thích hai màu vàng trong hội họa Tây phương. Màu vàng của Van Gogh và màu vàng của Vermeer trên mặt tường thành phố Delft. Màu vàng của Van Gogh là màu của trí não khổ đau bị ánh lửa những vì sao chổi đốt cháy. Màu vàng Vermeer là màu tằm vừa ươm nơi vùng hàn đới đợi hè.
Duy màu vàng của Lê Phổ mới là màu nắng lung linh, ray rức nơi quê hương yên ả, mà hôm nay tôi mới được chạm sờ giữa cơn đông lưu xứ.
Mọi đau khổ đã nhẵn thín trong tranh Lê Phổ. Tranh anh là những con sông màu, sóng sảnh niềm vui. Những nụ cười không bật vẫn cứ ran vang. Những lặng thầm dậy sóng. Những vô ngôn hót lời. Tất cả chảy trôi mênh mông phiếu diễu, phới lên niềm hẹn ước, vợi tới chốn hẹn hò.
Sáu mươi năm hành hương trong hội họa. Anh không hề nói ra, tuy ta cảm nhận anh đã về tới chốn tối hậu của thực tại sắc màu. Bức tranh không phô bày khách thể hay chủ thể, những thực tại phiến diện. Vì sắc màu và đường nét Lê Phổ cư trú nơi thực tại tối hậu được ta nhận ra khi đối diện màn tranh. Như đứa con nhận ra mẹ mình giữa nghìn triệu phụ nữ. Đường nét không tả chân, mà lộ vào sức sống thành chuỗi hình thân thuộc của ý và đời, của kỷ niệm hay dự phóng. Nhởn nhơ trên vùng trí nhớ gọi kêu sáng tạo.
Nếu Việt Nam là nước lớn hay phú cường như Nhật Bản, thì danh Lê Phổ đã đứng cùng Matisse. Ai đó cầm quyền, biết chăng trọng trách văn hóa phải cưu mang cho giống nòi trên trận địa hành tinh ?
Con đường xưa

Người có công hướng dẫn Lê Phổ là họa sĩ Victor Tardieu, bạn đồng song với Rouault và Matisse. Ông sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội năm 1925. Áp dụng phương pháp hội họa mới mẻ. Ông tôn trọng thần tính đặc thù nơi mỗi quốc gia, nên bắt sinh viên trở về tắm gội trong nền văn hóa nước mình. Thay vì ngồi cóp chép các họa gia Hy lạp hay Âu châu tại các trường mỹ thuật ở Pháp, ông bắt các sinh viên đi thăm các ngôi chùa lịch sử miền Bắc. Trầm mình vào nghệ thuật Việt Nam cổ, sao chép các hoa văn trên trống đồng, chuông, bia... cùng những mô típ trang trí trên rường, cột, tường vách các ngôi chùa. Lê Phổ cùng với Vũ Cao Đàm, Mai Thứ... nhập khóa đầu tiên. Họ là lớp đàn anh các họa gia cận đại Việt Nam.

Năm 1937, Lê Phổ được chỉ định làm Giám đốc Vụ Mỹ thuật Đông Dương tại Hội chợ Quốc tế Paris. Từ đó ông không còn dịp trở về quê hương. Hỏi cảm tưởng anh ngày đầu đến Pháp, anh đáp :
« Chúng tôi thấy mình mất đi 15 năm. Lúc ấy chúng tôi vừa trạc 30 tuổi, gặp các họa sĩ quốc tế, Pháp, tại Paris mới thấy họ tiến quá xa trong hội họa. Mình chẳng là cái gì cả, ngoài lối vẽ bắt chước Trung hoa. Trong nước, không có cạnh tranh, tìm tòi, không có bạo gan khám phá, không có không khí sáng tạo. Đâu đâu cũng chỉ là lối mòn, những « khuôn vàng thước ngọc » đã lỗi thời so với thế giới. Thời ấy Châu Âu đã rầm rộ với đủ trường phái đua chen, nào Biểu hiện (Expressionisme), Ấn tượng (Impressionisme), Tân ấn tượng (Néo-impressionisme), Lập thể (Cubisme), Siêu thực (Surréalisme), v.v... Chẳng ai thèm nói chuyện, trao đổi với mình. Ba mươi tuổi trong hội họa là đã già. Lớp họa sĩ trẻ thời ấy họ chê mình già và lạc hậu. Chúng tôi đành cắm đầu cắm cổ tìm hiểu, tìm học kỹ thuật phương Tây. Sau đó, tôi đi thăm Trung quốc nghiên cứu thêm về hội họa cổ, thăm Ý Đại lợi. Ở lại Ý khá lâu, tôi chấn động trước nền họa phong phú và thần tình của Ý ».
Nhìn những tác phẩm của Lê Phổ, chúng ta thấy dấu vết học hỏi, tìm tòi này. Đầu thế kỷ XX, tranh anh vẽ không thua gì tranh Trung quốc. Tôi được ngắm nơi phòng khách nhà anh bức « Hoa mẫu đơn » diệu vợi. Chiếc độc bình nõn nà sắc trắng trinh bạch quyến cùng hoa lá. Mẫu đơn như từ đấy mọc ra. Chút mờ ảo sương khói, chút vần vũ khói hương, chút nhớ nhung tiền kiếp. Nếu bỏ đi khuôn triện và tên Lê Phổ dưới góc tranh, ai bảo đấy là tranh đời Tống, đời Minh, tôi sẽ gật đầu khen đúng.

Bước chân tới Pháp vào năm 1931, anh theo học khóa bổ túc một năm rưỡi tại Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Sau đó về nước làm giáo sư hội họa một thời gian ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội và trường Albert Sarraut. Bức tranh Fiesole vẽ trong thời gian đến thăm Ý đại lợi năm 1931. Tranh rặc Tây phương với chút hơi hám Lê Phổ qua phớt màu phấn nhạt (pastel) phương Đông hay những rặng dọc không gian theo chiều đứng của lá phong lan. Phải chăng đây là cảm quan của hai tâm trạng ? Con người Việt của Lê Phổ sống trên đồng bằng sông Nhị bát ngát tới biển Thái bình, nên tình cảm và thần trí quyện vào nhau nhất quán. Gặp phong cảnh Ý đại lợi ảnh hưởng vào cái nhìn mình qua những đồi núi chập chùng không hòa tâm mà cách ngăn khiến con người hướng thượng tìm lối ? Tuy nhiên, niềm hồn nhiên phiếu diễu đã đeo đuổi Lê Phổ từ đầu. Thời vẽ bức Fiesole, còn là sợi chơi vơi tìm lên chiều cao. Nhưng mười lăm năm qua, niềm hồn nhiên phiếu diễu ấy phá toang ranh giới, tung ngang và vờn bay khắp mọi chiều, rộng thinh không gian.

Giotto và Lê Phổ : cuộc đối thoại Đông Tây

Trên cuộc hành trình thăm Ý, anh khám phá các danh họa thời hoàng kim Phục Hưng (Quatrocento). Anh chiêm ngưỡng Fra Angelico, Pierro della Francesca, Botticelli, Ghirlandajo... Anh tôn sư Fra Angelico và Pierro della Francesca như người chỉ đạo (maître penseur) trên bước đường học họa. Phải chăng thời ấy Lê Phổ còn say mê với phối cảnh, nên nhận ra sự áp dụng tài tình những luật tắc kỷ hà trong tranh Francesca ?
Pierro della Francesca của thời Ý đại lợi vừa chấm dứt giai đoạn Trung cổ bước vào thời Phục Hưng (Renaissance) — hoàng kim của hội họa và nghệ thuật Châu Âu. Trước đó không lâu, danh họa kỳ vĩ đẻ ra nền hội họa Phục Hưng là Giotto. Lần đầu tiên Giotto khám phá ra hai chiều không gian và đưa vào tranh. Nhờ đấy, Masaccio bước thêm bước nữa, tìm ra ba chiều không gian. Nhưng áp dụng thần tình các luật tắc kỷ hà (hình học) thành tác phẩm hội họa, thì phải đợi tới Pierro della Francesco. Công trình khai phá nghệ thuật ấy đóng góp cho sự ra đời một nền văn minh và tư tưởng mới vào mấy thế kỷ sau tại Châu Âu.
Sáng tạo nghệ thuật đẩy cuộc tiến hóa tinh thần và xã hội đi tới. Sáng tạo nghệ thuật ấy chắt lọc từ khổ đau, suy tư dằn vặt của đám dân nghèo khổ lụy vì thiên tai, nội chiến, hay giới quý tộc bóc lột, bọn cầm quyền cưỡng bức.
Hai đỉnh sáng thời Phục Hưng là thi hào Dante và họa sư Giotto. Tác phẩm thơ, họa của hai người khai mào cho tinh thần phê phán Đức qua Luther, Phương pháp mới của khoa học (Novum organum scientiarum) bên Anh với Bacon, và phương pháp học Pháp với Descartes làm nền cho cuộc giải phóng nhân loại có một không hai trong lịch sử loài người : cuộc Cách mạng khoa học và kỹ thuật vào giữa thế kỷ XX.
Qua cuộc cách mạng nghệ thuật thời Phục Hưng, từ Giotto đến Michelangelo, Leonard da Vinci..., các nghệ sĩ Ý thành công giải phóng con người khỏi sự nô lệ thần quyền và quý tộc. Đồng thời tạo điều kiện cho khoa học nẩy sinh.
Lê Phổ, con người đến từ phương Đông, hẳn phải ngạc nhiên, chấn động trước sự phong phú, mỹ miều và mới lạ khi tiếp cận với các danh sư thời Quatrocento. Đó là thời kỳ anh vẽ nhiều tranh tôn giáo : Giáng sinh (1941), Xuống cây thánh giá (1941)... Ta thử nhìn bức Xuống cây thánh giá (Descente de la Croix) của Lê Phổ tất sẽ nhận ra nét tài hoa của người họa sĩ Đông phương.
Một người Việt Nam đứng bên cạnh một người ngoại quốc, không thấy gì kém yếu mà còn bày ra nét đặc thù phong phú. Một người đẹp da vàng cạnh người đẹp da trắng, đời phới thêm kiều lệ. Cũng thế, để bức tranh Việt cạnh tranh các danh họa quốc tế, mà không thấy nó hổ ngươi thì biết ngay chân tài họa sĩ nước ta.
Khỏi tìm đâu xa. Hãy đặt bức Xuống cây thánh giá của Lê Phổ vẽ năm 1941 cạnh bức Xuống cây thánh giá Giotto vẽ vào thế kỷ XV. Hẳn ta biết Giotto là bực thầy của nền hội họa Phục Hưng. Ta thấy gì ? Đây không còn là sự cóp chép, đạo họa (plagiat).
Giở cuốn « Nghệ thuật tạo hình Việt Nam » do Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội phát hành năm 1975. Tập sách nhiều tranh màu này phải nhờ một nhà in ở Budapest, Hung Gia Lợi, ấn loát. Ngoài một vài họa sĩ có nét trước 1945, ta đau buồn nhìn thấy sự nghèo nàn, khô chết trong nền hội họa Xã hội chủ nghĩa. Từng bức, từng bức cóp chép loại tranh tả chân tuyên truyền đồi phế, mất thần. Loại nghệ thuật được vinh danh là chủ nghĩa hiện thực xã hội.
Cùng một sự đau khổ của nhân dân, cùng những điêu linh của thiên tai và nội chiến, ba bốn thế kỷ trước đây, các nghệ sĩ Ý diễn tả thần tình và điêu luyện trên màn tranh.
Ba mươi năm chiến tranh với khổ đau trầm thống cùng sức quật cường của dân Việt, mà sao tranh nơi Xã hội chủ nghĩa lại thô lược, nghèo nàn như minh họa quảng cáo ? Dưới lớp màu giản lược kia ta không gặp những đường nét sinh động, ngoài nhiệt tình ồn động nơi bản năng loài thú. Kỹ thuật của người họa sĩ Xã hội chủ nghĩa xem ra còn vụng về và thua kém lối bích họa trong hang động thời tiền sử.
Buồn hơn nữa, khi giở cuốn « Nghệ thuật Việt Nam Hiện đại » do Nha Mỹ thuật Học vụ, Bộ Giáo dục ở Saigon xuất bản năm 1962. Cũng thế. Được học tập, màu sắc chỉnh, thể tài phong phú hơn xa miền Bắc. Song ngoại trừ vài ba họa sĩ đàn anh, tất cả tranh còn lại gợi trong ta sự cóp chép vụng về, thô thiển các trường phái lập thể, trừu tượng, ấn tượng ở phương Tây. Xem tranh Việt nhưng đầu óc lại nhớ về tranh Maneissier, Pollock, Picasso, Chagall, Braque, Modigliani, Poliakoff. Mark Tobey, Wols, Mathieu, Soulages... Nghèo và thảm.
Nhưng nay nhìn Lê Phổ và Giotto qua cùng thể tài, ta không hổ thẹn, không mặc cảm. Ta hãnh diện. Cùng thể tài Đức Mẹ đỡ Chúa Ky tô xuống cây thánh giá, nhưng hai lối nhìn, hai cung cách thể hiện, hai suy tư, hai tinh thần Đông Tây khác lạ.
Tranh Giotto là sự nổ bùng cá thể trước mệnh đời. Con người phá toang biên cương giới thể và khổ đau. Nhưng bị đức tin và và tư tưởng độc thần hãm lại. Nên đành nương vào sự cứu rỗi của Thượng đế tối cao, tuy mơ hồ xa cách, nhưng đầy thi vị và trữ tình. Khổ đau ở đây được chiêm ngưỡng, thay vì giải quyết hay diệt trừ. Khổ đau thành thánh ca. Chúa Ky tô nhắm mắt, hoàn thành một nhiệm vụ, khép lại một đời người. Chẳng nói gì thêm. Tất cả cùng nhất tâm chấp nhận, thác sinh ra thông điệp hy vọng của tin lành. Đức Mẹ không khóc lóc. Bà xuất hồn vào đứa con mình mà cũng là Trời mình. Đứa con trọng hệ như niềm tin quyết, nhưng hoan lạc, hết nghi hoặc : vòng đôi tay nâng một cánh hoa, không phải xác người. Mắt mẹ nhìn vào đứa con : một cá thể muốn vẹn toàn cá thể. Cũng là đôi mắt người đàn bà nhìn vào chốn linh : một cá thể bốc bay về nguồn nương tựa, một tình yêu áo bọc điều trân quý.
Người mẹ thần thoại ấy nào ai khác những phụ nữ bình dân Ý đang bị bọn quý tộc giày xéo thời phong kiến, bị lao động nhọc nhằn trên đồng áng, bị đàn ông xài xạc dù đó là chồng, con mình. Giới phụ nữ bị hy sinh, bị quên lãng, bị biến thành công cụ, nay nhờ tiếng nói của hội họa mà đứng lên, thét đòi quyền sống, quyền hiện hữu. Hình như những người đàn bà ấy nói : Chúng tôi có mặt đây, chúng tôi đang hạ sinh cho trái đất những đứa con và niềm hy vọng. Tiếng thét ấy, quyền cá thể hiện hữu ấy được Giotto dùng tranh biểu lộ. Sau ông, một đoàn lớp danh họa thời Quatrocento tiếp tục thét lớn cho đến ngày người phụ nữ được bình quyền.
Bức tranh Lê Phổ mang cùng thể tài rước Chúa xuống cây thánh giá. Nhưng phong cách Đông phương lóe lên trong cái nhìn. Bao nhiêu thế kỷ, con người cá thể phương Đông không bị bức bách như ở Tây phương. Người Đông phương hòa đồng cùng nòi giống, thiên nhiên, vũ trụ và cả với thần linh. Từ khởi thủy, con người phương Đông là thế đứng nhân quyền giữa trời và đất. Vì vậy Đông phương không có tuyên ngôn nhân quyền. Mặt Chúa Ky Tô trong tranh Giotto chấp nhận cái chết, chấp nhận trăm năm một đời người. Mặt Chúa Ky Tô trên tranh Lê Phổ biểu thị sự cưu mang khổ lụy dù phải bước tới vô biên. Như cái rước thân của Bồ Tát. Trũng mắt trong tranh Giotto khép đậy đời người, chờ ngày phán xét. Trũng mắt nơi tranh Lê Phổ dồn đọng khổ đau chốn Sa bà, ta cảm nhận sức hút hai quả mắt lún kéo vào lòng đất. Người Mẹ trong tranh Lê Phổ không nâng đầu Chúa như nâng cánh hoa của Niềm Tin, mà bà xốc nách, siết vào lòng mình bằng chiếc ôm bảo bọc, cưu mang. Bà không nhìn con, vì con đã ở lòng bà. Bà nhìn xuống thế gian đau khổ, nhìn xuống thế phận kiếp người. Cái nhìn lắng nghe quán thế — cái nhìn Từ bi. Cái nhìn không tố cáo, điểm chỉ, không căm thù. Đó là cái nhìn cứu khổ. Ôm siết Chúa Ky Tô cũng là ôm siết đời để giải cứu, để thánh hóa cái sống.

Trên tranh Giotto, thần học Tây phương chiêm ngưỡng và tụng ca khổ đau, chờ ngày phán xét. Một đợi chờ thủ phận — Que ta volonté soit faite — nay hóa sinh trên tranh Lê Phổ Đông phương thành cưu mang đáo bỉ ngạn - Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi svāha. Mẹ và Con không là hai cá thể quyến vào nhau tìm phương bảo vệ. Vì Mẹ và Con là thực thể tâm linh làm đê chắn những gợn sóng bạo hành, tàn ngược như những kiếp phù sinh. Trong tranh Lê Phổ, Mẹ và Con đưa một cái nhìn xuống và một cái nhìn lên không gặp gỡ. Lạ thay, cùng chạm tới bờ mút của cái NHÌN THẤY đời, người và trời đất. Cái nhìn của sự tựu thành. Mắt Chúa Ky Tô qua tranh Lê Phổ chưa là dấu chấm một giai kỳ, vì mang hạnh nguyện chuyên chở giải thoát, mài dũa khổ đau cho nhẵn. Như kẻ mài đá kiếm ngọc.
Cùng một thể tài nhưng hai phong cách. Giotto và Lê Phổ hợp nhất tài tình suy tư và tình cảm. Họ là những kẻ phác họa Chân như. Vô tình và bất ngờ cuộc đối thoại tư tưởng và nghệ thuật Đông Tây thể hiện trên hai bức tranh cách nhau năm thế kỷ. Dường như đạo Thiên Chúa được Việt hóa qua tranh Lê Phổ.
Vào cùng thời kỳ này, anh thoát ly lối thể hiện Trung hoa để vào cuộc đồng thoại với Tây phương khai phá con đường hội họa Việt Nam. Chuyển hướng thấy rõ qua bức Mẫu tử, Tĩnh vật, Thiếu nữ bên hàng hiên, Thiếu nữ cầm hoa huệ sáng tác vào năm 1938.

Sau đấy đi vào thời ảnh hưởng Bonnard. Bonnard và Matisse là hai danh họa Lê Phổ nể phục. Ảnh hưởng hội họa Nhật Bản, Bonnard và phái Ấn tượng đưa vào hội họa Pháp nhiều sắc màu tươi mát. Bonnard trở thành bậc thầy của ánh sáng và sắc màu, người minh họa thần tình đời sống nội thất qua các vật thể hằng ngày. Dưới bàn tay Bonnard phù thủy, mọi sự đảo nhanh, sinh động, nói năng, cảm giác. Vài khi tranh Bonnard mang biểu tượng đồi phế, nhưng thứ đồi phế thác sinh ra phong vận mới. Thủ lãnh nhóm Nabis, Bonnard cho ta cảm giác ông là người sáng tạo chuyển thời hồi đầu thế kỷ XX.
Nhắc tới Bonnard, Lê Phổ không tìm ra lời. Anh ấp úng. Anh trầm ngâm thán phục. Lâu sau bật lên chữ Orfèvrerie — không những thao tác như nghề kim hoàn, mà còn là sự chuẩn xác chạm trổ, tuyệt sắc ánh màu.
Màu tím bồ quân, xanh ngắt, lục đậm... chen chút sắc vàng còn ngái và đục trên tranh Lê Phổ giai đoạn 1940 – 1950 là dấu ấn ảnh hưởng Bonnard (xem bức Thanh nhàn, 1943).

Bình minh thấp thoáng

Sau này về ở Nice, gặp và đánh bạn với Matisse, Lê Phổ gợi hứng và tìm ra con đường riêng biệt cho hội họa mình. Anh thanh toán hai chặng đường : vẽ theo tranh Tàu và vẽ theo các danh họa phương Tây. Từ 1960 cho đến nay là đường riêng Lê Phổ mà cũng là con đường hội họa Việt Nam kết tinh bằng tổng hợp. Anh là nhánh sông lớn, hút dưỡng nguồn rừng Việt tiếp nuôi đại dương nhân loại.
Màu tranh anh rất sáng và tươi. Trong veo.
Debussy đưa hương vào tiếng mưa trong nhạc. Lê Phổ đưa nhạc vào tranh — Họa trung hữu nhạc. Màu của anh rền vang chim chóc và chuông ngân. Rất thủy tinh. Như có Mozart trong ấy.
Danh họa Paul Klee tìm ra Nắng ở Bắc Phi, óng ánh cho sắc màu. Nhưng nội tâm ông chưa nguôi ngoai. Nỗi khắc khoải cuối đời xui ông minh họa tập thơ Hafez, thi hào Ba Tư thế kỷ XIV. Những thiên thần Hồi giáo bay múa thay thế thiên thần Thiên chúa giáo. Hafez, thi sĩ thời chiến tranh, thời chết và khổ, thời vang vang vó ngựa Tamerlan. Nhưng Hafez cũng là thi sĩ của những dòng thơ trong sáng đầy nhạc và tình yêu thương nhân loại, là tiếng nói khát khao của thực tại theo phái khổ hạnh Sufism. Paul Klee khắc khoải tìm đến Hafez, một họa sư tìm đến một thi hào, cuộc kiếm tìm gặp nhau nơi thực tại tối hậu của trần gian. Một trong những bức tranh quan trọng cuối đời Paul Klee mang tên « Tod und Feuer » — Nỗi chết và lửa nung. Nắng mà Paul Klee tìm thấy ở Bắc Phi mới là luồng sáng soi rọi nội tâm, hắt lên từ sa mạc nên còn nguyên sự thiêu đốt. Nắng ấy chưa tắm mát nơi nguồn nước Đông phương, nơi Chín Con Sông Rồng hay bình nguyên sông Hồng.
Nắng mà Lê Phổ bắt được và vẽ ra, là ánh của sáng, róc rách nước nguyên phối. Nhờ vậy, tranh Lê Phổ không khắc khoải mà an nhiên về chốn nguyên ngôn — đầu nguồn sự sống khi tư tưởng chưa sa đà thành triết học. Một danh họa phương Tây và một danh họa phương Đông. Một bên là Nắng và Lửa, một bên là Nắng và Nước trên con đường vạch trần chân lý.
Odilon Redon nổi danh vẽ những bình hoa. Từ đó tới nay, ta mới thấy lần đầu qua tranh Lê Phổ những bình hoa rực rỡ Đông phương, hồn nhiên lưu luyến. Tài hoa hay sự uẩn nhưỡng tâm tư tạo ra niềm trời mát thơm, trong sáng ? Đây là sự bí mật của Lê Phổ. Gặp và chuyện trò cùng anh, ta không ngờ người ấy bỏ nước ra đi từ năm 1937 — bốn mươi bảy năm tròn. Lạ thật, những kẻ xa quê có khi còn giữ rất nhiều chất Việt hơn những người mới đến, hơn những người ở lại ! Tại sao ?
Tuy rất Việt nhưng không kiêu hão, tự phong đệ nhất danh họa hoặc bô bô hội họa nước ta đứng đầu thế giới. Ít có nước nào hàm hồ như nước ta với vị thế thứ nhất : khôn nhất, giỏi nhất, thiên tài nhất, văn hiến nhất... đến như cái ngu cũng đòi cho ngu nhất. Anh Lê Phổ cực kỳ khiêm tốn, dù tranh anh nổi tiếng từ Âu châu sang Hoa Kỳ. Nước Pháp muốn triển lãm tranh anh, nhưng anh không đủ thời giờ chuẩn bị. Anh nói : « Mỗi năm tôi chỉ vẽ chừng 40 bức, bên Hoa Kỳ họ lấy hết. Xong tấm nào chở đi tấm nấy. Mình lớn tuổi rồi, không còn làm việc như xưa... ». Lê Phổ thú nhận nước ta không có truyền thống hội họa, ngoại trừ loại tranh dân gian chả cao kỳ chi mấy. Anh cho rằng truyền thống hội họa có hay không tùy thuộc nỗ lực giới họa sĩ trẻ, nếu họ chịu tìm kiếm, học hỏi, khai phá. Chuyện còn trong tương lai.

Chùa Thầy nơi quê cũ

— Thưa anh Lê Phổ, anh có lời khuyên nào cho anh chị em họa sĩ trẻ ?
— Lời khuyên ấy à ? Biết khuyên gì ! Có lẽ anh chị em không nên vội vã, đừng nóng lòng thành công mà vẽ tranh trừu tượng (abstrait). Tôi không chống tranh trừu tượng, thích là đằng khác. Nhưng trừu tượng là kết quả của suy tư, của một hành trình tiếp cận (un cheminement), chứ không là phác vẽ ngẫu nhiên, may mắn. Hãy xem Kandinsky, Klee, De Kooning, Dubuffet, Soulages, Zao Wu Ki... Anh chị em không nên đóng cửa ở với nhau, nên giao thiệp rộng với các họa sĩ ngoại quốc để trao đổi, học hỏi và khai phá con đường mới. Nhất là phải tập luyện không ngừng cho có nét vẽ (dessin). Xưa có họa sĩ Trung hoa bỏ ra hàng năm đi quan sát các loài cua ngoài biển rồi mới dám bắt tay vẽ cua.
— Ngoài điều ấy ra, anh còn gì nhắn với họ chăng ? Một giây im lặng, anh tiếp :
— Đừng làm dơ sắc màu ! Đừng làm dơ chất liệu ! (Il ne faut pas salir les couleurs, il ne faut pas salir les matières). Vẽ màu sáng rất khó, nhưng phải ráng. Chỉ riêng Dubuffet mới đủ tài hoa sử dụng hắc ín với loại hội họa kiểu đường tráng nhựa (peinture macadam).
— Những khó khăn trong đời anh ?
— Họa sĩ không chỉ vẽ điều mình ưa thích, mà còn phải lo sinh kế, lo kiếm cơm nuôi gia đình.
— Vì sao hội họa Việt Nam không phát triển ?
— Vì nước ta không có Mạnh Thường Quân (Mécène), không có vua chúa, những chính quyền có văn hóa, yêu hội họa đến dám bỏ công qũy nuôi họa sĩ như ở Trung quốc thưở xưa hoặc thuê thực hiện những công trình lớn. Ai cũng chú trọng tuyên truyền hơn là nghệ thuật.
— Anh không nghĩ rằng tự thân họa sĩ phải khai phá ra đường mới. Phải chịu đắng cay vì say mê, như Van Gogh chẳng hạn ?
— Van Gogh có cả một truyền thống sống hội họa của Tây phương sau lưng. Nhà Médicis ở Ý là nâng đỡ vô giá cho hội họa. Nước ta không bao giờ có chuyện ấy. Hồi thời Bảo Đại, tôi đề nghị nên trích ngân qũy cho họa sĩ học bỗng đi du học, khuyến khích họ làm triển lãm, mua giúp tranh, và giao cho họ thực hiện những công trình trang trí hay nghệ thuật lớn. Tôi cũng đề nghị Bảo Đại dựng Bảo tàng viện Nghệ thuật ở Saigon để tích trữ tài sản văn hóa Việt, đồng lúc thu hút giới du lịch và làm cho thế giới chú ý tới văn hóa Việt Nam. Nhưng Bảo Đại không nghe và chẳng chịu thực hiện gì cả. Anh có biết rằng thời ấy một thương gia Pháp xin phép chở đi ba tàu thủy đầy những vật phẩm nghệ thuật cổ quý Việt Nam và Chàm ? Tranh, tượng, đồ sứ, v.v... Những tài sản tổ tiên do bọn con buôn đem bán cho ngoại nhân. Đau đớn hơn cả, là do bọn Việt Minh c.... s.. thu nhặt đem bán, lấy cớ kiếm tiền mua súng đánh giặc chống ngoại xâm ! Di sản Việt Nam thất tán biết ngày nào mới thu về được !
— Anh nói đúng. Hồi làm Bộ trưởng Văn hóa, nếu Malraux không mướn Braque trang hoàng điện Louvre, mướn Chagall trần thiết vòng thiên khung đại hý viện (Opéra) Paris, thì mai đây chẳng còn dấu vết chi của Trường phái Paris phong phú. Nhân anh nhắc Cựu hoàng Bảo Đại, thế lúc đó anh có tham gia chính trị ?
— Không, không bao giờ... Tôi chỉ là một họa sĩ, tôi không làm chính trị. Chỉ một lần, hồi Thế chiến II, tôi cùng với Bửu Hội và Phạm Duy Khiêm đăng lính chống Đức. Nhưng đấy là trí thức tham gia chống nạn Đức Quốc xã. Thời Bảo Đại tôi được mời làm Cố vấn Mỹ thuật, không có gì chính trị. Tôi chỉ muốn làm đẹp cho quê hương. Tôi ghét và chống sự hung ác giết người. Ông Bảo Đại tuy chẳng làm được gì, nhưng không hại ai, không giết nhiều người. Ông Diệm không hung ác, nhưng các em ông ấy, Nhu, Cẩn... và gia đình ông ấy quá tàn bạo, họ giết quá nhiều người. Thời NVT cũng vậy. Lý do vì sao tôi không muốn về Việt Nam qua các triều đại này, dù có nhiều anh em mời mọc, thúc hối. Nhưng lòng tôi cũng mong có một ngày trở lại để làm một cái gì đó cho nghệ thuật Việt Nam.
Đối với c.... s.. ấy à ? Dĩ nhiên tôi cực lực chống đối. Thời 1946, lúc Phạm Văn Đồng sang Pháp, tôi rất hăm hở và phấn khởi với khí thế dũng cảm giành độc lập tự do cho dân tộc. Tôi hội nhóm anh em của chúng tôi tại xưởng vẽ của tôi — lúc ấy còn hàn vi lắm — và mời Phạm Văn Đồng lại dùng cơm tâm sự. Tôi còn nhớ có Nguyễn Văn Định, Nguyễn Mạnh Đôn, Bửu Lộc, Trần Hữu Tước, v.v... Ai cũng phấn khởi một lòng. Nhưng liền ngay sau đó, tin từ Hà Nội sang, chúng tôi thấy rõ bộ mặt thật c.... s.. của nhóm ông Hồ. Họ chẳng yêu gì nước non. Nhất là họ giết người, thanh toán phe quốc gia không thể nào tưởng tượng nổi. Anh em chúng tôi trong nước cũng đông, đều bị họ giết cả. Từ vụ tàn sát anh em công binh ở Marseille, tới các vụ chặt đầu, chôn sống trên toàn quốc Việt Nam. Tôi và bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn là hai người kỳ cựu tại Pháp có thái độ rõ rệt từ đầu bất hợp tác với c.... s... Mai Thứ là bạn chí thiết, chúng tôi quen nhau hồi còn bé. Nhưng Mai Thứ ngây thơ nên bị họ lừa. Mãi tới lúc gần chết mới tỉnh ngộ, mới viết thư phản đối c.... s.....
— Đã tới giờ cơm. Chẳng dám phiền anh lâu. Xin một câu hỏi cuối : Kỷ niệm Việt Nam nào còn in rõ trong anh ?
— Phải rồi. Kỷ niệm Chùa Thầy. Thực thì có hai kỷ niệm, Chùa Thầy và Cách mạng mùa Thu 45. Thời 45, chúng tôi hân hoan như người vừa được lột da sống đời trước khí thế tưng bừng giành độc lập của toàn dân thanh toán đô hộ Pháp. Nhưng niềm vui ấy quá ngắn và phôi pha. Vì Việt Minh c.... s.. đánh rơi mặt nạ quá sớm. Khiến chúng tôi đau buồn cảm thấy đất nước ta đang cởi ách này để tròng ách khác lên đấy thôi. Ách nào mình cũng chỉ là trâu, ngựa.
Vào những năm 1930, Trường Cao đẳng Mỹ thuật cử tôi đi lấy phác thảo đồ án và các mẫu trang trí trong Chùa Thầy. Tôi về sống đấy một tuần lễ. Cảnh chùa thanh tĩnh trên vùng đất hữu tình. Đẹp nhất lúc hoàng hôn, tôi đứng nhìn những dãy mái cong vút, uốn lượn dịu dàng vẽ lên ráng mây đỏ. Hay những trưa đầy mây trắng. Trước chùa có hồ nước trồng sen phẳng lặng, thỉnh thoảng những con chuồn chuồn đỏ, xanh, điểm nước, những con phù du trượt thành gợn sóng lăn tăn. Phong cảnh thần tiên. Ngoài ra ở chùa Thầy có vô số rui, mèn, cột chống chạm khắc điêu luyện, mỹ miều khôn xiết kể...
— So với chùa bên Trung quốc, anh thấy những họa tiết và chạm khắc khác nhau thế nào ?
— Đẹp hơn. Đẹp hơn nhiều. Mái chùa Việt Nam rất đặc sắc không đâu có. Mái uốn lượn duyên dáng, hòa hài hơn chùa Trung quốc. Nó là kích thước cho hồn người. Về nghệ thuật điêu khắc trên gỗ ở Chùa Thầy, thì ta vượt xa người Tàu và người Nhật. Người Tàu quá tỉ mỉ và chi tiết. Người Nhật quá giản đơn. Việt Nam là thế chiết trung rất đặc thù (juste milieu).
Chùa Thầy đẹp đến nỗi tôi từ bỏ ngôi nhà ông lý trưởng dành cho nhân viên Trường Mỹ thuật, đến xin ở hẳn trong chùa. Ở đấy người tôi lâng lâng phơi phới. Ăn chay, nằm sàn, nghe kinh kệ, chuông mõ. Tất cả như làn hương nhẹ nhàng giải thoát quyện quấn người tôi. Nhưng rồi một đêm thao thức nhìn ngắm trần nhà chi chít những mẫu trang trí tạc khắc. Bên ngoài tiếng côn trùng âm ỉ kêu sương lẫn theo tiếng ễnh ương. Thỉnh thoảng vài tiếng chó sủa trong thôn. Bỗng tôi thấy một con mãng xà to lớn hiện ra, cuồn cuộn quấn quanh các cột kèo. Hồn xiêu phách lạc, tôi run sợ, nhưng chẳng dám động mình hay kêu cứu. Suốt đêm không chợp mắt. Sáng ra tôi bạch chuyện với Sư cụ trú trì. Ngài từ tốn xin lỗi : « Ấy lỗi tại tôi quên dặn nhà thầy. Nó là rắn thần đấy, chưa hại ai bao giờ. Tối nào cũng vào chùa xin ăn. Chờ tôi cho ăn. Ăn xong nó rỡn chơi trên trần một lúc trước khi về hang ».

Thật không thể nào tưởng tượng nổi. Và đấy là kỷ niệm không bao giờ quên.

Tôi ra về, lòng khó quên hai giờ trò chuyện và sống giữa bao bức tranh tươi mát, hồn nhiên, giải thoát của Họa sư Lê Phổ — Người vẽ Nắng.
Đã lâu tôi ít được hưởng với người Việt những phút giây thư thái và an bình như thế. Kể từ khi xa nước, kể từ khi xa chùa, kể từ khi người Việt chỉ còn biết trao đổi những khi gặp gỡ các mẩu chuyện chính trị rối ren hay thời cuộc đen tối.
Thanh thản bước xuống năm tầng thang gác. Ra đường Vaugirard thấy lại một thành phố tấp nập, bon chen. Một cõi ngoài. Tôi vụt nhớ tới danh họa Na Uy Edvard Munch cất lời thề nguyền năm 26 tuổi : « I shall paint living people who breathe, feel, suffer, and love. The sacredness of this will be understood and people will take off their hats as though they were in church » — « Tôi sẽ vẽ những người đang sống, đang thở, đang cảm xúc, đang đau khổ, và đang yêu. Sự linh thiêng của hội họa sẽ được cảm thông, khiến người xem tranh phải ngã nón như khi họ bước vào thánh đường ».
Phải lắm. Thời đại mà có nhiều nhà tôn giáo tiếp tay với những kẽ vô thần bán đổ bán tháo chốn linh thiêng, thì chỉ có nghệ thuật còn khả năng mang lại nhiệm mầu cho cuộc sống. Dường như tôi đã mềm lòng, phơi phới — một hình thức ngã nón — khi xem tranh Lê Phổ. Y hệt cảm giác ngày xưa Tết đến, tôi theo mẹ lên chùa. Những ngôi chùa đã mất nơi cõi sống bạo hành, bán buôn phồn tạp, tranh đua, sát phạt. Những ngôi chùa chỉ hiển hiện trong tim tôi. Rồi hôm nay thấp thoáng nơi lòng tranh Lê Phổ.
Mai đây, có ai đem về trả lại cho quê hương ngôi chùa ấy, bức tranh ấy ?
Paris, 4-12-1983

Về Họa sĩ Lê Phổ
Họa sĩ Lê Phổ sinh ngày 2-8-1907 tại Bắc Việt Nam. Theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội ngay từ khóa đầu tiên với 12 sinh viên năm 1925. Tốt nghiệp năm 1930. Trường này do Họa sĩ Victor Tardieu sáng lập. Anh triển lãm chung với hai Họa sĩ Vũ Cao Đàm và Mai Thứ tại Hà Nội năm 1928. Năm 1932 sang Pháp học bổ túc một năm rưỡi tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Dịp này anh làm cuộc du hành nghệ thuật sang các nước Hòa Lan, Bỉ, Ý và triển lãm tại Rome. Năm 1933, triển lãm tại Hà Nội, cùng năm được phong làm Giáo sư mỹ thuật tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội và trường Albert Sarraut. Sang thăm Trung quốc năm 1934, nghiên cứu hội họa đời Tống và Minh. Năm 1935 được Triều đình Huế mời vẽ tại Đại nội. Năm 1936 thực hiện bức bình phong sơn mài cho Hội chợ Quốc tế Paris và được mời làm Giám đốc Vụ Mỹ thuật Đông Dương tại Hội chợ Quốc tế này. 1938 triển lãm tại Paris. Năm 1939 cùng với nhà bác học Bửu Hội và Nhà văn Phạm Duy Khiêm tham gia kháng chiến Pháp chống Đức Quốc xã.
Suốt thời Đệ nhị Thế chiến, Lê Phổ triển lãm nhiều lần tại Pháp, Algérie, Maroc, Buenos Aires (Argentina)... 1945, triển lãm chung với Vũ Cao Đàm và Mai Thứ tại Paris. Từ 1945 đến nay triển lãm nhiều lần tại các nước Âu Mỹ, có khi làm chung với Họa sĩ Nhật Foujita. Tranh Lê Phổ được tán thưởng qua các phòng tranh quốc tế Paris, Bruxelles, San Francisco, Palm Beach, Chicago, New York, Caracas, v.v... Có tranh tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại thành phố Paris (Musée d’Art moderne de la Ville de Paris), Bảo tàng Mỹ thuật Oklahoma, Hoa Kỳ, v.v...

Tranh Lê Phổ ngày càng bán cao giá. Tại cuộc bán đấu giá của nhà Christie’s International tại Hồng Kông hôm 22-11-2014 một bức tranh của Lê Phổ vẽ năm qua Pháp 1937 đã được bán với giá 840.000 (tám trăm bốn mươi nghìn) Mỹ kim. Giá tranh cao nhất của một hoạ sĩ Việt Nam từ xưa tới nay. Trước đây 2 bức tranh được bán giá cao nhất là của Nguyễn Phan Chánh, một bức 390 Mỹ kim năm 2013, và một bức khác 407 nghìn Mỹ kim năm 2014.

Thanked by 1 Member:

#172 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/03/2021 - 22:16

CON GÁI QUANG DŨNG LẬN ĐẬN VỚI TÂY TIẾN

Những trang tài liệu hay và hiếm
ĐỌC THƠ GIỮA RỪNG

Cuối năm 1982 tôi rời Đà Lạt đưa gia đình về định cư ở vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng. Gia đình tôi có hai cháu nhỏ. Cháu trai đầu ba tuổi và cháu gái mới sinh được ba tháng tuổi. Cuộc đời tôi bắt đầu từ những năm tháng khốn khó của thời bao cấp.
Tôi gởi cháu trai vào học lớp mẫu giáo của cô Bùi Phương Hạ. Không ngờ Hạ chính là con gái của nhà thơ Quang Dũng.
Những năm đó ở vùng kinh tế mới, lãnh đạo Hà Nội đưa các thầy cô giáo của thủ đô tăng cường vào dạy học ở Lâm Đồng. Rất nhiều cô gíáo xinh đẹp đã có mặt ở đây. Hạ là một trong những cô giáo như thế.
Một buổi chiều, chúng tôi đốt lửa lên nấu một nồi chè đỗ đen, loại đỗ có hạt rất to do tôi trồng vừa mới thu hoạch mấy ngày. Chúng tôi với mấy cô giáo dạy mẫu giáo quây quần bên nồi chè ngun ngút khói, thơm lựng, trong đó có Hạ.
Hạ kể: Khi em lớn lên, em đi học ở Hà Nội mới biết thơ của cha bị coi là tiểu tư sản. Trong sách giáo khoa trung học còn có những dòng rất nặng nề về thơ của cha. Các anh chị em của em lớn lên sinh sống thật khó khăn. Bài thơ “ Tây tiến” nổi tiếng của cha trở thành oan gia cho gia đình. Họ bảo: Cha em đã đi theo cách mạng, chiến đấu mà còn mơ tưởng về những cô gái Hà Nội, là tiểu tư sản phải xem xét lại. Vậy là cuộc đời của cha em lận đận cho đến ngày qua đời trong đói khổ ở bệnh viện. Bản thân em ra trường không được vào biên chế Nhà nước. Nhưng em không quan tâm lắm, em muốn các cháu bây giờ được đi học, được vui vẻ là em mừng lắm rồi.
Trong ánh mặt Hạ lúc đó ánh lên những giọt nước mắt long lanh. Trong ánh đèn điện tù mù ở kinh tế mới tôi nhận thấy trong mắt em buồn. Nỗi buồn xa xăm vời vợi của một thời tuổi trẻ như chúng tôi.
Trong câu chuyện, tôi cố hướng về những kỷ niệm ngày xưa của nhà thơ Quang Dũng, nhưng Hạ bảo : Buồn lắm anh ơi! Và không kể gì nhiều về cha mình. Từ đó, chúng tôi coi nhau như anh em một nhà. Nhà thơ Quang Dũng lên thăm và ở lại với con gái rất nhiều ngày. Ông rất thương con vì thơ mình mà vất vả, oan khiên từ những bài thơ lãng mạn mà mình đã viết:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùng.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Những câu thơ lung linh ,sáng lòa, sang trọng như thế mà trở thành nỗi đau cho cuộc đời các con, có lẽ nhà thơ Quang Dũng cũng không bao giờ lường hết được.
Một lần nhà thơ Quang Dũng đến chơi nhà, ông đã hướng dẫn cho tôi cách tập thể dục mỗi sáng sớm trước khi bước ra khỏi giường. Ông bảo: Cần phải có một số động tác vận động làm cho toàn thân ấm lên. Không được vùng dậy bước xuống đất mà chưa khởi động. Rồi ông “ biểu diễn” cho tôi xem.
Nhà thơ Quang Dũng cao to như Tây. Ông từng bị dân quân bắt trói dẫn về trụ sở xã, vì tưởng ông là phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc. May có người biết chuyện nói cho bà con nghe, ông mới được thả.
Nhà thơ Quang Dũng ăn uống rất khỏe, nhưng rất từ tốn, chậm rãi. Hôm đó, tôi nấu một nồi bắp nếp Tây Nguyên. Đây là sản phẩm tôi lao động tự túc trên mảnh đất sau đài truyền thanh của vùng. Quả bắp to dài, hạt mẩy. Quả bắp vừa nhắc từ nồi ra còn nóng hổi. Tôi mời ông dùng, ông cảm ơn vừa cầm quả bắp, vừa ăn vừa nói chuyện. Một hồi lâu ông bảo: Mình đếm được 987 hạt nhé! Và cầm bát nước bắp luộc lên uống từ tốn. Tôi thật ngạc nhiên.
Nhà thơ Quang Dũng hay đến nhà tôi chơi. Nhà tôi lúc đó nằm ở dưới thung lũng của dốc Phì Phò, khu Đống Đa kinh tế mới Hà Nội. Căn nhà gỗ tôi mua lại của một thanh niên tiền trạm vừa về Hà Nội. Nhà lợp ngói prociment, ba bức tường xung quanh làm bằng đất sét trộn với rơm.Mặt trước là những tấm ván thưng, đứng ở ngoài nhìn thấy rõ bên trong. Quanh năm gió lùa lồng lộng. Nền nhà đất lổm chổm. Tuy vậy nhà vẫn có ba gian, xung quanh vườn toàn cỏ tranh. Nhà thơ Quang Dũng đến chơi, thường chống gậy. Cháu trai đầu của tôi khi nghe ông đến lại chạy lên dìu ông xuống nhà. Nhà hơi dốc, nhưng ông vẫn đi. Một lần, ông vừa đi chơi Đà Lạt về mang theo một nải chuối chín. Ông bảo: Đây là quà của hai cháu nhỏ.
Tôi hay gọi nhà thơ Quang Dũng bằng bác. Hai bác cháu nói chuyện rất tâm đắc. Nhà thơ Quang Dũng hôm đó ở lại dùng cơm trưa với gia đình. Đến chiều, tôi đưa nhà thơ Quang Dũng về nhà Bùi Phương Hạ. Nói là nhà của Hạ, thật ra là căn phòng nhỏ trong khu tập thể dành cho giáo viên. Hai bác cháu vừa đi chậm rãi, vừa nói chuyện từ khu Đống Đa vào đến Trường Đông Anh dưới dốc Bà Mão hơn 7 cây số. Nhưng khi tôi hỏi nhà thơ Quang Dũng về những ngày khó khăn khi bài thơ Tây Tiến bị “ đánh”, thì bác nói sang chuyện khác, và có chút gì đó sờ sợ trong ánh mắt của nhà thơ. Tôi lại nói sang chuyện khác, thấy nhà thơ vui hẳn lên. Bác hỏi tôi về việc Hạ sẽ lấy chồng ở Nam Ban, ý tôi thế nào.v.v…Những lúc rỗi, ông hay lên Đà Lạt chơi và rất yêu vùng đất này. Nhà thơ cũng có dự định vào Nam Ban ở hẳn với gia đình tôi để viết truyện ký, làm thơ. Nhưng mấy năm sau trở về Hà Nội do sức khỏe không được tốt nên nhà thơ không vào được nữa.
Một lần, nhà thơ Quang Dũng bị tai biến. Bàn tay của nhà thơ không duỗi ra được. Bùi Phương Hạ chăm sóc cho bố tận tình. Nhưng hằng ngày nhà thơ Quang Dũng vẫn đi ra giếng của hợp tác xã cách khu tập thể giáo viên mấy trăm mét, xách nước về cho Hạ. Hạ không đồng ý, nhưng nhà thơ bảo rằng: Cần phải tập luyện để bàn tay trở lại như cũ. Lần sau, vào thăm nhà thơ Quang Dũng, bác khoe đã viết được rồi và đưa cho tôi xem mấy trang bản thảo nhà thơ vừa viết xong. Nét chữ tuy không còn như xưa, nhưng vẫn hiện lên những cảm xúc mà ông dành tâm huyết thổ lộ trong đó.
Ngày Bùi Phương Hạ còn dạy học ở Nam Ban, Hạ có tặng cho tôi một bức ảnh về nhà thơ Quang Dũng đội mũ ca-lô. Tôi thấy chiếc mũ hơi là lạ. Tôi hỏi. Hạ giải thích: Đó là chiếc mũ làm bằng…chiếc khăn quàng bằng len. Em quấn chiếc khăn lên đầu bố, kết thành chiếc mũ ca-lô như thời bố đi bộ đội Tây tiến. Con trai bác Trần Lê Văn ( bạn thân của nhà thơ Quang Dũng) đã chụp bức ảnh này và tặng em. Sau đó tôi đã gởi bức ảnh kèm theo bài viết về Quang Dũng in trên báo Lâm Đồng.
Khoảng cuối năm 1984, Bùi Phương Hạ và một số cô giáo đi tăng cường ở vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng được trở về thủ đô. Tháng 8 năm 1988, tôi ra Hà Nội và cùng anh trai tôi là nhà văn Trần Phương Trà, công tác ở Ban văn nghệ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đi xe đạp đến trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ Việt Nam số 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Hôm đó là ngày tang thương của giới văn nghệ. Nỗi buồn không sao tả nổi, khi ba chiếc quan tài sắp xếp bên nhau của nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và cháu Lưu Quỳnh Thơ. Không ai bảo ai, mọi người lặng lẽ, đau buồn, nước mắt cũng lặng lẽ trào ra.
Sau đó, tôi đề nghị anh trai tôi chở tôi ghé qua thăm nhà thơ Quang Dũng ở nhà số 45 khu tập thể Nguyễn Công Trứ. Thời kỳ đó, Quang Dũng đang bệnh nặng. Ông nằm trên chiếc giường bệnh, phủ drap trắng. Tôi không tin trước mắt mình là nhà thơ Quang Dũng. Một con người to cao như Tây ngày nào, bây giờ là một bộ xương khô, teo tóp, lọt thỏm trên chiếc giường hơn một mét rưỡi. Trên khuôn mặt ông vẫn rạng rỡ. Mắt ông nhắm nghiền. Bà Bùi Thị Thạch, vợ nhà thơ Quang Dũng ghé miệng vào tai nhà thơ nói nhỏ: Có anh Trác ở Lâm Đồng ra thăm ông. Tôi thấy trên khóe mắt nhà thơ hai giọt nước mắt rơi ra lăn xuống đôi má hóp. Miệng ông thoáng một nụ cười nhẹ. Hôm đó tôi mang theo máy ảnh, nhưng không dám chụp, sợ ánh đèn flass lóe lên ảnh hưởng đến sức khỏe của nhà thơ Quang Dũng. Trên đường về, tôi kể lại, anh trai tôi trách sao không chụp ảnh. Mỗi lần nhớ đến, tôi rất lấy làm tiếc.
Rời Hà Nội trở về Đà Lạt, trong một thời gian ngắn sau đó tôi nhận được tin nhà thơ Quang Dũng đã từ trần tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Sau này khi theo học khoa ngữ văn trường Đại học Đà Lạt năm 1986, tôi đã làm luận văn tốt nghiệp “ Đất nước, con người trong thơ Quang Dũng”, là một trong những luận văn lúc đó được nhà trường đánh giá cao.
Để có những ngày bên nhà thơ Quang Dũng, tôi thầm cảm ơn Bùi Phương Hạ. Hạ có chiều cao như bố. Mỗi lần anh em đi chơi với nhau, tôi bao giờ cũng đi trên lề cao, Hạ đi dưới lòng đường. Tôi chỉ có 1,65 mét, trong lúc đó Hạ cao hơn 1,7 mét. Khuôn mặt của Hạ đẹp như bố, mắt to, mũi cao. Về sau, Hạ lấy Nam, sinh được cháu Bảo. Cháu Bảo rất đẹp trai, khuôn mặt giống mẹ. Khi nghe tin Bùi Phương Hạ mất, tôi thật sự bàng hoàng. Thương Hạ, tôi viết bài thơ:
.
Cha thương em lặn lội lên rừng
Đêm trở rét dạ sờn không đủ ấm
Ngoài kia gió quần lên cấp chín
Dáng cha to bè đốt lửa đêm đêm
Em bình lặng như đời trong sạch quá
Em vô tư đến lớp đến trường
Bầy em nhỏ trong căn nhà nhỏ
Làm dịu êm một kiếp ly hương
Mười năm ra trường còn lận đận
Vì em – con Quang Dũng nhà thơ
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,”
Câu thơ xưa gian khó đến bây giờ…
Hà Nội hôm nay nhà cao, đường rộng
Em trở về tay trắng như xưa
Ba năm lên rừng, em vào biên chế
Cuộc đời thêm trang biết mấy cho vừa
Anh thảng thốt
không ngờ
em ra người thiên cổ
Ngày nào đây còn sưởi lửa cùng nhau
Nhà thơ lớn – cha em ngồi đó
Bóng ông đỏ lừ sáng mãi mai sau.
Mấy lần ra Hà Nội, tôi đến thăm nhà thơ Trần Lê Văn, Ngô Quân Miện, Lữ Giang, nhạc sĩ Mặc Hy … những người bạn rất thân của nhà thơ Quang Dũng, tôi được nghe nhiều câu chuyện về nhà thơ Quang Dũng, càng hiểu hơn nhân cách lớn của ông. Bây giờ tôi không còn được thấy nhà thơ Quang Dũng, em Bùi Phương Hạ bằng xương bằng thịt – nhưng hình ảnh của hai bố con ông luôn hiện hữu trong tôi. Những kỷ niệm không thể nào quên ấy sẽ mãi mãi đi suốt cuộc đời của tôi. Đó là những con người mà tôi vô cùng yêu quý, kính trọng. Những năm tháng khó khăn ,vất vả của thời bao cấp không làm cho hai bố con gục ngã. Nhân cách lớn đã làm nên một con người, không chỉ là những bài thơ để đời và ở lại với triệu triệu trái tim người mà là đạo lý làm người của nhà thơ Quang Dũng.
Trần Ngọc Trác
- - -
Nhân cách lớn làm nên một con người. Quang Dũng (1921–1988) là tác giả một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ… Ngoài ra ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ. Sau vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, ông bị phê bình nặng nề, sống ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Con gái ông, Bùi Phương Hạ lận đận vì lý lịch của cha.
Năm 1982, Quang Dũng vào thăm con gái ở khu kinh tế mới Lâm Đồng, sống ở đó vài năm. Nhà thơ Trần Ngọc Trác khi đó làm việc tại đây, đã có mối quan hệ thân thiết với hai cha con nhà thơ. Trác đã viết lại bài viết này sau khi Quang Dũng mất. Bùi Phương Hạ cũng qua đời sau ông vài năm.

Ảnh: Nhà thơ Quang Dũng và con gái Bùi Phương Hạ (ảnh tư liệu của TNT)
Tác giả Trần Ngọc Trác

Nguồn bài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#173 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/04/2021 - 18:54

PHÁC HỌA TRỊNH CÔNG SƠN

Thời chiến, dù muốn dù không, những người thanh niên đều buộc phải chọn lựa, buộc phải đứng về một phe nào đó. Nếu không đăng lính VNCH để đi theo sự nghiệp Bảo Quốc An Dân thì cũng nhảy núi lên xanh, mưu cầu một con đường, cho dù ban đầu còn nhuốm màu mơ mộng. Họ được gọi bằng cái tên đầy bi tráng: Trai thời loạn. Còn một cách khác để không phải cầm vũ khí: theo nghiệp công chức. Trịnh Công Sơn lựa chọn cách thứ 3.

Sau khi học một niên khóa ở trường Thiên Hựu (1957-1958), vào Đà Nẵng thi và đỗ tú tài, cũng vừa khi Bộ Quốc gia giáo dục Sài Gòn chiêu sinh để mở trường Sư phạm Qui Nhơn. Vì sợ bị bắt đi lính nên cậu học sinh Trịnh Công Sơn đã lập tức đăng ký học trường này, cho dù gõ đầu trẻ chưa chắc là con đường mà nhạc sĩ tương lai hứng thú, môi trường sư phạm gò bó không hẳn đã phù hợp với tâm hồn nghệ sĩ luôn lãng đãng, cô đơn, mà có lẽ nơi này chỉ là điểm trú chân tránh tháng ngày bom đạn. Từ đây, phố biển Qui Nhơn xuất hiện một ban nhạc đình đám “Thanh Sơn Hải”. Thanh: Trương Văn Thanh, cây violon quen thuộc trong những buổi thánh lễ trong nhà thờ ở Huế, Sơn: Trịnh Công Sơn: chơi guitar thùng cự phách và Hải: Hồ Quang Hải, cây guitar điện chuyên chơi Kích động nhạc trong các vũ trường. Có lẽ ít ai ngờ, đây chính là thời kỳ nâng bước sáng tác và đưa tên tuổi Trịnh Công Sơn nổi danh trong làng nhạc. Chàng nhạc sĩ trẻ được biết tới với những ca khúc được nồng nhiệt chào đón ngay từ khi mới ra đời: Chiều chủ nhật buồn, Vết lăn trầm, Nắng thủy tinh, Cát bụi, đặc biệt là bài Biển nhớ với câu chuyện tình trong sáng của chàng sinh viên Trịnh Công Sơn với cô thiếu nữ Bích Khê “Trời cao níu bước sơn khê”. (Đây không phải là lần duy nhất nhạc sĩ đưa tên người tình vào bài hát, ví dụ: Em theo đời cơm áo. Mai ra cùng phố xôn xao, Diễm xưa, Từ khi trăng là Nguyệt, đèn thắp sáng trong tôi, Bống nhảy lên bờ Bống đi chơi phố, Ta mang cho em một đóa Quỳnh...).

Tài năng âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã được công chúng thừa nhận, chỉ xin điểm qua vài nhận xét mang tính cá nhân. Nhạc Trịnh Công Sơn rất đơn giản, mỗi bài chỉ cần thuộc 3 hợp âm là đánh được, vì thế nó luôn được lấy làm giáo trình dạy guitar cơ bản, và có lẽ chính điều đó khiến nhạc Trịnh có điều kiện lan tỏa và được người nghe nhạc bình dân quen thuộc hơn so với những nhạc sĩ đương thời khác. Xét về kỹ thuật viết nhạc, Trịnh Công Sơn không thể so sánh với Phạm Duy hay Văn Cao như một số người hâm mộ đánh giá. Phạm Duy tung hoành ở tất cả các thể loại, và rất khó để ai vượt qua. Ông viết tình ca, dân ca, hùng ca, quân ca, tục ca, trường ca, tâm ca, tâm phẫn ca, du ca, Đạo ca, Thiền ca, tị nạn ca, ngục ca, thơ phổ nhạc…nội dung nào cũng để lại dấu ấn đỉnh cao với kỹ thuật âm nhạc điêu luyện. Văn Cao, gương mặt tiêu biểu của nền tân nhạc, người mà chính Phạm Duy tự nhận, mình đã chịu nhiều ảnh hưởng trong sáng tác, thì lại là ông hoàng của thứ nhạc sang trọng, mang nhiều nét Tây phương. Văn Cao bên cạnh tài năng âm nhạc, còn một bản lĩnh sống kiên cường, cho dù ông bị vùi dập một thời gian khá dài sau vụ Nhân văn giai phẩm, nhiều sáng tác của ông bị cấm lưu hành ở miền Bắc. Nếu là Văn Cao, trong trường hợp đó, chưa biết Trịnh Công Sơn có giữ được bản lĩnh như vậy không.

Cái hay, cái lạ của nhạc Trịnh Công Sơn là ở phần ca từ và âm điệu. Về ca từ, mỗi bài hát có giá trị tồn tại độc lập như một bài thơ với những ẩn dụ đẹp, sâu sắc, mang thiền tính cao. Nhạc của ông ảnh hưởng triết lý Phật giáo, có nhiều điển tích, đòi hỏi sự am hiểu nhất định mới cảm thụ được hết cái sâu xa đẹp đẽ của câu chữ… Nhưng có hề gì, chả phải có nhiều bài thơ đọc lên chỉ thấy hay, còn nói hay thế nào chưa chắc ta đã cắt nghĩa nổi. Đó là sự hấp dẫn bí ẩn của thi ca. Về âm điệu, có thể, do sinh ra và lớn lên ở Huế, vùng đất thấm đẫm không gian Phật giáo nên nhạc Trịnh có giai điệu như câu kinh, tiếng kệ ngân nga, ru vỗ phù hợp với sự xoa dịu nỗi đau thương mệt mỏi thời loạn lạc và sau này là thời kỳ hậu chiến thiếu thốn, đói kém cả vật chất lẫn tinh thần. Có thể nói, trong nhạc Trịnh Công Sơn, nếu ca từ hay và sâu sắc bao nhiêu thì tiết tấu và giai điệu đơn giản bấy nhiêu.

Quan sát kỹ, thấy rõ một điều Trịnh Công Sơn được khán giả miền Bắc ái mộ, thì với giới mộ điệu âm nhạc miền Nam, Trịnh Công Sơn không phải cái tên duy nhất, không muốn nói ít nhiều kỳ thị khi nhìn nhận, đánh giá. Có thể lý giải: Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ đầu tiên của Miền Nam được người Bắc tiếp xúc sớm nhất, với những bản tình ca lạ lẫm từ nhạc tới lời, khác hoàn toàn với những ca khúc cách mạng ngự trị hàng mấy thập niên, những bản tình ca ngọt ngào vẫn cứ phải thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí chiến đấu, vì thế, “nhạc Trịnh” trở thành lựa chọn hàng đầu với sở thích nghe nhạc của dân Bắc bảo thủ, cực đoan trong cả yêu và ghét khi văn hóa miền Nam giải phóng tâm hồn người Bắc. Những nhạc sĩ tài danh khác, tới khi internet phát triển mới có cơ hội lan rộng ra ngoài vĩ tuyến 17. Ngược lại, với miền Nam, vốn có một nền âm nhạc nói riêng và nền văn nghệ nói chung vô cùng phóng khoáng, hiện đại, trữ tình, vừa nối tiếp mạch tân nhạc tiền chiến với những tài hoa di cư từ Bắc vào Nam sau 1954, vừa nở rộ tài năng từ mảnh đất châu thổ Cửu Long Giang, từ phố núi Đà Lạt với những tên tuổi rực rỡ như Phạm Duy, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Nguyễn Văn Đông, Tuấn Khanh, Duy Khánh, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Trường Sa… khiến cho họ có nhiều lựa chọn, và Trịnh Công Sơn lại chỉ được yêu, ghét qua từng giai đoạn lịch sử, gắn liền với những nhạc phẩm của ông theo từng khúc đoạn thời gian và theo cả cảm quan chính trị. Không phải không có lý khi những người miền Nam sống từ giai đoạn 1975 trở về trước thờ ơ, kỳ thị với âm nhạc Trịnh Công Sơn vì lập trường chính trị mơ hồ, xu thời của ông. Thậm chí có người còn cho rằng, muốn nghe nhạc của Trịnh Công Sơn thì chỉ nghe nhạc thôi chứ đừng để ý đến người sáng tác.

Vì sao?
Cuối đời, Trịnh Công Sơn có nhạc phẩm tuyệt hay, mà theo tôi, không ca sĩ nào hát thấm hơn chính ông: Tiến thoái lưỡng nan. Đó có thể coi là bản tổng kết bằng âm nhạc cho cuộc đời của nhạc sĩ tài năng này. Đâu phải chỉ có lúc bấy giờ, Trịnh Công Sơn mới tiến thoái lưỡng nan. Dường như, cả cuộc đời ông là sự lưng chừng, lỡ cỡ, hai chân đặt ở 2 con thuyền, không tiến không lui, không tà không chính, lập trường chính trị không rõ ràng, ngay cả âm nhạc cũng là sự bội phản, phủ định lẫn nhau.

Trong đời, ông mâu thuẫn trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Trước 1975, ông thân thiết với Đại tá Lưu Kim Cương, một sĩ quan không quân tài hoa có tâm hồn nghệ sĩ. Cũng chính vì đam mê âm nhạc, Lưu Kim Cương mới mời Trịnh Công Sơn- Khánh Ly vào hát ở câu lạc bộ sĩ quan Không quân, còn gọi là câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, và Trịnh Công Sơn đã kết thân với Đại tá Lưu Kim Cương từ dạo đó. Khi Đại tá tử trận, Trịnh Công Sơn đã có bài hát nổi tiếng Hát cho một người nằm xuống để bày tỏ nỗi tiếc thương. Mặt khác, ông lại thân thiết với Ngô Kha, một sinh viên theo Cách mạng và sau 1975 là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, những người khá có “uy thế” với văn nghệ miền Nam nói chung và xứ Huế nói riêng sau ngày thống nhất.

Trong âm nhạc, Trịnh Công Sơn mâu thuẫn với chính ông.
Ở đề tài nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ sự mâu thuẫn này. Ông không theo Cộng hòa, dù sống trong chính thể Cộng hòa. Ông sợ cảnh đại bác đêm đêm dội về thành phố, ông thương những kiếp người lầm than điêu linh trong bom đạn nhưng không đặt ra câu hỏi, Ai là kẻ đêm đêm nã đại bác vào thành phố? Những người bạn tôi sau này có kể lại, đại bác đó dội vào những khu gia binh, bởi lính VNCH hay mang theo gia đình, có vợ và con nhỏ, dội đại bác vào đó để gây bấn loạn tinh thần của binh sĩ. Thời gian ở Qui Nhơn, Bảo Lộc hay khi ở Quán Văn Sài Gòn chính là những tháng ngày Trịnh Công Sơn trốn lính. Ông viết những ca khúc phản chiến, và tự đặt mình đứng ra ngoài, đứng lên trên, cao hơn cuộc chiến, cho dù ông đau nỗi đau của thân phận người dân trong một đất nước đầy bom đạn. Phản chiến nhưng không nhận thức một cách rõ ràng vì sao có chiến tranh và cần làm gì để kết thúc nó. Nhiều người gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Tôi cho rằng, so sánh như vậy là khập khiễng. Bob Dylan không chỉ phản đối chiến tranh, ông còn viết những ca khúc đòi nhân quyền, chống kỳ thị chủng tộc, và hơn thế, tâm thế mà người Mỹ tham chiến trên chiến trường Việt Nam, Triều Tiên khi đó hoàn toàn khác cuộc chiến trong lòng đất nước Việt Nam. Trịnh Công Sơn, qua nhiều bài hát, thể hiện cái nhìn mang tính tiên tri. Ông là nhạc sĩ đầu tiên nhìn nhận chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến, vì thế trong các sáng tác, ông gần như không nhắc tới sự có mặt của người Mỹ. Hình ảnh của họ chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong trái mìn claymore ở bài Đại bác ru đêm. Có câu chuyện thế này. Thầy Bửu Ý trước khi vào Saigon dự đám tang Trịnh Công Sơn có hỏi anh Đ.N.P.H., một guitarist có tiếng, dạy Học viện Âm nhạc Huế: “Thầy vào dự đám tang, em có gửi gì không?” thì anh Đ.N.P.H. đã trả lời, “Âm nhạc của anh đã giết chết một thế hệ thanh niên mới lớn như tụi em. Những ca khúc trong tuyển tập Da Vàng đã sinh ra một thế hệ thanh niên yếu đuối và hèn nhát”. Có thể, đó chỉ là suy nghĩ của 1 cá nhân, trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nhưng không phải là không có lý.

Trịnh Công Sơn, cũng như hàng triệu người Việt lúc bấy giờ ước mơ, hi vọng về một đất nước thống nhất hòa bình “Bắc Nam Trung tình nghĩa mặn nồng, bước ra ngoài một lần diệt vong dựng mái nhà chung”. Từ tâm lý đó, có thể hiểu được tại sao ông đọc lời kêu gọi Văn nghệ sĩ trên đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975. (Có người đã viết: Vào 11h30 ngày 30/4: có một nhạc sĩ thiên tài qua đời và 1 nhạc sĩ ba phải ra đời). Rồi, hơn ai hết, Trịnh Công Sơn âm thầm đau xót trong nỗi cô đơn, thất vọng không dễ gì bày tỏ của một người luôn chọn tránh đạn bằng cách cúi mình giữa 2 làn đạn, và cả hai phía đều nhìn ông bằng con mắt hoặc thù địch, hoặc nghi ngờ. Dường như, Trịnh Công Sơn chưa bao giờ chọn cho mình một tâm thế đứng thẳng, rạch ròi, mà thường nghiêng ngả theo thời cuộc, theo những nhân vật của thời cuộc và trở thành nạn nhân của chính mình. Bởi thế, dù tôi, một người Bắc yêu ghét cực đoan có thời gian rất dài chỉ nghe nhạc Trịnh, tới giờ vẫn thích nghe, nhưng càng ngày càng hay đặt ra những câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Tôi không lý giải được:

Tại sao một người từng viết Ca dao Mẹ, Gia tài của Mẹ, Bà mẹ Ô Lý, …lại có thể viết Huyền thoại Mẹ? Hơn chục năm trước, Tết Mậu Thân 1968, Trịnh Cộng Sơn phải trốn chui trốn nhủi y như một nhân vật trong phim Đất Khổ mà ông đóng vai nam chính, suýt chết dưới tay những người tấn công thành phố Huế, mà sau 1975, ông lại viết rất ngọt, mượt về một bà mẹ đứng dưới mưa “ngăn từng bước chân thù”. Thù nào? Lẽ nào lại là những người bạn từng che chở, cưu mang khi ông trốn lính “dư sức qua cầu”? Lẽ nào ông không nhìn thấy những người mẹ, người vợ mỏi mòn chờ con chờ chồng đi cải tạo mãi mãi không về? Lẽ nào ông không nhớ những lời mình từng viết Xác người nằm trôi sông trôi trên ruộng đồng. Trên nóc nhà thành phố trên những đường quanh co. Xác người nằm bơ vơ dưới mái hiên chùa. Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu….Xác người từ đâu ra, chắc Trịnh Công Sơn hiểu hơn ai hết.

Trịnh Công Sơn từng chơi thân với 1 vài chỉ huy có tiếng tăm của Quân Lực VNCH, khi Đại tá Lưu Kim Cương tử trận, ông viết ngay một nhạc phẩm để đời trên chuyến bay C130 từ Huế vào Saigon, nhưng sao khi các bạn là sĩ quan đi tù thì ông không viết được bài nào cả? Tại sao ông không viết được một câu hát về những người bạn sĩ quan đang bị tra tấn, hành hạ, ngược đãi trong các nhà tù sau 1975? Khi hơn 3000 người lính của Quân lực VNCH đủ mọi binh chủng đang sống cuộc đời tù tội địa ngục trần gian tù La Sơn, Nam Đông, Khe Tre, Buôn Hồ, Cồn Tiên, Ái Tử, Đô Lương, Bình Điền, Hàm Tân, Suối Máu, Ba Sao, Hồng Ca, Tân Lập, Cổng Trời Cán Tỷ… thì ông thong dong hát Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười. Ông thanh thản hát Chiều trên quê hương tôi có những chốn riêng cho mọi người, những con đường lứa đôi, những góc hè phố vui…

Tại sao nhạc Trịnh viết về thân phận con người thấm thía như thế nhưng khi đồng bào miền Nam bị đày ải trên các vùng kinh tế mới, thiếu ăn thiếu mặc, chết đói chết rét, phải chấp nhận đánh cược tính mạng làm mồi cho cá để vượt biên, thành thuyền nhân, bộ nhân để tìm đường sống thì ông lại không viết được 1 bài nào về những phận người mong manh đó, ông không viết được một câu chia sẻ sự thống khổ của đồng bào bị cướp nhà, cướp tài sản, bị tước đoạt nhân phẩm, bị xua đuổi ra khỏi nơi đang sống, phải lên vùng núi rừng heo hút sống lay lắt bằng cách khai hoang, bị xua đuổi phải bỏ nước mà đi. Tệ hơn, ông hồn nhiên hát Em ra đi nơi này vẫn thế, vẫn vô tư hỏi Em còn nhớ hay em đã quên? Nhớ gì và quên gì?… Khi những em gái Saigon chỉ quen với sách bút, mặc áo dài, đi giày cao gót bị đưa ra biên giới làm việc trên các nông trường lam sơn chướng khí, thực chất là một việc vô cùng thiếu nhân đạo, một sự đày ải khủng khiếp mà ông có thể cất lên những gia điệu rộn ràng tươi vui Em ở nông trường em ra biên giới? Ông có biết sự kiện 8 cô gái TNXP cùng với gần 2 chục đồng đội của mình bị bọn Polpot giết hại không lâu trước đó?

Sau rất nhiều hứng khởi của Hoa xuân ca, Em ở nông trường em ra biên giới, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Huyền thoại mẹ, 20 mùa nắng lạ.., có lẽ ông bắt đầu thấm mệt với trò chơi đu bám thời cuộc. Hoặc giả, khi đó xã hội bắt đầu có sự cởi mở hơn với những đề tài sáng tác, thì Trịnh Công Sơn bộc lộ sự chán chường không thể che đậy. Hàng loạt ca khúc sau này chính là nỗi lòng ông. Có lẽ, đó là những bản nhạc thật lòng nhất. Hãy nghe Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Đâu phải chỉ tuyệt vọng vì người con gái ông yêu bỏ đi lấy chồng. Nó còn là sự an ủi chính mình khi tuyệt vọng về một con đường ước mơ, một xã hội đẹp đẽ trong trí tưởng nay đã thành tuyệt lộ. Hãy nghe Mẹ bỏ con đi đường xa vạn dặm…đâu chỉ là người mẹ thương yêu ông hết lòng. Đó còn là Mẹ Việt Nam đã bỏ con đi…Mẹ bỏ con đi…những đứa con gia tài của mẹ, lai căng và bội tình. Hãy nghe Đi mãi trên đường để thấy một con đường đi mãi, đi đi và không tới.. Làm sao mà tới được khi đó là đường tới thiên đường mù. Tiến thoái lưỡng nan có thể nói là bài hát cuối cùng mà Trịnh Công Sơn trút tất cả nỗi niềm. Một sự bơ vơ, bế tắc, hối hận, biết sai lầm nhưng không thể còn thời gian để kịp sửa chữa. Dù đi về cuối ngõ nơi quê nhà hay đi về nơi cuối trời vĩnh hằng, thì sống hay chết, cũng không thể lựa chọn lại. Nên mới bơ vơ, hoang mang, chênh chao, không đi đâu nữa, chỉ ngồi để tôi tìm lại tôi. Có thể nào tìm lại? Có tìm được không? Trịnh Công Sơn là nhà tiên tri bằng âm nhạc. Nhưng ông có tiên tri được nỗi cô đơn cay đắng của mình?

* Bài viết này được viết khi nghe những chia sẻ của một người bạn lớn về Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông. Có thể hợp lý có thể chưa vì đó là những suy nghĩ cá nhân. Những ý tốt nhất của bài viết là từ ý tưởng của bạn tôi. Thậm chí, có nhiều câu tôi chép lại nguyên văn. Tôi chỉ biên soạn lại cho phù hợp những điều vừa tầm tôi suy nghĩ. Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp của những bậc tiền bối và bạn bè.
bài viết của bạn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, một cô giáo hiện đang sống ở Hải Phòng.

Thanked by 1 Member:

#174 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/04/2021 - 21:20

ĐÔI LỜI VỀ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN (FB Công Dũng Trương)

Tôi đọc bài "Cuộc đổi chác bằng chính phẩm giá người nghệ sĩ" của tác giả Trần Tiến Dũng, thấy cần phải nói thêm về chuyện này.

Chủ đề chính của bài viết tập trung vào lời kêu gọi hợp tác với chính quyền mới của Trịnh Công Sơn trên đài Sài Gòn ngay sau tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, trong đó có yêu cầu mọi người "xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước".

Vì sao Trịnh Công Sơn có những lời lẽ như vậy? Tôi xin nhường câu trả lời cho mọi người sau khi tôi kể một chuyện nhỏ sau đây.

Tôi tham gia chiến dịch đánh chiếm Sài Gòn theo chỉ đạo của Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, xâm nhập vào Sài Gòn từ ngày 28-4-1975. Tôi gặp lại những người bà con ở Sài Gòn vào buổi sáng ngày 1-5-1975.

Chiều ngày 2-5, đại tá Lương - chủ bút báo Quật Cường của cảnh sát Sài Gòn, là người bà con xa của tôi - và hai sĩ quan cấp tá dưới quyền mời tôi dùng cơm tại tiệm ăn ở góc đường Bùi Viện và Đề Thám. Ngoài những chuyện khác thì chủ đề chính trong buổi nói chuyện là đại tá Lương nhờ tôi giúp, và nói với cậu Sáu của tôi giúp - cho đại tá Lương và các sĩ quan thân cận của ông ấy vào làm việc cho báo Giải phóng của cách mạng, vì từ nay đã hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Cậu Sáu tôi khi đó là Thư ký Tòa soạn của báo Giải Phóng.

Tôi biết rất rõ về đại tá Lương. Ông tốt nghiệp Quốc gia Hành chánh khóa 1. Ông còn là viên chức cao cấp của CIA tại Việt Nam. Tôi không ngờ ông ta ngây thơ đến mức như vậy.

Tôi nói thẳng với đại tá Lương và hai sĩ quan của ông ta: "Các anh trốn ngay đi. Không có chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc đâu". Mọi người ngạc nhiên nhưng không tin tôi. Hôm sau họ ra trình diện để bị bắt tập trung cải tạo trên 10 năm.

Đến đại tá chủ bút báo Quật Cường của cảnh sát, trình độ Quốc gia Hành chánh khóa 1, viên chức cao cấp của CIA mà còn ngây thơ như vậy, nói gì đến chàng nhạc sĩ yếu đuối Trịnh Công Sơn.

Cả dân tộc này đã rất nhiều lần bị lừa, các bạn không biết sao?

Ảnh từ internet: Việt Nam Thương Tín là con tàu đưa hơn 650 người di tản sang Mỹ vào 30/4/1975. Tàu bị B40 nã vào khiến nhà văn Chu Tử và hai cháu bé tử nạn. Sau khi đến đảo Guam, con tàu do Hải quân Trung tá Trần Đình Trụ điều khiển đưa hơn 1.600 người Việt hồi hương. Trung tá Trụ quay về với lý do còn lại gia đình ở Việt Nam. Sau đó ông bị tù cải tạo đến 13 năm. Năm 1990, ông sang Mỹ theo diện HO.

Thanked by 2 Members:

#175 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/04/2021 - 21:41

ĐỊNH MỆNH DO ƠN TRÊN QUYẾT ĐỊNH
Nguồn: Fb Huỳnh Hoài Niệm
Chúc mừng gia đình ông Trương Văn Hào

Vượt biên, bị cướp biển, thất lạc: Cha và con đoàn tụ

LTS - Đối với người tị nạn Việt Nam, có lẽ chưa có câu chuyện nào cảm động bằng cuộc hội ngộ của hai cha con ông Trương Văn Hào, sau 34 năm xa cách.
Khi biết tin, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc được với ông Hào và được ông kể lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, nhật báo Người Việt đăng câu chuyện này để độc giả cùng suy ngẫm.

ROCHESTER, New York (NV) -“Ngay khi vừa nhìn thấy nó, tôi cảm giác như mình vừa tìm lại được vật gì quý giá lắm mà mình đánh mất từ lâu, cảm giác như vậy đó cô.”
Ông Trương Văn Hào, qua cuộc điện thoại lần thứ hai với phóng viên Người Việt vào lúc hơn 10 giờ đêm Thứ Hai, trước ngày Lễ Tạ Ơn, nhắc lại cảm xúc của ông, khi nhìn thấy đứa con trai bị thất lạc từ 34 năm trước.

Trong cuộc điện thoại này, ông Hào cho biết đứa con trai mới tìm lại được, lúc đó đang ở Thái Lan, vừa hoàn tất cuộc phỏng vấn xin chiếu khán nhập cảnh vào Mỹ và đã được chấp thuận, với sự can thiệp của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Chuck Schumer (Dân Chủ-New York).

Câu chuyện tái ngộ của cha con ông Trương Văn Hào và Samart Khumkham (tức Trương Văn Khai), một người ở Rochester, New York, và một người ở một tỉnh xa xôi của Thái Lan, một lần nữa vừa gợi lại những thời khắc đau thương của những ai từng là thuyền nhân. Đồng thời, câu chuyện lại mở ra thêm hy vọng cho những cha mẹ từng bị mất con, làm cho niềm tin của họ mạnh thêm, với hy vọng, đến một lúc nào đó, may mắn sẽ mỉm cười với mình.

Câu chuyện của 34 năm trước ...

“Tôi cùng vợ và đứa con trai mới 6 tháng tuổi, tên Trương Văn Khai, rời đảo Phú Quốc ngày 22 Tháng Mười Hai, 1977.” Ông Hào chầm chậm kể lại câu chuyện của mình:

Sau năm ngày lênh đênh trên biển, khi còn cách Songkhla, Thái Lan, chừng 35 dặm thì tàu ông Hào “bị bể.” Cùng lúc đó, họ gặp một chiếc tàu đánh cá Thái Lan, “thế là chúng tôi lên hết trên chiếc tàu Thái, và ở đó bốn ngày.”

Theo lời ông, ngay từ khi lên tàu, thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá “đã tỏ ra rất thích thằng bé. Ông ta đòi mua nó, nhưng chúng tôi không đồng ý.” Ông Hào kể. Cũng chính từ chi tiết này, mà hơn ba thập kỷ trôi qua, ông Hào vẫn tin rằng con trai ông còn sống.

Mọi chuyện vẫn bình thường, tuy nhiên, đến tối ngày thứ tư, “Sau khi người thuyền trưởng bỏ sang một chiếc tàu khác đi mất,” những người đàn ông Việt Nam bị những người Thái còn lại trên tàu bắt nhảy xuống biển.

“Tôi cùng một anh đi cùng cứ lênh đênh như vậy trên nước. Đến khoảng 6 giờ chiều hôm sau thì chúng tôi mới được một chiếc tàu đánh cá vớt.” Ông Hào tiếp tục nói: “Tôi cũng không biết bằng cách nào mà tôi đã sống.”

Ông Hào ở lại trên chiếc tàu này làm việc khoảng hai tuần, “cũng kéo cào, lặt cá.” Sau đó, họ lái tàu vô gần bờ, thả ông xuống, để ông tự bơi vô bờ.
Ông Hào được cảnh sát Thái “đưa vào trại.”

“Chừng một, hai tuần sau thì có một người Thái gốc Việt đi vào trại báo tin cho biết dân địa phương vừa mới vớt được hai xác người đàn bà và đã chôn cất. Hỏi thì nghe mô tả quần áo rất giống với quần áo vợ tôi và vợ người bạn đi cùng. Trên chiếc tàu chúng tôi đi vượt biên chỉ có hai người phụ nữ thôi. Khi đó tôi xin ra ngoài để đi đến đó hỏi thăm nhưng họ không cho ai ra khỏi trại.

Từ đó tôi không còn biết tin tức gì nữa.” Ông Hào nói một cách nặng nề.
Sau gần năm tháng ở trong trại, ông Hào được người thân bảo lãnh sang định cư tại Mỹ.

Hành trình tìm con

Tin chắc là vợ mình đã chết, nhưng “trong suốt thời gian qua, chưa bao giờ tôi nghĩ là con tôi chết. Tôi tin là nó còn sống và đang ở đâu đó.” Chính từ niềm tin mãnh liệt này, mà chừng năm, sáu năm sau khi đến Mỹ, ông Hào tìm đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ nhờ tìm kiếm con trai ông.

“Nhưng lần đó họ nói tôi không có đủ tin tức cần thiết, như không có hình ảnh, hay giấy tờ gì. Cái gì tôi cũng không có bởi vì bị mất hết rồi.”
Dù bận bịu với cuộc sống, lập gia đình mới, có con nhỏ, ý định tìm đứa con trai thất lạc vẫn lẩn quẩn trong tâm trí người cha. Chừng 10 năm sau, ông Hào lại đến Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ một lần nữa, “cũng làm đơn nhờ họ kiếm, nhưng rồi câu trả lời vẫn là như vậy.”

Đến cuối tháng Năm vừa rồi, “khi mới xong khóa học mùa Spring, tôi mua vé đi Thái Lan tìm con tôi.”
Và chuyến đi kéo dài một tháng này của người cha đã thật sự có kết quả.

Chặng thứ nhất

Ông Trương Văn Hào rời New York vào ngày cuối tháng Năm để thực hiện cho bằng được, một lần, hết sức mình, việc tìm kiếm đứa con rời xa ông khi nó mới sáu tháng tuổi. Ông đi, mang theo trong lòng niềm tin của người cha về đứa con vẫn còn sống, và sự ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất của người vợ hiện tại, cùng bốn đứa con thân yêu.

“Ba, con hy vọng là ba sẽ mang được anh Khai về, bằng hết sức của ba.” Người con trai út 10 tuổi của ông, nói với ông như vậy.
Đầu tháng Sáu, ông Hào đặt chân đến Bangkok khi trời đã về chiều. Sáng sớm hôm sau, ông bay đến Hat Yai, một thành phố phía Nam Thái Lan, cách Songkhla, nơi có trại tị nạn ông Hào từng ở cách đây 34 năm, khoảng một giờ lái xe.

Ông lưu lại ba ngày. “Trong ba ngày này, tôi đi tìm kiếm một ngôi nhà thờ.”
Người cha đang trong hành trình đi tìm con rõ ràng đã vạch sẵn cho mình kế hoạch tìm kiếm.
Ông nói: “Tôi nhớ ngày xưa ở tỉnh Songkhla có một vị linh mục thường đưa thư vô cho người tị nạn. Tôi không biết tên cha nhưng tôi nghĩ ông chỉ có thể ở lòng vòng quanh tỉnh Songkhla hay quanh quanh đâu đây thôi.”

Đó chính là lý do vì sao ông Hào lại đi tìm nhà thờ. Tuy nhiên, khi đến nhà thờ, ông Hào được biết “vị linh mục tôi muốn tìm đã ngoài 80 tuổi, nghỉ hưu và về sống ở Bangkok.”

Thất vọng vì không tìm được vị linh mục, nhưng ông Hào lại được vị linh mục mới, hướng dẫn ông đến “gặp một nhóm thanh niên trẻ chuyên giúp đỡ những người tị nạn.”

Sau khi nghe chuyện ông Hào muốn tìm kiếm đứa con thất lạc, nhóm thanh niên này chở ông ngược lại Hat Yai để “quay phim đưa lên tin tức.”
Cũng thời gian này, ông Hào gọi điện thoại về Mỹ cho vợ ông biết ông gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp, bởi vì “càng đi về miền Nam, người ta càng ít biết nói tiếng Anh, và có nói thì cũng rất khó nghe.”

Nhờ vào bạn bè quen biết, vợ ông tìm được một người biết nói tiếng Việt lẫn tiếng Thái, đang ở Lào, bay sang Thái Lan để đi cùng ông Hào.

Chặng thứ hai

Ông Hào và người bạn Lào thuê xe “đi tìm nơi ngày xưa người ta chôn vợ tôi.”
“Chúng tôi lái xe dọc theo bờ biển hết hướng Nam rồi đến hướng Bắc, cứ đi đến đâu thấy có làng là dừng lại hỏi thăm nhưng chẳng được tin tức gì hết,” người đàn ông nhẫn nại kể, như thể hành trình đó vẫn còn mồn một trong ông.

Ông Hào cũng đến sở cảnh sát và các trụ sở của chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ. Có điều, “do nhiều vấn đề tế nhị, nên tôi không nêu ra trong đơn là ngày xưa chúng tôi bị giết, bị cướp, mà chỉ nói là tàu gặp nạn thôi.”

Không tìm được mộ người vợ chết thảm năm xưa, ông Hào và người bạn trở lại Hat Yai, đến những nhà xác tìm tin tức, nhờ lục lọi lại hồ sơ giấy tờ ngày xưa.
Cũng trong những ngày lang thang đi tìm tin tức này, ông Hào tình cờ được giới thiệu gặp một người đang làm việc tại một đài truyền hình ở Bangkok.

Ông kể, “Đài truyền hình này xuống gặp chúng tôi, dàn xếp một cuộc phỏng vấn cảnh đi tìm con để quay phim. Rồi họ chiếu lên TV.”
Dấu vết đứa con vẫn còn mờ mịt thì người bạn biết tiếng Thái của ông Hảo phải quay trở về Lào vì công việc gia đình.
Một lần nữa, người cha này lại “cảm thấy bế tắc.”

Chặng thứ ba

Khi đó, ông Hào đã ở Thái Lan chừng hai tuần.
Ông bắt đầu ngồi xuống, viết lại câu chuyện tìm con, rồi đưa lên Google cho dịch ra tiếng Thái. Ông đưa cả hình ông và người vợ quá cố của mình vào, “để hy vọng hoặc con giống cha hoặc con giống má thì người ta có thể nhận ra.”

“Xong, tôi in ra khoảng 500 tờ. Vào mỗi đêm, tôi đến con đường đông người qua lại và phát cho người ta. Trong tờ rơi đó tôi có hứa tặng cho ai tìm được tin tức con tôi một số tiền.” Ông kể về việc làm của mình.

Đồng thời, ông Hào cũng tìm gặp được một số người của tổ chức “giống như nhân viên xã hội” nhờ giúp đỡ. Bên cạnh những chi tiết ông Hào cung cấp cho “nhân viên xã hội,” ông còn nhớ thêm được chiếc tàu ngày xưa ông bị bắt lên cùng vợ con ông là “tàu số 21, nhưng không nhớ tên.”

Thời gian này, ông Hào lại quen biết với một người đàn ông Thái biết nói tiếng Anh. Qua người đàn ông này, ông Hào có dịp gặp gỡ một số người làm nghề lái tàu.

Từ những người lái tàu, ông lại biết thêm một điều: nơi có thể tìm được “chiếc tàu 21 ngày xưa.” Có điều, không phải là một nơi mà có thể tới ba địa điểm.
Ông Hào mang tin tức này nói cho “nhân viên xã hội” biết, và “họ hứa đưa tôi đi đến những nơi đó.”

Thế nhưng, chuyện đời luôn có những chuyện “thế nhưng” nghiệt ngã như thế.
“Khi đó gần đến ngày bầu cử, rồi có nơi thì có bạo loạn xảy ra, nên họ không chịu đi,” ông Hào nhớ lại.
Người ta không đi, nhưng ông không có lý do gì để không đi, “Tôi thì có sợ gì chết nữa nên tôi có ý định sẽ đi một mình.”
Lần lữa tìm đường đi, cũng là lúc chiếu khán nhập cảnh ở Thái Lan của ông Hào chỉ còn ba ngày là hết hạn.

Chặng thứ tư

“Khi thấy còn ba ngày nữa là hết hạn visa, tôi trở lại tìm những người nhân viên xã hội một lần nữa để đưa hết thông tin cho họ, báo cho họ biết là tôi đi về Mỹ, có tin gì thì họ báo cho tôi biết.” Ông Hào có ý định chấm dứt hành trình tìm kiếm đứa con, ở thời điểm này.

Không ngờ, lúc đó các nhân viên xã hội lại báo cho ông Hào biết rằng họ đã có tin tức của ông chủ vừa mua lại “chiếc tàu số 21.”
“Ngày 28 Tháng Sáu, tôi cùng hai người nhân viên xã hội đi gặp ông chủ tàu.”
Có điều, người cha xem như “mất hết hy vọng,” vì “đó không phải là chiếc tàu hồi xưa tôi lên.”

Nhưng .....

Lại một chữ “nhưng” bất ngờ.
Trong thời gian mấy tiếng đồng hồ đi loanh quanh bến cảng để tìm kiếm “con tàu 21,” một thanh niên làm cho ông chủ tàu vô tình nghe được câu chuyện tìm con của ông Hào.
Theo lời thanh niên này thì ngày xưa xóm anh có một gia đình nuôi một đứa trẻ Việt Nam.

Để chắc chắn, thanh niên này gọi điện thoại hỏi người mẹ, và được trả lời là “đúng rồi.”
Tia sáng lại lóe lên.
Sáng hôm sau, ông Hào cùng bốn nhân viên xã hội, “có cả ông sếp của họ,” lên xe hướng về ngôi làng người thanh niên cho biết.

Chặng thứ năm

“Sau bốn tiếng lái xe, chúng tôi đến nơi thì được chính quyền ở đó xác nhận đúng là hồi trước có một gia đình nuôi một đứa con người Việt,” ông Hào tiếp tục câu chuyện dài mà dường như chẳng hề mệt mỏi.
“Một người dân địa phương khẳng định, ‘Thằng nhỏ nhà đó nhìn rất giống ông.’” Lời nói đó càng khiến niềm tin sẽ kiếm được đứa con trở nên tràn trề và mãnh liệt trong lòng người cha.
“Nhưng gia đình đó đã dọn đi khỏi đây từ 15 năm trước rồi.”

Như trò đùa của số phận, hy vọng vừa lóe lên thì vụt mất. Hạnh phúc như gần kề bàn tay thì lại vụt bay.
Nhưng ý chí con người đôi lúc vượt lên trên những định mệnh nghiệt ngã.

Với sự giúp đỡ của cảnh sát, của chính quyền địa phương, mọi người có được địa chỉ của gia đình có đứa con Việt.
“Khoảng hơn 5 giờ chiều, chúng tôi dồn lên xe van đi tiếp đến nơi cách đó chừng 6 tiếng.”

Theo lời ông Hào, trong suốt đoạn đường này, điện thoại của bốn nhân viên xã hội bận nói chuyện liên tục.
“Khi còn cách chừng hai tiếng nữa đến nơi, thì họ báo cho tôi biết là họ đã gọi báo cho báo chí, truyền hình hay tin hết rồi. Họ nói họ tin chắc rằng thằng bé đó chính là con tôi, 80% là con tôi.” Ông Hào cười, kể tiếp.

Lúc 11 giờ 47 phút đêm 29 Tháng Sáu, ông Hào đến được ngôi nhà của vợ chồng người Thái nuôi đứa con trai ông từ 34 năm qua.
Cũng lúc đó, xe của đài truyền hình, báo chí, cảnh sát địa phương đều có mặt, để ghi nhận lại cuộc hội ngộ không xảy ra quá nhiều trên cuộc đời này.

Giây phút gặp gỡ

Ông Hào nhớ lại thời khắc mà ông mong chờ từ 34 năm nay:
“Tôi thấy tim mình đập mạnh lắm, thấy nôn nao lắm. Trời thì tối, lại không có điện, chỉ có ánh sáng của một bóng đèn nhỏ từ trong nhà hắt ra, cùng ánh sáng của mấy xe truyền hình. Nhưng, chỉ nhìn dáng nó bước ra. Chỉ nhìn cái dáng nó thôi, là tôi đã nhận ra nó là con tôi rồi,” ông Hào kể.

Rồi ông nói tiếp: “Rồi khi tôi gặp mặt nó, là tự nhiên, tôi biết ngay là nó, là thằng con tôi.”

Người cha kể lại khoảnh khắc gặp con qua điện thoại, mà tôi nghe ra, gương mặt ông khóc, và miệng ông cười.
Không một lời nói nào thốt ra trong giây phút đó.
Chỉ có người cha ôm chầm lấy đứa con mình.

Họ không thể nói cùng một ngôn ngữ. Con chỉ nói được tiếng Thái. Cha chỉ nói được tiếng Việt, tiếng Anh.
Nhưng sợi dây máu mủ ràng buộc từ trong sâu thẳm, để người cha tin chắc đó là con mình, và đứa con rời khỏi vòng tay cha mẹ đẻ từ khi 6 tháng tuổi, cũng trong giây phút đó kêu thầm trong đầu, “I know you are my daddy.” (Con biết ba là ba của con mà), (Anh nói với ba mình điều này vài ngày sau thời điểm ấy).

Câu chuyện tiếp theo

Cho dù giây phút đó là thần tiên và diệu kỳ đến mức nào, ông Hào cũng chỉ có thể lưu lại đó hơn 2 tiếng đồng hồ, sau đó phải lên đường ngay để trở lại Songkhla, rồi trở về Malaysia để gia hạn chiếu khán nhập cảnh.

Một ngày sau, ông Hào quay trở lại nơi Khai đang sống, ở đó cùng con trai ông thêm một tháng nữa, trước khi bay về Mỹ chuẩn bị những thủ tục cần thiết cho chuyện gặp lại cả “đại gia đình” tại Hoa Kỳ.

Samart Khumkham, người con trai thất lạc ngày nào của ông Hào, giờ đã là người đàn ông 34 tuổi, có vợ và hai con gái, sống trên rừng cao su, “để làm công việc chăm sóc cao su cho chủ.”

Theo những gì ông Hào được biết, cha mẹ nuôi của Samart ngày xưa làm ở cảng tàu. “Khi đó, bà vợ sanh được một đứa con gái nhưng hai ngày sau thì em bé chết. Lúc đó có một người bồng thằng Khai tới hỏi có muốn nuôi không với điều kiện không được hỏi nguồn gốc từ đâu có thằng bé đó. Thế là vợ chồng họ nhận nuôi đến bây giờ.”

Ở họ, không có khoảng cách của sự xa lạ về tình cảm. “Chỉ qua ngày sau, khi tôi trở lại, là cảm giác như hai cha con đã biết đâu từ hồi nào rồi, cảm giác cha con rất rõ ràng. Nó cũng như vậy. Mấy đứa cháu cũng như đã quen biết mình từ đời nào, rất thân thiện, tự nhiên.”

Nhưng chuyện trò lúc đầu giữa cha con họ thật sự khó khăn.
“Tôi muốn nói gì với nó, tôi gõ ra rồi Google dịch ra tiếng Thái. Ngược lại, nó nói chuyện với tôi cũng bằng cách đó,” ông Hào kể lại kinh nghiệm giao tiếp giữa hai cha con ông một cách hóm hỉnh.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau hơn ba tháng ông Hào cùng vợ, con và các cô chú nói chuyện với Samart hằng ngày qua skype, vốn tiếng Anh của Samart đã tiến bộ rõ rệt.

Câu chuyện trùng phùng của gia đình ông Trương Văn Hảo đánh động đến Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer.
Ngày 9 tháng Mười Một, đích thân vị thượng nghị sĩ Dân Chủ, đại diện Tiểu bang New York, gọi điện thoại cho Đại sứ Mỹ tại Bangkok, bà Kristie Kenney, yêu cầu cấp chiếu khán cho Khai nhập cảnh Hoa Kỳ.

“Đây là một câu chuyện rất hay, đáng được in thành sách,” ông Schumer nói, theo một thông cáo báo chí của văn phòng ông. “Samart và gia đình của anh bị chia ly quá lâu, và thủ tục hành chánh không nên là một sự cản trở cho cuộc hội ngộ có một không hai trong cuộc đời họ. Tôi yêu cầu bà Đại sứ bằng mọi cách có thể, giúp Samart nhập cảnh và gặp gia đình anh.”

Sáng thứ Hai, 14 tháng Mười Một, từ Thái Lan, Samart Khumkham, tức Trương Văn Khai ngày nào, được chấp thuận cho nhập cảnh vào Mỹ với chiếu khán du lịch B-2 với thời hạn bốn tháng.

“Họ sẽ gửi visa về nhà. Chỉ trong một vài ngày nữa, con tôi sẽ nhận được. Khi đó, tôi sẽ mua vé máy bay cho nó sang Mỹ. Tôi hy vọng nó sẽ đến đây trước ngày Lễ Thanksggiving.” Ông Hảo hớn hở nói.

Hôm thứ Hai, 21 tháng Mười Một, Samart Khumkham đến phi trường quốc tế Greater Rochester International Airport ở Chili, New York, hội ngộ với gia đình.
Bà Phương Lê, người vợ hiện tại và cũng là người đã sát cánh cùng ông Hào trong hành trình tìm đứa con bị thất lạc, nói với nhật báo Người Việt về giây phút chứng kiến sự gặp gỡ của hai cha con: “Không thể diễn tả được. Chỉ biết là nước mắt tôi chảy xuống khi chứng kiến cuộc trùng phùng này. Tôi cảm thấy quá xúc động.”

“Tôi rất hạnh phúc khi thấy ước nguyện của chồng tôi đã thành sự thật. Đây là điều mà anh ấy đã trăn trở và ấp ủ từ mấy mươi năm nay. Tôi mừng cho chồng tôi vì những công sức anh ấy bỏ ra đã được ơn trên nhìn thấy và đền bù xứng đáng.” Bà Phương nói thêm.

Và như vậy, mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, có lẽ sẽ là mùa lễ đẹp nhất với gia đình ông Hào, đặc biệt là với hai cha con ông, sau 34 năm bặt tin.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#176 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/04/2021 - 22:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·






Ngày mai là giỗ Bố.Xin được đăng một truyện ngắn của cô Thuy Ngo ( nhà văn Hương Thủy) viết cho ông, (cố trung tá Long Lễ Huỳnh Văn Lượm ). Cảm ơn cô đã cho cháu thêm một hoài niệm đẹp về Bố cháu!!

Người về từ Thành Cổ
Hương Thủy
“ Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi”
(Lê Tín Hương)
Hơn bốn mươi năm nay tôi có một ước mơ nhưng chưa bao giờ thực hiên được. Nó trở thành nỗi ám ảnh trong tôi. Tưởng đơn giản mà sao rất khó. Đó là về Huế, ngồi một mình ở Cercle, nhìn ra sông Hương và nhớ đến anh.
Tôi đã nhiều lần về Huế, nhiều lần đi qua cầu Phú Xuân, nhìn vào Cercle nhưng “Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa”. Những năm sau 75, nó là nơi sinh hoạt Văn Thể Mỹ cho nhi đồng. Thời mở cửa, đó trở thành nơi ăn nhậu xô bồ. Rồi được cổ phần hóa thành Trung tâm dịch vụ Festival. Lần về Huế gần nhất, Cercle được che bạt để sửa chữa. Tôi và cô bạn thân T.V đành ngồi ở Café trên hè đường Lê Lợi nhìn sang. Không biết khi sửa xong, cái vẻ quý phái sang trọng của nó có còn giữ được?
Trước 75, Cercle Sportif được xem là một nơi dành cho giới thượng lưu trí thức Huế. Trước sân có hồ bơi, có sân Tennis. Đi vào là một sảnh rộng dành cho những buổi hòa nhạc, khiêu vũ, có cầu thang đi xuống mé sông với những tấm dalle bằng beton dành cho dân bơi lội Phía sau là một balcon hình bán nguyệt nhìn ra sông Hương thơ mộng. Ở đây, khách có thể nhâm nhi một ly rượu, ăn nhẹ nhàng với những người hầu nam lịch sự, nhìn những chiếc Perissoire lướt nhẹ trên sông.Tòa nhà thủy tạ không cao, được sơn trắng, hài hòa với vẻ đẹp hiện đại mà cổ kính đặc trưng của thành phố. Và chính ở đây, tôi đã gặp anh Long Lễ HVL.
Đó là một cuộc gặp gỡ tình cờ và ngẫu nhiên. Tối đó, khoảng tháng hai năm 1973, tại Cercle có buổi hòa nhạc của một band nhạc người Đức. Ma Soeur Madeleine kéo một nhóm sinh viên đi nghe cho biết “thế nào là nhạc thính phòng”. Khi đó tôi học năm thứ nhất ĐHSP và đang nội trú trong Inter Jeanne D’Arc.
Trước sảnh người ta trưng bày một số tranh của các họa sỹ Huế như Đinh Cường, Tôn Thất Văn, Vĩnh Phối…Chưa đến giờ nên chúng tôi cũng ngó nghiêng trong khi Soeur Madeleine- một người thực sự có tâm hồn nghệ thuật- chăm chú thưởng ngoạn.Thực sự, tôi cũng chẳng am tường gì về loại tranh lập thể và trừu tượng này. Tôi đi vào một góc. Và ở đó tôi tìm thấy một bức tranh rất Việt Nam, dân dã và phồn thực. Tranh vẽ cây chuối và một buồng chuối. Cây chuối mập mạp, những quả chuối thì tròn căng đầy sức sống…Tôi kéo tay áo cô bạn đằng sau, miệng bô bô: “t*o chả hiểu thế nào là nghệ thuật. t*o thích ăn chuối và t*o thấy bức tranh này đẹp!”. Không nghe cô bạn cùng chambre trả lời, tôi kéo mạnh tay áo giật giật. Ủa, sao áo bạn cứng vậy cà? Tôi quay lui và nhận ra mình đang kéo tay áo một ông lính…rằn ri!
Ngượng ngùng đến đỏ mặt nhưng tôi không giấu nổi ngạc nhiên về sự tham dự của một người lính trong sự kiện nghệ thuật này. Lính thì lo ra chiến trường đánh giặc chứ rảnh đâu mà đi thưởng thức hòa tấu. Tôi cũng không biết đây là binh chủng gì, loong lá ra sao vì tôi chỉ biết trong quân đội, bộ Treillis xanh có bông mai là Úy, có gạch bên dưới là Tá. Đằng này quân phục thì loằng ngoằng, loong lá thì bên vai alfa gạch gạch lung tung…Chịu!
Tôi lí nhí xin lỗi và đúng lúc ấy chuông reo báo buổi hòa nhạc sắp bắt đầu.
Rất lịch thiệp,người lính đưa tay hướng dẫn tôi vào khán phòng và ngồi xuống một ghế nệm trắng. Ổng cũng ngồi một bên. Tôi đưa mắt nhìn quanh. Ông là người duy nhất măc quân phục trong đám quan khách mặc Vest thắt cravate. Soeur Madeleine và các bạn đang ngồi phía sau. Soeur gật nhẹ đầu trước ánh mắt cầu cứu và dò hỏi xin phép của tôi.
Nhạc trưởng người Đức bắt đầu đưa hai que điều khiển ban nhạc. Những bản nhạc nối tiếp nhau. Khi thì dồn dập hào hùng, khi thì trầm lắng réo rắt…Và người ngồi cạnh tôi như thả hồn trong chuỗi âm thanh hàn lâm đó. Chỉ khi chấm dứt từng bản ông mới thì thẩm với tôi. Khi thì In a Persian market, khi thì Moonlight sonata, khi thì Hòa tấu Mozart…May tôi còn hiểu nghĩa chứ nếu không thì thật quê độ!
Giữa phút giải lao, người hầu bàn đưa nước mời. Toàn rượu màu trắng được ướp lạnh. Ông bưng một ly ngửi nhẹ rồi trao cho tôi, nói nhỏ: “ Rượu chat trắng Sauterne cho phụ nữ”. Ông cầm một ly khác rồi khà nhẹ “Whisky”. Tôi biết mình đang ngồi bên một Quý ông lịch lãm!
Trời Huế lạnh bởi còn mùa Xuân. Tôi mặc một chiếc Robe hồng nên hơi co ro. Tôi cầm mouchoir che miệng tránh một tiếng ho bật ra. Ông nhìn sang có vẻ thông cảm…
Đêm nhạc chấm dứt khoảng mười giờ. Ông bảo mình phải về đơn vị và xin tôi địa chỉ. Không hiểu sao tôi đủ can đảm để cho dù luật nội trú khá nghiêm khắc. Tôi nhập vào đám bạn và trở về inter, lòng không suy nghĩ gì khác.
Chiều thứ bảy tuần sau, tôi có chuông báo xuống phòng khách có người gặp. Đó là ông và một người lính khác. Sau tôi mới biết đó là một bác sỹ Quân y. Chúng tôi ngồi nói chuyện dưới sự giám sát kín đáo của Soeur Anne gần đó. Những câu ngắn , vô thưởng vô phạt. Ông hỏi tôi còn ho không. Ông trao cho tôi một hộp thuốc và nói bằng tiếng Pháp “Deux capsules pour un jour”.
Cuộc gặp gỡ trong vòng năm phút, tôi vẫn chưa biết tên và cấp bậc của ông. Nhìn vào cuốn sổ trực nhật của Ma soeur, tôi thấy ông ghi tên Long Lê. Tôi nghĩ theo phương Tây, chắc tên ông là Lê Long.
Phải gần hai tháng sau mới có cuộc gặp gỡ thứ ba. Tôi từ cổng sau Văn khoa bước ra đường Hoàng Hoa Thám. Ngang Bưu điện, một chiếc Jeep ngừng lại. Ông ngồi cạnh tài xế.Tôi cảm thấy vui khi gặp lại ông. Ông đổi chỗ và mời tôi lên xe. Chúng tôi đến Cercle.
Ông cho biết đã chờ tôi “dans la cour de Inter” gần hai tiếng. Ông trao cho tôi một gói nhỏ. Chúng tôi đều uống cà phê sữa.
Nắng vàng nhạt trải dài trên sông Hương. Tôi ngồi một góc có thể nhìn chếch qua Thương Bạc. Một chiếc Perissoire lướt nhẹ tạo nên cơn sóng nhỏ đằng sau. Ông vẫn không nói gì nhiều. Một người đàn ông kiệm lời nhưng dễ tạo tin tưởng cho người đối diện.
Tôi có cơ hội nhìn rõ và hiểu thêm về ông. Vẻ ngoài tầm thước, da ngăm- có ông lính nào da trắng đâu nhỉ -,ít nói và khi nói hay chêm tiếng Pháp, khi đi lưng hơi khom về đằng trước. Có ai đó đã từng nói với tôi tướng người như thế thường vất vả.
Bây giờ tôi cũng biết thêm bộ binh phục ấy là của TQLC, cái alfa có hai gạch là cấp bậc Trung tá. Ông vừa kế nhiệm chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ Mảnh Hổ của Lữ đoàn 369 và Long Lễ là ám danh truyền tin.
Xin nói thêm lúc đó tôi là một cô gái 18 tuổi, không đẹp chút nào. Bình thường, tôi luôn tự ti về hai chữ « nhan sắc ». Chính vì thế tôi không hề có tư tưởng người đàn ông trước mặt đang tán tỉnh mình và ông ta cũng chưa bao giờ thể hiện điều này. Tôi nghĩ ông ấy coi mình như một cô cháu hoặc một người em nhỏ trong gia đình thế thôi. Trong những câu giao tiếp, ông cũng không dùng đại từ nhân xưng gì. Ngồi hơn nửa tiếng, chúng tôi chia tay. Chiếc Jeep qua cầu Phú Xuân , rẽ về phía Bắc, hướng Quảng Trị.
Về cư xá tôi mở gói quà. Không phải là những hộp thuốc, cũng không phải là thứ gì sang trọng lắm. Đó là hai hộp kem Colgate và một gói kẹo lớn trong đó có mười gói kẹo nhỏ. Và tất cả đều là của Pháp. Chắc ông hiểu những cô sinh viên xa nhà, ở nội trú- dù được xem là cao cấp- cũng cần những nhu cầu thiết yếu.
Từ đó mỗi lần có dịp về Huế, ông đều ghé thăm tôi. Trong Inter có tiếng xì xầm đồn thổi. Nhưng tôi bất cần. “Mình trong trắng ắt quỷ thần gia hộ”. Chúng tôi quyết định chọn Cercle làm nơi gặp gỡ. Với tuổi tác và cấp bậc của ông, chúng tôi không thể vào những quán chè dành cho sinh viên như chè Chùa, chè Sầu… Tiệm ăn thì không được vì tôi phải có mặt đúng giờ ăn dưới sự giám sát của bà soeur Madelaine. Để minh chứng sự trong sạch của mình, tôi thường rủ thêm T.V cho khỏi bị dòm ngó.
Chúng tôi đã gọi ông cụ thể là “Anh L”. Tôi cũng biết thêm gia đình anh. Bà vợ lai Pháp, đã có một con trai. Chắc vì thế mà anh có thói quen hay nói chen những câu tiếng Pháp trong giao tiếp.
Hiệp định Paris đã kí nhưng mặt trận phía Bắc không vì thế mà an ổn. Binh chủng Dù đã rút nhường cho các Lữ đoàn TQLC 147, 258, 369. Tiểu đoàn của anh đóng mạn Mỹ Thủy. Hương Điền là nơi Bộ Chỉ Huy trú đóng. Tôi siêng đọc báo hơn để theo dõi tin chiến sự, tập tểnh viết những truyện ngắn về lính, đặc biệt những người lính Võ Bị. Anh có vẻ vui khi biết tôi rành rẻ về ngôi trường quân sự này. Anh xuất thân K17 mang tên Khóa Lê Lai. Anh kể về chuyệnThủ khoa Vĩnh Nhi bắn bốn mủi tên rơi mất ba mủi trong lễ mãn khóa ngày 30-3-1963 như một điềm báo cho cái chết của ba thủ khoa liên tiếp: Vĩnh Nhi K17, Nguyễn Anh Vũ K18,Võ thành Kháng K19. Anh cùng khóa với Đại Tá Võ Toàn, vừa xây xong nhà mới bên quận Mai Lĩnh thì Quảng Trị tan nát; cũng là bạn của Trung Tá Võ Vàng, người “ giải phóng” Huế trong Tết Mậu Thân…Tôi cũng kể thêm cho anh về ông anh rể K16, người anh con cậu K 20 đã hy sinh sáu tháng sau khi ra trường, khi vừa mới hỏi vợ và người anh trai đang theo học K 28 tại Trường Võ Bị Đà lạt. Anh vẫn giữ thói quen điềm đạm, nghe nhiều hơn nói. Trong khi tôi và T.V ríu rít như chim sáo sậu thì anh cứ lắng nghe, nhìn ra mặt sông, thi thoảng góp những câu nói ngắn. T.V nói thầm “Người ít nói như rứa mà tán vợ đẹp làm răng?”
Noel năm 1974 anh quyết định tổ chức một buổi Re’veillons thật lớn, vui cho tôi và T.V cùng mấy người bạn của anh. Anh nhờ qua phố Phan Bội Châu đặt một Buche de Noel, order một con gà quay tại Cercle. Chúng tôi háo hức chờ đợi…
Năm giờ chiều 24, T.V vào xin phép cho tôi. Hai đứa đều mặc hai chiếc áo dài màu xanh Hotesse de l’air, ôm hộp bánh ra Cercle, chọn một cái bàn nhìn ra sông. Không hiểu sao, thời tiết chả lạnh chút nào.
Huế là một thành phố đa phần là Phật giáo. Dân Công giáo phần đông tập trung ở quanh Dòng Chúa Cứu Thế hoăc Phủ Cam nên đêm nay không khí cũng không mấy sôi động. Anh hứa sẽ mang civil để có thể hòa mình vào dòng người đi lễ mừng Chúa giáng sinh.
Hơn sáu giờ anh xuất hiện… chỉ với một người bạn và trong quân phục tác chiến. Anh cố làm một vẻ mặt thật tươi nhưng sao vẫn không tự nhiên. Chúng tôi uống vang, ăn gà quay. Hình như anh có ý pre’senter T.V cho người bạn. T.V lúng túng, đánh rơi một miếng thịt gà trên áo dài. Sau nghe kể về nhà phải giặt bằng nước sôi cho xóa vết mỡ.
Không chờ lâu như dự định, hơn bảy giờ anh đã vội vã cắt chiếc bánh khúc củi. Bấy giờ, vẫn bằng một ngôn ngữ ngắn gọn, anh thông báo có công việc bất ngờ, anh không thể thực hiện như lời hứa.
Chúng tôi hơi buồn nhưng cảm thấy thương anh và đồng đội. Làm sao được. Anh không kể chuyện nhưng chúng tôi biết “Mặt trận phía Bắc không hề yên tĩnh” như trong truyện của Erich Maria Rermarque (All quiet on the Western front). Hai chiếc Jeep lao vội vàng ra phía Quảng Trị. Bắt đầu khúc nhạc thánh thót “Silent night”. Tôi chắp tay nguyện cầu cho những người lính…
Mấy tháng sau, tôi nghe anh lên làm Lữ đoàn phó 258, giao Tiểu đoàn 9 cho thiếu tá Lâm Tài Thạnh. Anh chở tôi qua bên Phan Bội Châu, mua cho tôi một chiếc Manteau da màu vàng sẩm. Mua và vẫn không nói, không một lời giải thích hoặc trao tặng. Và đó là kỷ vật cuối cùng!
Giữa tháng ba năm 1975, tôi nhận được một bức điện tín của anh về địa chỉ nhà T.V. “ Về Đà nẵng và vào Saigon gấp”. Quá bất ngờ. Chuyện gì đây? Huế vẫn sinh hoạt bình thường. Trường Đồng Khánh đang Hội trại Lễ Hai Bà Trưng. Bên Văn Khoa, chúng tôi đang được thầy Nguyễn Văn Xung từ Sài gòn ra dạy Thẩm mỹ học. Thầy dạy rất cuốn hút. Bên Sư Phạm cũng học thầy thỉnh giảng chữ Nôm là Thầy Bùi Xuân Trữ, thân phụ của Thứ trưởng giáo dục Bùi Xuân Bào. Làm sao tôi bỏ được? Và tôi sẽ trả lời với gia đình ra sao về chuyện tự nhiên bỏ học về nhà?
Ba hôm sau, Huế bắt đầu nhốn nháo. Ngày 20/3 tôi bò vào được Đà nẵng với chiếc valise và một số tiền xe cắt cổ mà người bạn gởi gắm cho một ông thầy trường Luật!
Tôi mất biệt tin anh. Ngoài anh ra, tôi không quen một ai để hỏi. Tôi đã nguyện nếu biết được tin anh đi tù ở đâu tôi sẽ lặn lội đi thăm, cho dù trong Nam ngoài Bắc với thứ tình cảm của một người em gái. Chúng tôi chưa hề cầm tay nhau! Và không hề có thứ tình cảm nào ngoài đạo lý.Tôi trân trọng và thương kính anh và anh đối với tôi cũng bằng thứ tình cảm trong sáng của một ngườ anh Cả.
Sau này khi tôi được tin thì anh đã mất ngày 31-3-1984 ở Trại tù Xuân Lộc Z30A. Một cái chết quá đau thương và đau lòng với những lời đồn thổi. Và khi hồi tưởng thời tuổi trẻ, khi viết những dòng chữ này, tôi không khỏi rơi nước mắt ngậm ngùi. Ôi, người anh đáng quý trọng của em!
Và có phải trời có mắt. Quả đất vẫn rất tròn. Tôi đã liên lạc được với con trai của anh. Cháu Huỳnh Nghi. Đứa con trai được sinh năm 1974 và năm anh mất mới vừa lên 9 tuổi. Tôi chỉ có thể nói rằng Ba cháu là một người rất tốt.
Tôi ấp ủ nhiều năm và bài viết này như một nén tâm nhang gởi đến anh. Tôi chắc rằng anh đang ở trên thiên đường.
Cũng như có bàn tay của thượng đế. Bài được viết xong đúng ngày 31 tháng 3 năm 2021, kỷ niệm đúng 37 năm ngày mất của Long Lễ.
Tôi sẽ về Huế, cùng T.V vào Cercle và nhớ anh. Phải chi có thể đánh đổi một năm để được quay về sống lại một ngày xưa cũ!

HƯƠNG THỦY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bố Mẹ của tôi. Trung tá Huỳnh Văn Lượm tqlc VNCH

Thanked by 1 Member:

#177 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/04/2021 - 22:12

MÓN NỢ ÂN TÌNH

Mùa hè năm đó sau khi sinh được cháu trai đầu lòng, tôi được nhận vào làm chân nhân viên kỹ thuật ghi âm sang băng nhạc tại Quận 4, lúc bấy giờ sau ca khúc thành công vang dội bài “Happy New Year“ của ban nhạc Abba - Thụy Điển và ngay sau đó là hàng loạt ban nhạc đình đám nổi lên như Boney M, Bee gee, Scorpion... đã làm sôi động chao đảo thị trường âm nhạc toàn cầu.

Nắm bắt được cơ hội làm ăn , giới kinh doanh thị trường âm nhạc tại saigon đã đầu tư vào hàng loạt hệ thống các phòng thu ghi âm và sang băng nhạc từ các đĩa CD ngoài hải ngoại, tôi được nhận vào phòng thu âm do có biết chút ít về kỹ thuật ghi âm và sang băng nhạc, công việc tiến triển rất tốt phải làm từ sáng sớm đến chiều tối mới về tới nhà, tất nhiên là kèm theo lương bổng hậu hĩnh góp phần thêm thu nhập mua được nhiều hơn lon sữa, ký đường và đồ chơi cho con nhỏ.

Vào một buổi chiều lất phất mưa bay, tôi đang đi làm trên đường trở về nhà vội tạt qua mái hiên bên đường tránh mưa vô tình phát hiện được một cửa hàng đồ chơi thiếu nhi vô cùng phong phú, hấp dẫn, tôi bị thu hút bởi các món đồ chơi tinh xảo kỹ thuật bậc cao, thích nhất là bộ đồ chơi lắp ráp đầu máy xe lửa kéo theo mấy toa tàu đem theo ước mơ của thế giới tuổi thơ đi khắp nơi chân trời xa lạ.

Thấy tôi mãi mê ngắm nghía bộ đồ chơi lắp ráp ông chủ tiệm vui vẻ nhìn vào tôi hỏi:

- Trông cậu có vẻ thích thú bộ đồ chơi này lắm hả? đây là hàng ngoại nhập rất đắt so với hàng nội nhưng chất lượng thì tuyệt vời.

Nghe ông chủ nói vậy tôi càng rụt rè có phần chùn tay lại bởi vì với số tiền đem theo chắc có lẽ không đủ để mua bộ đồ chơi này cho con nên tôi muốn quay trở ra, nắm bắt được ý nghĩ này ông chủ tươi cười hớn hở:

- Cậu cứ mua lấy đi có bao nhiêu đưa đây còn lại cho cậu thiếu khi nào có cậu trả lại cho tôi cũng được, chắc là đứa con ở nhà thích món đồ chơi này lắm!

Đúng là chất giọng dân Saigon chính hiệu, hào phóng và thân thiện, điều đó làm cho tôi có phần tự tin cầm lấy bộ đồ chơi này, khi đưa tôi ra tận cổng ông ôm hai vai tôi nói nhỏ “cậu là một người cha tuyệt vời!“

Cuối tuần sau đó khi lãnh được lương tôi có trở lại nơi này để trả phần tiền còn lại nhưng khi đến nơi thì mới được biết là cửa hàng đã sang tên cho người khác và gia đình ông đã ra đi định cư nước ngoài, làm cho tôi đến giờ này vẫn còn nợ ông một món nợ ân tình.

Mặc dù đã hơn 30 năm trôi qua nhưng lúc nào tôi cũng nhớ đến ông , mỗi khi có dịp đi ngang qua con đường này tôi cố ngoái đầu nhìn lại xem có thấy ông không, nếu còn sống giờ này đã hơn hàng 80 mà chắc gì ông nhớ đến tôi, thôi thì hãy xem đó là kỷ niêm đẹp. Đứa nhỏ giờ đã lập gia đình và có hai đứa con, còn tôi đã trở thành ông nội của hai đứa cháu.

Trong cuộc đời của mỗi người có đôi lúc mang vài món nợ ân tình như thế mà cả đời không bao giờ trả được .

Dinh van son

Thanked by 2 Members:

#178 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/04/2021 - 19:38

Nguời đi, linh hồn ở lại…
04/02/2021
Tuấn Khanh' Blog

Chúng tôi chọn những ngày cuối năm để leo lên ngọn đồi lịch sử Charlie, bởi vào lúc này thời tiết không quá khắc nghiệt để lần mò được đến nơi. Mang theo trong chuyến đi, những thứ quan trọng nhất là rượu, hoa và nhang: quà cho những người mà thế hệ chúng tôi chưa từng biết mặt.

Máu xương người Việt…
Khác với việc thắp nhang ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa, nay nằm trong địa phận tỉnh Bình Dương, đường đi nghĩa trang không khó nhưng lại phải chịu sự dòm ngó và hạch hỏi của nhóm gác cổng do công an địa phương cắt đặt, còn đường đi đến đồi Charlie chỉ có núi rừng, vài tấm bảng chỉ đường phủ đầy bụi đỏ. Thi thoảng trên đường có bắt gặp vài người dân tộc Jarai hay Sedang.
Charlie là một chóp đồi cao nằm giữa ba huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum. Đường đi đến đó cheo leo và trắc trở. Chúng tôi đoán là trước năm 1975, hầu hết cuộc chuyển quân đều dựa trên không vận mới có thể nhanh và an toàn. Người Việt trong vùng gọi là Sạc-Li, dựa theo âm tiếng Anh, mà trong chiến tranh Việt Nam, cứ điểm cao 900m so với mặt nước biển được quân đội đặt tên, tạo thành tuyến phòng thủ và quan sát khu vực ngã ba Đông Dương. Nơi đây còn là vùng bảo vệ cho sân bay quân sự Phượng Hoàng và bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh ở Tân Cảng của miền Nam.
Việc đặt tiểu đoàn 11 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ ở đồi Charlie là một sự khó chịu vô cùng đối với quân Bắc Việt, vì mọi cuộc chuyển quân ở ngã ba Đông Dương hay từ Bắc vào, qua ngã này, đều có thể bị phát hiện. Cho nên, trong cuộc tổng tiến công năm 1972 của quân đội Bắc Việt, cùng với một phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam, đồi Charlie là mục tiêu cần phải bị xóa sổ. Cái gai cần phải nhổ cho đường tiến quân thuận tiện từ Tây Nguyên xuống đồng bằng miền Nam.
Mùa hè 1972, người ta gọi đó là mùa hè đỏ lửa. Đỏ lửa là bởi sự nóng bức của thiên nhiên, cộng thêm súng đạn bay khắp nơi trong một cuộc tương tàn nhân danh giải phóng của chủ nghĩa c.... s... Không có số liệu chính xác nào nói về thương vong của cả hai bên ở đồi Charlie, nhưng dựa trên phần sử liệu được công bố thì phía Việt Nam Cộng Hòa có tiểu đoàn 11 Song kiếm Trấn ải (tạm tính khoảng hơn 600 người) đối đầu với quân của sư đoàn 320 Bắc Việt (tạm tính khoảng gần hơn 7,000 người), chưa kể phía lực lượng Mặt trận Giải Phóng Miền Nam không được công bố, thì con số ít nhất thiệt mạng sau khi máy bay B-52 bỏ bom rải thảm tái chiếm, những thanh niên Việt Nam của cả hai bên thiệt mạng, ít ra cũng phải là 4,000 đến 5,000 người trong trận đó.
Điều đó, có nghĩa rằng chuyến đi mất gần ba tiếng di chuyển lên đến đỉnh đồi của chúng tôi, nơi đâu cũng có máu xương người Việt. Từng viên đá, từng khúc quanh, từng ngọn cây… chắc đều giữ lại phần bí mật nhất chưa bao giờ được kể lại về số phận không chỉ của từng con người, mà của một dân tộc phải chịu điêu linh vì cuộc chiến tranh màu lý tưởng c.... s...
Ngọn đồi Charlie xanh mướt và lặng lẽ giữa thông xanh, trời mây và gió se sắt lạnh. Đầu ngõ vào cầu treo dẫn đến chân đồi, chính quyền địa phương đến hôm nay cũng chưa dám ghi rõ ràng về cuộc chiến này, mà chỉ đơn giản là “Di tích lịch sử của điểm cao 1015 Charlie và 1049 Delta” – khác với giọng điệu thường đắc thắng và kiêu ngạo sau 1975, khi mà những di tích thường có thêm các tấm bia ngợi ca sự anh dũng của quân đội Bắc Việt. Nhưng ở Charlie, mất mát quá lớn có thể là điều nhà cầm quyền ngại ngùng không muốn nhắc tới. Hàng năm không chỉ có những chuyến xe từ Bắc vào Charlie để viếng người thân sinh Bắc tử Nam, mà chính người miền Nam đứng trên ngọn đồi ấy cũng ngậm ngùi: Ai, điều gì… đã xô đẩy khiến cho máu xương Việt Nam chia lìa và chôn vùi thảm khốc đến vậy?

“Đi thăm ông Trung tá Bảo à?”
Chúng tôi đi xe máy, sáu người chở nhau và tận dụng mọi sức lực tay chân để có thể đến đỉnh đồi, trước khi trời sụp tối. Có đoạn phải vừa nổ máy xe, vừa đẩy, có đoạn vứt bớt đồ lại vì quá mệt, mang vác không nổi. Đoạn đường vừa tạm hết lầy sau mùa mưa, lại khô, trơn và nhiều ổ gà và đá vụn. Mọi người trong đoàn có lúc mệt đến mức hoa mắt, tay chân bủn rủn, thở không được vì không khí ngày càng loãng. Anh B., người khỏe nhất trong nhóm, có lúc đứng lại chắp tay và cầu nguyện “Đã đến được đây, mấy anh phải giúp tụi em đến nơi thắp hương mời rượu cho mấy anh”.
Đã 45 năm rồi. Những ngôi mộ, nếu có, thì giờ cũng đã um tùm cỏ lau. Thịt xương cũng đã là rêu bụi. Chiến địa đã trở thành rừng xanh bao phủ trên núi, ôm kín mọi nỗi lòng. Đó là chưa nói nhiều thế hệ đã đi qua, không biết, hoặc bị tuyên truyền bóp méo tin tức về những người lính Việt Nam Cộng Hòa ở đây. Vậy mà mấy lần, gặp một người Jarai hay Sedang, thấy chúng tôi hồng hộc thở trên đường, họ cười thân thiện và hỏi “đi thăm ông Trung tá Bảo à?”.
Lạ lùng. Sao họ lại biết Trung tá Bảo nhỉ? Thậm chí bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có tên Người ở lại Charlie cũng không nhắc gì về tên của người chỉ huy tiểu đoàn Song kiếm Trấn ải này. Dù sau khi tử trận ở Charlie, Trung tá Nguyễn Đình Bảo (1936-1972) được truy phong đại tá, nhưng dân trong vùng vẫn nhớ về một vị Trung tá, giữa hàng ngàn người đã gửi lại hình hài ở nơi này.

Người ở lại Charlie
Trận chiến Charlie diễn ra trong một tuần, dữ dội. Quân đội Bắc Việt được điều động tiến vào Nam, số trang bị và nhân lực được kể là gấp sáu lần quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ. Một người lính miền Nam phải chống cự với 6-7 người lính miền Bắc. Pháo kích và tiến công biển người diễn ra cấp tập trong ba ngày đầu. Đạn pháo kích đã khiến Trung tá Nguyễn Đình Bảo tử trận vào ngày thứ hai (12-4-1972), các chỉ huy nối nhau thay quyền kiểm soát cũng tử trận liên tục.
Không chỉ tấn công mà mục tiêu của sư đoàn 320 còn là tiêu diệt cho được tiểu đoàn Song Kiếm Trấn Ải (theo nhà văn Phan Nhật Nam thì sau trận đồi Charlie, tiểu đoàn này mất 400 quân nhân) nên quân Bắc Việt bao vây và chặn đường mọi ngã. Thậm chí súng phòng không Bắc Việt còn được chuẩn bị để ngăn không cho trực thăng tiếp viện. Sau khi không còn đạn dược và lương thực, những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa còn lại đã rút lui, nhường đường cho tốp máy bay B-52 bỏ bom hủy diệt toàn bộ phần Sư đoàn 320 đang tràn lên ở đây. Charlie phút chốc thành bình địa, kể cả những bộ đội từ Bắc vào, cho đến những thân xác còn nằm lại của những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
Mọi nỗ lực tấn công hao tổn về con người và súng đạn của phía quân chính quy Bắc Việt hoàn toàn thất bại. Có lẽ vì vậy mà trong wikipedia Việt ngữ nói về Sư đoàn 320, chiến sử Charlie đã không được ghi lại cũng như cũng cố ý không nhắc tới, trong các mục viết ca ngợi danh tiếng của Sư đoàn này.
Nói về trận đánh đó, vùng đất đó, nhà văn Phan Nhật Nam có viết trong bài Người ở lại Charlie: “Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo – Nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính. Nỗi Đau kia hằng mới vì Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung, cùng với những dấu tích kỳ diệu miên viễn của Tình Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh”. (trích)
Cuối năm 1972, quân đội Việt Nam Cộng Hòa có tổ chức dựng bia tưởng niệm trên đỉnh đồi để tưởng các quân nhân đã hy sinh trong cuộc chiến, và ghi nhớ nơi tử trận của Đại tá Nguyễn Đình Bảo. Nhưng rồi sau 1975, chính quyền địa phương theo lệnh từ Hà Nội đã cho đập phá tất cả. San bằng mọi thứ. Nhưng đáng ngạc nhiên, là chính nhà cầm quyền Bắc Việt cũng không hề dựng bất kỳ bia tưởng niệm nào cho hàng ngàn người lính của họ đã thiệt mạng ở nơi này.
Mãi cho đến giữa thập niên 1990, những đoàn thân nhân từ miền Bắc vào để viếng, nơi con em của họ đã để lại tuổi xuân trên ngọn đồi Charlie mới góp tiền cùng nhau dựng một bàn thờ, hương khói. Còn về những người miền Nam, không biết ai đó đã ùn một đống đất, tựa như một gò nhỏ, hay có thể là một nấm mộ tượng trưng cho những ai lên thắp hương cho Đại tá Nguyễn Đình Bảo và những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Và dù rất khiêm tốn, không có bia hay chữ ghi chú nào, nhưng mọi người đều biết nếu thắp nhang cho những người miền Nam, thì đến đó.
Từ đỉnh đồi Charlie nhìn bao quát xuống phía dưới. Tháng Tư năm 1972, hàng ngàn quân Bắc Việt giấu mình để từ đó tấn công lên đỉnh đồi

Giải oan cho cuộc biển dâu này
Khi cả nhóm loay hoay trên ngọn đồi, lúc chiều xuống đậm rồi, vẫn không biết là nơi nào để hướng đến, thì chính một người trẻ tuổi địa phương bất ngờ có mặt xuất hiện trên đó chỉ giúp, “nơi của ông Bảo”, hay nơi để viếng những người cùng ông ngã xuống, cũng vậy.
Hương bay theo gió, những cánh hoa vàng phất phơ trên cỏ. Tôi chợt nhớ đến phần cuối trong Đồi gió hú của Emily Bronte, rằng “dưới những cành hoa phất ấy, những người nằm dưới nấm mộ ấy có thật sư yên nghỉ không?”. Không có ai trả lời tôi suy nghĩ đó, chỉ có tiếng gió rít qua từng hồi như tiếng thở than.
Con đường xuống núi nguy hiểm và khó khăn hơn cả lúc đi lên, vì chung quanh là bóng tối, đường lầy với cát khô và đầy khúc quanh đốc xuống thẳng đứng. Nhưng bên cạnh chuyện việc lo lắng đi ra, ai cũng mang theo một cảm giác kỳ lạ. Trận chiến Charlie lại sống động như mới hôm qua, những người Việt Nam nổ súng vào nhau như vẫn còn nghe tiếng đạn bay. Rừng núi âm u như vẫn chực chờ những cái chết vô định. Chúng tôi cảm nhận được hết mọi thứ và ngồi lại, kể với nhau khi ra đến bên ngoài.
Ký ức thường rồi dần sẽ phai mờ, sự khốc liệt của chiến tranh, máu và nước mắt rồi cũng khô cạn. Nhưng anh hùng tử, khí hùng bất tử, cái chết vì chính nghĩa bảo vệ miền đất tự do của những thanh niên miền Nam Việt Nam quyết bảo vệ vùng đất của mình vẫn được nhớ đến, vẫn phảng phất trong hương gió núi vùng Dakto, trong lời hát, bất ngờ hiện ra vào chiều sẩm tối ở đồi Charlie, khiến chúng tôi gai người – sự linh thiêng của núi sông là đây, của cha anh là đây, của nghịch cảnh tương tàn vì tham vọng cơ đồ là đây.
V., một người trong nhóm thắp hương trên đỉnh đồi vào lúc chiều tà, từng người trong nhóm đi viếng đều có lời cầu nguyện riêng của mình trong phút giây thiêng liêng đó
Đi trong đoàn có hai sư thầy trẻ, vừa là bạn tín ngưỡng, vừa là người đồng chí hướng. Nhang được đốt lên, hoa được đặt xuống mặt đất bằng. Chai rượu trắng được rót xuống cùng những lời cầu nguyện khác nhau. Anh V., đứng thẳng dáng gầy, tay chắp nhang ngang mày im lặng. Sự tôn nghiêm của anh làm hơi rượu như nồng hơn, sẻ chia như những vần thơ của Tô Thùy Yên:

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chén rượu hồng đây xin rót xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Giờ thì không có ai là kẻ thù, cần diệt trừ và không có nơi chốn nào, cần phải bị giải phóng. Chỉ có những con người nằm lại với nhau, xương thịt nằm lại trên cùng một mảnh đất, cùng ngửa mặt lên bầu trời đêm của ngọn đồi Charlie để thấy thương đau là tên gọi chung của tất cả. Tất cả thịt xương Việt Nam đã đến, đã hư không, chỉ còn linh hồn ở lại.
Chắc chắn rồi chúng tôi sẽ trở lại, rót rượu cho mọi người, không phân biệt là ai. Vì như có một lời hứa âm vang trong tim với những con người đã đến, thân xác ra đi nhưng linh hồn mãi mãi ở lại Charlie. Những người anh em Việt Nam đã chết trên đất nước, đem lại những điều quý giá. Có những người dạy cho thế hệ sau biết chính nghĩa quốc gia là gì, và có những người lại dạy cho chúng tôi biết cuộc tương tàn ấy đau đớn thế nào trong tham vọng chủ nghĩa.

Tháng 12-2020

Thanked by 2 Members:

#179 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/04/2021 - 19:15

Sài Gòn tuổi thơ, kỷ niệm đồng tiền xé đôi thối lại
Trần Mộng Tú•Thứ Tư, 15/04/2020

Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc năm 1968, thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.
Inline image

Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn.

Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy (Hai Bà Trưng), sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen.

Sơ đọc chính (chánh) tả: Hoa hường phết (phết là dấu phẩy). Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. Tôi viết: Qua tường phết. Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:

Sài Gòn vòi nước bùng binh
Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng hình
Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh thang
Ngựa xe đi lại luật hành phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…

Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.

Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi.

Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp.
Inline image

Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.

Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác.
Inline image

Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này.

Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 xu bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho: Tiết Trực Tâm Hư).

Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam, Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!

Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.

Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.

Inline image
Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại.

Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.

Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai, với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.

Inline image

Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.

Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.

Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.

Trần Mộng Tú

Thanked by 2 Members:

#180 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/04/2021 - 20:48

Cái chết của Sử gia Phạm Văn Sơn

Nguyễn Văn Dưỡng

Trước năm 1975, ở miền Nam, ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử. Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ Việt Sử Tân Biên.

Tôi hân hạnh được làm việc dưới quyền chỉ huy của ông từ năm 1958 đến 1960. Thời gian này ông mang cấp bậc Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Quân Báo & Chiến Tranh Tâm Lý Cây Mai; tôi mang cấp bực trung úy, là huấn luyện viên và sĩ quan an ninh của Trường. Chính trong thời gian này, ông đã tu chỉnh bộ sử nói trên và cho tái bản. Những thì giờ nhàn rỗi, tôi đã tình nguyện giúp ông. Tôi được ông giới thiệu đến gặp ông Lê Ngọc Trụ, công chức làm việc ở Thư Viện Quốc Gia - lúc đó còn nằm trên đường Gia Long - để nhờ hướng dẫn sưu tầm tài liệu.

Ông Lê Ngọc Trụ còn là một học giả, giảng sư Ngữ học của Đại học Văn khoa Saigon, đã chỉ dẫn cho tôi tìm được khá nhiều tài liệu và sách viết bằng tiếng Pháp về thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Các tài liệu này cũng như những tài liệu quí giá khác, giúp cho ông Phạm Văn Sơn tu chỉnh Việt Sử Tân Biên. Thời gian làm việc với ông, tôi đã học được ở ông nhiều điều về viết lách.

Năm 1961, trường Cây Mai đổi tên, chỉ còn là trường Quân Báọ Ngành Chiến Tranh Tâm Lý tách ra riêng, đuợc dạy riêng ở một trường của ngành này, mới thành lập, ở một địa điểm khác; do đó, Thiếu tá Phạm Văn Sơn cũng được thuyên chuyển về ngành Chiến Tranh Chính Trị.. Sau đó không lâu, ông được bổ nhậm vào chức vụ Trưởng Ban Quân Sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ông lần lượt được thăng đến cấp đại tá và giữ nhiệm vụ này cho đến ngày miền Nam sụp đổ.

Tôi nghĩ rằng, với khả năng của ông và dưới sự chỉ đạo của người viết sử sở trường và kinh nghiệm như ông, hẳn là Ban Quân Sử Quân Lực VNCH đã viết được những bộ sử chiến tranh VN cận đại quí giá, nhất là binh sử thời kỳ sau năm 1954 trở đi. Tôi nghĩ như vậy vì tôi biết ông PVS rất thận trọng, không thể khinh xuất trong nhiệm vụ của mình và càng không thể để cho thuộc cấp khinh xuất. Ngày trước ông thường bảo tôi: “Phải cố gắng làm sao cho mức độ trung thực và chính xác cao chừng nào tốt chừng đó, như vậy thì những điều mình viết về sử mới mong có thêm một chút giá trị. Việc sưu tập những sự kiện, chứng tích, tài liệu có độ xác tính cao nhiều chừng nào thì việc so sánh, nghiên cứu, lượng giá, đối chiếu…dễ chừng nấy”. Đó là lề lối làm việc nghiêm cẩn, thận trọng của ông. Vì vậy sau này, năm 1972, tôi đã không ngạc nhiên khi chiến trường An Lộc còn đang sôi động với những trận đánh đối tuyến chỉ cách nhau có một con đường, giành nhau từng góc phố - giữa các đơn vị VNCH và quân CS Bắc Việt - khi những cơn pháo kích dữ dội của địch quân chưa giảm, khi không một chiếc trực thăng nào đáp xuống An Lộc mà không sợ tan xác, tôi đã thấy ông hiện diện ở chiến trường này để tìm hiểu sự thật viết về trận chiến khốc liệt đó.

Lúc bấy giờ, tôi là Trưởng Phòng 2 của Bộ Tư Lệnh Hành Quân của tướng Lê Văn Hưng, đã cung cấp cho ông những tài liệu, sự kiện “sống” nóng bỏng, chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên, muốn viết cho trung thực hơn, ông đã ở lại trong hầm chống pháo với tôi một đêm, thức trắng để nghe tiếng đạn pháo của địch quân rơi trên đầu mình và xung quanh đâu đó, vừa hỏi tôi thật chi tiết về những sự kiện ghi trong nhật ký hành quân (mỗi phòng của Bộ Tư Lịnh Hành Quân đều có) kể cả tài liệu, cung từ tù binh của địch bắt được trong các trận đánh trước ở đó.

Sau khi ông rời An Lộc, không bao lâu mặt trận được giải tỏa, tôi đến Bộ Tổng Tham Mưu để gặp ông thì được biết ông đã ra Quảng Trị để làm nhiệm vụ như đã làm ở An Lộc. Như vậy ông và những sĩ quan thuộc cấp trong Ban Quân Sử đã hiện diện ở khắp chiến trường lớn để tìm sự thật viết về binh sử…

Tôi nêu lên những chi tiết trên đây mong các bạn hình dung được tư cách khả trọng của một người viết sử chân chính, ông PVS, một người đã thành danh trong giới trí thức VN, để rồi tôi xin kể lại những ngày cuối cùng bi đát trước cái chết thảm thương của ông trong lao tù, dưới chế độ bất nhân, tàn độc của CSVN.

Ngày 30/4/75, như mọi người đều biết, Dương Văn Minh, một tổng thống phi hiến định, tuyên bố đầu hàng CS Bắc Việt vô điều kiện, Quân Lực VNCH bị bức tử, buông súng, tan rã. Một số tướng lãnh, sĩ quan cấp tá, cấp úy tuẫn tiết. Tất cả những sĩ quan còn lại ở miền Nam vào lúc đó, bị dồn vào các trại tập trung tạm trong lãnh thổ miền Nam, cùng với các cấp chỉ huy cảnh sát, công chức cao cấp và các nhà hoạt động chánh trị trong các đảng phái miền Nam.

Một năm sau, CS đưa tất cả những người mà họ gọi là có “nợ máu” nhiều nhất với nhân dân miền Bắc, giam giữ và bắt lao động khổ sai ở những trại giam trong rừng sâu nước độc của Thượng du và Trung du Việt Bắc. Một số sĩ quan và công chức khác còn bị giam giữ ở các trại tù cải tạo miền Nam. Tháng 6, năm 1976, đợt tù nhân đầu tiên bị đưa ra Bắc, trong đó có tôi, bị dồn cứng dưới khoang của những chiếc tàu thủy cận duyên cỡ nhỏ. loại chuyên chở của quân đội CS. Sau 4 ngày 4 đêm, tàu cập ở Bến Thủy thuộc Vinh. Từ đó vào nửa khuya, chúng tôi bị chuyển vào bờ, lần này thì bị dồn vào các toa tàu hỏa dùng để chở súc vật, lên phía Bắc.

Ngày 15/6/76 - ngày duy nhất mà tôi nhớ suốt 13 năm tù - đúng một năm sau ngày tôi đưa đầu vào cùm ở trường Don Bosco ở Gò Vấp - trên chuyến tàu hỏa nói trên, qua một kẽ hở thật nhỏ của toa tàu, tôi đã nhìn thấy nhà thương Bạch Mai và ga Hàng Cỏ, những địa danh của Hà Nội mà tôi đã được đọc qua trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, thuở tuổi học trò. 2 sĩ quan tù nhân cấp Tá đã ngộp thở chết trong toa chở súc vật, quãng giữa đường Việt Trì -Yên Bái. Kể từ đó, có thêm hàng trăm tù nhân đi trên những chuyến tàu định mệnh này đã ngã xuống ở các trại tù miền Bắc, vĩnh viễn không còn thấy được những chuyến tàu xuôi Nam… Trong số những người này có Đại Tá Phạm Văn Sơn.

Một số tù nhân trên dưới một ngàn người trên các toa tàu này được đổ xuống ga Yên Bái, trong số đó có tôi.. Từ ga Yên Bái, bộ đội CS dùng xe quân sự Molotova chuyển chúng tôi theo đường bộ lên Sơn La giam giữ ở các trại giam dành cho quân nhân. Tôi ở đó được một năm rồi bị chuyển sang trại giam công an, cũng ở Sơn La, trong 2 năm nữa. Năm 1979, trước cuộc chiến ngắn ngủi giữa Trung Cộng và CSVN không bao lâu, tất cả chúng tôi - những tù nhân chính trị - ở những trại giam trên các tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Bắc được chuyển về các trại giam vùng Trung Du và các tỉnh phía nam, tây nam Hà Nội, như các trại giam Tân Lập (Vĩnh Phú), Nam Hà (Nam Định), Thanh Phong (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh),…

Sự chuyển dồn trại như vậy làm cho đời sống lao tù chúng tôi đã cơ cực càng cơ cực hơn, ăn đã đói càng đói hơn, mỗi người không có được đến 4 dm2 để có thể nằm ngửa, phải nằm nghiêng chen chúc lẫn nhau mà ngủ sau mỗi ngày lao động nặng nhọc, nên phòng giam nào cũng hôi hám, thiếu ánh sáng, thiếu không khí đến ngộp thở, bao nhiêu chứng bệnh ngặt nghèo nguy hiểm đã bộc phát trong anh em chúng tôi, thuốc men không có để trị, mạng sống của mọi người cũng bị Tử Thần rình rập từng ngày từng đêm. Đa số anh em chúng tôi được đưa về trại giam Tân Lập do công an quản chế, bây giờ đặt dưới sự chỉ huy của trung tá công an Nguyễn Thủy, một tên cán bộ chữ nghĩa viết chưa hết một lòng bàn tay nhưng vẫn thích đọc thơ Tố Hữu và Huy Cận trước mặt anh em tù nhân, trong khi lòng dạ lại hiểm độc vô lường…

Tân Lập là một hệ thống trại gồm một trại chính và nhiều phân trại thường được gọi là K, đánh số từ K1 đến K7, nằm rải rác hai bên bờ một nhánh sông bắt nguồn từ sông Lô, chảy qua xã Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú. Tôi đến Tân Lập ngày nào năm đó, đã không còn nhớ nữa, chỉ nhớ là lúc đó trời đã bắt đầu trở lạnh; dù vậy, sau mỗi buổi lao động vẫn phải theo mọi người ra những bãi vắng trên sông này để tắm trước khi về trại. Chính ở các bãi tắm này chúng tôi mới thấy hình hài khốn khổ của nhau, vì mọi người đều trần truồng. Trong khi số tù nhân từ Sơn La mới chuyển về người ngợm còn chút thịt da, thì, những anh em tù đã ở trại giam K2 Tân Lập từ mấy năm trước thân thể chỉ còn da bọc xương, đến 2 bên mông là nơi lý ra phải còn có chút thịt, cũng chỉ thấy có xương xẩu nhô hẳn lên, trông thật thảm não. Khi tắm ai cũng rét run, vì cái lạnh của trời và nước làm cho mọi người thấu buốt ruột gan… bởi trong người không còn năng lượng để kháng nào nữa. Tôi nói lên những điều này để chỉ rõ chế độ quản chế, đối xử với tù nhân chính trị của trại giam Tân Lập cay nghiệt hơn bất cứ trại giam nào mà chúng tôi đã trải qua trước đó, mặc dù chúng tôi biết rằng với chế độ tập trung cải tạo, trại giam là nơi CSVN giết người kín đáo nhất, ít đổ máu nhất, bằng áp đặt khổ sai vắt sức, bằng bỏ đói trường kỳ khiến cho tù nhân chết mỏi mòn vì kiệt sức, vì bệnh hoạn hay vì những lý do mờ ám khác nữa. Không một ai trong chúng tôi, lúc đó, thoát khỏi sự thách đố của định mệnh, của cái chết đến bằng nhiều cách ở bất cứ lúc nào. Ở Tân Lập, bọn công an Nguyễn Thủy đã làm hơn những điều chúng tôi nghĩ, đã biết. Vì thế các tù nhân chính trị chết trong các phân trại Tân Lập nhiều hơn bất cứ nơi nào khác. Riêng ở phân trại K2, mấy tháng mùa đông cuối năm 1979, đầu năm 1980, mỗi ngày ít nhất cũng có 1 đến 2 tù nhân chết; con số tù nhân đến bệnh xá (không có một thứ thuốc men nào để trị bệnh), hằng ngày hơn 200 người, mục đích không phải là để xin trị bệnh, nhưng để được khám, chứng nhận là bệnh, để khỏi đi lao động, được ngày nào đỡ ngày đó, mặc dầu họ là những người bệnh thực sự cần phải được điều trị và miễn làm việc…

Tại K2 Tân Lập, trong hoàn cảnh chung như vậy, tôi đã gặp lại ông Phạm Văn Sơn. Tôi đã nhìn thấy tận mắt những ngày sống bi đát cuối cùng của đời ông.

Chừng một tháng sau khi đến K2, một buổi trưa, tôi và một người bạn tù khác cùng đợi đến phiên phải lên phạn xá gánh cơm về cho anh em trong đội ăn sau buổi lao động; trong khi chờ đến lượt mình nhận cơm, tôi đã vơ vẫn đến bên ngoài hành lang của một căn phòng nhỏ cạnh phạn xá, tôi thấy một người, đã nhận ra ông mà cứ ngỡ là đôi mắt mình đã nhìn lầm. Ông chính là Đại Tá Phạm Văn Sơn, vị chỉ huy trưởng ngày xưa của tôi. Ông chỉ còn là cái bóng âm thầm, một cái xác sắp mục nát, bất động, câm nín sau chân song sắt, bên trong cửa sổ của căn phòng “cách ly”, duy đôi mắt hiền hòa thì vẫn tinh anh như thuở nào. Rõ ràng ông hiện hữu như một tĩnh vật có linh hồn sáng suốt, đang nhìn ngắm mọi sự vật đổi thay, quay cuồng điên đảo với những nhận định xuyên suốt, những ý nghĩ sâu sắc, cao xa nào đó một cách hữu thức, vì chính đôi mắt nhìn lắng sâu, và sáng kia là “cửa sổ linh hồn ông”, cho tôi biết điều đó.

Tôi nhìn ông và ông nhìn tôi. Trong một thoáng, quá khứ như chỗi dậy; không biết vì mừng rỡ hay vì ngỡ ngàng xúc động, tôi chợt buột miệng gọi lên: – “Thầy”!

Chỉ một tiếng rồi lặng thinh. Tôi còn biết nói gì hay làm gì hơn khi mà ai cũng biết rằng mình bất lực trước hoàn cảnh bất hạnh nào riêng của mỗi người. Mắt ông hình như sáng hơn, ông đã nhận ra tôi. Trong gương mặt đã biến dạng, sần sùi của ông, với đôi môi khẽ chớp động, tôi đã nhìn thấy một nụ cười. Ông đã hiểu rõ tâm trạng của tôi, tuy ông lặng lẽ không nói một lời nào.

Không một dấu hiệu, ông rời song cửa sổ. Chỉ chưa đầy một phút sau, cánh cửa ra vào của căn phòng nhỏ — đang khép hờ — mở rộng ra. Ông đứng ở ngưỡng cửa, thẳng thớm như đứng giữa giang san của mình, một giang san thu hẹp đến thật nhỏ nhoi, lạnh lẽo, cô độc… Với thế đứng vững vàng như vậy ông đã cho tôi ý nghĩ là, chính nơi này, nơi thật nhỏ nhoi này, là nơi ông đã tìm ra nguyên ủy, phương trình giải quyết và kết luận cho một nan đề khó giải quyết nhất, hay ông đang ấp ủ một điều gì thật to tát trong tư tưởng của ông. Nhận xét của tôi không thể nhầm lẫn vì ngày xưa nhiều lần tôi đã nhìn vào mắt và tư thế của ông mà đoán đúng những gì ông định ra lệnh cho tôi hay muốn nói cùng tôi. Ở lần gặp lại này, tôi cũng linh cảm được ý nghĩ của ông như thuở đó.

Tôi định bước vào hành lang, tiến đến gần ông nhưng kịp thấy ông nhìn tôi khẽ lắc đầu. Tôi dừng lại và ghi nhận đầy đủ hơn tín hiệu của căn bệnh ghê gớm đã và đang tàn phá cơ thể của ông. Ông đứng thẳng, hai tay chập lại để trước người, những ngón tay đan chéo vào nhau, chỉ nhìn tôi không nói một lời nào. Ngày đó, trời đã lạnh. Tuy nhiên, tôi nghĩ không phải vì trời lạnh mà ông trùm kín đầu bằng một chiếc khăn lông trắng đã trở màu vàng, bẩn và lấm tấm những vệt máu, mủ. Vòng khăn quấn kín cổ chỉ chừa có đôi mắt, mũi, miệng và một phần rất nhỏ ở 2 bên má. Ông trùm kín mặt như vậy có lẽ đã che bớt đi những vết lở lói trên mặt mình, bởi chứng bệnh nan y của ông.

Thân thể gầy gò nhưng cộm lên vì mặc nhiều lớp áo quần bên trong; bên ngoài, ông mặc một chiếc áo mưa màu nhà binh đã thật cũ, sờn rách một đôi nơi. Chân được bó lại bằng những mảnh vải quần áo cũ xé ra, dính đầy bụi đất và những vết máu, vết mủ. Chỉ có một phần mặt mũi và hai tay của ông lộ ra, các phần thân thể khác không thấy được. Và chỉ có vậy thôi, tôi cũng nhận ra rằng không phải ông mang chứng lở lói bình thường mà tôi đã từng thấy, từng biết. Mũi ông đỏ ửng, bóng; hai má cũng vậy, cộng thêm một số vết lở lói; lông mi ở mắt đã rụng. Hai bàn tay cũng có những vết lở tấy, nhưng các ngón tay đã co lại, móng tay nhiều ngón đã bị khuyết lại hay mất hết: ông bị chứng phong hủi (leprosy) ở thời kỳ trầm trọng. Vì không có thuốc và vì điều kiện vệ sinh không thể có được trong tù nên bệnh của ông phát triển rất nhanh. Đó là lý do tại sao chỉ mới đi tù trong vòng bốn năm năm ông đã trở thành người tàn phế, bị cách ly riêng biệt. Có lẽ người ta gán cho ông chứng bệnh lở lói là để tránh sự loan truyền căn bệnh cùi trong trại giam. Vả lại ông bị “cách ly”, chỉ được ra ngoài vào những giờ mọi người đã đi lao động, không còn ai trong trại, nên ít ai biết rõ. Nhưng chính ông, ông biết rõ bệnh trạng của ông.

Tôi nhìn ông thật lâu, trong lòng xót xa, không biết phải nói gì, làm gì. Vị sĩ quan cao cấp chững mực với quân phục chỉnh tề trang nghiêm ngày xưa nay đã mang hình hài của một người tàn phế giống như một kẻ hành khất lở lói mà ai cũng có thể gặp ở đâu đó. Đôi mắt tôi nói rõ sự thương cảm của tôi đối với ông. Và một lần nữa ông cười, nụ cười nhăn nhún với một chiếc răng khểnh trong môi, như ông muốn nói với tôi rằng: “Tôi chấp nhận định mệnh của tôi, nhưng tư tưởng của tôi đã vượt khỏi thân xác nhỏ nhoi tàn phế của tôi rồi. Anh đừng thương hại cho tôi”.

Sau nụ cười là ánh mắt nhìn tôi sâu hơn. Trong ánh mắt đó của ông, tôi đã ghi nhận được sự thương xót của ông đối với tôi. Hình như ông đã nhìn thấy lại người sĩ quan thuộc cấp trẻ tuổi của ông ở những ngày xưa, còn độc thân, mặt còn non sữa, nhưng sáng sủa và nhanh nhẹn, đã từng lúc làm ông hài lòng, cùng từng khi khiến ông phải chỉ bảo…Ngày nay, hắn ta đã trở thành một người cằn cỗi, gầy ốm, lam lũ với áo quần chùm đụp rách rưới, má hóp, mắt thâm vì những ngày thiếu ăn, những đêm thiếu ngủ. Hơn thế nữa, hắn ta còn chưa biết phải làm gì trong cảnh tù đày và trong tương lai.

Tôi chưa biết nói gì thêm, làm gì thêm ở buổi gặp lại ông trong hoàn cảnh khốn khổ đó, thì anh bạn cùng tôi đi lãnh cơm, tìm được tôi, thấy tôi đang đứng “nói chuyện” với Đại Tá Sơn. Anh đến gọi tôi vì cơm anh đã lãnh xong để ngoài sân phạn xá. Tôi tần ngần một phút nhưng rồi cũng phải theo anh trở lại phạn xá gánh cơm về cho anh em ăn. Chúng tôi chào từ giã ông, không thấy ông trả lời. Tôi quay đi, mang theo nỗi buồn thật lớn. Anh bạn nói với tôi:

- Đại tá Sơn đó, ông ta bị chứng bệnh nan y, vừa bị suyển, bệnh tim, lao phổi. Ông không hề nói chuyện với ai.

Tôi trả lời ngắn: “Xếp cũ của tôi!”

Suốt ngày hôm đó tôi thẫn thờ vì những ý nghĩ miên man trong đầu óc tôi. Đêm đó cũng không thể ngủ được. Tôi suy nghĩ về ông và những ngày tù đày của chính bản thân tôi. Quả thật, trong lần đối thoại bằng mắt ở buổi gặp lại lạ lùng này, ông đã nói với tôi thật nhiều về thân phận của ông và tôi. Tôi biết rõ ông đã vượt khỏi cái thân xác bệnh hoạn yếu đuối nhỏ nhoi của con người, dẫn phần tâm linh của ông đến một cõi an bình nào đó, như một tín đồ công giáo tin tưởng sự an bài của Đấng Tạo Hóa về định mệnh của mình. Hơn thế nữa, trong tư tưởng, ông không chỉ còn là một người viết sử bình thường, một sĩ quan bình thường, mà đã trở thành một triết gia lớn biết cả cội nguồn của dân tộc và tổ quốc. Tâm trí ông đã đi ra ngoài thân thể ông để đến một khung trời bao la nào đó, cao rộng, hay ít nhất cũng phủ trùm trên bờ cõi VN.

Rõ ràng ông đã tìm được cho ông một lối thoát, sau khi đã trải qua đau khổ đến tột độ: thể xác nứt nẻ, nhức nhối vì bị gặm nhấm, rút tỉa bởi con máu độc hại của chứng bệnh nan y; bị bỏ đói khát lạnh lẽo, cô độc trong một nơi cách biệt đến trở thành câm nín. Bao nhiêu tháng ngày đau đớn oằn oại mà ông phải chịu đựng từng phút từng giây đó không đủ để ông trở thành một triết nhân hay sao, vả lại ông là một người thâm trầm, hiểu sâu học rộng…Dù sao thì ông cũng đã vượt thoát được đau khổ và tìm ra cho mình một con đường. Một ngày nào thoát khỏi gông cùm CS, nếu tấm thân tàn phế của ông còn hơi thở, thì biết đâu khối óc phong phú và tĩnh đạt của ông sẽ không giúp ông trở nên bất tử trong lòng mọi người, vì những điều chứa đựng trong đó sẽ có thể cho chúng ta những hiểu biết về lịch sử VN — trong thế hệ chúng ta — một cách xác đáng nhất, tường tận nhất, đáng suy gẫm nhất vì sao chúng ta đã đau khổ triền miên trong cuộc chiến tranh tàn khốc dai dẳng vừa qua. Hay xa hơn nữa, biết đâu ông cũng có thể cho chúng ta một triết lý nhân sinh rút tỉa từ kinh nghiệm bản thân ông, khả dĩ giúp được nhiều người tìm ra sự an bình trong tâm hồn ở cuộc sống nhiều đau thương này. Tôi yên tâm phần nào về ông, vì tôi biết, dù ông là kẻ chiến bại trong cuộc sống, nhưng lại là người chiến thắng chính bản thân mình.

Còn tôi, ông đã nói cho tôi biết bằng ánh mắt, là ông thương cảm cho tôi, vì ông đã biết rõ tôi đã và đang còn mù mờ, quờ quạng trong đáy ngục, trong lưu đàỵ Tôi chưa nghĩ gì cho hôm nay và cho ngày mai hơn là phải sợ lao động nặng nhọc sáng nay hay sợ bị đói lạnh chiều nàỵ Tâm trí, tư duy của tôi là một thứ bong bóng. Tôi phải gặp lại ông, tôi phải học tấm gương của ông, phải biết nhận chịu cái đau buốt tận xương tủy, để nghiền ngẫm về lẽ sống và tìm cho mình một con đường thích hợp nhất mà bước đi.

Từ ngày đó tôi định bụng hôm nào thuận tiện tôi sẽ đi tìm ông, vì ông ở phòng “cách ly” không phải lúc nào cũng tự tiện mà dến được, bọn cán bộ cấm ngặt mọi tù nhân đến đó. Trong mấy ngày liền, sau các buổi lao động xong về trại, tôi đi theo các bạn lãnh cơm lên phạn xá, lảng vảng đến gần căn phòng cách ly mong nhìn thấy ông để đến gặp, nhưng lần nào cũng trở về không. Rồi một buổi chiều tôi trở lại đó, từ xa tôi đã thấy ông sau xong cửa sổ, mắt đang nhìn ra xa xôi cao hơn bờ tường rào của trại trước mặt ông. Tôi muốn nhìn ông cho rõ hơn nên bước thêm mấy bước nữa rồi dừng lại. Một chập rất lâu, ánh mắt ông vẫn thế, không thay đổi hướng. Ở hướng đó, mặt trời chiều đã xuống thấp, nắng đã nhạt, mấy áng mây thật mỏng, ráng hồng, còn vơ vẩn, rồi bị gió xé nát ra. Tôi chợt thấy ông rùng mình. Tôi tự nghĩ: Chẳng lẽ mình nhầm hay sao khi nhận xét về ông ở buổi đầu tiên.

Không do dự nữa, tôi bước đến gần, đứng ngoài sân, trước hành lang, chào ông và khẽ hỏi:

- Chào Thầy, hôm nay Thầy có khoẻ hơn không?

Ông quay lại nhìn tôi, nhẹ gật đầu nhưng không trả lời. Đôi mắt ông lại hướng về góc trời có một bóng mây vừa tan, một thoáng như mờ đi, như nghĩ ngợi, rồi chợt sáng hẳn ra nhìn thẳng hơn vào mắt tôi. Thôi, Thày ơi! Tôi đã hiểu rồị Tôi đã hiểu trong lòng Thầy nghĩ gì và Thầy muốn gì ở tôi. Lòng tôi trong một phút cảm thấy đau điếng. Tôi có nên nói đến những điều này cho các bạn nghe hay không? Liệu các bạn có tin rằng tôi nói bằng sự thật, bằng tấm lòng của tôi hay không? Thôi thì tôi cứ nói. Ông đã cảm nhận được định mệnh của ông rồi. Hơn ai hết, ông hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của ông. Ông chỉ sợ mình như ráng mây mong manh kia, sẽ phải tan rã mất đi vội vàng. Thời gian quí báu không còn nữa đối với ông, ngọn đèn hắt hiu trong tim ông sắp tắt, nhưng ngọn lửa lớn trong óc ông, đang rực sáng, không có chỗ thoát ra. Bốn bức tường của nhà giam này thật cay nghiệt; cái hoài bão của ông, niềm ấp ủ đã hình thành trong tâm não ông cũng sẽ tan biến mà thôi. Ông không sợ bản thân ông bị tiêu hủy, ông chỉ sợ những điều đó bị tiêu diệt, tôi nghĩ như vậy. Với ánh mắt nhìn thẳng vào mắt tôi, tôi nhận ra hình như ông muốn ủy thác cho tôi một việc gì đó sau này — khi tôi ra khỏi 4 bức tường của trại giam — chẳng hạn như sẽ thay ông viết lên những gì mà ông muốn để lại cho những thế hệ tương lai. Nếu quả thật điều này tôi đoán đúng, tôi cam đành chịu sự thất lễ đối với ông. Dù tôi hiểu ông, nhưng làm sao tôi có thể hiểu tường tận những gì tách bạch định hình trong tư tưởng của ông. Ông đã nghĩ gì, ông đã biết những gì — hẳn nhiên là phải rộng lớn và khúc chiết — ông muốn viết những gì, làm cách nào tôi có thể biết được. Vả lại, những thứ ấy là những điều mà ông phải phấn đấu thật cam go với bệnh tật, với chính mình bao nhiêu năm trời, chịu đựng vô vàn đau đớn tủi nhục từ thể xác đến tâm não mới có được. Nó là của riêng ông. Làm sao tôi có thể cảm nhận được hết, khi mức độ thương đau của tôi có hạn định; làm sao tôi có thể viết những điều ấy thành lờịi. Sở năng của ông là viết sử. Ngay ở công việc này, nếu tôi có hiểu biết một đôi điều, thì với khả năng của tôi, tôi cũng không thể thay ông mà viết nổi hết cái cao xa rộng lớn của ông, cái sâu sắc phong phú của ông, cái chiết trung tinh túy của ông, cái kinh nghiệm dồi dào của ông về những gì phức tạp nhất, nhiêu khê nhất, khuất lấp nhất của lịch sử ở thời đại nhiễu nhương này.

Nếu tôi cần thời gian để có được những ưu điểm trên đây như ông, thì sẽ bao lâu? Có lẽ suốt đời đến khi nhắm mắt, tôi cũng không có được. Hôm trước tôi gọi ông bằng “Thầy” để tránh tiếng gọi bằng cấp bậc đã trở thành “không thích hợp” nữa. Hôm nay, tôi cũng gọi ông bằng chữ đó, cùng nghĩa. Xét cho cùng, tôi chưa đáng là học trò của ông trên nhiều phương diện. Tôi đành cam chịu sự bất lực rồi. Cái hy vọng giữ được cuộc sống của ông thật mong manh, cái hy vọng giữ sự hiểu biết trong trí não ông cũng không thể có, rồi cát bụi sẽ trở về với cát bụi mà thôi… Bỗng nhiên tôi nghe mấy giọt nước mắt lăn trên má tôi. Ông nhìn tôi lặng lẽ thở dài rồi quay đi.

Tôi trở về phòng giam của mình với tâm trạng buồn bã, mệt mỏi. Tôi muốn làm vui lòng cố nhân, muốn làm tròn bổn phận với một cấp chỉ huy tôi quí trọng, nhất là khi ông đang ở trong hoàn cảnh khốn cùng, nhưng tôi biết tôi kém tài, thiếu khả năng để khả dĩ hoàn thành sự ký ủy của ông. Sau buổi chiều đó, lại một đêm và nhiều đêm khác nữa tôi mất ngủ. Dù ông muốn hay không, tôi cũng thương cảm cho ông, xót xa cho ông. Niềm trắc ẩn của tôi không ngoài việc tôi biết ông cảm thấy sức khoẻ của ông đã cạn, ông biết ông sẽ không thể — bằng cách nào đó, phổ cập được những gì đó thật hữu ích đã kết tinh trong não tủy của ông qua những tháng ngày đau khổ. Niềm hy vọng cuối cùng là ký thác những điều đó cho một ai đó có khả năng, cũng đã bị giập tắt. Sự cô đơn của ông bây giờ đã hoàn toàn, tất cả đã quay lưng lại với ông. Bên ông có lẽ chỉ còn Thượng Đế là vị an ủi, là vị cứu tinh cuối cùng mà thôi. Con người đã không còn trong tầm mắt và niềm hy vọng của ông nữa, mãi mãi…

Sau đó không lâu, một buổi tối, bọn cán bộ trại tổ chức buổi chiếu bóng ngoài trời cho tất cả tù nhân xem ở cái sân rộng lớn giữa trại. Đêm ấy, trời đầy trăng sáng trong sương đêm loang loáng của mùa đông. Hơn 1,000 tù nhân được xếp hàng ngồi theo đội của mình trong sân. Tuy nhiên, mọi người khi cần thiết cũng có thể tách ra đứng lên đi tiểu ở một vài nơi mà CS đã chỉ định trước. Một nơi như vậy nằm bên trong bờ tường của phạn xá. Đây là cơ hội may mắn cho tôi. Khi phim chiếu được chừng một giờ — phim gì đó, tôi không còn nhớ — tôi đứng lên đi về phía ở bờ tường vào phạn xá, đến chỗ đi tiểu. Nhìn không có ai, tôi bước thêm mấy bước nữa, dừng lại. Chỗ tôi đứng chỉ còn cách căn phòng nơi ông ở không đầy 10 bước. Tôi không có ý định gặp ông, chỉ muốn nhìn thấy ông mà thôi, và tôi đã nhìn thấy. Ông đứng bên trong cửa sổ, ở đó có ánh đèn le lói hắt ra, đang nhìn lên khung trời đầy ánh trăng bàng bạc trong sương. Giờ đó cũng gần khuya, ông vẫn thức, đứng nhìn trăng, nhìn trời. Tôi đã hiểu rõ hơn tâm sự của ông. Tôi đứng nhìn ông một lúc khá lâu, rồi sợ bị bọn cán bộ bắt gặp, tôi quay trở ra về chỗ ngồi của các ban cùng đội và không xem gì được nữa ở những thước phim tuyên truyền còn lại. Tôi lơ đãng ngắm nhìn những vì sao xa xa, ngắm vầng trăng nhàn nhạt trên nền trời nhiều sương lành lạnh, diệu vợi, buồn man man. Đêm trăng là khung trời của Hàn Mặc Tử, vầng trăng và ánh trăng là thơ của Hàn Mặc Tử, không phải của ông. Ông không là một thi nhân, ông là một nhà viết sử. Trăng đã thức trong máu để Hàn Mặc Tử làm thơ và ngâm thơ. Trăng đã thức trong máu của ông, chỉ để ông thấy nỗi cô đơn của ông thấm đậm hơn mà thôi.

Hàn Mặc Tử, ở những ngày cuối cùng của cuộc đời, còn nói lên được, còn viết lên được những điều muốn nói, những điều muốn viết, trong sự yêu chiều an ủi của một người đẹp yêu ông. Ông ta thật có diễm phúc so với nhà viết sử Phạm Văn Sơn. Vị sử gia của tôi trong những giờ phút cuối cùng này còn có ai đâu. Ông bị cách ly thân thể, bị chối bỏ tình cảm, tuyệt nguồn tâm sự đến trơ trọi cả linh hồn.

Ngày xưa, vua Hezekiah của Do Thái — trong Thánh Kinh — hơn mười mấy năm bị phong hủi cũng không cô đơn bằng ông, vì ông vua này vẫn sống trong hoàng cung lộng lẫy với hằng trăm cung tần mỹ nữ hầu hạ. Có lẽ chỉ một người chịu sự cô đơn như ông là một vị bác sĩ nào đó — một nhân vật có thật — trong tác phẩm “Kẻ Độc Hành” (Man Who Walks Alone) của một nhà văn Mỹ, tôi đã quên tên, đã hy sinh suốt quãng đời đẹp đẽ nhất của mình, tình nguyện đến một phương trời xa, phục vụ một trại hủi để chữa trị bệnh nhân bằng sự hiểu biết và lòng tận tâm của mình, cho đến một ngày chính ông ta bị truyền nhiễm chứng bệnh nan y này. Khi trở lại quê hương, ông lại bị hất hủi, bị bỏ quên, cô đơn như một kẻ độc hành trong cõi đời thường như hoang vắng. Dù sao vị bác sĩ đó cũng đã làm tròn thiên chức của mình, đã hưởng được sự tự do để suy gẫm về cái triết lý của cuộc sống. Còn ông, nhà viết sử của chúng ta, ông đã cô đơn bốn bề ở kiếp con người; loài người dưới đất quên lửng ông, trăng sao trên trời xa lạ với ông. Ông là kẻ cô đơn nhất trong loài người… ở những giờ phút sau cùng.

Đêm trăng này hay bao nhiêu đêm trăng nữa sẽ cho ông nhìn thấy gì, hay ông chỉ nhìn thấy sự hoang mạc đến tận cùng của cuộc đời ông trong những ngày còn lại. Hay hơn thế nữa, ông sẽ nhìn thấy nỗi tuyệt vọng vừa nhen nhúm trong tâm sự ông, về sự không thể làm tròn thiên chức của mình, sẽ lớn dần lên, sẽ còn đày đọa ông không biết bao lâu nữa. Đêm không ngủ dưới trăng kia có ích lợi gì cho ông không…

Thì ra tâm sự con người thật phức tạp trước những sự kiện tưởng chừng như vô tình nhất, giản dị nhất.

Lần đầu tiên sau khi gặp lại ông, tôi tưởng ông đã yên tâm vì đã tìm cho mình được một con đường, một chân lý, đến độ khi nhìn ông tôi cũng cảm thấy yên tâm. Hôm nay, bởi những sự kiện mới mẻ tưởng như vô tình, tôi mới biết ông vẫn còn ưu tư khoắc khoải, nên lòng dạ tôi xốn xang vô cùng. Tôi đã ngu muội và thật thà ở buổi chiều hôm trước, vì vô ý thức, tôi đã đẩy tình trạng cô đơn của ông đến cao độ nhất, bởi sự phản ứng tự nhiên, chân tình bằng mấy giọt nước mắt dại khờ, non nớt, rơi không đúng chỗ, đúng lúc.

Một giọt nước đã làm tràn miệng bát. Đáng lẽ tôi phải tế nhị giữ nó lại, tìm cách an ủi ông. Biết đâu niềm hy vọng vẫn còn là ngọn lửa, tuy nhỏ nhoi, cũng sưởi ấm lòng ông để ông cảm thấy mình vẫn còn người tri kỷ, không cô đơn, còn có ý nghĩa với mọi người. Biết đâu như vậy sẽ làm cho ông yên tâm hơn. Dù cái chết có đến với ông, bằng cách nào đi nữa, ông cũng cảm thấy ấm cúng trong tâm hồn. Niềm trắc ẩn xốn xang này đã trở thành sự hối hận triền miên trong tôi suốt 15 năm qua, chưa có dịp bộc lộ cùng ai. Tôi thật khổ tâm. Lúc đó, tôi thầm cầu nguyện Thượng Đế xui khiến cho những người CS thấy rõ chứng bệnh vô cùng hiểm nghèo, nguy ngập của ông mà tha cho ông ta, cho ông được trở về với gia đình. Đó là con đường duy nhất cứu được ông, cứu được cái hoài bão mà ông từng ôm ấp bao nhiêu năm qua.

Tôi đã thất vọng, ý trời không phải là ý ngườị. c.... s.. chỉ hủy diệt những nhân tài đối lập, không bao giờ nhẹ tay với một ai.

Rồi việc gì phải đến, đã đến.

Một ngày, chưa hết mùa đông, đầu năm 1980 (tôi không nhớ chính xác ngày tháng), buổi sáng sớm lất phất một cơn mưa phùn nhỏ, trời lạnh và đục, người ta đã đánh kẻng tập hợp tù nhân các đội ra ngoài sân để tuần tự cho xuất trại đi lao động như thường lệ.. Bấy giờ tôi ở trong đội cưa xẻ gỗ súc. Đội chúng tôi ra hiện trường làm việc — là hai dãy nhà lợp tranh, chỉ cách cổng trại vài mươi bước — trong vòng mấy phút. Mỗi cặp cưa gồm 2 người, tự động vào giàn cưa của mình và xẻ những thân gỗ lớn thành những tấm ván dày hoặc mỏng dùng để đóng bàn ghế, vách nhà, sàn nằm trong trại, hay đóng hòm chôn tù nhân, chết bởi nhiều cách, đa số là chết vì bệnh và kiệt sức.

Chừng chín giờ rưỡi hay mười giờ hôm đó, tôi đến nhận phần sắn phụ trội (đội cưa xẻ thuộc loại lao động nặng, có thêm một phần ăn phụ trội ở giờ giải lao, nhưng bất thường) vừa định quay về giàn cưa mình thì anh bạn hôm trước đi lãnh cơm với tôi, hôm nay vừa đi lãnh sắn ở nhà bếp, nói nhỏ vào tai tôi:

- Tin buồn!

Tin buồn có nghĩa là trong anh em của chúng tôi có thêm một người vĩnh viễn nằm xuống, cũng có nghĩa là đội của chúng tôi phải xẻ thêm những tấm ván để đóng chiếc hòm tạm bợ bọc xác bạn bè, một điều không ai muốn, nhưng ai cũng tình nguyện làm để biểu lộ lòng thương xót với người đã ra đi. Biết đâu rồi ngày nào cũng đến lượt mình. Tâm lý trái ngược đa đoan là thế đó.

Tôi nghe anh nói xong, định hỏi xem là ai, nhưng anh đã bảo tôi:

- Đi đi…!

Trở về chỗ, vừa ngồi xuống đã thấy anh theo đến, ngồi sát bên, nói vừa đủ cho tôi nghe:

- Đại tá Sơn, “xếp” của anh, chết rồi!

Tôi sững sờ, tưởng chừng như ai tạt một gáo nước lạnh vào mặt, hỏi lại anh:

- Anh nói… chết rồi, tại sao, hồi nào?

Anh buồn bã thuật lại câu chuyện anh vừa nghe ở nhà bếp:

- Sáng nay, sau khi các đội đã xuất trại hết, “tụi nó” ra lệnh cho ông đem giỏ ra sân mang than đá vào bếp trại như những ngày trước. Không biết ông bưng vác đến giỏ thứ mấy thì kiệt sức, hộc máu tươi, ngất xỉu bất tỉnh. Khi chúng hay được cho mang ông lên bệnh xá thì mấy phút sau ông mất; cả người nhầy nhụa máu me, hình như bao nhiêu máu mủ trong các phần thân thể lở lói tuôn tràn ra hết…

Anh nói tiếp:

- Giờ này có lẽ họ đã đem ông xuống nhà xác rồi!

Anh lặng lẽ bỏ đi, không nói thêm gì nữa.

Tôi như một kẻ mất hồn. Tôi đã hiểu. Từ lâu nay, thỉnh thoảng chúng tôi thấy một chiếc xe tải chở vào trại loại than đá vụn vo thành viên tròn to như những trái “poids” lớn, dùng làm chất đốt ở bếp. Mỗi lần như vậy, họ đổ than đá ở phần sân ngoài bức tường, trước cửa vào nhà bếp. Bọn cán bộ ra lệnh cho ông hằng ngày dần dà chuyển hết những đống than đá đó vào bếp, trừ trường hợp trời mưa, phải chuyển gấp chúng cho người phụ. Như vậy, một người bệnh trầm kha như ông vẫn bị chúng vắt sức lao động đến giọt máu cuối cùng. Hôm nay ông đã ngã xuống như trăm ngàn nạn nhân khác dưới chủ trương giết người siêu dã man này trong các trại giam của c.... s.. Việt Nam.

Sau buổi giải lao, tất cả anh em trong đội cưa xẻ đều biết về cái chết thảm thương của ông. Ông đã mất rồi về cõi thiên đường đã mang theo sự chịu đựng và hiểu biết của ông, vốn dĩ không hề tưởng là đã có trong con người mang nhục thể. Cái gì của Thượng Đế trả về cho Thượng Đế. Người ta ra lệnh xẻ gỗ đóng quan tài cho ông. Tôi nhận việc ấy với những giọt nước mắt chảy dài trên má. Chỉ còn một chút đáp đền này thôi, hỡi cố nhân ơi…

Nguyễn Văn Dưỡng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |