Jump to content

Advertisements




TRUYỆN NGẮN


312 replies to this topic

#196 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/05/2021 - 20:51

Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử

Tuấn Khanh
1-5-2021
Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4.
Tấm hình nhỏ không có nhiều sự thuyết minh nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng. Trong bộ quân phục có vẻ mặc vào vội vã, anh lính VNCH đó bước đi và lọt vào khung hình, trở thành một dữ liệu giằng xé im lặng, như một vết thương không bao giờ lành về một câu chuyện có thật: Những người thương bệnh binh bị chĩa súng, đuổi ra đường, ngay sau khi quân bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn.

***

Nhiều năm trôi qua, người ta vẫn tự hỏi, người lính ấy còn sống không, giờ này người đàn ông ấy ra sao…? Như mọi tấm ảnh trắng đen khác của những ngày tháng 4-1975 làm nhức nhối người xem – kể cả thế hệ chưa bao giờ trải qua ngày tháng đó – câu hỏi đó chất chứa với muôn vàn điều u uẩn trong lòng.
Với đôi chút thông tin vặt, chút hình ảnh và luôn dò hỏi… thật bất ngờ là đúng vào Tháng Tư, của 46 năm sau, sự có mặt của người lính ấy bỗng bất ngờ hiện ra trong cuộc tìm kiếm nhiều ngày của chúng tôi – những người miền Nam thế hệ hôm nay. Thật kỳ diệu: Ông vẫn còn sống, hiện ở Chơn Thành, Bình Phước.
Người lính ấy, hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương, Số quân: 74/145 811, KBC: 3506, Tiểu Đoàn 52, Liên Đoàn 3, Biệt Động Quân, vẫn im lặng tồn tại non nửa thế kỷ qua nhiều biến động của cuộc đời. Thật khó nói đó là những điều đắng cay số phận hay kiên cường cao quý của ông: Khi gặp, ông vẫn giữ được nụ cười bình dị, hiền lành và kiểu trò chuyện chơn chất khi tiếp chúng tôi tại ngôi nhà nhỏ của mình.
Đi tìm một ánh mắt câm lặng
Suốt đoạn đường dài từ Sài Gòn tìm đến nhà của ông Dương, chúng tôi chia nhau nhìn lại tấm ảnh về người lính trẻ (lúc ấy, ông chỉ mới 22 tuổi) khi bị đuổi ra khỏi giường bệnh và cố lết đi về nhà ở Quận 4, Sài Gòn, trong một buổi chiều nghiệt ngã của đời mình. Không ai trong chúng tôi tin được, người sắp gặp mặt, đó lại là một chứng nhân của sự kiện, lại là một nhân vật nổi tiếng từ bức ảnh luôn được chia sẻ trên các trang mạng, bản tin quốc tế, đặc biệt vào mỗi Tháng Tư.
Con đường dẫn vào nhà ông Dương im vắng đến lạ, nắng gắt oi bức đuổi theo mọi nơi. Đến con chó của nhà gần đó, nằm trong bóng râm cũng mệt mỏi nhìn chúng tôi mà không buồn sủa. Nhiều năm trước đó, khu vực này xác xơ, khốn khó và được gọi là vùng kinh tế mới.
Ông Dương có lối nói chuyện thuần chất nông thôn miền Nam, dễ làm người đối diện gần gũi, tạo nên sự cảm mến tức thì. Ngồi với nhau chỉ vài giờ đồng hồ, mà tưởng chừng như ai nấy đã thân thiết lâu rồi. Mỗi khi cao hứng lúc kể chuyện quá khứ, ông bật cười lớn, và nhất là khi kể về ngày tháng cũ, có lúc ông phấn chấn, lớn giọng mô tả không chút e ngại.
Người chụp tấm hình đó, là bạn của chú, cũng bị đuổi từ Tổng Y Viện ra, ảnh tên Lài. Sẵn tay đang cầm cái máy Kodak, ảnh kêu tên chú rồi chụp luôn. Không ngờ tấm hình đó sống dai vậy”, ông Dương cười buồn, và nói rằng giờ cũng không biết Lài ở đâu, còn sống hay đã chết với những ngày tháng cam go không thua gì như cuộc chiến, sau cái Tháng Tư đó.
Buổi chiều ngày 30-4-1975, khi mọi người đang nằm trên giường bệnh, khắp nơi cứ mỗi lúc tràn về những tốp thương binh mới, nằm chật cả lối đi, chen chúc nhau ở mỗi phòng. Dù là ngày cuối cùng của cuộc chiến, đã có lệnh đầu hàng từ trưa, nhưng có vẻ giao tranh vẫn không dứt hẳn. Có những người được đưa vào với vết thương mới, tuôn máu không ngớt. Bất ngờ, tràn vào khắp ngõ trong Tổng Y Viện là những nhóm lính quân phục miền Bắc, súng AK chĩa lăm lăm, đằng đằng sát khí, lên giọng quát.
“Họ nói sao khi đuổi mọi người, kể cả những người vừa mới mổ xong, phải ra bệnh viện?”, ông Dương cười, suýt bật thành tiếng chửi thề, “Họ nói giọng Bắc, kêu đ*t mẹ chúng mày cút ra hết”. Theo lời ông kể, người ta hình dung rằng đây là một chủ trương có tính toán chứ không phải là ngẫu hứng từ viên chỉ huy cực đoan nào đó. Bởi theo lệnh phát đi và nòng súng hướng dẫn, những người thương bệnh binh VNCH đó phải nhanh chóng tựa vào nhau đi ra bằng ngõ sau và những ngõ phụ, chứ không phải là cổng chính, Mục đích rất rõ là không muốn tạo sự chú ý với dân chúng, hay để cho giới phóng viên nước ngoài còn trụ lại Sài Gòn có thể ghi hình được.
Ông Dương lúc đó, chỉ còn một chân, cố chống nạng đi. Vết thương đó, ông nhận vào tháng 2 năm 1975, trong một trận tử thủ ở ngay Bình Phước. Xe tăng bộ đội Bắc Việt tràn vào với biển người nhưng vẫn bị 3 tiểu đoàn đã tơi tả của phía ông chận lại. Lúc đó, quân VNCH chỉ còn lại những thành phần tử thủ, nhiều người đã bỏ đi, súng đạn không còn nhiều. 3 tiểu đoàn mà ông Dương có mặt, quyết cầm cự mặt trận trong lòng đô thị chỉ còn hơn khoảng 500 người. Trong khi đó, ráo riết tiến công để dứt điểm, tin cho biết 3 sư đoàn của Bắc Việt áp sát với đủ các loại hỏa lực yểm trợ.
“Bây giờ kể lại, mới thấy ngày đó những lính trẻ tụi tôi đánh dữ dằn ra sao. Riêng phía Biệt Động Quân tụi tui thì được huấn luyện chiến đấu trong lòng đô thị, trong khi đó, quân Bắc Việt sau khi ra khỏi rừng thì mất lợi thế do không biết địa hình, nên dù mạnh hơn, nhưng nhiều đợt xông lên đều bị chúng tôi đánh chặn, bắn cháy cả loạt xe tăng đi đầu”, ông Dương cười ha hả, nói. Ngay vào lúc giằng co không phân thắng bại ấy, thì đột nhiên có lệnh rút quân. Thế trận vỡ ngay từ lúc đó. “Chính vì khi chuyển thế rút quân, tui mới bị đạn 12.7 bắn ngay chân, nát mọi thứ”.
Ông Dương được chuyển về Tổng Y Viện, và cắt chân ngay vì sợ hoại tử, cũng như không thể cứu chữa gì được. Từng ngày, ông cảm nhận được sự sụp đổ của Sài Gòn đến khi thấy thêm thương bệnh binh nhập vào, mà các nơi đánh chặn thì mỗi lúc càng gần Sài Gòn hơn.
Ông Dương đi lính từ năm 1971, và tham gia nhiều trận ở An Lộc, Long Bình… những năm tháng đó khi cùng đồng đội chia lửa ở mọi trận tuyến, dù thế nào đi nữa, ông đã có một phía chọn lựa của mình rõ ràng, không hề nao núng, đó là một nước VNCH tự do của mình, nơi đó, có anh em, có cha mẹ, ngôi nhà… mà ông phải bảo vệ.
Vì sao có những người đã bỏ chạy, nhưng sao chú và những người lính khác vẫn tiếp tục trụ lại?”, ông Dương không thể giải thích hết bằng ngôn từ đơn giản của mình, ông thoáng suy nghĩ và tả rằng, “Là nghĩ tới cái chết. Mình thua thì mình cũng sẽ bị bắn chết, thôi thì chiến đấu để chết ngay ở mặt trận, phải tốt hơn là bị quỳ rồi bị chĩa súng bắn, đúng không?”.
Dĩ nhiên, ông Dương tóm tắt vậy. Nghe cũng không có gì là quá đặc biệt, nhưng đằng sau đó, đó chính là trùng trùng khí chất của hàng hàng những quân nhân VNCH trong cuộc chiến: Nghĩa vụ, tổ quốc và danh dự nằm trong máu và trái tim, sâu và chân thành đến mức không thể hoa mỹ ngôn từ. Sâu đến mức đã có người mỉm cười tuẫn tiết khi thất trận, mạnh mẽ đến mức có người đã dõng dạc kết tội kẻ kết liễu mình bằng tuyên ngôn của nền tự do bị tước đoạt.

Và rồi vào buổi trưa ngày 30, đang nằm trong Tổng Y Viện, đột nhiên mọi người nghe tin đầu hàng từ Tổng thống Dương Văn Minh. Ông Dương và nhiều người nữa, kêu “trời ơi” và chết lặng. Đằng sau lời đầu hàng đó, là một đại diễn biến khác, dù không hình dung rõ được, nhưng những người lính đó biết chắc rằng sẽ không thể có bình yên như những bài hát và lời yêu gọi tình anh em trên đài phát thanh của đạo quân vừa tiến vào Sài Gòn. “Đ.mẹ, gì đầu hàng, kỳ vậy?”, ông Dương kể mình la lên như vậy ở phòng bệnh. Có người cũng thảng thốt như ông.
----------
Câu chuyện hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương chống nạng bước ra khỏi Tổng Y Viện VNCH hay bị hỏi là “sao biệt động quân mà mặc đồ bộ binh”. Tại ngôi nhà của mình ở Chơn Thành, Bình Phước, đúng buổi trưa 30 tháng Tư, đủ 46 năm kỷ niệm đó, ông Dương nhớ lại, cười ngất “Lúc đó bị chĩa súng đuổi ra, ai quơ được bộ đồ nào mặc được là lo bận đi ra, còn sợ tụi nó không vui bắn luôn nữa chớ”.
Ông Dương về nhà, và lại trải qua 5 năm tù với cái chân cụt của mình. Do ông nghĩ mình là thương phế binh nên không cần tập trung làm gì, thế nhưng ông bị áp giải mang đi vì tội “ngoan cố không trình diện”. Lúc vào ở trại tù A20, ông có hỏi cán bộ là mình bị án bao lâu, viên cán bộ quản trại nhếch mép “20 hay 30 năm… tùy theo thái độ hối cải của các anh”.
Quay trở lại nhà vào cuối năm 1979, ông mới hay nhà của ông bị trưng thu, anh chị em, cả mẹ già… đều đi kinh tế mới ở Bình Phước. Hỏi ra mới biết là quân quản khu vực đến nói là nên đi kinh tế mới để ông được ra trại, bị giam 2 năm thôi. “Tụi nó gạt để lấy nhà, chứ chính tụi nó cũng không biết khi nào chú được thả về”, ông Dương kể.
Từ đó, ông Dương sống bằng nghề cạo mủ cao su cho một chủ đất. Công việc ngày qua ngày và được ông chủ thương, giúp cất cho cái nhà kề bên. Cuộc sống của ông Dương chọn Bình Phước làm chỗ trú thân, không muốn bị phiền nhiễu bởi thế sự nữa.
Dựng mộ cho đồng đội
Thế rồi một ngày khi không quá khó khăn, ông Dương chợt nhớ đến đồng đội của mình, đặc biệt là những người đã nằm lại ở Bình Long năm 1972. Ông gom góp tiền bạc và đi đến An Lộc, mua một rẻo đất nhỏ, đi bốc mộ, tìm hài cốt đồng đội theo trí nhớ… tập hợp về chung ở nơi mà ông gọi tên là nghĩa trang An Lộc.
Có cả thảy 81 ngôi mộ như vậy nằm ở đó, ông Dương chi tiết lập bản đồ, tên họ những ai còn ghi lại được để hy vọng sau này thân nhân tìm tới, dễ nhận ra hơn. Công việc của ông kéo dài từ năm 2012 đến năm 2013 thì hoàn thành tương đối. Công việc khởi đầu thì lặng lẽ nhưng sau đó thì có thêm người biết, cùng bắt tay nhảy vào tiếp sức với ông. Danh sách những quân nhân ở nghĩa trang này được ghi lại với nét chữ nắn nót: “Tui ít học lắm, không có giỏi chữ nghĩa đâu”.
“Tui nhớ trận đó dữ lắm, năm 1972 mà. Ác liệt vô cùng. Phải nói là đánh như xi-nê luôn”, ông Dương nói.
Theo Quân sử, An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì đây là cửa ngõ Tây Bắc ngăn chận quân Bắc Việt tiến về thủ đô Sài Gòn sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay họ ngày 7 tháng 4 năm 1972.
Trận An Lộc là trận then chốt mà phía Hà Nội tin chắc là sẽ thắng, nên khi đó, bà Nguyễn Thị Bình, trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng miền Nam (cờ nửa xanh nửa đỏ) mạnh miệng tuyên bố chỉ trong vòng 10 ngày nữa An Lộc sẽ là thủ đô của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính vì vậy mà có đến 7 đợt tấn công (kể từ ngày 13-4) không ngừng phía Bắc, để cố chứng minh cho lời tuyên bố nói trên.
Thế nhưng, trong cuộc đánh chặn và đối diện cả hai đợt tấn công dữ dội của phía Bắc Việt phối hợp với Mặt trận Giải phóng miền Nam, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến thắng vẻ vang và tuyệt đối, trong đó, có sức trẻ của ông Dương, và sự hy sinh của nhiều bạn bè ông.
Quân sử ghi, phía c.... s.. tấn công trực tiếp thị xã An Lộc có Sư đoàn 9, 2 trung đoàn pháo binh 28 và 42, 4 tiểu đoàn pháo phòng không và tiểu đoàn tăng thiết giáp 20, về sau tăng cường thêm tiểu đoàn tăng thiết giáp 21. Tham chiến ở vòng ngoài là Sư đoàn 5, 7 và Đoàn C30B. Kéo dài nhiều ngày, phía c.... s.. thoái lui, chấp nhận thất bại. Dòng tin ngắn gửi về Hà Nội, sau này được tiết lộ, là “25 xe tăng thì đến 18 chiếc bị bắn cháy hoặc hư hại nặng”.
Trung tướng Nguyễn Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31 tháng 5/1972 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông tuyên bố: “c.... s.. đã đạt được một lợi thế ngay từ đầu với quân số đông gấp bốn lần, và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. Tuy nhiên, sau 54 ngày giao tranh, Cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30.000 bộ đội trong tổng số 4 sư đoàn. Mưu đồ của c.... s.. mong tiến đánh thủ đô Sài Gòn đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc”.
Chính tay ông Dương chôn cất những đồng đội mình ở nơi vùng đất giao tranh đó. Thỉnh thoảng có người từ hải ngoại về tìm thân nhân của mình tại An Lộc, được ông Dương giúp đỡ, có ghi lại tin tức cám ơn hoặc nhắc về ông. Nhưng đó cũng là những lúc công an địa phương đến “làm việc” với ông về việc tập kết thành một nghĩa trang nhỏ như vậy. “Tụi nó rầy rà lắm, nhưng riết rồi chú cũng quen vì mình cũng làm một mình chứ có băng nhóm gì đâu, vả lại, chuyện đã lâu rồi”, ông Dương bồi hồi nhớ, “cũng may sao trời xui đất khiến khi đó mình làm, ít ai để ý, mà chính quyền địa phương cũng cho qua, chứ không biết bây giờ làm thì có được vậy không”.
Điều làm chúng tôi bất ngờ là câu chuyện cải táng 81 nấm mộ đồng đội đó của hạ sĩ nhất Võ Phùng Dương không phải là câu chuyện ông định kể, mà bất ngờ bật ra khi chúng tôi hỏi han về thời đi lính của ông, vào lúc chuẩn bị chia tay ra về.
“Tui thấy mình còn sống được, anh em thì chết hết rồi, nên thôi thì quy tập lại cùng nhau. Tình thương, tình đồng đội thôi mà, khi mấy ông công an hỏi, tui cũng chỉ biết nói như vậy”, ông Dương nói đến đây, là lúc giọng ông chùng xuống, buồn buồn. “Lúc sau này người thân của của các hài cốt đến quay phim, đưa lên mạng gì đó, nên công an biết, đến nói này nói nọ, kiếm chuyện với tui…”, ông bật cười, đời ông tới nay, 68 tuổi, vẫn chưa quen biết làm quen với mạng xã hội hay smartphone.
Chia tay chúng tôi, đưa ra tới tận cửa, ông bước đi với dáng khỏe mạnh và tự tin, dù một bên là chân gỗ. Người cựu quân nhân VNCH khiến chúng tôi, trên đường về, cứ im lặng suy nghĩ điều ông nói. Khi hỏi về tâm trạng của ông là một thương phế binh VNCH, và cũng bị nhà nước hiện thời đối xử với định kiến, liệu ông có mặc cảm là một kẻ thua trận không? Ông Dương bật cười lớn sảng khoái “Người ta đầu hàng chứ tụi tui có nói mình đầu hàng đâu? Không đầu hàng thì sao gọi là thua?”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#197 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/05/2021 - 23:29

NGHỀ "LẠ":
NGỦ TRONG QUAN TÀI
Tôi tin rằng nếu các bạn trong giới được thiên hạ gọi là “nghèo” thì các bạn ít nhất cũng đã một lần than “không có một xu dính túi”. Thế nhưng, tôi biết trong túi bạn vẫn còn chút ít tiền lẻ. Với tôi, khi vợ tôi trút hơi thở cuối cùng tại bịnh viện Phạm Ngọc Thạch, thì “không có một xu dính túi” đối vơi tôi nó chính xác trăm phần trăm! Trong lúc tôi ôm vợ tôi khóc ngất thì một thiên thần áo trắng nhỏ nhẹ nói: “Chú chuẩn bị đem cô về đi!”. Đem về? Nhưng đem về bằng cách nào đây? Sau hai tháng, bao nhiêu tiền bạc ít oi tôi đã dành mua thức ăn cho vợ bồi bổ, còn tôi thì chỉ ăn bánh mì không, uống nước phông tên ở nhà vệ sinh cầm hơi qua ngày, nên cơ thể đã bị tàn phá nhanh chóng không khác gì vi trùng Koch tàn phá buồng phổi vợ tôi.
Cô y tá quay đi, không bao lâu cô trở lại chìa cho tôi vài tờ giấy, rồi lại nhắc: “Chú thu xếp về sớm!”. Tôi nghẹn ngào: “Tôi không còn xu nào hết cô ơi!”.
Đối phó trước tình cảnh khó khăn nầy, tôi chỉ biêt khóc rống lên! Phải chi vợ tôi chết trễ hai ngày thì đỡ biết mấy, vì ngày mai là ngày tôi có thể bán máu! Tôi nói “có thể” là vì thời gian quy định hai lần bán máu của tôi là vào ngày mai! Bán máu 1 lần thì chi phí sinh hoạt nửa tháng ở nhà thương và gởi về cho bà ngoại các con tôi mua gạo cùng thời gian ấy khỏe ru!
Vào thời điểm khốn khó chung, “bán máu” gần như là một cái “nghề” của nhiều người! Đây là một trong hơn chục “nghề” mà tôi đã làm trong suốt 20 năm kể từ khi vợ lâm bệnh, qua đời, và kéo dai khi con tôi lên đại học.
Người ta nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”; tôi có hơn mười “nghề” mà không có “nghề” nào “tinh” nên thân không thể “vinh” mà luôn đói và nhục nhã!
Nghề gì mà nhiều vậy? – Đầu tiên phải kể một nghề làm ra tiền nhất là nghề… bán máu; kế đó là nghề bán… quần áo của mình! Hồi đó quần áo dù “luốt luốt”, loại mà bây giờ cho người giàu làm nùi lau họ cũng không thèm, bán cũng có người mua! Thuở ấy nghề bán máu “có giá” lắm: người muốn bán chỉ cần ngồi trước cổng bịnh viện “chờ thời”, là một lát có người hớt hải chạy ra hỏi: “Ai có máu O? Mười ngàn!”. - “Hai chục ngàn!”. Cuộc ngả giá cuối cùng bên mua cũng chấp nhận, dù biết bị “chém”! Máu O là máu hiếm nên luôn có “giá đắt bất ngờ”! Nhưng dù máu lúc nào cũng chạy áo ào trong huyết quản nhưng không phải chủ nhân nó muốn bán lúc nào cũng được: Một lần người y tá dòm cái bản mặt quá quen thuộc của tôi rồi vừa đo tăng xông, vừa nói nhỏ: “Anh bán máu hoài, anh chết! Ráng ăn uống đầy đủ rồi nửa năm sau mới tới được nhe!”; quần áo vốn ít oi, dù muốn bán nữa cũng đào đâu mà có? Rồi phụ hồ thì cũng chỉ được vài lần cho những ai muốn làm… chuồng heo, vì lúc đó gạch lót nền, tole lợp nhà người ta còn cạy lên, tháo xuống bán thì mấy ai có tiền mà xây dựng? Rồi vác mướn; nhưng lại sớm bị sa thải vì không ai dại gì mướn lần thứ hai với một thằng thân như cây sậy, mặt mày xanh dờn làm cái nghề nầy bao giờ! Rồi phụ đẩy xe ba bánh, đạp xích lô, lượm ve chai, bán vé số…
Ba đứa con tôi, mà gái út 3 tuổi, chưa bao giờ có bữa cơm đúng nghĩa!
Hồi cái thời ăn bo bo, hoặc ăn cơm độn chuối, độn khoai, độn mì hay độn bất cứ thứ gì có thể độn được! Nói là cơm độn khoai cho oai, chớ thực ra gọi là khoai độn cơm mới đúng hơn, bởi khi ăn thì lượng cơm chỉ bám quanh khoai lưa thưa như cái bánh được rắc mè vậy, nên cái cảm giác “cơm” dường như không có! Cho nên sau nầy số gạo để độn ấy tôi “bỏ ống”, năm mười ngày thì tôi nấu được một nồi cơm “nguyên chất” cho các con. Nhìn chúng ăn ngon lành với nước mắm loại hạng bét mà tôi ứa nước mắt!
Một lần tôi bồng con gái út tôi đi chợ, ngang qua gánh hủ tiếu, bỗng nó trì xuống; tôi hiểu con tôi muốn gì, nhưng bảo nó:
- Con đi tiểu hả? Để ba bồng lại kia!
Nhưng nó chỉ vào gánh hủ tiếu, đỏ đẻ:
- On uốn… ăn… ịt! (Con muốn ăn thịt!
Tôi vội bồng con tôi lên, nói nhỏ:
- Để ba dẫn con đi tiểu rồi ba trở lại mua cho con, hén!
Tôi bước nhanh, con tôi lại chỉ tay về gánh hủ tiếu, lắc đầu lia lịa (xin “dịch” ra như vầy):
- Con không mắc tiểu, con muốn ăn thịt!
Tôi đứt ruột, hôn vào má con tôi, nước mắt dán vào má nó; nghẹn ngào:
- Đi con! mai mốt ba mua cho con ăn.
Con tôi vụng vể lấy bàn tay bé nhỏ chùi nước mắt cho tôi:
- Ao a óc? (Sao ba khóc?)
Tôi nghẹn ngào, cố kìm tiếng nấc, còn con tôi thì lặng thinh, có lẽ nó yên lòng vì lời hứa “mai mốt” của tôi; nước mắt lại trào ra, bởi chính tôi lại không tin tưởng lời hứa của chính mình!
*
Ngoài nghề dạy học, viết lách, tôi còn có nghề làm bánh kẹo gia truyên từ thời ông nội, nhưng vào những năm “bao cấp” không biết sao, người dân dù có nghề cũng không được hành nghề! Nghề bánh kẹo của tôi đa dạng: bánh trung thu, bánh tây, bánh tiều, bánh bột đậu, bánh xà lam, bánh men, bánh con đuông, kẹo miếng, kẹo dừa, thèo lèo…. Nhưng những loại bánh kẹo ấy phải cần có vốn nhiều, đồ nghề rườm rà, và nhất là phải cần có người phụ giúp; duy có bánh in là “tự biên tự diễn” được! “Lò bánh in” tôi khởi công được mấy ngày thì bị quản lý thị trường vô tịch thu đồ nghề, đường, bột sạch sẽ; đồng nghĩa với tôi lại sạch túi, nợ nần!
*
Theo Phật pháp thì “vạn sự tùy duyên”: Tôi được giới thiệu vào một “sở làm” có một không hai là… tối vào quan tài ngủ cho mấy trại hòm. Với tôi, đây là “duyên lành”, rất lành là khác, vì nó vừa nhẹ nhàng, vừa hợp với thể tạng chàng hiu của tôi, mà thù lao lại cao nữa! Tuy nhiên, người giới thiệu cũng e ngại cho tôi, là tôi sẽ “sợ” mà bỏ cuộc; bởi như theo anh ta, thì không ít anh chàng “mặt dằn râu quắn”, vai u thịt bắp, trước khi nhận việc thì nói năng uy phong lắm, thế mà khi nắp quan tài đóng lại không bao lâu thì hắn la bài hải, tung nắp chạy ra không dám quay đầu lại!
Chủ trại hàng mướn người ngủ trong quan tài để làm gì vậy?
Cũng như bao nghề khác, nghề nào cũng có “thời”. Hồi còn chiến tranh, nếu nhằm một trận đánh lớn, thì các trại hòm hốt bạc, vì người mua có khi phải đặt cọc, chờ chủ trại đóng cái mới, vì những cái đóng sẵn đã bán sạch trơn, và tất nhiên hét giá nào người ta cũng phải mua. Phải “tăng ca”, làm suốt đêm mới có đủ hòm… “làm phước”! Để bán chạy, chủ hòm luôn kiếm “cò” và tất nhiên cò được ăn chia phần trăm “tiền cà phê” theo giá thỏa thuận.
Cái thời ăn bo bo, củ mì, nhưng số người chết không nghĩa lý gì so với thời súng đạn nên trại hòm ế độ! Để cứu nguy cho… trại; trại chủ có nhiều cách dị đoan truyền thống để bán cho chạy như: Tối lấy chổi quét vòng vòng, hay lấy búa gõ ba cái vào đầu cái quan tài tùy thích thì tảng sáng cái hòm đó sẽ có khách mua ngay (!). Nhưng tuyệt chiêu trấn sơn vẫn là mướn người ngủ trong quan tài một đêm!
Đừng nói “sao chủ hòm ác quá, trù cho người ta chết để bán hòm”. Không phải đâu, chủ hòm không trù ai hết, họ chỉ muốn bán đắt mà thôi. Nghề bán hòm là nghề … “làm phước”, nếu không sao trại hòm nào cũng đặt cho trại hòm mình cái tên vô cùng phúc hậu: Thiên Phước, Thiên Thọ, Phước Thọ, Phúc Đức,… ? Có người cắc cớ hỏi: “Sao trại hòm thờ thần tài làm chi?” – “Thì đê thần tài phù hộ bán hòm được nhiều; bán nhiều, phước nhiều thôi mà!”
Ngày đầu nhận việc, người chủ trại hòm tốt bụng nhìn tôi ái ngại bởi cái vẻ mặt thư sinh và hình thù giống cây tre miễu của tôi. Không biết chỗ khác thế nào, nhưng “hợp đồng” giữa tôi và chủ trại hòm nầy rất nhanh chóng và đơn giản: Thứ nhất là, 23 giờ tôi đến, rồi chui vô chiếc hòm nào đó theo trại chủ chỉ định; cho đến 3,4 giờ sáng, lãnh tiền rồi ra về. Thứ hai là, trong khi nằm trong hòm, bên ngoài ai làm gì, nếu còn thức cũng không được hỏi. Thứ ba là, “giữ kín giùm, đừng nói với ai”.
Tôi đồng ý liền!
Chủ trại nhìn tôi dò xét:
- Chú em có sợ không?
Tôi chơm chớp mắt:
- Dạ, tôi không sợ ma quỷ gì hết; chỉ sợ nắp hòm đóng kín, tôi ngộp thở chết, bỏ con tôi lại không ai nuôi. (Tôi rơm rớm nước mắt) Anh em nó còn nhỏ lắm, mẹ nó mới chết… (lấy tay áo chậm nước mắt)
Ông chủ có vẻ xúc động:
- Việc đó chú em khỏi lo, ở đây chú em sẽ thoải mái, không ngộp đâu mà sợ! Tuy nhiên nếu có sợ hãi gì thì hãy bình tỉnh, đừng la lên làm động làng động xóm!
Ông chủ chỉ một cái hòm không nắp, “chú em leo vào đi, quay đầu ra ngoài lộ”; tôi vào nằm, ông chủ lấy tấm vải mùng phủ lên, “ chú em ngủ ngon nhé! Bên ngoài ai làm gì thì cũng không được ngồi dậy, cũng đừng để ý. Chừng nào nghe tiếng đồng hồ ré thì ra ngoài!”
Nằm trong hòm, tôi thở phào. Thì ra chỉ như vậy, có gì ghê gớm đâu?
Theo các bậc đàn anh nói thì khác: Sau khi người ngủ mướn vừa vô hòm thì chủ nhà vội đóng nắp hòm lại như đạo tùy (tì) liệm người chết vậy, chỉ thiếu cái việc đóng đinh mà thôi ; đàn anh khác nói, nắp hàng được chêm dưới hai thanh gỗ tròn để người nằm dưới không bị thiếu dưỡng khí. Theo tôi thì trường hợp sau có lý hơn, bởi nếu nắp hòm đóng kín thì nguy cơ ngộp thở rất cao, nhất là với những anh trước khi vào “nhiệm sở” phải nốc vài xị để lấy khí thế! Mà nếu ngộp thở chết, thì biết bao phiền toái cho chủ nhà? Còn việc chỉ phủ tấm vải mùng lên trên miệng hòm như trường hợp của tôi, chưa nghe ai nói!
Họ còn kể nhiều chuyện rùng rợn không kém chuyện liêu trai: Vừa chợp mắt thì nghe tiếng guốc khua trên nền, kèm theo bao tiếng nói xì xào! Lại có khi xuất hiện một cái mặt thịt da rệu rã lòi cả hai hàm răng trắng hếu chìa sát mặt người nằm bên trong : “Sao mầy nằm chỗ của t*o?” Đây là lời kể của anh “mặt dằn râu quắn” nói trên, khiến anh phải tung nắp chạy không dám quay đầu lại!
Còn nhiều câu chuyện ghê rợn không kém, nhưng thật tình không chuyện nào làm tôi run sợ mảy may, bởi trong lửa chiến chinh tôi đã suýt chết bao lần, và nghiệm ra rằng, chỉ có người hại người, chớ chưa ai thấy ma vương quỷ sứ nào hại người bao giờ; thường nói quỷ ma tàn ác nhưng cũng chưa ai thấy chúng mổ bụng moi gan ai bao giờ; có chăng là nơi địa ngục mơ hồ! Tôi thấy, và quả quyết, chính con người là động vật tàn ác nhất, nguy hiểm nhất, giết hại con người, tức đồng loại của mình nhiều nhất mà thôi!
Tôi chẳng những không sợ mà lòng lại thấy vui vui! Bởi tôi biết chắc chắn vào sáng mai lời hứa “mai mốt” với con tôi, tôi đã thực hiện được! Tưởng tượng khi nhìn con tôi ăn ngon lành tô hủ tiếu, cắn từng miếng thịt ngon, húp từng muỗng nước lèo béo ngậy, hoàn toàn xa lạ với hương vị mặn chát thường ngày; tôi mỉm cười, mà sao cũng thấy xót xa!
Tôi nằm mà nhớ con gái tôi lắm: ai gãi lưng cho con tôi khi con tôi trở mình? Ai gãi đầu con tôi, ai hun trên mái tóc con tôi, ai nựng bàn tay nhỏ bé của con tôi khi con tôi an giấc thiên thần? Tôi như con gà trống xòe hai cánh vụng về che chở ba đứa con mình qua những cơn mưa gió cuộc đời! Tôi lại ứa nước mắt!
Tôi ngửi thấy mùi khói nhang từ đầu quan tài. Tôi không ngạc nhiên vì theo lời đàn anh kể, thì chủ trại hòm đang làm thủ tục cúng vái… “người chết” (hôm nay “người chết” đó là tôi)!
Tôi không ngủ được cho tới khi đồng hồ ré báo hết giờ. Tôi choàng dậy, ngó vào nhà thì thấy ông chủ ngồi trước thêm ba hút thuốc tự bao giờ. Tôi đến bên ông nhận tiền, mà đôi mắt không rời cái nùi lau chân nằm ngay cửa ra vào. Ông tò mò hỏi:
- Có gì không chú em?
Tôi ấp úng, chỉ tay về cái nùi lau:
- Ông chủ cho tôi xin bộ đầm đó được không? Tôi về giặt cho con tôi mặc chắc nó mừng lắm.
Ông chủ ái ngai:
- Được, nhưng nó cũ rồi chú em à.
- Cám ơn ông! Không sao, tôi sẽ giặt lại.
Tết năm đó, con tôi rất vui vì có bộ đầm “mới” (dù hơi rộng); Khi nó vào tiểu học, bồ đầm chật, nhưng nó vẫn cất giữ cẩn thận đến hai chục năm sau, và mang theo về nhà chồng trong ngày lễ vu quy! Hỏi: “Con giữ làm chi vậy?” - “Để thương nhớ ba mãi. Trong thời gian đói khổ, ba phải ngủ trong quan tài kiếm tiền nuôi các con!”
KHA TIỆM LY

Thanked by 2 Members:

#198 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/05/2021 - 21:53

NHỚ NẮM CƠM CHỊ TÔI, NGÀY CHẠY GIẶC

Vậy là bữa trưa ngày 1-5 của 46 năm trước, tôi ăn gần hết các nắm cơm chị hai tôi chuẩn bị đồ ăn chạy giặc cho tôi vào ngày 29, 30-4. Tôi ở Sài Gòn học, lần đầu ăn cơm nắm chạy giặc, chấm muối mè.

Suốt từ trưa đến suốt đêm ngày hôm qua 30-4 lính Bắc Việt đầy vũ khí đi hàng một dài ngoằng trên đường Trần Quốc Toản, Nguyễn Văn Thoại, Tô Hiến Thành... Cả nhà tôi chạy ra chạy vô hành lang chúng cư Lý Thường Kiệt đứng ngó coi mặt Việt Cộng, nên không nấu cơm, hơn nữa tin đồn Việt cộng sẽ pháo kích vẫn ám ảnh nên chị tôi dặn có lấy cơm nắm ra ăn thì ăn ít ít thôi, nhớ để dành hễ có tiếng đạn pháo thì chạy có mà ăn.

Ghi nhớ lời chị, nhưng thiệt là không biết chạy hướng nào, tới đâu! Chị lại dặn. Người ta chạy đâu mình chạy đó, mà thế nào chị em mình cũng lạc nhau, nhớ ăn ít ít kẻo chết đói. Tôi nghĩ, nếu có trúng đạn Việt Cộng, cũng phải ăn rồi mới chết. Đám con nít hồi tôi còn ở quê thường hù dọa nhau. Dưới địa ngục Diêm Vương cho ăn cơm có giòi nếu có chết thì ăn cơm cho no cái đã (Sau 1975, dân Sài Gòn phải ăn lương thực có mối mọt, mốc meo không đến mức có giòi như lương thực của Diêm Vương).

Cơm nắm của dân chạy giặc VC khác với cơm nắm, cơm cuộn, cơm vắt thời thượng của các nhà quán Đại Hàn, Nhật Bổn thời nay. Cơm được bàn tay mẹ, chị nén nắn hết mức để sao cho nắm cơm được nhiều cơm nhất, cơm nắm là thực phẩm để hy vọng sống còn trước ranh giới mỏng manh mà cái chết đang chực chờ dân chạy giặc.

Nhưng cơm nắm của dân Sài Gòn thời chạy giặc vẫn trắng tươi, thơm phức. tôi nhớ là chị hai tôi gói các cục cơm nắm cho tôi trong một tấm vải mùng trắng, bởi vải có lỗ cơm lâu thiu, mà ngó thấy sạch sẽ, ngon miệng.

Thời trước khi Việt cộng vô, người đô thị miền Nam đều chê gạo Mỹ thứ gạo dẻo như nếp khó nuốt, còn cơm sấy của lính thì lại càng không muốn ăn, lâu lâu mấy bà chị buồn miệng đem ra ngào đường ăn như cốm.

Lúc nhận mấy cục cơm nắm của chị, ở ngã tư Bảy Hiền tiếng súng vẫn bắn nhau ầm ầm, còn mấy khẩu pháo lính Quốc Gia kéo vô sân trường đua Phú Thọ để ngó, vì hết đạn. Thiệt là tôi có cơm nắm thủ bụng nhưng biết chạy hướng nào để an thân.

Tôi gốc dân quê vốn biết VC pháo kích, đắp mô, gài trái nổ, ám sát... bất kể nạn nhân nên sợ Việt cộng hơn dân Sài Gòn; trong đầu tôi đành chọn sẽ chạy về hướng quê (Gò Công) chớ biết chạy đi đâu để không có Việt cộng (Sau này biết có chỗ chạy là vượt biển đến xứ không có Việt cộng, nhưng vượt 4 lần không ra được tới mặt biển xanh, chỉ hên là chưa bị bắt ở tù).

Mấy ông gìà quê tôi xưa ưng nói: Dân mình dù có đi năm châu bốn biển cũng không quên được chén cơm. Giờ sau 46 năm, nhớ lại các nắm cơm vắt của chị lo thời chạy giặc mà cảm động muốn khóc.
Chị tôi ngày đó cũng lo cho mình vài nắm cơm nhưng giờ chị chạy được đến Canada, còn tôi giờ chỉ có mỗi việc chờ chạy về lòng đất mẹ mới mong thoát được giặc vô Sài Gòn, ngày nhận cơm nắm của chị
Trần Tiến Dũng

Thanked by 2 Members:

#199 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/05/2021 - 22:07

...Khi sửa lại Ph.D là Phạm Đức, và đổ lỗi cho báo Sông Hương in nhầm, anh Văn Thao đã vô tình hạ thấp giá trị của cha mình: được hát bởi một ông thợ hớt tóc vô danh thay vì nhạc sĩ Phạm Duy.
Phạm Duy và Văn Cao
(Nhân đọc bài Phạm Duy nhìn từ phía con trai của Văn Cao)
Thời gian gần đây, trên các mạng truyền thông có phổ biến một bài tựa đề: Phạm Duy nhìn từ phía con trai của Văn Cao, phỏng vấn Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao. Bài phỏng vấn này có những lời liên quan đến hai nhạc sĩ Văn Cao, Phạm Duy và cả chính tôi qua bài Văn Cao (1923-1995)[1] nên tôi buộc lòng phải lên tiếng.
1- Anh Văn Thao viết:
"Thụy Khuê đã trích dẫn hồi ký của nhạc sĩ Văn Cao về bài Tiến quân ca in trên tạp chí Sông Hương số 26 tháng 7&8 năm 1987 để gán cho Phạm Duy là người có công tham gia trực tiếp trong những ngày Cách mạng tháng Tám - điều mà chính Phạm Duy cũng không dám nghĩ đến! "Cha tôi viết hồi ký "Tại sao tôi viết Tiến quân ca?" vào ngày 7-7-1976 tại Hà Nội. Một nhân vật trong hồi ký mà cha tôi viết tắt nguyên là chữ “Ph.Đ”. Do lỗi đánh máy, Sông Hương in mất dấu thành “Ph.D”. Vì vậy mới có chuyện để nhà văn Thụy Khuê suy diễn thành Phạm Duy…"
Nhận xét:
- Anh Văn Thao cho rằng tôi "gán" cho Phạm Duy cái "công tham gia trực tiếp trong những ngày Cách mạng tháng Tám" là điều mà "Phạm Duy cũng không dám nghĩ đến".
Thực ra, Phạm Duy chẳng màng gì đến cái "công" này cả, mà trong hồi ký ông còn cố tình viết trại đi, để độc giả hiểu là ông không hề có mặt trong ngày "Việt Minh cướp chính quyền", ông chỉ tham gia kháng chiến kể từ ngày "Toàn quốc kháng chiến" mà thôi.
Việc này tôi đã viết rõ trong bài Văn Cao (1923-1995), như sau:
"Phạm Duy viết: "Sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Nhật ở Việt Nam trao trả phủ toàn quyền cho phủ Khâm Sai Bắc Bộ. Để tỏ ý chí bảo vệ đất nước, vào ngày 17 tháng 8, công chức Hà Nội được lệnh của vị Khâm Sai Phan Kế Toại đứng ra tổ chức một cuộc mít tinh ở trước nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc mít-tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của Nhà Hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Thế là cuộc biểu tình của tổng công đoàn công chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh (...)". Trong đoạn hồi ký trên đây, Phạm Duy viết rất ngắn và rất chi tiết, nhưng ông không nhắc đến vai trò của mình trong ngày 17/8/1945, ông chỉ ghi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao và trong cuốn hồi ký, ông còn cho biết những ngày ấy ông ở trong Nam. Điều đó dễ hiểu vì Phạm Duy không thể công khai nhận mình có "vai trò lịch sử" trong những ngày Việt Minh cướp chính quyền cũng như Lê Đạt không thể công khai nhận mình đã theo Quốc Dân Đảng"[2].
Nhưng Văn Cao, ngày 7/7/1976, tức là hơn một năm sau ngày thống nhất đất nước, đã viết về việc này, như sau:
"Ngày 17 tháng Tám 1945, tôi đến dự cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn Nhà Hát Lớn xuống. Bài "Tiến Quân Ca" đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. (...)
Tôi đã đứng lẫn vào đám đông quần chúng trước cửa Nhà Hát Lớn. Tôi đã nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh Ph. D qua loa phóng thanh. Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia xuống và cướp loa phóng thanh hát"[3].
- Anh Văn Thao tuyên bố: báo Sông Hương đã in lầm chữ Ph.Đ thành Ph.D.
Vậy Ph.Đ là ai? Anh giải thích:
"Ph.Đ" là Phạm Đức - người làng Kim Liên, Hà Nội. Một làng nghề có truyền thống cắt tóc. Gia đình Phạm Đức có một tiệm cắt tóc tại Hải Phòng (...) Sau này ông thường lên thăm cha tôi tại 108 Yết Kiêu, bao giờ cũng có quà cho anh em tôi."
- Nhận xét:
Nhạc sĩ Văn Cao không có lý do gì phải giấu tên một người bạn làm thợ cắt tóc, nhất là trong cả bài hồi ký, ông chẳng viết tắt tên ai, không những thế Văn Cao còn nói rõ nghề nghiệp của các đồng chí:
"Ngày hôm sau anh [Ph. D hay Vũ Quý] đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngõ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng".
Và Văn Cao cũng viết rất rõ ràng:
"Tôi thường nhìn Ph. D. mỗi lần anh đóng gói đi xa và lắng nghe tiếng còi tàu ngoài ga Hàng Cỏ để chờ một chuyến tàu đêm".
Văn Cao là người rất thận trọng trong chữ nghiã: Nếu Ph.D là ông thợ cắt tóc Phạm Đức, thì Văn Cao sẽ nói rõ ông Đức còn làm nghề gì nữa, nên mới hay "đóng gói đi xa". Nhất là ông Đức có tiệm hớt tóc ở Hải Phòng, sao mỗi lần đi, về, ông lại đón tầu ở Ga Hàng Cỏ?
2- Anh Văn Thao lại viết: "Trong gánh hát, lúc đầu Phạm Duy chỉ là một anh chàng chuyên làm những công việc tạp vụ: dọn phông màn, bán vé, xếp chỗ ngồi, vẽ quảng cáo… Sau một vài đêm diễn, phát hiện Phạm Duy có một giọng hát hay, ông chủ gánh hát bèn bổ sung tiết mục, cho Phạm Duy ra hát lấp chỗ trống trong thời gian thay cảnh".
Anh Văn Thao sinh năm nào mà biết rõ "lúc đầu" Phạm Duy làm những gì trong rạp hát? Sau đó anh còn xác định những chuyện Phạm Duy và Văn Cao làm trước khi anh sinh ra đời rất nhiều năm, vì vậy không tránh khỏi sai lầm.
3- Anh Văn Thao viết: "Phạm Duy gặp Văn Cao khi đó chỉ là một ca sĩ mới vào nghề, có một sáng tác đầu tay chưa được ai biết là bài Cô hái mơ (1942), phổ thơ Nguyễn Bính. Trong khi đó Văn Cao đã là một nhạc sĩ nổi tiếng Hải Phòng trong nhóm Đồng Vọng với hàng loạt ca khúc: Buồn tàn thu (1939), Thiên thai (1941), Trương Chi (1942), Suối mơ (1942), Thu cô liêu (1942), Bến xuân (1943), Cung đàn xưa (1943)… Cho nên không có chuyện "một vài bài hát… Văn Cao sáng tác cùng với Phạm Duy" như một số người đã đề cập".
Câu này phạm nhiều sai lầm:
- Trước hết có lẽ anh Văn Thao không biết câu đề tặng nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao: "Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn".
- Sau nữa, đến câu này cũng của Văn Cao: "Đầu năm nay, nó [Phạm Duy] xuống Hải Phòng. Và Buồn Tàn Thu đã được nó lôi đi hát vang lên trên các nẻo đường xứ Bắc. Và thế là người yêu nhạc chốn Hà Thành đã biết có một Văn Cao tiếp sau Đặng Thế Phong" (Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao người đi dọc biển, trang 17).
- Trong hồi ký, Phạm Duy cũng viết y như vậy: "Trong một không khí nhạc tình lãng mạn toàn nói về mùa thu như vậy, chàng tuổi trẻ Văn Cao cũng soạn ra những bài hát mùa Thu như Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu... nhưng chưa bao giờ anh ta có cơ hội để phổ biến. Tôi sẽ là người đầu tiên đem nhạc của Văn Cao đi... nói theo lời Văn Cao đề tựa trong một bài hát- gieo buồn khắp chốn. Danh từ người du ca đầu tiên cũng do chính Văn Cao đã gán cho tôi với một sự thèm sống cuộc đời xướng ca vô loài như tôi lắm lắm!" (Hồi ký I, trang 96)
- Và câu sau này nữa của hoạ sĩ Tạ Tỵ: "Phải thừa nhận rằng, nếu không có giọng hát của Phạm Duy, nhạc Văn Cao cũng khó mà phổ biến. Trái lại nếu không có Văn Cao, chưa chắc Phạm Duy đã sáng tác! Cả hai hỗ trợ cho nhau, cùng dìu nhau đi vào bất tử" (Tạ Tỵ, Những khuôn măt văn nghệ trong đời tôi, trang 39).
- Còn về việc sáng tác chung, anh Văn Thao viết: "không có chuyện "một vài bài hát… Văn Cao sáng tác cùng với Phạm Duy" như một số người đã đề cập", cũng lại sai.
Bởi vì anh không biết câu này của hoạ sĩ Tạ Tỵ: "Khi 2 nhạc phẩm [Suối Mơ và Bến Xuân] in ra, tên Phạm Duy xuất hiện lần thứ nhất trước công chúng cùng với tên Văn Cao " (Tạ Tỵ, Phạm Duy còn đó nỗi buồn, trang 47).

Trên Internet hiện nay, ta vẫn còn tìm thấy hình chụp bản nhạc Bến Xuân (Đàn Chim Việt) do nhà Tinh Hoa in lần thứ ba năm 1954 ở Hà Nội, đề tên Văn Cao và Phạm Duy.
Bản nhạc Bến Xuân (Đàn Chim Việt) T.H. 282,
do nhà Tinh Hoa in lần thứ ba năm 1954 - Hà Nội
Sau này ở Sài Gòn, Phạm Duy rút tên mình ra khỏi hai bản nhạc sáng tác chung có lẽ vì ông muốn dành trọn vẹn cho Văn Cao. Nhưng công chúng và văn nghệ sĩ vẫn coi hai bản nhạc này là sáng tác chung của Văn Cao và Phạm Duy, từ năm 1942. (Xem Internet)
Khi Đỗ Hữu Ích tranh chấp về bản quyền Tiến Quân Ca, tôi hỏi nhạc sĩ Phạm Duy về vụ này, ông cho biết: "Thời đó hay sáng tác chung. Chắc nó [Đỗ Hữu Ích] có viết mấy câu, nhiều ít thế nào moa không nhớ rõ."
4- Anh Văn Thao lại còn viết: "Kể lại cho tôi nghe sự kiện này, tôi thấy giọng cha tôi nghèn nghẹn: "Bố bất ngờ nhất là việc bác Đức đen nhảy xuống cướp loa phóng thanh, hát vang bài Tiến Quân Ca. Và hàng vạn quần chúng nhân dân cùng đồng thanh hát ầm vang cả quảng trường. Nước mắt bố trào ra... Vậy mà sau này vẫn có người nhận mình là người treo cờ hôm đó ". Cha tôi lặng đi. Chén rượu trên tay run rẩy..."
Nhạc sĩ Văn Cao khó có thể nói câu: "Vậy mà, sau này vẫn có người nhận mình là người treo cờ hôm đó" vì chẳng có ai nhận xằng như vậy cả.
Trong suốt thời gian ở hải ngoại, Phạm Duy là người đã viết những bài hay nhất và đúng nhất về Văn Cao, ông luôn luôn tương kính và nhún mình: Văn Cao tài hơn tôi, giỏi hơn tôi.
Văn Cao cũng đã đáp lại tình bạn cao cả ấy.
Khi sửa lại Ph.D là Phạm Đức, và đổ lỗi cho báo Sông Hương in nhầm, anh Văn Thao đã vô tình hạ thấp giá trị của cha mình: được hát bởi một ông thợ hớt tóc vô danh thay vì nhạc sĩ Phạm Duy.
5- Anh Văn Thao vẫn tiếp tục lối kể những chuyện "xẩy ra" khi anh chưa ra đời hoặc anh vẫn còn nằm trong bụng mẹ (Văn Cao làm lễ cưới sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/46, ở Liên Khu Ba, thôn Ba Thá), anh Văn Thao lại viết:
"Cuộc chia tay giữa hai người lần này [quán Biên Thuỳ năm 1947] không vui vẻ lắm vì trong thời gian này Phạm Duy “phải lòng” một cô gái nhảy xinh đẹp là nhân viên hoạt động trong đội điều tra của Văn Cao. Không chấp nhận được điều đó, Văn Cao tức giận, đuổi Phạm Duy đi."
Không những thế anh còn ghi nhớ được cả những lời cha anh khuyên nhạc sĩ Phạm Duy, cũng trong khoảng thời gian này:
"Ông đã thẳng thắn khuyên Phạm Duy: "Thế mạnh của mày là ở dân ca. Hãy khai thác và đưa chất liệu dân ca vào những sáng tác của mình. t*o tin mày sẽ thành công. Cần tìm cho mình một con đường, một phong cách riêng…". Sau cuộc gặp gỡ này, hàng loạt những ca khúc của Phạm Duy đã ra đời."
Rồi những năm sau, khi anh đã trưởng thành ở miền Bắc, anh Văn Thao còn ghi nhận được cả những lời Phạm Duy tuyên bố ở Mỹ nữa:
"Sau này ở miền Nam, trong một lần được mời sang Mỹ giảng dạy về Âm nhạc phương Đông, Phạm Duy đã phát biểu: "Tôi được vinh dự này, xin cảm ơn một người bạn và cũng là một người thầy của tôi là nhạc sĩ Văn Cao hiện đang sống ở miền Bắc Việt Nam".
Nhất là câu cuối cùng trong bài phỏng vấn, người phỏng vấn người được phỏng vấn đồng lòng với nhau để đưa vào miệng Văn Cao câu nói sau này:
"Nhạc sĩ Văn Cao đã nhận xét về thái độ chính trị của Phạm Duy "Ai cũng có điểm dừng, chỉ có Phạm Duy là không có giới hạn" ý nói về những bài ca, những phát ngôn của Phạm Duy (ở Sài Gòn và ngoại quốc). Ông có nhận xét gì về những nhận xét đó của cha mình?
Văn Thao: Cha tôi đã nhận xét đúng về Phạm Duy. Về một khía cạnh nào đó mà tôi được biết, nhận xét này của ông còn có phần nương nhẹ đối với Phạm Duy"
Ai dám tự cho mình quyền phán xét Phạm Duy, mà nhẹ hay không nhẹ?
Nhạc sĩ Văn Cao từ giã cõi đời năm 1995. Chắc không bao giờ ông có thể ngờ rằng năm 2019, sẽ có người đưa vào miệng ông những câu nói như thế này về nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của ông đi khắp chốn.
Thụy Khuê
Les Issambres, 9/7/

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#200 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/05/2021 - 22:08

Ngoại tôi (viết nhân dịp Mother’s Day)

Từ lúc tôi sinh ra đời cho đến năm 18 tuổi, bà ngoại là người mà tôi gần gũi nhứt, gần gũi nhiều hơn cả mẹ tôi. Tôi không nhớ đã được ngủ bên ngoại mỗi đêm từ khi nào, nhưng chắc chắn tôi đã ngủ bên ngoại từ khi tôi còn rất nhỏ. Ngoại còn là người đã mang đến cho tôi sự sống lần thứ hai trên cuộc đời này.

Cho đến giờ, trong trí nhớ tôi vẫn còn loáng thoáng hình ảnh những buổi chiều mùa hè năm 1966, lúc đó tôi chỉ mới 5 tuổi, tôi ngồi dựa vào lòng ngoại trên một chiếc ghế đá trong khuôn viên của nhà thương Grall (Đồn Đất). Lúc đó tôi vẫn chưa thể bước đi vững vàng như một người bình thường sau gần 2 tháng nằm mê man bất động trong nhà thương Grall vì bệnh sốt xuất huyết, một căn bệnh mà thời đó được xem là bệnh hiểm nghèo và thập tử nhứt sinh. Tôi nhớ lúc đó ngoại đang đút cho tôi ăn từng muỗng khoai tây nghiền với thịt bò bằm trên một cái khay nhựa màu vàng sậm của nhà thương. Sân của nhà thương Grall lúc đó rất rộng, thoáng mát và có nhiều cây xanh.

Ngoại kể tôi bị sốt cao khoảng một tuần không bớt, ngoại bế tôi ra phòng mạch bác sĩ Lâm bên Vũng Tàu. Bác sĩ Lâm kêu ngoại bao chiếc xe lô đưa tôi lên nhà thương Grall trên Sài Gòn ngay lập tức. Trên đường lên Sài Gòn, tôi đã mê man và thân thể đã bắt đầu xuất huyết. Ngay sau khi vào phòng cứu cấp của nhà thương Grall, một ông bác sĩ người Pháp liền mang tôi bỏ vào một thau nước đá, ra lệnh cho y tá vặn máy lạnh trong phòng hết cỡ, rồi lập tức truyền máu cho tôi. Ngoại kể ai cũng nghĩ rằng tôi sẽ không thể nào qua khỏi vì thấy thân thể tôi đã tím tái, chỉ duy nhất trái tim vẫn còn đập yếu ớt. Vậy mà khoảng 3 ngày sau, tôi đã vượt qua được lằn ranh của cái chết. Chính bà ngoại tôi và ông bác sĩ người Pháp đã cứu sống tôi. Ông bác sĩ nói chỉ cần mang tôi đến nhà thương trễ thêm 2 tiếng nữa là sẽ không thể cứu được.

Những năm tháng thơ ấu của tôi được ở bên cạnh ngoại thật là hạnh phúc, một niềm hạnh phúc mà khi đã mất đi rồi, tôi mãi mãi không bao giờ tìm lại được. Ngoại có một cái quán nhỏ bán bánh kẹo và đá bào xi rô trước sân nhà. Trưa nào tôi cũng được ngoại làm cho một cục đá bào xi rô bạc hà màu xanh mát lịm. Tôi còn nhớ ngoại hay bỏ tiền cắc khi bán bánh kẹo vào một cái lon sữa bò, lâu lâu tôi cũng có lén ăn cắp vài đồng của ngoại đi mua cá lia thia về nuôi.

Ngoại còn là người đi chợ nấu cơm và làm các món ăn trong gia đình tôi. Tôi mê nhứt là tô nước mắm ớt của ngoại. Ngoại có cách pha nước mắm ớt chanh đường rất ngon mà cho đến giờ tôi vẫn không tài nào bắt chước được. Lúc tôi lên Sài Gòn đi học, mỗi lần về thăm nhà, ngoại đều làm cho tôi một hũ nước mắm ớt mang theo để dành ăn.

Sau năm 1975, gia đình tôi lâm vào cảnh túng thiếu, ngoại tôi phải gói bánh tét rồi đi bán dạo xung quanh thị xã Bà Rịa. Một lần đang đi bán, trời đổ mưa tầm tả, ngoại bị trợt chân té ngoài đường, thời gian đó không có tiền đi nhà thương chữa trị, một chân của ngoại đã có tật và phải chống nạng suốt đời. Cuộc đời ngoại tôi dù không được nhiều sung sướng nhưng ngoại luôn vui vẻ và thương yêu con cháu hết lòng. Ngoại hay nói vui là trong đời ngoại chưa hề tốn một đồng nào cho bác sĩ. Quả thật, cho đến lúc mất, ngoại chỉ bỏ ăn trong 3 ngày rồi ra đi nhẹ nhàng như đi vào một giấc ngủ chứ không có bệnh gì hết. Trước ngày ngoại mất đúng một tháng, tôi đã có một đêm ngủ với ngoại lần cuối. Đêm đó ngoại còn cầm cái quạt giấy quạt cho tôi ngủ như những ngày tôi còn bé. Sáng hôm sau ngoại móc trong túi ra 300 đô la Mỹ nhét vào túi áo tôi và bảo tôi cất đi. Tôi lấy làm lạ vì bình thường ngoại rất thích tiền và hay bỏ tiền trong túi áo bà ba, mỗi lần tôi về Bà Rịa thăm ngoại và cho tiền là ngoại rất vui, sao bây giờ ngoại lại đưa tiền cho tôi? Có lẽ ngoại đã biết trước rằng ngoại sắp ra đi nên không còn muốn giữ tiền nữa. Lúc mất ngoại tôi thọ 95 tuổi và chưa hề quên số điện thoại di động của tôi bao giờ. Mỗi người đều có một người thân đã qua đời luôn khắc sâu trong nỗi nhớ. Riêng tôi, người mà tôi luôn nhớ, chính là bà ngoại tôi. Một ngày nào đó, rồi tôi cũng sẽ gặp lại ngoại tôi ở một thế giới nào đó, một thế giới thật bình yên không còn sự chia lìa nào nữa.

Nhớ ngoại, nhớ rổ bánh tét bánh ú và tiếng rao của ngoại “ai...bánh tét...bánh ú...hôn...”. Tiếng rao đâu đó còn chút ngượng ngùng như chưa quen với cảnh buôn gánh bán bưng giữa chợ đời sau 1975.

Hình ảnh ngoại đội chiếc nón lá, liêu xiêu với rổ bánh trĩu nặng bên hông, lê từng bước chân trên con đường nắng gắt từ cầu Long Hương đến Chợ mới Bà rịa, rồi đến xóm Bàu vẫn in đậm trong ký ức tôi cho đến giờ. Ngoại chỉ mong sao bán được hết rổ bánh để đổi lấy bó rau và lon gạo cho bữa ăn chiều mà phần nhiều là bo bo, cho đứa cháu mình được no lòng.

Trong thân thể tôi đã có một phần cái rổ bánh và những giọt mồ hôi của ngoại. Cho dù thời gian có thể làm phôi pha những kỷ niệm, nhưng không thể nào chạm được góc nhỏ trong tim tôi, nơi tôi dành trọn tình yêu cho ngoại.

Con nhớ ngoại và thèm ăn cái bánh tét của ngoại lắm... ngoại ơi!

Quân Nguyễn 7/5/2021

(Hình ông bà ngoại tôi chụp năm 1976, lúc này bà ngoại tôi đi bán bánh tét)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#201 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/05/2021 - 21:17

TÌM NGƯỜI THÂN CHO CỐ SĨ QUAN VNCH NGUYỄN VĂN BÚT

Chiều ngày 29/3/1975, vào khoảng 15h, những người chạy loạn từ Quảng Trị, Huế về Đà Nẵng đang nương náu tại chùa Mân Quang (quận Ba, nay là quận Sơn Trà) bỗng nghe tiếng lựu đạn nổ ngay trước cổng chùa. Người trong chùa, người ở làng Mân Quang (nay thuộc phường Thọ Quang) đổ xô ra thì thấy cạnh chiếc xe Jeep, một người lính VNCH trong bộ quân phục ngã gục trước hàng rào gần cổng nhà chùa. Ông trạc 30 tuổi hoặc hơn.

Chọn nơi này tự sát, có lẽ ông muốn thần thức mình khi rời khỏi thân xác sẽ nương nhờ cửa Từ Bi để ngày ngày được nghe lời kinh, câu kệ. Người ở làng đã bó tạm thi hài ông rồi đặt trên tấm ván là cánh cửa chùa và chôn cất tại nghĩa trang của làng. Tấm thẻ quân nhân của ông được gửi chùa thay cho bài vị.

Khi khu nghĩa địa được giải toả để làm nhà, một người dân làng đào móng làm nhà thấy hài cốt nằm trên tấm cửa biết là của ông nên đưa về nghĩa trang Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam chôn cất.

Tấm thẻ bài mang tên Nguyễn Văn Bút, sinh quán Thừa Thiên Huế, cấp bậc trung tá (hay trung uý mà do lâu ngày quá người ta cũng quên) đặt thờ nơi chùa cũng bị ai đó lấy mất khi chương trình HO bắt đầu xúc tiến việc làm thủ tục.

Tấm thẻ quân nhân mất, coi như ông biến mất khỏi cõi đời một lần nữa. Dù chỉ là vài tia hy vọng mong manh, mình vẫn đăng lên FB cá nhân và một số group để may ra thân nhân, bạn bè, người quen, đồng đội của ông Nguyễn Văn Bút đọc được thông tin này.

Nếu anh chị, chú bác nào muốn tìm người thân tên Nguyễn Văn Bút, vui lòng liên lạc với anh Nguyễn Dũng, số ĐT 0903503949. FB

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Anh Dũng là người chứng kiến toàn bộ sự việc và kể lại cho mình nghe. Ngày đó anh 17 tuổi nên nhớ khá chính xác.

Ảnh dưới mình vừa chụp chiều 14/4. Đây là ngôi chùa mà ông Nguyễn Văn Bút đã tự sát và hương linh ông vẫn được thờ tự nơi đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#202 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/05/2021 - 20:30

TRÍCH HỒI KÝ PHỐ CỔ HÀ NỘI
(phần 7)
ĐÁNH TƯ SẢN

Tôi rất thích bài hát của nhạc sĩ Lê Vinh HÀ NỘI VÀ TÔI vì trong đó có câu “Nơi tôi sinh Hà Nội, ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy…”. Ngày tôi sinh không phải bỏng cháy vì bom đạn chiến tranh nhưng cũng bỏng cháy vì… đánh Tư Sản!
Không biết ký ức đầu đời của các bác là lúc mấy tuổi, chứ tôi có ký ức rất sớm từ khi mới… 6 tháng tuổi ! tôi nhớ chính xác vì nó gắn với những kỷ niệm không thể nào quên. Lúc đó tôi còn chưa biết đi, thậm chí chưa biết ngồi, tôi chỉ nằm nôi, nhưng tôi nhớ rõ trên tường nơi tôi nằm có dán những hình cắt giấy sặc sỡ như bông hoa, con thỏ, con chim, con mèo, con chó… và vô số những hình thù ngộ nghĩnh sặc sỡ khác. Vì sao lại có những hình đó ? Vì đó là lớp mẫu giáo ? Vì sao lại là lớp mẫu giáo vì vốn căn phòng đó được giành cho bố mẹ tôi và tôi lúc sơ sinh, nhưng lúc đó đánh tư sản, căn phòng đó phải bị hiến làm lớp mẫu giáo. Lúc đó bố mẹ tôi chưa có chỗ ở nên đành để tôi nằm nôi tạm một góc phòng. Ngày thì lớp mẫu giáo, đến chiều tôi thì chúng tôi lại “lấn chiếm” chỗ ở của chính chúng tôi nhưng mới bị “hiến” mất. Đó là nhưng ngày nóng bỏng, không thể nào quên, vì thế tôi vẫn nhớ…
Ông bà nội tôi vốn sinh ra tại Hà Nội. Đó là phố Hàng Lược.
Theo bà nội tôi kể lại thì hồi đầu thế kỷ 20, chưa có phố Hàng Lược. Cụ là một nhân chứng sống quí hiếm, vì chính cụ là người đã sinh ra và lớn lên ở phố này. Cụ sinh năm 1902 và suốt thời thơ ấu sống ở phố này. Phố này dài 264m nằm ở trên đất hai thôn Phủ Từ và Vĩnh Trù, thuộc tổng Hậu Phúc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ của Hà Nội. Hiện nay ở số 19 vẫn còn di tích đình làng Phủ Từ và ở số 59 đối diện bến xe bus có chùa Vĩnh Trù trước đây vốn là đình làng Vĩnh Trù. Dòng Tô Lịch trước kia từ chỗ cửa sông (nay là phố Chợ Gạo) chảy dọc theo phố Ngõ Gạch tới phố Hàng Cá thì quặt lên hướng tây-bắc đến sát tường thành Hà Nội, làm nên con hào thiên nhiên cho đội quân phòng thủ. Hồi đó, người bên phố Hàng Đồng cũ muốn sang chợ Cầu Đông phải đi qua một chiếc cầu tre, sau khi sông cạn cầu được thay thế bằng một chiếc cống lớn mà dân ta từng gọi là Cống Chéo Hàng Lược.

Theo cụ kể lại thì hồi đó tuy gọi là sông, nhưng thực ra sông rất nhỏ, chỉ như một lạch nước. Hai bên bờ lạch là các luỹ tre và có một chiếc cầu tre nhỏ nối hai bờ. Trên bờ có một quán nhỏ bán hàng tạp hoá và nổi bật là những chiếc lược treo lủng lẳng phía trước quán. Vì thế người ta thường gọi đây là Cống chéo Hàng Lược. Chỉ có vậy thôi, chứ không có hàng bán lược nào khác. Theo những tài liệu lịch sử thì sau khi lấp đoạn sông Tô Lịch nói trên, thì chính quyền Bảo Hộ cho đặt tên là rue de Rivière To Lich, tức là phố sông Tô Lịch. Từ năm 1945 phố mới được lấy tên chính thức là phố Hàng Lược.
Hai ông bà nội tôi thành hôn khoảng năm 1917 giữa lúc tình hình thế giới rất nóng bỏng vì đang chiến tranh thế giới , vua Duy Tân đã bị phế truất, cả hai cha con vua Thành Thái và Duy Tân bị cho đi an trí ở Cap St Jacques (Vũng Tàu) và sau bị đày sang đảo Réunion, và bên Nga thì những người Bolchevik cướp được chính quyền.
Tôi không được nghe kể các cụ sinh sống thế nào, nhưng bà tôi có kể bà đi buôn chuyến, đi tàu hoả lên Lạng Sơn, “đánh hàng” là của các người Hoa mang qua biên giới bán những mặt hàng lặt vặt gọi là “hàng xén”. Bà tôi dần dần phải học nói tiếng Quảng Đông để giao tiếp với họ, và cụ kể lại mà đến giờ tôi vẫn nhớ. Ví dụ “phổ ký mài kỉn tố à ?” ( bật lửa bao nhiêu tiền ?) “Cái lè lưỡng cô lục hào chỉ dất tá á “ (cái này 2 hào 6 một tá)… đại khái như vậy. Tôi ít tiếp xúc với ông nội khi còn bé, nên chỉ nghe nói ông học trường Kỹ Nghệ Thực Hành rồi ra mở một tiệm cơ khí nhỏ sửa chữa xe đạp ở phố Hàng Lược (chắc có lẽ vì thế ông bà nên duyên?) Nhưng ông tôi là một người nhanh nhạy và có khiếu về thương mại, nên ông mau chóng nhận ra rằng nếu chỉ sửa chữa lặt vặt thì không giàu được mà phải buôn bán vì các cụ nói “ phi thương bất phú”. Đại khái tôi thấy tiểu sử lập nghiệp của ông tôi khá giống với ông chủ hãng Honda nổi tiếng thế giới Soichiro lúc đầu cũng khởi nghiệp từ nghề cơ khí sửa chữa máy móc. Vậy là ông tôi bắt đầu buôn hàng tạp hoá. Lúc đó phố Chả Cá và phố Lương Văn Can còn gọi chung là phố Hàng Sơn vì là phường bán sơn từ xưa. Nhưng chỉ là sơn ta. Ông tôi bèn thấy rằng nếu mình buôn “sơn Tây” thì chắc sẽ oách hơn, vì là sơn công nghiêp. Vậy là ông tôi làm đại lý độc quyền buôn sơn từ bên Pháp, cả phố không ai có “peinture” bán. Vì thế hàng bán rất chạy và lợi nhuận rất nhiều. Rồi từ buôn sơn ông tiến dần lên xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp của Pháp. Cứ thế các cụ giàu lên nhanh chóng… Đến giữa hai cuộc thế chiến thì ông bà tôi đã trở thành “đại gia” của Hà Nội. Lúc trẻ hai ông bà sinh được 2 người con, nhưng đều bị dịch đậu mùa, mất sớm. Vì thế các cụ tâm nguyện là những đứa trẻ sinh sau, lớn lên sẽ cho đi học nghành y để chữa bệnh. Vậy là các bác tôi và bố tôi lớn lên đều được cho đi học nghành Y. Các cụ sinh thêm được 9 người con và vào trước cuộc đệ nhị thế chiến nhà đã rất giàu, nên các cụ mua 9 ngôi nhà với ý định sau này sẽ cho 9 người con…
Và sau đây là các câu chuyện mà tôi được nghe kể từ ông nội tôi và bố tối, có thể chưa chính xác lắm vì tôi chỉ nghe kể lại, mong các bậc trưởng thượng điều chỉnh dùm thì thật quí hoá và tôi xin rất cám ơn...
Lúc bấy giờ các cụ tư sản ở các phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường… chơi với nhau và có mode là ngoài cửa hàng buôn bán ở Hà Nội thì tậu thêm nhà cửa, ruộng đất ở nông thôn để làm “résidence secondaire”… Cuối tuần thì lái xe về nông thôn thư dãn… Các cụ mua nhà đất ở Đình Bảng, Bắc Ninh. Vậy là, ông tôi kể, vào một buổi chiều ( có lẽ khoảng năm 1944) các cụ đang ngồi chơi với nhau thì người nhà báo có hai anh cán bộ Việt Minh muốn vào gặp các cụ. Các cụ đồng ý cho vào, thì hai anh cán bộ tuyên truyền, vận động, kêu gọi tinh thần yêu nước, kêu gọi đóng góp tài vật để ủng hộ Việt Minh đánh Nhật, đuổi Tây giành độc lập…Các cụ đồng ý ngay và từ đó nhà các cụ ở Đình Bảng trở thành cơ sở CM của Việt Minh, chuyên quyên góp tài chính để ủng hộ cách mạng. Hai người cán bộ vận động quyên góp ấy là ông Nguyễn Văn Trân và ông Bồ Xuân Luật. Sau này mới biết ông Nguyễn Văn Trân là bí thư trung ương Đảng, kiêm bí thư thành uỷ Hà Nội thời tiền khởi nghĩa và tiếp tục làm bí thư thành ủy Hà Nội đến tận năm 1968 và là chủ tịch ủy ban kháng chiến Hà Nội thời kháng chiến chống Pháp. Còn ông Bồ Xuân Luật là Bộ trưởng Canh Nông trong chính phủ Liên Hiệp kháng chiến và đại biệu quốc hội các khoá I, II, III…
Từ đó gia đình ông tôi trở thành cơ sở cách mạng tin cậy chuyên cung cấp tài chính cho Việt Minh.
Tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Ngày 11-3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập. Ngày 17-4-1945 chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố thành lập Đế Quốc Việt Nam lấy cờ Quẻ Ly (ba vạch đỏ, vạch giữa đứt, trên nền vàng) làm quốc kỳ và bài Đăng Đàn Cung làm quốc ca. Nhưng Việt Minh cũng hoạt động ráo riết, ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”… Ngày 15-8-1945 Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng…Việt Minh kêu gọi tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Ngày 16-8-1945 Đại Hội Quốc Dân họp ở Tân Trào lập chính phủ lâm thời do H.C.M làm chủ tịch… Ngày 17-8-1945 Việt Minh cướp chính quyền ở Thái Nguyên… Hà Nội sôi sục không khí khởi nghĩa.
Giữa lúc đó cán bộ Việt Minh gặp ông tôi và giao nhiệm vụ “kêu gọi bà con buôn bán vải lụa phố hàng Đào quyên góp vài đỏ và vàng và kêu gọi các chị em phụ nữ khéo tay góp công may khẩn cẩp một chiếc cờ đỏ sao vàng cực lớn“… ông tôi tuân lệnh và chiếc cờ đỏ sao vàng khổng lồ đã được may xong trong ngày 17-8-1945 để sáng ngày 19-8-1945 được treo trên bao lơn Nhà Hát Lớn Hà Nội mà ngày nay chúng ta thấy trong các bức ảnh lịch sử về ngày khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội.
Chưa hết ngày 24-8-1945 chủ tịch H.C.M, cùng ông Võ Nguyên Giáp và một số tuỳ tùng từ chiến khu về Hà Nội và ghé vào nhà ông tôi ăn trưa. Tại đây Hồ Chủ Tịch giao nhiệm vụ cho ông tôi “ bây giờ ngân khố trống rỗng, chú có thể giúp cách mạng quyên góp khoảng 1 triệu không ?” Ông tôi nhận lời. Ông tôi kém Hồ Chủ Tịch khoảng 10 tuổi, coi như anh em, rất thân thiết… Ăn trưa xong phái đoàn sang nhà ông Trịnh Văn Bô để xếp chỗ ở cho Hồ Chủ Tịch… Suốt chiều tối và đêm hôm đó ông tôi đi kêu gọi quyên góp tiền ở các nhà buôn bán dọc suốt các phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường và cả chợ Đồng Xuân. Vì có uy tín từ lâu nên việc quyên góp khá dễ dàng. Sáng hôm sau mới 10h ông đã mang tới chỗ cụ Hồ không phải chỉ là 1 triệu mà tới gần 10 triệu tiền Đông Dương. Ông tôi kể, cụ Hồ lúc đó rất ngạc nhiên vỗ vai ông bảo “tốt quá, công chú rất lớn“. Chính vì điều này mà sau đó ông tôi được đích thân Hồ Chủ Tịch cử làm Trưởng ban Kinh Tài của Quốc Hội khoá I.
Sau Lễ Tuyên Ngôn Độc Lập là Tuần Lễ Vàng bắt đầu từ ngày 7-9-1945 và đến ngày 14-9-1945 thì quân Trung Hoa Dân Quốc do tướng Lư Hán là Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Tư lệnh An Ninh tỉnh kiêm hiệu trưởng học viện quân sự Xương Nghi và sau khi Nhật đầu hàng ông được cử làm tổng chỉ huy, và tướng Tiêu Văn làm phó tư lệnh đoàn quân Trung Hoa Dân Quốc gồm 20 van quân, vào VN để giải giáp quân Nhật.
Trong thời kỳ này các nhà tư sản Hà Nội đã đóng góp nhiều nhất. Số vàng quyên góp lên đến hàng chục ngàn lượng và rất nhiều tài vật khác. Số tài sản đó để làm gì? Theo ông tôi kể lại thì ngoài việc mua vũ khí, có một phần trong số đó được dùng để... hối lộ tướng Lư Hán.
Hôm 6-3-1946 Hiệp Định Sơ Bộ được ký kết giữa đại diện chính phủ Pháp là Cao Uỷ Jean Sainteny và chủ tịch chính phủ VNDCCH H.C.M. Về phía quốc gia có ông Vũ Hồng Khanh là đại diện Việt Quốc còn các phe phái quốc gia khác phản đối không tham dự, vì cho là H.C.M bán nước, vì trong HD có điều khoản cho phép quân Pháp thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16. Nhưng để đẩy nhanh quân Tưởng về nước và qua đó cũng loại chỗ dựa của phe Quốc Gia, nên phe Việt Minh chủ trướng hối lộ tướng Lư Hán. Ngày 18 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ quan hệ hoà hảo với Trung Hoa Dân Quốc.
Ngày 19-5-1945 Quân Pháp do tướng Leclerc chỉ huy chính thức vào Hà Nội. Ông tôi được giao nhiệm vụ tổ chức một “bữa tiệc” để tiễn chân Lư Hán và Tiêu Văn về nước. Bữa tiệc được tổ chức ngay tại biệt thự của ông tôi số 127 phố Trúc Bạch và ông tôi kể chính tại đây phía Việt Minh đã “biếu một món quà” cho các vị chỉ huy quân THDQ bằng một phần số tài vật đã quyên góp được trong Tuần Lễ Vàng. Ngày 15 tháng 6 năm 1946, quân Tưởng hoàn toàn rút khỏi Việt Nam. Tháng 7 năm 1946, xảy ra Vụ án phố Ôn Như Hầu, Việt Quốc, Việt Cách bị suy yếu, nhưng quan hệ Việt-Pháp ngày càng căng thẳng, cho đến 19-12-1946 thì chiến tranh bùng nổ.
Hà Nội kháng chiến. Trong khi tiếng súng nổ liên hồi thì từng đoàn dân chúng già trẻ gái trai lũ lượt tản cư về nông thôn. Gia đình ông tôi đi tản cư về Thanh Hoá tức là vùng tương đối còn yên bình do quân Pháp chủ yếu tập trung về vùng Hà Nội-Hải Phòng và Bắc Ninh để ngăn chặn quân VM rút lui lên chiến khu… Đường vào Thanh Hoá khoảng 219km nhưng phải đi bộ vì không có phương tiện cơ giới nào cả, chưa kể còn sợ máy bay Pháp ném bom. Vì thế cả gia đình đi bằng… xe tay. Trẻ con phụ nữ thì đi xe tay, đổi phiên nhau, còn thanh niên đàn ông thì đi bộ lếch thếch cứ thế vào đến Thanh Hoá…Tôi không được nghe kể cuộc sống ở Thanh Hoá của gia đình như thế nào, nhưng có một câu chuyện bố tôi kể lúc ấy cụ chỉ khoảng 11 tuổi vào đến Thanh Hoá gia đình tiếp tục cho đi học , một hôm đang học thì bỗng nhiên thầy giáo bảo có người nhà muốn gặp. Bố tôi ra ngoài thì có cô sen mang đến một mâm xôi chè. Chả là hôm đó là cúng rằm.... Những chi tiết đó chứng tỏ cuộc sống của gia đình ngay vùng tản cư cũng rất đầy đủ.
Sang năm 1947 tình hình yên ắng hơn. Quân Pháp hầu như chiếm lĩnh toàn bộ các thành phố trên toàn quốc và thôn quê. Nhưng bên Pháp tình hình rối ren. Phe tả chiếm thế thượng phong. Ngày 11-11-1946 Quốc Hội mới của nước Pháp hậu chiến mới được bầu. Lần đầu tiên trong lịch sử, cánh tả hoàn toàn nắm quyền. Tướng Charles De Gaulle, vị anh hùng của cuộc kháng chiến, phải rút lui nhường chỗ cho Vincent Auriol lên làm tổng thống, người sau này đã ký với cựu hoàng Bảo Đại Hiệp Ước Elysées trao trả độc lập, thống nhất cho Việt Nam. Thủ tướng Pháp là Léon Blum một nhân vận nổi tiếng của Đảng Xã Hội lên lập chính phủ mới. Ông vốn đã làm thủ tướng thời Mặt Trận Bình Dân (Front Populaire) nhưng năm 1936-1939, có chủ trương ôn hoà, nới lỏng sự cai trị của Pháp ở Đông Dương. Dưới sức ép của Mỹ, chính phủ Pháp từ bỏ ý định khôi phục thuộc địa Đông Dương và chủ trương thương lượng hoà bình để từng bước trao trả độc lập mà vẫn bảo vệ quyền lợi Pháp tại Đông Dương. Phe hữu kịch liệt phản đối, chính phủ Léon Blum đổ, Paul Ramadier lên thay chức thủ tướng, lập chính phủ mới, chủ trương “sẽ chỉ trao trả độc lập cho một chính phủ không c.... s..”.
Ngày 22-7-1947 Cao Uỷ mới của Pháp ở Đông Dương Bollaert đọc một bài diễn văn quan trọng ở Hà Đông trong đó có những ý chính “ Chế độ thuộc địa đã chết và Pháp không muốn nó tái sinh. Tuy nhiên Pháp chỉ thương lượng trao trả độc lập với một chính phủ không c.... s.. và kêu gọi H.C.M hạ vũ khí, đầu hàng…”. Cuối năm 1947 quân Pháp mở chiến dịch đánh lên Việt Bắc. Tuy không bắt được đầu não Việt Minh nhưng họ cũng bắt được cụ Nguyễn Văn Tố vì tưởng nhầm là Hồ Chính Minh, đáng tiếc họ đã bắn chết cụ, khi cụ tìm cách chạy trốn…
Ngày 12-8-1947 lần đầu tiên có biểu tình ở Huế mời cựu hoàng Bảo Đại về nước chấp chính.
Ngày 31-7-1947 H.C.M cử đại diện qua Hongkong để gặp Bảo Đại và các đại diện phe Quốc Gia để tìm cách liên hiệp. Tuy nhiên cuộc gặp này không thành vì phe H.C.M không chấp nhận những yêu sách của phe Quốc Gia như: đổi quốc kỳ, giải tán chính phủ hiện hữu, đưa Bảo Đại lên cầm quyền, thống nhất quân đội và tổ chức bầu cử mới.
Trong lúc đó ngày 15-8-1947 Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ và Pakistan một cách hoà bình. Và chiến tranh Quốc-Cộng đang diễn ra căng thẳng ở Trung Quốc, do Mao được sự trợ giúp bằng số vũ khí do Liên Xô giải giáp từ quân Nhật, đột ngột tăng sức mạnh, tiến công quân Tưởng trên khắp các mặt trận.
Tình hình đó buộc phe Quốc Gia phải tích cực vận động Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam, trong khi phe CS thì cố sức cầm cự hy vọng phe Mao thắng thế ở Trung Quốc để làm chỗ dựa…
Ngày 16-8-1947 Mặt Trận Thống Nhất toàn quốc của Nguyễn Văn Sâm, thủ tướng chính phủ Nam Kỳ, chủ trương mời Bảo Đại về nước lập chế độ Quân Chủ Lập Hiến và thống nhất ba kỳ…
Chính phủ Pháp lúc bấy giờ cũng chia rẽ trầm trọng về vấn đề Đông Dương, nhưng do tình hình Đông Dương bế tắc nên giải pháp Bảo Đại được chấp nhận. Ngày 23-5-1948 Chính Phủ Quốc Gia lâm thời được thành lập tại Sài Gòn do thiếu tướng Nguyên Văn Xuân làm thủ tướng.
Ngày 5-6-1948 Hiệp Ước Hạ Long được ký trong đó lần đầu tiên Pháp chấp nhận nguyên tắc “ công nhận độc lập của Việt Nam”.
Ngày 8-3-1949 Hiệp ước Élysées được ký tại Paris giữa tổng thống Pháp Vincent Auriol và cựu hoàng Bảo Đại lần đầu tiên “nước Pháp chính thức công nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” không những thể của cả Laos và Cambodge.
Ngày 5-6-1949 Mỹ là nước thứ 2 sau Pháp công nhận chính phủ Quốc Gia VN do Bảo Đại làm quốc trưởng, sau đó là một loạt các nước khác thuộc phe tư bản…
Ngày 30-12-1949 Chính Phủ Quốc Gia VN tuyên bố Việt Nam chính thức độc lập và thống nhất.
Trong lúc đó Phe CS của Mao cũng thắng thế tại Trung Quốc, tuyên bố thàn lập CHNDTH ngày 1-10-1949.
Trước tình hình đó ông tôi quyết định đưa cả gia đình “ dinh tê” về Hà Nội.
Dinh tê là một từ tự chế của người Việt từ tiếng Pháp “rentrer,” nghĩa là trở về, và một từ nay ít dùng là “ rallter ” nghĩa là “ hồi chính”, một thứ tiếng lóng thời đại, dùng để chỉ sự trở về với chính nghĩa, tức là từ bỏ vùng kháng chiến do Việt Minh đang chiếm, để trở vào vùng thành phố do Quốc Gia đang kiểm soát. Người dân tham gia kháng chiến chống Pháp là tự nguyện do lòng yêu nước, nhưng khi biết tổ chức kháng chiến đang biến hình thành c.... s.., người ta “dinh tê,” không tự nguyện nữa, về thành trở lại, vậy “dinh tê” thực sự có một ý nghĩa cao quí: đó là sự phản kháng việc kháng chiến bị lợi dụng, vì đã tìm ra sự thực.
Trong vòng 4 năm từ 1950-1954 bố tôi bảo đó là “thời kỳ hoàng kim của Hà Nội”. Tuy bên ngoài có chiến tranh nhưng Hà Nội vẫn phồn vinh, quí phái, sang trọng, lịch sự kiểu Pháp, sau này không bao giờ còn thấy một Hà Nội như vậy nữa…
Ông tôi tiếp tục kinh doanh xuất nhập khẩu hàng công nghiệp nhẹ từ Pháp về. Hàng bán rất chạy… Ông tôi mua chiếc xe Ford - Vedette V8 là model oách nhất của năm 1952. Ông cũng mua ngôi nhà thứ 10, là một căn nhà cổ từ thế kỷ 19 nhưng rất đắc địa vì nở hậu và ăn ra hai mặt phố. Ông dự định sẽ phá đi và sẽ xây dựng lại thành một cơ ngơi bề thế, khang trang, 5 tầng, với cả hai mặt phố mang thương hiệu Vĩnh Phát 永發 nghĩa là MÃI MÃI PHÁT ĐẠT....
Tuy nhiên những ngày hoàng kim chẳng được dài lâu. Ông tôi đã thuê kiến trúc sư vẽ kiểu cho toà nhà 5 tầng hoành tráng ở phố cổ với phong cách Tân Cổ Điển ( néo classique) nhưng đã không bao giờ thành hiện thực…
Ngày 10-10-1954 Hà Nội đổi Chủ.
“ Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”. Lời sấm truyền của Thánh Trạng thật linh nghiệm. Nhưng Hồ binh ở đây còn ám chỉ tới giai đoạn lịch sử “ Ngũ Hồ Loạn Hoa” thời hậu Tấn từ 304-439, với sự kiện 5 bộ tộc man rợ từ phương Bắc, sử gọi là Ngũ Hồ kéo vào làm loạn Trung Hoa trong suốt 135 năm, phá nát kinh đô Trường An hoa lệ ….
Lúc bấy giờ ông bà đã có ý định di cư vào Nam. Bà hỏi ông : c.... s.. là gì ? c.... s.. có cho buôn bán tự do không ? Ông đáp: không. Bà bảo thế thì đi !... Đơn giản thế thôi.
Nhưng ông lại lấn cấn về mấy thương vụ tài chính với người Pháp, nên không đi…
Thế là bắt đầu thời kỳ đen tối….
Mặc dù Hà Nội trong 4 năm đầu sau khi tiếp quản thủ đô vẫn còn hoa lệ. Ông tôi vẫn hàng ngày lái xe qua nhà sau này là ông bà ngoại tôi để thăm hỏi…
Nhưng tình hình mỗi ngày một suy sụp.
Bố tôi lúc đó vừa đỗ vào năm thứ nhất trường Y. Lúc này trường Y kháng chiến trở về tiếp quản trường Y của Pháp. Giáo sư Hồ Đắc Di làm hiệu trưởng Trường Đại Học Y. Bác sĩ Tôn Thất Tùng là trưởng khoa ngoại. Bác sĩ Đặng Văn Chung là trưởng khoa nội. Tuy nhiên cụ Đặng Vãn Chung là bác sĩ lưu dung từ thời Tây, mặc dù cụ rất giỏi, nhưng chỉ được lưu dung chứ vẫn sống kham khổ, hàng ngày vẫn lọc cọc đạp xe đến trường vì cụ không theo kháng chiến…
Vừa vào năm thứ nhất tức 1955 thì bố tôi và cả lớp Y1 phải “ bị “ đi xem xử bắn địa chủ bên Gia Lâm. Lúc đó đang chiến dịch Cải Các Ruộng Đất “ long trời lở đất” ở khắp nông thôn đồng bằng bắc bộ, những vùng mới “ giải phóng”. Bố tôi kể hôm đó cả lớp được đưa sang một làng bên Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội chứng kiến cảnh bắn địa chủ. “Ông địa chủ bị trói giật cánh khuỷu vào một cái rễ đa. Ông đội hô Bắn ! một loạt đạn nổ. Bụng ông địa chủ toạc ra, cơm hoà lẫn với máu…”. Cả lớp Y xanh mặt. Riêng bố tôi không chịu được cảnh nhìn thấy máu, vì vậy sau vụ này bố tôi xin phân khoa nội, chứ lúc đầu định học khoa ngoại…
Nhưng chưa hết. Mùa đông năm đó, bố tôi kể cả trường Y còn phải đi “Ba Cùng”. Đó là “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với những gia đình bần cố nông, để bọn sinh viên con nhà tư sản biết thế nào là cuộc sống cơ cực, đói rét của những người nông dân nghèo. Vậy là bố tôi bị phân vào một nhà bần cố nông, nghèo nhất xóm. Nhà chỉ là một túp lều cuối làng, giữa đồng không mông quạnh, gió rét căm căm. Hàng ngày chỉ được ăn một bữa trưa, rồi phải ra đồng cùng làm với gia chủ, chồng cày, vợ cấy hoặc gánh phân, gánh nước. Nhà này mới được chia một mảnh ruộng, nhưng lúc đó chưa thu hoạch gì được, nên còn đói lắm. Riêng bố tôi sức thanh niên mới lớn, cuốc đất không sợ, nhưng sợ nhất là bị đói. Cụ kể toàn phải mang lén cái bánh, củ khoai dấu được, vào “chuồng trồ” ngồi ăn ngấu ngiến. Chuồng Trồ chỉ là một khung tre bắc trên cầu ao, xung quanh lợp lá cói và rạ, còn mọi thứ thải ra thả hết xuống ao…. Tối về ngủ cùng gia chủ trên một góc ổ rơm. Không có nước rửa chân chỉ “ba xoa hai đập” là vào ổ ngủ. Sợ nhất là muỗi vì không có màn. Ở nhà mang màn đi nhưng không được dùng chỉ có cách chùm kín chăn, và màn mà ngủ. Cuộc “ba cùng” kéo dài một tháng. Mỗi tuần phải họp lớp để “thu hoạch” những kết qủa học tập được trong một tuần sống cùng nông dân. Bố tôi bị phê bình vì tác phong “tư sản” ngồi họp mà đi bít tất vì sợ muỗi đốt!
Sang năm 1956 có nhiều biến chuyển. Cuộc CCRĐ đã làm đảo lộn cuộc sống truyền thống bao đời ở nông thôn miền Bắc VN. Với qui định máy móc mỗi làng phải có ít nhất 5% bị qui là địa chủ, khiến cho rất nhiều nông dân ưu tú, có khi chỉ có 1 mẫu ruộng cũng bị qui oan là địa chủ và đến tình trạng tố cáo lẫn nhau, tố gian, tố điêu, bắt nhầm, diễn ra hỗn loạn, khiến cho đến cuối chiến dịch, trở thành dịp để trả thù lẫn nhau và hàng chục ngàn người đã bị giết oan. Nông thôn miền Bắc VN náo loạn, đạo đức, giềng mối bao đời bị đảo lộn, con tố cha, vợ tố chồng, anh em, hàng xóm tố lẫn nhau,… tiếng oan dậy đất, án ngờ loà mây…Cuối năm 1956 chính phủ đành phải ra lệnh ngừng chiến dịch và tuyên bố sửa sai. Nhưng người chết không thể sống lại và những đổ vỡ truyền thống tốt đẹp ở nông thôn không bao giờ có thể hàn gắn được.
Lúc bấy giờ cuộc sống ở thành phố vẫn còn tương đối dễ chịu…
Nhưng khi tạm lắng rối loạn ở nông thôn thì được một năm sau, cơn bão bắt đầu ập vào thành phố. Thật may mắn đám cưới của bố mẹ tôi diễn ra vào “đêm trước “của chiến dịch đánh tư sản, nghĩa là đầu năm 1958. Mọi người đều trầm trồ bảo đó là đám cưới sang trọng, lộng lẫy cuối cùng của thời hoàng kim vì đoàn xe rước dâu có 12 chiếc xe sang xếp hàng dài, bóng loáng, sáng rực suốt hai dãy phố…. Và đó là lần cuối cùng của Hà Nội hoàng kim. Sau đó ông tôi phải bán xe đi. Nghe kể thì hình như đến lúc sinh tôi, tôi còn được ngồi trên xe của ông một vài lần, nhưng lúc đó nhỏ quá, không nhớ gì. Nhưng vừa bán xe xong thì đổi tiền ! Hình như lúc đó là tháng 2-1959, coi như mất tiêu cái xe!
Chiến dịch Đánh Tư Sản bắt đầu !
Tên gọi chính thức của chiến dịch này là “Cải tạo công thương nghiệp, tư bản, tư doanh”. Hay còn gọi là “ cải tạo xã hội chủ nghĩa”. Nhưng dân gian thì gọi tắt là “đánh tư sản” cho tiện.
Nêu như CCRD còn có Luật CCRD thì đánh Tư Sản không có Luật nào. Chiến dịch được tiến hành theo một nghị quyết của Đảng Lao Động VN tháng 11 năm 1958
Nghị quyết này khẳng định: "Một trong những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ kinh tế tư bản tư doanh, xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xoá bỏ bóc lột tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ giai cấp tư sản."

Chiến dịch này diễn ra trong vòng 6 tháng từ tháng 1-1959 đến tháng 6-1959. Không có Luật cải Tạo Tư Sản , nhưng rút kinh nghiệm đẫm máu của CCRD, lần này nhà nước quyết định “ Cải Tạo Hoà Bình”.
Nghĩa là nhà nước không tịch thu ngay tài sản của nhà tư sản mà bước đầu cho họ học tập để thấy rõ “tội lỗi” của họ đã làm giàu bằng cách bóc lột xương máu của nhân dân lao động như thế nào và khi đã giác ngộ, ăn năn, sẽ tự nguyện “hiến” tài sản cho nhà nước để được “xuống thành phần” và trở lại làm “người lao động chân chính” tự làm ra của cải bằng lao động chân tay của mình chứ không “bóc lột” như trước nữa. Ông tôi nói với các cán bộ rằng tôi chỉ buôn bán, không lập xưởng, không thuê mướn nhân công, không bóc lột ai. Nhưng họ nói buôn bán cũng là bóc lột “ mua rẻ, bán đắt , tiền lời ấy là tiến bóc lột người tiêu dùng “!
Hồi đó nếu bị qui là thành phần “ Tạch Sè” là rất lo sợ nên hầu hết các nhà tư sản đều “ thành khẩn khai báo” và “tự nguyện hiến tài sản” cho nhà nước để được nhà nước khoan hồng, cho xuống thành phần. Thế gọi là “ cải tạo hoà bình” !
Như vậy là hàng ngày có cán bộ đến nhà ông tôi để giảng dạy chính sách của nhà nước. Họ bảo thế là tốt vì mọi chuyện đều giữ kín, không ai biết, không ồn ào như hồi CCRD. Hầu như ngày nào họ cũng đến, hôm ít thì 2 người, hôm nhiều có khi đến 8 người, ngồi chật cả nhà, rất sợ. Bố tôi lúc ấy sắp ra trường, nhưng bện nhân đầu tiên của bố tôi lại chính là ông tôi, vì ông liên tục bị loạn nhịp tim và có lần lên cơn đau tim tưởng nguy, phải cấp cứu. Vì tuy “cải tạo hoà bình” nhưng rất căng thẳng. Nhưng lần 2 người là họ chỉ giảng dạy về tội lỗi của nhà tư sản bóc lột thế nào. Nhưng lần 8 người là họ truy về của cải tài sản còn cất giấu ở đâu. Lúc bấy giờ ông tôi như một tù nhân bị lấy khẩu cung. Mỗi người một nơi, ông, bà, bà trẻ, bác trưởng, bác vú già… đều bị tách rời, mỗi cán bộ phụ trách một người lấy khẩu cung, không ai biết ai. Đến cuối buổi họ sẽ khớp lại, nếu có mâu thuẫn họ lại truy vấn tiếp…Tất nhiên mọi người trong nhà đều nói không biết gì, cả nhà thống nhất đều đổ cho ông tôi, mà đúng thế thật, chẳng ai biết gì, một tay ông quản lý hết, nhưng họ vẫn truy bằng nhiều cách. Chính vì thế ông tôi vừa phẫn uất, vừa lo sợ vừa buồn bực, nhiều lúc chỉ muốn buông xuôi đến chết…Trong thời gian đó, bố tôi phải bế tôi sang ở nhà ngoại, đăng ký hộ khẩu nhà ngoại, hy vọng có thể không phải khai lý lịch “ tạch sè” nhưng không được. Lý lich vẫn phải ghi là thành phần gia đình “Tư Sản”. Đã thế ông tôi còn bị đánh là “Tư Sản Mại Bản”. Tội còn nặng hơn Tư Sản thường. Vì đây là một từ du nhập từ Tầu. Mại Bản 卖 本có nghĩa là “bán gốc, bán vốn ”tức là buôn bán với nước ngoài ? Không hiểu nổi ? Hậu quả của chiến dịch này là: các chú tôi lúc đó chưa vào đại học, thì không được lên đại học, phải phá ngang, đi học trường trung câp hoặc học nghề. Riêng bác trưởng tôi đã tốt nghiệp bác sĩ từ thời Tây thì thoát. Bác thứ hai học trên bố tôi một lớp thì bị đánh double xuống lớp bố tôi, và sau cùng bị cho thôi học, vì lý do gì tự hiểu. Riêng bố tôi may mắn được học hết cho đến tốt nghiệp. Cả nhà không ai hiểu tại sao lại có sự phân biệt đối xử như thế? Nhưng ông tôi bảo chắc tại vì ông có công với cách mạng nên nhà nước “ tha” cho một đứa ngoan nhất được tốt nghiệp trường Y, vì quả thật bác tôi khi học, hơi bướng, nên họ có cớ đuổi học….
Sau khi vụ này xảy ra, ông tôi phải cho những người làm nghỉ hết từ vú gìà đến cô sen trong đó có cô đã bế tôi lúc nhỏ.
Về tài sản hồi đó có chính sách “ cải tạo nhà cửa” theo đó phàm những nhà nào có trên 120m2 nhà ở thì phải bị cải tạo “hiến” cho nhà nước, mà danh từ chuyên môn là “ giao qua nhà nước quản lý”. Một thứ ngôn từ rất mập mờ ! Quản lý là thế nào ? Vì hình như ông vẫn giữ được các giấy tờ sở sở hữu nhà từ thời Tây, nhưng thực tế là mất quyền sở hữu. Các giấy tờ này còn giá trị gì không hay chỉ là mớ giấy lộn ? Không hiểu nổi ? Như vậy 9 cái nhà của ông tôi coi như bay hết. Chỉ còn cái cuối cùng gia đình để ở, nhưng nhà nước cũng dồn hết lên gác hai và quản lý toàn bộ tầng trệt có mặt tiền cửa hàng đẹp nhất. Lúc đó ông rất buồn và chán nản. Ông quyết tâm biến mình thành một người “lao động chân chính” . Vậy sau khi “hiến” hết tài sản cho nhà nước, ông được ghi là “tư sản phá sản”. Không bị đi học tập, cải tạo nữa. Thế là may rồi. Ông tìm nghề thủ công để làm người lao động cho khuây khoả. Ông lập tổ dệt mành Trúc Lâm qui tụ các cụ tư sản vào hợp tác xã dệt mành, làm tăm tre và vẽ mành để bán. Hồi đó ông tôi nói đùa tự nhận là “bôi sĩ” vì vẽ mành chỉ là đặt cái khuôn mica đã cắt sẵn rồi “bôi” vào phần trống thành các hình.Chủ đề thường là Tháp Rùa, Một Cột, Văn Miếu, Gái Dừa… nghĩa là hình cô gái mặc áo dài phấp phới bên cây dừa. Tranh mành bán khá chạy, làm không xuể, ông phải huy động cả nhà làm thêm, vì lúc đó hâu hết thất nghiệp. Có lần vẽ vội quá, quên cả vẽ quần cho cô gái, sau biết cô cởi truồng thì tranh đã gửi đi rồi… đại khái thế.
Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng không đến nỗi nào. Họ bắt đầu nhét lưu manh vào ở cùng với gia đình. Đây là thủ đoạn nham hiểm nhất của chính quyền. Họ không đập một nhát cuốc giết chết nhà tư sản như Polpot, nhưng họ “tá đao sát nhân” ( mượn đao giết người) giết từ từ, để nhà tư sản phẫn uất mà tự chết dần ! Những kẻ lưu manh mà chúng tôi gọi là Thénardier một tay lưu manh trong tiểu thuyết Les Misérables của Victor Hugo là có thật. Hắn và gia đình được cài vào sống trong gia đình của ông tôi. Gia đình hắn chiếm một buồng lớn, ngay trước buồng thờ trang nghiêm của gia tộc. Hàng ngày họ sinh hoạt luộm thuộm, bẩn thỉu, phơi quần lót, đun nấu khói mù, cay xè… Ngay trước buồng thờ. Lạ nữa là ở phường bắt tất cả diện tích phụ như bếp, máy nước, nhà vệ sinh, nhà tắm, sân phơi… đều dùng chung. Nhưng lạ nhất là các dụng cụ như nồi, niêu, xong, chảo, chậu, thùng, xô, bát, đĩa, ấm chén, chum vại… cũng phải dùng chung hết ? Thật là quái gở. Thành ra trong sinh hoạt hàng ngày không thể tránh khỏi va chạm mâu thuẫn hoặc xỏ xiên nhau ….Mà nhà mình là “con nhà lành” làm sao mà địch với con nhà lưu manh. Hơi tí nó vác dao ra doạ hoặc chửi mắng tục tĩu, m*t d*y, nhà mình toàn phải nhịn mà hễ có làm gì chúng nó thì ra phường công an lại bênh bọn lưu manh mà “trù” nhà mình, nên lúc nào cũng thua thiệt uất ức! Tôi nhớ rõ nhất là một lần xảy ra va chạm giữa một con bé nhà lưu manh chỉ khoảng 9 tuổi và ông tôi đã ngoài 80 vì chuyện ông tôi mắng nó vặn máy nước không tắt gì đó, mà con bé chửi ông tôi “đéo phải nhà mày “! Thật là nhục nhã uất ức không thể chịu nổi, nhưng ông tôi vẫn phải nhịn… Nhưng bố tôi thì không nhịn được, nên cho nó cái tát nảy đom đóm. Nó bèn lu loa ầm ĩ, rồi công an phường đến lập biên bản, bắt phải bồi thường…. Đó là những kiểu giết người “tá đao sát nhân” mà nhà nước này áp dụng cho những nhà tư sản mà họ gọi là “cải tạo hoà bình”…. Những tình huống như vậy thường xuyên xảy ra dưới nhiều hình thức khiến nhà tư sản chết dần, chết mòn trong uất ức tủi nhục…. Sở dĩ ông tôi chưa chết ngay là vì cụ chịu nhịn nhục biết bao cảnh oan trái như vậy.
Sau này tôi hiểu vì sao sáng 30-4-1975 khi tôi sang phòng ông tôi văn Radio để nghe tin thời sự nóng hổi “ Sài Gòn Giải Phóng” thì chưa đầy 10 phút ông tôi tắt phụt radio! Vì ông biết. Thế là hết. c.... s.. đã chiếm được miền Nam. Rồi chẳng bao lâu nữa, lại diễn ra những màn đánh tư sản như đã diễn ra tại miền Bắc năm 1959….

Dương Mạnh Trí

Thanked by 3 Members:

#203 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/05/2021 - 20:37

Tô mì và cô gái

Sài gòn 2 năm sau ngày giải phóng buồn lắm và buổi tối còn thê lương hơn. Gã đạp chiếc xe lên tận Trần Hưng Đạo rồi quẹo xuống Huỳnh Quang Tiên* đến ngã ba Cô Giang thì ngừng đó đợi. Móc trong túi quần ra chiếc đồng hồ Citizen gã dòm giờ : 9 giờ 15 tối, còn khá sớm. Gã lôi ra điếu thuốc Vàm Cỏ rồi mồi lửa hút... thổi phì phèo như mấy tay Giang hồ bên kia rạch. Giờ này ngoài Trần Hưng Đạo đã vắng rồi, huống chi ở cái ngã 3 Huỳnh Quang Tiên - Cô Giang này... thỉnh thoảng 1 chiếc xe đạp đi ngang... trên con đường trống vắng... tối hu...

Có tiếng xe buýt ầm ỉ lớn dần trong đêm vắng lặng... chiếc xe buýt ngừng lại ở ngã ba, thật ra chiếc này không phải là chiếc xe buýt của Sài gòn trước giải phóng, mà là chiếc xe buýt Dodge của Mỹ lúc trước dành để đưa đón nhân viên của họ, được dân Sài gòn gọi ngắn gọn là dân làm sở Mỹ. Chiếc xe ngừng đó, ngay dưới cái băng-rôn “Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, Kiên quyết hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 2”, người ta hối hả xuống xe rồi tỏa đi khắp hướng. Đây là công nhân viên làm cho xí nghiệp bột giặt và đây là xe đưa rước... giờ này tan ca và xe đưa người về.

Một vóc dáng cao gầy, quần tây đen áo sơ mi trắng tay xách cái túi xách nhỏ bằng vải bên ngoài ghi chữ Air Vietnam... Em đi thoai thoải nhưng không nhanh lắm trên đường Cô Giang về hướng cầu Ông Lãnh... Gã đẩy chiếc xe đạp nhanh chân chạy theo...

- Nhi !

Cô gái quay đầu lại, thoáng vẻ ngạc nhiên nhưng mừng rỡ,

- Ủa anh ! Anh làm gì ở đây ?

- Đi đón em đó...

Hai người cứ đi bộ và trò chuyện, hai tay gã vẫn nắm cái ghi đông xe mà dắt, cô gái vẫn vui cười chuyện trò và đong đưa cái xách tay Air Vietnam theo nhịp bước.

- Em có đói bụng không ? Hay là mình vô cái xe mì trước mặt ăn một chút nha.

Cô gái hơi chần chừ một chút, có vẻ không biết phải trả lời như thế nào...

- Đi em, vô đây ăn tô mì nhe, anh cũng đói bụng rồi, mình vừa ăn vừa nói chuyện tiếp.

Chiếc xe mì nằm ngay góc Đề Thám, ngọn đèn lu lu mờ mờ, chiếc xe chỉ có đúng một cái bàn xếp bằng thiếc và bốn cái ghế xếp chân sắt mặt gỗ. Xe này vừa bán mì vừa bán luôn nước ngọt, nghe giọng biết ông bán mì là người Tàu, mà khu này có người Tàu kể cũng lạ. Kêu 2 tô mì xá xíu, mỗi tô được đúng 3 miếng xá xíu mỏng toe, mỏng như miếng cải xa lách sậm màu ngay bên dưới, cũng may mà còn được thêm chút tép mỡ thắng vàng óng rưới lên trên.

Nhi vừa tốt nghiệp cấp 3 xong với hạng B mà thời trước gọi là “Bình”, ba là sĩ quan cảnh sát của chế độ cũ nên đang đi học tập cải tạo ngoài Bắc. Do lý lịch Ngụy mà Nhi không được phường duyệt cho thi vào Đại học. Nhà thì cứ bị ép riết đi Kinh tế mới, may nhờ có bác tập kết ngoài Bắc về, xin cho được vào làm công nhân trong một xí nghiệp sản xuất bột giặt. Nhờ là công nhân viên nhà nước nên gia đình không bị phường kêu gọi đi Kinh tế mới nữa, nhưng may mắn nhứt là nhờ công việc này mà mỗi tháng nàng mua được 13 kí gạo, 1 ký rưỡi thịt heo, chút đường, chút nước mắm và mấy lít dầu lửa. Nhiêu đó là hạnh phúc lắm rồi nhưng sao đủ cho cả gia đình.

Nhìn Nhi ăn tô mì mà thật tội nghiệp. Nàng không dám ăn quá nhanh vì giữ kẻ... con gái mà. Nhưng mỗi gấp đũa, mỗi muỗng nước lèo đưa vào miệng... là thấy rõ cả một hệ thống mắt, mũi, miệng, lưỡi, cuống họng, bao tử đang làm việc cật lực... đưa tín hiệu vô cùng sung sướng Ngon, Ngon về các tế bào não bộ vốn dĩ chỉ biết có tín hiệu : Đói và Đói !

Nàng ăn và nàng thưởng thức. Đôi mắt thơ ngây của nàng chỉ nhắm vào tô mì nhưng không sổ sàng khiến cho người ta đánh giá. Tác phong ăn của nàng, dù đói và đói, vẫn toát lên nét giáo dục gia đình tiểu tư sản của đa số dân Sài gòn, thành phố vừa mới bị đổi tên.

Không nhớ là nàng đã ăn xong tô mì trong bao nhiêu lâu. Cái tô sạch ráo, mà thật ra thì cái tô của gã cũng sạch y chang. Thời của đất nước cùng tiến lên XHCN mà, cả nước đều đói như nhau. Hai tô mì xá xíu, hai chai xá xị con Nai, tổng cộng 2 đồng, gã móc ra 2 tờ giấy màu đỏ đỏ.

Nhi vui lắm, trên đường về gã nói em lên xe đi anh chở em một khúc. Ngồi một bên sau lưng gã, Nhi nói chuyện luyên thuyên... rồi ngã đầu vào lưng...

- Nhi à, tình cảm mà em dành cho anh...

- Tới chân cầu rồi, anh cho em xuống đi, em băng ngang cái cầu là tới nhà rồi, anh chở em qua bển rủi có người thấy.

Gã ngừng xe lại, nàng bước xuống, bàn tay phải vuốt nhẹ nơi eo gã... cái vuốt tay đầy trìu mến.

- Có chuyện gì thì ngày mai anh ra đón em rồi mình nói nha. Bi giờ em phải dìa sợ trễ quá má lo.

Nhi rảo bước lên cầu... chiếc cầu Ông Lãnh đưa Nhi xa dần trong tầm mắt...

Sáng sớm hôm sau gã đến điểm hẹn để vượt biên. Mấy năm sau gã đi định cư nơi đất Pháp. Gã mất liên lạc với Nhi từ đêm đó ! Đôi lúc gã hỏi thầm giờ này Nhi đang ở đâu ? Câu hỏi lửng lưng “tình cảm mà em dành cho anh...” vẫn không biết là thế nào ?

Duy chỉ có điều chắc chắn, là mỗi khi gã ăn tô mì, cho dù là Hải Ký mì gia, gã vẫn thấy không ngon bằng tô mì ở góc Đề Thám-Cô Giang.

Sang Lyon

(*đường Huỳnh Quang Tiên bây giờ là Hồ Hảo Hớn)

Thanked by 2 Members:

#204 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/05/2021 - 21:02

CHUYỆN XỨ LÀO
Hồng Hải

Báo Tiếng Dân ngày
5-5-2021



Nhiều người hay đem những đức tính cao quý của người Nhật ra để so sánh, để thấy người Việt mình tệ biết chừng nào. Rồi nhiều người khác kêu rằng so sánh như vậy là khập khiễng… Khập khiễng vì nước Nhật giàu có và văn minh từ lâu, sao bì được.

Tui thấy vầy: Có thể phú quý sinh lễ nghĩa; rách quá, đôi khi cũng khó mà thơm, thế nhưng văn minh là chuyện khác. Không phải cứ giàu là văn minh, và ngược lại (tui, và chắc các bạn cũng vậy, đã nhiều lần chứng kiến lắm kẻ giàu nứt đố nhưng văn minh vẫn là zero đó thôi).

Không nói đâu xa xôi, sát bên nách mình thôi, nước Lào nè….! Trời ơi, họ văn minh khủng khiếp. Chân đã đi nát mặt địa cầu nhưng nếu hỏi tui yêu quý dân tộc nào nhất, câu trả lời sẽ là Lào….!

Người Nhật văn minh vì đôi khi họ buộc phải gồng lên làm điều đó để thỏa mãn những chuẩn mực tối thiểu của một nền văn hóa khắt khe, dần dà thành bản tính đặc hữu giống nòi…

Người Lào thì khác, họ văn minh một cách rất hồn nhiên, như máu họ sẵn có, như ngàn đời nay vẫn vậy, chẳng cần cố gắng gì….!

Nước Lào tươi đẹp, tươi đẹp vì xanh mát, trong lành và bình yên….!

Người Lào hồn nhiên, hiền hậu, chân thật, lịch sự và điềm đạm. Từ lao động chân tay đến trí thức, cảnh sát hay doanh nhân, ai ai cũng toát lên một thần thái an lạc…

Nước Lào ít có người giàu, phần lớn những người giàu nhất là doanh nhân Hoa kiều và Việt kiều. Vì người Lào ít kinh doanh. Nếu có, họ cũng đóng cửa sớm lắm. Khi thấy mới 5 giờ chiều họ đã đóng cửa hàng, tui hỏi sao sớm quá, không bán thêm vài tiếng nữa, anh chị cười cười “Thôi, nhiêu đó đủ rồi, về ăn cơm rồi xem ti vi”. Là không phải họ lười biếng là không phải họ hổng biết kinh doanh, là không phải họ chê tiền, chỉ là họ biết đủ….!

Làm được điều này như họ khó, khó lắm….!

Ở Lào, rất rất hiếm có chuyện cướp giật hay mất trộm ngoài đường. Chiếc xe máy dựng trước thềm nhà không khóa, sáng ra vẫn y nguyên. Nửa khuya, giữa ngã tư thênh thang vắng, người ta vẫn dừng đúng vạch đèn đỏ. Giao thông bên ấy rất tuyệt vời, thỉnh thoảng giữa thủ đô cũng có kẹt xe giờ tan tầm nhưng tuyệt nhiên không có chen lấn hay bóp còi, không có cáu gắt hay bực dọc. Khi bạn băng qua đường, dù không trên vạch trắng, xe cộ thấy bạn từ xa, họ đã hãm tốc. Thành phố lúc nào cũng lằng lặng, ngày cũng như đêm. Đi mua sắm, lựa chọn đã đời, xách đít không đi ra, họ vẫn vui vẻ chắp tay chào. Và còn nhiều nữa…!

Vũ trường ở Lào, nói thiệt, như cái quán hủ tíu bên mình vậy, sơ sài, nghèo nàn và vắng vẻ. Nhưng bảo tàng và thư viện rất to, nhà hát rất đẹp, lúc nào cũng đông…!

Tự suy ra nhé…!

Để tui kể chuyện này cho nghe, hồi SEA Games 25, lúc biết bóng đá Việt Nam vào được chung kết và cơ hội thắng Malaysia để vô địch là rất cao, tui rủ thằng bạn bay qua Viêng Chăn để ủng hộ đội nhà, để sướng với cảm giác vô địch. Trần ai kiếm được vé máy bay, qua tới nơi, khách sạn sang hèn, nhà trọ lớn nhỏ không còn một chỗ trống. Dân Việt Nam ngập tràn bên đó, phần lớn đi đường bộ qua cửa khẩu Lao Bảo.

Anh taxi cũng khốn đốn tới khuya để chở tụi tui đi tìm nơi ở, rồi anh xin lỗi vì không giúp được. Thì thôi, kiếm chỗ nào có mái che, lăn ra ngủ vậy, cổ động viên bóng đá chứ có phải doanh nhân đi nghỉ dưỡng đâu. Nghe vậy, anh taxi hổng chịu. Anh nói ở đây an toàn, không sợ gì con người nhưng anh sợ nửa đêm gió sương… Rồi anh mời tụi tui về nhà, gọi vợ mình dậy nấu mì cho ăn. Khách tắm rửa xong, vợ chồng anh nhường cho họ phòng ngủ của mình. Sáng ra, anh chở đi tìm vé vào sân vận động (ui trời, dân bán vé chợ đen toàn Việt Nam tràn qua). Gửi biếu anh chị tiền, họ nhất mực không nhận, chỉ lấy tiền taxi.

Vậy đó…!

Ai mơ ước người Việt được như người Nhật thì cứ việc… Tui, thằng đã mòn đít ở Nhật, chai chân ở Việt Nam, bạc đầu ở Đức,… lại mơ ước dân mình được như… dân Lào!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Với 9 năm ở lào thì e công nhận những điều thầy nói là đúng nhưng với cách đây tầm 5 năm trở về trước đối với tỉnh em ở và 10 năm về trước đối với các tỉnh thành lớn hơn... đơn giản vì người Việt sang làm ăn kéo theo những thành phần nghiện ngập và trộm cắp sang nữa đã dạy cho con nghiện người Lào cách trộm cắp. Và hơn nữa công an được cử đi học biết tiếng Việt đã biết cách xin tiền cà phê và cb Lào từ trên xuống dưới đã biết cách nhắm mắt ăn tiền... còn giao thông thì bóp còi đích thị là Việt nam và Trung quốc, còn người Lào thì ko. Dân Lào thì vẫn hiền khi chưa tiếp xúc với Việt và Trung. Em xin hết

Thanked by 1 Member:

#205 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/05/2021 - 20:41

Y TẾ TRẠI
Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

Tôi ở trại Tiên lãnh 12 năm, trong đó chỉ 3 năm làm y tế, còn 9 năm lao động. Ba năm y tế ấy không liên tục. Ra ba lần, vào ba lần. Tuy nhiên những thời kỳ đó giúp cho tôi phục hồi sức khỏe. Vào trại một hôm, thì tôi đã được kêu ra làm y tế. Do sự giới thiệu của anh Hảo. Anh ta nguyên là nghị viên hội đồng tỉnh, có lần bị xe Đại hàn cán gảy cổ xương đùi, đã chữa trị tại dưỡng đường của tôi. Anh còn mang trong người đinh Smith Peterson, mà khi lên Tiên lãnh anh gầy đi, đầu đinh nổi cộm dưới da. Vì viết chữ đẹp, anh được làm thư ký cho cán bộ giáo dục. Tên nầy có trách nhiệm phân phối các trại viên mới vào trại. Làm được ba tháng thì bị đổi ra đội Kiến thiết I, đi lao động. Lý do chắc là bản báo cáo ngầm của tên y tá. Hắn nguyên lá thiếu úy cảnh sát. Nằm ngủ với hắn, tôi hay tâm sự về chuyện vượt biên. Mới lên trại tôi chưa có kinh nghiệm ai là người đáng tin cậy.

Ba năm sau, trại tù binh Kỳ sơn nhập vào Tiên lãnh. Trại viên quá đông, tôi được kêu ra tăng cường cho y tế trại. Phụ tá cho tôi có một y tá, anh Đỗ phạm Hiển, nhưng anh tổ trưởng. Đi lãnh thuốc, sổ sách, báo cáo là anh. Tôi chỉ lo chuyên môn. Anh nầy bị tù vì là đảng viên Quốc dân đảng.

Công việc hàng ngày thật bận rộn. Từ 8giờ sáng đến 12giờ trưa tôi đi khám bệnh ở các phòng. Có 8 phòng sĩ quan (nhà 5 đến nhà 12), 4 phòng tù chính trị và vượt biên, 2 phòng hình sự, đội cấp dưỡng. Mỗi phòng có độ 5 bệnh nhân, mới ngã bệnh hay bệnh kinh niên. Nhiều nhất là bệnh đau dạ dày, sốt rét, và suy dinh dưỡng. Điều nhức nhối nhất vẫn là quyết định ai ngày mai phải trở ra lao động. Bọn giám thị trại đã nhiều lần giật giải thi đua toàn quốc về sản xuất, nên cứ mở rộng diện tích canh tác. Chúng ép trại viên làm việc chết bỏ. Tôi phải rất thận trọng bênh vực trại viên được nghỉ ngơi.

Câu “ngày mai đi làm” là một phán quyết rất quan trọng. Cũng trong lúc khám bệnh ở phòng, giữa tôi và trại viên có những tâm tình khắng khít. Cùng một cảnh ngộ dễ thông cảm nhau. Các bệnh nhân tín nhiệm chuyển lại cho tôi tin tức ngoại quốc do anh Trân và Lân nhận được. Trong khi tôi đi khám bệnh thì anh y tá đi nhận thuốc ở kho, rồi về chích quinine cho bệnh sốt rét. Thường chích mông. Mông bệnh nhân sưng to lên và đau. Sốt rét nặng thì chích quinine vào tĩnh mạch. Vì chữa nhiều ca sốt rét quá, tôi đã từng thấy nhiều biến chứng của bệnh như tiêu chảy, phù não, suy thận. Tại sao lại phải đưa trại cải tạo vào vùng ma thiêng nước độc để gây chết chóc đau thương! Ở trại, chết vì sốt rét ác tính rất nhiều. Đây cũng là cách giết mòn, không cần biển máu của c.... s... Riêng tôi bị sốt rét 5 lần. Lần đầu tưởng là chắc chết. Sốt mê man, tỉnh dậy thấy mình còn sống. May nhờ sẵn có thuốc tốt gia đình tiếp tế, và sự săn sóc của các bác sĩ đồng tù. Lúc ấy vẫn còn các bác sĩ Quyền, Châu v.v… (được về sau hai năm cải tạo). Mấy lần sốt rét sau nhẹ hơn vì kháng thể trong người đã tăng lên. Mấy năm sau tôi còn thêm bệnh viêm tuỵ tạng. Không chết ở trại cải tạo chắc nhờ phước ông bà! Tôi đã chứng kiến nhiều trại viên chết vì bệnh loét dạ dày, một loại bệnh thường dễ chữa. Vì sao bệnh nầy lại phổ biến trong trại tù? Thứ nhất là nguyên do tâm lý: Tù nhân buồn bực, sợ sệt triền miên. Thứ hai là thiếu dinh dưỡng, lớp sáp che nội bì dạ dày giảm đi nhiều. Họ chết đột ngột do xuất huyết, mửa ra cả đống máu. Với chế độ ăn uống thiếu thốn cả về lượng và chất, bệnh suy dinh dưỡng đã đưa trại viên ra yên nghỉ ở nghĩa địa mỗi tháng vài ba người. Tôi đã đương đầu với hai lần dịch kiết lỵ. Bệnh nhân mất nước mà không có dung dịch chuyền tỉnh mạch, không có trụ sinh để chữa trị. Họ là những bộ xương di động. Lắm người đuối sức, nằm chết ngay trên đường vào nhà cầu. Phẩn nhuộm máu và đàm rơi rớt trên các lối đi trong phòng giam. Mùi tanh tưởi xông lên nồng nặc. Cuối cùng nhiều người chết uổng. Những ai cơ thể còn đề kháng được, sống sót. Dịch kiết lỵ phổ biến trong khắp trại cải tạo từ Bắc vô Nam, bởi nạn dùng phân xanh.

Buổi chiều thì phát thuốc cho bệnh nhân. Những bệnh nhân không di chuyển được đã được chữa trị tại phòng. Phần còn lại sắp một hàng dài, lần lượt đến phòng y tế nhận thuốc.

Thuốc chỉ phát cho từng ngày, mỗi người được vài viên, thường là thuốc dân tộc như xuyên tâm liên. Cũng có ít trụ sinh và thuốc bổ. Nói chung y tế chỉ là vá víu, mặt nổi để gọi là nhân đạo. Thực ra là để giết dần, giết mòn. May mà có bác sĩ đi cải tạo, vì tình thương đồng đội, đã tận dụng kiến thức và thiện chí để giảm bớt đau khổ tử vong. Sáng kiến nhổ răng, cách ly lao, xin nhập thuốc ngoại qua thăm nuôi v.v… Tiền mua thuốc trích ra từ qũy sản xuất của trại, nghĩa là từ lao động của trại viên. Thế mà cán bộ trong trại cũng lợi dụng, đến xin thuốc của y tế trại dùng cho mình hoặc cho gia đình. Trường hợp bệnh nặng có thể dùng thuốc mà trại viên bắt buộc phải ký gửi theo lệnh của ban giám thị. Thuốc nầy do thân nhân gửi vào theo yêu cầu của trại viên như thuốc đau dạ dày, thuốc bổ, thuốc sốt rét v.v… Phần lớn là thuốc ngoại, tốt và hữu hiệu. Bọn cán bộ hay la cà xin thuốc ngoại, song tôi không cho, lấy cớ là không có. Gia đình đã vì vấn đề sinh tử của người thân gửi vào, không thể khinh suất.

Khám bệnh bên trại nữ thì Y tá Hiển lo. Chỉ có một lần, khi nghe anh Hiển than phiền là bà cán bộ trại nữ cứ thúc bách anh chữa lành bệnh phong tình cho đĩ điếm, để có thêm người lao động, và tránh lây lan, nhất là bệnh mồng gà. Tôi nói với anh Hiển là tôi có thể chữa bệnh cho họ. Anh mừng quá, xin phép bà cán bộ trại nữ cho tôi qua đó một ngày săn sóc cho họ. Sau khi khám qua, tôi dặn anh Hiển dùng trụ sinh mạnh và dài ngày để chữa các vết loét hoa liễu, mà băng bó mãi không lành. Với hơn 10 trại viên bị mồng gà, có cô nhiều đến nổi phải đi hai chân dạng ra, tôi có sáng kiến dùng những cộng sắt nung đỏ để đốt thay cho đốt điện như ở phòng mạch. Một lò lửa than hừng hực nung đỏ các thanh sắt có cán gỗ. Sau khi chích thuốc tê dưới da vùng mồng gà, tôi dí thanh sắt đỏ đốt cháy hay bứng gốc những dị dạng đó. Chừng hai tuần lễ sau các cô ấy đã có thể đi gánh bổi như các trại viên khác. Khi tôi ra lao động, các cô ấy gặp tôi cám ơn rối rít, đôi khi lại gánh giùm cho tôi một đoạn đường vì thấy tôi gánh vất vả.

Mỗi ngày đều có nhổ răng. Tôi đã xử dụng kim may áo để vết thương rách da vì lao động. Dần dà tôi nhắn nhà tôi mang vào các dụng cụ giải phẫu và có thể giải quyết những tiểu phẫu. Một trại viên đi bứt mây, bị một trối mây đâm xuyên vào mũi, máu ra xối xả. Phải rút trối mây ra, và nhét mèche vào mũi để cầm máu. Nói chung tuần nào cũng có vài tai nạn lao động, may vết thương, nắn lại khớp, gân.. Trại nữ có y tá riêng, và chỉ gửi qua y tế trại những ca nặng. c.... s.. chữa xì ke ma túy bằng cưỡng bách giam giữ. Người bệnh vật vờ trong nhiều tuần, rồi dần dần hồi phục. Có nhiều người chết vì cách cai nghiện cưỡng bách nầy. Phương pháp nầy cũng có điểm yếu là khi ra tù, bệnh nhân nghiện lại rất nhanh.

Làm y tế lần nầy trên hai năm. Lại bị đưa ra lao động sau lần phát biểu về tình trạng sức khỏe của trại viên.

Lần thứ ba trở lại y tế, thì không phải ở y tế trại, mà ở bệnh xá trại. Bệnh xá là một dãy nhà ở cuối trại, sát với bờ rào. Có nhà bếp riêng và có giếng nước riêng. Có vườn trồng rau cải thiện cho bệnh nhân. Nối với bệnh xá bằng một hành lang ngắn, là gian nhà vuông có hai phòng nhỏ: phòng khám bệnh ở phía trước, phòng ngủ của tôi phía sau. Đó là khoảng thời gian thanh thản nhất của tôi trong trại. Dãy bệnh xá có ba ngăn. Ngăn đầu, gần phòng khám bệnh là phòng cách ly cho trại viên lao phổi. Phòng tối tăm ẩm mốc. Tôi khuyên bệnh nhân ban ngày ra ngồi sưởi nắng. Tôi liên lạc với người bạn cũ trước kia là chuyên viên bài lao, vẫn được lưu dung, can thiệp với y tế tỉnh, cho trại viên lao, được đi bệnh viện thử đàm, chụp hình phổi, và được cấp thuốc điều trị. Lúc ấy ngay ngoài dân sự bệnh lao lan nhanh vì đời sống càng ngày càng bần hàn, nên các cơ quan Y tế quốc tế đã viện trợ thuốc men nhiều. Nhờ thế trại cũng được phân phối thuốc bài lao.

Số người chết vì lao cũng giảm thiểu, nhờ họ được miễn lao động dài hạn và có thuốc ngoại viện trợ. Nhớ hồi tôi mới vào trại, các bệnh nhân trước kia bị lao đều tái phát vì ăn uống thiếu thốn, lao động nặng nhọc. Họ bắt đầu ho ra máu, ốm đi rất nhanh. Thuốc bài lao thì không có. Nhiều người đã ra nghĩa địa. Tôi đã báo cáo là phải mở trại cách ly nếu không bệnh sẽ lan nhanh. Ban Giám thị cũng lo bệnh lao lây đến cho họ nên nhận lời. Được cách ly bệnh nhân được nghỉ lao động.

Tiếp đến là phòng dài có 4 sạp gỗ đóng sát tường, có lối đi chữ thập ở giữa. Có thể nhận 30 bệnh nhân nằm kế nhau trên sạp. Phòng cuối sát với nhà bếp là phòng ngủ của y tá và ba trại viên cấp dưỡng. Công việc hàng ngày lặp lại, đơn giản. Đôi khi có bệnh nặng về, song xem chừng không chữa trị nổi thì báo cho cơ quan chuyển đi bệnh viện Tam kỳ. Với những bệnh nhân suy dinh dưỡng thì tôi chia với họ đồ thăm nuôi của tôi. Tôi nuôi cả một bầy gà, có trứng để ăn hàng ngày. Thỉnh thoảng lại cho bệnh nhân một con gà để ăn thịt. Trại viên Võ Hiển lúc nhập bệnh xá vì suy dinh dưỡng nặng, phù thủng, xanh xao, đi không nổi. Tôi đã cung cấp trứng thịt để ông hồi phục.

Vì có nhiều thời gian rảnh rỗi, có giấy bút, và nhất là ngồi một mình, cảm thương thân phận mình và các bạn tù, tôi hay làm thơ. Một lần suýt nữa vô sà-lim. Đang chép một bài thơ, thì một trại viên trật tự vào khám bệnh. Hắn đòi cho xem, song tôi không cho. Hắn ra về thì tôi đã phi tang bài thơ ấy.

Quả nhiên sau nửa giờ cán bộ giáo dục xuống xét phòng tôi. Làm bệnh xá độ một năm thì bị đưa ra lao động trở lại. Có một đoàn quay phim từ Hà-nội vào, vừa phỏng vấn trại viên, vừa quay phim cảnh sinh hoạt của trại. Trong bài phỏng vấn tôi ở bệnh xá, họ có hỏi tôi về tinh thần phục vụ của tôi trong chế độ cũ. Tôi có nói đối tượng phục vụ của tôi là thương bệnh binh, là dân lành nạn nhân chiến cuộc, tôi phục vụ hăng say, và làm hết bổn phận mình. Tôi cũng lặp lại ý kiến tôi về chế độ ăn uống, lao động, y tế, như lần làm y tế trại. Một tối một nhân viên trong đoàn xuống tìm tôi. Mở đầu anh ta nói là tôi có nhiều phát biểu phản ảnh sự thật, nên muốn trao đổi với tôi trên phương diện cá nhân thôi, chứ không có ý gì khác. Anh ta nói với tôi là về nông nghiệp Liên xô thua Mỹ hàng 50 năm, mỗi năm phải chở vàng sang Mỹ và Canada đổi lúa mì. Thận trọng tôi cũng không ra ngoài đề tài anh nêu lên. Tôi nói là tôi có đọc quyển Muối đất của nhà văn Ma-cốp mượn ở thư viện của trại. Ma-cốp là thư ký hội Nhà văn Liên xô. Trong ấy kể chuyện một bí thư tài ba. Tỉnh nào sa sút, thì kêu ông ta đến, ông liền đề ra những phương pháp hữu hiệu để nâng cao sản xuất. Ngày nọ sau khi thành công ở một tỉnh, ông được trung ương cho nghỉ dưỡng sức 15 ngày. Nhưng mới nghỉ được 5 ngày thì đồng chí giao liên đã đến nhà, xoa ngón tay lên mặt kính mờ cửa ra vào, rồi gõ lên mặt kính. Ông bí thư ra nhận công văn và biết là vì công vụ ông phải lên đường gấp ngày mai. Chi tiết cho biết kinh tế Liên xô không cao vì nhà ông bí thư mà không có chuông báo ở cửa, mà phải gõ cửa. Ông Ma-cốp với chức vụ thư ký Hội nhà văn chắc viết đúng sự thật. Một chuyện khác cũng trong tiểu thuyết XHCN Liên xô: Một bác sĩ tỉnh lẻ nhận xét tiếng mưa rơi trên mái nhà làm bệnh nhân dễ ngủ. Ông muốn tạo tiếng mưa rơi ấy để chữa bệnh mất ngủ của bệnh nhân. Một ngày kia, ông được triệu tập lên Mạc tư khoa để dự một hội nghị y tế. Sau hội nghị ông được xem đoàn nghệ sĩ trung ương diễn kịch Tchechof. Trong vở kịch có một thi sĩ đang ngồi mơ màng, nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà. Kịch vãn, ông vội chạy vào hội trường, hỏi xem làm sao tạo được tiếng mưa rơi trên mái nhà. Họ chỉ ông xem một chiếc máy quay tay, trong đó có những tấm gỗ xếp nghiêng, và những viên bi. Khi quay viên bi chạm vào mặt gỗ và tạo âm thanh mưa rơi trên mái. Về lại quê, ông cho đóng một máy tương tự để giúp bệnh nhân dễ ngủ. Cái lạ là ở Liên xô không có máy cát xét. Với loại máy này thu tiếng mưa rơi trên mái lúc trời mưa, rồi sau đó phát ra cho bệnh nhân nghe. Tiện biết mấy.

Không biết tôi rời bệnh xá vì câu chuyện nầy hay vì chuyện làm thơ? Nhưng dù sao thì bỉ cực thái lai. Ra lao động làm việc nhẹ độ ba tháng thì tôi được phóng thích.

Gần như toàn thể tù nhân chính trị, cựu công chức, sĩ quan đã đến được bến bờ tự do. Nhiều trại viên cũ Tiên lãnh ở Mỹ đã điện thoại cho tôi và cám ơn cứu tử khi còn ở trong trại. Thực ra chỉ vì mình tận tâm và tìm mọi phương cách để cứu chữa, còn kết quả thì nhờ trời thương. Tôi đã lên tiếng nói lương tâm về chế độ ăn uống và lao động. Tôi đã can thiệp về sự lây lan bệnh lao, để họ được cách ly và có thuốc viện trợ để chữa.

Những đau khổ trải qua ở trại đã trở thành như một phần của thân thể mình. Nhớ lại thì lại nhớ luôn ông bác sĩ đã từng chia với mình những đau khổ ấy. Có một trại viên mà trong suốt thời gian ở trại, đau dạ dày. Hàng ngày anh ôm bụng, ngồi gần hàng rào quanh phòng giam, trông chờ trật tự gọi tên đi thăm nuôi. Nhưng vô ích,vì nghe đâu vợ anh đã lấy chồng. Anh cứ trông chờ như thế cho đến ngày thổ huyết chết. Những năm ấy có lệnh là không cho một trại viên nào đi bệnh viện. Trước khi mê, đi vào cõi chết anh vẫn năn nỉ tôi nếu có được về, thì đến địa chỉ anh cho, nhắn vợ anh lên thăm nuôi. Tôi đã vuốt mắt rất nhiều trại viên, lúc chết chắc là uất ức lắm, nên mắt cứ mở trừng trừng. Như trường hợp anh Nguyễn xuân Giáo, anh Hồ Minh. Mỗi khi có thân nhân xin thăm mộ người chết, tôi phải ra nhà thăm nuôi dẫn họ đến mộ phần ở hố ông Hức. Thật là thảm cảnh khi thấy những bà vợ trẻ, chít khăn tang trắng, nằm lăn trên mộ chồng kể lể, khóc lóc. Có chị đã cắt mớ tóc dài của mình, quấn lên bia mộ chồng trước khi ra về. Anh y tá trại cũng kể chuyện anh đưa vợ một giáo sư già, đảng viên Quốc dân đảng ra thăm mộ chồng. Chồng bà chết vì suy dinh dưỡng nặng.

Khấn vái, đốt hương đèn xong, bà giã từ chồng qua nước mắt: “ông ở lại, tôi về ông nhé”!

Nghề Y là một nghề cao quý, đem lại những liên hệ mật thiết giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Có những trường hợp lý thú như sau: Có một trại viên thợ rừng bị chảy máu mũi nhiều lần. Anh ta đi khám y tá trại nhiều lần song không khỏi. Một hôm anh đi ngang qua đám ruộng tôi đang mò cỏ.

Anh than phiền với tôi về bệnh anh. Tôi nói: “có thể là một loại vắt, thường sống trong lỗ mũi thú rừng, đang ở trong mũi anh”. Về lán, anh để cái gương soi trên bàn, vén cánh mũi lên xem. Quả nhiên anh thấy đuôi con vắt đen láng, ló ra gần cánh mũi. Anh nhờ người bạn dùng kẹp nhổ râu, kéo con vắt ra. Từ đó anh hết chảy máu mũi. Mỗi khi về trại anh thường mang cho ít lon gạo. Khi ở nhà 10, một ngày chủ nhật tôi thấy một trại viên nặn mụt nhọt cho một trại viên khác tôi bảo: “Nguy hiểm lắm nhé, vi trùng có thể vào tận xương”. Quả nhiên một tuần sau, trại viên bị nhọt kêu van đau đầu gối. Anh ta được đưa đi bệnh viện vì bị viêm đầu xương ống chân. Song bệnh viện chữa mãi không lành. Anh ta mang một lỗ dò (fistule) mãi cho đến ngày đi H.O. sang Mỹ. Bệnh viện Mỹ chữa lành, nhưng anh vẫn còn đi cà nhắc. Anh đã đi nạng suốt mấy năm bị bệnh. Anh vẫn giữ kỷ niệm về lời tiên đoán của tôi. Lúc ở trại, sau tai nạn của anh, ai có nhọt cũng nhờ tôi đem qua y tế trại xẻ giúp.

Người đi cải tạo đã nếm biết bao đau khổ, nhọc nhằn, đói khát, nhục nhã. Còn đau khổ hơn nữa khi được tin gia đình ly tan, vợ con nheo nhóc. Những chết chóc trong cô đơn, không người thân yêu trong giờ hấp hối. Những mất mát, đau thương của con mất cha, vợ mất chồng, thân nhân, bạn bè mất người thân yêu.. Ngọn sóng hồng thủy đã xô đổ bao nhiêu gia đình, gieo đau thương tan tác, chết chóc.

Soljenitsyne, khi nói lên những cơ cực bạo tàn trong Quần đảo Goulag, khuyên nhà cầm quyền c.... s.. là “dù cho XHCN tốt đẹp đến đâu, mà xây dựng trên chừng ấy máu và nước mắt, thì cũng không nên làm”. Huống hồ là một XHCN xấu như quỷ dạ xoa, tối đen như địa ngục, biến người thành súc vật như bài thơ của tac giả Vô Danh (Tiếng vọng từ đáy vực):

“Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao nhiêu năm?
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng thăm thẳm!
Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm.
Rệp muỗi, ăn nằm hôi hám, tối tăm
Khoai sắn tranh dành, cùm, bắn, chém, băm
Đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm!
Loài vượn nầy không nhanh mà rất chậm
Khác vượn thời tiền sử xa xăm
Chúng đói, chúng gầy như những que tăm
Và làm ra của cải quanh năm
Xin mời thế giới đến thăm.”

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

Thanked by 2 Members:

#206 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/05/2021 - 21:03

ĐẠI LỘ CHI LĂNG - CON ĐƯỜNG XƯA AI ĐI

Tôi vẫn nhớ khá rõ khi tôi chừng 5 tuổi là đại Lộ Chi Lăng quận Phú Nhuận đã có 2 hàng cây cao xanh mát. Lúc đó đại lộ Chi Lăng hơi giống đoạn Pasteur từ Hồng Thập Tự tới Hiền Vương nhưng rộng hơn và đủ lưu thông cho 2 chiều. Đi giữa 2 hàng cây xanh là các loại xe động cơ: xe máy, xe 3 bánh (xe lam, cyclo máy) , xe 4 bánh trở lên. Từ hàng cây trở vào vỉa hè là lane dành cho xe thô sơ và xe đạp. Xe thô sơ hồi đó là xe cyclo đạp, xe bò kéo xe ngựa kéo và xe thổ mộ. Xe ngựa kéo chỉ để chở đồ đạc hàng hóa hay đi quảng cáo các rạp phim hay đoàn hát. Còn xe thổ mộ là xe ngựa kéo buồng gỗ có mái vòm tôn che mưa nắng chỉ chở khách chủ yếu là các bà nội trợ và các bạn hàng đi buôn bán tại các chợ liên kết như chợ Bà Chiểu, Tân Định, Dakao, Phú Nhuận, Gò Vấp ... Và tôi đã có vài lần được cùng Má hay Me ngồi xe Thổ mộ để đi chơi chợ Bà Chiểu.
Lúc đó ngã tư Phú Nhuận xem là giao lộ trung chuyển các tuyến xe lam và xe thổ mộ, và chưa có xe buýt. Kể từ năm 1972 thì mới có xe buýt tuyến Phú Nhuận đi chợ Bến Thành, từ Nhà thờ Trương Tấn Bửu đi Bến xe Chợ Lớn, và tuyến từ Hàng Sanh đi đến cầu Chà Và quận 8 đi xuyên qua quận Phú Nhuận .
Quay lại lúc tôi lên 5 tuổi thì mỗi ngày từ sáng sớm đến xế chiều là tiếng xe ngựa chở hàng và xe thổ mộ chở các bà nội trợ cứ lọc cà lọc cạch suốt ngày trước nhà. Còn tiếng xe lam thì kêu "bành bạch" chạy với tốc độ nhanh hơn có vẻ hợp với các cô chú công chức, thầy cô giáo và học sinh. Tôi nhớ lúc nghỉ hè thì cứ tầm 10 giờ sáng là trước nhà tôi chỗ có cây cổ thụ được trồng từ thời An Nam thuộc địa thường có một chiếc xe ngựa dừng ở đó đọc quảng cáo, phát tờ rơi và treo lên hạ xuống các bảng quảng cáo đã neo cột vào gốc cây trên đó có sơn vẽ hình các phim đang chiếu tại các rạp cinema khu Bà Chiểu là Cao Đồng Hưng (tụi nhóc hay gọi đùa là Cạo đầu heo ), rồi rạp Huỳnh Long toàn chiếu phim Ấn Độ, phim Chưởng và phim Việt. Lâu lâu mới có xe ngựa đi quảng cáo cho đoàn cải lương về hát ở rạp Đại Đồng Gia Định .
Cũng vì những bảng quảng cáo và những tờ rơi nói trên mà tôi đã sớm biết tên các bộ phim như là Hiệp sĩ cụt tay , Chuông đoạt hồn, 7 tay thần kiếm, Công Chúa Thủy Tề... và các diễn viên Hongkong thời đó như Lăng Ba, Lý Thanh, Tần Bình, Vương Vũ, Kiều Trang, Trương Dực, Phùng Bửu Bửu ...
Vào các đêm đầu mùa mưa là tiếng dế tiếng ve kêu rân rân quanh các đám cỏ dưới gốc cây cao ngoài lề đường. Đám con nít cứ rủ nhau đi tìm bắt dế sau khi đã cơm tối xong. Tôi nhớ cứ sau 8 rưỡi tối là có vài chiếc xe ngựa đi chầm chậm chở đầy cỏ tươi xanh mới cắt còn long lanh ướt sương đêm từ dưới khu Cây Thị, Cây Quéo, Xóm Gà đi theo đại lộ Chi Lăng qua ngã tư Phú Nhuận để về phía Tân Bình sân bay . Lũ nhóc hay chạy theo xe bò để rứt bụm cỏ tươi về nuôi dế. Có mấy lần tụi tui thấy như có ai nằm dưới lớp cỏ tươi nói chuyện với ông xà ích. Sau này khi chính quyền cấm xe ngựa đi ban đêm thì tôi không còn thấy xe chở cỏ đi ngang nhà nữa. Người lớn nói rằng các xe bò xe ngựa đã chở cỏ để ngụy trang chở người và vũ khí VC tuồn vào Đô thành sát Tết Mậu Thân 1968. Sau này đã có nhiều người ca là:
"Con đường xưa anh đi ,
Nằm trong chiếc xe bò ..."
Từ sau 1975 đại lộ Chi Lăng đã đổi tên là Phan Đăng Lưu và bị đốn chặt gần hết cây xanh nên giờ đây mỗi khi đi qua con đường xưa nhiều kỷ niệm này tôi luôn tiếc hàng cây cao to rợp bóng mát với tiếng chim kêu lúc bình minh, tiếng ve tiếng dế kêu lao xao những đêm hè oi bức, hay tiếng ểnh ương kêu ồm ộp vào đêm mưa bong bóng rơi rả rích. Đôi tai tôi như vẫn còn nghe dư âm văng vẳng tiếng lọc cà lọc cọc vang trên mặt đường của xe bò xe ngựa mỗi ngày qua lại dãy phố mặt tiền khu vực nhà mình những ngày xa xưa ấy.
P/S: Sài Gòn xưa có mấy đại lộ (Avenue ) trong nội thành như sau: Thống Nhất , Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, An Dương Vương và Chi Lăng dựa theo tiêu chuẩn đô thị quốc tế lúc đó và phải có hai hàng cây cao xanh mát như kiểu Champs Elysée bên Paris mới gọi là Boulevard .
Đại lộ Chi Lăng là một đoạn đường lớn được trồng cây xanh cho mát từ thời Pháp thuộc. Vì hồi đầu và giữa thế kỷ 20 các ông Tây bà Đầm thường kéo cả đoàn dài xe ngựa đi dạo mát lúc xế chiều từ Bến Nghé qua Ba Son, Dakao, Cầu Bông, Lăng Ông, Chi Lăng, Lăng Cha Cả, trường đua ngựa Phú Thọ, Chợ Lớn rồi về lại chơ Bến Thành ra Bến Nghé . Họ gọi chuyến đi dạo này là Grande Tours. Nếu thời tiết không như ý thì đoàn xe ngựa các ông Tây bà Đầm sẽ rẻ trái ở ngã tư Phú Nhuận đi nhà thờ Tân Định và trở về Bến Nghé (Theo tài liệu xưa đăng trên nhật báo SGGP thời đổi mới cuối 1980's).
Lê Tuấn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#207 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/05/2021 - 21:16

Nhân đọc bài:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TUYẾT SỈ CHO CỰU HOÀNG THÀNH THÁI và NGHỆ SĨ LƯU THỊ NGOẠN.
Trần Viết Ngạc
Trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 3 (62) năm 2007, Hoàng Lan có bài viết: Tìm hiểu thêm về người con trai của vua Thành Thái nổi tiếng một thời ở sân khấu cải lương miền Nam (trang 82 – 92)

Hoàng Lan cung cấp cho người đọc những tư liệu quý giá về ngành cải lương và các nghệ sỹ nổi danh một thời như cô Năm Nhỏ (1895-1938), cô Năm Phỉ (1907-1954), cô Bảy Nam (1913-2004)… Cả ba nữ nghệ sỹ đều là phu nhân của ông bầu gánh Nguyễn Ngọc Cương.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Nguyễn Ngọc Cương và ba phu nhân của ông theo thứ tự Năm Nhỏ, Bảy Nam, Năm Phỉ
Tác giả tuy khẳng định ông Nguyễn Ngọc Cương là con trai cựu hoàng Thành Thái, vẫn đặt câu hỏi về năm sinh phi lý của ông Cương: 1913!
1.Ông Cương sánh duyên cùng bà vợ đầu là Năm Nhỏ vào khoảng 1920-1921, vậy ông Cương lúc đó chỉ mới 7-8 tuổi?
2.Thử hỏi vào năm 1925, cậu bé Nguyễn Ngọc Cương mới 12 tuồi làm sao chỉ huy được một đoàn cải lương?
3.Năm 1925, ông Cương đã cưới cô Năm Phỉ lúc bấy giờ là đào chánh của ông vậy ra ông Cương 12 tuổi đã cưới bà Năm Phỉ 18 tuổi!?
Tác giả Hoàng Lan đề nghị kiểm chứng lại năm sinh của ông Nguyễn Ngọc Cương.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người đưa ra năm sinh của ông Nguyễn Ngọc Cương là năm 1913 không trả lời cho Hoàng Lan mà một lần nữa khẳng định ông Nguyễn Ngọc Cương chính là con vua Thành Thái.
Trong các tác phẩm của ông như Chuyện ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hay Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân khẳng định ông nguyễn Ngọc Cương là con trai vua Thành Thái. Chẳng những thế,ông còn cho biết :
đã lấy chiếc Honda cà tàng của tôi chở chị Kim lên An lăng viếng khu mộ ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

“ngày 20 tháng 11 vừa rồi (1977), chị đã về thăm quê nội, gặp gỡ bà con và bái tạ trước bàn thờ vua Thành Thái. Ông Bảo Hiền, cháu nội vua Thành Thái… đón tiếp chị và tặng chị một tấm ảnh vua Thành Thái. Mới đây gặp chị ở thành phố H.C.M, chị vui mừng báo cho tôi biết trên bàn thờ tổ tiên của chị đã có đủ ảnh ông nội [vua Thành Thái], bà nội [bà Lưu Thị Ngoạn] và cụ thân sinh [ông Nguyễn Ngọc Cương]”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các công trình của Nguyễn Đắc Xuân
Nếu độc giả tìm trên các trang mạng với các từ Thành Thái, Kim Cương… sẽ thấy nguồn thông tin này đã phổ biến rộng rãi như thế nào. Chúng tôi chỉ trưng dẫn vài ví dụ:
Bài này lấy lại trên Honviet online, 25/8/1912



Đều đăng bài Vua Thành Thái và mối tình với cô đào hát bội (Hoàng Kim) từ nguồn Thanhnien online.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các trang báo Giáo dục Thời đại, Vn Times, Thanhnien online đăng các bài viết về mối tình vua Thành Thái với cô đào hát bội
Nhưng dù có thêm bớt mắm muối

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chúng ta cũng dễ nhận ra tất cả những bài của Hoàng Kim, Hứa Hoành, Vũ Hạnh… đều lấy từ nguồn Nguyễn Đắc Xuân. Thế mới biết uy tín của nhà Huế học là to lớn như thế nào như Hoàng Lan ghi nhận:
“Những điều bí ẩn qua nhiều thập niên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nếu không được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tiết lộ bằng giấy trắng mực đen, chắc muôn đời người ta không biết được nữ nghệ sĩ Kim Cương ngày nay là cháu nội của vua Thành Thái”.

Tiết lộ bằng giấy trắng mực đen ấy như sau:
“Qua sự chỉ dẫn của học giả Vương Hồng Sển, chúng tôi đã tìm biết được trong thời gian bị an trí tại Cap Saint Jacques và Sài Gòn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, cựu hoàng Thành Thái đã có với bà Lưu Thị Ngoạn, bầu gánh hát bội Phước Xương một người con trai đặt tên là Nguyễn Ngọc Cương (sinh năm 1913)… Nghệ sĩ sân khấu Kim Cương ngày nay là ái nữ của ôngbà Nguyễn Ngọc Cương và Bảy Nam”
(Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn, trang 161-162- Hoàng Lan, bđd trang 83)
Tác giả Hoàng Lan tin rằng:
Do đó ông ghi công nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân:
“…lần đầu tiên trong lịch sử ca kịch miền Nam, khán giả yêu thích cải lương mới biết cha của ông Cương là ai cùng năm sinh của ông ấy (1913)”.

Theo chúng tôi, sự phát hiện trên, như ông Nguyễn Đắc Xuân viết, là do sự chỉ dẫn của cụ Vương. Nhà Huế học có những phát hiện riêng của mình: Đó là lần ông đưa “chị Kim” đi thắp hương.
“Đứng trước lăng mộ vua Thành Thái, chị Kim khấn vái rất lâu. Tôi không biết chị khấn gì, nhưng thoáng thấy một cái chớp mắt của chị, tôi phát hiện ra mí mắt bên phải có một vết mờ làm nó nhỏ hơn con mắt bên trái.
Phát hiện ấy khiến cho tôi liên tưởng đến một sự kiện lịch sử … con “mắt có hơi tật” của Dục Đức… Không ngờ con mắt có hơi tật của vua Dục Đức đã di truyền cho phần lớn con cái ông sau này.
… mắt phải chị Kim Cương có hơi giống mắt phải của con cái ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân. Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ! Sự trùng hợp đó chỉ có thể giải thích chính chị Kim Cương đã mang dòng máu di truyền của vua Dục Đức

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

”.

Ông Nguyễn Đắc Xuân cho biết chi tiết vua Dục Đức “mắt hơi có tật” là lấy từ di chiếu của vua Tự Đức. Thật ra đoạn nói về hoàng tử Ưng Chân trong di chiếu của vua Tự Đức như sau:
“Đản vi hữu mục tật, bí nhi bất tuyệt, cửu khủng bất minh…”, có nghĩa là “mắt hơi có tật, giấu kín không rõ ràng, sợ lâu không sáng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Không hiểu dựa vào nguồn tư liệu nào mà tác giả “Ba vua…” cho rằng mắt hơi có tật là mí mắt bên phải có một vết mờ làm cho mắt phải nhỏ hơn mắt trái? Mà mắt phải nhỏ hơn mắt trái thì vì sao “sợ lâu không sáng”?
Thật ra vua Tự Đức muốn nói đến hoàng tử Ưng Chân bị cận thị nặng, sợ lâu ngày không nhìn thấy rõ sự vật

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Bệnh cận thị thì đúng là có di truyền chứ “vết mờ” bên mí mắt mà di truyền từ vua Dục Đức đến tất cả con cháu của nhà vua thì cần kiểm chứng lại.
Chúng tôi rất trân trọng tình cảm giữa vua Thành Thái và bà bầu gánh Phước Xương Lưu Thị Ngoạn. Đó là tình cảm của hai người bạn tri âm, tri kỷ.
Vua Thành Thái ngay từ những ngày ở tuổi thiếu niên đã mê hát bội và là một tay đánh trống cự phách. Tương truyền, có lúc thích thú, vua cũng lên sân khấu Duyệt thị đường để vào vai!
Năm Bính Thân (1896), lúc vua 17 tuổi, Đô sát viện tâu:
Bà Lưu Thị Ngoạn, bầu gánh Phước Xương, là một phụ nữ tân tiến, biết lái xe hơi, có tài lãnh đạo, nhất là vừa đẹp vừa hát hay.
Từ năm 1907, vua Thành Thái bị buộc phải nhường ngôi cho hoàng tử Vĩnh San, bị đưa vào an trí ở Vũng Tàu với tước vị Hoài Trạch công. Từ năm 1910, phế đế thỉnh thoảng có lên Sài Gòn chơi, đi xem hát bội ở rạp Palicao của bà Ngoạn.
Bà Bảy Nam trong hồi ký Trôi theo dòng đời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có viết:
“… Mẹ chồng tôi, bà Lưu Thị Ngoạn có gánh hát bội Phước Xương thường rước ông [Thành Thái] tới nhà chơi, coi hát, đãi đằng. Món ngon vật lạ đều đem cho ngài ngự. Tới nhà ai có khi ông vui đùa ở đó, khi đi có dẫn một ông hoàng, chắc là dòng thứ , Hoàng chín Hoàng mười gì đó. Khi nhàn rỗi thì hai cha con xăn quần lên bộ ván đấu võ với nhau. Tôi chỉ nghe thế thôi chứ không biết có hay không?”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Năm 1947, Hoài Trạch công trở về Sài Gòn, bà Bảy Nam có đem ba đứa con đến chào lạy Ngài:
“Tôi thưa với Ngài rằng con tôi đây là cháu ngoại của bà Lưu Thị Ngoạn, trước kia Ngài có đến nhà chơi. Ngài rất vui vẻ, vỗ đầu tụi nhỏ và nói rất nhiều, nhưng tôi nghe tiếng được tiếng mất vì Ngài nói giọng Huế rất khó nghe”.(trang 106)
Người ta còn kể là trong một Hội chợ được tổ chức ở vườn ông Thượng (t*o Đàn) năm 1926(hay 1928) có trưng bày một ấm trà cổ ngự dụng cho công chúng xem. Đó là bộ đồ trà của vua Thành Thái tặng cho cô Ba Ngoạn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Xem như thế, Hoài Trạch công và bà Lưu Thị Ngoạn là đôi bạn tri âm, tri kỷ. Một người mê hát bội, hiểu thấu đáo về nghệ thuật tuồng này, một người là nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn và là bà bầu của một gánh hát nổi tiếng.
Song từ đó, để suy diễn ra ông Nguyễn Ngọc Cương là con trai cựu hoàng và bà bầu Phước Xương e rằng không hợp lý ,hợp tình .Năm sinh của ông Nguyễn Phước Cương là 1913 lại càng phi lý như nhận định của Hoàng Lan.
Đề nghị kiểm chứng lại năm sinh của ông Nguyễn Ngọc Cương là cần thiết và thỏa đáng.
Chúng tôi đã gắng làm công việc mà tác giả Hoàng Lan đề nghị.
Ngày 26.12.2007, chúng tôi mạo muội gọi điện thoại cho nghệ sĩ Kim Cương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nữ nghệ sỹ cho biết:
-Ông Nguyễn Ngọc Cương mất ở Phan Thiết vào thời gian Cách mạng tháng Tám 1945 (Hoàng Lan viết là cuối năm 1945)
-lúc bấy giờ, ông đã ngoài năm mươi tuổi.
-Năm sinh của ông thì nữ nghệ sĩ không rõ, chỉ biết thân phụ mình tuổi Ngọ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nữ nghệ sĩ Kim Cương

Từ đó, chúng tôi tính ra năm sinh của ông là Giáp Ngọ (1894), mất năm 1945, hưởng thọ 52 tuổi (tuổi ta)
Vào năm 1894, khi ông Nguyễn Ngọc Cương chào đời, vua Thành Thái ở đâu?
-Vua sinh ngày 14.3.1879 (22 tháng 2 Kỹ Mão). Ngày 1.2.1889, (2 tháng giêng năm Kỷ Sửu), ngài lên ngôi ở điện Thái Hòa, niên hiệu là Thành Thái, lúc mới 10 tuổi.
-Năm 14 tuổi, Quý Tỵ, Thành Thái thứ 5 (1893), mùa thu, tháng 7 (âm lịch):
Vua ngự ra điện Bồng Dinh nghỉ ngơi. Trước là vâng ý chỉ của Từ Dũ Hoàng thái hậu [bà Phạm Thị Hằng, mẹ vua Tự Đức] nói vua gần đây can hỏa thất hòa, nên nghĩ chọn một nơi gần, thoáng đãng, có thể trú tốt tạm thời tới an dưỡng…
… Lúc bấy giờ, vua vừa nghỉ ngơi, phàm sắc dụ và chương sớ trong ngoài đều tuân thủ theo ý chỉ sao ra thi hành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

”.

Vua Thành Thái phải ban sắc cho dân chúng yên tâm về việc ngài phải bị “tạm giam “ở cung Bồng Dinh:
“Ta trước đây không sáng suốt ở đức, vô cùng hấp tấp. Từ khi tới nghỉ ngơi ở điện Bồng Dinh đến nay lưu tâm hối cải, để ý vào việc học. Phàm mọi việc đều ngẩng tuân ý chỉ của ba cung và làm theo lời tâu của Phủ Tôn nhân, phụ chính đình thần mà làm, không hề trái ý. Cho Hữu ty phụng sao ra cho mọi người cùng biết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

”.

Vậy là vua ở Bồng Dinh và chịu sự quản lý chặt chẽ của Tam cung, Phủ Tôn nhơn và các Phụ chính đại thần. Mãi cho đến ngày 21 tháng 11 năm ấy vua mới được về cung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bạch Dinh, nơi vua ở Vũng Tàu
Xem như thế, vị vua thiếu niên Thành Thái không có điều kiện dan díu với bà Lưu Thị Ngoạn và ông Nguyễn Ngọc Cương không thể là con của vua Thành Thái. Cho đến nay, chúng tôi không tìm thấy tư liệu nào cho biết năm sinh của bà Lưu Thị Ngoạn nhưng biết rằng bà có ba người con. Trưởng nam là Hai Xù, chồng của Năm Nhỏ. Cưới nhau năm 1913, nhưng chỉ vài ba năm là Hai Xù từ trần. Người con thứ hai của bà là trai hay gái, tên gì thì không thấy ai nhắc đến, chỉ biết người con thứ ba là Tư Cương. Tư Cương sanh năm 1894, thì có thể phỏng đoán Hai Xù sinh năm 1890 mà không sai bao nhiêu. Vậy có thể phỏng đoán bà Ba Ngoạn sinh vào đầu thập niên 70, thế kỷ 19. Bà lớn tuổi hơn vua Thành Thái. Các tác giả đều thống nhất ở một điểm là cựu hoàng gặp bà bầu gánh Phước Xương sau năm 1910 và đã trở nên đôi bạn tri kỷ. Cựu hoàng mới ngoài tuổi ba mươi, bà bầu Phước Xương nổi tiếng xinh đẹp và hát hay cũng xấp xỉ bốn mươi. Ông hoàng say mê hát bội, hiểu biết nghệ thuật này từ lúc còn ở ngai vàng, gặp bà bầu tài sắc hết lòng ái mộ nhà vua, đãi đằng hậu hỹ, tiếp rước thân mật, coi như người thân…
Hãy tôn trọng tình cảm tri âm tri kỷ ấy, đừng bịa đặt chuyện Nguyễn Ngọc Cương là con trai vua Thành Thái, chẳng những không làm đẹp hơn mối tình tri kỷ mà chỉ là chuyện… hoang đường!

Trần Viết Ngạc






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nxb Thuận Hóa, Huế, 1995, tái bản 1999

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nxb Thuận Hóa, Huế, 2001

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chuyện ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân, sđd, tr.168

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sđd, tr.174

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tác giả Hứa Hoành còn cho chúng ta biết nhà văn Hồ Trường An kể lại rằng qua Quỳnh Như (Công tôn nữ Như Ý – Cháu nội vua Thành Thái) thì vua Thành Thái khi mới lên ngôi đã nhận sự giúp đỡ của bà Lưu Thị Ngoạn và bà đã được vua phong là Hoàng ngự muội (!) và ông Nguyễn Ngọc Cương là con thứ hai của bà Ngoạn… là con của bà với vua Thành Thái (!)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những điều mà Hoàng Lan gọi là bí ẩn:

-Từ năm 1975 trở về trước, báo chí Sài Gòn chưa lần nào tiết lộ tuổi tác, năm sanh của ông Nguyễn Ngọc Cương .


-Gia đình bà Lưu Thị Ngoạn cũng “giấu biệt” thông tin này.


-Các bài báo viết về cải lương từ năm 1925 đến 1975 chẳng cho biết thân phụ của ông là ai.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pháp không an trí cựu hoàng Thành Thái ở Sài Gòn!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chuyện ba vua Dục Đức, Thành Thái, Duy tân, sđd, tr.168-169

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quốc sử quán (Nguyễn) Đại Nam thực lục chính biên, bản dịch của Viện Sử học, tập 35, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 199

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theo Nguyễn Lý Tưởng, đặc san Thương về Quảng Trị, tr.101-102 viết về Linh mục Thơ, người dạy tiếng Pháp cho hoàng tử Ưng Chân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quốc sử quán (Nguyễn) Đại Nam thực lục chính biên, Đệ lục kỷ, Phụ biên, Cao Thự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, Tp. H.C.M, 2011, tr.248

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nxb Phụ Nữ, 1993

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hứa Hoành, nữ nghệ sĩ Kim Cương là cháu nội vua Thành Thái, trang web suutamlichsu.blogspot.com, 10.5.2007

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Số điện thoại lúc ấy: ĐT nhà: 08……601
DĐ: 0903.929…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quốc sử quán, sđd, tr.184

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sđd, tr.185

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quốc sử quán, sđd, tr.189
Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#208 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/05/2021 - 19:23

Đoản khúc đoạn đời (*)
Sống đến giờ này, ai cũng có một chút gì đó để thương, để giận, để tức,..và nhất là để nhớ. Khi trở lại nơi chốn xưa thì hình ảnh và âm thanh ngày ấy lại hiện ra trong tâm trí. Nhắc đến tên ai yêu quý thì gương mặt khả ái lại trở về với nụ cười trong ánh mắt chứa chan tình cảm cho người mến mình, còn cái tên khả ố của bọn cường hào ác bá hay bà la sát thì mình liền hỏi liệu Covid 19 có mang hắn hay bả theo chưa?!
Viết đến đây bổng chợt tôi lại nhớ đến anh bạn tù binh NV Tế, anh này có tài ca vài câu vọng cổ hay tuyệt. Lúc ở Yên Bái sau khi đi rừng về, dừng chân nghỉ xả hơi bên cạnh nhà giữ trẻ của hợp tác xã, Tế bổng nổi hứng lên giọng bài “Tình anh bán chiếu”. Tiếng võng kẻo kẹt trong nhà trẻ bổng im bặt, không còn tiếng kêu khóc của đám con nít, sáu câu vọng cổ ru hồn chúng tôi về Miền Nam dấu yêu. Thình lình Tế dừng lại, nói nhỏ:
“Mấy con giữ trẻ nó nhìn t*o kìa.”
Chúng tôi tất cả đưa mắt về phía nhà trẻ, hai ba gương mặt sau cửa sổ lên tiếng:
“Hát nữa đi, hát nữa đi.”
Hai khúc mía được thảy về phía Tế để Tế bồi dưỡng thêm vài câu.
Tôi không biết hát vọng cổ cũng không ưa cải lương, nhưng có lúc nào đó mà bạn lang thang trên đồng ruộng Miền Tây nghe văng vẳng đâu đó câu vọng cổ sầu ai thì ruột gan mình sao mà tái chin tái tê hết các bạn ạ.
Vào khoảng 1955, 1956, tôi sống ở Cap St Jacques {Vũng Tàu). Nhắc đến thành phố thân yêu này, tôi lại nhớ một câu chuyện - tôi có vẻ lạc đề rồi, nhưng xin phép cứ nói nhé – đọc được trong bài viết đâu đó có nói đến tên Cap St. Jacques là do người Pháp đặt tên để kỷ niệm thánh Jacques, nhưng theo tôi biết thực sự không phải thế. Tiếng Pháp “Saint Jacques” còn tiếng Việt mình là “Con Nghêu” thời đó tắm biển ở Bãi Trước, bạn chỉ cần lấy chân khều khều trên cát là bắt được nghêu. Rất nhiều có con to bằng bàn tay và ngày ngày dân địa phương họ đi cào dọc theo bờ biển để bắt nghêu.Cào mãi riết rồi tuyệt giống nghêu ở Cap St. Jacques luôn. Địa danh này còn có một thứ nữa cũng tuyệt giống luôn là cây Le, một loại tre có lẻ chỉ có ở nơi đây, măng le xào với mắm ruốc Bà Giáo Thảo lại là một món ăn đặc sản tuyệt vời chỉ có ở Cap St. Jacques.
Thuở đó nhà tôi ở kế nhà hàng Cyrnos, sau 1975 thì chắc không còn, tối tối đám con nít chúng tôi hay la cà trên con đường lát đá dọc theo bờ biển. Có một ông Tây già chiều tối nào cũng ra ngồi trên băng ghế xi măng. Có khi đông người ngồi rồi nhưng ông ta cứ ngồi xuống đại, làm đám đàn bà con nít dạt đi chổ khác. Có lúc người ông ta gầy gật bốc mùi rượu có lúc lại như tỉnh, nhưng thường thi ông ta lúc nào cũng say. Mặt đỏ ao, mắt mũi lừ đừ trông ông ta luôn cười cười mà cặp mắt thì long lanh như sắp khóc. Áo bỏ trong quần đàng hoàng, nhưng lại rất sộc xệt,tuy ông ta mang giầy sandales và luôn mang vớ; cuối cùng ông ấy lúc nào cũng hát tiếng Tây lung tung.Tôi biết rất nhiều bài ông ta hát, nhưng tôi lại nhớ một đoạn bài “La complainte des infideles”, tôi tam dịch “Lời trần tình cho người không chung thủy”
Bonnes gens: Các bạn thân ơi
Ecoutez la triste ritournelle: Hãy nghe lấy bài ca buồn này
Les amants errants: Những người tình lang bạc
En proie à leur tourments: Bị giày vò bởi nổi đau day dứt
Parce qu’ils ont aimé: Vì họ đã yêu
Des femmes infideles: Những người đàn bà không chung thủy
Qui les ont trompé: Đã lừa dối họ
Ignominieusement: Một cách nhục nhã
Méfiez vous, femmes cruelles: Liệu chừng đấy, những người đàn bà quái ác kia
Qu’on vous en fasse tout autant: Điều gì mà bạn(: người đàn bà) gieo rắc trước kia
La douleur n’est pas éternelle: Niềm đau sẽ không bao giờ mãi mãi
Même chez le meilleur des amants: Cho dù họ có thương yêu thiết tha
Vaincues par vos propres armes: Bị chế ngự trong vòng tay bạn
Vous connaitrez à votre tour: Rồi đây sẽ đến thân phận bạn
Et le désespoir et les larmes: Nước mắt cùng nỗi tuyệt vọng
De la jalousie et de l’amour: Của tình yêu và tuổi hờn…
Sau này tôi mới biết bài hát này còn dài, nhưng đã nói là đoãn khúc thì thôi tôi đành cố gắng dịch cho thoáng vậy. Một thời gian sau, ông Tây già biến đâu mất từ lúc nào không ai biết. Vào lúc đó, tai Bãi Trước có khách sạn(KS) Grand Hôtel, phía trước KS có môt bar và restaurant và cũng là một khu vườn treo khung cảnh rất là Tây. Khách ngồi ăn uống ngoài trời và đương nhiên là có ban nhạc nhẹ chơi vào buổi chiều. Bên kia đường phía bãi biển có một cái piste (sàn nhảy) vào cuối tuần hay các dịp lể có tổ chức dancing ngoài trời.
Thời gian sau Dalida xuất hiện với Bambino, Parlez moi d’amour..cho đến giờ này tôi cứ yêu mãi người ca sĩ đa tình này. Hình ảnh nàng toát lên nét quyến rũ đa tình, làm chết ngất đàn ông từ 7 đến 77 tuổi đấy, thế mới là chuyện.
Thời kỳ nhá nhem của điệu Twist bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam, bản “La lecon de Twist” làm
cho đám trai gái mới lớn lao xao.
Năm 1972, đồn trú tại Cần Thơ vào một buổi sáng Chủ Nhật tôi lang thang ra phố ăn sáng, vào một tiệm hủ tiếu đối diện với tòa án.
Đang thưởng thức buổi điểm tâm, thì có một anh ca sĩ mù được con gái dắt đi vừa hát vừa xin tiền. Đến bàn kế bên, anh dừng lại và hát bài “Lạnh lùng”:
Em nỡ lạnh lùng đến thế sao
Tim anh tan nát tự hôm nào
Giờ đây đã nát càng thêm nát
Muốn nói mà sao vẫn nghẹn ngào…
Tôi chợt nhìn qua bàn bên cạnh, nơi anh hát dạo đang trổ tài, thì thấy 2 cô bé tuổi độ chừng 15,16 đang ăn hủ tiếu. Tôi đoán chừng 2 em được ba má cho tiền đi ăn sáng và có lẽ vì sống gần đây nên 2 cô bé mặc áo bà ba. Anh ca sĩ tiếp tục hát to lên:
Sao em không nói một lời gì
Dù chỉ một lời không đáng chi
Hai cô bé đỏ bừng mặt, cúi gầm bốn mắt nhìn nhau, tay chân lóng cóng. Tôi nhìn đứa con gái anh mù, gật gật đầu làm hiệu cho bé thấy, vì muốn nó qua bàn tôi và cũng muốn ra tay nghĩa hiệp cứu 2 cô bé; nhưng nó cứ mãi mê cạp trái bắp - dường như nó đang say mê thưởng thức hương vị bắp luộc - con bé chẳng thèm nhìn ai mà cứ tà tà cạp bắp. Tôi đoán chừng 2 cô bé chỉ có đủ tiền trả 2 tô hủ tiếu mà thôi.
Cũng đủ làm lòng anh ớn lạnh ( câu này tôi chế!!)
Tôi bèn đứng lên tiến đến bàn bên cạnh và bỏ tiền vào cái lon treo bên cây đàn. Anh ca sĩ này hay lắm tuy đang hát ca tưng bừng ấy thế mà có tiền vào lon là anh ta thúc con bé đi ngay tiếp tục qua bàn khác. Hai cô bé ngước mắt nhìn tôi, rồi nhìn nhau cười cười thế là thoát nợ.
Tôi lở làm fan hâm mộ Cliff Richard, The Beatles, Paul Mauriat… rồi nên ít khi nghe nhạc Việt Nam, một phần vì thích cảm giác mạnh trong hồn nhạc; tuy nhiên vào năm 1974, bài “Tình hờ” của P.Duy làm tôi xốn xang không ít.
Sau Tết 1974, tôi được hay bị thuyên chuyển - tôi không biết - về tỉnh Mộc Hóa, một tỉnh lỵ nhỏ nhất Miền Tây. Tôi chia tay với Mỹ Linh, người bạn gái mà bà chị nàng mong tôi cưới nàng, nhưng tánh giang hồ còn chảy trong máu, nên tôi ngậm ngùi ra đi.
Đến thị trấn bé nhỏ đó vào một buổi trưa nắng cháy rực, thành phố…nói cho oai chơi chứ ở một khu phố chính mà không có ai bán gì ăn. Tôi thấy kế bên văn phòng Hội Đồng Tỉnh có một xe bánh mì.
“Chị cho tôi một ổ bánh mì thịt”: tôi nói. Chị bán bánh mì đang ngồi ngáp ruồi, khi thấy tôi hỏi chị đứng dậy, thì ra chị đang manh bầu bèn trả lời:
“Dạ không còn bánh mì thịt, thiếu úy”
“Thế thì chị còn cái gì?” tôi hỏi. Chị trả lời:
“Dạ còn bánh mì cá!” .
“Ừa, thôi cũng được” tôi đành chấp nhận. Chị lại nói tiếp:
“Dạ, mà hết gau gồi (rau rồi), thiếu úy có ăn bầu được không?”
“Ờ thì cứ cho bầu đi” tôi đành OK.
Viết đến đây, tôi lại mĩm cười nhớ ổ bánh mì bầu ngày đó. Bánh mì nhà quê thì bột mì pha nhiều bột …chắc là bột gạo quá. Nó cứng và có mùi kỳ kỳ, đã là cá mòi nên bánh mì hơi ướt rồi lại thêm miếng bầu luộc vào thì ổ bánh mì cá mòi ướt nhẹp này thành loại bánh tên gì, đến giờ này tôi không có tên riêng cho nó, nhưng riêng chị bán bánh mì được gọi là “Bánh Mì Bầu”.
Tôi đang lừa dối em, mà sao em không biết
Những lời nói tình duyên, với tôi không cần thiết
Chớ nên thề thốt chi, đùa vui thôi đấy nhé
Say đắm và si mê, sẳn sàng đang nhạt nhòe…
Chính vào những giờ phút đó là lúc tôi nhớ đến người yêu nơi Cần Thơ. Hình ảnh những bữa cơm gia đình với nàng sao mà vui tươi ngon miệng còn vương vấn. Nụ cười người yêu xa vắng…nhưng đời chiến binh ai biết được ngày mai. Năm 2005, tôi có nghe tin Mỹ Linh đang ở Los Angeles với gia đình, nhắn xin liên lạc thăm hỏi nhưng nàng từ chối.
--------------
Đoản khúc… đoạn đời


Trong thời gian nơi vùng Đồng Tháp đó, vào mùa nước chỉ biết nằm trên vỏng với đôi giày “bottes de saut” treo ở đầu vỏng và nghe vọng cổ, nhưng làm lính thì phải có cà phê thuốc lá. Các bạn còn nhớ đi kèm với Ration C của lính Mỹ, mỗi hộp ration đều có 4 điếu thuốc lá nào là Winston, Marlboro, Pall Mall..vào đến 1974 thì hết Ration C.Thuốc lá sản xuất tai Việt Nam lại chiếm thị trường, sang nhứt là Capstan, nếu dè xẻn thì Ruby Quân Tiếp Vụ. Có lúc nằm nghe lóm mấy anh lính mình kháo chuyện với nhau, mãi thì mình nằm lòng bài thơ Capstan:
Chiến tranh này đến bao giờ chấm dứt
Anh ra đi khi đất nước loạn ly
Phút chia tay anh biết nói câu gì
Sầu ly biệt người đi kẻ ở
Thôi em nhé, em đừng buồn chi nữa
Anh trở về với hòm gổ cài hoa
Ngày anh chết em lấy chồng đi nhé.
Bài thơ này làm tôi nhớ đến Trung Sĩ Nhất A, anh tên là A vì thế bản tên trên nắp áo trận của anh chỉ có một chữ A, không biết giờ này anh sống chết ra sao!
Tôi khá dị ứng với các màn trình diễn lộng lẫy đầy màu sắc của các chương trình văn nghệ. Ở những nơi này người ta dùng âm thanh ánh sáng màu sắc và các nàng ca sĩ đẹp như mơ, nhìn các nàng hát mà quên đi bài ca đó kể chuyện gì.
Lúc ở tù Z30A, có anh bạn tên Ng. Tường Thược (nghe nói giờ anh đang ở Florida). Anh đi đội Lâm Sản, nên khi sau khi anh đi chợ về ( trại tù không cho tù tiếp xúc với dân, nhưng khi lao động nơi bìa rừng thì gặp dân thoải mái), anh thường hay say xỉn.Buổi chiều sau khi đi rừng về, lúc này là lúc anh nằm lăng lộn trên nền xi măng và hát nghêu ngao các ca khúc sáng tác bởi Vũ Cao Hiến (Hiến ở gần nhà tôi, nên sau khi ra khỏi trại, chúng tôi thường đi kiếm chác với nhau, cho đến khi Hiến vượt biên và mất tích luôn), Hiến có viết vài nhạc phẩm nhưng tôi không nhớ hết, chỉ nhớ vài lời trong đó có câu: “ Đôi ta dìu nhau trên con đường Phan Đình Phùng” . Và cứ thế suốt 10 năm sau khi ra trại, sinh sống ở Sài Gòn mỗi khi có dịp đạp xe trên con đường này tôi lại nhớ đến Vũ Cao Hiến, mãi đến giờ mỗi khi về Sai Gòn tôi đều dừng chân đôi phút trên đường Phan Đình Phùng và nhớ đến Hiến. Cầu mong: “Lần sau có về Sài Gòn t*o sẽ đến tìm nhà mày, đốt cho mày mấy nén nhang, nhưng t*o rất sợ nếu gặp chủ nhà mới”!!
“Đường Sơn Đại Huynh Vũ Xuân Thông” cái tên nghe thật giang hồ kiếm hiệp Ba Tàu. Tôi là lính Quân Cảnh, anh là xếp sòng 81 Biệt Cách Dù. Trước Tháng Tư Đen, tôi với anh khó lòng gặp nhau, và nếu có gặp nhau thì chắc chắn sẽ có chuyện không lành chút nào; nhưng rồi thiên cơ run rủi thế nào mà 2 anh em chúng tôi lại có dịp nằm gần nhau trong tù và đương nhiên là chung đội đập đá. Tôi mồ côi và là con bà Phước, không biết anh Thông vận mệnh sui khiến ra sao tuy anh cũng có vợ có con, anh có cho tôi xem hình gia đình- đấy chứ!! Trong tù anh lại thành con bà Phước như tôi.
Vì yếu một mắt nên tôi không đánh choàng được – đánh choàng là 2 tù nhân, một cầm cây búa tạ nặng khoảng từ 8 đến 10 ký lô và người kia cây choàng - thanh sắt dài khoảng 1 m – đục 1 lổ sâu vào khối đá sâu từ 60-70 cm. Sau khi xong vài lổ, tôi xách cái thùng đựng chất nổ TNTvà đất, anh Thông thì cầm bó ngòi nổ đi nén TNT, đất và ngòi nổ vào các lổ, đợi lệnh cán bộ châm ngòi nổ. Có lúc, anh Thông ngồi nói chuyện:
“Chúng nó (ý nói bọn cán bộ) không biết anh là ai nên mới giao cho anh mớ chất nổ này”!
Tôi nhìn anh cười cười vì từ lâu nay tôi đã biết Đại Huynh tôi là dân Biệt Kích chuyên dùng chất nổ, nếu anh có ý nghĩ và hành động thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra!!
Thật sự khôi hài, khi ở trường QC học về Tù Binh Chiến Tranh, Sĩ Quan huấn luyện có kể vài trường hợp hy hữu như sau:
”Tại Trại Giam Tù Binh(TB) Phú Quốc, sau khi đi tuần tiễu, xe V100 (xe thiết giáp có trí súng đại liên) bị chết máy nên các QC gọi Bộ Chỉ Huy (BCH) xin người ra sửa chữa. Trại bèn điều vài TB ra sửa xe. Khi sửa xong các TB lái xe về BCH, ông chỉ huy trưởng và toàn BCH một phen hú vía khi thấy anh QC thì ngồi trên nắp pháo tháp xe, còn tài xế và anh xạ thủ đại liên là hai chàng TB đang cười nói vui vẻ lái thử xe vòng vòng BCH. Chỉ cần xô anh QC đang ngồi trên nắp xuống là 2 anh TB hoàn toàn khống chế được toàn BCH, nhưng vì vui quá nên quý anh TB và QC quên đi nhiệm vụ.
Vào một buổi sáng Chủ Nhật 1979, trời mùa Đông ướt át mưa phùn lạnh lẽo, đám tù co ro trong phòng giam hôi hám u tối mùi xú uế và hơi ẩm ngập tràn cái ổ tù, nhưng dường như cái đói khát nó còn hung hãn hơn nó réo gọi tâm trí mình cứ nhớ mãi, đầu óc mình cứ lảng vảng cái gì đó ăn được. Bụng dạ thì cồn cào la hét hằng giây hằng phút… tôi cảm thụ được cái chết vì đói không do thiếu cái gì vào miệng, mà chết vì ăn cỏ. Đói quá có người bạn tù ăn cỏ mà chết trước mắt tôi. Ông thiếu tá Hồng Ngọc Minh suýt chết cũng vì ăn cỏ, ông còn chỉ tôi cách ăn cỏ thế nào cho…hợp vệ sinh. Nhặt cỏ lông về rồi vò với nước muối cho cỏ mềm xong ..thì ăn. Tôi chưa kịp áp dụng phương sách đó thì vào chiều tối chúng tôi phải cho ông uống nước muối để ông ói ra... cỏ lông làm ông ấy ngứa từ trong cổ họng. Ông ta ho liên tục và cào cấu vào cổ như điên cuồng. May thay sau khi uống thật nhiều nước muối ông Minh nôn cỏ ra được.
“Lìa xa thành đô yêu dấu một sớm khi heo may về
Lòng khách tha hương vương sầu thương…
Tiếng hát khàn đục, nấc nấc cắt khoảng, như muốn hát ..như muốn không, nửa muốn khóc... nửa muốn than của anh Bắc Kỳ không quá già và không còn trẻ trong phòng giam. Đám bạn tù chúng tôi im phắc, anh Thông hát tiếp:
Nhìn em mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời
Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly…
Tôi nằm im, nhắm mắt đưa tay lên trán..nuốt từng lời nhạc “Giấc mơ hồi hương” nhập vào hồn mình nguyện với hình ảnh Sài Gòn thân yêu. Đêm chia rời nơi chôn nhau cắt rốn, lầm lũi xuống hầm tàu đày đọa đến nơi phát vãng để biết rằng mình sẽ không bao giờ... mãi mãi không bao giờ trở về nơi chốn thương yêu đó nữa.
Rồi đây dù lạc ngàn nơi, ta hướng về chốn xa vời
Mộng chờ em vấn vương trong lòng, Sài Gòn ơi.
Lời câu sau tôi tự thì thầm hòa với tiếng ca của người viễn xứ, và từ đó tôi trở nên dị ứng với các ca sĩ chuyên nghiệp của đất nước mình.
Thật chướng mắt khi nhìn thấy cô ca sĩ trang điểm thật nặng nề, áo quần “à la mode”, ánh sáng lung linh huyền hoặc, khung cảnh hoành trán màu mè…cố hát cho thật nức nở nghẹn ngào cho có vẻ “Lìa xa thành đô “... đởm đáng chán mớ đời.
Chỉ cần đói khát một ngày thôi là bạn không còn sức chống đối gì cả. Xem phim Rambo, tôi cười khà khà, nhớ lại khi còn trẻ chúng mình xem Tarzan cứ thắc mắc hoài, không biết Tarzan có thật hay không, không ai giải đáp dùm. Khi ở tù, đói meo lao lực khổ sai rồi mới tìm được đáp số. Từ đó thị hiếu mình trở thành chai cứng thô thiển. Buồn…
Giam cầm ngục tù là nơi chốn đáy sâu tận cùng của kiếp thú và kiếp người, trong trại tù của chúng tôi ở huyện Văn Chấn, tỉnh Nghĩa Lộ, có anh tù chăn heo bị đuổi đi lao động vì dám ăn phần cơm heo. Chúng tôi và heo sẽ cùng chết, nhưng heo sẽ chết no còn chúng tôi sẽ chết đói.
Mổi sáng chủ nhật, đài phát thanh thành hồ vào các năm 1985-1986 có chương trình ca nhạc nước ngoài, không biết do ai phụ trách, nhưng người làm chương trình hay phát nhạc phẩm “The winner takes it all” do ban Abba trình diển. Vào thời kỳ đó giới trẻ Sài Gòn phải chứng tỏ đẳng cấp của mình với nhạc Abba trong đám đó có anh chàng sồn sồn này. Riêng đối với nhạc phẩm trên, nó lại gây cho tôi điếng người với cái tựa bài, sao mà đúng vào hoàn cảnh mình “Kẻ thắng cuộc chiếm lấy tất cả rồi”, tuy bài hát nói về mối tình dang dở của lứa đôi. Nhưng bản thân tôi nát lòng vì:
The winner takes it all. Xin tạm dịch: Tất cả về tay kẻ thắng
The loser’s standing small; Thấp hèn kẻ bên thua …
……The winner takes it all : Tất cả về tay kẻ thắng
The loser has to fall : Suy sụp người bại trận
It’s simple and it’s plain: Giản đơn chỉ có thế
Why should I complain: Sao tôi phải oán than.
Các lời oán trách người tình không làm sờn lòng tôi, nhưng những câu đúng với tâm trạng của mình thì cứ như những mũi tên xoáy vào lòng.
Nhạc Vàng (NV) là cái tên của Họ dành cho toàn thể các loại nhạc của Miền Nam và trong tù loại nhạc này là của chúng tôi. Lúc ở trại 9 gần Yên Bái năm 1978-1979, cứ vài đêm có chú bộ đội thường hay vào láng yêu cầu chúng tôi hát NV. Có lúc chú đem theo mấy tờ giấy in ấn bằng máy đánh chữ không dấu và nhờ anh em chúng tôi đánh dấu dùm. Đương nhiên là đầu óc mình lúc đó mụ mị, làm gì nhớ từng chi tiết. Chúng tôi có anh thiếu tá Trần Đình Thơ ( Thiết Giáp) là một tay NV cừ khôi, nhờ anh ấy làm dấu các bài hát dùm. Có vài lời nhạc gây tranh cãi lung tung như bài “Em lễ chùa này” có câu:
“ Đau mua xuan, vao chua bo ngo” trở thành” Đầu mùa Xuân vào chùa bỏ ngỏ”, có bạn nói sai mà:
“Đầu mùa Xuân vào chùa bỡ ngỡ” mới đúng.
Lại có câu trong bài “Chuyện tình buồn”:
“Toi mang long thuy thu” anh Thơ mới sửa lại:
“Tôi mong làm thủy thủ” thì có người nói phải là:
“Tôi mang lòng thủy thủ” mới đúng.
Đến sau này NV bắt đầu ăn vào xương tủy giới trẻ, tôi cảm thấy ca sĩ Miền Bắc như ca sĩ đường phố Thanh Hiền hay Lê Quyên họ hát nhạc Boléro sao mà hay và ngọt ngào quá kìa! Tôi bắt đầu yêu gái Bắc Kỳ rồi, và trễ lắm rồi cụ ạ.
(*)Dường như mode bây giờ khi viết bài ai cũng phải kèm theo hình với mặt mũi mình để minh họa. Không biết đó có phải là quy luật mới hay không. Nhưng theo tôi nghĩ đó cũng là một cách để promote mình. Hình chụp tại bậc tam cấp trước tòa nhà Bưu Điện Sài Gòn tháng 12/2018. Vào những năm 1959-1961, bọn học sinh Taberd chúng tôi hay ngồi ăn sáng trước khi các sư huynh mở cửa trường. Đôi khi các sư huynh cũng lùng sục xem có đứa nào ăn quà như bánh cuốn, bò viên... chúng tôi phải cầm theo tô chén mà chạy vì có lệnh cấm ăn quà trước trường. Thời học sinh nơi Sài Gòn yêu dấu.

Katy Huệ 04/2021

Thanked by 2 Members:

#209 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6870 Bài viết:
  • 5581 thanks

Gửi vào 25/05/2021 - 01:34

Chiến tranh này đến bao giờ chấm dứt
Anh ra đi khi đất nước loạn ly
Phút chia tay anh biết nói câu gì
Sầu ly biệt người đi kẻ ở
Thôi em nhé, em đừng buồn chi nữa
Anh trở về với hòm gổ cài hoa
Ngày anh chết em lấy chồng đi nhé.


Những chữ cái đầu giòng là những chữ cái của hiệu thuốc lá thơm CAPSTAN.

Thanked by 1 Member:

#210 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/05/2021 - 19:48

Phật Đản Huế 1963: Biến Cố Thay Đổi Vận Mạng VNCH




Theo cái nhìn của nhiều người Việt ngày nay, biến cố Phật Đản ở Huế 1963 - đúng 54 năm trước - là nguyên do trực tiếp đánh đổ chính phủ TT Ngô Đình Diệm, dẫn đến sự xụp đổ của chính thể VNCH. Diễn tiến của ngày trong đại đó đã trở thành “huyền thoại”, mỗi “nhân chứng” kể một khác, như truyện phim Rashomon, cuốn phim lừng danh của nhà đạo diễn thiên tài Nhật Bản, Akira Kurosawa. Cho đến có lẽ rất ít người biết thật sự ai là (những) kẻ đứng đàng sau biến cố oan nghiệt cho hàng triệu người Việt, của nhiều thế hệ, mãi cho đến ngày nay. Kẻ chủ động là Hoà thượng Thích Trí Quang (lúc đó còn là một “Đại đức” trẻ), CS miền Bắc hay CIA và những kẻ cầm dây đứng sau đầy quyền lực của chính trị Hoa Kỳ... Hay chỉ là dòng chảy lịch sử, định mệnh của nước Việt Nam?

Câu chuyện dài, phức tạp, mù mờ... nhưng người Việt chúng ta có bổn phận tìm hiểu cho tận nguồn, bởi vì nó có ảnh hưởng quyết định đến cái nhìn của mỗi người Việt bây giờ về quá khứ và cả tương lai dân tộc... Bài viết dưới đây là một trong vô số hồi ứccủa “nhân chứng lịch sử” của thời Đệ nhất VNCH, nhưng có lẽ là một những hồi ức đáng tin cậy nhất. Người kể lại là cụ Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng của TT Ngô Đình Diệm (1954-1963). Người phỏng vấn và viết bài là cụ Lâm Lễ Trinh, bộ trưởng nội vụ VNCH từ 1955-1959. Cả hai vị xuất thân từ một gia đình trung lưu miền Nam, tốt nghiệp đại học ở Hà Nội trước 1945.

***

... Trong quyển hồi ký “Dòng họ Ngô Đình”, xuất bản năm 2003 taị Californie, tác giả Nguyễn Văn Minh, nguyên bí thơ (1956-1963) của cố vấn Ngô Đình Cẩn, ghi nơi trang 164-165: Lối 10 hôm sau vụ nổ lựu đạn giết 7 em bé và một số Phật tử tại đài phát thanh Huế nhân ngày lễ Phật Đản 1963, Dương Văn Hiếu, trưởng đoàn công tác đặc biệt Miền Trung, vào Dinh để phúc trình với TT Diệm, ông Diệm nói với Hiếu như sau về vụ treo cờ Phật giáo: “Sau đó tôi mới bảo Quách Tòng Đức gởi công văn nhắc các Tỉnh, chứ tôi có cấm chi mô! Không hiểu tại răng hắn để tới ngày chót mới gởi công điện. Khi xảy chuyện, tôi kêu vô hỏi, hắn xin thôi. Công chuyện đổ bể như ri rồi, xin thôi thì ích chi?”. Nguyễn Văn Minh còn viết thêm ý kiến của Tôn Thất Đính [1]: “Ông Đức đã gởi đi một công điện mà không tham khảo ý kiến ông Cố vấn Ngô Đình Nhu... Lẽ nào lại tự tiện đánh đi một công điện như vậy nếu không được tình báo Mỹ tổ chức?”

Được hỏi nghĩ sao về những đoạn trích dẫn trên đây, ông Quách Tòng Đức (QTĐ) tỏ vẻ rất ngạc nhiên. Ông xác quyết không bao giờ có nhận được lệnh của ông Diệm thảo và gởi cho các Tỉnh trưởng công điện số 9159 đề ngày 6.5.1963 do ông Nguyễn Văn Minh nêu ra, với nội dung “ chỉ thị cho các cơ quan phụng tự (nhà thờ, chùa chiền..) chỉ treo cờ Quốc gia mà thôi” (nguyên văn). Trước đó, việc treo cờ được giải quyết bởi hai nghị định số 78 và 189 của Bộ Nội vụ (năm 1957 và 1958) và một sắc lệnh đầu năm 1962 của Phủ Tổng Thống nhắc nhở quần chúng tôn trọng Quốc kỳ.

Ông Đức kể lại: Tháng tư 1963, sau một cuộc thị sát vào mùa lễ Phục Sinh, TT Diệm có chỉ thị cho ông Đức gởi thông tư lưu ý các giới chức Tỉnh về thể thức treo quốc kỳ VN trong các ngày lễ đạo, không phân biệt tôn giáo nào: treo trước cổng giáo đường, ở chính giữa và phiá trên, đúng kích thước, còn các cờ đạo và cờ đoàn thể thì ở vị trí thấp hơn. Thông tư nhấn mạnh: phiá trong các giáo đường, chùa chiền và những nơi thờ phượng, giáo kỳ được treo tự do, không giới hạn. Lệnh của Tổng thống được phổ biến ngay ngày hôm sau.

Theo ông QTĐ, đầu tháng 5.1963, tại Huế, xảy ra một điều đáng tiếc: Để lấy điểm trong lễ Ngân khánh 25 năm thụ phong giám mục của Đức cha Ngô Đình Thục, nhà chức trách hành chánh địa phương đã cho treo cờ Vatican “loạn xạ”, bất chấp thông tư nói trên. Một tuần sau – ngày 8.5.1983 – vào lễ Phật Đản, các Phật tử cũng tự tiện treo cờ Phật giáo như thế. Hôm sau, Tỉnh trưởng Thừa Thiên trở lại thi hành thể thức treo cờ trong thông tư của Phủ Tổng thống nên gây sự phẩn nộ của Phật tử vì họ cho rằng đây là một biện pháp bất công, kỳ thị. Tại Miền Nam, theo ông Đức, với 4.800 chùa Phật, không có xảy ra vấn đề như ở Huế.

Ông Đức còn nhớ rất rành mạch rằng, sau thảm kịch tại Đài Phát thanh Huế chiều ngày 8.5.1963, Tổng thống có đòi ông vào Văn phòng để đưa cho ông xem, với một gương mặt “mệt nhọc, buồn rầu và chán nãn”, công điện ngày 6.5.1963 nói trên và hỏi “một cách sơ sài” ai đã gởi đi chỉ thị ấy. Ông Đức trả lời không biết vì trong sổ công văn gởi đi không có dấu vết của tài liệu vưà kể. Theo ông QTĐ, trong hoàn cảnh chánh trị dồn dập sôi động lúc đó (Thích Quảng Đức tự thiêu, Quách Thị Trang bị bắn chết tại chợ Bến Thành, lựu đạn nổ ở Huế, tướng lãnh lập kiến nghị đòi cải tổ, việc kiểm soát chùa..v..v..), TT Diệm rối trí, không còn màng đến việc ra lệnh điều tra [2]. Ông có lẽ dư biết việc giả tạo công điện 9159 là một đòn phép mới của phe chống Chánh phủ (Phật giáo Ấn Quang? Tình báo Hoa kỳ? Đảng phái đối lập? hay c.... s..?). Vậy việc ông Đức xin từ chức là một điều thất thiệt. Nghi “tình báo Mỹ tổ chức” ông Đức – như tướng Đính ỡm ờ xuyên tạc – là một chuyện tưởng tượng rẻ tiền.

Để tỏ thiện chí dàn xếp, Chánh phủ đồng ý cho hai Ủy ban Liên bộ và Liên phái [3] công bố một thông cáo chung ngày 16.6.1963 xác định những điểm đã thỏa hiệp về việc treo cờ Phật giáo và Quốc kỳ, hưá xét lại Dụ số 10 trước Quốc hội vào cuối 1963, tạm ngưng áp dụng Nghị định của Phủ Tổng thống số 116/TTP/TTK ngày 23.9.1960 ấn định thể thức mua bán bất động sản và đất đai của Phật giáo, hưá sẽ trừng trị nhân viên có lỗi và bồi thường các gia đình nạn nhân. Tuy nhiên, mọi việc đã quá trể đối với Hoa kỳ và Bắc Việt.

Trong hồi ký “Ngô Đình Diệm, Nổ lực hoà bình dang dở”, (nxb Xuân Thu Californie 1989), nơi trang 189-190, Nguyễn Văn Châu, nguyên giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý Quân đội VNCH, trở thành đối lập với Chánh phủ trước cuộc binh biến 1.11.1963, có ghi lại: Sau 1975, một cựu đại uý Hoa kỳ tên James Scott, liên hệ với CIA và từng làm cố vấn cho Tiểu đoàn 1/3 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, thú nhận trong một lá thơ đăng trên một tuần báo Mỹ rằng chính y đã gài một trái bom nổ chậm chiều 8.5.1963 taị Huế [4]. Sự kiện này cũng được Trần Kim Tuyến [5], dưới bút hiệu Lương khải Minh, ghi lại trong hồi ký Làm thế nào giết một Tổng thống? (tập 2, trang 366-370). Theo trung tướng Trần Thiện Khiêm xác nhận với Marguerite Higgins, tác giả quyển sách Vietnam, Our nightmare, chương VI, Nguyễn Khánh (nắm quyền sau cuộc chỉnh lý 30.1.1964) đã hy sinh thiếu tá Đặng Sỹ, phó Tỉnh trưởng Nội an Thừa Thiên, để Thich Trí Quang trì hoãn chống đối. Toà án Mặt trận xữ Sỹ khổ sai chung thân.

Tình trạng giữa TT Diệm và Mỹ căng thẳng kể từ muà hè 1962, nổ lớn taị Huế với vụ Phật giáo 8.5.1963. Qua tháng 7, tin đồn đảo chánh lan rộng. Ngày 21.8.1963, đại sứ Lodge trình ủy nhiệm thơ và bắt đầu móc nối với tướng lãnh. Sau ngày Lực Lượng Đặc Biệt của đại tá Lê Quang Tung lục soát chùa chiền, các tướng tin cẩn của TT Diệm đều đổi lòng, theo phe phản loạn, trừ ông Cao Văn Viên trước sau như một. Ông Đức cảm động khi được biết đại tướng Viên (hiện ở Hoa Thịnh Đốn) đã xác nhận với người viết rằng sau ngày 30.1.1964 Nguyễn Khánh chỉnh lý ê-kíp Dương Văn Minh, Nguyễn văn Nhung, kẻ giết hai ông Diệm-Nhu, - từ đại úy thăng thiếu tá - bị An ninh Quân đội bắt vào giao cho Lực lượng Nhảy Dù của Tư lệnh Cao Văn Viên canh giữ. Nhung “đã tự treo cổ bằng một sợi dây giày trong khám đường”, theo lời tướng Viên [...]

(hết trích)

Nguồn: Bài viết ‘Chín năm bên cạnh TT Ngô Đình Diệm - Mạn đàm với cựu Đổng lý Quách Tòng Đức’ của Lâm Lễ Trinh. Note này trích nguyên văn, không sửa chữa, ngoại trừ vài lỗi chính tả và những chữ tô đậm để lưu ý người đọc.

- Ông Lâm Lễ Trinh, Cử nhân và Cao học Luật khoa (Đại hoc Luật khoa Hà Nôi). Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Giáo dục Hoa kỳ. Bộ trưởng Nội vụ thời VNCH I (1955-1959).
- Ông Quách Tòng Đức là Đổng lý Văn phòng Tổng thống Ngô Đình Diệm. (1954-1963). Ông sanh tại An Xuyên năm 1917, thuộc một gia đình trung lưu, đậu cử nhân và Cao học Luật Đông Dương năm 1941, Đại học Hànội, sau khi lấy bằng tú tài tại trường Pétrus Ký, Sàigòn.


Chú thích của LLH:
[1] Tôn Thất Đính, chức vụ trước 30/4/1975 là Trung tướng. Thời gian xảy ra cuộc đảo chánh 1/11/1963, tướng Đính đang là Tổng trấn Sài Gòn và tư lệnh Quân khu III, bao gồm thủ đô Sài Gòn. Tướng Đính, được TT Diệm tin cậy, cất nhắc nhưng lại là một trong bốn tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chánh 1/11/1963.
[2] “TT Diệm rối trí, không còn màng đến việc ra lệnh điều tra...”. Một câu khá... rẻ! Cũng khó biết đây có thật sự là lời của người được phỏng vấn, hay là người phỏng vấn và viết lại diễn ý. Trong hoàn cảnh đó, ông Diệm có thể rối trí nhiều hay ít, nhưng sự thật là chính quyền đã mở nhiều cuộc điều tra mà kết cuộc chưa được công bố thì xảy ra cuộc đảo chánh, dẫn đến cái chết của Tổng Thống và sự thật từ đó lui vào bóng tối. Chỉ còn những lời nói dối, xuyên tạc tung hoành...
[3] “Ủy ban Liên bộ” gồm một số bộ trưởng chính phủ NĐD. “Liên phái” gồm đại diện nhiều các hệ thống chùa Phật giáo, ngoài Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”
[4] Bài viết không nói rõ là lá thư thú tội (đặt bom) của đại úy James Scott đã đăng báo nào và bao giờ, nhưng cuốn ‘The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam”, tác giả
Arthur J. Dommen viết rất rõ đại úy James Scott đã thú nhận với nhiều “nhân chứng” rằng ông ta đã đặt quả bom trước đài phát thanh Huế chiều ngày 8/5/1963, giết hại nhiều thường dân, đa phần là trẻ em. James Scott cũng nói ông làm theo lời yêu cầu của một trung tá CIA, rằng quả bom này là một võ khí bí mật của Hoa Kỳ chỉ to bằng bao diêm. (Tôi sẽ trở lại đề tài này trong một dịp khác)
[5] Trần Kim Tuyến, thường được gọi là Bác sĩ Trần Kim Tuyến, là một người thân cận của ông Ngô Đình Diệm từ những ngày sôi động 1945-46 và là Giám đốc “Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội trực thuộc phủ Tổng Thống”, thực chất là cơ quan Phản Gián thời Đệ nhất Cộng Hòa. Những tháng cuối cùng của chính quyền NĐD, ông Trần Kim Tuyến bị bãi chức.


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |